Tải bản đầy đủ (.doc) (103 trang)

giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy tiếng Anh ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (462.76 KB, 103 trang )

21

Trong bối cảnh nước ta gia MỞ
nhậpĐẦU
vào Tổ chức thương mại thế giới, thị
trường
động
mởđềratàinhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức đối với
1. lao
Lý do
chọn
nguồn
trong đó yêu cầu về ngoại ngữ, đặc biệt tiếng Anh, là điều
1.1. nhân
về mặtlực,
ĩỷ luận
kiện cần
thiết ta
không
thiếu
được
giathế
nhập
và tếcáctrimối
hệ
Chúng
đangthể
sống
ở thế
kỷ đế
XXI,


kỷ vào
của xã
nềnhội
kinh
thứcquan
với sự
quốc
tế. Vì
thế, chóng
ngày của
30 khoa
thánghọc
9 năm
2008,
Chínhtin.
phủĐénước
phát triển
nhanh
kỹ thuật
và Thủ
công tướng
nghệ thông
đáp
CHXHCN
Việt cầu
Namcủađã thời
thông
định
1400
phê đổi

duyệtmới
đề đất
án
ứng được yêu
đạiqua
mớiQuyết
và yêu
cầusốcủa
sự về
nghiệp
"Dạy
họcnhiều
ngoạivănngữ
trong
thongĐảng
giảotadục
quốctục
dânkhẳng
giai định
đoạn vai
2008nước, và
trong
kiện
quanhệtrọng
đã liên
trò
2020"
đó nêu
tiêugiáo
"Đôidục,

mới đặc
toànbiệt
diệnchú
việctrọng
dạy đến
và học
ngoại
hết sứctrong
to lớn
của rõ
sự mục
nghiệp
công
tác ngữ
xây
trong
hệ phát
thongtriển
giáođội
dụcngũ
quốc
dạykểvàđến
họcChỉ
ngoại
dựng và
giáodân,
viêntriến
trongkhai
nhàchương
trường. trình

Có thể
thị
ngữ
ở các cấp
đượcương
một
số 40mới
- CT/TW
ngàyhọc,
15 trình
thángđộ6 đào
năm tạo,
2004nhằm
của đến
Ban năm
Chấp2015
hànhđạt
Trung
bước
rõ rệt
trình
độ, năng
sử dụng
củatạo
nguồn
nhân sách
lực,
Đảng,tiến
trong
đó về

nhấn
mạnh:
"Phátlựctriền
giáo ngoại
dục vàngữ
đào
là quốc
nhất

đoi
với
một
sổ
lĩnh
vực
ưu
tiên;
đến
năm
2020
đa
so
thanh
niên
Việt
hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đây sự nghiệp công
Nam
nghiệp
cấp, đất
cao nước,

đắng và
đại học
nănghuy
lựcnguồn
ngoại lực
ngữcon
sử
nghiệptốthoá,
hiệntrung
đại hoả
là điều
lúệncóđếđủphát
dụng
tin nhiệm
trong giao
tập,toàn
làmdân,
việc trong
trong đó
môinhà
trường
người.dộc
Đâylập,
là tự
trách
của tiếp,
toàn học
Đảng,
giảo hội


nhập,
ngôn
ngữ,dục
đa làvăn
ngữ
thànhtrọng”.
thế mạnh của người
cán bộđa
quản
lý giáo
lựchoá;
lượngbiến
nòngngoại
cốt, có
vaitrở
trò quan
dân Việt
vụ sự mục
nghiệp
hoáđóng
đất vai
nước”.
Đẻ Nam,
thực phục
hiện được
tiêucông
nói nghiệp
trên, độihoá,
ngũhiện
giáođại

viên
trò

thực quyết
hiện định
được chất
mụclượng
tiêu này,
cũng
đưa ramạnh
nhiềuhaygiải
quanđểtrọng
giáo đề
dục.ánMột
nhàđãtrường
yếupháp,
đều
trong
đó cóvào
giảiđộipháp
chuẩn
ngũ tác
giáođộng
viên,của
bảongười
đảm giáo
đáp viên
ứng nhu
phụ thuộc
ngũ về

giáo
viên,hóa
bởi đội
lẽ mọi
đến
cầu
số lượng,
cơ cấu,
độhoàn
đào tạo.
học về
sinh
đều nhằm
mụctrình
đích
thiện nhân cách, tạo ra con người phát triển
về mặt
thựcngười
tiễn lao động đáp ứng được với yêu cầu xã hội. Đội ngũ
toàn1.2.
diện,
những
Giáotrong
dục Thành
Vinh
trở lại người
đây phát
triển
giáo viên
trường phố

trung
họctrong
phố nhiều
thông năm
là những
được
đàomạnh
tạo

đã đạt
nhiều
tích nổi
bậtchuẩn
trong mực
toàn và
tỉnhmô
Nghệ
An song
về các
phong
chuyên
môn
cao,thành
là những
người
phạm,
trong
thờitrào
kỳ
thi

về chất
dạy hoá
họccủa
cũng
chấtđểlượng
côngđua,
nghiệp
hoá, lượng
hiện đại
đấtnhư
nước,
hoàn giáo
thànhdục.
đượcĐối
vai với
trò việc
của
dạy
ngữ,hộichính
quyềnngười
thànhgiáo
phốviên
và phải
ngànhthường
giáo dục
thường
mình,học
đê ngoại
được xã
tôn vinh,

xuyênđãhọc
tập,
xuyên
quan rèn
tâm luyện
phát triển
cả khả
về quy
và chất
Nhờ
quan mới
tâm, đáp
chỉ
bồi dưỡng,
mới có
năngmôthực
hiện lượng.
sứ mệnh
củasựmình,
đạo
của Thành
ứng được
yêu cầuủy,
của UBND
xã hội. thành phố, của ngành giáo dục và sự nỗ lực, cố
gắng của các trường, đến nay quy mô dạy học ngoại ngữ đã mở rộng khắp,


3


100% học sinh THCS, THPT và học sinh từ lóp 3 của tiểu học đã được học
ngoại ngữ; nhiều trường đã được trang bị các phòng dạy và học ngoại ngữ,
phòng học nghe nhìn; chất lượng dạy học ngày càng ổn định.
Các trường THPT công lập trong thành phố trong những năm qua đã rất
quan tâm đến việc giảng dạy tiếng Anh và chất lượng của đội ngũ giáo viên
dạy tiếng Anh. Điều này được thể hiện ở kết quả thi giáo viên giỏi Tỉnh của
giáo viên dạy tiếng Anh và kết quả thi khảo sát chất lượng, thi học sinh giỏi
Tỉnh của học sinh về môn tiếng Anh cũng như kết quả thi vào Đại học môn
tiếng Anh của học sinh thành phố Vinh.
Tuy nhiên, trước yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước, của hội nhập kinh tế với thế giới thì việc dạy học
ngoại ngữ của các trường đã bộc lộ những bất cập, nhất là chất lượng dạy học.
Đe khắc phục những yếu kém, bất cập này cần có nhiều giải pháp trong đó
quan trọng và quyết định nhất là các giải pháp quản lý nâng cao chất lượng
đội ngũ giáo viên ngoại ngữ, cụ thể là giáo viên dạy tiếng Anh.
Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Một sổ giải pháp quản lý
nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy tiếng Anh ở các trường trung học
phô thông trên địa bàn thành phổ Vinh, tỉnh Nghệ An ” để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Xác định được các giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ
giáo viên dạy tiếng Anh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành
phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cúu
3.1. Khách thế nghiên cứu: Quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
dạy tiếng Anh ở các trường THPT.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ
giáo viên dạy tiếng Anh ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Vinh.


4


4. Giả thuyết khoa học
Có thể nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy tiếng Anh ở các
trường THPT trên địa bàn thành phố Vinh nếu đề xuất và thực hiện được
đồng bộ các giải pháp quản lý có tính khoa học và khả thi.
5. Nhiệm vụ nghiên cúu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo
viên dạy tiếng Anh ở các trường THPT.
5.2. Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ
giáo viên dạy tiếng Anh ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh
Nghệ An.
5.3. Đề xuất và thăm dò tính cần thiết và khả thi của một số giải pháp quản
lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy tiếng Anh ở các trường THPT
trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Đe tài tập trung khảo sát thực trạng quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ GV
dạy tiếng Anh ở 3 trường THPT công lập trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh
Nghệ An. Đó là các trường: Huỳnh Thúc Kháng: Hà Huy Tập; Lê Viết Thuật.
- Thời gian khảo sát: Từ 11/2012 đến 8/2013
- Thời gian áp dụng các giải pháp được đề xuất: Từ 2013 đến 2015
7. Phương pháp nghiên cúu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Phương pháp phân tích - tổng
hợp; phân loại - hệ thống hóa các tài liệu lý luận có liên quan để xây dựng cơ
sở lý luận của đề tài.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn nhằm xây dựng cơ sở thực tiễn
của đề tài. Cụ thể:
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục



5

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia.
7.3. Phương pháp thống kê toán học để xử lý các số liệu thu thập được thông
qua các phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
8. Dóng góp mói của đề tài
- về mặt lý luận: Hệ thống hóa các vấn đề lí luận liên quan đến chất lượng
và quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THPT nói chung và đội ngũ
giáo viên tiếng Anh THPT nói riêng.
- về mặt thực tiễn: Khảo sát tương đối toàn diện thực trạng quản lý nâng
cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiếng Anh THPT trên địa bàn thành phố
Vinh và đề xuất được một số giải pháp quản lý cơ bản có cơ sở khoa học và
có tính khả thi để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy tiếng Anh ở các
trường THPT trên địa bàn thành phố Vinh.
Đề tài còn là tài liệu tham khảo có giá trị đối với công tác quản lý nâng cao
chất lượng đội ngũ giáo viên dạy tiếng Anh trong giai đoạn hiện nay.
9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung của luận văn được bố trí trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2: Thực trạng quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
dạy tiếng Anh ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
Chương 3: Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo
viên dạy tiếng Anh ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh
Nghệ An


6


CHƯƠNG 1
Cơ SỞ LÝ LUẬN CỦA DÈ TÀI
1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đã được các nhà nghiên
cứu trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu và đều thống nhất có chung
quan điểm cho rằng đội ngũ nhà giáo đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp
giáo dục và phát triển giáo dục của mỗi quốc gia.
1.1.1. Các nghiên cún ở nước ngoài
Các nhà nghiên cứu giáo dục của đất nước Xô Viết trước đây đã có
nhiều tác phẩm nổi tiếng về công tác quản lý trường học. Có thể kế đến "Một
số kinh nghiêm lãnh đạo của hiệu trưởng trường phổ thông” của V.A.
Xukhomlinxki; "Tổ chức lao động của người hiệu trưởng” của Jaxapob;
"Những vấn đề quản lý trường học” của P.V.Zimin, M.I.Kondakop, N.I.
Saxerdolop; ....
Trong đó, P.V.Zimin, M.I.Kondakop, N.I.Saxerdolop đã đi sâu nghiên
cứu về lãnh đạo công tác giảng dạy, giáo dục nhà trường và xem đây là khâu
then chốt của hoạt động quản lý của người hiệu trưởng. [39, Tr.28]
"Hiệu trưởng phải biết lựa chọn đội ngũ giáo viên bằng nhiều nguồn
khác nhau và bồi dưỡng họ trở thành những giáo viên tốt theo tiêu chuẩn nhất
định, bằng những biện pháp khác nhau.”[14, Tr.13]
Nghiên cứu về quản lý ở bậc phố thông, trong tác phẩm "Một số kinh
nghiệm lãnh đạo của hiệu trưởng trường phố thông” V.A.Xukhomlinxki đã
khẳng định: Xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là một trong những
nhiệm vụ hết sức quan trọng. Để bồi dưỡng giáo viên thì tổ chức dự giờ và
phân tích sư phạm tiết dạy là việc làm không thê thiếu. V.A.Xukhomlinxki đã


7

chỉ rõ thực trạng yếu kém của việc phân tích sư phạm bài dạy. Từ thực trạng

đó, tác giả đã đưa ra nhiều cách phân tích bài dạy cho giáo viên.
Qua phân tích các tác phâm trên, chúng ta nhận thấy rằng các tác giả đều
đã khăng định việc xây dựng được một đội ngũ giáo viên tâm huyết với nghề
nghiệp, có trình độ chuyên môn vững vàng, luôn phát huy tính sáng tạo trong
lao động và tạo ra khả năng ngày càng hoàn thiện tay nghề sư phạm là yếu tố
quyết định thành công trong quản lý đội ngũ giáo viên của người hiệu trưởng.
Và các nhà nghiên cứu thống nhất: Việc xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo
viên là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong những nhiệm vụ của hiệu trưởng.
1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước
ơ Việt Nam, vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đã được sự
quan tâm của Đảng, của Nhà nước, của ngành giáo dục và của toàn xã hội. Đảng
và nhà nước ta luôn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là
đầu tư cho sự phát triển. Việc nâng cao chất lượng đội ngũ, chất lượng dạy học
và giáo dục là một trong những mục tiêu quan trọng trong chiến lược đổi mới
giáo dục ở nước ta hiện nay. Đã có rất nhiều nhà sư phạm tiến hành nghiên cứu
một cách toàn diện các vấn đề về vị trí, vai trò của công tác bồi dưỡng giáo viên,
ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng dạy học hiện nay. Có thế kê đến một số tác
giả như Phạm Minh Hạc (1986) với tác phẩm "Một số vấn đề giáo dục và khoa
học giáo dục" (NXB Khoa học Giáo dục); Trần Kiểm (2008) với tác phẩm
"Khoa học quản lý giáo dục - một số vấn đề lý luận và thực tiễn" (NXB Đại học
sư phạm, Hà nội); Bùi Minh Hiền (chủ biên), Đặng Quốc Bảo, Vũ Ngọc Hải
(2006) với "Quản lý giáo dục" (NXB Đại học sư phạm, Hà nội); Trần Bá Hoành
(2006) với "Vấn đề giáo viên - những nghiên cứu lí luận và thực tiễn" (NXB Đại
học Sư phạm, Hà Nội); Thái Văn Thành (2007) với tác phẩm "Quản lý giáo dục
và quản lý nhà trường" (NXB Đại học Huế)...


8

Nhiều công trình khoa học nghiên cứu những góc độ khác nhau của

việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở các cấp học, bậc học, ngành
học. ơ các trường Đại học và các Viện nghiên cứu đã có nhiều đề tài luận văn
nghiên cứu về các đề tài quản lý đội ngũ giáo viên. Ở Đại học Vinh, gần đây
đã có một số đề tài nghiên cứu bảo vệ luận văn Thạc sỹ, trong đó phải kể đến
các đề tài như: "Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo
viên các trường THPT thị xã Thái Hòa, tinh Nghệ An” của tác giả Nguyễn
Văn Cường, Luận văn Thạc sỹ khoa học chuyên ngành quản lý giáo dục, Đại
học Vinh, 2009; "Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo
viên các trường trung cấp chuyên nghiệp quận Thanh Xuân, Thành phố Hà
Nội” của tác giả Nguyễn Hồng Hải, Luận văn Thạc sỹ khoa học chuyên
ngành quản lý giáo dục, Đại học Vinh, 2010; "Một số giải pháp quản lý nâng
cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trường THPT huyện Hậu lộc, tỉnh Thanh
Hoá” của tác giả Trần Thị Huệ, Luận văn Thạc sỹ khoa học chuyên ngành
quản lý giáo dục, Đại học Vinh, 2011... . Các đề tài luận văn đó đã được đánh
giá cao và đã được áp dụng trong phạm vi các cơ sở giáo dục ở các địa
phương khác nhau.
Việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy tiếng Anh cũng đã được
một số tác giả nghiên cứu. Có thể nêu ví dụ:
1. "Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên giảng dạy
tiếng Anh THCS thị xã Hà Tĩnh" của tác giả Trần Thị Thanh Hà, Luận văn
Thạc sỹ khoa học chuyên ngành quản lý giáo dục, Đại học Vinh, 2006.
2. "Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy
tiếng Anh tại các trường THPT tỉnh Thanh Hóa" của tác giả Nguyễn Anh
Tuấn, Luận văn Thạc sỹ khoa học chuyên ngành quản lý giáo dục, Đại học
Vinh, 2010.


9

Tuy nhiên, chưa có tác giả nào và công trình nghiên cứu khoa học giáo

dục nào nghiên cứu về giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ GV
tiếng Anh của các trường THPT trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục và quản lý nhà trường
1.2.1.1. Quản lý
Khái niệm quản lý được hình thành từ xa xưa, khi loài người xuất hiện
sự hợp tác phân công lao động. Từ nhu cầu hướng đến hiệu quả tốt hơn, năng
suất cao hơn trong sự hợp tác lao động của cộng đồng đòi hỏi phải có sự chỉ
huy, phối hợp, phân công, kiêm tra, điều chỉnh... Do đó xuất hiện vai trò
người quản lý.
C.Mac đã viết: "Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động
chung nào đó tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng dẫn đến
một sự chỉ đạo đế điều hoà những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức
năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự
vận động của những khí quan độc lập của nó. Một người độc tấu vĩ cầm tự
mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng”.
[37, Tr.480]
về khái niệm quản lý có nhiều cách định nghĩa khác nhau:
Theo Từ điển Tiếng Việt: “Quản lý là tổ chức, điều khiển và theo dõi
thực hiện như đường lối của chính quyền quy định”[21, Tr.699]
Theo Từ điển Tiếng Anh Oxíòrd Advanced Learnerìs Dictionary:
“Quản lý là chỉ huy và điều khiển một công việc hay một tố chức”
Trong cuốn "Những vấn đề cốt yếu của quản lý" hai tác giả Harold
Koontz và Cyril J. 0'Donnell đã phát biểu: "Có lẽ không có lĩnh vực hoạt
động nào của con người quan trọng hơn là công việc quản lý, bởi vì mọi nhà
quản lý ở mọi cấp độ và trong mọi cơ sở đều có một nhiệm vụ cơ bản là thiết


10


kế và duy trì một môi trưừng mà trong đó các cá nhân làm việc với nhau trong
các nhóm có thể hoàn thành các nhiệm vụ và các mục tiêu đã định”.
“Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thẻ quản lý
tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra” [18, Tr.15]
"Quản lý là quá trình thực hiện các công việc xây dựng kế hoạch hành
động (bao gồm cả xác định mục tiêu cụ thể, chế định kế hoạch, quy định tiêu
chuẩn đánh giá và thể chế hóa), sắp xếp tố chức (bố trí tổ chức, phối hợp nhân
sự, phân công công việc, điều phối nguồn lực tài chính và kỹ thuật...), chỉ đạo,
điều hành, kiểm soát và đánh giá kết quả, sửa chữa sai sót (nếu có) để đảm
bảo hoàn thành mục tiêu của tổ chức đề ra"[20, Tr.6]
Những định nghĩa trên đây tuy khác nhau về cách diễn đạt, nhưng đều
gặp nhau ở quan niệm: Quản lý là sự tác động có tô chức, có mục đích, có kế
hoạch của chủ thế quản lý lên đổi tượng quản lý bằng các qiỉyết định, các cơ
chế chỉnh sách và phàm chất uy tín của cơ quan quản lý hay của người quản
lý nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra một cách có hiệu quả nhất.
Quản lý có các chức năng cơ bản như sau:
- Chức năng kế hoạch: Là quá trình xác định các mục tiêu và quyết
định những biện pháp tốt nhất đế thực hiện mục tiêu đó. Đây là chức năng đầu
tiên của một quá trình quản lý, nó có vai trò khỏi đầu, định hướng cho toàn bộ
các hoạt động của mọi quá trình quản lý và là cơ sở để huy động tối đa các
nguồn lực cho việc thực hiện các mục tiêu và là căn cứ cho việc kiểm tra,
đánh giá quá trình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chức, đơn vị và từng
cá nhân.
- Chức năng tổ chức: Là quá trình phân phối và sắp xếp nguồn nhân lực
theo những cách thức nhất định để đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu đã đề
ra. Đây là chức năng thứ hai trong quá trình quản lý, nó có vai trò hiện thực
hóa các mục tiêu của tổ chức và đặc biệt là có khả năng tạo ra sức mạnh mới


11


của tổ chức, cơ quan, đưn vị, thậm chí của cả hệ thống nếu việc phân phối,
sắp xếp nguồn nhân lực được khoa học và hợp lý.
- Chức năng chỉ đạo: Sau khi kế hoạch đã được lập, cơ cấu bộ máy đã
hình thành, nhân sự đã được tuyển dụng thì phải có quá trình tác động chỉ
đạo. Chỉ đạo bao hàm cả việc liên kết các thành viên và động viên họ hoàn
thành nhiệm vụ. Chức năng chỉ đạo là cơ sở đế phát huy các động lực cho
việc thực hiện các mục tiêu quản lý và góp phần tạo nên chất lượng và hiệu
quả cao của các hoạt động.
- Chức năng kiểm tra: Là chức năng của quản lý nhằm đánh giá, phát
hiện và điều chỉnh kịp thời giúp cho hệ quản lý vận hành tối ưu, đạt mục tiêu
đề ra. Kiểm tra là nhằm xác định kết quả thực tế so với yêu cầu tiến độ và
chất lượng vạch ra trong kế hoạch, phát hiện những sai lệch, đề ra những biện
pháp uốn nắn điều chỉnh kịp thời. Kiểm tra không chỉ là giai đoạn cuối cùng
của chu trình quản lý, mà luôn cần thiết trong suốt từ đầu đến cuối quá trình
thực thi kế hoạch.
Theo hình thức, quá trình quản lý được diễn ra tuần tự từ chức năng kế
hoạch đến các chức năng tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra. Song trong thực tế các
chức năng này đan xen, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình thực hiện. Chất xúc
tác và liên kết giữa các chức năng cơ bản này là thông tin quản lý và các
quyết định quản lý.
Thông tin quản lý là dữ liệu về việc thực hiện các nhiệm vụ đã được xử
lý giúp cho người quản lý hiểu đúng về đối tượng quản lý mà họ đang quan
tâm đê phục vụ cho việc đưa ra các quyết định quản lý cần thiết trong quá
trình quản lý. Thông tin quản lý không những là tiền đề của quản lý mà còn là
huyết mạch quan trọng để nuôi dưỡng quá trình quản lý. Nó là cơ sở để người
quản lý đưa ra những quyết định đúng đắn, kịp thời và có hiệu quả.


12


1.2.1.2. Quản lý giáo dục
Trên cơ sở của khoa học quản lý, xuất hiện nhiều hoạt động quản lý
chuyên ngành, trong đó có quản lý giáo dục. Các nhà nghiên cứu về lĩnh vực
quản lý giáo dục đưa ra nhiều định nghĩa về quản lý giáo dục. Có thể nêu ra
một số định nghĩa như sau:
Trong tác phẩm “Cơ sở lý luận của khoa học quản lý giáo dục” của
M.I. Kônđacốp, chuyên gia giáo dục Liên Xô cũ đã định nghĩa: Quản lý giáo
dục là tập hợp những biện pháp tổ chức, phương pháp cán bộ, kế hoạch hoá
v.v... nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống
giáo dục đê tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt chất lượng cũng
như số lượng.
PGS.TS. Phạm Khắc Chương cho rằng: “Quản lý giáo dục là hệ thống
tác động có mục đích, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm
cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện
được các tính chất của nhà trường XHCN Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là
quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục đến mục tiêu dự kiến
lên trạng thái mới về chất” [7, Tr.48]
"Quản lý giáo dục là những tác động có hệ thống, có mục đích, có kế
hoạch, hợp qui luật của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các
mắt xích của hệ thống giáo dục nhằm đảm bảo cho hệ thống giáo dục vận
hành bình thường và liên tục phát triển, mở rộng hệ thống cả về số lượng
cũng như chất lượng" [19, Tr. 189]
"Quản lý giáo dục theo nghĩa tống quan là hoạt động điều hành, phối hợp
các lực lượng xã hội nhằm đấy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu
phát triển xã hội. Ngày nay, với sứ mệnh phát triển giáo dục thường xuyên, xã
hội hoá giáo dục, công tác giáo dục không chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ mà cho
mọi người, tuy nhiên trọng tâm vẫn là thế hệ trẻ cho nên quản lý giáo dục



13

được hiểu là sự điều hành, điều chỉnh hoạt động của toàn bộ hệ thống giáo
dục quốc dân và các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm
thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và
hoàn thiện nhân cách công dân" [20, Tr.24]
Dựa trên những định nghĩa trên, chúng tôi cho rằng: quản lý giảo dục
là sự tác động củ ỷ thức, có mục đích của chủ thế quản lý tới đổi tượng quản
lý nhằm đưa hoạt động của hệ thong giáo dục đạt tới mục tiêu quản lý một
cách cỏ hiệu quả.
1.2.1.3. Quản lý nhà trường
Trường học là một tố chức giáo dục cơ sở trong đó diễn ra quá trình
đào tạo, giáo dục vói sự hoạt động tương tác của thầy và trò. Quản lý nhà
trường là quản lý giáo dục trong các nhà trường, các đơn vị giáo dục.
Theo tác giả Trần Kiêm: “Quản lý trường học được hiểu là một hệ
thống những tác động sư phạm hợp lý và có hướng đích của chủ thể quản lý
đến tập thể giáo viên, học sinh và phối hợp sức lực và trí tuệ của họ vào mọi
mặt hoạt động của nhà trường hướng vào hoàn thành có chất lượng và hiệu
quả mục tiêu dự kiến.” [22, Tr.27]
"Quản lý nhà trường là quản lý vi mô, nó là hệ thống con của quản lý
vĩ mô: Quản lý giáo dục. Quản lý nhà trường có thể hiểu là chuỗi tác động
hợp lý (có mục đích, tự giác, hệ thống, có kế hoạch) mang tính tổ chức - sư
phạm của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên và học sinh, đến những lực
lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm huy động họ cùng cộng tác,
phối hợp, tham gia vào mọi hoạt động của nhà trường nhằm làm cho quá trình
này vận hành tối ưu đế đạt được mục tiêu dự kiến." [36, Tr.7]
Như vậy, có thể hiểu rằng: Quản lý nhà tnrờng là hệ thong những tác
động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thế quản lý nhà trường
đến khách thế quản lý nhà tnrờng (giáo viên, nhãn viên, học sinh, cha mẹ học



14

sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường) nhằm làm cho các
hoạt động giáo dục và dạy học của nhà trường đạt tới mục đích giáo dục,
ngày càng phát triến bển vững.
1.2.2. Giáo viên và đội ngũ giáo viên THPT
1.2.2.1. Giáo viên
Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: "Giáo viên là những người dạy học ở
các trường phổ thông'’ [21, Tr.362]
Theo Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phố thông và
trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành ngày 28/3/2011: "Giáo viên
trường trung học là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường"
Điều 70, Luật Giáo dục 2005, quy định: “Nhà giáo là người làm nhiệm
vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, các cơ sở giáo dục khác... Nhà giáo
giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề
nghiệp gọi là giáo viên.”
1.2.2.2. Đội ngũ giáo viên
Muốn hiểu khái niệm đội ngũ giáo viên trước hết cần hiểu thế nào là
đội ngũ? Có nhiều quan niệm và cách hiểu khác nhau về đội ngũ
Từ đién Bách khoa Việt Nam đã định nghĩa: "Đội ngũ là khối đông
người cùng chức năng hoặc nghề nghiệp được tập hợp và tổ chức thành một
lực lượng" hoặc "Đội ngũ là tập họp gồm một số đông người cùng chức năng,
nhiệm vụ hoặc nghề nghiệp hợp thành lực lượng hoạt động trong hệ thống."
Theo Gaston Courtois: "Đội ngũ là một nhóm người họp lại bởi một
mối liên hệ hữu cơ, tức là đế phục vụ cho một công việc, một mục đích
chung." [6, Tr. 158]
Khái niệm đội ngũ tuy có các cách hiểu khác nhau, nhưng đều có chung
một điểm, đó là: Một nhóm người được tổ chức và tập hợp thành một lực



15

lượng, để thực hiện một hay nhiều chức năng, có thể cùng hay không cùng
nghề nghiệp, nhưng đều có chung một mục đích nhất định.
Như vậy có thể nói: Đội ngũ là một tập thể gồm có nhiều người có
cùng lý tưởng, cùng mục đích, làm việc theo sự chỉ huy thống nhất, có kế
hoạch, gắn bó với nhau về quyền lợi vật chất cũng như tinh thần.
Từ khái niệm đội ngũ chúng ta có thể coi đội ngũ giáo viên là một tập
hợp những người làm nghề dạy học - giáo dục trong các nhà trường, được tổ
chức thành một lực lượng, cùng chung một nhiệm vụ, có đầy đủ các tiêu
chuẩn của một Nhà giáo, cùng thực hiện các nhiệm vụ và được hưởng các
quyền lợi theo Luật Giáo dục và các Luật khác được Nhà nước quy định.
Đội ngũ giáo viên THPT là một tập hợp những người làm nghề dạy học
- giáo dục trong các trường THPT, được tố chức thành một lực lượng, cùng
chung một nhiệm vụ, có đầy đủ các tiêu chuân của một Nhà giáo, cùng thực
hiện các nhiệm vụ và được định hưởng các quyền lợi theo Luật Giáo dục và
các Luật khác được Nhà nước quy định.
1.2.3. Chat lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên THPT
1.2.3.1. Chat lượng
Chất lượng là một khái niệm khá trìu tượng, đa chiều, đa nghĩa. Có
nhiều quan niệm khác nhau về chất lượng.
- Theo Từ điển Tiếng Việt, chất lượng là "cái tạo nên phẩm chất, giá trị
của một con người, sự vật, sự việc"
- Theo Từ điển Tiếng Việt thông dụng, chất lượng là "cái làm nên phẩm
chất, giá trị của sự vật hoặc là cái tạo nên bản chất của sự vật, làm cho sự vật
này khác với sự vật kia."
- Theo tiêu chuẩn Pháp - NFX 50-109, chất lượng là "tiềm năng của
một sản phấm hay dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu người sử dụng"



16

- Theo Oxford Pocket Dictionary, chất lượng là "mức hoàn thiện, là đặc
trưng so sánh hay đặc trưng tuyệt đối, dấu hiệu đặc thù, các dữ kiện, các
thông số cơ bản."
- Theo ISO 9000-2000, chất lượng là "mức độ đáp ứng các yêu cầu của
một tập họp các đặc tính vốn có."
- "Chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu”
Qua các quan niệm đã nêu trên ta có thê hiêu rằng bất cứ sự vật, hiện
tượng nào trong tự nhiên, xã hội đều có chất của nó. Chất lượng của sự vật là
tổng hợp những tính qui định, những thuộc tính, những đặc điểm cấu trúc
khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng, chỉ rõ nó là cái gì và làm cho nó
khác với cái khác.
Tóm lại: Khái niệm chất lượng phản ánh mặt vô cùng quan trọng của
sự vật, hiện tượng và quá trình của thế giói khách quan. Chất lượng chính là
cái làm cho những vật thể này khác với những vật thể khác.
1.2.3.2. Chất lượng đội ngũ giáo viên
Từ quan niệm về chất lượng đã nêu ở trên ta thấy chất lượng đội ngũ
giáo viên là toàn bộ thuộc tính, những đặc điểm của đội ngũ giáo viên. Những
thuộc tính, cấu trúc này gắn bó với nhau trong một tống thê thống nhất tạo
nên giá trị và sự tồn tại của đội ngũ, làm cho đội ngũ giáo viên khác với đội
ngũ khác.
Chất lượng đội ngũ giáo viên được tạo nên bởi 5 yếu tố sau: số lượng
thành viên trong đội ngũ; Cơ cấu đội ngũ; Phẩm chất của đội ngũ; Trình độ
của đội ngũ và năng lực của đội ngũ
a) Số lượng đội ngũ giáo viên: là biểu thị về mặt định lượng của đội
ngũ, nó phản ánh quy mô lớn, bé, to, nhỏ của đội ngũ.
b) Cơ cấu đội ngũ giáo viên
Cơ cấu, như từ điển Tiếng Việt xác định: “Là cách tổ chức các thành



17

phần nhằm thực hiện chức năng của chỉnh thể”. Cơ cấu đội ngũ giáo viên có
thể hiểu đó là cấu trúc bên trong của đội ngũ, là một thể hoàn chỉnh, thống
nhất thể hiện ở các cơ cấu thành phần sau:
+ Cơ cấu chuyên môn (hay còn gọi là cơ cấu bộ môn): Đó là tình hình
về tỷ lệ giáo viên của các môn hiện có ở trường, sự thừa thiếu giáo viên ở mỗi
môn học. Điều quan trọng của công tác quản lý là cần xác định tỷ lệ giáo viên
hợp lý giữa các tố chuyên môn với quy mô, nhiệm vụ của trường.
I Cơ cấu lứa tuổi: Phải đảm bảo sự cân đối giữa các thế hệ của đội ngũ
để có thể vừa phát huy được tính hăng hái, năng động của tuổi trẻ vừa khai
thác được vốn kinh nghiệm nghề nghiệp của người lớn tuối hơn.
+ Cơ cấu giới tính: Là đảm bảo tỷ lệ thích hợp giữa giáo viên nam và
giáo viên nữ.
c) Phâm chất của đội ngũ giáo viên
Phẩm chất đội ngũ là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết
định chất lượng đội ngũ giáo viên.
Theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học
phổ thông (Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22
tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) người GV phải
đảm bảo được tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống như sau:
- về phâm chất chính trị: Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; chấp hành
đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham
gia các hoạt động chính trị - xã hội; thực hiện nghĩa vụ công dân.
- về đạo đức nghề nghiệp: Yêu nghề, gắn bó với nghề dạy học; chấp
hành Luật Giáo dục, điều lệ, quy chế, quy định của ngành; có ý thức tổ chức
kỉ luật và tinh thần trách nhiệm; giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà
giáo; sống trung thực, lành mạnh, là tấm gương tốt cho học sinh.



18

- Cách ứng xử với học sinh: Thương yêu, tôn trọng, đối xử công bằng
với học sinh, giúp học sinh khắc phục khó khăn để học tập và rèn luyện tốt.
- Ưng xử với đồng nghiệp: Đoàn kết, hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp;
có ý thức xây dựng tập thể tốt để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục.
- về lối sống, tác phong: Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với
bản sắc dân tộc và môi trường giáo dục; có tác phong mẫu mực, làm việc
khoa học.
d) Trình độ của đội ngũ giáo viên
Trong từ điển Tiếng Việt, trình độ được hiểu là “Mức độ về sự hiểu
biết về kỹ năng được xác định hoặc đánh giá theo một tiêu chuẩn nhất định
nào đó”.
Trình độ của đội ngũ giáo viên, đó chính là hệ thống tri thức mà giáo
viên cần nắm bao gồm những tri thức liên quan đến bộ môn, những hiểu biết
của họ về các ngành khoa học khác cùng các tri thức công cụ như ngoại ngữ,
tin học, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu khoa học, lô gíc học...
Theo quy định của Luật giáo dục năm 2005 thì trình độ chuẩn được đào
tạo của giáo viên là:
- Có bằng tốt nghiệp Trung cấp sư phạm đối với giáo viên mầm non,
giáo viên tiểu học.
- Có bằng tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp Cao
đăng và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên THCS.
- Có bằng tốt nghiệp Đại học sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp Đại học
và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên THPT.
- Có bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề, Cao đắng nghề hoặc là nghệ
nhân, công nhân kỹ thuật có tay nghề cao đối với giáo viên hướng dẫn thực
hành ỏ cơ sở dạy nghề.



19

- Có bằng tốt nghiệp Đại học sư phạm hoặc bằng tốt nghiệp Đại học
khác và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên Trung
học chuyên nghiệp.
e) Năng lực của đội ngũ giáo viên
Theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học
phổ thông (Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22
tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) người giáo viên
phải đảm bảo được các tiêu chuẩn về các năng lực:
- Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục.
- Năng lực dạy học.
- Năng lực giáo dục.
- Năng lực hoạt động chính trị, xã hội.
- Năng lực phát trién nghề nghiệp.
Như vậy, khi nói đến chất lượng đội ngũ giáo viên chúng ta phải đề cập
đến cả năm yếu tố nêu trên. Mỗi yếu tố đều có vị trí, tầm quan trọng đặc biệt
và giữa chúng có mối quan hệ hữu cơ, tác động qua lại lẫn nhau, nương tựa
vào nhau hợp thành một hệ thống hoàn chinh giúp cho đội ngũ giáo viên tồn
tại, phát triển và có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
1.2.4. Quản lý nâng cao chất lượng đội ngủ giáo viên
Là hệ thống các tác động có mục đích của nhà quản lý đến đội ngũ giáo
viên nhằm làm cho đội ngũ này không ngừng phát triển về số lượng, cơ cấu,
phẩm chất, đặc biệt là trình độ, năng lực để đáp ímg được với yêu cầu thực
hiện các mục tiêu giáo dục đã đề ra.
Nội dung của quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên có thê tiếp
cận theo các chức năng quản lý kết hợp với các hoạt động phát triến nguồn
nhân lực trong giáo dục. Theo chúng tôi đó là:

- Điều tra về thực trạng đội ngũ GV


20

- Lập kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ GV
- Tổ chức thực hiện kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ GV
- Chỉ đạo thực hiện kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ GV
- Kiếm tra, đánh giá chất lượng đội ngũ GV
- Thi đua, khen thưởng đội ngũ GV
1.2.5. Giải pháp và giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo
viên THPT
1.2.5.1. Giải pháp
Theo Từ điến Tiếng Việt thì “giải pháp” có nghĩa là: cách giải quyết
inột vấn đề, tìm giải pháp cho từng vấn đề.
Như vậy, nói đến giải pháp là nói đến phưcmg pháp giải quyết một vấn
đề cụ thể nào đó, là cách thức tác động nhằm thay đổi, chuyển biến một hệ
thống, một quá trình, một trạng thái nhất định, nhằm đạt được mục đích hoạt
động. Giải pháp càng thích họp, càng tối ưu thì những vấn đề đặt ra càng
được giải quyết nhanh chóng. Nhưng đế có các giải pháp tốt cần phải xuất
phát trên những cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn tin cậy.
1.2.5.2. Giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THPT
Giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THPT là hệ
thống những phương pháp, cách thức tác động của quản lý nhằm làm cho đội
ngũ giáo viên THPT đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu,
đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục đào tạo.
1.3. Các yêu cầu cơ bản đối với chất lượng đội ngũ giáo viên dạy tiếng
Anh ở trường THPT
1.3.1. Vị trí, vai trò, nhiệm vụ của người giáo viên THPT
1.3.1.1. Vị trí, vai trò của người giáo viên

Người thầy giáo ở thời đại nào cũng được xã hội tôn vinh và luôn được
coi trọng: “Không thầy đố mày làm nên”, “Muốn sang thỉ bắc cầu Kiều, muốn


21

con hay chữ thì yêu lấy thầy”, “Nhất tự vi sự, bán tự vi sư”... Trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ đất nước, Đảng, Nhà nước ta xem đội ngũ giáo viên là lực
lượng nòng cốt của sự nghiệp giáo dục, giáo viên là người chiến sỹ trên mặt
trận tư tưởng - văn hóa. Đó là những người truyền thụ cho thế hệ trẻ lý tưởng
và đạo đức cách mạng, tinh hoa văn hóa của dân tộc và của loài người, dạy
cho các em tri thức khoa học và kỹ năng nghề nghiệp. Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã đánh giá cao vai trò của người giáo viên: “Thầy tốt thì ảnh hưởng tốt, thầy
xấu thì ảnh hưởng xấu” [26, Tr.85]
Giáo viên THPT là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục của bậc học
bởi đó là những người trực tiếp đảm nhiệm công tác giáo dục, giảng dạy học
sinh của cấp trung học phổ thông. Họ là những người lao động trí óc chuyên
nghiệp, có kiến thức chuyên môn, có kỹ năng sư phạm; là nguồn nhân lực đặc
biệt của giáo dục - vừa trực tiếp tham gia lao động, vừa góp phần đào tạo
nguồn nhân lực cho xã hội. Để dạy học có hiệu quả, họ phải nắm vững tri
thức khoa học của bộ môn đồng thời cả tri thức về giáo dục học, tâm lý học,
lý luận dạy học cũng như các khoa học khác cần thiết cho hoạt động giáo dục
học sinh.
Trong bối cảnh khoa học, kỹ thuật, công nghệ đang phát triên rất
nhanh hưứng tới kinh tế tri thức và xã hội học tập, người giáo viên nói
chung và giáo viên THPT nói riêng phải đảm nhận một vai trò, chức năng
ngày càng to lớn và quan trọng hơn. Họ không chỉ là người truyền đạt tri
thức mà phải là người tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, gợi mở, cố vấn, trọng tài
cho các hoạt động học tập tìm tòi, khám phá, giúp học sinh tự lực chiếm lĩnh
kiến thức mới. Giáo viên trước hết phải là nhà giáo dục có năng lực phát

triển ở học sinh về cảm xúc, thái độ, hành vi, bảo đảm người học làm chủ
được và biết ứng dụng hợp lý tri thức học được vào cuộc sống. Giáo dục
phải quan tâm đến sự phát triển ở học sinh ý thức về các giá trị đạo đức, tinh


22

thần, thẩm mỹ; vừa phát triển những giá trị truyền thống vừa sáng tạo những
giá trị mới thích nghi với thời đại. về mặt này, không có gì có thể thay thế
được vai trò của người giáo viên.
1.3.1.2. Nhiệm vụ của giáo viên trường trung học phô thông
Điều 31, Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phố thông và
trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành ngày 28/3/2011 quy định nhiệm
vụ của giáo viên trường trung học như sau:
- Giáo viên bộ môn có những nhiệm vụ sau đây:
+ Dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch giáo dục, kế hoạch
dạy học của nhà trường theo chế độ làm việc của giáo viên do Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo quy định; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục
do nhà trường tố chức; tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn; chịu trách
nhiệm về chất lượng, hiệu quả giáo dục; tham gia nghiên cứu khoa học sư
phạm ímg dụng;
I Tham gia công tác phổ cập giáo dục ở địa phương;
+ Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp
vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục; vận dụng các
phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng
tạo, rèn luyện phương pháp tự học của học sinh;
I Thực hiện Điều lệ nhà trường; thực hiện quyết định của Hiệu trưởng,
chịu sự kiêm tra, đánh giá của Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục;
+ Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước
học sinh; thương yêu, tôn trọng học sinh, đối xử công bằng với học sinh, bảo

vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng
nghiệp; tạo dựng môi trường học tập và làm việc dân chủ, thân thiện, hợp tác,
an toàn và lành mạnh;


23

+ Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên khác, gia đình học
sinh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong
Hồ Chí Minh trong dạy học và giáo dục học sinh;
I Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
- Giáo viên chủ nhiệm, ngoài các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 của
Điều này, còn có những nhiệm vụ sau đây:
I Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội
dung, phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc diêm học
sinh, với hoàn cảnh và điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp
và của từng học sinh;
+ Thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng;
+ Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, với các giáo viên bộ môn,
Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên quan
trong việc hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh
lớp mình chủ nhiệm và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng
phát triển nhà trường;
+ Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học; đề
nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh; đề nghị danh sách học sinh được lên
lớp thẳng, phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ
hè, phải ở lại lóp; hoàn chỉnh việc ghi số điểm và học bạ học sinh;
+ Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp vói Hiệu
trưởng.
- Giáo viên làm công tác Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là

giáo viên trung học được bồi dưỡng về công tác Đoàn thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh: có nhiệm vụ tố chức, quản lý các hoạt động của tổ chức Đoàn
trong nhà trường.


24

- Giáo viên làm công tác tư vấn cho học sinh là giáo viên trung học
được đào tạo hoặc bồi dưỡng về nghiệp vụ tư vấn; có nhiệm vụ tư vấn cho
cha mẹ học sinh và học sinh đế giúp các em vượt qua những khó khăn gặp
phải trong học tập và sinh hoạt.
1.3.2. Yêu cầu về so lượng, cơ cẩu của đội ngũ giáo viên dạy tiếng Anh ở
trường THPT
Căn cứ thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo ban hành quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ
thông, mỗi giáo viên tiếng Anh, cũng như các giáo viên khác, phải đảm bảo
dạy đủ 17 tiết/tuần tính cả công tác kiêm nhiệm. Theo quy định của môn tiếng
Anh là 3 tiết/lớp/tuần thì GV tiếng Anh phải dạy ít nhất là 5 lớp/tuần và làm
thêm một vài tiết kiêm nhiệm mới đú cơ số tiết theo quy định.
Chất lượng của đội ngũ giáo viên dạy tiếng Anh THPT sẽ được đảm
bảo nếu cấu trúc bên trong của nó có sự cân đối về cơ cấu lứa tuổi và cơ cấu
giới tính. Cân đối về độ tuổi và thâm niên công tác để vừa phát huy được sự
năng động, sức bật của tuổi trẻ vừa tận dụng được kinh nghiệm trong giảng
dạy và giáo dục của những người lớn tuổi. Cơ cấu giới tính ảnh hưởng nhiều
đến các hoạt động trong nhà trường. Giáo viên nữ nhiều sẽ khó khăn hơn bởi
họ còn vướng bận chuyện gia đình, con nhỏ...
1.3.3. Yêu cầu về phâm chất, trình độ, năng lực của đội ngũ GV dạy tiếng
Anh ở trường THPT
Bộ Giáo dục - Đào tạo đã ban hành bộ Chuẩn nghề nghiệp giáo viên
trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông làm thước đo phâm chất và

năng lực nhà giáo trong các trường trung học. Đẻ hoàn thành được nhiệm vụ,
giáo viên tiếng Anh cũng phải đạt được các yêu cầu cơ bản về phẩm chất
chính trị, đạo đức, lối sống; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.


25

Trên cơ sở quy định của Luật Giáo dục 2005 và Điều lệ trường trung
học, việc quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiếng Anh THPT phải
đảm bảo đê mọi giáo viên đạt được các yêu cầu sau:
- Có phẩm chất chính trị, đạo đức, tư tưởng tốt.
- Đạt trình độ chuân về đào tạo của cấp học (có bằng cử nhân sư phạm
tiếng Anh hoặc bằng đại học chuyên ngành tiếng Anh và có chứng chỉ bồi
dưỡng nghiệp vụ sư phạm) và một bộ phận đạt trình độ trên chuẩn (16,6%).
Trình độ giáo viên tiếng Anh phổ thông nói chung và giáo viên tiếng
Anh cấp THPT nói riêng phải đạt chuẩn theo khung năng lực ngôn ngữ (Giáo
viên phải có trình độ đại học chuyên ngành sư phạm tiếng Anh trở lên với
trình độ năng lực tiếng Anh tương đương cấp độ B2 trở lên của Khung Tham
chiếu Chung Châu Âu về ngôn ngữ - tương đương bậc 4 của khung năng lực
ngoại ngữ và tương đương vói trình độ TOEFL 550 hoặc IELTS 6.0)
- Đảm bảo chất lượng về chuyên môn, nghiệp vụ: có kiến thức đầy đủ,
sâu sắc, toàn diện, có khả năng sử dụng thành thạo tiếng Anh, có phương
pháp và kỹ năng giảng dạy tiên tiến, thực hiện giảng dạy có hiệu quả chương
trình Tiếng Anh THPT theo quy định.
1.4. Một số vấn đề về quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ GV dạy tiếng
Anh ở trường THPT
1.4.1. Tầm quan trọng của việc quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo
viên dạy tiếng Anh ở trường THPT
Nằm trong đội ngũ nhà giáo, giáo viên tiếng Anh của các trường THPT
cũng trực tiếp đảm nhiệm việc giáo dục học sinh và giảng dạy bộ môn tiếng

Anh; Họ cũng là những người lao động trí óc chuyên nghiệp, có kiến thức
chuyên môn về một hay một số ngôn ngữ nước ngoài, có kỹ năng sư phạm
phù hợp với tiêu chuẩn quy định; họ cũng là nhân tố quyết định chất lượng,
hiệu quả giáo dục, chất lượng, hiệu quả dạy học bộ môn của nhà trường, góp


26

phần hiện thực hoá các mục tiêu giáo dục.
Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi đất nước ta đang đứng tnrớc
thách thức to lớn là phải tìm ra con đường sáng tạo đế có thể hội nhập vào
khu vực và thế giới, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, xây dựng, phát triển đất nước trong thời đại bùng nố công nghệ thông tin
thì ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh thực sự trở thành công cụ giao tiếp cần
thiết, phương tiện thông tin nhạy bén và phong phú, được xem như là một một
năng lực phấm chất cần thiết về nhân cách của con người Việt Nam hiện đại
thì vai trò của người GV dạy tiếng Anh càng hết sức quan trọng. Vì vậy, công
tác quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ GV tiếng Anh có tầm quan trọng đặc
biệt, quyết định sự thành bại của việc nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần
vào việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao của đất nước.
1.4.2. Nội dung của quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy
tiếng Anh ở trường THPT
1.4.2.1. Điều tra về thực trạng đội ngũ GV dạy tiếng Anh ở trường THPT
Đây là một việc làm thực sự cần thiết trước khi đưa ra bất kỳ một quyết
định nào liên quan đến công tác quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo
viên. Việc điều tra nhằm đẻ biết một cách chính xác, cập nhật tất cả những
thông tin về thực trạng đội ngũ giáo viên dạy tiếng Anh ở các trường THPT,
bao gồm thực trạng về số lượng thành viên trong đội ngũ; Cơ cấu đội ngũ;
Phâm chất của đội ngũ; Trình độ của đội ngũ và năng lực của đội ngũ. Những
thông tin chính xác được cung cấp đến cho các nhà quản lý, giúp cho họ có

được cái nhìn tổng thê về đội ngũ GV dạy tiếng Anh trên địa bàn quản lý.
1.4.2.2. Lập kế hoạch năng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy tiếng
Anh ở trường THPT
Ke hoạch là đường lối, là cơ sở pháp lý của nhà trường, kế hoạch được
xây dựng trên cơ sở nhiệm vụ năm học của cấp trên. Hằng năm hiệu trưởng


×