Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

đảng bộ tỉnh phú thọ lãnh đạo phát triển chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ 1997 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (511.79 KB, 70 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phú Thọ là vùng đất cổ giàu truyền thống lịch sử và văn hóa. Cách đây
hàng ngàn năm, các Vua Hùng đã chọn nơi đây là đất đóng đô của nước Văn
Lang. Trải qua các thời kỳ lịch sử, nhân dân Phú Thọ luôn phát huy truyền
thống của cha ông, đoàn kết một lòng, kiên cường, bất khuất trong xây dựng
và bảo vệ quê hương.
Nhân dân Phú Thọ cần cù trong lao động sản xuất. Phú Thọ là tỉnh có
nhiều tiềm năng cho việc phát triển kinh tế trong thời kỳ đổi mới. Trên cơ sở
phát huy tiềm năng sẵn có của tỉnh, dưới sự chỉ đạo đúng đắn và kịp thời của
Đảng bộ tỉnh trong những năm qua nền kinh tế của toàn tỉnh có những bước
phát triển vượt bậc và đạt được những thành tựu lớn. Phú Thọ là tỉnh có tiềm
năng rất lớn cho phát triển kinh tế nông nghiệp.
Được tái lập vào tháng 1 năm 1997, Phú Thọ đứng trước những cơ hội
lớn và những thách thức không nhỏ về phát triển kinh tế - xã hội. Là một tỉnh
trung du miền núi, đại bộ phận dân cư trong tỉnh làm nông nghiệp. Do vậy,
việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế để đáp ứng kịp thời với công cuộc đổi mới
bắt kịp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại, đồng thời nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Trong đó, việc chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp, cấu trúc lại ngành nông nghiệp cho phù hợp là một vấn
đề rất được Đảng bộ và chính quyền tỉnh quan tâm. Nhiều nghị quyết, chỉ thị
đã được đưa ra để chỉ đạo việc phát triển kinh tế nông nghiệp.
Trong những năm qua, quán triệt các nghị quyết của Trung ương Đảng,
dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh về việc phát triển nông nghiệp, nông thôn,
tỉnh Phú Thọ đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực kinh
tế, chính trị, văn hóa, xã hội…


2


Việc tìm hiểu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ trong việc chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong hơn 10 năm sau tái lập tỉnh vừa qua, để
thấy được những thành tựu và hạn chế qua đó rút ra những bài học kinh
nghiệm phục vụ cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp
trong thời gian tới là một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Từ lý do đó
tác giả đã quyết định chọn vấn đề “Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong những năm đổi mới 1997 - 2010” làm
đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Liên quan đến nội dung đề tài, cho đến nay đã có một số cuốn sách, tài
liệu đề cập đến ở mức độ khác nhau như cuốn: “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Phú
Thọ” (Nxb Chính trị Quốc gia, năm 2003), có đề cập đến khái quát tình hình
kinh tế nông nghiệp của tỉnh trong thời kỳ đổi mới; các báo cáo tổng kết qua
các nhiệm kỳ đại hội Đảng bộ tỉnh, các báo cáo tổng kết của UBND tỉnh Phú
Thọ, các bài báo đăng trên báo Phú Thọ…
Tuy nhiên, các cuốn sách và tài liệu trên chưa đề cập đến một cách hệ
thống và làm nổi bật được sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ trong việc
lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong những năm 1997 2000. Đặc biệt chưa có công trình nào đưa ra những đánh giá, nhận xét và rút
ra những kinh nghiệm về vấn đề mà đề tài khóa luận đặt ra.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu vấn đề
- Làm rõ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đối với việc chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong những năm đổi mới 1997 - 2010.


3
- Đề tài nghiên cứu một số khía cạnh cụ thể của nền kinh tế đó là kinh tế
nông nghiệp trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Qua đó đưa ra các
giải pháp để thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp một cách có hiệu quả.
- Đánh giá những mặt ưu điểm và hạn chế và rút ra bài học kinh nghiệm.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu vấn đề
- Tập hợp, xử lý nguồn tài liệu.
- Trình bày, phân tích, đánh giá khách quan về sự lãnh đạo của Đảng bộ
tỉnh Phú Thọ đối với kinh tế nhất là đối với lĩnh vực kinh tế nông nghiệp, một
ngành kinh tế truyền thống của tỉnh. Trên cơ sở đó rút ra những kinh nghiệm
trong sự lãnh đạo của Đảng về việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ một khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Lịch sử Đảng,
đề tài tập trung là rõ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ với việc chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong những năm đổi mới từ năm 1997 đến
năm 2010.
- Phạm vi về không gian: Tỉnh Phú Thọ.
- Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu tình hình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp tỉnh Phú Thọ trong những năm đổi mới (1997 - 2010).
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
Nguồn tài liệu được sử dụng trong khóa luận tốt nghiệp chủ yếu là:
- Các văn kiện của Trung ương Đảng và Đảng bộ tỉnh Phú Thọ về vấn đề
kinh tế nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
- Các sách thông sử và lịch sử Đảng bộ tỉnh Phú Thọ.


4
- Các báo cáo tổng kết kinh tế hằng năm của Đảng bộ tỉnh, UBND tỉnh
Phú Thọ.
- Tài liệu thống kê của cục thống kê tỉnh Phú Thọ.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu của tôi được nghiên cứu trên cở sở sử dụng phương
pháp luận sử học của chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Sử dụng phương pháp: Phương pháp Lịch sử, phương pháp Lôgic,

phương pháp thống kê, sưu tầm tài liệu, phương pháp tổng hợp, phân tích, so
sánh.
5. Đóng góp của khóa luận
- Đề tài làm sáng tỏ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ trong quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp những năm 1997 - 2010. Qua đó
tác giả có sự nhận xét bước đầu và rút ra những kinh nghiệm lịch sử. Đây có
thể làm tư liệu tham khảo cho các cơ quan, chính quyền ở Phú Thọ cũng như
các địa phương khác trong công tác lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp
thời gian tới.
- Nguồn tư liệu phong phú và hệ thống được trình bày trong khóa luận có
thể giúp cho các nhà nghiên cứu lịch sử kinh tế ở địa phương tham khảo.
6. Bố cục khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phụ lục, tài liệu tham khảo, khóa luận gồm có 3
chương:
Chương 1: Khái quát chung về tỉnh Phú Thọ.
Chương 2: Đảng Bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp trong những năm đổi mới (1997 - 2010).
Chương 3: Nhận xét và bài học kinh nghiệm.


5

NỘI DUNG
Chƣơng 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỈNH PHÚ THỌ

1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ TỈNH PHÚ THỌ
1.1.1.Vị trí địa lý
Phú Thọ có tọa độ địa lý 20O55’ - 21O43’ vĩ độ Bắ c, 104O48’ - 105O27’
kinh độ Đông,

Phía Bắc giáp Tuyên Quang và Yên Bái,
Phía Nam giáp Hòa Bì nh,
Phía Đông giáp Vĩ nh Phúc và Hà Nội,
Phía Tây giáp Sơn La,
Phú Thọ nằm ở vị trí tiếp giáp giữa Đô ng Bắc, đồng bằng sông Hồng và
Tây Bắc, là trung tâm tiểu vùng Tây - Đông Bắc. Diện tí ch chiếm 1,2% diện
tích cả nước và chiếm 5,4% diện tí ch vùng miền núi phí a Bắc . Dân số chiếm
1,64% dân số cả nước , chiếm 14,3% dân số vùng miền núi phí a Bắc . Đó là
những yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội.
Với vị trí ở ngã ba sông , cửa ngõ phí a Tây của thủ đô Hà Nội và đị a bàn
kinh tế trọng điểm phí a Bắc , Phú Thọ là cầu nối các tỉ nh đồng bằng Sông
Hồng với các tỉ nh miền nú i Tây Bắc và Đông Bắc , là nơi trung chuyển hàng
hóa thiết yếu của các tỉnh miền núi phía Bắc

. Phú Thọ chỉ cách Hà Nội

khoảng 80 km tí nh theo đường ô tô và cách các tỉ nh xung quanh từ

100km -

300km. Các hệ thống đường bộ , đường sắt, đường sông từ các tỉ nh phí a Tây
Đông Bắc đều quy tụ về Phú Thọ rồi mới đi Hà Nội , Hải Phòng và các tỉnh ,
thành phố khác trong cả nước...


6
Thành phố Việt Trì là thủ phủ của tỉnh đồng thời cũng là một trong

5


trung tâm lớn của vùng miền núi phí a Bắc , có các tuyến trục giao thông quan
trọng chạy qua như quốc lộ số 2 chạy từ Hà Nội qua Việt Trì đi Tuyên Quang
- Hà Giang. Đặc biệt là tuyến đường cao tốc Hà Nội - Việt Trì - Lào Cai sang
Vân Nam - Trung Quốc. Đây là tuyến nằm trong hành lang kinh tế Côn Minh
- Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
Khi Sơn Tây, Hòa Lạc được xây dựng trở thành chuỗi đô thị có khoảng
30 - 50 vạn dân cũng sẽ mở ra cơ hội mới cho Phú Thọ phát triển , nhất là các
huyện phí a hữu ngạn sông Hồng như Tam Nông , Thanh Thủy, Thanh Sơn ,
Yên Lập, Cẩm Khê, Hạ Hòa có điều kiện phát triển mạnh hơn . Ngoài ra, Phú
Thọ còn có đường sắt , đường sông chạy qua c ũng là thuận lợi để phát triển
kinh tế - xã hội nhanh hơn.
1.1.2. Điều kiện tự nhiên
1.1.2.1. Địa hình
Điểm nổi bật là chia cắt tương đối mạnh vì nằm ở phí a cuối dãy Hoàng
Liên Sơn, nơi chuyển tiếp giữa miền núi cao và miền núi thấp , gò đồi, độ cao
giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam . Căn cứ vào đị a hì nh , chia Phú Thọ
thành 2 tiểu vùng sau:
Tiểu vùng miền núi : gồm các huyện Thanh Sơn , Tân Sơn, Yên Lập ,
Hạ Hoà và một phần củ

a huyện Cẩm Khê có diện tí ch tự

182.475,82 ha, có độ cao trung bình so với mặt nước biển từ

nhiên khoảng
200 - 500 m.

Đây là tiểu vùng đang khó khăn về giao thông và dân trí còn thấp lại nhiều
dân tộc nên việc khai thác tiềm n ăng nông, lâm, khoáng sản ... để phát triển
kinh tế - xã hội còn hạn chế.

Tiểu vùng trung du đồng bằng : gồm thành phố Việt Trì , thị xã Phú
Thọ và các huyện Lâm Thao, Phù Ninh, Thanh Thủy, Tam Nông, Đoan Hùng,
Thanh Ba và phầ n còn lại của huyện Cẩm Khê , Hạ Hoà . Diện tí ch tự nhiên


7
khoảng 169.489,50 ha, có độ cao trung bình so với mực nước biển từ

50 -

200m. Đây đang là tiểu vùng có kinh tế - xã hội phát triển , tiềm năng nông ,
lâm, khoáng sản đượ c khai thác tương đối triệt để , nơi sản xuất nhiều nông
sản hàng hoá xuất khẩu như: chè, đậu tương, lạc v.v... Nơi có nhiều khu, cụm,
điểm công nghiệp.... nhưng đã xuất hiện hiện tượng đất bị thoái hóa ở một vài
nơi, còn dải đất ven sông lại màu mỡ . thuận lợi cho phát triển chè , đậu tương,
lạc, vừng, cây ăn quả , sản xuất lương thực , chăn nuôi gia súc , gia cầm, nuôi
trồng thuỷ sản... là tiểu vùng thuận lợi về điều kiện giao thông vận tải , có đất
đai phù hợp cho phát triển khu công nghiệp và đô thị .
Tóm lại, Phú Thọ có địa hình đa dạng , vừa có miền núi , vừa có trung du
và đồng bằng ven sông , đã tạo ra nguồn đất đai đa dạng , phong phú để phát
triển nông lâm nghiệ p hàng hoá toàn diện với những cây trồng , vật nuôi có
giá trị kinh tế cao phù hợp với thị trường trong nước và thế giới. Tuy nhiên do
đị a hì nh chia cắt , mức độ cao thấp khác nhau nên việc đầu tư khai thác tiềm
năng, phát triển sản xuất, phát triển hạ tầng để phát triển kinh tế - xã hội phải
đầu tư tốn kém nhất là giao thông, thuỷ lợi, cấp điện, cấp nước v.v...
1.1.2.2. Khí hậu
Phú Thọ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa , điểm nổi bật là mùa
đông không lạnh lắm, nhiệt độ trung bì nh năm khoảng 23oC, tổng tí ch ôn năm
khoảng 8.000oC, lượng mưa trung bì nh năm khoảng 1600 - 1800mm. Độ ẩm
trung bì nh năm khoảng 85 - 87%. Căn cứ vào đị a hì nh Phú Thọ có 3 tiểu vùng

khí hậu sau:
Tiểu vùng 1: các huyện phía Bắc. Lượng mưa trung bình/năm là
1800mm, số ngày mưa 120 -140 ngày/năm. Nhiệt độ trung bình 22 - 230C. Là
vùng đủ ẩm, mùa đông ít lạnh, thuận lợi phát triển cây ngắn ngày và cây công
nghiệp dài ngày.


8
Tiểu vùng 2: các huyện phía Nam. Lượng mưa trung bình/năm 1400 1700mm. Lượng mưa phân bố không đều chủ yếu tập trung vào các tháng
mùa mưa. Độ ẩm không khí trung bình 82 - 84%, nhiệt độ trung bình 23,30C.
Tạo điều kiện cho các cây trồng (nhất là cây trồng ngắn ngày) tăng khả năng
quang hợp, tích lũy vật chất, cho năng suất cây trồng cao.
Tiểu vùng 3: các huyện miền núi phía Tây. Lượng mưa trung
bình/năm1900mm. Phân bố mưa không đều, tập trung vào các tháng 6, 7, 8.
Nhiệt độ trung bình 21 -220C. Là vùng có độ ẩm thấp, hệ số khô hạn cao hơn
vùng khác, vì vậy cần chú ý giữ ấm cho cây trồng vào mùa đông.
Nhìn chung, khí hậu Phú Thọ phù hợp cho việc sinh trưởng và phát triển
đa dạng các loại cây trồng nhiệt đới, á nhiệt đới và chăn nuôi gia súc, khả
năng cho năng suất và chất lượng cao. Yếu tố hạn chế của khí hậu là dễ bị úng
ngập vào mùa mưa và hạn vào mùa khô. Khắc phục hạn chế này cần giải
quyết tốt vấn đề thủy lợi và bố trí hệ thống cây trồng phù hợp với từng vùng
sinh thái.
1.1.2.3. Tài nguyên đất
Diện tí ch đất bằng và hơi bằng , chiếm 44,4%, diện tí ch đất dốc chiếm
51,6%. Do diện tí ch đất dốc lớn đã gây cản trở trong việc bố trí sản xuất nông
lâm nghiệp, đầu tư phát triển hạ tầng giao thông , thuỷ lợi tốn kém , việc giao
lưu kinh tế trong và ngoài tỉ nh hiện tại còn gặp nhiều khó khăn.
Tỉnh Phú Thọ có 351.858 ha diện tích đất tự nhiên. Trong đó: Diện tích
đất nông nghiệp là 95.987 ha, chiếm 27%; diện tích đất lâm nghiệp có rừng là
134.888 ha, chiếm 38%; diện tích đất chuyên dùng là 21.080 ha, chiếm 5%;

diện tích đất chưa sử dụng và sông suối đá là 92.495 ha, chiếm 26%.
Trong đất nông nghiệp, diện tích đất trồng cây hàng năm là 59.235 ha,
chiếm 61%; riêng đất lúa có 48.437 ha, chiếm 81,7% gieo trồng 2 vụ; diện


9
tích đất trồng cây lâu năm là 12.074 ha, chiếm 12,57%; diện tích đất có mặt
nước nuôi trồng thuỷ sản là 2.321 ha.
Diện tích đất trống, đồi trọc cần phủ xanh 68.836,2 ha; bãi bồi có thể sử
dụng 2.438,1 ha.
1.1.2.4. Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt: với diện tích lưu vực của 3 sông lớn đã có 14.575 ha,
chứa một dung lượng nước mặt rất lớn . Sông Hồng có chiều dài qua tỉ nh 96
km, lưu lượng nước cực đại , có thể đạt 18.000 m3/s; sông Đà qua tỉ nh 41,5
km, lưu lượng nước cực đại 8.800 m3/s; sông Lô qua tỉ nh 76 km, lưu lượng
nước cực đại 6.610 m3/s và 130 sông suối nhỏ cùng hàng nghì n hồ , ao lớn ,
nhỏ phân bố đều khắp trên lãnh thổ đều chứa nguồn nước mặt dồi dào.
Nguồn nước ngầm: có nước ngầm phân bố ở các huyện Lâm Thao, Phù
Ninh, Đoan Hùng, thị xã Phú Thọ và Hạ Hoà , nhưng có lưu lượng nước khác
nhau. Ở Lâm Thao, Nam Phù Ninh có lưu l ượng nước bình quân 30l/s. Ở La
Phù - Thanh Thuỷ có mỏ nước khoáng nóng , chất lượng nước đạt tiêu chuẩn
quốc tế mở ra triển vọng lớn cho phát triển ngành du lịch nghỉ dưỡng, chữa
bệnh với quy mô lớn.
Tài nguyên nước của Phú Thọ rất dồi dào đủ đáp ứng cho yêu cầu phát
triển kinh tế - xã hội với cường độ cao . Song cần có quy hoạch để bảo vệ và
khai thác hợp lý theo hướng bền vững.
1.1.3. Địa giới hành chính, dân cƣ tỉnh Phú Thọ
1.1.3.1. Địa giới hành chính
Phú Thọ là vùng đất tổ cội nguồn của dân tộc Việt Nam. Nơi đây, các
vua Hùng đã dựng nước Văn Lang - quốc gia đầu tiên của Việt Nam với thủ

đô là Phong Châu. Thời Hùng Vương, Phú Thọ thuộc bộ Văn Lang, trung tâm
của nước Văn Lang. Thời An Dương Vương với nhà nước Âu Lạc, Phú Thọ


10
thuộc huyện Mê Linh. Dưới thời Bắc thuộc (từ năm 111 trước Công nguyên
đến thế kỷ thứ 10), Phú Thọ thuộc quận Mê Linh, Tân Xương, Phong Châu.
Thời kỳ phong kiến độc lập, phân cấp hành chính của Việt Nam có sự thay
đổi, chế độ quận, huyện thời Bắc thuộc được thay thế bằng các đạo (lộ, trấn,
xứ, tỉnh), dưới đạo là các phủ, châu, huyện. Phú Thọ thuộc lộ Tam Giang. Từ
thời nhà Lê đến đầu triều nhà Nguyễn (1428 - 1891), phần lớn tỉnh Phú Thọ
ngày nay thuộc tỉnh Sơn. Năm Minh Mạng thứ 12 (1831), nhà vua đã tiến
hành cải cách hành chính, đổi tất cả các trấn trong nước là tỉnh, phân lại địa
giới các tỉnh (điều chuyển một số huyện từ tỉnh nọ sang tỉnh kia), chia tách
một số huyện lớn. Sau khi đánh chiếm Bắc Kỳ, hoàn thành việc xâm lược
toàn bộ Việt Nam, thực dân Pháp lập ra các đạo quan binh, các quân khu, tiểu
quân khu… để dễ dàng và chủ động đàn áp các phong trào kháng chiến. Theo
đó, tỉnh Hưng Hóa với địa bàn rộng lớn ở vùng Tây Bắc Việt Nam đã được
chia thành nhiều tiểu quân khu: tiểu quân khu Tuyên Quang, tiểu quân khu
Lào Cai, tiểu quân khu Yên Bái, tiểu quân khu Vạn Bú, tiểu quân khu phụ Lai
Châu (sau đổi thành các tỉnh dân sự Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Sơn La,
Lai Châu…).
Sau Cách mạng tháng Tám, về mặt hành chính nhà nước Việt Nam thống
nhất gọi các phủ, châu, huyện là huyện, bỏ cấp tổng và tiến hành hợp nhất các
làng nhỏ thành xã. Năm 1946, tỉnh Phú Thọ từ 467 làng cũ hợp nhất thành
106 xã mới. Do có xã quá lớn nên giữa năm 1947 chính phủ lại chia tách một
số xã, đưa số xã từ 106 lên 150 xã. Cũng năm 1947, 5 huyện hữu ngạn sông
Thao là Cẩm Khê, Tam Nông, Thanh Thuỷ, Thanh Sơn và Yên Lập sáp nhập
vào khu 14 không thuộc tỉnh Phú Thọ. Đến tháng 2 năm 1948 khu 14 hợp
nhất với khu 10 thành liên khu 10, 5 huyện hữu ngạn sông Thao lại trở về tỉnh

Phú Thọ.
Ngày 26 tháng 1 năm 1968, Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa ra nghị quyết số 504-NQ/TVQH tiến hành hợp nhất hai


11
tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc thành tỉnh Vĩnh Phú, thành phố Việt Trì trở thành
tỉnh lỵ của Vĩnh Phú.
Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa IX đã thông qua nghị quyết (ngày
26/11/1996) về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, trong
đó có việc tái lập tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Phú Thọ. Tỉnh Phú Thọ chính thức
được tái lập và đi vào hoạt động từ ngày 1 tháng 1 năm 1997, ngay năm sau
Phú Thọ được công nhận là tỉnh miền núi.
Khi tách ra, tỉnh Phú Thọ có diện tích 3.465,12 km², dân số 1.261.949
người, gồm 10 đơn vị hành chính cấp huyện: thành phố Việt Trì (tỉnh lỵ), thị
xã Phú Thọ và 8 huyện Thanh Ba, Hạ Hòa, Đoan Hùng, Sông Thao, Thanh
Sơn, Yên Lập, Tam Thanh, Phong Châu. Tiếp đến ngày 24-7-1999, Chính
phủ ra Nghị định số 59 chia tách nốt hai huyện cuối cùng của tỉnh Phú Thọ là
Phong Châu và Tam Thanh để tái lập lại các huyện cũ là Lâm Thao, Phù
Ninh, Tam Nông và Thanh Thủy. Ngày 09/4/2007, Chính phủ ban hành Nghị
định số 61/2007/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới huyện Thanh Sơn để
thành lập huyện Tân Sơn.
1.1.3.2. Dân cư
Theo kết quả điều tra ngày 1/4/1999, tỉnh Phú Thọ có 1.216.599 người.
Trong đó, lao động xã hội toàn tỉnh là 727.500 người, chiếm 59,8% dân số.
Trên địa bàn tỉnh có 28 dân tộc, đông nhất là dân tộc Kinh với số dân là
1.044.979 người, chiếm 85,89% dân số của tỉnh. Dân số là người dân tộc
thiểu số là: 171.620 người, chiếm 14,11% số dân toàn tỉnh. Trong số các dân
tộc thiểu số dân tộc Mường có 165.748 người, chiếm 13,62%; dân tộc Dao có
11.126 người, chiếm 0,92%; dân tộc Sán Chay có 2.641 người, chiếm 0,22%;

dân tộc Tày có 1.885 người, chiếm 0,15%; dân tộc Mông có 628 người, chiếm
0,05%; dân tộc Thái có 465 người, chiếm 0,04%; dân tộc Nùng có 350 người,


12
chiếm 0,03%; dân tộc Hoa có 274 người, chiếm 0,02%; dân tộc Thổ có 143
người, chiếm 0,01%; dân tộc Ngái có 99 người, chiếm 0,008%...
Trình độ dân trí: Ðến nay tỷ lệ người biết chữ đạt 98,3% dân số. Số học
sinh phổ thông có trên 307.250 em, số giáo viên là 14.183 người. Số thầy
thuốc có 2.597 người, bình quân y, bác sĩ trên 1 vạn dân là 206 người.
1.2. MỘT SỐ NÉT VỀ ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ THỌ
Trải qua biết bao thế hệ, nhân dân Phú Thọ bằng bàn tay lao động cần
cù và khối óc thông minh sáng tạo đã không biết mệt mỏi chế ngự thiên
nhiên, xây dựng xóm làng quê hương ngày càng trù phú. Cũng như nhân dân
cả nước, nhân dân các dân tộc Phú Thọ có truyền thống yêu nước chống ngoại
xâm từ rất lâu đời. Cuối thế kỷ XIX, trước kẻ thù mới là thực dân Pháp xâm
lược, phát huy truyền thống yêu nước từ thời dựng nước, nhân dân Phú Thọ
quyết không cam sống cuộc đời nô lệ, đã vùng lên anh dũng chống Pháp cứu
nước, cứu nhà. Truyền thống tốt đẹp đó ngày càng được phát huy mạnh mẽ
hơn trong hoàn cảnh lịch sử mới khi Đảng ta ra đời và lãnh đạo cách mạng
Việt Nam.
Trước khi các chi bộ Đảng đầu tiên ra đời, Phú Thọ đã hình thành một
tổ chức yêu nước có xu hướng cộng sản. Đó là chi bộ đảng Tân Việt ở Hưng
Hóa.
Năm 1939 thi hành chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của
Trung ương Đảng, từ tháng 8 năm 1939 đến năm 1941, gần ba chục cán bộ
của Đảng đã về Phú Thọ hoạt động gây dựng cơ sở cách mạng và cơ sở đảng.
Nhờ vậy cuối năm 1939 Phú Thọ đã xây dựng được cơ sở cách mạng, các tổ
chức quần chúng phản đế và hình thành 4 chi bộ đảng đầu tiên và sang đầu
năm 1940 thành lập được Đảng bộ. Đó cũng chính là bối cảnh lịch sử ra đời

các chi bộ đầu tiên và ra đời Đảng bộ Phú Thọ. Từ đây, phong trào yêu nước
chống Pháp theo các trào lưu phong kiến và tư sản đã chuyển sang phong trào


13
cách mạng vô sản do Đảng lãnh đạo, trực tiếp là Đảng bộ tỉnh Phú Thọ và đã
góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng chung của dân tộc. Năm 1945,
dưới sự lãnh đạo của Đảng, chỉ với hơn hai chục đảng viên, Đảng bộ đã tập
hợp được rộng rãi mọi tầng lớp nhân dân trong Mặt trận Việt Minh, kịp thời
phát động toàn dân nổi dậy phối hợp cùng cả nước làm nên thắng lợi của
Cách mạng tháng Tám vĩ đại.
Cuối năm 1946, khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ với đội ngũ
280 đảng viên. Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân trong tỉnh tiến hành cuộc kháng
chiến trường kỳ theo phương châm “Toàn dân, toàn diện” của Đảng và đã
giành thắng lợi vẻ vang, vĩnh viễn chấm dứt ách đô hộ thực dân trên quê
hương. Bằng những chiến công vang dội trong trận Sông Lô, Tu Vũ, Trạm
Thản, Chân Mộng… là những trang sử hào hùng của quân đội nhân dân Việt
Nam và cũng là của Đảng bộ và nhân dân Phú Thọ.
Từ giữa năm 1954 đến đầu năm 1968, thực hiện hai nhiệm vụ chiến
lược của Đảng, Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân trong tỉnh vừa xây dựng chủ
nghĩa xã hội, vừa tham gia đánh thắng chiến tranh phá hoại lần thứ nhất bằng
không quân của đế quốc Mỹ. Thời gian chỉ hơn mười năm, nhưng bằng lỗ lực
phấn đấu không biết mệt mỏi của mình, cùng với sự hỗ trợ của Trung ương,
Phú Thọ đã có những chuyển biến quan trọng trên tất cả các lĩnh vực. Quan
hệ sản xuất mới được xác lập và từng bước củng cố. Các khu công nghiệp
Trung ương chính thức được hình thành, đặc biệt là khu công nghiệp Việt Trì
đã góp phần thúc đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh. Trong sự
nghiệp chống Mỹ, cứu nước, quát triệt đường lối chiến tranh nhân dân của
Đảng, Đảng bộ đã lãnh đạo quân và dân trong tỉnh tổ chức tốt công tác phòng
tránh, sơ tán, giảm thiệt hại đến mức thấp nhất về người và của. Đồng thời

phối hợp với bộ đội chủ lực giáng trả chúng những đòn thích đáng. Với tinh
thần “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, nhân dân Phú
Thọ đã không tiếc xương máu, của cải, làm tròn nghĩa vụ của hậu phương lớn


14
đối với tiền tuyến lớn miền Nam. Qua thực tế chỉ đạo phong trào, Đảng bộ
ngày càng được tôi luyện và trưởng thành cả về tư tưởng, chính trị và tổ chức.
Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trên quê hương đất Tổ rất tự hào về
những thành tựu đã giành được qua chiến đấu và xây dựng trong chặng đường
đầy hy sinh gian khổ đã qua, càng quyết tâm vượt mọi khó khăn, thử thách
cùng nhân dân Vĩnh Phúc trong tỉnh hợp nhất Vĩnh Phú lập nhiều thành tích
trong giai đoạn tiếp theo.
Đất nước thống nhất, cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, nắm
vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng bộ tiếp tục
lãnh đạo và động viên toàn thể cán bộ, đảng viên phát huy trí tuệ, chủ động,
sáng tạo, tháo gỡ những khó khăn, từng bước đẩy mạnh phát triển kinh tế xã
hội, mau chóng ổn định đời sống nhân dân.
Trước yêu cầu của sự nghiệp cách mạng, Đại hội VI của Đảng (12 1986) đã đề ra đường lối đổi mới, đánh dấu bước chuyển biến quan trọng
trong nhận thức của Đảng thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Các
Đại hội tiếp theo đã hoàn chỉnh đường lối đổi mới của Đảng. Vận dụng quan
điểm đổi mới của Đảng, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú đã vượt qua khó khăn, thử
thách đưa hoạt động kinh tế xã hội của tỉnh không ngừng phát triển.
Sau khi tái lập tỉnh Phú Thọ, toàn Đảng bộ tiếp tục phát huy truyền
thống cách mạng không ngừng đổi mới phương pháp công tác để lãnh đạo
nhân dân trong tỉnh thực hiện thắng lợi cương lĩnh của Đảng và chiến lược
phát triển kinh tế đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Với trí
tuệ và quyết tâm cao, Đảng bộ đã động viên được sức mạnh của khối đại đoàn
kết toàn dân để xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nền kinh tế, văn hóa, xã hội
càng phát triển. 25 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới của Đảng, bộ mặt quê

hương đã có nhiều khởi sắc trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa,


15
xã hội, đời sống nhân dân các dân tộc trong tỉnh không ngừng được nâng lên,
đồng thời có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp chung của cả nước.
1.3. TÌNH HÌNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỈNH PHÚ THỌ TRƢỚC
NĂM 1997
1.3.1. Chủ trƣơng của Đảng
Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước của nhân dân ta kết thúc và giành thắng lợi. Đây là một trong những
chiến thắng lịch sử oanh liệt nhất và vĩ đại nhất trong lịch sử chiến tranh vệ
quốc của dân tộc. Chúng ta đã đánh bại đế quốc Mỹ một đế quốc có thế lực
mạnh về kinh tế và quân sự vào bậc nhất thế giới. Mở ra một kỷ nguyên mới
kỷ nguyên độc lập dân tộc thống nhất nước nhà cả nước tiến lên chủ nghĩa xã
hội.
Tuy nhiên, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là nhiệm vụ hết sức khó
khăn: đất nước vừa bước qua chiến tranh xây dựng đất nước từ đống tro tàn,
những hậu quả của chiến tranh còn rất nặng nề. Những năm cuối của thập kỷ
80 của thế kỷ XX do cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp kéo
dài đã làm cho nền kinh tế nước ta trì trệ, dẫn tới khủng hoảng kinh tế nghiêm
trọng. Trong bối cảnh đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12
- 1986) đã quyết định tiến hành công cuộc đổi mới đất nước một cách toàn
diện. Trong đó chỉ rõ “Phải bố trí lại cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đưa nước ta
tiến lên một bước theo hướng sản xuất hàng hóa lớn”.
Thực hiện chủ trương của Trung ương, các cấp đảng bộ lần lượt tổ chức
đại hội. Đại hội đại biểu tỉnh Vĩnh Phú lần thứ VI đã được tiến hành từ ngày
23 đến ngày 28 tháng 10 năm 1986 tại thành phố Việt Trì. Đại hội đã tổng kết
kết quả thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ V (1983- 1985) và
quyết định phương hướng, mục tiêu nhiệm vụ của nhiệm kỳ (1986 -1990) là:



16
“Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, công nghiệp
trong đó tập trung hết sức vào sản xuất lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng
và hàng xuất khẩu; đồng thời tổ chức công tác lưu thông ổn định và cải thiện
một bước cho đời sống cán bộ, công nhân, lực lượng vũ trang và nhân dân lao
động…” [1, tr. 190 - 191].
Đại hội nêu rõ những chỉ tiêu chủ yếu: “Tốc độ phát triển sản xuất nông
nghiệp bình quân hàng năm là 8%, trong đó cây lương thực là 5 - 6%. Đến
năm 1990 sản lượng lương thực đạt 48 - 50 vạn tấn, bình quân 270 - 280
kg/người, sản lượng thịt và các loại đạt 3 vạn tấn, diện tích cây công nghiệp
dài ngày tăng 20 đến 30 nghìn ha, diện tích cây công nghiệp ngắn ngày tăng
22 nghìn ha ; giảm tỉ lệ phát triển dân số xuống dưới 1,7%, điều chuyển 2,7
vạn lao động đi xây dựng kinh tế mới” [ 1, tr.193 - 194].
Sau Đại hội lần thứ VI trên cơ sở tổng kết thực tiễn, tiếp tục đổi mới cơ
chế quản lý nông nghiệp. Ngày 5 tháng 4 năm 1988 Bộ chính trị đã ra Nghị
quyết 10 tạo đà cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn.
Nghị quyết 10 chủ trương sắp xếp, tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo
hướng chuyên môn hóa và kết hợp với kinh doanh tổng hợp, gắn trồng trọt
với chăn nuôi, gắn nông, lâm, ngư nghiệp với công nghiệp và giao thông vận
tải, đặc biệt là các ngành chế biến và các ngành tiểu thủ công nghiệp ở nông
thôn, gắn phát triển sản xuất và mở rộng lưu thông giữa các vùng trong nước
với thị trường quốc tế. Đồng thời không ngừng tăng cường cơ sở vật chất kĩ
thuật vào sản xuất, chế biến, tăng năng xuất, khối lượng và giá trị hàng hóa
trong nông nghiệp.
Nghị quyết 10 của Bộ chính trị và sau đó là những quan điểm của Hội
nghị Ban chấp hành Trung ương khóa VII tháng 3 năm 1989 về phương
hướng lớn trong đổi mới quản ký nông nghiệp đã góp phần phát triển mạnh



17
mẽ lực lượng sản xuất khỏi sự trói buộc cơ chế cũ, tạo điều kiện phát triển
mạnh mẽ hơn kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Thực hiện nghị quyết 10 của Bộ chính trị ngày 21 tháng 4 năm 1988,
tỉnh ủy Vĩnh Phú đã ra Nghị quyết 10 - NQ/TU về “ Đổi mới quản lý trong
hợp tác nông nghiệp” nhằm tiếp tục tạo động lực thúc đẩy sản xuất phát triển.
Tỉnh ủy đã chủ trương từ vụ mùa 1988 thực hiện rộng rãi trong hợp tác xã
nông nghiệp hình thức khoán trên cơ sở xác định mức ngày công và chi phí
sản xuất, thanh toán bằng sản phẩm thay thế chế độ thanh toán bằng công
điểm. Thực hiện hình thức khoán mới nhằm phát huy mọi tiềm năng của các
thành phần kinh tế, các vùng, các ngành; chuyển nền sản xuất nông nghiệp
sang sản xuất hàng hóa theo hướng khai thác thế mạnh của từng vùng, giải
phóng nhu cầu cơ bản về lương thực, thực phẩm, tăng thêm nguyên liệu cho
công nghiệp, hàng hóa cho tiêu dùng và xuất khẩu, phục vụ tốt cho 3 chương
trình kinh tế lớn.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII ( tháng 6 - 1991) của Đảng đã
đề ra những định hướng lớn trong đó có quan điểm: Phải đảm bảo cho sự tăng
trưởng kinh tế gắn liền với quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng từng bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa thoát
khỏi tình trạng nông nghiệp lạc hậu; phát triển nông, lâm, ngư nghiệp gắn với
công nghiệp chế biến; phát triển toàn diện kinh tế nông thôn xây dựng nông
thôn mới. Đảng coi đó là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu nhằm ổn định tình
hình kinh tế xã hội.
Triển khai những định hướng đó, tháng 6 năm 1993 tại Hội nghị Trung
ương lần thứ 5 (khóa VII) Đảng đã ra Nghị quyết về “Tiếp tục đổi mới và
phát triển kinh tế - xã hội nông thôn”. Hội nghị nhấn mạnh quan điểm phải
đặt sự phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng



18
hóa trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, coi đó là nhiệm
vụ chiến lược có tầm quan trọng hàng đầu.
Năm 1996 tình hình kinh tế - xã hội Vĩnh Phú có nhiều chuyển biến rõ
rệt, cần phải xác định phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp để đáp ứng với
những yêu cầu đó. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú lần thứ VIII được
diễn ra từ ngày 3 đến ngày 6 tháng 5 năm 1996 đã nêu ra phương hướng phát
triển kinh tế - xã hội trong những năm 1996 - 2000.
“Tập trung mọi lực lượng, tranh thủ thời cơ, đẩy lùi nguy cơ, vượt qua
khó khăn thử thách, đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách toàn diện và đồng
bộ; khai thác triệt để các tiểm năng thế mạnh, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng
nhanh và hiệu quả vững chắc; phát triển kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa
xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng và ổn định về chính trị…” [1, tr. 271].
Đại hội đề ra một số mục tiêu cụ thể: Nhịp độ tăng trưởng GDP bình
quân 5 năm 1996 - 2000 là 11 - 12%, GDP bình quân đầu người là 290 USD,
tốc độ phát triển sản xuất công nghiệp bình quân hàng năm là 15 - 17 % tổng
giá trị xuất khẩu đạt 50 triệu USD ( năm 2000), sản lượng lương thực đạt 68 70 vạn tấn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỉ trọng công nghiệp xây dựng và dịch vụ, giảm tỉ trọng nông , lâm, ngư nghiệp đến mức cần thiết.
Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên dưới 1,7% vào năm 2000.
1.3.2. Những thành tựu và hạn chế
1.3.2.1.Thành tựu
Trong 10 năm đầu thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nền kinh tế có
những bước phát triển vượt bậc và đạt nhiều thành tựu quan trọng. Cơ cấu
kinh tế nông nghiệp của tỉnh có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ
trọng chăn nuôi, giảm tỷ trọng cây trồng. Do nông nghiệp phát triển nên đã
căn bản giải quyết được nhu cầu lương thực của tỉnh, không còn tình trạng


19
thiếu đói giáp hạt. Tổng số sản lương thực thực quy thóc của tỉnh năm 1995
đạt 57,8 vạn tấn. Bình quân lương thực đạt 255 kg/người/năm.

Cây công nghiệp dài ngày như chè, sơn,… từng bước được mở rộng cả
về diện tích và sản lượng. Trong năm 1995, diện tích chè trồng mới được 582
ha, nâng tổng số diện chè trên địa bàn là 7.521 ha, trong đó diện tích chè cho
sản phẩm là 6.156 ha. Diện tích cây sơn toàn tỉnh là 485 ha trong đó trồng
mới 22,5 ha, chủ yếu ở huyện Tam Thanh, Thanh Sơn, Sông Thao và Đoan
Hùng… Các loại cây ăn quả chủ lực như chuối, cây có múi, hồng đã phát
triển tập trung chủ yếu ở Đoan Hùng, Thanh Hòa, Phong Châu và Việt Trì.
Phong trào cải tạo vườn tạp thành các vườn cây ăn quả có giá trị kinh tế cao
được cấp ủy tiếp tục chỉ đạo đối với các địa phương trong tỉnh. Chương trình
vườn đồi, nông trại, trang trại được mở rộng với quy mô ngày càng lớn.
Thời kỳ này, chăn nuôi gia súc, gia cầm ở các địa phương trong tỉnh
được đẩy mạnh. Năm 1991 , tỉnh có 10,5 vạn con trâu, 14,4 vạn con bò, 44,7
vạn con lợn, 40 vạn con gia cầm và 4.812 ha mặt nước nuôi thủy sản. Việc tận
dụng diện tích mặt nước vào nuôi trồng thủy sản đã mạng lại hiệu quả kinh tế
cao. Nhiều diện tích ao hồ, đầm sau khi đấu thầu, sản lượng cá đều tăng 40 50% so với trước đây. Trong 3 năm 1993 - 1995, chăn nuôi phát triển nhanh
cả về số lượng và chất lượng. Đàn lợn, đàn trâu, bò và đàn gia cầm đều tăng
khá. Sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng năm 1995 đạt 49.649 tấn, riêng thịt
lợn hơi chiếm 3,6 vạn tấn. Nuôi thả cá phát triển mạnh ở tất cả các diện tích
mặt nước sẵn có và một phần diện tích mặt nước bị ngập úng. Do đó, sản
lượng cá thịt tăng gấp 2 lần so với trước đây, đáp ứng một phần nhu cầu tiêu
dùng của nhân dân trong tỉnh.
Nhìn chung kinh tế nông nghiệp của tỉnh trong giai đoạn này có bước
phát triển. Vùng đồng bằng và ven đô thị trở thành vùng có khối lượng và tỷ
suất hàng hóa lương thực, thực phẩm khá, đạt giá trị kinh tế cao trên một đơn


20
vị diện tích. Vùng trung du, miền núi có bước chuyển biến trong việc trồng
cây nguyên liệu, cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc và ứng
dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa các giống có năng suất cao vào sản

xuất. Mô hình kinh tế VAC, kinh tế trang trại ngày càng được mở rộng. Kết
quả nổi bật trong nông nghiệp của tỉnh thời gian này là đã căn bản giải quyết
được vấn đề lương thực, khắc phục được tình trạng đói lúc giáp hạt trên diện
tích rộng, chủ động đảm bảo nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, từ đó có điều
kiện để tiếp tục thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông
nghiệp, nông thôn. Trong ngành trồng trọt, cơ cấu cây trồng chuyển dịch theo
hướng giảm tỷ trọng cây lương thực, tăng tỷ trọng cây công nghiệp, cây ăn
quả các cây có giá trị cao. Cây công nghiệp dài ngày, cây nguyên liệu từng
bước được phục hồi và phát triển.
1.3.2.2. Hạn chế
Do mới chuyển sang cơ chế thị trường và những khó khăn về điều kiện
tự nhiên, cộng với trình độ canh tác của phần lớn các hộ nông dân còn lạc hậu
nên nông nghiệp ở nhiều địa phương trong tỉnh chưa chuyển sang sản xuất
hàng hóa. Trong khi đó cơ chế bao cấp vẫn còn ảnh hưởng, một bộ phận nông
dân có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự bao cấp của Nhà nước. Do đó, toàn
tỉnh còn 38,7% số hộ nghèo đói. Nhiều hợp tác xã còn lúng túng trong khi
chuyển đổi sang cơ chế mới, chỉ tổ chức được một số khâu dịch vụ chưa đáp
ứng được yêu cầu của các hộ nông dân.
Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp còn chậm, năng suất,
sản lượng cây trồng, vật nuôi còn thấp. Kinh tế phát triển chưa đảm bảo, ổn
định và bền vững. Số lượng hàng hóa xuất khẩu đã có nhưng chưa nhiều mặt
hàng còn nghèo nàn, chất lượng chưa cao.
Hiệu quả sử dụng đất chưa cao, việc lựa chọn các giống cây trồng, vật
nuôi có năng suất cao chưa nhiều chủ yếu vẫn là các giống truyền thống.
Bên cạnh đó, nhiều hợp tác xã sau khi chuyển đổi còn lúng túng trong
sản xuất kinh doanh. Kinh tế hộ còn manh mún, nhỏ lẻ, kinh tế trang trại chưa


21
phát triển quy mô. Cơ sở hạ tầng nông thôn còn nhiều yếu kém nên việc thu

hút các doanh nghiệp đầu tư về nông thôn trong lĩnh vực nông nghiệp gặp
nhiều khó khăn.
Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân các vùng nông thôn chưa
đồng đều, đã xuất hiện sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng
bằng và miền núi.
*
*

*

Phú Thọ có những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế như:
vị trí địa lý thuận lợi, nằm trên nhiều tuyến đường giao thông huyết mạch cả
về đường bộ, đường sắt và đường thủy; tỉnh cũng có tiềm năng rất lớn về tài
nguyên thiên nhiên, và đặc biệt là nguồn lao động dồi dào phục vụ đắc lực
cho sự nghiệp đổi mới. Những năm qua, kinh tế Phú Thọ có nhiều đổi thay,
nhất là trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp đã có những chuyển biến tích cực.
Kết quả của sản xuất nông nghiệp tỉnh phú thọ từ năm 1997 đến 2005
của tỉnh Phú Thọ đã chứng tỏ việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là
đúng hướng. Tỷ trọng ngành trồng trọt giảm từ 77,6 % xuống còn 76,5% và
nâng cao tỷ trọng trong ngành chăn nuôi từ 22,4% lên 23,5%.
Kinh tế nông nghiệp, nông thôn có chuyển biến tích cực, bước đầu khai
thác được lợi thế của mỗi vùng; khuyến khích phát triển kinh tế hộ, kinh tế
trang trại. Toàn tỉnh từng bước hình thành việc phân công lao động từ nông
nghiệp sang làm dịch vụ và các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, nâng cao
thu nhập tăng hộ giàu, cơ bản xóa đói giảm nghèo, làm thay đổi bộ mặt nông
thôn.
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp tỉnh Phú Thọ đã được
tiến hành một cách có hiệu quả. Tuy nhiên, còn một số hạn chế mà Đảng bộ
và nhân dân Phú Thọ phải chú ý để khắc phục trong những giai đoạn tiếp
theo.



22

Chƣơng 2
ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ THỌ LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ
CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TRONG NHỮNG NĂM ĐỔI MỚI
( 1997 - 2010)

2.1. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỈNH PHÚ
THỌ TRONG NHỮNG NĂM 1997 - 2005
2.1.1. Chủ trƣơng của Đảng
2.1.1.1. Chủ trương của Đảng về phát triển nông nghiệp và chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Đại hội VIII của Đảng (tháng 6 - 1996) quyết định chuyển sang thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Xuất phát từ kết quả 10
năm đổi mới, với những tiền đề đã được tạo ra, đồng thời dựa trên sự phân
tích tình hình thế giới, trong nước. Đại hội VIII nhận định rằng: “Nước ta đã
chuyển sang thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa. Đại hội khẳng định mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là xây
dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện
đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với sự phát triển
của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an
ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Từ nay
đến năm 2020, ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công
nghiệp” [19, tr. 80].
Đại hội VIII đề ra nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa
trong những năm còn lại của thập niên 90 là: Đặc biệt coi trọng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn; phát triển toàn diện nông, lâm,
ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản; phát triển công



23
nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu” [19, tr. 86]. Đại hội chỉ rõ phát
triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp, hình thành các vùng tập trung chuyên
canh, có cơ cấu hợp lý về cây trồng, vật nuôi, có sản phẩm hàng hóa nhiều về
số lượng, tốt về chất lượng bảo đảm an toàn về lương thực trong xã hội, đáp
ứng được yêu cầu của công nghiệp chế biến và của thị trường trong và ngoài
nước.
Thực hiện thủy lợi hóa, hiện đại hóa, cơ giới hóa, sinh học hóa…
Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản với công nghệ ngày
càng cao gắn với nguồn nguyên liệu và liên kết với công nghiệp ở đô thị.
Phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống và các ngành nghề
mới bao gồm tiểu, thủ công nghiệp, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng,
hàng xuất khẩu, công nghiệp khai thác và chế biến các nguồn nguyên liệu phi
nông nghiệp, các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân.
Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội, từng bước hình thành nông
thôn mới văn minh, hiện đại.
Hoàn thành về cơ bản việc giao đất, khoán rừng cho người nông dân.
Điều chỉnh việc phân bổ vốn và huy động thêm nhiều nguồn vốn cho phát
triển nông, lâm, ngư nghiệp và kinh tế nông thôn. Có nhiều chính sách
khuyến khích và trợ giúp nông dân trong xây dựng kết cấu hạ tầng, chuyển
giao công nghệ giải quyết các khó khăn về vốn, về giá vật tư nông nghiệp và
hàng nông sản, về thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng, Hội nghị lần thứ 4 Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII (tháng 12 - 1997) ra Nghị quyết :
“Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả
hợp tác quốc tế, cần kiệm để công nghiệp hóa, phấn đấu hoàn thành các mục
tiêu kinh tế - xã hội đến năm 2000”. Nghị quyết chỉ rõ: Phát triển nông nghiệp



24
và nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hợp tác hóa, dân
chủ hóa.
Nghị quyết xác định những việc cần tập trung thực hiện. Đó là: Đẩy
nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tê gắn với phân công lao động ở
nông thôn, giải quyết vấn đề thị trường tiêu thụ nông sản; phát triển mạnh các
hình thức kinh tế hợp tác, đổi mới hoạt động của các cơ sở quốc doanh trong
nông nghiệp và nông thôn, phát triển các cơ sở quốc doanh ở vùng sâu, vùng
xa.
Ngày 10 tháng 11 năm 1998, Bộ Chính trị khóa VIII đã ra Nghị quyết số
06 - NQ/TW “Về một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn. Nghị
quyết đã chỉ rõ những thành tựu và yếu kém, đồng thời chỉ ra nguyên nhân
trong việc phát triển nông nghiệp, nông thôn và đề ra 4 quan điểm, 6 mục tiêu
phát triển:
Bốn quan điểm là:
Coi trọng thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong phát triển nông
nghiệp (gồm cả lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp) và xây dựng nông
thôn, đưa nông nghiệp và kinh tế nông thôn lên sản xuất lớn là nhiệm vụ cực
kỳ quan trọng cả trước mắt và lâu dài, là cơ sở để ổn định tình hình kinh tế,
chính trị, xã hội, củng cố liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân
và tầng lớp trí thức, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gắn phát triển nông nghiệp với
công nghiệp chế biến, ngành nghề - dịch vụ và thị trường để hình thành sự
liên kết nông - công nghiệp - dịch vụ và thị trường ngay trên địa bàn nông
thôn trên phạm vi cả nước; gắn phát triển nông nghiệp với xây dựng nông
thôn mới.



25
Phát huy lợi thế của từng vùng và cả nước, áp dụng nhanh các tiến bộ
khoa học - kỹ thuật để phát triển hàng hóa đa dạng, đáp ứng ngày càng cao
nhu cầu nông sản thực phẩm và nguyên liệu công nghiệp, hướng mạnh về
xuất khẩu.
Phát triển nền nông nghiệp nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế
nhà nước giữ vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế hợp tác xã dần trở thành nền
tảng, hợp tác và hướng dẫn kinh tế tư nhân phát triển theo đúng pháp luật.
Tiếp tục phát triển nhiều hình thức kinh tế hợp tác; các loại hình hợp tác xã
dịch vụ cho kinh tế hộ nông dân, từng bước xây dựng hợp tác xã nông nghiệp
theo Luật Hợp tác xã; chú trọng liên kết kinh tế nhà nước với các thành phần
kinh tế khác. Tạo điều kiện và khuyến khích mạnh mẽ hộ nông dân và những
người có khả năng đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh nông nghiệp, công
nghiệp và dịch vụ ở nông thôn.
Sáu mục tiêu là:
Bảo đảm an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống. Từng bước
cải thiện cơ cấu và chất lượng bữa ăn, tiến tới đạt tiêu chuẩn về dinh dưỡng
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, tăng nhanh khối lượng sản phẩm hàng hóa, nhất là hàng nông
sản, lâm, thủy sản qua chế biến; tăng kim ngạch xuất khẩu; giảm tỷ lệ lao
động nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ trong cơ cấu kinh tế
nông thôn.
Bằng nhiều biện pháp để giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của
dân cư nông thôn; xóa hộ đói ( vào năm 2000), giảm tỷ lệ hộ nghèo; phát triển
cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, chú trọng phát triển hệ thống thủy
lợi, bảo đảm đường giao thông thông suốt đến trung tâm xã, có đủ trường học,
trạm y tế và nước sạch cho sinh hoạt. Bảo vệ môi trường sinh thái. Ngăn chặn
nạn phá rừng; có chính sách để huy động nhân dân và các thành phần kinh tế



×