Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

ĐẢNG BỘ TỈNH NAM ĐỊNH LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292.23 KB, 27 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
-------------------------------------

TRẦN THỊ THÁI

ĐẢNG BỘ TỈNH NAM ĐỊNH LÃNH ĐẠO
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO HƯỚNG
CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA
TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2005
Chuyên ngành : Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số

: 62.2256.01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội - 2014
1


2

CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH
Tại Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn
Đại học Quốc gia Hà Nội

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Trương Thị Tiến


2. PGS. TS. Nguyễn Mạnh Hà

Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp cơ sở
tại Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội
Vào lúc:

giờ

ngày

tháng

năm 2014

Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn
Đại học Quốc gia Hà Nội

2


3

MỞ ĐẦU
1.


Lý do chọn đề tài
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là con đường phát triển chung của các
quốc gia trong q trình cơng nghiệp hóa. Chủ trương chuyển dịch CCKT
theo hướng CNH, HĐH là một nội dung quan trọng trong đường lối đổi
mới kinh tế của Đảng, nhằm tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý, phát triển ổn
định, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, điều hòa nguồn nhân lực, phát huy lợi
thế của mỗi vùng, miền…
Quán triệt vận dụng sáng tạo chủ trương của Đảng vào thực tiễn địa
phương, Đảng bộ tỉnh Nam Định trong những năm 1997-2005 đã lãnh đạo
CDCCKT theo hướng CNH, HĐH trên các lĩnh vực CCKT ngành, CCKT
vùng, CCKT thành phần. Quá trình đó đã đạt được một số kết quả nhất
định, góp phần cải thiện đời sống người lao động, tạo ra những chuyển
biến tích cực về mặt xã hội.
Tuy nhiên, do cịn nhiều khó khăn, nhất là những khó khăn của một
nền kinh tế thuần nông, công nghiệp phát triển chậm, điểm xuất phát thấp,
nên quá trình lãnh đạo CDCCKT theo hướng CNH, HĐH của Đảng bộ còn
bất cập, chưa tạo ra được tốc độ chuyển dịch mạnh, hiệu quả kinh tế vẫn
chưa cao.

3


4

Để tiếp tục hoàn thiện chủ trương của Đảng về CDCCKT theo hướng
CNH, HĐH, việc nghiên cứu, tổng kết sự lãnh đạo của mỗi đảng bộ địa
phương trong quá trình thực hiện chủ trương của Đảng về CDCCKT
khơng chỉ góp phần làm rõ sự vận động lịch sử đã và đang diễn ra trên mỗi
địa bàn, đúc rút những kinh nghiệm của mỗi địa phương mà cịn có thể

cung cấp thêm cơ sở khoa học cho việc giải quyết những vẫn đề về nhận
thức lý luận và chỉ đạo hoạt động thực tiễn đối với sự phát triển kinh tế của
đất nước hiện nay.
Với ý nghĩa đó, tơi quyết định chọn đề tài Đảng bộ tỉnh Nam Định
lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH từ năm 1997
đến năm 2005 để làm luận án tiến sĩ, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng
sản Việt Nam.
2.

Tổng quan nghiên cứu vấn đề.
2.1. Nhóm cơng trình nghiên cứu về đổi mới kinh tế ở Việt Nam
Nông nghiệp, nông thôn thời kỳ đổi mới 1986 - 2002 của Nguyễn
Sinh Cúc, Nxb Thống kê, Hà Nội, (2002); Kỷ yếu Hội thảo bàn tròn cấp
cao lần thứ nhất về Tổng kết 20 năm đổi mới/ của các tác giả Đỗ Hoài
Nam, Nguyễn Tấn Dũng, Peter Nolan, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam,
2005; Kinh tế Việt Nam 20 năm đổi mới (1986 - 2006) - thành tựu và
những vấn đề đặt ra do Đặng Thị Loan chủ biên, Đại học Kinh tế Quốc
dân, 2006; Tổng kết kinh tế Việt Nam (2001 - 2005) : Lý luận và thực tiễn
do Nguyễn Văn Thường Chủ biên, Đại học Kinh tế Quốc dân, 2006;

4


5

2.2. Nhóm cơng trình nghiên cứu về vấn đề CDCCKT trong thời kỳ
đổi mới
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa nền kinh tế quốc dân của Ngơ Đình Giao, Nxb Chính trị quốc gia Hà
Nội, 1994; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam những năm đầu thế kỷ

XXI, do TS Nguyễn Trần Quế làm chủ biên (Nxb Khoa học Xã hội, Hà
Nội, 2004); Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững
của Việt Nam do TS. Phạm Thị Khanh làm chủ biên (Nxb CTQG, Hà Nội,
Đổi mới và phát triển các thành phần kinh tế do Đỗ Hoài Nam chủ
2010);
biên, Nxb Chính trị Quốc gia, 1993; Doanh nghiệp nhà nước trong thời kỳ
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, Phan Đăng Tuất (chủ biên), Nxb Chính trị
quốc gia, 2000; Đổi mới, tăng cường thành phần kinh tế nhà nước: Lý
luận, chính sách và giải pháp" do Vũ Đình Bách chủ biên, Nxb Chính trị
Quốc gia, 2001.
2.3. Nhóm cơng trình nghiên cứu về vai trò của Đảng Cộng sản
Việt Nam trong quá trình đổi mới kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới
đất nước" của tác giả Nguyễn Trọng Phúc (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 1999). Bên cạnh đó, tác giả Nguyễn Trọng Phúc cịn chủ biên cuốn
"Một số kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong q trình lãnh
đạo sự nghiệp đổi mới" (Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2001); Nhìn lại
quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng (1986-2005)" của Tô Huy Rứa Hồng Chí Bảo - Lê Ngọc Tịng, tập 1, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà
Nội, 2005; Đổi mới tư duy của Đảng về cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở
5


6

nước ta do tác giả Lê Quang Phi chủ biên (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Đổi mới tư duy và công cuộc đổi mới ở Việt Nam" của GS.VS.
Nội, 2007);
Nguyễn Duy Quý, Nxb Khoa học Xã hội, năm 2009; Cùng bàn về vai trò
lãnh đạo của Đảng trong phát triển kinh tế nông nghiệp những năm đổi
mới,


TS. Nguyễn Ngọc Hà đã ban hành cuốn sách Đường lối phát triển

kinh tế nông nghiệp của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới
(1986-2011), Nxb Chính trị - Hành chính, HN, 2012.
Bên cạnh đó, những năm gần đây xuất hiện các công luận án nghiên
cứu về Đảng lãnh đạo CDCCKT như: Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo
CDCCKTNN từ năm 1986 đến 2005 của Nguyễn Văn Vinh (Học viện
Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, 2010); Luận án của Đặng
Kim Oanh với đề tài Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo CDCCKTNN từ
1986 đến 2006 (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2011); Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu lãnh đạo CDCCKT từ
năm 1997 đến năm 2005 của tác giả Đào Thị Bích Hồng (Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012).
2.4. Nhóm cơng trình nghiên cứu về kinh tế, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ở Nam Định
Địa chí Nam Định, Nxb Chính trị Quốc gia, HN, 2001; Lịch sử
phong trào nông dân và hội nông dân tỉnh Nam Định (1930 -2000); Nam
Định thế và lực mới trong thế kỷ XX, Nxb Chính trị Quốc gia, HN, 2005;
Thực trạng nông thôn, nông nghiệp và thủy sản tỉnh Nam Định qua kết
6


7

quả tổng điều tra năm 2006, Nxb Thống kê, HN, 2008. Gần đây nhất xuất
hiện cơng trình của Nguyễn Thị Thanh Tâm với đề tài Chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nơng thơn tỉnh Nam Định trong q trình CNH, HĐH (2011).
2.5. Nhóm cơng trình nghiên cứu về vai trị của Đảng bộ Nam
Định đối với quá trình đổi mới kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Những sự kiện Lịch sử Đảng bộ tỉnh Nam Định 1976-2000, Ban
Đề
Tuyên giáo Tỉnh ủy Nam Định, 2005; Luận văn của Cao Thị Huệ với
tài: Đảng bộ tỉnh Nam Định lãnh đạo CDCCKT NN từ năm 1997-2010
(Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011);
Lịch sử Đảng bộ tỉnh Nam Định (1975-2005), Nxb Chính Quốc Gia, HN, 2013.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ q trình Đảng bộ tỉnh Nam Định lãnh đạo CDCCKT từ năm
1997 đến năm 2005 trên cơ sở quán triệt và vận dụng chủ trương đường lối
của Đảng vào tình hình thực tiễn của tỉnh.
Đánh giá những kết quả đạt được, những ưu điểm, hạn chế, tồn tại của
Đảng bộ tỉnh Nam Định trong quá trình lãnh đạo CDCCKT và bước đầu
rút ra một số kinh nghiệm lịch sử.
3.2 .Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tập hợp, chọn lọc và hệ thống hóa các tài liệu liên quan đến sự lãnh
đạo CCCCKT của Đảng bộ tỉnh Nam Định, theo hai giai đoạn: 1) Giai
đoạn bước đầu lãnh đạo CDCCKT sau ngày tái lập tỉnh (1997-2000); 2)
7


8

Giai đoạn tăng cường đẩy mạnh lãnh đạo CDCCKT theo hướng CNH,
HĐH (2001-2005).
- Phân tích, đánh giá q trình Đảng bộ tỉnh Nam Định quán triệt và vận
dụng chủ trương của Đảng gắn với tình hình thực tiễn của tỉnh, đề ra chủ
trương và tổ chức chỉ đạo thực hiện phù hợp theo hai giai đoạn lịch sử trên.
- Phân tích, đánh giá kết quả lãnh đạo tổ chức thực hiện CDCCKT của
Đảng bộ tỉnh Nam Định qua hai giai đoạn 1997-2000 và 2001-2005: Đánh

giá ưu điểm, hạn chế, tồn tại và nguyên nhân.
- Từ kết quả nghiên cứu, rút ra một số nhận xét và đúc kết những kinh nghiệm
của Đảng bộ Nam Định trong quá trình lãnh đạo CDCCKT (1997-2005).
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Chủ trương CDCCKT theo hướng CNH, HĐH của Đảng bộ Nam Định
từ năm 1997-2005.
- Quá trình tổ chức, chỉ đạo thực hiện CDCCKT theo hướng CNH, HĐH
của Đảng bộ Nam Định từ năm 1997-2005.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Luận án nghiên cứu chủ trương, quá trình chỉ đạo tổ chức thực hiện
bao gồm chuyển dịch cơ cấu
của Đảng bộ tỉnh Nam Định về CDCCKT;
ngành kinh tế, chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế, chuyển dịch cơ cấu
vùng kinh tế.

8


9

- Về thời gian: Luận án lấy mốc thời gian từ năm 1997 (năm tái lập tỉnh
Nam Định và Đảng bộ tỉnh) đến năm 2005. Năm 2005 chỉ có ý nghĩa
tương đối vì đó khơng phải là thời điểm kết thúc sự CDCCKT, mà chỉ là
mốc thời gian đủ cho tác giả luận án thấy được quá trình nhận thức của
Đảng bộ trong quá trình lãnh đạo CDCCKT theo hướng CNH, HĐH.
- Về không gian: Địa bàn tỉnh Nam Định hiện nay, có so sánh với một
số tỉnh lân cận.
5. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận

Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối, nghị quyết, chỉ thị của Đảng
Cộng sản Việt Nam về CDCCKT theo hướng CNH, HĐH.
5.1. Nguồn tài liệu
-

Tài liệu thành văn:
+ Các văn kiện Đảng và Nhà nước Việt Nam về phát triển kinh tế và

CDCCKT.
+ Các văn bản chỉ đạo (nghị quyết, chỉ thị, quyết định, thơng tư…), các
chương trình kế hoạch, các báo cáo của BCH Đảng bộ, Ban Thường vụ,
Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh, các cấp bộ đảng, chính quyền và ban
ngành trong tỉnh Nam Định.

9


10

+ Tài liệu lưu trữ tại Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Hội đồng nhân dân tỉnh, Chi
cục Thống kê Nam Định, các sở ban ngành chuyên môn.
+ Các sách đã xuất bản, các đề tài, đề án, bài báo, tạp chí, luận văn, luận
án có liên quan đến đề tài.
-

Tài liệu không thành văn:
Chủ yếu là nguồn tài liệu khảo sát thực tế ở địa phương, phỏng vấn

các cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân đã trực tiếp tham gia hoặc

chứng kiến quá trình CDCCKT.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp lịch sử kết hợp với
phương pháp logich nhằm trình bày một cách khách quan, khoa học các sự
kiện có liên quan đến quá trình lãnh đạo CDCCKT của Đảng bộ tỉnh Nam
Định; từ đó khái quát, rút ra những kết luận về ưu điểm, hạn chế trong quá
trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Nam Định và một số kinh nghiệm lịch sử.
- Ngồi ra, luận án cịn sử dụng một số phương pháp khác như thống kê,
so sánh, phân tích và tổng hợp, phương pháp khảo sát thực tế để làm rõ
quá trình lãnh đạo CDCCKT của Đảng bộ tỉnh Nam Định.
6. Đóng góp khoa học của luận án
- Trình bày có hệ thống quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng bộ
tỉnh Nam Định về CDCCKT theo hướng CNH, HĐH từ năm 1997 đến
năm 2005.
10


11

- Tái hiện lại quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện CDCCKT theo hướng
CNH, HĐH từ năm 1997 đến năm 2005 của Đảng bộ.
- Phân tích làm rõ thêm sự phát triển nhận thức của Đảng bộ về sự
CDCCKT theo hướng CNH, HĐH từ năm 1997 đến năm 2005
- Góp phần tổng kết thực tiễn và lý luận, gợi mở những bài học kinh
nghiệm đặt ra trong quá trình Đảng bộ Nam Định lãnh đạo CDCCKT theo
hướng CNH, HĐH
- Cung cấp cho độc giả, những nhà nghiên cứu khoa học nguồn tư liệu
khách quan, phong phú, quí giá về quá trình Đảng bộ tỉnh Nam Định lãnh
đạo CDCCKT từ năm 1997 đến năm 2005.
7. Bố cục luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục,
Luận án được chia thành ba chương:
Chương 1: Đảng bộ tỉnh Nam Định lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu
kinh tế trong những năm 1997-2000
Chương 2: Đảng bộ tỉnh Nam Định lãnh đạo đẩy mạnh chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa (2001-2005)
Chương 3: Một số nhận xét và kinh nghiệm lịch sử

11


12

Chương 1
ĐẢNG BỘ TỈNH NAM ĐỊNH LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH
CƠ CẤU KINH TẾ (1997 – 2000)

1.1. Chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng bộ tỉnh Nam Định
1.1.1. Những yếu tố ảnh hưởng tới sự lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu
kinh tế của Đảng bộ
- Chủ trương CDCCKT của Đảng
- Điều kiện tự nhiên, xã hội Nam Định và thực trạng cơ cấu kinh tế khi
tái lập tỉnh
1.1.2. Chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phần, ngành,
vùng của Đảng bộ tỉnh Nam Định
Đại hội Đảng bộ tỉnh Nam Định lần thứ XV (tháng 11 - 1997) đã ban
hành chính thức những chủ trương lớn của Đảng bộ về CDCCKT.
Về chủ trương CDCCKT thành phần
Đại hội chủ trương: "Huy động sức mạnh tổng hợp của mọi thành phần
kinh tế" [150, tr.37]. Đại hội xác định một trong bảy nhiệm vụ quan trọng

đến năm 2000 là: Từng bước sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, tạo điều
kiện để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, đủ sức cạnh tranh và giữ
12


13

được vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong cơ chế kinh tế nhiều thành
phần. Tiếp tục đổi mới quản lý hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã. Khuyến
khích phát triển kinh tế tư nhân theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Về chủ trương CDCCKT ngành
Trước hết, nơng nghiệp được chọn là hướng chính cần tập trung phát
triển để tạo bước chuyển biến cho CCKT ngành theo hướng CNH, HĐH.
Trong cơ cấu công nghiệp: Công nghiệp chế biến chưa được coi là
ngành công nghiệp mũi nhọn mà chỉ đứng vị trí số 1 trong cơ cấu cơng
nghiệp của tỉnh. Công nghiệp dệt - may được xác định đứng vị trí thứ 2
trong cơ cấu cơng nghiệp của tỉnh vì đây là ngành cơng nghiệp truyền
thống, thu hút nhiều lao động. Đứng vị trí thứ 3 là cơng nghiệp cơ khí điện
tử và đứng vị trí thứ 4 là công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.
Nhằm tăng tỷ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh,
Đại hội Đảng bộ lần thứ XV nhấn mạnh cần phát triển một số ngành dịch vụ
then chốt: ngành vận tải, bưu điện; ngành thương mại và kinh tế đối ngoại…
Về chủ trương CDCCKT vùng
Xuất phát từ thực tiễn điều kiện tự nhiên, kinh tế của tỉnh, Đại hội XV
tập trung vào chủ trương hình thành các tiểu vùng sản xuất nơng nghiệp
hàng hóa.
Từ chủ trương tập trung hình thành các tiểu vùng sản xuất nơng nghiệp
hàng hóa đến tập trung phát triển vùng kinh tế biển.
Từ chủ trương ưu tiên chương trình đánh bắt xa bờ đến tập trung phát
triển nuôi trồng thủy sản vùng ven biển.

1.2. Đảng bộ tỉnh Nam Định chỉ đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu
kinh tế
1.2.1. Chỉ đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu thành phần
Tập trung chỉ đạo sắp xếp đổi mới DNNN
Nhằm tạo động lực phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của
DNNN, Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo BĐMQLDN tỉnh xây dựng
13


14

Phương án sắp xếp đổi mới phát triển DNNN.

Các hình thức sắp xếp đổi

Cổ phần hóa, bán, khốn, cho th, gia nhập tổng
mới DNNN bao gồm:
công ty, chuyển thành HTX, đơn vị sự nghiệp có thu, giải thể (hoặc phá
sản), trong đó, cổ phần hóa là hướng chính trong sắp xếp đổi mới, với số
lượng doanh nghiệp nhiều nhất [16, tr.22].
Qua 3 năm thực hiện chủ trương về đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới DNNN,
Nam Định đã cổ phần hóa được 29 doanh nghiệp, giao bán được 14 doanh
nghiệp, giải thể 15 doanh nghiệp, hoàn chỉnh thủ tục sáp nhập 5 Công ty;
thành lập mới 3 doanh nghiệp hoạt động cơng ích; bàn giao 9 doanh
nghiệp tham gia thành viên của Tổng công ty.
Chuyển đổi các HTXNN theo luật
Ngày 4/4/1997, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nam Định ra Chỉ thị số 04CT/TU về việc “Tiếp tục đổi mới tổ chức quản lý hợp tác xã nông nghiệp
theo Luật Hợp tác xã”. Tiếp đó, ngày 10/9/1998 Ban Thường vụ Tỉnh ủy
ra Chỉ thị số 05/CT-TU về tổng kết quá trình đổi mới tổ chức, quản lý hợp
tác xã nông nghiệp và tiếp tục thi hành Luật hợp tác xã.

Sau 3 năm thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TU của Ban Thường vụ Tỉnh
ủy, các HTX tiếp tục được củng cố và phát triển. Năng lực hoạt động của
HTX từng bước được nâng cao, HTX NN ngày càng thể hiện rõ vai trò tổ
chức sản xuất, hợp tác, liên kết, hỗ trợ kinh tế hộ, kết hợp được tính chủ
động sáng tạo của hộ nông dân, đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất,
tạo điều kiện cho sản xuất hàng hóa quy mô lớn. Hầu hết các HTX đều tổ
chức các dịch vụ mà từng hộ xã viên không tự làm được, bao gồm các dịch
vụ có tính chất cơng cộng gắn với hệ thống cơ sở vật chất của tập thể như
thủy lợi, điện, các dịch vụ gắn với hệ thống quản lý của Nhà nước như bảo
vệ thực vật, tiêm phòng gia súc sản xuất và cung ứng giống lúa.
Khuyến khích kinh tế tư nhân, cá thể hướng mạnh vào phát triển ngành
nghề nông thôn
Ngay sau ngày tách lập tỉnh, Tỉnh ủy chủ trương : Phát triển kinh tế hộ
với các hình thức hợp tác sản xuất, kết hợp nhiều loại hình sở hữu và
phương thức phân phối khác nhau. Ngày 12/8/1997, Tỉnh ủy Nam Định

14


15

ban hành Chỉ thị số 09/CT/TU về việc chỉ đạo hoàn thành cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất ổn định lâu dài cho nông dân.
Dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Nam Định, trong những năm 19972000, kinh tế hộ ở Nam Định không ngừng được phát triển. Kinh tế trang
trại của Nam Định trong những năm 1997-2000 đã có những bước tiến
đáng kể, đóng góp tích cực cho CDCCKT, đặc biệt là CDCCKT nông
nghiệp, nông thôn.
Trong những năm 1997-2000, thành phần KTNN có xu hướng tăng,
KTTT có xu hướng giảm, kinh tế cá thể có xu hướng giảm. (Xem bảng 1.1)
Bảng 1.1. Cơ cấu thành phần kinh tế trong tổng sản phẩm theo giá

hiện hành (1997-2000)
Đơn vị: Phần trăm
Tổng số
1997
1998
1999
2000
Kinh tế nhà nước
23,6
25,3
25,2
25,7
Kinh tế tập thể
43
45,4
42,6
41,1
Kinh tế tư nhân
0,6
0,1
0,06
0,1
Kinh tế cá thể
31,6
27,7
30,7
28,3
Kinh tế hỗn hợp
0,6
0,7

0,9
3,4
Kinh tế có vồn đầu tư nước ngoài
0,05
0,07
0,05
Nguồn: Xử lý số liệu theo Niên giám thống kê tỉnh Nam Định, NXB
Thống kê, 2001, tr 34-35.
1.2.2. Chỉ đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành
Ngành nông nghiệp
Thực hiện chủ trương từng bước chuyển nông nghiệp sang sản xuất
hàng hóa, Tỉnh ủy đã chỉ đạo tiến hành giải pháp chủ yếu là chuyển đổi cơ
cấu giống lúa; tăng cường sản xuất vụ Đông nhằm chuyển đổi cơ cấu mùa
vụ và cơ cấu cây trồng.
Thực hiện chủ trương của Đảng bộ về chuyển dịch cơ cấu chăn nuôi,
UBND tỉnh chỉ đạo Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn xây dựng Đề
án xuất khẩu thịt lợn năm 1998 - 2000 tỉnh Nam Định.
Nhằm tăng tỷ trọng ngư nghiệp trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp của
tỉnh, công tác nuôi trồng thủy sản được Tỉnh ủy, UBND tỉnh đặc biệt quan

15


16

tâm. Tỉnh ủy chỉ đạo UBND tỉnh xây dựng Chương trình xuất khẩu thủy
sản đến năm 2005.
Ngành cơng nghiệp
Tỉnh ủy chỉ đạo ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến cả nông sản và
thủy hải sản phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu như thịt đông lạnh, thủy

sản đông lạnh, nước chấm, muối.
Ngành công nghiệp dệt may đứng vị trí thứ 2 trong cơ cấu cơng nghiệp
của tỉnh đang gặp nhiều khó khăn. Tỉnh ủy chỉ đạo: trước mắt tỉnh sẽ tiếp
tục cùng các Bộ, ngành Trung ương đề nghị Chính phủ có biện pháp đưa
Cơng ty dệt Nam Định trở lại hoạt động có hiệu quả. Đầu tư mở rộng các
doanh nghiệp may của tỉnh, quản lý tạo sự kết hợp chặt chẽ với các Công
ty may của Trung ương trên địa bàn…
Ngành dịch vụ
Trong cơ cấu của ngành dịch vụ, Đảng bộ tỉnh đặc biệt quan tâm tới
lĩnh vực vận tải, bưu điện. Trong phát triển kinh tế dịch vụ, ngành thương
mại có vị trí quan trọng. Tỉnh ủy nhấn mạnh: Phải củng cố tổ chức thương
mại từ tỉnh đến cơ sở, nhằm cung ứng những mặt hàng thiết yếu phục vụ
cho nơng dân, đồng thời có kế hoạch tiêu thụ những mặt hàng mà nông
dân sản xuất ra. Ngành dịch vụ được quan tâm đã góp phần thúc đẩy hoạt
động xuất nhập khẩu của tỉnh chuyển biến tích cực.
Bảng 1.2. Tình hình xuất nhập khẩu (1997-2000)
Đơn vị: USD
Năm
Đơn vị
1997 1998 1999 2000
Chỉ tiêu
tính
I- Tổng giá trị xuất nhập khẩu 1.000 USD 3457 43783 5429 91451
8
2
- Xuất khẩu
2650 32132 3759 45940
3
1
- Nhập khẩu

8075 11606 1670 45511
1
II- Các mặt hàng xuất khẩu
Hàng công nghiệp nhẹ và
2005 21945 2976 34054
16


17

thủ công nghiệp
6
0
Hàng nông sản
3939 8231 4431 6590
Hàng lâm sản
1441 1918 549 2072
Hàng khác
1067
38
2851 2489
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nam Định, 2001, tr 189, 192
Về du lịch, quán triệt chủ trương từng bước đưa ngành du lịch của tỉnh
thành ngành kinh tế có vị trí quan trọng, Đại hội XV Đảng bộ tỉnh Nam
Định đề ra phương hướng phát triển ngành du lịch trong những năm 19972000 là: Nâng cấp khách sạn Vị Hoàng và Sơn Nam đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của khách trong nước và quốc tế. Khuyến khích các thành phần
kinh tế ngồi quốc doanh tham gia phát triển du lịch. Tập trung phát triển
du lịch biển, mơi trường, văn hóa - lịch sử.
Tóm lại, sau 4 năm tái lập tỉnh (1997-2000), cơ cấu ngành kinh tế ở
Nam Định đã có sự chuyển dịch, song cịn chậm, chủ yếu là chuyển dịch

trong ngành nơng nghiệp với sự tăng tỷ trọng của ngành ngư nghiệp. Tỷ
trọng cơng nghiệp và dịch vụ trong GDP có xu hướng tăng, nhưng tốc độ
chậm, chiếm tỷ trọng thấp, tỷ trọng nông-lâm ngư nghiệp ở mức cao. Năm
1997, tỷ trọng khu vực nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 42,56%, tỷ trọng
khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 19,55% và dịch vụ chiếm chiếm
37,89%, đến năm 2000, tỷ trọng khu vực nơng - lâm - ngư nghiệp giảm
xuống cịn 40,90%, khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng lên
20,94% và 38,16%. (Xem Bảng 1.3)
Bảng 1.3. Cơ cấu kinh tế ngành tỉnh Nam Định (1997-2000)
(Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành phân theo khu vực
kinh tế)
Đơn vị: Phần trăm %
Năm

Nông-lâm-thủy sản
42,56

Công nghiệp -xây dựng

Dịch vụ

19,55

37,89

1998

43,52

21,58


36,83

2000

40,90

20,94

38,16

1997

17


18

(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Nam Định, Niên giám thống kê tỉnh Nam
Định 2001, Nam Định 2002, tr32)
1.2.3. Chỉ đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu vùng
Vùng kinh tế biển
Đảng bộ tỉnh Nam Định đã chỉ đạo xây dựng đề án phát triển kinh tế
vùng biển toàn diện trên các lĩnh vực: Nuôi trồng, đánh bắt xa bờ, chế biến
hải sản, phát triển du lịch dịch vụ biển…
Trung tâm công nghiệp - dịch vụ thành phố Nam Định
Tỉnh ủy đã chỉ đạo từng bước đưa trung tâm công nghiệp - dịch vụ
thành phố Nam Định phát triển. Ngoài nhà máy dệt, nhà máy tơ, thành phố
còn phát triển thêm hai khu cơng nghiệp phía Tây và Tây - Nam thành phố
là cơng nghiệp cơ khí và sửa chữa chế tạo máy móc phục vụ nơng nghiệp,

cơng nghiệp sửa chữa và đóng mới các phương tiện đường thủy, cơng
nghiệp chế biến thực phẩm đông lạnh như tôm, thịt. Cụm công nghiệp phía
Đơng thành phố là cơng nghiệp chế biến thực phẩm bánh kẹo, hoa quả
hộp. Thành phố được mở rộng từ chỗ 300-400 ha lên đến trên 1.000 ha.
Kiến trúc phát triển thêm nhiều khu ở mới…
Các tiểu vùng sản xuất nông nghiệp
Các vùng trồng lúa đặc sản và các vùng trồng lúa chất lượng cao, vùng
trồng cây công nghiệp được quy hoạch. "Vùng lúa đặc sản, tập trung mở
rộng ở các huyện phía Nam của tỉnh. Vùng lúa chất lượng cao, triển khai ở
cả vùng phía Nam và vùng phía Bắc tỉnh. Vùng sản xuất vụ Đông ở các
vùng đất lúa - màu, vùng ven sông, ven biển; vùng trồng lạc thuộc các
huyện Ý Yên, Vụ Bản, Nam Trực; vùng cói thuộc các huyện Giao Thủy,
Nghĩa Hưng; vùng dâu thuộc các huyện Trực Ninh, Xuân Trường, Ý Yên.
Tiểu kết chương 1
Trên cơ sở quán triệt đường lối chung của Đảng, vận dụng vào điều
kiện thực tiễn của địa phương với nhiều tiềm năng về đất đai sản xuất nơng
nghiệp, có địa bàn nơng thơn rộng lớn song cịn nhiều khó khăn, nhất là
những khó khăn của một nền kinh tế thuần nông, công nghiệp phát triển
chậm, điểm xuất phát thấp, hiệu quả kinh tế chưa cao; Đảng bộ tỉnh Nam
18


19

Định khóa XV (1997 - 2000) đã chủ trương chỉ đạo CDCCKT trên 3 lĩnh
vực CDCCKT thành phần, ngành, vùng; song trong mỗi lĩnh vực, chủ
trương của Đảng bộ có trọng tâm, trọng điểm.
Với CDCCKT thành phần: Trước những bất cập trong cơ chế quản lý
dẫn tới sự thua lỗ của các DNNN đang trở thành vấn đề bức xúc nhất của
tỉnh Nam Định sau ngày tái lập, Đảng bộ đã chọn sắp xếp đổi mới DNNN

là nhiệm vụ trọng tâm trong chủ trương CDCCKT thành phần, tiếp tục đổi
mới cơ chế quản lý HTX theo Luật HTX song tập trung cho đổi mới cơ
chế quản lý trong các HTXNN. Chủ trương phát triển kinh tế tư nhân trong
giai đoạn này dừng lại ở cấp độ khuyến khích phát triển.
CDCCKT ngành: Xuất phát từ một tỉnh có nền kinh tế chủ yếu là nông
nghiệp, địa bàn chủ yếu là nông thơn; xuất phát điểm của nền kinh tế cịn
thấp, thuần nông, độc canh cây lúa, Đảng bộ đã chọn tập trung cho sản
xuất nông nghiệp, từng bước chuyển nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa,
từng bước CNH, HĐH NNNT là bước đi ban đầu cần tập trung chỉ đạo
trong chủ trương CDCCKT ngành. Chủ trương CNH, HĐH NNNT của
Đảng bộ trong giai đoạn này dừng ở cấp độ từng bước. Mơ hình kinh tế
chung của tỉnh vẫn được xác định là nông nghiệp, công nghiệp - xây dựng,
dịch vụ.
Với CDCCKT vùng: Nhằm tập trung cho sản xuất nông nghiệp, từng
bước chuyển nơng nghiệp sang sản xuất hàng hóa, sản xuất lương thực,
thực phẩm chế biến nông sản, chế biến thủy sản là trọng tâm, từng bước
CNH, HĐHNNNT, Đảng bộ chủ trương CDCCKT vùng tập trung trên 2
lĩnh vực:
Thứ nhất: Hình thành những tiểu vùng sản xuất nơng nghiệp hàng hóa,
tập trung, chuyên canh.
Thứ hai: Đầu tư phát triển vùng kinh tế biển.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, trong những năm 1997-2000,
CCKT của tỉnh có sự chuyển dịch. CDCCKT ngành chủ yếu tập trung
trong nông nghiệp với sự tăng lên đột biến tỷ trọng của ngành ngư nghiệp.

19


20


Cơng nghiệp chiếm tỷ trọng cịn thấp trong tổng sản phẩm cơ cấu kinh tế
của tỉnh. CCKT vùng đã có sự chuyển dịch theo hướng ưu tiên cho phát
triển vùng kinh tế biển. CCKT thành phần chuyển dịch theo hướng phát
huy tiềm năng của nhiều thành phần kinh tế.
Mặc dù chưa có sự chuyển dịch mạnh mẽ, song cơ cấu kinh tế Nam
Định trong những năm 1997-2000 đã có sự chuyển dịch theo hướng tích
cực, góp phần nâng cao đời sống nhân dân trong tỉnh. Những kết quả bước
đầu đạt được đã tạo những tiền đề vật chất, tinh thần quan trọng cho Đảng
bộ và nhân dân Nam Định trong những chặng đường phát triển tiếp theo.

Chương 2
ĐẢNG BỘ TỈNH NAM ĐỊNH LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH CHUYỂN
DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO HƯỚNG CƠNG NGHIỆP HĨA,
HIỆN ĐẠI HĨA (2001-2005)
2.1. Chủ trương đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng bộ
2.1.1. Những yêu cầu mới trong công tác lãnh đạo chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng bộ
Những chủ trương mới của Đảng về CDCCKT theo hướng CNH, HĐH

20


21

Những yêu cầu mới trong công tác lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng bộ Nam Định
2.1.2. Chủ trương đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành,
vùng, thành phần theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng
bộ

Đại hội Đảng bộ tỉnh Nam Định lần thứ XVI (2/2001) đã đưa ra
những chủ trương nhằm "tạo bước chuyển biến mạnh về cơ cấu kinh tế"
[176, tr.47] theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Về CDCCKT ngành
Đại hội XVI đề ra mục tiêu tổng quát đến năm 2005 là: “Đẩy mạnh sự
nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong đó ưu tiên cho cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nông thôn. Đại hội Đảng bộ tỉnh đã xác
định kinh tế biển là mũi nhọn, công nghiệp dịch vụ là quan trọng, nông
nghiệp là cơ sở cho sự phát triển kinh tế của tỉnh.
Về CDCCKT vùng
Đại hội XVI đưa ra chủ trương phát triển cụ thể cho từng vùng kinh tế.
Đối với vùng kinh tế biển:
Tiếp tục ưu tiên cho chương trình ni trồng và đánh bắt thủy hải sản;
khai thác hiệu quả những tàu đánh cá xa bờ và tàu dịch vụ hậu cần. Gắn
đánh bắt xa bờ, nuôi trồng thủy sản với phát triển công nghiệp, chế biến
nông, thủy sản và các ngành dịch vụ, trong đó ni trồng là chủ yếu.
Chuyển dần diện tích sản xuất muối sang nuôi trồng thủy sản, trồng cây
công nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Đối với vùng sản xuất nơng nghiệp:
Phát triển nơng nghiệp tồn diện, theo hướng sản xuất hàng hóa; tập
trung thâm canh cây lương thực, phát triển mạnh vụ Đông. Củng cố, quy
hoạch sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Phát triển làng nghề truyền thống và
mở mang nhiều ngành nghề, dịch vụ. Xây dựng cụm điểm công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp ở khu vực thị trấn, thị tứ.
Đối với vùng kinh tế trung tâm công nghiệp - dịch vụ ở thành phố Nam Định:
Đại hội XVI chủ trương: Tập trung phát triển công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp theo hướng đa dạng ngành nghề và phát triển nghề mới, đặc
21



22

biệt là công nghệ thông tin. Xây dựng phát triển khu công nghiệp tập trung
của tỉnh theo hướng đầu tư phân kỳ. [176, tr.50-51-52].
Về CDCCKT thành phần
Đại hội nhất quán chủ trương đẩy mạnh phát triển kinh tế nhiều thành
phần như đã đề cập tại Đại hội XV, tiếp tục cổ phần hóa các doanh nghiệp
nhà nước như phương án đã sắp xếp; tiếp tục đổi mới quản lý hợp tác xã
nông nghiệp theo tinh thần Chỉ thị 05 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Luật
Hợp tác xã, đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân.
2.2. Tăng cường chỉ đạo thực hiện CDCCKT ngành, vùng, thành phần
theo hướng CNH, HĐH của Đảng bộ
2.2.1. Chỉ đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành
Ngành nông nghiệp
Trong trồng trọt: Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng của
Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo chuyển những diện tích trồng lúa, làm
muối năng suất thấp sang nuôi trồng thủy hải sản, trồng cây công nghiệp
cho giá trị kinh tế cao.
Trong chăn nuôi: Nhằm tăng tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu kinh tế
nông nghiệp của tỉnh, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh chỉ đạo tích cực
chuyển đổi cơ cấu giống theo hướng sản xuất hàng hóa xuất khẩu có giá trị
kinh tế cao.
Trong ngư nghiệp: Phong trào nuôi tôm Sú, tôm càng xanh được đẩy
mạnh. Kỹ thuật nuôi theo phương pháp công nghiệp, thâm canh được áp
dụng. Các cơ sở sản xuất giống được tăng cường đầu tư nhằm cung ứng đủ
giống cho nuôi trồng.
Thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, "cơ cấu sản xuất trong ngành nơng
nghiệp có sự chuyển dịch đúng hướng. Tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch
vụ nông nghiệp tăng từ 24,7% (năm 2000) lên 33,4% (năm 2005); ngành
trồng trọt giảm từ 75,3% xuống 66,6%; ngành thủy sản tăng từ 9,4% lên

15,5%" [224, tr.14].
Ngành công nghiệp
Công nghiệp chế biến được xác định là ngành công nghiệp mũi nhọn
được hỗ trợ đầu tư, khuyến khích phát triển. Đối với ngành công nghiệp
22


23

dệt: Các đơn vị dệt may được tạo điều kiện giúp đỡ tổ chức sản xuất. Cơng
nghiệp cơ khí điện, điện tử được tỉnh đã đầu tư thực hiện 6 dự án với tổng
số vốn 24,5 tỷ đồng, có thêm một số sản phẩm mới như dây, lưới thép bọc
nhựa, tầu cơng suất trung bình, phụ tùng xe máy, xe đạp.
Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng chiếm tỷ trọng 7,7% GDP và
11,86% lao động toàn ngành.
Xây dựng các cụm công nghiệp quy mô nhỏ ở nông thôn gắn với xây
dựng thị trấn, thị tứ, quy hoạch các làng nghề được coi là “khâu đột phá trên
diện rộng để đẩy mạnh CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn” [167, tr.235].
Ngành dịch vụ.
Dưới sự chỉ đạo tổ chức thực hiện của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, cơ cấu
kinh tế chung và trong từng ngành bước đầu đã có sự chuyển dịch tích
cực. Tỷ trọng khu vực nông - lâm - ngư nghiệp từ 39,28% (năm 2001)
giảm xuống còn 31,92% (năm 2005); tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây
dựng tăng từ 22,39% (năm 2001) lên 31,52%, (năm 2005) [39], [41].
Bảng 2.1. Cơ cấu kinh tế ngành tỉnh Nam Định (2001-2005)
(Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành phân theo khu vực
kinh tế)
Đơn vị: Phần trăm %
Năm Nông-lâm-thủy sản


Công nghiệp -xây dựng

Dịch vụ

2001

39,28

22,39

38,33

2002

38,25

23,36

38,39

2003

36,48

25,51

38,01

2004


35,66

27,25

37,09

2005

31,92

31,52

36,56

(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Nam Định, Niên giám thống kê tỉnh Nam
Định 2001, tr32; 2005,tr 30)
2.2.2. Chỉ đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu vùng
Đối với vùng kinh tế biển
23


24

Các hạng mục đầu tư cho vùng ven biển tập trung vào nuôi trồng thủy
sản và dịch vụ du lịch, trong đó ni trồng thủy sản chiếm vị trí cao nhất
trong cơ cấu đầu tư. (xem bảng 2.2).
Bảng 2.2. Vốn đầu tư phát triển kinh tế biển vùng ven biển
Nam Định giai đoạn 2001-2005
Đơn vị tính: triệu đồng
Tên hạng mục

Số vốn đầu tư
Nuôi trồng thủy sản
415.500
Khai thác hải sản
84.000
Chế biến xuất khẩu
63.500
Trồng rừng ngập mặn và bảo vệ rừng
7000
Sản xuất muối
50.000
Dịch vụ du lịch
170.000
(Nguồn: Tỉnh ủy Nam Định, 2001, Các chương trình cơng tác trọng
tâm, tr 301).
Tỉnh ủy chỉ đạo đối với vùng ven biển: Đầu tư xây dựng vùng nuôi tôm
công nghiệp tập trung và nuôi tôm bán thâm canh. Trong q trình xây
dựng các vùng ni tơm tập trung, những diện tích trồng lúa, trồng cói, sản
xuất muối năng suất thấp được tỉnh hỗ trợ chuyển sang nuôi trồng thủy hải
sản và đã đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Gắn đánh bắt xa bờ, nuôi trồng thủy hải sản với phát triển công nghiệp,
chế biến nông, thủy sản, Tỉnh ủy nhất trí đầu tư nhiều hơn so với thời kỳ
trước để xây dựng và nâng cấp các cơ sở chế biến phục vụ xuất khẩu cũng
như xây dựng và nâng cấp các cơ sở chế biến phục vụ tiêu thụ nội địa trên
địa bàn vùng ven biển.
Bảng 2.3. Số vốn đầu tư cho chế biến - xuất khẩu vùng ven biển
(2001-2005)
Đơn vị tính: triệu đồng
TT
Tên hạng mục

Số vốn
1
Xây dựng và nâng cấp các cơ sở chế biến thủy sản nội địa
6.500
2
Đầu tư nâng cấp, lắp đặt dây chuyền cấp đông
45.000
3
Mở rộng phân xưởng 2 công ty xuất nhập khẩu thủy
12.000
sản Nam Định
Nguồn: (Tỉnh ủy Nam Định, 2001, Các chương trình cơng tác trọng
tâm, tr 333).
Hai khu nghỉ mát tắm biển Thịnh Long và Quất Lâm đã được quy
hoạch xây dựng.
24


25

Kết cấu hạ tầng vùng ven biển như giao thông, thủy lợi, điện lực, bưu
chính viễn thơng được tăng cường đầu tư xây dựng và nâng cấp.
Đối với vùng sản xuất nông nghiệp
Nếu như vùng kinh tế biển với ngành thủy sản chiếm tỷ trọng chính thì
vùng đồng bằng thấp trũng với ngành trồng trọt và chăn nuôi gia súc, gia
cầm lại là thế mạnh. Trong đó, trồng trọt vẫn là ngành sản xuất chủ yếu,
chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu ngành nông nghiệp của vùng.
Bên cạnh trồng trọt, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã tích cực chỉ đạo vùng sản
xuất nông nghiệp đầu tư cho ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển
theo hướng CNH, HĐH và sản xuất hàng hóa.

Trên vùng sản xuất nơng nghiệp, dù thế mạnh là ngành trồng trọt và
chăn nuôi gia súc, gia cầm nhưng lĩnh vực nuôi trồng thủy sản được Tỉnh
ủy, UBND tỉnh chú trọng chỉ đạo. chuyển hẳn sang dùng các chế phẩm
sinh học [293, tr.10].
Vùng sản xuất nông nghiệp còn là vùng đất tập trung nhiều làng nghề
truyền thống sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Cấp ủy Đảng, chính quyền các
huyện và cơ sở đã bám sát sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, chỉ đạo triển khai
chương trình phát triển công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, làng nghề tại địa
phương khá tập trung, với nhiều biện pháp tích cực, sát hợp nên đã thu
được kết quả bước đầu tương đối tốt, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng tích cực.
Vùng kinh tế trung tâm cơng nghiệp – dịch vụ ở thành phố Nam Định
Xây dựng khu công nghiệp tập trung của tỉnh trên địa bàn thành phố
được triển khai. Nhằm tăng sức hấp dẫn, thu hút mạnh đầu tư vào khu
cơng nghiệp cần phải giảm chi phí tối đa cho các nhà đầu tư vào khu công
nghiệp, thủ tục hành chính phải thơng thống, đơn giản, thuận tiện và có
hiệu lực, có sự ổn định về chính sách. UBND tỉnh đã ra Quyết định số
2816/2001/QĐ-UB ngày 29/11/2001 ban hành "Một số cơ chế khuyến
khích đầu tư phát triển khu cơng nghiệp phía Tây Thành phố Nam Định".
Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ của
thành phố Nam Định đã có những bước phát triển tích cực, với mức tăng
trưởng bình qn 20,6%/năm.
2.2.3. Chỉ đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu thành phần
25


×