TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ
--------------------------------
ĐẶNG THỊ THẢO
ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG NINH
LÃNH ĐẠO KINH TẾ DU LỊCH
TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học
TS. TRẦN THỊ VUI
HÀ NỘI - 2015
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa lịch sử trường
Đại học Sư phạm Hà Nội 2 cùng giáo viên hướng dẫn TS. Trần Thị Vui đã
giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình.
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu của
riêng em. Các số liệu và kết quả trong khóa luận là trung thực. những kết luận
khoa học của khóa luận chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào.
Tác giả
Đặng Thị Thảo
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 3
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu vấn đề ................................... 4
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ................................................. 5
5. Đóng góp của khóa luận.............................................................................. 5
6. Bố cục khóa luận ......................................................................................... 5
NỘI DUNG
Chương 1. CƠ SỞ PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH CỦA TỈNH
QUẢNG NINH............................................................................................... 7
1.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................. 7
1.1.1. Khái niệm về du lịch.............................................................................. 7
1.1.2. Vai trò của du lịch và phát triển kinh tế du lịch ................................... 8
1.2. Cơ sở thực tiễn ....................................................................................... 10
1.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ..................................................... 10
1.2.2. Tiềm năng du lịch của tỉnh Quảng Ninh ............................................. 13
1.3. Thực trạng du lịch Quảng Ninh trước năm 1996 ................................... 14
Chương 2. ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG NINH LÃNH ĐẠO PHÁT
TRIỂN KINH TẾ DU LICH TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010 .............. 17
2.1. Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo kinh tế du lịch từ năm 1996 đến
năm 2005 ....................................................................................................... 17
2.1.1. Quan điểm chủ trương của Đảng và Đảng bộ Quảng Ninh về du
lịch ................................................................................................................. 17
2.1.2. Quá trình phát triển kinh tế du lịch của Quảng Ninh ......................... 20
2.2. Đảng bộ Quảng Ninh lãnh đạo kinh tế du lịch từ năm 2005 đến
năm 2010 ................................................................................................25
2.2.1. Quan điểm chủ trương của Đảng và Đảng bộ Quảng Ninh về phát
triển kinh tế du lịch ....................................................................................... 25
2.2.2. Đảng bộ Quảng Ninh lãnh đạo phát triển du lịch trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn ............................................................................................ 47
Chương 3. NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM CỦA ĐẢNG
BỘ TỈNH QUẢNG NINH TRONG LÃNH ĐẠO KINH TẾ DU
LỊCH TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010 ..................................................... 48
3.1. Một số thành tựu và hạn chế .................................................................. 48
3.1.1. Một số thành tựu ................................................................................. 48
3.2. Một số kinh nghiệm chủ yếu .................................................................. 58
KẾT LUẬN .................................................................................................. 62
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 64
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xu hướng mang tính quy luật của cơ cấu kinh tế thế giới chỉ ra rằng tỉ
trọng nông nghiệp từ chiếm vị thế quan trọng đã dần nhường cho công nghiệp
và cuối cùng vai trò của kinh tế dịch vụ sẽ chiếm vị thế thống lĩnh. Vai trò của
du lịch trong ngành dịch vụ ngày càng rõ nét hơn. Được xem là một ngành
công nghiệp không khói, du lịch đem lại những lợi ích to lớn góp phần quan
trọng vào phát triển kinh tế và kết nối văn hóa giữa các nước và khu vực.
Du lịch được hiểu là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, mang nội
dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao; phát
triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu thăm quan, giải trí, nghỉ dưỡng của nhân
dân và khách du lịch quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát
triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Nước ta có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa
dạng: địa hình bao gồm có đồi núi, bình nguyên và đồng bằng; có hệ thống
sông ngòi dày đặc và vùng biển rộng lớn với hệ thống đảo hơn 2000 hòn đảo
lớn nhỏ, khí hậu nhiệt đới gió mùa tạo sự đa dạng về mùa và thời tiết… Cùng
với đó, Việt Nam là một quốc gia có nền văn hóa-văn hiến lâu đời, cư dân
hiền hòa, thân thiện và mến khách. Với những điều kiện đó nước ta có lợi thế
to lớn để phát triển các hoạt động du lịch theo vùng, địa phương cũng như
trên cả nước.
Quảng Ninh là một tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam có 4
thành phố ( Hạ Long, Móng Cái, Cẩm Phả, Uông Bí), 1 thị xã (Quảng Yên), 9
huyện (Đông Triều, Hoành Bồ, Cô Tô, Vân Đồn, Tiên Yên, Ba Chẽ, Bình
Liêu, Đầm Hà, Hải Hà) với 186 xã, phường và thị trấn.Trong quy hoạch phát
triển kinh tế, Quảng Ninh vừa thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, vừa
1
thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ và là một trong ba đỉnh của tam giác phát triển
kinh tế phía Bắc (Hải Phòng - Hà Nội - Quảng Ninh). So với các tỉnh khác
trong cả nước Quảng Ninh có lợi thế rất lớn về du lịch. Vùng biển và hải đảo
Quảng Ninh, ngoài giá trị rất cao về giao thông với các cảng biển nước sâu
(Cái Lân, Cửa Ông, cảng tàu du lịch Hòn Gai...), còn là một vùng địa hình
độc đáo, kỳ vĩ với tổng diện tích hơn 6000 km2 trong đó có trên 2.000 hòn
đào nằm trải dài trong phạm vi 250 km ven biển, chiếm trên 2/3 số đảo của cả
nước. Đặc biệt vùng Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long với địa hình Karst bị
nước bào mòn tạo nên muôn nghìn hình dáng bên ngoài và hàng trăm hang
động kỳ thú bên trong, vì vậy Vịnh Hạ Long đã được UNESCO hai lần công
nhận là Di sản thiên nhiên thế giới bởi những giá trị ngoại hạng mang tính
toàn cầu về thẩm mỹ và địa chất. Bởi thế ngành công nghiệp không khói của
Quảng Ninh chính là du lịch Biển. Ngoài ra vùng biển Quảng Ninh còn có
những đảo đẹp và rất thích hợp để xây dựng những quần thể du lịch, những
trung tâm nghỉ dưỡng như các đảo: Hoàng Tân, Tuần Châu, Thẻ Vàng, Soi
Sim, Ngọc Vừng, Quan Lạn, Bái Tử Long, Cái Bầu, Vĩnh Thực... và các bãi
cát trắng phau, lăn mình không bị lấm...
Theo thống kê, hiện nay vùng biển Quảng Ninh có trên 400 loài hải sản
trong đó có nhiều loại quý như hải sâm, bào ngư, tôm cua, mực, sá sùng, sò,
ngán, rau câu, cùng với một trữ lượng tiềm tàng về các loại san hô, rong, tảo...
Đó là tiền đề cho các hoạt động du lịch tham quan đáy biển, xây dựng bảo
tàng sinh thái, công viên đại dương...
Một dạng tài nguyên nữa cũng được đánh giá cao, tạo ra tiềm năng cho
phát triển du lịch là nước ngọt và nước khoáng, rất phong phú và được phân
bố khắp tỉnh. Ngoài ra, một nguồn tiềm năng phong phú nữa của Quảng Ninh
là mảnh đất giàu truyền thống lịch sử văn hóa. Với gần 500 di tích lịch sử văn
hóa các loại, trong đó 30 di tích đã được xếp hạng quốc gia tạo nên những giá
2
trị lịch sử văn hoá quý giá để phát triển các loại hình du lịch tham quan,
nghiên cứu văn hóa và tôn giáo, mà nổi bật là các khu di tích: Yên Tử, đền
Cửa Ông, núi Bài Thơ, chùa Long Tiên, chùa Quỳnh Lâm, đền An Sinh, đình
Trà Cổ, đình Quan Lạn... Đi liền với các di tích đó là những Lễ hội truyền
thống, hầu như tháng nào cũng có và khách thập phương có thể đến tham
quan chiêm ngưỡng quanh năm.
Trong những năm qua dưới sự chỉ đạo của Đảng, Đảng bộ tỉnh Quảng
Ninh đã lãnh đạo quá trình phat triển du lịch của tỉnh và đạt được những thành
tựu to lớn. Đưa Quảng Ninh trở thành một tronh những tỉnh có ngành du lịch
phát triển mạnh nhất cả nước. Nhận thức được tiềm năng to lớn trên, trong
những năm qua Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Quảng Ninh đang quyết
tâm đưa ngành du lịch phát triển lên một tầm cao mới. Điều đó được thể hiện
trong Nghị quyết của các Đại hội Đảng bộ Quảng Ninh (IX, X, XI, XII, XIII)
đã đưa ra những chủ trương, giải pháp để phát triển du lịch của tỉnh.
Vậy Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã lãnh đạo nhân dân phát triển du lịch
với những đường lối, chủ trương như thế nào? Đã đạt được những thành tựu
quan trọng gì? Và những bài hoc kinh nghiệm được rút ra? Đó cũng là mục
đích, ý nghĩa khoa học, thực tiễn của đề tài “Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh
đạo kinh tế du lịch từ năm 1996 đến năm 2010”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Có những công trình và bài viết về du lịch Quảng Ninh như: cuốn sách
Các Di tích lịch sử, danh thắng Quảng Ninh của Sở Văn hóa- Thông tin
(2003). Một số bài viết trên báo Quảng Ninh, báo Hạ Long, đặc san của sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Vũ Thị Hằng với đề tài “Nghiên cứu thực trạng
quản trị nguồn nhân lực tại các khách sạn 4 sao ở Hạ Long”, luận văn thạc sĩ,
năm 2009; Trần Xuân Ảnh với đề tài “Du lịch Quảng Ninh trong thời kì hội
nhập từ năm 2008 đến năm 2010”, luận văn tiến sĩ kinh tế, năm 2011…
3
Cho đến nay, chưa có một công trình chuyên biệt nào nghiên cứu về
vấn đề du lịch nói chung và Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo phát triển du
lịch từ năm 1996 đến năm 2010 nói riêng. Vì thế nghiên cứu vấn đề này là
việc làm cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu vấn đề
3.1. Mục đích
Nghiên cứu, tổng kết quá trình Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh quán triệt
đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển du
lịch; qua đó, bước đầu đúc kết một số kinh nghiệm của Đảng bộ tỉnh qua thực
tiễn lãnh đạo phát triển du lịch từ năm 1996 đến năm 2010.
3.2. Nhiệm vụ
- Hệ thống hóa quan điểm, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp
luật của Nhà nước về du lịch; chủ trương giải pháp của Đảng bộ tỉnh Quảng
Ninh qua hai nhiệm kỳ của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI,XII và Đại hội
Đảng bộ lần thứ XIII về phương hướng phát triển du lịch đến năm 2015 và
năm 2020.
- Trình bày quá trình Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo thực hiện
đường lối, chủ trương của Đảng, nghị quyết của Đảng bộ về phát triển du lịch
từ năm 1996 đến năm 2010; nêu bật thành tựu, hạn chế, đóng góp của ngành
du lịch trong phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Quảng Ninh.
- Bước đầu đúc kết một số kinh nghiệm chủ yếu của Đảng bộ tỉnh
Quảng Ninh qua 15 năm (1996-2010) lãnh đạo phát triển du lịch.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- Thời gian nghiên cứu chủ yếu từ năm 1996 đến năm 2010.
4
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
Nguồn tư liệu được sử dụng trong khóa luận chủ yếu là các sách thông
sử và chuyên khảo, các Văn kiện Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Đại
hội Đảng bộ tỉnh; các Chương trình phát triển du lịch của tỉnh, Báo cáo hàng
năm của Tỉnh ủy, Niên giám thống kê của tỉnh; các công trình nghiên cứu về
du lịch có liên quan và thực tiễn hoạt động du lịch ở Quảng Ninh trong những
năm cuối thế kỉ XX và thập kỉ đầu của thế kỉ XXI.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Là một đề tài lịch sử, phương pháp sử dụng trong khóa luận bao gồm các
phương pháp: phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic, phương pháp thống kê,
phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích…
5. Đóng góp của khóa luận
- Khóa luận làm sáng tỏ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh
trong quá trình phát triển du lịch của tỉnh từ năm 1996 đến năm 2010.
- Đánh giá những mặt ưu điểm, hạn chế và rút ra bài học kinh nghiệm
trong quá trình Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo phát triển du lịch.
- Khóa luận đã khai thác, xây dựng được một hệ thống tư liệu có giá trị
góp phần nghiên cứu lịch sử địa phương.
6. Bố cục khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận
gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Quảng Ninh.
Chương 2: Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch
từ năm 1996 đến năm 2010.
Chương 3: Nhận xét và một số kinh nghiệm của đảng bộ tỉnh Quảng
Ninh trong lãnh đạo kinh tế du lịch từ năm 1996 đến năm 2010.
5
Chương 1
CƠ SỞ PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH
CỦA TỈNH QUẢNG NINH
1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1.1. Khái niệm về du lịch
Vào thế kỉ thứ VIII TCN diễn ra các hoạt động hành hương của người Hi
Lạp về đỉnh Olympus được xem là hoạt động du lịch đầu tiên của con người.
Cùng với sự phát triển của đời sống du lịch ngày càng phổ biến hơn, nhất là khi
các tuyến đường giao thông được xây dựng. Cùng với sự phát triển của kinh tế
- xã hội, đặc biệt là sự cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đã nâng cao đời sống
vật chất và tinh thần cho con người. Từ đó, nhu cầu của con người về tham
quan du lịch cũng theo đó mà gia tăng. Trên cơ sở đó du lịch trở thành một
phần của cuộc sống con người, ngành du lịch đã nhanh chóng trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn được biết đến là ngành công nghiệp không khói.
Trên những góc độ khác nhau có nhiều định nghĩa về du lịch:
Theo Tổ chức du lịch Quốc tế: Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động
của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và
tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng
như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa trong thời gian liên tục
nhưng không quá một năm ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại
trừ du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. Du lịch là một dạng nghỉ ngơi
năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư.
Các nhà nghiên cứu của trường Đại học Kinh tế quốc dân đã đưa ra một
định nghĩa mới về du lịch trên cơ sở tổng hợp những lí luận và thực tiễn của
du lịch: Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức
hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hóa và dịch vụ của những doanh
6
nghiệp nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại lưu trú, ăn uống, tham quan, giải
trí, tìm hiểu và nhu cầu khác của khách du lịch. Các hoạt động đó phải đem
lại lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội thiết thực cho nước làm du lịch và cho bản
thân doanh nghiệp [11; tr.16].
Theo từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam (1966), khi đứng trên góc
độ mục đích chuyến đi: “Du lịch là một dạng nghỉ dưỡng có sự tham quan
tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, xem
danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa, nghệ thuật” [12].
Trong Pháp lệnh Du lịch Việt Nam (1999), tại Điều 1, Chương I –
Những quy định chung, Nhà nước Việt Nam xác định:
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng mang nội dung văn
hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao; phát triển du lịch
nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng của nhân dân và khách
du lịch quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế xã hội của đất nước [26; tr.12].
Trong Luật Du Lịch Việt Nam (2005), tại Điều 4, Chương I, Du lịch
được hiểu như sau: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của
con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu
tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất
định” [13; tr.21].
Như vậy, dưới nhiều góc độ khác nhau chúng ta có thể thấy du lịch là
một dạng hoạt động tổng hợp và phức tạp.
1.1.2. Vai trò của du lịch và phát triển kinh tế du lịch
Xu hướng mang tính quy luật của cơ cấu kinh tế thế giới chỉ ra rằng tỉ
trọng nông nghiệp từ chiếm vị thế quan trọng đã dần nhường cho công nghiệp
và cuối cùng vai trò của kinh tế dịch vụ sẽ chiếm vai trò thống soái. Hiện nay,
ở các nước có thu nhập thấp như Nam Á và Châu Phi nông nghiệp vẫn còn
7
chiếm trên 30% GNP, công nghiệp khoảng 35%. Trong khi đó các nước có
thu nhập cao như Hoa Kì, Nhật Bản, Italia…trên 70% GNP do nhóm ngành
dịch vụ đem lại.
Vai trò của du lịch trong ngành dịch vụ ngày càng rõ nét. Theo Hội
đồng Du lịch và Lữ hành thế giới năm 1994 du lịch quốc tế trên toàn thế giới
đã chiếm 6% GNP tức là có doanh thu gần 4000 tỉ đô la, vượt trên công
nghiệp oto, thép, điện tử và nông nghiệp. Du lịch thu hút trên 200 triệu lao
động chiếm 12% lao động thế giới.
Ở Việt Nam sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng không nằm ngoài xu
thế đó. Với tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm thì du lịch đóng góp lớn
cho nền kinh tế , du lịch đã nộp hàng ngàng tỷ đồng vào ngân sách nhà nước.
Ngoài ra cùng với sự phát triển của du lịch cũng dễ tạo điều kiện cho các
ngành kinh tế khác cùng phát triển. Với những mặt thuận lợi, tích cực mà phát
triển du lịch đem lại thì du lịch có khả năng làm thay đổi bộ mặt kinh tế nước ta.
Trên bình diện chung, hoạt động du lịch có tác dụng làm biến đổi cán
cân thu chi đất nước, du khách quốc tế mang ngoại tệ vào đất nước có địa
điểm du lịch. Ngược lại, phần chi ngoại tệ sẽ tăng lên đối với những quốc gia
có nhiều người đi du lịch ở nước ngoài. Trong phạm vi quốc gia, hoạt động
du lịch làm xáo trộn hoạt động luân chuyển tiền tệ, hàng hóa, điều hòa nguồn
vốn từ vùng kinh tế phát triển sang vùng kinh tế kếm phát triển hơn, kích
thích sự tăng trưởng kinh tế ở các vùng sâu, vùng xa…
Một lợi ích khác mà ngành du lịch đem lại là góp phần giải quyết vấn
đề việc làm. Bởi các ngành dịch vụ liên quan đến du lịch đều cần đến một
lượng lớn lao động. Du lịch tạo nguồn thu nhập cho người lao động và giải
quyết các vấn đề xã hội. Du lịch Việt Nam trong thời gian qua cũng đóng góp
nhiều cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước. Tốc độ tăng
trưởng hơn 14%/năm gần gấp hai lần tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế.
8
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
1.2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Quảng Ninh là một tỉnh ở địa đầu Tổ quốc nằm về phía Đông Bắc Việt
Nam có hình dáng một con cá sấu nằm chếch theo hướng Đông Bắc – Tây
Nam. Phía Đông nghiêng xuống nửa phần đầu Vịnh Bắc Bộ, phía Tây dựa
lưng vào núi đồi trùng điệp. Tọa độ địa lý khoảng 106026’ đến 108031’ kinh
độ Đông và từ 20040’ đến 21040’ vĩ độ Bắc. Bề ngang từ Đông sang Tây nơi
rộng nhất là 195km, bề dọc từ Bắc xuống Nam khoảng 102km. Phía Đông
Bắc của tỉnh giáp với Trung Quốc, phía Nam giáp Vịnh Bắc Bộ, có chiều dài
bờ biển 250km, phía Tây Nam giáp tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng,
đồng thời phía Tây Bắc giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và Hải Dương.
Địa hình
Vùng núi chiếm hơn 80% diện tích trong đó có nhiều đỉnh núi cao hàng
nghìn mét.
Vùng trung du và đồng bằng ven biển là những dải đồi thấp bị phong
hóa và xâm thực tạo nên các vùng bồi lắng phù sa và các bãi triều thấp dọc
theo các bờ biển.
Vùng biển và hải đảo Quảng Ninh có trên 2000 hòn đảo lớn nhỏ. Cảnh
quan trên các đảo phong phú cùng với sự xâm thực của nước biển tạo thành
nhiều đảo và hang động kì thú. Trong đó, tiêu biểu là Vịnh Hạ Long được
UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.
Địa hình đáy biển không bằng phẳng với độ sâu trung bình là 20m với
địa hình khúc khuỷu tạo nhiều thuận lợi để xây dựng cảng biển và giao thông
đường thủy.
9
Khí hậu
Khí hậu Quảng Ninh là khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm đặc trưng
của miền Bắc Việt Nam song chịu ảnh hưởng mạnh của khí hậu đại dương.
Trong năm có hai mùa chính là mùa hạ (tháng 5 đến tháng 1) nóng ẩm, mưa
nhiều và mùa đông (tháng 11 đến tháng 3 năm sau) trời lạnh, ít mưa.
Biển có ảnh hưởng lớn đến khí hậu của Quảng Ninh, nhờ tác động của
biển mà mùa hè bớt nóng và mùa đông bớt khô hanh hơn.
Hệ thống sông ngòi
Phần lớn những sông ngòi ở Quảng Ninh đều ngắn, nhỏ, độ dốc cao
như sông Ka Long, sông Tiên Yên, sông Hà Cối…
Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên đó đã tạo những thuận lợi và khó
khăn cho việc phá triển kinh tế nói chung và du lịch của tỉnh nói riêng.
1.2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội
Tỉnh Quảng Ninh có một thành phố loại I trực thuộc tỉnh (thành phố Hạ
Long), 3 thành phố (Móng Cái, Cẩm Phả, Uông Bí), 1 thị xã (Quảng Yên), 9
huyện (Đông Triều, Hoành Bồ, Cô Tô, Vân Đồn, Tiên Yên, Ba Chẽ, Bình
Liêu, Đầm Hà, Hải Hà) với 186 xã, phường, thị trấn.
Dân cư: Tính đến năm 2011, dân số tỉnh Quảng Ninh có 1.163.700
người, mật độ dân số đạt 191 người/km2. Toàn tỉnh có 34 dân tộc và người
nước ngoài cùng sinh sống trong đó người Kinh đông nhất trên 1 triệu người
ngoài ra còn các dân tộc khác như Sán Dìu, Sán Chay, Tày…
Về y tế: Cơ sở vật chất của ngành y tế Quảng Ninh được đầu tư nâng
cấp đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Toàn tỉnh có 15 bệnh
viện, 9 phòng khám đa khoa khu vực, 10 trung tâm y tế tuyến tỉnh, 14 trung
tâm y tế tuyến huyện, 186 trạm y tế xã, phường [23; tr.6].
Về văn hóa – giáo dục: Tỉnh tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, văn
nghệ, thể dục thể thao tạo môi trường vui chơi lành mạnh. Về giáo dục của
10
tỉnh, tính đến năm 2008, toàn tỉnh có 152 trường mầm non, 164 trường tiểu
học, 139 trường trung học cơ sở, 51 trường trung học phổ thông, 10 trung tâm
hướng nghiệp và giáo dục thường xuyên…Ngân sách đầu tư cho giáo dục
bình quân hàng năm đạt 30%. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có các trường
đại học và cao đẳng như: Đại học Công nghiệp Quảng Ninh, cao đẳng Sư
phạm Nam Khê… [24; tr.9].
Về kinh tế: Quảng Ninh là một trọng điểm kinh tế, một đầu tầu của
vùng kinh tế trọng điểm phía bắc đồng thời là một trong bốn trung tâm du lịch
lớn nhất của Việt Nam với Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long đã hai
lần được UNESCO công nhận về giá trị thẩm mĩ, địa chất, địa mạo. Quảng
Ninh có nhiều khu kinh tế, trung tâm thương mại Móng Cái là đầu mối giao
thương giữa Việt Nam với Trung Quốc và các nước trong khu vực.
Quảng Ninh hội tụ những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã
hội quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Là
một tỉnh có tài nguyên khoáng sản (trữ lượng than chiếm 90% trữ lượng than
cả nước), nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng, cung cấp vật tư, nguyên liệu
cho các ngành sản xuất trong nước và xuất khẩu, đóng góp quan trọng cho
phát triển kinh tế tăng trưởng GDP của tỉnh Quảng Ninh. Cùng với Vịnh Hạ
Long, di tích Yên Tử, bãi cọc Bạch Đằng, đền Cửa Ông, đình Quan Lạn, Trà
Cổ, núi Bài Thơ…tạo đà cho phát triển du lịch. Quảng Ninh được xác định là
một điểm của vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ, là cửa ngõ quan trọng của hành
lang kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Các cảng nước sâu có năng
lực bốc xếp hàng vạn tấn, tạo điều kiện cho ngành vận tải đường biển giữa
nước ta với các nước trên thế giới. Quảng Ninh có hệ thống cửa khẩu phân bố
dọc theo tuyến biên giới, đặc biệt là cửa khẩu quốc tế Móng Cái nơi hội tụ
giao lưu thương mại du lịch, dịch vụ và thu hút các nhà đầu tư.
11
1.2.2. Tiềm năng du lịch của tỉnh Quảng Ninh
Quảng Ninh là một tỉnh giàu tiềm năng du lịch, là một đỉnh của tam
giác tăng trưởng du lịch miền Bắc Việt Nam. Quảng Ninh có danh thắng nổi
tiếng là Vịnh Hạ Long được UNESCO hai lần công nhận là di sản thiên nhiên
thế giới và di sản thế giới bởi giá trị địa chất địa mạo. Tiềm năng du lịch
Quảng Ninh có thể kể đến:
Tài nguyên du lịch tự nhiên
Vinh Hạ Long là một trong bảy kì quan thiên nhiên thế giới mới, có
diện tích 1.553 km2 với 1969 đảo. Trong đó, khu di sản thế giới được
UNESCO công nhận có diện tích trên 434km2 với 788 đảo có giá trị đặc biệt
về văn hóa, thẩm mĩ, địa chất, sinh học và kinh tế. Trên vịnh có rất nhiều đảo
đất, hang động, bãi tắm cùng cảnh quan đẹp thuận lợi cho phát triển nhiều
hình thức du lịch hấp dẫn. Vịnh Hạ Long cùng với đảo Cát Bà là khu du lịch
trọng điểm quốc gia, động lực phát triển du lịch Bắc Bộ.
Vịnh Bái Tử Long nằm liền với Vịnh Hạ Long ở phía bắc với nhiều
đảo đá trải dài ven biển. Nó chứa đựng vẻ đẹp hoang sơ cùng với nhiều bãi
tắm tại các đảo nhỏ Quan Lạn, Minh Châu… Đáp ứng nhu cầu của các du
khách thích khám phá tận hưởng vẻ đẹp nguyên sơ của thiên nhiên.
Các bãi biển: Các bãi biển ven bờ Quảng Ninh nhìn chung thoải, nông
và khá rộng rãi thích hợp phát triển du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng. Có những
bãi tắm đẹp như Trà Cổ (Móng Cái), Bãi Cháy, đảo Tuần Châu…
Hệ thống các đảo: Quảng Ninh là một trong những tỉnh có nhiều đảo
nhất ở Việt Nam, trong đó có nhiều đảo lớn như Cô Tô, Quan Lạn, Ngọc
Vừng…
Ngoài ra tỉnh còn có tài nguyên du lịch sinh thái rừng và hệ sinh thái
ngập mặn ven biển. Tạo nhiều hơn những điểm du lịch hấp dẫn cho du khách.
12
Tài nguyên du lịch nhân văn
Tài nguyên du lịch nhân văn cũng là một trong những thế mạnh của
Quảng Ninh với hệ thống di tích lịch sử văn hóa, tâm linh. Đầu tiên phải kể
đến trung tâm văn hóa tâm linh và tín ngưỡng Yên Tử. Đây được coi là vùng
đất phát tích Phật giáo Việ Nam - Thiền phái Trúc Lâm do vua Trần Nhân
Tông sáng lập lên. Lễ hội Yên Tử được tổ chức mỗi năm một lần bắt đầu từ
ngày 10/1 âm lịch và kết thúc vào cuối tháng 3 âm lịch. Khu di tích Yên Tử
bao gồm một hệ thống chùa, am, tháp và rừng cây cổ thụ hòa cùng cảnh vật
thiên nhiên kéo dài từ Dốc Đỏ đến núi Yên Tử (thuộc xã Thượng Yên Công,
thành phố Uông Bí ).
Các giá trị của nền văn hóa Hạ Long: Văn hóa Hạ Long thuộc thời đại
đồ đá mới, cách ngày nay khoảng 5000-4000 năm. Nền văn hóa này có trên
65 năm phát hiện và nghiên cứu, có 27 di tích phân bố chủ yếu trên các đảo
và đồi núi thấp giáp biển. Hiện vật khai quật được rất phong phú, được chế
tác từ nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau cùng kỹ thuật chế tác tinh xảo là
đặc trưng gắn liền với biển và Vịnh Hạ Long.
Ngoài ra còn hàng loạt các di tích và thắng cảnh tiêu biểu khác như:
chùa Quỳnh Lâm, đền Cửa Ông, cụm di tích lịch sử Bạch Đằng, đình Quan
Lạn, đình Trà Cổ…
Với những lợi thế rất lớn ngành du lịch Quảng Ninh đã và đang khẳng
định vị thế là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn góp phần tích cực vào
sự nghiệp phát triển kinh tế ở địa phương.
1.3. THỰC TRẠNG DU LỊCH QUẢNG NINH TRƯỚC NĂM 1996
Ngành du lịch Quảng Ninh trước năm 1996 đã có bước phát triển và đạt
dược kết quả đáng ghi nhận. Đảng bộ tỉnh ngoài việc lãnh đạo phát triển các
ngành kinh tế cũng đã tập trung nhìn nhận vấn đề phát triển du lịch ở tỉnh.
Thực hiện nghị quyết của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ X đó là “Phấn
13
đấu đưa Quảng Ninh trở thành một tỉnh công nghiệp và du lịch hiện đại” do
đó du lịch của tỉnh đã được chú trọng phát triển hơn.
Với sự tham gia của hầu hết các thành phần kinh tế với nhiều hình thức
kinh doanh phong phú đã làm cho hoạt động tố chức kinh doanh du lịch càng
phát triển. Năm 1995 toàn tỉnh có 4 doanh ngiệp nhà nước, 2 doang nghiệp
đoàn thể, 26 khách sạn của các bộ, ban ngành trung ương và địa phương.
Cùng với hoạt động du lịch mạnh mẽ thì các cơ sở lưu trú cũng tăng mạnh để
đáp ứng nhu cầu cần thiết. Theo điều tra của Sở du lịch công suất sử dụng
phòng trung bình cả năm ở Quảng Ninh năm 1994 là 35%, năm 1995 là 37%.
Các khách sạn với quy mô lớn nhỏ được xây dựng, trong đó có những khách
sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên các khách sạn phần lớn chưa đáp ứng
đủ các yêu cầu chuẩn quốc tế và còn phân bố không đều.
Cùng với ngành công nghiệp thì du lịch được xem là động lực phát
triển kinh tế của tỉnh Quảng Ninh. Cho nên, số lao động trong ngành du lịch
tăng nhanh, năm 1994 Quảng Ninh có 987 lao động trực tiếp phục vụ trong
các cơ sở du lịch Nhà nước. Nếu tính chung lao động tham ra hoạt động du
lịch có thể lên đến hàng chục nghìn người. Nâng cao chất lượng đội ngũ lao
động phục vụ du lịch là vấn đề cần chú trọng vì nó quyết định tới chất lượng
và hiệu quả du lịch.
Bên cạnh việc đầu tư cơ sở hạ tầng thì công tác quản lý Nhà nước về du
lịch trên địa bàn tỉnh có tiến bộ. Điều này được thể hiện trong việc tổ chức,
triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển du lịch, việc phối hợp liên
ngành cùng các cấp chính quyền đảm bảo khai thác hợp lý tài nguyên du lịch,
bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Trong công tác quản lý Nhà nước,
Quảng Ninh vẫn tiếp tục thực hiện các chương trình hợp tác du lịch với Pháp,
Na Uy, Trung Quốc…
Hoạt động du lịch Quảng Ninh đang có những bước tiến bộ đáng kể tuy
nhiên vẫn tồn tại nhũng hạn chế. Đó là, cơ sở hạ tầng kĩ thuật còn thiếu đồng
14
bộ; các cơ sở lưu trú chưa đáp ứng được về tiêu chuẩn quốc tế; trình độ lao
động phục vụ du lịch chưa ngang tầm nhiệm vụ; công tác quản lý còn nhiều
bất cập và việc tiếp cận thị trường du lịch quốc tế chậm. Đó là những khó
khăn thách thức trong việc tiếp tục phát triển kinh tế du lịch của Quảng Ninh
đòi hỏi Đảng bộ và nhân dân toàn tỉnh phải phấn đấu khắc phục.
15
Chương 2
ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG NINH LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH
TẾ DU LICH TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010
2.1. ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG NINH LÃNH ĐẠO KINH TẾ DU LỊCH
TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2005
2.1.1. Quan điểm chủ trương của Đảng và Đảng bộ Quảng Ninh về du
lịch
2.1.1.1. Quan điểm của Đảng về du lịch
Du lịch là một trong những ngành kinh tế được Đảng và Nhà nước chú
trọng. Trước ngày đất nước hoàn toàn thống nhất các hoạt động du lịch chưa
mở rộng và mang tính chất vùng, địa phương. Tháng 6/1978, Tổng cục Du
lịch Việt Nam được thành lập trực thuộc Hội đồng Chính phủ đã đánh dấu
bước phát triển mới của du lịch Việt Nam. Trong bối cảnh đất nước gặp nhiều
khó khăn nhất là khủng hoảng kinh tế-xã hội ngành du lịch đã vượt qua thử
thách để tiến lên vững mạnh.
Hiến pháp năm 1992 nêu rõ: Nhà nước và xã hội phát triển du lịch, mở
rộng hoạt động du lịch trong nước và quốc tế. Ngày 22/6/1993, Chính phủ ra
nghị quyết 45/CP về đổi mới quản lý và phát triển ngành du lịch. “Du lịch là
một ngành kinh tế mang tính chất tổng hợp, có tác dụng góp phần tích cực
thực hiện chính sách mở cửa, thúc đẩy sự đổi mới và phát triển của nhiều
ngành kinh tế khác, tạo công ăn việc làm, mở rộng giao lưu văn hóa và xã hội
giữa các vùng trong cả nước và giữa nước ta với nước ngoài, tạo điều kiện tăng
cường tình hữu nghị, hòa bình và sự hiểu biết giữa các dân tộc” [3; tr.5].
Đặc biệt, ngày 14/10/1994, Ban bí thư Trung ương Đảng (khóa VII) đã
ban hành Chỉ thị số 46-CT/TW về lãnh đạo đổi mới và phát triển du lịch trong
tình hình mới. Trong đó nhấn mạnh: “Những năm gần đây, ngành du lịch
16
nước ta có những tiến bộ bước đầu trong việc tổ chức đón ngày càng nhiều
khách nước ngoài đến Việt Nam, việt kiều về thăm Tổ quốc và nhân dân du
lịch trong và ngoài nước; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy giao
lưu văn hóa, làm cho nhân dân thế giới hiểu biết thêm về con người, đất nước
Việt Nam, tranh thủ được thiện cảm và sự đồng tình ủng hộ quốc tế với nhân
dân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [10; tr.640].
Năm 1999, Ủy Ban Thường vụ Quốc hội thông qua Pháp lệnh Du lịch
là nhằm thể chế hóa đường lối phát triển du lịch của Đảng và Nhà nước. Pháp
lệnh Du lịch ban hành là cơ sở pháp lý để tiếp tục phát triển du lịch, tạo điều
kiện thuận lợi cho các hoạt động du lịch, khuyến khích các tổ chức và cá nhân
tham gia kinh doanh du lịch.
Đến năm 2005, Luật du lịch được Quốc hội thông qua tạo khuôn khổ
pháp lý vững chắc cho hoạt động du lịch. Các văn kiện Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX và một số chỉ thị của trung ương, chính phủ
cũng khẳng định vai trò quan trọng của du lịch trong nền kinh tế. Nghị quyết
Đại hội toàn quốc lần thứ VIII khẳng định: “Triển khai thực hiện quy hoạch
tổng thể phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng du lịch to lớn của đất
nước theo hướng du lịch văn hóa, sinh thái, môi trường. Xây dựng các
chương trình và các điểm du lịch hấp dẫn về văn hóa, di tích lịch sử và khu
danh lam thắng cảnh. Huy động các nguồn lực tham gia kinh doanh du lịch…
Phấn đấu đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch, thương mại dịch vụ
tầm cỡ trong khu vực [8; tr.195].
Như vậy, ngành du lịch được Đảng xác định là một ngành kinh tế quan
trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước với mục tiêu phát
triển mạnh du lịch, từng bước đưa nước ta trở thành trung tâm du lịch có tầm
cỡ trong khu vực [15; tr.4].
17
2.1.1.2. Chủ trương của Đảng bộ Quảng Ninh về phát triển du lịch
Trong điều kiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, quá trình mớ
cửa giao lưu được đẩy mạnh nhờ đó các ngành kinh tế nước ta có điều kiện
giao lưu và phát triển mạnh hơn. Đặc biệt, phải kể đến đó là ngành du lịch khi
giao lưu quốc tế mở rộng thì đồng nghĩa với việc gia tăng nhanh chóng lượng
khách du lịch nước ngoài và quá trình tiếp thị du lịch quốc tế nhanh hơn. Với
Quảng Ninh tỉnh có thế mạnh về du lịch thì Đảng bộ tỉnh đã đề ra nhiều chủ
trương đổi mới để phát triển du lịch.
Đại hội lần thứ X (1996) của Đảng bộ tỉnh đã phân tích tình hình trong
nước và quốc tế, những thuận lợi và khó khăn từ đó đưa ra biện pháp để phát
triển kinh tế du lịch của tỉnh như sau:
- Tập trung đẩy nhanh tốc độ phát triển ngành du lịch để tương xứng
với tiềm năng thế mạnh của tỉnh và đưa ngành này trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn có tầm cỡ quốc gia và quốc tế. Phấn đấu đến năm 2000, có đủ cơ sở
vật chất đón 1 triệu khách du lịch, trong đó 50% là khách du lịch nước ngoài.
- Khai thác và quản lý tốt Vịnh Hạ Long, khu Móng Cái – Trà Cổ và hệ
thống du lịch vùng phụ cận như: thị xã Cẩm Phả, huyện Vân Đồn, Uông Bí,
Đông Triều, Yên Hưng… và từng bước phát triển du lịch các tuyến đảo xa;
hình thành hệ thống du lịch hấp dẫn, hiện đại, đồng thời mang bản sắc văn
hóa dân tộc.
- Thu hút đầu tư trong nước và ngoài nước để xây dựng, phát triển du
lịch theo quy hoạch, nâng cấp và mở mang thêm các khách sạn, tôn tạo các di
tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, các nơi vui chơi giải trí và xây
dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch.
- Thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển dịch vụ, du
lịch, thương mại…
18
Tiếp đó, Nghị quyết số 08-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đổi
mới và phát triển du lịch Quảng Ninh trong giai đoạn 2001- 2010 với mục
tiêu và định hướng cụ thể như sau: Phấn đấu đến năm 2005 du lịch Quảng
Ninh đón từ 3,5, đến 4 triệu lượt khách, trong đó 1,5 triệu lượt khách quốc tế,
đến năm 2010 đón 6 triệu lượt khách trong đó có 2,5 triệu lượt khách quốc tế.
Doanh thu từ du lịch đến năm 2005 chiếm 10,2 -10,5% GDP, tới năm 2010
chiếm 13,2-13,5% GDP của tỉnh. Về không gian du lịch hình thành 4 trung
tâm du lịch của tỉnh: Hạ Long, Móng Cái-Trà Cổ, Uông Bí-Đông Triều-Yên
Hưng và Vân Đồn. Đến năm 2005 thu hút 15000 và đến năm 2010 là 25000
lao động trực tiếp trong ngành du lịch. Huy động nguồn lực 7.506 tỷ đồng
đầu tư cho du lịch trong giai đoạn 2001-2010.
Tháng 3 năm 2005, Tỉnh ủy Quảng Ninh ra nghị quyết số 21 về đẩy
mạnh phát triển các ngành dịch vụ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015.
Nghị quyết đề ra mục tiêu phát triển du lịch Quảng Ninh thành một trung tâm
du lịch hàng đầu của cả nước, phấn đấu xây dựng du lịch Quảng Ninh trở thành
thương hiệu mạnh trong khu vực Đông Nam Á vào năm 2015 [2; tr.5].
2.1.2. Quá trình phát triển kinh tế du lịch của Quảng Ninh
Thực hiện các nghị quyết của Đại hội X của tỉnh, Đảng bộ tỉnh và nhân
dân Quảng Ninh đã đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển du lịch thành ngành
kinh tế mũi nhọn. Theo đó, toàn tỉnh đã hình thành 4 trung tâm du lịch Hạ
Long, Móng Cái-Trà Cổ, Uông Bí-Đông Triều-Yên Hưng, Vân Đồn. Các giá
trị du lịch được chia thành: du lịch tham quan, du lịch tâm linh, du lịch trương
mại, du lịch biển và du lịch sinh thái. Nhờ sự định hướng đúng đắn và khai
thác có hiệu quả các thế mạnh mà du lịch Quảng Ninh giai đoạn 1996-2005
đã đạt được những thành tựu lớn.
Thu hút khách du lịch: Năm 1996 tổng số khách du lịch đến Quảng
Ninh là 1,2 triệu lượt trong đó khách quốc tế chiếm 39% [25; tr.15]. Đến năm
19
1997 tăng thêm 25% tổng số lượt khách so với năm 1996. Năm 2001 tổng số
khách du lịch đến Quảng Ninh đạt 1,97 triệu lượt tăng 32% so với năm 2000,
trong đó khách quốc tế là 679.500 lượt. Năm 2004, khách du lịch đến Quảng
Ninh là 2,6 triệu lượt, trong đó khách quốc tế là hơn 1 triệu lượt và đến năm
2005 số khách quốc tế đã đạt 1.005.800 lượt [25; tr.23]. Tổng số lượt khách
du lịch tới Quảng Ninh tăng khá nhanh qua từng năm, đặc biệt là việc thu hút
ngày càng đông khách du lịch quốc tế chứng tỏ du lịch của tỉnh phát triển cả
về chất và lượng.
Doanh thu du lịch: Năm 1996, doanh thu từ du lịch đạt 305 tỉ đồng,
sang năm 1997 tăng 31,2% . Doanh thu tổng của ngành du lịch tiếp tục tăng
trưởng, đến năm 2001 đạt 468 tỉ đồng, tăng 45% so với năm 2000. Năm 2004,
doanh thu đạt 1.060 tỉ đồng, tăng 21% so với năm 2003 [25; tr.24].
Như vậy, tốc độ tăng trung bình về doanh thu từ năm 1996 đến năm
2000 là 31% và từ năm 200 đến năm 2005 là 35%. Du lịch của tỉnh đã trở
thành ngành kinh tế quan trọng đóng góp cho sự phát triển kinh tế của toàn
tỉnh, năm 2005 khoản thu nộp ngân sách đạt 181,4 tỉ đồng cho ngân sách nội
địa của tỉnh [21; tr.4]. Tuy nhiên, các hoạt động du lịch của tỉnh chưa khai
thác hết tiềm năng sẵn có.
Không gian du lịch: Thực hiện chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh về quy hoạch
và phát triển không gian du lịch ngày càng mở rộng đảm bảo đáp ứng nhu cầu
của du khách cũng như đảm bảo về du lịch bền vững. Bên cạnh 4 trung tâm
du lịch trọng điểm là Hạ Long, Vân Đồn, Uông Bí-Đông Triều-Yên Hưng,
Móng Cái-Trà Cổ thì các khu du lịch khác cũng được mở rộng như: Tuàn
Châu, Yên Tử, Móng Cái… Các khách sạn được xây dựng mới là Hạ Long
Dream, Vân Hải, Giao Tế; đến năm 2003 tỉnh đã phê duyệt để khởi công xây
dựng đó là dự án khách sạn 4 sao của công ty Du lịch Hạ Long, khách sạn
Công Đoàn, sân golf Vĩnh Thuận, khu du lịch sinh thái Trại Lốc Bến Châu.
20