Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp phương đông chi nhánh kiên giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 105 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH MARKETING
-----------------------

HUỲNH THANH TOÀN

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỦI RO
TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP
PHƯƠNG ĐÔNG CHI NHÁNH KIÊN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60340102

GVHD: TS. ĐẶNG THANH SƠN

TP. HCM, năm 2015


LỜI CAM ĐOAN
- Tên đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng doanh nghiệp
tại Ngân hàng TMCP Phương Đông – Chi nhánh Kiên Giang”
- Giáo viên hướng dẫn: TS. Đặng Thanh Sơn
- Tên sinh viên: Huỳnh Thanh Toàn
- Địa chỉ : TP. Rạch Giá, Kiên Giang
- Số điện thoại liên lạc: 0919 437 431
- Ngày nộp luận văn: 29/06/2015
Lời cam đoan: “ Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình do chính tôi nghiên
cứu và soạn thảo. Tôi không sao chép từ bất kỳ một bày viết nào đã được công bố mà
không trích dẫn nguồn gốc. Nếu có bất kỳ một sự vi phạm nào, tôi xin chịu hoàn toàn
trách nhiệm”.


Kiên Giang, ngày 29 tháng 06 năm 2015
Người thực hiện

Huỳnh Thanh Toàn

i


LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện đề tài này tác giả đã nhận được sự hướng dẫn về mặt khoa học của
TS. Đặng Thanh Sơn, sự trợ giúp về tư liệu, cung cấp kiến thức và hướng dẫn tìm
kiếm thông tin, tài liệu, số liệu phục vụ cho quá trình thực hiện đề tài.
Tác giả xin bảy tỏ lòng biết ơn TS. Đặng Thanh Sơn đã tận tâm hướng dẫn trong
suốt quá trình tác giả thực hiện đề tài. Cảm ơn các anh chị Phòng KHDN của Ngân
hàng TMCP Phương Đông – Chi nhánh Kiên Giang đã hỗ trợ và cung cấp số liệu, các
văn bản nội bộ cho tác giả.
Và để có được như ngày hôm nay tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến Quí thầy cô
thuộc Khoa sau đại học - Trường Đại học Tài chính Marketing TP. Hồ Chí Minh là
những người đã truyền thụ kiến thức chuyên môn cho tác giả. Cảm ơn gia đình, bạn bè
đã động viên, hỗ trợ quí báu về nhiều mặt cho tác giả trong quá trình học tập và thực
hiện đề tài này

ii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Rủi ro tín dụng được xem là rủi ro lớn nhất trong hoạt động kinh doanh ngân
hàng hiện nay. Đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng doanh
nghiệp tại Ngân hàng TMCP Phương Đông – Chi nhánh Kiên Giang” tác giả đã kết
hợp phân tích các yếu tố định lượng và định tính với mục tiêu tìm ra các nguyên nhân

ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng và đề ra các giải pháp giúp ngân hàng quản lý rủi ro
hiệu quả, từ đó giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả khái quát thực trạng rủi ro tín dụng tại OCB
Kiên Giang qua số liệu khảo sát từ năm 2012-2014, đồng thời sử dụng mô hình hồi
quy Binary Logistics để xác định các nhân tố có tác động đến rủi ro tín dụng đối với
khách hàng doanh nghiệp, bên cạnh đó tác giả cũng tìm hiểu một số nguyên nhân khác
cũng có ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng qua nghiên cứu định tính. Trên cơ sở kết quả
nghiên cứu, tác giả phân tích đánh giá các nguyên nhân của rủi ro tín dụng. Từ kết quả
nghiên cứi tác giả đưa ra các giải pháp giúp OCB Kiên Giang hoàn thiện hơn công tác
quản lý rủi ro tín dụng doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro cho chi nhánh.
Ngoài ra tác giả cũng đề xuất kiến nghị với OCB, với chính phủ và các cơ quan ngang
bộ, với NHNN một số nội dung góp phần hỗ trợ cho các ngân hàng quản lý rủi ro hiệu
quả hơn.

iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i
T
4
3

T
4
3

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
T
4

3

T
4
3

TÓM TẮT LUẬN VĂN .............................................................................................. iii
T
4
3

T
4
3

MỤC LỤC .....................................................................................................................iv
T
4
3

T
4
3

DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. viii
T
4
3

T

4
3

DANH MỤC HÌNH ......................................................................................................ix
T
4
3

T
4
3

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.....................................................................................x
T
4
3

T
4
3

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ................................................1
T
4
3

T
4
3


1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .................................................................................1
T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ......................................................................................2
T
4
3

T
4
3

T
4
3


T
4
3

1.2.1 Mục tiêu chung .....................................................................................................2
T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3

1.2.2 Mục tiêu cụ thể .....................................................................................................2
T
4
3

T
4
3


T
4
3

T
4
3

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU.........................................................................................2
T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3

1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...........................................................3
T
4
3


T
4
3

T
4
3

T
4
3

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ...........................................................................................3
T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................3

T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3

1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................3
T
4
3

T
4
3

T
4
3

T

4
3

1.6 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .........................................3
T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3

1.7 CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN ................................................................................3
T
4
3

T
4
3

T

4
3

T
4
3

1.8 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .............................................4
T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ..................................................................................7
T
4
3

T

4
3

T
4
3

T
4
3

3.1 RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CỦA NHTM .....................7
T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3

3.1.1 Khái niệm rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng .....................................7
T

4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3

3.1.2 Các loại rủi ro chủ yếu trong kinh doanh ngân hàng ............................................7
T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4

3

3.2 RỦI RO TÍN DỤNG .................................................................................................9
T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3

3.2.1 Một số khái niệm cơ bản về rủi ro tín dụng..........................................................9
T
4
3

T
4
3

T
4

3

T
4
3

3.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng. ....................................................................................11
T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3

iv


3.2.2.1 Rủi ro giao dịch ................................................................................................11
T
4
3


T
4
3

T
4
3

T
4
3

3.2.2.2 Rủi ro danh mục ...............................................................................................11
T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3


3.2.3 Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng ............12
T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3

3.2.3.1 Đối với ngân hàng ............................................................................................12
T
4
3

T
4
3

T
4
3


T
4
3

3.2.3.2 Đối với nền kinh tế ...........................................................................................13
T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3

3.2.4 Các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng .............................................................13
T
4
3

T
4
3


T
4
3

T
4
3

3.2.5 Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng ..................................................................14
T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3

3.2.5.1 Quy mô tín dụng ...............................................................................................14
T
4
3


T
4
3

T
4
3

T
4
3

3.2.5.2 Cơ cấu tín dụng ................................................................................................15
T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3

3.2.5.3 Nợ quá hạn .......................................................................................................15

T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3

3.2.5.4 Nợ xấu ..............................................................................................................16
T
4
3

T
4
3

T
4
3

T

4
3

3.2.5.5 Hệ số rủi ro tín dụng .........................................................................................16
T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3

3.2.5.6 Tỷ lệ khả năng bù đắp rủi ro tín dụng ..............................................................17
T
4
3

T
4
3

T

4
3

T
4
3

3.3 QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG .............................................................................17
T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3

3.3.1 Một số khái niệm cơ bản về Quản lý rủi ro tín dụng ..........................................17
T
4
3

T

4
3

T
4
3

T
4
3

3.3.2 Sự cần thiết của quản lý rủi ro tín dụng ..............................................................17
T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3

3.3.3 Nội dung của quản lý rủi ro tín dụng ..................................................................18
T

4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3

3.3.3.1 Nhận biết rủi ro tín dụng ..................................................................................18
T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4

3

3.3.3.2 Đo lường rủi ro tín dụng ...................................................................................19
T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3

3.3.3.3 Ứng phó rủi ro ..................................................................................................26
T
4
3

T
4
3

T
4

3

T
4
3

3.3.3.4 Kiểm soát rủi ro tín dụng ..................................................................................26
T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3

3.3.4 Hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng .........................................................................27
T
4
3

T
4

3

T
4
3

T
4
3

3.3.5 Nguyên tắc Basel về quản trị rủi ro tín dụng các ngân hàng thương mại cần
T
4
3

T
4
3

T
4
3

hướng đến ......................................................................................................................27
T
4
3

3.3.6 Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của quốc tế ...............................................29
T

4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3

3.3.6.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc ..........................................................................29
T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4

3

3.3.6.2 Kinh nghiệm của Mỹ ........................................................................................30
T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3

3.3.6.3 Kinh nghiệm của Thái Lan ...............................................................................31
T
4
3

T
4
3

T
4

3

T
4
3

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................32
T
4
3

T
4
3

3.1 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU ................................................................32
T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4

3

3.2 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ......................................................................................32
T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3

v


3.2.1 Giới thiệu nghiên cứu .........................................................................................32
T
4
3

T
4
3


T
4
3

T
4
3

3.2.2 Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................33
T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3

3.2.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất ...............................................................................38
T
4
3


T
4
3

T
4
3

T
4
3

CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP
T
4
3

T
4
3

T
4
3

TẠI OCB KIÊN GIANG.............................................................................................39
T
4
3


4.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG ................................39
T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3

4.1.1 Giới thiệu tổng quan ...........................................................................................39
T
4
3

T
4
3

T
4
3


T
4
3

4.1.1.1 Thông tin chung...............................................................................................39
T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3

4.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển .......................................................................39
T
4
3

T
4
3


T
4
3

T
4
3

4.1.1.3 Nền tảng phát triển ...........................................................................................40
T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3

4.1.1.4 Tình hình hoạt động của OCB ..........................................................................40
T
4
3


T
4
3

T
4
3

T
4
3

4.1.2 Sơ lược về Ngân hàng TMCP Phương Đông – Chi nhánh Kiên Giang. ............42
T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3


4.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TẠI OCB KIÊN GIANG ...........................................42
T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3

4.2.1 Kết quả kinh doanh .............................................................................................42
T
4
3

T
4
3

T
4
3


T
4
3

4.2.2 Tình hình huy động vốn......................................................................................44
T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3

4.2.3 Tình hình cho vay ...............................................................................................45
T
4
3

T
4
3


T
4
3

T
4
3

4.3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI OCB
T
4
3

T
4
3

T
4
3

KIÊN GIANG ................................................................................................................46
T
4
3

4.3.1 Mô hình tổ chức quản lý rủi ro tín dụng của chi nhánh .....................................46
T
4
3


T
4
3

T
4
3

T
4
3

4.3.2 Thực trạng dư nợ khách hàng doanh nghiệp ......................................................47
T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3


4.3.2.1 Cơ cấu dư nợ theo nhóm nợ của chi nhánh ......................................................47
T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3

4.3.2.2 Cơ cấu dư nợ theo nhóm nợ khách hàng doanh nghiệp ...................................48
T
4
3

T
4
3

T
4
3


T
4
3

4.3.3 Công tác xử lý các khoản nợ xấu, nợ quá hạn ....................................................48
T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3

CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..........................................50
T
4
3

T
4
3


5.1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG ............................................................50
T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3

5.1.1 Khái quát doanh nghiệp nghiên cứu ...................................................................50
T
4
3

T
4
3

T
4
3


T
4
3

5.1.2 Kiểm định đa cộng tuyến ....................................................................................50
T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3

5.1.3 Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình ...........................................................50
T
4
3

T
4
3


T
4
3

T
4
3

5.1.4 Kiểm định mức độ giải thích của mô hình: ........................................................51
T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3

5.1.5 Kiểm định hệ số hồi quy .....................................................................................52
T
4
3


T
4
3

T
4
3

34
T

vi


5.1.6 Giải thích ý nghĩa của hệ số hồi quy: .................................................................53
T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3


5.2 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH CÓ TÁC ĐỘNG ĐẾN RRTD ...................56
T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3

5.2.1 Rủi ro liên quan đến việc thu thập thông tin khách hàng ...................................56
T
4
3

T
4
3

T
4
3


T
4
3

5.2.2 Rủi ro liên quan đến tài sản đảm bảo tiền vay....................................................58
T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3

5.2.2.1 Rủi ro khi nhận tài sản thế chấp là hàng hóa tồn kho.......................................58
T
4
3

T
4
3


T
4
3

T
4
3

5.2.2.2 Rủi ro liên quan đến nhận tài sản thế chấp là bất động sản..............................59
T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3

5.2.3 Rủi ro liên quan đến việc thiếu giám sát và quản lý sau khi cho vay.................60
T
4
3


T
4
3

T
4
3

T
4
3

5.2.4 Rủi ro liên quan đến đạo đức của cán bộ ngân hàng ..........................................60
T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3


5.2.5 Rủi ro do một số nguyên nhân khách quan khác ................................................62
T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3

5.2.5.1 Sử dụng thông tin tín dụng của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC)...............62
T
4
3

T
4
3

T
4
3


T
4
3

5.2.5.2 Rủi ro liên quan đến các quy định của Nhà nước: ...........................................62
T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3

CHƯƠNG 6: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN
T
4
3

T
4
3


T
4
3

DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI OCB KIÊN GIANG ..............................................64
T
4
3

6.1 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI OCB
T
4
3

T
4
3

T
4
3

KIÊN GIANG ................................................................................................................64
T
4
3

6.1.1 Nhóm giải pháp liên quan đến các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng doanh
T
4

3

T
4
3

T
4
3

nghiệp qua kết quả phân tích mô hình hồi quy Binary Logistics ..................................64
T
4
3

6.1.2 Giải pháp liên quan đến công tác thu thập và thẩm định thông tin khách hàng. 65
T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4

3

6.1.3 Nâng cao hiệu quả công tác quản lý và thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay. ....69
T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3

6.1.4 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và quản lý khoản vay .........................73
T
4
3

T
4
3

T
4

3

T
4
3

6.1.5 Nâng cao ý thức đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ ngân hàng............................74
T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3

6.1.6 Nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ ngân hàng ......................76
T
4
3

T
4

3

T
4
3

T
4
3

6.1.7 Một số giải pháp khác .........................................................................................77
T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3

6.2.1 Kết luận ...............................................................................................................78
T
4

3

T
4
3

T
4
3

T
4
3

6.2.2 Kiến nghị ............................................................................................................79
T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3


6.2.2.1 Đối với OCB.....................................................................................................79
T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3

6.2.2.2 Đối với Chính phủ và các cơ quan ngang bộ ...................................................81
T
4
3

T
4
3

T
4
3


T
4
3

6.2.2.3 Đối với Ngân hàng nhà nước ...........................................................................82
T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................83
T
4
3

T
4
3


PHU LỤC .....................................................................................................................86
T
4
3

T
4
3

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Bảng tóm tắt các biến độc lập trong mô hình đề xuất.
Bảng 4.1 Bảng cơ cấu dư nợ theo nhóm nợ của chi nhánh.
Bảng 4.2 Bảng cơ cấu dư nợ doanh nghiệp theo nhóm nợ.
Bảng 5.1: Bảng phân loại dự báo
Bảng 5.2: Bảng kiểm định Omnibus đối với các hệ số của mô hình
Bảng 5.3: Bảng tóm tắt mô hình
Bảng 5.4: Bảng các biến trong mô hình
Bảng 5.5: Bảng mô phỏng xác suất rủi ro tín dụng thay đổi

viii


DANH MỤC HÌNH
Biểu đồ 4.1: Kết quả kinh doanh giai đoạn 2012-2014
Biểu đồ 4.2: Tình hình huy động vốn giai đoạn 2012-2014
Biểu đồ 4.3: Tình hình cho vay giai đoạn 2012-2014

Hình 4.4

: Sơ đồ tổ chức

ix


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DN

Doanh nghiệp

EVFTA

FTA giữa Việt Nam và EU

KMPG

Công ty cung cấp các dịch vụ kiểm toán, thuế và tư vấn

NHNN

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

NHTM

Ngân hàng Thương Mại

OCB


Ngân hàng TMCP Phương Đông

RRTD

Rủi ro tín dụng

TCTD

Tổ chức tín dụng

TPP

Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương

TS

Tài sản

VCUFTA

FTA giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan Nga-Belarus-Kazakhstan

VKFTA

FTA giữa Việt Nam và Hàn Quốc

x


CHƯƠNG 1


GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam đang trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng,
trong đó phải kể đến là hiệp định TPP, được coi là một hiệp định với phạm vi rộng,
mức độ cam kết sâu và là một hiệp định của thế kỷ XXI. Đến nay Việt Nam đang
trong quá trình đàm phán hiệp định và đã đạt được nhiều thành công đáng kể, ký kết
được một số FTA với các nước trong khu vực: VCUFTA, EVFTA, VKFTA,... Khi gia
nhập toàn diện TPP sẽ hội nhập sâu hơn vào thị trường tài chính thế giới, vốn đầu tư
quốc tế vào Việt Nam cũng sẽ tăng mạnh, tạo thuận lợi cho hệ thống ngân hàng tăng
cường thanh khoản và tiếp cận với các nguồn vốn ủy thác trên thế giới với chi phí thấp
hơn. Tuy nhiên, việc dần xóa bỏ các điều kiện thị trường lại là trở thành thách thức do
hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế so với các ngân hàng trong khu
vực. Mức độ cạnh tranh giữa các tổ chức tài chính trên phạm vi toàn cầu cũng tạo ra
một thị trường nhiều rủi ro hơn cho các ngân hàng.
Xét bối cảnh trong nước, ngày 27/01/2015 Thống đốc NHNN đã ban hành Chỉ
thị số 02/CT-NHNN về tăng cường xử lý nợ xấu của TCTD. Theo chỉ thị này, yêu cầu
các TCTD phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn hoạt
động ngân hàng, cơ cấu lại nợ, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro; nghiêm cấm
sử dụng các biện pháp che dấu nợ xấu, phản ánh sai lệch chất lượng tín dụng và kết
quả kinh doanh. Triển khai các biện pháp kiểm soát nợ xấu phát sinh mới và nâng cao
chất lượng tín dụng; xây dựng kế hoạch và giải pháp xử lý nợ xấu, đảm bảo đến cuối
năm 2015 đưa nợ xấu về dưới mức 3%. Như vậy, vấn đề lo ngại nhất của các NHTM
hiện nay là phải kiểm soát được nợ xấu phát sinh mới khi cho vay và các giải pháp
hiệu quả để xử lý nợ tồn động. Mặt dù Chính phủ và NHNN đã có cơ chế, chính sách
hỗ trợ các NHTM xử lý nợ xấu trong thời gian gần đây như: Thành lập công ty mua
bán nợ (VAMC); ban hành thông tư 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN về hướng
dẫn một số vấn đề về xử lý tài sản bảo đảm. Tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn và tồn
tại mà các NHTM chưa thể tận dụng để giải quyết dứt điểm được nợ xấu.
1



Trước những thách thức trên, HĐQT; Ban điều hành của OCB đã nhận thức rất
rõ vấn đề, để tồn tại và phát triển bền vững thì phải chủ động nâng cao năng lực cạnh
tranh của mình, quan tâm đến công tác xử lý nợ xấu, tăng cường quản lý rủi ro trên cơ
sở đảm bảo được phát triển kinh doanh, xây dựng hệ thống quản lý rủi ro theo các
chuẩn mực và thông lệ quốc tế nhằm tăng cường sức đề kháng của ngân hàng mình
trước sức ép cạnh tranh của các tổ chức tài chính quốc tế.
Xuất phát từ thực tế trên tác giả lựa chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả
quản lý rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Phương Đông – Chi
nhánh Kiên Giang” để tìm hiểu, nghiên cứu.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng về công tác quản lý rủi ro tín dụng và xác định các yếu tố
ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng doanh nghiệp, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả quản lý RRTD doanh nghiệp tại OCB Kiên Giang.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng công tác quản lý rủi ro tín dụng doanh nghiệp
tại OCB Kiên Giang.
- Mục tiêu 2: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến RRTD doanh nghiệp tại
OCB Kiên Giang.
- Mục tiêu 3: Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác quản lý rủi ro tín dụng
doanh nghiệp và các yếu tố tác động đến RRTD, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu
quả quản lý rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại OCB Kiên Giang.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Công tác quản lý rủi ro tín dụng doanh nghiệp hiện tại của OCB Kiên Giang
như thế nào ?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến RRTD doanh nghiệp ? Mức độ tác động của
các yếu tố này đến RRTD doanh nghiệp như thế nào ?


2


1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Công tác quản lý rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại OCB Kiên Giang
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: Nghiên cứu giới hạn trong phạm vi chủ yếu là năng lực quản lý
RRTD doanh nghiệp. Mẫu nghiên cứu của luận văn là các khách hàng Doanh nghiệp
đang có quan hệ tín dụng.
- Không gian: Nghiên cứu hoạt động quản lý rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại
OCB Kiên Giang.
- Thời gian: thu thập số liệu từ các khoản vay còn dư nợ tại ngân hàng trong giai
đoạn từ năm 2012-2014.
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài sử dụng mô hình hồi quy Binary Logistics để ước lượng mô hình nghiên
cứu đề xuất và kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính nhằm xác định các yếu tố
ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng doanh nghiệp. Ngoài ra còn sử dụng phương pháp phân
tích thống kê để mô tả đặc điểm của đối tượng khảo sát, xu hướng quan hệ của các
biến, và phân tích hiện trạng của vấn đề nghiên cứu.
1.6 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Qua kết quả nghiên cứu đề tài giúp cho tác giả hệ thống hóa được lý thuyết về
rủi ro và quản lý RRTD. Biết vận dụng các mô hình và lý thuyết đã nghiên cứu vào
thực tiễn. Trên cơ sở đánh giá thực trạng về quản lý RRTD doanh nghiệp, đưa ra giải
pháp nhằm giúp OCB Kiên Giang quản lý rủi ro tín dụng doanh nghiệp hiệu quả hơn.
1.7 CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Luận văn được bố trí thành các chương riêng biệt được phân chia thành các
chương như sau:
- Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu.
- Chương 2: Cơ sở lý thuyết.

- Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
3


- Chương 4: Thực trạng quản lý RRTD doanh nghiệp tại OCB Kiên Giang.
- Chương 5: Phân tích kết quả nghiên cứu.
- Chương 6: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý RRTD doanh nghiệp tại OCB
Kiên Giang.
1.8 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Đề tài nghiên
cứu 1

Nghiên cứu của Hoàng Tùng (2011). “Rủi ro trong hoạt động
cho vay đối với các doanh nghiệp vay vốn đang niêm yết trên thị
trường chứng khoán”
Đề tài thu thập mẫu nghiên cứu gồm 463 công ty đang niêm yết
trên TTCK Việt Nam. Và sử dụng mô hình hồi quy Logistics để

Phương pháp
nghiên cứu

xác định các chỉ tiêu tài chính doanh nghiệp có tác động đến rủi
ro tín dụng. Các chỉ tiêu nghiên cứu gồm: (1) Tỷ suất nợ; (2)
Đòn bẩy nợ; (3) Tỷ suất tài sản ngắn hạn; (4) Số vòng quay tài
sản; (5) Tỷ suất Lợi nhuận/Doanh thu; (6) Tỷ suất sinh lời tài
sản; (7) Tỷ suất sinh lời Vốn chủ sở hữu.
Kết quả mô hình xác định được các chỉ số tài chính có tác động

Kết quả nghiên
cứu


đến rủi ro tín dụng như : Số vòng quay tài sản; Tỷ suất tài sản
ngắn hạn; Tỷ suất nợ; Tỷ suất Lợi nhuận/Doanh thu; Tỷ suất
sinh lời tài sản (ROA), Tỷ suất sinh lời Vốn chủ sở hữu (ROE).
Nhóm chỉ số tài chính đưa vào mô hình dự báo còn thiếu nhóm

Hạn chế

chỉ số liên quan đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp, và
các yếu tố khác như quy mô doanh nghiệp, ngành nghề kinh
doanh,…

Đề tài nghiên
cứu 2

Phương pháp
nghiên cứu

Nghiên cứu của Trương Đông Lộc (2010). “Các nhân tố ảnh
hưởng đến rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thương mại nhà
nước khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long”
Đề tài thu thập mẫu nghiên cứu gồm 220 hồ sơ doanh nghiệp tại
04 NHTM Nhà nước, và sử dụng mô hình xác suất tuyến tính
(logit) để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng.
4


Bao gồm các chỉ tiêu: (1)Khả năng tài chính của người vay; (2)
Đảm bảo nợ vay; (3) Lĩnh vực ngành nghề chính đã tạo ra thu
nhập trả nợ; (4) Kiểm tra giám sát nợ vay; (5) Kinh nghiệm của

cán bộ tín dụng;(6) Kinh nghiệm của người đi vay.
Kết quả mô hình xác định được các yếu tố tác động đến RRTD
Kết quả nghiên
cứu

như: Khả năng tài chính của người vay; Đảm bảo nợ vay; Lĩnh
vực ngành nghề chính đã tạo ra thu nhập trả nợ; Kiểm tra giám
sát nợ vay; Kinh nghiệm của cán bộ tín dụng; Kinh nghiệm của
người đi vay.
Đề tài chỉ nghiên cứu một số các yếu tố có tính chất định tính tác
động đến RRTD có nguyên nhân xuất phát từ phía ngân hàng và

Hạn chế

doanh nghiệp, chưa xem xét đầy đủ yếu tố vó tính chất định
lượng, các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính doanh nghiệp để
đánh giá.
Nghiên cứu của Lê Khương Ninh và Lâm Bích Ngọc (2012) về

Đề tài nghiên
cứu 3

“Rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiêp nhỏ và vừa tại các
chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam ở Đồng
Bằng Sông Cửu Long”.
Đề tài thu thập mẫu nghiên cứu gồm 454 hồ sơ doanh nghiệp vừa
và nhỏ tại 6 Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam.
Và sử dụng mô hình hồi quy Logistics để phân tích các yếu tố

Phương pháp

nghiên cứu

ảnh hưởng đến RRTD của doanh nghiệp. Qua một số chỉ tiêu:
(1) Quy mô doanh nghiệp; (2) Kinh nghiệm quản lý DN; (3) Tỷ
số nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu; (4) ROA; (5) Khả năng trả nợ;
(6) khả năng thanh toán nhanh; (7) Tài sản đảm bảo; (8) Xếp
hạng doanh nghiệp; (9) Lịch sử vay; (10) Kinh nghiệm cán bộ
tín dụng; (11) Tính cạnh tranh.

Kết quả nghiên
cứu

Kết quả mô hình xác định được các yếu tố tác động đến RRTD
như: Qui mô doanh nghiệp; Tỷ số nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu;

5


ROA; Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp; Lịch sử vay; Kinh
nghiệm cán bộ tín dụng và Tính cạnh tranh của doanh nghiệp.
Hạn chế

Đề tài nghiên
cứu 4

Để tài chỉ nghiên cứu ở các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa,
chưa khảo sát nghiên cứu doanh nghiệp lớn.
Nghiên cứu Nguyễn Phước Ngon (2014) về “Các nhân tố ảnh
hưởng đến rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại Chi nhánh Ngân
hàng TMCP Đầu Tư và Phát triển Vĩnh Long”.

Đề tài thu thập mẫu nghiên cứu gồm 98 hồ sơ doanh nghiệp còn
dư nợ tại BIDV Vĩnh Long, và sử dụng mô hình hồi quy
Logistics xác định nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng. Qua
các chỉ tiêu: (1) Thời gian hoạt động; (2) Khả năng thanh toán
nhanh; (3) Tỷ suất nợ; (4) Vòng quay tài sản; (5) Tỷ suất Lợi

Phương pháp
nghiên cứu

nhuận/Doanh thu; (6) Tỷ suất sinh lời của tài sản; (7) Quy mô
doanh nghiệp; (8) Ngành nghề kinh doanh; (9) Các doanh
nghiệp còn dư nợ được khảo sát trong năm 2010; (10) Các
doanh nghiệp còn dư nợ được khảo sát trong năm 2011; (11)
Các doanh nghiệp còn dư nợ được khảo sát trong năm 2012;
(12) Các doanh nghiệp còn dư nợ được khảo sát trong năm
2013.
Kết quả mô hình xác định được các yếu tố tác động đến RRTD

Kết quả nghiên
cứu

như: Thời gian hoạt động; Tỷ suất nợ; Vòng quay tài sản; Tỷ
suất sinh lời của tài sản, Các doanh nghiệp còn dư nợ được
khảo sát trong năm 2010; Các doanh nghiệp còn dư nợ được
khảo sát trong năm 2011.
Đề tài tập trung chủ yếu xác định các nhân tố tác động đến rủi ro

Hạn chế

tín dụng doanh nghiệp, công tác quản lý rủi ro tín dụng doanh

nghiệp thì chưa được đề cập nhiều.

6


CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN
3.1 RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CỦA NHTM
3.1.1 Khái niệm rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng
Có nhiều định nghĩa rủi ro tùy thuộc vào những yếu tố cơ bản như: những ứng
dụng đặc thù và bối cảnh, tiếp cận rủi ro về mặt định tính hay định lượng, tiếp cận tiêu
cực hay tích cực,... Tuy nhiên, xét chung nhất, rủi ro có 2 thuộc tính cơ bản đó là sự
bất định và hậu quả bất lợi.
Theo Lâm Chí Dũng (2009), Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng là những tác
động tiềm năng có tính tiêu cực đến tài sản hoặc giá trị của ngân hàng phát sinh từ một
vài tiến trình hiện tại hoặc sự kiện tương lai.
Theo quan điểm truyền thống: Rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm
hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn, hoặc điều không chắc chắn có thể
xảy ra cho con người.
Theo quan điểm trung hòa: Rủi ro là một sự không chắc chắn, một tình trạng bất
ổn hay sự biến động tiềm ẩn ở kết quả. Tuy nhiên, không phải sự không chắc chắn nào
cũng là rủi ro. Chỉ có những tình trạng không chắc chắn nào có thể ước đoán được xác
suất xảy ra mới được xem là rủi ro. Những tình trạng không chắc chắn nào chưa từng
xảy ra và không thể ước đoán được xác suất xảy ra được xem là sự bất trắc chứ không
phải là rủi ro. Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được.
3.1.2 Các loại rủi ro chủ yếu trong kinh doanh ngân hàng
Tùy theo cách tiếp cận mà rủi ro trong kinh doanh ngân hàng có thể được xem
xét dưới các góc độ khác nhau. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đều thống nhất về các rủi
ro chủ yếu trong kinh doanh ngân hàng bao gồm các loại rủi ro sau:

Rủi ro lãi suất:
Rủi ro lãi suất là khả năng xảy ra những tổn thất khi lãi suất thay đổi ngoài dự
tính. Lãi suất ngân hàng (cả bên tài sản lẫn bên nguồn vốn) thường xuyên biến động
với các mức độ khác nhau có thể dẫn đến tổn thất. Rủi ro lãi suất có liên quan đến chặt
7


chẽ với rủi ro tín dụng.
Rủi ro thị trường:
Rủi ro thị trường là những rủi ro phát sinh do việc mua, bán các tài sản và nợ
trong điều kiện có sự thay đổi về lãi suất; tỷ giá và giá tài sản khác dẫn tới tổn thất về
thu nhập/vốn của ngân hàng.
Rủi ro tín dụng:
Rủi ro tín dụng là rủi ro mà các dòng tiền (cash flows) được hẹn trả theo hợp
đồng (tiền lãi, tiền gốc hoặc cả hai) từ các khoản cho vay và các chứng khoán đầu tư sẽ
không được trả đầy đủ.
Rủi ro ngoại bảng:
Rủi ro ngoại bảng (hay rủi ro hoạt động ngoại bảng) là rủi ro phát sinh từ các
hoạt động ngoại bảng liên quan đến các tài sản hoặc các khoản nợ bất thường.
Rủi ro công nghệ và hoạt động:
Rủi ro hoạt động là những tổn thất do hậu quả trực tiếp hoặc gián tiếp từ những
sai lệch bên trong về quy trình, về con người và các hệ thống hoặc từ các sự kiện bên
ngoài.
Rủi ro công nghệ là rủi ro phát sinh khi việc đầu tư công nghệ không mang lại sự
tiết kiệm chi phí như dự liệu.
Rủi ro ngoại hối:
Rủi ro ngoại hối là rủi ro mà sự thay đổi về tỷ giá và lãi suất ngoại tệ có thể tác
động bất lợi đến giá trị các tài sản và nợ bằng ngoại tệ của ngân hàng hoặc gây nên sự
tổn thất về lợi nhuận.
Rủi ro quốc gia:

Rủi ro quốc gia là rủi ro mà việc thanh toán từ người vay nước ngoài có thể bị
gián đoạn vì sự can thiệp (ngăn cấm/ hạn chế chi trả) của chính phủ sở tại vì sự thiếu
hụt ngoại tệ hoặc những lý do khác.
Rủi ro thanh khoản:

8


Rủi ro thanh khoản là khả năng xảy ra tổn thất cho ngân hàng khi nhu cầu thanh
khoản thực tế vượt quá khả năng thanh khoản dự kiến, làm gia tăng các chi phí để đáp
ứng nhu cầu thanh khoản hoặc làm cho ngân hàng mất khả năng thanh toán.
Rủi ro vỡ nợ:
Rủi ro vỡ nợ là rủi ro mà một ngân hàng không đủ vốn (chủ sở hữu) để bù đắp sự
sụt giảm đột ngột trong giá trị tài sản so với giá trị nợ.
Về khía cạnh kỹ thuật, rủi ro vỡ nợ là tình trạng vốn của ngân hàng dần đến 0
hoặc âm do những thiệt hại gây ra bởi một hay nhiều hơn các rủi ro đã đề cập. Chẳng
hạn, rủi ro tín dụng lớn dẫn đến không thu hồi được các khoản cho vay làm sụt giảm
giá trị tài sản hoặc rủi ro thị trường làm ngân hàng bị lỗ dẫn đến sụt giảm giá trị vốn
chủ sở hữu hoặc rủi ro lãi suất làm ngân hàng bị lỗ hoặc sụt giảm giá trị thị trường của
vốn chủ sở hữu…
Rủi ro pháp lý:
Là rủi ro ngân hàng có thể bị khởi kiện vì để xảy ra những sai sót hoặc sự cố
trong quá trình hoạt động kinh doanh gây thiệt hại cho khách hàng và đối tác. Rủi ro
pháp lý mà các ngân hàng phải đối mặt có thể tiềm ẩn trong nhiều lĩnh vực kinh
doanh. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro pháp lý có thể là do con người hoặc do công nghệ
máy móc. Thậm chí, ngân hàng có thể gặp phải rủi ro pháp lý ngay cả khi ngân hàng
không phải là bên gây thiệt hại.
Rủi ro khác:
Các rủi ro khác là khả năng xảy ra cướp ngân hàng, nhầm lẫn trong thanh toán,
hỏa hoạn, thay đổi trong các quy định về thuế, thay đổi trong chính sách điều tiết kinh

tế vĩ mô, …
3.2 RỦI RO TÍN DỤNG
3.2.1 Một số khái niệm cơ bản về rủi ro tín dụng
Theo khoản 1, điều 3 thông tư 02/2013/TT-NHNN của Thống đốc NHNN Việt
Nam, rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng được hiểu là tổn thất có khả năng xảy
ra đối với nợ của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không thực

9


hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo
cam kết.
Rủi ro tín dụng là rủi ro mà các dòng tiền (cash flows) được hẹn trả theo hợp
đồng (tiền lãi, tiền gốc hoặc cả hai) từ các khoản cho vay và các chứng khoán đầu tư sẽ
không được trả đầy đủ (Lâm Chí Dũng, 2009)
Theo Trần Huy Hoàng (2010), Rủi ro tín dụng là rủi to thất thoát tài sản có thể
phát sinh khi một bên đối tác không thực hiện một nghĩa vụ tài chính hoặc nghĩa vụ
theo hợp đồng đối với ngân hàng, bao gồm cả việc không thực hiện thanh toán nợ cho
dù là nợ gốc hay nợ lãi khi khoản nợ đến hạn.
Rủi to tín dụng là khả năng xãy ra những tổn thất mà ngân hàng phải chịu do
khách hàng vay không trả đúng hạn, không trả, hoặc không trả đầy đủ vốn và lãi. Khi
thực hiện một hoạt động cho vay cụ thể, ngân hàng không dự kiến là khoản cho vay đó
sẽ bị tổn thất. Tuy nhiên những khoản cho vay đó luôn hàm chứa nhiều rủi ro. Một số
ý kiến cho rằng trên quan điểm quản lý toàn bộ ngân hàng, tỷ lệ tổn thất dự kiến đối
với hoạt động tín dụng luôn được xác định trước trong chiến lược hoạt động chung. Do
vậy, khi tổn thất dưới mức tỷ lệ tổn thất dự kiến, ngân hàng coi đó là một thành công
trong quản lý. (Phan Thị Thu Hà, 2009)
Theo Basel 2, Rủi ro tín dụng là rủi ro do tính không chắc chắn về khả năng hay
sự sẳn sàng của đối tác trong việc đáp ứng các nghĩa vụ được quy định trong hợp
đồng.

Theo quan điểm của Nguyễn Đức Tú, 2012:
Rủi ro tín dụng là những tổn thất tiềm năng có thể xảy ra do khách hàng không
có khả năng hoặc không có đủ năng lực thực hiện nghĩa vụ của họ một cách đầy đủ
hoặc đúng hạn theo cam kết.
Rủi ro tín dụng chính là khả năng xảy ra sự khác biệt không mong muốn giữa thu
nhập thực tế và thu nhập kỳ vọng đúng hạn, nhận được đầy đủ gốc và lãi.
Rủi ro tín dụng sẽ dẩn đến tổn thất tài chính tức là giảm thu nhập ròng và giảm
giá trị thị trường của vốn.

10


3.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng.
Việc phân loại rủi ro tín dụng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc thiết lập
chính sách, qui trình, thủ tục và cả mô hình tổ chức quản trị và điều hành nhằm bảo
đảm nhận biết đầy đủ các yếu tố gây ra rủi ro và phân biệt trách nhiệm rõ ràng giữa
các bộ phận, giữa các khâu trong toàn bộ quá trình tác nghiệp thẩm định, cấp tín dụng,
giám sát thu hồi nợ và xử lý khoản nợ nếu nó có dấu hiệu không bình thường. Thực tế
cho thấy sự phân chia trách nhiệm càng rõ ràng, càng cụ thể, sẽ giúp cho quá trình
quản lý rủi ro tín dụng có hiệu quả. Căn cứ vào tính tổng thể của rủi ro, rủi ro tín dụng
được chia thành rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục.
3.2.2.1 Rủi ro giao dịch
Là hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế
trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch
có ba bộ phận chính là rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ.
- Rủi ro lựa chọn là rủi ro do lựa chọn những khách hàng có phương án vay vốn
chưa thực sự hiệu quả.
- Rủi ro bảo đảm là rủi ro phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều
khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo, hình thức
đảm bảo và mức cho vay trên giá trị của tài sản đảm bảo.

- Rủi ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay, kiểm soát
sau khi vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các
khoản vay có vấn đề
3.2.2.2 Rủi ro danh mục
Là hình thức của rủi ro mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong
quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được phân chia thành hai loại là rủi ro nội
tại và rủi ro tập trung.
- Rủi ro nội tại xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mang tính riêng
biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó xuất phát từ đặc
điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay vốn.
- Rủi ro tập trung là trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều đối

11


với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một
ngành, lĩnh vực kinh tế; hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định; hoặc cùng một
loại hình cho vay có rủi ro cao.
3.2.3 Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng
3.2.3.1 Đối với ngân hàng
- Giảm lợi nhuận của ngân hàng: Khi rủi ro tín dụng xảy ra sẽ phát sinh các
khoản nợ khó đòi. Mặt khác, khi có quá nhiều các khoản nợ khó hoặc không thu hồi
được sẽ phát sinh các khoản chi phí quản lý, giám sát, thu nợ,... các chi phí này cao
hơn khoản thu nhập từ việc tăng lãi suất nợ quá hạn, vì đây chỉ là những khoản thu
nhập ảo, thực tế ngân hàng rất khó có thể thu hồi đầy đủ chúng. Bên cạnh đó, ngân
hàng vẫn phải trả lãi cho các khoản tiền huy động trong khi một bộ phận tài sản của
ngân hàng không thu được lãi cũng như không chuyển được thành tiền cho người khác
vay và thu lãi. Kết quả là lợi nhuận của ngân hàng sẽ bị giảm sút.
- Giảm khả năng thanh toán của ngân hàng: Ngân hàng thường lập kế hoạch cân
đối dòng tiền ra (trả lãi và gốc tiền gửi, cho vay, đầu tư mới,…) và dòng tiền vào (tiền

nhận gửi, tiền thu nợ gốc và lãi cho vay,…) tại các thời điểm trong tương lai. Khi các
hợp đồng vay không được thanh toán đầy đủ và đúng hạn sẽ dẫn đến sự không cân đối
giữa hai dòng tiền. Một thực tế diễn ra, các khoản tiền gửi tiết kiệm của khách hàng
vẫn phải thanh toán đúng kỳ hạn trong khi các khoản tiền vay của khách hàng lại
không được hoàn trả đúng hẹn. Nếu ngân hàng không đi vay hoặc bán các tài sản của
mình thì khả năng chi trả của ngân hàng sẽ bị suy yếu, gặp phải vấn đề lớn trong rủi ro
thanh khoản.
- Giảm uy tín của ngân hàng: Tình trạng mất khả năng chi trả tái diễn nhiều lần,
hay những thông tin về rủi ro tín dụng của ngân hàng bị tiết lộ ra công chúng, uy tín
của ngân hàng trên thị trường tài chính sẽ bị giảm sút, đây là cơ hội tốt cho các đối thủ
cạnh tranh giành giật lấy thị trường và khách hàng.
- Phá sản ngân hàng: Nếu doanh nghiệp vay vốn ngân hàng khó khăn trong việc
hoàn trả, nhất là những khoản vay lớn thì có thể dẫn đến khủng hoảng trong hoạt động
của chính ngân hàng. Khi ngân hàng không chuẩn bị trước các phương án dự phòng,
không đủ khả năng đáp ứng được nhu cầu rút vốn quá lớn, sẽ nhanh chóng mất khả

12


năng thanh toán, dẫn đến sự sụp đổ của ngân hàng.
3.2.3.2 Đối với nền kinh tế
Hoạt động của ngân hàng liên quan đến nhiều ngành nghề và nhiều thành phần
khác nhau trong nền kinh tế. Do vậy, nếu hoạt động kinh doanh của ngân hàng có rủi
ro, dẩn đến phá sản thì gây ảnh hưởng đến các bộ phận còn lại trong xã hội, trước tiên
là các ngân hàng khác, bởi có quan hệ mất thiết với nhau trong hoạt động nên một
ngân hàng sụp đổ có thể dẫn đến sự sụp đổ của các ngân hàng còn lại. Ngoài ra doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh cũng gặp khó khăn do thiếu vốn, người gửi tiền bị ảnh
hưởng, gây tâm lý hoang mang cho người dân. Những hậu quả này còn giảm lòng tin
của công chúng vào sự vững chắc và lành mạnh của hệ thống tài chính, những hiệu lực
của các chính sách tiền tệ của chính phủ.

3.2.4 Các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng
Theo Phan Thị Thu Hà (2009), Rủi ro tín dụng xuất phát từ 3 nguyên nhân:
- Những nguyên nhân bất khả kháng: Những nguyên nhân bất khả kháng tác
động tới người vay, làm họ mất khả năng thanh toán cho ngân hàng, như thiên tai,
chiến tranh, hoặc những thay đổi tầm vĩ mô (thay đổi chính phủ, chính sách kinh tế,
hàng rào thuế quan,…) vượt qua tầm kiểm soát của người vay lẫn người cho vay.
Những thay đổi này thường xuyên xảy ra, tác động liên tục tới người vay, tạo thuận lợi
hoặc khó khăn cho người vay. Nhiều người vay với bản lĩnh của mình có khả năng dự
báo, thích ứng, hoặc khắc phục những khó khăn. Trong những trường hợp khác, người
vay có thể bị tổn thất song vẫn có khả năng trả nợ cho ngân hàng đúng hạn, đủ gốc và
lãi. Tuy nhiên khi tác động của những nguyên nhân bất khả kháng đối với người vay là
nặng nề, khả năng của họ bị suy giảm.
- Nguyên nhân thuộc về chủ quan người vay: Trình độ yếu kém của người vay
trong dự đoán các vấn đề kinh doanh, yếu kém trong quản lý, chủ định lừa đảo cán bộ
ngân hàng, chây ì… là nguyên nhân gây rủi ro tín dụng. Rất nhiều người vay sẵn sàng
mạo hiểm với kỳ vọng thu được lợi nhuận cao. Để đạt được mục đích của mình họ sẵn
sàng tìm mọi thủ đoạn ứng phó với ngân hàng như cung cấp thông tin sai, mua chuộc,
… Nhiều người vay đã không tính toán kỹ lưỡng hoặc không có khả năng tính toán kỹ
lưỡng những bất trắc có thể xảy ra, không có khả năng thích ứng và khắc phục khó
13


khăn trong kinh doanh. Trong trường hợp còn lại, người vay kinh doanh có lãi song
vẫn không trả nợ cho ngân hàng đúng hạn. Họ chây ì với hy vọng có thể quỵt nợ, hoặc
có thể sử dụng vốn vay càng lâu càng tốt.
- Nguyên nhân thuộc về ngân hàng: Chất lượng cán bộ kém, không đủ trình độ
đánh giá khách hàng hoặc đánh giá không tốt, cố tình làm sai … là một trong những
nguyên nhân của rủi ro tín dụng. Nhân viên ngân hàng phải tiếp cận với nhiều ngành
nghề, nhiều vùng, thậm chí nhiều quốc gia. Để cho vay tốt họ phải am hiểu khách
hàng, lĩnh vực mà khách hàng kinh doanh, môi trường mà khách hàng sống. Họ phải

có khả năng dự báo các vấn đề liên quan đến người vay … Như vậy, họ cần phải được
đào tạo và tự đào tạo kỹ lưỡng, liên tục và toàn diện. Khi nhân viên tín dụng cho vay
đối với khách hàng mà họ chưa đủ trình độ để hiểu kỹ lưỡng, rủi ro tín dụng luôn rình
rập họ. Sống trong môi trường “tiền bạc” nhiều nhân viên ngân hàng đã không tránh
khỏi cám dỗ của đồng tiền, tiếp tay cho khách hàng rút ruột ngân hàng. Như vậy chất
lượng nhân viên ngân hàng bao gồm trình độ và đạo đức nghề nghiệp không đảm bảo
là nguyên nhân của rủi ro tín dụng.
Theo Nguyễn Đức Tú (2012). Nếu xét về nguyên nhân thì rủi ro tín dụng bắt
nguồn từ nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.
- Nguyên nhân khách quan: Nguyên nhân RRTD xuất phát từ môi trường chính
trị và pháp luật, môi trường kinh tế, từ phía khách hàng vay vốn: Năng lực quản lý,
điều hành của khách hàng, tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch,
sử dụng vốn sai mục đích, không có thiên chí trả nợ vay.
- Nguyên nhân chủ quan: Do chính sách tín dụng của ngân hàng, những yếu
kém của cán bộ tín dụng, thiếu giám sát và quản lý sau cho vay, lỏng lẻo trong công
tác kiểm tra nội bộ các ngân hàng, sự hợp tác giữa các NHTM quá lỏng lẻo, vai trò của
CIC chưa thực sự hiệu quả.
3.2.5 Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng
3.2.5.1 Quy mô tín dụng
Quy mô tín dụng không phải là chỉ tiêu phản ánh trực tiếp rủi ro tín dụng, nhưng
nếu quy mô tín dụng tăng quá nóng, không tương xứng với khả năng kiểm soát của
ngân hàng thì lúc đó quy mô tín dụng sẽ phản ánh rủi ro tín dụng. Trên các khía cạnh:
14


×