Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

đảng bộ huyện vĩnh tường lãnh đạo công cuộc xây dựng chính quyền và kháng chiến chống thực dân pháp 1946 1954

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (576.7 KB, 88 trang )

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo trong khoa
Lịch sử trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 đã dạy dỗ, chỉ bảo và truyền đạt kiến thức cho
em trong suốt thời gian em học tập tại trƣờng cũng nhƣ trong quá trình thực
hiện khoá luận tốt nghiệp.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn Th.S Trần Thế Vĩnh ngƣời đã tận
tình hƣớng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình em làm khoá luận này.
Đồng thời, em cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và những
ngƣời thân đã tạo điều kiện để em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 05 năm 2012
Sinh viên

Lê Thị Hạnh

Lê Thị Hạnh

1

K34 – Khoa Lịch sử


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

LỜI CAM ĐOAN


Tôi khẳng định kết quả nghiên cứu trong khoá luận tốt nghiệp đƣợc
thực hiện tại trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 là hoàn toàn không trùng lặp hoặc sao
chép kết quả của ngƣời khác. Các số liệu trong khoá luận là hoàn toàn trung
thực. Khoá luận này chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nghiên
cứu nào. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 05 năm 2012
Sinh viên

Lê Thị Hạnh

Lê Thị Hạnh

2

K34 – Khoa Lịch sử


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................1
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA PHƢƠNG VĨNH TƢỜNG VÀ
TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ VĨNH TƢỜNG.................................................7
1.1. Một vài nét khái quát..................................................................................7
1.2. Truyền thống lao động sản xuất, ngành nghề và sản vật............................9
1.3. Truyền thống văn hoá...............................................................................11
1.4. Truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm........................................13
CHƢƠNG 2: ĐẢNG BỘ VĨNH TƢỜNG VỚI CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO

CHỐNG XÂM LƢỢC VÀ CỦNG CỐ CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG TỪ
1946 ĐẾN8/1949...............................................................................................9
2.1. Quá trình thành lập Đảng bộ Vĩnh Tƣờng................................................19
2.2. Công cuộc củng cố chính quyền và lãnh đạo chuẩn bị kháng chiến từ
1946 đến 8/1949..............................................................................................20
2.3. Một số bài học kinh nghiệm.....................................................................36
CHƢƠNG 3: ĐẢNG BỘ VĨNH TƢỜNG LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN TIẾN
HÀNH KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP THẮNG LỢI TỪ
8/1949 ĐẾN 7/1954.........................................................................................38
3.1. Đảng bộ Vĩnh Tƣờng lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống càn quét, chiếm
đóng, bình định của địch.................................................................................38
3.2. Đảng bộ Vĩnh Tƣờng lãnh đạo nhân dân tiến hành chiến tranh du kích
thực hiện giải phóng quê hƣơng......................................................................48
3.3. Một số bài học kinh nghiệm.....................................................................72
KẾT LUẬN.....................................................................................................77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................83

Lê Thị Hạnh

3

K34 – Khoa Lịch sử


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lƣợc
(1946 – 1954), Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc kháng chiến toàn
dân, toàn diện, trƣờng kỳ và tự lực cánh sinh trên cơ sở vận dụng quan điểm
của chủ nghĩa Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về sự lãnh đạo của Đảng
trong thời đại mới và truyền thống đánh giặc cứu nƣớc của tổ tiên, đã đƣa
cuộc kháng chiến chín năm chống Pháp đến thắng lợi vẻ vang. Bằng nhiều
cách đánh mà tiêu biểu là đánh du kích, phong trào đấu tranh ở từng địa
phƣơng dƣới sự lãnh đạo của Đảng đã góp phần rất quan trọng tạo điều kiện
cho cuộc chiến đấu của bộ đội chủ lực ngoài chiến trƣờng giành thắng lợi.
Trong giai đoạn hiện nay, Đảng ta luôn xác định phải huy động sức
mạnh của toàn dân, sức mạnh của từng địa phƣơng để xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, việc nghiên cứu về sự lãnh đạo của
Đảng ta trong công cuộc xây dựng chính quyền và kháng chiến chống thực
dân Pháp xâm lƣợc (1946 - 1954) ở một địa phƣơng là một việc làm có ý
nghĩa sâu sắc cả về lý luận và thực tiễn.
Vĩnh Tƣờng là một huyện đồng bằng của tỉnh Vĩnh Phúc, nằm về phía
tả ngạn sông Hồng; là đỉnh của tam giác đồng bằng sông Hồng màu mỡ, phì
nhiêu. Nơi đây còn lƣu giữ những dấu tích gắn liền với quá trình dựng nƣớc
và giữ nƣớc của dân tộc,.... Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, nhân dân Vĩnh
Tƣờng đã làm nên những trang sử hào hùng, vẻ vang cho dân tộc, làm nên
những chiến công chói lọi, xứng đáng đƣợc Đảng và Nhà nƣớc phong tặng
danh hiệu cao quý: Anh hùng lực lƣợng vũ trang nhân dân.
Vĩnh Tƣờng là một địa bàn chiến lƣợc hết sức quan trọng của tỉnh Vĩnh
Phúc, là nơi diễn ra nhiều trận đánh ác liệt giữa ta và địch trong những năm
kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lƣợc (1946 – 1954). Trong cuộc kháng

Lê Thị Hạnh

4


K34 – Khoa Lịch sử


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

chiến đó, Đảng bộ huyện Vĩnh Tƣờng tỉnh Vĩnh Phúc đã lãnh đạo nhân dân
tiến hành cuộc chiến tranh tạo điều kiện thuận lợi cho bộ đội chủ lực trên
chiến trƣờng giành thắng lợi.
Từ những làng quê nghèo của 29 xã, thị trấn, qua bao nhiêu đời, trải
qua biết bao thế hệ cha anh đi trƣớc, nhân dân trong huyện đã phát huy những
truyền thống cao đẹp ấy, phấn đấu không mệt mỏi cho sự nghiệp bảo vệ và
xây dựng quê hƣơng ngày một ấm no hạnh phúc, những làng xóm ngày càng
trở nên giàu đẹp, văn minh. Giờ đây Vĩnh Tƣờng cùng với nhân dân cả nƣớc
đã và đang bƣớc vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá – hiện đại hoá. Quê
hƣơng Vĩnh Tƣờng xƣa đang thay da đổi thịt từng ngày. Trong xu thế hội
nhập và phát triển, Vĩnh Tƣờng đang đứng trƣớc những thuận lợi vô cùng to
lớn cần đƣợc khai thác và những thách thức cần phải vƣợt qua. Điều đó đòi
hỏi phải có quyết tâm lớn và sự nhận thức sâu sắc của mọi ngƣời dân Vĩnh
Tƣờng về những tiềm năng, cơ hội cũng nhƣ những hạn chế cần phải khắc
phục.
Ngày nay, Đảng bộ Vĩnh Tƣờng vẫn xác định xây dựng phát triển kinh
tế và bảo vệ vững chắc địa bàn là nhiệm vụ chiến lƣợc. Vĩnh Tƣờng đang
cùng với cả nƣớc ra sức xây dựng phát triển kinh tế, thực hiện Công nghiệp
hoá – Hiện đại hoá góp phần thực hiện mục tiêu chung của đất nƣớc “Dân
giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.
Vĩnh Tƣờng là mảnh đất có bề dày lịch sử lâu đời và truyền thống yêu
nƣớc chống giặc ngoại xâm. Tổng kết kinh nghiệm của Đảng trong kháng
chiến nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu phục vụ cho việc xây

dựng và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn toàn huyện là một việc làm hết
sức cần thiết, để từ đó thấy đƣợc sự vận dụng sáng tạo, linh hoạt của Đảng bộ
địa phƣơng và sự chỉ đạo của Trung ƣơng Đảng vào điều kiện cụ thể của địa
phƣơng cũng nhƣ Đảng bộ Tỉnh.

Lê Thị Hạnh

5

K34 – Khoa Lịch sử


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

Vĩnh Tƣờng là nơi tôi sinh ra và lớn lên, nhận thức rõ đƣợc sự hy sinh
mất mát của cha anh trong cuộc đấu tranh giải phóng quê hƣơng, giành độc
lập dân tộc nên tôi rất tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của thế hệ đi
trƣớc. Khi làm và nghiên cứu về đề tài này giúp tôi hiểu nhiều hơn về một
giai đoạn lịch sử oanh liệt của quê hƣơng mình, về sự lãnh đạo của Đảng bộ
địa phƣơng.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài “Đảng bộ huyện Vĩnh
Tường – tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo công cuộc xây dựng chính quyền và
kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954)” cho luận văn tốt nghiệp
của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về công cuộc xây dựng
chính quyền và kháng chiến chống thực dân Pháp. Có thể tổng kết các công
trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề này, tiêu biểu nhƣ sau: Cuốn “Lịch

sử Đảng bộ huyện Vĩnh Tường (1930 – 2003)” do Ban Chấp hành Đảng bộ
huyện Vĩnh Tƣờng – tỉnh Vĩnh Phúc xuất bản năm 2005; “Lịch sử Đảng bộ
Vĩnh Phúc (1930 – 2005)” do Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc xuất
bản năm 2007; “Lịch sử Đảng bộ Vĩnh Phúc, tập 1 (1928 – 1968)” do Ban
Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh phúc xuất bản; “Tổng kết cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp, thắng lợi và bài học” do Ban chỉ đạo tổng kết chiến
tranh trực thuộc Bộ chính trị tiến hành của Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội,
1996; Hay cuốn “Vĩnh Tường trên hành trình đổi mới và phát triển” xuất bản
năm 2005; Lịch sử Đảng bộ các xã trong huyện;.... Những cuốn sách này đã
ghi lại một cách khá đầy đủ công cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ chính
quyền, kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân huyện Vĩnh Tƣờng
thời kỳ 1946 – 1954 dƣới sự lãnh đạo của Đảng bộ. Tuy vậy các công trình đó
mới chỉ dừng lại ở mức độ hệ thống hóa, khái quát hóa lịch sử cách mạng địa

Lê Thị Hạnh

6

K34 – Khoa Lịch sử


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

phƣơng Vĩnh Tƣờng dƣới dạng chung nhất. Còn có nhiều vấn đề tỉ mỉ, chi
tiết, cần phải đƣợc làm sáng tỏ hơn.
Hơn nữa trong tình hình, nhiệm vụ hiện nay vấn đề xây dựng và bảo vệ
chính quyền ở từng địa phƣơng là một vấn đề quan trọng cần đƣợc tiếp tục
nghiên cứu một cách có hệ thống, qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm

phục vụ cho việc xây dựng thế trận Quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân
trong thời kỳ đổi mới trên địa bàn toàn huyện. Xuất phát từ đó tôi đã chọn đề
tài: “Đảng bộ Huyện Vĩnh Tường – Tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo công cuộc
xây dựng chính quyền và kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 –
1954)”, với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào công cuộc nghiên cứu
lịch sử địa phƣơng quê hƣơng.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Là công tác lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng bộ huyện Vĩnh Tƣờng – tỉnh
Vĩnh Phúc trong công cuộc xây dựng chính quyền và kháng chiến chống thực
dân Pháp (1946 – 1954).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu công cuộc xây dựng chính quyền và
kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lƣợc (1946 – 1954) của Đảng bộ
huyện Vĩnh Tƣờng – tỉnh Vĩnh Phúc.
Phạm vi nghiên cứu về không gian, thời gian của luận văn là trên địa
bàn huyện Vĩnh Tƣờng trong thời kỳ toàn quốc kháng chiến chống thực dân
Pháp (1946 – 1954), tiêu biểu ở một số xã nhƣ: Thƣợng Trƣng, Thổ Tang,
Tuân Chính, Vũ Di, Tân Cƣơng, Cao Đại, Ngũ Kiên,.... trong mối quan hệ với
cả nƣớc.
Trong quá trình nghiên cứu và trình bày luận văn, tôi có đề cập đến
những vấn đề có liên quan đến đề tài nhƣ khái quát về Vĩnh Tƣờng; truyền

Lê Thị Hạnh

7

K34 – Khoa Lịch sử



Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

thống lao động sản xuất, ngành nghề và sản vật; những nét về truyền thống
văn hoá và các danh thắng; và tiêu biểu nhất là truyền thống đấu tranh chống
giặc ngoại xâm. Đồng thời, trong luận văn tốt nghiệp của mình tôi còn đề cập
tới quá trình thành lập Đảng bộ nói chung và sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng
bộ Vĩnh Tƣờng nói riêng nhằm thực hiện nhiệm vụ của đề tài đặt ra.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài có nhiệm vụ sƣu tầm, tập hợp các nguồn tƣ liệu, các công trình
nghiên cứu, hệ thống hoá các sự kiện, nội dung, đi sâu nghiên cứu sự lãnh đạo
của Đảng bộ huyện Vĩnh Tƣờng trong công cuộc xây dựng chính quyền và
kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lƣợc thời kỳ 1946 – 1954.
Nhiệm vụ cụ thể là:
- Làm rõ sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Vĩnh Tƣờng trong công cuộc
xây dựng chính quyền và kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954)
trên cơ sở quán triệt, thực hiện Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ƣơng Đảng bộ
địa phƣơng.
- Nêu ra đƣợc một số ƣu điểm và một số hạn chế trong khi lãnh đạo, chỉ
đạo kháng chiến chống Pháp của Đảng bộ địa phƣơng.
- Nêu lên đƣợc những kinh nghiệm trong lãnh đạo xây dựng chính quyền
và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lƣợc thời kỳ 1946 – 1954 của Đảng
bộ Vĩnh Tƣờng, góp phần phục vụ nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ chính quyền
thời kỳ hiện đại.
Trong đó, tôi tập trung vào nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ
huyện Vĩnh Tƣờng trong công cuộc xây dựng chính quyền và kháng chiến
chống thực dân Pháp (1946 – 1954).
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu

Để nghiên cứu đề tài này, tôi có sử dụng các nguồn tƣ liệu sau:

Lê Thị Hạnh

8

K34 – Khoa Lịch sử


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

Tác phẩm của Hồ Chí Minh và các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt
Nam về kháng chiến chống Pháp.
Lịch sử Đảng bộ Vĩnh Phúc (1930 – 2005), Nxb Chính trị Quốc gia Hà
Nội; Lịch sử Đảng bộ huyện Vĩnh Tƣờng (1930 – 2003), Nxb Chính trị Quốc
gia Hà Nội; Lịch sử Đảng bộ các xã trên địa bàn toàn huyện. Ngoài ra, tôi còn
gặp gỡ các nhân chứng lịch sử và tiến hành khảo sát thực tế ở địa phƣơng,
đồng thời sử dụng các bài viết, công trình nghiên cứu của một số tác giả khác.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu và trình bày luận văn, tôi đã vận dụng hai
phƣơng pháp chủ đạo là phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp logic. Ngoài ra,
tôi còn sử dụng phƣơng pháp thống kê, phân loại và một số phƣơng pháp
khác trong quá trình nghiên cứu đề tài.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba
chƣơng nhƣ sau:
- Chƣơng 1: Khái quát về địa phƣơng Vĩnh Tƣờng và truyền thống lịch
sử Vĩnh Tƣờng.

- Chƣơng 2: Đảng bộ Vĩnh Tƣờng với công tác lãnh đạo chống xâm
lƣợc và củng cố chính quyền cách mạng từ 1946 đến 8/1949.
- Chƣơng 3: Đảng bộ Vĩnh Tƣờng lãnh đạo nhân dân tiến hành kháng
chiến chống thực dân Pháp thắng lợi từ 8/1949 đến 7/1954.

Lê Thị Hạnh

9

K34 – Khoa Lịch sử


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

Chƣơng 1. KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA PHƢƠNG VĨNH TƢỜNG VÀ
TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ VĨNH TƢỜNG
1.1. MỘT VÀI NÉT KHÁI QUÁT
Vĩnh Tƣờng là huyện nằm ở đỉnh tam giác đồng bằng Bắc Bộ, thuộc
nền văn minh lúa nƣớc, nằm bên tả ngạn sông Hồng ở phía Tây Nam của tỉnh
Vĩnh Phúc. Phía Bắc giáp hai huyện Lập Thạch và Tam Dƣơng; phía Tây bắc
giáp thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ; phía Tây giáp huyện Ba Vì, thị xã Sơn
Tây, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội); phía Đông nam giáp huyện Yên Lạc và
huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội). Bao bọc một phần phía Bắc,
kéo dài suốt một dải phía Tây và một phần lớn phía Nam của huyện là hai con
sông lớn: sông Phó Đáy và sông Hồng làm ranh giới với các huyện, tỉnh lân
cận.
Vĩnh Tƣờng có 29 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 3 thị trấn: thị
trấn Vĩnh Tƣờng, thị trấn Thổ Tang, thị trấn Tứ Trƣng và 26 xã: Vĩnh Ninh,

Phú Đa, Lũng Hoà, Tân Cƣơng, Đại Đồng, Cao Đại, Tuân Chính, Bồ Sao,
Vĩnh Sơn, Bình Dƣơng, Vân Xuân, Tam Phúc, Phú Thịnh, Lý Nhân, An
Tƣờng, Vĩnh Thịnh, Yên Bình, Tân Tiến, Vũ Di, Thƣợng Trƣng, Chấn Hƣng,
Ngũ Kiên, Kim Xá, Yên Lập, Việt Xuân, Nghĩa Hƣng. Trƣớc đây, Vĩnh
Tƣờng thuộc huyện Vĩnh Lạc, sau này tách ra thành Vĩnh Tƣờng và Yên Lạc.
Vĩnh Tƣờng tiếp giáp với thành phố công nghiệp Việt Trì, thị xã Sơn
Tây, cận kề với thị trấn tỉnh lỵ Vĩnh Yên – trung tâm chính trị, văn hoá, xã
hội, vùng kinh tế năng động đã và đang phát triển mạnh chỉ cách thủ đô Hà
Nội hơn 30 km đƣờng chim bay....Vĩnh Tƣờng có 9 km đƣờng quốc lộ 2A và
14 km đƣờng quốc lộ 2C chạy qua; đồng thời có hai ga hàng hoá đƣờng sắt
tuyến Hà Nội – Lào Cai (Bạch Hạc và Hƣớng lại); về đƣờng sông, có hai cảng
sông trên sông Hồng tại xã Vĩnh Thịnh và xã Cao Đại; có hai khu công
nghiệp Chấn Hƣng và Tân Tiến – Yên Lập đang đƣợc triển khai; có đầm

Lê Thị Hạnh

10

K34 – Khoa Lịch sử


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

Rƣng rộng hơn 10 ha là trung tâm du lịch đầy tiềm năng trong tƣơng lai; Là
quê hƣơng của Anh hùng liệt sĩ – chủ tịch Việt Nam Quốc dân Đảng Nguyễn
Thái Học; Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Viết Xuân; của Đội Cấn và nhiều danh
nhân văn hoá khác. Những yếu tố tự nhiên và nội lực đó đã tạo cho Vĩnh
Tƣờng có vị trí khá quan trọng về chiến lƣợc phát triển kinh tế, xã hội của

tỉnh; Là điều kiện thuận lợi rất cơ bản để nhân dân Vĩnh Tƣờng tiếp cận, giao
lƣu, trao đổi hàng hoá, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội với các vùng lân
cận.
Là huyện đất chật, ngƣời đông, diện tích tự nhiên của Vĩnh Tƣờng có
141,8 km2 [1, tr.9], diện tích đất canh tác là 8.829 ha [31, tr.12]. Dân số tính
đến tháng 6 năm 2005 là 191.948 ngƣời [31, tr.12]; bình quân 1.354 ngƣời/
km2 [31, tr.12]. Đảng bộ huyện Vĩnh Tƣờng hiện nay có 63 tổ chức cơ sở
Đảng; trong đó có 29 Đảng bộ xã, thị trấn và 34 Chi bộ, Đảng bộ cơ quan với
6.349 đảng viên; trong đó, đảng viên sinh hoạt ở khu vực nông thôn là 5.744
đồng chí, chiếm 90,7% tổng số đảng viên trong toàn Đảng bộ [31, tr.12].
Địa giới Vĩnh Tƣờng đƣợc hình thành và thay đổi qua nhiều thời kỳ
lịch sử. Vĩnh Tƣờng xƣa thuộc đất Châu Phong, với nghĩa là đỉnh vùng đất
bãi, vào thời đại Đồng Thau thuộc Quốc gia Văn Lang là một trong 15 bộ là
đơn vị hành chính đầu tiên của Việt Nam. Di chỉ khảo cổ học Lũng Hoà thuộc
niên đại Hùng Vƣơng chỉ cách đền Hùng chƣa tới 10 km đƣờng chim bay.
Đầu công nguyên, Vĩnh Tƣờng thuộc quận Giao Chỉ gần sát với kinh đô Mê
Linh của Hai Bà Trƣng. Từ thế kỷ XV, Vĩnh Tƣờng thuộc phủ Tam Đái. Từ
năm 1821 đổi phủ Tam Đái thành phủ Tam Đa. Đến đầu thế kỷ XIX, năm
Minh Mạng thứ 3, phủ Tam Đa đƣợc đổi thành phủ Vĩnh Tƣờng, bao gồm các
huyện: Bạch Hạc, Yên Lãng, Yên Lạc, Lập Thạch và Tam Dƣơng.
Sau khi thực dân Pháp xâm lƣợc nƣớc ta, chúng lập hàng loạt các tỉnh
mới. Tỉnh Vĩnh Yên đƣợc lập năm 1899, Vĩnh Tƣờng là một huyện độc lập

Lê Thị Hạnh

11

K34 – Khoa Lịch sử



Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

thuộc tỉnh Vĩnh Yên. Năm 1950, Chính phủ nƣớc Việt Nam Dân chủ cộng
hoà quyết định hợp nhất hai tỉnh Vĩnh Yên với Phúc Yên thành tỉnh Vĩnh
Phúc. Huyện Vĩnh Tƣờng đƣợc giữ nguyên. Thực hiện Quyết định số 178 –
CP ngày 7/5/1977 của Chính phủ, huyện Vĩnh Tƣờng sáp nhập với huyện Yên
Lạc thành huyện Vĩnh Lạc của tỉnh Vĩnh Phú. Các thôn Lang Đài, Mộ Chu
Hạ của xã Bồ Sao sáp nhập về thành phố Việt Trì. Ngày 7/10/1995, Chính
phủ nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra Nghị định số 63 – CP chia
huyện Vĩnh Lạc thành hai huyện Vĩnh Tƣờng và Yên Lạc. Huyện Vĩnh
Tƣờng đƣợc tái lập.
Với vị trí, địa hình mà thiên nhiên ban tặng cho Vĩnh Tƣờng có ý nghĩa
thực tiễn sâu sắc trong việc xác định hƣớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của
từng vùng, từng địa phƣơng theo hƣớng sản xuất hàng hoá, đẩy mạnh công
nghiệp hoá nông nghiệp, hiện đại hoá nông thôn ở Vĩnh Tƣờng hiện nay. Sự
phân chia ấy tạo nên một cách nhìn tổng thể địa hình phong phú của vùng quê
với những làng xóm đông đúc, cây lá xanh tƣơi bốn mùa. Vĩnh Tƣờng xứng
đáng là một vùng đất “Sơn chầu thuỷ tụ”, “Địa linh nhân kiệt” tạo ra ấn
tƣợng khó quên đối với những ai có dịp ghé thăm Vĩnh Tƣờng dù chỉ một lần.
1.2. TRUYỀN THỐNG LAO ĐỘNG SẢN XUẤT, NGÀNH NGHỀ VÀ
SẢN VẬT
Trải qua bao đời, biết bao thế hệ, ngƣời dân Vĩnh Tƣờng với đức tính
cần cù, chịu khó lam làm, ngƣời dân nơi đây đã khai phá đất đai, đắp đê ngăn
lũ, chống lụt tạo nên vùng châu thổ màu mỡ phì nhiêu. Theo sử sách ghi chép
lại về một nhánh sông Hồng, xuất phát quãng gần Bạch Hạc gọi là ngòi Cấm
Khê chảy xuôi xuống vùng Đại Tự, Hồng Châu của huyện Yên Lạc. Nay vẫn
còn dấu tích là vùng đầm, hồ kéo dài từ Thƣợng Trƣng, Vũ Di, Tuân Chính,
Tam Phúc, Phú Đa, Tứ Trƣng, Ngũ Kiên tới Đại Tự. Đây là vùng nuôi cá

nƣớc ngọt nổi tiếng với sản lƣợng lớn, không những vậy đây còn là vùng nuôi

Lê Thị Hạnh

12

K34 – Khoa Lịch sử


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

trồng sen lấy hạt. Một số vực nƣớc sâu và những dải đất cao, dấu vết những
con đê còn lại ở phía trong bờ sông.... đã nói lên công sức của bao thế hệ
ngƣời dân trên mảnh đất này. Các thế hệ con cháu của Lang Liêu đã trồng,
cấy nhiều loại lúa nhƣ: nếp cái hoa vàng, tám thơm, lúa hiến, lúa dảnh, ba
giăng, chiêm bầu,...; các loại cây hoa màu khác nhƣ: ngô nếp, ngô tẻ, ngô
răng cƣa, ngô đỏ; các loại khoai nhƣ: khoai lang, khoai sọ, khoai nƣớc, khoai
môn,..., cùng nhiều loại đậu đỗ....; vùng bãi bồi ven sông trồng mía, trồng
dâu. Trên những cánh đồng mùa nào thức ấy, các loại rau quả thực phẩm nhƣ:
su hào, cải bắp, xúp lơ, cà chua, cải bẹ, cải xanh, cải trắng, xà lách, dƣa chuột,
dƣa hấu,... các loại rau gia vị nhƣ: hành, tỏi, thì là, tía tô, rau húng,... Ngƣời
dân Vĩnh Tƣờng đã tạo lập nên một vựa lúa, chọn lọc và lƣu truyền đƣợc
nhiều giống cây lƣơng thực, cây rau quả thực phẩm phong phú, đa dạng.
Bên cạnh những cánh đồng bờ xôi, ruộng mật, mùa tiếp mùa trù phú,
tốt tƣơi ngƣời dân nơi đây còn có nghề nuôi cá ở các đầm, hồ, ao, nuôi vịt
đàn, nuôi trâu bò lấy sức kéo và lấy thịt, nuôi lợn lấy thịt, nuôi gà. Trong đó,
chúng ta không thể không nhắc tới nghề nuôi rắn từ bao đời nay và đang phát
triển mạnh mẽ ở xã Vĩnh Sơn và một số xã lân cận khác. Thể hiện sự thông

minh, sáng tạo, dũng cảm trong lao động, sản xuất phát triển của nhân dân
Vĩnh Tƣờng.
Cùng với việc sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển của
huyện. Ở các làng xã đều có nghề sản xuất nông cụ, vật dụng. Nhiều làng có
nghề chế biến nông sản thực phẩm nhƣ sản xuất đậu phụ, làm bún, bánh ở
Tuân Chính, Vĩnh Ninh, Thổ Tang, Ngũ Kiên,... nghề làm mật đƣờng ở Vĩnh
Thịnh, Vĩnh Ninh,... Đặc biệt, nghề rèn ở Thùng Mạch (xã Lý Nhân) và nghề
mộc ở Bích Chu (xã An Tƣờng) có từ lâu đời, sản xuất hàng hoá cung cấp cho
nhiều địa phƣơng. Nghề trồng dâu, nuôi tằm dệt lụa một thời nổi tiếng ở

Lê Thị Hạnh

13

K34 – Khoa Lịch sử


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

Yên Lập, Vân Xuân, Sơn Tang gần đây đang đƣợc phục hồi và phát triển ở
nhiều xã.
Từ nhiều thập kỷ trƣớc, Vĩnh Tƣờng có Thổ Tang là nơi nổi tiếng về
buôn bán. Đây là nơi thu mua, trung chuyển nhiều loại hàng hoá khá phong
phú, nổi tiếng cả nƣớc. Từ khi thực hiện đƣờng lối đổi mới, đây là nơi hoạt
động thƣơng mại dịch vụ sôi động, thu mua, sơ chế, luân chuyển nhiều loại
hàng hoá nông sản của cả vùng, góp phần tích cực đẩy mạnh sản xuất trong
huyện.
Vĩnh Tƣờng với những ngành nghề và sản vật sớm đã trở thành một

trung tâm thƣơng mại, dịch vụ khá phát triển. Là cầu nối phát triển kinh tế
giữa các miền thƣợng du Bắc Bộ với vùng đồng bằng sông Hồng trù phú, giàu
có và nhiều nơi khác trong cả nƣớc.
1.3. TRUYỀN THỐNG VĂN HOÁ
Vĩnh Tƣờng nằm ở đỉnh chóp của tam giác đồng bằng Bắc Bộ, là vùng
đệm vững chắc, lâu dài mà tổ tiên từ miền núi, trung du đi khai phá lập ấp
sinh sống, Di chỉ khảo cổ học ở Lũng Hoà – Hoà Loan có các hiện vật đã nói
lên nơi đây đã có cƣ dân sinh sống từ thời đại Hùng Vƣơng. Ở Việt Xuân,
Yên Lập còn có đền thờ các con của Vua Hùng, các lạc hầu, lạc tƣớng đã giúp
dân làng đắp đê quai bảo vệ làng, chống lũ lụt. Những cảnh đẹp tự nhiên của
vùng đầm Rƣng, đầm Kiên Cƣơng, vực Xanh; những làng quê trù phú của
Sơn Tang, Đại Đồng, Kiệu, Thƣợng Lạp, Dẫn Tự, Rùa Táo, Phù Lập. Tứ
Trƣng, Ngũ Kiên, Vũ Di,.... tạo nên bức tranh nhiều màu sắc. Nơi đây ẩn
chứa nhiều tiềm năng về du lịch sinh thái.
Vĩnh Tƣờng là vùng đất mang đậm bản sắc văn hoá dân gian của cƣ
dân Việt cổ, là nơi bảo tồn các làn điệu dân ca nhƣ hát chèo, hát văn, ca trù,....
Một số làng xã còn lƣu truyền hát xoan, hát ghẹo. Lễ hội văn hoá truyền
thống đƣợc tổ chức ở hầu hết các xã. Tập tục giã bánh dầy cùng nhiều tập tục

Lê Thị Hạnh

14

K34 – Khoa Lịch sử


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp


cổ truyền khác nhƣ hội mừng xuân, tung cƣớp con vông cầu tự, mở hội “trâu
rơm, bò rạ” cầu cho cấy cày đƣợc mùa hay lễ hội văn hoá ẩm thực phong phú
đƣợc tổ chức ở hầu hết các làng quê. Làng xã nào cũng có các đình, chùa,
đền, miếu tôn thờ, nhớ ơn công đức của các nhân thần, nhiên thần, các anh
hùng thần thoại có công với dân, với nƣớc. Hiện nay, còn một số di tích có
giá trị đƣợc xếp hạng cấp Quốc gia nhƣ đình Thổ Tang xây dựng vào thế kỷ
XVII với nghệ thuật trạm gỗ điêu luyện. Các bức chạm: Con mọn, Đến nhà
quan, Đánh ghen, Nghỉ ngơi sau giờ làm, Bắn hổ, Đá cầu, Hội xuân,.... thể
hiện bàn tay tài hoa, kỹ thuật tinh xảo, điêu luyện. Ở đền Phú Đa có tƣợng cá
sấu, ngựa đá thể hiện nghệ thuật trạm khắc đạt đến trình độ cao. Miếu Rùa
Tuân Chính, chùa Kiên Cƣơng mặc dù chùa đã bị tàn phá nhƣng vẫn còn giữ
lại đƣợc những quả chuông lớn, đúc từ thời Tây Sơn khá tinh xảo.
Lễ hội văn hoá truyền thống đƣợc tổ chức ở hầu hết các xã trong huyện.
Đây là nét đặc trƣng nổi bật trong các hội hè, đình đám của làng quê xƣa. Đặc
biệt là trong các nghi thức hoặc trò diễn cầu mùa, cầu đinh; trong các cuộc thi
đấu thể thao dân tộc phong phú, đa dạng nhƣ: Hội trình nghề và tung con ở
Bích Đại, Đồng Vệ; Hội cƣớp Gƣơm, cƣớp Bông ở Bồ Sao; Hội bắt vịt trong
ao, bắt chạch trong chum ở Tứ Trƣng, Thƣợng Trƣng; Lễ cầu tằm ở Vĩnh
Ninh, Bàn Mạch; Tục săn Cuốc ở làng Huy Ngạc; trò Hú Đáo; tục kéo co ở
Lũng Hoà; múa đao, đánh gậy ở Tam Phúc; múa trình “trâu rơm, bò rạ”; Tứ
dân tri nghiệp ở Đại Đồng; lễ hội xuống đồng ở Hoàng Xá; thi bơi chải ở Phú
Đa; thi vật ở Yên Bình, Nghĩa Hƣng,.... Tất cả các hoạt động văn hoá đều gắn
với sự tích của các nhân vật lịch sử ở địa phƣơng hoặc nói tới một nét đẹp
trong đời sống cộng đồng cƣ dân, nét sinh hoạt thể hiện tính hấp dẫn, tính
thiêng liêng. Từ đó đã có ảnh hƣởng sâu sắc, tích cực tới đời sống tƣ tƣởng
tình cảm của nhân dân Vĩnh Tƣờng nói riêng.

Lê Thị Hạnh

15


K34 – Khoa Lịch sử


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

Song song với những nét đẹp trong những nét văn hóa truyền thống,
Vĩnh Tƣờng còn là vùng đất nổi tiếng về khoa bảng, tinh thần hiếu học, có
nhiều ngƣời đỗ đạt cao. Theo các tài liệu ghi chép lại thì chỉ tính từ thế kỷ XV
đến thế kỷ XIX, Vĩnh Tƣờng đã có hơn 250 cử nhân nho học. Tiêu biểu, là xã
Tứ Trƣng đứng đầu có 78 vị, tiếp sau đó là xã Thƣợng Trƣng với 38 vị, Cao
Đại với 28 vị và Bồ Sao có 16 vị. Ngoài ra, các danh hiệu tú tài làng, xã nào
trong huyện Vĩnh Tƣờng cũng có.
Riêng bậc Đại Khoa, tức là danh hiệu tiến sĩ nho học, huyện Vĩnh
Tƣờng có tới 22 ngƣời. Trải qua các triều đại từ Lê Mạc, Lê Trung Hƣng đến
triều Nguyễn – Một truyền thống văn hóa phát triển liên tục trong suốt 443
năm, không bị mai một. Dẫn đầu về số ngƣời đỗ Đại Khoa là xã Vũ Di có 6
vị. Ngƣời đỗ tiến sĩ nho học đầu tiên của huyện là Nguyễn Văn Chất (ngƣời
thôn Vũ Di, xã Vũ Di) – đỗ đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân khoa Mậu Thìn, đời
vua Lê Nhân Tông (1448), ông làm quan tới chức Thƣợng thƣ bộ Hộ. Phí Văn
Thuật quê xã Thƣợng Trƣng – đỗ đình nguyên Hoàng giáp khoa Canh Thìn,
đời vua Lê Thần Tông (1640). Ông nổi tiếng là thần đồng, đi thi Hƣơng đỗ
giải nguyên, thi Hội đỗ Hội nguyên, thi Đình đỗ Hoàng giáp danh sách thứ
nhất. Ngƣời đời gọi ông là “Tứ Nguyên” (tức là bốn kỳ đỗ đầu).
Và trên quê hƣơng Vĩnh Tƣờng, nữ sĩ Hồ Xuân Hƣơng đã sống, sáng
tác những bài thơ nổi tiếng đi cùng với thời gian.
Truyền thống văn hoá là nét đẹp tinh thần trong tiềm thức ngƣời dân
Vĩnh Tƣờng nói riêng và ngƣời Việt Nam nói chung. Những truyền thống văn

hoá đó đã khơi dậy trong các thế hệ ngƣời dân Vĩnh Tƣờng những nét đẹp
truyền thống của địa phƣơng, có ảnh hƣởng tích cực tới hệ tƣ tƣởng, tình cảm
và đã tô điểm thêm những bản sắc văn hoá dân tộc Việt.
1.4. TRUYỀN THỐNG ĐẤU TRANH CHỐNG GIẶC NGOẠI XÂM

Lê Thị Hạnh

16

K34 – Khoa Lịch sử


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

Lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam trải qua 4000 năm dựng nƣớc và
giữ nƣớc, chống giặc ngoại xâm. Luôn đi liền với nhau, kể từ buổi đầu khi các
vua Hùng lập nƣớc Văn Lang, đến thời đại ngày nay, thời đại Hồ Chí Minh.
Trong suốt chiều dài lịch sử ấy, ngƣời dân Vĩnh Tƣờng tự hào đã góp một
phần cùng với nhân dân trong Tỉnh và cả nƣớc chung tay xây đắp nên truyền
thống đấu tranh dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc.
Sử sách dân tộc đã ghi chép lại truyền thống yêu nƣớc hào hùng, khí
phách kiên cƣờng và bất khuất chống giặc ngoại xâm của nhân dân Vĩnh
Tƣờng. Theo truyền thuyết, từ thời Hùng Vƣơng ở Bích Đại – Đại Đồng
(ngày nay) có vị tƣớng Đinh Thiên Tích có sức khoẻ phi thƣờng, đã có công
giúp Vua đánh giặc ngoại xâm, dạy dân cách nuôi tằm, trồng lúa. Sau này
ngƣời dân đã thờ cúng và mở hội làng để tƣởng nhớ tới ông.
Dƣới thời Hai Bà Trƣng ở xã Lũng Hoà có bà Lê Ngọc Trinh, đƣợc
phong làm “Tả tướng quân”, chỉ huy cuộc tấn công vào thủ phủ của Tô Định.

Xã Tam Phúc có bà Ả Lã, xã Tân Tiến có ông Đổng Vịnh, xã Yên Lập có
Long Nga là tƣớng quân giỏi của hai Bà. Xã Đại Đồng có ông Cả Lợi và ông
Hai Lợi là những tƣớng chỉ huy chiến đấu kiên cƣờng, bất khuất. Thời kỳ đầu
công nguyên, khi nhà Hán ở phƣơng Bắc trở lại xâm lƣợc nƣớc ta để hƣởng
ứng cuộc khởi nghĩa của Hai Bà, các ông đã tham gia cuộc chiến đấu quyết tử
ấy ở Cấm Khê (thuộc Cẩm Viên – Đại Tự - Yên Lạc ngày nay). Ở đây còn có
mộ các “ông Voi” tƣơng truyền là nơi chôn các voi chiến của nghĩa quân của
Hai Bà. Tiếp theo đó, xã Ngũ Kiên ở xứ đồng Mả Mô, theo tƣơng truyền đó là
nơi chôn cất các chiến binh đã hy sinh. Ngày nay, tại xã Tứ trƣng có Miếu Bà
là nơi thờ cúng tƣớng của Hai Bà Trƣng.
Dƣới triều Lý, nhân dân Bạch Hạc tham gia kháng chiến chống quân
Tống từ Vân Nam sang và tham gia phòng tuyến sông Cầu. Dƣới triều vua Lý
Cao Tông có Nguyễn Văn Nhƣợng, ngƣời thôn Văn Trƣng, xã Tứ Trƣng có

Lê Thị Hạnh

17

K34 – Khoa Lịch sử


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

công chiến đấu chống quân Chiêm Thành đƣợc phong làm thành Hoàng làng.
Thời Trần, nhân dân đã giúp Trần Hƣng Đạo luyện quân ở ngã ba Bach Hạc.
Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ hai, lần thứ ba,
nhân dân đã giúp Trần Nhật Duật tổ chức chiến đấu bảo toàn lực lƣợng và
đánh thắng quân giặc ở khu vực Bạch Hạc. Trong cuộc kháng chiến chống

quân Minh dƣới triều Hồ Quý Ly, nhân dân đã tham gia chặn đánh quân Minh
từ Vân Nam xuống, tham gia bức hàng thành Tam Giang.
Chống lại chế độ tàn bạo của chúa Trịnh, thì nhân dân xã Chấn Hƣng,
Đại Đồng, Nghĩa Hƣng,... đã tham gia cuộc kháng chiến do Nguyễn Danh
Phƣơng lãnh đạo. Nghĩa quân đã thiết lập đƣợc địa bàn hoạt động rộng lớn,
kiểm soát các huyện Yên Lãng, Yên Lạc, Bạch Hạc. Khi thực dân Pháp đem
quân đánh chiếm miền Bắc, ở Thƣợng Trƣng có ông Nguyễn Quý Tân là lãnh
binh Sơn Tây cai quản cả vùng Hƣng Hoá, Vĩnh Yên. Ông đã cùng Bùi
Quang Đại là Phó Hiệp quân tỉnh Sơn Tây chiêu mộ quân chống lại triều đình
hèn nhát và quân Pháp xâm lƣợc. Ông đƣợc nhân dân kính trọng gọi là “Ông
Lãnh áo thành Sơn Tây”. Nhân dân Vĩnh Tƣờng còn tham gia khởi nghĩa do
Nguyễn Quang Bích, Đốc Giang, Tuần Bốn, Đốc Khoát, Đốc Huỳnh chỉ huy.
Tham gia chiến đấu trong đội quân của Hoàng Hoa Thám có Nguyễn Hữu
Hoà là cháu đích tôn của Nguyễn Quý Tân. Nguyễn Hữu Hoà giữ chức Đội
(thƣờng gọi là Đội Hoà), ông là một trong những ngƣời cầm quân chỉ huy tài
giỏi trong hoạt động cách mạng ở Vĩnh Tƣờng, Tam Dƣơng.
Lãnh Sâm, tức Bùi Sâm ngƣời làng Bích Đại, xã Đại Đồng ông đã lãnh
đạo phong trào đấu tranh dƣới trƣớng Cần Vƣơng chống Pháp. Ông đã tập
hợp lực lƣợng, phối hợp chiến đấu với phe chủ chiến của triều đình để chống
Pháp. Ông dấy binh khởi nghĩa và nhận đƣợc sự ủng hộ đông đảo, nhiệt tình
của quần chúng, ông đã tổ chức nhiều trận đánh, bao vây địch ngay trên quê

Lê Thị Hạnh

18

K34 – Khoa Lịch sử


Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khoá luận tốt nghiệp

hƣơng Vĩnh Tƣờng và một số huyện lân cận. Ông chiến đấu với một tinh thần
dũng cảm, quyết liệt làm cho giặc Pháp hoang mang, lo sợ; nhân dân đã có
câu ca về ông “Nam Kỳ Trương Định, Bắc Kỳ Bùi Sâm”.
Không cam chịu cuộc sống nô lệ của thực dân Pháp xâm lƣợc, tiếp nối
truyền thống đánh giặc cứu nƣớc của ông. Năm 1917, dƣới sự lãnh đạo của
Trịnh Văn Cấn, ngƣời con xã Vũ Di giàu truyền thống yêu nƣớc cùng với
Lƣơng Ngọc Quyến cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên đã nổ ra. Có lòng yêu
nƣớc, căm thù giặc sâu sắc thêm vào đó là ý chí quyết tâm đánh giặc cứu
nƣớc, cứu nhà. Sau nhiều lần bàn bạc, xây dựng kế hoạch, các ông đã quyết
định nổi dậy chiếm tỉnh lỵ Thái Nguyên làm căn cứ cách mạng. Ngay trong
đêm ngày 30/8/1917, Ban chỉ huy khởi nghĩa đã hạ lệnh quyết định tấn công
địch. Nghĩa quân đã lần lƣợt chiếm toàn bộ hệ thống cơ quan đầu não của
Pháp ở Thái Nguyên, nghĩa quân quyết định lấy cờ có năm ngôi sao lớn đề
bốn chữ “Nam binh phục quốc” làm quân kỳ treo ở cửa thành Thái Nguyên,
rồi phát lệnh tuyên bố “Thái Nguyên độc lập”, đặt quốc hiệu là Đại Hùng. Có
thể nói, lần đầu tiên trong trang sử dân tộc, khởi nghĩa Thái Nguyên đã đánh
một mốc son chói lọi. Song do lực lƣợng của nghĩa quân mỏng lại thiếu sự
chuẩn bị về tổ chức, trong khi đó lực lƣợng của thực dân Pháp mạnh, đông lại
đƣợc trang bị vũ khí hiện đại. Sau một thời gian ngắn chiến đấu, nghĩa quân
buộc phải rút khỏi tỉnh lỵ Thái Nguyên. Vừa chiến đấu, vừa hành quân qua
các tỉnh ở Trung du và đồng bằng Bắc Bộ, dựa vào địa thế hiểm trở của vùng
núi Tam Đảo và vùng đất phía Bắc huyện Vĩnh Tƣờng, nghĩa quân tiếp tục
chiến đấu với tinh thần dũng cảm làm lung lay ý chí chiến đấu của thực dân
Pháp. Cho đến tháng 1/1918, lực lƣợng chỉ còn lại 10 ngƣời nhƣng các ông
vẫn kiên cƣờng chiến đấu. Tuy nhiên, do thế cùng lực kiệt trong vòng vây của
địch, ngƣời Anh hùng Trịnh Văn Cấn đã từng tuyên bố “Thái Nguyên độc
lập”, sau đó đã tự sát để không bị rơi vào tay giặc. Hành động đó đã nêu lên


Lê Thị Hạnh

19

K34 – Khoa Lịch sử


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

tấm gƣơng về lòng yêu nƣớc nồng nàn, lòng căm thù giặc sâu sắc, ý chí chiến
đấu quật cƣờng đến giọt máu cuối cùng cho chủ quyền độc lập dân tộc. Hiện
nay, tại thôn Hoàng Xá Thƣợng, xã Kim Xá huyện Vĩnh Tƣờng còn có những
dấu tích diễn ra cuộc chiến đấu quyết liệt của nghĩa quân. Tƣởng nhớ công lao
to lớn của Trịnh văn Cấn (tức Đội Cấn) nhiều nơi ở nƣớc ta lấy tên ông đặt
tên đƣờng, tên phố. Trên quê hƣơng Vĩnh Tƣờng hôm nay có một trƣờng
Trung học phổ thông mang tên ông.
Tiếp nối truyền thống đó, Nguyễn Thái Học ngƣời xã Thổ Tang cùng
các huynh đệ của mình thành lập Việt Nam Quốc dân Đảng là một chính
Đảng đại diện cho giai cấp Tƣ sản Việt Nam mới ra đời. Mục tiêu, tôn chỉ của
Đảng đã tỏ rõ tinh thần yêu nƣớc, đấu tranh để thành lập nƣớc Việt Nam độc
lập. Nguyễn Thái Học đã tuyên truyền, vận động, gây dựng và phát triển
phong trào cách mạng trên chính quê hƣơng của mình. Tại các xã Thổ Tang,
Đại Đồng, Vĩnh Sơn, Vũ Di đã tích cực tham gia phong trào do ông phát
động. Song, do hạn chế về tổ chức chính trị nên đƣờng lối và phƣơng pháp
cách mạng của tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng đã phạm sai lầm làm cho
phong trào cách mạng nhanh chóng bị thất bại. Mặc dù, bị dìm trong bể máu
nhƣng cuộc khởi nghĩa của Việt Nam Quốc dân Đảng đã có những ảnh hƣởng

to lớn trong cả nƣớc, thúc đẩy phong trào đấu tranh của nhân dân ta chống
thực dân Pháp xâm lƣợc. Nguyễn Thái Học với Việt Nam Quốc dân Đảng đã
đi vào lịch sử dân tộc cùng tên tuổi và câu nói bất hủ: “không thành công
cũng thành nhân” còn sống mãi với non sông đất nƣớc. Công lao ấy đƣợc
Đảng và Nhà nƣớc truy tặng Bằng Tổ quốc ghi công và danh hiệu liệt sĩ.
Ngoài ra, chúng ta còn phải ghi nhận công lao của các vị anh hùng nhƣ:
Nguyễn Kiến (1902 – 1944) – sinh ra tại làng Dẫn Tự, tổng Đồng Phú, phủ
Vĩnh Tƣờng trong một gia đình nông dân nghèo, ông đã có công tuyên truyền
hƣớng dẫn phong trào cách mạng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và

Lê Thị Hạnh

20

K34 – Khoa Lịch sử


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

xây dựng cơ sở cách mạng ở Vĩnh Tƣờng. Đồng chí Lê Xoay, sinh năm 1912,
làng Yên Nhiên, xã Vũ Di, huyện Vĩnh Tƣờng – sinh ra trong một gia đình
nông dân nghèo nhƣng đƣợc ăn học đầy đủ, ông đã có công củng cố tổ chức
Đảng, các đoàn thể cứu quốc, ổn định tƣ tƣởng quần chúng và củng cố phong
trào cách mạng,....
Chƣa dừng lại ở đó, trong sự nghiệp kháng chiến chống Mĩ cứu nƣớc,
tiếp tục truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm, Đảng bộ và nhân dân
Vĩnh Tƣờng luôn đi đầu để đóng góp sức ngƣời, sức của làm nhiệm vụ tiền
tuyến chi viện cho miền Nam chống ngoại xâm. Với khẩu hiệu “Thóc không

thiếu một cân, quân không thiếu một người”, Vĩnh Tƣờng gắng sức vì miền
Nam ruột thịt. Trong thời kỳ này, tiêu biểu cho tinh thần quật khởi đó là
ngƣời Anh hùng Liệt sĩ Nguyễn Viết Xuân, ngƣời con ƣu tú của vùng đất Ngũ
Kiên giàu truyền thống yêu nƣớc. Tiếng hô: “Nhằm thẳng quân thù, bắn!”
của anh đã đi vào lịch sử dân tộc, thôi thúc hàng triệu con tim tuổi trẻ thanh
niên Việt Nam tham gia đánh Mĩ cứu nƣớc.
Suốt chiều dài lịch sử, miền quê Vĩnh Tƣờng đã sinh ra và nuôi dƣỡng
lớp lớp các thế hệ con ngƣời cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất; thông
minh, tài trí trong học tập, nghiên cứu; kiên cƣờng, bất khuất trong chiến đấu
chống giặc ngoại xâm và bất công cƣờng quyền. Quá trình đó đã tạo dựng nên
đời sống văn hoá, cốt cách con ngƣời của vùng quê giàu truyền thống yêu
nƣớc và tinh thần kiên cƣờng cách mạng. Chính bề dày truyền thống lịch sử
và văn hoá đó là điều kiện thuận lợi để nhân dân Vĩnh Tƣờng tiếp nhận ánh
sáng của Đảng, bƣớc vào thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc, tự do và
hạnh phúc của nhân dân.

Lê Thị Hạnh

21

K34 – Khoa Lịch sử


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

Chƣơng 2. ĐẢNG BỘ VĨNH TƢỜNG VỚI CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO
CHỐNG XÂM LƢỢC VÀ CỦNG CỐ CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG
TỪ 1946 ĐẾN 8/1949

2.1. QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ VĨNH TƢỜNG
Vĩnh Tƣờng là huyện có cơ sở và phong trào cách mạng mạnh mẽ, sớm
của tỉnh Vĩnh Yên. Trong các phong trào cách mạng của cả nƣớc từ khi Đảng
ra đời và lãnh - đạo phong trào (1930 – 1931 và 1936 – 1939), Vĩnh Tƣờng
đều có phong trào khá sôi nổi, một số cuộc đấu tranh đã đƣợc báo chí bí mật
và công khai của Đảng đƣa tin. Vì vậy, Xứ uỷ thƣờng quan tâm theo dõi và
chỉ đạo phong trào cách mạng huyện Vĩnh Tƣờng.
Năm 1938, dƣới sự lãnh đạo trực tiếp của đồng chí Tổng Bí thƣ
Nguyễn Văn Cừ, lễ kỷ niệm ngày Quốc tế lao động 1/5 đƣợc tổ chức tại khu
Đấu Xảo – Hà Nội (nay là Cung văn hoá Hữu Nghị). Đây là cuộc biểu dƣơng
lực lƣợng lớn nhất, hùng hậu nhất, thu hút đƣợc đông đảo quần chúng tham
gia và cuộc Mít tinh là đỉnh cao trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ ở Hà Nội.
Phong trào đấu tranh của nhân dân trong huyện Vĩnh Tƣờng cùng hoà nhịp và
đã góp phần làm nên một sự kiện lịch sử đầy ý nghĩa. Trong thời gian này,
Vĩnh Tƣờng còn tổ chức xây dựng cơ sở và tổ chức phong trào hoạt động bí
mật. Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Xứ uỷ Bắc Kỳ họp giữa năm 1938 đã đề
ra chủ trƣơng: “những chỗ hiện giờ đã có sẵn mối liên lạc phải lập tức gây
thành cơ sở của Đảng” [21, tr.310].
Cơ sở Dẫn Tự, Hoà Lạc do đồng chí Nguyễn Kiến gây dựng trong
những năm từ 1933 đến 1935, đã phát triển sang Vũ Di. Đồng chí Nguyễn
Kiến đã gây dựng đƣợc tổ chức Đoàn thanh niên Dân chủ, giáo dục giác ngộ
đoàn viên và củng cố tổ chức vững mạnh, bắt liên lạc với Xứ uỷ. Tháng
8/1938, đồng chí Hoàng Văn Thụ (bí danh là Vân), Uỷ viên Ban thƣờng vụ
Xứ uỷ đã về trực tiếp kiểm tra cơ sở và phong trào ở Vĩnh Tƣờng. Đồng chí

Lê Thị Hạnh

22

K34 – Khoa Lịch sử



Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

đã nói chuyện với đoàn viên Đoàn thanh niên dân chủ Vĩnh Tƣờng phổ biến
tình hình thế giới, nhiệm vụ và chủ trƣơng của Đảng trong thời kỳ mới. Đồng
chí Hoàng Văn Thụ đã lựa chọn một số đảng viên hăng hái nhất, bồi dƣỡng
giác ngộ về Đảng chuẩn bị cho việc phát triển đảng viên mới. Cuối tháng
8/1938 tại xã Vũ Di, đồng chí Hoàng Văn Thụ đã tổ chức kết nạp các đoàn
viên ƣu tú vào Đảng nhƣ: đồng chí Lê Xoay (xã Vũ Di); đồng chí Nguyễn
Tráng (xã Tân Cƣơng) và đồng chí Nguyễn Văn Hành (xã Tân Cƣơng), đồng
chí Lê Xoay đƣợc chỉ định làm Bí thƣ. Chi bộ Vĩnh Tƣờng ra đời. Thực hiện
sự chỉ đạo của Xứ uỷ, chi bộ Vĩnh Tƣờng có trách nhiệm lãnh đạo phong trào
của huyện thuộc tỉnh Vĩnh Yên. Các đảng viên đƣợc giao nhiệm vụ xây dựng
các cơ sở bí mật, xây dựng và phát triển lực lƣợng, liên hệ với các cơ sở và tổ
chức của tỉnh Phúc Yên để phối hợp công tác.
Việc liên hệ với Xứ uỷ để xin chỉ đạo công tác đƣợc chi bộ duy trì
thƣờng xuyên. Khi chiến tranh thế giới thứ hai sắp bùng nổ, Xứ uỷ giao
nhiệm vụ cho chi bộ nhắc nhở các đồng chí hoạt động công khai phải nhanh
chóng rút vào hoạt động bí mật. Đồng thời, chi bộ cần chuẩn bị gấp một số cơ
sở, một số địa điểm tốt, vững, để cơ quan Xứ uỷ rút về đóng khi cần thiết. Với
những nhiệm vụ đƣợc giao, chi bộ Vĩnh Tƣờng thực sự là hạt nhân, nòng cốt
cho các chi bộ toàn tỉnh Vĩnh Phúc và sự nghiệp đấu tranh cách mạng.
Nhƣ vậy, từ những năm 30 cùng với sự ra đời của Đảng, Vĩnh Tƣờng là
nơi xuất hiện cơ sở Đảng vào loại sớm ở nƣớc ta. Chi bộ cơ sở Vĩnh Tƣờng
đã thực sự trở thành hạt nhân của phong trào cách mạng Vĩnh Tƣờng.
2.2. CÔNG CUỘC CỦNG CỐ CHÍNH QUYỀN VÀ LÃNH ĐẠO
CHUẨN BỊ KHÁNG CHIẾN TỪ 1946 ĐẾN 8/1949

2.2.1. Chính quyền cách mạng với những nhiệm vụ cấp bách về kinh tế xã hội

Lê Thị Hạnh

23

K34 – Khoa Lịch sử


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

Cách mạng tháng Tám thành công, nƣớc Việt Nam Dân chủ cộng hoà
vừa ra đời đã đứng trƣớc tình trạng “ngàn cân treo sợi tóc”: nạn đói cũ chƣa
chấm dứt – nạn đói mới lại tiếp diễn, lũ lụt thƣờng xuyên sảy ra, sản xuất
đìmh trệ, tài chính trống rỗng, hơn 90% dân số mù chữ do chính sách ngu dân
của thực dân Pháp để lại. Ở miền Nam, quân Pháp đƣợc quân Anh giúp sức
đã thƣờng xuyên gây hấn, trở lại xâm lƣợc nƣớc ta. Ở miền Bắc, 20 vạn quân
Tƣởng núp dƣới danh nghĩa quân Đồng minh vào tƣớc vũ khí phát xít Nhật
nhƣng mang âm mƣu chống phá cách mạng, lật đổ Nhà nƣớc cộng hoà còn
non trẻ.
Trƣớc tình hình khó khăn chung của cả nƣớc, Vĩnh Tƣờng cũng gặp
muôn vàn khó khăn, thử thách: vỡ đê ở Quảng Cƣ và Diệm Xuân làm cho
toàn huyện bị thiệt hại vô cùng nặng nề. Nạn đói cuối năm 1944 - đầu năm
1945 lại càng trở nên trầm trọng hơn. Dựa vào sức mạnh quân sự của Tƣởng,
bọn Việt Nam Quốc dân Đảng phản động đã chiếm đóng và dựng lên chính
quyền tay sai ở Bồ Sao, Bạch Hạc, Diệm Xuân và lập ra các tổ chức, lôi kéo
thanh niên, phụ nữ làm tay sai cho chúng. Mặc dù, trong điều kiện khó khăn,
thiếu thốn nhƣng nhân dân Vĩnh Tƣờng vẫn phải cung cấp lƣơng thực, thực

phẩm cho quân Tƣởng và đối phó với nhiều thủ đoạn phá hoại rất nham hiểm
của chúng.
Dƣới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ, mà đứng đầu là Chủ tịch Hồ
Chí Minh, Vĩnh Tƣờng cùng với tỉnh Vĩnh Yên và cả nƣớc hăng hái bƣớc vào
thời kỳ mới, chuẩn bị mọi mặt cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Ngay sau ngày “Lễ độc lập”, tức ngày 3/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ
trì phiên họp của Chính phủ lâm thời, xác định “Những nhiệm vụ cấp bách
của Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà”. Tiếp đó, ngày 25/11/1945,
Trung ƣơng Đảng ra chỉ thị “kháng chiến, kiến quốc”, đã xác định rõ kẻ thù
chính của nhân dân ta là thực dân Pháp xâm lƣợc và nhiệm vụ của cách mạng

Lê Thị Hạnh

24

K34 – Khoa Lịch sử


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

là củng cố chính quyền, chống thực dân Pháp, bài trừ nội phản, cải thiện đời
sống nhân dân. Ngày 11/11/1945, Đảng ta tuyên bố “tự giải tán”, thực chất là
rút vào hoạt động bí mật, hoạt động dƣới hình thức là Hội nghiên cứu chủ
nghĩa Mác.
Quán triệt quan điểm chủ trƣơng của Đảng, dƣới sự lãnh đạo trực tiếp
của Tỉnh uỷ Vĩnh Yên, Vĩnh Tƣờng đã khẩn trƣơng thực hiện các nhiệm vụ
mới của cách mạng. Tổ chức Đảng, Huyện uỷ chƣa đƣợc kiện toàn, chấn
chỉnh, mọi sự chỉ đạo đều dƣới danh nghĩa của Mặt trận Việt Minh và chính

quyền cách mạng huyện. Nhiệm vụ trọng tâm, cần thiết đƣợc chỉ đạo thực
hiện lúc đó là cứu đói và hàn khẩu hai quãng đê vỡ ở Quảng Cƣ và Diệm
Xuân. Trong những ngày nƣớc lụt lội, phong trào vận động tƣơng trợ giúp đỡ
những nhà bị nƣớc lũ cuốn mất chỗ ăn chỗ ở đƣợc nhân dân hƣởng ứng đông
đảo. Chƣa dừng lại ở đó, để tự cứu đói, chính quyền ở các xã đã vận động bà
con nƣớc rút đến đâu, tranh thủ cấy lúa, trồng khoai và các cây rau màu khác
đến đó. Huyện đã chỉ đạo tập chung hàn khẩu quãng đê Quảng Cƣ và Diệm
Xuân là hai công trƣờng lớn đầu tiên dƣới sự chỉ đạo của chính quyền cách
mạng. Tại các địa phƣơng trong Huyện đã huy động lực lƣợng tham gia đắp
đê phục hồi sản xuất. Bình quân mỗi xã có từ 150 đến 200 ngƣời. Ở một số xã
nhƣ: Thƣợng Trƣng, Đại Đồng, Tuân Chính có số ngƣời huy động lên tới 300
ngƣời. Với sự nỗ lực cao của nhân dân trong huyện, Vĩnh Tƣờng đã nhận
đƣợc sự hỗ trợ, giúp sức của các huyện bạn trong tỉnh nên việc đắp đê, hàn
khẩu đƣợc hoàn thành một cách nhanh chóng, trƣớc thời hạn đề ra. Đại diện
của chính phủ đi thăm và trực tiếp kiểm tra công việc hàn khẩu đê đã biểu
dƣơng thành tích có ý nghĩa to lớn này. Trên báo “Cứu quốc”, số ra ngày
13/11/1945, trên trang nhất “Dân ta đắp đê ta” đã cổ vũ tinh thần đắp đê,
phục hồi sản xuất của nhân dân tỉnh Vĩnh Yên. Bài báo có đoạn viết: “Tỉnh
Vĩnh Yên đã tự đắp được con đê Quảng Cư quan hệ cho cả ba tỉnh Vĩnh Yên,

Lê Thị Hạnh

25

K34 – Khoa Lịch sử


×