ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
PHẠM THỊ KIỀU GIANG
CÔNG CUỘC VẬN ĐỘNG XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG
VĂN HÓA Ở KHU DÂN CƯ THÀNH PHỐ HẠ LONG
TỈNH QUẢNG NINH (2001 - 2013)
LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN
THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
/>
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
PHẠM THỊ KIỀU GIANG
CÔNG CUỘC VẬN ĐỘNG XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG
VĂN HÓA Ở KHU DÂN CƯ THÀNH PHỐ HẠ LONG
TỈNH QUẢNG NINH (2001 - 2013)
Chuyên ngành: Lịch sử việt Nam
Mã số: 60.22.03.13
LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN XUÂN MINH
THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
/>
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, kết quả
nghiên cứu trong Luận văn là trung thực, chưa được công bố.
Ngƣời thực hiện
Phạm Thị Kiều Giang
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN i
/>
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tác giả Luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS.
Nguyễn Xuân Minh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tác giả trong quá
trình tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thành đề tài.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, cô giáo trong
Khoa Lịch Sử Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã chỉ
bảo tận tình, động viên khích lệ tác giả trong suốt quá trình học tập và
hoàn thành Luận văn này.
Trong thời gian thực hiện Luận văn, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ tận
tình của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Ninh, Thành ủy, UBND thành phố Hạ
Long, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Quảng Ninh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
thành phố Hạ Long, cùng các phòng, ban, đoàn thể trong thành phố Hạ Long đã
cung cấp tư liệu để tác giả hoàn thành Luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn những nhận xét, đánh giá, góp ý quý báu
của Hội đồng Khoa học đánh giá Luận văn.
Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè,
đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và hoàn
thành Luận văn này.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2015
Tác giả
Phạm Thị Kiều Giang
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN ii
/>
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii
MỤC LỤC ..........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ................................................ iv
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. v
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ............................................................................. v
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................... 4
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài.................................. 8
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu .................................................... 8
5. Đóng góp của Luận văn ................................................................................... 9
6. Bố cục của Luận văn ....................................................................................... 9
Chƣơng 1. KHÁI QUÁT VỀ THÀNH PHỐ HẠ LONG ............................. 10
1.1. Địa giới hành chính thành phố Hạ Long qua các thời kì............................ 10
1.2. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và các nguồn tài nguyên thiên nhiên ........ 11
1.2.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên.......................................................... 11
1.2.2. Tài nguyên thiên nhiên ......................................................................... 13
1.3. Tình hình kinh tế, xã hội............................................................................. 16
1.3.1. Tình hình kinh tế .................................................................................. 16
1.3.2. Tình hình xã hội.................................................................................... 21
Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 26
Chƣơng 2. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG CUỘC VẬN ĐỘNG
XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở KHU DÂN CƢ THÀNH
PHỐ HẠ LONG TỈNH QUẢNG NINH (2001 - 2013) ................................. 27
2.1. Chủ trương của Trung ương về việc xây dựng đời sống văn hóa ở
khu dân cư.......................................................................................................... 27
2.1.1. Khái niệm văn hóa và xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư ........ 27
2.1.2. Chủ trương xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư ......................... 30
2.1.3. Nội dung cơ bản của công cuộc vận động xây dựng đời sống
văn hóa ở khu dân cư ...................................................................................... 35
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN iii
/>
2.2. Sự vận dụng của địa phương và quá trình thực hiện công cuộc vận
động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư thành phố Hạ Long ................. 38
2.2.1. Sự vận dụng của địa phương ................................................................ 38
2.2.2. Quá trình thực hiện công cuộc vận động xây dựng đời sống văn
hóa ở khu dân cư thành phố Hạ Long ............................................................ 39
Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 51
Chƣơng 3. ĐÁNH GIÁ CÔNG CUỘC VẬN ĐỘNG XÂY DỰNG
ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở KHU DÂN CƢ THÀNH PHỐ HẠ
LONG TỈNH QUẢNG NINH (2001 - 2013) .................................................. 52
3.1. Kết quả ........................................................................................................ 52
3.1.1. Tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm
nghèo, làm giàu hợp pháp, chung sức xây dựng nông thôn mới, đô thị
văn minh được đẩy mạnh, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ
kinh tế - xã hội của tỉnh ......................................................................................... 52
3.1.2. Đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ngày càng lành mạnh,
phong phú; bản sắc văn hóa dân tộc được gìn giữ, phát huy ......................... 55
3.1.3. Sự nghiệp giáo dục, chăm sóc sức khỏe nhân dân, thực hiện
dân số kế hoạch hóa gia đình được đẩy mạnh và thu nhiều kết quả .............. 61
3.1.4. Môi trường cảnh quan từng bước được xây dựng sạch đẹp ................. 65
3.1.5. Dân chủ được phát huy; ý thức chấp hành đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong nhân dân
được nâng cao; cơ sở chính trị được xây dựng vững mạnh ........................... 67
3.1.6. Truyền thống Tương thân tương ái, giúp đỡ nhau trong cộng
đồng và đạo lí Uống nước nhớ nguồn được khơi dậy và phát huy ................ 70
3.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế ............................................. 73
3.2.1. Hạn chế ................................................................................................. 73
3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế ..................................................................... 75
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN iv
/>
3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đời sống văn hóa ở
khu dân cư thành phố Hạ Long ......................................................................... 76
3.3.1. Đẩy mạnh việc tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức về
xây dựng đời sống văn hoá ............................................................................. 77
3.3.2. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lí Nhà nước trong
công tác xây dựng đời sống văn hoá .............................................................. 77
3.3.3. Tăng cường sự phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể ...................... 78
3.3.4. Bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá .................................. 79
3.3.5. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá các hoạt động văn hoá - thông tin .......... 79
3.3.6. Tổ chức tốt các hoạt động nghệ thuật quần chúng ............................... 80
3.3.7. Đào tạo đội ngũ cán bộ văn hoá ở cơ sở .............................................. 81
Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 81
KẾT LUẬN....................................................................................................... 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 89
PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN v
/>
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
KÍ HIỆU
NỘI DUNG
ANTT
An ninh trật tự
ANQG
An ninh Quốc gia
ANTQ
An ninh Tổ quốc
BCĐ
Ban Chỉ đạo
BCH
Ban Chấp hành
BVĐ
Ban Vận động
CĐ
Cao đẳng
CLB
Câu lạc bộ
CNH
Công nghiệp hóa
ĐH
Đại học
HĐH
Hiện đại hóa
HĐND
Hội đồng Nhân dân
GD&ĐT
Giáo dục và Đào tạo
KHKT
Khoa học kĩ thuật
MTTQ
Mặt trận Tổ quốc
VSATTP
Vệ sinh an toàn thực phẩm
UBND
Ủy ban Nhân dân
UB MTTQ
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
VHTT
Văn hóa Thông tin
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN iv
/>
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1.
Số liệu so sánh giá trị các ngành Công nghiệp, Nông - Lâm Ngư nghiệp và Du lịch, Dịch vụ .................................................... 53
Bảng 3.2.
Kết quả phong trào xây dựng Gia đình văn hóa từ năm 2006
đến năm 2013 ................................................................................. 57
Bảng 3.3.
Kết quả phong trào xây dựng Khu phố văn hóa từ năm 2009
đến năm 2013 ................................................................................. 58
Bảng 3.4. Số trường và số GV phổ thông trên địa bàn Thành phố ............. 61
Bảng 3.5.
Kết quả giáo dục 2 mặt trong 3 năm học (2011 - 2012, 2012 2013, 2013 - 2014) ......................................................................... 62
Bảng 3.6.
Số liệu các vụ tai nạn giao thông trên địa bàn Thành phố ............. 69
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ tăng dân số thành phố Hạ Long .......................................... 65
Biểu đồ 3.2. Số vụ án được thụ lí trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2012 ... 74
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN v
/>
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội, là động lực, mục tiêu phát triển
kinh tế. Văn hóa phát triển tương xứng là cơ sở cho phát triển kinh tế một cách
toàn diện. Văn hóa và tăng trưởng kinh tế là mối quan hệ đa chiều. Văn hóa với
chức năng xây dựng con người, bồi dưỡng nguồn nhân lực về trí tuệ và tâm
hồn, năng lực, sự thành thạo, tài năng, đạo đức, nhân cách, lối sống của cá nhân
và cộng đồng. Do đó, văn hóa là động lực cho sự phát triển kinh tế, xã hội. Văn
hóa góp phần giữ ổn định xã hội trong giai đoạn phát triển bền vững hiện nay.
Điều quan trọng nhất khi nói văn hóa là nền tảng tinh thần bởi văn hóa
có chức năng định hình các giá trị, chuẩn mực trong đời sống xã hội, chi
phối các hành vi của mỗi người và toàn xã hội. Với tính lịch sử, các giá trị,
chuẩn mực đó được truyền bá, lưu giữ, chắt lọc và phát triển trong tiến trình
lịch sử của dân tộc, trở thành hệ thống các giá trị đặc trưng cho một dân tộc,
bao gồm chính trị, đạo đức, luật pháp, khoa học, văn học, nghệ thuật, các thể
chế, thiết chế văn hóa, tập quán, lối sống, tạo nên cái cốt, cái hồn, bản sắc
văn hóa của mỗi dân tộc.
Quan điểm của Đảng trong thời kì đổi mới đất nước là phải xây dựng
một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Xây dựng nền văn hóa
dân tộc trong thời kì mới là nhiệm vụ chung của cả hệ thống chính trị và mọi
tầng lớp nhân dân.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với chức năng phối hợp hành động của các
tổ chức thành viên và phối hợp với các cơ quan Nhà nước nhằm phát huy sức
mạnh đoàn kết toàn dân, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của mọi
người dân, trong Hội nghị lần thứ hai Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam khóa IV đã quyết định mở Cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây
dựng cuộc sống mới ở khu dân cư, ban hành Thông tư số 04-TT/MTTW ngày
3/5/1995 để hướng dẫn thực hiện Cuộc vận động.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 1
/>
Sau 4 năm thực hiện, tháng 1/1999, Ban Thường trực Ủy ban Trung
ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành Thông tư số 01-TT/MTTW hướng
dẫn tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng Cuộc vận động Toàn dân đoàn
kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư, bổ sung và cụ thể hóa những nội
dung, yêu cầu mới vào Cuộc vận động. Cuộc vận động cụ thể hóa 6 nội dung
toàn diện để hướng dẫn khu dân cư thực hiện. Sau khi có Nghị quyết Trung
ương 5 khóa VIII Về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc
dân tộc, trên địa bàn khu dân cư có nhiều cuộc vận động với những tên gọi
khác nhau. Để thống nhất trong tổ chức thực hiện, ngày 12/6/2001, Chính phủ
và Ban Thường trực Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam thống nhất Cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở
khu dân cư với phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa thành
tên gọi mới là Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư do
Mặt trận Tổ quốc các cấp chủ trì, nối tiếp Cuộc vận động Toàn dân đoàn kết
xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư trước đây.
Cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư góp phần đẩy
mạnh việc phối hợp giữa chức năng quản lí của Nhà nước với vai trò làm chủ
của nhân dân trong việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh, quốc
phòng từ khu dân cư, xây dựng cơ sở vững mạnh về mọi mặt làm nền tảng
vững chắc cho công cuộc đổi mới đất nước. Cuộc vận động phát huy ý chí tự
lực, tự cường, khơi dậy mọi tiềm năng và sức mạnh của mỗi người, một gia
đình, một tập thể và của cả cộng đồng tạo thành sức mạnh to lớn trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Động lực của
Cuộc vận động là sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở lấy lợi ích chung
của cộng đồng dân cư làm điểm tương đồng, lấy sự tiến bộ và quá trình nâng
cao chất lượng cuộc sống ở khu dân cư làm mục đích, chìa khóa để giải quyết
một vấn đề dân sinh, dân chủ, dân trí ở khu dân cư là đoàn kết.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 2
/>
Với những ý nghĩa quan trọng đó, ngay khi mới triển khai, cuộc vận
động đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia hiệu quả của mọi tầng lớp nhân dân
trong xã hội theo đúng phương châm Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
Tại thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh, nhận thức sâu sắc các nội dung
của cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư,
đến năm 2001 là cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa
ở khu dân cư, được sự chỉ đạo của UB MTTQ tỉnh Quảng Ninh, UB MTTQ
thành phố Hạ Long đã ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực
hiện cuộc vận động trên toàn tỉnh. Qua cuộc vận động, nhiều chương trình kinh
tế - xã hội của tỉnh có liên quan trực tiếp đến đời sống của các tầng lớp nhân
dân được hướng dẫn và triển khai đến cơ sở, khu dân cư và lồng ghép vào các
nội dung của cuộc vận động làm tăng tính thiết thực, góp phần tập hợp, đoàn
kết nhân dân, phát huy tinh thần tự quản của nhân dân như lời Bác Hồ đã dạy:
“Lấy sức dân để xây dựng cuộc sống cho dân”.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, cuộc vận động vẫn còn một số hạn
chế: công tác chỉ đạo thực hiện ở một số nơi còn hạn chế, nhận thức về cuộc
vận động trong 1 bộ phận dân cư còn chưa sâu sắc… làm ảnh hưởng chung đến
kết quả cuộc vận động của Thành phố.
Nghiên cứu cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư là
một việc làm cần thiết, vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có giá trị thực tiễn đối với
công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Đồng thời,
với tư cách là một giáo viên giảng dạy môn Lịch sử ở trường phổ thông, tôi
nhận thức được rằng, việc tìm hiểu công cuộc vận động xây dựng đời sống văn
hóa khu dân cư ở Thành phố sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giảng dạy
về văn hóa địa phương.
Xuất phát từ nhận thức trên, tôi quyết định chọn vấn đề Công cuộc vận
động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư thành phố Hạ Long tỉnh
Quảng Ninh (2001 - 2013) làm đề tài Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nhân văn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 3
/>
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề xây dựng đời sống văn hóa mới ở Việt Nam từ trước tới nay đã
từng được đề cập dưới nhiều góc độ, nhiều khía cạnh khác nhau.
Trong bối cảnh bị áp bức và bóc lột đến cùng cực, Đảng Cộng sản Việt
Nam ra đời đầu năm 1930 và đó cũng là lúc những quan điểm cách mạng về
văn hóa được xác định. Đề cương văn hóa Việt Nam của Đảng được khởi thảo
cuối năm 1943 là một luồng gió mới thổi vào xã hội Việt Nam nói chung và
nền văn hóa Việt Nam nói riêng. Đề cương đã trình bày những nội hàm chủ yếu
của văn hóa bao gồm cả tư tưởng, học thuật (khoa học) nghệ thuật (văn học,
nghệ thuật). Đề cương xác định văn hóa là một trong ba mặt trận (chính trị,
kinh tế, văn hóa) mà ở đó, người Cộng sản phải hoạt động, phải lãnh đạo cách
mạng chính trị và cách mạng văn hóa. Đề cương đã nêu bật những quan điểm
tư tưởng chỉ đạo cách mạng văn hóa ở Việt Nam, đó là phải hoàn thành cách
mạng văn hóa mới hoàn thành được cuộc cải tạo xã hội; Đề cương cũng làm rõ
mục tiêu trước mắt của cuộc vận động văn hóa ở Việt Nam là xây dựng nền văn
hóa mới tuy chưa phải là văn hóa xã hội chủ nghĩa. Đề cương đã xác định nền
văn hóa dân chủ mới của Việt Nam phải được xây dựng theo ba tính chất cơ
bản: Dân tộc hóa, đại chúng hóa và khoa học hóa.
Năm 1945, ngay sau khi giành được độc lập dân tộc, bên cạnh những
nhiệm vụ xây dựng kinh tế, xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh và chính quyền cách
mạng đã rất quan tâm đến vấn đề xây dựng đời sống văn hóa mới. Ủy ban Vận
động đời sống mới Trung ương được thành lập năm 1946. Sau đó một năm,
ngày 20/3/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tác phẩm Đời sống mới. Tác phẩm
này được Ủy ban Vận động đời sống mới Trung ương cho xuất bản, coi đây là
tài liệu tuyên truyền học tập của các cấp chỉ đạo và của toàn dân. Khái niệm
Đời sống mới được Hồ Chí Minh nêu ra bao gồm cả “đạo đức mới, lối sống
mới và nếp sống mới”. Ba nội dung ấy, có quan hệ mật thiết với nhau, trong đó
đạo đức đóng vai trò chủ yếu. Đạo đức gắn liền với lối sống và nếp sống. Chính
vì vậy, việc xây dựng đạo đức mới phải được tiến hành đồng thời với việc xây
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 4
/>
dựng lối sống mới và nếp sống mới. Có dựa trên cái nền đạo đức mới thì mới
xây dựng được lối sống mới, nếp sống mới lành mạnh, vui tươi, hướng con
người tới tầm cao của văn hóa, của một đất nước độc lập và xã hội chủ nghĩa.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, từ ngày 16 đến ngày 20/7/1948,
Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ 2 được triệu tập, thông qua bản báo cáo Chủ
nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam do Tổng Bí thư Đảng Trường Chinh trình bày.
Bản báo cáo nêu rõ lập trường văn hóa Mácxít, tính chất và nhiệm vụ văn hóa
dân tộc dân chủ; phê phán những khuynh hướng và quan điểm văn hóa thực dân,
phong kiến, tư sản; xác định thái độ đúng đắn của những người làm công tác văn
hóa kháng chiến. Mọi hoạt động văn hóa trong kháng chiến đều hướng theo
phương châm “văn hóa hóa kháng chiến, kháng chiến hóa văn hóa”.
Trong những năm gần đây, vấn đề xây dựng đời sống văn hóa đã được
các học giả trong và ngơài nước quan tâm. Năm 2001, Trung tâm Khoa hoc Xã
hội và Nhân văn cùng Đại học Quốc gia Hà Nội công bố một số bản báo cáo
khoa học tại Hội thảo Quốc tế lớn với chủ đề: Việt Nam trong thế kỉ XX được tổ
chức tại thủ đô Hà Nội (19 - 21/9/2000). Đáng chú ý là các báo cáo sau đây:
- Văn hóa và phát triển: Khuôn khổ UNESCO với bối cảnh những
thành tựu của Việt Nam trong quá khứ và tiềm năng tương lai của Rosamria
Durand - Đại diện UNESCO tại Việt Nam. Trong báo cáo, tác giả trình bày
rõ 3 vấn đề: 1- Khuôn khổ của UNESCO đối với Văn hóa và Phát triển; 2Những thành tựu của Việt Nam trong quá khứ ở lĩnh vực này; 3- Tiềm năng
to lớn của Việt Nam trong tương lai.
- Củng cố các nền văn hóa truyền thống của Việt Nam trong bối cảnh
toàn cầu hóa của TS. Frank Proschan, Trường Đại học Indiana, Hoa Kì. Tác
giả đề cập nhiều vấn đề về văn hóa; trong đó nhấn mạnh vấn đề văn hóa truyền
thống của Việt Nam chuẩn bị như thế nào để đối mặt với những biến đổi văn
hóa đang diễn ra với tốc độ chóng mặt. "Trong bối cảnh này, rất cần xác định
xem các cơ quan văn hóa của Việt Nam đang được áp dụng có đủ để đối mặt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 5
/>
với những thách thức mới của xu hướng toàn cầu hóa đang tăng lên hay
không..." [dẫn theo 58, tr. 271], để "đóng góp vào mục tiêu chung là xây dựng
một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" [dẫn theo 58, tr. 272].
- Văn hóa truyền thống và hiện đại hóa xã hội ở Việt Nam trong thế kỉ
XX của TSKH Lương Việt Hải, Viện Triết học. Tác giả khẳng định: "Các giá
trị của truyền thống văn hóa là yếu tố cấu thành quan trọng của động lực hiện
đại hóa xã hội ở Việt Nam trong thế kỉ vừa qua cũng như trong những thập kỉ
tới của thế kỉ XXI" [dẫn theo 59, tr. 304].
- Tác động của giao lưu văn hóa đối với sự phát triển của con người Việt
Nam trong thế kỉ XX của PGS.TS Đỗ Long, Viện Tâm lí học. Trong báo cáo
này, tác giả trình bày các vấn đề: Giao lưu và sự phát triển của con người; Giao
lưu văn hóa và sự chuyển biến từ con người nông dân đến con người chiến sĩ;
Con người Việt Nam bước vào thế kỉ XXI trong bối cảnh giao lưu văn hóa và
phát triển thông tin. Tác giả phân tích sâu sắc tính cách con người Việt Nam
nói chung, nông dân Việt Nam nói riêng; sự chuyển biến trong đời sống văn
hóa từ sau Cách mạng tháng Tám 1945. Tác giả nêu rõ: "Phong trào xây dựng
Đời sống mới đề ra nhiệm vụ trước hết là cải tạo đời sống văn hóa cũ, khẳng
định đời sống văn hóa mới trong các tầng lớp quần chúng nhân dân, chống hủ
tục, xây mĩ tục, chống mê tín dị đoan, cờ bạc, rượu chè, xây nếp sống vệ sinh,
văn minh, khoa học, chống hành vi xâm phạm, bạo lực đối với con người, trước
hết là đối với phụ nữ, xây quan hệ ứng xử tốt đẹp giữa người với người từ trong
gia đình, làng xã, phố phường đến toàn xã hội" [dẫn theo 59, tr. 421], v.v...
Tuy nhiên cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ về
công cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư thành phố Hạ
Long tỉnh Quảng Ninh. Có thể nói, vấn đề vẫn còn như “một mảnh đất trống”
chưa được tìm hiểu, nghiên cứu sâu. Qua quá trình khảo cứu tài liệu để thực
hiện đề tài, chúng tôi nhận thấy vấn đề mới chỉ được đề cập thông qua hệ thống
báo cáo của các cấp ủy, của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố và các ban,
ngành liên quan.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 6
/>
Ngoài ra, vấn đề nghiên cứu cũng được đề cập trong một số bài viết in
trên Báo Quảng Ninh:
- Bài viết “Chung sức bảo vệ môi trường” của tác giả Cầm Khuê; “Bảo
vệ môi trường ở Hạ Long” của tác giả Thu Nguyệt; “Cho một Quảng Ninh xanh
- sạch - đẹp”; “Hướng tới thành phố môi trường bền vững” của tác giả Nguyễn
Quý... Các bài viết này đều đề cập đến một trong 5 nội dung của công cuộc vận
động là xây dựng cảnh quan môi trường sạch đẹp.
- Xây dựng nhà văn hóa khu dân cư ở thành phố Hạ Long - chặng đường
gian nan của tác giả Ngọc Mai. Tác giả đã đề cập đến những khó khăn và biện
pháp tháo gỡ khó khăn trong quá trình xây dựng nhà văn hóa tại các khu dân
cư, phục vụ các hoạt động sinh hoạt cộng đồng của nhân dân.
- Phục dựng và phát huy giá trị các lễ hội truyền thống của tác giả Bích
Thảo. Tác giả đã đề cập đến việc phục dựng các Lễ hội truyền thống của thành
phố Hạ Long như: Lễ hội Đức ông Trần Quốc Nghiễn, Lễ hội chùa Lôi
Âm...Đây cũng là một trong những nội dung của công cuộc vận động xây dựng
đời sống văn hóa ở khu dân cư của Thành phố.
- Chuyện ở phường Văn hóa Hùng Thắng của tác giả Phan Hằng: Bài viết đã
đề cập đến quá trình xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư ở Hùng Thắng, đề cập
đến sự thay đổi đáng ngạc nhiên phường Hùng Thắng. Hùng Thắng từ một phường
nhỏ, còn nhiều khó khăn, đến năm 2011 đã trở thành một trong hai phường dẫn đầu
của thành phố Hạ Long, được công nhận danh hiệu phường văn hóa.
Các bài viết trên đã ít nhiều đề cập đến công cuộc vận động xây dựng đời
sống văn hóa ở khu dân cư thành phố Hạ Long. Tuy nhiên, các tác giả mới chỉ
đề cập đến một khía cạnh của vấn đề Luận văn nghiên cứu hoặc một phạm vi
hẹp trong không gian nghiên cứu của Luận văn.
Mặc dù chưa có nhiều, nhưng những công trình, tài liệu được công
bố là nguồn tư liệu quý giúp tôi phương hướng tiếp tục đi sâu nghiên cứu
để hoàn thành đề tài Luận văn Công cuộc vận động xây dựng đời sống văn
hóa ở khu dân cư thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh (2001-2013).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 7
/>
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về công cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở
khu dân cư thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh từ năm 2001 đến năm 2013.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Thành phố Hạ Long, thuộc tỉnh Quảng Ninh, gồm 20
phường, với 169 khu dân cư.
- Về thời gian: Từ năm 2001 đến năm 2013. Tuy nhiên, để làm rõ yêu
cầu của đề tài, Luận văn đề cập đến tình hình kinh tế, xã hội của Thành phố
trong những năm trước đó.
3.3. Nhiệm vụ của đề tài
- Khái quát về địa giới hành chính, điều kiện tự nhiên, dân cư, kinh tế, xã
hội của thành phố Hạ Long.
- Làm rõ quá trình triển khai cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở
khu dân cư thành phố Hạ Long.
- Đánh giá những kết quả và hạn chế của công cuộc vận động xây dựng
đời sống văn hóa ở khu dân cư ở thành phố Hạ Long.
4. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã sử dụng các nguồn tài
liệu sau đây:
- Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện cuộc vận động của
Chính phủ, UB Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, của các bộ, ban, ngành Trung ương.
- Các văn bản chỉ đạo, văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện cuộc vận
động của Tỉnh ủy, UB MTTQ tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hạ Long.
- Các báo cáo thường niên, báo cáo theo từng giai đoạn cuộc vận động
của UB Mặt trận Tổ quốc thành phố Hạ Long.
- Các công trình khoa học, các bài viết đăng trên các báo, tạp chí có liên
quan đến đề tài.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 8
/>
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp với
phương pháp logic là chủ yếu. Bằng phương pháp lịch sử, dựa trên các nguồn tư
liệu có chọn lọc, chúng tôi trình bày có hệ thống quá trình xây dựng đời sống văn
hóa ở khu dân cư thành phố Hạ Long. Trên cơ sở phân tích các sự kiện, hiện
tượng lịch sử, chúng tôi rút ra những nhận xét, đánh giá thành tựu và hạn chế của
cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư thành phố Hạ Long.
Bên cạnh đó, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh,
tổng hợp, thống kê… để làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu của đề tài. Ngoài ra, trong
quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã sử dụng phương pháp điền dã, phỏng vấn
trực tiếp các nhân chứng lịch sử để làm phong phú thêm nội dung đề tài.
5. Đóng góp của Luận văn
- Đây là công trình đầu tiên trình bày một cách có hệ thống, toàn diện về
công cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư thành phố Hạ
Long tỉnh Quảng Ninh.
- Luận văn đánh giá những thành công và hạn chế trong quá trình thực
hiện cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư ở thành phố Hạ
Long tỉnh Quảng Ninh; phân tích nguyên nhân của những hạn chế; trên cơ sở
đó đề xuất một số giải pháp giúp địa phương nghiên cứu mở rộng nâng cao chất
lượng cuộc vận động trong thời kì mới.
- Dùng làm tài liệu giảng dạy lịch sử địa phương trong các trường phổ
thông trên địa bàn thành phố Hạ Long.
6. Bố cục của Luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung
Luận văn được cấu trúc thành ba chương:
Chương 1: Khái quát về thành phố Hạ Long.
Chương 2: Quá trình thực hiện công cuộc vận động xây dựng đời sống
văn hóa ở khu dân cư thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh (2001 - 2013).
Chương 3: Đánh giá công cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở
khu dân cư thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh (2001 - 2013).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 9
/>
Chƣơng 1
KHÁI QUÁT VỀ THÀNH PHỐ HẠ LONG
1.1. Địa giới hành chính thành phố Hạ Long qua các thời kì
Thành phố Hạ Long là một trong những khu vực được hình thành lâu đời
nhất trên lãnh thổ Việt Nam. Vùng đất trung tâm của Thành phố ngày nay xưa
kia chỉ là một làng chài ven biển, với các hòn đảo nhỏ có những bụi gai đan xen
(nên có tên là Hòn Gai), sau hình thành xã.
Đến đầu thời Nguyễn, nơi này được đổi tên thành xã Mẫu Lệ. Về sau
hình thành nên các xã Hà Lầm, Lũ Phong. Vùng Bãi Cháy xưa kia gọi là Vạ
Cháy, ven bờ biển và các bến bãi có nhiều nơi neo đậu của các thuyền bè và
xóm chài sinh sống.
Sau ngày thực dân Pháp chiếm đóng và mở mỏ khai thác than, phố Hòn
Gai được hình thành, do một quan bang người Việt cai quản nhưng tất cả quyền
lực đều nằm trong tay một Đại úy người Pháp. Về sau, người Pháp còn chia
phố Hòn Gai thành nhiều bang nhỏ như: Hà Tu, Hà Lầm, Bãi Cháy...
Ngày 19/7/1946, Khu đặc biệt Hòn Gai được thành lập gồm: Châu
Cẩm Phả và các thị xã (Cẩm Phả Bến, Cẩm Phả Mỏ, Hà Tu, Hòn Gai, Bãi
Cháy) do Ủy ban Hành chính Bắc Bộ kiểm soát. Như vậy, thị xã Hòn Gai
thuộc Khu đặc biệt Hòn Gai.
Tháng 3/1947, Trung ương Đảng quyết định hợp nhất Khu đặc biệt Hòn
Gai với Quảng Yên thành liên tỉnh Quảng Hồng. Sau đó, năm 1948 tách Khu
đặc biệt Hòn Gai khỏi địa giới tỉnh Quảng Hồng gọi là Khu đặc biệt Hồng Gai.
Ngày 19/7/1949, Khu đặc biệt Hồng Gai thành một đơn vị hành chính
trực thuộc Ủy ban Kháng chiến Hành chính Liên khu I. Cùng năm này, Ủy ban
Kháng chiến Hành chính Liên khu 1 ấn định địa giới Khu đặc biệt Hồng Gai
gồm có: 3 thị xã (Hồng Gai, Cẩm Phả Mỏ, Cẩm Phả Bến), 4 phố (Bãi Cháy, Hà
Tu, Hà Lầm, Mông Dương) và 1 huyện Cẩm Phả.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 10
/>
Ngày 2/7/1964, các xóm Cái Râm, Cái Lân, Đồng Mang, khu vực Xí
nghiệp gạch ngói Giếng Đáy thuộc xã Việt Hưng và xã Tuần Châu (huyện
Hoành Bồ) được sáp nhập vào thị xã Hồng Gai. Sau đó, đến năm 1966, xã Tân
Hải (huyện Hoành Bồ) cũng được sáp nhập vào thị xã Hồng Gai.
Ngày 10/9/1981, địa giới hành chính thị xã Hồng Gai được phân định lại,
gồm 16 phường: Bạch Đằng, Hạ Long (năm 1996 đổi tên thành phường Hồng
Gai), Trần Hưng Đạo, Yết Kiêu, Hà Phong, Hà Tu, Hà Trung, Hà Lầm, Hà
Khánh, Hồng Hà, Hồng Hải, Cao Thắng, Cao Xanh, Giếng Đáy, Hà Khẩu, Bãi
Cháy và 3 xã: Thành Công, Hùng Thắng và Tuần Châu.
Ngày 27/12/1993, theo Nghị định số 102/CP của Chính phủ, thành phố
Hạ Long được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã
Hồng Gai. Ngày 16/8/2001, theo Nghị định số 51/2001/ND-CP của Chính
phủ, 2 xã Việt Hưng và Đại Yên của huyện Hoành Bồ được sáp nhập vào
thành phố Hạ Long.
Ngày 26/9/2003, thành phố Hạ Long được công nhận là đô thị loại II, khẳng
định sự phát triển mạnh mẽ của thành phố trong tiến trình xây dựng và phát triển.
Như vậy, tính đến thời điểm năm 2013, thành phố Hạ Long có 20 phường:
Bạch Đằng, Hồng Gai, Trần Hưng Đạo, Yết Kiêu, Hà Trung, Hà Khánh, Hà Lầm,
Hà Phong, Hà Tu, Đại Yên, Việt Hưng, Bãi Cháy, Hồng Hà, Cao Xanh, Giếng
Đáy, Hà Khẩu, Hồng Hải, Tuần Châu, Hùng Thắng và Cao Thắng.
1.2. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và các nguồn tài nguyên thiên nhiên
1.2.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
Thành phố Hạ Long là thủ phủ của tỉnh Quảng Ninh có tọa độ từ 20040’
đến 21002’ vĩ Bắc và từ 106055’ đến 107013’ kinh Đông. Thành phố ở vị trí
trung tâm của tỉnh, phía bắc giáp huyện Hoành Bồ, phía tây giáp thị xã Yên
Hưng, phía đông giáp thành phố Cẩm Phả, phía nam là bờ vịnh Hạ Long.
Thành phố Hạ Long có diện tích hơn 650km2 (trong đó diện tích đất tự nhiên là
271,95km2), dân số khoảng 230.000 người.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 11
/>
Thành phố Hạ Long trải dài và chia thành hai khu vực: phía Đông và
phía Tây được ngăn cách bởi eo biển Cửa Lục. Nối hai bờ Cửa Lục là cây cầu
Bãi Cháy - một trong năm cây cầu dây văng một mặt phẳng có khấu độ lớn
nhất trên thế giới. Khu vực phía Đông Thành phố là trung tâm chính trị, hành
chính, thương mại và trung tâm công nghiệp khai thác than. Khu vực phía Tây
là trung tâm du lịch, dịch vụ Bãi Cháy, có khu công nghiệp đóng tàu, cảng biển
với công suất lớn, hiện đại tầm cỡ thế giới.
Thành phố có địa hình đa dạng và phức tạp gồm cả đồi núi, thung lũng,
vùng biển và hải đảo, được chia thành 3 vùng rõ rệt: Vùng đồi núi bao bọc phía
Bắc và Đông Bắc chiếm 70% diện tích đất của Thành phố, có độ cao trung bình
từ 150m đến 250m, chạy dài từ Yên Lập đến Hà Tu, đỉnh cao nhất có độ cao
504m. Vùng ven biển ở phía nam Quốc lộ 18A, độ cao trung bình từ 0,5m đến
5m. Vùng hải đảo là toàn bộ vùng vịnh với hàng nghìn quần đảo lớn, nhỏ.
Thành phố Hạ Long có khí hậu nhiệt đới gió mùa ven biển. Nhiệt độ trung
bình năm khoảng 230C. Lượng mưa trung bình năm khoảng 1.832mm, phân bố
khồng đều giữa mùa hè và mùa đông. Độ ẩm không khí trung bình hằng năm là
84%. Từ tháng 3 đến tháng 8 chịu ảnh hưởng của gió mùa đông nam. Từ tháng 9
đến tháng 2 năm sau chịu ảnh hưởng gió mùa đông bắc nhưng liền kề biển nên
nền nhiệt không quá thấp. Do nằm trong vùng biển có hàng nghìn đảo đá bao
bọc nên thành phố Hạ Long ít chịu ảnh hưởng của những cơn bão lớn.
Thành phố Hạ Long là đầu mối giao thông của tỉnh Quảng Ninh và
vùng Đông Bắc Tổ quốc. Nơi đây có hệ thống giao thông đường bộ đạt chất
lượng kĩ thuật tương đối đồng bộ và khá hoàn chỉnh: Quốc lộ 18A đi Cẩm
Phả, các huyện miền Đông và một phía đi Hải Dương, Bắc Ninh; Quốc lộ 10
đi Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định; Quốc lộ 279 từ Bắc Giang qua Hoành
Bồ đến Hạ Long... Thành phố còn có tiềm năng lớn phát triển giao thông
thuỷ. Cảng Cái Lân có khả năng tiếp nhận 1 triệu tấn hàng hoá mỗi năm. Cảng
xăng dầu B12 cảng chuyên dùng (xăng, dầu) công suất khoảng 1 triệu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 12
/>
tấn/năm, độ sâu bến 7-9 m cho tàu 1 vạn tấn. Hệ thống đường ống dẫn dầu đi
từ cảng B12 là hệ thống giao thông đường ống lớn nhất và duy nhất ở nước ta.
Cảng Hòn Gai có thể đón tàu 1 vạn tấn vào sát bờ, các tàu lớn hơn có thể
chuyển tải từ vùng cảng nổi trong vịnh. Việc cải tạo cảng Hòn Gai thành cảng
hành khách và dịch vụ tổng hợp đã thực hiện xong, độ sâu bến 7-9m, có khả
năng phục vụ các tàu du lịch loại lớn của quốc tế, đang được quy hoạch trở
thành cảng khách quốc tế trong khu vực.
Cảng tàu du lịch Bãi Cháy được mở rộng, quy hoạch một số bến đỗ tàu
du lịch, tàu cao tốc tại khu vực Băi Cháy, Hùng Thắng, Tuần Châu, như bến
thuyền của công viên Hoàng Gia đã có 1 bến của Sài Gòn Tour, Bến Cái Dăm
đã được cải tạo. Ông Đào Hồng Tuyển đã xây dựng xong bến du thuyền đầu
tiên ở Việt Nam trên đảo Tuần Châu cùng với bến phà nối Tuần Châu - Cát Bà.
Hiện tại, Tuần Châu đang xây dựng cảng tàu, bến du thuyền thứ 2 lớn nhất
châu Á, gấp 10 lần bến hiện có. Thành phố còn có bến tàu khách thuỷ đi nhiều
nơi trong tỉnh và về thành phố Hải Phòng.
1.2.2. Tài nguyên thiên nhiên
Hạ Long nổi tiếng với nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú cho phép
Thành phố xây dựng và phát triển cơ cấu kinh tế đa dạng.
* Tài nguyên khoáng sản: Chủ yếu là than đá và vật liệu xây dựng. Than
đá ở Hạ Long có trữ lượng khá lớn. Năm 2010, tổng trữ lượng than đá thăm dò
gần 600 triệu tấn, chủ yếu phân bố trên địa bàn các phường Hà Tu, Hà Phong,
Hà Khánh, Hà Trung, Hà Lầm, chủ yếu là than Antraxit và bán Antraxit có chất
lượng tốt nổi tiếng thế giới. Ngoài than đá, vật liệu xây dựng cũng là nguồn tài
nguyên quan trọng của Thành phố. Nguồn đất sét để làm vật liệu xây dựng ở
Giếng Đáy có trữ lượng khoảng 39 vạn tấn. Nguồn đá vôi phục vụ làm nguyên
liệu xi măng và vật liệu xây dựng tập trung tại phường Hà Phong và khu vực
Đại Yên, với trữ lượng còn khoảng trên 15 triệu tấn có thể khai thác được. Các
khu vực ven biển phường Hà Phong, Hà Khánh, khu vực sông Trới tiếp giáp
Hà Khẩu, Việt Hưng… có thể khai thác cát xây dựng tuy trữ lượng không lớn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 13
/>
* Tài nguyên nước: Sông, suối ở thành phố Hạ Long đều nhỏ, ngắn, lưu
lượng nước không nhiều. Tài nguyên nước tập trung tại các khu vực hồ Yên
Lập (tổng dung tích khoảng 107.200.000 m3 (thời điểm đo trong tháng
8/2010)), hồ Khe Cá tại phường Hà Tu… là nguồn cung cấp nước tưới tiêu
phục vụ sản xuất nông nghiệp. Các hồ Yết Kiêu, Ao Cá - Kênh Đồng … vừa là
nguồn cung cấp nước, vừa có tác dụng điều hòa, tạo cảnh quan cho Thành phố.
* Tài nguyên du lịch:
Thành phố Hạ Long có bờ vịnh tuyệt mĩ, gồm 1.969 hòn đảo lớn, nhỏ;
có chỗ quần tụ lại, xúm xít nhìn xa như chồng chất lên nhau, có chỗ đảo
đứng dọc ngang tạo nên tuyến chạy dài như bức trường thành, có chỗ lại
đứng tách ra gãy khúc nhấp nhô. Vẻ đẹp, giá trị cảnh quan của vịnh Hạ Long
không chỉ phô bày ở dáng núi, sắc trời mà còn ẩn giấu trong các hang động.
Hạ Long có hàng chục hang động mở trong lòng núi đá, phân bố nhiều nơi
trên mặt vịnh. Các hang động có quy mô, kiểu dáng, màu sắc đa dạng, phong
phú: Hang Bồ Nâu, hang Trinh Nữ, hang Đầu Gỗ, hang Sửng Sốt, động
Thiên Cung... Những hang động trên các độ cao khác nhau của vịnh Hạ
Long không chỉ là những lâu đài của tạo hóa, mà còn là những bằng chứng
cho sự xâm thực của nước biển ở các thời kì khác nhau.
Với các giá trị về cảnh quan và địa chất, địa mạo, vịnh Hạ Long đã được
tổ chức UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới (17/12/1994) và tiếp
tục được công nhận là di sản thế giới về giá trị địa chất, địa mạo (29/11/2000).
Ngày 12/11/2011, vịnh Hạ Long được tổ chức New7Wonders công nhận là một
trong bảy kì quan thiên nhiên thế giới mới.
Vịnh Hạ Long hội tụ đầy đủ các yếu tố thuận lợi để phát triển ngành
kinh tế du lịch với loại hình đa dạng. Đến vịnh Hạ Long, du khách có thể
tham gia các hoạt động tham quan ngắm cảnh, bơi thuyền, thả dù, lặn khám
phá rặng san hô, câu cá...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 14
/>
* Tài nguyên rừng: Hạ Long có nguồn tài nguyên rừng rất phong phú, đa
dạng, gồm hàng nghìn ha rừng đặc dụng trên đất liền và rừng trên các đảo, núi
đá với khoảng trên 1.000 loài thực vật. Một số quần xã các loài thực vật khác
nhau bao gồm các loài ngập mặn, các loài thực vật ở bờ cát ven đảo, các loài
mọc trên sườn núi và vách đá, trên đỉnh núi hoặc mọc ở của hang hay khe đá.
Các nhà nghiên cứu của Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên thế giới đã phát hiện 7
loài thực vật đặc hữu của vịnh Hạ Long. Những loài này chỉ thích nghi sống ở
các đảo đá vôi vịnh Hạ Long mà không nơi nào trên thế giới có được, đó
là: Thiên tuế Hạ Long, khổ cử đại tím (Chirieta halongensis), cọ Hạ Long (Livisona
halongensis) khổ cử đại nhung (Chirieta hiepii), móng tai Hạ Long, ngũ gia bì
Hạ Long, Hài Vệ nữ hoa vàng. Danh sách những loài thực vật đặc hữu của vịnh
Hạ Long có thể nhiều hơn do chưa có công trình nghiên cứu nào thực sự đầy
đủ, toàn diện về thực vật trên tất cả các đảo tại khu vực vịnh và vùng lân cận.
Ngoài ra, qua các tài liệu khác, danh sách thực vật của vịnh Hạ Long có 347
loài, thực vật có mạch thuộc 232 chi và 95 họ: trên 477 loài mộc lan, 12
loài dương xỉ và 20 loài thực vật ngập mặn. Trong số các loại trên, có 16 loài
đang nằm trong danh sách đỏ của Việt Nam đã nguy cấp và sắp nguy cấp.
Trong các loài thực vật quý hiếm, có 95 loài thuộc cây làm thuốc, 37 loài cây
làm cảnh, 13 loài cây ăn quả và 10 nhóm có khả năng sử dụng khác nhau.
* Hệ sinh thái biển và ven bờ: Hệ sinh thái biển và ven bờ của Vịnh Hạ
Long bao gồm trong đó “hệ sinh thái đất ướt” và “hệ sinh thái biển” với nhiều
loài động thực vật đa dạng: bao gồm 20 loài thực vật ngập nước mặn, là nơi
sống cho 169 loài giun nhiều tơ, 91 loài rong biển, 200 loài chim, 10 loài bò
sát và 6 loài khác. Tại đây cũng có 4 loài sinh vật quý hiếm được ghi trong
sách đỏ Việt Nam. Ngoài ra, Hạ Long còn có rất nhiều các loại động, thực vật
phù du, các loài động vật thân mềm đa dạng, đặc biệt là các loại cư trú trong
hốc đá và có tới 60 loài động vật đặc hữu. Hải sản Hạ Long được khai thác và
nuôi trồng có nhiều loại giá trị kinh tế cao như: Bào ngư, hải sâm, sá sùng,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 15
/>
tôm, mực, bạch tuộc, sò huyết, trai nuôi lấy ngọc... Theo tài liệu của Phân
viện Hải Dương học Hải Phòng thì Hạ Long có 1151 loài động vật, trong đó
có gần 500 loài cá, 57 loài cua. Đây là nguồn tài nguyên quan trọng trong việc
phát triển kinh tế biển ở Hạ Long.
Với vị trí địa lí thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, hệ
thống giao thông thuận lợi, người dân cần cù, trình độ dân trí ngày càng được
nâng cao, Hạ Long có điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển nền kinh tế đa
dạng nhiều ngành nghề. Đây chính là một nhân tố quan trọng góp phần xây dựng
thành công đời sống văn hóa ở khu dân cư trên địa bàn thành phố Hạ Long.
1.3. Tình hình kinh tế, xã hội
1.3.1. Tình hình kinh tế
Từ khi thực hiện đường lối đổi mới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), VII (1991), VIII (1996), nền kinh tế thành
phố Hạ Long có nhiều chuyển biến cả về quy mô, tốc độ và cơ cấu ngành nghề.
Trong lĩnh vực công nghiệp, mặc dù còn gặp khó khăn do thiết bị lạc
hậu, thiếu vốn đầu tư để đổi mới công nghệ..., nhưng các đơn vị sản xuất, kinh
doanh cũng từng bước phát triển và đạt được nhiều thành tựu. Năm 1994, tổng
giá trị sản lượng công nghiệp và tiểu công nghiệp của Thành phố mới đạt 11 tỉ
đồng thì đến năm 2000, doanh thu từ sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công
nghiệp đã đạt 81,2 tỉ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm đạt 16%.
Hoạt động kinh doanh du lịch Hạ Long cũng có bước phát triển khá
nhanh. Việc đầu tư mạnh mẽ vào hệ thống cơ sở hạ tầng, nhà nghỉ, khách sạn,
tôn tạo các hang động đã tạo điều kiện cho kinh tế du lịch, dịch vụ cả khu vực
Nhà nước và tư nhân tăng trưởng nhanh. Đến năm 2000, đã có gần 1 triệu
khách du lịch đến Hạ Long (đạt trên 300% so với năm 1996). Các đơn vị kinh
doanh du lịch, dịch vụ đạt mức doanh thu trên 235 tỉ đồng vào năm 2000 (gấp
3,6 lần so với năm 1996). Tuy vậy, do cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém, các
loại hình dịch vụ - du lịch còn thiếu, giản đơn, nên chưa đáp ứng đầy đủ nhu
cầu của du khách và chưa giữ được khách lưu trú dài ngày. Công tác quản lí,
phục vụ còn nhiều bất cập.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 16
/>