Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Nhận dạng các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của quá trình tổ chức và sử dụng hệ thống kế toán trong điều kiện ứng dụng CNTT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.03 KB, 32 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA SAU ĐẠI HỌC
-----ooo0ooo-----

Đề tài 2: Nhận dạng các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của quá trình tổ chức và sử
dụng hệ thống kế toán trong điều kiện ứng dụng CNTT

Giáo viên hướng dẫn : Th.S Nguyễn Thị Bích Liên
Lớp

: Kế toán ngày – K20

Sinh viên nhóm 5 thực hiện
Trần Thị Hạnh Dung
Bùi Thi Thu Thảo
Nguyễn Thị Hoàng Oanh
Đặng Lê Khaly
Hà Phương Linh
Trần Ngọc Phúc
Nguyễn Hải Đăng
Trần Thị Mai Mỹ Phụng

Tp.HCM, tháng 03 năm 2011

:


LỜI MỞ ĐẦU
Chức năng cơ bản của kế toán là cung cấp thông tin về tình hình kinh kế,
tài chính trong doanh nghiệp cho các nhà quản lý. Việc thực hiện chức năng này


có tốt hay không, trước hết phụ thuộc vào tính thường xuyên, kịp thời và chính
xác của thông tin.
Ngày nay theo đà phát triển của công nghệ thông tin, việc đưa máy vi tính
vào sử dụng trong công tác kế toán đã tương đối phổ biến. Tin học hóa công tác
kế toán không chỉ giải quyết được vấn đề xử lý và cung cấp thông tin nhanh
chóng, thuận lợi mà nó còn làm tăng năng suất lao động của bộ máy kế toán, tạo
cơ sở để tinh giản bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động kế toán.
Tuy nhiên, thực tế việc sử dụng máy vi tính trong công tác kế toán ở các
doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn mang tính chất hình
thức, chưa phát huy hết khả năng của việc sử dụng máy.
Một số doanh nghiệp cho rằng khi ứng dụng tin học vào công tác kế toán
chi phí đầu tư sẽ rất cao, đòi hỏi phải có một phần mềm kế toán riêng và tất cả
các máy tính phải nối mạng để liên kết thành một hệ thống máy vi tính.
Trong khi đó, một số doanh nghiệp thì lại ít quan tâm đến vấn đề này, đặc
biệt có các doanh nghiệp chưa biết đến máy vi tính là gì, do điều kiện trang thiết
bị, cơ sở vật chất chưa cho phép, sự nhận thức và trình độ hiểu biết về tin học
còn hạn chế ở các đơn vị này, hơn nữa chưa thấy rõ được ý nghĩa tác dụng và
tính hiệu quả của việc sử dụng máy vi tính.
Đối với các doanh nghiệp đã sử dụng máy vi tính thì phạm vi và việc phát
huy tính năng tác dụng của máy cũng như trình độ ứng dụng máy vào công tác
kế toán rất khác nhau, có đơn vị chỉ dùng máy vi tính phục vụ cho công tác văn
phòng, hành chính để soạn thảo văn bản hoặc chỉ ứng dụng có tính chất riêng lẻ
từng công việc như : quản lý vật tư, quản lý lao động, tiền lương... Do vậy ở các
đơn vị này công việc kế toán vừa thực hiện bằng máy, vừa thực hiện thủ công.

Trang 2


Vấn đề ứng dụng máy vi tính vào công tác kế toán mới ở bước đầu và gặp
nhiều khó khăn. Đặc biệt là về mặt tư tưởng, vẫn có một số nhà quản lý cho rằng

khi ứng dụng tin học vào công tác kế toán phải đầu tư rất lớn về máy móc thiết
bị và về phần mềm.
Thực tế, việc ứng dụng tin học vào công tác kế toán ở các doanh nghiệp
chính là việc tổ chức công tác kế toán phù hợp với việc ứng dụng máy vi tính, và
phải đạt được sự gọn nhẹ của bộ máy kế toán, chứng từ cung cấp phải nhanh
chóng, chính xác lại bảo đảm tiết kiệm chi phí hơn khi chưa ứng dụng tin học.
Như vậy, đối với một doanh nghiệp có quy mô lớn, bộ máy kế toán bao
gồm nhiều nhân viên phụ trách các phần hành kế toán khác nhau, việc ứng dụng
máy vi tính sẽ đòi hỏi một phần mềm kế toán với hệ thống máy vi tính nối mạng
là chuyện cần thiết và nên đầu tư.
Nhưng đối với các doanh nghiệp nhỏ, bộ máy kế toán chỉ cần một hoặc
tối đa là bốn, năm nhân viên làm kế toán thì không cần đỏi hỏi phải có một hệ
thống máy vi tính nối mạng, không cần phải có một phần mềm kế toán riêng biệt
do một số chuyên gia lập trình. Thực tế, doanh nghiệp đó chỉ cần một vài máy vi
tính là có thể ứng dụng tin học vào công tác kế toán. Điều quan trọng là nhân
viên kế toán phải có một trình độ chuyên môn nhất định về vi tính.
Vì vậy, việc ứng dụng tin học vào công tác kế toán ở các doanh nghiệp có
ý nghĩa hết sức quan trọng để nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công tác
quản lý và là một nhu cầu khách quan, có tính hiệu quả lâu dài. Vấn đề còn lại là
bản thân các nhà quản lý phải có nhận thức và tầm nhìn phù hợp với yêu cầu
quản lý hiện đại và khả năng ứng dụng công nghệ tin học để xử lý và cung cấp
thông tin, từ đó có kế hoạch đầu tư phù hợp với khả năng thực tế của doanh
nghiệp.

Trang 3


CHƯƠNG 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1.


Hệ thống kế toán
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay để cạnh tranh được, các

doanh nghiệp phải tìm được cho mình một hướng đi hợp lý để tồn tại và phát
triển đó là tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả quản lý…thông qua
thông tin kế toán. Chính vì vậy, các doanh nghiệp muốn phát triển bền vững thì
đòi hỏi phải có bộ máy kế toán tốt, hiệu quả.
Tuy nhiên, để có một hệ thống kế toán tốt, doanh nghiệp cần phải đầu tư
không nhỏ do vậy, ít doanh nghiệp có khả năng hoặc dám đầu tư cho việc này.
Vì vậy, giải pháp hiện nay các doanh nghiệp thường dùng là thuê các kế toán
viên có nghiệp vụ giỏi làm ngoài giờ hoặc thuê kế toán làm bán thời gian hay
làm ngoài giờ hành chính với chi phí có thể chấp nhận được. Hệ quả tất yếu là
doanh nghiệp sẽ có một hệ thống kế toán manh mún, hoạt động kém hiệu quả và
thông tin cung cấp không kịp thời để ra quyết định.
1.1.

Hạn chế trong hệ thống kế toán
Bộ máy kế toán của đa số các công ty hiện nay chưa có bộ phận kế toán

quản trị phục vụ cho nhu cầu quản trị mà nó được xây dựng chủ yếu tập trung
vào công tác thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin cho việc tổng hợp các
nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Trình độ về công nghệ thông tin của cán bộ kế toán trong các doanh
nghiệp chưa cao nên việc ứng dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại, đặc biệt là máy
vi tính chưa hiệu quả; thu thập, xử lý, tổng hợp cung cấp lưu trữ thông tin còn
nhiều hạn chế.
Bên cạnh đó, nhiều công ty chưa sử dụng đầy đủ các chứng từ cần thiết
để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh cho đúng với tính chất và
nội dung của nghiêp vụ cũng như yêu cầu quản lý. Một số chứng từ kế toán còn
chưa đảm bảo đầy đủ tính hợp pháp hợp lệ của chứng từ, một số nghiệp vụ kinh

Trang 4


tế phát sinh không đảm bảo đầy đủ các chứng từ chứng minh, (không được
duyệt, thiếu chữ kí hoặc nội dung) ảnh hưởng đến tiến trình tổng hợp số liệu vào
máy và lập báo cáo tài chính. Đặc biệt, các công ty chưa quan tâm tới công tác
quản lý, sử dụng, xử lý đối với các linh kiện tồn kho do việc theo dõi quá trình
luân chuyển chứng từ thuộc công tác này còn yếu.
Nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng phần mềm kế toán. Tuy nhiên, để tiện
theo dõi, quản lý các công ty này cũng lập một số loại sổ dành cho ghi chép thủ
công, đôi khi số liệu và hành văn của các sổ này không rõ ràng mạch lạc, thậm
chí còn tẩy xoá số liệu, không thực hiện đúng theo phương pháp chữa sổ theo
quy định. Đặc biệt, ở doanh nghiệp siêu nhỏ, hệ thống kế toán rất manh mún,
việc ghi chép các số liệu phát sinh gần như mang tính tường thuật, không có
logic trong chuẩn mực kế toán. Đến cuối năm, khi nộp báo cáo tài chính, kế toán
tự “chế biến” số liệu cho hợp lý, do vậy, hầu như báo cáo tài chính của những
doanh nghiệp dạng này không có ý nghĩa tham khảo. Thông thường những
doanh nghiệp thuê dịch vụ kế toán kế toán nhận chứng từ vào cuối ngày hoặc
cuối tháng để tổng hợp việc ghi chép rất chính xác và đúng quy định nhưng
thông tin kế toán, thông tin như công nợ, tồn kho… không đáp ứng tính kịp thời.
Việc chậm hoặc không có thông tin sẽ dẫn đến việc giám đốc đưa ra những
quyết định thiếu chính xác, sai lầm trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt.

1.2.

Giải pháp nâng cao hiệu quả hệ thống kế toán.
Để nâng cao hiệu quả tổ chức hệ thống kế toán, tăng cường khả năng

cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập hiện nay cần
thực hiện một số giải pháp:

Một là, xây dựng bộ máy kế toán phù hợp với cơ cấu quản lý của công ty.
Xác định số lượng nhân viên kế toán có trình độ phù hợp với quy mô phát triển
của công ty cần thiết để đảm nhận khối lượng công việc kế toán của công ty để
tiết kiệm chi phí. Ví dụ, với những doanh nghiệp siêu nhỏ với quy mô dưới 10
Trang 5


nhân viên thì chỉ cần một nhân viên kế toán với trình độ trung cấp, cao đẳng
cũng có thể đảm nhiệm tốt công việc.
Hai là, tổ chức thực hiện, vận dụng hệ thống chứng từ kế toán, luân
chuyển xử lý chứng từ là khâu quan trọng, quyết định đến thông tin kế toán. Do
vậy, việc tổ chức luân chuyển trong các đơn vị phải nhằm đảm bảo cung cấp
thông tin kịp thời nhanh chóng, tránh chồng chéo.
Thứ ba, việc cung cấp thông tin kế toán phải đa dạng, phải coi trọng việc
xây dựng, khai thác hệ thống báo cáo nội bộ và phải thấy được ý nghĩa của báo
cáo kế toán quản trị trên các mặt sau: cung cấp số liệu để phân tích thường
xuyên tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế theo từng mặt cụ thể; cung cấp các
thông tin cần thiết để xây dựng kế hoạch, dự toán cũng như đánh giá lựa chọn
phương án sản xuất kinh doanh tối ưu.
Các chỉ tiêu phản ánh trong báo cáo kế toán nội bộ phải thống nhất với
các chỉ tiêu của các báo cáo tài chính, các chỉ tiêu kế hoạch, dự toán và về
phương pháp tính để đảm bảo so sánh được, cung cấp đầy đủ thông tin cho quản
trị kinh doanh của đơn vị, số liệu của các chỉ tiêu có liên quan phản ánh trên các
báo cáo nội bộ phải thống nhất, đầy đủ, chính xác và trung thực, mẫu biểu phải
được xây dựng phù hợp với yêu cầu quản lý của đơn vị và phải đơn giản, thuận
tiện cho người sử dụng các báo cáo nội bộ này.
Bốn là, cần phải từng bước xây dựng một hệ thống báo cáo quản trị. Một
số báo cáo cần thiết trong quản tị doanh nghiệp là: Báo cáo tình hình sử dụng
vật tư (trong đó phản ánh số lượng, đơn giá, chất lượng của từng chủng loại
nhập và xuất dùng, ở từng bộ phận sử dụng. Để thấy được tính hiệu quả trong

việc sử dụng vật tư tại từng bộ phận, từ đó có biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả
sử dụng hơn nữa), Báo cáo tình hình nợ phải thu (theo từng đối tượng phải thu,
thời hạn thanh tóan), Báo cáo tình hình nợ phải trả theo từng chủ nợ và thời hạn
thanh toán.

Trang 6


Năm là, cần phải sớm ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, cụ thể
là việc sử dụng phần mềm kế toán để cập nhật dữ liệu hàng ngày, giúp nhanh
chóng có được những thông tin cần thiết cũng như việc tìm kiếm dữ liệu được
nhanh và kịp thời. Hiện nay, với giá khoảng 2 triệu đồng cho một phần mềm kế
toán với những tính năng cơ bản theo quy định về hạch toán và báo cáo của Bộ
Tài chính sẽ giúp ích rất nhiều trong công việc kế toán tại doanh nghiệp.
Sáu là, để công tác hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp nói chung và
doanh nghiệp máy tính nói riêng ngày càng hoàn thiện, đòi hỏi từ phía nhà nước,
bộ Tài chính…có những văn bản quy định và hướng dẫn cụ thể. Đồng thời, tổ
chức các khóa tập huấn, đào tạo kế toán để cập nhật thông tư, Luật Kế toán được
đúng.
Bảy là, Nhà nước cũng không nên can thiệp quá sâu và quy định đối với
từng ngành nghề, tạo cho doanh nghiệp chủ động và sáng tạo trong công tác kế
toán. Nhà nước nên tạo dựng đầy đủ và hòan thiện khuông khổ pháp lý về kế
toán, đảm bảo cho công tác kế toán, tổ chức bộ máy kế toán, hành nghề kế toán
được thực hiện theo pháp luật.
Tám là, tăng cường hoạt động của các tổ chức nghề nghiệp kế toán, phát
triển các dịch vụ tư vấn kế toán và tư vấn lập báo cáo tài chính. Thường xuyên
tổ chức các lớp đào tạo, hội thảo đội ngũ cán bộ kế toán.
Như vậy, ngoài nỗ lực tự thân của các doanh nghiệp, rất cần sự trợ giúp
của cơ quan nhà nước nhằm tạo điều kiện để doanh nghiệp có thể cạnh tranh,
tồn tại và đóng góp nhiều hơn nữa cho xã hội.

1.3.

Ảnh hưởng của CNTT tới hệ thống kế toán

1.3.1.

Dữ liệu lưu trữ

Tay

Máy

Dữ liệu tài chính

Dữ liệu tài chính và không tài chính

Phân tán không chia sẻ

Tập trung dễ dàng, chia sẻ dữ liệu
Trang 7


Theo từng đối tượng kế toán, đầy đủ Lưu trữ riêng biệt số dư theo đối tượng kế
số phát sinh, số dư

toán và số phát sinh theo nghiệp vụ

Mâu thuẫn dữ liệu, khó thay đổi phát Không mâu thuẫn dữ liệu
triển hệ thống
1.3.2.


Thông tin cung cấp

Tay

Máy

Thông tin tài chính

Thông tin tài chính và không tài chính

Chậm, có thể mâu thuẫn thông tin

Nhanh chóng, không bị mâu thuẫn thông
tin

Báo cáo do người lưu trữ, xử lý dữ Báo cáo có thể do chính người sử dụng
liệu lập theo mẫu định sẵn

lập nếu được phép truy cập dữ liệu, không
cần theo mẫu định sẵn

1.3.3.

Thao tác

Tay

Máy


Cần sử dụng nhật ký chung, nhật ký Chỉ cần lưu trữ ban đầu dữ liệu nghiệp vụ
đặc biệt

(không cần sử dụng nhật ký đặc biệt)

Có thể khai báo đối tượng ngay khi ghi Cần khai báo đối tượng trước khi nhập
chép lưu trữ dữ liệu phát sinh mới cho liệu, lưu trữ dữ liệu phát sinh cho đối
đối tượng
1.3.4.

tượng

Kiểm soát hệ thống kế toán

Tay

Máy

Kiểm soát hoạt động kinh doanh

Kiểm soát hoạt động kinh doanh

Kiểm soát hoạt động hệ thống kế
toán
1.

Nguồn số liệu

Kiểm soát hoạt động hệ thống kế toán
KS chung: thiết lập, truy cập, lưu trữ

Trang 8


2.

Ghi kép

3.

Kiểm kê

4.
2.

Bảng cân đối tài khoản, bảng
kê chi tiết

KS ứng dụng
Kiểm soát được lập trình tự động

Vận dụng ERP trong doanh nghiệp
Khái niệm:
ERP là Hoạch Định Tài Nguyên Doanh nghiệp (Enterprise Resource

Planning – ERP) chỉ một hệ thống dùng để hoạch định tài nguyên trong một tổ
chức, một doanh nghiệp. Một hệ thống ERP điển hình là nó bao hàm tất cả những
chức năng cơ bản của một tổ chức là doanh nghiệp, tổ chức phi lợi nhuận, tổ chức
phi chính phủ v.v.
Một phần mềm ERP tích hợp những chức năng chung của một tổ chức
vào trong một hệ thống duy nhất. Thay vì phải sử dụng phần mềm kế toán, phần

mềm nhân sự-tiền lương, quản trị sản xuất … song song, độc lập lẫn nhau thì ERP
gồm tất cả vào chung một gói phần mềm duy nhất mà giữa các chức năng đó có
sự liên thông với nhau.
ERP là “một thế hệ hệ thống sản xuất mới” bao gồm hệ MRP (Material
Resource Planning), tài chính (finance) và nguồn nhân lực (human resources)
được tích hợp toàn diện với nhau trên một cơ sở dữ liệu thống nhất. Hiểu một
cách đơn giản, ERP chỉ là việc đóng những ứng dụng CNTT trong kinh doanh vào
một gói.
Một hệ thống ERP có thể được mô tả qua sơ đồ sau:

Trang 9


Chức năng
Một phần mềm ERP cần phải thể hiện được tất cả các chu trình kinh
doanh. Việc tích hợp một cách xuyên suốt và từ bỏ các giải pháp cô lập dẫn đến
một hệ thống được trung tâm hóa trở lại mà qua đó các tài nguyên có thể được
quản lý bởi toàn bộ doanh nghiệp.

Các chức năng tiêu biểu của một

phần mềm hoạch định tài nguyên doanh nghiệp bao gồm:


Lập kế hoạch, dự toán



Bán hàng và quản lý khách hàng
Trang 10





Sản xuất



Kiểm soát chất lượng



Kiểm soát nguyên vật liệu, kho, tài sản cố định



Mua hàng và kiểm soát nhà cung ứng



Tài chính – Kế toán



Quản lý nhân sự



Nghiên cứu và phát triển
Bên cạnh đó, do tính dây chuyền và phức tạp của hệ thống ERP, các


doanh nghiệp cung cấp giải pháp ERP còn hỗ trợ khách hàng thông qua dịch vụ tư
vấn, thiết kế theo đặc thù của doanh nghiệp.
Tác dụng
Năng suất lao động sẽ tăng do các dữ liệu đầu vào chỉ phải nhập một lần
cho mọi giao dịch có liên quan, đồng thời các báo cáo được thực hiện với tốc độ
nhanh hơn, chính xác hơn. Doanh nghiệp có khả năng kiểm soát tốt hơn các hạn
mức về tồn kho, công nợ, chi phí, doanh thu, lợi nhuận… đồng thời có khả năng
tối ưu hóa các nguồn lực như nguyên vật liệu, nhân công, máy móc thi công…
vừa đủ để sản xuất, kinh doanh.
Các thông tin của doanh nghiệp được tập trung, đầy đủ, kịp thời và có khả
năng chia sẻ cho mọi đối tượng cần sử dụng thông tin như khách hàng, đối tác, cổ
đông. Khách hàng sẽ hài lòng hơn do việc giao hàng sẽ được thực hiện chính xác
và đúng hạn. Ứng dụng ERP cũng đồng nghĩa với việc tổ chức lại các hoạt động
của doanh nghiệp theo các quy trình chuyên nghiệp, phù hợp với các tiêu chuẩn
quốc tế, do đó nó nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận,
tăng năng lực cạnh tranh và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp.
Ứng dụng ERP là công cụ quan trọng để doanh nghiệp nâng cao năng lực
cạnh tranh, đồng thời nó cũng giúp doanh nghiệp tiếp cận tốt hơn với các tiêu

Trang 11


chuẩn quốc tế. Một doanh nghiệp nếu ứng dụng ngay từ khi quy mô còn nhỏ sẽ có
thuận lợi là dễ triển khai và doanh nghiệp sớm đi vào nề nếp.
Tuy nhiên, ứng dụng ERP không phải dễ, cần hội tụ nhiều điều kiện để có
thể ứng dụng thành công như: nhận thức và quyết tâm cao của ban lãnh đạo doanh
nghiệp, cần xác định đúng đắn mục tiêu, phạm vi và các bước triển khai, lựa chọn
giải pháp phù hợp, lựa chọn đối tác triển khai đúng, phối hợp tốt với đối tác triển
khai trong quá trình thực hiện dự án, sẵn sàng thay đổi các quy trình bất hợp lý

hiện hữu trong doanh nghiệp (đây là việc thường xuyên gặp nhiều sự chống đối
nhất), chú trọng công tác đào tạo cán bộ theo các quy trình mới, chú trọng đào tạo
khai thác hệ thống cho cán bộ mọi cấp, có cán bộ chuyên trách tiếp thu quản trị hệ
thống…

Trang 12


CHƯƠNG 2 : MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THÀNH CÔNG
CỦA QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG KẾ TOÁN
TRONG ĐIỀU KIỆN ỨNG DỤNG CNTT
1.

Những nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của quá trình tổ chức và sử
dụng hệ thống kế toán trong điều kiện ứng dụng CNTT
1.1.

Sự hỗ trợ của các nhà quản lý cấp cao (Top management support)
Mức độ ảnh hưởng của ban quản trị cấp cao đối với sự việc đổi mới trong

tư duy và hoạt động của một tổ chức đã thể hiện rõ trong các công ty hoạt động có
hiệu quả như Apple, tập đoàn kinh tế Hoàng Anh Gia Lai.... Vai trò của nhà quản
trị cấp cao trong triển khai ứng dụng CNTT bao gồm việc phát triển sự hiểu biết
về khả năng và hạn chế của CNTT, thiết lập mục tiêu hợp lý cho hệ thống CNTT,
giới thiệu sự thành công của CNTT và truyền thông chiến lược CNTT của công ty
đến tất cả nhân viên. Nghiên cứu trên các dự án đã thất bại cho thấy việc hủy bỏ
dự án xảy ra khi ban quản lý cấp cao ủy thác việc giám sát quá trình và quyết định
ở các thời điểm quan trọng của dự án cho các chuyên gia kỹ thuật. Tầm quan
trọng của sự hỗ trợ từ ban quản trị cấp cao là công cụ trong việc thực hiện thành
công một hệ thống.

Bản thân các nhà quản lý phải có nhận thức và tầm nhìn phù hợp với yêu
cầu quản lý hiện đại và khả năng ứng dụng công nghệ tin học để xử lý và cung
cấp thông tin, từ đó có kế hoạch đầu tư phù hợp với khả năng thực tế của doanh
nghiệp.
1.2.

Phương hướng và mục tiêu rõ ràng:
Phương hướng và mục tiêu rõ ràng là những thứ quan trọng nhất nhân tố

thành công trong một nghiên cứu của việc triển khai phần mềm. Những mục tiêu
mà cần phải được đáp ứng: phạm vi, thời gian, và mục tiêu chi phí.
Một khi mục tiêu đã được thiết lập rõ ràng, thiết kế chương trình và các
giai đoạn thực hiện tiếp theo sẽ dễ dàng để lập kế hoạch. Ví dụ như một giám
đốc chương trình giải quyết các vấn đề bắt đầu từ việc : Ai sẽ quản lý chương
Trang 13


trình? Các hoạt động sẽ được tổ chức như thế nào? Chương trình sẽ được đặt ở
đâu? Nhân viên nào sẽ được phân công để chạy chương trình đầy đủ? Tài chính
sẽ được xử lý?
1.3.

Tập trung vào quy trình kinh doanh và các yêu cầu đầu tiên.
Thông thường, các công ty được gắn trong các khả năng kỹ thuật hoặc các

nền tảng là một phần mềm đặc biệt hỗ trợ. Không có vấn đề này thực sự. Điều
gì thực sự quan trọng là làm thế nào bạn muốn hoạt động kinh doanh của bạn
để chạy và những gì quan trọng yêu cầu doanh nghiệp của bạn.
1.4.


Người quản lý dự án (Project management)
Có nhiều định nghĩa về những gì tạo thành một dự án như một tập hợp

độc đáo của các hoạt động phối hợp, xác định điểm bắt đầu và kết thúc, được
thực hiện bởi một cá nhân hoặc nhóm nghiên cứu để đáp ứng các mục tiêu cụ
thể trong quy định thời gian, chi phí và các thông số hiệu suất '(Văn phòng
Chính phủ Thương mại).
Trong các tổ chức và doanh nghiệp, quản lý dự án có thể được quan tâm
hàng đầu, đặc biệt là giới thiệu hoặc thay đổi mọi thứ, trong bất kỳ khu vực hoặc
chức năng.
Quản lý dự án là nỗ lực một cách cẩn thận lên kế hoạch và tổ chức để thực
hiện một dự án thành công. Quản lý dự án bao gồm một kế hoạch phát triển dự
án, trong đó bao gồm xác định các mục tiêu, nhiệm vụ sẽ đạt được, xác định số
lượng các nguồn lực cần thiết, và xác định ngân sách, thời hạn hoàn thành. Nó
cũng bao gồm quản lý việc thực hiện các kế hoạch dự án, cùng với hoạt động
thường xuyên kiểm soát để đảm bảo rằng có thông tin chính xác và khách quan
về hiệu suất so với kế hoạch, và các cơ chế để thực hiện các hành động phục hồi
khi cần thiết.
Một giám đốc dự án thành công đồng thời phải quản lý bốn yếu tố cơ bản
của một dự án: nguồn lực, thời gian, tiền bạc, và quan trọng hầu hết các phạm
vi.
Trang 14


• Tài nguyên: Con người, thiết bị, vật liệu
• Thời gian: Thời gian công tác, phụ thuộc, con đường quan trọng
• Tiền: Chi phí, dự phòng, lợi nhuận
• Phạm vi
Hầu hết các tài liệu về quản lý dự án nói về sự cần thiết phải quản lý và
cân bằng ba yếu tố: con người, thời gian và tiền bạc. Tuy nhiên, yếu tố thứ tư là

quan trọng và nó là nhiệm vụ đầu tiên và cuối cùng cho một người quản lý dự án
thành công. Trước hết bạn phải quản lý phạm vi dự án. Phạm vi dự án là định
nghĩa của dự án để thực hiện và ngân sách (của thời gian và tiền bạc) đã được
tạo ra để đạt được các mục tiêu này. Nó hoàn toàn là bắt buộc rằng bất kỳ thay
đổi phạm vi của dự án có một sự thay đổi trong ngân sách tương ứng, hoặc là
thời gian hoặc các nguồn lực. Do đó một dự án sẽ không được quản lý hiệu quả
các nguồn lực, thời gian và tiền bạc nếu chúng ta không chủ động quản lý phạm
vi dự án.
Khi bạn có phạm vi dự án xác định rõ ràng và liên quan đến thời gian và
ngân sách, bạn có thể bắt đầu quản lý các nguồn lực của dự án. Đây bao gồm
con người, thiết bị và vật liệu cần thiết để hoàn thành dự án. Ban đầu, một danh
sách của tất cả các hoạt động cần thiết để hoàn thành dự kiến được ghi lại. Sau
đó, thời gian của từng hoạt động để hoàn thành của nó được viết ra. Cuối cùng,
sự phụ thuộc giữa các hoạt động được liệt kê.
Nhìn chung, một người quản lý dự án xây dựng phải được nhận thức của
những điểm mạnh và điểm yếu của nhân viên của họ.
1.5.

Hãy dành thời gian để lên kế hoạch trước
Động cơ của một nhà cung cấp ERP là để kết thúc một thỏa thuận càng

sớm càng tốt. Hệ thống của bạn nên được để chắc chắn rằng nó được thực hiện
ngay. Thông thường, các công ty nhảy ngay vào một dự án mà không cần đánh
giá sự hiểu biết của các nhà cung cấp phần mềm về yêu cầu kinh doanh hoặc kế
hoạch dự án của họ. Bạn sẽ tốn nhiều thời gian hơn để đảm bảo những điều này
Trang 15


được thực hiện ngay từ đầu của dự án, và sẽ tốn ít thời gian hơn để sửa chữa
vấn đề sau này.

1.6.

Truyền đạt thông tin trong nội bộ doanh nghiệp (Interdepartmental
communication)
Một yếu tố quan trọng cho thực hiện thành công hệ thống ERP đòi hỏi

một văn hóa doanh nghiệp nhấn mạnh việc chia sẻ mục tiêu chung trên những
theo đuổi cá nhân và giá trị của niềm tin giữa các đối tác, nhân viên, quản lý và
Tổng công ty.
Khi hệ thống ERP hợp tác đa chức năng và các phòng ban sự tham gia
của tất cả là rất quan trọng. Tiềm năng ERP không có thể được thừa hưởng mà
không có sự phối hợp mạnh mẽ của các nỗ lực và mục tiêu trên toàn doanh
nghiệp và nhân viên IT.
Cho dù công ty lớn hay nhỏ nhân viên giao tiếp hiệu quả và làm việc tốt
với nhau sẽ góp phần cải thiện hiệu quả làm việc. Một công ty phải cung cấp
các hội thảo đào tạo, các hoạt động xã hội để giúp nhân viên hiểu nhau, hướng
dẫn nhân viên mới cụ thể về kỹ thuật, cập nhật hướng dẫn sử dụng thường
xuyên giúp nhân viên xây dựng một cảm giác của niềm tự hào về toàn công ty
trong các mục tiêu cá nhân và mục tiêu chung của công ty.
Xây dựng nhóm làm bài tập giữa người đứng đầu bộ phận cũng có thể
giúp cải thiện giao tiếp giữa các phòng ban, thường là nguồn gốc của việc
thiếu thông tin liên lạc giữa các phòng ban là một thiếu sự giao tiếp giữa người
đứng đầu bộ phận. Cầu nối khoảng cách này sẽ có lợi ích kép làm cho bộ phận
đứng đầu lãnh đạo tốt hơn và các thành viên trong nhóm hài lòng rằng việc
làm của họ được đánh giá cao và hiểu.
Cuối cùng thông tin liên lạc giữa các phòng ban có thể khó khăn do sự sắp
xếp vật lý của các phòng ban hoặc thiếu xem xét các phòng ban khác trong thủ
tục điều hành tiêu chuẩn của tổ chức.Trong tình huống như thế này, công nghệ
có thể là một sự giúp đỡ to lớn. Các trang web của bộ, blog và thậm chí cả
Trang 16



nguồn cấp dữ liệu twitter có thể được sử dụng để giúp tăng cường thông tin
liên lạc giữa các phòng ban, đặc biệt là khi các phòng ban đang bận rộn.
Liên ngành truyền thông đòi hỏi một chiến lược truyền thông tích hợp và
kiến trúc cho phép sự kết hợp an toàn bằng giọng nói, video, và hợp tác ứng
dụng dữ liệu trong một mạng lưới thông minh, mạnh mẽ.
1.7.

Sự mong đợi của Ban quản trị (Management of expectations)
Sự thất bại của một hệ thống thông tin đã được định nghĩa là "hệ thống

thông tin không có khả năng đáp ứng mong đợi của các bên liên quan cụ thể và
việc quản lý thành công mong đợi của người sử dụng đã được chứng minh có
liên quan đến việc áp dụng thành công một hệ thống”. Kỳ vọng của một công ty
có thể vượt quá khả năng của hệ thống. Hệ thống ERP có thể không đáp ứng
mong đợi, mặc dù có đóng góp tích cực cho tổ chức, nếu nhà cung cấp quá đề
cao hoặc phóng đại ưu điểm của hệ thống này. Sự mong đợi của ban quản trị có
một tác động đến tất cả các giai đoạn thực hiện của chu kỳ cuộc sống của hệ
thống.
1.8.

Người đứng đầu dự án (Project champion)
Sự thành công của việc đổi mới công nghệ thường liên quan đến sự hiện

diện của một người đứng đầu thực hiện các chức năng quan trọng của việc lãnh
đạo, tạo điều kiện thuận lợi và tiếp thị các dự án đến với người sử dụng. Người
đứng đầu dự án nên có vai trò quản lý sự thay đổi cho toàn bộ vòng đời của dự
án và am hiểu cả về công nghệ cũng như bối cảnh kinh doanh và bối cảnh tổ
chức. Bằng cách chỉ định một cá nhân điều hành với kiến thức rộng về các quá

trình hoạt động của tổ chức, quản lý cấp cao có thể giám sát việc thực hiện hệ
thống ERP, vì người đứng đầu dự án có trách nhiệm trực tiếp và chịu trách
nhiệm về kết quả dự án. Một lợi thế của việc phân vị trí cao cho người đứng đầu
trong tổ chức có liên quan đến thẩm quyền thúc đẩy các dự án lớn và phức tạp
trong quá trình chuyển đổi. Người đứng đầu dự án là một yếu tố quan trọng cho
phép ERP được ứng dụng thành công.
Trang 17


1.9.

Dịch vụ hỗ trợ của nhà cung cấp (Vendor Support)
Nhu cầu thay đổi -> yêu cầu thiết kế lại hệ thống -> cải tiến…. Sẽ luôn

được đổi mới và cài đặt các phiên bản phù hợp hơn giữa doanh nghiệp và hệ
thống. Do đó, dịch vụ hỗ trợ của nhà cung cấp là một yếu tố quan trọng với bất
kỳ phần mềm nào, bao gồm hỗ trợ kỹ thuật mở rộng, bảo trì khẩn cấp, cập nhật,
và đào tạo người sử dụng đặc biệt.
1.10.

Lựa chọn cẩn thận gói phần mềm thích hợp (Careful selection of the
appropriate package)
Việc lựa chọn các gói liên quan đến các quyết định quan trọng về ngân

sách, thời gian, mục tiêu, và các kết quả đạt được. Đây là những nhân tố hình
thành nên toàn bộ dự án. Lựa chọn đúng phần mềm ERP, phù hợp nhất với nhu
cầu thông tin và quy trình tổ chức là rất quan trọng để đảm bảo tối thiểu hóa việc
sửa đổi phần mềm cũng như đảm bảo việc ứng dụng và sử dụng thành công. Lựa
chọn phần mềm sai có nghĩa là ứng dụng không phù hợp với mục tiêu chiến lược
của tổ chức hoặc quy trình kinh doanh.

1.11.

Phân tích và chuyển đổi dữ liệu (Data analysis and conversion)
Một yêu cầu cơ bản mang đến hiệu quả của hệ thống ERP là sự sẵn có và

kịp thời của dữ liệu chính xác. Các vấn đề về dữ liệu có thể gây ra chậm trễ
nghiêm trọng trong việc thực hiện, việc quản lý dữ liệu nhập vào hệ thống ERP là
một vấn đề quan trọng trong suốt quá trình thực hiện. Trong một công ty, khó
khăn nằm trong việc tìm kiếm các dữ liệu thích hợp để đưa vào hệ thống và
chuyển đổi tất cả những cấu trúc dữ liệu khác nhau thành một định dạng duy nhất
và phù hợp. Chuyển đổi dữ liệu có thể là một quá trình phức tạp, đặc biệt là nếu
công ty không hiểu cần phải đưa những gì vào hệ thống mới và cần phải bỏ qua
những gì. Ngoài ra, giao diện với các hệ thống nội bộ và bên ngoài khác (giữa
các phòng ban như kế toán và sản xuất, khách hàng/máy chủ, các hệ thống
ERP/MRP(Material requirements planning)/MPRII, kho dữ liệu, trao đổi dữ liệu

Trang 18


điện tử (Electronic data interchange – EDI), …) yêu cầu khả năng xử lý nguồn
dữ liệu phức tạp.
1.12.

Nguồn lực chuyên dụng (Dedicated resources)
Sự thất bại của một tổ chức trong việc cam kết các nguồn lực cần thiết về

tài chính, nguồn nhân lực và các nguồn lực khác là một vấn đề trong khi triển
khai thực hiện tái cấu trúc. Tài nguyên chuyên dụng là rất quan trọng để thực
hiện các lợi ích gắn liền với một gói phần mềm ERP. Các yêu cầu về tài nguyên
cần được xác định sớm trong dự án và thường vượt quá ước tính ban đầu và việc

không có khả năng để bảo đảm các cam kết tài nguyên có thể làm dự án thất bại.
1.13.

Ban chỉ đạo (Steering committee)
Để ứng dụng ERP thành công, việc thành lập một ban chỉ đạo hoặc nhóm

"những người sử dụng xuất sắc" là cần thiết. Cơ cấu quản lý dự án với một "ban
chỉ đạo" bao gồm quản lý cấp cao từ các phòng ban nhau của công ty, đại diện
quản lý dự án, và người sử dụng cuối cùng sẽ tiếp xúc hàng ngày với ERP, là
một phương tiện hiệu quả đảm bảo sự tham gia thích hợp. Ban chỉ đạo giúp
quản lý cấp cao trực tiếp theo dõi quyết định của nhóm dự án bằng quyền thông
qua và phê duyệt tất cả các quyết định chính, qua đó đảm bảo có sự kiểm soát
đầy đủ quá trình ra quyết định của nhóm nghiên cứu.
1.14.

Huấn luyện và đào tạo người sử dụng (User training and education)
Không đào tạo người sử dụng và không hiểu biết đầy đủ các ứng dụng

trong doanh nghiệp làm thay đổi quy trình kinh doanh như thế nào thường là vấn
đề cho việc triển khai và thất bại trong ứng dụng ERP. Các dự án ERP thường
có thời gian học hỏi là 6 tháng vào giai đoạn đầu của dự án. Ít nhất thì những
người sử dụng hệ thống EPR cần sớm được đào tạo về cách họ
làm việc và họ liên quan như thế nào đến quy trình kinh doanh trong quá trình
thực hiện. Mặc dù nhiều công ty sử dụng tư vấn để giúp đỡ trong quá trình thực
hiện, điều quan trọng là kiến thức được chuyển giao từ tư vấn cho nhân viên
trong nội bộ công ty. Các công ty nên tạo ra cơ hội để nâng cao các kỹ năng của
Trang 19


nhân viên bằng cách đào tạo liên tục để đáp ứng nhu cầu thay đổi của doanh

nghiệp và người lao động.
1.15.

Đào tạo về quy trình kinh doanh mới (Education on new business
process)

Khi xem xét thực hiện cùng với quá trình tái cấu trúc kinh doanh, các nhà
quản lý bắt buộc phải truyền đạt mục tiêu và quan điểm lâu dài của họ để có
được sự hỗ trợ của tất cả các thành viên của tổ chức bị ảnh hưởng bởi những
thay đổi.
1.16.

Tối thiểu các tùy chỉnh
Tối thiểu tùy chỉnh theo yêu cầu của công ty có nghĩa là sử dụng mã, các

tính năng sẵn có của nhà cung cấp càng nhiều càng tốt ngay cả khi điều này có
nghĩa hy sinh các chức năng đã được liên kết với việc triển khai thành công
ERP.
Một cuộc khảo sát gầnđây của Fortune với 1000 công ty liên quan đến tuỳ
biến chính sách ERP, chỉ ra rằng 41% của các công ty sắp đặt lại việc kinh
doanh của họ để phù hợp với ứng dụng, 37% các công ty chọn ứng dụng phù
hợp với kinh doanh của mình và tùy chỉnh một ít, và chỉ có 5% tùy biến các ứng
dụng để phù hợp với các việc kinh doanh của công ty. Bởi vì các tùy chỉnh
thường kết hợp với gia tăng chi phí hệ thống thông tin, thời gian thực hiện dài
hơn, và không có khả năng được hưởng lợi từ nhà cung cấp phần mềm bảo trì và
nâng cấp, tuỳ chỉnh chỉ nên được yêu cầu khi cần thiết hoặc khi lợi thế cạnh
tranh bắt nguồn từ việc sử dụng các quy trình không chuẩn mực có thể được
minh chứng rõ ràng.
Người quản lý phải lựa chọn cuối cùng là phải thay đổiquy trình để phù
hợp với hệ thống hay thay đổi hệ thống để phù hợp với quy trình.

1.17.

Xác định kiến trúc (Architecture choices)
Trong khi triển khai ERP thành công thường xác định bởi những thay đổi

kinh doanh và tổ chức, lựa chọn cấu trúc đáng được xem xét kỹ lưỡng trong giai
Trang 20


đoạn mua sắm hệ thống. Giải pháp xem xét cấu trúc xoay quanh tập trung hoặc
phân cấp, cần cân nhắc sớm trong quá trình thực hiện khả năng tương thích của
các công cụ hiện có trong doanh nghiệp với hệ thống ERP, và xác định các phần
hành như kho dữ liệu. Feeny và Willcocks đã xác định quy hoạch hệ thống lấy
năng lực CNTT làm cốt lõi và nhấn mạnh rằng điều này không thể được gạt
sang một bên các nhà cung cấp ERP.
1.18.

Thay đổi cách quản lý (Change management)
Quản lý thay đổi là một mối quan tâm chính của nhiều người liên quan

trong việc triển khai ERP. Hệ thống ERP giới thiệu sự thay đổi quy mô lớn có thể
gây ra sự chống lại, sự nhầm lẫn, dư thừa, và các lỗi. Người ta ước tính rằng một
nửa của việc triển khai ERP không đạt được lợi ích mong đợi bởi vì các công ty
"đánh giá thấp ý nghĩa của những nỗ lực liên quan đến thay đổi quản lý". Nghiên
cứu đã chỉ ra rằng quản lý thay đổi hiệu quả là rất quan trọng để triển khai thành
công của tái cấu trúc quy trình công nghệ và kinh doanh. Các công ty cần phải áp
dụng một cách tiếp cận toàn diện đối với các quá trìnhvà hệ thống thay đổi quy
mô lớn kết hợp với việc triển khai ERP và ưu tiên hàng đầu là sự thay đổi tất cả
mọi người.
1.19.


Sự hợp tác với nhà cung cấp (Vendor partnership)
Sự cộng tác của nhà cung cấp phần mềm đóng vai trò cực kỳ quan trọng

trong việc ứng dụng thành công phần mềm kế toán. Sự phù hợp tốt hơn giữa nhà
cung cấp phần mềm và người dùng phần mềm đối với các phần mềm đóng gói
góp phần quan trọng vào việc thực hiện thành công phần mềm.
1.20.

Sử dụng các công cụ phát triển của nhà cung cấp ( Vendor’s tools)
Nhanh chóng thực hiện công nghệ và các chương trình ðýợc cung cấp bởi

các nhà cung cấp phần mềm có thể làm giảm ðáng kể chi phí và thời gian triển
khai phần mềm. Một mục tiêu khác của các công cụ thực hiện là chuyển giao kiến
thức liên quan ðến sử dụng phần mềm, sự hiểu biết các quy trình kinh doanh
trong tổ chức. Sự hỗ trợ của nhà cung cấp bao gồm công cụ mô hình quy trình
Trang 21


kinh doanh phù hợp với mô hình của doanh nghiệp hoặc cung cấp các gói kết hợp
của phần mềm, dịch vụ và sự hỗ trợ.
1.21.

Sử dụng chuyên gia tư vấn ( Use of consultants)
Chuyên gia tư vấn tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thực hiện. Chuyên

gia tư vấn có thể có kinh nghiệp trong ngành công nghiệp cụ thể, hiểu biết rõ về
mô hình cụ thể. Chuyên gia tư vấn có thể tham gia vào các giai đoạn khác nhau
của việc thực hiện phần mềm như thực hiện các phân tích yêu cầu, thực hiện các
giải pháp phù hợp và quản lý thực hiện.

1.22.

Hệ thống trang thiết bị
Hệ thống mạng, máy vi tính, trang thiết bị để triển khai phải được trang bị

đầy đủ.
1.23.

Vấn đề về con người:
Cần phải có sự đồng lòng từ ban quản trị cấp cao nhất đến từng nhân viên.

Để chuẩn bị tốt điều này, ban quản lý cần phải nhận thấy sự cần thiết của việc ứng
dụng phần mềm và cần phải tìm hiểu, quan tâm đến những khó khăn của nhân
viên khi thực hiện ứng dụng phần mềm.
Khó khăn lớn nhất và bao trùm đối với doanh nghiệp vận dụng phần mềm
kế toán là vấn đề con người. Làm thế nào để nhân lực trong công ty hòa nhịp được
với môi trường mới, quy trình mới. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp có đội ngũ
lao động “già” thì khó khăn càng tăng lên.
1.24.

Môi trường kinh doanh:
Môi trường kinh doanh của một doanh nghiệp ảnh hưởng đến yêu cầu

thông tin kế toán mà doanh nghiệp phải cung cấp hay sử dụng và ảnh hưởng đến
việc tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó ảnh hưởng đến tổ
chức công tác kế toán.
Môi trường pháp lý: Luật kế toán, hệ thống chuẩn mực kế toán, các nghị
định, thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực…Khi tổ chức công tác kế toán
Trang 22



cần nắm vững hệ thống văn bản pháp quy về kế toán, tài chính và vận dụng phù
hợp với đặc điểm doanh nghiệp.
Môi trường kinh tế xã hội: ảnh hưởng đến đối tượng sản xuất kinh doanh,
tập quán tiêu dùng, phương thức, hình thức kinh doanh, các biện pháp quảng
cáo, khuyến mãi,… của doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp có những
thông tin phù hợp để có thể tồn tại và phát triển. Một trong những thông tin này
là thông tin kế toán. Do đó, môi trường kinh tế xã hội được xem là một trong
những nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp.
2.

Một số ví dụ cụ thể về nguyên nhân thành công và thất bại trong việc ứng
dụng phần mềm hệ thống kế toán
2.1.

Ví dụ nguyên nhân thành công của một số dự án

Tác giả

Tổ chức

Ngành

Quy mô Nguyên nhân thành công
thực hiện

Davenport
(2000)

Earth grains Sản phẩm SAP – R/3

bánh (Mỹ)

-

-

-

Dự án bắt đầu thực hiện với
chiến lược rõ ràng và mỗi
phòng ban có báo cáo phân
tích gửi cho ban quản trị
Thay đổi hệ thống chi phí đền
bù cho nhân viên sau khi ứng
dụng
Tập huấn kỹ năng và kiến
thức liên quan về mặt chuyên
môn và quá trình kinh doanh
của công ty cho các nhân
viên

Sumner
(1999)

Monsanto

Công nghệ SAP
hóa chất

-


Các nhân tố thành công trong
dự án Monsanto đáp ứng các
vấn đề về cấu trúc quản trị,
thiết kế lại quá trình kinh
doanh, và đầu tư huấn luyện
kỹ năng, thuê chuyên gia bên
ngoài

Grygo
(2000)

US Mint

Sản
xuất PeopleSof
tiền đồng
t – 40 triệu

-

Dự án bắt đầu do nhu cầu
kinh doanh. Ban quản lý đã

Trang 23


Tác giả

Tổ chức


Ngành

Quy mô Nguyên nhân thành công
thực hiện

Diehl
(2000)

USD
-

-

Sumner
(1999)

Ralston
Purina

Sản xuất

Sumner
(1999)

Sigma
Chemical

Hewlett – Scripps
Packard

Metabolic
(2000)
Clinic

Harreld
(2000)

-

Nhân tố ảnh hưởng đến sự
thành công của dự án bao
gồm sự hỗ trợ tốt của ban
quản trị, các chuyên gia kỹ
thuật và quản lý dự án có
kinh nghiệm và việc huấn
luyện sử dụng hiệu quả

Công
SAP
nghiệp hóa
chất

-

Hỗ trợ từ ban quản trị cấp
cao, thiết kế lại quy trình
kinh doanh (BPR), đầu tư vào
việc huấn luyện cho nhân
viên và sử dụng chuyên gia


Dược phẩm

Lawson
ERP kết
hợp
giả
pháp trên
HP 9000

-

Nhà cung cấp đáng tin cậy và
ứng dụng hệ thống thành
công

dục SAP ERP
modules

-

Dự án bắt đầu với một kế
hoạch thiết kế lại quy trình
kinh doanh tốt (BRP) và tập
trung vào việc hòa nhập với
hệ thống cóa sẵn PeopleSoft.
Lựa chọn đúng nhóm thực
hiện cũng là một nhân tố
đóng góp cho sự thành công.

Houston

Giáo
Independen công
t
School
District

Oracle

thấy được mọi việc phải phối
hợp với nhau như thế nào.
Nhân viên được huấn luyện
để sử dụng hệ thống và thuê
các chuyên gia bên ngoài cho
dự án.
Dự án cũng liên quan đến ban
quản trị cấp cao và công ty
cũng hiểu rằng sẽ gặp khó
khăn và chi phí tốn kém,
nhưng họ mong đợi sẽ tiết
kiệm được 80 triệu USD
trong 7 năm tiếp theo nhờ
vào hệ thống.

-

Trang 24


Tác giả


Tổ chức

Experience Experience
Point
Point
(2001)

Ngành

Quy mô Nguyên nhân thành công
thực hiện

Sản
xuất Không
máy bay
được cung
cấp

-

Hệ thống đã mang lại ROI
42% và giảm 1 triệu USD
hàng tồn kho.

-

Dự án bắt đầu với việc sử
dụng chuyên gia bên ngoài.
Quản lý để có được sự hỗ trợ
từ ban quản trị cấp cao và sự

tham gia của những người
dùng.
Công ty cũng tổ chức huấn
luyện để các nhân viên cải
thiện hiểu biết về hệ thống.

-

-

Sumner
(1999)

2.2.

Anheuser
Busch

Sản xuất bia SAP
và
thực
phẩm

-

Ví dụ nguyên nhân thất bại của một số dự án

Tác giả

Tổ chức


Okolica
(2001)

Hershey
Kẹo
Foods
Corporation

Okolica
(2001)

Whirlpool
Corp

Ngành

Hàng
dụng

Quy mô Nguyên nhân thất bại
thực hiện
SAP – 110
triệu USD
gia SAP

-

Việc kết hợp hai hệ thống
không được kiểm tra đầy đủ


-

Chậm trễ giao hàng cho nhà
phân phối và bán lẻ.
Một vấn đề lớn của
Whirlpool là việc hợp tác của
các chuyên gia kỹ thuật và
kinh doanh. Công ty đã bỏ
qua lời khuyên của chuyên
gia.

-

Scott

Nguyên nhân thành công bao
gồm việc sử dụng chuyên gia
bên ngoài, quản lý dự án,
thiết kế lại quy trình kinh
doanh, hỗ trợ từ ban quản trị
cấp cao, kiến thức chuyên
môn và kinh doanh.

FoxMeyer

Phân

phối SAP/R3 –
Trang 25


-

Giao hàng thừa do sai sót


×