Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở thành phố hồ chí minh, chương 21

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 18 trang )

Chương 21 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
364
CHƢƠNG 21
XÂY DỰNG HỆ THỐNG XE BUÝT THU GOM

21.1 Đặt vấn đề
Đặc điểm của mạng lưới đường ở các quận của TPHCM là ngoài các đường
trục chính và nhánh được thiết lập cùng lúc với sự hình thành đô thị, số còn lại là
những mạng lưới đường hẻm được hình thành một cách tự phát do di dân, do chiến
tranh và các biến động dân số khác mà chính quyền cũ cũng như thành phố sau
ngày thống nhất cho đến những năm 1990 vẫn chưa quy hoạch được.
Tại các quận nội thành đang tồn tại một lượng lớn các đường có chiều rộng
từ 7m trở xuống và rất nhiều đường hẻm có chiều rộng thực tế từ 5-6m. Vì thế, các
tuyến xe buýt không thể đi sâu vào các khu vực đông dân và người dân rất khó tiếp
cận với xe buýt vì khoảng cách thường khá xa (từ 600m đến trên 1000m), trong khi
theo khảo sát thì khoảng cách hợp lý cho sự đi đến bến xe buýt phải là 200 – 300m.
Dạng đường hẻm này đặc biệt chỉ có ở TP HCM.
Do đó, việc xây dựng một hệ thống vận chuyển nội quận để người dân có thể
tiếp cận các trạm xe buýt dễ dàng và không tốn kém là một trong những điều kiện
tiên quyết mà các nghiên cứu trước chưa được đề cập đến.
Trên thế giới, một vài nước tuy không có đường hẻm như ở TP HCM, tuy
nhiên, vì diện tích nhỏ, dân số đông nên cũng dẫn đến hệ thống đường sá bị thu hẹp.
Hồng Kông là một ví dụ, tại đây, ngoài các hệ thống Giao thông công cộng khối
lượng lớn (GTCCKLL), người ta sử dụng loại xe buýt thích hợp cho đường hẹp: xe
buýt 2 tầng và xe minibuýt có số chỗ ngồi từ 12 – 15 chỗ. Hệ thống minibuýt này
cho phép nối kết bất kỳ vị trí nào trong thành phố đến các trạm xe buýt 2 tầng và
các trạm xe GTCCKLL.
21.2 Nghiên cứu mạng lƣới đƣờng nhỏ của TP.HCM
Toàn bộ thành phố có 3.584 đường với chiều dài tổng cộng 3.666 km, tổng
diện tích mặt đường là 24,91 km


2
..
Chương 21 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
365
Theo kết quả của khảo sát của Sở Giao thông Vận tải thành phố thì thành
phần các loại đường thống kê theo bề rộng và theo chất lượng bề mặt đường như
sau:
a) Theo bề rộng mặt đường:
Từ biểu đồ bên dưới ta nhận thấy có đến 35% đường có bề rộng dưới 7m.
Với bề rộng như vậy việc bố trí xe buýt loại nhỏ lưu thông là cần thiết nhằm tăng
khả năng tiếp cận GTCC của người dân.

Hình 21.1 Thống kê bề rộng mặt đường của toàn thành phố
b) Theo tính chất bề mặt đường:

Hình 21.2 Loại bề mặt đường của toàn thành phố.
58% các đường đã được trải bê tông nhựa nóng, 39% trải bê tông nhựa
thường, chỉ có 3% là đường cấp phối.
21.3 Đề xuất mạng lƣới tuyến thu gom điển hình
Chương 21 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
366
Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu chọn hai quận Tân Phú và Tân Bình
làm thí điểm đề xuất xây dựng mạng lưới tuyến xe buýt thu gom.
Tân Phú là một quận mới được tách ra từ quận Tân Bình vào năm 2003. Khi
mới thành lập, dân cư lúc này còn thưa thớt, hệ thống đường sá, giao thông công
cộng chưa hình thành rõ rệt nên có thể dễ dàng quy hoạch.
Quận Tân Bình là một quận vừa có tính chất trung tâm vừa giáp ranh, có khá
nhiều đường nhỏ và hẻm chằng chịt để xây dựng mô hình hệ thống giao thông công

cộng nội quận giúp người dân tiếp cận với mạng lưới xe buýt. Trên cơ sở này, xây
dựng mô hình này cho các quận còn lại.
21.4 Cơ sở thiết kế tuyến thu gom.
21.4.1 Phƣơng pháp luận.
Các minibus chỉ có thể hoạt động một đoạn ngắn trên tuyến chính, sau đó lại
tiếp tục vào đường nhỏ, không để tình trạng minibus phải băng ngang qua các tuyến
chính.
Các tuyến xe chạy theo hình vòng tròn, chiều kim đồng hồ, khi ra các tuyến
buýt hoặc BRT, Metro sẽ chạy cặp lề chiều bên phải.
Vùng bao phủ của minibus là trong các nhánh rẽ của khu dân cư, không thể
sang các quận khác.
Dựa trên các đường hẻm lớn, cự ly nhà dân cách tuyến trung bình 100m
21.4.2 Tiêu chí thiết kế hệ thống tuyến thu gom nội quận
- Đưa hành khách từ các khu dân cư ra các trạm dừng/các bến xe buýt hoặc
trạm kết nối Metro.
- Giảm khoảng cách đi bộ từ nhà đến trạm xe buýt từ 500 – 1000m xuống
<200m.
- Các tuyến mini buýt chỉ được giao cắt với các tuyến buýt khác một đoạn
ngắn để gom và trả khách, tránh giao cắt quá dài gây cản trở lưu thông.
- Các tuyến mini buýt chạy theo chu trình kín, có thể dừng tại trạm kỹ thuật
của từng tuyến và cuối ngày phải tập trung.
Chương 21 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hồn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe bt ở TP.HCM
367
- Chạy thường xun, liên tục, lên xuống dễ dàng, chỗ ngồi có tiện nghi tối
thiểu.
- Kết cấu xe đơn giản, động cơ khơng hoặc ít gây ơ nhiễm.
- Lộ trình tuyến, thời gian, khoảng cách từ nhà ra các trạm xe bt là những
yếu tố quan trọng nhất mà người dân thường cân nhắc.
CHÚ THÍCH:

TUYẾN TRỤC CHÍNH
TUYẾN NỘI QUẬN
VÙNG TIẾP CẬN XẤU
VÙNG TIẾP CẬN TỐT VỚI
TUYẾN TRỤC CHÍNH
VÙNG TIẾP CẬN TỐT VỚI
TUYẾN NỘI QUẬN
TIỂU KHU VỰC

Hình 21.3 Mơ hình tốn học giao thơng nội quận
21.4.3 Khảo sát lƣu lƣợng HK
Lưu lượng hành khách trên các tuyến đường:
LL
hk
= n
xe đạp
.k
xd
+ n
gm
k
gm
+ n
lam
.k
lam
+ n
tải
.k
tải

+ n
dulịch
.k
dulịch
+ n
b
.k
b

n

, n
gn
, n
lam
, n
tải
, n
dulịch
, n
b
: lưu lượng xe đạp, gắn máy, lam, tải, du lịch bt
k

, k
gm
, k
lam
, k
tải

, k
dulịch
, k
b
: hệ số chở người của xe đạp, gắn máy, lam, tải, du lịch,
bt, các hệ số này lần lượt bằng 1,1; 1,41; 2,3; 1,66; 3,05; 38; 34
21.5 Mạng lƣới tuyến thu gom quận Tân Phú
a) Sơ lƣợc về quận Tân Phú
Chương 21 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
368
Quận Tân Phú nằm ở phía Tây của TPHCM với các mặt: phía Đông giáp
quận Tân Bình; phía Tây giáp quận Bình Tân; phía Nam giáp quận 6, quận 11; phía
Bắc giáp quận 12.
Diện tích tự nhiên 1.606,98 ha. Dân số của quận (năm 2004) là 347.483
người, dự kiến dân số đến năm 2010 là 385.000 người.
Quận Tân Phú gồm 11 phường : Tân Sơn Nhì, Tây Thạnh, Sơn Kỳ, Tân Quý,
Tân Thành, Phú Thọ Hòa, Phú Thạnh, Phú Trung, Hòa Thạnh, Hiệp Tân, Tân Thới
Hòa.

Hình 21.4 Bản đồ hành chính quận Tân Phú
Việc phân bố dân cư trên địa bàn quận Tân Phú chia thành 4 cụm tập trung:
– Cụm dân cư 1 (gồm phường Tây Thạnh và Sơn Kỳ, diện tích 568,73 ha).
Đây là khu dân cư xây dựng mới kết hợp với hiện hữu cải tạo xây chen. Khu vực
này có phần lớn diện tích đất nằm trong vùng cất hạ cánh của sân bay Tân Sơn
Nhất. Các công trình trong khu vực mặt phẳng nằm ngang vùng cất hạ cánh có
chiều cao công trình nhỏ hơn 45m (tầng cao xây dựng 1 - 12 tầng, mật độ xây dựng

Chương 21 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM

369
35%). Trung tâm thương mại dịch vụ dự kiến sẽ xây dựng tại khu vực vườn rau Tân
Thắng, khu phức hợp tại đường Trường Chinh và các công trình dịch vụ đa dạng và
có quy mô khác nhau dọc đường Trường Chinh, Tân Kỳ - Tân Quý, Lê Trọng Tấn
và đường Tây Thạnh. Khu phức hợp cây xanh - thể dục thể thao có quy mô phục vụ
chung cho nhu cầu của quận dự kiến sẽ xây dựng tại cụm dân cư này.
– Cụm dân cư 2 (phường Tân Sơn Nhì, Tân Quý và Tân Thành, diện tích
390,8 ha). Đây là khu trung tâm thương mại dịch vụ (tại khu vực đất của Nhà máy
Dệt Đông Phương và Đông Nam) và khu dân cư hiện hữu cải tạo, xây chen; tầng
cao xây dựng 3 - 12 tầng, mật độ xây dựng 45%.
– Cụm dân cư 3 (phường Phú Thọ Hòa và Phú Thạnh, diện tích 237,32 ha).
Đây là khu trung tâm thương mại dịch vụ (khu vực dự án của Vikamex), khu dân cư
hiện hữu cải tạo và xây chen. Khu vực này có một số dự án xây dựng nhà ở cao
tầng; tầng cao xây dựng 3 - 18 tầng, mật độ xây dựng 40%.
– Cụm dân cư 4 (phường Hòa Thạnh, Phú Trung, Hiệp Tân và Tân Thới
Hòa, diện tích 410,3 ha). Đây là khu trung tâm hành chính quận, trung tâm thương
mại dịch vụ, dân cư hiện hữu và một số khu dân cư xây dựng mới dạng chung cư
cao tầng; tầng cao xây dựng 3 - 18 tầng, mật độ xây dựng 40%.


Hình 21.5 Thống kê bề rộng mặt đường các đường trên quận Tân Phú
Có đến 81 % đường có bề rộng 5 < B 12 m. Với cơ cấu bề rộng như vậy
rất phù hợp với việc bố trí xe buýt loại nhỏ 12 chỗ ngồi lưu thông.
b) Bố trí các tuyến xe, số lƣợng xe trên từng tuyến
Chương 21 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
370
Qua khảo sát các hệ thống đường xá cũng như các tuyến xe buýt hiện hành
trên quận Tân Phú, tác giả đề xuất xây dựng ở mỗi phường một tuyến mini buýt, ký
hiệu từ TP01 đến TP11.

Bảng 21.1 Phân chia các khu vực giao thông quận Tân Phú
Khu vực
Diện tích
( km
2
)
Dân số ( người )
Mật độ ( người / km
2
)
2004 2010 2015 2020 2004 2010 2015 2020
TP01 3,57 37995 41183 45365 49171 10651 11544 12716 13784
TP02 2,12 18812 20391 22461 24346 8874 9618 10595 11484
TP03 1,78 42443 46005 50675 54928 23779 25774 28391 30774
TP04 1,12 25312 27436 30222 32758 22600 24497 26984 29248
TP05 1,23 44507 48242 53140 57599 36120 39151 43126 46745
TP06 0,99 29815 32317 35598 38585 29968 32483 35780 38783
TP07 1,14 32736 35483 39086 42365 28716 31126 34286 37163
TP08 0,93 22507 24396 26872 29128 24180 26209 28870 31293
TP09 0,90 41204 44662 49196 53324 45961 49818 54876 59481
TP10 1,13 24872 26959 29696 32188 22030 23879 26303 28510
TP11 1,15 24614 26680 29388 31854 21478 23281 25644 27796

Hình 21.6 Phân chia các tiểu khu vực trên quận Tân Phú
Nhờ vào kết quả của các chuyến khảo sát, xây dựng lộ trình các tuyến, qua
tính toán ta có được các thông số kỹ thuật của từng tuyến.

×