Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh
nguyễn thị thu phơng
Bớc đầu khảo sát trờng từ vựng - ngữ nghĩa
về quê hơng và thời cuộc trong Tuyển tập mời năm của nhà
báo Phan Quang
Chuyên ngành: ngôn ngữ học
Mã số: 60.22.01
luận văn thạc sĩ ngữ văn
Ngời hớng dẫn khoa học:
PGS. TS. Lê Quang Thiêm
Vinh - 2011
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU................................................................................................................................5
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................................5
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề..................................................................................................6
3. Mục đích và nội dung nghiên cứu....................................................................................10
4. Ngữ liệu và phương pháp nghiên cứu..............................................................................10
5. Bố cục...............................................................................................................................11
NỘI DUNG..........................................................................................................................12
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO LUẬN VĂN................................................................12
1.1. Từ, nghĩa của từ và trường từ vựng ngữ nghĩa..............................................................12
1.1.1. Từ...............................................................................................................................12
1.1.2. Nghĩa của từ...............................................................................................................16
1.1.2.1. Quan điểm về nghĩa của từ......................................................................................16
1.1.2.2. Các thành phần nghĩa..............................................................................................20
1.1.3. Trường từ vựng ngữ nghĩa.........................................................................................23
1.2. Đặc điểm trường từ vựng - ngữ nghĩa...........................................................................25
1.2.1. Tính hệ thống của trường từ vựng - ngữ nghĩa..........................................................25
1.2.2. Các loại trường từ vựng - ngữ nghĩa..........................................................................26
1.2.2.1. Trường nghĩa biểu vật.............................................................................................27
1.2.2.2. Trường nghĩa biểu niệm..........................................................................................28
1.2.2.3. Trường nghĩa tuyến tính..........................................................................................29
1.2.2.4. Trường liên tưởng....................................................................................................30
1.3. Giá trị biểu đạt của trường từ vựng - ngữ nghĩa............................................................30
1.3.1. Giá trị biểu đạt hiện thực khách quan.........................................................................30
1.3.2. Giá trị biểu đạt tư tưởng, tình cảm của chủ thể sáng tạo............................................33
Tiểu kết chương 1.................................................................................................................35
Chương 2 TRƯỜNG TỪ VỰNG - NGỮ NGHĨA VỀ QUÊ HƯƠNG...............................36
2.1. Ngữ liệu của trường từ vựng - ngữ nghĩa về quê hương...............................................36
2.1.1. Tổng quan về tài liệu khảo sát....................................................................................36
2.1.2. Phân loại các từ..........................................................................................................36
2.1.3. Nhận xét.....................................................................................................................38
2.2. Sự phân bố về các tiểu trường theo chủ đề quê hương.................................................39
2.2.1. Tiêu chí phân lập các tiểu trường...............................................................................39
2.2.2. Các tiểu trường nói về chủ đề quê hương...................................................................39
2.3. Giá trị biểu đạt của các trường về quê hương...............................................................40
2.3.1. Trường từ về địa danh quê hương - đất nước.............................................................40
2.3.2. Trường từ về quan hệ thân tộc....................................................................................42
2.3.3. Trường từ về sinh hoạt truyền thống, tâm linh...........................................................44
2.3.4.Trường từ về cảnh vật quê hương gắn với kỷ niệm tuổi thơ.......................................46
2.3.5. Nhận xét chung...........................................................................................................51
2.3.5.1. Nỗi lòng của người con xa quê hương....................................................................51
2.3.5.2. Từ ngữ thân thuộc, bình dị......................................................................................56
Tiểu kết chương 2.................................................................................................................59
Chương 3 CÁC TRƯỜNG TỪ VỰNG - NGỮ NGHĨA VỀ THỜI CUỘC........................61
3.1. Ngữ liệu của các trường từ vựng - ngữ nghĩa về thời cuộc...........................................61
3
3.1.1. Tổng quan về tài liệu khảo sát....................................................................................61
3.1.2. Phân loại các từ..........................................................................................................61
3.1.3. Nhận xét.....................................................................................................................64
3.2. Sự phân bố về các tiểu trường theo chủ đề thời cuộc....................................................64
3.2.1. Tiêu chí phân lập các tiểu trường...............................................................................65
3.2.2. Các tiểu trường về chủ đề thời cuộc...........................................................................65
3.3. Giá trị biểu đạt của các trường về thời cuộc..................................................................66
3.3.1. Trường từ về thiên tai dịch bệnh................................................................................66
3.3.2. Trường từ về tệ nạn xã hội.........................................................................................68
3.3.3. Trường từ về mục tiêu phát triển đất nước.................................................................70
3.3.4. Trường từ về hướng phát triển của đất nước..............................................................72
3.3.5. Nhận xét chung...........................................................................................................75
3.3.5.1. Cập nhập thời sự nóng hổi.......................................................................................75
3.3.5.2. “Quyền năng và trách nhiệm” của một nhà báo......................................................76
3.3.5.3. Tầm nhìn của một chính khách...............................................................................81
Tiểu kết chương 3.................................................................................................................83
PHẦN KẾT LUẬN..............................................................................................................85
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................89
PHỤ LỤC.............................................................................................................................92
Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục
NHỮNG VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
TTMN
:
Tuyển tập mười năm
QH&TC :
Quê hương và thời cuộc
QH
:
Quê hương
TC
:
Thời cuộc
TTV-NN :
Trường từ vựng - ngữ nghĩa
5
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Nhà báo Phan Quang là nhà báo lớn của nền báo chí Việt Nam.
Tên thật của ông là Phan Quang Diêu, sinh năm 1928 tại xã Hải Thượng,
huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Ông bắt đầu viết báo từ năm 1948. Ông từng
làm việc tại báo Cứu quốc liên khu IV, báo Nhân Dân, là tổng biên tập của
tạp chí Người làm báo, chủ nhiệm Tuần báo Nhà báo và Công luận, ban
Tuyên huấn Trung ương. Ông thường được gọi với cái tên đầy trân trọng là
“ông quan làm báo” vì đã nắm giữ rất nhiều các chức vụ quan trọng như:
Thành viên Ban lãnh đạo Liên đoàn báo chí các nước ASEAN, Phó chủ
nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội các khóa 8, 9 và 10, Thứ trưởng Bộ
Văn hóa - Thông tin, Tổng giám đốc đài tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch hội
Nhà báo Việt Nam.
1.2. Bên cạnh sự nghiệp báo chí vô cùng lớn lao, độc giả còn biết đến
ông với vai trò là một nhà văn có nhiều tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác
nhau. Nhà báo lớn mang “nghề báo nghiệp văn” này đã dịch và giới thiệu các
tác phẩm Nghìn lẻ một ngày, Nghìn lẻ một đêm, Những ngôi sao ban ngày, 12
sử thi huyền thoại, Sử thi huyền thoại Đông Tây, ông còn cho ra mắt độc giả 6
tập ký (Quê hương, Thơ thẩn Paris, Bên mộ vua Tần, Đồng bằng sông Cửu
Long, Miền Trung ngày ấy chưa xa, Du ký), 2 tập tiểu luận (Về diện mạo báo
chí Việt Nam, Nghề báo nghiệp văn), 2 tập truyện thiếu nhi (Một mình giữa
đại dương, Chinh phục Hymalaya), 1 cuốn tuyển tập (Phan Quang tuyển tập)
và 3 tập chân dung trong nước và nước ngoài (Những người tôi quý mến,
Phác họa chân dung). Các tác phẩm này không phải là “cuộc dạo chơi” sang
làng văn chương của một nhà báo bởi chúng đã chứng minh được sức sống
bền bỉ của mình trong lòng độc giả, cụ thể cuốn Nghìn lẻ một ngày đã được in
lần thứ sáu, Nghìn lẻ một đêm tái bản lần thứ hai mươi lăm…
Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục
6
1.3. Năm 2008 cuốn Phan Quang tuyển tập mười năm ra mắt độc giả.
Có thể nói đây là “cái nhìn toàn cảnh” về sự nghiệp cầm bút của ông trong
giai đoạn mười năm gần đây. Tuyển tập này chọn lọc một số bài viết của ông
trong giai đoạn từ 1998 - 2008, tất cả đều đã được đăng trên các báo, tạp chí
hoặc đã được in thành sách. Tuyển tập mười năm được chia làm năm phần,
trong đó có một phần quan trọng là Quê hương và thời cuộc. Qua các bài viết
nhà báo đã giành những tình cảm sâu đậm để nói về quê hương Bình Trị
Thiên và đất nước Việt Nam, đồng thời cũng nêu lên những vấn đề lớn của
thời cuộc bằng cái nhìn của một chính khách.
1.4. Ở Việt nam việc vận dụng lý thuyết ngôn ngữ học vào nghiên cứu
tác phẩm báo chí đã có những tiền lệ, các công trình đó thường là nghiên cứu
về mặt hành chức của các tác phẩm báo. Lý thuyết về trường từ vựng - ngữ
nghĩa rất ít khi được áp dụng vào nghiên cứu tác phẩm báo chí, có chăng như
ông Đỗ Hữu Châu đã chỉ ra việc nghiên cứu trường liên tưởng trong tác phẩm
văn học mà thôi. Vậy nên, chúng tôi sẽ tiến hành thử nghiệm việc nghiên cứu
tác phẩm báo chí áp dụng lý thuyết về trường từ vựng - ngữ nghĩa. Do dung
lượng của cuốn ttmn quá dài, nên chúng tôi đã khoanh vùng phạm vi nghiên
cứu trong phần 5 - Quê hương và thời cuộc.
1.5. Với những lý do đó chúng tôi đã chọn đề tài “Bước đầu khảo sát
trường từ vựng - ngữ nghĩa về quê hương và thời cuộc trong Tuyển tập mười
năm của nhà báo Phan Quang” để nghiên cứu về tác phẩm của ông bằng cách
tiếp cận ngôn ngữ học.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Lý thuyết về trường từ vựng - ngữ nghĩa được đưa ra bởi hai nhà
ngôn ngữ người Đức J.Trier và L.Weisgerber. Trước đó thì đã có những lý
thuyết khẳng định về quan hệ giữa các từ trong một ngôn ngữ.
Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục
7
Ở Việt Nam giáo sư Đỗ Hữu Châu là người nghiên cứu sớm và có
nhiều công trình về lý thuyết trường. Định nghĩa trường của ông được rất
nhiều người chấp nhận và sử dụng phổ biến: Trường từ vựng là một tập hợp
các đơn vị từ vựng căn cứ vào một nét đồng nhất nào đó về ngữ nghĩa.
- Năm 1973, ông có công trình “Trường từ vựng và hiện tượng đồng
nghĩa, trái nghĩa”.
- Năm 1975, Giáo sư Đỗ Hữu Châu tiếp tục trình bày cụ thể về trường
và việc nghiên cứu từ vựng.
Các công trình nghiên cứu của Đỗ Hữu Châu đã cung cấp một hệ thống
lý thuyết về trường từ vựng - ngữ nghĩa. Thực chất hiện giờ lý thuyết về
trường từ vựng - ngữ nghĩa ở Việt Nam tồn tại nội dung sau:
Trường từ vựng ngữ nghĩa được chia làm bốn loại căn cứ vào các loại ý
nghĩa của từ bao gồm: Trường nghĩa biểu vật, trường nghĩa biểu niệm, trường
nghĩa tuyến tính và trường nghĩa liên tưởng.
Các nhà nghiên cứu đã áp dụng lý thuyết này để nghiên cứu tiếng Việt.
Đặc biệt, trường nghĩa liên tưởng được áp dụng nhiều khi nghiên cứu tác
phẩm văn học. Ví dụ một số công trình tiêu biểu như:
- Năm 1988, Nguyễn Đức Tồn có luận án PTS “Trường từ vựng bộ
phận cơ thể người”.
- Năm 1996, Nguyễn Thúy Khanh có luận án PTS “Đặc điểm trường từ
vựng ngữ nghĩa tên gọi động vật”.
- Năm 1999, Đinh Thị Oanh bảo vệ luận văn Thạc sĩ “Cấu trúc ngữ
nghĩa của vị từ thuộc trường “thực vật”.
- Năm 2002, Nguyễn Đức Tồn xuất bản công trình “Tìm hiểu đặc trưng
văn hóa - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy ở người Việt”. Ở chương thứ 8 đã
chỉ ra đặc điểm ngữ nghĩa của trường gọi thực vật.
Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục
8
- Năm 2007, GS. TS. Đỗ Thị Kim Liên có bài báo “Trường ngữ nghĩa
biểu hiện quan niệm về nữ giới trong tục ngữ Việt” (Đăng trên Tạp chí Ngôn
ngữ và đời sống, số 6 (140) - 2007).
- Năm 2007, Phan Thị Thúy Hằng bảo vệ luận văn Thạc sĩ “Trường từ
vựng tên gọi các loại cây trong ca dao của người Việt”.
- Năm 2008, Lê Thị Thanh Nga bảo vệ luận văn Thạc sĩ “Đặc điểm lớp
từ ngữ thuộc trường nghĩa chỉ vật dụng - biểu tượng tình yêu trong ca dao tình
yêu lứa đôi”.
- Năm 2009, TS. Hoàng Anh, Nguyễn Thị Yến có bài báo “Trường
nghĩa ẩm thực trong các bài báo viết về bóng đá” (Đăng trên tạp chí Ngôn
ngữ và đời sống, số 7 (165) - 2009).
- Năm 2010, Trần Thị Mai có bài báo “Trường từ vựng chỉ không gian
trong tập thơ Lửa thiêng của Huy Cận” (Đăng trên tạp chí Ngôn ngữ và đời
sống, số 1+2 (171+172) - 2010)
…
Ở các công trình trên lý thuyết trường được vận dụng vào nghiên cứu
với vai trò là cơ sở tập hợp từ để phục vụ cho các mục đích nghiên cứu khác
nhau. Như các công trình của tác giả Nguyễn Đức Tồn, Nguyễn Thúy Khanh,
Phan Thị Thúy Hằng, Đỗ Thị Kim Liên tập hợp các trường từ để nghiên cứu
về đặc trưng văn hóa. Tác giả Đinh Thị Oanh nghiên cứu theo hướng ngôn
ngữ về mặt ngữ nghĩa nhưng chỉ gói gọn trong phạm vi các vị từ. Tác giả Lê
Thị Thanh Nga thì nghiên cứu về mặt đặc điểm của từ ngữ. Tiến sĩ Hoàng
Anh và Lê Thị Yến nghiên cứu trường nghĩa ẩm thực trong các bài viết về
bóng đá để chỉ ra sự sinh động trong cách sử dụng từ ngữ. Bài viết của tác giả
Trần Thị Mai áp dụng lý thuyết trường từ vựng ngữ nghĩa để nghiên cứu về
ngôn ngữ thơ.
Có thể nhận thấy rằng việc áp dụng lý thuyết trường từ vựng - ngữ
nghĩa vào việc nghiên cứu tác phẩm báo chí của một tác giả cụ thể chưa từng
Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục
9
có tiền lệ, có chăng chỉ là nghiên cứu về cách sử dụng từ ngữ trong tập hợp
các bài báo. Và hầu hết là áp dụng lý thuyết trường từ vựng - ngữ nghĩa để
nghiên cứu các tác phẩm văn học.
2.2. Tuyển tập mười năm của nhà báo Phan Quang là tập hợp các bài
viết của tác giả trong giai đoạn 1998 - 2008. Tác phẩm xuất bản vào năm
2008 này chia làm 5 phần: Đất nước phương trời, thương nhớ vẫn còn, trên
đường tìm học và suy ngẫm, dịch và giới thiệu, quê hương và thời cuộc.
Tác giả của cuốn sách là một tên tuổi lớn trong làng báo chí Việt Nam.
Các tác phẩm của ông thể hiện một tư duy sâu sắc, một lối viết sắc sảo, kết
hợp nhịp nhàng giữa báo chí và văn chương.
Khi Tuyển tập mười năm xuất bản đã tạo một cơn dư chấn trong nền
báo chí. Có rất nhiều bài báo giới thiệu và bình luận về cuốn sách đáng đọc
này thí dụ, bài của cố Giáo sư Viện sĩ Hoàng Trinh (báo Nhân dân), Giáo sư
Hà Minh Đức (báo Người lao động), Giáo sư Viện sĩ Hồ Sĩ Vịnh (báo Văn
nghệ), Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Lân Dũng (tạp chí Kiến thức Ngày nay), nhà
thơ Vân Long (báo Sài Gòn Giải phóng), nhà văn Nguyễn Khắc Phê (tạp chí
Người làm báo), các nhà báo Quế Trinh (Hà Nội mới), Nguyễn Lương Phán,
(VietnamNet), Trương Cộng Hòa (VOVNEWS), vv (xem phần phụ lục).
Tuy nhiên, những tác phẩm báo chí thường có số phận ngắn ngủi hơn
văn chương, vì nó được viết ra với mục đích chính là thông tin, vì vậy thường
không được quan tâm nghiên cứu thỏa đáng. Trong những năm gần đây, một
số tác phẩm dịch của tác giả Phan Quang như Nghìn lẻ một đêm đang được
tiến hành nghiên cứu.
Đọc cuốn Tuyển tập mười năm, chúng tôi thấy những đặc sắc trong
việc sử dụng ngôn ngữ của tác giả Phan Quang, đồng thời những tâm tư, tình
cảm của ông khiến nhiều người phải suy ngẫm về một tài năng lớn, một nhân
cách lớn. Vậy nên, chúng tôi quyết định lấy cuốn sách này làm tư liệu nghiên
Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục
10
cứu theo hướng ngôn ngữ học, bằng cách áp dụng lý thuyết về trường từ vựng
- ngữ nghĩa. Và luận văn của chúng tôi cũng là công trình đầu tiên nghiên cứu
về Tuyển tập mười năm.
2.3. Với những trình bày trên, có thể khẳng định luận văn của chúng tôi
là công trình đầu tiên áp dụng lý thuyết về trường từ vựng - ngữ nghĩa vào
việc nghiên cứu tác phẩm báo chí của một tác giả cụ thể, và là công trình đầu
tiên nghiên cứu theo hướng ngôn ngữ học cuốn “Tuyển tập mười năm” của
nhà báo Phan Quang. Vậy nên, đây là một công trình nghiên cứu hoàn toàn
mới, không trùng lặp và sao chép với bất kỳ công trình nghiên cứu ngôn ngữ
học nào khác.
3. Mục đích và nội dung nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu của luận văn
Sử dụng lý thuyết trường từ vựng - ngữ nghĩa để khảo sát giá trị nội
dung tư tưởng của tác giả và tác phẩm theo hai phạm vi chủ đề là quê hương
và thời cuộc.
3.2. Nội dung nghiên cứu của luận văn
Để thực hiện mục đích nghiên cứu của luận văn thì nội dung nghiên
cứu cần phải tiến hành là:
- Nghiên cứu giới thiệu lý thuyết trường từ vựng - ngữ nghĩa làm cơ sở
lý luận cho luận văn.
- Áp dụng phương pháp phân tích ngữ nghĩa để làm rõ hai chủ đề là
quê hương và thời cuộc
4. Ngữ liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Ngữ liệu của đề tài
Ngữ liệu của đề tài là phần 5 (Quê hương và thời cuộc) trong Tuyển tập
mười năm của nhà báo Phan Quang. Gồm 52 bài, 161 trang.
Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục
11
4.2. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Để thực hiện việc nghiên cứu đề tài chúng tôi sử dụng các phương
pháp sau:
- Xử lý ranh giới từ trên văn bản
- Thống kê để nhặt ra các từ thuộc hai chủ đề quê hương và thời cuộc
(gồm từ nào? Xuất hiện bao nhiêu lần?).
- Phân loại các từ đã được định lượng theo các chủ đề nhỏ hơn.
- Phân tích định tính về độ đậm đặc của các trường cũng như nội dung
biểu đạt của các trường, thông qua đó để thấy tư tưởng, tình cảm và độ bao
quát của tác giả.
5. Bố cục
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn chia thành ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận cho luận văn
1.1. Từ, nghĩa của từ, trường từ vựng - ngữ nghĩa
1.2. Đặc điểm trường từ vựng - ngữ nghĩa
1.3. Giá trị biểu đạt của trường từ vựng - ngữ nghĩa
Chương 2: Trường từ vựng - ngữ nghĩa về quê hương
2.1. Ngữ liệu các trường từ vựng - ngữ nghĩa về quê hương
2.2. Sự phân bố về các tiểu trường theo chủ đề quê hương
2.3. Giá trị biểu đạt của các trường từ vựng - ngữ nghĩa về quê hương
Chương 3: Trường từ vựng - ngữ nghĩa về thời cuộc
3.1. Ngữ liệu các trường từ vựng - ngữ nghĩa về thời cuộc
3.2. Sự phân bố về các tiểu trường theo chủ đề thời cuộc
3.3. Giá trị biểu đạt của các trường từ vựng - ngữ nghĩa về thời cuộc
Cuối cùng là phần Tài liệu tham khảo.
Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục
12
NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO LUẬN VĂN
1.1. Từ, nghĩa của từ và trường từ vựng ngữ nghĩa
1.1.1. Từ
F. de Saussure đã viết: “vì từ, mặc dầu khó định nghĩa, vẫn là một đơn
vị mà trí tuệ buộc phải chấp nhận, một cái gì có địa vị trung tâm trong cơ thể
của ngôn ngữ” (dẫn theo Nguyễn Thiện Giáp [10;195]). Chính bởi “địa vị
trung tâm” của từ nên dù khó cũng có rất nhiều các định nghĩa về nó. Hiện
nay có trên 300 định nghĩa khác nhau về từ. Phải thấy ngay rằng, không thể
nào có sự trùng lặp giữa ít nhất hai khái niệm từ vì mỗi tác giả dựa trên một
tiêu chí khác nhau để miêu tả, định nghĩa.
K.Buhler: “Các từ là những kí hiệu âm thanh của một ngôn ngữ được
cấu tạo từ các âm vị và có thể tạo thành trường.”
E.Sapir: “Từ là một đoạn nhỏ nhất có ý nghĩa hoàn toàn độc lập và bản
thân có thể làm thành một câu tối giản”.
V.Brondal: “Từ bao giờ và ở đâu cũng phải là một yếu tố của thông báo”.
F.F.Fortunatov: “Từ là bất cứ âm nào của lời nói, trong ngôn ngữ từ có
một ý nghĩa khác với ý nghĩa của những âm cũng là từ khác”.
W.Schmidt: “Từ không phải là tổng số có tính số học của vật chất âm
thanh và ý nghĩa mà là một chỉnh thể có tổ chức, một đơn vị kết cấu tính vật
chất âm thanh và ý nghĩa”.
Ở các định nghĩa trên, mỗi định nghĩa đều mang nhược điểm riêng.
Định nghĩa của K.Buhler thiên về ngữ âm, định nghĩa của E.Sapir thiên về
ngữ nghĩa, của V.Brondal thiên về chức năng giao tiếp của từ, của
F.F.Fortunatov và W.Schmidt mang tính chất chung chung không cụ thể,
Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục
13
không bao quát. Từ những nhược điểm này đưa đến một đòi hỏi phải có một
định nghĩa mang tính khái quát, một số nhà ngôn ngữ đã định nghĩa theo
hướng này.
S.E.Jakhontov cho rằng có ít nhất năm quan niệm khác nhau về cái gọi
là từ: từ chính tả, từ từ điển học, từ ngữ âm, từ biến tố, từ hoàn chỉnh.
O.P.Xunik cho rằng nên có những định nghĩa bộ phận: từ ngữ âm, từ từ
vựng, từ ngữ pháp.
Giáo sư Đỗ Hữu Châu, khi nghiên cứu từ đã trình bày quan niệm của
ông ở tất cả các bình diện trừu tượng của từ, cho ta cái nhìn tổng thể nhất. Đó
là thành phần chức năng (từ - chức năng), thành phần ngữ nghĩa (từ - ngữ
nghĩa), thành phần cấu tạo (từ - cấu tạo), thành phần ngữ pháp (từ - ngữ pháp)
và hiện thực hóa các bình diện trừu tượng thành bình diện cụ thể, biểu hiện.
Tuy nhiên, mỗi ngôn ngữ có tính loại hình khác nhau nên: “Có lẽ
những lời phàn nàn về sự vắng mặt một định nghĩa từ phù hợp với tất cả các
ngôn ngữ vị tất đã có cơ sở. Sự khác nhau giữa các ngôn ngữ về mặt loại hình
khiến cho không thể có một định nghĩa từ cụ thể thỏa mãn tất cả các ngôn
ngữ. Đồng thời, tự nhiên là trong mỗi nhóm ngôn ngữ và có thể cả trong
những ngôn ngữ riêng biệt, từ phải có một định nghĩa nào đó của mình”
(I.P.Ivanova)
Trong khuôn khổ luận văn này xin trích dẫn định nghĩa về từ tiếng Việt
của giáo sư Đỗ Hữu Châu: “Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố
định, bất biến, có một ý nghĩa nhất định, nằm trong một phương thức cấu tạo
(hoặc kiểu cấu tạo) nhất định, tuân theo những kiểu đặc điểm ngữ pháp nhất
định, lớn nhất trong từ vựng và nhỏ nhất để tạo câu.” [5;336]
Xét về mặt cấu tạo, từ tiếng Việt được phân loại thành từ đơn, từ láy, từ
ghép. Sự phân loại này tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát hiện ra cơ chế
ngữ nghĩa thống nhất trong những từ cùng thuộc một kiểu loại.
Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục
14
- Từ đơn: là những từ do một hình vị tạo nên. Đặc điểm về mặt ngữ
pháp của chúng là có thể dùng độc lập (độc lập về vị trí và độc lập về ngữ
pháp). Từ đơn có hai loại là từ đơn nguyên gốc và từ đơn suy phỏng. Xét về
mặt ý nghĩa, các từ đơn đại bộ phận đều có ý nghĩa hết sức khái quát. “Không
kể các trường hợp đồng âm, tính khái quát của các từ đơn thể hiện ở hai
phương diện: thứ nhất, ở ý nghĩa loại lớn (génerique), ngoại diên (extension)
của mỗi từ bao quát rất nhiều sự vật, hiện tượng thường thì đồng tính, nhưng
cũng có khi không đồng tính; thứ hai, ở khả năng tương ứng với một số cấu
trúc biểu niệm khác nhau, sự phức hóa sẽ có tác dụng cố định hóa từng cấu
trúc biểu niệm đó” [5;359]
- Từ láy: Phương thức láy là phương thức tác động vào một hình vị rời
tự thân có nghĩa (hoặc một đơn vị phức hợp có nghĩa) làm xuất hiện một hình
vị láy có hình thức ngữ âm giống hoặc gần giống với nó. Hình vị có nghĩa sẽ
được gọi là hình vị cơ sở. Phương thức láy có thể tạo ra hình thái của từ, biểu
thị các ý nghĩa tình thái và quan hệ ngữ pháp hoặc tạo ra từ mới, tức là tạo ra
những từ có cấu trúc nghĩa mới, khác so với cấu trúc của đơn vị cơ sở.
Phân loại từ láy dựa vào mật độ láy ta có từ láy hoàn toàn và láy bộ phận,
dựa vào số lần tác động của phương thức láy ta có từ láy đôi, láy ba, láy tư.
Ví dụ:
Xanh xanh, xinh xinh… → Láy hoàn toàn
Lúng túng, lông bông, ríu rít … → Láy bộ phận
Nằng nặng, thâm thẫm, khe khẽ… → Láy đôi
Sạch sành sanh, xốp xồm xộp, cỏn còn con … → Láy ba
Thậm thà thậm thụt, cảu nhảu càu nhàu … → Láy tư
Giảm nhẹ, tăng cường, tính cảm giác, tính hình tượng là những sắc thái
mà phương thức láy thêm vào cho ý nghĩa của hình vị.
Phân loại từ láy kết hợp âm và nghĩa, căn cứ vào mức độ biểu trưng
hóa có thể chia làm ba loại:
Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục
15
Từ láy biểu trưng hóa ngữ âm giản đơn: Ví dụ như lách cách, lộp bộp
là từ tượng thanh mô phỏng trực tiếp âm thanh tự nhiên.
Từ láy biểu trưng hóa ngữ âm cách điệu: Ví dụ như lác đác, bâng
khuâng, bồn chồn, rạo rực, náo nức… Thường yếu tố gốc mờ nghĩa nhưng
giá trị biểu cảm và sức gợi của từ rất cao vì biểu thị tính chất của sự vật
thường nhuốm màu tâm trạng của con người.
Từ láy vừa biểu trưng hóa ngữ âm, vừa chuyên biệt hóa về nghĩa: Đó là
những từ mà ta có thể giải thích được không chỉ dựa vào yếu tố gốc mà còn
dựa vào nghĩa của khuôn vần hay âm đầu. Ví dụ như tròn trặn, đỏ đắn, vuông
vắn… khuôn vần “ăn” tạo cảm giác đạt đến sự viên mãn.
Nói tóm lại, “tác dụng đầu tiên về ngữ nghĩa của phương thức láy do sự
lặp lại, tăng thêm một số lần có biến đổi ý nghĩa của hình vị cơ sở là tác dụng
trạng thái hóa, tình trạng hóa với những sắc thái đi kèm: cảm giác hóa, hình
tượng hóa, và ‘cảm thụ hóa’ cái mà hình vị cơ sở biểu thị” [5;395]
- Từ ghép: Phương thức ghép tác động cùng một lúc vào hai vị trí rời tự
thân có nghĩa (hoặc đơn vị), kết hợp chúng với nhau, sản sinh ra một từ mới.
Sự tác động này được tiến hành theo một trong ba quy tắc sau.
Sử dụng hình tố vị trí để tạo từ: Quy tắc một là các yếu tố đánh dấu
đứng trước, không đánh dấu đứng sau. Ví dụ như núi non, xe cộ, ruộng
nương, chó má… Các yếu tố đứng trước có nghĩa chung, bao quát còn các
yếu tố đứng sau bị mờ nghĩa; Quy tắc hai là yếu tố chính đứng trước, yếu tố
phụ đứng sau (từ ghép thuần Việt, một phần Hán Việt) như cửa sổ, bàn ăn, xe
máy, bàn gỗ…
Quy tắc đồng nhất và dị biệt về nghĩa còn gọi là quy tắc tuyển chọn.
AB: A và B cùng nghĩa hoặc gần nghĩa như đợi chờ, thương yêu, ruộng
vườn… ; CD: C và D dị biệt về nghĩa như xe đạp, xe lam, xe ủi…
Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục
16
Quy tắc tổ hợp và chuyển di ngữ nghĩa: Đây là quy tắc cơ bản để tạo ra
nghĩa phái sinh trong từ ghép.
a
+
b =
AB
Ví dụ:
áo
+
quần
đồ mặc che phần trên đồ mặc che phần dưới
=
áo quần
trang phục - đồ mặc
Sự tổ chức này được tiến hành theo nguyên tắc: Bước một là tổ hợp
ngữ nghĩa, đó là hợp nhất nét đồng nhất lược bỏ nét dị biệt trong cơ cấu nghĩa
của các thành tố. Bước hai, chuyển di ngữ nghĩa theo hướng biểu trưng hóa,
khái quát hóa.
Trên đây là những khái quát về từ và từ tiếng Việt. Phải nói rằng lý
thuyết về từ rất phong phú đây chỉ là những hiểu biết sơ bộ để phục vụ cho
luận văn này.
1.1.2. Nghĩa của từ
1.1.2.1. Quan điểm về nghĩa của từ
Nghĩa của từ là một khái niệm quan trọng của ngôn ngữ học. Giống
như từ, nghĩa của từ cũng được giải thích theo nhiều cách khác nhau.
A.A.Reformatskiy cho rằng: Nghĩa, đó là quan hệ của từ với sự vật,
hiện tượng mà nó biểu thị, đó là quan hệ của sự kiện ngôn ngữ với sự kiện
ngoài ngôn ngữ.
P.A.Budagov lại viết: …có thể gọi nghĩa của từ là mối liên hệ được
hình thành về mặt lịch sử giữa âm thanh của từ và sự phản ánh của sự vật
hoặc hiện tượng, sự phản ánh đó nảy sinh trong nhận thức của chúng ta và
được biểu hiện trong bản thân từ.
B.N.Golovin cũng phát biểu tương tự P.A.Budagov: … Sự thống
nhất của sự phản ánh vỏ vật chất của từ và sự vật tương ứng chúng tôi sẽ
gọi là nghĩa.
Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục
17
Theo Ju.D.Aprecjan thì “nội dung ngữ nghĩa của từ không phải là cái
gì tự thân. Nó hoàn toàn bị quy định bởi những mối quan hệ được hình thành
trong hệ thống những sự đối lập của từ này với các từ khác cùng thuộc
trường ấy”.
Trên đây là một số định nghĩa về nghĩa của từ. Nhìn vào những định
nghĩa đó ta thấy hiện lên những vấn đề chính sau: định nghĩa của
A.A.Reformatskiy nhấn mạnh vai trò của sự vật, hiện tượng trong việc quyết
định nghĩa của từ, bởi ngôn ngữ không phải là “một bảng tên gọi, nghĩa là
một cái bảng có bao nhiêu từ ngữ thì tương ứng với bấy nhiêu sự vật” (F.de
Saussure). Định nghĩa của Ju.D.Aprecjan lại gạt đi sự vật ra khỏi lĩnh vực ý
nghĩa của từ.
Từ hiện thực của các định nghĩa về từ, Ogden và Richard đã đi tới mối
quan hệ giữa ba nhân tố: sự vật, khái niệm về sự vật và từ trong sự hình thành
nên ý nghĩa. Tiếp nhận quan điểm đó, Stern đã vẽ ra tam giác nghĩa nổi tiếng,
cho đến nay nó vẫn được nhắc lại khi thảo luận về ý nghĩa của từ, dưới đây là
tam giác nghĩa đó đã được Ju.X.Xtepanov dẫn lại:
Từ tam giác nghĩa này, có nhiều tác giả cho rằng ý nghĩa của từ được
tạo thành từ ba nhân tố giống quan niệm của Ogden, Richard và Stern. Tuy
Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục
18
nhiên, sau đó nhiều thiếu sót của tam giác nghĩa này đã bị chỉ ra. Cụ thể là ba
nhân tố nghĩa tác giả đưa vào chưa thực sự cụ thể và đúng trong mọi trường
hợp. Như ở nhân tố từ ngữ âm, chỉ đưa mỗi nemyx, trong khi ở một số ngôn
ngữ mỗi từ có thể có rất nhiều hình thức ngữ âm. Thiếu sót thứ hai ở chỗ tác
giả chỉ đưa từ - ngữ âm mà không đưa các hình thức khác cũng liên hệ trực
tiếp đến nghĩa như từ - ngữ pháp, từ - cấu tạo. Cuối cùng, tam giác nghĩa này
không thể giải thích được tất cả các kiểu loại từ, nó chỉ có thể giải thích được
thực từ mà không thể giải thích các tiểu từ, quan hệ từ. Mạt khác, có thể nhận
thấy Stern đã trình bày từ như là những sự kiện riêng rẽ. Zveginxhev đã chỉ ra
thiếu sót này và sửa đổi tam giác nghĩa như sau:
Nhưng sự thay đổi này cũng không đem lại nhiều kết quả, bởi dù thay
đổi hay không thì tam giác nghĩa đó cũng tồn tại một nhược điểm nữa là
không chỉ ra được quan hệ giữa những thực thể đặt ở mỗi đỉnh với nhau và
quan hệ giữa mỗi thực thể đó với những nhân tố bên ngoài.
Khắc phục hầu hết những hạn chế đó, Giáo sư Đỗ Hữu Châu đã đưa ra
hình tháp nghĩa hình học không gian dưới đây. Với những ưu điểm của nó có
thể nói đây là cách hiểu khá hoàn hảo cho thuật ngữ “nghĩa của từ”.
Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục
19
Ở đỉnh cao nhất của hình tháp là từ (trừu tượng) với hai thành phần
hình thức và ý nghĩa. Ở mỗi đỉnh của đáy là những nhân tố góp phần làm
thành ý nghĩa, lần lượt là sự vật, hiện tượng, những hiểu biết của tư duy (khái
niệm), nhân tố người sử dụng (nhân tố lịch sử - xã hội), các chức năng tín
hiệu học, cấu trúc của ngôn ngữ.
Ưu điểm của hình tháp nhọn này là một mặt tách được những thực thể
đang xem xét (từ, các nhân tố) ra khỏi nhau, đồng thời vạch ra được những
quan hệ giữa chúng. Từ mối quan hệ giữa từ và sự vật hình thành ý nghĩa biểu
vật, từ với khái niệm hình thành nghĩa biểu niệm, từ nhân tố người dùng hình
thành ý nghĩa phong cách, liên hội, mối quan hệ với chức năng hình thành giá
trị chức năng, mối quan hệ với cấu trúc (với từ khác) sẽ tạo thành ý nghĩa cấu
trúc, và từ quan hệ giữa ý nghĩa với các thành phần hình thức mà hình thành
các ý nghĩa cấu tạo từ, các ý nghĩa ngữ pháp.
Như vậy, có thể hiểu về ý nghĩa của từ như sau: Nghĩa của từ là nội
dung tinh thần mà từ biểu hiện, nó được hình thành do sự kết hợp và tác động
của nhiều nhân tố. Trong số đó có những nhân tố nằm ngoài ngôn ngữ và
Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục
20
những nhân tố nằm trong ngôn ngữ. Nhân tố ngoài ngôn ngữ như: sự vật, hiện
tượng trong thực tế khách quan, tư duy và người sử dụng. Nhân tố trong ngôn
ngữ như: chức năng tín hiệu học, hệ thống (cấu trúc) của ngôn ngữ.
1.1.2.2. Các thành phần nghĩa
* Ý nghĩa biểu vật:
Những sự vật, quá trình, tính chất hoặc trạng thái mà từ biểu thị được
gọi là ý nghĩa biểu vật của từ. Hay nói cách khác, ý nghĩa biểu vật của từ là
các ánh xạ của các sự vật, thuộc tính ngoài ngôn ngữ vào ngôn ngữ.
Có một điều cần chú ý là ánh xạ của các sự vật, hiện tượng trong thực tế
khách quan được phản ánh vào ngôn ngữ không hoàn toàn đồng nhất với các
ánh xạ được phản ánh trong tự nhiên. ánh xạ trong ngôn ngữ có sự cải tạo lại,
sáng tạo những cái có trong thực tế theo cách nhận thức của từng dân tộc. Ta
có thể chứng minh điều này dựa vào phạm vi biểu vật của các thực từ trong
một ngôn ngữ cụ thể và dựa vào việc so sánh, đối chiếu phạm vi biểu vật giữa
các ngôn ngữ.
- Biểu hiện thứ nhất của sự không trùng nhau đó là: trong thực tế, sự
vật luôn luôn tồn tại trong dạng cá thể và cụ thể, còn ý nghĩa biểu vật trong
ngôn ngữ lại mang tính đồng loạt, khái quát...
- Biểu hiện thứ hai của sự không trùng nhau đó là sự chia cắt hiện thực
khách quan khác nhau về nghĩa biểu vật của các ngôn ngữ.
* Ý nghĩa biểu niệm:
Sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan có các thuộc tính, các
thuộc tính đó phản ánh vào tư duy hình thành các khái niệm. Hay nói cách
khác, khái niệm là một phạm trù của tư duy, được hình thành từ những hiểu
biết trong thực tế. Ðấy là những dấu hiệu bản chất về sự vật, hiện tượng.
Các thuộc tính đó phản ánh vào ngôn ngữ hình thành các nét nghĩa. Tập
hợp của các nét nghĩa đó trong ngôn ngữ, hình thành ý nghĩa biểu niệm. Như
Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục
21
vậy, ý nghĩa biểu niệm một mặt thông qua các ý nghĩa biểu vật mà liên hệ với
hiện thực khách quan, mặt khác, lại có quan hệ với khái niệm, qua khái niệm
mà liên hệ với hiện thực ngoài ngôn ngữ.
Các nét nghĩa bắt nguồn từ các thuộc tính của các sự vật trong thực tế,
tuy nhiên ngôn ngữ của mỗi dân tộc chỉ chọn một số thuộc tính cơ bản có tác
dụng xác lập ý nghĩa của từ trong hệ thống.
Phân loại các nét nghĩa:
- Nét nghĩa phạm trù (phạm trù vị): Là nét nghĩa lớn nhất, không thuộc
một loại nét nghĩa nào lớn hơn.
- Nét nghĩa loại (loại vị): Sự phân hóa tiếp theo của phạm trù vị là loại
vị. Ðây là nét nghĩa cũng có ở nhiều từ nhưng nhỏ hơn phạm trù vị. Hay nói
cách khác, loại vị là sự cụ thể hóa của phạm trù vị.
- Biệt vị: Tương tự sự phân hóa ở loại vị, biệt vị là sự biệt loại hóa của
loại vị. Có 2 loại biệt vị:
+ Biệt vị tận cùng: Kết quả của sự phân hóa một loại vị nào đó ở mức
thấp nhất.
+ Biệt vị đặc hữu: Những nét nghĩa thấp nhất chỉ xuất hiện ở 1 từ,
không phải là sự phân hóa của loại vị.
Vậy, ý nghĩa biểu niệm của từ là tập hợp của một số nét nghĩa chung và
riêng, khái quát và cụ thể theo một tổ chức, một trật tự nhất định. Giữa các nét
nghĩa có những quan hệ nhất định. Tập hợp này ứng với một số ý nghĩa biểu
vật của từ. Chính vì ý nghĩa biểu niệm của từ là một tập hợp có tổ chức, có
quan hệ, cho nên còn có thể gọi nó là cấu trúc biểu niệm.
Phân biệt ý nghĩa biểu niệm và khái niệm: Có thể chỉ ra sự khác nhau
giữa ý nghĩa biểu niệm như sau:
- Khái niệm là sản phẩm của tư duy, do đó chung cho mọi dân tộc còn ý
nghĩa của từ là riêng cho từng ngôn ngữ. Chính vì vậy, có những ý nghĩa biểu
Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục
22
niệm chỉ có trong ngôn ngữ này mà không có trong ngôn ngữ kia. Ví dụ, ý
nghĩa của các từ ghép đẳng lập phi cá thể (chợ búa, con cái, gà qué,...) hay ý
nghĩa của các từ ghép chính phụ sắc thái hóa (xanh lè, đỏ au,...) có trong tiếng
Việt mà không có trong tiếng Nga, tiếng Pháp.
- Khái niệm có chức năng nhận thức nên tiêu chuẩn đánh giá nó là tính
chân lí, chính vì vậy cho nên những dấu hiệu trong khái niệm là những dấu
hiệu phản ánh các thuộc tính bản chất của sự vật, hiện tượng trong thực tế
khách quan, đồng thời mỗi khái niệm chỉ ứng với một và chỉ một loại sự vật,
hiện tượng trong thực tế mà thôi. Còn ngôn ngữ có chức năng giao tiếp và tư
duy nên tiêu chuẩn đánh giá nó là sự phù hợp hay không phù với hệ thống
ngôn ngữ của từng dân tộc. Nghĩa biểu niệm chỉ tiếp nhận những nét nghĩa
nào cần thiết để lập nên cấu trúc nghĩa của từ trong mối quan hệ với toàn bộ
từ vựng, do đó nó chấp nhận cả hiện tượng nhiều nghĩa, đồng nghĩa. Ví dụ,
cắt trong hệ thống từ vựng tiếng Việt có quan hệ chặt chẽ với các từ chặt,
chém, cưa, thái, hái, xẻ,...; đồng thời cắt không những chỉ có thể diễn đạt
được những hoạt động có tính chất vật lí mà còn có thể diễn đạt được những
hoạt động xã hội mang tính chất trừu tượng (trong cắt hộ khẩu, cắt quan hệ,...)
Song những điều vừa nói chỉ đúng với ý nghĩa biểu niệm của những từ
thông thường. Trường hợp thuật ngữ khoa học và kĩ thuật, ý nghĩa biểu niệm
trùng với khái niệm.
Tóm lại, ý nghĩa biểu niệm và khái niệm vừa giống nhưng cũng vừa
khác nhau. Cả hai cùng sử dụng những vật liệu tinh thần mà tư duy con người
đạt được. Song nếu khái niệm bị chi phối bởi các quy luật của nhận thức thì ý
nghĩa biểu niệm lại bị chi phối bởi quy luật của giao tiếp và tư duy. Có thể nói
khái niệm quan hệ với ý nghĩa biểu niệm ở chỗ nó cung cấp những (vật liệu
(tinh thần để ngôn ngữ xây dựng nên ý nghĩa biểu niệm theo những quy tắc
cấu trúc của mình. Do đó, dù mọi dân tộc đều biết tư duy, nhưng hệ thống từ
vựng ngữ nghĩa của các dân tộc khác nhau.
Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục
23
* Ý nghĩa biểu thái:
Thuộc phạm vi ý nghĩa biểu thái của từ bao gồm những nhân tố đánh
giá như to, nhỏ, mạnh, yếu,... nhân tố cảm xúc như: dễ chịu, khó chịu, sợ
hãi,... nhân tố thái độ như: trọng, khinh, yêu, ghét,... mà từ gợi ra cho người
nói và người nghe.
1.1.3. Trường từ vựng ngữ nghĩa
Trước khi các lý thuyết về trường ra đời, thì tư tưởng về mối quan hệ
ngữ nghĩa của các từ trong ngôn ngữ đã được phát biểu. Có thể đây là những
gợi ý bước đầu để hoàn thiện lý thuyết về trường.
Năm 1896, M.M.Pokrovxkij viết: “Từ và ý nghĩa của chúng không tồn
tại tách rời nhau mà liên kết với nhau trong tư tưởng của chúng ta và độc lập
với ý thức chúng ta thành những nhóm nhất định. Cơ sở để tập hợp những
nhóm như vậy là sự đồng nhất hay trái ngược trực tiếp giữa chúng về ý nghĩa.
Chúng ta đã biết một cách tiên nghiệm rằng các từ như vậy hoặc giống nhau
hoặc song hành với nhau trong sự biến đổi ý nghĩa và trong lịch sử của chúng,
chúng ảnh hưởng lẫn nhau. Chúng ta cũng biết rằng những từ này được dùng
trong những tổ hợp cú pháp giống nhau” (dẫn theo Đỗ Hữu Châu [5;873]).
Năm 1900, H.Osthoff viết: “Có những hệ thống nhất định ý nghĩa phụ
thuộc lẫn nhau và vị trí ngữ nghĩa của từng yếu tố chỉ có thể được hiểu rõ nhờ
vào cấu trúc của từng hệ thống đó” (dẫn theo Đỗ Hữu Châu [5;873]).
Nhưng nguyên lý của F.de.Saussure mới là bước quyết định hình thành
nên lý thuyết về các trường: “giá trị của bất cứ yếu tố nào cũng do những yếu
tố ở xung quanh quy định” và “chính phải xuất phát từ cái toàn thể làm thành
một khối để phân tích ra những yếu tố mà nó chứa đựng” (dẫn theo Đỗ Hữu
Châu [5;873]).
Lý thuyết trường chính thức được đưa ra là nhờ công lao của hai nhà
ngôn ngữ người Đức J.Trier và L.Weisgerber.
Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục
24
Trier cho rằng trong ngôn ngữ mỗi từ tồn tại trong một trường, giá trị
của nó là do quan hệ với các từ trong trường quyết định, rằng trường là những
hiện thực ngôn ngữ nằm giữa từ (riêng lẻ) với toàn bộ từ vựng, trường quan
hệ với toàn bộ từ vựng cũng như từ quan hệ với trường của mình.
L.Weisgerber thì cho rằng cần phải phân tích đến các góc nhìn khác
nhau mà tác động giữa chúng sẽ cho kết quả là sự ngôn ngữ hóa một lĩnh vực
nào đó trong cuộc sống. Ví dụ, khi nghiên cứu các trường từ chỉ các “tội lỗi”,
“khuyết tật”, L.Weigerber nêu ra hai góc nhìn, thứ nhất là mức độ trách nhiệm
của người gây ra và thứ hai là các chuẩn mực bị xâm phạm.
Nếu lý thuyết của Trier chỉ dừng ở mức gợi ý vì không phân biệt ý
nghĩa với khái niệm, các lớp ý nghĩa, từ với khái niệm và quan niệm quá dứt
khoát về ranh giới giữa các trường khái niệm và các vùng khái niệm của từ…
thì L.Weisgerber dường như đã căn cứ vào những sự đồng nhất ngữ nghĩa rút
ra từ bên ngoài ngôn ngữ để thành lập trường rồi mới đưa ra các từ trọn vẹn,
không phân hóa vào từng trường một.
Sau này có Roget, Hallig và Warburg nghiên cứu trường qua cách liệt
kê các danh mục từ. Nhưng có thể thấy rằng lý thuyết trường ở buổi đầu này
có tham vọng quá lớn khi chia hết các từ vào các trường, vạch được ranh giới
triệt để giữa các trường, không chấp nhận tình trạng một từ “đi” vào một số
trường, trong khi từ và nghĩa chưa được sơ bộ “xử lí” một cách thích đáng, đủ
để rút ra những căn cứ nhất quán cho việc phân lập các trường.
Ở Việt Nam, giáo sư Đỗ Hữu Châu là người nghiên cứu sớm và có
nhiều công trình về lý thuyết trường. Định nghĩa trường của ông được rất
nhiều người chấp nhận và sử dụng phổ biến: Trường từ vựng là một tập hợp
các đơn vị từ vựng căn cứ vào một nét đồng nhất nào đó về ngữ nghĩa.
Trên đây là những giới thiệu sơ lược về các định nghĩa trường, dưới
đây chúng tôi sẽ đề cập đến những đặc điểm của trường.
Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục
25
1.2. Đặc điểm trường từ vựng - ngữ nghĩa
1.2.1. Tính hệ thống của trường từ vựng - ngữ nghĩa
Hệ thống là một chỉnh thể gồm nhiều yếu tố có quan hệ mật thiết với
nhau và giá trị của mỗi yếu tố là do quan hệ giữa nó với các yếu tố khác trong
hệ thống quyết định. Mỗi hệ thống có một chức năng nhất định và có những
điều kiện vật chất nhất định, biểu hiện trong điều kiện vật chất của các yếu tố.
Chức năng là tính mục đích của hệ thống và điều kiện vật chất là để đảm bảo
cho hệ thống có thể hành chức được. Toàn bộ những quan hệ và “quan hệ”
giữa các quan hệ trong hệ thống lập thành cấu trúc của hệ thống.
Trường từ vựng là một tập hợp các đơn vị từ vựng căn cứ vào một nét
đồng nhất nào đó về ngữ nghĩa và chúng mang tính hệ thống.
Giáo sư Đỗ Hữu Châu viết: “Quan điểm hệ thống về các sự kiện ngôn
ngữ buộc chúng ta phải thừa nhận rằng, một mặt các đơn vị từ vựng (từ, cụm
cố định) là những hệ thống nhỏ nhất - những tế bào của ngôn ngữ - có cấu trúc
nội bộ riêng của mình. Đó là cấu trúc hình thức, cấu trúc ngữ nghĩa và cấu trúc
toàn vẹn hình thức - ngữ nghĩa của từng đơn vị một. Mặt khác, từ vựng của
mỗi ngôn ngữ cũng là một hệ thống - hệ thống lớn. Có cấu trúc riêng. Vì từ
vựng là một hệ thống rất lớn, rất phức tạp và không kín cho nên yếu tố của nó
sẽ không phải trực tiếp là từng đơn vị từ vựng nữa mà là từng hệ thống con, và
quan hệ trong hệ thống từ vựng biểu hiện qua quan hệ giữa các hệ thống con
đó. Mỗi hệ thống con là một trường từ vựng. Khái niệm trường cũng là một
khái niệm có tính thứ bậc (hierarchique), có nghĩa là một trường có thể chia
rằng nhiều trường nhỏ hơn. Trong một trường, các đơn vị sẽ bộc lộ ràng các
quan hệ với nhau và giá trị của chúng” (dẫn theo Đỗ Hữu Châu [5;34]).
Khi phân loại từ ngữ thành các trường mặc nhiên chúng ta thừa nhận
tính hệ thống của nó. Bởi mỗi trường đều tồn tại một số từ (các yếu tố) và có
chung một nét nghĩa (quan hệ giữa các yếu tố).
Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục