Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

ỈA CHẢY TRẺ EM (CHỨNG TIẾT tả)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.24 KB, 2 trang )

ỈA CHẢY TRẺ EM (CHỨNG TIẾT TẢ)
I.Chứng ỉa chảy cấp:
*Nguyên nhân: Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, dị ứng nhiễm khuẩn.
*Triệu chứng: (Do thấp nhiệt uất trệ tại Vị nên có các triệu chứng)
Bệnh cấp tính nên trẻ ỉa nhiều lần trong ngày (có thể trên 10 ngày), phân lỏng toàn nước, mùi khẳm,
hậu môn rát đỏ. Bụng trướng, sôi bụng, nôn mửa, toàn trạng bệnh nhi sốt, tiểu tiện đỏ ít (ngắn đỏ),
rêu lưỡi vàng hoặc trắng khô, mạch hoạt sác.
*Pháp: Thanh nhiệt trừ thấp.
*Phương dược: “Cát căn cầm liên thang”
Cát căn 12
Cam thảo 4
Hoàng cầm 8
Hoàng liên 8
Nếu thiên về thấp: rêu lưỡi trắng, ỉa chảy nhiều nước, buồn nôn hoặc nôn thì gia thêm: Thương truật
4g, Bán hạ chế 4g.
Nếu tiểu ít thì gia thêm: Bạch phục linh 8g, Sa tiền tử 8g.
*Châm cứu:
-Cách 1: Châm theo ngũ du huyệt: châm tả huyệt Tỉnh thuộc hành kim là Lệ đoài (mẹ thực thì tả
con); châm bổ Thương khâu để nâng đỡ Tỳ.
-Cách 2: Châm theo Bát hội huyệt, khích huyệt, ngũ du huyệt: châm tả Trung quản (hội của phủ),
Lương khâu (thực chứng chọn huyệt khích của kinh); châm bổ Thái bạch để nâng đỡ Tỳ.
II.Ỉa chảy kéo dài
*Nguyên nhân: Tỳ hư, theo y học hiện đại thường gặp do rối loạn tiêu hóa loạn khuẩn.
*Triệu chứng: Ỉa chảy kéo dài, ngày 2-3 lần, phân sống, trẻ chậm lớn, người gầy yếu, ăn kém, sắc
mặt vàng, tự hãn hoặc đạo hãn, rêu lưỡi trắng ướt.
*Pháp: Ôn bổ tỳ vị.
*Phương dược: “Sâm linh bạch truật tán”
Đảng sâm 20
Bạch linh 16
Bạch truật 16
Hoài sơn 16


Cam thảo 6
Bạch biển đậu 16
Ý dĩ 16
Liên nhục 16
Cát cánh 8
Sa nhân 8
Trần bì 8
*Châm cứu: châm bổ hoặc cứu huyệt Thiên khu, Quan nguyên, Túc tam lý, Âm lăng tuyền.
Nếu có sốt thì châm Nội đình. Phòng trụy mạch do ỉa chảy nhiều cứu Thần khuyết cách muối, liên
tục nhiều lần.
II. Chứng tích trệ
3. Ỉa chảy do tích trệ đồ ăn (Thực tích)
*Nguyên nhân: Do ăn uống quá nhiều, không tiêu hóa kịp.
*Triệu chứng: Bệnh nhi bú ít, nôn mửa, quấy khóc, bụng đầy chướng, ỉa chảy phân sống có mùi
chua, rêu lưỡi trắng hoặc hơi vàng, mạch hoạt, chỉ tay chìm.
*Pháp: Tiêu thực đạo trệ.
*Phương dược: “Bảo hòa hoàn thang”
Mạch nha 6
Sơn tra 6
Thần khúc 6
Phục linh 6


Bán hạ chế 4
Trần bì 2
Hạt cải củ 4
Liên kiều 6
*Châm cứu: Tả Tứ phùng, Trung quản, Thiên khu, Khí hải, Túc Tam lý




×