Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

BÁO cáo hội THẢO văn học QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT về CON NGƯỜI TRONG văn học VIỆT NAM từ CÁCH MẠNG THÁNG 8 1945 đến NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.4 KB, 23 trang )

QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG VĂN HỌC
VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG 8/1945 ĐẾN NAY

LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Quan niệm nghệ thuật về con người là một phạm trù rất quan trọng, được
nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong thi pháp học. Mặc dù hiện nay, khái niệm
này chưa được các nhà nghiên cứu định nghĩa một cách thống nhất và chặt
chẽ, nhưng nó đã phần nào gợi mở cho chúng ta hướng đến đối tượng chủ
yếu của văn học. Theo đó, “Văn học nghệ thuật là một sự ý thức về đời
sống, nên nó mang tính chất quan niệm rất cụ thể” và “Hình tượng nghệ
thuật một khi đã hình thành là mang tính chất quan niệm, ngay cả vô thức
cũng là quan niệm về cái vô thức. Nhà văn không thể miêu tả đối tượng mà
không có quan niệm về đối tượng”[4;23]. Có thể khẳng định, quan niệm
chính là một phương tiện thiết yếu của sáng tạo nghệ thuật. Do vậy, tìm
hiểu quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học trung đại nói riêng
và văn học Việt Nam nói chung, chính là bước đi thiết thực để đến với
chiều sâu của các tác phẩm, của các giai đoạn văn học.
NỘI DUNG
I.

Quan niệm về con người trong văn học

Macxim Gorki đã từng khẳng định: “Văn học là nhân học”. Đó là nghệ
thuật miêu tả, biểu hiện con người. Do vậy, con người chính là đối tượng
chủ yếu của văn học. Dù miêu tả thần linh, ma quỉ, đồ vật, hoặc đơn giản là
miêu tả các nhân vật, văn học đều nhằm mục đích miêu tả và thể
hiện vào con người.
Thực tế cho thấy, không có một tác phẩm, một tác giả hay một nền
văn học nào lại chỉ đơn thuần nói về thiên nhiên mà không liên quan đến

1




con người. Nói cách khác, mục đích miêu tả của nhà văn là nhằm hướng
đến thể hiện con người.
Ví dụ: Truyện cổ tích, thần thoại: miêu tả thần linh, ma quỷ, địa ngục,
đồ vật...là nói đến cái hiện thực tồn tại trong đầu óc con người, góp phần
thể hiện ước mơ, khát vọng con người.
Ngay cả những nhân vật không thực, ví như trong Tây Du Ký của
Ngô Thừa Ân. Ngoài việc bóc trần hiện thực xã hội Trung Quốc hỗn
loạn thời bấy giờ, tác giả còn thể hiện sự khái quát vềtriết lí làm
người. Con người muốn đạt được thành công phải có đầy đủ sự kiên định
như Đường Tăng, lanh lợi như Ngộ Không, cần cù như Sa Tăng và rất đời
như Bát Giới.
Hay với những dòng thơ viết về cảnh vật, thiên nhiên. Đó không phải là
động tác phác thảo vài nét cơ bản vào không gian, mà là sự bộc
lộ những tâm tư, tình cảm của nhân vật trữ tình cũng như chủ thể tác giả
giấu mặt. Bởi thế mới Voltaire khẳng định: "Thơ là âm nhạc của tâm
hồn”.
Tóm lại, trong văn học, yếu tố con người được nói đến như một điều tất
yếu. Con người chính là nhân vật trung tâm của văn học.
2. Xác định khái niệm quan niệm nghệ thuật về con người
Quan niệm nghệ thuật về con người là khái niệm cơ bản nhằm thể
hiện khả năng khám phá, sáng tạo trong lĩnh vực miêu tả, thể hiện con
người của nhà văn. Có thể nói, nó giống như là một chiếc chìa khóa
vàng góp phần gợi mở cho chúng ta tất cả những gì bí ẩn trong sáng tạo
nghệ thuật của mỗi người nghệ sĩ nói chung và từng thời đại nói
riêng. Tuy nhiên, cho đến nay, mặc dù được nhiều nhà nghiên cứu quan
tâm tìm hiểu, song khái niệm quan niệm nghệ thuật về con người vẫn còn
nhiều cách định nghĩa và diễn đạt khác nhau. Cụ thể như sau: Giáo
sư Trần Đình Sử cho rằng: "Quan niệm nghệ thuật về con người là một

cách cắt nghĩa, lí giải tầm hiểu biết, tầm đánh giá, tầm trí tuệ, tầm nhìn,
2


tầm cảm của nhà văn về con người được thể hiện trong tác phẩm của
mình”[5;15]. Tức, quan niệm nghệ thuật về con người sẽ đi vàophân tích,
mổ xẻ đối tượng con người đã được hóa thân thành các nguyên tắc,
phương tiện, biện pháp thể hiện con người trong văn học của tác giả, từ
đó, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cho các hình tượng nhân vật
trong đó. Vì vậy, chúng ta sẽ thấy được giá trị của hình tượng nghệ thuật
trong các tác phẩm.
Giáo sư Huỳnh Như Phương cũng góp tiếng nói của mình bằng
một cách nhìn khá bao quát: “Quan niệm nghệ thuật về con người thể hiện
tầm nhìn của nhà văn và chiều sâu triết lí của tác phẩm”.
Cũng với vấn đề về quan niệm nghệ thuật về con người, Từ điển Thuật
ngữ văn học định nghĩa như sau: “Quan niệm nghệ thuật về con người là
hình thức bên trong, là hệ quy chiếu ẩn chìm trong hình thức tác phẩm.
Nó gắn với các phạm trù khác như phương pháp sáng tác, phong cách
của nhà văn, làm thành thước đo của hình thức văn học và cơ sở của tư
duy nghệ thuật.”
Nhìn chung, tuy khác nhau về cách diễn đạt nhưng những khái
niệm trên đều nói lên được cái cốt lõi của vấn đề quan niệm nghệ thuật về
con người. Từ đó, chúng ta có thể đi đến khái quát cách hiểu quan niệm
nghệ thuật về con người như sau:
Quan niệm nghệ thuật về con người được hiểu là cách nhìn, cách cảm,
cách nghĩ, cách cắt nghĩa lí giải về con người của nhà văn. Đó là quan
niệm mà nhà văn thể hiện trong từng tác phẩm. Quan niệm ấy bao giờ cũng
gắn liền với cách cảm thụ và biểu hiện chủ quan sáng tạo của chủ thể, ngay
cả khi miêu tả con người giống hay không giống so với đối tượng.
Như vậy, vì trung tâm của văn học là con người nên con người cũng chính

là đối tượng thẫm mĩ thể hiện quan niệm của tác giả về cuộc sống. Người sáng
tác sẽ là người vận động, suy nghĩ về con người, cho con người, nêu ra những
tư tưởng mới để hiểu về con người. Bởi người ta không thể miêu tả và tạo nên
3


chiều sâu, tính độc đáo của hình tượng con người trong văn học nếu không
hiểu biết, cảm nhận và có các phương tiện, biện pháp nhất định.
Từ việc hướng đến xác định khái niệm quan niệm nghệ thuật về con người, có
thể khẳng định rằng: Chúng ta sẽ không thể hiểu một cách đầy đủ những đổi
thay trong nội dung phản ánh cũng như nghệ thuật biểu hiện của văn học, nếu
không quan tâm tới sự vận động của con người trong văn học, đặc biệt là vấn
đề quan niệm nghệ thuật của các tác giả về con người trong văn học. Nói cách
khác, nếu bỏ qua quan niệm nghệ thuật về con người sẽ dẫn tới cách hiểu đơn
giản về bản chất phản ánh của nghệ thuật, hạ thấp yêu cầu sáng tạo thẩm mĩ
của nghệ thuật. Cho nên, tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người là điều
hết sức quan trọng.
Cách mạng tháng Tám là biến cố lịch sử to lớn đã làm đổi thay sâu sắc đất
nước và con người Việt Nam. Tháng Tám năm 1945 mở ra một thời đại
mới trong lịch sử dân tộc ta, chấm dứt hàng ngàn năm chế độ phong kiến
và giật tung xiềng xích hơn tám mươi năm đô hộ của thực dân Pháp để bắt
đầu kỉ nguyên độc lập và dân chủ, đi lên chủ nghĩa xã hội của nước Việt
Nam. Cách mạng tháng Tám cũng mở đầu một thời đại mới cho văn học
dân tộc mà 30 năm, từ 1945 đến 1975 là giai đoạn đầu tiên. Những đổi mới
của văn hóa Việt Nam giai đoạn này có thể nhận thấy trên rất nhiều bình
diện và ở những cấp độ khác nhau. Nhưng ở trung tâm và chiều sâu của
những biến đổi ấy là sự thay đổi trong quan niệm về con người, là sự hình
thành và vận động của quan niệm nghệ thuật vồn con người.
Quan niệm này mang tính thống nhất của cả nền văn học và trong suốt
giai đoạn 1945 - 1975, nhưng cũng mang những nét đặc trưng riêng của từng

thời kì nhỏ của sự phát triển văn học trong giai đoạn này, cụ thể là qua ba
chặng đường: 1945 - 1954; 1954 - 1964 và 1964 - 1975. Sau 1975, quan niệm
nghệ thuật về con người có sự đổi mới mạnh mẽ.

4


Dưới đây, chúng tôi sẽ lần lượt tìm hiểu quan niệm về con người trong
từng chặng đường ấy và cố gắng chỉ ra những đặc điểm như là những nguyên
tắc lớn của sự thể hiện con người trong văn học của từng chặng đường.
II.

Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học từ 1945 1975:
1.Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học Việt Nam
giai đoạn 1945 - 1954
Cách mạng đã đem lại những biến đổi kỳ diệu cho con người Việt

Nam. Đó không chỉ là người nô lệ thành người tự do của một nước Việt Nam
độc lập, mà còn tập hợp, liên kết mọi con người trong một cộng đồng dân tộc,
trong các đoàn thể, tạo nên sức mạnh to lớn của dân tộc và nhân dân, đặt mỗi
con người vào trong cộng đồng, sống với đời sống chung của dân tộc và đất
nước, trong dòng chảy xiết của lịch sử, thức tỉnh ở mỗi con người ý thức công
dân và tinh thần dân tộc tiềm tàng. Nhà văn là một công dân đồng thời với sự
nhạy cảm của người nghệ sĩ, đã cảm nhận được điều biến đổi lớn lao ấy. Cách
mạng tháng Tám, rồi kháng chiến đã đem lại cho nhà văn sự phát hiện lớn lao:
Phát hiện ra sức mạnh quật khởi của dân tộc và con người Việt Nam hiện ra
trong một vẻ đẹp mới lạ của đời sống cộng đồng. Nguyễn Đình Thi viết:
"Chúng ta đã tìm thấy bao trùm trên chúng ta, bao trùm làng xóm, gia đình
chúng ta một cái gì lớn lao chung ấy là dân tộc" (Nhận đường: Tạp chí văn
nghệ số 1/1948). Còn Hoài Thanh thì nhận thấy: Thực đẹp đẽ vô cùng cái

quang cảnh của một dân tộc vươn mình đến ánh sáng, cảnh tưng bừng của cả
dân tộc Việt Nam đang trỗi dậy. Tôi cảm thấy khắp nơi ở quanh tôi và trong
lòng một cuộc tái sinh màu nhiệm: (T/c Tiên Phong số 2/1945)
Văn học Việt Nam trong vài năm đầu sau cách mạng tháng Tám đã kịp
ghi lại một số hình ảnh của cảnh tượng vĩ đại ấy: Trong thơ đó là Tố Hữu với
Huế tháng tám và Vui bất tuyệt, là Xuân Diệu với Ngọn Quốc kỳ và Hội nghị
non sông, Tình sông núi của Trần Mai Ninh v.v… Trong văn xuôi, đó là ở
5


chiến khu và ý nghĩ một sáng mùa thu của Nguyễn Huy Tưởng, là Rãnh cày
nổi dậy của Mạnh Phú Tư, Dân khí miền trung của Hoài Thanh, Đường vô
Nam của Nam Cao v.v…
Trong sự thức nhận về sức mạnh của "cả một dân tộc vươn mình tới ánh
sáng" phát hiện quan trọng nhất của văn học thời kỳ 1945 - 1975 là về Con
người quần chúng. Cách mạng và kháng chiến đã đặt nhà văn trước một hiện
thực lớn lao là cuộc đổi đời và sức mạnh vĩ đại của quần chúng nhân dân.
quần chúng đã làm nên biến cố cách mạng và gánh vác cả cuộc kháng chiến.
Hướng tới đại chúng, phục vụ đại chúng trở thành mục tiêu và phương hướng
của nền văn nghệ kháng chiến. Khám phá và miêu tả những con người tiêu
biểu của thời đại mình bao giờ cũng là khát vọng của các nhà văn chân chính
ở mọi thời đại. lịch sử văn học các thời đại đều gắn liền với mẫu người tiêu
biểu của thời đại ấy. Iohan Becher - nhà thơ và nhà hoạt động văn hóa của
nước Đức - có nhận xét "Nghệ thuật không phải bắt đầu bằng những hình thức
mới. Nền nghệ thuật mới ra đời cùng với con người mới. Nhưng để nói cho
đầy đủ hơn thì ở chiều sâu của sự xuất hiện một kiểu người mới chính là sự
hình thành quan niệm mới về con người và điều sau này mới là quyết định.
ý thức về nhân vật trung tâm của nền văn học mới nảy nở rất sớm, ngay
sau những ngày tưng bừng của cách mạng tháng Tám. Đầu năm 1946, khi phê
bình vở kịch Bắc Sơn của Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Đình Thi đã nhận xét:

"Kịch Bắc Sơn đưa lên sân khấu những sự việc mới, những đám đông, những
con người mới của cách mạng: người cán bộ, ông già nông dân khẳng khái,
anh du kích, bà cụ có tấm lòng yêu nước trung thực. Đây là điều đáng chú ý
nhất và cần nhấn mạnh" (T/c Tiên Phong số

/1946)

Trần Đăng trong truyện ngắn Một lần tới Thủ đô (1946) đã dứt khoát
lựa chọn đối tượng mới của ngòi bút mình. Hình ảnh bốn chiến sĩ đi hàng một
- lối đi của người đi rừng " người đi sau dẫm lên dấu chân của người đi trước"

6


giữa đường phố Hà Nội một chiều tối, đối lập với mọi khng cảnh ồn ã và xa
hoa của phố phường.
Vào cuộc kháng chiến chống Pháp, nhân vật quần chúng được xác định
cụ thể hơn đó là Công nông binh. Quần chúng công nông binh là nhân vật
trung tâm, nhân vật chính diện của nền văn học kháng chiến. Hơn thế nữa
quần chúng trở thành nguyên tắc xây dựng nghệ thuật và chuẩn mực đánh giá
tác phẩm. tác phẩm phải biểu hiện lên được tư tưởng, tình cảm khát vọng của
quần chúng, phải học cách nói, cách thể hiện của quần chúng. Sở thích và sự
đánh giá của quần chúng là thước đo thành công và giá trị của tác phẩm nghệ
thuật.Các nhà thơ hóa thân vào các vai quần chúng để bộc lộ tâm trạng, tình
cảm, ao ước của họ và thay lời quần chúng để bộc lộ tâm trạng, tình cảm, ao
ước của họ và thay lới quần chúng tự kể về mình. Không phải ngẫu nhiên mà
rất nhiều bài thơ được bắt đầu bằng lối "xưng danh", tự giới thiệu và khẳng
định với tất cả lòng tự hào của quần chúng: "Em là con gái Bắc Giang",
"Chúng ta đoàn áo vải"' "Lũ chúng tôi bọn người tứ xứ" v.v…
Trong truyện và ký những năm đầu kháng chiến cũng diễn ra quá trình

chuyển biến theo hướng thống nhất giữa quan điểm trần thuật của tác giả và
nhân vật quần chúng, giữa hình tượng tác giả - người kể chuyện và hình tượng
quần chúng. Văn xuôi kháng chiến đã tìm thấy cách trần thuật từ quan điểm
của chính nhân vật quần chúng. Các sáng tác từ khoảng giữa cuộc kháng chiến
đã chuyển hẳn sang lối trần thuật khách quan từ điểm nhìn trần thuật của các
nhân vật quần chúng, hình tượng tác giả - người trần thuật hầu như không tồn
tại nữa, hoặc nếu có còn (chẳng hạn trong tập tùy bút Tình chiến dịch của
Nguyễn Tuân), thì cũng cố gắng nhập vào chỗ đứng và tâm trạng của đám
đông nhân vật quần chúng.
Cái mới mẻ trong sự thể hiện con người quần chúng của văn học thời kỳ
này trước hết là việc đưa vào trung tâm chú ý của văn học con người chính trị,
con người công dân. Cách mạng và kháng chiến đã thức tỉnh ý thức công dân,
7


tinh thần yêu nước, ý thức giai cấp của quần chúng lôi cuốn, tập hợp đông đảo
quần chúng vào trong cái tổ chức chính trị, các đoàn thể quần chúng xung
quanh Đảng. Con người của gia đình, gia tộc, làng xóm đã thành con người
của dân tộc, giai cấp cả đời sống cộng đồng. Từ em nhi đồng, chị phụ nữ, đến
các cụ phụ lão đều được tập trung trong các đoàn thể của mình. Việc đưa lên
hàng đầu con người chính trị, con người công dân đã khiến cho văn học thời
kỳ này tập trung thể hiện những nét tâm lý chung của quần chúng như lòng
yêu nước, căm thù giăc, tình nghĩa đồng bào, tình cảm tiền tuyến hậu phương,
ý thức giai cấp, sự ham thích đời sống tập thể, sinh hoạt chính trị,…. Em nhỏ
đi liên lạc thấy " vui lắm chú à, ở đồn Mang cá, thích hơn ở nhà"
(Lượm Tố Hữu). Chị phụ nữ nông dân ý thức về trách nhiệm công dân của
mình, hăng hái đi "phá đường" dù việc nhà bộn bề (Phá đường Tố Hữu). Anh
thanh niên làng vác bó tre đi cản giới địch say sưa, đọc thuộc lòng bài "Ba giai
đoạn" kháng chiến "Đôi mắt Nam Cao). Người nông dân phải xa làng đi tản
cư, thấy đau xót, tủi hổ khi nghe tin làng mình lập tế theo giặc và lại vui mừng

phấn khởi tự hào khi được tin làng mình vẫn là làng kháng chiến (Làng - Kim
Lân). Những người trai làng sẵn sàng ra đi cầm súng theo tiếng gọi của Tổ
quốc "Ruộng nương anh gửi lại bạn thân cày. "Gian nhà không mặc kệ gió
lung lay" (Đồng chí Chính Hữu)…
Việc tập trung thể hiện con người công dân cũng gắn liền với việc mô tả
con người chủ yếu trong các biến cố lịch sử, trong các hoạt động rộng lớn của
cách mạng và kháng chiến hơn là những quan hệ và biến cố đời tư. Văn học
thời kỳ 1945 - 1954 đã mở ra những không gian rộng rãi mang tính xã hội cho
nhân vật hoạt động. Không gian ấy mang tính lưu chuyển, vận động và không
đóng kín. Không gian mở rộng ấy có thể là tiền tuyến với một chiến dịch, một
trận đánh, một cuộc hành quân ở vùng núi hay đồng bằng có thể là một xóm
làng ở hậu phương trong vùng giặc chiếm. Nhưng dù giới hạn địa lý của các
không gian cụ thể trong một bộ phận có thể không rộng lớn, thì nó vẫn khác
với môi trường mang tính phong bế và tĩnh tai như trong nhiều tác phẩm hiện
8


thực phê phán viết về nông thôn trước 1945. Trong văn học kháng chiến, dù
tác phẩm chỉ mô tả cuộc sống ở một xóm nhỏ, một làng quê hay một xóm núi
heo hút "thâm sơn cùng cốc", thì nó vẫn gắn liền với toàn cuộc kháng chiến, là
một bộ phận trong cái toàn cảnh rộng lớn của cả đất nước Việt Nam kháng
chiến. Mặt khác văn học thời kỳ này cũng đưa ra những không gian đặc trưng
cho cuộc sống kháng chiến như Con đường (Đường vui của Nguyễn Tuân,
Con đường trong thơ Tố Hữu: Cá nước, Phá đường. Lên Tây bắc, Ta đi tới,
Việt Bắc,…..),
Văn học 1945-1954 chưa xem xét con người như một cá nhân, nó khám
phá và thể hiện con người tập thể. Nếu như phát hiện quan trọng nhất đưa đế
sự cách tân văn học Việt Nam những năm từ đầu thế kỷ XX đến 1945 có thể
nói đó là sự phát hiện con người - cá nhân - cá thể, thì sự biến đổi quan trọng
nhất ở chiều sâu quan niệm trong văn học sau 1945 chính là ở cái nhìn con

người tập thể này. Đây không phải là sự trở lại với con người loại hình trong
văn học dân gian hay con người siêu cá thể trong văn học thời trung đại. Quan
niệm con người tập thể của văn học 1945 - 1954 mang tính đặc thù của một
thời đại khi con người được thức tỉnh về sức mạnh của cộng đồng và khi quần
chúng nhân dân đông đảo được tập hợp vào trong các tổ chức của mình.
Quan niệm con người tập thể luôn đặt nhân vật trong một đám đông,
một tập thể hoạt động. Cách mạng đã tập hợp quần chúng vào các tổ chức, con
người riêng biệt và con người của gia đình, họ tộc bây giờ đã thành con người
của cả dân tộc, của các đoàn thể. Quần chúng tham dự vào các biến cố lịch sử,
gánh vác cuộc kháng chiến là qua các tổ chức, các đoàn thể của mình. Các
nhân vật quần chúng đã được hiện ra với vẻ đẹp và sức mạnh ở trong những
tập thể ấy. Thơ trữ tình thì thể hiện những nét tâm lý và tình cảm chung của
một tầng lớp, một thế hệ, một tập thể. Có khi trực tiếp là tiếng nói của "chúng
tôi", "chúng ta" Lũ chúng tôi bọn người tứ xứ) - Hồng Nguyên; "Chúng ta
đoàn áo vải" - Hoàng Trung Thông; "Lòng vui rung rung câu hát của chúng ta
9


làm ca ngợi chúng ta" - Chính Hữu). Còn trong văn xuôi, người ta chú ý xây
dựng các tính cách. Chưa mấy nhân vật có thể xem là một tính cách. Các nhân
vật đều được trình bày, mô tả trong một nhóm, một tập thể của họ. Trong các
tiểu thuyết Xung kích, Vùng mỏ, cũng chưa có nhân vật nào được tập trung xây
dựng thành một tính cách riêng đậm nét mà họ thường là các nhóm nhân vật.
Trong nhiều tác phẩm thẩy nổi bật hình tượng đám đông, hình tượng tập thể
quần chúng. Như các đám đông dân công và bộ đội trong Xung kích, đám
đông công nhân trong Vùng mỏ của Võ Huy Tâm v.v…). Nhiều khi, nhà văn
đối lập hình tượng đám đông quần chúng với hình ảnh cá nhân để làm nổi bật
vẻ đẹp và sức mạnh của tập thể.
Một đặc điểm của con người quần chúng trong văn học kháng chiến là
con người được thể hiện chủ yếu trong hành động, trong các quan hệ hướng

ngoại. Thế giới nội tâm tuy không phải là bị bỏ qua nhưng không được chú ý
khai thác và đời sống nội tâm cũng hầu như không có, những diễn biến phức
tạp, những quá trình tâm lý riêng biệt. Các tác phẩm thường chỉ thể hiện
những nét tâm lý tiêu biểu của quần chúng, của tập thể hơn là đi vào những
biểu hiện riêng biệt của mỗi cá nhân. Các quá trình tâm lý nếu có được miêu tả
thì cũng không được quy vào một số típ đặc trưng như từ ngộ nhận đến thức
tỉnh, từ căm thù đến hành động, từ giác ngộ thấp đến giác ngộ cao hơn v.v…
Vợ chồng A Phủ là một trường hợp hiếm hoi mà các quá trình tâm lý của nhân
vật đã được tập trung soi rọi nhưng cũng không ra ngoài các mô típ tiêu biểu
như trên và sự miêu tả quá trình tâm lý của nhân vật chủ yếu chưa nhằm khắc
họa cá tính mà là bộc lộ quy luật chung của sự phản kháng và sức sống tiềm
tàng của quần chúng lao động bị áp bức.
Nhìn chung, con người trong văn học kháng chiến ít có những dằn vặt,
suy tư, giằng xé nội tậm. Họ thường là những con người trong sáng dứt khoát,
toàn tâm vì sự nghiệp chung, hòa mình trong tập thể. ở các nhân vật chính
diện của văn học thời kỳ này, mối quan hệ riêng - chung thường rất dễ dàng
10


được giải quyết theo hướng gác tình riêng vì sự nghiệp chung và hòa nhập
những tình cảm riêng trong những tình nghĩa chung như Thăm lúa của Trần
Hữu Thung, Cá nước, Bầm ơi của Tố Hữu.
Nhìn chung, trong văn học 1945 - 1954 hầu như chưa có những nhân
vật được xây dựng với cá tính rõ nét, với quá trình tâm lý cụ thể riêng biệt.
Nhưng như thế hoàn toàn không có nghĩa là văn học thời kỳ này đã không thể
hiện được con người của thời đại ấy. Với sự phát hiện con người quần chúng,
con người tập thể, với sự chú trọng làm nổi bật con người công dân và con
người hành động, văn học Việt Nam 1945-1954 đã đem lại một kiểu người
mới mẻ chưa từng có trước đó, phản ánh khá chân thực con người Việt Nam
của thời đại vươn mình, giải phóng, hồi sinh dưới ánh sáng của cách mạng và

trong ngọn lửa của cuộc kháng chiến chóng Pháp. Quan niệm con người của
cho thời kỳ ấy tuy chưa đạt đến sự phong phú và những chiều sâu mới, nhưng
vẫn là một phát hiện mới mẻ, tạo ra bước đổi mới quan trọng của cho dân tộc.
Con người quần chúng của văn học thời kỳ này tuy chưa có được những tính
cách riêng nổi bật, chưa có cá tính sắc nét, chưa được khám phá ở phương
diện đời tư, nhưng lại mang được những nét nổi đậm của tâm lý và tính cách
dân tộc, tích cách quần chúng và dấu ấn của thời đại. Văn học thời này đã để
lại được những hình tượng tập thể khá sinh động, chân thực.
2. Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học mười năm sau
cuộc kháng chiến chống Pháp (1954 -1964)
Văn học Việt Nam trong khoảng mười năm từ sau cuộc kháng chiến
chống Pháp - những năm tạm thời có hòa bình ở miền Bắc từ 1955 đến 1964
đã có bước phát triển mới cả về bề rộng và chiều sâu. Sau cuộc kháng chiến
thắng lợi, nửa nước được giải phóng, nhân dân ta đã bắt vào khôi phục đất
nước phục đất nước bị chiến tranh tàn phá nặng nề và từ nền kinh tế còn rất
kém phát triển, lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Văn học đứng
trước những yêu cầu của xã hội: một mặt là những nhu cầu tất yếu của con
11


người trong cuộc sống hòa hình sau hàng chục năm chiến tranh, mặt khác phải
tiếp tục cuộc đấu tranh cho những mục tiêu cách mạng: thống nhất Tổ quốc và
xây dựng chủ nghĩa xã hội. Quan niệm về con người trong văn học thời kỳ này
cũng trở nên đa dạng hơn và không tránh khỏi có cả những khác biệt, trái
ngược giữa những quan niệm khác nhau. Nhưng nhìn chung xu thế nổi bật và
có ưu thế hơn cả vẫn là tiếp tục quan niệm về con người của cho thời kháng
chiến và phát triển nó trong những điều kiện lịch sử mới và những đòi hỏi mới
của cuộc cách mạng.
Trung tâm của quan niệm con người trong văn học thời kỳ này là khái
niệm con người mới. Văn học những năm chống Pháp dừng lại ở quan niệm

con người tập thể, chưa chú ý đến việc xây dựng những tính cách riêng, nhân
vật chưa tách ra khỏi đám đông mà hòa tan trong tập thể. Văn học những năm
hòa bình đã chú ý đến các tính cách cá nhân và ngày càng coi trọng giá trị của
điển hình. Trong một số tác phẩm, nhất là ở đề tài về kháng chiến chống Pháp
và để tài cách mạng, đã xuất hiện những nhân vật được xem như những điển
hình văn học của thời kỳ này. Có thể kể đến Núp trong Đất nước đứng lên
của Nguyên Ngọc, chị Tư Hậu trong Một chuyện chép ở bệnh viện của Bùi
Đức ái, Khắc trong Vỡ bờ của Nguyễn Đình Thi…Nhìn chung, trong tiểu
thuyết lúc này, nhân vật đã có một dáng dấp riêng, một bề dày về đời sống nội
tâm, một quá trình vận động, biến đổi của số phận và tính cách qua những
biến cố xã hội - lịch sử. Văn xuôi thời kỳ này quan tâm tái hiện những biến bố
lịch sử trọng yếu, những hiện trạng xã hội rộng lớn theo khuynh hướng tiểu
thuyết - sử thi, nhưng cũng không coi nhẹ việc xây dựng nhân vật sáng tạo
điển hình. Các nhân vật được xem là thành công, trong văn học thời kỳ này
đều được xây dựng theo hướng tập trung, khái quát những nét tiêu biểu của số
phận, tính cách của tầng lớp giai cấp của họ, hoặc rộng hơn, mang ý nghĩa tiêu
biểu cho dân tộc, cho số phận của nhân dân (như trường hợp Đất nước đứng
lên của Nguyên Ngọc và những nhân vật trữ tình trong thơ Tố Hữu như chị
Trần Thị Lý trong Người con gái Việt Nam, Mẹ Tơm trong bài thơ cùng tên).
12


Việc không phân biệt rõ, thậm chí đồng nhất điển hình xã hội với điển hình
văn học đã dẫn đến tình trạng nhiều nhân vật văn học thiếu cá tính sinh động,
chưa vượt qua những nét chung nhất của bản chất một tầng lớp xã hội hay giai
cấp, không mang được tính nhân loại phổ quát.
Nét đặc trưng cơ bản trong quan niệm con người của văn học thời kỳ
này là con người trong sự thống nhất riêng - chung. Trong văn học kháng
chiến chống Pháp, hầu như chưa đặt vấn đề cái riêng của con người, hoặc nếu
có nói đến cuộc sống riêng, số phận của một cá nhân nào đó thì cũng là để cụ

thể hóa cái chung của dân tộc, giai cấp. "Gác tình riêng" là một cách ứng xử
duy nhất đúng lúc ấy mà các nhân vật chính diện của văn học đều lựa chọn
một cách dứt khoát, nhẹ nhàng. Hạnh phúc cá nhân, cuộc sống riêng tư được
xem như là cái gì xa lạ và đối lập với cuộc sống chung, với sự nghiệp lớn của
dân tộc. Một nữ thi sĩ đã nói lên tâm trạng chung ấy của con người Việt Nam
sau cuộc cách mạng:
Đẹp gì chăn gối trong khi cả
Dân tộc sôi lên chí quật cường
Hãy gác tình riêng mưu nghiệp lớn
Để đong máu giặc dội biên cương
(Ngân Giang - Xuân Chiến địa)
Nay chiến tranh đã kết thúc, cuộc sống hòa bình trở lại, không thể
không quan tâm đến cuộc sống thường nhật và những vấn đề về hạnh phúc. về
cuộc sống riêng của mỗi con người. Hơn nữa, trong quan niệm của xã hội ta
lúc ấy, chủ nghĩa xã hội là gắn liền với tập thể, với sở hữu tập thể, chủ nghĩa
tập thể, khẩu hiệu phấn đấu lúc ấy là "mình vì mọi người, mọi người vì mỗi
người", chủ nghĩa cá nhân được nhìn nhận như là kẻ thù tư tưởng lớn nhất,
nên cần "nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân" (Hồ Chí
Minh). Quan niệm con người hài hòa thống nhất riêng- chung và đặt lợi ích
13


của tập thể lên trên lợi ích cá nhân đã chi phối các chủ đề chính yếu, các nhân
vật chính và cả việc lựa chọn cây dựng các cốt truyện tiêu biểu của văn học
thời kỳ này, nhất là trong mảng sáng tác về đề tài cuộc sống hiện tại. Cố nhiên,
quan niệm về sự thống nhất này cũng có tính biện chứng, cái riêng không phải
là "hòa tan" trong cái chung, trong ý thức cộng đồng như ở văn học kháng
chiến và con người đi tới sự thống nhất riêng - chung cũng thường phải trải
qua đấu tranh, tự vượt lên mình, đổi mới trong nhận thức và tình cảm qua một
quá trình, chứ không hoàn toàn là một sự " hồn nhiên" dễ dàng không cần suy

nghĩ lựa chọn gì như con người trong thời đầu cách mạng và kháng chiến.
Nhiều tác phẩm viết về nông thôn ở khoảng trước năm 1960 thường
xoay quanh vấn đề "vào - ra" hợp tác xã. Lựa chọn con đường làm ăn tập thể
được xem là tiêu chuẩn hàng đầu của cái mới, cái tiên tiến. Lớp người già
thường bị xem như nặng đầu óc bảo thủ, chậm tiếp nhận cái mới và lớp trẻ
được coi là đại diện cho cái mới, cho tư tưởng xã hội chủ nghĩa ở nôn thôn
(Cái sân gạch và Vụ lúa chiêm của Đào Vũ…). Sau năm 1960, khi phong trào
hợp tác hóa đã căn bản hoàn thành, các tác phẩm viết về nông thôn lại nêu lên
vấn đề "riêng-chung" này trong những hình thức đấu tranh mới, nhưng quan
niệm xã hội và thẩm mỹ về cơ bản vẫn không có gì thay đổi. Nguyễn Khải
trong một loạt truyện vừa viết về nông thôn hợp tác hóa (Tầm nhìn xa, Người
trở về, Gia đình lớn) rất có tiếng vang lúc ấy, đã phát hiện những vấn đề xã
hội ở nông thôn sau hợp tác hóa- chẳng hạn vấn đề đội ngũ cán bộ nông thôn,
vấn đề tư tưởng tư lợi và phường hội của người nông dân khi đã vào hợp tác
xã, vấn đề mâu thuẫn giữa lợi ích của tập thể nhỏ và tập thể lớn là toàn xã hộinhưng cách lý giải và giải quyết của nhà văn thì vẫn không vượt ra ngoài
những quan niệm chung, nhận thức chung lúc bấy giờ, như phải biết hy sinh
những lợi ích riêng cho lợi ích chung, phải có "tầm nhìn xa" không để cho mối
lợi trước mắt nó cản trở, níu kéo mình…..Những nhân vật cán bộ nông thôn
được xây dựng trong văn học lúc này như những mẫu người tiêu biểu, tích cực
thường là những con người chịu hy sinh lợi ích riêng, có một cuộc sống gia
14


đình nghèo khó, vợ con nheo nhóc vì họ không thể chăm lo cho gia đình riêng
mà toàn tâm dành cho công việc chung, lợi ích tập thể: Ví dụ: anh chủ nhiệm
trong thơ của Hoàng Trung Thông đến anh Biên trong Tầm nhìn xa, Năm
trong Gia đình lớn của Nguyễn Khải.
Một hướng khẳng định sự thống nhất riêng - chung trong văn học lúc
này là thể hiện những cuộc đổi đời của con người trong xã hội mới, miêu tả
sự biến đổi số phận và tính cách nhân vậttrong hoàn cảnh xã hội tốt đẹp, trong

môi trường tập thể. Những tác phẩm đi theo hướng này đã thể hiện đượckhát
vọng hạnh phúc của con người, đặc biệt là những người đã chịu nhiều đau
khổ, bất hạnh. Những thành công theo hướng này phải kể đến tác phẩm Vợ
nhặt của Kim Lân, Mùa lạc – Nguyễn Khải. Điều đáng chú ý là những tác
phẩm viết theo hướng này đều chọn giải pháp duy nhất đẻ giải quyết những
vấn đề số phận cá nhân là cách hòa nhập vào tập thể, vào cách mạng và trong
cuộc sống mới xã hội chủ nghĩa. Môi trường tập thể với những con người tiên
tiến, mang tư tưởng xã hội chủ nghĩa đóng vai trò quan trọng, chủ động đón
nhận, cảm hóa, nâng đỡ những con người riêng lẻ, cô đơn, bất hạnh, giúp họ
tìm thấy chỗ đứng, niềm vui, hạnh phúc.
Thời kì này, thơ trữ tình cũng đặt ra vấn đề riêng – chung như một chủ
đề nổi bật. Như Riêng - chung của Xuân Diệu; Ánh sáng và phù sa của Huy
Cận đều thể hiện cuộc phấn đấu và niềm vui của con người đi từ “chân trời
của một người đến chân trời của tất cả” ( Paul Eluard) cũng là con đường “ Từ
thung lũng đau thương ra cánh đồng vui”. Quá trình ấy không phải không trải
qua những trăn trở, dằn vặt như “ Ta là ai? Ta vì ai? Ta được gì và mất gì?...
Các nhà thơ lãng mạn trước cách mạng phải trải qua hàng chục năm đi với
cách mạng và nhân dân đến lúc này mới tìm được cái tôi của mình trong sự
hòa hợp thống nhất với cuộc đời chung. Các nhà thơ có rất nhiều sáng tác về
vấn đề này như: Đất nở hoa và Bài thơ cuộc đời – Huy Cận, Riêng - chung
của Xuân Diệu....
15


Nhìn chung, văn học 10 năm sau cuộc kháng chiến chống Pháp đã thể
hiện một kiểu quan niệm về con người được hình thành trong môi trường lịch
sử xã hội thời kì quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội theo một mô hình còn đơn
giản và mang màu sắc lý tưởng hóa. Văn học giai đoạn này nổi lên là 2 kiểu
hình tượng nhân vật: Con người riêng tư, nhỏ bé được lớn lên nhờ cách mạng,
đi tới hòa nhập với cuộc đời chung và kiểu nhân vật khái quát, tập hợp đại

diện cho những phẩm chất, cho số phận và con đường của giai cấp ( Núp trong
Đất nước đứng lên – Nguyên Ngọc, các hình tượng trong thơ Tố Hữu). Trong
văn học 10 năm chống Mỹ tiếp theo, kiểu nhân vật thứ 2 được đặc biệt phát
triển trở thành những nhân vật mang đậm tính sử thi.
Trong quan niệm về con ngườ thời kì này, mặc dù sự thống nhất riêng –
chung có thể xem là một bước tiến so với quan niệm về con người tập thể,
hoàn toàn hòa tan trong tập thể của văn học kháng chiến. Nhưng nhìn chung,
sự thống nhất này chưa phải được quan niệm trong tính biện chứng và đa
dạng. Nhiều trường hợp còn đơn giản, còn tuyệt đối hóa cái chung và vai trò
tập thể trong một mô tip đi từ cái riêng đến cái chung, từ cô đơn đến chan hòa
tập thể như một giải pháp toàn năng để giải quyết mọi cảnh ngộ số phận con
người.
3. Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học mười năm
kháng chiến chống Mỹ (1965 -1975)
Trong những năm tháng chống Mỹ, đất nước và con người Việt Nam đã
sống những năm đau thương, dữ dội những cũng hào hùng chói lọi nhất. Bước
vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, quan niệm nghệ thuật về con người vẫn tiếp
tục quan niệm về con người trong văn học 20 năm trước đónhuwng được phát
triển tập trung vào mộ hướng lớn và đi tới đỉnh cao của nó là quan niệm con
người sử thi. Biểu hiện:
Con người trong văn học chống Mỹ vẫn được khai thác trên phương
diện con người chính trị, cong người công dân, nhưng mỗi cá nhân được thể
16


hiện như là biểu hiện tập trung của ý chí khát vọng và sức mạnh của cộng
đồng dân tộc, thậm chí của thời đại của nhân loại. Con người trong văn học
chống Mỹ thường thể hiện ý thức công dân, nhận thức chính trị một cách hồn
nhiên, còn trong văn học chống mỹ con người được nhấn mạnh về tầm vóc tư
tưởng và ý thức chính trị. Đó là con người có ý tưởng độc lập tự do và chủ

nghĩa xã hội cao cả.
Cùng với tầm cao nhận thức, lý tưởng, con người trong văn học chống
Mỹ là con người của ý chí lớn, của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Lý tưởng
và nhận thức đã thể hiện thành ý chí và hành động. Ý chí ấy thấm sâu vào mọi
hành động suy nghĩ của con người. Ví như chị Út tịch với câu nói nổi tiếng: “
còn cái lai quần cũng đánh” và hình ảnh người mẹ bụng chửa vượt mặ vẫn
xông lên đánh bốt, chiếm đồn địch.
Nhân vật trong văn học thời kỳ chống Mỹ đều được đưa vào những
hoàn cảnh thử thách ngặt nghèo, những gian khổ ác liệt của chiến tranh đẻ
càng làm kiên định ý chí cách mạng và bộc lộ chói sáng chủ nghĩa anh hùng.
Nhiều tác phẩm đặt con ngưoif trước sự lựa chọn nghiệt ngã giữa sự sống và
cái chết và khẳng định ý nghĩa cao cả của sự hi sinh cho sự nghiệp giải phóng
dân tộc. Từ chị Sứ, anh Trỗi, Anh Thuận, đến Lữ ( Dấu cchân người lính) dù ở
những hoàn cảnh thử thách khác nhau nhưng trước cái chết họ đều giống nhau
trong sự dứt khoát, thanh thản, trong sáng và cao cả chấp nhận hy sinh. Đó là
con người sử thi, con người đại diện đầy đủ cho ý chí, sức mạnh, tầm vóc và
khát vọng của cả cộng đồng dân tộc.
Con người trong văn học thời kì này không chỉ sống với thời gian hiên
tại và ước vọng về tương lai mà còn sống với thời gian lịch sử. Con người
chống Mỹ sống trong sự dồn nén cô đặc của thời gian. Họ sống với nhiều thế
kỉ, với truyền thống dân tộc được khơi dậy không hề xưa cũ.
Ví dụ: Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi; trường ca Mặt
đường khát vọng – Nguyễn Khoa Điềm....
17


Đây là điều mới mẻ so với văn học trước đó. Nếu trong văn học thời
chống Pháp nhân vật chủ yếu sống với thực tại, quá khứ nếu có chỉ là tăm tối
khổ nhục mà con người dứt khoát đoạn tuyêt thì thời chống Mỹ, quá khứ được
nhìn nhận như là nỗi đau khổ bế tắc của cha ông để làm nổi bật sự tươi sáng

và lối giải thoát của cuộc sống mới do cách mạng mang lại ( Bài ca xuân 61 –
Tố Hữu; Các vị La Hán chùa Tây Phương – Huy Cận)
Con người mang tính sử thi được nhìn nhận như là sự kết tinh của quê
hương đất nước và gắn bó sâu nặng với quê hương, đất đai quê hương đã hóa
thân vào mỗi con người, vàcon người cũng hóa thân làm nên quê hương đất
nước ( Đất nước – trích trường ca Mặt đường khát vọng – Nguyễn Khoa
Điềm)
Từ quan niệm về con người toàn vẹn, văn học chống Mỹ chú trọng mô
tả con người ở các phương diện ý thức, tư tưởng, ý chí niềm tin và hành động
anh hùng đồng thời cũng rất chú ý khắc họa đời sống tình cảm, vẻ đẹp tâm
hồn con người. Lòng nhân ái, tình thương, ân nghĩa được khắc họa như là sự
đối lập, vươn lên và chiến thắng sự tàn bạo hủy diệt của chiến tranh xâm lược.
Thế giới tình cảm của con người thời kỳ này được khai thác ở nhiều mặt
nhưng nổi lên và bao trùm vẫn là những tình cảm cộng đồng, tình quê hương,
đất nước nhưng không thiếu những tình cảm riêng như tình yêu đôi lứa.Đây là
bước tiến so với văn học chống Pháp. Khai thác tình cảm cá nhânvà đời sống
nội tâm con người là cách để văn học chống Mỹ làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn,
sự thống nhất giữa cái riêng và cái chung, lý tưởng và tình cảm.
Từ quan niệm về con người quần chúng trong văn học thời chống Pháp,
văn học thời chống Mỹ đã vươn tới những hình tượng tập thể, xây dựng hình
tượng nhân dân với những thành công đáng kể. Nhìn chung, văn học thời
chống Mỹ đã sáng tạo những hình tượng con người mang được dấu ấn, tầm
vóc tư tưởng và ý chí của thời đại. Con người sử thi trong văn học thời kì này
với 2 phương diện nổi bật là chủ nghĩa anh hùng và vẻ đẹp tâm hồnlà đóng
18


góp lớn của văn học vào việc khám phá và thể hiện con người, đè cao sức
mạnh của con người Việt Nam.
Nhìn chung, văn học 1945 -1975 đã đi qua một gia đoạn đầy biến động

của lịch sử và con người việt Nam. Quan niệm nghệ thuật về con người của
văn học thời kỳ này có đời sống xã hội – chính trị của đất nước. Quan niệm
này chi phối cả nền văn học và mỗi tác giả. Từ sau cuộc kháng chiến chống
Mỹ, nhất là thời kì đổi mới của đất nước, văn học bước vào giai đoạn mới với
những biến đổi to lớn, sâu sắc và toàn diện. Sự biến đổi quan niệm về con
người vẫn là trung tâm của mọi biến đổi của một nền văn học. Để thấy rõ sự
đổi mới của văn học sau 75 không thể không tìm hiểu sự thay đổi trong quan
niệm về con người thời ki này.
II.Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học từ sau 1975 đến
nay:
Sau 1975, đất nước bước vào thời kì đổi mới, những quy luật thời bình sớm
muộn sẽ chi phối văn học. Sự thức tỉnh ý thức cá nhân diễn ra manh mẽ khi
giá trị cá nhân được coi trọng. Nếu trước 1975, các nhà văn có thiên hướng thể
hiện con người theo tiêu chí giai cấp, lựa chọn nhân vật điển hình, chú trọng
tính chung sao cho phù hợp với quan điểm về sự vận động tích cực và thuận
chiều của đời sống, do đó đã bỏ qua hoặc coi nhẹ phương diện “riêng tư”, “cá
biệt” của con người thì sau 1975 dần dần quan tâm con người ở tư cách cá
nhân độc lập. Xuất hiện con người “không trùng khít với chính mình”, con
người phức tạp, nhiều chiều. Bức tranh của Nguyễn Minh Châu là con người
đối diện với chính mình, là “tòa án lương tâm” sáng suốt nhất phân xử tư cách
con người trong mối quan hệ với “số đông người” và với “cá nhân” anh thợ
cắt tóc.Nguyễn Khải từng triết lí: "cái thế giới tinh thần của con người là vô
cùng phức tạp vì con người luôn nhắm tới cái thật cao và thật xa”. Ông ngạc
nhiên thấy có người "ăn no mà buồn, không phải lo nghĩ mà lại buồn ” (Anh
hùng bĩ vận), có người "hiển lành là thế, hồn nhiên là thế mà có ngày sẽ trở
19


thành sát nhân ư” (Đổi đời), Nguyễn Minh Châu từ tập truyện ngắn Người
đàn bà trên chuyến tàu tốc hành trở đi dường như liên tục làm những thử

nghiệm, "đối chứng’’ về "tính chất kì lạ của con người". Chiếc thuyền ngoài
xa, Dấu vết nghề nghiệp, Cỏ lau, đều ít nhiều diễn tả cái phức tạp của đời
sống, những giằng xé nội tâm khiến con người nhiều lúc như bị phân thân.
Phát hiện con người phức tạp, con người lưỡng diện, con người không
nhất quán với mình, văn xuôi sau 1975 có vẻ như đã đi đúng quỹ đạo tư duy
của những nhà khoa học nhân văn có tiếng trên thế giới. L.Tônxtôi từng
ví "con người như dòng sông”. "Nước trong mọi con sông như nhau và ở đâu
cũng thế cả nhưng mỗi con sông thì khi hẹp, khi chảy xiết, khi thì rộng khi thì
êm, khi thì trong veo, khi thì lạnh, khi thì đục, khi thì ấm. Con người cũng như
vậy. Mỗi con người mang trong mình những mầm mống của mọi tính chất con
người và khi thì thể hiện tính chất này, khi thì thể hiện những tính chất
khác và thường là hoàn toàn không giống bản thân mình tuy vẫn cứ là chính
mình". Sau này M.Bakhtin nói: "Con người không thể hóa thân đến cùng vào
cái thân xác xã hội - lịch sử hiện hữu. Chẳng có hình hài nào có thể thể hiện
được hết mình cho đến lời nói cuối cùng như nhân vật bi kịch hoặc sử thi,
chẳng có khuôn hình nào để có thề rót nó vào đầy ắp mà lại không chảy tràn
ra ngoài. Bao giờ cũng vẫn còn phẩn nhân tính dư thừa chưa được thể
hiện”. Ý kiến này vừa chỉ ra tính chất phong phú, phức tạp của con người với
tư cách cá nhân, vừa cho thấy cả tính “nhân loại” với tư cách giống loài mà tự
nhiên nhào nặn.
Cùng với sự phức tạp còn là sự bí ẩn. Nếu văn học 1945 - 1975 đem lại
ấn tượng về con người có thể biết trước, nhà văn nhìn con người chủ yếu như
một ý thức chính trị vận động hợp quy luật lịch sử thì văn học từ sau 1975
đem lại cảm giác con người là một tiểu vũ trụ đầy bí ẩn, không thể biết trước,
không thể biết hết. Con người vừa là sản phẩm của tự nhiên, vừa là"tổng hòa
các mối quan hệ xã hội". Con người hành động có khi theo sự chỉ huy của ý
20


thức, của lí trí tỉnh táo, có khi lại bị chi phối bởi tiếng nói của tâm linh, của vô

thức, bản năng. Khi trình bày mẫu người giản đơn đến máy móc, duy ý chí
đến thô thiển của một thời nhiều ấu trĩ, vụng dại, Nguyễn Khải cũng phát biểu
về cái bí ẩn của cuộc đời qua lời nhân vật chất vấn: “Nếu mọi sự đều có lí, đều
có thể hiểu được thì làm gì còn văn chương hả ông?” (Nhóm bạn thời kháng
chiến). Vậy là con người cần đến văn chương vì nó tự biết nó là một thế giới
vô cùng tận, khó có thể hiểu hết, nó kì vọng ở khả năng khám phá và biểu hiện
của văn chương. Và sức hấp dẫn có được của văn học hiện nay chính là ở chỗ
nó liên tục phát hiện những cái khuất lấp, ẩn chìm, những sức mạnh kì lạ đã
chi phối và dẫn dắt số phận riêng của mỗi cá nhân, không ai giống ai cả.
Con người vốn phức tạp như thế nên không thể dùng một tiêu chí cố
định mà đo đếm nó. Mọi sự lý tưởng hóa con người đều làm cho nó trở nên
giả dối, không thật. Nhân vật của văn học sau 1975 rõ ràng ít tính lí tưởng,
không hoàn hảo, “sạch sẽ”, không được “bao bọc trong bầu không khí vô
trùng" như trước đây thường thấy. Trong văn học vẫn có nhân vật đẹp nhưng
là cái đẹp trong bụi bặm của cuộc đời thường nhật. Sáng tác của Nguyễn Minh
Châu vẫn là cuộc săn tìm “những hạt ngọc” đạo đức ẩn dấu trong con người,
nhưng đồng thời cũng để chứng minh điều tác giả trải nghiệm: “Quan sát
những người ở xung quanh mình, tôi thấy người tốt vẫn chiếm đa số. Nhưng
hình như họ luôn phải cưỡng lại một thứ gì đó ở bên trong bản thân,thiện và
ác, lý trí và dục vọng, cái riêng và cái chung ở bên trong từng con người.
Người ta vẫn tốt nhưng cái tốt hình như ít đi hơn xưa. Người ta phải luôn giữ
mình để khỏi làm điềú xấu và ác” (Báo Văn nghệ 6/7/1985).
Trình bày con người như nó vốn có, không lí tưởng hóa, thần thánh hóa
nó là đặc điểm nổi bật trong quan niệm về con người của văn học từ sau
1975. Quan niệm con người đời thường, con người phàm tục, không hoàn hảo
vừa giống như một sự đối thoại với quá khứ, khước từ những lối biểu hiện
công thức, vừa đề xuất hệ giá tri mới để đánh giá con người: giá trị nhân bản.
21



Có thể xem đây là sự “đổi mới chất liệu” văn xuôi theo hướng tăng cường
hiện thực hóa và dân chủ hóa. Không ít người trong khi tìm kiếm ý nghĩa triết
lí phổ quát về con người đã tìm thấy chân lí ở cái nhìn phi thiêng liêng hóa
con người và họ dũng cảm chấp nhận con người thường tình, thậm chí tẻ nhạt,
khiếm khuyết, không hoàn thiện. Thí dụ trong Người đàn bà trên chuyến tàu
tốc hành, Nguyễn Minh Châu để cho nhân vật Qùy trả giá và tỉnh ngộ: “Em sẽ
không đòi hỏi ở anh một con người tuyệt đối hoàn mĩ... Anh hãy sống tự
nhiên”. Đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học sau 1975
dù còn nhiều chuyện phải bàn, nhưng nhìn chung đó là một thành tựu quan
trọng, được nhiều người thừa nhận. Khuynh hướng dân chủ hóa và tinh thần
nhân bản đã giúp văn xuôi sau 1975 thoát ra khỏi những lối mòn quen thuộc,
phá vỡ những quy phạm hình thành trong hoàn cảnh chiến tranh kéo dài, dần
dần đạt tới một quan niệm toàn diện, nhiều chiều về con người, mở ra những
chiều mới mẻ và thú vị về đời sống đầy bí ẩn, vô cùng vô tận của những cá thể
người sinh động và gần gũi.
PHẦN KẾT
Như trên đã nói: bất kể sự đổi mới nào của văn học cũng bắt đầu từ sự đổi mới
trong quan niệm nghệ thuật về con người. Trước tiến trình văn học, nghiên
cứu các bước phát triển của nó không thể không nghiên cứu quan niệm nghệ
thuật về con người. Hy vọng những vấn đề trên sẽ góp một phần nhỏ vào việc
tìm hiểu và lý giải các bước phát triển của văn học từ cách mạng tháng 8/1945
đến nay. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện sẽ không tránh khỏi có những
hạn chế. Chân thành tiếp thu những ý kiến góp ý của tất cả mọi người.
Trân trọng cảm ơn!

Người trình bày: Nguyễn Thị Hồng Thắng
Tổ Văn - TrườngTHPT Chuyên Vĩnh phúc
22



23



×