Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Ứng dụng chương trình đổi mới đào tạo chuyên ngành Giáo dục thể chất trình độ cao đẳng ở trường Cao đẳng Tuyên Quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.18 KB, 27 trang )

B GIO DC V O TO

B VN HểA, TH THAO V DU LCH

TRNG I HC TDTT BC NINH
-----------------------

TRN V PHNG

ứNG DụNG CHƯƠNG TRìNH ĐổI MớI ĐàO TạO
CHUYÊN NGàNH GIáO DụC THể CHấT TRìNH Độ CAO ĐẳNG
ở TRƯờNG CAO ĐẳNG TUYÊN QUANG
Chuyờn ngnh:

Giỏo dc th cht

Mó s:

62140103

TểM TT LUN N TIN S KHOA HC GIO DC

BC NINH 2015


Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh

Cán bộ hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS VŨ CHUNG THỦY
2. PGS.TS ĐỒNG VĂN TRIỆU


Phản biện 1: GS.TS LÊ QUÝ PHƯỢNG
Trường Đại học Thể dục thể thao thành phố Hồ Chí Minh
Phản biện 2: PGS.TS PHẠM ĐÌNH BẨM
Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh
Phản biện 3: PGS.TS HUỲNH TRỌNG KHẢI
Trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao thành phố Hồ Chí Minh

Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận án cấp Trường họp tại: Trường
Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh, vào hồi giờ

Có thể tìm hiểu Luận án tại:
1. Thư viện Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
2. Thư viện Quốc gia Việt Nam

ngày tháng năm 2015


DANH MỤC CÁC KẾT QUẢ ĐÃ CÔNG BỐ CỦA LUẬN ÁN
1

Trần Vũ Phương(2015), lựa chọn các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá chất
lượng giáo viên GDTC theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội được
đào tạo tại trường Cao đẳng Tuyên Quang, Tạp chí khoa học đào
tạo và huấn luyện thể thao số 2, Tr.34, Trường Đại học TDTT Bắc
Ninh.

2

Trần Vũ Phương(2015), Xây dựng mô hình đánh giá chương đào tạo
chuyên ngành GDTC ở trường Cao đẳng Tuyên Quang theo hướng

đáp ứng nhu cầu xã hội, Tạp chí khoa học đào tạo và huấn luyện thể
thao số 3, Tr.40, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.

3

Trần Vũ Phương(2015), Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác
đổi mới và định hướng đổi mới GDTC trường học, tài liệu hội thảo
khoa học chuyên đề, công tác GDTC trong giai đoạn đổi mới, Tr.68,
Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.


1
A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN
1. PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Đảng và Nhà nước ta cho rằng, Giáo dục và Đào tạo đóng một vai trò đặc biệt
quan trọng trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia. Tuy nhiên trong thực tiễn,
Giáo dục và Đào tạo còn nhiều hạn chế, điều đó đã được khẳng định trong Nghị
quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam cũng. Chính vì
vậy, Đảng ta đã xác định cần phải có những đổi mới trong lĩnh vực giáo dục và đào
tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, để tạo ra đội ngũ tri thức, lao động đáp ứng
được yêu cầu và nhiệm vụ trong tình hình mới. Quan điểm đó đã được thể hiện cụ thể
trong Nghị quyết số 29 NQ/TW ngày 4/11/2013 về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế
thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
Để đáp ứng yêu cầu cấp bách đó, trường Cao đẳng Tuyên Quang(CĐTQ) đã
tiến hành đổi mới nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, với các giải
pháp đồng bộ như tăng cường cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy và học, đổi mới kế
hoạch đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy... trong đó vấn đề xây dựng, bổ xung
cập nhật hay đổi mới chương trình đào tạo (CTĐT) cũng như chương trình môn học

là công việc được quan tâm và ưu tiên hàng đầu. Vì việc xây dựng mới hay bổ xung
hoàn thiện CTĐT sẽ là một trong những giải pháp hữu hiệu để giúp nhà trường đạt
được mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực với chất lượng đảm bảo thỏa mãn yêu cầu thị
trường lao động, phù hợp với các nhu cầu xã hội và đáp ứng mục tiêu đào tạo nguồn
nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Lĩnh vực phát triển chương trình giáo dục, nhiều nhà khoa học giáo dục đã
quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên các đề tài nghiên cứu theo hướng đổi mới CTĐT
cho sinh viên chuyên ngành GDTC còn rất ít, chủ yếu các đề tài tập trung nghiên cứu
cải tiến chương trình môn học GDTC cho sinh viên không thuộc chuyên ngành
GDTC. Hơn nữa phần đa các đề tài được tiến hành nghiên cứu cho các chuyên ngành
ở trình độ đại học, còn đối với chuyên ngành GDTC trình độ cao đẳng, đặc biệt dành
cho đối tượng là các trường cao đẳng miền núi phía Bắc thì chưa có đề tài nào đề cập
tới.
Xuất phát từ các lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng
chương trình đổi mới đào tạo chuyên ngành Giáo dục thể chất trình độ cao đẳng ở
trường Cao đẳng Tuyên Quang”


2
Mục đích nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu thực tiễn cũng cho thấy chương trình đào tạo chuyên
ngành GDTC trình độ cao đẳng hiện đang áp dụng chưa đáp ứng được nhu cầu
thực tiễn của xã hội, chất lượng của các giáo viên sau tốt nghiệp chưa được đánh
giá cao. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận án tiến hành lựa chọn nội dung đổi
mới về mục tiêu, nội dung và tổ chức hoạt động đào tạo, từ đó xây dựng kế hạch
thực nghiệm và ứng dụng trong thực tiễn đào tạo để kiểm chứng hiệu quả chương
trình đào tạo chuyên ngành GDTC trình độ cao đẳng theo hướng tích cực hóa và
đáp ứng nhu cầu xã hội. Kết quả nghiên cứu đã trực tiếp góp phần đổi mới và nâng
cao chất lượng công tác đào tạo giáo viên chuyên nghành GDTC và hiệu quả đào
tạo chung của trường Cao đẳng Tuyên Quang.

Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng CTĐT giáo viên chuyên ngành GDTC trình
độ cao đẳng ở trường Cao đẳng Tuyên Quang.
Nhiệm vụ 2: Nghiên cứu đổi mới CTĐT chuyên ngành GDTC trình độ cao đẳng.
Nhiệm vụ 3: Ứng dụng đánh giá hiệu quả của chương trình đổi mới đào tạo
chuyên ngành Giáo dục thể chất trình độ cao đẳng ở trường Cao đẳng Tuyên Quang.
2. Những đóng góp mới của luận án
Quá trình nghiên cứu luận án đã hệ thống hóa lý thuyết các mô hình phát triển
chương trình, mô hình đánh giá chương trình, các tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá giáo
viên GDTC. Từ đó xác định được mô hình đánh giá chương trình đào tạo và các tiêu
chuẩn, tiêu chí đánh giá giáo viên chuyên ngành GDTC phù hợp với đặc điểm, đặc
thù của chuyên ngành GDTC theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội.
Luận án đã xác định được mô hình đánh giá chương trình đào tạo với 3 nội
dung: đánh giá đầu vào, đánh giá quá trình và đánh giá đầu ra bao gồm 12 tiêu chuẩn
và 43 tiêu chí.
Luận án đã đánh giá được thực trạng CTĐT và thực trạng năng lực chuyên
môn đáp ứng yêu cầu công tác của giáo viên GDTC đã được trường CĐTQ đào tạo.
Luận án đã đổi mới được chương trình đào tạo với 3 nội dung:
Đổi mới mục tiêu đào tạo: Đổi mới mục tiêu CTĐT theo hướng đáp ứng nhu cầu
của xã hội; Đổi mới mục tiêu yêu cầu về tin học, ngoại ngữ đối với sinh viên.
Đổi mới nội dung đào tạo: Xây dựng lại chương trình chi tiết học phần các môn
học nhằm đảm bảo đầy đủ và hài hòa 4 yếu tố: Kiến thức, kỹ năng, phương pháp
giảng dạy, phương pháp tổ chức thi đấu, trọng tài; Bổ xung nội dung các trò chơi dân
gian và các môn thể thao dân tộc vào trong học phần trò chơi vận động; Xây dựng
chương trình các học phần tự chọn của chương trình đào tạo.


3
Đổi mới trong tổ chức hoạt động đào tạo: Đổi mới hình thức tổ chức rèn luyện
nghiệp vụ sư phạm bằng hình thức cho sinh viên chuẩn bị trước các nội dung có liên

quan đến nghiệp vụ sư phạm dưới dạng bài tập chấm điểm (giảng viên cung cấp tài
liệu chuyên môn có liên quan cho sinh viên); Đổi mới công tác ngoại khóa cho sinh
viên với 2 nội dung: Đổi mới Hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa (Tập luyện
theo chương trình có sự hướng dẫn của giáo viên) và Đổi mới nội dung hoạt động
ngoại khóa theo hướng bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và rèn luyện kỹ năng
chuyên môn.
Qua quá trình tổ chức thực nghiệm trong thực tiễn đào tạo, kết quả kiểm chứng
đã cho thấy tính hiệu quả của CTĐT đổi mới so với CTĐT cũ.
3. Cấu trúc của luận án
Luận án được trình bày trong 145 trang bao gồm phần: Đặt vấn đề (6 trang);
Các nội dung chính của luận án: Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu (38
trang), Chương 2: Đối tượng, phương pháp và tổ chức nghiên cứu (14 trang),
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận(73 trang); Phần kết luận và kiến nghị
(3 trang). Trong luận án có 40 bảng, 3 biểu đồ, 1 sơ đồ. Ngoài ra, luận án đã sử
dụng 105 tài liệu tham khảo trong đó có 95 tài liệu viết bằng tiếng Việt, 10 tài liệu
tiếng Anh, và phần phụ lục.


4
B. NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN
CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Luận án tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu các vấn đề như sau: 1.1- Quan điểm của
Đảng, Nhà nước về Giáo dục - Đào tạo nói chung và Giáo dục thể chất nói riêng;
1.2- Chương trình và các mô hình phát triển chương trình; 1.3- Tiêu chuẩn, tiêu chí
đánh giá CTĐT và các mô hình đánh giá CTĐT; 1.4- Khái quát về giáo viên và những
tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá giáo viên; 1.5- Khái quát về vùng Trung Bắc; 1.6- Thực
trạng nghiên cứu về phát triển chương trình giáo dục.
Từ các vấn đề nghiên cứu trên chúng tôi đưa ra một số kết luận sau:
Quan điểm của Đảng và Nhà nước về Giáo dục - Đào tạo hiện nay cho rằng để
nâng cao được chất lượng Giáo dục thì cần phải đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo

dục Việt Nam, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, đổi mới CTĐT, phát triển
đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt.
Thông qua các khái niệm về chương trình cũng như các mô hình phát triển
chương trình của các tác giả trong và ngoài nước chúng tôi nhận thấy Quy trình đổi
mới chương trình giáo dục bao gồm 5 bước sau: 1) Phân tích tình hình, nhu cầu; 2)
Xác định mục đích, mục tiêu; 3) Thiết kế, xây dựng; 4) Thực thi; 5) Đánh giá. 5 bước
nêu trên không phải được sắp xếp thẳng hàng mà phải được xếp theo một vòng tròn
thành một quá trình liên tục và khép kín.
Từ các khái niệm về tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá CTĐT, các mô hình đánh giá
CTĐT chúng tôi nhận thấy các mô hình đánh giá CTĐT đều có những thế mạnh
riêng, có những điểm khác biệt trong đánh giá phụ thuộc vào mục đích đánh giá,
tuy nhiên các mô hình đều có một quan điểm chung đó là: khi đánh giá hiệu quả
CTĐT thì 3 yếu tố quan trọng nhất là yếu tố đầu vào, quá trình (hoạt động) và yếu
tố đầu ra là 3 yếu tố cần phải đánh giá và không được bỏ qua.
Khi nghiên cứu các bộ quy định chuẩn giáo viên trong và ngoài nước, chúng
tôi nhận thấy các bộ quy định chuẩn giáo viên đều có những ưu điểm riêng và phù
hợp với từng bậc học, tuy nhiên xét theo một khía cạnh đầy đủ và chi tiết thì chúng
tôi nhận thấy bộ “Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học
phổ thông” là bộ đầy đủ nhất với 06 tiêu chuẩn, 25 tiêu chí nhỏ đã đánh giá được toàn
bộ các mặt của một người giáo viên.
Thực trạng việc nghiên cứu về phát triển chương trình giáo dục hiện nay đã
được các nhà khoa học, chuyên gia chương trình ở các nước đầu tư nghiên cứu nhiều
năm nay, Song đối với nước ta lĩnh vực này vẫn còn là mới mẻ. Các đề tài nghiên cứu
theo hướng đổi mới CTĐT cho sinh viên chuyên ngành GDTC còn rất ít, chủ yếu các


5
đề tài tập trung nghiên cứu cải tiến chương trình môn học GDTC cho sinh viên không
thuộc chuyên ngành GDTC. Hơn nữa phần đa các đề tài được tiến hành nghiên cứu
cho các chuyên ngành ở trình độ đại học, còn đối với chuyên ngành GDTC trình độ

cao đẳng, đặc biệt dành cho đối tượng là các trường cao đẳng miền núi khu vực
Trung Bắc thì chưa có đề tài nào đề cập tới.
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp nghiên cứu:
Để giải quyết nhiệm vụ của nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau: Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu; Phương pháp quan sát sư phạm;
Phương pháp phỏng vấn, tọa đàm; Phương pháp chuyên gia; Phương pháp kiểm tra y
học; Phương pháp kiểm tra sư phạm; Phương pháp thực nghiệm sư phạm; Phương
pháp toán học thống kê.
2.2. Tổ chức nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.2.1.1.Đối tượng nghiên cứu: Chương trình đào tạo chuyên ngành Giáo dục thể
chất trình độ cao đẳng ở trường Cao đẳng Tuyên Quang.
2.2.1.2. Khách thể nghiên cứu: Gồm các đối tượng sau: Đối tượng phỏng vấn, Đối
tượng sinh viên; Đối tượng đánh giá chương trình
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu:
Thực trạng CTĐT giáo viên chuyên nghành GDTC ở trường Cao đẳng Tuyên
Quang; Đổi mới CTĐT chuyên ngành GDTC trình độ cao đẳng ở trường Cao đẳng
Tuyên Quang; Thông qua quá trình đào tạo giáo viên chuyên ngành GDTC trình độ
cao đẳng của trường Cao đẳng Tuyên Quang, tiến hành tổ chức thực nghiệm chương
trình đổi mới và đánh giá hiệu quả.
2.2.3. Địa điểm nghiên cứu: Trường Cao đẳng Tuyên Quang; Trường Đại học TDTT
Từ Sơn – Bắc Ninh; Các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
2.2.4. Kế hoạch và thời gian nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu: Thời gian nghiên
cứu trong vòng 4 năm từ tháng 12 năm 2011 đến tháng 12 năm 2015.
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Đánh giá thực trạng chương trình đào tạo (CTĐT) giáo viên chuyên ngành
GDTC trình độ cao đẳng ở trường Cao đẳng Tuyên quang
3.1.1. Lựa chọn nội dung mô hình đánh giá chương trình đào tạo
Qua nghiên cứu và tìm hiểu các mô hình đánh giá CTĐT trong nước và trên thế

giới, luận án đã xác định mô hình đánh giá hiệu quả CTĐT gồm 3 yếu tố: yếu tố đầu


6
vào, yếu tố quá trình và yếu tố đầu ra.
3.1.2. Lựa chọn các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá chương trình đào tạo giáo viên
chuyên ngành GDTC trường Cao đẳng Tuyên Quang
3.1.2.1. Đề xuất các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá chương trình đào tạo
Trên cơ sở mô hình đánh giá CTĐT dự kiến, kết hợp với mục đích đánh giá
CTĐT theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội, qua quá trình tham khảo các mô hình
đánh giá chương trình, qua thực tế quá trình đào tạo chuyên ngành GDTC hiện nay
ở trường CĐTQ, kết hợp với phỏng vấn trực tiếp để xin ý kiến của các chuyên gia
về mô hình đánh giá CTĐT và các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá từng yếu tố trong
mô hình, luận án bước đầu đã xác định được mô hình dự kiến để đánh giá CTĐT
bao gồm 12 tiêu chuẩn (TC) với 46 tiêu chí (tc), cùng với bản mô tả chi tiết nội
dung đánh giá của từng tiêu chí, bảng 3.1.
3.1.2.2. Kết quả phỏng vấn lựa chọn các tiêu chuẩn tiêu, chí đánh giá chương trình
đào tạo
Để đảm bảo tính khách quan và nâng cao tính khoa học hơn nữa, trên cơ sở
mô hình đánh giá CTĐT mà luận án đã đề xuất, luận án đã tiến hành phỏng vấn các
chuyên gia bằng phiếu hỏi với thang điểm đánh giá như sau: 3 = Rất cần thiết; 2 =
Cần thiết; 1 = Bình thường; 0 = Không cần thiết. Đối tượng phỏng vấn gồm 35
chuyên gia. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.2 cho thấy: Đa số các tiêu chuẩn và tiêu
chí đều đạt trên mức cần thiết (điểm trung bình đạt trên 2,0 điểm), chỉ có 3 tiêu chí có
điểm trung bình chung đạt dưới mức cần thiết là: tc4.7 (1,17 điểm), tc8.10 (1,34
điểm) và tc9.8 (1,14 điểm). Xét theo tỷ lệ phần trăm của các tiêu chuẩn và các tiêu
chí mà luận án đã lựa chọn, đa số đều có tỷ lệ số người đồng ý cao từ 80% trở lên cho
rằng rất cần thiết và cũng chỉ có 3 tiêu chí tc4.7 (8,6%), tc8.10 (8,6%) và tc9.8 (0%)
có số người cho rằng rất cần thiết thấp. Từ kết quả đó luận án đã loại bỏ 3 tiêu chí
tc4.7, tc8.10 và tc9.8. Mô hình đánh giá CTĐT còn lại gồm: 3 yếu tố, 12 tiêu chuẩn

với 43 tiêu chí (Bảng 3.3).
Bảng 3.3. Bảng tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá chương trình đào tạo chuyên
ngành GDTC trình độ cao đẳng ở trường Cao đẳng Tuyên Quang
Yếu tố
Các tiêu chuẩn và tiêu chí
Đầu vào • TC1. Công tác chỉ đạo và tổ chức, quản lý
tc1.1. Công tác chỉ đạo
tc1.2. Tổ chức và quản lý
• TC2. Đội ngũ giảng viên
tc2.1. Giảng viên cơ hữu


7
tc2.2. Giảng viên thỉnh giảng
• TC3. Cơ sở vật chất và tài chính phục vụ đào tạo
tc3.1. Phòng học, giảng đường, trang thiết bị hỗ trợ
tc3.2. Sân bãi và dụng cụ tập luyện
tc3.3. Thư viện, giáo trình, sách và tài liệu tham khảo
tc3.4. Tài chính phục vụ đào tạo
• TC4. Văn bản mô tả chương trình đào tạo
tc4.1. Cấu trúc và hình thức
tc4.2. Thời gian đào tạo
tc4.3. Khối lượng kiến thức toàn khóa
tc4.4. Đối tượng tuyển sinh
tc4.5. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp
tc4.6. Thang điểm
tc4.7. Kế hoạch giảng dạy
tc4.8. Hướng dẫn thực hiện chương trình
tc4.9. Đề cương chi tiết học phần các môn học
tc4.10. Ngôn từ của văn bản

• TC5. Mục tiêu của chương trình đào tạo
tc5.1. Tính khả thi
tc5.2. Tính phù hợp
tc5.3. Tính khoa học
• TC6. Nội dung chương trình đào tạo
tc6.1. Tính sư phạm
tc6.2. Tính logic khoa học
tc6.3. Tính cập nhật
tc6.4. Tính thực tiễn
• TC7. Hình thái và trình độ thể lực đầu vào của sinh viên
Quá trình TC8. Hoạt động nội khóa
Tc8.1. Ý thức, thái độ của sinh viên
Tc8.2. Ý thức, thái độ của giảng viên
Tc8.3. Nội dung, thời lượng
Tc8.4. Kế hoạch
Tc8.5. Hình thức, phương pháp tổ chức
Tc8.6. Phương pháp, quy trình kiểm tra đánh giá


8
Tc8.7. Kết quả học tập
Tc8.8. Mức độ tiếp thu kiến thức
Tc8.9. Mức độ hoàn thiện kỹ năng
Tc8.10. Mức độ hài lòng và đánh giá giá trị của hoạt động
• TC9. Hoạt động ngoại khóa
Tc9.1. Ý thức, thái độ của sinh viên
Tc9.2. Ý thức, thái độ của giảng viên
Tc9.3. Nội dung, thời lượng của chương trình
Tc9.4. Kế hoạch
Tc9.5. Hình thức, phương pháp tổ chức

Tc9.6. Mức độ trang bị, củng cố và bổ xung kiến thức
Tc9.7. Mức độ trang bị, củng cố và bổ xung kỹ năng
Tc9.8. Mức độ hài lòng và đánh giá giá trị của hoạt động
Đầu ra

TC10: Kết quả học tập của sinh viên
TC11: Hình thái và trình độ thể lực đầu ra của sinh viên
TC12: Chất lượng của sinh viên đáp ứng nhu cầu xã hội

3.1.2.3. Xác định độ tin cậy của các tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá chương trình đào tạo
Để xác định độ tin cậy của các tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá CTĐT luận án
đã sử dụng thang đo Cronbach’s Anlpha trong phần mềm SPSS 16.0 để tiến hành đo
độ tin cậy thông qua kết quả phỏng vấn. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.4 cho thấy,
các tiêu chuẩn có các tiêu chí phụ thuộc đều có kết quả độ tin cậy cao đạt từ 0,82 đến
0,91. Kết quả độ tin cậy của toàn bộ các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá CTĐT cũng đạt
cao (0,86). Kết quả trên đã cho thấy các tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá CTĐT mà
luận án đã lựa chọn được có thể sử dụng để đánh giá.
3.1.3. Lựa chọn các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá chất lượng giáo viên GDTC
Trên cơ sở bộ “chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung
học phổ thông”, với những yêu cầu được đặt ra khi lựa chọn luận án đã giữ nguyên 6
tiêu chuẩn như đã ban hành, đồng thời tiến hành nghiên cứu điều chỉnh, thay thế một
số tiêu chí và cách diễn đạt trong hành văn để các tiêu chí bám sát với thực tiễn công
tác của người giáo viên GDTC và phản ánh được mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội.
Để bộ bộ tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá chuẩn giáo viên GDTC đảm bảo được
tính khoa học và tính khách quan, luận án đã tiến hành phỏng vấn bằng phiếu hỏi tới
147 nhà quản lý giáo dục và giáo viên đang trực tiếp giảng dạy GDTC ở các trường
THCS, Tiểu học trên toàn tỉnh với thang điểm đánh giá như sau: 4= Rất cần thiết; 3 =


9

Cần thiết; 2 = Bình thường; 1 = Không cần thiết. Kết quả thu được sau khi sử lý được
thể hiện ở bảng 3.5 cho thấy: 6 tiêu chuẩn (TC) và 25 tiêu chí (tc) mà đề tài lựa chọn
đều được các nhà quản lý giáo dục và các giáo viên đang trực tiếp giảng dạy GDTC ở
các trường Tiểu học và THCS cho rằng rất cần thiết và cần thiết với sự nhất chí cao
(trên 95% cho rằng rất cần thiết). Qua đó cho thấy đây chính là những tiêu chuẩn và
tiêu chí cần thiết mà luận án sẽ sử dụng để đánh giá chất lượng giáo viên GDTC đã
được trường CĐTQ đào tạo.
3.1.4. Lựa chọn quy trình, cách thức đánh giá chương trình đào tạo chuyên ngành
GDTC ở trường Cao đẳng Tuyên Quang
Để đánh giá được thực trạng CTĐT luận án đã tiến hành xác định quy trình, cách
thức đánh giá như sau:
* Quy trình đánh giá
Bước 1: Thành lập Hội đồng tự đánh giá; Bước 2: Xây dựng kế hoạch đánh giá
CTĐT; Bước 3: Tiến hành đánh giá đánh giá, nhận xét CTĐT.
* Cách thức đánh giá
Tiêu chuẩn 1, 2, 3: Đánh giá dựa trên những minh chứng gồm: các văn bản, giấy
tờ liên quan
Tiêu chuẩn 4, 5, 6, 8, 9: Đánh giá dựa trên hình thức thẩm định, cho điểm của
hội đồng tự đánh giá đối với các vấn đề tương ứng với thang điểm 4= Rất tốt; 3 =
Tốt; 2 = Khá; 1 = Trung bình; 0 = Không tốt.
Tiêu chuẩn 7, 11: Đánh giá Hình thái dựa trên 02 tiêu chí chiều cao đứng và
cân nặng, đánh giá trình độ thể lực của sinh viên qua việc sử dụng các Test được quy
định tại “Quy định về việc đánh giá xếp loại thể lực học sinh, sinh viên” (ban hành
kèm theo Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng 9 năm 2008 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Tiêu chuẩn 10: Đánh giá bằng sự tổng hợp kết quả học tập của sinh viên đã được
công bố và lưu trữ tại nhà trường.
Tiêu chuẩn 12: Đánh giá bằng sự thẩm định của các trường THCS, Tiểu học đối
với các giáo viên GDTC đang công tác trên địa bàn tỉnh đã được nhà trường đào tạo,
ra trường năm 2010 và năm 2011.

3.1.5. Kết quả đánh giá thực trạng chương trình đào tạo giáo viên chuyên ngành
GDTC trình độ cao đẳng ở trường Cao đẳng Tuyên quang
3.1.5.1. Tiêu chuẩn 1: Công tác chỉ đạo và tổ chức, quản lý
+ tiêu chí 1.1. Công tác chỉ đạo


10
Công tác chỉ đạo về đào tạo của nhà trường nói chung và đào tạo giáo viên
chuyên ngành Sinh - GDTC trình độ cao đẳng nói riêng luôn được ban chấp hành
Đảng bộ, lãnh đạo nhà trường quan tâm và coi đó là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu
của nhà trường.
+ Tiêu chí 1.2. Tổ chức và quản lý
Về cơ cấu tổ chức, quản lý đào tạo sinh viên ngành Sinh - GDTC tại trường
CĐTQ, luận án nhận thấy sơ đồ tổ chức và quản lý đào tạo chuyên ngành GDTC
trình độ cao đẳng hiện nay ở trường CĐTQ là hợp lý và đảm bảo cho việc tổ chức và
quản lý đào tạo đạt kết quả tốt (sơ đồ 3.1).
3.1.5.2. Tiêu chuẩn 2: Đội ngũ giảng viên
+ Tiêu chí 2.1. Giảng viên cơ hữu
Từ kết quả thu được ở bảng 3.6 cho thấy: Số lượng đội ngũ giảng viên đã đảm
bảo đủ để tham gia giảng dạy các hoạt động giáo dục cho sinh viên. Về trình độ
chuyên môn: số giảng viên (thời điểm 7/2012) đã hoàn thành CTĐT sau Đại học
chiếm tỷ lệ 56.0%. Qua đó cho thấy trình độ chuyên môn của đội ngũ giảng viên về
cơ bản đã đảm bảo theo yêu cầu của Bộ. Tuy nhiên trình độ đội ngũ giảng viên chưa
được cao vì chưa có giảng viên nào có trình độ Tiến sĩ. Về tuổi đời và thâm niên
tham gia công tác giảng dạy: đa số các giảng viên cơ hữu có tuổi đời ở ngưỡng trên
30 đến 50 tuổi (chiếm tỷ lệ 76.0%), đồng thời có thâm niên công tác trên 10 năm
chiếm tỷ lệ 72.0%. Qua đó cho thấy tuổi đời và thâm niên của đội ngũ giảng viên cơ
hữu giảng dạy chuyên ngành GDTC đang ở giai đoạn tốt, có đủ kinh nghiệm trong
giảng dạy và giáo dục.
+ Tiêu chí 2.2. Giảng viên thỉnh giảng

Từ kết quả thu được ở bảng 3.6 cho thấy: Số lượng giáo viên thỉnh giảng tham
gia giảng dạy chuyên ngành GDTC của nhà trường chiếm tỷ lệ ít (chiếm tỷ lệ 13,8%).
Về trình độ chuyên môn của các giảng viên thỉnh giảng còn thấp 100% có trình độ
đại học. Về tuổi đời và thâm niên công tác 100% là giảng viên có tuổi đời trẻ <30
tuổi và thâm niên công tác đều dưới 10 năm. Tuy là lực lượng giảng viên trẻ với tuổi
đời và thâm niên ít những đều là những giảng viên có lòng nhiệt huyết cao, trình độ
chuyên môn tốt đã được hội đồng chuyên môn của nhà trường thẩm định qua các đợt
kiểm tra.
3.1.5.3. Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và tài chính phục vụ đào tạo
+ Tiêu chí 3.1. Phòng học, giảng đường, trang thiết bị hỗ trợ: Qua bảng 3.7 cho
thấy: Số lượng, chất lượng phòng học, giảng đường, trang thiết bị hỗ trợ phục vụ cho
công tác đào tạo đã cơ bản đảm bảo đầy đủ cho công tác đào tạo chuyên ngành GDTC.


11
+ Tiêu chí 3.2. Sân bãi và dụng cụ tập luyện: Qua bảng 3.8 cho thấy: số lượng,
chất lượng sân bãi, dụng cụ phục vụ cho công tác đào tạo cơ bản đảm bảo về số
lượng cũng như chất lượng.
+ Tiêu chí 3.3. Thư viện, giáo trình, sách và tài liệu tham khảo
Thư viện đã đảm bảo phục vụ cho công tác đào tạo của nhà trường và học tập của
sinh viên với trên 3.600 đầu sách giáo trình, tài liệu tham khảo, với 149.500 bản sách.
Về giáo trình, kết quả thu được ở bảng 3.9 cho thấy: Hiện nay các đầu sách giáo
trình của ngành đào tạo GDTC về cơ bản đã đầy đủ, tuy nhiên số lượng các tài liệu,
giáo trình và tài liệu tham khảo chuyên ngành phục vụ cho giảng dạy, học tập của
sinh viên ngành GDTC còn nhiều hạn chế như: Số lượng tài liệu chủ yếu là giáo
trình, số sách, tài liệu xuất bản trước năm 2007 còn nhiều chiếm 59,38% , số lượng
sách chuyên khảo, tài liệu tham khảo còn ít, chưa có đủ ngân hàng câu hỏi cho các
môn học.
+ Tiêu chí 3.4. Tài chính phục vụ đào tạo: Qua bảng 3.10 cho thấy công tác
GDTC nói chung và công tác đào tạo chuyên ngành GDTC nói riêng trong những

năm qua đã được sự quan tâm của Đảng ủy, Ban lãnh đạo nhà trường. Kinh phí chi
hàng năm cho công tác nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ
công tác đào tạo đã tăng theo từng năm, đã đảm bảo cho công tác đào tạo chuyên
ngành GDTC đạt kết quả tốt.
3.1.5.4. Tiêu chuẩn 4: Văn bản mô tả chương trình đào tạo
Kết quả đánh giá ở bảng 3.11 cho thấy: CTĐT chuyên ngành GDTC trình độ
cao đẳng ở trường CĐTQ hiện nay về văn bản mô tả chương trình đã có nhiều điểm
yếu như các tiêu chí: Cấu trúc và hình thức, kế hoạch giảng dạy, hướng dẫn thực hiện
chương trình, đề cương chi tiết học phần, ngôn từ của văn bản đã đều bị đánh giá ở
mức trung bình dưới 1,6/4 điểm.
3.1.5.5. Tiêu chuẩn 5: Mục tiêu của chương trình đào tạo
Kết quả đánh giá được thể hiện ở bảng 3.12 cho thấy, mục tiêu của CTĐT
chuyên ngành GDTC trình độ cao đẳng ở trường CĐTQ hiện nay đã không còn phù
hợp với thực tiễn ngày nay. Trong 3 tiêu chí, chỉ có tiêu chí 5.1. Tính khả thi là được
đánh giá đạt ở mức tốt với điểm số 3,67/4 điểm, còn lại 2 tiêu chí Tính phù hợp và
tính khoa học của mục tiêu của CTĐT hiện nay đã không được đánh giá cao (dưới
2,4/4 điểm).
3.1.5.6. Tiêu chuẩn 6: Nội dung chương trình đào tạo
Kết quả đánh giá được thể hiện ở bảng 3.13 cho thấy, nội dung của CTĐT hiện
nay không được đánh giá cao, 3/4 tiêu chí chỉ được đánh giá ở mức khá đó là tính sư


12
phạm, tính cập nhật và tính thực tiễn (dưới 2,5/4 điểm). Chỉ có 1/4 tiêu chí đạt ở mức
tốt là tính logic khoa học đạt 3,40/4 điểm.
3.1.5.7. Tiêu chuẩn 7: Hình thái và trình độ thể lực đầu vào của sinh viên
Trên cơ sở kết quả đo về hình thái và trình độ thể lực đầu vào của sinh viên
GDTC các khóa được lưu giữ ở trung tâm TDTT trường CĐTQ. Luận án tiến hành
tổng hợp và đánh giá kết quả của 189 sinh viên chuyên ngành GDTC thuộc 3 khóa
2007 – 2010; 2008-2011 và khóa 2009 – 2012, kết quả được thể hiện ở bảng 3.14 cho

thấy: các chỉ tiêu về hình thái và thể lực đầu vào của sinh viên đều đạt trên mức trung
bình so với tiêu chuẩn người Việt nam được quy định trong quyết định 53/2008/QĐBGDĐT ngày 18 tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo “Quy định
về việc đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên” và Trong báo cáo thực trạng thể
chất người Việt Nam của Đề án 641 “Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người
Việt Nam giai đoạn 2011 – 2030” của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã được Thủ
Tướng Chính phủ phê duyệt theo quyết định Số: 641/QĐ-TTg ngày 28/4/2011.
3.1.5.8. Tiêu chuẩn 8: Hoạt động nội khóa
Để đánh giá hoạt động nội khóa CTĐT chuyên ngành GDTC trình độ cao đẳng
đang áp dụng ở trường CĐTQ luận án dự kiến lấy ý kiến tự đánh giá của sinh viên
sau khi kết thúc mỗi học phần. Vì vậy để có thể đánh giá trọn vẹn hoạt động nội khóa
của một CTĐT cần phải có thời gian dài theo cả 3 năm học của một khóa học. Tuy
nhiên, do thời gian đánh giá thực trạng bị hạn chế nên luận án nên luận án lựa chọn
phương án lấy ý kiến đánh giá trên cả 3 khóa học như sau: Khóa 2009 - 2012 luận án
lấy ý kiến đánh giá của 3 học phần chuyên ngành GDTC ở học kỳ thứ 6; khóa 2010 –
2013 luận án lấy ý kiến đánh giá của 2 học phần chuyên ngành GDTC ở học kỳ thứ 4;
khóa 2011 – 2014 luận án lấy ý kiến đánh giá của 5 học phần chuyên ngành GDTC ở
học kỳ thứ 1 và học kỳ thứ 2
Kết quả đánh giá thu được luận án coi đó là những đánh giá ban đầu về thực
trạng hoạt động nội khóa của CTĐT. Luận án vẫn tiếp tục đánh giá thực trạng hoạt
động nội khóa của CTĐT theo khóa đào tạo 2011 – 2014 để đưa ra kết quả cuối cùng
về thực trạng hoạt động nội khóa của CTĐT chuyên ngành GDTC trình độ cao đẳng
đang áp dụng hiện nay ở trường CĐTQ. Kết quả đó sẽ được trình bày khi so sánh với
kết quả đánh giá hoạt động nội khóa của CTĐT thực nghiệm.
Kết quả đánh giá ban đầu thực trạng hoạt động nội khóa của CTĐT chuyên
ngành GDTC trình độ cao đẳng đang áp dụng hiện nay ở trường CĐTQ được thể hiện
ở bảng 3.15 cho thấy: hoạt động nội khóa của CTĐT chuyên ngành GDTC hiện nay
4/10 chỉ tiêu đã đạt ở ngưỡng tốt gồm: ý thức, thái độ của giảng viên và sinh viên;
hình thức, Phương pháp, quy trình kiểm tra đánh giá; Kết quả học tập, đạt điểm số



13
trung bình từ 2,94 đến 3,70 điểm. Các tiêu chí còn lại thì chưa được đánh giá cao với
điểm số trung bình đạt ở ngưỡng khá (dưới 2,5 điểm), đây chính là điểm còn hạn chế
của CTĐT cần phải khắc phục.
3.1.5.9. Tiêu chuẩn 9: Hoạt động ngoại khóa
Để đánh giá hoạt động ngoại khóa CTĐT chuyên ngành GDTC trình độ cao
đẳng đang áp dụng ở trường CĐTQ luận án dự kiến lấy ý kiến tự đánh giá của sinh
viên sau khi kết thúc mỗi học kỳ. Vì vậy để có thể đánh giá trọn vẹn hoạt động ngoại
khóa của một CTĐT cần phải có thời gian dài theo cả 3 năm học của một khóa học.
Tuy nhiên, do thời gian đánh giá thực trạng bị hạn chế nên luận án nên luận án lựa
chọn phương án lấy ý kiến đánh giá trên cả 3 khóa học như sau: Khóa 2009 - 2012
luận án lấy ý kiến đánh giá hoạt động ngoại khóa ở học kỳ thứ 6; Khóa 2010 – 2013
luận án lấy ý kiến đánh giá hoạt động ngoại khóa ở học kỳ thứ 4; Khóa 2011 – 2014
luận án lấy ý kiến đánh giá hoạt động ngoại khóa ở học kỳ thứ 1 và học kỳ thứ 2.
Kết quả thu được luận án coi đó là những đánh giá ban đầu về thực trạng hoạt
động ngoại khóa của CTĐT. Luận án vẫn tiếp tục đánh giá thực trạng hoạt động
ngoại khóa của CTĐT theo khóa đào tạo 2011 – 2014 để đưa ra kết quả cuối cùng
về thực trạng hoạt động ngoại khóa của CTĐT chuyên ngành GDTC trình độ cao
đẳng đang áp dụng hiện nay ở trường CĐTQ. Kết quả đó sẽ được trình bày khi so
sánh với kết quả đánh giá hoạt động ngoại khóa của CTĐT thực nghiệm.
Kết quả đánh giá ban đầu thực trạng hoạt động ngoại khóa của CTĐT chuyên
ngành GDTC trình độ cao đẳng đang áp dụng hiện nay ở trường CĐTQ được thể hiện
ở bảng 3.16 cho thấy: hoạt động ngoại khóa của CTĐT hiện nay chưa được sự được
quan tâm đúng mức của cả giảng viên và sinh viên, các hoạt động ngoại khóa chủ yếu là
các hoạt động như tham gia các giải thi đấu do nhà trường hoặc các đoàn thể tổ chức,
các hoạt động giao lưu hoặc hoạt động tự phát của sinh viên. Chính vì vậy chưa thu hút
được nhiều sinh viên tham gia và sinh viên cũng như giảng viên cũng không đánh giá
cao các hoạt động ngoại khóa, điều đó thể hiện ở kết quả điểm chung bình các tiêu chí
chỉ đạt ở ngưỡng trung bình.
3.1.5.10. Tiêu chuẩn 10: Kết quả học tập của sinh viên

Để đánh giá được kết quả học tập của sinh viên luận án đã tiến hành thu thập
kết quả học tập cuối khóa của 189 sinh viên chuyên ngành GDTC 3 khóa 20072010; 2008-2011 và khóa 2009-2012. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.17 và biểu đồ
3.2 cho thấy: điểm học tập của các sinh viên chuyên ngành GDTC ở trường CĐTQ
khi kết thúc khóa học chưa được cao, chưa có sinh viên đạt loại xuất sắc và giỏi, tỷ
lệ học sinh khá vẫn đạt thấp 24,9%, loại trung bình khá chiếm tỷ lệ cao 72,5%.


14
3.1.5.11. Tiêu chuẩn 11: Hình thái và trình độ thể lực đầu ra của sinh viên
Trên cơ sở kết quả đo về hình thái và trình độ thể lực đầu ra của sinh viên GDTC
các khóa được lưu giữ ở trung tâm TDTT trường CĐTQ. Luận án tiến hành tổng hợp
và đánh giá kết quả của 189 sinh viên chuyên ngành GDTC thuộc 3 khóa 2007 –
2010, 2008-2011 và khóa 2009 – 2012, kết quả được thể hiện ở bảng 3.18 cho thấy:
các chỉ tiêu về hình thái đầu ra của sinh viên đạt ở mức trung bình so với tiêu chuẩn
người Việt nam. Các chỉ tiêu về thể lực của sinh viên đều trên mức trung bình so với
tiêu chuẩn xếp loại thể lực theo quyết định 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng 9
năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong đó có 3/6 tiêu chí là: Nằm
ngửa gập bụng (lần/30s); Bật xa tại chỗ (cm) và Chạy tùy sức 5 phút(m) đạt trên mức
tốt.
3.1.5.12. Tiêu chuẩn 12: Chất lượng của sinh viên đáp ứng nhu cầu xã hội
* Phương pháp đánh giá
Để đánh giá chất lượng của sinh viên được đào tạo có đáp ứng được nhu cầu của
xã hội hay không, luận án tiến hành kiểm tra thu thập số liệu, ý kiến đánh giá và nhận
xét của các nhà quản lý, bộ môn thể dục, tại trường phổ thông cơ sở trên địa bàn tỉnh
Tuyên Quang đối với các giáo viên GDTC được đào tạo tại trường CĐTQ ra trường
trong 2 năm 2010, 2011 hiện đang giảng dạy tại các trường THCS trên địa bàn tỉnh.
Dựa trên 6 tiêu chuẩn và 25 tiêu chí đã xác định. Với mỗi tiêu chí trong các tiêu
chuẩn luận án đánh giá ứng với thang điểm: Rất tốt = 4 điểm; Tốt = 3 điểm; Khá = 2
điểm, trung bình = 1 điểm, không tốt = 0 điểm
Đánh giá được tiến hành theo quy trình các bước: Bước 1: Giáo viên tự đánh giá

về bản thân; Bước 2: Tổ bộ môn đánh giá về giáo viên
Kết quả được tổng hợp và phân loại theo 5 mức: xuất sắc 90-100 điểm; giỏi 75 89 điểm; khá 50 - 74 điểm; đạt 25 - 49 điểm; không đạt dưới 25 điểm.
Kết quả thu được được thể hiện dưới bảng 3.19 cho thấy: CTĐT cũ cơ bản đã
đáp ứng được yêu cầu của xã hội đối với việc đào tạo một người giáo viên giảng
dạy bộ môn GDTC. Tuy nhiên việc đáp ứng đó là chưa cao, các tiêu chí của các tiêu
chuẩn các điểm rất tốt và tốt còn đạt tỷ lệ ít, chủ yếu là các điểm số đạt loại khá và
trung bình. Đặc biệt là trong tiêu chuẩn 3 (Năng lực dạy học) là một trong những
tiêu chuẩn quan trọng nhất của người giáo viên thì kết quả lại đạt thấp nhất, trong 9
tiêu chí chỉ có 3 tiêu chí đạt ở ngưỡng trên mức khá với điểm trung bình đạt trên 2,0
điểm, còn lại 6 tiêu chí chỉ đạt ngưỡng trung bình và trên trung bình với điểm trung
bình đạt 1,51 đến 1,93.
Xét về tỉ lệ xếp loại sau khi đánh giá 61 giáo viên GDTC được nhà trường
CĐTQ đào tạo hiện đang làm giáo viên ở các trường THCS và Tiểu học trên địa bàn


15
toàn tỉnh. Luận án nhận thấy không có giáo viên nào được xếp loại xuất sắc, loại
giỏi cũng chiếm một tỉ lệ rất nhỏ 6,6%, chủ yếu các giáo viên được xếp loại trung
bình chiếm đến 63,9%. Điều đó một lần nữa khẳng định các giáo viên GDTC được
nhà trường CĐTQ đào tạo đã cơ bản đáp ứng được các yêu cầu mà xã hội cần tuy
nhiên mức độ đạt chỉ ở mức trung bình chứ chưa được cao (Bảng 3.20), (sơ đồ 3.2).
3.2. Nghiên cứu đổi mới chương trình đào tạo chuyên ngành GDTC trình độ cao
đẳng ở trường Cao đẳng Tuyên Quang
3.2.1. Các cơ sở để xây dựng chương trình đào tạo đổi mới
3.2.1.1. Cơ sở 1: Nguyên tắc đổi mới chương trình
Quá trình đổi mới chương trình tuân thủ các nguyên tắc sau: Đảm bảo tính
pháp lý; Quán triệt mục tiêu; Đảm bảo tính sư phạm; Đảm bảo tính thực tiễn; Đảm
bảo tính hệ thống; Đảm bảo tính khoa học; Đảm bảo tính cập nhật; Đảm bảo tính
khả thi.
3.2.1.2. Cơ sở 2: Thực tiễn nhu cầu xã hội đối với người giáo viên GDTC trình

độ cao đẳng và thực tiễn đào tạo chuyên ngành GDTC trình độ cao đẳng ở
trường Cao đẳng Tuyên Quang
* Thực tiễn nhu cầu xã hội đối với người giáo viên GDTC trình độ cao đẳng
Các nhà trường phổ thông đòi hỏi người giáo viên GDTC phải đảm đương
những công việc sau: Truyền đạt các tri thức về GDTC, tham gia làm công tác chủ
nhiệm lớp, tổ chức các hoạt động giáo dục, hoạt động TDTT trong nhà trường và địa
phương nơi công tác.
* Thực tiễn đào tạo chuyên ngành GDTC trình độ cao đẳng ở trường Cao
đẳng Tuyên Quang
Thực tiễn đào tạo chuyên ngành GDTC trình độ cao đẳng ở trường CĐTQ
hiện nay còn nhiều bất cập điều này đã trình bày cụ thể trong mục 3.1 của luận án.
3.2.2. Xác định nội dung đổi mới chương trình đào tạo giáo viên chuyên ngành
GDTC ở trường cao đẳng Tuyên Quang
Trên các cơ sở để xây dựng CTĐT đổi mới, qua quá trình tham khảo, phân tích
các tài liệu có liên quan dến xây dựng CTĐT các quan điểm của các chuyên gia, các
nhà xây dựng CTĐT theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội, luận án mạnh dạn xác định
nội dung đổi mới khi xây dựng CTĐT theo định hướng “đào tạo theo nhu cầu xã hội”
như sau: Định hướng đổi mới mục tiêu đào tạo; Định hướng đổi mới nội dung đào
tạo; Định hướng đổi mới đổi mới tổ chức hoạt động đào tạo.
Trên cơ sở xác định nội dung đổi mới mà luận án đã đề xuất, để xác định nội
dung đổi mới cụ thể của CTĐT luận án đã tiến hành tổ chức hội thảo chuyên đề với
các chuyên gia, cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý về xác định nội dung đổi mới


16
CTĐT chuyên ngành GDTC trình độ cao đẳng ở trường Cao đẳng Tuyên Quang.
Đối tượng tham gia hội thảo là 76 chuyên gia. Trong hội thảo luận án đã tiến hành
xin ý kiến về những đổi mới cho CTĐT dưới hình thức cho điểm, với thang điểm
đánh giá giá trị như sau: 1= Đồng ý; 0 = Không đồng ý. Kết quả được thể hiện ở
bảng 3.21 cho thấy, các nội dung đổi mới đề xuất đều có tỉ lệ đồng ý cao từ 60% trở

lên, với điểm số trung bình từ 0,61 đến 0,95. Tuy nhiên để đảm bảo lựa chọn được
những định hướng cụ thể thực sự cần thiết chúng tôi chỉ lựa chọn những định hướng
đổi mới có từ 80% số người đồng ý trở lên đó là những định hướng sau:
1). Đổi mới mục tiêu đào tạo: Đổi mới mục tiêu CTĐT theo hướng đáp ứng nhu
cầu của xã hội; Đổi mới mục tiêu yêu cầu về tin học, ngoại ngữ đối với sinh viên
2). Đổi mới nội dung đào tạo: Xây dựng lại chương trình chi tiết học phần các
môn học nhằm đảm bảo đầy đủ và hài hòa 4 yếu tố: Kiến thức, kỹ năng, phương pháp
giảng dạy, phương pháp tổ chức thi đấu, trọng tài; Bổ xung nội dung các trò chơi dân
gian và các môn thể thao dân tộc vào trong học phần trò chơi vận động; Xây dựng
chương trình các học phần trong phần tự chọn của chương trình đào tạo.
3) Đổi mới trong tổ chức hoạt động đào tạo:
Đổi mới hình thức tổ chức rèn luyện nghiệp vụ sư phạm bằng hình thức cho sinh
viên chuẩn bị trước các nội dung có liên quan đến nghiệp vụ sư phạm dưới dạng bài
tập chấm điểm (giảng viên cung cấp tài liệu chuyên môn có liên quan cho sinh viên).
Đổi mới công tác ngoại khóa cho sinh viên với 2 nội dung: Đổi mới hình thức tổ
chức hoạt động ngoại khóa: Tập luyện theo chương trình có sự hướng dẫn của giáo
viên; Đổi mới nội dung hoạt động ngoại khóa: Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và
Rèn luyện kỹ năng chuyên môn.
3.2.4. Chương trình đào tạo theo hướng đổi mới
Căn cứ vào Quyết định số 231/2012/QĐ-CĐTQ ngày 10 tháng 6 năm 2012 của
hiệu trưởng trường CĐTQ về việc dà soát, chỉnh sửa CTĐT của các chuyên ngành.
Căn cứ vào kết quả xin ý kiến và phỏng vấn trong hội thảo chuyên đề về định hướng
đổi mới CTĐT chuyên ngành GDTC trình độ cao đẳng ở trường CĐTQ. Căn cứ vào
cuộc họp của hội đồng khoa học và đào tạo nhà trường ngày 10/9/2012, về việc dà soát,
chỉnh sửa CTĐT của các chuyên ngành.
Luận án đã xây dựng được chương trình đổi mới đào tạo chuyên ngành Giáo dục
thể chất trình độ cao đẳng ở trường CĐTQ theo mẫu thông tư Số: 08/ 2011/TTBGDĐT ngày 17 tháng 2 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm các
nội dung sau:
I. CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Mục tiêu đào tạo



17
2. Thời gian đào tạo:
3. Khối lượng kiến thức toàn khóa
4. Đối tượng tuyển sinh
5. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp
6. Thang điểm
7. Nội dung chương trình
8. Kế hoạch giảng dạy
9. Hướng dẫn thực hiện chương trình
II. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
Đề cương chi tiết của các học phần có trong CTĐT đổi mới luận án đã xây
dựng theo đúng Thông tư số: 08/2011/TT- BGD ĐT ngày 17 tháng 2 năm 2011 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định đề cương chi tiết học phần gồm những
nội dung sau: 1. Tên học phần, số ĐVHT, mã học phần; 2. Bộ môn phụ trách; 3. Mô
tả học phần; 4. Mục tiêu học phần; 5. Nội dung học phần; 6. Tài liệu tham khảo; 7.
Phương pháp đánh giá.
Nội dung cụ thể, chi tiết của các phần được trình bày ở Phụ lục 08 “Chương
trình đào tạo chuyên ngành GDTC trình độ cao đẳng”
3.3. Ứng dụng đánh giá hiệu quả của chương trình đổi mới đào tạo chuyên ngành
Giáo dục thể chất trình độ cao đẳng ở trường Cao đẳng Tuyên Quang.
3.3.1. Tổ chức thực nghiệm
Căn cứ vào quyết định 1479/QĐ-CĐTQ ngày 17/9/2012 về việc cho phép thực
nghiệm chương trình đổi mới đào tạo chuyên ngành Giáo dục thể chất trình độ cao
đẳng ở trường CĐTQ. Luận án đã xây dựng kế hoạch thực nghiệm chương trình; Kế
hoạch ngoại khóa; Kế hoạch rèn luyện nghiệp vụ sư phạm; Kế hoạch đánh giá
chương trình thực nghiệm và tiến hành thực nghiệm trong 06 học kỳ bắt đầu từ tháng
10/2012 đến hết tháng 4 năm 2015.
3.3.2. Kết quả đánh giá chương trình đổi mới đào tạochuyên ngành GDTC trình

độ cao đẳng ở trường Cao đẳng Tuyên Quang
3.3.2.1. Đối với nội dung đổi mới mục tiêu yêu cầu về tin học, ngoại ngữ đối
với sinh viên
Sau khi chương trình được Hiệu trưởng nhà trường phê duyệt và cho phép thực
nghiệm, Luận án đã tiến hành thông báo mục tiêu, yêu cầu về tin học, ngoại ngữ của
chương trình đào tạo tới các sinh viên chuyên ngành GDTC nhóm thực nghiệm khóa
2012 – 2015. Luận án đã phối hợp với Trung tâm tin học – ngoại ngữ của nhà trường
xây dựng kế hoạch về mở lớp bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ cho sinh viên chuyên
ngành GDTC khóa 2012 – 2015. Kết quả 100% số sinh viên chuyên ngành GDTC
khóa 2012 – 2015 đã hoàn thành chương trình và được cấp chứng chỉ tin học, ngoại


18
ngữ theo quyết định số 151/QĐ-THNN ngày 25/5/2014 về việc công nhận chứng chỉ
B tin học ứng dụng và quyết định số 164/QĐ-THNN ngày 07/9/2014 về việc công
nhận hoàn thành chương trình và cấp chứng chỉ B Anh văn. Căn cứ vào kết quả trên
luận án nhận thấy nhiệm vụ đổi mới mục tiêu về tin học ngoại ngữ của chương trình
đào tạo đổi mới đã hoàn thành.
3.3.2.2. Tiêu chuẩn 1,2,3
Khi đánh giá CTĐT đổi mới luận án vẫn sử dụng mô hình đánh giá CTĐT mà
luận án đã xây dựng khi đánh giá thực trạng CTĐT. Tuy nhiên do đặc điểm, tính chất
của CTĐT đổi mới, chỉ đổi mới ở phần mục tiêu, nội dung và hoạt động của CTĐT
nên luận án không đánh giá lại các tiêu chuẩn 1, 2, 3 là những tiêu chuẩn cơ sở để
thực hiện chương trình, do những điều kiện đó đã đủ để có thể tiến hành đào tạo
chuyên ngành GDTC trình độ cao đẳng. Những điểm yếu hoặc còn tồn tại mà luận án
đã phân tích khi đánh giá thực trạng chương trình của tiêu chuẩn 1, 2, 3 luận án đã cố
gắng khắc phục và đề xuất nhà trường tiếp tục bổ xung, hoàn thiện cho đầy đủ hơn.
3.3.2.3. Tiêu chuẩn 4: Văn bản mô tả chương trình đào tạo chuyên ngành GDTC
Kết quả ở bảng 3.22 cho thấy các tiêu chí được đánh giá ở ngưỡng tốt và rất
tốt với điểm trung bình đạt từ 3,33 đến 4,00 điều đó đã phần nào cho thấy văn bản

mô tả CTĐT chuyên ngành GDTC hệ cao đẳng ở trường CĐTQ sau khi được đổi
mới đã được các chuyên gia đánh giá cao. Tuy nhiên trong các tiêu chí đó vẫn còn
tiêu chí Từ ngữ dùng chính xác theo đúng chuẩn mực sư phạm và quy tắc trong tiếng
việt (20,0%) có số người đánh giá đạt ở ngưỡng “khá”; Điều đó cho thấy CTĐT đổi
mới vẫn cần phải có sự chỉnh sửa để có thể hoàn thiện.
Để xác định hiệu quả của của Tiêu chuẩn: văn bản mô tả CTĐT thực nghiệm so
với CTĐT cũ, luận án đã tiến hành so sánh kết quả đánh giá văn bản mô tả CTĐT của
2 CTĐT bằng thang đo kiểm định trung bình (T-test) của phần mềm thống kê SPSS.
Kết quả được thể hiện ở bảng 3.23, cho thấy đã có sự khác biệt rõ rệt giữa kết quả
đánh giá của CTĐT mới đang áp dụng thử nghiệm và CTĐT cũ. 5/10 tiêu chí 4.1,
4.7, 4.8, 4.9, 4.10 của CTĐT đang áp dụng thực nghiệm đã tốt hơn so với CTĐT cũ
với ngưỡng sắc xuất P < 0,05. 5 tiêu chí còn lại sự chênh lệch không có sự khác biệt
với P > 0,05 Điều đó đã khẳng định sự vượt chội của văn bản mô tả CTĐT đang áp
dụng thử nghiệm so với CTĐT cũ.
3.3.2.4. Tiêu chuẩn 5: Mục tiêu của chương trình đào tạo
Kết quả đánh giá được thể hiện ở bảng 3.24 cho thấy, cả 3 tiêu chí đều được
các chuyên gia đánh giá cao đạt ở ngưỡng tốt và rất tốt với điểm số trung bình đạt
từ 3,60 đến 3,73. Số lượng đánh giá đạt ở mức khá đã không có. Qua đó phần nào


19
cho thấy mục tiêu đào tạo của CTĐT đổi mới đang được thực nghiệm đã đáp ứng
được những yêu cầu của một CTĐT theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay.
Khi so sánh kết quả thu được với kết quả đánh giá mục tiêu đào tạo của CTĐT
cũ. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.25, cho thấy chỉ duy nhất tiêu chí 5.1. tính khả thi
của mục tiêu giữa hai CTĐT là không có sự khác biệt với P>0,05. Chính nhờ sự
không khác biệt như vậy đã cho thấy dù mục tiêu của CTĐT thực nghiệm dù đã được
thay đổi theo hướng “đáp ứng nhu cầu xã hội” nhưng vẫn được đánh giá cao và
ngang bằng với CTĐT cũ về tính khả thi, đó cũng là sự thành công rất lớn của CTĐT
mới. Hai tiêu chí còn lại là tính phù hợp và tính khoa học của mục tiêu, CTĐT thực

nghiệm đã được đánh giá tốt hơn nhiều so với CTĐT cũ với P < 0,05.
3.3.2.5. Tiêu chuẩn 6: Nội dung chương trình đào tạo
Kết quả đánh giá được thể hiện ở bảng 3.26 cho thấy, 100% các tiêu chí trong
tiêu chuẩn nội dung được đánh giá đạt ở mức tốt và rất tốt, không có tiêu chí nào
bị đánh giá ở mức khá, với điểm số trung bình đều đạt ở ngưỡng trên mức tốt từ
3,26 đến 3,80. Kết quả này đã cho thấy CTĐT thực nghiệm có nội dung tốt.
Khi so sánh kết quả đánh giá nội dung giữa 2 CTĐT thực nghiệm với CTĐT
cũ. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.27, cho thấy, 4/4 tiêu chí đánh giá nội dung của
CTĐT thực nghiệm đã tốt hơn so với CTĐT cũ, 3/4 tiêu chí đạt ở ngưỡng P<0,05.
Điều đó đã khẳng định được nội dung của CTĐT thực nghiệm đã được đánh giá tốt
hơn so với nội dung của CTĐT cũ.
3.3.2.6. Tiêu chuẩn 7: Hình thái và trình độ thể lực đầu vào của sinh viên
Sử dụng phương pháp so sánh kết quả thu được bằng thang đo kiểm định trung
bình (T-test) của phần mềm thống kê SPSS cho thấy, các chỉ tiêu về hình thái và thể
lực đầu vào của hai nhóm sinh viên: nhóm đối chứng (189 sinh viên chuyên ngành
GDTC thuộc 3 khóa 2007 – 2010; 2008-2011 và khóa 2009 – 2012 học theo chương
trình đào tạo cũ) và nhóm thực nghiệm là không có sự khác biệt với ngưỡng P > 0,05.
Các chỉ tiêu về hình thái và thể lực đầu vào của 2 nhóm đều đạt trên mức trung bình
so với tiêu chuẩn người Việt nam, bảng 3.28.
3.3.2.7. Tiêu chuẩn 8: hoạt động nội khóa
Để đánh giá hoạt động nội khóa CTĐT thực nghiệm luận án đã lấy ý kiến tự
đánh giá của giảng viên và sinh viên nhóm thực nghiệm khóa 2012-2015 sau khi kết
thúc mỗi học phần. kết quả được thể hiện ở Bảng 3.29 cho thấy, hoạt động nội khóa
của CTĐT thực nghiệm đã được các giảng viên và sinh viên đánh giá cao ở ngưỡng
tốt và rất tốt với giá trị điểm trung bình đạt từ 3,11 đến 3,92, không có điểm số nào
đạt ngưỡng không tốt, các điểm số đánh giá đạt ngưỡng trung bình và khá cũng rất ít.


20
Khi so sánh với kết quả đánh giá hoạt động nội khóa của CTĐT cũ, kết quả bảng

3.30 cho thấy, 10/10 tiêu chí đánh giá hoạt động nội khóa của CTĐT thực nghiệm đã
được các giảng viên và sinh viên đánh giá cao hơn CTĐT cũ với ngưỡng xác xuất P <
0,05. Điều này cho thấy khi nội dung, thời lượng, kế hoạch và hình thức, phương
pháp tổ chức các học phần được đổi mới, chú trọng và quan tâm sẽ làm cho ý thức,
thái độ của sinh viên và giảng viên được nâng lên, kết quả tiếp thu bài học được cao
hơn, sinh viên, giảng viên cũng hài lòng và đánh giá cao giá trị của học phần.
3.3.2.8. Tiêu chuẩn 9: Hoạt động ngoại khóa của sinh viên
Để đánh giá hoạt động ngoại khóa CTĐT thực nghiệm luận án đã lấy ý kiến tự
đánh giá của giảng viên và sinh viên nhóm thực nghiệm khóa 2012-2015 sau khi kết
thúc mỗi học kì, kết quả được thể hiện ở bảng 3.31 cho thấy, 8/8 tiêu chí đều được
đánh giá cao với điểm số trung bình đạt ngưỡng trên tốt từ 3,15 đến 3,81, các tiêu
chí đều có tỉ lệ phần trăm đánh giá đat ngưỡng rất tốt và tốt cao trên 80%.
Khi so sánh với kết quả đánh giá hoạt động ngoại khóa của CTĐT cũ, kết quả
được thể hiện ở bảng 3.32 cho thấy, 8/8 tiêu chí đánh giá hoạt động ngoại khóa của
CTĐT thực nghiệm đã được các giảng viên và sinh viên đánh giá cao hơn hẳn hoạt
động ngoại khóa của CTĐT cũ với ngưỡng xác xuất P < 0,05. Điều này cho thấy khi
nội dung, thời lượng, kế hoạch và hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động ngoại
khóa được đổi mới, chú trọng và quan tâm sẽ làm cho ý thức, thái độ của sinh viên và
giảng viên được nâng lên, hiệu quả của hoạt động ngoại khóa đối với việc củng cố,
tiếp thu, bổ xung kiến thức cho bản thân sinh viên cũng được cao hơn, sinh viên,
giảng viên cũng hài lòng và đánh giá cao giá trị của các hoạt động ngoại khóa.
3.3.2.9. Tiêu chuẩn 10: Kết quả học tập của sinh viên
Do đặc điểm của luận án khi đổi mới CTĐT, luận án chỉ tiến hành đổi mới đối
với nội dung các môn học của chuyên ngành GDTC cũng như đổi mới về tổ chức
các hoạt động đào tạo liên quan đến lĩnh vực GDTC vì vậy khi đánh giá kết quả
học tập của sinh viên luận án chỉ tiến hành đánh giá và so sánh kết quả của các
môn học chuyên ngành GDTC, chứ không đánh giá toàn bộ điểm tổng kết của
khóa học. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.33; 3.34 và 3.35.
Bảng 3.33 cho thấy điểm số các môn học của sinh viên đều đạt mức trung bình trở
lên với điểm trung bình đạt được ở các môn học đạt từ 6,12 đến 8,56 điểm. Như vậy các

sinh viên nhóm thực nghiệm đã nắm được kiến thức và kỹ năng thực hành các môn học.
Tuy nhiên các điểm số đạt mức xuất sắc chủ yếu tập trung ở các môn học thực hành như
Thể dục tự do (47,1%), nhảy cao (52,9), trò chơi vận động (47,1)... còn đối với các môn
lý thuyết thì điểm số đạt mức xuất sắc còn ít, có môn học còn chưa có sinh viên nào đạt
được, điều đó cho thấy ở những học kỳ đầu sinh viên còn chưa cố gắng nhiều trong học


21
tập hoặc chưa quen, chưa nắm bắt được cách học ở một trường chuyên nghiệp.
Khi so sánh điểm số trung bình trung đạt được của các sinh viên nhóm thực
nghiệm (Khóa 2012 - 2015) với 2 nhóm sinh viên đối chứng gần nhất (sinh viên
khóa 2010 – 2013 và sinh viên khóa 2011 – 2014) ở năm học thứ nhất và kết quả
của tất cả các môn chuyên ngành trong cả 3 năm học. Kết quả được thể hiện ở
bảng 3.34. và 3.35.
Bảng 3.34 cho thấy năm học đầu tiên điểm số của cả 3 khóa là không cao đều
đạt ở mức trung bình với điểm số chỉ đạt từ 6,04 đến 6,33 như vậy có thể thấy sinh
viên các khóa ở năm học thứ nhất còn chưa thật sự chú tâm vào học tập hoặc còn
bỡ ngỡ, chưa quen, chưa nắm bắt được cách học ở một trường chuyên nghiệp.
Điểm số trung bình đạt được của các sinh viên các khóa là tương đồng nhau và
không có sự khác biệt với P > 0,05.
Bảng 3.35 cho thấy kết quả học tập các môn học chuyên ngành GDTC của
sinh viên 2 nhóm đối chứng (2 nhóm học theo chương trình đào tạo cũ: nhóm sinh
viên khóa 2010 – 2013 và nhóm sinh viên khóa 2011 – 2014) có kết quả học tập
trung bình các môn học GDTC là tương đương nhau và không có sự khác biệt với
P > 0,05. Kết quả học tập của sinh viên chuyên ngành GDTC nhóm thực nghiệm
so với 2 nhóm đối chứng đã có sự khác biệt và sự khác biệt này là có ý nghĩa với P
< 0,05. Qua đó nhận thấy CTĐT đổi mới đã có những tác động tốt đến ý thức,
năng lực học tập của sinh viên nhóm thực nghiệm làm cho sinh viên nhóm thực
nghiệm đạt kết quả học tập cao ở năm học thứ 2 và năm học thứ 3.
3.3.2.10. Tiêu chuẩn 11: Hình thái và trình độ thể lực đầu ra của sinh viên

Luận án đã kiểm tra và đánh giá hình thái và trình độ thể lực đầu ra của sinh
viên nhóm thực nghiệm vào thời điểm cuối học kỳ thứ 2 năm học thứ 3, thời điểm
trước khi sinh viên đi thực tập, sau đó luận án tiến hành so sánh kết quả thu được với
kết quả thể lực đầu ra của nhóm đối chứng (198 sinh viên) đã được đánh giá ở phần
thực trạng, kết quả đánh giá đươc thể hiện ở bảng 3.36 cho thấy: các chỉ tiêu về hình
thái đầu ra của hai nhóm sinh viên: nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm là không
có sự khác biệt 2 chỉ tiêu hình thái là: chiều cao và cân nặng với ngưỡng P > 0,05.
Các chỉ tiêu trình độ thể lực của nhóm thực nghiệm đã cao hơn nhóm đối chứng
và có ý nghĩa với P < 0,05. Kết quả đó cho thấy CTĐT thực nghiệm đã có ảnh hưởng
nhiều đến trình độ thể lực của sinh viên theo chiều hướng tốt hơn so với CTĐT cũ.
3.3.2.11. Tiêu chuẩn 12: Chất lượng của sinh viên đáp ứng nhu cầu xã hội
Do điều kiện thời gian hạn chế của luận án vì vậy tiêu chuẩn “Chất lượng
của sinh viên đáp ứng nhu cầu xã hội” luận án đã tiến hành đánh giá kết quả thực
tập của sinh viên nhóm thực nghiệm và coi đó như một đánh giá bước đầu của xã


22
hội đối với chất lượng đào tạo chuyên ngành GDTC trình độ cao đẳng của của nhà
trường khi áp dụng chương trình đổi mới. Tuy nhiên khi đánh giá chất lượng sinh
viên thực tập thì không thể áp dụng toàn bộ bộ tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá giáo
viên chuyên ngành GDTC mà luận án đã xây dựng ở phần 3.1 vì một số tiêu chí
phải là giáo viên có thời gian giảng dạy, đứng lớp lâu mới có thể đánh giá được, vì
vậy luận án đã tiến hành xác định các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá kết quả thực tập
của sinh viên dựa trên bộ tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá giáo viên chuyên ngành
GDTC theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội mà luận án đã xác định. Luận án đã tiến
hành phỏng vấn xin ý kiến với 31 chuyên gia là những nhà quản lý, trưởng bộ
môn, giảng viên có kinh nghiệm với thang điểm đánh giá giá trị như sau: 1= đồng ý;
0 = không đồng ý. Kết quả lựa chọn được thể hiện ở bảng 3.37, với sự đồng thuận
cao nhất trí cao trên 87% ở tất cả các tiêu chí, luận án đã loại bỏ 5 tiêu chí: tc3.3;
tc3.8; tc3.9; tc4.5; tc5.1 còn lại 6 tiêu chuẩn và 20 tiêu chí để đánh giá kết quả thực

tập của sinh viên.
* Phương pháp đánh giá
Để đánh giá chất lượng của sinh viên thực tập có đáp ứng được nhu cầu của xã
hội hay không, luận án tiến hành kiểm tra thu thập số liệu, ý kiến đánh giá và nhận
xét của các nhà quản lý, các giáo viên bộ môn thể dục đang trực tiếp hướng dẫn thực
tập các sinh viên tại trường phổ thông cơ sở trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Dựa trên
6 tiêu chuẩn và 20 tiêu chí đã xác định. Với mỗi tiêu chí trong các tiêu chuẩn luận án
đánh giá ứng với thang điểm: Rất tốt = 5 điểm; Tốt = 4 điểm; Khá = 3 điểm, trung
bình = 2 điểm, không tốt = 1 điểm
Kết quả được tổng hợp và phân loại theo 5 mức: loại xuất sắc 90-100 điểm; loại
giỏi 80 - 89; loại khá 61 - 79; loại đạt 41 - 59; loại không đạt dưới 40 điểm.
Kết quả được thể hiện ở bảng 3.38 cho thấy, 100% các tiêu chí trong tiêu chuẩn
đều được đánh giá đạt ở mức khá trở lên, các điểm số tập trung nhiều ở mức tốt và rất
tốt (đạt trên 60%) và không có điểm số nào đạt mức trung bình và dưới trung bình.
Kết quả đó đã cho thấy sinh viên nhóm thực nghiệm đã được đánh giá cao trong đợt
thực tập ở tất cả các tiêu chí.
Qua bảng 3.39 và biểu đồ 3.3 cho thấy 100% số sinh viên đã có kết quả thực
tập được đánh giá từ mức khá trở lên, trong đó loại xuất sắc đã có 6 sinh viên
chiếm 35,3%, Điều đó đã cho thấy, bước đầu xã hội đã có sự nhìn nhận tốt và đánh
giá cao chất lượng đào tạo sinh viên chuyên ngành GDTC trình độ cao đẳng theo
chương trình đổi mới.


×