Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

phân tích hoạt động kinh doanh xuất khẩu thủy hải sản tại công ty cổ phần thực phẩm sao ta (fimex vn), thành phố sóc trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (802.78 KB, 96 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

TRẦN THỊ KIM QUYÊN

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU
THỦY HẢI SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM
SAO TA (FIMEX VN), THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ THỦY SẢN

Cần Thơ, 2010

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

TRẦN THỊ KIM QUYÊN

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU
THỦY HẢI SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM
SAO TA (FIMEX VN), THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
CN.ĐẶNG THỊ PHƯỢNG

Cần Thơ, 2010
ii




LỜI CẢM TẠ
Những năm tháng trên giảng đường đại học là chuỗi ngày vô cùng quý
báu và quan trọng đối với em. Thầy cô đã tận tâm giảng dạy, trang bị hành
trang kiến thức để em có đủ tự tin bước vào đời nhờ sự hướng dẫn và dìu dắt
của quý thầy cô, em đã tích lũy được những kiến thức cơ bản đáng quý, đồng
thời qua thời gian làm bài báo cáo em có điều kiện ứng dụng những kiến thức
của mình vào thực tiễn, qua đó giúp em đúc kết được những kinh nghiệm quý
báu để tiếp tục bước trên con đường sự nghiệp sau này.
Em xin chân thành cám ơn thầy, cô khoa Thủy Sản – Trường Đại học
Cần Thơ, đặc biệt em xin gởi lời cám ơn sâu sắc đến cô Đặng Thị Phượng là
người trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành tốt luận văn này cùng các cô, chú
trong Ban lãnh đạo và anh, chị trong phòng kế toán và phòng quản lý chất
lượng tại công ty Cổ phần thực phẩm Sao Ta đã tạo điều kiện cho em thực tập
và cung cấp tài liệu, thông tin giúp em hoàn thành bài báo cáo này.
Tuy nhiên, do còn hạn hẹp về kiến thức và kinh nghiệm nên đề tài luận
văn khó tránh được những sai sót, khuyết điểm. Em rất mong sự góp ý của các
thầy cô, Ban lãnh đạo và các anh chị, cô chú Công ty.
Sau cùng em kính chúc quý thầy cô trường khoa Thủy Sản - Trường Đại
học Cần Thơ và các cô chú, anh chị trong công ty Cổ phần thực phẩm Sao Ta
dồi dào sức khỏe và luôn thành công trong công tác. Em xin chân thành cám
ơn!

Cần Thơ, ngày…..tháng….năm 2010
Sinh viên thực hiện

Trần Thị Kim Quyên

iii



TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài: “Phân tích hoạt động kinh doanh xuất khẩu thủy hải sản của
công ty CPTP Sao Ta (Fimex VN), thành phố Sóc trăng” được thực hiện nhằm
đánh giá hiện trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty, phân tích
các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của Công ty, đánh giá được
những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của Công ty
từ đó đề ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Công ty
trong thời gian tới.
Các phương pháp so sánh, phương pháp chỉ số, phân tích và xây dựng
ma trận Swot được sử dụng để: Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh xuất
khẩu của Công ty, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xuất khẩu của Công ty, phân
tích những thuận lợi, khó khăn và đề ra một số giải pháp.
Năm 2006 là năm mà công ty kinh doanh đạt hiệu quả nhất. Hiệu quả
sản xuất kinh doanh của công ty cũng tăng cao chưa từng có. Nguyên nhân là
do công ty trong thời gian này đã gia tăng các mặt hàng có giá trị gia tăng cao
và đồng thời mở rộng sản xuất với nhiều mặt hàng và thành công trong việc
tìm kiếm thị trường tiêu thụ mới. Mặt khác, công ty đã sử dụng chi phí một
cách có hiệu quả do đó nó đã góp phần làm tăng lợi nhuận của công ty.
Hoạt động kinh doanh của công ty có xu hướng giảm dần ở các năm
tiếp theo. Nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận sau thuế năm 2007 của công ty
giảm đáng kể là do sự phản ứng mạnh mẽ của thị trường Nhật Bản đối về tình
hình tôm, mực bị nhiễm kháng sinh, chi phí nguyên liệu tăng do sự cạnh tranh
giá mua gay gắt giữa các doanh nghệp cùng ngành. Còn năm 2008 và năm
2009 là do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới và tình trạng thiếu
nguồn nguyên liệu. Nguyên nhân chính là do tình trạng thả nuôi tôm sớm
trước vụ vẫn còn, tại một số khu vực nuôi tôm ở ĐBSCL nhiều hộ nuôi tôm
đang lao đao trong việc quản lý bệnh tôm và có hiện tượng nuôi bị chết do thời
tiết thay đổi. Mặt khác nguyên liệu từ khai thác cũng bị hạn chế, giá xăng dầu

tăng trong khi giá thuỷ sản không tăng nên có tác động xấu đến việc khai thác
hải sản.
Như vậy có thể kết luận rằng tình hình sản xuất kinh doanh của công ty
trong vài năm gần đây có chiều hướng suy giảm lượng giảm tương đối phù
hợp với khó khăn của công ty nói riêng, cũng như tình hình chung của ngành
thuỷ sản của Việt Nam nói chung.

iv


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
---o0o---

.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

Sóc Trăng, ngày…..tháng…..năm 2010

v


MỤC LỤC
Lời cảm tạ ..............................................................................................................i
Tóm tắt..................................................................................................................ii
Nhận xét của cơ quan thực tập.............................................................................. iv
Mục lục................................................................................................................. v
Danh muc bảng ..................................................................................................viii
Danh mục hình..................................................................................................... ix
Danh sách từ, thuật ngữ viết tắt ............................................................................. x
Chương 1: GIỚI THIỆU ....................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề..................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung ......................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể.......................................................................................... 2
1.3 Nội dung nghiên cứu..................................................................................... 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu....................................................................................... 3
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................... 4
2.1 Tình hình nuôi trồng và khai thác thủy sản Việt Nam ..................................... 4
2.2 Tình hình chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam...................................... 7
2.3 Tình hình chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Đồng bằng sông Cửu Long......... 11
2.4 Tình hình chế biến và xuất khẩu thuỷ sản thành phố Sóc Trăng................... 12
Chương 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU ..................................................... 14

3.1 Cơ sở lý luận ................................................................................................ 14
3.1.1 Khái niệm và vai trò của thị trường ......................................................... 14
3.1.1.1 Khái niệm ......................................................................................... 14
3.1.1.2 Vai trò............................................................................................... 15
3.1.2 Khái niệm và mục đích về xuất khẩu ....................................................... 16
3.1.3 Các hình thức xuất khẩu.......................................................................... 16
3.1.3.1 Xuất khẩu trực tiếp............................................................................ 16
vi


3.1.3.2 Xuất khẩu gián tiếp ........................................................................... 16
3.1.3.3 Xuất khẩu theo nghị định thư (Xuất khẩu trả nợ)............................... 16
3.1.3.4 Xuất khẩu tại chỗ .............................................................................. 17
3.1.3.5 Gia công quốc tế ............................................................................... 17
3.1.3.6 Tái xuất khẩu .................................................................................... 17
3.1.5 Vai trò của xuất khẩu đối với sự phát triển của nền kinh tế đất nước ...... 17
3.1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu .................................................... 18
3.1.6.1 Thuế quan ......................................................................................... 18
3.1.6.2 Hạn ngạch......................................................................................... 18
3.6.1.3 Hạn chế xuất khẩu tự nguyện ........................................................... 18
3.1.6.4 Chính sách ngoại thương................................................................... 19
3.1.6.5 Nguyên tắc tối huệ quốc MFN (Most Favaoured Nation) ................. 19
3.1.6.6 Thuế quan ưu đãi phổ cập GSP (Generalized Sustem of
Preference) ................................................................................................... 20
3.1.7 Sự cần thiết phải phân tích tình hình kinh doanh xuất khẩu .................... 21
3.2 Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả xuất khẩu...................................................... 21
3.2.1 Tỷ suất sinh lời ngoại tệ .......................................................................... 21
3.2.2 Lợi nhuận xuất khẩu và tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu ............................... 22
3.2.2.1 Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận tính theo vốn kinh doanh (hay còn gọi là
hệ số sinh lời của vốn) .................................................................................. 22

3.2.2.2 Tỉ suất lợi nhuận tính theo doanh thu ................................................ 23
3.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tình hình kinh doanh xuất khẩu ................. 23
3.4 Phân tích ma trận SWOT............................................................................. 23
3.5 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 24
3.5.1 Phương pháp thu thập số liệu .................................................................. 24
3.5.2 Phương pháp phân tích số liệu............................................................... 24
3.5.2.1 Phương pháp so sánh ....................................................................... 24
3.5.2.2 Phương pháp thay thế liên hoàn ....................................................... 25
3.5.2.3 Phương pháp chỉ số.......................................................................... 26
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................... 28
vii


4.1 Giới thiệu khái quát về công ty và lịch sử hình thành, phát triển Công ty ...... 28
4.1.1 Giới thiệu về công ty cổ phần thực phẩm Sao Ta..................................... 28
4.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển công ty.................................................. 29
4.1.3 Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty............................................ 30
4.1.4 Chức năng, nhiệm vụ tính chất hoạt động................................................ 31
4.1.4.1 Chức năng của Công ty..................................................................... 31
4.1.4.2 Nhiệm vụ của Công ty ...................................................................... 32
4.2 Cơ cấu tổ chức công ty.................................................................................. 32
4.3 Cơ cấu tổ chức sản xuất................................................................................. 36
4.3.1 Nguồn nhân lực....................................................................................... 36
4.3.2 Chính sách đào tạo, lương, thưởng, trợ cấp, các chế độ khác................... 37
4.3.3 Hoạt động thu mua và quản lý nguyên vật liệu ........................................ 39
4.4 Kế hoạch phát triển của Công ty.................................................................... 42
4.5 Dự kiến trong tương lai ................................................................................ 42
4.6 Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần thực phẩm Sao Ta .... 44
4.7 Tình hình xuất khẩu thủy hải sản của Công ty từ năm 2006 – 2009 .............. 47
4.8 Thị trường và cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản chủ lực của công ty

CPTP Sao Ta....................................................................................................... 53
4.9 Phân tích hiệu quả xuất khẩu của Công ty từ năm 2006 – 2009 .................... 61
4.9.1 Tỷ suất sinh lời ngoại tệ .......................................................................... 61
4.9.2 Phân tích các chỉ tiêu khả năng sinh lời của Công ty từ năm 2006 –
2009................................................................................................................. 62
4.10 Phân tích các nhân tố ảnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
từ năm 2006 - 2009 ............................................................................................ 63
4.11 Những thuận lợi và khó khăn của Công ty ....................................................66

4.12 Đề xuất các chiến lược ................................................................................ 72
4.12.1 Chiến lược SO (dùng điểm mạnh của DN để khai thác một cơ hội)....... 72
4.12.2 Chiến lược ST (dùng thế mạnh để khắc phục đe dọa) ............................ 72
4.12.3 Chiến lược WO (Tận dụng một cơ hội để khắc phục điểm yếu hoặc
cần phải khắc phục điểm yếu mới có thể khai thác được cơ hội) ...................... 72
viii


4.12.4 Chiến lược WT (Đây là nguy cơ lớn nhất cần chủ động phòng ngừa)..... 73
4.13 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả cho hoạt động xuất khẩu thủy sản
của công ty CPTP Sao Ta trong thời gian tới...................................................... 73
4.13.1 Giải pháp về nguồn nguyên liệu ........................................................... 73
4.13.2 Tăng cường khả năng quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm ........... 73
4.13.3. Giải pháp về giá cả ............................................................................... 74
4.13.4 Giải pháp về Marketing cho hoạt động xuất khẩu thủy sản cho công
ty CPTP Sao Ta ............................................................................................... 75
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................ 76
5.1. Kết Luận ...................................................................................................... 76
5.2 Kiến nghị....................................................................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 78
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 80


ix


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của cả nước ........................ 6
Bảng 2.2 Sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản của Việt Nam...................... 7
Bảng 4.2: Các loại nguyên liệu đã và đang chế biến tại Công ty.......................... 40
Bảng 4.3: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty (2006-2009) ...... 44
Bảng 4.4: Sản lượng xuất khẩu thủy sản của Công ty (2006-2009)...................... 48
Bảng 4.5:Tình hình tăng giảm sản lượng xuất khẩu của Công ty ......................... 49
Bảng 4.6: Giá trị xuất khẩu thủy sản của Công ty (2006-2009)............................ 51
Bảng 4.7: Tình hình tăng giảm kim ngạch xuất khẩu của Công ty ....................... 52
Bảng 4.8: Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản của Công ty............................... 54
Bảng 4.9: Tình hình tăng giảm sản lượng các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của
Công ty từ năm 2006-2009.................................................................................. 59
Bảng 4.10:Tình hình tăng giảm giá trị các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của
Công ty từ năm 2006-2009.................................................................................. 60
Bảng 4.11: Tổng hợp tỷ suất sinh lời ngoại tệ từ năm của Công ty từ năm 2006
- 2009 .................................................................................................................61
Bảng 4.12: Tổng hợp chỉ tiêu khả năng sinh lời của Công ty từ 2006 – 2009 ...... 63

x


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Xuất khẩu thủy sản 7 tháng năm 2009 so sánh với cùng kỳ năm
2008. ..................................................................................................................... 9
Hình 2.2: Cơ cấu sản lượng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 11 tháng đầu
năm 2009 ........................................................................................................... 10

Hình 4.1: Logo của Công ty ................................................................................ 28
Hình 4.2: Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty ...................................................... 36
Hình 4.3: Cơ cấu lao động của Công ty năm 2007............................................... 37
Hình 4.4: Thu nhập bình quân qua các năm......................................................... 38
Hình 4.4: Sơ đồ phân nhánh các mặt hàng sản xuất tại công ty................................. 41
Hình 4.5: Tình hình lợi nhuận sau thuế của Công ty............................................ 45
Hình 4.6: Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu của Công ty năm 2006............................ 55
Hình 4.7: Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu của Công ty năm 2007............................ 56
Hình 4.8: Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu của Công ty năm 2008............................ 57
Hình 4.9: Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu của Công ty năm 2009............................ 58
Hình 4.10: Sơ đồ ma trận Swot............................................................................72

xi


DANH SÁCH TỪ, THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
ASEAN

Associate of Southem Eastern Asia Nation (Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á)

CPTP

Cổ phần thực phẩm

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

DN


Doanh nghiệp

EU

European Union (Liên minh Châu Âu)

GDP

Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội)

GSP

Generalised System Of Preferences (Hệ thống ưu đãi phổ cập)

HACCP

Hazard analysis critical control point (hệ thống phân tích mối
nguy và kiểm soát điểm tới hạn)

HLPD

Headless Shell On Based/Peeled Deveined (Tôm vỏ lột thịt, tôm
cỡ vượt)

HLSO

Headless Shell On (Tôm vỏ lật đầu)

HOSO


Head On Shell On (Tôm nguyên con)

IQF

Individually Quick Frozen (Tôm đông nhanh rời)

ISO

International Organization for Standardization (Tiêu chuẩn hóa
Quốc Tế)

KCS

Kiểm tra chất lượng sản phẩm

PD

Peeled Deveined (Tôm xẻ lưng, tôm rút chỉ)

PDTO

Peeled Deveined Tail On (Tôm lột vỏ chừa đốt đuôi và xẻ lưng)

PROCESS Quá trình chế biến
PTO

Peeled Tail On (Tôm lột vỏ chừa đốt đuôi)

PUD


Peeled Undeveined (Tôm không rút chỉ)

USD

United States dollar (Đồng đô la của Mỹ)

WTO

World Trade Organization (Tổ chức thương mại thế giới)

XK

Xuất khẩu

12


Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Đất nước ta có tiềm năng phong phú về các nguồn lợi thủy sản nước
ngọt, nước mặn và nước lợ, cùng với những điều kiện tự nhiên để đẩy mạnh
nuôi trồng các đối tượng thủy sản nước ngọt, nước lợ và nước biển, góp phần
tăng thu nhập, cải thiện đời sống dân cư và làm giàu cho đất nước. Thực tế cho
thấy, trong hơn 10 năm qua, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam liên
tục tăng trưởng vững chắc, hàng thuỷ sản Việt Nam đã có mặt ở trên 100 nước
và vùng lãnh thổ trên thế giới. Theo số liệu thống kê của Bộ thủy sản năm
2007, kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2005 của cả nước ước đạt 2,65 tỷ
USD, năm 2006 khoảng 3,2 tỷ USD và năm 2007 là 3,75 tỷ USD. Với kết quả

đạt được, Việt Nam đã chính thức gia nhập nhóm 10 quốc gia xuất khẩu thủy
sản lớn nhất thế giới.
Hơn nữa, sản phẩm xuất khẩu ngày càng đa dạng hơn về chủng loại, cơ
cấu, ngoài sản phẩm đông lạnh còn có rất nhiều loại sản phẩm chế biến sẵn;
mặt hàng xuất khẩu chủ lực tôm chiếm tỷ trọng gần 40% trong cơ cấu tổng sản
phẩm xuất khẩu, sản lượng của các sản phẩm cá da trơn và nhiều sản phẩm
khác ngày càng tăng, đặc biệt là ở các thị trường lớn như Nhật, Mỹ, EU, nhiều
doanh nghiệp (DN) của Việt Nam đã chứng tỏ được bản lĩnh trên thương
trường quốc tế và vững vàng vượt qua các thử thách.
Trong những năm gần đây xuất khẩu có vai trò quan trọng trong việc
thúc đẩy sự tăng trưởng đất nước. Trong đó xuất khẩu thủy sản là một trong
những ngành thế mạnh của Việt Nam. Đặc biệt tôm sú luôn là một trong những
mặt hàng chủ lực và chiếm nhiều ưu thế trong những năm qua. Tuy nhiên bên
cạnh những thành tựu đạt được việc xuất khẩu tôm sú gặp khó khăn rất lớn về
thị trường xuất khẩu, nguồn nguyên liệu, vốn và chi phí sản xuất…Nguyên
nhân của những khó khăn trên là do các DN Việt Nam chưa hiểu rõ về thị
trường xuất khẩu và chưa có chương trình đầu tư sâu vào việc nghiên cứu thị
trường. Do đó để hoạt động xuất khẩu được phát triển tốt và hạn chế việc gặp
khó khăn thì cần phải đầu tư tìm hiểu thị trường, phân tích những nguyên nhân
gây ảnh hưởng để có biện pháp hoạt động xuất khẩu thích hợp.
Công ty Cổ Phần thực phẩm Sao Ta (Fimex VN) là một trong những
công ty xuất khẩu có vị thế ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tháng 11 năm 2009,
doanh số tiêu thụ thủy sản của Công ty đạt 5,5 triệu USD, doanh số nông sản
đạt khoảng 200.000 USD. Tính từ đầu năm đến tháng 11/2009, tổng doanh số
của Fimex VN đạt gần 50 triệu USD và còn hơn 5 triệu USD là Công ty hoàn
13


thành kế hoạch năm (Bản tin thương mại thủy sản, 2009). Để giữ vững vị trí
và không ngừng nâng cao khả năng phát triển của Công ty trên thị trường

xuất khẩu trong điều kiện khó khăn như hiện nay. Công ty phải phân tích kĩ
các nhân tố của thị trường đồng thời đánh giá những thuận lợi và khó khăn để
có các giải pháp khắc phục hạn chế và phát huy thế mạnh nhằm làm gia tăng
hơn nữa giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Công ty, đưa Công ty trở
thành một công ty phát triển mạnh nhất của cả nước, cũng như nổi tiếng trong
khu vực và trên thế giới.Vì vậy, đề tài :“Phân tích hoạt động kinh doanh xuất
khẩu thủy hải sản tại công ty cổ phần thực phẩm Sao Ta (Fimex VN), Thành
Phố Sóc Trăng” được thực hiện.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản nhằm biết được thực trạng hoạt
động kinh doanh xuất khẩu thủy hải sản của Công ty. Qua đó, đề ra các giải
pháp nhằm nâng cao hoạt động xuất khẩu thủy hải sản của Công ty trong thời
gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
1. Đánh giá được hiện trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty
từ năm 2006 –2009.
2. Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu thủy hải
sản của Công ty.
3. Đánh giá được những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến tình hình
hoạt động kinh doanh xuất khẩu thủy hải sản của công ty và đưa ra một số
giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng thủy sản chủ lực của Công
ty.
1.3

Nội dung nghiên cứu

1. Khái quát tình hình kinh doanh xuất khẩu thủy hải sản của công ty từ 20062009.
2. Thị trường và cơ cấu thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy hải sản của công
ty.

3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu sản phẩm thủy hải
sản của công ty.
4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu thủy hải sản
của Công ty.
14


5. Phân tích những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu và
các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu của công ty trong thời gian
tới.
1.4

Phạm vi nghiên cứu

- Luận văn được thực hiện tại Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Sao Ta
(Fimex Việt Nam), Thành Phố Sóc Trăng.
- Luận văn này được thực hiện trong thời gian từ tháng 12/2009 đến
tháng 05/2010.
- Số liệu sử dụng trong luận văn là số liệu từ năm 2006 đến năm 2009.

15


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Tình hình nuôi trồng và khai thác thủy sản Việt Nam
Thủy sản là một trong những thế mạnh của Việt Nam. Năm 2003,
ngành thủy sản Việt Nam đã đạt tổng sản lượng khoảng 2,53 triệu tấn, trong
đó nuôi trồng thủy sản là 1,11 triệu tấn góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu của

ngành đạt hơn 2,24 tỉ USD và tỉ trọng giá trị thủy sản trong nông nghiệp chiếm
21,3% (tăng 4,80 % so với năm 2002) (Bộ Thủy sản, 2004).
Trong năm 2007, kim ngạch xuất khẩu đạt 3,75 tỉ USD, năm 2008 tăng
lên 4,27 tỉ USD. Hiện Việt Nam đang đứng thứ 8 về giá trị xuất khẩu thủy sản
trên thế giới. Các số liệu nầy cho thấy ngành thủy sản ngày càng đóng vai
trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và là một trong những lĩnh vực
đang được Chính phủ đầu tư phát triển. Tháng 12/1999, Chính phủ đã
thông qua chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản Việt Nam giai đoạn
2000-2010, trong đó chỉ ra rằng, đến năm 2010 tổng sản lượng nuôi trồng
thủy sản phải đạt 2 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 2,5 tỉ USD. Đồng
bằng sông Cửu Long được đánh giá là vùng trọng điểm về nuôi trồng thủy
sản của Việt Nam với hơn 1 triệu hec-ta diện tích mặt nước ngọt và lợ.
Năm 2003, ĐBSCL sản xuất khoảng 0,67 triệu tấn thủy sản, chiếm 64,6 %
sản lượng thủy sản nuôi cả nước và hơn 55% tổng giá trị xuất khẩu (Bộ
Thủy sản, 2004).
Ngành thuỷ sản có tốc độ tăng trưởng rất nhanh so với các ngành kinh tế
khác. Tỷ trọng GDP của ngành Thuỷ sản trong tổng GDP toàn quốc liên tục
tăng, từ 2,9% (năm 1995) lên 3,4% (năm 2000) và đạt 3,93% vào năm 2003.
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thuỷ sản tương đương với các ngành công nghiệp,
xây dựng và dịch vụ. Điều đó chứng tỏ ngành thuỷ sản đang dần chuyển từ sản
xuất mang nặng tính nông nghiệp sang sản xuất kinh doanh theo hướng công
nghiệp hoá. Từ đầu những năm 1980, ngành thuỷ sản đã đi đầu trong cả nước
về mở rộng quan hệ thương mại sang những khu vực thị trường mới trên thế
giới. Năm 1996, ngành thuỷ sản mới chỉ có quan hệ thương mại với 30 nước và
vùng lãnh thổ trên thế giới. Đến năm 2001, quan hệ này đã được mở rộng ra 60
nước và vùng lãnh thổ, năm 2003 là 75 nước và vùng lãnh thổ.
Đối với các nước và vùng lãnh thổ có quan hệ thương mại, ngành thuỷ
sản đã tạo dựng được uy tín lớn. Những nước công nghiệp phát triển như Mỹ,
Nhật và các nước trong khối EU đã chấp nhận làm bạn hàng lớn và thường
16



xuyên của ngành. Năm 2003, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào bốn thị
trường chính là Mỹ, Nhật Bản, EU và Trung Quốc chiếm trên 75% tổng giá trị
kim ngạch, phần còn lại trải rộng ra gần 60 nước và vùng lãnh thổ. Sự mở
rộng mối quan hệ thương mại quốc tế của ngành thuỷ sản đã góp phần mở ra
những còn đường mới và mang lại nhiều bài học kinh nghiệm để nền kinh tế
Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào khu vực và thế giới.
Thủy sản được đánh giá là nguồn cung cấp chính đạm động vật cho
người dân. Năm 2001, mức tiêu thụ trung bình mặt hàng thuỷ sản của mỗi
người dân Việt Nam là 19,4 kg, cao hơn mức tiêu thụ trung bình sản phẩm thịt
lợn (17,1 kg/người) và thịt gia cầm (3,9 kg/người). Cũng giống như một số
nước châu Á khác, thu nhập tăng đã khiến người dân có xu hướng chuyển
sang tiêu dùng nhiều hơn mặt hàng thuỷ sản. Có thể nói ngành có đóng góp
không nhỏ trong việc bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Với sự phát triển
nhanh của ngành đã tạo ra hàng loạt việc làm và thu hút một lực lượng lao
động đông đảo tham gia vào tất cả các công đoạn sản xuất, làm giảm sức ép
của nạn thiếu việc làm trên phạm vi cả nước (Huỳnh Kim Châu, 2009).

17


Bảng 2.1: Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của cả nước
ĐVT: ha

2000

2001

TỔNG SỐ

641,9 755,2
Diện tích nước
mặn lợ
397,1 502,2
Nuôi cá
50,0 24,7
Nuôi tôm
324,1 454,9
Nuôi hỗn hợp và
thủy sản khác
22,5 22,4
Ươm, nuôi trồng
0,5
0,2
thủy sản
Diện tích nước
ngọt
244,8 253,0
Nuôi cá
225,4 228,9
Nuôi tôm
16,4 21,8
Nuôi hỗn hợp và
thủy sản khác
2,2
0,5
Ươm, nuôi trồng
thủy sản
0,8
1,8

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

2002

2003

2004

2005

2006

2007

797,7 867,6 920,1 952,6 976,5 1.018,8
556,1 612,8 642,3 661,0 683,0
14,3 13,1 11,2 10,1 17,2
509,6 574,9 598,0 528,3 612,1

Sơ bộ
2008
1.052,6

711,4
24,4
633,4

713,8
21,5
629,3


53,4

53,3

62,7

0,3

0,3

0,3

241,6 254,8 277,8 291,6 293,5
232,3 245,9 267,4 281,6 283,8
6,6
5,5
6,4
4,9
4,6

307,4
294,6
5,4

338,8
326,0
6,9

31,9


24,5

0,3

0,3

32,7 122,2
0,4

0,4

0,4

1,0

1,1

1,6

1,7

2,8

2,2

2,3

2,4


2,9

3,5

3,4

4,6

3,7

Qua bảng 2.1 cho thấy diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản từ 2000 –
2008 mỗi năm đều tăng lên. Năm 2000 tổng số diện tích nuôi trồng thủy sản là
641,9 ha đến năm 2007 là 1.018,8 ha, sơ bộ năm 2008 là 1.052,6 ha. Tốc độ
tăng trùng bình mỗi năm (từ 2000-2001) là 53,8 ha/năm. Trong đó diện tích
nước mặn, lợ năm 2000 là 397,1 ha chiếm 61,9% trong tổng số diện tích mặt
nước nuôi trồng thủy sản. Năm 2007 diện tích nước mặn lợ là 711,4ha chiếm
khoảng 70% trong tổng số. Diện tích nước ngọt là 244,8 ha chiếm 38,1%
trong tổng số diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản và đến năm 2007 diện
tích nước ngọt là 307,4 ha chiếm 30% trong tổng số diện tích nuôi trồng thủy
sản. Như vậy từ năm 2000 - 2008 diện tích nuôi trồng thủy sản không ngừng
gia tăng, việc phát triển quá nhanh về diện tích khiến nghề nuôi trồng thủy
sản đang phải đối mặt với nhiều khó khăn như chất lượng con giống vẫn chưa
được kiểm soát, quản lý tốt, chưa xây dựng được thương hiệu giống thủy sản
từng vùng. Bên cạnh đó, chất lượng các mẫu thức ăn thủy sản luôn có độ đạm
thấp hơn mức công bố từ 2% đến 5%. Các ngành chức năng địa phương còn
phát hiện nhiều đại lý thu mua thuốc trị bệnh cho cá nhưng không có nguồn
18


gốc rõ ràng với số lượng lớn có xuất xứ từ Campuchia, Thái Lan để bán cho

nông dân
Để nâng cao hiệu quả đối với nghề nuôi trồng, các địa phương cần tiến
hành rà soát quy hoạch phát triển và tăng cường các biện pháp quản lý nuôi
trồng thuỷ sản theo quy hoạch. Bên cạnh đó, chỉ đạo về mùa vụ nuôi, đối
tượng nuôi, phương thức nuôi sát với điều kiện cụ thể của từng vùng, miền
(Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2007).
Bảng 2.2 Sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản của Việt Nam
ĐVT:1000 tấn
Năm
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Sơ bộ 2008

Chia ra


Tổng số

Khai thác
728,5
801,1
843,1
911,9
1.120,9
1.195,3
1.278,0
1.315,8
1.357,0
1.526,0
1.660,9
1.724,8
1.802,6
1.856,1
1.940,0
1.987,9
2.026,6
2.074,5
2.136,4

890,6
969,2
1.016,0
1.100,0
1.465,0
1.584,4

1.701,0
1.730,4
1.782,0
2.006,8
2.250,5
2.434,7
2.647,4
2.859,2
3.142,5
3.465,9
3.720,5
4.197,8
4.602,0

Nuôi trồng
162,1
168,1
172,9
188,1
344,1
389,1
423,0
414,6
425,0
480,8
589,6
709,9
844,8
1.003,1
1.202,5

1.478,0
1.693,9
2.123,3
2.465,6

(Nguồn: Tổng cục thống kê)
2.2 Tình hình chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam
Năm 1995, Việt Nam gia nhập các nước ASEAN và ngành thuỷ sản
Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức nghề cá Đông Nam Á
(SEAFDEC), cùng với việc mở rộng thị trường xuất khẩu khi Việt Nam gia
nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã tạo điều kiện cho ngành công
nghiệp chế biến thuỷ sản có chiều hướng phát triển tốt.
19


Chế biến xuất khẩu là lĩnh vực phát triển rất nhanh, Việt Nam nhờ tiếp
cận với trình độ công nghệ và quản lý tiên tiến của khu vực và thế giới trong
một số lĩnh vực chế biến thuỷ sản, các cơ sở sản xuất không ngừng được gia
tăng, đầu tư, đổi mới. Sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu đảm bảo chất lượng và có
tính cạnh tranh, tạo dựng được uy tín trên thị trường thế giới. Thủy sản là một
trong ngành kinh tế sớm lấy xuất khẩu làm hướng ưu tiên phát triển. Năm
2007, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt 3,75 tỷ USD (tăng gần 12%
so với năm 2006), thị trường EU vẫn dẫn đầu về nhập khẩu thuỷ sản Việt
Nam, chiếm 25% tổng lượng xuất khẩu thủy sản của cả nước; tiếp sau đó là
Nhật Bản (18%) và thứ ba là Mỹ. Xuất khẩu thủy sản Việt Nam tăng trưởng
liên tục trong thời gian qua, tăng cả về giá trị và khối lượng đưa nước ta nằm
trong top 10 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới. Con số này giúp thủy
sản tiếp tục duy trì ngôi vị thứ 4 trong những mặt hàng xuất khẩu hàng đầu
Việt Nam, đồng thời khẳng định, thủy sản là ngành kinh tế hiệu quả và mang
lại nhiều lợi ích xã hội. Năm 2006, cả nước đã có tổng số hơn 470 cơ sở và

doanh nghiệp chế biến thủy sản. Trong đó, 248 cơ sở - doanh nghiệp (chiếm
gần 53%) đã đạt tiêu chuẩn của thị trường EU, trên 300 cơ sở, doanh nghiệp
được Hàn Quốc công nhận tiêu chuẩn chất lượng…Theo Bộ Thủy sản, hiện
nay hàng thủy sản Việt Nam đã có mặt trên 140 nước và vùng lãnh thổ trên thế
giới, có chỗ đứng vững chắc ở các thị trường lớn như Nhật Bản, EU và Bắc
Mỹ (Bảo Trung, 2007).
Năm đầu tiên gia nhập WTO (2007) xuất khẩu thủy sản có chuyển biến
lớn về nhiều mặt: số lượng DN đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào các thị trường
khó tính (EU, Mỹ, Nhật Bản…) tăng hai lần so với trước, hàng thủy sản Việt
Nam đã có mặt tại 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, sản phẩm xuất khẩu đa dạng
hơn về chủng loại (Thông tin thương mại Việt Nam, 2008).
Xuất khẩu sang Nga trong tháng 10 đang chậm lại, nhưng vẫn đạt mức
tăng trưởng 3 con số trong 10 tháng, với 109,9% đạt 194,7 triệu USD. Nga,
Ucraina và Ai Cập vẫn tiếp tục đẩy mạnh nhập khẩu cá tra, basa của Việt
Nam. Nga là thị trường đơn lẻ có mức kim ngạch nhập khẩu cá tra, basa Việt
Nam cao nhất với 169,78 triệu USD trong 10 tháng, tiếp đến là Ucraine với
129 triệu USD và Tây Ban Nha 104,78 triệu USD. XK cá tra, basa sang Ai cập
tăng 250% đạt 43,1 triệu USD (Quang Hải, 11/2008).

20


(Nguồn: TCTK và Vietstock tổng hợp)
Hình 2.1: Xuất khẩu thủy sản 7 tháng năm 2009 so sánh với cùng kỳ
năm 2008.
Quan sát biểu đồ trên cho thấy, 10 thị trường có kim ngạch xuất khẩu
lớn nhất trong 7 tháng đầu năm 2009 (chiếm 65.73% kim ngạch xuất khẩu
thủy sản) có 5 thị trường tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2008. Trung Quốc
tăng lớn nhất với gần 46%, tuy nhiên giá trị xuất khẩu vào thị trường này
tương đối nhỏ (chỉ 52 triệu USD trong 7t/2009). Các thị trường khác như Hàn

Quốc, Đức và Tây Ban Nha cũng đạt được tốc độ tăng trưởng khá. Từ biểu đồ
trên ta cũng thấy được tầm quan trọng của Hoa Kỳ đối với mặt hàng thủy sản
của Việt Nam.Tôm là sản phẩm xuất khẩu lớn của Việt Nam vào Mỹ.
Phân theo mặt hàng, tôm vẫn là mặt hàng có giá trị lớn nhất trong các
mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ, kim ngạch 7 tháng năm 2009 đạt
185 triệu USD chỉ đứng sau thị trường Nhật Bản (242 triệu USD). Tôm xuất
khẩu vào Mỹ chiếm 24.5% kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam. Điều này
cho thấy Mỹ vẫn là một thị trường quan trọng đối với tôm xuất khẩu của Việt
Nam.
Sản phẩm từ cá tra và basa đứng thứ 2 trong số các mặt hàng thủy sản
lớn nhất xuất khẩu vào Mỹ. Kim ngạch xuất khẩu 7 tháng đầu năm đạt 88 triệu
USD, chiếm 9.64% giá trị xuất khẩu của mặt hàng này. Kể từ sau vụ kiện
chống bán phá giá “Cat fish” ở Mỹ năm 2002 đến này, kim ngạch xuất khẩu
loại cá này không ngừng tăng và thị trường cũng được mở rộng rất nhiều
nước. Thị trường Mỹ mặc dù không tăng mạnh như các thị trường khác nhưng
vẫn đạt tốc độ tăng khả quan. Đây vẫn là một thị trường lớn cho xuất khẩu cá
tra và basa lớn của Việt Nam dù cho tháng 6/2009, Ủy ban thương mại quốc tế
Mỹ (ITC) vẫn quyết định duy trì thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm cá
tra của Việt Nam.
21


Ngoài tôm, cá tra và basa, các sản phẩm khác như cá ngừ, trứng cá và
cua đều đạt kim ngạch trên 10 triệu USD, các sản phẩm còn lại trị giá 53 triệu
USD (Vietstock, 2009).

Mỹ
12%
Các nước khác
46%


Đức
6% Hà Lan
4%
Bỉ và Lucxemburg
2%
Italia
5%

Australia
2%
Nhật Bản Hàn Quốc
Trung Quốc
7%
7%
3%

Tây Ban Nha
6%

Hình 2.2: Cơ cấu sản lượng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 11 tháng
đầu năm 2009 (Tạp chí thủy sản, 2009)
Từ 1/1 đến 15/11/2009, Việt Nam đã xuất khẩu các sản phẩm thủy sản
sang 159 thị trường trên thế giới với kim ngạch đạt gần 3,7 tỉ USD. Trong đó:
EU, Nhật, Mỹ, Hàn Quốc là các thị trường lớn nhất nhập khẩu thủy sản của
Việt Nam, có giá trị tương ứng là 954,7 triệu USD, 653,8 triệu USD, 622.8
triệu USD và 260,4 triệu USD. Riêng tại thị trường EU, mặt hàng cá Tra, Basa
đạt giá tri nhập khẩu cao nhất với 474,6 triệu USD, chiếm gần 50% tổng kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam xuất sang thị trường này. Trong khi đó, sản
phẩm tôm lại là mặt hàng chủ lực xuất khẩu sang Nhật và Mỹ với giá nhập

khẩu tương ứng 427,1 triệu USD và 346,6 triệu USD, chiếm 65,3% và 55,
55,7% (Bản tin thương mại thủy sản, 2009).
Tuy nhiên, xuất khẩu thuỷ sản cũng còn nhiều thách thức, trong đó chủ
yếu là các hàng rào kỹ thuật mới từ các thị trường nhập khẩu đòi hỏi ngày
càng cao. Vì vậy, các DN thuỷ sản phải không ngừng đổi mới công nghệ để
đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường. Bên cạnh đó, cũng cần có
22


sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý và DN để siết chặt công tác kiểm
tra, kiểm soát an toàn vệ sinh chất lượng hàng thủy sản. Ngành thủy sản cũng
phải đẩy mạnh sử dụng các tiến bộ công nghệ sinh học để phát triển nuôi trồng
thủy sản trên quy mô lớn, giảm thuế nhập khẩu thủy sản để tạo điều kiện cho
các DN giải quyết vấn đề thiếu nguyên liệu, đa dạng mặt hàng và tăng cường
chế biến hàng có giá trị gia tăng cao.
2.3 Tình hình chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Đồng bằng sông Cửu Long
Năm 2009, diện tích nuôi thủy sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long
đạt gần 824.000 ha, sản lượng đạt trên 1,9 triệu tấn, chiếm 89% diện tích và
93% sản lượng ở các tỉnh phía Nam. Đồng bằng sông Cửu Long hiện có
khoảng hơn 400.000 ha mặt nước nuôi thủy sản, tổng sản lượng hàng năm lên
tới hơn 1,5 triệu tấn, chiếm hơn 70% sản lượng thủy sản nuôi của cả nước.
Ngoài diện tích nuôi thủy sản nước mặn, tập trung ở ven biển, diện tích
nuôi thủy sản nước ngọt cũng khá lớn, với trên 500.000 ha, chủ yếu ở các tỉnh
Tiền Giang, Long An, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng...Riêng cá tra, cá ba sa,
có tổng sản lượng trung bình hàng năm trên dưới 1 triệu tấn. Nhờ biết tận
dụng lợi thế có sẵn, nhiều năm qua sản phẩm thủy sản ĐBSCL tăng cả về số
lượng lẫn giá trị, tạo điều kiện cho nhân dân phát triển kinh tế, nâng cao đời
sống (Thông tin thương mại, 2010).
Hàng năm, ngành công nghiệp chế biến thủy sản ở Đồng bằng sông
Cửu Long (ĐBSCL) nơi đóng góp khoảng 70% kim ngạch xuất thủy sản cả

nước, chiếm khoảng 52% trong tổng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp và
đóng góp trên 56% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của vùng ĐBSCL (giai
đoạn 2001 - 2005). Ngoài lợi thế về nguồn nguyên liệu, ĐBSCL còn có lực
lượng lao động dồi dào tạo điều kiện thuận lợi cho ngành công nghiệp chế
biến thủy sản phát triển. Thống kê tháng 9 năm 2006, toàn vùng có khoảng
136 nhà máy chế biến thủy sản, với tổng công suất chế biến trên 790.000 tấn
nguyên liệu/năm. Các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu đang có kế
hoạch phát triển với quy mô sản xuất lớn. Cầu tăng thì cung tăng, khiến mức
độ cạnh tranh trong tiêu thụ càng trở nên quyết liệt. Các DN chế biến thủy sản
vùng ĐBSCL đẩy mạnh chế biến những mặt hàng tinh chế có chất lượng cao
phục vụ cho tiêu dùng trong nước cũng như phục vụ xuất khẩu. Song song đó
đã đẩy mạnh khai thác thị trường nội địa, nhất là đưa các sản phẩm thủy sản
vào hệ thống chợ, siêu thị trong cả nước (Quế Anh, 2006).
Vùng ĐBSCL có thế mạnh về xuất khẩu sản phẩm cá da trơn và tôm.
Hiện nay, cá tra, ba sa đã xuất khẩu đến 117 quốc gia và vùng lãnh thổ. 10
tháng đầu năm 2008, lượng cá tra, ba sa xuất khẩu đạt hơn 550.000 tấn, kim

23


ngạch trên 1,2 tỉ USD, vượt qua kế hoạch năm 2008. Kim ngạch xuất khẩu cá
tra hiện nay chiếm đến 32,4% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước.
Cá tra, ba sa là điểm sáng của bức tranh xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Trong
10 tháng đầu năm 2008, xuất khẩu tôm cả nước được 158.527 tấn, trị giá hơn
1,3 tỉ USD, chiếm tỷ trọng 35,4%. Nhưng nếu so sánh với kim ngạch xuất
khẩu cá tra thì xuất khẩu tôm năm 2008 giảm nhiều so với các năm trước
(Hoàng Phương, 2008).
Tuy nhiên thời gian gần tết tình hình thiếu nguyên liệu xảy ra trầm
trọng ở các nhà máy chế biến. Càng cuối năm, nhu cầu tôm chế biến tăng cao,
thế nhưng hàng loạt tôm sú xuất khẩu ở ĐBSCL lại đối mặt với tình trạng

không đủ nguyên liệu sản xuất để cung ứng nhu cầu thị trường. Ước tính, hơn
60 nhà máy chế biến tôm khu vực ĐBSCL hiện chỉ hoạt động cầm chừng, mặc
dù đã chọn giải pháp nghỉ luân phiên. Việc thiếu tôm sú nguyên liệu năm 2009
là bài học lớn cho các doanh nghiệp hoạt động chế biến thủy, hải sản. Nguyên
liệu một phần là do nhiều DN từ lâu chưa thật sự quan tâm đầu tư xây dựng
vùng nguyên liệu riêng. Khi đến lúc thiếu nguyên liệu thì mới võ lẽ ra thì đành
phải chấp nhận. Hệ quả là khi thiếu nguyên liệu sẽ kéo theo hàng loạt vấn đề
như, lao động phải tạm nghỉ, giảm thu nhập và nhiều người bỏ việc. Còn
doanh nghiệp thì phải chạy đôn chạy đáo để có đủ tôm nguyên liệu, đến khi đủ
tôm nguyên liệu thì lại lo chuyện thiếu công nhân (Trần Phong, 2009).
Tuy phát triển nhanh nhưng thời gian qua, do công tác quản lý chưa
chặt chẽ, thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp với người nuôi thủy
sản đã dẫn đến tình trạng tranh mua, tranh bán, cạnh tranh phá giá lẫn nhau đã
từng xảy ra ở các tỉnh, thành trong vùng ĐBSCL. Ngoài ra, tiêu chuẩn chất
lượng giữa các nhà máy chế biến thủy sản không đồng nhất, tỷ lệ lô hàng bị
nhiễm kháng sinh, vi sinh bị trả về tăng, làm giảm uy tín mặt hàng thủy sản
của ĐBSCL cũng như Việt Nam trên thị trường thế giới. Đây chính là khó
khăn rất lớn cho các DN chế biến thủy sản.
2.4 Tình hình chế biến và xuất khẩu thuỷ sản thành phố Sóc Trăng
Sóc Trăng có 72 km bờ biển và hệ thống sông rạch chằng chịt, hệ sinh
thái rất thích hợp để phát triển ngành thủy sản. Mặt khác, tỉnh còn có một đội
ngũ đông đảo lao động nghề thủy sản cần cù, chịu khó học hỏi, không ngừng
nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật trong hoạt động ngư nghiệp, nhạy bén
trong tiếp thu và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Xuất phát từ những
thuận lợi cơ bản trên, nghành thủy sản ở Sóc Trăng có những bước chuyển
biên rất rõ rệt.

24



Năm 2007, mặc dù mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Sóc Trăng là
thuỷ sản gặp khó khăn do khan hiếm nguyên liệu, phải thu mua từ các tỉnh
khác về nên chi phí sản xuất tăng cao nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu của
tỉnh vẫn tăng tới 27,5% so với cùng kỳ năm trước với giá trị 86,2 triệu USD,
đạt 20,05% kế hoạch năm 2007.
Riêng mặt hàng thuỷ sản, các DN chế biến của tỉnh đã chế biến được
trên 7.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 83,65 triệu USD, tăng tới 29,5% so
với 4 tháng đầu năm 2006. Ngoài mặt thuỷ sản, các mặt hàng nông sản xuất
khẩu khác như nấm rơm muối, hột vịt muối, gạo xay xát, hành tím... cũng đã
được xuất khẩu nhưng giá trị không đáng kể, tuy nhiên cũng đã tăng khoảng
20% so với cùng kỳ năm trước.
Tỉnh Sóc Trăng đã phấn đấu trong năm 2007 xuất khẩu đạt kim ngạch
430 triệu USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt 420 triệu USD.
Theo Sở Thuỷ sản Sóc Trăng thì tình hình xuất khẩu thuỷ sản năm 2007 có
nhiều triển vọng do thị trường được mở rộng, giá trị xuất khẩu thuỷ sản trên
mỗi tấn đang tăng lên, nhiều DN có khả năng xuất khẩu đạt và vượt kế hoạch.
Trong những tháng nửa cuối năm, tình hình xuất khẩu sẽ tăng trưởng mạnh
khi vụ tôm đang thả nuôi được thu hoạch, nguồn nguyên liệu dồi dào hơn
(Vinanet, 2007).
Về chế biến thuỷ sản, Sóc Trăng hiện có 07 nhà máy chế biến thủy sản,
tổng công suất 100.000 tấn/năm. Chuyên chế biến sản phẩm thủy sản đông
lạnh xuất khẩu, các công ty đã không ngừng tập trung xây dựng nhà xưởng và
đầu tư trang thiết bị, công nghệ hiện đại để đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thị
trường ngày càng cao và trong 07 công ty chế biến thủy sản của tỉnh đều có đủ
tiêu chuẩn để xuất hàng hoá thuỷ sản sang thị trường các nước Nhật, EU,
Mỹ,…Tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản năm 2006 đạt 327,39 triệu USD.
Theo định hướng phát triển kinh tế ngành ngư nghiệp của tỉnh năm
2010 là: ổn định diện tích nuôi thủy sản ở mức 80.000 ha; trong đó, diện tích
nuôi tôm 50.000 ha, quan tâm phát triển nuôi thủy sản vùng ngọt, gắn chặt chẽ
với sản xuất nông nghiệp, xây dựng vùng nuôi trồng thủy sản “sạch”, trồng

rừng, thủy lợi và bảo vệ môi trường. Đảm bảo sản lượng nuôi và khai thác
thủy hải sản đến năm 2010 đạt 275.000 tấn, chế biến thủy sản đạt 95.000 tấn,
trong đó tôm đông 80.000 tấn; kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 680 triệu
USD (Trang Hoàng Thọ, 2009).

25


×