Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

VIÊM LOÉT dạ dày tá TRÀNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.56 KB, 2 trang )

VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG
Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh:
- Tình chí bị kích thích, u uất buồn giận gây Can khí uất kết, mất khả năng sơ tiết làm rối loạn khí
cơ, hoành nghịch fạm Vị làm Can Vị bất hòa, rồi loạn sự thăng giáng của Tỳ Vị gây đau, ợ hơi, ợ
chua, buồn nôn.
- Ăn uống thất thường, ăn nhiều thức ăn sống lạnh làm Tỳ Vị tổn thương mất khả năng kiện vận,
hàn tà nhân đó xâm nhập gây khí trệ, huyết ứ gây đau.
- Ngoài ra còn do Fong hàn fạm trung tiêu cũng gây nên chứng Vị quản thống.
1. THỂ CAN KHÍ PHẠM VỊ: 3 thể
A. Thể khí trệ (uất)
*TC: Đau thượng Vị từng cơn, lan ra sau lưng và 2 bên mạn sườn. Ấn đau, bụng đầy chướng, ợ hơi,
ợ chua. Chất lưỡi đỏ, rêu trắng hoặc hơi vàng. Mạch Huyền.
*BCLT: Can chủ sơ tiếtm khi tình chí ko được thư thái làm Can khí uất fạm Vị và gây đau. Hông
sườn là fân giới của Can nên khi Can khí uất kết gây đau mạn sườn. Bệnh về khí hay di chuyển nên
đau thường đau lan ở sau lưng. Khí cơ bất lợi, trở trệ ở trung tiêu không thông giáng được mà gây
chướng bụng, đầy hơi.
* Pháp: Sơ Can lý khí (sơ Can hòa Vị)
*Phương: Sài hồ sơ Can thang gia giảm
Bạch thược 12: Dưỡng huyết nhu Can
Xuyên khung 08: Hoạt huyết hóa ứ
Thanh bì 08: Hòa Vị giáng nghịch
Cam thảo 06: Điều hòa bài thuốc, giảm đau
Hương fụ 08, Sài hồ 12, Chỉ xác 08: Sơ Can lý khí, hòa Vị chỉ thống
Gia giảm:
Đau nhiều: Khổ luyện tử 08, Diên hồ sách 08
Ợ chua nhiều: Ô tặc côt 20
Đau bụng dữ dội dung bài Trầm hương giải khí tán
*Châm cứu: Tả Thái xung, Can du, Tỳ du, Vị du, Trung quản, Thiên khu, Túc tam lý, Tam âm giao,
Lương khâu.
B. Thể hỏa uất
*TC: Thượng Vị đau nhiều, có cảm giác nóng rát, cự án, miệng khô đắng, ợ chua, tiểu tiện đỏ. Chất


lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng. Mạch huyền sác.
*Pháp: sơ Can tiết nhiệt (thanh nhiệt lợi thấp, hòa vụ khoan trung)
*Fương: Hóa Can tiễn fối Tả kim hoàn gia giảm
Thanh bì 8, Hoàng liên 8, Bạch thược 12, Ngô thù 4, Trạch tả 8, Trần bì 6, Chi tử 8, Đan bì 8, Bối
mẫu 8
* Châm: tả các huyệt Thái xung, Can du, Tỳ du, Vị du, Trung quản, Thiên khu, Túc tam lý, Tam âm
giao, Lương khâu, Hợp cốc, Nội đình, Nội quan.
C. Thể huyết ứ
*TC: đau ở một Vị trí, cự án, chia 2 loại:
- Thực chứng: Nôn ra máu, ỉa fân đen, môi đỏ, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác, hữu lực.
- Hư chứng: sắc mặt xanh nhợt, người mệt mỏi, tay chân lạnh, môi nhạt. Chất lưỡi đỏ bệu, có điểm
ứ huyết, rêu lưỡi nhuận. Mạch đại hoặc tế sáp.
*BCLC: đau lâu ngày ko khỏi dẫn đến tình trạng khí trệ huyết ứ, gốc bệnh càng sâu. Huyết ứ là loại
hữu hình nên đau cố định một chỗ. Đau lâu tổn thương đến mạch lạc nên thổ huyết, ỉa fân đen. Lưỡi
đỏ có điểm ứ huyết, mạch tế sáp cũng do huyết ứ ko lưu hành được gây ra.
*Fáp :
- Chứng thực: Lương huyết bổ huyết.
- Chứng hư: bổ huyết chỉ huyết
*Phương:
- Thực chứng: Thất tiếu tán
Bồ hoàng 12: chỉ huyết hoạt huyết
Ngũ linh chi 12: hoạt huyết giảm đau
Tán bột, uống 12g/ngày chia 2 lần.


- Hư chứng: Tứ quân tử thang gia Hoàng kỳ 12, A giao 8, Tây thảo 8
Phân tích: tứ quân tử thang là fương thuốc bổ khí kiện Tỳ, dưỡng Vị được gia thêm Hoàng kỳ làm
tăng tác dụng kiện Tỳ sinh huyết, chữa chứng Tỳ hư, người mệt, thiếu máu. A giao, Tây thảo để chỉ
huyết.
2. THỂ TỲ VỊ HƯ HÀN

*TC: đau thượng Vị liên miên, nôn nhiều, nôn ra nước trong, đầy bụng, người mệt, thích xoa bóp,
chườm nóng, sợ lạnh, tay chân lạnh, phân nát, có lúc táo. Rêu lưỡi trắng, chất lưỡi nhạt. Mạch hư
tế.
* BC: Tỳ Vị hư hàn, dương khí ko vận chuyển được lại do ăn uống đình trệ gây đau bụng, đầy
bụng, nôn ra nước trong. Tỳ Vị dương hư, dương hư sinh ngoại hàn nên sợ lạnh, tay chân lạnh, fân
nát. Người mệt mỏi, lưỡi nhạt, mạch hư tế là biểu hiện của hư hàn.
* Pháp: ôn bổ Tỳ Vị (ôn trung kiện Tỳ)
*Fương: Hoàng kỳ kiến trung thang gia giảm
Quế chi 12, Bạch thược 8, Đại táo 12, Hoàng kỳ 16, Can khương 6, Cam thảo 6, Hương fụ 8, Cao
lương khương 6
- Fân tích: bài thuốc có tác dụng ôn trung, bổ hư, hòa lý hoãn cấp.
Quế chi, Cao lương khương, Can khương: ôn trung, trừ hàn, giảm đau, chỉ nôn.
Hương fụ ích khí giảm đau, ôn ấm trung tiêu.
Đại táo, Hoàng kỳ, Cam thảo: Kiện Tỳ ích khí, hòa hoãn giảm đau.
Bạch thược giảm đau, điều hòa dinh vệ, đảm bảo sự cân bằng hàn nhiệt của bài thuốc.
Nếu đầy bụng, ợ hơi (khí trệ) thêm Chỉ xác 06, Mộc hương 06
Nôn ra nước trong: bỏ Quế chi, gia bán hạ 08, Phục linh 08 để hóa đờm giáng khí
Châm cứu: ôn châm hoặc cứu: Trung quản, Thiên khu, Tỳ du, Vị du, Túc tam lý, Quan nguyên, Khí
hải.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×