Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

bài luận về biến đổi khí hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.49 KB, 9 trang )

BÀI LUẬN
Câu hỏi 9: Đổi mới chính sách phát triển đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu
Bài làm
Trong thời gian gần đây, chúng ta thường đề cập rất nhiều đến các vấn đề: biến đổi
khí hậu, kịch bản biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, phát triển đô thị thích ứng với
biến đổi khí hậu … Đây thật sự là vấn đề đã, đang diễn ra và cần sự quan tâm cũng như
phải có những hành động kịp thời, có sự chú trọng về mặt quản lý của các cơ quan nhà
nước trong giai đoạn sắp tới. Thật sự, ngay từ bây giờ, trong quá trình phát triển của
mình, các nhà quản lý không quan tâm đến vấn đề này thì chúng ta sẽ gặp rất nhiều khó
khăn trong giai đoạn sắp tới. Đặc biệt trong xây dựng và phát triển đô thị, chúng ta cũng
phải quan tâm sâu sắc đến việc thích ứng với biết đổi khí hậu. Cụ thể hiện nay, trong
thành phố Hồ Chí Minh, chúng ta hay gặp tình trạng ngập do triều cường, thiếu mảng
xanh, không khí ô nhiễm, mưa bão lớn gây ngập lụt… Tất cả đó là do ảnh hưởng của
biến đổi khí hậu và sự yếu kém trong dự báo, kế hoạch, xây dựng, quy hoạch phát triển
đô thị. Không nắm chắc vấn đề này và không thấy rõ sự cần thiết cấp bách trong phát
triển đô thị thích ứng với nó thì chúng ta mãi mãi xây dựng những đô thị mà chìm ngập
trong ô nhiễm, trì trệ, luôn phải được “vá đắp” để chống chọi với sự thay đổi của thiên
nhiên.
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NÓ:
Biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái về hệ thống khí hậu, được nhận biết qua sự
biến đổi trung bình và/hoặc sự biến động của các thuộc tính của nó; duy trì trong một
thời kì dài, điển hình là hàng thập kỷ hoặc dài hơn. Biến đổi khí hậu có thể do quá trình
tự nhiên bên trong hệ thống khí hậu hoặc do những tác động từ bên ngoài, hoặc do tác
động thường xuyên của con người làm thay đổi thành phần cấu tạo của khí quyển hoặc
sử dụng đất. Biểu hiện của nó là sự nóng lên toàn cầu, cụ thể là: mùa đông ít tuyết ở khu
vực trượt tuyết núi Alpơ, hạn hán triền miên ở châu Phi, các sông băng trên núi tan chảy
nhanh nhất trong vòng 5000 năm qua. Nó thể hiện ở: hiện tượng El Nino (hiện tượng
nóng lên dị thường của lớp nước biển bề mặt ở khu vực xích đạo trung tâm và đông
Thái Bình Dương) và hiện tượng La Nina ( hiện tượng lạnh đi dị thường của lớp nước
biển trên bề mặt ở khu vực trên) ngày càng dày hơn hoặc thưa hơn so với chu kì thường
xuất hiện.


Hiện tượng biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến:
- Tài nguyên nước: thay đổi chế độ mưa gây lũ lụt nghiêm trọng hoặc hạn hán, gai
tăng tuần suất bão, cường độ bão, gây ngập lụt, lũ quét, trượt lở đất, xói mòn, gây
thiếu nước…
-

Lâm nghiệp: nước biển dâng làm giảm diện tích đất, rừng, phân bố kiểu rừng bị
dịch chuyển, diệt chủng loài, động thực vật, dịch bệnh, cháy rừng…
Trang 1


-

-

-

Thủy sản: giảm đi, di cư cá, tuyệt chủng…
Nông nghiệp: hạn hán làm thất mùa, giảm sản lượng, xói mòn đất làm giảm màu
mỡ của đất…
Năng lượng và giao thông: giàn khoan dầu khí bị ảnh hưởng bởi bão, cảng biển,
đường sá hư hỏng, không đáp ứng sự thay đổi thời tiết, hạn hán làm giảm sản
lượng điện, chế độ dự báo thủy văn không chính xác tác động đến nhiều vấn đề
khác, tiêu thụ năng lượng tăng, độ ẩm tăng…
Đa dạng sinh học: vùng phân bố bị ảnh hướng, thực vật thay đổi chu kì sống, chu
kì phát triển, động vật cũng thay đổi, san hô chết, rừng chết, đột biến gen, xuất
hiện sinh vật nguy hiểm do biến đổi gen…
Sức khỏe: xuất hiện bệnh lạ, hệ sinh thái bị ảnh hưởng nên dễ bệnh tật, lây lan,
chết do nóng…
Đại dương: nước biển ấm lên, băng tan, nước biển dâng, mất sinh vật biển, chết

san hô, lấn đất…
Ngoài ra nó còn tác động đến các vấn đề khác: du lịch, kinh tế…

KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU THẾ KỶ XXI VÀ SỰ THÍCH ỨNG
Kịch bản biến đổi khí hậu toàn cầu thế kỷ XXI:
- Kịch bản thấp: nhiệt độ trung bình toàn cầu cuối thế kỷ XXI có thể tăng 1,8 0C
(phạm vi dao động từ 1,1 – 2,90C), mực nước biển tăng thêm từ 0,18 – 0,38m.
- Kịch bản cao: nhiệt độ trung bình toàn cầu cuối thế kỷ XXI có thể tăng 4 0C (phạm
vi dao động từ 2,4 – 6,40C), mực nước biển tăng thêm từ 0,26 – 0,59m.
Trước các kịch bản đó, chúng ta cần phải thích ứng với sự thay đổi này. Có nghĩa là
tất cả những phản ứng đối với biến đổi khí hậu nhằm làm giảm tính dễ bị tổn thương,
nó thể hiện khả năng đối phó hay tiếp nhận những tác động hay sức ép qua cơ chế phản
hồi hay phục hồi. Nó cũng còn có nghĩa là các hành động tận dụng những cơ hội thuận
lợi mới nảy sinh do biến đổi khí hậu.
Các biện pháp thích ứng cơ bản: theo Bản báo cáo đánh giá lần thứ 2 của nhóm công
tác II của Ủy ban Liên chính phủ về thay đổi khí hậu (IPCC) đã đề cập tới 228 phương
pháp thích ứng khác nhau, chủ yếu trong 8 nhóm sau:
- Chấp nhận tổn thất (không làm gì cả): nó phù hợp khi không còn khả năng chống
chọi hoặc ở những nơi mà phải trả giá cho sự thích ứng quá cao so với sự rủi ro
và các thiệt hại có thể.
- Chia sẻ tổn thất: thường xảy ra trong cộng đồng dâu cư lớn.
- Làm thay đổi nguy cơ: kiểm soát trong chừng mực các mối nguy hiểm từ biến đổi
khí hậu (đắp đập, đê … kiểm soát lũ, giảm chất thải…)
- Ngăn ngừa các tác động: là hệ thống các phương pháp thường dùng để thích
ứng từng bước và ngăn chặn các tác động làm biến đổi, mất ổn định khí hậu.
- Thay đổi cách sử dụng (thay đổi cách sử dụng đất…)
- Thay đổi, chuyển địa điểm (hoạt động kinh tế…)
- Nghiên cứu khoa học, công nghệ để phục vụ cho thích ứng.
Trang 2



-

Giáo dục, thông tin và khuyến khích thay đổi hành vi.

KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM TRONG THẾ KỶ XXI VÀ SỰ
THÍCH ỨNG
-

Nhiệt độ ở các vùng khí hậu phía Bắc tăng nhanh hơn các vùng khí hậu phía
Nam.
Nhiệt độ tăng nhanh ở các vùng sâu trong lục địa và tăng chậm ở vùng ven biển.
Đến cuối thế kỷ XXI, nhiệt độ có thể tăng từ 4,0 – 4,5 0C (theo kịch bản cao nhất)
hoặc khoảng 2,0 – 2,20C (theo kịch bản thấp nhất)
Biên độ dao động của mực nước biển dâng là khá lớn ở tất cả các kịch bản
khoảng 1m nếu nhiệt độ Trái đất tăng 10C

Thực chất, Việt Nam là 1 trong 5 nước bị tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu.
Cụ thể:
- Các hiện tượng thời tiết trở nên bất thường, khó dự báo hơn, ngày càng có nhiều
bão, bão lớn, cường độ mạnh bên cạnh hạn hán kéo dài…
- Mực nước biển dâng cao 1m thì làm mất 12,2% diện tích đất, là nơi cư trú của
23% dân số (17 triệu người), nhiều đô thị ven biển bị xóa sổ.
- Nước biển dâng làm giảm diện tích đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long và
duyên hải Miền Trung, rừng ngập măn do ngập lụt.
- Nhiệt độ tăng, lượng mưa thay đổi làm ảnh hưởng đến nông nghiệp và tài
nguyên nước.
Sự ứng phó của Việt Nam thể hiện trong Quyết định 158/2008/QĐ-TTg Chương
trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu với quan điểm sau:
- Ứng phó với biến đổi khí hậu được tiến hành trên nguyên tắc phát triển bền

vững, bảo đảm tính hệ thống, tổng hợp, ngành, liên ngành, vùng, liên vùng, bình
đẳng về giới, xóa đói, giảm nghèo.
- Các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu được tiến hành có trọng tâm, trọng
điểm; ứng phó với những tác động cấp bách trước mắt và những tác động tiềm
tàng lâu dài; đầu tư cho ứng phó với biến đổi khí hậu là yếu tố quan trọng đảm
bảo phát triển bền vững; ứng phó hôm nay sẽ giảm được thiệt hại trong tương
lai.
- Ứng phó với biến đổi khí hậu là nhiệm vụ của toàn hệ thống chính trị, của toàn
xã hội, của các cấp, các ngành, các tổ chức, mọi người dân và cần được tiến hành
với sự đồng thuận và quyết tâm cao, từ phạm vi địa phương, vùng, quốc gia đến
toàn cầu.
- Các nhiệm vụ ứng phó với biến đổi khí hậu phải được thể hiện trong các chiến
lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển của các ngành, các địa
phương, được thể chế hóa bằng các văn bản quy phạm pháp luật và được quán
triệt trong tổ chức thực hiện.
- Triển khai ứng phó với biến đổi khí hậu theo nguyên tắc “Trách nhiệm chung
nhưng có phân biệt” được xác định trong Công ước Khung của Liên hợp quốc về
Trang 3


biến đổi khí hậu, Việt Nam sẽ thực hiện có hiệu quả chương trình giảm nhẹ biến
đổi khí hậu khi có sự hỗ trợ đầy đủ về vốn và chuyển giao công nghệ từ các nước
phát triển và các nguồn tài trợ quốc tế khác.
SỰ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG ĐÔ THỊ
Từ những tác hại chung của biến đổi khí hậu đến đời sống toàn cầu, có thể nhìn
nhận những tác hại đặc trưng của biến đổi khí hậu đến đô thị và quá trình đô thị hóa.
- Nước biển dâng làm mất diện tích đất dành cho đô thị
- Gây triều cường, ngập lụt.
- Ảnh hưởng hệ sinh thái, làm mất cân bằng sinh thái.
- Diện tích cây xanh, rừng ven biển giảm.

Đa dạng sinh học giảm.
- Mưa bão ngày càng nhiều, tần suất cao song song với hạn hán kéo dài là cho các
công trình xây dựng, cơ sở hạ tầng mau bị xuống cấp, hư hỏng.
- Các công trình xây dựng trước đây không thích ứng được sự biến đổi (cốt nền
thấp, ngập nước…)
- Khí hậu nóng hơn, cùng với kiến trúc xi-măng, kiếng… là cho không khí, nhiệt
độ, độ ẩm thay đổi. Việc sử dụng điện, năng lượng nhiều hơn, bệch dịch lây lan
nhanh hơn, sức khỏe kém.
- Ngập mặn, xâm mặn làm giảm lượng nước ngọt do vậy làm thay đổi sinh thái,
khan hiếm nước ngọt, chết sinh vật, cá tôm.
- Chi phí đầu tư, xây dựng ngày càng cao do vừa phải sửa chữa để thích ứng, vừa
phải chú ý cho phát triển.
- Diện tích đất giảm làm xu thế nhà cao tầng phát triển, mảng xanh, lá phổi của đô
thị giảm, sân chơi giảm… ảnh hưởng đến không gian sống trong lành.
- Tác động đa diện đến mọi vấn đề: kinh tế, xã hội, sản xuất, sinh hoạt…
CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HIỆN NAY
Chúng ta cũng đã sớm nhận biết sự quan trọng của Phát triển bền vững với những
vấn đề liên quan đến nó (trong đó có môi trường) thể hiện ở Quyết định 187/CT thông
qua “Kế hoạch quốc gia về môi trường và phát triển lâu bền giai đoạn 1991 – 2000”, tiêu
chí số 36-CT/TW của Bộ Chính trị, thể hiện trong Văn kiện Đại hội Đảng từ Đại hội IX
đến nay. Chúng ta cũng đã đề cập biến đổi khí hậu là 1 trong 9 lĩnh vực ưu tiên trong
Chương trình Nghị sự 21 (Quyết định 153/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban
hành Định hướng Chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam. Cụ thể nội dung thứ 9
là: thực hiện các biện pháp làm giảm nhẹ biến đổi khí hậu và hạn chế các ảnh hưởng có
hại của biến đổi khí hậu, phòng và chống thiên tai. Trong đó, chúng ta cũng xây dựng
bộ tiêu chí đánh giá sự phát triển bền vững của đô thị mà môi trường là một trong ba
mục tiêu quan trọng với 9 nguyên tắc cơ bản và 11 tiêu chí đánh giá.

Trang 4



Mặc dù, Quyết định 158/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương
trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu có đề cập đến các mục tiêu như
sau:
1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu chiến lược của Chương trình là đánh giá được mức độ tác động của biến
đổi khí hậu đối với các lĩnh vực, ngành và địa phương trong từng giai đoạn và xây dựng
được kế hoạch hành động có tính khả thi để ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu cho
từng giai đoạn ngắn hạn và dài hạn, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của đất
nước, tận dụng các cơ hội phát triển nền kinh tế theo hướng các-bon thấp và tham gia
cùng cộng đồng quốc tế trong nỗ lực giảm nhẹ biến đổi khí hậu, bảo vệ hệ thống khí hậu
trái đất.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Đánh giá được mức độ biến đổi của khí hậu Việt Nam do biến đổi khí hậu toàn
cầu và mức độ tác động của biến đổi khí hậu đối với các lĩnh vực, ngành và địa phương.
b) Xác định được các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.
c) Tăng cường các hoạt động khoa học công nghệ nhằm xác lập cơ sở khoa học cho
các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.
d) Củng cố và tăng cường năng lực tổ chức, thể chế, chính sách về ứng phó với biến
đổi khí hậu.
đ) Nâng cao nhận thức, trách nhiệm tham gia của cộng đồng và phát triển nguồn
nhân lực.
e) Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ của quốc tế trong
ứng phó với biến đổi khí hậu.
g) Tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành và địa phương.
h) Xây dựng và triển khai các kế hoạch hành động của các Bộ, ngành và địa
phương ứng phó với biến đổi khí hậu; triển khai các dự án, trước tiên là các dự án thí
điểm.
Trong đó có hai mục tiêu cụ thể đ và g có chỉ tiêu như sau:

Chỉ tiêu đ:
a) Chỉ tiêu thực hiện đến năm 2010
- Xây dựng bộ khung các văn bản quy phạm pháp luật và cơ chế, chính sách ứng
Trang 5


phó với biến đổi khí hậu.
- Xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện cơ chế phối hợp giữa các Bôộ, ngành,
địa phương và bộ máy quản lý thực hiện Chương trình.
b) Chỉ tiêu thực hiện đến năm 2015
- Ban hành bổ sung và cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật và cơ chế, chính
sách ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Xác định được các cơ chế, chính sách ưu tiên cho các hoạt động ứng phó với biến
đổi khí hậu.
- Rà soát, bổ sung, hoàn thiện cơ chế hoạt động và phối hợp của các cơ quan được
giao trách nhiệm về biến đổi khí hậu.
Chỉ tiêu g:
a) Chỉ tiêu thực hiện đến năm 2010
- Hoàn thành việc đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đối
với các kế hoạch phát triển.
- Hoàn thành việc tổng hợp, phân loại các giải pháp ứng phó đối với từng kế hoạch
phát triển.
- Xây dựng và ban hành các văn bản pháp quy, tài liệu hướng dẫn tích hợp vấn đề
biến đổi khí hậu vào các kế hoạch phát triển;triển khai thực hiện việc tích hợp vấn đề
biến đổi khí hậu theo các quy định được ban hành.
b) Chỉ tiêu thực hiện đến năm 2015
- Thực hiện việc tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu vào các kế hoạch phát triển của
giai đoạn 2010 - 2020.
- Đánh giá kết quả tích hợp vào các kế hoạch phát triển của giai đoạn 2010 - 2015.
- Triển khai rộng rãi và hiệu quả việc tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu vào các kế

hoạch phát triển của các giai đoạn tiếp theo.
Tuy nhiên, theo Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 07/04/2009 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt điều chỉnh định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị
Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 thì lại không đề cập đến vấn đề biến
đổi khí hậu trong phát triển đô thị. Cụ thể trong quan điểm và tiêu chí như sau:
Quan điểm: Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam phục vụ mục
tiêu xây dựng thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện dân giàu,
Trang 6


nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Việc hình thành và phát triển hệ
thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 phải bảo đảm:
- Phù hợp với sự phân bố và trình độ phát triển lực lượng sản xuất, với yêu cầu
của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam;
- Phát triển và phân bố hợp lý trên địa bàn cả nước, tạo ra sự phát triển cân đối
giữa các vùng. Coi trọng mối liên kết đô thị - nông thôn, bảo đảm chiến lược an ninh
lương thực quốc gia; nâng cao chất lượng đô thị, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa
truyền thống phù hợp từng giai đoạn phát triển chung của đất nước;
- Phát triển ổn định, bền vững, trên cơ sở tổ chức không gian phù hợp, sử dụng
hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đất đai, tiết kiệm năng lượng; bảo vệ môi trường, cân
bằng sinh thái;
- Xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật với cấp độ thích hợp
hoặc hiện đại, theo yêu cầu khai thác, sử dụng và chiến lược phát triển của mỗi đô thị;
- Kết hợp chặt chẽ với việc bảo đảm an ninh, quốc phòng và an toàn xã hội; đối
với các đô thị ven biển, hải đảo và dọc hàng lang biên giới phải đáp ứng yêu cầu nhiệm
vụ bảo vệ và giữ vững chủ quyền quốc gia.
2. Mục tiêu
Từng bước xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đô thị Việt Nam phát triển theo mô
hình mạng lưới đô thị; có cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phù hợp, đồng bộ, hiện
đại; có môi trường và chất lượng sống đô thị tốt; có nền kiến trúc đô thị tiên tiến, giàu

bản sắc; có vị thế xứng đáng, có tính cạnh tranh cao trong phát triển kinh tế - xã hội
quốc gia, khu vực và quốc tế, giúp phần thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược là xây
dựng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ tổ quốc.
Hiện nay, một số các chính sách, văn bản pháp quy về quản lý nhà nước trong việc
phát triển đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu như sau:






Công ước khung về thay đổi khí hậu của Liên hợp quốc
Quyết định 158/2008/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó
với biến đổi khí hậu do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định 2730/QĐ-BNN-KHCN năm 2008 về việc ban hành khung chương
trình hành động thích ứng với biến đổi khí hậu của ngành nông nghiệp và phát
triển nông thôn giai đoạn 2008-2020 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn ban hành
Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 12/06/2009 của Chính phủ về một số giải pháp cấp
bách trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường.
Trang 7























Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 07/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
điều chỉnh định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam
đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050.
Thông tư liên tịch 07/2010/TTLT-BTNMT-BTC-BKHĐT hướng dẫn quản lý, sử
dụng kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng
phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2009 - 2015 do Bộ Tài nguyên và Môi trường Bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
Thông báo số 167/TB-VPCP về việc ý kiến của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
tại buổi làm việc với Bộ Tài nguyên và Môi trường về chương trình mục tiêu quốc
gia ứng phó với biến đổi khí hậu do Văn phòng Chính phủ ban hành
Thông báo 303/TB-BXD kết luận của Thứ trưởng Nguyễn Đình Toàn về thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu do Bộ Xây dựng
ban hành
Thông báo 353/TB-VPCP về ý kiến kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại
cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia về chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với
biến đổi khí hậu do Văn phòng Chính phủ ban hành
Thông báo 57/TB-BXD kết luận của Thứ trưởng Nguyễn Đình Toàn về triển khai
Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu theo Quyết định

158/2008/QĐ-TTg do Bộ Xây dựng ban hành
Quyết định 47/2007/QĐ-TTg phê duyệt kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị định thư
Kyoto thuộc Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu giai đoạn
2007 - 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chỉ thị 35/2005/CT-TTg thực hiện Nghị định thư Kyoto thuộc Công ước khung
của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Thông tư 10/2006/TT-BTNMT hướng dẫn xây dựng dự án Cơ chế phát triển sạch
trong khuôn khổ Nghị định thư Kyoto do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Quyết định 130/2007/QĐ-TTg về cơ chế, chính sách tài chính đối với dự án đầu tư
theo cơ chế phát triển sạch do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Thông tư 10/2006/TT-BTNMT hướng dẫn xây dựng dự án Cơ chế phát triển sạch
trong khuôn khổ Nghị định thư Kyoto do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành


Chúng ta thấy bộ khung chính sách chưa đầy đủ, chưa tương xứng với mức độ và
yêu cầu cấp thiết của thực tiễn. Hằng ngày, hằng giờ, chúng ta đang đương đầu với các
tác động của biến đổi khí hậu xung quanh chúng ta: ngập đường, đất nhiễm mặn, đào
đường xây dựng hệ thống thoát nước nhưng vẫn còn ngập, ô nhiễm, bệnh tật ngày càng
nhiều, lây lan nhanh, nóng nực, mưa lớn… Tất cả đó đang tác động và cần nhiều chính
sách phù hợp và nhanh chóng đáp ứng được yêu cầu phát triển.
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ TRONG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ ỨNG PHÓ
VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Trang 8


-

Nâng cao nhận thức tác động của biến đổi khí hậu rất mạnh mẽ đối với phát triển
đô thị vì không gắn kết và có tầm nhìn này thì đô thị mãi mãi là đô thị cũ nát, lỗi

thời và hư hỏng.

-

Nâng cao tính quyết liệt chỉ đạo trong việc tích hợp vào chính sách phát triển đô
thị với ứng phó biến đổi khí hậu. Coi đó là tiêu chí hàng đầu trong hoạch định
chính sách phát triển đô thị.

-

Đầu tư mạnh mẽ và trọng điểm để đẩy mạnh công tác nghiên cứu, tìm hiểu, xây
dựng kịch bản, xây dựng các phương pháp, cách thức đối phó với biến đổi khí
hậu: xây dựng đê, nghiên cứu thành phố thấp dưới mực nước biển (như Hà Lan),
khai thác năng lượng biển, cân bằng sinh thái… Rút ngắn thời gian thực hiện các
mục tiêu trong Chiến lược Quốc gia

-

Ban hành Luật, Chính sách, Quy định … nhanh chóng và sâu sát hơn cho việc xây
dựng chính sách phát triển đô thị trong thời kì mới

-

Tăng cường mạnh mẽ việc đào tạo nguồn nhân lực về thích ứng với biến đổi khí
hậu.

-

Kết hợp, phối hợp với các nước, các nền khoa học tiên tiến trong công tác thích
ứng với biến đổi khí hậu. Vận dụng, chuyển giao, khai thác các công nghệ tiên

tiến trong quá trình phát triển phù hợp với sự biến đổi khí hậu.

-

Vận động, tuyên tuyền tầm quan trọng của việc ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
tới môi trường sống, tới sự phát triển thông qua nhiều kênh, nhiều hình thức (tờ
rơi, đài truyền hình, phát thanh…), tác động đến mọi đối tượng (học sinh trong
trường học (tích hợp vào môn học), lao động, người lớn tuổi…)

-

Khai thác mọi nguồn lực xã hội trong việc hạn chế, điều hòa biến đổi khí hậu.

Biến đổi khí hậu đã từng ngày tác động và ngày càng mạnh mẽ tới môi trường
sống không chỉ của đô thị mà còn của trái đất. Đặc biệt trong đô thị thì sự tác
động sẽ ảnh hưởng đến lượng lớn người dân tập trung trong đô thị. Do vậy,
chính sách phát triển đô thị ngay từ bây giờ phải tích hợp với việc ứng phó biến
đổi khí hậu thì việc phát triển đó mới thật sự là phát triển bền vững.

Trang 9



×