Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

ĐẢNG BỘ HUYỆN LÂM THAO (PHÚ THỌ) LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI (2010 – 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (982.11 KB, 64 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ
-------------------

CHỬ THỊ LAN HƯƠNG

ĐẢNG BỘ HUYỆN LÂM THAO
(PHÚ THỌ) LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI (2010 – 2013)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học
TS NGUYỄN VĂN DŨNG

HÀ NỘI - 2015


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Thầy giáo
TS Nguyễn Văn Dũng - người đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ trong suốt quá
trình nghiên cứu thực hiện đề tài. Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân
thành tới các thầy, cô giáo trong khoa Lịch Sử đã cung cấp kiến thức cho tôi
trong quá trình học tập tại trường. Bên cạnh đó, tôi xin chân thành cảm ơn
Phòng Nông nghiệp huyện Lâm Thao và các cơ quan có liên quan đã tạo điều
kiện thuận lợi nhất giúp tôi hoàn thành công trình nghiên cứu này. Cuối cùng
cho phép tôi được gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân, bạn bè đã luôn
động viên, giúp đỡ tôi.
Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên của tôi và do còn nhiều hạn chế
về mặt tài liệu nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong các thầy,
cô giáo cùng các bạn sinh viên đóng góp kiến để đề tài của tôi được hoàn


thiện hơn.
Hà Nội, ngày 04 tháng 05 năm 2015
Tác giả khóa luận
Chử Thị Lan Hương


LỜI CAM ĐOAN

Khóa luận tốt nghiệp “Đảng bộ huyện Lâm Thao (Phú Thọ) lãnh đạo
xây dựng nông thôn mới (2010 – 2013)” được hoàn thành dưới sự hướng dẫn
tận tình của Thầy giáo TS Nguyễn Văn Dũng.
Tôi xin cam đoan đề tài này là kết quả nghiên cứu của riêng Tôi, không
trùng với bất kỳ kết quả nào của các tác giả khác.
Hà Nội, ngày 04 tháng 05 năm 2015
Tác giả khóa luận

Chử Thị Lan Hương


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 2
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu.............................................. 3
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................... 4
5. Đóng góp của khóa luận ............................................................................ 4
6. Bố cục khóa luận ........................................................................................ 4
Chương 1. CƠ SỞ ĐỂ ĐẢNG BỘ HUYỆN LÂM THAO LÃNH ĐẠO
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI .................................................................... 5
1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ ................................................. 5

1.1.1. Điều kiện tự nhiên............................................................................. 5
1.1.2. Dân cư ............................................................................................... 6
1.2. TÌNH HÌNH KINH TẾ, VĂN HÓA - XÃ HỘI HUYỆN LÂM
THAO NĂM 2009 ......................................................................................... 7
1.2.1. Kinh tế ............................................................................................... 7
1.2.2. Xã hội ................................................................................................ 8
1.2.3. Điều kiện thuận lợi và khó khăn khi tiến hành xây dựng nông
thôn mới ...................................................................................................... 9
1.3. CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN
MỚI .............................................................................................................. 11
Chương 2. ĐẢNG BỘ HUYỆN LÂM THAO LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI (2010 - 2013) ................................................................. 17
2.1. ĐẢNG BỘ HUYỆN LÂM THAO LÃNH ĐẠO TRIỂN KHAI
CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ............................... 17
2.1.1. Công tác chỉ đạo, điều hành quản lý ............................................... 18


2.1.2. Công tác tuyên truyền, vận động .................................................... 19
2.1.3. Công tác đào tạo, tập huấn ............................................................ 21
2.1.4. Công tác phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức, đoàn thể
nhân dân .................................................................................................... 22
2.2. KẾT QUẢ THỰC HIỆN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI .............. 23
2.2.1. Công tác quy hoạch, đề án .............................................................. 23
2.2.2. Về xây dựng cơ sở hạ tầng.............................................................. 25
2.2.3. Kinh tế và tổ chức sản xuất.............................................................. 28
2.2.4. Về phát triển giáo dục, y tế, văn hóa và bảo vệ môi trường ........... 33
2.2.5. Về hệ thống chính trị và an ninh trật tự ở nông thôn ...................... 39
Chương 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM................................... 44
3.1. NHẬN XÉT ........................................................................................... 44
3.1.1. Ưu điểm............................................................................................ 44

3.1.2. Hạn chế ........................................................................................... 45
3.2. KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ QUÁ TRÌNH LÃNH ĐẠO XÂY
DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN LÂM THAO .................................. 46
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 54
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 57


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia đi lên từ một nền nông nghiệp nghèo nàn, lạc
hậu nên trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa như hiện nay
càng cần phải chú trọng hơn đến sự phát triển của các vùng nông thôn. Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã từng nói: “Nông thôn tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm
thì ngày càng giàu có. Nông thôn giàu có sẽ mua nhiều hàng hóa của công
nghiệp sản xuất ra. Đồng thời sẽ cung cấp đầy đủ lương thực nguyên liệu cho
công nghiệp và thành thị. Như thế là nông thôn giàu có giúp cho công nghiệp
phát triển. Công nghiệp phát triển lại thúc đẩy nông nghiệp phát triển mạnh
hơn nữa. Công nghiệp, nông nghiệp phát triển thì dân giàu nước mạnh”.
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, đặc biệt
Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương mại Thế
giới (WTO), nhiều vấn đề đặt ra cho phát triển nông thôn cần được quan tâm
giải quyết như: tăng nhanh giá trị sản xuất nông nghiệp, thủy sản trên một đơn
vị canh tác, tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị hàng hóa cao và an toàn, giải
quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân.
Trước những yêu cầu mới, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra chương trình
mục tiêu phát triển nông thôn mới nhằm giải quyết tốt những vấn đề trên và
đạt được mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Chính vì vậy, xây dựng nông thôn mới chiếm vị trí chiến lược trong phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước.

Lâm Thao là một huyện trọng điểm sản xuất lương thực của tỉnh Phú
Thọ, mật độ dân cư đông,có ruộng đất bằng phẳng, mạng lưới giao thông
thuận tiện,… đã đem lại cho huyện Lâm Thao nhiều lợi thế, tạo điều kiện để
phát triển kinh tế - xã hội.

1


Những chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước cùng với sự chỉ đạo của
tỉnh Phú Thọ và sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng bộ huyện Lâm Thao, đã thúc
đẩy nền kinh tế phát triển góp phần đưa Phú Thọ thoát khỏi tình trạng nghèo
nàn, lạc hậu và đến năm 2020 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp. Đồng thời,
đưa đất nước phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo kịp xu
thế phát triển của các nước trên thế giới.
Là người con sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Lâm Thao, em chọn đề
tài: “Đảng bộ huyện Lâm Thao (Phú Thọ) lãnh đạo xây dựng nông thôn
mới (2010- 2013)” làm khóa luận tốt nghiệp của mình để làm sáng tỏ sự nhận
thức và sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng bộ huyện Lâm Thao trong chủ trương
chung về xây dựng nông thôn mới của Đảng; những thành quả mà Đảng bộ
huyện đã đạt được sau khi triển khai chương trình. Đồng thời, mong muốn
đưa ra một số ý kiến nhận xét và rút ra bài học kinh nghiệm trong quá trình
xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề nông thôn mới đã được một số nhà khoa học nghiên cứu ở
nhiều góc độ khác nhau:
Thứ nhất, Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, Văn
kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, NXB Sự thật, HàNội, 1987.
Thứ hai, Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, Văn
kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, NXB Chính trị quốc gia, 1991.
Thứ ba, Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, Văn

kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB Chính trị quốc gia, 1996.
Thứ tư, Ths. Nguyễn Thị Nguyệt Ánh, “Tìm hiểu quan điểm của Hồ
Chí Minh về Nông nghiệp, Nông dân”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 282, 2014.
Ngoài ra còn có một số bài nghiên cứu về xây dựng nông thôn mới ở
địa phương như: Ths. Tống Thị Nga, “Đảng bộ tỉnh phú thọ lãnh đạo thực

2


hiện ứng dụng khoa học và công nghệ trong nông nghiệp, nông thôn”, Tạp
chí Lịch sử Đảng, số 283,2014. Bài viết của Trần Phù Tiêu, “Cuộc vận động
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” góp phần xây
dựng nông thôn mới ở Phú Thọ”, đăng trên tạp chí Mặt trận, số 84, 2010. Và
bài viết của Nguyễn Thị Thanh Hương, “Đảng bộ huyện Lâm Thao – Phú
Thọ lãnh đạo quá trình xây dựng nông thôn mới (1991-2011)”, k35 - Lịch sử,
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
Cho đến nay chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về đề tài: “Đảng
bộ huyện Lâm Thao (Phú Thọ) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới (20102013)”.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Lâm Thao - Phú Thọ trong quá
trình xây dựng nông thôn mới từ năm 2010 đến năm 2013. Làm rõ những thành
tựu đạt được trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới. Đánh giá
những ưu điểm, hạn chế, rút ra bài học kinh nghiệm và đưa ra các giải pháp để
thúc đẩy xây dựng nông thôn mới của huyện trong giai đoạn hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tập hợp xử lý các nguồn tài liệu.
Trình bày, phân tích một cách khách quan về sự lãnh đạo của Đảng bộ
huyện Lâm Thao trong quá trình xây dựng nông thôn mới từ năm 2010 đến
năm 2013.

3.3. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu về Đảng bộ huyện Lâm Thao (Phú Thọ) lãnh đạo xây dựng
nông thôn mới
Không gian: Huyện Lâm Thao - tỉnh Phú Thọ
Thời gian: Giai đoạn từ 2010 đến 2013.

3


4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
Tài liệu chủ yếu là các văn kiện Đại hội Đảng và chuyên khảo về lịch
sử Đảng bộ, các báo cáo tổng kết kinh tế - xã hội hàng năm của huyện, các
Nghị quyết của Huyện ủy, Tỉnh ủy.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin.
Khóa luận sử dụng các phương pháp như: phương pháp lịch sử, phương
pháp logic, phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, đối chiếu, thống kê,…
5. Đóng góp của khóa luận
Hệ thống những chủ trương, đường lối của Trung ương, Đảng, Tỉnh ủy từ
năm 2010 - 2013; góp phần làm sáng tỏ vai trò lãnh đạo của các cấp, ban ngành.
Góp phần tổng kết thực tiễn công tác xây dựng nông thôn mới trên địa
bàn huyện Lâm Thao, đưa ra những thành tựu và hạn chế của quá trình xây
dựng nông thôn mới.
Đúc rút kinh nghiệm và đưa ra ý kiến về giải pháp xây dựng nông thôn
mới trong giai đoạn tới.
Sử dụng làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm, nghiên cứu về
xây dựng nông thôn mới.
6. Bố cục khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 3

chương:
Chương 1: Cơ sở để Đảng bộ huyện Lâm Thao lãnh đạo xây dựng nông
thôn mới
Chương 2: Đảng bộ huyện Lâm Thao lãnh đạo xây dựng nông thôn mới
(2010 – 2013)
Chương 3: Một số nhận xét và kinh nghiệm

4


Chương 1
CƠ SỞ ĐỂ ĐẢNG BỘ HUYỆN LÂM THAO LÃNH ĐẠO XÂY
DỰNG NÔNG THÔN MỚI
1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Lâm Thao ngày nay là một huyện đồng bằng trung du cách thành phố
Việt Trì 10km về phía Tây. Tọa độ địa lý của huyện “từ 21015' đến 21026' vĩ
độ Bắc, từ 105014' đến 105021' kinh độ Đông” [7, tr.11].
Phía Bắc giáp huyện Phù Ninh và thị xã Phú Thọ, phía Đông giáp thành
phố Việt Trì, phía Tây và phía Nam giáp với huyện Tam Nông. Tổng diện
tích 12.179,02 ha, với 14 đơn vị hành chính gồm 2 thị trấn Hùng Sơn, Lâm
Thao và 12 xã: Xuân Huy, Xuân Lũng, Thạch Sơn, Tiên Kiên, Hợp Hải, Sơn
Dương, Tứ Xã, Bản Nguyên, Vĩnh Lại, Cao Xá, Sơn Vy, Kinh Kệ.
Địa hình
Địa hình Lâm Thao tương đối đa dạng, tiêu biểu cho một vùng bán sơn
địa, có đồi núi ruộng đồng ở 3 xã, thị trấn miền núi và 11 xã, thị trấn vùng
đồng bằng. Nhìn chung Lâm Thao có địa hình thấp, độ dốc trung bình 30 40m. Đất đai Lâm Thao thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông. Địa
hình phong phú, đa dạng thuận lợi cho sản xuất nông - lâm - nghiệp, thuận lợi
cho xây dựng quy hoạch các công trình giao thông, thủy lợi,…

Khí hậu
Lâm Thao nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có bốn
mùa: Xuân, hạ, thu, đông nhưng rõ nét nhất là hai mùa nóng, lạnh.
Mùa nóng từ đầu tháng tư đến tháng mười có nhiệt độ cao, gió
Đông Nam và mưa nhiều, lượng mưa trung bình là 197,7 mm/
5


tháng, số ngày mưa trung bình là 12,3 ngày/tháng, nhiệt độ trung
bình ngày là 26,870C, số giờ nắng trung bình là 4,22 giờ/ngày. Mùa
lạnh bắt đầu từ tháng mười một đến tháng ba năm sau, nhiệt độ
trung bình trong ngày là 190C, lượng mưa trung bình tháng là 66,2
mm, số ngày mưa trung bình trong tháng 7,8 ngày. Số giờ nắng
trong ngày trung bình 1,62 giờ [7, tr.12].
Điều kiện khí hậu của Lâm Thao thuận lợi cho việc phát triển các loại
cây trồng, có điều kiện để sản xuất thâm canh, tăng hệ số sử dụng đất.
Tài nguyên đất
Đến năm 2010 diện tích đất của Lâm Thao chia theo các loại mục đích
sử dụng như sau: 9523,17 ha, trong đó có 5486,22 ha đất nông nghiệp (chiếm
57,61%); có 3961,87 ha đất phi nông nghiệp (chiếm 41,6%) và 75,08 ha đất
chưa sử dụng (chiếm 0,79%) tổng diện tích đất tự nhiên của huyện.
Đất đai của Lâm Thao được chia thành hai nhóm có nguồn gốc phát
sinh khác nhau, đó là: nhóm đất đồng bằng, thung lũng và nhóm đất đồi gò.
Nhóm đất đồng bằng, thung lũng chiếm 93,06% tổng diện tích, được chia
thành 5 loại đất: đất cát chua, đất thung lũng và đất phù sa xen giữa đồi núi;
đất phù sa chua; đất có tầng sét loang lổ và đất phù sa trung tính ít chua.
Nhóm đất này đa dạng, thích hợp với nhiều loại vây trồng khác nhau, đòi hỏi
phải có những biện pháp canh tác phù hợp với từng loại đất. Nhóm đất đồi gò
(đất địa thành) chiếm 6,94% diện tích, phân bố chủ yếu ở vùng Đông Bắc của
huyện như Tiên Kiên, Xuân Lũng, thị trấn Hùng Sơn,… độ phì nhiêu, dung

tích hấp thụ của đất thấp.
Nhìn chung tài nguyên đất của Lâm Thao rất màu mỡ, phù hợp với phát
triển các loại cây trồng hàng năm như lúa, rau màu,…
1.1.2. Dân cư
Lâm Thao là huyện đồng bằng của tỉnh chính vì vậy dân cư tập trung
đông đúc. Dân số của huyện là 101.425 người (2013). Trong đó nữ là 59.352
6


người; nam là 45.893 người. Vùng có mật độ dân số cao nhất tỉnh 1.096
người/km2 và có sự phân bố tương đối đồng đều giữa các xã. Cư dân Lâm
Thao sống chủ yếu bằng nghề nông vì vậy họ rất cần cù chăm chỉ, chịu
thương chịu khó. Không chỉ vậy đây còn là vùng đất hiếu học và có rất nhiều
người hiền tài.
Cư dân Lâm Thao chủ yếu là người Kinh, một số rất nhỏ là dân tộc ít
người là những người theo chồng hoặc vợ về đây lập nghiệp, định cư. Dân
Lâm Thao đa số theo đạo Phật, chùa được xây dựng không chỉ ở xã mà ở cả
thôn. Tập quán bán con lên chùa khi còn nhỏ và gửi bát nhang khi chết vẫn
còn tồn tại đến ngày nay. Ngoài ra có một bộ phận cư dân theo đạo Thiên
Chúa giáo và một số đạo khác. Ngoài các tôn giáo trên, một số khá đông dân
Lâm Thao không theo tôn giáo nào nhưng người dân đều có chung tín ngưỡng
thờ tổ tiên, tưởng nhớ ông bà cha mẹ và các bậc tiền nhân đã có công dựng
nước và giữ nước.
1.2. TÌNH HÌNH KINH TẾ, VĂN HÓA - XÃ HỘI HUYỆN LÂM THAO
NĂM 2009
1.2.1. Kinh tế
* Nông nghiệp
Về trồng trọt: Diện tích gieo cấy lúa cả năm đạt 6.727,44 ha, đạt
98,93% kế hoạch, bằng 99,59% so với cùng kỳ năm 2008. Diện tích lúa lai,
lúa chất lượng cao chiếm 26,78% diện tích. Năng suất lúa bình quân cả năm

đạt 55,62 tạ/ha (vụ Chiêm đạt 57,6 tạ/ha, vụ Mùa đạt 53,53 tạ/ha). Diện tích
ngô đạt 1.118,63 ha, giảm 356 ha, năng suất đạt 42,74 tạ/ha. “Sản lượng
lương thực đạt 42.198 tấn, giảm 1.481 tấn so với năm 2008. Trong đó, sản
lượng thóc đạt 37.417,3 tấn, tăng 656,2 tấn, sản lượng ngô đạt 4.780,8 tấn,
giảm 2.137 tấn” [16; tr.2].

7


Về chăn nuôi: Tổng đàn trâu, bò đạt 9.078 con, bằng 84,57%; tổng đàn
lợn 35.427 con, tăng 8,4%; đàn gia cầm 396.942 ngàn con, tăng 28,83% so
với cùng kì năm 2008.
Về thủy sản: Diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 538 ha, tăng 4 ha so với
năm 2008. Sản lượng nuôi trồng ước tính đạt 1.775,4 tấn, tăng 12,4%; sản
lượng thủy sản khai thác đạt 1.825 tấn, tăng 11,96%.
Về lâm nghiệp: Trong năm đã trồng mới thêm được 10 ha rừng, chăm
sóc và bảo vệ tốt 210 ha rừng tập trung, trồng 39 ngàn cây phân tán. Công tác
phòng chống cháy rừng, kiểm tra, xử lý các vi phạm pháp luật, bảo vệ rừng
được triển khai thực hiện chủ động, thường xuyên.
* Trong công nghiệp - Thủ công nghiệp
Công nghiệp - Thủ công nghiệp tăng trưởng thấp, giá trị ước tính đạt
297,849 triệu đồng, tăng 21,47% so với năm 2008. Các ngành nghề truyền
thống như: ủ ấm, tương,… vẫn được duy trì. Bên cạnh đó đã và đang thực
hiện các thủ tục đề nghị Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh công nhận 3 làng
nghề: làng nghề sản xuất chế biến rắn Tứ Xã, làng nghề xây dựng và sản xuất
vật liệu xây dựng cao cấp Hưng Đạo - Xuân Huy, làng nghề ủ ấm và sản xuất
chăn ga, gối đệm Sơn Vi.
* Trong hoạt động dịch vụ
Tổng mức luân chuyển hàng hóa và dịch vụ đạt trên 1.160,84 tỷ đồng,
tăng 11,38% so với năm 2008. Giá trị sản xuất ngành dịch vụ đạt 257,958 tỷ

đồng, tăng 13,8%. Dịch vụ thương mại được mở rộng, hoạt động bưu chính
viễn thông tiếp tục được nâng cao về chất lượng dịch vụ,…
1.2.2. Xã hội
* Về giáo dục - đào tạo
Cuộc vận động “ Hai không” với 4 nội dung đã có nhiều chuyển biến.
Quy mô trường, lớp học được phát triển hợp lý; chất lượng giáo dục toàn diện

8


có nhiều chuyển biến. Chương trình tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị
dạy học tiếp tục được đầu tư; công tác xây dựng trường chuẩn Quốc gia, hoạt
động khuyến học được đẩy mạnh.
* Về y tế
Mạng lưới y tế từ huyện đến cơ sở đã được kiện toàn, củng cố cả về tổ
chức, đội ngũ thầy thuốc và cơ sở vật chất. Các chương trình y tế Quốc gia,
công tác an toàn vệ sinh thực phẩm được triển khai tích cực, thường xuyên,
không để dịch bệnh xảy ra trên địa bàn. Trong năm đã có 1 cơ sở đạt chuẩn y
tế Quốc gia, nâng tổng số cơ sở đạt chuẩn y tế Quốc gia lên 11/12 xã.
* Về dân số, lao động - xã hội
Công tác kế hoạch hóa gia đình đã tuyên truyền vận động tới nhân dân
thực hiện nghiêm và đã góp phần giảm số người sinh con thứ 3 trở lên so với
cùng kỳ năm 2008. Công tác lao động và giải quyết việc làm đã tổ chức đào
tạo nghề cho 1.400 lao động đi làm việc trong nước và xuất khẩu lao động.
Chương trình giảm nghèo triển khai có hiệu quả, tỷ lệ hộ nghèo giảm 0,7% so
với năm 2008. Ngoài ra còn tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm ngày thương
binh liệt sỹ, ngày nạn nhân chất độc màu da cam; chế độ chính sách với người
có công,…
Như vậy, với sự chỉ đạo của các cấp ủy đảng, ban ngành và sự nỗ lực
của nhân dân trong huyện, kinh tế của huyện đã có được nhịp độ phát triển

tốt, các hoạt động xã hội được đảm bảo góp phần cải thiện đời sống cho nhân
dân.
1.2.3. Điều kiện thuận lợi và khó khăn khi tiến hành xây dựng nông
thôn mới
* Thuận lợi
Hệ thống chính trị từ huyện đến xã được ổn định và giữ vững; các cơ
chế, chính sách của nhà nước, của tỉnh trong triển khai thực hiện xây dựng

9


nông thôn được ban hành mới cụ thể và đồng bộ; đặc biệt xuất phát điểm của
các xã cao hơn so với mức bình quân chung của tỉnh.
Lâm Thao là vùng đông dân cư, mật độ dân số cao nhất tỉnh Phú Thọ.
Nơi đây tập trung nhiều ngành kinh tế mũi nhọn, nằm gần các cơ sở kinh tế,
công trình văn hóa quan trọng của tỉnh.
Lâm Thao là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, các loại cây hàng
năm khác nhau như: rau màu, đậu tương,… Đồng thời cũng là vùng có thế
mạnh chăn nuôi (lợn, gia cầm,…) theo hướng tập trung. Bên cạnh đó, hệ
thống thủy lợi tại các xã trong huyện cũng đã được đầu tư sửa chữa, xây dựng
về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu sản xuất và dân sinh.
Ngoài phát triển nông nghiệp, vùng còn có thế mạnh phát triển công
nghiệp, dịch vụ do gần các khu công nghiệp, các đô thị của tỉnh. Ngoài ra, cơ
sở hạ tầng: giao thông, điện, thủy lợi,… của Lâm Thao cũng tương đối thuận
lợi.
* Khó khăn
Ảnh hưởng của suy giảm kinh tế thế giới, nguồn vốn hỗ trợ từ ngân
sách nhà nước cho chương trình còn hạn chế. Nhưng một bộ phận cán bộ,
nhân dân nhận thức chưa đầy đủ, còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào hỗ trợ
của nhà nước.

Trình độ dân trí còn thấp, văn hóa - xã hội chậm phát triển: Tỷ lệ lao
động qua đào tạo còn rất thấp, chuyển dịch cơ cấu lao động chậm; tập quán
canh tác trong sản xuất còn lạc hậu; tệ nạn xã hội phát triển nhanh, diễn biến
phức tạp.
Ruộng đất - tư liệu quan trọng nhất cho sản xuất nông nghiệp của
huyện Lâm Thao đang có xu thế thu hẹp dần vì phải chuyển sang xây dựng hạ
tầng phát triển kinh tế - xã hội (khu công nghiệp, khu đô thị,…) phục vụ cho

10


công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Do vậy, đất đai đã ít nay lại càng ít hơn. Bên
cạnh đó, đất đai ngày càng bạc màu và thoái hóa dần.
Môi trường có tình trạng bị ô nhiễm bởi một số cơ sở sản xuất, làng
nghề, một số cụm công nghiệp chỉ chú ý đến hiệu quả sản xuất mà không
quan tâm đến xử lý chất thải, nước thải; hệ thống chuồng trại chăn nuôi đại
gia súc được xây dựng chưa hợp vệ sinh còn gần nhà ở, khu dân cư; thuốc bảo
vệ thực vật dùng trong nông nghiệp còn nhiều bất cập,…
Ngoài ra, cơ sở hạ tầng nhiều nơi còn kém, hệ thống đường nội đồng,
nhất là đường trục còn chưa được đầu tư đổ bê tông mà chỉ là đường đất đã
dẫn đến khó khăn trong công tác sản xuất nói chung và trong vận chuyển
nông sản nói riêng.
1.3. CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Nông thôn là “phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành
phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân
xã” [5, tr.1]. Như vậy, xây dựng nông thôn mới trước tiên nó phải là vùng
nông thôn, không phải là thị tứ, thị trấn, thị xã, thành phố và khác với nông
thôn truyền thống hiện nay.
“Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để
cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình

khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp,
dịch vụ); có nếp sống văn hoá, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo;
thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao” [4, tr.2].
Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn
dân, của cả hệ thống chính trị. Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế - xã
hội, mà là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp. Xây dựng nông thôn mới giúp
cho nông dân có niềm tin, trở nên tích cực, chăm chỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau
xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân chủ, văn minh.

11


Sau hơn 20 năm thực hiện đường đối đổi mới, dưới sự lãnh đạo của
Đảng, nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt được thành tựu khá
toàn diện và to lớn. Nông nghiệp tiếp tục phát triển với tốc độ khá cao theo
hướng sản xuất hàng hoá, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả; đảm
bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia; một số mặt hàng xuất khẩu chiếm
vị thế cao trên thị trường thế giới. Kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng
tăng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề; các hình thức tổ chức sản xuất tiếp tục
đổi mới. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường; bộ mặt nhiều vùng
nông thôn thay đổi. Đời sống vật chất và tinh thần của dân cư ở hầu hết các
vùng nông thôn ngày càng được cải thiện. Xóa đói, giảm nghèo đạt kết quả to
lớn. Hệ thống chính trị ở nông thôn được củng cố và tăng cường. Dân chủ cơ
sở được phát huy. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Vị
thế chính trị của giai cấp nông dân ngày càng được nâng cao.
Tuy nhiên, những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng,
lợi thế và chưa đồng đều giữa các vùng. Nông nghiệp phát triển còn kém bền
vững, tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm dần, sức cạnh tranh thấp, chưa
phát huy tốt nguồn lực cho phát triển sản xuất; nghiên cứu, chuyển giao khoa
học - công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế,….

Trước những hạn chế, yếu kém trên, Đảng và Nhà nước đã có những
nhận thức mới phù hợp hơn. Điều này được thể hiện rõ trong Hội nghị lần thứ
7 Ban chấp hành Trung ương khóa X của Đảng. Nghị quyết số 26- NQ/TW
của Hội nghị về Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn đã được ban hành ngày
5/8/2008. Sau 20 năm đổi mới, đây là lần đầu tiên Đảng ta có một nghị quyết
toàn diện nhất về Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn trong điều kiện kinh tế
thị trường hội nhập.
Xây dựng nông thôn mới trở thành vấn đề cấp bách và cần thiết. Ngày
16/4/2009, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định về việc ban hành Bộ tiêu chí

12


quốc gia về nông thôn mới.Đây là căn cứ để các địa phương chỉ đạo việc xây
dựng, phát triển nông thôn mới; là cơ sở để đánh giá công nhận xã đạt tiêu
chuẩn nông thôn mới. Bộ tiêu chí gồm 5 nhóm với 19 tiêu chí đề cập tới tất cả
các vấn đề kinh tế - xã hội như: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch, giao
thông, thủy lợi, điện, trường học, cơ sở văn hóa, cơ cấu lao động, môi trường,
chợ nông thôn, bưu điện, nhà ở, thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo,… Đến ngày
4/6/2010, Quyết định số 800/Q Đ- TTg về Phê duyệt Chương trình mục tiêu
quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010- 2020 được ban hành.
Mục tiêu chung xây dựng nông thôn mới được xác định là: Xây dựng
cộng đồng xã hội văn minh, có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện
đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp
với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị
theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân
tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống
vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định
hướng xã hội chủ nghĩa.
Nội dung của chương trình xây dựng nông thôn được ban hành bao

gồm 11 nội dung:
Quy hoạch xây dựng nông thôn mới; phát triểnhạ tầng kinh tế
- xã hội; chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập;
giảm nghèo và an sinh xã hội; đổi mới và phát triển các hình thức tổ
chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn; phát triển giáo dục đào tạo
ở nông thôn; phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cư dân nông thôn;
xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền thông nông thôn,
cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; nâng cao chất
lượng tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội trên địa
bàn; giữ vững an ninh trật tự xã hội nông thôn [4, tr.3].

13


Bên cạnh đó, quyết định số 800/QĐ- TTg cũng nêu ra các giải pháp chủ
yếu để thực hiện chương trình như: Điều hành và quản lý chương trình; đào
tạo cán bộ chuyên trách để triển khai chương trình mục tiêu quốc gia; hợp tác
quốc tế trong xây dựng nông thôn mới; thực hiện cuộc vận động xã hội sâu
rộng về nông thôn mới,…
Ngày 1/6/2011, Thông tư liên tịch hướng dẫn một số nội dung thực
hiện Quyết định số 800/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ đã nêu ra các
bước để tiến hành xây dựng nông thôn mới, bao gồm 7 bước: Thành lập hệ
thống quản lý, thực hiện → Tổ chức thông tin, tuyên truyền về thực hiện
Chương trình xây dựng nông thôn mới (được thực hiện trong suốt quá trình
triển khai thực hiện) → Khảo sát đánh giá thực trạng nông thôn theo 19 tiêu
chí của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới → Xây dựng quy hoạch nông
thôn mới của xã → Lập, phê duyệt đề án xây dựng nông thôn với của xã →
Tổ chức thực hiện đề án → Giám sát, đánh giá và báo cáo về tình hình thực
hiện Chương trình.
Bên cạnh đó, Chương trình xây dựng nông thôn mới đề ra phương

châm thực hiện rõ ràng đó là: Nhà nước định hướng, hỗ trợ, nhân dân là chủ
thể và lấy sức dân để xây dựng cho dân. Phương châm này phù hợp với cơ
chế hoạt động trong xã hội ta hiện nay: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và
điều hành, nhân dân làm chủ. Ngay từ năm 1948, vai trò trách nhiệm và
quyền lợi của người dân đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Nước ta là
nước dân chủ; Bao nhiêu lợi ích điều vì dân; Bao nhiêu quyền hạn điều của
dân; Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân; Sự nghiệp kháng
chiến kiến quốc là công việc của dân”. Cho đến nay, đất nước đã chuyển sang
cơ chế thị trường thì con người càng đóng vị trí quan trọng trong sự phát triển
của đất nước.

14


Như vậy, những Nghị quyết, Quyết định của Chính phủ đã nêu ra rất rõ
chủ trương, đường lối xây dựng nông thôn mới. Từ đó, các tỉnh, thành phố,
huyện, xã tiếp tục triển khai phát triển, bổ sung Chương trình sao cho phù hợp
với điều kiện, tình hình của địa phương đó và tuyên truyền sâu rộng đến với
quần chúng nhân dân.
Tiểu kết chương 1
Trong điều kiện hội nhập nền kinh tế thị trường, nhờ có sự sáng suốt,
tầm nhìn chiến lược và phát huy được thế mạnh trong nền kinh tế nước ta,
Đảng và Nhà nước đã hết sức chú trọng đến vấn đề nông nghiệp, nông dân,
nông thôn. Đây là những vấn đề trọng yếu của nước ta trong giai đoạn hiện tại
để có thể phát triển đất nước vững mạnh. Các vấn đề này có mối quan hệ mật
thiết không tách rời nhau.
Dựa trên phương châm:“Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và
văn minh”, Đảng ta luôn chú ý quan tâm chăm lo cho cuộc sống của người
dân. Nước ta có hơn 90% dân số sống ở nông thôn vì vậy phải đẩy mạnh quá
trình nông thôn hóa, đầu tư nhiều hơn nữa cho các vùng nông thôn. Hiểu được

tầm quan trọng đó, ta đã đề ra Chương trình xây dựng nông thôn mới cũng
như Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới để làm cơ sở thực hiện và đề ra
những mục tiêu rõ ràng để hướng tới.
Tỉnh Phú Thọ nói chung và huyện Lâm Thao nói riêng cũng đã, đang
tích cực thực hiện các chủ trương của Đảng về xây dựng nông thôn mới. Ở
mỗi một vùng lại có những đặc điểm, điều kiện khác nhau do đó cũng phải
điều chỉnh cho phù hợp. Với sự quyết tâm cao của Đảng, Nhà nước, cán bộ và
đặc biệt là sự ủng hộ nhiệt tình của người dân, quá trình xây dựng nông thôn
mới của cả nước, của tỉnh Phú Thọ nói chung và huyện Lâm Thao nói riêng
đã đạt được nhiều kết quả to lớn. Bên cạnh đó trong xu thế hội nhập như hiện
nay, những khó khăn, thách thức tồn tại là điều không thể tránh khỏi. Nó đặt

15


ra yêu cầu cho đất nước là phải đề ra được chủ trương, biện pháp đúng đắn,
thích hợp cho từng giai đoạn, từng thời kỳ lịch sử để làm sao ta có thể tranh
thủ được những thuận lợi không chỉ trong nước mà cả quốc tế trong việc xây
dựng nông thôn mới và từng bước đưa nước ta hòa nhập với thế giới.

16


Chương 2
ĐẢNG BỘ HUYỆN LÂM THAO LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI (2010 - 2013)
2.1. ĐẢNG BỘ HUYỆN LÂM THAO LÃNH ĐẠO TRIỂN KHAI
CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Sau khi chương trình xây dựng nông thôn mới được ban hành, tỉnh Phú
Thọ đã họp ngày 20/11/2009 và đưa ra Nghị quyết số 28- NQ/TU của Ban

Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nông thôn mới tỉnh Phú Thọ đến năm
2020 và đề nghị triển khai tới tất cả các huyện trong toàn tỉnh. Là một trong
mười một huyện của tỉnh, Lâm Thao đã nhanh chóng triển khai chương trình
xây dựng nông thôn mới đến tất cả các xã.
Đảng bộ huyện đề ra mục tiêu: Phấn đấu tỷ lệ số xã trên địa bàn huyện
đạt chuẩn nông thôn mới cao hơn tỷ lệ bình quân chung của tỉnh theo quy định
tại Quyết định số 800/QĐ – TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính Phủ.
Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo có trọng tâm, trọng điểm các mục tiêu đảm
bảo phù hợp với điều kiện thực tế và khả năng huy động nguồn lực (tiêu chí
nào dễ, ít tiền làm trước); tạo điều kiện để phát triển kinh tế nông nghiệp theo
hướng bền vững, tạo diện mạo mới trong nông thôn, nâng cao đời sống vật
chât, tinh thần của nhân dân, phấn đấu đến năm 2015 cơ bản đạt các tiêu chí
xây dựng nông thôn mới.
Nâng cao số lượng, chất lượng từng tiêu chí nông thôn mới của các xã
để đảm bảo thực hiện đúng lộ trình xây dựng nông thôn mới theo kế hoạch
của UBND huyện được phê duyệt.
Nhanh chóng triển khai chương trình, Sơn Dương được chọn là xã thí
điểm xây dựng nônng thôn mới của huyện. Mọi công tác bước đầu được thực
hiện ở xã Sơn Dương sau đó lan ra các xã khác trong toàn huyện Lâm Thao.
17


2.1.1. Công tác chỉ đạo, điều hành quản lý
* Thành lập và hoạt động của Ban chỉ đạo huyện
Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của huyện được thành lập do Chủ
tịch UBND huyện làm trưởng ban, các Phó chủ tịch UBND huyện làm phó
ban, thành viên là trưởng các đoàn thể, thủ trưởng các phòng, ban chuyên
môn thuộc UBND huyện, Chủ tịch UBND các xã, các thành viên theo từng
lĩnh vực phụ trách, tích cực tham mưu, chú trọng công tác chỉ đạo, kiểm tra,
đánh giá kết qủa đạt được, chỉ ra những hạn chế, vướng mắc, khó khăn, đề

xuất các giải pháp trong quá trình thực hiện; tham mưu UBND huyện ban
hành các quyết định, kế hoạch, chương trình, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về
công tác xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
Chỉ đạo các xã căn cứ vào kế hoạch xây dựng nông thôn mới của huyện
đến năm 2015, trên cơ sở điều kiện thực tế địa phương xây dựng quy hoạch,
đề án, dự án cụ thể; củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo đồng thời lồng ghép
nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới với các chương trình mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội ở địa phương. Tổ chức công khai quy hoạch đến khu dân cư,
tại hội trường của UBND xã để toàn thể cán bộ và nhân dân được biết.
Tích cực chỉ đạo, huy động các nguồn lực trong tổ chức, vận động nhân
dân tham gia với nhiều hình thức, triển khai thực hiện có hiệu quả các nhóm
giải pháp về xây dựng nông thôn mới.
* Thành lập Ban chỉ đạo, Ban quản lý xây dựng nông thôn mới
các xã
Trong năm 2011 căn cứ vào hướng dẫn của Ban chỉ đạo xây dựng nông
thôn mới tỉnh Phú Thọ, 12/12 xã của huyện Lâm Thao đã thành lập Ban Chỉ
đạo, Ban Quản lý, Ban Phát triển thôn. Thành phần Ban Chỉ đạo cấp xã gồm: Bí
thư Đảng ủy làm trưởng ban, Chủ tịch UBND làm phó trưởng ban, các thành
viên là đại diện các ban, ngành đoàn thể nhân dân, bí thư các chi bộ. Ban Quản

18


lý xây dựng nông thôn mới gồm: Chủ tịch UBND xã là trưởng ban, phó chủ tịch
UBND xã là phó ban, các thành viên là các ban, ngành các tổ chức đoàn thể,
trưởng các khu dân cư. Ban Phát triển thôn gồm: Bí thư chi bộ, Trưởng khu dân
cư, đại diện các đoàn thể, hội và những người có năng lực, trình độ hiểu biết về
xây dựng nông thôn mới.
* Việc ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành của Chương trình
Sau khi có Quyết định 3883/QĐ – UBND ngày 18/11/2009 của UBND

tỉnh Phú Thọ về việc ban hành Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới, Kế hoạch
xây dựng nông thôn mới của tỉnh. UBND huyện đã xây dựng ban hành kế
hoạch xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2015 trên địa bàn huyện và
nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện chương trình tại các xã. Trong 3 năm thực
hiện Chương trình căn cứ vào điều kiện cụ thể cấp ủy, chính quyền đã chủ
động kiện toàn Ban Chỉ đạo, Ban Quản lý từ huyện đến xã; Ban Phát triển
thôn đến tận các khu dân cư; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên;
chỉ đạo các xã hoàn thành quy hoạch và cụ thể hóa thành các chương trình, đề
án và tổ chức thực hiện đồng bộ. Chỉ đạo các phòng, ban, các xã quán triệt
các văn bản, chính sách của Nhà nước, của tỉnh và cụ thể hóa thành văn bản
của cấp mình để tổ chức thực hiện.
2.1.2. Công tác tuyên truyền, vận động
Sau khi có Quyết định số 800/QĐ - TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng
Chính phủ, Nghị quyết số 28/NQ - TU ngày 20/11/2009 của Ban chấp hành
Đảng bộ tỉnh về phát triển nông thôn mới của tỉnh Phú Thọ đến năm 2020;
Nghị quyết số 196/2009/NQ - HĐND ngày 16/12/2009 của HĐND tỉnh và kế
hoạch số 759/KH - UBND của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Quy hoạch
xây dựng nông thôn mới tỉnh Phú Thọ đến năm 2020; Kế hoạch nghiên cứu
quán triệt tuyên truyền tổ chức thực hiện Nghị quyết số 28/NQ – TU của Ban
thường vụ huyện ủy. UBND huyện đã xây dựng kế hoạch trình Hội đồng

19


nhân dân (HĐND) huyện thông qua Nghị quyết số 18/2010/NQ – HĐND về
Phê duyệt Kế hoạch xây dựng nông thôn mới của huyện đến năm 2015, đồng
thời tổ chức các hội nghị triển khai phổ biến, quán triệt cho đội ngũ cán bộ
chủ chốt của huyện, các xã về nội dung Chương trình, các chủ trương, chính
sách của Nhà nước, của tỉnh về xây dựng nông thôn mới.
Đảng bộ huyện đã có sự chỉ đạo đến các phòng ban, đơn vị tổ chức tuyên

truyền sâu rộng tạo chuyển biến trong nhận thức và hành động của các cấp ủy,
chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và cộng đồng dân cư; đã
phối hợp tốt trong xây dựng chương trình “Chung sức xây dựng nông thôn mới”
trên báo và đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Phú Thọ để mọi tầng lớp nhân
dân được biết và theo dõi. Ngoài ra, chỉ đạo các xã tổ chức hội thảo lấy ý kiến
của cán bộ, đảng viên và nhân dân về quy hoạch xây dựng nông thôn mới
đến từng khu dân cư, từng HĐND xã phê chuẩn.
Với lòng nhiệt huyết gắn bó, lăn lội của cán bộ cùng bà con nông
dân; với các giải pháp tích cực; sự chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời mà việc
triển khai xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đã được thực hiện
đồng bộ, thông suốt. Thông qua việc quán triệt, tuyên truyền, vận động đã
giúp cho cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp nâng cao nhận thức, giúp cho
người dân cơ bản nhận thức được mục tiêu, ý nghĩa, vai trò trách nhiệm
của mình trong xây dựng nông thôn mới và thực hiện cuộc vận động:
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn với xây
dựng nông thôn mới theo hướng dẫn của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Để thực hiện tốt, Đảng bộ phải quán triệt xây dựng kế hoạch tuyên
truyền cụ thể theo từng tháng, từng quý, từng đối tượng theo nhiệm vụ
được phân công và tổ chức thực hiện nghiêm túc để đem lại kết quả cao.

20


×