Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Bệnh án chi tiết Tăng áp phổi nguyên phát độ III, biến chứng suy tim phải độ III.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.2 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUÊ

BỆNH ÁN TRÌNH BỆNH
KHOA NỘI TIM MẠCH-BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUÊ

Bác sĩ hướng dẫn

: TS.BS Nguyễn Tá Đông

Danh sách nhóm làm bệnh án:

1. Nguyễn Gia Bình
2. Hoàng Văn Biển
3. Hoàng Thị Đức
4. Đỗ Hoàng Sanh
5. Hoàng Trọng Sáng
6. Nguyễn Phước Thành
7. Bùi Quốc Bảo Thành
8. Trần Quang Thân
9. Lê Bá Hữu Thiện
10. Trần Xuân Yên

Huế, ngày 24 tháng 12 năm 2015
1


I.
1.
2.
3.
4.


5.
6.
7.
II.
1.
2.

Hành chính
Họ và tên bệnh nhân
Tuổi
Giới
Địa chi
Nghề nghiệp
Ngày, giờ vào viện
Ngày làm bệnh án

: NGUYỄN THỊ NGỌC H.
: 26
: Nữ
: B27 Phú Hiệp, Phường Phú Hiệp, Thành phố Huế
: Không có khả năng lao động
: 9h30 - 24/11/2015
: 16/12/2015

Bệnh sử
Lý do vào viện: Khó thơ
Quá trình bệnh lý:
Cách nhập viện 10 ngày, bệnh nhân cảm thấy ngột ngạt, khó thơ liên tục cả
ngày và đêm, khó thơ hai thì, khó thơ khi gắng sức nhẹ, bệnh nhân phải ngồi dậy
và cúi người ra phía trước để dễ thơ hơn, không kèm ho, khạc đàm, không vã mồ

hôi, khó thơ ngày càng tăng dần lên từng ngày, khó thơ ngay cả khi nằm khi nghi
ngơi và hạn chế đi lại, sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân, kèm hồi hộp đánh
trống ngực thường xuyên. Cách ngày nhập viện 1 ngày, bệnh nhân thấy, hồi hộp
đánh trống ngực nhiều, khó thơ nhiều hơn và thấy tím cả hai tay và hai chân, tím
môi nhiều nên bệnh nhân lo lắng và nhập viện.
Ghi nhận lúc nhập viện:
- Bệnh tinh táo, mệt mỏi.
- Mạch
: 80 lần/ phút
Nhiệt
: 370C
Huyết áp : 110/70 mmHg
Tần số thơ : 24 lần/ phút
Chiều cao : 156 cm
Cân nặng
: 42 kg
2
BMI: 17,3 kg/m
- Da niêm mạc nhạt
- Phù nhẹ hai chi dưới
- Tiếng tim không đều
- Thổi tâm thu 3/6 ơ mỏm
- Không ho, khó thơ nhẹ, phổi không nghe rale
- Bụng mềm, gan lớn 3cm dưới bờ sườn
Bệnh phòng chẩn đoán: Tăng áp phổi nguyên phát/Suy tim độ III/Cuồng nhĩ
Xử trí lúc vào viện: Amlor 5mg x 1 viên uống
Furosemide 40mg x 2 viên uống
Kali 0,6 mg x 2 viên uống
Spinorolacton 25 mg x 1 viên uống
2



Sildenafil 50 mg x 1 viên uống
Sau xử trí, bệnh nhân đỡ khó thơ hơn, vẫn còn tím môi, nằm nghi tại giường.
Diễn biến tại bệnh phòng:
-

0h 25/11, Bệnh nhân van mệt, khó thơ. Mạch: 98 lần/phút,
Huyết áp:110/60 mmHg
Xử trí với Furosemide 20mg x 2 ống TMC, Kali 0,6mg x 2 viên uống
ECG cuồng nhĩ 3:1 xử trí theo dõi thêm bằng mornitor ECG
Điều trị tại bệnh phòng với các thuốc
Lasix, Kali, Spirem, Panagin, Nifedipine, Neotazin MR, Concor, Cefurafast,
Kalbenox, Sintrom, Glucolyte.
- 26/11 mạch 80l/ph, nhiệt 37°C, HA 100/60 mmHg
Khó thơ nhẹ, mệt mỏi
Gan 4cm dưới bờ sườn
Xử trí thơ Oxi 2l/ph
Cordaron 200mg x 2 viên uống, theo dõi lại điện tim sau đó không thấy cuồng nhĩ
nữa.
Tiếp tục được điều trị với các thuốc trên và theo dõi tại bệnh phòng
- 27/11-17/12 Bệnh nhân thấy khỏe hơn, vẫn còn khó thơ nhẹ, gan 3cm
dưới bờ sườn.
Tiếp tục dùng Cordaron 2 viên/ngày vào ngày 27, sau đó là duy trì 1viên/ngày đến
nay.
Điện tâm đồ các lần theo dõi sau không còn thấy hình ảnh cuồng nhĩ.
Tiếp tục được điều trị với các thuốc như trên và theo dõi tại bệnh phòng
- Hiện tại bệnh nhân đỡ khó thơ hơn, vẫn còn khó thơ nhẹ khi gắng sức
vẫn còn tím môi thường xuyên, gan lớn 3cm dưới bờ sườn.
III.

Tiền sử
1. Bản thân:
- Lúc nhỏ, không mắc các bệnh lý về tim bẩm sinh, suy hô hấp do thiểu sản phổi,
-

bệnh màng trong,…
Không mắc các bệnh lý van tim, không tăng huyết áp, thấp tim.
Không mắc các bệnh lý hô hấp như bệnh phổi mô kẽ, bệnh phổi phối hợp hạn

-

chế và tắc nghẽn.
Không có tiền sử ngộ độc thuốc, dị ứng thuốc hay tia xạ.
Không mắc các bệnh lý liên quan huyết học, di truyền và tự miễn khác.
Bệnh nhân không hút thuốc, uống rượu, không sử dụng chất kích thích.
10 năm trước bệnh nhân biểu hiện mệt, khó thơ 2 thì, thường xuyên và liên tục
cả ngày lẫn đêm, ảnh hương đến sinh hoạt của bệnh nhân, khó thơ tăng lên kèm
3


tím môi và đầu chi khi gắng sức. Bệnh nhân nhập viện tại khoa nội tim mạchBệnh viện TW Huế trong lần khó thơ đầu tiên được chẩn đoán tăng áp phổi
nguyên phát và điều trị duy trì theo phác đồ tăng áp phổi hơn 1 tháng thì bệnh
nhân ổn đinh vẫn còn khó thơ khi gắng sức va tím môi thường xuyên, bệnh
nhân ra viện và tiếp tục uống thuốc theo đơn. Mỗi năm bệnh nhân đều có 1 đến
2 lần vào viện vì các biểu hiện tương tự như trên và được điều trị mỗi đợt hơn 1
-

tháng ra viên tiếp tục dùng thuốc điều trị tăng áp phổi theo đơn.
Tháng 3/2015, bệnh nhân phù mềm 2 chi dưới, bụng báng kèm khó thơ với tính
chất như trên, nhập viện được chẩn đoán tăng áp phổi/suy tim độ 3, điều trị 1

tháng bệnh nhân hết phù hết báng cho ra viện điều trị với Lasix, Viagra,

-

Gespin, Telma 40, Piracepam.
Từ đó đến nay bệnh nhân vẫn còn khó thơ khi gắng sức và tím môi thường

xuyên.
- Tiền sử sản khoa: PARA(0000)
2. Gia đình:
- Thời kì mang thai của mẹ bình thường, không mắc bệnh lý gì, không dùng
-

thuốc gì.
Gia đình không ai mắc các bệnh hô hấp, tim mạch mạn tính.
Không ai mắc các bệnh lý di truyền.

IV. Thăm khám hiện tại
1. Toàn thân:
- Bệnh tinh, tiếp xúc tốt
- Dấu hiệu sống:
Mạch
: 70 lần/phút
Nhiệt
: 37,2 0C
Huyết áp : 110/65 mmHg
Tần số thơ : 26 lần/phút
Chiều cao : 156 cm
Cân nặng
: 43 kg

2
BMI
: 17,7 kg/m
- Da niêm mạc nhạt, môi tím, mí mắt tím, không tím các đầu chi.
- Kết mạc mắt nhạt
- Không phù, không xuất huyết dưới da
- Tuyến giáp không lớn
- Hạch ngoại biên không sờ thấy
2. Thăm khám cơ quan
:
a. Tuần hoàn:
- Không đau ngực, không hồi hộp đánh trống ngực.
- Tĩnh mạch cổ nổi tư thế fowler
- Mạch quay bắt rõ, nhẹ, tương ứng với nhịp tim tần số mạch 70 lần/phút
- Mỏm tim đập lệch trái ra ngoài đường trung đòn trái gian sườn V
- Dấu Hazer (dương tính)
4


-

Tiếng tim nghe đều, T1 T2 phân biệt rõ
Tiếng T2 mạnh
Thổi toàn tâm thu cường độ 3/6 nghe rõ ơ trong mỏm tim ngay sát bờ trái mũi

ức, mạnh lên khi hít vào
- Thổi đầu kỳ tâm trương 2/6 ơ ổ van động mạch phổi
b. Hô hấp:
- Không ho, không đau ngực
- Khó thơ thường xuyên, khó thơ hai thì, khó thơ tăng lên khi gắng sức nhẹ

- Lồng ngực cân xứng, không hình thùng, di động theo nhịp thơ
- Rung thanh đều hai bên, không tăng
- Gõ trong hai bên
- Âm phế bào nghe rõ, không nghe rale.
c. Tiêu hóa:
- Ăn uống được
- Không nôn, không buồn nôn
- Đau tức hạ sườn phải, đi cầu phân vàng 1 lần/ngày, phân thành khuôn
- Bụng cân xứng, không lõm hình thuyền, không có vết sẹo cũ
- Di động theo nhịp thơ
- Bụng mềm
- Gan lớn 3 cm dưới bờ sườn phải, 2 cm dưới bờ sườn trái, mật độ chắc, mặt
d.
e.
f.
g.
-

nhẵn, đều, bờ dưới tù, bờ trên gan ngang mức gian sườn IV-V bên phải
Ấn các điểm đặc biệt không đau
Gõ trong, âm ruột bình thường
Thận tiết niệu
Tiểu thường, không buốt rát, không đau
Nước tiểu vàng trong, lượng 1000 ml/24h
Chạm thận (âm tính), Bập bềnh thận (âm tính)
Ấn các điểm niệu quản trên giữa không đau
Thần kinh
Không lơ mơ, không kích thích
Không có dấu thần kinh khu trú
Không yếu liệt

Dấu màng não (âm tính)
Cơ xương khớp
Không đau cơ, cứng khớp
Các khớp hoạt động trong giới hạn bình thường
Các cơ quan khác
Chưa phát hiện bệnh lý

V.
Cận lâm sàng
1. Công thức máu:
Thông sô

Giá trị ngày
25/11

Giá trị ngày
10/12
5

Giá trị bình
thường

Đơn vị


WBC

6,56

3,6


4-10

K/L

LYM%

32,9

43,5

10-50

%

MID%

3,5

11,2

3-7

%

GRA%

63,6

45,3


40-80

%

RBC

4,45

3,77

4,0-5,8

M/L

HGB

13,2

11,2

Nữ: 12-16,5

g/dL

HCT

39,96

34,74


34-51

%

MCV

90

92

85-95

fL

MCH

29,6

29,7

28-32

pg

MCHC

32,9

32,2


32-36

d/dl

PLT

126

70

150-450

K/L

MPV

8,7

8,1

6,0-9,0

fL

Thông sô

Giá trị ngày
03/12


Giá trị ngày
10/12

Trị sô bình
thường

Đơn vị

TG Prothrombin

16,8

27,0

12-15

Giây

Tỷ Prothrombin %

71

36

>70

%

INR


1,26

2,22

2. Cầm máu tổng quát:

3. Sinh hóa máu:
Thông sô

Kết quả

Trị sô bình
thường

Đơn vị

Glucose

5,3

NL: 4,1-5,9

mmol/l

Ure

6,3

1,7-8,3


mmol/l

Creatinne

70

NL: 63-115

mol/l

SGOT

28

Nữ: 0-32

U/L

SGPT

17

Nữ: 0-33

Cholesterol

3,96

3,6-5,18


U/L
mmol/l

HDL- Cholesterol

1,06

>0,9

mmol/l

LDL-Cholesterol

2,4

0-3,4

mmol/l

Triglycerid

1,09

0,8-2,3

mmol/l

6



4. Siêu âm tim:
Tăng áp phổi nguyên phát P: 122 mmHg
IT 3/4 Không thấy shunt
Thất phải dày dãn, nhĩ phải dãn
Chức năng tim bảo tồn, phân suất tống máu EF 67%
5. X quang:
Bóng tim nhĩ phải và thất phải dãn
Chi số tim/lồng ngực khoảng 65%
Cung động mạch phổi dãn kèm tăng tưới máu nhẹ ơ trường phổi hai bên
Phù nề tổ chức kẽ ngoại vi quanh các nhánh phế quản và mạch máu
6. ECG:
Ngày 24/11/2015
Cuồng nhĩ 3:1, tần số thất 100 lần/phút
Ngày 28/11/2015
Nhịp xoang, trục phải, tần số 75 lần/phút.
Dầy thất phải:
RV1=8mm>7mm
Sokolop RV1+SV5=12mm>11mm
Dạng S1 Q3
VI. Tóm tắt, biện luận, chẩn đoán
1. Tóm tắt:
Bệnh nhân nữ, 26 tuổi vào viện vì khó thơ qua thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng
kết hợp hỏi tiền sử bệnh sử em rút ra các hội chứng dấu chứng sau:

7


a. Hội chứng suy tim
- Khó thơ thường xuyên, tăng khi gắng sức, khó thơ 2 thì, hạn chế vận
động thể lực

Tím môi, đầu chi
Phù nhẹ 2 chi dưới
Tĩnh mạch cổ nổi tư thế fowler
Mõm tim đập lệch trái ra ngoài đường trung đòn trái gian sườn V
Dấu harzer
Đau tức hạ sườn phải, gan lớn 3cm dưới bờ sườn
Cận lâm sàng:
SÂ tim: thất phải dày dãn, nhĩ phải dãn
Xquang: Bóng tim phải và thất phải dãn
Chi số tim/lồng ngực khoảng 65%
b. Hội chứng tăng áp phổi
- Tiếng T2 mạnh
- Xquang:
• Dãn cung động mạch phổi kèm tăng tưới máu nhẹ ơ trường
-

phổi 2 bên
• Phù nề tổi chức kẽ ngoại vi quanh các nhánh phế quản và
mạch máu
- SÂ tim: tăng áp phổi, P: 122 mmHg
c. Hội chứng rôi loạn nhịp
- Hồi hộp đánh trống ngực
- Tần số mạch 100 lần/phút
- ECG: Cuồng nhĩ 3:1
d. Hội chứng van tim
- Thổi toàn tâm thu cường độ 3/6 nghe rõ ơ trong mỏm tim ngay sát bờ
-

trái mũi ức, mạnh lên khi hít vào
Siêu âm tim: IT 3/4 Không thấy shunt


Chẩn đoán sơ bộ: Tăng áp phổi nguyên phát độ III,biến chứng suy tim phải độ III.
2. Biện luận:
Trên lâm sàng, bệnh nhân có các triệu chứng nổi trội của hội chứng suy tim là
về nhóm cơ năng bệnh nhân này có khó thơ thường xuyên tăng khi gắng sức, khó
thơ 2 thì, hạn chế vận động thể lực, đau tức hạ sườn phải. Về nhóm triệu chứng
thực thể bệnh nhân có, tím môi, tím đầu chi,gan lớn đều, tĩnh mạch cổ nổi tư thế
fowler, phù mềm mức độ nhẹ hai chi dưới, có tiền sử báng nhưng không có bệnh lý
gan thận trước đó. Về nhóm triệu chứng cận lâm sàng thì bệnh nhân cóbóng tim
8


nhĩ phải và thất phải dãn, chi số tim/lồng ngực khoảng 65%, cung động mạch phổi
dãn, điện tim có dày thất phải, siêu âm tim cho thấy hình ảnh dãn nhĩ phải và
dàyvà giãn thất phải.Với các triệu chứng cơ năng thực thể, cận lâm sàng nêu rõ
rang ơ trên trên là khá đặc trưng cho suy tim phải, cộng với các biểu hiện của suy
tim trái không có trên bệnh nhân này như khó thơ kịch phát về đêm, nghe tim thấy
tiếng ngựa phi, ran ứ dịch, biểu hiện cơn hen tim phù phổi cấp qua lâm sàng và
Xquang phổi thẳng, bệnh nhân lại có EF nằm trong giá trị bình thường, nên hội
chứng suy tim ơ bệnh nhân này là suy tim phải. Về nguyên nhân suy tim phải ơ
bệnh nhân này thì ơ bệnh nhân không có tiền sử mắc bệnh tim bẩm sinh, bệnh lý
van tim, bệnh lý phổi nên em loại trừ các nguyên nhân này dẫn đến suy tim phải.
Trên lâm sàng khám tim nghe tiếng T2 mạnh ơ ổ van động mạch phổi phối hợp
trên siêu âm tim có độ chênh áp phổi là 122 mmHg, nên em nghĩ suy tim phải do
tăng áp phổi.
Theo định nghĩa và phân loại về tăng áp phổi của ESC/ERC 2015: tăng áp
phổi là áp lực động mạch phổi trung bình (PAPm) 25mmHg trong nghiệm pháp
thông tim phải đo lúc nghi, kèm theo một áp lực động mạch phổi bít 15mmHg
(TAP tiền mao mạch) hoặc 15mmHg (TAP hậu mao mạch).
Các giá trị bình thường của áp lực động mạch phổi trung bình là 14,33,3

mmHg ơ người bình thường.
Tuy nhiên ơ bệnh nhân này, không có xét nghiệm thăm dò thông tim đánh
giá trực tiếp áp lực động mạch phổi nên em sử dụng đánh giá gián tiếp áp lực động
mạch phổi qua kết quả siêu âm tim: tăng áp phổi nguyên phát P: 122 mmHg, (P:
độ chênh áp phổi). Với kết quả này em đặt ra chẩn đoán tăng áp phổi trên bệnh
nhân này.
Theo phân loại DANA POINT 2008 chia tăng áp động mạch phổi thành 5
nhóm:

9


Trên bệnh nhân, không có bệnh lý tim trái, không có bệnh lý hô hấp và/hoặc
thiếu oxi máu kèm theo, không có rối loạn về máu, rối loạn hệ thống, rối loạn
chuyển hóa, không có tiền sử dị ứng thuốc, ngộ độc thuốc, tia xạ… Nên em nghĩ
đến tăng áp động mạch phổi trên bệnh nhân này hoặc là tăng áp phổi nguyên phát
hoặc là tăng áp phổi sau thuyên tắc phổi mạn tính. Để phân biệt giữa hai nguyên
nhân, cần có xét nghiệm xạ hình V/Q nếu có khiếm khuyết tưới máu phân thùy, thì
nghĩ nhiều đến tăng áp phổi sau thuyên tắc động mạch phổi mãn. Tuy nhiên, bệnh

10


nhân không có tiền sử thuyên tắc mạch máu, nên em nghĩ tăng áp phổi đây là
nguyên phát.
Theo phân độ chức năng tăng áp phổi của WHO 1998 dựa vào triệu chứng
khó thơ, mệt, đau ngực, ngất so với mức độ vận động:
Độ 1: Không triệu chứng khi vận động bình thường
Độ 2: Có triệu chứng khi vận động bình thường
Độ 3: Có triệu chứng khi vận động nhẹ

Độ 4: Có triệu chứng khi nghi ngơi
Trên bệnh nhân này các triệu chứng mệt, khó thơ xuất hiện khi vận động
nhẹ như sinh hoạt hàng ngày, nên em phân độ tăng áp phổi ơ đây là độ III.
Về phân độ suy tim trên bệnh nhân theo Hội Tim New York (NYHA):


Độ I: Không hạn chế hoạt động thể lực, sinh hoạt hàng ngày bình thường



Độ II: Hơi bị hạn chế khi hoạt động thể lực ơ mức độ nặng, không thấy khó chịu
khi nghi hoặc gắng sức vừa phải



Độ III: Hạn chế đáng kể đối với bất cứ hoạt động thể lực nào nhưng vẫn còn dễ
chịu khi nghi ngơi



Độ IV: Khó khăn khi hoạt động thể lực ngay ơ mức độ rất nhẹ và khó thơ, mệt
nhọc ngay cả khi nghi.
Hiện tại bệnh nhân suy tim độ II vì trên bệnh nhân có triệu chứng tim
mạch, biểu hiện khó thơ khi làm việc gắng sức vừa phải. Lúc vào viện bệnh nhân
có biểu hiện của suy tim độ III.
Về rối loạn nhịp, bệnh nhân có cơn cuồng nhĩ, trên lâm sàng biểu hiện hồi
hộp đánh trống ngực, nhịp tim 100 lân/phút và ECG có hình ảnh cuồng nhĩ 3:1, em
nghĩ cơn cuồng nhĩ do dãn nhĩ phải dẫn đến rối loạn điện học ơ tầng nhĩ.
Về đánh giá phân độ nguy cơ bệnh tăng áp phổi của ESC/ERC 2015, bệnh
nhân có các triệu chứng suy tim phải thường xuyên nên bệnh nhân thuộc nhóm

nguy cơ cao, tiên lượng tử vong trong 1 năm >10%.
Về hội chứng van tim, bệnh nhân tăng áp phổi 10 năm và điều trị thường
xuyên, thương hay tái phát trung bình 2-3 lần/ năm, nên các triệu chứng của bệnh
lý van ba lá trên bệnh nhân chuyển từ hơ ba lá cơ năng thành hơ ba lá thực thể,
biểu hiện bằng thổi toàn tâm thu cường độ 3/6 nghe rõ ơ trong mỏm tim ngay sát
11


bờ trái mũi ức, mạnh lên khi hít vào. Thêm vào đó, trên siêu âm độ hơ van ba lá
3/4 nên càng làm rõ thêm hơ ba lá trên bệnh nhân là hơ thực thể.
Từ những lập luận trên, em hướng tới chẩn đoán tăng áp phổi nguyên phát
độ III, biến chứng suy tim phải độ III là hợp lý, tiên lượng bệnh phân tầng nguy cơ
cao trên bệnh nhân.
3. Chẩn đoán cuôi cùng:Tăng áp phổi nguyên phát độ III, biến chứng suy tim
phải độ III.
VII. Điều trị
1. Nguyên tắc điều trị:
Chế độ nghi ngơi: nghi ngơi, giảm hoặc bỏ hẳn các hoạt động gắng sức.
Chế độ ăn: hạn chế muối <2g/ngày, áp dụng chế độ ăn giảm muối hoặc chế
độ gần như ăn nhạt hoàn toàn.
Loại bỏ các yếu tố nguy cơ: không uống rượu bia, các chất kích thích, tránh
xúc cảm mạnh, stress.
Điều trị bằng thuốc: điều trị các triệu chứng suy tim.
Điều trị chẹn calci liều cao cho bệnh nhân.
Theo chiến lược điều trị tăng áp phổi của ESC 2015, áp dụng trên bệnh
nhân này gồm 3 bước:
Bước 1: Điều trị hỗ trợ:
- Bệnh nhân tăng áp động mạch phổi nên tránh mang thai (IC)
- Tăng cường miễn dịch đề phòng cúm và viêm phổi cho bệnh nhân (IC)
- Hỗ trợ tâm lý cho bệnh nhân tăng áp phổi (IC)

- Hạn chế hoạt động thể lực
- Sử dụng lợi tiểu cho bệnh nhân tăng áp động mạch phổi (IC)
- Hỗ trợ oxy kéo dài cho bệnh nhân nếu PaO2 (IC)
- Khuyến cáo dùng thuốc chống đông dường uống cho bệnh nhân tăng áp
phổi vô căn (IIaC)
Bước 2: Sử dụng thuốc chẹn calci liều cao cho bệnh nhân có đáp ứng với
test hoạt mạch (IC)
Bước 3: Kết hợp thuốc nếu bệnh nhân đáp ứng kém. Sildenafil+Macitentan
(IB) hoặc Riociguat +Bosentan (IB).
Nhóm thuốc

Cơ chế tác dụng

Thuốc

12


Chẹn kênh Caxi

Các thuốc chẹn kênh Caxi gắn chủ yếu vào Nifedipine
kênh L, là kênh có nhiều ơ tế bào cơ tim và
cơ trơn thành mạch gây dãn mạch.

Đối kháng thụ thể Đối kháng với các thụ thế A và B của ET-1, Bosentan
endothelin
có đặc điểm giãn mạch và chống tăng sinh.
Ambrisentan
Sitaxsentan
Ức chế

phosphodiesteras
e type 5

Làm mất tác dụng phân hủy cGMP của Sildenafil
PDE-5, làm tăng nồng độ cGMP ơ cơ trơn Tadalafil
mạch máu phổi và gây giãn mạch

Prostacycline I2

Gây dãn mạch máu

Nhóm Nitrat

Tác dụng giãn cơ của nitrat giống tác dụng Isosorbid dinitrat
của yếu tố giãn cơ của tế bào nội mô hoạt
hóa guanylyl cyclase và làm tăng tổng hợp
GMPv, dẫn đến khử phosphoryl chuỗi nhẹ
của myosin, gây giãn cơ trơn

Epoprostenol
Treprotinil
Beraprost
Iloprost

2. Điều trị cụ thể:
- Furosemide 40mg x 2 viên uống sáng 8h
- Spinorolacton 25 mg x 2 viên uống chia hai 8h 16h
- Kali 0,6g x 2 viên uống chia hai 8h 16h
- Nifedipine 20 mg x 1 viên uống 8h
- Concor 2,5 mg x 1/2 viên uống sáng 8h

- Sildenafil 50 mg x 1 viên uống sáng 8h
- Cordaron 200 mg x 1 viên uống sáng 8h
VIII. Tiên lượng
1. Tiên lượng gần: Khá
Bệnh nhân đáp ứng điều trị, đỡ khó thơ, huyết động ổn định.
2. Tiên lượng xa: Dè dặt
Bệnh nhân đã có biến chứng suy tim phải, phân tầng nguy cơ cao, ti lệ tử vong
trong vòng 1 năm >10%, bệnh nhân có biến chứng cuồng nhĩ có nguy cơ chuyển
thành rung nhĩ nguy cơ huyết khối tắt mạch.
IX.

Dự phòng
13


Dự phòng cấp III
Không mang thai, tránh hoạt động gắng sức, hoạt đông tình dục.
Dự phòng biến chứng rung nhĩ, huyết khối tắt mạch.
The end

“Work hard in silence
Let success make the noise”

14



×