Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

Giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đào tạo ở Trường Đại học Y khoa Vinh, tỉnh Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (462.13 KB, 83 trang )

LỜI
CẢM
ƠN
MỤC
LỤC
MỞĐẰƯ......................................................................................................1
trình
học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn tốt nghiệp,
1. Trong
Lý doquá
chọn
đề tài................................................................................1
tác giả
đã nhận
sựcím...........................................................................3
động viên, giúp đỡ quý báu của nhiều đon vị và cả
2. Mục
đíchđược
nghiên
nhân.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.....................................................3
4. Giả thuyết khoa học.............................................................................3
5. Trước
Nhiệmtiên,
vụ nghiên
tác giảcứu............................................................................4
xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến quỷ Thầy/Cô
6. viên
Phương
pháphọc
nghiên


cứu......................................................................4
giảng
lóp Cao
Quản
lý giáo dục — K19A của Truông Đại học Vinh
7. tình
Đóng
góp của
tài............................................................................4
đã tận
giảng
dạy,đềgiúp
đỡ và cung cấp những kinh nghiệm quý báu về
8. Cấu
luận cứu
văn..................................................................................5
phương
pháptrúc
nghiên
và quản lý giáo dục.

Chương 1. Cơ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
Ở Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn lãnh đạo, quý thầy cô giảng viên,
Y KHOA...................................................................6
cánTRƯỜNG
bộ, nhân ĐẠI
viên HỌC
Tnrờng
Đại học Vinh, Trường Đại học Y khoa Vinh, các
Lịch

sử nghiên
bạn 1.1.
đồng
nghiệp
đã hỗcứu
trợvấn
và đề....................................................................6
tạo điều kiện cho tác giả trong suốt khỏa học
này.1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài.....................................................9
1.3. Một số vấn đề lý luận của quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Đại

học Y
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đm PGS. TS Thái ỉ răn
khoa............................................................................................................19
Thành,
Chương 2. THựC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO Ở
người đã hết lòng giúp đỡ và hướng dan tận tình đế tác giả hoàn thành luận
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA VINH, TỈNH NGHẸ AN........................32
văn
tốt
2.1. Khái quát về Trường Đại học Y khoa Vinh........................................32
nghiệp.
2.2. Khái quát về điều tra thực trạng.........................................................39
2.3. Thực trạng quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Đại học Y khoa Vinh

............................................................................................................40
2.4. Thực trạng sử dụng giải pháp quản lý nâng caochất lượng đào tạo ở

Trường
Đại học Y khoa Vinh, tỉnh Nghệ An............................................................55



CBGV

Cán bộ giảng viên

CBQL
CĐHA

Cán bộ quản lí
Chân đoán hình ảnh

CKI
CK II

Chuyên khoa I
Chuyên khoa II

CNH

3.1. Nguyên tắc đề xuất giải pháp.............................................................Ố3
Công nghiệp hoá
BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIÉT TẮT
3.1.1..................................................................................................................
Ng
Cơ sở vật chất

csvc
CTĐT
ĐHYK

ĐT
GD
GV
HĐH
HSSV
KHCB
NCKH
TCCB
TCCN
UBND
WHO
YTCC

Chương trình đàouyên
tạo tắc đảm bảo tính mục tiêu..........................................................63
3.1.2..................................................................................................................
3.1.3.................................................................................................................. Ng
Đại học Y khoa
uyên tăc đảm bảo tính thực tiên.........................................................63

Đào tạo

3.1.4.................................................................................................................. Ng

Giáo dục
Giảng viên
Hiện đại hoá

uyên tắc đảm bảo tính khả thi.............................................................63
3.2. Các giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đầo tạo ở Trường Đại


học
Y
khoa
Học sinh sinh viên
Khoa học cơ bảnVinh.......................................................................................................64
3.2.1.
Nghiên cứu khoa
học Nâng cao nhận thức cho các cấp quản lý về sự cần thiết phải
Tổ chức cán bộ nâng cao chất

đào tạo ở trường Đại học Y khoa Vinh............................................64
Trung cấp lượng
chuyên
nghiệp
3.2.2.
Xây dựng, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ
Uỷ ban nhân dân
thống tố chức,
Tổ chức y tế thế giới
bộ máy của Trường Đại học Y khoa Vinh..................................................65
Y tế công cộng
3.2.3.
Nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ trực tiếp làm
công tác quản lý
đào tạo........................................................................................................66
3.2.4. tiêu chuẩn
Xây dựng
đội ngũ
đủ về

bộ cơ cấu
thống
kiểm định
chấtgiảng
lượngviên
trường
đạisố
họclượng,
đã banđồng
hành.........77
3.2.8..........Tiếp tục tăng cường cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị dạy học

............................................................................................................78
3.2.9........Củng cố, xây dựng, phát triển cơ sở thực hành, thực tập, thực địa

............................................................................................................79
3.2.10............................................ Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học

81
KETLƯẬN....................................................................................................88
TÀI
LIÊU
THAM
91
KHẢO


DANH MỤC BẢNG
Bảng:2.1 .Kết quả tuyển sinh học sinh, sinh viên từ 2010 - 2012.............35
Bảng: 2.2. Kết quả xét lên lớp hàng năm từ 2010 -2012...........................36

Bảng: 2.3.Kết quả tốt nghiệp từ 2010 - 2012.............................................37
Bảng 2.4. Kết quả khảo sát chất lượng đào tạo tại Trường ĐHYK Vinh...46
Bảng 2.5. Tổng họp đánh giá về nội dung chưong trình đào tạo...............47
Bảng 2.6.Khảo sát sử dụng phương pháp dạy học.....................................48
Bảng 2.7. Đánh giá sự hài lòng về phương pháp giảng dạy đang sử dụng 48
Bảng 2.8. Tình lành về cơ sở vật chất của Trường Đại học Y khoa Vinh..49
Bảng: 2.9. Khảo sát tình hình sử dụng ừang thiết bị dạy...........................50
Bảng 2.10. Tổng hợp số lượng CBGV Trường ĐHYK Vinh....................51
Bảng 2.11: Trình độ chuyên môn của giảng viên Trường ĐHYK Vinh....52
Bảng 2.12. Kết quả điều tra thực trạng năng lực chuyên môn nghiệp vụ
...............................................................................................................53
của ĐNGV Trường ĐHYK Vinh ..............................................................53
Bảng 2.13: Cơ cấu về tuổi của đội ngũ GV Trường ĐHYK Vinh.............54
Bảng 2.14.Thâm niên công tác của đội ngũ GV Trường ĐHYK Vinh......54
Bảng 2.15: Tổng họp kết quả đánh giá các giải pháp đã sử dụng..............57
Bảng 3.1: Tổng hợp kết quả các phiếu thăm dò tính cần thiết của các giải
pháp

đề

xuất.............................................................................................................83
xuất .......................................................................................................85


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Phát triên giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong

những động lực quan trọng thúc đấy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước, là điều kiện đê phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm
của toàn Đảng, toàn dân, trong đó đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo
dục là lực lượng nòng cốt, có vai trò hết sức quan trọng.
Trong lịch sử nước ta, “Tôn sư trọng đạo” là truyền thống quí báu của
dân tộc, nhà giáo và nghề dạy học bao giờ cũng được xã hội tôn vinh. Những
năm qua, chúng ta đã xây dựng được lực lượng đông đảo đội ngũ nhà giáo và
cán bộ quản lý giáo dục, phần lớn có phấm chất đạo đức và ý thức chính trị
tốt, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ngày càng được nâng cao. Đội ngũ này
đã đáp ứng yêu cầu quan trọng trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,
bồi dưỡng nhân tài, góp phần vào thắng lợi sự nghiệp cách mạng của đất
nước.
Tuy nhiên, trước yêu cầu mới của sự nghiệp phát triển giáo dục trong
thời
kỳ CNH - HĐH, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục còn có những
hạn
chế, bất cập. Số lượng giáo viên còn thiếu nhiều, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa,
vùng đồng bào dân tộc thiểu số... Cơ cấu giáo viên đang mất cân đối giữa các
môn học, bậc học, các vùng, miền. Chất lượng chuyên môn nghiệp vụ của đội
ngũ nhà giáo hiện tại một số chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục và
phát triển kinh tế - xã hội; một số bộ phận nhà giáo thiếu gương mẫu trong
đạo đức, lối sống, nhân cách, chưa làm gương tốt cho học sinh, sinh viên (HS
- SV). Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý chưa ngang tầm với yêu cầu phát


2

ơ Việt Nam, hệ thống các nhà trường đào tạo nhân lực từ dạy nghề đến
bậc sau đại học phát triển rất mạnh về quy mô, góp phần tích cực vào sự
nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước trên nửa thế kỷ qua.

Ngày nay, chúng ta đang thực hiện CNH - HĐH đất nước, phát triển
kinh tế tri thức thì giáo dục - đào tạo (GD - ĐT) càng giữ một vai trò đặc biệt
quan trọng, trong đó có đào tạo nhân lực y tế.
Ket quả của việc đào tạo phụ thuộc rất nhiều yếu tố trong đó có quản lý
giáo dục và phương pháp đào tạo, nói một cách cụ thê hơn là phương pháp
dạy và phương pháp học (gợi chung là phương pháp dạy/học).
Phần đông các cán bộ làm công tác trong hệ thống quản lý của mỗi
trường chưa hoặc ít được đào tạo đầy đủ về quản lý đào tạo, thường từ giáo
viên rồi làm quản lý. Tuyệt đại đa số các giáo viên ngành y là cán bộ được
đào tạo trong các nhà trường y tế, nghĩa là không phải đào tạo đê làm giáo
viên. Vì vậy, tăng cường kiến thức, kỹ năng về quản lý đào tạo, về phương
pháp dạy/học là một việc làm rất cần thiết cho các loại hình cán bộ trong nhà
trường mà trọng tâm là giảng viên, cán bộ quản lý đào tạo.
Trường Đại học Y khoa Vinh là trường đại học chuyên ngành Y - Dược
trực thuộc tỉnh Nghệ An đào tạo nguồn nhân lực y tế có trình độ đại học, sau
đại học và các trình độ thấp hơn; một nghề mà chất lượng sản phẩm ra trường
liên quan đến con người. Vì vậy, Nhà trường nhận thức được tầm quan trọng
của việc xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đào tạo nhất là đối với
một trường đại học còn non trẻ (mới được thành lập ngày 13/7/2010 theo
quyết định 1077/QĐ-TTg trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Y tế Nghệ
An)- lại càng trở nên cần thiết và cấp bách. Bên cạnh phải đảm bảo về số
lượng, còn phải chú trọng đến vấn đề chất lượng và cơ cấu phù hợp. Bởi đây
là một ngành đặc thù vừa là thầy giáo, vừa là thầy thuốc, do vậy hơn bao giờ
hết phải xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý đào tạo vừa có phẩm chất


3

đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp, đạo đức y tế; vừa có trình độ
chuyên môn nghiệp vụ.

Đẻ nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ y tế đáp ứng yêu cầu chăm sóc
và bảo vệ sức khỏe nhân dân cúa tỉnh Nghệ An và một số tỉnh lân cận, cần
thiết phải xây dựng được một hệ thống giải pháp quản lý trong nhà trường. Từ
đó, đưa trường trở thành một trường đại học đào tạo ra đội ngũ thầy thuốc có
chất lượng cho tỉnh nhà và khu vực Bắc trung bộ, góp phần khẳng định vị thế
của một đô thị loại 1 trong vùng và cả nước. Đây là nhiệm vụ vừa đáp ứng
yêu cầu trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài nham thực hiện thành
công Chiến lược phát triên giáo dục 2011 - 2020 và chấn hưng đất nước.
Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: "Một so giải pháp quản lý
nâng cao chất lượng đào tạo ở Trường Đại học Ykhoa Vinh, tỉnh Nghệ
An”.
2. Mục đích nghiên CÚ11

Đe xuất một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ở
Trường Đại học Y khoa Vinh, tỉnh Nghệ An.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách

thê

nghiên

cứu

Công tác quản lý đào tạo ở trường đại học y khoa.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đào tạo ở Trường Đại học Y
khoa Vinh, tỉnh Nghệ An.
4. Giả thuyết khoa học



4

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài
5.2. Nghiên củu thực trạng quản lý đào tạo ở Trường Đại học Ykhoa

lĩnh, tỉnh Nghệ An.
5.3. Đe xuất một so giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đào tạo ở

Trường Đại học Y khoa Vinh, tình Nghệ An.
6. Phương pháp nghiên cúu
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cún lý luận

Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin lý luận đê xây
dựng
cơ sở lý luận của đề tài. Thuộc nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận gồm có:
- Phương pháp phân tích - tổng họp tài liệu
- Phương pháp khái quát hoá các nhận định độc lập
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cúu thực tiễn

Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin thực tiễn đế xây
dựng cơ sở thực tiễn của đề tài gồm có:
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp tống kết kinh nghiệm giáo dục
- Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
- Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm
6.3. Phương pháp thống kê toán học đế xử lý sổ liệu


ở trường đại học.


5

7.2. về mặt thực tiễn
Làm rõ thực trạng quản lý hoạt động đào tạo ở Trường Đại học Y khoa
Vinh; đồng thời đề xuất các giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào
tạo ở Trường Đại học Y khoa Vinh.
8. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn có 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý chất lượng đào tạo ở Trường

Đại
học Y khoa.
- Chương 2: Thực trạng quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Đại học


6

Chương 1
Cơ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DÀO TẠO Ở
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các nghiên cíưu ở nuớc ngoài

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tích cực ủng hộ cải cách và cải thiện
công tác giáo dục Y học để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng có

nhiều biến đổi. Trong thời gian từ 3 - 4 thập kỷ qua, WHO đã tăng cường nỗ
lực từ phía mình và công tác với một số tổ chức và viện nghiên cứu ở cả cấp
toàn cầu và khu vực đê tiến hành những hoạt động nhằm cải thiện các nguồn
nhân lực y tế thông qua công tác giáo dục vói chất lượng tốt hơn.
Những hướng dẫn của WHO khu vực Tây Thái Bình dương về Bảo
đảm chất lượng giáo dục Y học cơ bản chú trọng đến những quy trình thực
hành
tốt trong giáo dục và đảm bảo tốt trong giáo dục Y học và đảm bảo chất lượng.
Tố chức này cũng đã chỉ ra các tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng giáo dục
Y học bao gồm:
- Nhiệm vụ và mục tiêu
- Chương trình đào tạo
- Đánh giá sinh viên
- Tuyển chọn và hỗ trợ sinh viên
- Cán bộ giảng dạy
- Nguồn lực giáo dục
- Đánh giá chương trình
- Điều hành và quản lý
- Liên tục đối mới

Quản lý chất lượng là quản lý toàn bộ hệ thống đảm bảo chất lượng từ


7

1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước

Trên thế giới cuộc cách mạng công nghệ phát triển mạnh mẽ, làm nền
tảng cho sự phát triển nền kinh tế tri thức và thế giới đang hướng tới cuộc
cách mạng công nhiệp lấy tri thức làm động lực phát triển. Trình độ đối mới

và ứng dụng tri thức quyết định trình độ phát triên của mỗi quốc gia. Sự phát
triển khoa học công nghệ đã làm thay đổi mạnh mẽ nội dung, phương pháp
giáo dục trong các nhà trường, đồng thời đòi hỏi giáo dục phải cung cấp
nguồn nhân lực có trình độ cao cho xã hội.
Trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế đã tạo ra những trào lưu
đối mới mạnh mẽ trong giáo dục ở nước ta, tạo nhiều cơ hội thuận lợi cho nền
giáo dục trong nước nhanh chóng tiếp cận các xu thế mới, tri thức mới, những
mô hình giáo dục hiện đại, tận dụng các kinh nghiệm quốc tế đổi mới làm thu
hẹp khoảng cách giữa nước ta và các nước khác.
Phát triển giáo dục trong nền kinh tế hội nhập đã đặt ra những yêu cầu
lớn trong việc dào tạo nguồn nhân lực, không chỉ đáp ứng về mặt số lượng mà
còn đòi hỏi về chất lượng cao của nguồn nhân lực.
Công cuộc đổi mới ở nước ta đang đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến
chất lượng giáo dục nói chung và đào tạo nghề nói riêng. Có thê nói, chưa bao
giờ giáo dục nước ta chịu nhiều tác động bởi nền kinh tế thị trường và quá
trình toàn cầu hoá như hiện nay. Cho nên, việc phát trển sự nghiệp giáo dục,
đặc biệt là nâng cao chất lượng dạy học, đào tạo nghề vừa là một trong những
yêu cầu của công cuộc đổi mới về kinh tế - xã hội, vừa là đòi hỏi cấp thiết của
sự nghiệp phát triển con người hiện nay.
Kết luận số 242 - TB/TW ngày 15/04/2009 của Bộ chính trị về việc
tiếp tục thực hiện nghị quyết trung ương 2 (khoá VIII) phương hướng phát
triển
giáo dục và đào tạo đến năm 2020: “Đe đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công


8

nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế, sự nghiệp
giáo dục và đào tạo nước ta phải đổi mới căn bản, toàn diện và mạnh mẽ”....
Trong thời gian vừa qua, các nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng,

hiệu quả quản lý hoạt động dạy học, quản lý đào tạo nói chung đã được đề
cập trong nhiều đề tài nghiên cứu, luận văn với phạm vi rộng hoặc một số đề
tài trong phạm vi của một ngành, một địa phưong. Nhiều nhà nghiên cứu đã
quan
tâm đến vấn đề quản lý chất lượng giáo dục, quản lý chất lượng đào tạo như:
- Quản lý giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam của Phạm Văn Kha, viện

chiến lược và chương trình giáo dục, Hà Nội, 1999.
- Quản lý quá trình đào tạo trong nhà trường của Nguyễn Đức Trí, tài

liệu đào tạo cao học Quản lý giáo dục, Viện Chiến lược và Chương trình giáo
dục, 2004.
- Quản lý chất lượng giáo dục Trung cấp chuyên nghiệp - một số vấn

đề lý luận và thực tiễn, của Nguyễn Đức Trí, Tạp chí Khoa học giáo dục, số 5
tháng 2 năm 2006.
Ngoài ra, có nhiều luận văn thạc sỹ cũng quan tâm đến các giải pháp,
biện pháp nâng cao chất lượng quản lý quá trình giáo dục, dạy học hay đào
tạo trong các nhà trường, như:
- Những giải pháp quản lý đào tạo trong trường Trung học Lương thực

- Thực phẩm I - Luận văn Thạc sỹ của Tạ Văn Hương (năm 1998);
- Các biện pháp chủ yếu nhằm cải tiến công tác quản lý đào tạo ở

trường Trung học Điện tử - Điện lạnh Hà Nội — Luận văn Thạc sỹ của Vũ
Ngọc Tú (1999);
- Những giải pháp tăng cường quản lý đào tạo tại trường Công nhân kỹ

thuật chế biến gỗ Trung Ương - Luận văn Thạc sỹ của Trần Đính (1999);
- Các giải pháp tăng cường quản lý quá trình dạy học ở trường Sỹ quan


Phòng Hoá - Luận văn Thạc sỹ của Cao Xuân Chuyền (2000);


9

- Một số biện pháp quản lý quá trình đào tạo tại trirờng trung học kinh

tế thành phố Hồ Chí Minh - Luận văn Thạc sỹ của Nguyễn Thị Đoan Trang
(2005);
- Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng tỉnh

Đồng Tháp - Luận văn Thạc sỹ của Đặng Huy Phương (2009);
- Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường Trung cấp Văn

hoá nghệ thuật cần Thơ nhằm đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ mới - Luận văn
Thạc sỹ của Trần Ngọc Diệu (2009);
- Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đào tạo hướng dẫn viên

du lịch ở trường Trung cấp du lịch và khách sạn Saigontourist - Luận văn
Thạc sỹ của Lê Duy Hiển (2012);
Các đề tài nghiên cứu trên đã đề cập đến nhiều lĩnh vực của quản lý dào
tạo, trong đó có các biện pháp quản lý hoạt động dạy học, từ đó tác động đến
phát triển đội ngũ các bộ quản lý, giáo viên trên tầm vĩ mô và từng đơn vị.
Mặc dù đã có nhiều đề tài nghiên cứu, nhiều bài viết nhằm nâng cao
chất lượng quản lý hoạt động dạy học nói chung và dạy nghề nói riêng, tuy
nhiên, việc nghiên cứu chưa được sâu, đặc biệt là việc nâng cao chất lượng
quản lý đào tạo ở mô hình Trường Đại học Y khoa Vinh chưa có tác giả nào
nghiên cứu.
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1. Đào tạo

Đào tạo là quá trình trang bị kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp từ đầu,
đồng thời giáo dục phâm chất đạo đức, thái độ học cho học sinh đê họ có thể
trở thành người lao động có kỷ luật, có kỹ thuật, có năng suất và hiệu quả cao.
Quá trình này diễn ra trong các cơ sở đào tạo theo một kế hoạch, có nội dung,
chương trình và thời gian cụ thể, nhằm giúp người học đạt được một trình độ
nhất định trong hoạt động nghề nghiệp. [9, tr. 14]


10

1.2.2. Chất lượng, chất lượng đào tạo

1.2.2.1. Chất lượng
- Chất lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, một sự

vật, sự việc [10, tr5].
- Chất lượng là "tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng) tạo

cho thực thể (đối tượng) đó khả năng thoả mãn những nhu cầu đã nêu ra hoặc
nhu cầu tiềm ẩn" (Tiêu chuẩn Việt Nam - ISO 8402).
- Chất lượng là một phạm trù triết học biếu thị những thuộc tính bản chất

của sự vật, chỉ rõ nó là cái gì, tính ổn định tưong đối của sự vật, phân biệt nó
với sự vật khác.
Theo PGS. Lê Đức Phúc thì: “Chất lượng là cái tạo nên phâm chất giá trị
của một con người, một sự vật, sự việc. Đó là tổng thể những thuộc tính cơ
bản khắng định sự tồn tại của một sự vật và phân biệt nó với những sự vật
khác”.

Như vậy, theo chúng tôi thì: "Chất lượng được đánh giá quá mức độ
trùng khớp vói mục tiêu" và "Chất lượng là sự đáp ứng với mục tiêu đề ra"
đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới.
Trước đây người ta hiểu chất lượng theo quan niệm "tĩnh" có nghĩa là
"Chất lượng phụ thuộc vào mục tiêu", ngày nay hiểu chất lượng theo quan
niệm "động", có nghĩa là "chất lượng là một hành trình, không phải là điếm
dừng cuối cùng mà là đi tới".
Như vậy, chất lượng là một khái niệm trừu tượng và khó nắm bắt. Mặc
dù, có nhiều định nghĩa, cách hiêu khác nhau nhưng có thể khái quát lại và tác
giả sử dụng khái niệm: Chất lượng là sản phấm làm ra phù hợp với mục tiêu,
và khi sản phẩm đáp ứng được đòi hỏi của những người hưởng lợi: học sinh,
phụ huynh, người sử dụng, giáo viên, nhà trường, nhà nước và cộng đồng.


11

1.2.2.2. Chất lượng đào tạo
- Chất lượng đào tạo được đánh giá qua mức độ đạt được mục tiêu đào

tạo đề ra đối với một chương trình đào tạo (Lê Đức Ngọc, Lâm Quang Thiệp
- ĐHQG Hà Nội).
- Chất lượng đào tạo là kết quả của quá trình đào tạo được phản ánh ở

các đặc trimg về phẩm chất giá trị nhân cách và giá trị sức lao động hay năng
lực hành nghề của người tốt nghiệp tương ứng với mục tiêu, chương trình đào
tạo theo các ngành cụ thể [3,tr.3].
- Chất lượng giáo dục là chất lượng thực hiện các mục tiêu giáo dục (Lê

Đức Phúc, viện KHGD).
- Chất lượng đào tạo là sự phù hợp với mục tiêu [3,tr.4] .


Theo các định nghĩa khái niệm chất lượng nêu trên, chất lượng nói chung
và chất lượng đào tạo nói riêng là những thuật ngữ khái niệm cơ bản được
nhìn nhận ở những góc độ khác nhau. Theo từ điển tiếng Việt thông dụng
thuật ngữ chất lượng được hiểu là "cái làm nên phẩm chất giá trị của sự vật"
hoặc là "cái tạo nên bản chất của sự vật làm cho sự vật này khác sự vật kia".
Như vậy thuật ngữ "chất lượng" phản ánh thuộc tính đặc trưng, giá trị, bản
chất giữa sự vật này và sự vật khác. Theo quan điểm triết học chất lượng
chính là các chất của sự vật hiện tượng làm cho nó là nó chứ không phải là cái
khác. Sự biến đối về chất là kết quả của quá trình tích luỹ về lượng vượt qua
giới hạn tạo nên những bước nhảy vọt về chất của sự vật hiện tượng tạo nên
chất mới có tác động trở lại đối với sự tích luỹ về lượng. Trong lĩnh vực sản
xuất kinh doanh chất lượng sản phâm được đặc trưng bởi các yếu tố về
nguyên vật liệu chế tạo, quy trình và công nghệ sản xuất, các đặc tính về sử
dụng kể cả mẫu mã của thị hiếu mức độ đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng...
Các đặc tính chất lượng được thế hiện qua các chỉ số kỹ thuật - mỹ thuật, giá


12

cả, mức tiêu thụ sản phẩm trên thị trường và có thể so sánh dễ dàng với các
sản phẩm khác cùng loại và đương nhiên chúng có các giá trị giá cả khác
nhau.
Trong lĩnh vực đào tạo chất lượng đào tạo với đặc trưng sản phẩm là
"con người lao động" có thể hiểu là kết quả (đầu ra) cúa quá trình đào tạo và
được thể hiện cụ thể ở các phâm chất, giá trị, nhân cách và giá trị sức lao
động hay năng lực hành nghề của người tốt nghiệp tương ứng với mục tiêu
đào tạo của từng ngành đào tạo trong hệ thống đào tạo của trường Đại học,
Cao đẳng, TCCN và dạy nghề.
Với các yêu cầu nhân lực của thị trường lao động, quan niệm về chất

lượng đào tạo không chỉ dừng lại ở kết quả của quá trình đào tạo trong nhà
trường với các điều kiện đảm bảo nhất định như cơ sở vật chất, đội ngũ giảng
viên, giáo viên mà còn phải tính đến mức độ phù họp và thích ứng của người
tốt nghiệp với thị trường lao động như tỷ lệ có việc làm sau khi tốt nghiệp,
năng lực hành nghề hay chất lượng hiệu quả công tác tại các vị trí làm việc ở
các doanh nghiệp, cơ quan các tố chức sản xuất dịch vụ, khả năng phát triển
nghề nghiệp... Tuy nhiên cần nhấn mạnh rằng chất lượng đào tạo trước hết
phải là kết quả của quá trình đào tạo và được thể hiện trong hoạt động nghề
nghiệp của người tốt nghiệp. Quá trình thích ứng với thị trường lao động
không chỉ phụ thuộc vào chất lượng đào tạo mà còn phụ thuộc vào các yếu tố
khác như quan hệ cung - cầu, giá cả sức lao động, chính sách bố trí sử dụng
cán bộ của nhà nước và người sử dụng lao động...
1.2.3. Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường

1.2.3.1. Quản lý

Thuật ngữ “quản lý” (tiếng Việt gốc Hán) phần nào lột tả được bản chất
của hoạt động này trong thực tiễn với hai quá trình: Quá trình “quản” gồm sự
coi sóc giữ gìn, duy trì hệ ở trạng thái ổn định. Quá trình “lý” gồm sự sửa


13

sang, sắp xếp, đổi mới đế đưa vào sự phát triển. Hai quá trình này có mối
quan hệ biện chứng để hệ luôn ở trạng thái cân bằng.
Theo tác giả Thái Văn Thành khái niệm về quản lý có nhiều quan điểm
khác nhau: [7, tr.5].
- Quản lý là chức năng của những hệ thống có tổ chức với những bản

chất

khác nhau (kỹ thuật, sinh vật, xã hội) nó bảo toàn cấu trúc xác định của chúng,
duy trì chế độ hoạt động, thực hiện những chưong trình, mục đích hoạt động.
- Hoạt động có sự tác động qua lại giữa hệ thống và môi trường, do đó

quản lý được hiểu là bảo đảm hoạt động của hệ thống trong điều kiện có sự
biến đổi liên tục của hệ thống và môi trường, là chuyển hệ thống đến trạng
thái mới thích ứng với những hoàn cảnh mới.
- Quản lý một hệ thống xã hội là tác động có mục đích đến tập thể

người - thành viên của hệ, nhằm làm cho hệ vận hành thuận lợi và đạt tới
mục đích dự kiến.
- Quản lý là tác động có mục đích đến tập thể những con người đế tổ

chức và phối hợp hoạt động của họ trong quá trình lao động.
- Quản lý là nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều người, sao cho mục tiêu

của từng cá nhân biến thành thành tựu của xã hội.
- Quản lý là sự tác động có định hướng, có mục đích, có kế hoạch và


hệ thống thông tin của chủ thể đến khách thể của nó.
Các khái niệm trên đây cho thấy:
- Quản lý được tiến hành trong một tổ chức hay một nhóm xã hội.
- Quản lý bao gồm những công việc chỉ huy và tạo điều kiện cho

những
người khác thực hiện công việc và đạt được mục đích của nhóm.


14


Tiếp cận trên phương diện hoạt động của một tổ chức, tác giả Nguyễn
Ngọc Quang cho rằng: “Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ
thể quản lý đến tập thể những người lao động nói chung là khách thể quản lý
nhằm thực hiện những mục tiêu dự kiến” [6,tr.3].
Các tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc định nghĩa:
“hoạt động quản lý là hoạt động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản
lý (người quản lý) lên khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức
nhằm làm cho tố chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức [l,tr.03].
Nhà khoa học quản lý O.Donnel lại cho rằng: “Quản lý là sự thiết lập
và giữ gìn một môi trường nội bộ của một tổ chức mà ở đó, mọi người cùng
nhau làm việc thoải mái, cộng tác để đạt những hiệu quả và hiệu suất trong
công việc vì mục đích chung của tập thể, của tổ chức đó”.
Như vậy, các tác giả tuỳ theo cách tiếp cận đã nêu ra các quan niệm
khác nhau về khái niệm quản lý, song cho dù cách tiếp cận nào thì bản chất
của hoạt động quản lý cũng là cách thức tác động có hướng đích (tổ chức,
điều khiển, chỉ huy điều phối, tham gia can thiệp, hướng dẫn, giúp đỡ) hợp
quy luật của chủ thê quản lý đến khách thê quản lý làm cho tổ chức vận hành
đạt kết quả mong muốn.
Giữa chủ thể và khách thể quản lý có mối quan hệ tác động tương hỗ
lẫn nhau, chủ thể làm nảy sinh ra các tác động quản lý, khách thể làm sản
sinh ra vật chất và tinh thần có giá trị sử dụng trực tiếp, đáp ứng nhu cầu con
người, đáp ímg mục đích của chủ thể quản lý.
Bản chất của hoạt động quản lý là tác động có mục đích vào tập thể
người,
nhằm thực hiện mục tiêu quản lý. Trong giáo dục và đào tạo đó là tác động
của
nhà quản lý giáo dục đến tập thể giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục
khác trong xã hội nhằm thực hiện hệ thống các mục tiêu quản lý giáo dục.



15

- Chủ thế quản lý: là một cá nhân hoặc tố chức do con người lập nên,

có nhiệm vụ sử dụng các công cụ và phương pháp, đề ra biện pháp quản lý.
- Khách thế quản lý: cũng có thể là một cá nhân, một nhóm người hay

một tổ chức, tiếp nhận sự quản lý.
- Mục tiêu quản lý: do chủ thể quản lý đặt ra hoặc do yêu cầu của thực

tiễn đời sống hình thành. Mục tiêu có thẻ định lượng, nhưng có thẻ chỉ định
tính theo chuẩn mực nào đó.
- Công cụ quản lý: là các phương tiện mà chủ thể quản lý dùng để tác

động đến đối tượng quản lý.
- Phương pháp quản lý: là cách chủ thể tác động vào đối tượng quản

lý.
Các yếu tố quản lý có quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau và đều nằm
trong môi trường kinh tế - xã hội nhất định, trong đó bao gồm: mặt bằng dân
trí, giáo dục, tâm lý xã hội, phong tục tập quán, văn hoá, luật pháp, các tác
động quốc tế... môi trường này là nguồn thông tin và cũng là cái quyết định
trình độ hiệu quả của quản lý.
- Các chức năng quản lý và chu trình quản lý: Các chức năng quản lý


chu trình quản lý bao gồm: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra. “Các chức
năng
quản lý là những hình thái biểu hiện sự tác động có mục đích đến tập thê

người”.

___> Ke hoạch hóa

Sơ đồ 1.1: Các chức năng quản lý cơ bản và chu trình quản lý.


16

Bốn chức năng nói trên có liên quan mật thiết với nhau, cùng với các
yếu tố: thông tin quản lý, quyết định quản lý tạo thành một chu trình quản lý.
Trong đó thông tin là mạch máu, là trái tim của quản lý.

1.2.3.2. Quản lý giáo dục
- Theo Viện sỹ A.Fanaxep đã phân chia xã hội thành 3 lĩnh vực: chính

trị - xã hội, văn hoá - tư tưởng và kinh tế; đồng thời quan niệm quản lý giáo
dục là một bộ phận nằm trong quản lý văn hoá - tư tưởng.
- Quản lý giáo dục theo nghĩa rộng là hoạt động điều khiển, phối hợp

các lực lượng xã hội nhằm thực hiện quá trình giáo dục — đào tạo của nhà
trường theo yêu cầu phát triển của xã hội.
- Theo M.I.Kônđakôp: Quản lý nhà trường (công việc nhà trường) là hệ

thống xã hội sư phạm chuyên biệt, hệ thống này đòi hỏi những tác động có ý
thức, có khoa học và có hướng chủ thể, quản lý trên tất cả các mặt của đời
sống nhà trường để đảm bảo vận hành tối ưu kinh tế - xã hội và tổ chức sư
phạm của quá trình dạy học thế hệ trẻ.
- Theo tác giả Thái Văn Thành: “Quản lý hệ thống giáo dục có thế xác


định là tác động của hệ thống có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ
thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích (từ Bộ đến Trường)
nhằm mục đích đảm bảo việc hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ, trên cơ sở
nhận thức và vận dụng những quy luật chung của xã hội cũng như các qui luật
của quá trình giáo dục, của sự phát triến thẻ lực và tâm lý trẻ em” [7, tr8].
Nhìn chung, có thể hiểu quản lý giáo dục là những tác động có hướng
đích của chủ thể quản lý giáo dục đến đối tượng quản lý giáo dục nhằm đạt
được mục tiêu phát triển giáo dục đề ra.

1.2.3.3. Quản lý nhà trường


17

động hợp lý (có mục đích, tự giác, hệ thống, có kế hoạch) mang tính tổ chức sư phạm của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên và học sinh, đến những lực
lượng giáo dục và ngoài nhà trường nhằm huy động họ cùng cộng tác, phối
hợp, tham gia vào mọi hoạt động của nhà trường nhằm làm cho quá trình này
vận hành tối ưu đê đạt được những mục tiêu dự kiến.
Quản lý nhà trường bao gồm hai loại:
- Tác động của những chủ thể quản lý bên trên và bên ngoài nhà

trường:
Quản lý nhà trường là những tác động quản lý của cơ quan quản lý giáo
dục cấp trên nhằm hướng dẫn và tạo điều kiện cho hoạt động giảng dạy, học
tập của nhà trường.
Quản lý cũng gồm những chỉ dẫn, quy định của các thực thể bên ngoài
nhà trường, nhưng có liên quan trực tiếp đến nhà trường cũng như cộng đồng,
được đại diện dưới hình thức Hội đồng giáo dục nhằm định hướng sự phát
triển của nhà trường và hỗ trợ, tạo điều kiện cho việc thực hiện phương hướng
phát triển đó.

- Tác động của những chủ thể quản lý bên trong nhà trường: Quản lý

nhà trường do chủ thể quản lý bên trong bao gồm các hoạt động:
I Quản lý giáo viên.
+ Quản lý học sinh.
I Quản lý quá trình dạy học - giáo dục.
+ Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường.
+ Quản lý tài chính trường học.
I Quản lý mối quan hệ giữa nhà trường và cộng đồng.
1.2.4. Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Đại học Y khoa
Quản lý chất lượng đào tạo ở trường Đại học Y khoa là quản lý giáo dục
trong lĩnh vực Y học. Quản lý toàn bộ hệ thống đảm bảo chất lượng cả bên
trong và bên ngoài bao gồm:


18

- Quản lý mục tiêu
- Quản lý đầu vào, công tác tuyển sinh và tuyển chọn sinh viên
- Quản lý chương trình đào tạo
- Quản lý quá trình đào tạo
- Quản lý cơ sở thực hành thực tập
- Quản lý sinh viên và các dịch vụ sinh viên
- Quản lý giảng viên
- Quản lý tài chính
- Quản lý nhân sự
- Quản lý công tác kiểm tra đánh giá quá trình đào tạo

1.2.5. Giải pháp và giải pháp quản lý nàng cao chất lượng đào tạo ở
Trường Đại học Y khoa


ỉ. 2.5.1. Giải pháp:
- Giải pháp là cách giải quyết một vấn đề [15,tr.727]
- Giải pháp là phương pháp giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó

[14,tr.373].
Nói đến giải pháp là nói đến những cách thức tác động nhằm thay đối
chuyển biến một quá trình, một trạng thái hoặc hệ thống...nhằm đạt được mục
đích. Giải pháp thích hợp sẽ giúp cho vấn đề được giải quyết nhanh hơn,
mang lại hiệu quả cao hơn.

1.2.5.2. Giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đào tạo ở Trường Đại

học Y khoa.
Giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ở Trường Đại học
Y


19

kỹ7 thuật viên y - dược, nhân viên y tế thôn bản nhằm đáp ímg yêu cầu công
việc
sau khi ra trường.
1.3. Một số vấn đề lý luận của quản lý chất luợng đào tạo ở Truông Đại

học Y khoa
1.3.1. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng đào tạo ở Trường Đại
học Y khoa
Để tiến hành sự nghiệp CNH- HĐH đất nước thành công thì ngoài những
điều kiện như vốn, kỹ thuật công nghệ... thì cần phải có một nguồn nhân lực,

một đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật có trí tuệ, có sức khoẻ. Muốn cho toàn
xã hội khoẻ mạnh thì phải có đội ngũ cán bộ y tế có trình độ kỹ thuật, y đức
tốt.
Mặt khác sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước do Đảng ta lãnh đạo đã
đạt được nhiều thành tựu, đời sống nhân dân được nâng cao cho nên nhu cầu
bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ của người dân ngày càng tăng. Do vậy đòi hỏi
người cán bộ y tế phải được đào tạo cơ bản, có kiến thức, kỹ năng nghề
nghiệp, có thái độ phục vụ tốt mới đáp ứng được nhu cầu của người dân.
Thực tế hiện nay các trường đại học, cao đắng, trung học chuyên nghiệp
và dạy nghề y tế cũng đã cố gắng vươn lên xây dựng và phát triển đội ngũ nhà
giáo, xây dựng cơ sở vật chất, đổi mới nội dung chương trình phương pháp
dạy học, trang bị phương tiện dạy học, y dụng cụ thực hành nhưng chất lượng
vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu xã hội, chưa ngang tầm với các nước trong
khu vực.
Sở dĩ chất lượng cán bộ y tế có trình độ đại học ở nước ta chưa ngang
tầm với các nước trong khu vực là vì tỷ lệ đội ngũ nhà giáo đạt chuân chưa
cao, cơ sở vật chất của các trường còn nghèo nàn, phương tiện dạy học, y
dụng cụ còn thiếu, chưa hiện đại; nội dung chương trình đào tạo, phương


20

sinh viên còn có lối học thụ động, điều kiện học tập sinh hoạt và các dịch vụ
của học sinh, sinh viên chưa đảm bảo. Việc chấp nhận cho học sinh, sinh viên
thực hành thao tác kỹ thuật trên người bệnh còn khó khăn do bệnh nhân được
quyền chọn thầy thuốc, điều dưỡng điều trị chăm sóc.
Vì chất lượng chưa cao nên sau khi tốt nghiệp cơ hội tìm việc làm của
học sinh rất khó khăn. Mặt khác, một số cán bộ y tế do trình độ chuyên môn
yếu vì không được đào tạo lại, y đức kém đã làm ảnh hưởng đến chất lượng
chăm sóc người bệnh, uy tín của ngành.

Việt Nam là quốc gia đang phát triển, dân số đông, địa hình đa dạng.
Nhưng trong những năm gần đây đời sống người dân nói chung được cải thiện
rõ đặc biệt là ở các đô thị. Do vậy mô hình bệnh tật cũng có sự dịch chuyển so
với trước đây. Hiện nay mô hình bệnh tật ở Việt Nam đang ở tình trạng giao
thoa giữa 2 mô hình bệnh tật các nước đang phát triển và mô hình bệnh tật các
nước phát triển. Nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân ngày càng
cao, càng đa dạng, phức tạp và đòi hỏi chất lượng cao. Sự nghiệp phát triển
ngành vừa đòi hỏi phát triển y tế chuyên sâu vừa đòi hỏi phát triển mạng lưới
y
tế cơ sở để đáp ứng được việc phòng và chữa các bệnh của các nước phát
triển,
đang phát triẻn và các nước nghèo. Mặt khác, định hướng chiến lược phát
triển
giáo dục đào tạo trong thời kỳ CNH-HĐH đến năm 2020 cũng đã chỉ rõ:
- "Phát triển đào tạo đại học, trung học chuyên nghiệp, đấy mạnh đào

tạo công nhân lành nghề, đảm bảo có được nhiều nhân tài cho đất nước trong
thế kỷ 21".
- "Nâng cao chất lượng và bảo đảm số lượng giáo viên cho toàn bộ hệ

thống giáo dục".
- "Tiêu chuẩn hoá và hiện đại hoá các điều kiện dạy- học. Phấn đấu


21

Như vậy với các lý do đã nêu trên và để đáp ứng nhu cầu chăm sóc và
bảo vệ sức khoẻ nhân dân nhất thiết phải nâng cao chất lượng đào tạo của
Trường Đại học Y khoa.
1.3.2. Nội dung quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Đại học Y


khoa

1.3.2. ỉ. Quản lý mục tiêu, nội dung, chưong trình, phưong pháp dạy

học
a) Quản lý mục tiêu đào tạo: là quản lý hướng đi của quá trình đào tạo,

không để nó chệch hướng mục tiêu đã xây dựng, phải kịp thời điều chỉnh khi
cần thiết, đồng thời quản lý mối quan hệ giữa mục tiêu đào tạo với các thành
tố còn lại của quá trình đào tạo sao cho:
- Giảng dạy bám sát nội dung, quán triệt sâu sắc mục tiêu đào tạo.
- Phưcmg pháp thường xuyên được cải tiến đê phục vụ mục tiêu đào

tạo.
- Đội ngũ giáo viên hiếu mục tiêu đào tạo, giảng dạy có hiệu quả cao.
- Làm cho học sinh, sinh viên hiểu được mục đích học tập, mục tiêu

đào tạo đế tự mình học tập rèn luyện dưới sự dạy dỗ, dìu dắt của thầy.
- Tạo được cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng mục tiêu đào tạo.

b) Quản lý nội dung, chưong trình đào tạo:

Nội dung dạy học chính là cụ thể hóa mục tiêu đào tạo, thể hiện ở kế
hoạch đào tạo và các chương trình môn học. Các chương trình môn học chính
là bản thiết kế sự phát triển nhân cách học sinh. Trong đó không chỉ bao hàm
tri thức văn hóa - khoa học kỹ thuật - công nghệ thời đại mà còn kết tinh
những giá trị tinh hoa về nhân văn, những định hướng chính trị - xã hội của
quốc gia, của truyền thống dân tộc, nhằm đáp ứng yêu cầu nhân cách HSSV



22

Ngoài ra, Ban giám hiệu, các trưởng phó Khoa/Phòng phải cập nhật chủ
trương và các xu hướng đổi mói nội dung hàng năm của cơ quan quản lý nhà
nước và quán triệt quan điếm đó vào việc xây dựng chương trình đào tạo.
Quản lý việc thực hiện nội dung chương trình, kế hoạch đào tạo là: đảm
bảo cho nội dung đã quy định được thực hiện đầy đủ, đạt được yêu cầu về
chất lượng của từng môn học. Đây là công tác trọng yếu nhất của quản lý
trường học, của khoa vì nó ảnh hưởng quyết định đến kết quả cuối cùng của
quá trình đào tạo.
c) Quản lý phương pháp dạy học: là khâu quan trọng trong quản lý các
hoạt động giáo dục trên lớp. Đê quản lý tốt, Ban giám hiệu nhà trường và các
Khoa chuyên môn phải:
- Nắm được phương pháp giảng dạy đặc trưng của bộ môn, từ đó chỉ

đạo cải tiến phương pháp bằng cách tổ chức nghiên cứu các phương pháp dạy
học mới, hiện đại trong nước và thế giới đang sử dụng và vận dụng vào thực
tiễn của trường mình.
- Quản lý mối quan hệ giữa phương pháp đào tạo với các thành tố khác

thể hiện: Ban giám hiệu nhà trường và các Khoa/ Phòng chuyên môn ngoài
việc quan tâm chỉ đạo giáo viên vận dụng phương pháp dạy học hợp lý và tích
cực đổi mới, cần chú ý tới quan hệ giữa phương pháp giảng dạy và người học
vì phương pháp dạy tốt nhưng phương pháp học không tốt thì hiệu quả dạy
học cũng không cao, giáo viên thay đổi phương pháp dạy phải đi đôi với việc
người học thay đổi phương pháp học mới lĩnh hội tốt nhất nội dung chương
trình dạy học...

1.3.2.2. Quản lý giảo viên


a) Quản lý việc thực hiện lịch giảng dạy, chương trình đào tạo:


×