Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Phân tích nguyên tắcnhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lý hành chính nhà nước và đánh giá việc vận dụng nguyên tắc này trong quản lý hành chính nhà nướcở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.09 KB, 12 trang )

Bài tập lớn học kỳ

Môn luật hành chính Việt Nam

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................1
PHẦN NỘI DUNG........................................................................................2
I). Tìm hiểu chung..........................................................................................2
II) Phân tích nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lý
hành chính nhà nước.....................................................................................2.
1) Cơ sở Hiến định...................................................................................2
2) Ý nghĩa.................................................................................................2
3) Nội dung..............................................................................................3
4) Biểu hiện..............................................................................................3
a) Tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước............................3
b) Tham gia vào hoạt động của các tổ chức xã hội..................................4
c) Tham gia vào hoạt động tự quản ở cơ sở.............................................5
d) Trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân trong quản lý
hành chính nhà nước............................................................................6
III) Đánh giá việc vận dụng nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông
đảo vào quản lý hành chính nhà nước trong quản lý hành chính nhà nước ở
nước ta hiện nay.............................................................................................6
1) Về hình thức tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước........6
2) Về hình thức tham gia vào hoạt động của các tổ chức xã hội.............8
3) Về hình thức tham gia vào hoạt động tự quản ở cơ sở........................8
4) Về hình thức trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân
trong quản lý hành chính nhà nước.....................................................9
PHẦN KẾT BÀI..........................................................................................10

1



Bài tập lớn học kỳ

Môn luật hành chính Việt Nam
PHẦN MỞ ĐẦU

Nước Việt Nam ta đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và
giữa nước. Để có được thành quả như ngày hôm nay, đồng bào ta đã phải
đổ biết bao nhiêu máu và nước mắt. Có được kết quả ấy chính là dựa vào
lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta, tinh thần đoàn kết, đồng lòng của
toàn dân; trên dưới một lòng. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng nói: “
nước có thể đẩy thuyền nhưng cũng có thể làm lật thuyền ’’, đó chính là sức
mạnh của nhân dân trong công cuộc dựng nước và giữa nước. Chính vì vậy,
nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lý hành chính
nhà nước đã trở thành một nguyên tắc không thể bỏ qua trong quản lý hành
chính nhà nước. Đây cũng là lý do em chọn đề bài: “ Phân tích nguyên tắc
nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lý hành chính nhà nước và
đánh giá việc vận dụng nguyên tắc này trong quản lý hành chính nhà nước
ở nước ta hiện nay. ’’

2


Bài tập lớn học kỳ

Môn luật hành chính Việt Nam
PHẦN NỘI DUNG

I)


Tìm hiểu chung

“Nguyên tắc”, theo nghĩa chung nhất được hiểu là những điều cơ bản
nhất thiết phải tuân theo trong một loạt các việc làm. Xem xét một cách cụ
thể, ở góc độ của luật hành chính, nguyên tắc trong quản lý hành chính nhà
nước là tổng thể các quy phạm pháp luật hành chính có nội dung là những
tư tưởng chủ đạo làm cơ sở để tổ chức thực hiện hoạt động quản lý hành
chính nhà nước. Các nguyên tắc cơ bản trong quản lý hành chính nhà nước
được dựa trên căn cứ lầ những cơ sở khoa học về quản lý hành chính nhà
nước để phân loại. Về bản chất, quản lý nhà nước biểu hiện cụ thể ở hoạt
động tổ chức, bao gồm tổ chức chính trị và tổ chức kỹ thuật. Trên cơ sở
này, các nguyên tắc trong quản lý hành chính nhà nước được phân chia
thành hai nhóm: Các nguyên tắc chính trị - xã hội và các nguyên tắc tổ chức
- kỹ thuật. Các nguyên tắc chính trị - xã hội là các nguyên tắc chung, được
quán triệt trong toàn bộ tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước
trong đó có hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Nguyên tắc nhân dân
lao động tham gia đông đảo vào quản lý hành chính nhà nước thuộc các
nguyên tắc chính trị - xã hội.
II) Phân tích nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lý
hành chính nhà nước.
1) Cơ sở Hiến định.
Nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lý hành
chính nhà nước được thể hiện trong Hiến pháp. Cụ thể, trong Hiến pháp
năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), Điều 2 nêu rõ: “ Nhà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc
về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông
dân và tầng trí thức”. Điều 3 khẳng định: “Nhà nước đảm bảo và không
ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân”.
2) Ý nghĩa

Nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào hoạt động
quản lý hành chính nhà nước đã khẳng định vai trò quan trọng của nhân dân
lao động trong quản lý hành chính nhà nước, đúng như nguyên lý khoa học
“nhân dân là gốc của quyền lực nhà nước” mà chủ nghĩa Mác-Lênin đã chỉ
ra và thực tiễn lịch sử đã chứng minh. Mặt khác, nó cũng xác định những
nhiệm vụ mà nhà nước phải thực hiện trong việc đảm bảo những điều kiện

3


Bài tập lớn học kỳ

Môn luật hành chính Việt Nam

cơ bản để nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lý hành chính nhà
nước.
3) Nội dung
Nước Việt Nam ta được xác định là “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa”
theo Điều 2 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), như vậy
Nhà nước ta là Nhà nước có bản chất dân chủ sâu sắc. Với bản chất ấy,
nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân được nhà nước xã
hội chủ nghĩa ghi nhận và đảm bảo thực hiện. Nhà nước xa hội chủ nghĩa
do chính nhân dân lao động tự tổ chức để thực hiện quyền lực của mình. Nó
là một tổ chức được lập ra nhằm phát huy tài năng, sức lực của người lao
động trong việc gánh vác các công việc của Nhà nước và xã hội nhằm phục
vụ lợi ích của chính họ. Nội dung này được ghi nhận tại Điều 2 Hiến pháp
1992(sửa đổi, bổ sung năm 2001).
Để nhân dân lao động thực sự giữa vai trò là người làm chủ đất nước, thì
việc tạo điều kiện để nhân dân lao động tham gia vào quản lý hành chính
nhà nước phải được ghi nhận và đảm bảo thực hiện như là một nguyên tắc

cơ bản trong quản lý hành chính nhà nước. Điều 3 Hiến pháp năm 1992(sửa
đổi, bổ sung năm 2001) đã khẳng định nội dung này. Quyền được tham gia
vào quản lý các công việc của Nhà nước và xã hội là quyền cơ bản của công
dân được Hiến pháp ghi nhận và trên thực tế nó đã được đảm bảo thực hiện
thông qua hàng loạt những hoạt động cụ thể.
4) Biểu hiện
Trong quản lý hành chính nhà nước, nguyên tắc nhân dân lao động tham gia
đông đảo vào quản lý hành chính nhà nước thể hiện ở những hình thức
tham gia vào hoạt động quản lý hành chính nhà nước cuẩ nhân dân lao
động. Đây là những hình thức được pháp luật ghi nhận và đảm bảo thực
hiện bằng các phương tiện của Nhà nước. Các hình thức tham gia vào quản
lý hành chính nhà nước bao gồm:
a) Tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước.
Các cơ quan trong bộ máy nhà nước là công cụ để thực hiện quyền lực nhà
nước. Vì vậy, đây chính là hình thức tham gia tích cực, trực tiếp và có hiệu
quả của người lao động vào hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Người
lao động nếu đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu mà pháp luật quy định đều
có thể tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước để trực tiếp hay
gián tiếp thực hiện công việc quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực
của đời sống xã hội.
Thứ nhất, người lao động có thể tham gia vào cơ quan quyền lực
nhà nước với tư cách là thành viên của cơ quan này - những đại biểu được

4


Bài tập lớn học kỳ

Môn luật hành chính Việt Nam


lựa chọn thông qua con đường bầu cử. Ta có thể lấy ví dụ như hoạt động
của người lao động tham gia vào Hội đông nhân dân với tư cách là thành
viên của cơ quan này, Nguyễn Văn A được bầu làm hủ tịch Hội đồng nhân
dân xã X thông qua con đường bầu cử. Ở cương vị này, người lao động trực
tiếp xem xét và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, của từng địa
phương, trong đó có các vấn đề về quản lý hành chính nhà nước.
Thứ hai, nhân dân lao động có thể tham gia vào hoạt động của các
cơ quan nhà nước khác (cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan kiểm soát,
cơ quan xét xử) với tư cách là những cán bộ, công chức. Là cán bộ, công
chức của Nhà nước, nhân dân lao động sẽ sử dụng một cách trực tiếp quyền
lực nhà nước để tiến hành những công việc khác nhau của quản lý hành
chính nhà nước, thể hiện vai trò người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội cuả
mình. Họ sẽ có đầy đủ các điều kiện để biến ý chí, nguyện vọng của mình
thành hiện thực nhằm “xây dựng đất nước giàu mạnh, thực hiện công bằng
xã hội, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát
triển toàn diện” (Điều 3 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001)).
Thứ ba, những người lao động có thể tham gia gián tiếp vào hoạt
động của các cơ quan nhà nước thông qua việc thực hiện quyền lựa chọn
những đại biểu xứng đáng thay mặt mình vào cơ quan quyền lực nhà nước
ở trưng ương hay địa phương. Đây là cách thức rộng rãi nhất để nhân dân
lao động có thể tham gia vào quản lý các công việc của Nhà nước.
b)Tham gia vào hoạt động của các tổ chức xã hội.
Tổ chức xã hội là hình thức tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức
Việt Nam có chung mục đích tập hợp, hoạt động theo pháp luật và theo điều
lệ không vì lợi nhuận nhăm đáp ứng những lợi ích chính đáng của các thành
viên và tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Từ đây ta có thể
thấy được sự đa dạng của các tổ chức xã hội. Xét về mặt chính trị, tổ chức
xã hội có vai trò rất quan trọng trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Tổ
chức xã hội là chỗ dựa của chính quyền nhân dân. Với vai trò tụ hội sức
mạnh đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị, tổ chức xã hội

góp phần ổn định chính trị, tạo điều kiện để Nhà nước thực hiện quản lý xã
hội. Ta có thể hiểu theo cách khác rằng, tổ chức xã hội chính là một cây cầu
nối giữa nhà nước và công dân nói chung và người lao động nói riêng.
Nhà nước tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhân dân lao động có thể
tham gia một cách tích cực vào hoạt động của các tổ chức xã hội. Nhà nước
ban hành nhiều quy định liên quan tới vị trí, vai trò, quyền và nghĩa vụ của
các tổ chức xã hội trong quản lý hành chính nhà nước nói riêng và quản lý
nhà nước nói chung. Điều 9 Hiến pháp 1992 (suqar đổi, bổ sung năm 2001)
quy định: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ sở
chính trị của chính quyền nhân dân”. Ngoài ra, Điều 10 Hiến pháp năm

5


Bài tập lớn học kỳ

Môn luật hành chính Việt Nam

1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) có ghi: “Công đoàn là tổ chức chính trị xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động cùng với cơ quan nhà
nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền lợi của cán
bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác; tham gia quản lý
nhà nước và xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà
nước, tổ chức kinh tế; giáo dục cán bộ, công nhân, viên chức và những
người lao động khác xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Như vậy tham gia vào
hoạt động của tổ chức xã hội là đã góp phần tham gia vào quản lý hành
chính nhà nước.
Bên cạnh đó, Nhà nước cũng giúp đỡ về mặt vật chất và tinh thần để
cho các tổ chức xã hội thực sự trở thành công cụ đắc lực của nhân dân lao
động trong việc thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước của mình.
Thông qua các hình thức hoạt động của các tổ chức xã hội, vai trò chủ động

sáng tạo của nhân dân được phát huy trong quản lý hành chính nhà nước.
Trên thực tế, các tổ chức xã hội đã thu hút một lượng đông đảo quần chúng
nhân dân lao động tham gia tham gia vào quản lý hành chính nhà nước. Vì
vậy, đây là một hình thức hoạt động rất có ý nghĩa đối với việc thúc đẩy và
mở rộng nền dân chủh xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
c)Tham gia vào hoạt động tự quản ở cơ sở.
Ở nơi cư trú, sinh hoạt, làm việc, nhân dân lao động thường xuyên
thực hiện các hoạt động mang tính chất tự quản. Đây là những hoạt động do
chính nhân dân lao động tự thực hiện và chúng có mối liên quan chặt chẽ
với các công việc khác nhau của quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Các
hoạt động tự quản ở cơ sở như bảo vệ an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, tổ
chức đời sống công cộng... đều rất gần gũi và thiết thực đối với cuộc sống
của mỗi người dân. Thông qua những hoạt động mang tính chất tự quản mà
người dân lao động là những chủ thể tham gia tính cực, quyền tham gia
quản lý nhà nước,quản lý xã hội của người dân mà pháp luật đã quy định
thực sự được tôn trọng và đảm bảo thực hiện. Nhà nước đã tạo ra điều kiện
cần thiết về vật chất và tinh thần để phát huy vai trò chủ động, tích cực của
nhân dân lao động trong việc tham gia những hoạt động có tính chất tự
quản nêu trên.
d)Trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân trong quản lý
hành chính nhà nước.
Điều 53 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) đã quy
định công daan có quyền “tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia
thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ
quan nhà nước, niểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân”. Để thực
hiện quyền cơ bản này, pháp luật đã quy định các quyền và nghĩa vụ cụ thể

6



Bài tập lớn học kỳ

Môn luật hành chính Việt Nam

của công dân trong các lĩnh vực khác nhau của quản lý hành chính nhà
nước. Những quyền, nghĩa vụ này của công dân có thể thực hiện thông qua
hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội (như đã phân tích ở
phần trên) hoặc cũng có thể được chính người dân trực tiếp thực hiện. Việc
trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ này cũng chính là một hình thức
tham gia vào quản lý hành chính nhà nước của nhân dân lao dộng. Cùng với
sự phát triển của xã hội, các quyền và nghĩa vụ của công dân ngày càng
được tôn trọng và đảm bảo thực hiện một cách đầy đủ hơn. Do vậy, đây
cũng là một hình thức có ý nghĩa quan trọng để nhân dân lao động phát huy
vai trò làm chủ của mình.
III) Đánh giá việc vận dụng nguyên tắc nhân dân lao động tham gia
đông đảo vào quản lý hành chính nhà nước trong quản lý hành chính
nhà nước ở nước ta hiện nay.
Để đánh giá việc vận dụng nguyên tắc này trong quản lý hành chính
nhà nước ở nước ta hiện nay, em xin được trình bày ý kiến đánh giá của cá
nhân mình trên bốn biểu hiện của nguyên tắc nhân dân lao động tham gia
đông đảo vào quản lý hành chính nhà nước.
1) Về hình thức tham gia vào hoạt động cuả các cơ quan nhà nước.
Trước hết,ta có thể nhận thấy nội dung của hình thức này đã được
thể hiện gián tiếp qua Điều 3 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm
2001). Từ đây, ta có thể nhận thấy tầm quan trọng của hình thức này. Và
trên thực tế, hình thức này đã được nhà nước và nhân dân lao động thực
hiện hết sức có hiệu quả. Ta có thể xem xét sự vận dụng nguyên tắc nhân
dân lao động tham gia đông đảo vào hoạt động quản lý hành chính nhà
nước ở hình thức này dưới ba mặt:
Thứ nhất, người lao động có thể tham gia vào cơ quan quyền lực

nhà nước. Người lao động tham gia vào cơ quan quyền lực nhà nước với tư
cách là thành viên của cơ quan này – những đại biểu được lựa chọn thông
qua con đường bầu cử. Ở nước ta, việc bầu cử được tiến hành theo nhiệm
kỳ của Quốc hội thường là năm năm một lần. Cử tri được đi bỏ phiếu là
công dân Việt Nam và hoạt động bầu cử diễn ra theo nguyên tắc trực tiếp,
bình đẳng, bỏ phiếu kín. Bầu cử được quy định vào một ngày thường là
ngày nghỉ để tất cả công dân Việt Nam có thể bỏ phiếu, lựa chọn những vị
đại biểu xứng đáng vào cơ quan quyền lực nhà nước. Hoạt động bầu cử
diễn ra với quy trình vô cùng chặt chẽ để đảm bảo tính công bằng, dân chủ,
bảo đảm tất cả mọi cử tri đều được đi bỏ phiếu; kết quả tỉ lệ số cư tri tham
gia bỏ phiếu rất cao. Điều đó cho thấy, hoạt động bầu cử ở nước ta diễn ra
rất mạnh mẽ. Với vai trò là thành viên của cơ quan quyền lực nhà nước,

7


Bài tập lớn học kỳ

Môn luật hành chính Việt Nam

người lao động trực tiếp xem xét và quyết định những vấn đề quan trọng
của đất nước, của từng địa phương trong đó có các vấn đề về quản lý hành
chính nhà nước. Điều này được thể hiện rõ trong hoạt động của các thành
viên của Quốc hội.Ta có thể lấy ví dụ điển hình nhất là hoạt động của các
đại biểu Quốc hội trong dự thảo xây dựng Luật xử lý vi phạm hành chính
hiện nay. Người lao động – đại biểu Quốc hội được trực tiếp tham gia, đưa
ra ý kiến đóng góp nhằm đưa ra được Luật xử lý vi phạm hành chính. Đây
cũng là một trong những vấn đề quan trọng trong quản lý hành chính.
Thứ hai, nhân dân lao động có thể tham gia vào hoạt động của
các cơ quan nhà nước khác (cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan kiểm

soát, cơ quan xét xử). Về điểm này, nhân dân lao động tham gia với tư cách
là những cán bộ, công chức. Với tư cách này, nhân dân lao động sẽ được xử
dụng một cách trực tiếp quyền lực nhà nước để tiến hành những công việc
khác nhau của quản lý hành chính nhà nước, thể hiện vai trò người làm chủ
đất nước, làm chủ xã hội của mình. Họ sẽ có đầy đủ các điều kiện để biến ý
chí, nguyện vọng của mình thành hiện thực. Để hiểu rõ điều này, ta có thể
lấĐó là nguyên tắc việc xét xử của Toà án nhân dân có Hội thẩm nhân dân
tham gia, Hội thẩm ngang quyền với thẩm phán. Tại khoản 2 Điều 37 Luật
tổ chức toà án nhân dân năm 2002 và khoản 2 Điều 5 Pháp lệnh thẩm phán
và hội thẩm nhân dân năm 2002 quy định: “Công dân Việt Nam trung thành
với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có
phẩm chất, đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực, có kiến thức pháp lý, có
tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, quyền và lợi ích hợp
pháp của công dân, ncó sức khoẻ bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao
thì có thể được bầu hoặc cử làm hội thẩm”. Với vốn hiểu biết thực tế, kinh
nghiệm trong cuộc sống, với sự am hiểu về phong tục tập quán ở địa
phương, Hội thẩm sẽ bổ sung cho thẩn phán những kiến thức xã hội cần
thiết trong quá trình xét xử để có được một phán quyết đúng pháp luật,
được xã hội đồng tình ủng hộ. Đồng thời qua sự tham gia xét xử của hội
thẩm, uy tín cuả cơ quan xét xử ngày càng được nâng cao; và được nhân
dân tin cậy, ủng hộ, đồng tình; hội thẩm còn đóng vai trò to lớn trong công
tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật. Như đã nêu ở trên, hội thẩm còn ngang
quyền với thẩm phán, như vậy hội thẩm đã phát huy được vai trò đại diện
cho quần chúng nhân dân, thể hiện vai trò làm chủ đất nước, làm chủ xã
hội.
Thứ ba, người lao động có thể tham gia gián tiếp vào hoạt động của
cơ quan nhà nước. Điều này được thể hiện thông qua việc thực hiện quyền
lựa chọn những đại biểu xứng đáng thay mặt mình vào cơ quan quyền lực
nhà nước ở trung ương hay địa phương. Điều này được thể hiện rõ qua việc
bầu cử.


8


Bài tập lớn học kỳ

Môn luật hành chính Việt Nam

Tóm lại, ta có thể thấy nhân dân lao động tham gia vào hoạt động của
các cơ quan nhà nước một cách rất tích cực và hiệu quả. Đây là cách thức
rộng rãi nhất để nhân dân lao động có thể tham gia vào quản lý các công
việc của Nhà nước.
2) Về hình thức tham gia vào hoạt động của các tổ chức xã hội.
Trong hình thức này, nhân dân lao động tham gia rất tích cực bởi lẽ
các tổ chức xã hội hoạt động rất rộng, trên mọi lĩnh vực xã hội. Thông qua
các hình thức hoạt động của các tổ chức xã hội, vai trò chủ động, sáng tạo
của nhân dân lao động được phát huy trong quản lý hành chính nhà nước.
Để hiểu rõ hơn về hoạt đông của tổ chức xã hội hay nói cách khác là để
hiểu rõ hơn hoạt động của nhân dân lao động khi tham gia vào các tổ chức
xã hội để quản lý hành chính nhà nước, em xin lấy ví dụ về hoạt động của
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong lĩnh vực xây dựng pháp luật. Điều 87
Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: ”Mặt trận
tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có quyền trình dự
án luật ra trước Quốc hội”. Trên thực tế trong quản lý, các tổ chức xã hội là
thành viên của Mặt trận tổ quốc đã phối hợp với cơ quan nhà nước ban
hành những văn bản pháp luật liên tịch để điều chỉnh những vấn đề có liên
quan tới quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong các tổ chức xã hội.
Văn bản quy phạm pháp luật liên tịch là một trong các văn bản quy phạm
pháp luật nằm trong nguồn của luật hành chính.
3) Về hình thức tham gia vào hoạt động tự quản ở cơ sở.

Các hoạt động mang tính chất tự quản thường được nhân dân lao
động thực hiện ở nơi cư trú, sinh hoạt, làm việc. Các hoạt động tự quản ở cơ
sở như bảo vệ an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, tổ chức đời sống công
cộng…đều rất gần gũi và thiết thực đối với đời sống của mỗi người dân.
Những hoạt động tự quản ở cơ sở này luôn được nhà nước tạo điều kiện
thuận lợi nhất để nhân dân có thể tham gia. Nhìn laị những hoạt động mang
tính chất tự quản ở cơ sở này đã được nhân dân lao động thực hiện một
cách nghiêm chỉnh và đã đạt được những hiệu quả, thành tích đáng tự hào.
Ta có thể lấy vụ điển hình như hoạt động của tổ dân phố. Tổ dân phố chính
là cây cầu nối gần nhất giữa Đảng với Dân. Điều này được quy định trong
Quyết định số 92/2003QĐ – UB ngày 05 tháng 08 năm 2003 của UBND
thành phố Hà Nội về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của tổ dân
phố. Theo đó, thường tổ dân phố có từ 50 hộ đến 100 hộ, có Tổ trưởng, Tổ
phó và một số trường hợp khác. Cán bộ của tổ dân phố sẽ đi sâu, đi sát nắm
chắc nhân hộ khẩu, điều kiện hoàn cảnh….đến từng hộ gia đình; đồng thời
giúp Uỷ ban nhân dân phường theo dõi và thực hiện công tác quản lý Nhà
nước: công tác nộp thuế nhà đất, công tác đảm bảo vệ sinh môi trường,

9


Bài tập lớn học kỳ

Môn luật hành chính Việt Nam

quản lý đất đai, xây dựng….phát huy quyền làm chủ của nhân dân. những
khó khăn, bức xúc, những yêu cầu, tâm tư, nguyện vọng, cũng như những ý
kiến đóng góp xây dựng phường được trực tiếp phản ánh đến Uỷ ban nhan
dân phường.Qua đây, ta có thể nhận thấy các hoạt động tham gia vào hoạt
động tự quản ở cơ sở của nhân dân lao động được người dân nhiệt tình

hưởng ứng. Đây cũng là một trong các yếu tố giúp nhân dân thực hiện
quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội mà pháp luật đã quy định.
4) Về hình thức trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ cuả công dân
trong quản lý hành chính nhà nước.
Quyền và nghĩa vụ cụ thể của công dân trong các lĩnh vực khác nhau
của quản lý hành chính nhà nước được pháp luật quy định. Những quyền
và nghĩa vụ này công dân có thể thực hiện thông qua hoạt động của các cơ
quan nhà nước, các tổ chức xã hội (như đã nêu ở trên) hoặc cũng có thể
được chính người dân trực tiếp thực hiện. Cùng với sự phát triển của xã hội,
các quyền và nghĩa vụ của công dân ngày càng được tôn trọng và đảm bảo
thực hiện một cách đầy đủ hơn. Hơn nữa, công tác tuyên truyền, giáo dục
pháp luật cho nhân dân ngày càng được chú trọng. Nhờ đó, nhân dân ta
ngày càng am hiểu pháp luật, nên việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của
mình, họ đã làm rất tốt. Bằng chứng là việc nhân thực hiện quyền khiếu nại,
tố cáo của mình. Đây là hình thức đặc biệt quan trọng để nhân dân lao động
trực tiếp tham gia vào quản lý nhà nước và quản lý xã hội. Hơn nữa, khiếu
nại, tố cáo không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của công dân, nó được cụ
thể trong Luật khiếu nại - tố cáo. Và theo một nghiên cứu gần đây thì tỉ lệ
khiếu nại, tố cáo năm sau cao hơn năm trước rất nhiều, tính chất, mức độ
cũng cao hơn.
Tóm lại, qua những phân tích, đánh giá ở trên ta có thể nhận thấy
việc vận dụng nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lý
hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay rất phù hợp.

10


Bài tập lớn học kỳ

Môn luật hành chính Việt Nam


PHẦN KẾT BÀI
Nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lý hành
chính nhà nước là một nguyên tắc rất quạn trọng trong hệ thống các nguyên
tắc quản lý hành chính nhà nước. Đất nước ta được phát triển như ngày nay
chính là nhờ sự vận dụng nguyên tắc ấy một cách khéo léo, hợp lý trong
quản lý hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay. Chúng ta cần ngày càng
hoàn thiện hơn nguyên tắc ấy và và vận dụng có hiệu quả hơn nữa trong
thực tế nhất là trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, điều đó càng
cần thiết.

11


Bài tập lớn học kỳ

Môn luật hành chính Việt Nam

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1). Giáo trình luật hành chính Việt Nam. Trường đại học luật Hà Nội.
Nxb.Công an nhân dân. Hà Nội – 2008.
2) Giáo trình Luật hành chính Việt Nam. Khoa luật - Đại học quốc gia Hà
Nội. Nxb, ĐHQGHN. Hà Nội – 2005.
3) Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam. Nxb.Công an nhân dân. Hà Nội –
2011.
4) Hiến pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nxb.lao động.
Hà Nội – 2011.
5) toaan.gov.vn
Trần Kỳ. Nguyên tắc việc xét xử của toà án nhân dân
có Hội thẩm nhân dân tham gia, Hội thẩm ngang quyền với thẩm phán:

Thực tiễn và những bất cập.
6) www.baomoi.com.

Nâng cao chất lượng hoạt động tổ dân phố.

12



×