Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thanh khoản tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 90 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH MARKETING
KHOA SAU ĐẠI HỌC

PHẠM HOÀNG NAM

ĐÁNH GIÁ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
TỶ LỆ THANH KHOẢN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Chuyên ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Mã số: 60.34.02.01

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2015


BỘ TÀI CHÍNH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH MARKETING
KHOA SAU ĐẠI HỌC

BÙI QUỐC DỦ

PHẠM HOÀNG NAM
ĐÁNH GIÁ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
TỶ LỆ THANH KHOẢN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Chuyên ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG


Mã số: 60.34.02.01
GVHD: TS NGUYỄN THỊ MỸ LINH

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Đánh giá các yếu tố tác động đến tỷ lệ thanh khoản ở các
ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi với sự
hƣớng dẫn khoa học của Tiến sĩ Nguyễn Thị Mỹ Linh. Các nội dung nghiên cứu, kết
quả trong đề tài này là trung thực và chƣa công bố bằng bất kỳ hình thức nào trƣớc đây.
Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá đƣợc
chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo.
Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng nhƣ số liệu của các
tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc.
Tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày …. tháng … năm 2015
Học viên

Phạm Hoàng Nam

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Thị Mỹ Linh vì sự tận tình, đầu tƣ thời gian
và tâm huyết trong suốt quá trình nghiên cứu, nhắc nhở và cho những lời khuyên vô cùng
quý báu để giúp tôi có thể hoàn thành luận văn của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô, các cán bộ quản lý khoa Sau Đại Học đã tạo
kiều kiện cho tôi có đƣợc cơ hội tiếp xúc và học tập những kiến thức mới.

Trong quá trình thực hiện, mặc dù đã trao đổi, tiếp thu các ý kiến đóng góp của Quý Thầy
Cô và bạn bè, tham khảo nhiều tài liệu và hết sức cố gắng để hoàn thiện luận văn, song
không thể tránh khỏi sai sót. Tôi rất mong nhận đƣợc những thông tin đóng góp, phản hồi
từ Quý thầy cô và bạn đọc.
Xin chân thành cám ơn.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày …. tháng … năm 2015
Học Viên

Phạm Hoàng Nam

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... ii
MỤC LỤC ....................................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................... vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................ viii
TÓM TẮT LUẬN VĂN .................................................................................................. xi
Chƣơng 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ............................................................ 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................................. 1
1.2 Vấn đề nghiên cứu ...................................................................................................... 2
1.3 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................... 2
1.4 Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................................... 3
1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu ........................................................ 3
1.6 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 3
1.6.1 Đối tƣợng nghiên cứu .............................................................................................. 3
1.6.2 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 4
1.7 Ý nghĩa luận văn ......................................................................................................... 4

1.8 Kết cấu đề tài nghiên cứu ........................................................................................... 4
Chƣơng 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN ........................................................................................... 6
2.1 Tổng quan về tỷ lệ thanh khoản ................................................................................. 6
2.1.1 Khái niệm tỷ lệ thanh khoản .................................................................................... 7
2.1.2 Thanh khoản trong hệ thống ngân hàng hiện đại .................................................... 7
2.1.3 Vai trò của thanh khoản tỏng hoạt động ngân hàng ................................................ 8
2.1.4 Các phƣơng pháp đo lƣờng tỷ lệ thanh khoản ......................................................... 9
2.1.4.1 Tài sản nợ và tài sản có ........................................................................................ 9
2.1.4.2 Phƣơng pháp chỉ số tài chính ............................................................................... 9
2.1.4.3 Phƣơng pháp khe hở tài trợ ................................................................................ 11
2.1.4.4 Phƣơng pháp cấu trúc nguồn vốn ....................................................................... 12
iii


2.1.4.5 Phƣơng pháp chỉ số thanh khoản ........................................................................ 12
2.2 Các nghiên cứu trƣớc đây ......................................................................................... 14
2.2.1 Các nghiên cứu nƣớc ngoài ................................................................................... 14
2.2.2 Các nghiên cứu trong nƣớc .................................................................................... 17
2.3 Đo lƣờng các biến ..................................................................................................... 21
2.3.1 Tỷ lệ thanh khoản .................................................................................................. 21
2.3.2 Quy mô ngân hàng ................................................................................................. 22
2.3.3 Tỷ lệ vốn ................................................................................................................ 23
2.3.4 Tỷ lệ lợi nhuận ....................................................................................................... 24
2.3.5 Rủi ro tín dụng ....................................................................................................... 25
2.3.6 Tăng trƣởng GDP .................................................................................................. 27
TÓM TẮT CHƢƠNG 2 ................................................................................................. 29
Chƣơng 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................. 30
3.1 Mô hình nghiên cứu .................................................................................................. 30
3.2 Quy trình nghiên cứu ................................................................................................ 31
3.3 Mô tả dữ liệu ............................................................................................................. 31

3.4 Gỉa thuyết nghiên cứu............................................................................................... 31
3.5 Mô hình nghiên cứu đề xuất ..................................................................................... 35
3.6 Phƣơng pháp phân tích dữ liệu ................................................................................. 37
3.6.1 Thống kê mô tả ...................................................................................................... 37
3.6.2 Phân tích tƣơng quan ............................................................................................. 37
3.6.3 Phân tích hồi quy dữ liệu bảng .............................................................................. 37
3.6.3.1 Phƣơng pháp bình phƣơng bé nhất – OLS ......................................................... 37
3.6.3.2 Phƣơng pháp phƣơng sai thay đổi - GLS ........................................................... 39
3.6.3.3 Mô hình tác động cố định (FEM) ....................................................................... 39
3.6.3.4 Mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) ................................................................. 40
3.6.4 Kiểm định sự phù hợp mô hình ............................................................................. 41
TÓM TẮT CHƢƠNG 3 ................................................................................................. 43
Chƣơng 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................................. 44
iv


4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu .............................................................................................. 44
4.2 Phân tích tƣơng quan ................................................................................................ 47
4.3 Kiểm định các giả thuyết hồi quy ............................................................................. 47
4.3.1 Kiểm định phƣơng sai của sai số không đổi .......................................................... 47
4.3.2. Kiểm định giữa các sai số không có mối quan hệ tƣơng quan với nhau .............. 48
4.3.3. Kiểm định không có sự tự tƣơng quan giữa các biến độc lập trong mô hình ...... 49
4.3.4. Tổng hợp kết quả kiểm định ................................................................................. 49
4.4. So sánh giữa các mô hình trên panel data: Pooled Regression, Fixed Effects Model,
Random Effects Model ................................................................................................... 50
4.4.1 So sánh giữa các mô hình: Pooled Regression và Fixed Effects Model ............... 50
4.4.2 So sánh giữa các mô hình: Fixed effects model và Random effects model .......... 51
4.4.3 Kết quả bảng hồi quy cuối cùng - khắc phục hiện tƣợng tự tƣơng quan bằng phƣơng
pháp bình phƣơng bé nhất tổng quát khả thi ................................................................. 53
4.5 Thảo luận kết quả nghiên cứu................................................................................... 54

4.5.1 Biến rủi ro tín dụng ................................................................................................ 54
4.5.2 Biến tỷ lệ vốn ......................................................................................................... 54
4.5.3 Biến quy mô ngân hàng ......................................................................................... 55
4.5.4 Biến tỷ lệ lợi nhuận................................................................................................ 56
4.5.5 Biến tăng trƣởng GDP ........................................................................................... 56
TÓM TẮT CHƢƠNG 4 ................................................................................................. 57
Chƣơng 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................... 59
5.1 Kết luận..................................................................................................................... 59
5.2 Một số kiến nghị ....................................................................................................... 60
5.2.1 Đối với biến rủi ro tín dụng ................................................................................... 60
5.2.2 Đối với biến tỷ lệ vốn chủ sở hữu, quy mô ngân hàng .......................................... 61
5.2.3 Đối với biến tỷ lệ lợi nhuận ................................................................................... 62
5.2.4 Một số giải pháp khác nhằm nâng cao tỷ lệ thanh khoản của các NHTMCPVN . 62
5.3 Hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu tiếp theo ................................................... 65
TÓM TẮT CHƢƠNG 5 ................................................................................................. 67
v


KẾT LUẬN .................................................................................................................... 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 69
PHỤ LỤC 01 .................................................................................................................. 71
PHỤ LỤC 02 .................................................................................................................. 74

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu trƣớc có liên quan đến đề tài nghiên cứu ............ 23
Bảng 3.4: Mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu .................................................... 41
....................................................... 48

............................... 51
Bảng 4.3: Chỉ tiêu VIF của các biến .............................................................................. 53
Bảng 4.4: Phân tích hồi quy theo Pooled Regression .................................................... 54
Bảng 4.5: Phân tích hồi quy theo Fixed Effects Model................................................. 54
Bảng 4.6: Phân tích hồi quy theo Fixed effects model .................................................. 55
Bảng 4.7: Phân tích hồi quy theo Random effects model ............................................. 55
Bảng 4.8: Bảng hồi quy kết quả_phƣơng pháp FGLS .................................................. 57
Bảng 4.9: Tỷ lệ nợ xấu các ngân hàng trong 09 tháng giai đoạn 2011 – 2012 ............. 58
Bảng 5.1: Các yếu tố tác động đến tỷ lệ thanh khoản ................................................... 63

vii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt

Tên tiếng Việt

ABB

Ngân hàng TMCP An Bình

ACB

Ngân hàng TMCP Á Châu

ADB

Ngân hàng phát triển Châu Á


BIDV

Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và phát triển Việt Nam

CAP

Asian Development Bank

Tỷ lệ vốn ngân hàng (vốn chủ sở hữu / tổng nguồn
vốn)

EAB

Ngân hàng TMCP Đông Á

EFD

Sự phụ thuộc các nguồn tài trợ bên ngoài

ETA

Tỷ lệ vốn tự có trên tổng nguồn vốn

EXIM

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam

FIC

Khủng hoảng tài chính


GDP

Tăng trƣởng GDP

HDB

Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM

IBLOAN

Cho vay liên ngân hàng trên tổng tài sản

IMF

Quỹ tiền tệ quốc tế

INF

Tỷ lệ lạm phát

IRB

Lãi suất giao dịch thị trƣờng liên ngân hàng

IRL

Lãi suất cho vay

IRM


Biên lãi suất huy động và lãi suất cho vay

LA

Tên tiếng Anh

International Monetary Fund

Tỷ lệ thanh khoản ngân hàng

viii


LATA

Tỷ lệ dự trữ thanh khoản trên tổng tài sản
Rủi ro tín dụng ngân hàng (giá trị trích lập dự phòng

LLP

rủi ro tín dụng / tổng dƣ nợ)

LPTL

Dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dƣ nợ

LVPB

Ngân hàng TMCP Bƣu điện Liên Việt


MB

Ngân hàng TMCP Quân đội

MDB

Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông

MHB

Ngân hàng Phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long

MIR

Lãi suất repo

MSB

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam

NAB

Ngân hàng TMCP Nam Á

NHNN
NHTMCP
NHTMCPVN

Ngân hàng Nhà nƣớc

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần
Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam

NPL

Tỷ lệ nợ xấu

NVB

Ngân hàng TMCP Nam Việt

OCB

Ngân hàng TMCP Phƣơng Đông

OECD

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế các quốc gia

Organisation for Economic Co-

phát triển

operation and Development

PGB

Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex

PNB


Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam

ROE
SAIGON

Khả năng sinh lợi ngân hàng (lợi nhuận sau thuế /
tổng vốn chủ sở hữu)
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thƣơng

ix


SEA

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á

SIZE

Quy mô ngân hàng

STB

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín

TCB

Ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam

TMCP


Bank size

Thƣơng mại cổ phần

TOA

Quy mô ngân hàng

UNE

Tỷ lệ thất nghiệp

VCB

Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam

VIB

Ngân hàng TMCP Quốc Tế

VietinBank

Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam

VPB

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng

x



TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài này nghiên cứu các yếu tố tác động đến tỷ lệ thanh khoản tại các ngân hàng thƣơng
mại Việt Nam giai đoạn từ 2008 đến 2014. Để làm sáng tỏ vấn đề này tác giả tiến hành nghiên
cứu tác động của các biến quy mô ngân hàng (SIZE), rủi ro tín dụng (LLP), tỷ lệ vốn ngân hàng
(CAP), khả năng sinh lời (ROE) và tăng trƣởng GDP đến tỷ lệ thanh khoản các ngân hàng
thƣơng mại.
Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật hồi quy bảng (Panel Regression) để phân tích yếu tố tác động
đến tỷ lệ thanh khoản tại 19 ngân hàng thƣơng mại Việt Nam giai đoạn 2008 đến 2014.
Thông qua việc tổng hợp các nghiên cứu ở các quốc gia khác nhau, luận văn đã lựa chọn ra
mô hình phù hợp cho Việt Nam với 5 yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ lệ thanh khoản. Nghiên cứu đã
đóng góp vào kho lý thuyết bằng việc điều chỉnh và kiểm định các biến trong mô hình với hoàn
cảnh một nƣớc đang phát triển thông qua dữ liệu thực nghiệm tại Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng quy mô ngân hàng (SIZE), rủi ro tín dụng (LLP), tỷ lệ vốn
ngân hàng (CAP) có tác động ngƣợc chiều với tỷ lệ thanh khoản và khả năng sinh lời (ROE),
tăng trƣởng GDP của các NHTMCP Việt Nam có tác động cùng chiều đối với tỷ lệ thanh khoản.
Dựa vào kết quả nghiên cứu, luận văn đã đƣa ra các kiến nghị đối với các ngân hàng
thƣơng mại cổ phần và Ngân hàng Nhà nƣớc nhằm nâng cao tỷ lệ thanh khoản trong hệ thống
ngân hàng.

xi


CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1

Tính cấp thiết của đề tài


Tỷ lệ thanh khoản là đại diện cho năng lực thực hiện tất cả các nghiệp vụ thanh toán khi
đến hạn – đến mức tối đa và bằng đơn vị tiền tệ đƣợc quy định. Do thực hiện bằng tiền
mặt nên tỷ lệ thanh khoản chỉ liên quan đến các dòng lƣu chuyển tiền tệ. Việc không thực
hiện đƣợc nghĩa vụ thanh toán sẽ dẫn đến tình trạng thiếu khả năng hay mất tính thanh
khoản. Tỷ lệ thanh khoản thể hiện phạm vi khả năng thực hiện nghĩa vụ thanh toán của
một ngân hàng. Trái ngƣợc với nó là “thiếu khả năng thanh khoản”, nghĩa là: ngân hàng
thiếu khả năng thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Trong thực tế có không ít trƣờng hợp, một
tổ chức kinh tế có tài sản nhiều, nợ rất ít nhƣng hoàn toàn có thể phá sản do yếu tố rủi ro
chi trả của tài sản không bù đắp đƣợc khả năng thanh toán trong thời điểm đó. Ở mức nhẹ
hơn, rủi ro này có thể gây nên khó khăn hoặc đình trệ hoạt động kinh doanh của tổ chức
đó trong một thời điểm cụ thể.
Một đặc tính của thanh khoản là nó phải luôn có mặt vào mọi lúc. Các khoản thanh khoản
phải đƣợc chi trả vào ngày đến hạn, hoặc nếu không thể trả đƣợc, ngân hàng sẽ bị xem
nhƣ không có khả năng thanh khoản và đƣợc xác định năng lực đó thông qua tỷ lệ thanh
khoản. Theo thống kê thì khả năng này xảy ra rất thấp. Nhƣng nếu điều này xảy ra, ảnh
hƣởng của nó sẽ rất nghiêm trọng và có thể khai tử ngân hàng. Có hai nguyên nhân giải
thích tại sao tỷ lệ thanh khoản lại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với ngân hàng. Thứ
nhất, cần phải có thanh khoản để đáp ứng yêu cầu vay mới mà không cần phải thu hồi
những khoản cho vay đang trong hạn hoặc thanh lý các khoản đầu tƣ có kỳ hạn. Thứ hai,
cần có thanh khoản để đáp ứng tất cả các biến động hàng ngày hay theo mùa vụ về thu
hút tiền một cách kịp thời và có trật tự. Do ngân hàng thƣờng xuyên huy động tiền gửi
ngắn hạn (với lãi suất thấp) và cho vay số tiền đó với thời hạn dài hạn (lãi suất cao hơn)
nên ngân hàng về cơ bản luôn có nhu cầu thanh khoản rất lớn. Ngoài ra thanh khoản còn
1


ảnh hƣởng đến lòng tin của ngƣời gửi tiền. Thanh khoản ảnh hƣởng đến lòng tin của
ngƣời gửi tiền và ngƣời cho vay. Thanh khoản kém, chứ không phải là chất lƣợng tài sản
có kém mới là nguyên nhân trực tiếp của hầu hết các trƣờng hợp đổ vỡ ngân hàng.
Hiện nay trong hệ thống ngân hàng Việt Nam tỷ lệ thanh khoản đƣợc đánh giá là thấp

nhƣ vậy một trong số những ngân hàng có tỷ lệ thanh khoản không đủ điều kiện sẽ rơi
vào tình trạng mất khả năng thanh toán, sẽ dẫn đến sự sụp đổ, gây ảnh hƣởng nghiêm
trọng đến lòng tin dân chúng, an ninh tài chính quốc gia. Do đó, việc đánh giá mức độ
ảnh hƣởng của các yếu tố đến tỷ lệ thanh khoản của ngân hàng thƣơng mại để từ đó có
thể đề xuất một số giải pháp giúp ngân hàng thƣơng mại quản lý tốt thanh khoản là hết
sức cần thiết. Tác giả lựa chọn đề tài “Đánh giá các yếu tố tác động đến tỷ lệ thanh
khoản ở các ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam”. Với đề tài này, tác giả tiến hành
nghiên cứu đánh giá tác động của các yếu tố đến tỷ lệ thanh khoản tại 19 ngân hàng
thƣơng mại Việt Nam trong giai đoạn từ 2008 đến 2014, từ đó tác giả đề xuất các khuyến
nghị nhằm tăng cƣờng tỷ lệ thanh khoản tại các ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt
Nam.
1.2

Vấn đề nghiên cứu

Luận văn xác định những yếu tố tác động đến tỷ lệ thanh khoản và mức độ ảnh hƣởng
của những yếu tố này đến tỷ lệ thanh khoản tại ngân hàng thƣơng mại. Từ đó khuyến
nghị các giải pháp cho các nhà quản trị ngân hàng thƣơng mại nhằm quản lý thanh khoản
tốt hơn.
1.3

Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu nhằm vào những mục tiêu sau đây:
- Xác định các yếu tố tác động đến tỷ lệ thanh khoản tại ngân hàng thƣơng mại ở Việt
Nam.
- Đo lƣờng mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố này đến tỷ lệ thanh khoản tại ngân hàng
thƣơng mại ở Việt Nam.
2



- Khuyến nghị các giải pháp cho các nhà quản trị ngân hàng thƣơng mại nhằm quản lý
thanh khoản tốt hơn.
1.4

Câu hỏi nghiên cứu

Để giải quyết những mục tiêu cụ thể nêu trên, nội dung của luận văn phải trả lời đƣợc
những câu hỏi nghiên cứu sau đây:
1)

Những yếu tố nào tác động đến tỷ lệ thanh khoản của ngân hàng thƣơng mại Việt

Nam?
2)

Mức độ tác động của những yếu tố đó đến tỷ lệ thanh khoản tại ngân hàng thƣơng

mại Việt Nam nhƣ thế nào?
3)

Giải pháp nào cho các nhà quản trị ngân hàng thƣơng mại nhằm quản lý thanh

khoản tốt hơn?
1.5

Phƣơng pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp định lƣợng với kỹ thuật phân tích hồi quy dữ liệu dạng
bảng nhằm xác định các yếu tố tác động đến tỷ lệ thanh khoản tại các ngân hàng thƣơng

mại cổ phần Việt Nam, chạy mô hình hồi quy Pooled regression (OLS), mô hình Fixed
effects (FEM) và mô hình Random effects (REM), so sánh kết quả giữa các mô hình, kết
quả thực nghiệm từ việc chạy mô hình và các kiểm định sẽ đƣợc sử dụng làm cơ sở để
chấp nhận hay bác bỏ các giả thuyết của nghiên cứu, đảm bảo tính phù hợp của mô hình.
Luận văn tiến hành nghiên cứu các biến độc lập và biến phụ thuộc trong mô hình, nguồn
dữ liệu đƣợc lấy từ báo cáo tài chính và báo cáo thƣờng niên của 19 ngân hàng thƣơng
mại cổ phần tại Việt Nam từ 2008 - 2014 tƣơng đƣơng 133 quan sát.
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các kỹ thuật của phƣơng pháp định tính nhƣ: Tổng hợp,
so sánh, phân tích, suy luận, mô tả... nhằm so sánh với thực tế, xem xét đánh giá các yếu
tố tác động đến tỷ lệ thanh khoản của các ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam.
1.6

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

1.6.1 Đối tƣợng nghiên cứu.
3


Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là những yếu tố tác động đến tỷ lệ thanh khoản tại
ngân hàng thƣơng mại Việt Nam, mức độ tác động của các yếu tố đến tỷ lệ thanh khoản
của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam.
1.6.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là vấn đề thanh khoản tại các ngân hàng thƣơng mại ở Việt
Nam từ 2008 – 2014, đánh giá các yếu tố tác động đến tỷ lệ thanh khoản trong hệ thống
ngân hàng thƣơng mại Việt Nam trong giai đoạn này.
1.7

Ý nghĩa của luận văn

Về mặt khoa học: Hệ thống hóa những lý luận chung về thanh khoản, biện pháp đo

lƣờng tỷ lệ thanh khoản, các yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ lệ thanh khoản tại ngân hàng
thƣơng mại Việt Nam.
Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu giúp cho các nhà khoa học, nhà quản lý ngân hàng
và nhà đầu tƣ tại Việt Nam có cái nhìn đầy đủ và toàn diện hơn về phƣơng pháp tiếp cận
trong đo lƣờng và đánh giá tỷ lệ thanh khoản tại ngân hàng. Thêm vào đó, đề tài đã xác
định đƣợc những yếu tố tác động đến tỷ lệ thanh khoản và mức độ tác động của những
yếu tố trên đến tỷ lệ thanh khoản. Từ đó giúp nhà quản lý ngân hàng xây dựng đƣợc biện
pháp quản trị thanh khoản phù hợp, có giải pháp duy trì tỷ lệ thanh khoản ở mức an toàn.
Luận văn này có thể là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến tỷ lệ thanh khoản
tại ngân hàng thƣơng mại về phƣơng pháp luận, cách đo lƣờng, kiểm định các kết quả
của nghiên cứu.
1.8

Kết cấu của đề tài nghiên cứu

Ngoài phần mục lục, phụ lục, tóm tắt, đề tài nghiên cứu này bao gồm 5 chƣơng với
những nội dung chính của các chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Chƣơng này giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu, trong đó trình bày: lý do chọn đề
tài nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu, phƣơng pháp
4


nghiên cứu, giới hạn của đề tài nghiên cứu, ý nghĩa về mặt khoa học cũng nhƣ ứng dụng
thực tiễn của đề tài nghiên cứu.
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
Trong chƣơng này, luận văn trình bày cơ sở lý thuyết nghiên cứu bao gồm: Tổng quan
về tỷ lệ thanh khoản, thanh khoản tại các ngân hàng thƣơng mại, cơ sở lý thuyết của các
nghiên cứu trong và ngoài nƣớc, lựa chọn biến độc lập và biến phụ thuộc cho phù hợp
với bối cảnh của các ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam.

Chƣơng 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Dựa trên đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu, phƣơng pháp nghiên cứu đã nêu trong
chƣơng 1, cơ sở lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu đã nêu trong chƣơng 2, chƣơng
3 này sẽ trình bày thiết kế nghiên cứu bao gồm việc xây dựng mô hình nghiên cứu,
cách thức thiết lập và tính toán các yếu tố trong mô hình nghiên cứu, mô tả dữ liệu,
cách thức thu thập dữ liệu và nêu các phƣơng pháp phân tích dữ liệu nghiên cứu.
Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Trên cơ sở mô hình nghiên cứu đề xuất, chƣơng này sẽ trình bày các phân tích, đánh
giá về mối tƣơng quan giữa các biến và kiểm định mô hình nghiên cứu.
Chƣơng 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Trong chƣơng này, tác giả sẽ đƣa ra những kết luận chính, kiến nghị đồng thời cũng nêu
lên những hạn chế của đề tài nghiên cứu và đề xuất hƣớng nghiên cứu tiếp theo.

5


CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1

Tổng quan về tỷ lệ thanh khoản

2.1.1 Khái niệm tỷ lệ thanh khoản
Hiện nay có nhiều cách đo lƣờng tỷ lệ thanh khoản nhƣ (Almeida et al. (2004)).

Tài sản ngắn hạn; là những tài sản của đơn vị có thời gian sử dụng, luân chuyển hoặc
thu hồi ngắn (trong vòng 12 tháng hoặc trong 1 chu kỳ kinh doanh).
Ví dụ về tài sản ngắn hạn:
– Tiền mặt
– Nguyên vật liệu trong kho

– Tiền gửi ngân hàng
– Các khoản phải thu trong vòng 12 tháng
Tỷ lệ thanh khoản1 = Tài sản ngắn hạn ÷ nợ ngắn hạn x 100%
((Oriol Aspachs; Erlend Nier & Muriel Tiesset (2005), Corinne Delechat, Camila Henao,
Priscilla Muthoora & Svetlanta Vtyurina (2012)).
Tài sản ngắn hạn bao gồm: tiền mặt, vàng, tiền gửi dự trữ dƣ thừa có kỳ hạn trong các
giao dịch liên ngân hàng một tháng sau khi tài sản ròng lƣới đoạn, trong trái phiếu kỳ hạn
một tháng trong thị trƣờng thứ cấp trong và ngoài nƣớc có thể đƣợc thực hiện tại bất kỳ
trái phiếu, khác trƣởng tài sản có thể thực hiện (không bao gồm các tài sản không thực
hiện) trong vòng một tháng.
6


Nợ ngắn hạn bao gồm: các khoản tiền gửi (trừ tiền gửi tài chính), tiền gửi (trừ tiền gửi
chính sách) đáo hạn trong vòng một tháng, sau khi đã trừ nợ ròng của quỹ do trong vòng
một tháng liên ngân hàng trao đổi tiền, trong vòng một tháng trƣởng thành của trái phiếu
phát hành, sự quan tâm hạn và phải trả trong vòng một tháng và phải trả khác nhau do
trong tháng Giêng, các khoản vay ngân hàng trung ƣơng, các khoản nợ khác do trong
tháng Giêng.
2.1.2 Thanh khoản trong hệ thống ngân hàng thƣơng mại
Thanh khoản thể hiện phạm vi khả năng thực hiện nghĩa vụ thanh toán của một ngân
hàng. Trái ngƣợc với nó là “thiếu khả năng thanh khoản”, nghĩa là: ngân hàng thiếu khả
năng thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Trong thực tế có không ít trƣờng hợp, một tổ chức
kinh tế có tài sản nhiều, nợ rất ít nhƣng hoàn toàn có thể phá sản do yếu tố rủi ro thanh
khoản của tài sản không bù đắp đƣợc khả năng thanh toán trong thời điểm đó. Dƣới góc
độ ngân hàng, thanh khoản là khả năng ngân hàng đáp ứng kịp thời và đầy đủ các nghĩa
vụ tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh nhƣ chi trả tiền gửi, cho vay,
thanh toán và các giao dịch tài chính khác. Ở mức nhẹ hơn, rủi ro này có thể gây nên khó
khăn hoặc đình trệ hoạt động kinh doanh của tổ chức đó trong một thời điểm cụ thể.
Một nguồn vốn đƣợc gọi là có tính thanh khoản cao khi chi phí huy động vốn thấp và

thời gian thu hồi vốn nhanh. Một tài sản đƣợc gọi là có tính thanh khoản cao khi đáp ứng
đƣợc các tiêu chí nhƣ: có sẵn số lƣợng để mua hoặc bán (the right amount id available);
có sẵn thị trƣờng giao dịch (at the right location); có sẵn thời gian giao dịch (at the right
time); giá cả hợp lý (at the right price).
Thanh khoản là khả năng tiếp cận các khoản tài sản hoặc nguồn vốn có thể dùng để chi
trả với chi phí hợp lý ngay khi nhu cầu vốn phát sinh. Thanh khoản đại diện cho khả năng
thực hiện tất cả các nghĩa vụ thanh toán khi đến hạn. Do thực hiện bằng tiền mặt, thanh
khoản chỉ liên quan đến các dòng lƣu chuyển tiền tệ. Việc không thể thực hiện nghĩa vụ
thanh toán sẽ dẫn đến tình trạng thiếu thanh khoản.
7


2.1.3 Vai trò của thanh khoản trong hoạt động ngân hàng
Có hai nguyên nhân giải thích tại sao thanh khoản lại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối
với ngân hàng. Thứ nhất, cần phải có thanh khoản để đáp ứng yêu cầu vay mới mà không
cần phải thu hồi những khoản cho vay đang trong hạn hoặc thanh lý các khoản đầu tƣ có
kỳ hạn. Thứ hai, cần có thanh khoản để đáp ứng tất cả các biến động hàng ngày hay theo
mùa vụ về thu hút tiền một cách kịp thời và có trật tự. Do ngân hàng thƣờng xuyên huy
động tiền gửi ngắn hạn (với lãi suất thấp) và cho vay số tiền đó với thời hạn dài hạn (lãi
suất cao hơn) nên ngân hàng về cơ bản luôn có nhu cầu thanh khoản rất lớn. Ngoài ra
thanh khoản còn ảnh hƣởng đến lòng tin của ngƣời gửi tiền. Thanh khoản ảnh hƣởng đến
lòng tin của ngƣời gửi tiền và ngƣời cho vay. Thanh khoản kém, chứ không phải là chất
lƣợng tài sản có kém, mới là nguyên nhân trực tiếp của hầu hết các trƣờng hợp đổ vỡ
ngân hàng.
Các loại rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro tín dụng, có thể đe dọa đến khả năng thanh
toán cuối cùng của ngân hàng. Đối với ngân hàng thƣơng mại, cần phải có thanh khoản
để để đáp ứng nhu cầu vay mới mà không cần thu hồi những khoản vay đang trong hạn
hoặc thanh lý các khoản đầu tƣ có kỳ hạn. Thanh khoản còn có mối quan hệ chặt chẽ với
khả năng sinh lời của ngân hàng. Nếu ngân hàng duy trì trạng thái thanh khoản quá mức
thì nghĩa là đã duy trì một lƣợng vốn không sinh lời, ngƣợc lại nếu ở trạng thái thâm hút

thanh khoản, tức là không có khả năng chi trả kịp thời dẫn đến rủi ro thanh khoản.
Thanh khoản của ngân hàng còn ảnh hƣởng đến lòng tin của ngƣời gửi tiền. Những
nghiên cứu gần đây chứng tỏ rằng hiện tƣợng thiếu hụt thanh khoản, thƣờng là một trong
những dấu hiệu đầu tiên cho thấy ngân hàng đang ở trong tình trạng khó khăn tài chính
nghiêm trọng. Hậu quả tiếp theo có thể là ngân hàng mất dần các khoản tiền gửi cũ vì áp
lực rút tiền ngày càng gia tăng, không thể thu hút thêm lƣợng tiền gửi mới do khách hàng
dè dặt, thiếu lòng tin vào năng lực tài chính của ngân hàng.

8


Hậu quả nghiêm trọng nhất của thiếu hụt thanh khoản chính là hiện tƣợng mất khả năng
thanh toán tại ngân hàng, đẩy ngân hàng đến bờ vực phá sản. Việc phá sản của một ngân
hàng thƣơng mại có thể gây nên hiệu ứng dây chuyền cho toàn bộ hệ thống ngân hàng, đe
dọa nghiêm trọng đến an ninh tài chính quốc gia.
2.1.4 Các phƣơng pháp đo lƣờng tỷ lệ thanh khoản
Từ vai trò quan trọng của thanh khoản đối với hoạt động của ngân hàng, cần xác định và
duy trì một tỷ lệ thanh khoản phù hợp, vừa đáp ứng nhu cầu an toàn tài chính mà vẫn
đảm bảo đƣợc tỷ suất lợi nhuận mong đợi của ngân hàng. Dƣới đây là một số phƣơng
pháp đang đƣợc sử dụng để đo lƣờng thanh khoản tại ngân hàng thƣơng mại.
2.1.4.1 Tài sản nợ và tài sản có
Điều này xuất phát hầu hết từ áp lực lợi nhuận ngắn hạn của cổ đông lên ban điều hành
mà quên mất những nguyên tắc trong quản trị tài sản nợ và tài sản có (Oriol Aspachs;
Erlend Nier & Muriel Tiesset (2005) ). Trong danh mục tài sản của mình, ngân hàng có
phần đầu tƣ vào cổ phiếu và trái phiếu, trong đó quan trọng nhất là trái phiếu chính phủ
và/hoặc tín phiếu kho bạc. Trái phiếu chính phủ/tín phiếu kho bạc mặc dù lãi suất không
hấp dẫn nhƣng nó lại là một nguồn cực kỳ quan trọng cho ngân hàng để nhận chiết khấu
từ ngân hàng nhà nƣớc một khi thanh khoản có vấn đề. Điều này, bất cứ ngân hàng nào,
đặc biệt là ngân hàng nhỏ, đều hiểu nhƣng với tiềm lực tài chính yếu thì khó có thể cạnh
tranh với các ngân hàng lớn hơn trong việc đấu thầu các loại tài sản trên. Ngân hàng vay

mƣợn quá nhiều các khoản tiền gửi ngắn hạn từ các cá nhân và định chế tài chính khác;
sau đó chuyển chúng thành những tài sản đầu tƣ dài hạn. Cho nên, đã xảy ra tình trạng
mất cân đối về kỳ hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, mà thƣờng gặp là dòng tiền thu về
từ tài sản đầu tƣ nhỏ hơn dòng tiền chi ra để trả các khoản tiền gửi đến hạn.
2.1.4.2 Phƣơng pháp chỉ số tài chính

9


Phƣơng pháp này dựa trên việc so sánh các chỉ số tài chính và những đặc điểm của bảng
cân đối tài sản giữ các ngân hàng có quy mô hoạt động ngang nhau và trên cùng một địa
bàn. Các chỉ số tài chính đƣợc sử dụng bao gồm:
Chỉ số trạng thái tiền mặt (Cash position indicator) (Nguyễn Minh Kiều (2007)).

Nếu chỉ số “trạng thái tiền mặt” cao thì ngân hàng có khả năng đáp ứng đƣợc các nhu cầu
tiền mặt tức thời.
Chỉ số chứng khoán thanh khoản (Liquid sercurities indicator)

Chỉ số này càng cao thì tính thanh khoản càng cao.
Chỉ số năng lực cho vay (Capacity Ratio).

Chỉ số “năng lực cho vay” càng lớn thì tính thanh khoản của ngân hàng càng thấp.
Chỉ số tiền nóng (Hot money Ratio)

Tiền nóng là các loại tài sản nhạy cảm với lãi suất, thƣờng bao gồm: tiền mặt, tiền gửi
không kỳ hạn, chứng khoán chính phủ ngắn hạn, các các tài sản khác có thể chuyển hóa

10



thành tiền trong ngắn hạn. Nếu chỉ tiêu tiền nóng cao thì ngân hàng đƣợc xem là có tính
thanh khoản.
Chỉ số tiền gửi thƣờng xuyên (Core deposit ratio)

Nếu chỉ tiêu “tiền gửi thƣờng xuyên” càng lớn, thì ngân hàng đƣợc xem là càng thanh
khoản.
Chỉ số cấu trúc tiền gửi (Deposit composition ratio)

Chỉ số cấu trúc tiền gửi đo lƣờng tính ổn định cơ sở tiền gửi của ngân hàng. Nếu chỉ số
này càng thấp thì nhu cầu thanh khoản của ngân hàng càng thấp.
2.1.4.3 Phƣơng pháp khe hở tài trợ
Cách đo lƣờng này bắt đầu với thực tế là: khả năng thanh khoản tăng khi tiền gửi tăng và
cho vay giảm; và khả năng thanh khoản giảm khi tiền gửi giảm và cho vay tăng. Bất cứ
khi nào nguồn thanh khoản và nguồn sử dụng thanh khoản không bằng nhau, ngân hàng
phải đối mặt với khe hở tài trợ (gap financing).
Khe hở tài trợ đƣợc tính toán bằng công thức:
Khe hở tài trợ

=

Dƣ nợ tín dụng trung bình

-

Số dƣ tiền gửi trung bình

Nếu khe hở tài trợ dƣơng thì ngân hàng phải giảm số dƣ tiền mặt dự trữ và các tài khoản
thanh khoản, hay đi vay bổ sung trên thị trƣờng tiền tệ.

11



2.1.4.4 Phƣơng pháp cấu trúc nguồn vốn
Với phƣơng pháp này, bƣớc đầu tiên là tiền gửi và các nguồn vốn khác nhau của ngân
hàng đƣợc chia thành nhiều nhóm dựa vào khả năng vốn bị rút ra khỏi ngân hàng. Thông
thƣờng, tổng nguồn vốn đƣợc chia thành ba nhóm chủ yếu:
Nhóm 1: Nguồn vốn nóng. Bao gồm vốn đi vay và tiền gửi nhạy cảm với lãi suất hoặc
đƣợc dự tính sẽ bị rút ra khỏi ngân hàng trong kỳ kế hoạch
Nhóm 2: Nguồn vốn kém ổn định. Bao gồm các khoản tiền gửi của khách hàng trong đó
cmột phần đáng kể có thể bị rút ra khỏi ngân hàng tại một thời điểm nào đó trong kỳ kế
hoạch.
Nhóm 3: Nguồn vốn ổn định. Bao gồm các khoản vốn mà ngân hàng tin tƣởng là ít có
khả năng bị rút ra trong kỳ kế hoạch
Tiếp theo, nhà quản lý thanh khoản phải dành riêng một phần vốn thanh khoản với mỗi
nhóm nêu trên (dữ trữ thanh khoản) đƣợc xác định theo công thức:
Dự trữ thanh khoản vốn = Ʃ tỷ lệ dự trữ thanh khoản xác định của nhóm x (nhóm vốn
tiền gửi và phi tiền gửi – dự trữ bắt buộc)
Sau đó, ngân hàng dự tính con số vay tối đa tiềm năng và cần có lƣợng dự trữ thanh
khoản hay năng lực vay vốn hợp lý, tƣơng đƣơng với 100% chênh lệch giữa tổng dƣ nợ
thực tế và tổng cho vay tiềm năng tối đa. Theo đó:
Tổng yêu cầu thanh khoản của ngân hàng = Ʃ Tỷ lệ dự trữ thanh khoản xác định của
nhóm x (nhóm tiền gửi và phi tiền gửi – dự trữ bắt buộc) + 100 x (quy mô cho vay tối đa
– tổng dƣ nợ hiện tại).
2.1.4.5 Phƣơng pháp chỉ số thanh khoản

12


×