Tải bản đầy đủ (.docx) (99 trang)

Luận văn nghiên cứu tính đa dạng thành phần loài côn trùng bộ cánh vẩy (lepidoptera)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (636.61 KB, 99 trang )

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................... 3
1.1. Trên thế giới ................................................................................................ 3
1.1.1. Tình hình nghiên cứu côn trùng nói chung ............................................... 3
1.1.2. Tình hình nghiên cứu côn trùng bộ Cánh vẩy trên thế giới ....................... 4
1.2. Ở Việt Nam ................................................................................................. 6
1.2.1. Tình hình nghiên cứu côn trùng nói chung ............................................... 6
1.2.2. Tình hình nghiên cứu côn trùng bộ Cánh vẩy ở Việt Nam ........................
7
1.3. Đặc điểm của côn trùng ............................................................................... 8
1.3.1. Đặc điểm của côn trùng nói chung ............................................................ 8
1.3.2. Đặc điểm của côn trùng bộ Cánh vẩy ..................................................... 10
PHẦN II: ĐỐI TƢỢNG, MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHẠM VI VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 12
2.1. Mục tiêu .................................................................................................... 12
2.1.1. Mục tiêu chung ....................................................................................... 12
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................... 12
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu. ............................................................................... 12
2.3. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 12
2.4. Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 12
2.4.1. Lập danh lục các loài côn trùng bộ Cánh vẩy tại khu vực nghiên cứu. ....
12
2.4.2. Đặc điểm phân bố của các loài côn trùng bộ Cánh vẩy ...........................
12 2.4.3. Nghiên cứu tính đa dạng sinh học côn trùng bộ Cánh vẩy tại khu vực
nghiên cứu. ....................................................................................................... 13
2.4.3.1. Đa dạng loài trong giống ..................................................................... 13
2.4.3.2. Đa dạng loài trong họ .......................................................................... 13


2.4.3.3. Đa dạng giống trong họ ....................................................................... 13


2.4.3.4. Đa dạng về hình thái ............................................................................ 13
2.4.4. Ý nghĩa của một số loài côn trùng bộ Cánh vẩy tại khu vực nghiên cứu. 13
2.4.5. Giá trị và tình trạng loài côn trùng thuộc bộ Cánh vẩy tại khu vực nghiên
cứu ................................................................................................................... 13
2.4.6. Đề xuất một số biện pháp quản lí tài nguyên côn trùng bộ Cánh vẩy tại
khu vực nghiên cứu theo hƣớng phát triển bền vững. .......................................
13
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 13
2.5.1. Công tác chuẩn bị ................................................................................... 13
2.5.2. Công tác ngoại nghiệp ............................................................................ 15
2.5.2.1. Điều tra đa dạng thành phần loài bƣớm ngày .......................................
18
2.5.2.2. Điều tra đa dạng thành phần loài ngài .................................................. 21
2.5.2.3. Điều tra giá trị tài nguyên côn trùng bộ Cánh vẩy tại khu vực nghiên
cứu. .................................................................................................................. 22
2.5.3. Công tác nội nghiệp ................................................................................ 22
2.5.3.1. Xử lí số liệu theo phƣơng pháp điều tra tuyến......................................
23 2.5.3.2. Xử lí số liệu thu thập đƣợc trong phƣơng pháp điều tra theo điểm
trên tuyến. ...............................................................................................................
23
2.5.3.3. Lập bảng danh mục các loài bộ Cánh vẩy trong khu vực nghiên cứu ...
23
2.5.3.4. Xử lí số liệu thu thập đƣợc trong phƣơng pháp phỏng vấn. ..................
24
PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU ........................................ 25
3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ...................................................................... 25
3.1.1. Vị trí địa lí .............................................................................................. 25
3.1.2. Khí tƣợng, thủy văn ................................................................................ 25



3.1.2.1. Nhiệt độ, độ ẩm ................................................................................... 25
3.1.2.2. Lƣợng mƣa .......................................................................................... 25
3.1.2.3. Hƣớng gió ........................................................................................... 26
3.1.2.4. Thủy văn, nguồn nƣớc .........................................................................26
3.1.3. Địa hình ..................................................................................................26
3.1.4. Tài nguyên đất ........................................................................................27
3.1.5. Tài nguyên rừng .....................................................................................27
3.1.6. Đánh giá sơ bộ về điều kiện tự nhiên ......................................................27
3.2. Điều kiện dân sinh, kinh tế, xã hội ............................................................. 28
3.2.1. Điều kiện dân sinh .................................................................................. 28
3.2.2. Điều kiện kinh tế, xã hội ......................................................................... 28
3.2.2.1. Kinh tế ................................................................................................. 28
3.2.2.2. Xã hội .................................................................................................. 29
PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 31
4.1. Thành phần loài côn trùng bộ Cánh vẩy tại khu vực nghiên cứu ................
31
4.1.1. Danh lục thành phần loài côn trùng bộ Cánh vẩy tại khu vực nghiên
cứu31 4.1.2. Mức độ bắt gặp của các loài côn trùng bộ Cánh vẩy tại khu vực
nghiên
cứu ................................................................................................................... 34
4.2. Đặc điểm phân bố của các loài côn trùng bộ Cánh vẩy ..............................
37
4.2.1. Phân bố theo độ cao ................................................................................ 37
4.2.2. Phân bố theo các dạng sinh cảnh ............................................................ 39
4.2.3. Phân bố theo mùa ................................................................................... 45
4.3. Tính đa dạng sinh học các loài côn trùng bộ Cánh vẩy tại khu vực nghiên
cứu ................................................................................................................... 47
4.3.1. Đa dạng về loài trong giống, loài trong họ, giống trong họ .....................
47



4.3.1.1. Đa dạng về loài trong giống ................................................................. 47
4.3.1.2. Đa dạng về loài trong họ ...................................................................... 49
4.3.1.3. Đa dạng về giống trong họ ................................................................... 51
4.3.2. Tính đa dạng về hình thái ....................................................................... 52
4.3.2.1. Mô Tả các đặc điểm hình thái một số loài đặc biệt tại khu vực nghiên
cứu ................................................................................................................... 52
4.3.2.2. Tính đa dạng về hình thái .................................................................... 63
4.4. Ý nghĩa các loài côn trùng bộ Cánh vẩy tại khu vực xã Văn Nho ..............70
4.4.1. Các loài có tên trong sách đỏ Việt Nam ..................................................70
4.4.2. Các loài côn trùng bộ Cánh vẩy có vai trò làm chất chỉ thị .....................70
4.4.3. Các loài có ý nghĩa lớn trong du lịch sinh thái ........................................71
4.5. Giá trị và tình trạng loài côn trùng bộ Cánh vẩy tại khu vực nghiên cứu....72
4.6. Một số giải pháp quản lý các loài côn trùng bộ Cánh vẩy tại xã Văn Nho .
78
PHẦN V: KẾT LUẬN TỒN TẠI KIẾN NGHỊ ................................................ 80
5.1. Kết luận ..................................................................................................... 80
5.2. Tồn tại ....................................................................................................... 81
5.3. Kiến nghị ................................................................................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Biểu 2.1: Đặc điểm của các sinh cảnh trong khu vực nghiên cứu .....................
14
Biểu 2.2: Điều tra pha trƣởng thành của bƣớm ngày theo điểm .......................
21
Biểu 2.3: Biểu điều tra thành phần các loài ngài ............................................... 22
Biểu 2.5. Biểu thống kê kết quả phỏng vấn ngƣời dân tại khu vực nghiên cứu .
24

Biểu 4.1: Danh lục thành phần loài côn trùng bộ Cánh vẩy tại xã Văn Nho ......
31 Biểu 4.2: Mức độ bắt gặp của các loài côn trùng bộ Cánh vẩy trong khu vực
nghiên cứu ........................................................................................................ 34
Biểu 4.3. Biểu các loài côn trùng bộ Cánh vẩy thuộc nhóm ngẫu nhiên gặp tại xã
Văn Nho ........................................................................................................... 35
Biểu 4.4: Biểu thể hiện các loài côn trùng bộ Cánh vẩy ít gặp tại khu vực xã Văn
Nho .................................................................................................................. 37
Biểu 4.5: Phân bố các loài côn trùng bộ Cánh vẩy theo độ cao .........................
38
Biểu 4.6. Phân bố các loài côn trùng bộ Cánh vẩy theo trạng thái sinh cảnh .....
40
Biểu 4.7. Các loài côn trùng bộ Cánh vẩy bắt gặp ở nhiều dạng sinh cảnh. .....
43
Biểu 4.8. Các loài trong họ côn trùng bộ Cánh vẩy bắt gặp ở duy nhất 1 dạng
sinh cảnh .......................................................................................................... 43
Biểu 4.9. Biến động số loài côn trùng bộ Cánh vẩy theo đợt nghiên cứu tại khu
vực nghiên cứu ................................................................................................. 45
Biểu 4.10: Sự đa dạng về số loài trong giống tại xã Văn Nho ..........................
47
Biểu 4.11: Sự đa dạng về số lƣợng loài trong họ tại xã Văn Nho ......................
49 Biểu 4.12: Biểu thể hiện sự đa dạng về số giống trong họ của các loài côn


trùng

bộ

Cánh

vẩy


tại



Văn

Nho ............................................................................. 51
Biểu 4.13. Các dạng cánh trƣớc cơ bản của các loài côn trùng bộ Cánh vẩy .....
65
Biểu 4.14. Các dạng cánh sau cơ bản của loài côn trùng bộ Cánh vẩy ..............
66
Biểu 4.15. Các dạng râu đầu cơ bản của loài côn trùng bộ Cánh vẩy ................
68
Biểu 4.16: Tỷ lệ % mức độ thƣờng gặp các loài côn trùng bộ Cánh vẩy ............
72
Biểu 4.17: Tỷ lệ % đặc điểm màu sắc của các loài côn trùng bộ Cánh vẩy ........
72
Biểu 4.18: Biểu tỷ lệ % đặc điểm về kích thƣớc ...............................................
73 Biểu 4.19: Biểu tỷ lệ % giá trị của các loài côn trùng bộ Cánh
vẩy .................... 73
Biểu 4.20: Biểu tỷ lệ % vai trò của các loài loài côn trùng bộ Cánh vẩy ............
73
Biểu 4.21: Biểu tỷ lệ % ngƣời sử dụng các loài loài côn trùng bộ Cánh vẩy ......
73
Biểu 4.22: Biểu tỷ lệ % mục đích sử dụng các loài loài côn trùng bộ ...............
74
Cánh vẩy ........................................................................................................... 74
Biểu 4.23: Biểu tỷ lệ % ngƣời dân trao đổi và mua bán các loài loài côn trùng
bộ

Cánh vẩy ........................................................................................................... 74





ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong tự nhiên không một lớp động vật nào có thể sánh kịp với lớp côn
trùng về mức độ phong phú đến kì lạ về thành phần loài. Các nhà khoa học ƣớc
tính lớp côn trùng có tới 8-10 triệu loài với khoảng một triệu loài đã biết. Chúng
có mặt khắp nơi và can dự vào mọi quá trình sống trên hành tinh của chúng ta,
trong đó có đời sống con ngƣời [12].
Côn trùng là một thành phần không thể thiếu của hệ sinh thái nông - lâm
nghiệp, chúng có vai trò rất quan trọng: là mắt xích quan trọng trong chuỗi thức
ăn góp phần làm cân bằng hệ sinh thái, đóng vai trò thụ phấn cho cây, là sinh vật
chỉ thị cho tình trạng của hệ sinh thái, một số loài còn là thiên địch để tiêu diệt
sâu hại có ý nghĩa lớn đối với hoạt động sản xuất của con ngƣời….
Khi nói đến côn trùng có nhiều quan điểm cho rằng các loài côn trùng chủ
yếu là có hại nhƣng trên thực tế thì không phải nhƣ vậy, theo Sedlag 1978: "Chỉ
có khoảng 0,1% số loài côn trùng gây hại cho cây trồng, động vật và con ngƣời”
[11].
Trong lớp Côn trùng bộ Cánh vẩy (Lepidoptera) là một bộ lớn đa dạng
và phong phú với khoảng 140.000 loài và đƣợc chia làm 2 nhóm chính là nhóm
bƣớm (Butterfly) và nhóm ngài (Moth) chúng có vai trò to lớn trong đời sống
của con ngƣời: một số loài bƣớm ngày có cấu trúc hình thái độc đáo, màu sắc
sặc sỡ đã làm cho cảnh quan thiên nhiên có nhiều nét đẹp phục vụ nhu cầu du
lịch sinh thái, một số loài còn để phối hợp màu sắc của nhiều loại đồ dùng sinh
hoạt phục vụ cho cuộc sống hàng ngày, ngoài ra các loài bƣớm còn đóng vai trò
quan trọng trong việc thụ phấn góp phần tăng năng suất cây trồng và còn nhiều
vai trò to lớn khác [6].

Văn Nho là một xã thuộc huyện Bá Thƣớc tỉnh Thanh Hóa, tại đây chứa
đựng một số lƣợng lớn các loài côn trùng bộ Cánh vẩy. Nhƣng hiện nay hầu
nhƣ chƣa đƣợc nghiên cứu, hoặc nếu có cũng chỉ là bƣớc đầu nghiên cứu sơ


bộ. Để góp phần hoàn thiện cơ sở khoa học cho việc quản lý, sử dụng bền vững,
đảm bảo thu nhập cho ngƣời dân tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu tính đa
dạng thành phần loài côn trùng bộ Cánh vẩy (Lepidoptera) tại xã Văn Nho,
huyện Bá Thƣớc, tỉnh Thanh Hóa” làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu
tiếp theo và công tác bảo tồn tốt hơn.

PHẦN I TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

11


1.1. Trên thế giới
1.1.1. Tình hình nghiên cứu côn trùng nói chung
Ngay từ khi mới xuất hiện, loài ngƣời đã chịu ảnh hƣởng lớn về sự phá hoại về
nhiều mặt của côn trùng, đặc biệt là trong gây trồng và chăn nuôi. Do đó loài
ngƣời bắt đầu nghiên cứu và tìm hiểu về côn trùng.
Ba ngàn năm trƣớc công nguyên, ở Trung Quốc đã bắt đầu nuôi tằm. Gần 400
năm trƣớc công nguyên, Aristote (ngƣời Hy Lạp) đã viết về 60 loài côn trùng
trong tác phẩm của mình. Vào thề kỉ 18 đã có nhiều học giả và công trình nghiên
cứu về côn trùng học. Năm 1735, Carl Linne (1707-1778) xuất bản cuốn sách
nổi tiếng “Systema naturae” đề cập đến 3 lĩnh vực quan trọng của tự nhiên là
khoáng vật, thực vật và động vật. Ông là ngƣời đầu tiên phân loại động vật,
trong đó có côn trùng một cách hiện đại. Lần xuất bản thứ 10 của sách “Hệ
thống tự nhiên” ông đã đƣa vào cách gọi tên khoa học các loài sinh vật. Vào
năm 1793, Sprengel (1750-1816) xuất bản tác phẩm nổi tiếng mô tả mối quan hệ

giữa cấu tạo của hoa và quá trình thụ phấn của côn trùng. Trong cuốn sách này
lần đầu tiên vai trò của côn trùng trong việc thụ phấn cho hoa đã đƣợc giải
thích. Trong các công trình của mình, Lamarck (1744-1829) đã có những đóng
góp đáng kể cho khoa học côn trùng, đặc biệt trên lĩnh vực phân loại. Cuối thế kỉ
18, Pallas (Viện sĩ ngƣời Nga) đã nghiên cứu và viết về thành phần loài côn
trùng [13]. Vào thế kỉ 19, cùng với sự phát triển của các ngành khoa học khác,
côn trùng học đã trở thành một môn khoa học. Có rất nhiều ngƣời chuyên sâu về
côn trùng học và hàng loạt các “Hội côn trùng” đƣợc thành lập ở các nƣớc, nhƣ
ở Pháp (năm 1832), Anh (1833), Nga (1859)… Các hội côn trùng giữ vai trò chỉ
đạo phát triển côn trùng học ở mỗi nƣớc [13].
Từ thế kỉ 20 các lĩnh vực côn trùng học thực nghiệm ra đời, trong đó có côn
trùng nông nghiệp, côn trùng lâm nghiệp. Ngoài ra, ở Trung Quốc môn “côn
trùng Lâm nghiệp” đã chính thức đƣợc giảng dạy trong trƣờng đại học Lâm


nghiệp từ năm 1952 từ đó việc nghiên cứu về côn trùng đƣợc đẩy mạnh [13].
Những tài liệu nghiên cứu về côn trùng trên thế giới ngày càng phong phú, các
công trình nghiên cứu không chỉ giới hạn về hệ sinh thái mà còn tập trung nhiều
vào các vấn đề sinh học và bảo tồn.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu côn trùng bộ Cánh vẩy trên thế giới
Bộ cánh vẩy (Lepidoptera) là nhóm côn trùng đƣợc rất nhiều ngƣời quan tâm,
đặc biệt là pha trƣởng thành lại có sự hiện diện khá đặc trƣng, dễ quan sát thấy
do sự bay lƣợn của chúng. Chúng có sự lựa chọn sinh cảnh riêng nên thƣờng
đƣợc coi là sinh vật chỉ thị quan trọng đối với đa dạng sinh học. Với điều kiện
phát triển về khoa học, một số nƣớc trên thế giới đã nhận thức sớm hơn các
nƣớc khác về tầm quan trọng của bƣớm. Do đó, các nghiên cứu cơ bản về
bƣớm tại những quốc gia này cũng đƣợc thực hiện sớm hơn. Hầu hết các quốc
gia trên thế giới đều có công trình nghiên cứu về bƣớm đặc biệt là các nƣớc
nhƣ: Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a, Thái lan, Singapore, Mỹ, Pháp, Philipine….[7].
Theo Schappert (2000), để bảo tồn bƣớm cũng nhƣ các loài động vật, thực vật

khác điều trƣớc tiên đòi hỏi cần giải quyết đƣợc 3 vấn đề: thứ nhất, cần biết vị
trí phân loại của chúng, mối quan hệ của chúng với các loài gần gũi hoặc các
loài khác xung quanh chúng; thứ hai, cần biết phân bố địa lý và điều kiện về sinh
thái nhƣ yêu cầu về sinh cảnh hay sự ƣa thích sinh cảnh của loài; cuối cùng là
cần biết càng nhiều càng tốt về đặc điểm sinh học của loài [10].
Trên thế giới có khá nhiều công trình nghiên cứu về sinh học và bảo tồn bƣớm.
Các công trình tập trung vào việc xác định cây chủ, vòng đời, tập tính và phân
bố của bƣớm. Trong số các loài bƣớm hiện biết, có nhiều loài quý, hiếm đƣợc
liệt tên trong Danh mục Đỏ IUCN cũng nhƣ có tên trong danh sách các loài bị
nghiêm cấm và hạn chế buôn bán vì mục đích thƣơng mại của CITES cũng
đƣợc tập trung nghiên cứu. Những tài liệu này rất có ích cho công tác bảo tồn
gây nuôi bƣớm [10].

13


Trong tất cả các họ bƣớm, họ Bƣớm phƣợng (Papilionidae) đƣợc quan tâm
nhiều hơn trong nghiên cứu về sinh học và bảo tồn. Họ bƣớm này đƣợc xem
nhƣ là "ngƣời đại diện" cho tính đa dạng của bƣớm. Họ Papilionidae có nhiều
loài quý, hiếm trong đó có một số loài đang trong tình trạng bị đe dọa ở mức độ
nguy cấp. Nhiều loài có kích thƣớc lớn, màu sắc đẹp, có giá trị thẩm mỹ, luôn
hấp dẫn những ngƣời sƣu tầm. Họ Bƣớm phƣợng đƣợc các tổ chức bảo tồn
quốc tế quan tâm và hầu hết các loài bƣớm có trong Danh mục Đỏ IUCN và
danh mục của CITES thuộc họ Bƣớm phƣợng. Trong số 573 loài Bƣớm
phƣợng thì có tới 170 loài cần phải đƣợc bảo tồn [10].
Nghiên cứu bƣớm ở Sulawesi của Schulze et al. chỉ ra sự đa dạng của quần xã
bƣớm cao ở sinh cảnh rừng thứ sinh và sự đa dạng của quần xã bƣớm giảm
mạnh ở khu đất nông - lâm nghiệp và canh tác ngô. Tác giả cũng chỉ ra rằng
không có sự khác nhau đáng kể giữa sự đa dạng của bƣớm ở rừng nguyên sinh
và rừng thứ sinh lâu năm nơi có thảm thực vật gần giống nhau [10].

Hàng năm hàng triệu mẫu bƣớm đƣợc trao đổi buôn bán trên toàn thế
giới cụ thể nhƣ ở Nhật Bản, Châu Âu ngoài ra ở Thái Lan ngƣời ta còn thiết kế
những khu vƣờn nuôi bƣớm để phục vụ khách du lịch tham quan giải trí và giáo
dục.. Có nhiều nƣớc đã rất thành công trong việc nuôi bƣớm xuất khẩu nhƣ:
Papua New Guinea, Thái Lan, Đài Loan, Costa Rica, Mỹ... Ví dụ ở Đài Loan
hàng năm có khoảng 15 đến 500 triệu con bƣớm đƣợc bán ra thị trƣờng thông
qua các công ty nuôi và buôn bán côn trùng. Một công ty nổi tiếng ở Mỹ một
năm bán ra thị trƣờng trên 50 triệu con bƣớm. Do vậy cần có những biện pháp
quản lí nhân nuôi và bảo tồn thích hợp đặc biệt là những loài quý hiếm những
loài có giá trị kinh tế cao vừa tạo thu nhập cho ngƣời dân vừa làm giảm nguy cơ
tuyệt chủng của các loài quý hiếm [8].
Nhƣ vậy bên cạnh đi sâu làm sáng tỏ về thành phần loài bƣớm, các loài cây chủ
của sâu bƣớm, ngày nay các nhà khoa học đang từng bƣớc đi sâu hơn nữa để


tìm hiểu đặc điểm sinh thái học của chúng và xác định sự đa dạng về thành phần
loài bƣớm theo các dạng sinh cảnh, đa dạng về hình thái và đa dạng theo mùa.
1.2. Ở Việt Nam
1.2.1. Tình hình nghiên cứu côn trùng nói chung
Trƣớc năm 1954 nói chung là các công trình nghiên cứu về côn trùng còn rất ít.
Nổi bật là một số công trình nghiên cứu sau: Năm 1897 đoàn nghiên cứu ngƣời
Pháp “Mission parie” đã điều tra côn trùng Đông Dƣơng trong đó có Việt Nam,
đến năm 1904 công bố kết quả đã đƣợc phát hiện 1020 loài côn trùng trong đó
có 541 loài bộ cánh cứng, 168 loài bộ cánh vẩy, 139 loài chuồn chuồn, 59 loài
muỗi, 55 loài cánh màng, 9 loài bộ 2 cánh và 49 loài thuộc bộ khác. Từ năm
1904 đến 1942 có rất nhiều công trình nghiên cứu về côn trùng ra đời nhƣ công
trình nghiên cứu của Bou tan (1904), Bee nier (1906), Braemer (1910), Nguyễn
Công Tiễu (1922-1935). Về cây lâm nghiệp chỉ có công trình nghiên cứu của
Bou rer (1902), Phạm Tƣ Thiên (1922) và Vieil (1912) nghiên cứu côn trùng
trên cây bồ đề, sồi, giẻ…[4].

Từ đầu thế kỉ 20 đến 1945 có nhiều kết quả nghiên cứu đƣợc công bố có liên
quan đến côn trùng học ở Việt Nam của các tác giả Dupasquier (Côn trùng hại
chè), Fleutiaux (Mối, xén tóc và côn trùng hại mía, đậu đỗ), Joannis
(Lepidopteres heteroceres du Tonkin), Trần Thế Tƣơng (Les Chrysomelinae du
Sud de la Chine et du Nord Tonkin), Sanvaza (Faune entomogique de
l’Indonchine), Paulian R. (Scarabaeidae), Lemee A. (Lepidoptera) [13].
Từ năm 1945 sau cách mạng tháng 8 thành công, xuất phát từ nhu cầu xã hội
đặc biệt trong lĩnh vực nông lâm nghiệp thì công tác điều tra nghiên cứu mới
đƣợc chú ý, từ đó một số công trình nghiên cứu đƣợc tiếp tục bổ sung, từ năm
1961 tới năm 1965 và từ năm 1967 tới 1968 Bộ nông nghiệp đã tổ chức điều tra
và xác định đƣợc 2962 loài côn trùng thuộc 223 họ, 20 bộ khác nhau. Năm 1953
thành lập “Phòng côn trùng” thuộc Viện Trồng trọt. Năm 1961 thành lập cục
Bảo vệ Thực vật. Năm 1966 thành lập Hội Côn trùng học Việt Nam [13].
15


Nhƣ vậy, các nghiên cứu về côn trùng ở Việt Nam ngày càng nhiều. Tuy
nhiên, các nghiên cứu chủ yếu dừng lại ở việc xác định thành phần loài, cần tập
trung nghiên cứu nhiều vào các vấn đề sinh học và bảo tồn.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu côn trùng bộ Cánh vẩy ở Việt Nam
Thực tế cho thấy, các nghiên cứu về khu hệ và sinh thái học trên đối tƣợng côn
trùng bộ Cánh Vẩy tại Việt Nam tuy nhiều nhƣng rải rác và không có sự liên kết
với nhau. Một số nghiên cứu chỉ nhằm mục đích đƣa ra thành phần loài trong
khu vực mà không chú trọng đến những yếu tố tác động đến loài. Danh sách
đầu tiên về bƣớm của Đông Dƣơng đƣợc công bố vào đầu thế kỷ 20. Danh sách
khu hệ bƣớm của Việt Nam đƣợc công bố vào năm 1957 (Metaye 1957), trong
danh sách này có 454 loài. Sau đó rải rác có một số công trình nghiên cứu về
bƣớm và danh lục bƣớm tiếp tục đƣợc bổ sung. Đặc biệt trong những năm gần
đây có nhiều công trình khảo sát về bƣớm do Trung tâm nhiệt đới Việt - Nga
tiến hành tại các khu bảo tồn thiên nhiên và Vƣờn quốc gia của Việt Nam nhƣ:

Vƣờn Quốc gia Ba Bể (năm 1996 - 1997), Ba Vì (1996), Hoàng Liên (năm 1998
- 2000), Phong Nha - Kẻ Bàng (1999), Tam Đảo (2000 - 2001), Cúc Phƣơng
(1998), Hòn Bà (2003)... [7].
Ngay từ những năm 1930 với công trình nghiên cứu về Bộ cánh vẩy
(Lepidoptera) , J.de Joannis đã thống kê đƣợc 1798 loài thuộc 746 giống của 45
họ. Hầu hết những nghiên cứu bƣớm của Việt Nam chỉ tập trung vào khảo sát
thành phần loài kết hợp với những phân tích nhỏ về sinh thái học của chúng
[10].
Đề tài nghiên cứu của Đặng Ngọc Anh (1998 - 2000) đã thống kê đƣợc nhiều
loài cánh vẩy hoạt động ban ngày. Nhiều loài mới cho khoa học cũng nhƣ mới
cho Việt Nam đƣợc phát hiện trong những năm gần đây. Theo kết quả thu đƣợc
từ các đề tài đã nói ở trên, Việt Nam có khoảng trên 1000 loài bƣớm [2].


Những năm gần đây, sách hình về các loài bƣớm Việt Nam cũng đƣợc
xuất bản nhƣ Bƣớm rừng Tân Phú (T.P.Hùng và T.V.Sinh 2008), Butterflies of
Phu Quoc National Park, Kien Giang, Vietnam (Nguyen và Bui 2006), nhận diện
bằng hình ảnh một số loài bƣớm Việt Nam (B.H.Mạnh 2007), Butterflies of
Vietnam (Monastyrskii 2005 và 2007). Bên cạnh các nghiên cứu trên, các tác giả
B.H.Mạnh (1998), T.P.Hùng (2000), Đ.V.Đài (2009), Đ.T.Đáp (2009) đã có
những ghi nhận về cây chủ của ấu trùng bƣớm, cho thấy thêm những bằng
chứng vững chắc về tính phụ thuộc của bƣớm đối với môi trƣờng sống của
chúng, dựa trên mối liên hệ đặc biệt của bƣớm và sinh cảnh [3].
Nhƣ vậy ở Việt Nam, các nghiên cứu về bộ Cánh Vẩy đƣợc thực hiện ở
phía Bắc vƣợt trội hơn so với phía Nam. Tuy nhiên các nghiên cứu chủ yếu
dừng ở việc xác định thành phần loài. Vì vậy, trong thời gian tới cần đẩy mạnh
hơn nữa những nghiên cứu về sự phân bố sinh thái theo độ cao, theo mùa và
theo sinh cảnh. Từng bƣớc xác định cây chủ của các loài sâu bƣớm và mô tả
vòng đời của chúng. Bên cạnh đó xác định mối quan hệ sinh thái giữa cảnh quan
và môi trƣờng với sự đa dạng của các loài côn trùng bộ Cánh Vẩy và các loài

đƣợc sử dụng làm chỉ thị sinh học.
Xã Văn Nho là một xã có khu hệ thực vật phong phú, đa dạng có nguồn thức ăn
dồi dào cho các loài côn trùng bộ Cánh vẩy, nhƣng hiện nay hầu nhƣ chƣa
đƣợc nghiên cứu, hoặc nếu có cũng chỉ là bƣớc đầu nghiên cứu sơ bộ. Vì thế
các nghiên cứu về côn trùng bộ Cánh vẩy là việc làm cấp bách để phát triển bền
vững, đảm bảo thu nhập cho ngƣời dân, thúc đẩy công tác bảo tồn tốt hơn. Mặt
khác tại khu vực xã Văn Nho chƣa có thông tin về thành phần loài côn trùng bộ
Cánh vẩy, vì vậy kết quả nghiên cứu của đề tài góp thêm tài liệu phục vụ cho
công tác bảo tồn đa dạng sinh học và nghiên cứu khoa học.
1.3. Đặc điểm của côn trùng

17


1.3.1. Đặc điểm của côn trùng nói chung
Côn trùng là động vật không xƣơng sống. Lớp côn trùng có tên khoa học là
Insecta hay Hexapoda, thuộc ngành Tiết túc – Arthropoda.
- Đặc điểm chung:
+ Cơ thể chia làm 3 phần rõ rệt là đầu, ngực và bụng.
+ Đầu có một đôi râu đầu, miệng và một đôi mắt kép và 2-3 mắt đơn (một
số loài không có mắt đơn).
+ Ngực có 3 đốt, mỗi đốt có một đôi chân ngực và pha trƣởng thành có thể có 2
đôi cánh.
+ Lỗ sinh dục và lỗ hậu môn nằm ở cuối bụng.
+ Da làm chức năng của bộ xƣơng ngoài.
+ Hô hấp bằng hệ thống khí quản.
+ Chúng lớn lên bằng cách lột xác. Trong quá trình sinh trƣởng phát triển có
biến thái bên trong và bên ngoài [9].
- Về số lƣợng:
Hiện nay các nhà sinh học đã biết đƣợc hơn 1 triệu 200 nghìn loài động vật,

trong số đó côn trùng đã chiếm hơn 1 triệu loài và các loài côn trùng đã chiếm
hơn 1/2 tổng số các loài sinh vật cƣ trú trên hành tinh chúng ta. Tuy vậy các loài
côn trùng mà chúng ta chƣa biết cũng còn rất nhiều [14].
- Về phân bố:
Côn trùng phân bố rất rộng rãi... Trên trái đất từ xích đạo đến Nam cực, Bắc cực
hay trên những hòn đảo xa xôi hẻo lánh đều thấy có côn trùng. Côn trùng phần
lớn sống ở trên cạn song số loài sống ở dƣới nƣớc cũng không phải là ít. Trên
đỉnh núi cao cách mặt đất 5.000 mét cũng thu thập đƣợc các loài bọ xít; máy
bay bay cao 4.600 mét vẫn thấy có - nhiều loài côn trùng. Sâu non ve sầu có thể
sống ở dƣới đất sâu đến 2 mét, mối đào tổ sâu đến 36m. Trong mạch nƣớc nóng


70 - 80 0C vẫn thấy có côn trùng. Thậm chí trong chai nƣớc mắm mặn nhƣ vậy
vẫn có con Dòi là ấu trùng của một số loài Ruồi [14].
- Về mật độ:
Có tài liệu cho biết bình quân 250 triệu cá thể côn trùng cho một đầu ngƣời và
12 triệu cá thể cho một km2 đất [14].
- Về kích thƣớc:
Kích thƣớc côn trùng cũng biến đổi nhiều. Ngƣời ta đã tìm thấy một loài ong
ký sinh thuộc họ Mymaridae thân dài 0,21mm, có thể coi là loài côn trùng nhỏ
nhất. Trong khi đó ngƣời ta đã tìm thấy một loài bƣớm (Thysania agrippina) ở
Nam Mỹ dài xấp xỉ 0,3 mét hay một loài chuồn chuồn thấy trong hoá thạch
chiều dài sải cánh khoảng 0,5 - 0,7 mét. Nếu so sánh loài có kích thƣớc lớn nhất
với loài có kích thƣớc nhỏ nhất nó gấp từ 1.500 - 2.500 lần [14].
- Về sinh sản:
Côn trùng cũng là loài mắn đẻ nhất thế giới. Một con sâu xám đẻ từ 1.500 2.000 trứng; một con ong chúa đẻ tới 2.000 trứng một ngày; một đời con mối
chúa có thể đẻ đến vài trăm triệu chứng. Côn trùng đẻ nhiều, thời gian sinh sống
lại ngắn. Có loài chỉ sống vài ngày nên khi gặp điều kiện thuận lợi số lƣợng
tăng lên rất lớn. Ví dụ một cặp ruồi nhà (Musca domestica L.) trong mùa sinh
sản từ tháng 2 đến tháng 7 có thể sinh ra 6 lứa. Tất nhiên thiên nhiên không bao

giờ để côn trùng tuỳ ý sinh sản nhƣ vậy. Có hàng trăm nghìn yếu tố khác nhau
tác động để hạn chế chúng [14].
* Côn trùng sở dĩ phong phú nhƣ vậy là do chúng có một số đặc điểm sau:
+ Côn trùng có một lớp da cứng chắc nhẹ nhàng, đàn hồi đƣợc để bảo vệ cơ thể.
+ Thân thể nhỏ bé, chỉ cần một lƣợng thức ăn rất nhỏ chúng cũng sống đƣợc
nên dễ chiếm một vị trí thích hợp trong không gian.

19


+ Côn trùng là động vật không xƣơng sống duy nhất có cánh nên phân bố rộng
rãi.
+ Côn trùng có khả năng thích ứng với môi trƣờng cao và sức sinh sản
phi thƣờng.
1.3.2. Đặc điểm của côn trùng bộ Cánh vẩy
Bộ Cánh vẩy là một bộ lớn đa dạng và phong phú với khoảng 140.000 loài và
đƣợc chia làm 2 nhóm chính là nhóm bƣớm (Butterfly) và nhóm ngài (Moth) vì
thế mà khái niệm Bƣớm không bao hàm đƣợc cho khái niệm “Côn trùng bộ
Cánh vẩy”.
Kích thƣớc cơ thể và màu sắc rất khác nhau. Cơ thể, chân và 2 đôi cánh mang
đầy những vảy nhỏ. Hệ thống mạch cánh rất khác nhau ở các họ, nên là đặc
điểm đƣợc sử dụng trong phân loại [13].
Miệng hút hoặc thoái hóa. Râu đầu có nhiều dạng: sợi chỉ, lƣợc, dùi trống, chùy
[13].
Ấu trùng dạng nhiều chân (có 3 đôi chân ngực và 2-5 đôi chân bụng), miệng
gặm nhai. Thân thể ấu trùng nhẵn nhụi hay có lông cứng hoặc bƣớu lông.
Nhộng màng, một số loài làm kén bằng tơ. Ấu trùng thƣờng hại cây (cắn lá, cắn
mầm, đục thân, đục lá, đục hoa, đục hạt và đục rễ cây), gây thiệt hại lớn. Sâu
trƣởng thành không gây hại vì ăn mật hoa, nƣớc hoặc không ăn [13].



PHẦN II ĐỐI TƢỢNG, MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHẠM VI VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu
2.1.1. Mục tiêu chung
Góp phần quản lý và sử dụng các loài côn trùng bộ Cánh vẩy tại xã Văn
Nho, huyện Bá Thƣớc, tỉnh Thanh Hóa.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
-

Xác định đƣợc thành phần loài, phân bố của các loài côn trùng bộ

Cánh
vẩy tại khu vực nghiên cứu.
-

Xác định đƣợc một số sinh cảnh phân bố của các loài côn trùng bộ

Cánh vẩy tại khu vực nghiên cứu.
-

Đề xuất một số biện pháp quản lí các loài côn trùng bộ Cánh vẩy

theo hƣớng phát triển bền vững.
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu.

21



-

Đối tƣợng nghiên cứu là các loài côn trùng thuộc bộ Cánh vẩy ở

các dạng sinh cảnh, các trạng thái rừng điển hình của khu vực nghiên cứu.
2.3. Phạm vi nghiên cứu
-

Tiến hành nghiên cứu các loài côn trùng bộ Cánh vẩy tại xã Văn

Nho, huyện Bá Thƣớc, tỉnh Thanh Hóa.
-

Thời gian: Đợt I từ 01/07/2013 đến 30/07/2013; Đợt II từ

20/02/2014 đến 20/03/2014.
2.4. Nội dung nghiên cứu
2.4.1. Lập danh lục các loài côn trùng bộ Cánh vẩy tại khu vực nghiên cứu.
2.4.2. Đặc điểm phân bố của các loài côn trùng bộ Cánh vẩy
2.4.2.1. Phân bố theo độ cao
2.4.2.2. Phân bố theo các dạng sinh cảnh
24.2.3. Phân bố theo mùa
2.4.3. Nghiên cứu tính đa dạng sinh học côn trùng bộ Cánh vẩy tại khu vực
nghiên cứu.
2.4.3.1. Đa dạng loài trong giống
2.4.3.2. Đa dạng loài trong họ
2.4.3.3. Đa dạng giống trong họ
2.4.3.4. Đa dạng về hình thái
2.4.4. Ý nghĩa của một số loài côn trùng bộ Cánh vẩy tại khu vực nghiên cứu.
2.4.5. Giá trị và tình trạng loài côn trùng thuộc bộ Cánh vẩy tại khu vực

nghiên cứu
2.4.6. Đề xuất một số biện pháp quản lí tài nguyên côn trùng bộ Cánh vẩy tại
khu vực nghiên cứu theo hướng phát triển bền vững.
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu


2.5.1. Công tác chuẩn bị
Thu thập các tài liệu có liên quan nhƣ bản đồ hiện trạng rừng, bản đồ
địa hình. Chuẩn bị những dụng cụ cần thiết phục vụ cho công tác điều tra nhƣ:
dao phát, dây, giấy, bút, các bảng biểu, vợt bắt côn trùng, bẫy đèn, túi đựng
bƣớm, các dụng cụ và phƣơng tiện điều tra khác.
Tiến hành khảo sát khu vực nghiên cứu và lựa chọn những sinh cảnh
điển hình của khu vực bằng cách lập 2-3 tuyến khảo sát sinh cảnh trong khu vực
nghiên cứu. Các tuyến khảo sát nhƣ sau:
+ Mỗi tuyến dài khoảng 500 - 1000m, phải thâu tóm đƣợc các dạng sinh
cảnh trong khu vực.
+ Đi dọc tuyến điều tra, trong quá trình đi khảo sát quan sát thấy sự thay
đổi về sinh cảnh thì chụp ảnh sinh cảnh đó lại, mô tả đặc điểm và ký hiệu số cho
sinh cảnh đó.
Các dạng sinh cảnh đƣợc chọn theo tiêu chuẩn chung là các dạng sinh
cảnh điển hình của khu vực. Trong khu vực nghiên cứu tôi đã xác định đƣợc
một số dạng sinh cảnh sau:
1. Ven suối
2. Vƣờn
3. Ruộng lúa
4. Rừng luồng thuần loài
5. Rừng cọ thuần loài
6. Rừng tái sinh
7. Rừng thứ sinh ít chịu tác động
Biểu 2.1: Đặc điểm của các sinh cảnh trong khu vực nghiên cứu

Kí hiệu Đặc điểm
SC 1

Là khe suối chảy qua hang, độ che phủ thảm thực vật thấp, độ ẩm
duy trì ở mức cao.

23


SC 2

Là khu vực trồng rau màu của ngƣời dân, phân bố nhiều nơi trên
diện tích xã, địa hình tƣơng đối bằng phẳng

SC 3

Là khu vực trông lúa, địa hình có độ dốc nhẹ, phân bố ở nhiều nơi
trên diện tích của xã

SC 4

Đây là khu vực trồng luồng thuần loài, địa hình có độ dốc trung
bình thực bì chủ yếu gồm: Sậy, cỏ gianh.

SC 5

Đây là khu vực trồng cọ thuần loài có độ cao trung bình trên 400
m địa hình có độ dốc trung bình hầu nhƣ không có thực bì hoặc
có rất ít đó là loài cỏ gianh.


SC 6

Bao gồm các loại cây gỗ nhỏ nhƣ thành ngạnh, dẻ gai, xoan rừng,
sao đen… xen lẫn các loài tre nứa, dộ dốc trung bình, lớp thực bì
có các loại thực vật nhƣ: dây leo, cỏ, sim, mua

SC 7

Đây là khu vực ít chịu sự tác động của con ngƣời, rừng kín tán
nhiều tầng có các cây gỗ lớn che phủ nhƣ thẩu tấu, sơn ta, dẻ gai,
ôrô, có nhiều cây tái sinh còn non tực bì chủ yếu là lấu,cỏ lào,
thao kén, sim, mua. Địa hình có độ dốc lớn nhất trong các dạng
sinh cảnh.

(Phụ biểu 1)
2.5.2. Công tác ngoại nghiệp
Bộ Cánh vẩy đƣợc chia ra thành 2 nhóm chính là nhóm bƣớm
(Butterfly) và nhóm ngài (Moth) mỗi nhóm có đặc điểm sinh học và tập tính
khác nhau nên cần bố trí những phƣơng pháp điều tra khác nhau để trong quá
trình thu thập mẫu đạt đƣợc kết quả cao.
* Xác định hệ thống tuyến điều tra
Do các loài côn trùng bộ Cánh vẩy có miệng hút nên chúng thƣờng tập
trung ở những nơi có nhiều hoa. Chúng thƣờng tập trung ở ven suối nơi quang


đãng cho nên tôi bố trí điều tra theo phƣơng pháp tuyến, trên các tuyến điều tra
thì bố trí thêm các điểm điều tra.
-

Cách lập tuyến điều tra: Dựa vào đặc điểm sinh học của loài cũng


nhƣ các dạng sinh cảnh trong khu vực thì tuyến điều tra cần đảm bảo tiêu chí
sau:
+ Thuận lợi cho việc tiến hành điều tra
+ Có tính đại diện, thâu tóm đƣợc các dạng sinh cảnh trong khu vực
nghiên cứu
+ Các tuyến điều tra phải kéo dài từ 500 đến 2000 mét.
-

Sau khi lập xong tuyến xác định:

+ Địa điểm, tọa độ điểm đầu tuyến, cuối tuyến, độ cao tuyến.
+ Đặc điểm tuyến
+ Các dạng sinh cảnh
+ Số điểm điều tra trên tuyến
Căn cứ kết quả điều tra sơ bộ, bản đồ phân bố trạng thái rừng và những
tiêu chí trên đã xác định đƣợc 8 tuyến điều tra, do địa hình xã khá phức tạp và
trải rộng cho nên các tuyến điều tra phân bố ngẫu nhiên rải rác trên địa hình xã.
Đặc điểm của các tuyến điều tra nhƣ sau:
+ Tuyến 1: chiều dài là 800 mét Tọa
độ Gps:
Điểm đầu tuyến: 20022’11'' B; 105014’02'' Đ; độ cao 570 mét
Điểm cuối tuyến: 20022’13'' B; 105014’06'' Đ; độ cao 377 mét
Xuất phát từ gần khu vực trung tâm xã Văn Nho kết thúc tại khu vực
làng Khảng. Địa hình tƣơng đối đơn giản, dễ đi lại, rừng cọ và rừng luồng trồng
mật độ thấp. Các dạng sinh cảnh đi qua chủ yếu trên tuyến là 3, 4, 5 trên tuyến
bố trí 3 điểm điều tra.

25



×