Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

Đảng bộ nghệ an với công tác phát triển công nghiệp trong 20 năm đổi mới (1986 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.26 MB, 85 trang )

Trờng đại học vinh

Khoa lịch sử
----- -----

Trần thị mai

Khoá luận tốt nghiệp

đảng bộ nghệ an với công tác
phát triển công nghiệp trong
20 năm đổi mới
(1986-2005)
Chuyên ngành: lịch sử đảng
Lớp 46b niên khoá 2005-2009

Giáo viên hớng dẫn: t.s trần vũ tài
Vinh, tháng 05-2009
Vinh, tháng 5 - 2009

Qui ớc về các chữ cái viết tắt
Sử dụng trong khoá luận
Viết tắt

Viết đầy đủ

Bch
CNH, HĐH
Cnxh

ban chấp hành


Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Chủ nghĩa xã hội

1


Hđbt
Hđnd
Gtsx
Kcn
NXB
Tnhh
Ubnd
Xhcn

Hội đồng bộ trởng
Hội đồng nhân dân
Giá trị sản xuất
Khu công nghiệp
Nhà xuất bản
Trách nhiệm hữu hạn
Uỷ ban nhân dân
Xã hội chủ nghĩa

Mục lục
STT

Trang
Mở đầu


1
2
3
3.1
3.2
4
4.1
4.2
5
6

1.1
1.1.1
1.1.2
1.2
1.2.1
1.2.2
1.2.3

Lý do chọn đề tài
Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đối tợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tợng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu
Nguồn tài liệu và phơng pháp nghiên cứu
Nguồn tài liệu
phơng pháp nghiên cứu
Đóng góp của đề tài
Bố cục của đề tài
Nội dung

Chơng 1: Khái quát tình hình công nghiệp Nghệ An trớc đổi mới
Vài nét về điều kiện tự nhiên-xã hội Nghệ An.
Điều kiện tự nhiên
Điều kiện kinh tế - xã hội
Thực trạng công nghiệp Nghệ An trớc đổi mới
Sơ lợc sự hình thành công nghiệp Nghệ An trớc cách mạng tháng 81945
Công nghiệp Nghệ An trong 30 năm chiến tranh
Công nghiệp Nghệ An mời năm trớc đổi mới (1975-1985).
Chơng 2: Đảng bộ Nghệ An với công tác phát triển công nghệp 10

2

1
2
4
4
4
5
5
5
5
6
7
7
7
12
16
16
19
29

34


2.1
2.1.1
2.1.2
2.2.
2.2.1
2.2.2

3.1
3.1.1
3.1.2
3.2
3.2.1
3.2.2
3.3
3.3.1
3.3.2
3.3.3
3.4
3.4.1
3.4.2

năm đầu đổi mới (1986-1995)
Hoàn cảnh và chủ trơng phát triển công nghiệp của Đảng
Đờng lối phát triển công nghiệp của Trung ơng Đảng
Chủ trơng của Đảng bộ Nghệ An
Những chuyển biến của công nghiệp Nghệ An từ 1986-1995
Công nghiệp chuyển sang cơ chế mới (giai đoạn 1986-1991)

Công nghiệp Nghệ An giai đoạn 1991-1995
Chơng 3: Đảng bộ Nghệ An với việc phát triển công nghiệp thời
kỳ công nghiệp hoá,hiện đại hoá (1996-2005)
Hoàn cảnh lịch sử mới
Đờng lối phát triển công nghiệp của Trung ơng Đảng
Chủ trơng của Đảng bộ Nghệ An
Những chuyển biến của công nghiệp Nghệ An trong giai đoạn 19962005
Công nghiệp Nghệ An thời kỳ 1995-2000
Công nghiệp Nghệ An những năm đầu thế kỷ XXI
Một số đánh giá, nhận xét
Thành tựu
Những tồn tại
Những bài học rút ra
Công nghiệp Nghệ An những định hớng tơng lai
Những thuận lợi và khó khăn
Mục tiêu, định hớng và giải pháp phát triển công nghiệp
Kết luận
Tài liệu tham khảo

Lời cảm ơn
Thông qua bài viết này tôi xin chân thành cảm ơn phòng Lu trữ Tỉnh uỷ, Tiểu
ban nghiên cứu Lịch sử Nghệ An, Văn phòng và phòng Lu trữ UBND tỉnh, Cục
thống kê Nghệ An, phòng Công nghiệp Sở Công - Thơng, cán bộ và giáo viên
khoa Lịch sử đã giúp đỡ tác giả trong quá trình tìm kiếm, tập hợp t liệu.
Đặc biệt, em xin đợc gửi tới thầy giáo: T.s Trần Vũ Tài những lời cảm ơn chân
thành nhất. Thầy đã tạo điều kiện cho em đợc tiếp xúc với đề tài cũng nh đã nhiệt
tình hớng dẫn em trong quá trình thực hiện và hoàn thành khoá luận này. Kính
chúc thầy và gia đình mạnh khoẻ - hạnh phúc và an lành!
Dù đã rất cố gắng nhng trong buổi đầu làm nghiên cứu với khả năng có hạn
của tác giả cũng nh những hạn chế về nguồn tài liệu, nên bài viết không thể tránh


3

34
35
37
39
39
44
50
50
50
52
53
53
61
68
68
72
74
74
74
75
77
79


khỏi những sai sót. Tác giả kính mong quý thầy (cô), các bạn độc giả sau khi tiếp
xúc với bài viết này sẽ có những đóng góp chân thành và quý báu cho tác giả để
hoàn thiện khả năng của bản thân. Xin chân thành cảm ơn!

Vinh, ngày 13 tháng 05 năm 2009
Tác giả
Trần Thị Mai

1. Lý do chọn đề tài:

Mở đầu

Đất nớc ta đang trong quá trình CNH, HĐH, đó là quá trình chuyển đổi
căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh
tế xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ
biến sức lao động cùng với công nghệ, phơng tiện và phơng pháp tiên tiến hiện
đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ của khoa học - công
nghệ, tạo năng suất lao động xã hội cao. Đó là một quá trình lâu dài. [9,235].
Mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam trở thành nớc công nghiệp. Điều này cho
thấy tầm quan trọng của sản xuất công nghiệp và vai trò công nghiệp trong sự
nghiệp đổi mới để xây dựng nớc Việt Nam đàng hoàng hơn, to đẹp hơn.
Trải qua hơn 60 năm với những biến động của lịch sử: Hai cuộc chiến
tranh ác liệt, lâu dài chống lại ách thực dân, đế quốc, những biến động lớn của
bối cảnh quốc tế và khu vực, vợt lên mọi khó khăn và thử thách, ngành công
nghiệp Việt Nam nói chung và công nghiệp Nghệ An không ngừng lớn mạnh,
trở thành một ngành kinh tế, kỹ thuật quan trọng đóng góp vào sự nghiệp
CNH, HĐH đất nớc.
Nghệ An có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, có nguồn lao động
dồi dào, có tiềm năng để phát triển công nghiệp. Đặc biệt, thành phố Vinh dới
thời Pháp thuộc đã từng là một trong những trung tâm công nghiệp của cả nớc.

4



Trong tiến trình cách mạng giai cấp công nhân Nghệ An đã viết nên những
trang sử oanh liệt thời kỳ 1930-1931. Đây chính là những tiền đề rất thuận lợi
cho sự phát triển của ngành công nghiệp Nghệ An.
Tuy nhiên, sau những năm tháng chiến tranh là hậu quả rất nặng nề; trong
quy hoạch trọng điểm u tiên phát triển công nghiệp của cả nớc Nghệ An không
có tên. Do vậy, ngành công nghiệp Nghệ An trở về điểm xuất phát thấp; trong
thời kỳ đổi mới, bản thân ngời Nghệ tự biết mình làm công nghiệp không giỏi.
Vì thế, để tạo sức bật mới cho nền kinh tế tỉnh nhà trong sự nghiệp CNH,
HĐH, Đảng bộ và nhân dân quyết tâm vực dậy nền công nghiệp Nghệ An với
những bớc đi, giải pháp thiết thực, cụ thể. Qua 20 năm đổi mới dới sự lãnh đạo
của Đảng mà trực tiếp là Đảng bộ Nghệ An, ngành công nghiệp tỉnh nhà đã có
những tiến bộ đóng góp vào sự phát triển kinh tế của tỉnh vì một mục tiêu
chung Dân giàu, nớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
Một thực tế cho thấy nhu cầu tìm hiểu về lịch sử địa phơng đang trở thành
một nhu cầu có sự đòi hỏi cấp thiết trong quần chúng nhân dân. Nó xuất phát
từ lòng yêu quê hơng, yêu xứ sở, yêu đất nớc của mỗi ngời dân đất Việt.
Nghiên cứu về sự phát triển công nghiệp dới sự lãnh đạo của Đảng bộ Nghệ
An cũng là nghiên cứu một phần lịch sử địa phơng.
Là một ngời con của xứ Nghệ, đựơc học tập ngay trên quê hơng với lòng
tự hào tôi có mong muốn tìm hiểu về lịch sử của nơi chôn nhau cắt rốn của
mình; Mặt khác là sinh viên chuyên ngành lịch sử Đảng, tôi muốn tìm hiểu
xem dới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, nền công nghiệp đợc đánh giá còn non kém
của tỉnh nhà trong hai thập niên đầu đổi mới có những thành tựu và hạn chế
gì?
Bởi những lý do đó, chúng tôi lựa chọn đề tài Đảng bộ Nghệ An với công
tác phát triển công nghiệp trong 20 năm đổi mới (1986-2005) làm khoá luận
tốt nghiệp đại học chuyên ngành Lịch sử Đảng của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Công nghiệp là vấn đề thu hút đợc sự quan tâm của nhiều giới, đặc biệt là
vấn đề công nghiệp trong 20 năm đổi mới (1986-2005). Vậy nên, bàn về kinh

tế công nghiệp Việt Nam nói chung, kinh tế công nghiệp Nghệ An nói riêng,
từ những phơng diện khác nhau trên các phơng tiện thông tin đại chúng, trong
các cuộc hội nghị, hội thảo khoa học các cấp từ trung ơng đến địa phơng

5


các vấn đề về đờng lối, chủ trơng, chính sách, phơng thức quản lýđều đã đợc
đề cập đến.
Thế nhng, nghiên cứu về công nghiệp Nghệ An trong thời gian này là
không nhiều và chỉ đề cập một vài khía cạnh, hay những giai đoạn cụ thể.
Ví nh: Trong cuốn 60 năm công nghiệp Việt Nam của Bộ Công nghiệp,
NXB Lao động - xã hội, Hà Nội, 2005 chỉ mới đề cập một cách sơ lợc công
nghiệp Nghệ An từ thời Pháp thuộc đến năm 2005. Trong đó trọng tâm là khái
quát thực trạng và triển vọng của công nghiệp trong giai đoạn 1996-2005;
Công nghiệp Nghệ An đợc đề cập đến nh một mảng trong toàn cảnh kinh
tế Nghệ An đang vơn lên cùng cả nớc trong cuốn Nghệ An thế và lực, của
Công ty cổ phần thông tin kinh tế đối ngoại, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội,
2005;
Lịch sử Đảng bộ Nghệ An tập 3, sơ thảo (BCH Đảng bộ Đảng cộng sản
Việt Nam tỉnh Nghệ An), NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008; đã khái quát
tình hình kinh tế công nghiệp sau khi thực hiện các nghị quyết Đại hội tỉnh
Đảng bộ từ 1975-2005;
Đề cập đến công nghiệp Nghệ An trong thời kỳ này có đề tài khoa học
của Sở Công nghiệp Nghệ An (nay là sở công- thơng Nghệ An): Tỉnh uỷ
Nghệ An lãnh đạo phát triển công nghiệp giai đoạn 1991-1998, nh tên gọi,
đề tài chỉ đề cập trong giai đoạn này dới cái nhìn của những ngời làm kinh tế;
Đặc biệt có cuốn Lịch sử công nghiệp Nghệ An (sở công nghiệp Nghệ
An), 1999. Cuốn sách đã đề cập khá cụ thể về quá trình ra đời và phát triển
của công nghiệp tỉnh Nghệ An đến năm1992 và sơ lợc tình hình từ năm 19921997.

Ngoài ra trong cuốn sách Kinh tế - xã hội - văn hoá Nghệ An trong
tiến trình đổi mới, (Nguyễn Duy Quý) NXB Nghệ An,1994 có đề cập đến
một số vấn đề về công nghiệp Nghệ An trong giai đoạn này nh là thực trạng
của nền công nghiệp quốc doanh
Tóm lại, công nghiệp Nghệ An trong 20 năm đổi mới chỉ đợc đề cập từ
những góc độ chuyên môn khác nhau, lẻ tẻ và thiếu tính hệ thống.
Vậy nên, trên cơ sở kế thừa những thành tựu nghiên cứu của các công
trình đã đợc công bố, chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu và trình bày có hệ

6


thống, toàn diện, khách quan về những chuyển biến của công nghiệp tỉnh nhà
trong 20 năm đổi mới dới sự lãnh đạo của Đảng bộ Nghệ An.
3. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu:
3.1.

Đối tợng nghiên cứu

Đối tợng nghiên cứu của đề tài này Đảng bộ Nghệ An với công tác phát
triển công nghiệp trong 20 năm đổi mới (1986-2005).
3.2.

Phạm vi nghiên cứu:

Do đề tài xác định nội dung tập trung nghiên cứu là Đảng bộ Nghệ An
với công tác phát triển công nghiệp trong 20 năm đổi mới (1986-2005) nên
không gian nhiên cứu chỉ tập trung vào Nghệ An; về thời gian là từ 1986-2005.
Tuy nhiên, để có cái nhìn toàn diện về giai đoạn, về những mặt làm đợc
và cha làm đợc của nền sản xuất công nghiệp tỉnh nhà dới sự lãnh đạo của

Đảng bộ sở tại trớc hết chúng tôi có đề cập khái quát về tình hình công nghiệp
Nghệ An từ khi thành lập đến trớc đổi mới. Đồng thời, nhận thấy chủ trơng
của Đảng bộ Nghệ An đa ra là kết quả của sự vận dụng đờng lối, chủ trơng của
Đảng và Nhà nớc nên trớc khi đề cập đến công nghiệp tỉnh nhà chúng tôi có
tìm hiểu khái quát về tình hình công nghiệp Việt Nam trong cùng thời kỳ.
4. Nguồn tài liệu và phơng pháp nghiên cứu:
4.1. Nguồn tài liệu:
Để hoàn thành đề tài, ngời nghiên cứu sử dụng nguồn tài liệu chủ yếu từ
các văn kiện của Đảng, các tài liệu về lịch sử đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng
bộ Nghệ An; Các báo cáo trong các đại hội, hội nghị, báo cáo hàng năm, báo
cáo các giai đoạn của Sở Công nghiệp Nghệ An, cũng nh các ấn phẩm của cục
thống kê Nghệ An; Các bản quy hoạch tổng thể kinh tế Nghệ An, quy hoạch
công nghiệp của UBND Tỉnh Nghệ An và một số tài liệu lu ở văn phòng tỉnh
uỷ.
Ngoài ra, ngời nghiên cứu còn sử dụng các tài liệu về lịch sử ngành công
nghiệp, các bài viết trên báo, trên các website điện tử. Đồng thời sử dụng các
tài liệu chuyên khảo về kinh tế, xã hội.
4.2. Phơng pháp nghiên cứu:
Trong quá trình thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng các phơng pháp
nghiên cứu cơ bản là phơng pháp lịch sử và phơng pháp lôgíc. Bên cạnh đó, do

7


đặc thù của đề tài, chúng tôi còn sử dụng một số phơng pháp liên ngành: điền
dã, thống kê xã hội, phỏng vấn.
5. Đóng góp của đề tài:
Từ việc tập hợp đợc những nguồn tài liệu hiện có, chúng tôi trình bày một
cách có hệ thống về sự ra đời và phát triển của công nghiệp Nghệ An dới sự
lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ Nghệ An. Đặc biệt, là trong thời kỳ đổi mới trớc những khó khăn thách thức mới thực trạng của công nghiệp Nghệ An trong

toàn cảnh công nghiệp Việt Nam. Từ đó nhằm làm rõ những thành tựu và hạn
chế của công nghiệp Nghệ An trong thời kỳ mới qua đó sẽ thấy đợc vai trò
lãnh đạo của Đảng bộ sở tại.
Mặt khác, với đề tài này chúng tôi muốn đóng góp về công tác t liệu trong
nghiên cứu lịch sử Đảng bộ địa phơng ở phơng diện phát triển kinh tế công
nghiệp.
6. Bố cục của đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo; nội dung chính của đề
tài đợc chia làm 3 chơng:
Chơng 1: Khái quát tình hình công nghiệp Nghệ An trớc đổi mới
Chơng 2: Đảng bộ Nghệ An với công tác phát triển công nghiệp 10 năm
đổi mới (1986-1995)
Chơng 3: Đảng bộ Nghệ An với việc phát triển công nghiệp thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa (1995-2005)

8


Nội dung
Chơng 1: khái quát tình hình công nghiệp
nghệ an trớc đổi mới
1.1.

Vài nét về điều kiện tự nhiên - xã hội Nghệ An

1.1.1. Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý
Nghệ An - Tỉnh dẫn đầu các tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ và là 1 trong
những tỉnh lớn nhất nớc ta với tổng diện tích tự nhiên là 16.487,29 km2, chiếm
khoảng 5% diện tích cả nớc. Lãnh thổ Nghệ An trải dài theo hớng tây bắc - đông

nam nh một bức tranh nhiều màu sắc:
Đờng vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nớc biếc nh tranh hoạ đồ.
Nằm trong hệ toạ độ từ 18035-2000010 vĩ độ Bắc và 1030502510504030 kinh độ Đông, Nghệ An về phía tây chung biên giới với Lào, phía bắc
giáp Thanh Hoá, phía đông trông ra Biển Đông, phía nam giáp Hà Tĩnh.
Vị trí địa lý của Nghệ An có nhiều thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã
hội, trong đó có công nghiệp:
Tỉnh Nghệ An nằm ở vị trí trung tâm của tiêu vùng Bắc Trung Bộ, trên
tuyến giao lu Bắc - Nam và đờng xuyên á Đông Tây. ở Nghệ An hội đủ các
tuyến đờng giao thông quốc gia đi qua địa bàn: đờng bộ, đờng sắt, đờng không, đờng thuỷ, tạo thế mạnh trong giao lu kinh tế - văn hoá - xã hội của tỉnh.
Đó là quốc lộ 1 xuyên Việt, quốc lộ 48, quốc lộ 15 (đờng mòn Hồ Chí Minh)
và các tuyến ngang theo chiều Đông - Tây. Đầu mối giao thông lớn nhất của tỉnh
là thành phố Vinh, nơi có khối lợng vận tải lớn đi qua, thuận lợi cho giao lu.

9


Nghệ An có đờng biên giới với Lào dài 419Km. Việt Nam và Lào có lịch sử
đoàn kết và hữu nghị lâu đời. Vì thế, thông qua đờng bộ (quốc lộ 7 và 48), việc
trao đổi với Lào và xa hơn nữa với vùng Đông Bắc Thái Lan có nhiều điều kiện để
phát triển.
Bằng mạng lới đờng ôtô, đờng sắt với 7 ga trong đó ga Vinh là ga chính
Nghệ An có thể dễ dàng thiết lập các mối liên hệ kinh tế với các địa phơng trong
cả nớc.
Nghệ An tiếp giáp với vùng biển rộng lớn ở phía Đông, với bờ biển dài
92Km, 6 cửa cảng, trong đó cảng Cửa Lò là lớn nhất trong cụm cảng Cửa Lò Hòn Ng - Cửa Hội - Xuân Hải, có thể mở rộng quy mô 1 triệu tấn ra vào. Cảng
Cửa Lò cùng với cảng Bến Thuỷ là tiềm năng lớn cho vận tải biển và xuất khẩu
hàng hoá trong và ngoài nớc.
Sân bay Vinh góp thêm một hình thức vận tải mới làm phong phú thêm loại
hình vận tải phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà.

Là nơi bắt đầu thắt lại của dải đất miền Trung, Nghệ An - Một trong những
yết hầu trên con đờng xuyên Việt, án ngự sau lng là dãy Trờng Sơn hùng vĩ, trải ra
trớc mặt là Biển Đông rộng lớn. Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Huệ đã chọn
vùng đất Yên Trờng, huyện Châu Lộc, trấn Nghệ An để xây dựng thành Phợng
Hoàng Trung Đô. ở đây vừa có khí tợng tơi sáng, vừa có thể khống chế đợc
trong Nam, ngoài Bắc và tiện lợi cho việc đi lại.
Tuy nhiên, vị trí địa lý cũng tạo nên một số khó khăn nhất định về mặt khí
hậu. Mặt khác địa hình bị chia cắt mạnh gây khó khăn trong xây dựng các công
trình kết cấu hạ tầng, đờng, điện, thuỷ lợi.
Mặc dù có những khó khăn nhng nhìn chung có thể thấy vị trí địa lý là một
lợi thế so sánh của tỉnh Nghệ An trong quá trình hợp tác hội nhập khu vực và
quốc tế, có tiềm năng lớn phát triển kinh tế nói chung, kinh tế công nghiệp nói
riêng.
* Khí hậu
Nghệ An thuộc đới khí hậu gió mùa chí tuyến, á đới có mùa đông lạnh. Khí
hậu có sự phân hoá theo chiều Bắc Nam, Đông Tây (trong chừng mực nhất định)
và theo độ cao của địa hình. Khí hậu cuả Nghệ An tơng đối khắc nghiệt, đặc biệt
là bão và gió phơn Tây Nam đã gây ra những trở ngại không nhỏ cho sản xuất và
đời sống

10


Hàng năm, lãnh thổ của Nghệ An nhận đợc lợng bức xạ của mặt trời phong
phú với tổng bức xạ là 131,8 kcal/cm 2/năm và cán cân bức xạ là 87,3
kcal/cm2/năm (tại trạm Vinh). Nhiệt độ trung bình 23-24 oC. Số giờ nắng trung
bình đạt 1500-1700 giờ.
Khí hậu đa dạng nên có thể phát triển cây trồng vật nuôi phong phú đa dạng
là nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
* Đất đai

Nhìn chung, các loại đất của Nghệ An thuộc hai hệ chính là hệ feralit ở vùng
đồi núi và hệ phù sa ở vùng đồng bằng. Ngoài ra, còn có nhóm đất nâu đỏ trên đá
vôi và ở cá vùng núi cao phát triển nhóm đất vàng đỏ trên núi.
Đất nông nghiệp chỉ chiếm 10,8% diện tích tự nhiên, diện tích nớc nuôi
thuỷ sản 0,2%, đất lâm nghiệp 43,2%, đất chuyên dùng 3,35 đất ở 0,9% và đất
cha sử dụng 41,6%.
Từ đất sẽ sản xuất ra nhiều sản phẩm nông - lâm nghiệp, trong lòng đất chất
chứa rất nhiều tài nguyên khoáng sản. Khai thác mọi thế mạnh về đất là nguồn
lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế.
* Nớc
Nghệ An có nhiều sông ngòi. Sông Lam lớn nhất với 151 phù lu, có nhánh
lớn: sông Hiếu, sông Nậm Nơm, sông Giăng, sông Rộ, sông Rào Gang, kênh
nhà Lê là kênh đào chạy suốt từ Bắc đến Nam của tỉnh.
Sông ngòi có giá trị lớn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội. Đó là nguồn
cung cấp nớc chủ yếu cho nông nghiệp, là tuyến giao thông tiện lợi, ở mức độ
nhất định là nguồn thuỷ điện phục vụ nội tỉnh. Đặc điểm sông ở Nghệ An có độ
dốc lớn, lòng hẹp và bị bồi lắng nên mùa ma bão thờng gây ra lũ lụt lớn.
Bên cạnh nguồn nớc trên mặt, nguồn nớc ngầm ở Nghệ An tơng đối phong
phú, ớc khoảng 42 tỉ m3 . Nghệ An cũng có nhiều nguồn nớc khoáng, nhng cha đợc khảo sát tỉ mỉ. Suối nớc nóng - nớc khoáng Bản Khạng (Quỳ Hợp) có chất lợng
tốt, thuộc nhóm cacbônic với lu lợng 0,5 l/s.
Nhìn chung nguồn nớc ở Nghệ An có đủ để cân đối cho sản xuất và phát
triển công nghiệp nhng lại phân bố không đều theo vùng.
* Rừng
Tính đến 31-12-1999, cả tỉnh Nghệ An có 684,4 nghìn ha rừng, bao gồm
623,1 nghìn ha rừng tự nhiên và 61,3 nghìn ha rừng trồng.

11


Rừng Nghệ An mang nhiều nét điển hình của thảm thực vật Việt Nam, có

đến 68 họ, 510 loại cây thân gỗ cha kể thân thảo, thân leo và hạ đẳng. Trữ lợng gỗ
tự nhiên và gỗ trồng là rất lớn. Hàng năm có thể khai thác theo đùng quy trình
khai thác thay thế là 10 000 m3. Ngoài ra, còn trữ lợng lớn tre, nứa, mét, song
mây có thể phục vụ cho công nghiệp giấy; nhiều loại dợc liệu là nguồn dợc liệu
quý cho phát triển công nghiệp dợc phẩm.
* Biển
Nghệ An hớng ra biển Đông với bờ biển dài 82km và 6 cửa lạch. Hải phận
Nghệ An có khoảng 4 230 hải lí vuông. Vùng biển có nhiều động vật phù du là
nguồn thức ăn cho các loài cá sinh sống và phát triển.
Theo điều tra của viện nghiên cứu hải sản trữ lợng cá tập trung nhiều ở đáy
và ngoài khơi. Cá biển có tới 267 loài, tập trung ở các loài lớn nh cá trích 3039%, cá nục 15-20%, cá cơm 10-15%. Tôm biển cũng có đến 8 loài sống tập
trung ở vùng nớc sâu 30m trở vào. Mực cũng có nhiều loại sống tập trung gần bờ
thuận tiện cho việc khai thác. Tổng trữ lợng các loại hải sản là 84 nghìn tấn, khả
năng khai thác 52 nghìn tấn/năm.
Với diện tích nuôi trồng thuỷ sản là 3254,34 ha (6/2000) sản lợng nuôi trồng
thuỷ sản đạt 7-8 ngàn tấn hàng năm.
Hiện tại Nghệ An là 1 tỉnh sản xuất muối lớn của miền Bắc, hàng năm sản
xuất 80-100 nghìn tấn/năm.
Khai thác kinh tế từ biển, đẩy mạnh nuôi trồng để phát triển công nghiệp
chế biến hải sản là hớng quan trọng để làm giàu cho tỉnh nhà.
* Khoáng sản
Khoáng sản Nghệ An đợc đánh giá là đa dạng. Trong đó vật liệụ xây dựng là
1 tiềm năng lớn của tỉnh.
Trên lãnh thổ của tỉnh có nguồn đá vôi phong phú, phân bố ở nhiều nơi, với
trữ lợng ớc khoảng 650 triệu m3. ở một vài vùng núi đá vôi tập trung thành một
quần thể, thuận tiện cho việc hình thành các khu công nghiệp vật liệu xây dựng
tập trung: Hoàng Mai, Kim Nhan (Anh Sơn). Riêng khu đá vôi Hoàng Mai có trữ
lợng 350 triệu m3, dễ khai thác gần quốc lộ 1, đờng sắt và cảng Nghi Sơn (Thanh
Hoá). Ngoài ra đá vôi còn có thể khai thác ở Đô Lơng, Tân Kì, Nghĩa Đàn, Quỳ
Hợp.


12


Đá xây dựng cũng phong phú và phân bố ở nhiều địa phơng: Quỳ Hợp,
Nghĩa Đàn, Quỳnh Lu.
Về kim loại đen, Nghệ An có các mỏ quặng sắt, mangan, titan. Quặng sắt có
ở Vân Trình (Nghi Lộc ), trữ lợng khoảng 30 triệu tấn. Quặng mangan ở Hng
Nguyên, Nam Đàn, Nghi Lộc; đáng kể nhất là ở Hng Nguyên với trữ lợng 1,4
triệu tấn. Titan ở Cửa Hội, Nghi Thọ nhng trữ lợng không đáng kể.
Kim loại màu và kim loại quý có nhiều loại. Trong số này quan trọng nhất là
thiếc tập trung ở Quỳ Hợp với trữ lợng khoảng 43 nghìn tấn. Vàng rải rác ở nhiều
nơi, nhng tập trung nhiều ở dọc sông Cả, sông Hiếu. Quặng bô xít có chừng 3
triệu tấn. Phốt phát có khoảng 130 nghìn tấn.
Nghệ An là tỉnh có nhiều mỏ đá quý với chất lợng cao: đá ruby, sapia, sponr
tập trung ở Quỳ Hợp, Quỳ Châu.
Nớc khoáng có nhiều mỏ dễ khai thác: Bản Khạng, Bản Hợp (Quỳ Hợp),
Cồn Soi (Nghĩa Đàn),Vĩnh Giang (Đô Lơng).
Ngoài ra còn có sét gạch ngói, sét ximăng, than đá, than bùn.
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
* Dân số và nguồn lao động
Nghệ An là đất Địa linh nhân kiệt, vùng đất đã sản sinh ra biết bao hiền tài
làm rạng danh non sông đất nớc. Bởi vậy, không phải ngẫu nhiên mà trong Lịch
triều hiến chơng loại chí, Phan Huy Chú đã nhận định: Nghệ An núi cao, sông
sâu, phong tục trọng hậu, cảnh tợng tơi sáng, gọi là đất có tiếng hơn cả Nam
châu. Ngời thì thuận hoà mà chăm học Đợc khí tốt của sông núi, nên sinh ra
nhiều bậc anh hiền.[7,63].
Trong suốt chiều dài lịch sử do sự tác động của các điều kiện địa - chính trị
và địa kinh tế cũng nh các yếu tố xã hội khác đã tạo nên một bản sắc riêng. Bản
sắc con ngời xứ Nghệ trong tiến trình lịch sử là: Cần cù nhẫn nại, ham học, tiết

kiệm, căn cơ, giản dị, nhân hậu, trung thành, dũng cảm, khẳng khái, cơng quyết
[17,22].
Con ngời Nghệ An với bản sắc và truyền thống của mình là một nguồn lực
rất quan trọng cho sự phát triển của tỉnh nhà. Trong lĩnh vực phát triển kinh tế,
đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp nguồn lực này có những thuận lợi và khó
khăn nhất định.
Về thuận lợi:

13


Dân số Nghệ An tăng đều đặn qua các năm. Trớc khi tái lập, dân số của cả
tỉnh là 2.498 nghìn ngời (năm 1990) đến năm 1995 tăng lên 2.715 nghìn ngời. Tại
thời điểm tổng điều tra dân số và nhà ở 1-4-1999, dân số của tỉnh đạt 2.858.265
ngời. Với số dân này, Nghệ An đứng hàng thứ 3 trong toàn quốc, chỉ sau thành
phố Hồ Chí Minh và Thanh Hoá. Bởi thế, nguồn lao động của Nghệ An rất dồi
dào và thờng xuyên gia tăng. Năm 1997, số dân trong độ tuổi lao động là
1.351.888 ngời. Đến năm 2000, con số này đã là 1.361.459 ngời, chiếm 46,48%
dân số. Nh vậy tiềm năng về lao động Nghệ An là rất lớn.
Vậy nên trong công cuộc đổi mới tỉnh cần khai thác truyền thống, tiềm năng
con ngời xứ Nghệ, để hình thành nên đội ngũ công nhân công nghiệp và cán bộ
quản lý, cán bộ kĩ thuật trong phát triển công nghiệp.
Về khó khăn:
Trong điều kiện hiện nay, ngời lao động phải có trình độ học vấn và chuyên
môn kĩ thuật thì mới đáp ứng đợc yêu cầu của sản xuất. ở Nghệ An, tỉ lệ lao động
đã qua đào tạo mới chỉ chiếm 10,65% tổng số lao động đang làm việc trong nền
kinh tế quốc dân (1-4-1999). Số ngời có trình độ từ cao đẳng trở lên còn rất hạn
chế (cao đẳng: 0,9%, đại học: 1,86%, trên đại học: 0,03%).
Một đặc điểm nổi bật trong lao động công nghiệp Nghệ An là thiếu lao đông
kỹ thuật và cán bộ quản lý công nghiệp, các chuyên gia đầu ngành. Mặt khác, ngời Nghệ An có nhiều hạn chế nặng về bảo thủ, thiên tả, cục bộ, sự thích ứng với

cơ chế thị trờng và khoa học kỹ thuật còn chậm.
Nhìn chung, Nghệ An có tiềm năng lớn về tài nguyên con ngời.
* Cơ sở hạ tầng
Nhằm phát triển công nghiệp, việc tạo ra đợc một cơ sở hạ tầng: các KCN,
giao thông, điện, nớc, thông tin liên lạc để hỗ trợ là vấn đề quan trọng có ý nghĩa
hàng đầu.
Nghệ An đang chú trọng xây dựng và phát triển các KCN, cụm công nghiệp.
Hiện nay Tỉnh đã thành lập KCN Bắc Vinh, KCN Nam Cấm; 8 cụm công nghiệp
ở các địa phơng: Vinh, Diễn Châu, Đô Lơng, Anh Sơn, Quỳ Hợp. Kết quả đó đã
góp phần thúc đẩy công nghiệp Nghệ An phát triển trong quá trình hội nhập.
Bên cạnh đó, mạng lới giao thông Nghệ An có đầy đủ các loại hình giao
thông vận tải: đờng bộ, đờng sắt, đờng thuỷ và đờng hàng không.
Mạng lới giao thông, thời kỳ 1990- 1999

14


(Đơn vị : km)
Loại đờng
- Đờng bộ

1990
6.061

1995
7.302

1999
8.814


398

566

1130

+Đờng cấp phối

1.470

2.150

2.635

+Đờng đá dăm

242

660

373

- Đờng sắt

124

124

124


- Đờng sông

912

912

1.177

- Đờng biển

107

107

107
[27,208].

+ Đờng nhựa

Nh vậy giao thông Tỉnh nhà đã, đang và sẽ tạo nên một hệ thống đồng bộ, khép
kín sẽ là cơ sở tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội, nhất là khai thác thế
mạnh từ rừng và biển để phục vụ cho công nghiệp chế biến.
Về phơng tiện vận tải, đến năm 1999, cả tỉnh có 1520 xe ôtô chở hàng (trọng
tải 8.900 tấn), 300 tàu chở hàng (2.900 tấn), 35 tàu vận tải biển (trọng tải 7.400
tấn).
Điện - ngành công nghiệp đi trớc ngày càng đợc quan tâm đầu t. Theo kế
hoạch đến năm 2010 sẽ đa vào vận hành các nhà máy thuỷ điện: Bản Vẽ
(320MW), Hủa Na (180MW), Khe Bố (96MW). Nghệ An đang tiến hành đầu t
thêm 118 công trình với tổng vốn đầu t 373 tỷ đồng, nâng công suất chống quá tải
và đa điện về nông thôn, bản làng.[32,7].

Hệ thống thông tin liên lạc phát triển nhanh đáp ứng đợc nhu cầu thông tin
liên lạc hỗ trợ đắc lực cho việc tiếp thu những thành tựu khoa học kỹ thuật ứng
dụng vào các ngành công nghiệp.
Nhìn chung cơ sở hạ tầng Nghệ An còn hạn chế nên cha tận dụng hết các
nguồn lực, đặc biệt là trong công nghiệp chế biến.
* Đánh giá chung
- Những lợi thế so sánh:
+ Vị trí địa lý kinh tế thuận lợi, có đủ điều kiện để phát triển ngành công
nghiệp giữ vai trò chủ đạo trong công cuộc đổi mới.
+ Tài nguyên phong phú đa dạng để phát triển công nghiệp đa ngành, trong
đó một số ngành công nghiệp có điều kiện để phát triển tập trung có quy mô

15


(ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế bến lâm sản,
nông sản,...) làm tiền đề phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, dịch vụ công
nghiệp và thay đổi cơ cấu cây trồng ngành nghề nông thôn.
+ Lực lợng lao động dồi dào, nhất là lực lợng lao động trẻ, có hệ thống các
trờng dạy nghề và trờng đại học để đào tạo nguồn.
+ Hạ tầng đã và đang đợc tập trung đầu t đáp ứng yêu cầu phát triển.
+ Sự chỉ đạo của Trung ơng và Tỉnh uỷ Nghệ An trong điều kiện đất nớc ổn
định về chính trị, quốc phòng, an ninh đợc giữ vững đã khơi dậy tinh thần vơn lên
khắc phục khó khăn, phát huy nội lực xây dựng quê hơng.
- Những hạn chế, thách thức:
+ Nghệ An với điều kiện khí hậu khắc nghiệt, địa hình dàn trải , lại không
nằm trong quy hoạch phát triển công nghiệp trọng điểm cả nớc, kết cấu hạ tầng
cha đồng bộ, đã hạn chế không nhỏ đến phát triển công nghiệp của Tỉnh nhà.
+ Xuất phát điểm kinh tế của tỉnh thấp. Công nghiệp Nghệ An chủ yếu là
công nghiệp vừa và nhỏ. Nền kinh tế còn mang đặc trng của một nền kinh tế phi

cơ cấu, với nông nghiệp truyền thống là ngành bao trùm. Trong toàn bộ hoạt động
kinh tế, nông nghiệp chiếm 60% tổng sản phẩm xã hội, chiếm 67,5% thu nhập
quốc dân, 76,5% tổng lao động và 92,1% dân c. Công nghiệp tơng ứng là 13,9%
và 6,2%.[23,118].
+ Nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cha đáp ứng nhu cầu phát triển.
+ Vùng nguyên liệu trồng tập trung phục vụ cho công nghiệp chế biến đang
trong quá trình hình thành.
Trong quá trình đổi mới, cơ chế chính sách, môi trờng đầu t, thủ tục hành
chính cha thật sự thông thoáng.
Với những thuận lợi và khó khăn nh vậy, Tỉnh uỷ Nghệ An sẽ làm gì để phát
triển nền công nghiệp của tỉnh nhà trong 20 năm đổi mới?
1.2.

Thực trạng công nghiệp Nghệ An trớc đổi mới

1.2.1. Sơ lợc sự hình thành công nghiệp Nghệ An trớc cách mạng tháng 81945
Đến nửa đầu thế kỷ XIX, các nớc Phơng Tây sau khi tiến hành cuộc cách
mạng công nghiệp thành công đã xây dựng một nền công nghiệp hiện đại, phát
triển. Tuy nhiên đó là điều hoàn toàn xa lạ đối với nhiều quốc gia Châu á, trong
đó có vơng quốc Đại Nam - Việt Nam lúc bấy giờ. Bởi lẽ, trong các triều đại

16


phong kiến, nhằm giải quyết những nhu cầu về xây dựng, giao thông, các nhu yếu
phẩm cho triều đình, quan lại và dân c, các nghề thủ công nghiệp đợc hình thành.
Nhà nớc tổ chức một số cơ sở khai thác mỏ sắt, mỏ đồng, mỏ muối. Nhng hầu hết
cũng chỉ dùng phơng pháp khai thác thủ công. Các xởng đúc tiền, đúc vũ khí của
triều đình cũng dùng phơng pháp thủ công cha có cơ khí.
1-9-1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công vào Đà Nẵng mở đầu cuộc chiến

tranh xâm lợc nớc ta. Tuy nhiên, phải sau hiệp ớc Hác - măng (1883) và hiệp ớc
Patơnốt (1884) thực dân Pháp mới hoàn tất về mặt pháp lý về việc chiếm đóng lâu
dài ở nớc ta với triều đình nhà Nguyễn.
Trong khoảng thời gian từ 1884-1919, để phục vụ cho nền kinh tế chính
quốc nên dù rất hạn chế nhng các tập đoàn t bản Pháp đã xây dựng cơ sở đầu tiên
cho công nghiệp bản xứ . Trớc hết là ở các thành phố, đô thị với một số ngành
công nghiệp: diêm, dệt, than đá. Nh vậy, nói đến công nghiệp theo đúng nghĩa
của nó, thì phải kể từ khi thực dân Pháp xâm chiếm Việt Nam, công nghiệp hiện
đại mới hình thành những mầm mống đầu tiên.[3, 38].
Công nghiệp Nghệ An hình thành và phát triển trong bối cảnh chung đó.
Ngày 20-7-1885, quân đội Pháp cho 3 đại đội đổ bộ vào Cửa Hội, đánh
chiếm thành Nghệ An. Năm 1896, sau khi dập tắt phong trào Cần Vơng, t sản
Pháp bắt đầu thực hiện quá trình đầu t t bản vào Nghệ An.
Quá trình đó đợc minh chứng bởi các sự kiện:
Ngày 12-7-1899, vua Thành Thái ký đạo dụ thành lập đô thị Vinh cùng với 4
đô thị khác. Dới sự tác động của chính quyền thực dân ngày 11-3-1914, Bến
Thuỷ đợc nâng lên thành thị xã. Ngày 2-8-1917, thị xã Trờng Thi đợc thành lập.
Đến 10-12-1927, chính quyền thực dân đã ra nghị định thành lập thành phố Vinh
- Bến Thuỷ. Nh vậy trong chơng trình khai thác thuộc địa của Pháp tại Nghệ An,
Vinh là một trung tâm quan trọng.
Từ những năm cuối thế kỷ XIX, t bản Pháp tập trung vào khai thác lâm
nghiệp, lập đồn điền, hình thành hệ thống giao thông và bắt đầu mở một số nhà
máy chế biến lâm sản.
Năm 1892, công ty lâm sản và thơng mại Trung kỳ đợc thành lập đặt tại
Vinh, nhà máy ca Xiri. Năm 1908, thực dân Pháp xây dựng nhà máy sữa chữa xe
lửa Trờng Thi. Năm 1922, nhà máy Diêm Bến Thuỷ đi vào hoạt động. Bên cạnh
đó, một số xí nghiệp vừa và nhỏ của t sản ngời Việt, ngời Hoa cũng đợc phát
triển.

17



Nhằm đẩy mạnh công cuộc khai thác thuộc địa, thực dân Pháp xúc tiến các
hoạt động xây dựng các đờng giao thông, cơ sở vận tải. Năm 1918, Pháp tiến
hành nạo vét kênh nhà Lê. Năm 1923, hai tuyến đờng sắt Hà Nội - Vinh cùng
một lúc đợc khai thông. Năm 1927, xây dựng xong các cầu sắt lớn Yên Xuân,
Thọ Trờng nối thông đoạn đờng sắt Vinh - Đông Hà. Năm 1929, nạo vét lòng
sông và mở rộng cảng Bến Thuỷ, cũng trong năm đó Pháp làm sân bay Vinh.
Ngoài ra, các cơ sở vận tải đợc thành lập: Hãng sửa chữa ôtô SAMANAL chi
nhánh Công ty đờng thuỷ Đông Pháp chạy tàu thuỷ chở khách và hàng hoá. Các
xí nghiệp vận tải và sửa chữa ôtô của t sản Việt Nam (Phạm Văn Phi, Nguyễn
công Mậu, Nguyễn Văn Ngạch) cũng ra đời, tăng thêm năng lực vận tải.
Mùa thu, năm 1940 Nhật vào Đông Dơng, thực dân Pháp đã quỳ gối dâng
Đông Dơng cho Nhật. Từ đây Nhật , Pháp cấu kết với nhau thống trị và bóc lột
nhân dân ta. Đối với Nghệ An, ngay từ đầu năm 1943 các công ty Nhật Bản luồn
sâu vào các ngành kinh tế nh là thăm dò khai thác mỏ phốt phát Kim Nhan, đa
quặng về nớc; buôn bán hàng sang Việt Nam. Năm 1944 Nhật đa một vạn quân
vào chiếm đóng, đặt lên cổ nhân dân Nghệ An hai tròng áp bức. Trong hoạt động
công nghiệp, Nhật tiến hành một số hoạt động: lập xởng ca, sửa chữa cảng Bến
Thuỷ, mở rộng quy mô khai thác gỗ, khoáng sản phục vụ cho công nghiệp quốc
phòng.
Các hoạt động kinh tế của Pháp - Nhật là điều kiện cho đội ngũ công nhân
Nghệ An hình thành phát triển và từ đó phong trào công nhân ngày càng lớn
mạnh. Tổng số công nhân công nghiệp tại Vinh - Bến Thuỷ đã có trên 7000 ngời. Đây là một lực lợng hùng hậu chiếm 36% dân số (so với dân số Vinh - Bến
Thuỷ lúc bấy giờ) trong lúc tại Hà Nội có trên 2 vạn công nhân, chiếm 15% dân
số [25,19].
Từ khi Đảng ra đời và lãnh đạo nhân dân tiến hành cách mạng dân tộc dân
chủ (1930-1945), công nhân Nghệ An đã cùng với nhân dân toàn tỉnh làm nên
những sự kiện rất đáng tự hào. Đó là chính là Xô viết Nghệ Tĩnh với cuộc biểu
tình ngày 1-5-1930 của công nhân Vinh - Bến Thuỷ. Trong những ngày ấy:

Anh em công, đình công bãi dịch
Anh em nông, tranh đấu biểu tình
đã làm cho:

Quân Tây một vía bốn chồn
Nam triều địa chủ kinh hồn tả tơi;

18


Tiếp đó là cuộc tổng bãi công lớn của công nhân Trờng Thi ngày 6-7-1937 đợc
các xí nghiệp trong thành phố cùng phối hợp hành động; cuộc tổng khởi nghĩa
giành chính quyền tháng 8-1945 ở Nghệ An.
Những cơ sở trên đã sớm hình thành một nền công nghiệp ở Nghệ An. Từ đó
tạo ra những tiền đề về vật chất và tinh thần cho sự phát triển công nghiệp tỉnh
sau này.
1.2.2. Công nghiệp Nghệ An trong 30 năm chiến tranh
* Trong kháng chiến chống Pháp
- Sự hình thành và phát triển công nghiệp quốc phòng:
Cách mạng tháng 8-1945 thành công, chính quyền Dân chủ Nhân dân đợc
thiết lập, nớc Việt Nam Dân chủ cộng hoà ra đời. Chính quyền mới đứng trớc một
tình thế chỉ mành treo chuông. Riêng về công nghiệp lại ở trong tình trạng sa
sút nghiêm trọng do hậu quả của chiến tranh, đặc biệt là trong công nghiệp khai
thác và công nghiệp chế biến.
Các hoạt động trong công nghiệp khai thác giảm sút một cách nghiêm trọng.
Năm 1945 sản lợng khai thác than chỉ đạt 231.000 tấn (năm 1940 là 2.500.000
tấn, nghĩa là cha đạt 1-10). Tơng tự các mỏ khai thác kẽm, thiếc, sắt, phốt phát
cũng chỉ khai thác đợc 8.967 tấn (năm 1940 là 74.490 tấn ). Kéo theo đó, công
nhân trong nghành mỏ cũng giảm sút từ 39.500 công nhân (1940) xuống còn
4.000 (1995), tức là còn 1/10 sức lao động.

Ngành công nghiệp chế biến gần nh tê liệt hoàn toàn do chiến tranh phá huỷ
các xí nghiệp, nhà máy; do các ông chủ đóng cửa để bảo toàn tính mạng và của
cải.
Trong tình thế đó, có 2 giải pháp đợc chính quyền mới đa ra và đợc sự ủng hộ
của giới công thơng nhằm mở mang kinh tế công thơng nghiệp. Thứ nhất, phát
huy lòng yêu nớc của giới công thơng, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho họ đem tài
lực ra làm những công việc ích nớc lợi nhà. Thứ 2, tiếp tục để cho các công ty t
bản Pháp và t bản nớc ngoài kinh doanh nh cũ, cố tránh những xáo trộn không
cần thiết.
Trớc ngày kháng chiến bùng nổ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và chính phủ cách
mạng đã nỗ lực hết mình tìm kiếm cơ hội hoà bình song cũng nhận thấy dã tâm
lập lại nền thống trị thuộc địa ở Việt Nam của Pháp. Vậy nên, đi liền với các cuộc
thơng lợng là sự chuẩn bị kháng chiến. Ngay từ giữa năm 1945, chủ tịch Hồ Chí

19


Minh đã đặt vấn đề xây dựng một số cơ sở sản xuất quốc phòng. Ngày 7-9-1945,
nhà nớc giao cho Nha Giám đốc Khoáng chất kỹ nghệ tổ chức công việc sản xuất
binh khí và đạn dợc.
Mặt khác, Chính phủ đã có kế hoạch bí mật di chuyển một số cơ sở công
nghiệp quốc phòng lên chiến khu: máy móc, vật liệu, hoá chất, công nhân kỹ
thuật Một số công binh xởng đã đợc xây dựng trong rừng, trong hang và bắt đầu
tổ chức sản xuất.
Từ sức sáng tạo của kỹ s và công nhân Việt Nam đã tiến lên sản xuất đợc
một số loại vũ khí có hoả lực mạnh, có tầm bắn xa, có sức phá hoại, sát thơng lớn.
Thành quả đó khẳng định vai trò tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam
trong kháng chiến chống Pháp. cụ thể: Vũ khí đạn dợc do các xởng quân giới từ
Liên khu IV trở ra sản xuất: 1946-1950 là 1.323 tấn; 1951-1954 là 1.310 tấn.
Cùng với công nghiệp quốc phòng, các cơ sở công nghiệp nhẹ quy mô nhỏ,

các cơ sở khai thác than đá đợc phục hồi, xây dựng và phát triển nhằm phục vụ
cho cả quốc phòng và dân sinh.
Hoà chung với cả nớc, công nghiệp Nghệ An có nhiệm vụ hậu chiến lợc của
chiến trờng Bắc Bộ, hậu phơng trực tiếp của Bình - Trị - Thiên, chi viện cho cuộc
cách mạng Lào. Để làm tròn nhiệm vụ đó, việc trớc tiên là xây dựng cơ sở công
nghiệp quốc phòng ở khu an toàn và tiếp tục khai thác ngành nghề thủ công
truyền thống.
Tháng 9-1945, Chính phủ thành lập Cục Quân Giới. Tại tỉnh nhà, ngay sau
khi thực dân Pháp gây hấn ở Nam Bộ, 23-9-1945 lập Ban chế tạo vũ khí (xởng
Đặng Thái Thân do đồng chí Đinh Văn Đức tập hợp, đóng tại xã Thanh Thuỷ nay
là Nam Thanh - Nam Đàn). Từ đó xởng không ngừng đợc mở rộng, đến năm 1949
trở thành công binh xởng lớn nhất Nghệ An.
Tháng 12-1946 bùng nổ kháng chiến toàn quốc, sau khi có lệnh sơ tán triệt
để, các cơ sở công nghiệp ở thành phố Vinh với gần 2000 tấn máy móc, công cụ,
nguyên vật liệu đều đợc chuyển lên vùng trung du, miền núi dọc theo các triền
sông Lam, sông Giăng, một bộ phận theo đờng sắt ra ga Yên Lý, đờng ô tô ngợc
lên Nghĩa Đàn, vùng sông Hiếu, sông Con.
Đầu năm 1947, mặt trận Bình - Trị - Thiên vỡ, một số đồng bào chủ yếu là
học sinh, sơ tán ra vùng Nghệ Tĩnh. Theo đó công binh xởng của tỉnh Quảng Trị
hợp nhất với nhà đèn Đông Hà, chuyển sang Sở quân giới khu 4 quản lý.

20


Giữa năm 1948, Cục quân giới lập phân nha kỹ thuật ở Nghệ An bao gồm 2
bộ phận: Bộ phận cơ, nghiên cứu các phơng pháp công nghệ và chế tạo các công
cụ; bộ phận hoá, nghiên cứu sản xuất các loại thuốc nổ. Đến đầu năm 1950 thì
giải thể.
- Khai thác và phát triển công nghiệp địa phơng:
Từ những năm cuối thập niên 50, do nhu cầu kháng chiến kiến quốc, đợc sự

quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, của khu IV, của tỉnh, trong điều kiện hết sức
khó khăn thiếu thốn của thời sơ khai, thời binh lửa, ngành công nghiệp địa phơng
đã gây dựng một số cơ sở sản xuất, tạo ra những sản phẩm thiết yếu đáp ứng nhu
cầu phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân.
Ví nh trong ngành sản xuất t liệu sản xuất có mỏ than Khe Bố, xởng phốt
phát Cát Văn, xởng hoá chất - cán luyện crếp làm dép cao su và quai guốc đã
hoạt động trở lại;
Về ngành sản xuất hàng tiêu dùng có các xởng giấy, các xởng dệt mặc dù
hầu hết vẫn còn sản xuất theo phơng pháp thủ công, chất lợng còn thấp nhng đã
đáp ứng nhu cầu khẩn thiết lúc bấy giờ. Đáng chú ý nhất là các cơ sở dệt trong
tỉnh đã cùng Ban tơ sợi dày công nghiên cứu và lao động sáng tạo từ cây bông nội
địa làm nên những mét vải màn, những chiếc khăn bông nhuộm chàm, những
cuộn băng thấm nớc đến những tấm vải sợi xe kaki, xita gửi các chiến trờng và
đến với Bình Trị Thiên khói lửa.
Từ cuối năm 1952, do yêu cầu của tiền tuyến, công nhân, thợ thủ công đợc
điều động ra mặt trận ngày càng nhiều chuẩn bị cho Đông - Xuân 53-54.
Với khẩu hiệu Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng, tất cả cho mặt
trận Điện Biên Phủ cùng với đồng bào cả nớc, nhân dân Nghệ An dốc nhân tài
vật lực cho tiền tuyến, anh chị em công nhân tình nguyện tăng giờ tăng ca, sản
phẩm vừa xuất xởng liền đợc chuyển ra mặt trận, thông qua Hội đồng cung cấp
tiền phơng của tỉnh.
Trải qua 56 ngày đêm chiến đấu oanh liệt, chiến dịch Điện Biên Phủ toàn
thắng, cuộc chiến tranh chống Pháp và can thiệp Mỹ kết thúc bằng Hiệp định
Giơnevơ 1954. Từ đây, Nghệ An cùng với cả dân tộc Việt Nam bớc sang một giai
đoạn mới.
* Trong kháng chiến chống Mỹ
Trong giai đoạn mới này công nghiệp Nghệ An bớc vào giai đoạn khôi phục
và phát triển với 2 thời kỳ:

21



Thời kỳ 1955-1965 là thời kỳ mà nhân dân tỉnh nhà cùng với nhân dân cả nớc sau gần một thập niên chiến tranh, mới giành đợc hoà bình ở miền Bắc và bắt
tay đăt nền móng cho nền kinh tế độc lập, tự chủ.
Sau ngày hoà bình lập lại, công nghiệp miền Bắc nói chung và công nghiệp
Nghệ An nói riêng có mấy đặc điểm đáng lu ý:
Hầu hết các nhà máy lớn và quan trọng nh xe lửa Trờng Thi, Diêm ca Bến
Thuỷ đều bị phá huỷ, tê liệt hoạt động. Lại thêm hậu quả của trận lụt 1954, tiếp
đến là trận rét khủng khiếp vào đầu năm 1955. Mặt khác, trong khi ta đang lo
khắc phục những hậu quả đó thì địch với âm mu Biến miền Bắc thành sa mạc để
lại cho Việt Minh đã lợi dụng điều khoản 14d của Hiệp định Giơnevơ để dụ dỗ,
cỡng ép đồng bào công giáo vào Nam. Tình hình đó làm cho đời sống công nhân
càng khó khăn, công thơng nghiệp đình đốn.
Tháng 9-1954, Bộ Chính trị đã đề ra nghị quyết với chủ trơng khôi phục sản
xuất ngang mức trớc chiến tranh, trớc hết là nông nghiệp, sau là sản xuất công
nghiệp nhẹ và thủ công nghiệp sản xuất hàng hoá tiêu dùng, đồng thời phát triển
một số ngành công nghiệp nặng cần thiết cung cấp t liệu sản xuất cho sản xuất
nông nghiệp.
Đẩy mạnh cuộc cách mạng XHCN, Nghị quyết 14 (tháng 10-1958) đợc đề ra
và triển khai thực hiện. ở Nghệ An các nhà máy của Trung ơng: nhà máy điện
Vinh (8000 kw), nhà máy Nớc Vinh (1.200m3/ngày), nhà máy Gỗ, nhà máy Đờng
Sông Lam đã đợc xây đựng, tạo điều kiện cho tỉnh nhà phát triển công nghiệp
địa phơng và tiểu thủ công nghiệp.
Kết quả là đến năm 1960, giá trị tổng sản lợng công nghiệp địa phơng so với
năm 1955 tăng 80,5%. Trong đó: Quốc doanh và công t hợp doanh tăng 30,4%;
thủ công nghiệp tăng 60,6%. Tổng số lao động là 104.071 ngời. Trong đó: Quốc
doanh và công t hợp doanh là 3.069 ngời; thủ công nghiệp là 101.002 ngời.
Thắng lợi của công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - văn hoá 3 năm
(1958-1960) đã làm khởi sắc bộ mặt chính trị - xã hội của tỉnh, góp phần cùng với
công nghiệp miên Bắc làm thay đổi tính chất nền kinh tế thuộc địa và nửa phong

kiến thành một nền kinh tế dân chủ nhân dân, trong đó thành phần kinh tế XHCN
đóng vai trò lãnh đạo. [2, 61].
Từ 1961-1965, cả nớc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp
hành Trung ơng Đảng đề ra phơng hớng nhiệm vụ 5 năm lần thứ nhất. Trớc đó tại
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 3 (tháng 9-1960) đề ra nhiệm vụ chung của

22


cách mạng cả nớc: Đẩy mạnh cách mạng XHCN ở miền Bắc, hoàn thành cách
mạng dân tộc - dân chủ ở miền Nam.
Nhằm cụ thể hoá đờng lối của Đảng, Đại hội Đại biểu Đảng bộ Nghệ An
vòng hai đã khai mạc tại Vinh, xác định phơng hớng phấn đấu trong thời gian tới.
Vậy nên hởng ứng cao trào thi đua Sóng Duyên Hải, gió Đại Phong, cờ Ba Nhất
do Trung ơng phát động, tỉnh ta dấy lên phong trào Lam Trà nổi sóng, An
Ngãi quật khởi.
Quá trình xây dựng và phát triển công nghiệp trong thời gian này gắn với
những sự kiện đáng ghi nhớ trong sinh hoạt chính trị đối với nhân dân và công
nhân Nghệ An.
Đó là sự kiện Bác Hồ về thăm quê lần thứ hai. Vào sáng ngày 9-12-1961, Bác
đến thăm nhà máy cơ khí Vinh. Đây không chỉ là niềm tự hào và nguồn động viên
của công nhân cơ khí Vinh mà dành cho cả toàn thể công nhân Nghệ An. Từ đây
công nhân tỉnh nhà ra sức phấn đấu để thực hiện lời bác dặn: sản xuất phải làm
tốt 4 chữ Nhiều, nhanh, tốt, rẻ.
Đó là Đại hội Đảng bộ Nghệ An lần thứ VII (tháng 8-1963) đã chỉ ra nhiệm
vụ cụ thể đối với phát triển công nghiệp là cung cấp đại bộ phận hàng hoá tiêu
dùng thông thờng cho nhân dân. Phát triển với tốc độ cao các ngành gỗ, cá, muối
và vật liệu xây dựng. Chú trọng ngành chế biến lơng thực và nông sản
Nhờ vậy, đến năm 1964, sản xuất công nghiệp đã đáp ứng hàng tiêu dùng của
nhân dân. Giá trị tổng sản lợng1964 so với 1960 tăng 23,3%. Đặc biệt, các ngành

cá, muối, vật liệu xây dựng đã phát triển với tốc độ khá nhanh. Cụ thể: Khai thác
Gỗ tròn năm 1961 đạt 136.400 m3, năm 1964 đạt 193.400 m3; Cá biển năm 1961
đạt 21.524 tấn đến năm 1964 đạt 24.143 tấn; Muối năm 1961 đạt 36.582 tấn đến
năm 1964 đạt 46.887 tấn; Gạch năm 1961 đạt 21 triệu viên đến năm 1964 đạt 41
triệu viên. [25,57].
Nhịp độ sản xuất công nghiệp đang trên đà phát triển thì đế quốc Mỹ mở cuộc
chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất. Ngày 5-8-1964, Mỹ ném bom đánh
phá vùng Vinh - Bến Thuỷ và một số nơi khác trên miền Bắc. Từ đây nhân dân ta
lại phải đơng đầu với cuộc chiến đấu mới quyết liệt hơn và công nghiệp cũng bớc
sang thời kỳ mới.
Thời kỳ 1965-1975. Thời kỳ này hoạt động công nghiệp chuyển biến theo tình
hình chiến cuộc và nhiệm vụ của quân dân Nghệ An với công cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nớc.

23


Từ năm 1965 đến 1968, Mỹ ồ ạt đa quân vào miền Nam thực hiện cuộc chiến
tranh cục bộ. Đồng thời, tăng cờng phá hoại miền Bắc bằng không quân và hải
quân. Nhận định tình hình sẽ diễn biến phức tạp, kế hoạch có thể bị xáo trộn; nền
kinh tế hỗn loạn; đời sống nhân dân và nhiệm vụ chi viện tiền tuyến có thể gặp
khó khăn. Thực hiện chủ trơng vừa sản xuất, vừa sẵn sàng chiến đấu, cán bộ
công nhân ngành công nghiệp Nghệ An đã cùng với quân dân tỉnh nhà đã hạn chế
tới mức thấp nhất thiệt hại, sơ tán di chuyển kịp thời, đảm bảo an toàn lực lợng,
nhanh chóng ổn định sản xuất, du nhập đợc nhiều ngành nghề mới, trang bị kỹ
thuật cho một số ngành quan trọng. Riêng ngành cơ khí và trang bị kỹ thuật cho
các cơ sở trớc chiến tranh chỉ còn 22 máy công cụ đến năm 1968 có 100 máy, 40
tổ máy phát điện độc lập với tổng công suất 1.800 kw. Các hợp tác xã cơ khí cũng
đợc trang bị thêm: 22 máy phát điện điêzen, 4 tổ máy phát, 70 máy công cụ cắt
gọt.

Nhà máy điện Vinh tháo gỡ một lò máy 4.000 kw lắp đặt ở hang Huyền
Trung, lèn Kim Nhan và đợc bổ sung thêm các tổ máy phát đặt rải rác ở huyện
với tổng công suất 5000 kw.
Ngành sản xuất t liệu sản xuất tăng 138,5%, sản phẩm công nghiệp phục vụ
giao thông vận tải tăng gấp đôi, chủ yếu là nghành đóng thuyền.
Đó là thành công đáng kể mà công nghiệp Nghệ An đạt đợc.
Tuy nhiên cũng trong thời gian này, do mức độ chiến tranh ngày càng ác liệt
nên sản xuất công nghiệp bị kìm hãm, giá trị tổng sản lợng năm 1968 mới chỉ
bằng 75% năm 1864; Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm bị giảm từ 24.143
tấn (1964) xuống 10.000 tấn (1968), đờng mật từ 838 tấn xuống 366 tấn.
Bớc sang những năm 1969-1972, công nghiệp tỉnh nhà chịu tác động của các
sự kiện chính trị lớn.
Ngày 21-7-1969, Bác Hồ gửi th cho tỉnh Nghệ An, trong th Ngời căn dặn:
rất mong đồng bào và đồng chí tỉnh nhà ra sức phấn đấu làm cho Nghệ An mau
trở thành một trong những tỉnh khá nhất ở miền Bắc. Đáp lại ân tình đó, Tỉnh
uỷ đã phát động toàn Đảng, toàn dân tỉnh ta làm theo lời dạy của Bác. Trong lúc
sự nghiệp chống Mỹ cứu nớc đang trên đà thắng lợi, ngày 2-9-1969 chủ tịch Hồ
Chí Minh đã ra đi. Biến đau thơng thành hành động cách mạng, một phong trào
Đền ơn Bác đã đợc phát động trong cả nớc. Kế đó, tháng 1 - 1970, BCH Trung ơng Đảng ra Nghị quyết 18, lãnh đạo cuộc kháng chiến trong tình hình mới, chỉ
rõ nhiệm vụ và yêu cầu đối với miền Bắc là Tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội,

24


khẩn trơng có kế hoạch làm tròn nhiệm vụ thiêng liêng của hậu phơng đối với tiền
tuyến lớn và luôn sẵn sàng chiến đấu tốt, đánh bại âm mu khiêu khích vũ trang
hoặc mở rộng chiến tranh xâm lợc của đế quốc Mỹ và tay sai.
Những yếu tố đó đã tác động mạnh mẽ vào sự phát triển chung. Đến năm
1971, kết thúc thắng lợi kế hoạch phục hồi kinh tế. Cụ thể trong công nghiệp, giá
trị sản lợng công nghiệp năm 1970 đạt xấp xỉ năm 1964, năm 1971 đạt 117,3%

tăng 170% so với 1964 là năm đạt cao nhất trớc chiến tranh nhng cha đáng kể.
Năm 1972, Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ 8 đợc tổ chức đã
đánh giá và đề ra phơng hớng, nhiệm vụ cho ngành công nghiệp. Tiếp đó, thờng
vụ Tỉnh uỷ ra Nghị quyết chuyển hẳn mọi hoạt động sang thời chiến với 7 nhiệm
vụ cụ thể: Chiến đấu giỏi, phòng tránh tốt, trị an vững; Giao thông vận tải hông
suốt; chuyển hớng kinh tế toàn diện, phát động cao trào lao động sản xuất
Mặt khác để cứu nguy cho chính quyền nguỵ ở miền Nam, Mỹ gây lại cuộc
chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai với quy mô, cờng độ lớn hơn nhiều so
với lần thứ nhất. Các cơ sở sản xuất công nghiệp cũng là mục tiêu đánh phá.
Tính đến tháng 10 năm 1972, 30 trong số 50 xí nghiệp, 97 trong số 127 cơ sở
thủ công nghiệp đã bị đánh, có nơi bị đánh đi đánh lại nhiều lần, nhiều nhất là Gỗ
Đô Lơng 16 lần, hợp tác xã Trung Kiên 22 lần.[25,100].
Qua thực tế chiến đấu, lao động và sản xuất đã xuất hiện những điển hình tiên
tiến trong công nghiệp và thủ công nghiệp. Những đơn vị anh hùng trong những
năm trớc đây vẫn tiếp tục phát huy truyền thống ngoan cờng dũng cảm nh nhà
máy Điện Vinh và phà Bến Thuỷ. Những cơ sở có nhiều tiến bộ nổi bật trong
quốc doanh nh Xí nghiệp Gỗ Đô Lơng, Phốt phát Song tình hình sản xuất công
ghiệp và thủ công nghiệp nói chung còn nhiều khó khăn và nhợc điểm, tuy đã có
nhiều cố gắng.
Trớc sức tấn công mạnh mẽ của quân dân ta đã biến cuộc tập kích khổng lồ
của Mỹ thành Điện Biên Phủ trên không đánh bại ý chí xâm lợc của kẻ thù.
Thời kỳ 1973 - 1975: Bớc vào thời kỳ này, Nghệ An mang theo những di sản
của các thời kỳ trớc đó để lại. Đó là những tổn thất nặng nề sau hai lần chống
chiến tranh phá hoại với 15.203 ngời chết, 20.605 ngời bị thơng, 100% xí nghiệp
và cơ sở sản xuất bị phá huỷ. Thành phố Vinh trở thành đống gạch vụn, các công
trình thuỷ lợi, trờng học, bệnh viện đều bị đánh phá. Điều này đã ảnh hởng
nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống nhân dân.

25



×