Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO KINH TẾ CÔNG NGHIỆP NHỮNG NĂM 1997 ĐẾN 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 78 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ
---------------------

NGUYỄN THỊ YẾN

ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH
ĐẠO KINH TẾ CÔNG NGHIỆP
NHỮNG NĂM 1997 ĐẾN 2013

TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học
TS BÙI NGỌC THẠCH

HÀ NỘI - 2015


LỜI CẢM ƠN
Với tất cả lòng kính trọng và biết ơn, tôi xin chân thành cảm ơn thầy TS Bùi
Ngọc Thạch đã định hướng và hướng dẫn tôi tận tình trong suốt quá trình làm đề tài
khóa luận tốt nghiệp. Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy người đã dẫn dắt tôi bước tiếp trên con đường nghiên cứu khoa học của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa và các thầy cô trong khoa
Lịch sử đã cung cấp cho tôi những kiến thức trong quá trình tôi học tập tại trường.
Cảm ơn bạn bè và người thân đã luôn tạo điều kiện và động viên khuyến
khích tôi hoàn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 04 tháng 05 năm 2015

Tác giả khóa luận


Nguyễn Thị Yến


LỜI CAM ĐOAN

Khóa luận tốt nghiệp được hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình của
Thầy giáo TS Bùi Ngọc Thạch
Tôi xin cam đoan đề tài này là kết quả nghiên cứu của riêng Tôi, không
trùng với bất kỳ kết quả nào của các tác giả khác.
Hà Nội, ngày 04 tháng 05 năm 2015
Tác giả khóa luận

Nguyễn Thị Yến


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN

DDI

: Vốn đầu tư trong nước.

GTSXCN : Giá trị sản xuất công nghiệp.
GO

: Tỷ trọng công nghiệp.

HĐND

: Hội đồng nhân dân.


HTX

: Hợp tác xã.

KCN

: Khu công nghiệp.

NGO

: Vốn đầu tư phi chính phủ.

ODA

: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

UBND

: Ủy ban nhân dân.

FDI

: Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

TCN

: Thủ công nghiệp


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO KINH TẾ
CÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 1997 ĐẾN 2013...................................................... 5
1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH VĨNH PHÚC ............. 5
1.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 5
1.1.2. Điều kiện kinh tế. ................................................................................ 12
1.1.3. Điều kiện xã hội. ................................................................................. 17
1.2. TÌNH HÌNH KINH TẾ CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH VĨNH PHÚC
TRƯỚC NĂM 1997 .................................................................................................. 17
1.2.1. Về ưu điểm .......................................................................................... 17
1.2.2. Về hạn chế ........................................................................................... 21
Tiểu kết chương 1 .................................................................................................... 23
CHƯƠNG 2. ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO KINH TẾ
CÔNG NGHIỆP NHỮNG NĂM 1997 – 2013 ...................................................... 25
2.1. CHỦ TRƯƠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH
VĨNH PHÚC TRONG NHỮNG NĂM 1997 – 2013 ............................................... 25
2.1.1. Kế hoạch phát triển công nghiệp từ năm 1997 – 2013 ........................ 25
2.1.2. Đề án phát triển công nghiệp đến năm 2020 và định hướng đến
năm 2030 ................................................................................................................... 27
2.2. CÁC GIẢI PHÁP KHAI THÁC TIỀM NĂNG ĐỂ PHÁT TRIỂN CÔNG
NGHIỆP .................................................................................................................... 29
2.2.1. Giải pháp về vốn và nguồn vốn thực hiện mục tiêu quy hoạch công
nghiệp, tạo điều kiện phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn ........................... 29
2.2.2. Giải pháp về thị trường và tính cạnh tranh cho các các sản phẩm
công nghiệp chủ yếu của tỉnh .................................................................................... 32
2.2.3. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp .................... 34
2.2.4. Giải pháp về nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệp .......... 35
2.3. CÁC CHÍNH SÁCH CHỦ YẾU ĐỂ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP ............... 36



2.3.1. Chính sách phát triển thị trường ........................................................... 36
2.3.2. Chính sách khuyến khích vốn đầu tư .................................................. 37
2.3.3. Chính sách huy động vốn ..................................................................... 37
2.3.4. Chính sách khoa học công nghệ ........................................................... 38
2.3.5. Chính sách phát triển các vùng nguyên liệu......................................... 38
2.4. THÀNH TỰU PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ở VĨNH PHÚC .................... 39
2.5. HẠN CHẾ TRONG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ở VĨNH PHÚC .............. 41
Tiểu kết chương 2 .................................................................................................... 44
Chương 3. ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ
TRIỂN CÔNG NGHIỆP CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC ........................ 46
3.1. ĐẶC ĐIỂM ........................................................................................................ 46
3.1.1. Số lượng các khu công nghiệp và trung tâm công nghiệp tăng
nhanh ......................................................................................................................... 46
3.1.2. Số vốn đầu tư nước ngoài, nhất là của Nhật tăng cao .......................... 48
3.1.3. Cơ cấu các ngành công nghiệp cân đối, hợp lý .................................... 52
3.2. VAI TRÒ ............................................................................................................ 53
3.2.1. Tạo ra sự biến đổi cơ cấu kinh tế sâu sắc ............................................. 53
3.2.2. Tạo ra sự biến đổi to lớn về xã hội ....................................................... 57
3.3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM ............................................................................... 58
Tiểu kết chương 3 .................................................................................................... 61
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 62
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 68


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới của Đảng phát triển kihn tế - xã
hội, Đảng bộ Vĩnh Phúc đã lãnh đạo nhân dân đẩy mạnh kinh tế công nghiệp, tạo cơ
sở để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Kể từ khi tái lập tỉnh (1997), Đảng bộ Vĩnh Phúc đã nghiêm túc phân tích,

đánh giá những thành tựu đạt được ở thời kỳ trước khi tái lập tỉnh, đồng thời cũng
chỉ ra những hạn chế, non kém về công tác lãnh đạo phát triển công nghiệp. Trên cơ
sở đó, Đảng bộ Vĩnh Phúc đã đề ra nhiều chủ trương, giải pháp cụ thể: Đẩy mạnh
cải cách hành chính, thực hiện chính sách mở cửa, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài
nước, áp dụng các tiến bộ khoa học – công nghệ…
Thực hiện chủ trương trên, Vĩnh Phúc đã đạt được nhiều thành tựu to lớn.
Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã hình thành. Vốn đầu tư nước ngoài tăng
cao. Vị trí công nghiệp của Vĩnh Phúc tính đến năm 2013 đã vươn lên vị trí hàng
thứ 7 của cả nước. Thành tựu đó, chứng tỏ những chủ trương, giải pháp của bộ Vĩnh
Phúc đề ra là đúng đắn, phù hợp.
Việc nghiên cứu về “ Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo kinh tế công nghiệp
trong những năm từ 1997 đến năm 2013” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc,
không những làm sáng tỏ hơn đường lối đổi mới của Đảng, về công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, về đầu tư nước ngoài, mà còn làm rõ hơn những hoạt động thực tiễn
xây dựng, phát triển kinh tế công nghiệp của tỉnh trong thời kỳ từ 1997 – 2013. Qua
đó rút ra các bài học kinh nghiệm phục vụ cho công việc xây dựng đất nước hiện
nay.
Về vấn đề này, đã có nhiều tác giả quan tâm đề cập, nghiên cứu với những
cách tiếp cận khác nhau, nhằm mục đích khác nhau. Tuy vậy, cho đến nay vẫn chưa
có một tác phẩm nào nghiên cứu một cách có hệ thống, đầy đủ, cụ thể vấn đề nêu
trên. Chính vì vậy, tôi quyết định chọn vấn đề “ Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo
kinh tế công nghiệp những năm 1997 đến 2013” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp
đại học của mình.

1


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về công nghiệp Vĩnh Phúc có các tác giả đã công bố công trình
khoa học với các cách tiếp cận như sau:

- Năm 2005, tác giả Nguyễn Thế Trường cho xuất bản cuốn sách “ Những
biến đổi kinh tế - xã hội ở Vĩnh Phúc khi tái lập tỉnh đến nay (1997 – 2005), do nhà
xuất bản lao động xã hội phát hành.
Cuốn sách đã sự cho thấy phát triển kinh tế Vĩnh Phúc một cách nhanh
chóng kể từ khi tái lập tỉnh. Từ một tỉnh nông nghiệp là chủ yếu thì nay kinh tế
công nghiệp đã có vai trò, vị trí quan trọng. Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều khu
công nghiệp và cụm công nghiệp thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài. Bộ mặt kinh
tế - xã hội thay đổi. Tỉ trọng công nghiệp tăng cao.
Đây là công trình nghiên cứu toàn diện về kinh tế Vĩnh Phúc trong thời gian
(1997 – 2005), cho nên chưa đề cập những năm gần đây đồng thời chưa đi sâu
nghiên cứu về ngành công nghiệp trong thời kỳ (1997 – 2013).
- Năm 2011, Sở Ngoại vụ Vĩnh Phúc cho xuất bản cuốn sách “ Vĩnh Phúc –
đổi mới – kết nối – phát triển”, cuốn sách đã giới thiệu chính sách đổi mới mở cửa
của tỉnh hội nhập quốc tế, thu hút các công ty trong và ngoài nước vào đầu tư ở
Vĩnh Phúc, đồng thời cuốn sách này giới thiệu những thành tựu về kinh tế - văn hóa
– xã hội của Vĩnh Phúc.
Tuy vậy, cuốn sách là một công trình tập thể , không chuyên sâu phản ánh về
sự phát triển công nghiệp của Vĩnh Phúc.
- Năm 2011, tác giả Nguyễn Thành Công, đã công bố công trình nghiên cứu
“ phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc”, đây là đề tài Thạc sĩ
chuyên ngành kinh tế.
Tác giả đã nêu lên vị trí quan trọng của Vĩnh Phúc ở vùng trọng điểm Bắc
Bộ, có nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng các khu công nghiệp. Những thành
tựu và hạn chế trong việc xây dựng các khu công nghiệp ở Vĩnh Phúc. Tuy nhiên,
tác giả chưa đề cập, đi sâu vào vấn đề vai trò lãnh đạo của Đảng bộ Vĩnh Phúc về
công nghiệp ở thời kỳ (1997 – 2013).

2



- Năm 2014, tác giả Hà Quang Tiến, công bố nghiên cứu đề tài “Tác động của
đầu tư trực tiếp nước ngoài dến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc”
Đây là luận án Tiến sĩ, chuyên ngành kinh tế. Tác giả đã nêu lên nhu cầu
phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Vĩnh Phúc rất nhiều nguồn FDI. Với
chính sách mở, Vĩnh Phúc đã thu được nhiều thành tựa về lĩnh vực này. Song nó
cũng đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Tác động của FDI đối với kinh tế - xã
hội Vĩnh Phúc là rất lớn.
Tuy vậy, công trình này không chuyên sâu nghiên cứa về công nghiệp cũng
như vấn đề “Đảng bộ Vĩnh Phúc lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp trong
những năm 1997 đến 2013”
Nhìn chung,cho đến nay cũng chưa có một công trình nghiên cứa khoa học
nào nghiên cứu sâu về vấn đề “Đảng bộ Vĩnh Phúc lãnh đạo phát triển kinh tế công
nghiệp trong những năm 1997 – 2013”.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Nêu rõ cơ sở để phát triển kinh tế công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc trong những
năm 1997 đến 2013
- Làm rõ vai trò của Đảng bộ Vĩnh Phúc trong việc lãnh đạo phát triển kinh
tế công nghiệp những năm 1997 đến năm 2013
- Rút ra những bài học kinh nghiệm về công tác lãnh đạo của Đảng bộ về
kinh tế công nghiệp trong những năm 1997 đến năm 2013.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Trình bày cơ sở phát triển kinh tế công nghiệp vào tỉnh Vĩnh Phúc
- Nêu chủ trương, giải pháp và thành tựu, hạn chế của Đảng bộ Vĩnh Phúc
lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp trong những năm 1997 đến năm 2013
- Rút ra những bài học kinh nghiệm và công tác lãnh đạo phát triển kinh tế
công nghiệp của Đảng bộ Vĩnh Phúc trong những năm 1997 đến năm 2013.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Đề tài thời gian từ năm 1997 đến năm 2013


3


Về không gian: Đề tài nghiên cứu trên phạm vi địa giới tỉnh Vĩnh Phúc.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh.
-Kết hợp phương pháp lịch sử, phương pháp logic trong đó phương pháp lịch
sử là chủ yếu.
- Sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, đối chiếu, xác minh sự kiện.
- Thực hiện phương pháp điền dã.
5. Đóng góp của khóa luận
- Khóa luận dựng lại bức tranh lịch sử tương đối đầy đủ, có hệ thống về sự lãnh
đạo của Đảng đối với kinh tế công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm từ
1997 đến năm 2013.
- Khóa luận đánh giá những nét cơ bản về thành tựu, kết quả về vấn đề Đảng bộ
lãnh đạo kinh tế công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm từ 1997 đến năm
2013.
- Rút một số đặc điểm và vai trò của công nghiệp Vĩnh Phúc trong những
năm 1997 – 2013.
- Khai thác được một nguồn tài liệu địa phương có giá trị, tập hợp các tài liệu
đó thành một hệ thống, phục vụ cho công tác nghiên cứu lịch sử địa phương.
6. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, khóa luận gồm 3
chương như sau:
Chương 1: Cơ sở Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo kinh tế công nghiệp giai
đoạn 1997 đến 2013
Chương 2: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo kinh tế công nghiệp những năm
năm từ 1997 đến năm 2013.
Chương 3: Đặc điểm, vai trò và bài học kinh nghiệm về phát triển công

nghiệp của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc.

4


Chương 1
CƠ SỞ ĐỂ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CỦA
TỈNH VĨNH PHÚC TRONG NHỮNG NĂM 1997 – 2013
1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH VĨNH PHÚC
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý
Vĩnh Phúc là một tỉnh có diện tích là 1.236,50 km theo thống kê năm
2010.Đây là tỉnh tiếp giáp giữa trung du, miền núi Đông Bắc và đồng bằng châu thổ
Sông Hồng nên tỉnh có 3 vùng sinh thái: đó là vùng đồng bằng ở phía Nam tỉnh,
vùng trung du ở phía Bắc tỉnh và vùng núi ở huyện Tam Đảo.
Với vị trí này, Vĩnh Phúc nằm trong tọa độ địa lý từ 21o06’ đến 21o35’ vĩ độ
Bắc và từ 106019’ đến 106048’ kinh độ Đông.
Xét về chiều rộng từ Đông sang Tây giữa hai kinh tuyến là khoảng 46 km.
Xét về chiều dài từ Bắc xuống Nam giữa hai vĩ tuyến là khoảng 49 km.
Phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, danh giới là dãy núi Tam
Đảo. Phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ, ranh giới tự nhiên là Sông Lô. Phía Nam giáp Hà
Nội, ranh giới tự nhiên là sông Hồng. Phía Đông giáp hai huyện Sóc Sơn và Đông
Anh – Hà Nội.
* Địa hình
Vĩnh Phúc nằm trong vùng chuyển tiếp giữa vùng gò đồi trung du với vùng
đồng bằng Châu thổ Sông Hồng. Bởi vậy, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông
Nam và chia làm 3 vùng sinh thái: đồng bằng, trung du và vùng núi.
Vùng núi có diện tích tự nhiên 65.300 ha (đất nông nghiệp: 17.400ha, đất
lâm nghiệp 20.300 ha). Vùng này chiếm phần lớn diện tích huyện Lập Thạch, huyện
Sông Lô, huyện Tam Đảo và 4 xã thuộc huyện Bình Xuyên, 1 xã thuộc thị xã Phúc

Yên. Trong vùng có dãy núi Tam Đảo là tài nguyên du lịch quý giá của tỉnh và của
cả nước. Vùng này có địa hình phức tạp, khó khăn cho việc xây dựng cơ sở hạ

5


tầng, đặc biệt là giao thông.
Vùng trung du kế tiếp vùng núi, chạy dài từ Tây Bắc xuống Đông - Nam.
Vùng có diện tích tự nhiên khoảng 24.900 ha (đất NN 14.000ha), chiếm phần lớn
diện tích huyện Tam Dương và Bình Xuyên (15 xã), Thành phố Vĩnh Yên (9
phường, xã), một phần các huyện Lập Thạch và Sông Lô, thị xã Phúc Yên. Quỹ đất
đồi của vùng có thể xây dựng công nghiệp và đô thị, phát triển cây ăn quả, cây công
nghiệp kết hợp chăn nuôi đại gia súc. Trong vùng còn có nhiều hồ lớn như Đại Lải,
Xạ Hương, Vân Trục, Liễn Sơn, Đầm Vạc là nguồn cung cấp nước cho hoạt động
sản xuất, cải tạo môi sinh và phát triển du lịch.
Vùng đồng bằng có diện tích 32.800 ha, gồm các huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc
và một phần thị xã Phúc Yên, đất đai bằng phẳng, thuận tiện cho phát triển cơ sở hạ
tầng, các điểm dân cư đô thị và thích hợp cho sản xuất nông nghiệp [34,tr.24-26]
Sự phân biệt 3 vùng sinh thái rõ rệt là điều kiện thuận lợi cho tỉnh bố trí các
loại hình sản xuất đa dạng.
* Giao thông
Vĩnh Phúc nằm trên Quốc lộ só 2 và tuyến đường Sắt Hà Nội – Lào Cai, là
cầu nối giữa vùn trung du miền núi phía Bắc với tủ đô Hà Nội; liền kề cảng hàng
không quốc tế Nội Bài, qua đường quốc lộ số 5 thông với cảng Hải Phòng và trục
đường 18 thông với cảng nước sâu Cái Lân.
Vĩnh Phúc có mạng lưới giao thông khá phát triển với 3 loại: giao thông
đường bộ, đường sắt, đường sông.
Đường bộ: Toàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay có hơn 11.000 km đường giao
thông, trong đó có đường do trung ương, do tỉnh, do huyện và do xa quản lý.
Đường sắt: Tỉnh Vĩnh Phúc có tuyến đường sắt liên vận từ thủ đô Hà Nội

đến tỉnh Lào Cai và tới tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), đi qua tỉnh với 6 ga, trong đó
ga Phúc Yên và ga Vĩnh Yên là hai ga chính. Đây là tuyến giao thông quan trọng
trong vận tải hàng hóa, hành khách đi qua tỉnh Vĩnh Phúc và được tiếp nối với các
tuyến đường sắt ra cảng Hải Phòng, đi Việt Bắc, vào miền Trung và Nam Bộ.

6


Đường sông: Tỉnh Vĩnh Phúc có các sông lớn chảy qua như: sông Hồng,
sông Lô, sông Phó Đáy với các cảng sông Chu Phan, Vĩnh Thịnh trên sông Hồng và
cảng Như Thụy (trên sông Lô). Đảm bảo được các phương tiện vận tải vận chuyển
dưới 30 tấn. Có thể vận chuyển nguyên vật liệu, nhiên liệu, hàng hóa thiết bị, máy
móc từ cảng biển Hải Phòng (thành phố Hải Phòng) và tỉnh Quảng Ninh về tỉnh
Vĩnh Phúc thuận lợi.
Đường hàng không: Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc chưa có sân bay nào.
Nhưng tỉnh Vĩnh Phúc chỉ cách sân bay quốc tế Nội Bài (thành phố Hà Nội) khoảng
30 km. Sân bay này đang được nâng cấp và mở rộng lên quy mô 4 triệu hành khách/
năm và 90.000 tấn hàng hóa năm. Do vậy, việc vận chuyển, đi lại rất thuận tiện đến
các nơi trên thế giới và trong nước.
Tỉnh Vĩnh Phúc vừa sát với thủ đô Hà Nội, gần sân bay Quốc tế Nội Bài,
tỉnh lại có một hệ thống giao thông đủ loại và khá thuận lợi cho quá trình xây dựng
và phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
* Hành chính
Từ xưa, Vĩnh Phúc là một miền đất cổ trải qua nhiều thời kỳ lịch sử khác
nhau, miền đất này diễn ra nhiều thay đổi về lãnh thổ hành chính và tên gọi khác
nhau nhất là từ thời kỳ Pháp thuộc.
Để thực hiện chính sách cai trị Bắc kỳ, thực dân Pháp cắt một số vùng đất đai
của các tỉnh Sơn Tây, Bắc Ninh, Thái Nguyên để thành lập các đơn vị hành chính mới trong đó có Vĩnh Yên, Phúc Yên.
Ngày 6/1/1890, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập đạo Vĩnh
Yên bao gồm phủ Vĩnh Tường, 5 huyện thuộc tỉnh Sơn Tây (là Bạch Hạc, Lập

Thạch, Tam Dương, Yên Lạc, Yên Lãng), huyện Bình Xuyên của tỉnh Thái Nguyên
và một phần huyện Kim Anh của tỉnh Bắc Ninh. Lỵ sở của tỉnh Vĩnh Yên đặt tại
Hương Canh (Bình Xuyên) nên nhân dân lúc bấy giờ còn gọi Vĩnh Yên là tỉnh
Cánh. Tuy nhiên đến ngày 12/4/1891, Toàn quyền Đông Dương lại ra Nghị định
giải thể đạo Vĩnh Yên và giao cho tỉnh Sơn Tây. Phải đến hơn 8 năm sau, ngày
29/12/1989, do “tình hình chống đối liên miên của dân chúng và sự cần thiết phải

7


can thiệp trực tiếp vào cuộc cai trị” [14, tr.21], buộc thực dân Pháp lại phải lập lại
tỉnh Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Yên mới được tái lập, tỉnh lỵ đặt tại xã Tích Sơn huyện
Tam Dương.
Ngày 6/10/1891, Chính phủ bảo hộ ra Nghị định thành lập 2 tỉnh Vĩnh Yên
và Phù Lỗ với cương vực mới. Huyện Yên Lãng được tách khỏi Vĩnh Yên và nhập
vào Phù Lỗ (tỉnh mới được thành lập). Từ đó, Vĩnh Yên có một phủ Vĩnh Tường và
bốn huyện Yên Lạc, Lập Thạch, Tam Dương, Bình Xuyên.
Ngày 10 tháng 12 năm 1903, tỉnh Phù Lỗ đổi tên thành tỉnh Phúc Yên (Phúc
Yên là tên ghép của hai phủ Đa Phúc và Yên Lãng), tỉnh lỵ chuyển lên làng Tháp
Miếu, tổng Bạch Trữ, phủ Yên Lãng (làng Tháp Miếu thuộc thị xã Phúc Yên ngày
nay). Ngày 7 tháng 3 năm 1913, tỉnh Phúc Yên đổi thành đại lý Phúc Yên và lệ
thuộc vào tỉnh Vĩnh Yên. Mười năm sau, ngày 31 tháng 3 năm 1923, Thống sứ Bắc Kỳ
ra Nghị định lập lại tỉnh Phúc Yên gồm hai phủ là Đa Phúc, Yên Lãng và hai huyện là
Kim Anh, Đông Anh. Lúc bấy giờ, Phúc Yên là tỉnh nhỏ nhất của xứ Bắc Kỳ.
Từ sau cách mạng Tháng Tám năm 1945, tình hình địa lý hành chính của
tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều lần thay đổi quan trọng về địa danh và địa giới.
Tháng 3 năm 1968, thực hiện nghị quyết của Quốc hội và Quyết định của Chính
phủ, tỉnh Vĩnh Phúc hợp nhất với tỉnh Phú Thọ thành tỉnh Vĩnh Phú.
Do yêu cầu tăng cường công tác quản lý nhà nước phục vụ mục tiêu phát triển
kinh tế, xã hội, ngày 15 tháng 11 năm 1996, Quốc Hội ra Nghị quyết tách tỉnh Vĩnh

Phú thành hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ. Như vậy sau gần 30 năm hợp nhất (từ
năm 1968), tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập, tỉnh lỵ đặt tại thị xã Vĩnh Yên.
Ngày 1 tháng 1 năm 1997, tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập và bắt đầu làm việc
theo đơn vị hành chính mới.
Theo Nghị định số 36/1998/NĐ-CP ngày 9/6/1998, huyện Tam Đảo được
chia thành hai huyện Tam Dương và Bình Xuyên. Theo Nghị định số 153/2003/NĐCP của Chính Phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngày 9/12/2003 thị
xã Phúc Yên và huyện Tam Đảo mới được thành lập. Huyện Tam Đảo mới bao gồm
các xã: Yên Dương, Đạo Trù, Bồ Lý (của huyện Lập Thạch), Đại Đình, Tam Quan,

8


Hồ Sơn, Hợp Châu ( của huyện Tam Đảo), xã Minh Quang 9 (huyện Bình Xuyên)
và thị trấn Tam Đảo của thị xã Vĩnh Yên.
Tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2009 gồm đơn vị hành chính là: Thành phố Vĩnh
Yên (tỉnh lỵ), thị xã Phúc Yên và 7 huyện: Sông Lô, Lập Thạch, Tam Dương, Vĩnh
Tường, Yên lạc, Bình Xuyên, Tam Đảo. Toàn tỉnh có 13 phường, 12 thị trấn và 112 xã.
* Khí hậu, thủy văn
Về khí hậu: Tỉnh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm. Nhiệt
độ trung bình năm 23,2 - 250C, lượng mưa 1.500 - 1.700 ml; độ ẩm trung bình 84 85%, số giờ nắng trong năm 1.400 - 1.800 giờ. Hướng gió thịnh hành là hướng
Đông - Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 9, gió Đông - Bắc thổi từ tháng 10 tới tháng
3 năm sau, kèm theo sương muối. Riêng vùng núi Tam Đảo có kiểu khí hậu quanh
năm mát mẻ (nhiệt độ trung bình 180C) cùng với cảnh rừng núi xanh tươi, phù hợp
cho phát triển các hoạt động du lịch, nghỉ ngơi, giải trí.
Thuỷ văn: Tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều con sông chảy qua, song chế độ thuỷ
văn phụ thuộc vào 2 sông chính là sông Hồng và sông Lô.
Sông Hồng chảy qua Vĩnh Phúc với chiều dài 50km, đã đem phù sa màu mỡ
cho đất đai, song thời gian nước đầu nguồn tràn về cùng với lượng mưa tập trung dễ
gây lũ lụt ở nhiều vùng (Vĩnh Tường, Yên Lạc).
Sông Lô chảy qua Vĩnh Phúc dài 35km, có địa thế khúc khuỷu, lòng sông

hẹp, nhiều thác gềnh nên lũ sông Lô lên xuống nhanh chóng.
Hệ thống sông nhỏ như sông Phan, sông Phó Đáy, sông Cà Lồ có mức tác
động thuỷ văn thấp hơn nhiều so với sông Hồng và Sông Lô, nhưng chúng có ý
nghĩa to lớn về thủy lợi. Hệ thống sông này kết hợp với các tuyến kênh mương
chính như kênh Liễn Sơn, kênh Bến Tre...cung cấp nước tưới cho đồng ruộng, tạo
khả năng tiêu úng về mùa mưa. Trên địa bàn tỉnh còn có hệ thống hồ chứa hàng
triệu m3 nước (Đại Lải, Thanh Lanh, Làng Hà, Đầm Vạc, Xạ Hương, Vân Trục,
Đầm Thủy…), tạo nên nguồn dự trữ nước mặt phong phú đảm bảo phục vụ tốt cho
hoạt động kinh tế và dân sinh.

9


* Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt của tỉnh khá phong phú nhờ hai sông
Hồng và Sông Lô cùng hệ thống các sông nhỏ như: sông Phó Đáy, sông Phan, sông
Cà Lồ và hàng loạt hồ chứa (Đại Lải, Xạ Hương, Vân Trục, Đầm Vạc..) dự trữ khối
lượng nước khổng lồ, đủ để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm có trữ lượng không lớn, đạt khoảng 1
triệu m3/ngày - đêm. Hiện nay nguồn nước ngầm đang được khai thác ở thành phố
Vĩnh Yên và thị xã Phúc Yên với lưu lượng 28.000 m3/ngày đêm nhưng đòi hỏi
phải xử lý tốn kém. Tại một số vùng nông thôn, nhân dân khai thác nước ngầm từ các
giếng khoan (với lưu lượng khoảng 15.000 m3/ngày đêm) nhưng chất lượng hạn chế.
Mặc dù nguồn nước của tỉnh khá phong phú song phân bố không đều trong
năm. Về mùa khô vẫn có thời điểm thiếu nước, đặc biệt là các huyện vùng núi cao
và trung du (Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương, Bình Xuyên). Để đảm bảo hài hòa
nguồn nước cho phát triển kinh tế, cần quan tâm xây dựng thêm các công trình điều
tiết nước và có biện pháp khai thác nước ngầm bổ sung.
Tài nguyên khoáng sản

Theo đánh giá sơ bộ tài nguyên khoáng sản Vĩnh Phúc có thể phân thành các
nhóm sau:
Nhóm khoáng sản nhiên liệu: gồm than antraxit trữ lượng khoảng một ngàn
tấn ở Đạo Trù (Tam Đảo); than nâu ở các xã Bạch Lưu, Đồng Thịnh (Sông Lô), trữ
lượng khoảng vài ngàn tấn; Than bùn ở Văn Quán (Lập Thạch); Hoàng Đan, Hoàng
Lâu (Tam Dương) có trữ lượng (cấp P2) 693.600 tấn, đã được khai thác làm phân
bón và chất đốt.
Nhóm khoáng sản kim loại: Gồm chủ yếu ở vùng đứt gãy Tam Đảo và rải rác
ở các huyện Lập Thạch, Tam Dương, Bình Xuyên. Nhìn chung, nhóm khoáng sản
này nghèo và cũng chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng nên chúng chưa phục vụ được
cho phát triển kinh tế của tỉnh.
Nhóm khoáng sản phi kim loại: Nhóm khoáng sản phi kim loại chủ yếu là cao

10


lanh, nguồn gốc phong hóa từ các loại đá khác nhau, tại đây có khoảng 3 mỏ và 1
điểm quặng với trữ lượng khoảng 4 triệu tấn, tập trung ở Tam Dương, Vĩnh Yên, Lập
Thạch. Cao lanh của Vĩnh Phúc là nguyên liệu sản xuất gạch chịu lửa, đồ gốm, sứ,
làm chất độn cho sơn, cho cao su, cho giấy ảnh, giấy in tiền... Các mỏ cao lanh được
khai thác từ năm 1965, mỗi năm tiêu thụ hàng ngàn tấn. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh
còn có 6 mỏ Puzolan, tổng trữ lượng 4,2 triệu tấn.
Nhóm vật liệu xây dựng: gồm sét gạch ngói khoảng 10 mỏ với tổng trữ
lượng 51,8 triệu m3, sét đồng bằng, sét vùng đồi, sét màu xám đen, xám nâu, cát sỏi
lòng sông và bậc thềm, cát cuội sỏi xây dựng (có 4 mỏ, tổng trữ lượng 4,75 triệu
m3, đá xây dựng và đá ốp lát (granit và riolit) có 3 mỏ với tổng trữ lượng 307 triệu
m3, đá ong có 3 mỏ, tổng trữ lượng 49triệu m3; Fenspat có 1 điểm, chưa đánh giá
được trữ lượng.
Nhìn chung, Vĩnh Phúc là tỉnh ở vị trí chuyển tiếp giữa miền núi và đồng
bằng nên rất nghèo về tài nguyên khoáng sản. Khoáng sản có giá trị thương mại trên

địa bàn chỉ bao gồm một số loại như:đá xây dựng, cao lanh, than bùn…song trữ
lượng không lớn và điều kiện khai thác hạn chế. Tuy nhiên, tất cả các tài nguyên
này đều phân bố không tập trung ở các vùng núi. Tỉnh có tài nguyên đất là đáng kể
nhất, với 40% là đồng bằng, đất ở trung du và đồi núi có diện tích lớn, có đặc tính
cơ lý tố thuận lợi cho việc phát triển nông lâm nghiệp, nhất là khu công nghiệp.
Tài nguyên du lịch
Vĩnh Phúc có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch tự nhiên và du lịch nhân
văn. Có Tam Đảo là dãy núi hình cánh cung dài 50 km, rộng 10 km với phong cảnh
thiên nhiên đẹp, khí hậu trong lành, mát mẻ. Đặc biệt có Vườn Quốc gia Tam Đảo
và các vùng phụ cận thuộc loại rừng nguyên sinh có nhiều loài động thực vật được
bảo tồn tương đối nguyên vẹn. Bên cạnh đó Vĩnh Phúc còn có hệ thống sông ngòi,
đầm hồ tương đối phong phú, địa thế đẹp có thể vừa phục vụ sản xuất vừa có giá trị
cho phát triển du lịch như: Đại Lải, Dị Nậu, Vân Trục, Đầm Vạc, đầm Dưng, Thanh
Lanh... Tiềm năng tự nhiên cho phát triển du lịch kết hợp với các giá trị (tài nguyên)
văn hóa truyền thống phong phú sẽ là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã

11


hội Vĩnh Phúc.
Vĩnh Phúc có vị trí quan trọng đối vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đặc biệt
đối với Thủ đô Hà Nội: Kinh tế Vĩnh Phúc phát triển sẽ góp phần cùng Thủ đô Hà
Nội thúc đẩy tiến trình đô thị hóa, phát triển công nghiệp, giải quyết việc làm, giảm
sức ép về đất đai, dân số, các nhu cầu về xã hội, du lịch, dịch vụ của thủ đô Hà Nội.
Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong các năm qua đã tạo
cho Vĩnh Phúc những lợi thế mới về vị trí địa lý kinh tế, tỉnh đã trở thành một bộ
phận cấu thành của vành đai phát triển công nghiệp các tỉnh phía Bắc. Đồng thời,sự
phát triển các tuyến hành lang giao thông quốc tế và quốc gia liên quan đã đưa Vĩnh
Phúc xích gần hơn với các trung tâm kinh tế, công nghiệp và những thành phố lớn
của quốc gia và quốc tế thuộc hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải

Phòng, quốc lộ 2 Việt Trì - Hà Giang - Trung Quốc, hành lang đường 18 và trong
tương lai là đường vành đai IV thành phố Hà Nội.
Vị trí địa lý đã mang lại cho Vĩnh Phúc những thuận lợi và khó khăn nhất
định trong phát triển kinh tế – xã hội:
– Nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, gần Thành phố Hà Nội nên
có nhiều thuận lợi trong liên kết, giao thương hàng hoá, công nghệ, lao động kỹ
thuật... nhưng cũng phải chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ nhiều phía.
– Hệ thống hạ tầng giao thông đối ngoại đã và đang được đầu tư hiện đại là
những tuyến chính gắn kết quan hệ toàn diện của Vĩnh Phúc với các tỉnh khác trong
cả nước và quốc tế.
Song với vị trí địa lý và diện tích đất đai trên, tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều điều
kiện thuận lợi cho việc giao lưu hàng hóa, phát triển các loại hình dịch vụ, tiếp cận
nhanh với các thành tựu khoa học kỹ thuật và thu hút các dự án đầu tư trực tiếp của
nước ngoài cũng như trong nước.
1.1.2. Điều kiện kinh tế
 Nông nghiệp
Vĩnh Phúc được cả nước biết đến là tỉnh đi đầu về các chính sách đầu tư cho
phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Từ việc đổi mới tư duy, cách tổ chức

12


sản xuất trong phong trào khoán hộ, trồng cây ngô đông trên nền đất ướt đến Nghị
quyết 03, tạo điểm nhấn quan trọng đưa Vĩnh Phúc dẫn đầu miền Bắc về sản xuất 3
vụ ổn định trong năm.
Đặc biệt, ngày 10-9-1966, Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đã ra Nghị quyết số 68NQ/TU “Về một số vấn đề quản lý lao động trong HTX nông nghiệp hiện nay”
đánh dấu sự ra đời “Khoán hộ” ở Vĩnh Phúc, tạo nên nguồn sinh khí mới, động lực
mới, làm thay đổi căn bản đời sống của người nông dân trong tỉnh, từng bước thúc
đẩy nền sản xuất nông nghiệp phát triển. Năm 1967, tuy chiến tranh ác liệt, hạn hán
nặng nhưng toàn tỉnh có hơn 70% số HTX đạt năng suất lúa bình quân từ 5-7

tấn/ha/năm. Tổng sản lượng lương thực qui thóc của tỉnh đạt 222.000 tấn, tăng
4.000 tấn so với năm 1966.
Thực hiện chủ trương của Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú tỉnh lần thứ VI.
Đại hội thông qua phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu trong kế hoạch 5 năm (19861990) của tỉnh là: đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, trong
đó tập trung hết sức cho sản xuất lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng
xuất khẩu.
Để khắc phục một bước những nhược điểm của Chỉ thị 100, ngày 5/4/1988,
Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 10-NQ/TW “Về đổi mới quản lý kinh tế trong nông
nghiệp”. Nghị quyết 10 đề ra cơ chế khoán mới, xác định hợp tác xã nông nghiệp là
đơn vị kinh tế tự chủ, tự quản, hộ xã viên là đơn vị nhận khoán với hợp tác xã.
Thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, ngày 21/4/1988, Tỉnh ủy Vĩnh
Phú ra Nghị quyết số 10-NQ/TU về đổi mới quản lý trong hợp tác xã nông nghiệp
nhằm tiếp tục tạo ra động lực thúc đẩy sản xuất phát triển Tỉnh ủy chủ trương từ vụ
mùa năm 1988 thực hiện rộng rãi trong hợp tác xã nông nghiệp hình thức khoán
trên cơ sở xác định mức ngày công và chi phí sản xuất, thanh toán bằng sản phẩm
thay thế chế độ thanh toán bằng công điểm. Thực hiện hình thức khoán mới nhằm
phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế, các vùng, ngành; chuyển nền
nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa theo hướng khai thác thế mạnh của từng vùng,
giải quyết nhu cầu cơ bản về lương thực, thực phẩm, tăng thêm nguyên liệu cho

13


công nghiệp, hàng hóa cho tiêu dùng và xuất khẩu, phục vụ tốt ba chương trình
kinh tế lớn.


Công nghiệp

Sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Bắc năm 1954, các chủ, thợ lò, xưởng

hồi cư về cơ sở cũ, hàn gắn vết thương chiến tranh, tổ chức lại sản xuất. Năm 1957,
toàn tỉnh đã hoàn thành về cơ bản cuộc cải cách ruộng đất và bắt đầu tiến hành cải
tạo xã hội chủ nghĩa đối với công thương tư bản tư doanh. Về thủ công nghiệp và
công nghiệp, một số ngành nghề ( rèn, đúc mũi cày, …) tổ chức vào tập đoàn hay tổ
sản xuất. Trong 3 năm phát triển kinh tế (1958 – 1960) các mặt công tác của tỉnh
đều đạt được kết quả tốt: đực biệt là về hợp tác hóa nông nghiệp, về cải thiện đời
sống nhân dân nên đã thúc đẩy công nghiệp và thủ công nghiệp phát triển theo.
“Trên cơ sở phát triển tương đối khá, công nghiệp địa phương năm 1960 đạt
giá trị tổng sản lượng 444.273 triệu đồng, so với năm 1959 tăng 219%, đã góp một
phần cung cấp các nông cụ cải tiến phục vụ cơ quan và nhân dân” [14, tr.194].
Trong năm 1961 – 1965 nhu cầu của hợp tác hóa nông nghiệp về công cụ cải
tiến, máy móc, phương tiện vận tải; nhu cầu kiến thiết cơ bản của cơ quan và nhân
dân; nhu cầu tiêu dung của toàn xã hopoij đòi hỏi công nghiệp địa phương và thủ
công nghiệp phỉa đáp ứng ngày càng nhiều.
“ Đến năm 1965, tỉnh tách 3 xí nghiệp gỗ giao cho Ty công nghiệp quản lý;
xí nghiệp gỗ Đa Phúc (71 công nhân), xí nghiệp gỗ Bạch Hạc ( 128 công nhân và
lao động), xí nghiệp mộc Cầu Oai ( 114 công nhân và lao động)” [ 14, tr.194- 195].
Tính đến ngày 31 – 12 – 1965. Khối công nghiệp quốc doanh toàn tỉnh có 28 xí
nghiệp và 15 tổ sản xuất thuộc các ngành hàng: điện, cơ khí, gỗ, chế biến nông sản,
vật liệu kiến thiết, sửa chữa vô tuyến điện, ô tô, xe đạp, may đo, dược phẩm…. [14,
tr.195]
Tổng sản lượng công nghiệp và thủ công nghiệp đã tăng đều qua các năm và
năm 1965 tăng 132% so với năm 1960. Sản phẩm công nghiệp và thủ công nghiệp
đã đa dạng, phong phú, phát triển mạnh nhất là ngành vật liệu xây dựng và ngành
chế biến lương thực, thực phẩm, đáp ứng được yêu cầu cơ bản của phong trào hợp

14


tác hóa nông nghiệp, của công nghiệp kiến thiết đô thị và thỏa mãn được một phần

nhu cầu tiêu dung cho nhân dân; có một ít hàng hóa xuất khẩu.
Trong thời kỳ hợp nhất tỉnh 1968 – 1996, tình hình có nhiều khó khăn nhưng
tỉnh cũng đã có chủ trương nhằm thích ứng với tình hình, giữ vững và đẩy mạnh
hoạt động sản xuất. Những năm 1968 – 1975: Được trung ương và tỉnh đầu tư vốn,
Ty công nghiệp đã xây dựng them 26 xí nghiệp gồm 8 cơ khí huyện, 10 cơ sở nước
chấm, 2 xí nghiệp sứ, 2 mỏ than, 1 mỏ cao lanh, 1 xưởng đường, 1 nhà máy rượu và
1 phòng điện lực; đồng thời mở rộng một số xí nghiệp cũ như 2 nhà máy cơ khí
Vĩnh Yên và Phú Thọ, các xưởng ép dầu, xẻ gỗ…
Năm 1974, 42/89 HTX vượt chỉ tiêu đại hội ngành. Năm 1975, có 17 HTX
vượt mức kế hoạch nhà nước từ 1 tháng đến 2 tháng. Đặc biệt có 5 HTX hoàn thành
kế hoạch trước 3 tháng, trong đó có 3 HTX ở Phúc Yên là Đại Đồng, Nề Mộc và
Phúc Tiến. Cả hai năm 1974 – 1975, Liên hiệp xã đều đạt giá trị tổng sản lượng 37
triệu đồng, so với năm 1971 tăng 15% [14, tr.198].
Từ năm 1976 đến năm 1980, giá trị tổng sản lượng toàn ngành tăng bình
quân 5,6% mỗi năm; từ năm 1981 đến 1983 tốc độ tăng lên 6,9% năm. Số mặt hàng
làm ra đến năm 1985 đã lên tới con số 400, trong đó có 50 mặt hàng mới ra đời như
màng mỏng PE, vải giả da, can nhựa, nilon…[14, tr.199].
Trong giai đoạn 1986 – 1996 toàn tỉnh thực hiện công cuộc đổi mới chuyển
sang hoạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Trong đó năm 1993, khối doanh
nghiệp công nghiệp trực thuộc Sở công nghiệp có đà phát triển. Với 21 doanh
nghiệp có 15 đơn vị sản xuất có lãi, 4 đơn vị hòa, chỉ có 2 đơn vị lỗ vốn. Gía trị
tổng sản lượng toàn khối đạt 20 tye 860 triệu đồng, tăng hơn năm 1992 là 25,1%.
Nộp ngân sách 3 tỷ 822 triệu đồng, tăng 69,7% so với năm 1992. Thu nhập bình
quân toàn ngành là 190.000 đồng/người/năm [14, tr.200].
Năm 1996 toàn tỉnh dồn còn lại 20 đơn vị doanh nghiệp địa phương, toàn
tỉnh có 47 doanh nghiệp tư nhân, trong đó có 7 công ty trách nhiệm hữu hạn và chi
nhánh được phép hoạt động với vốn đầu tư 31 tỷ đồng. Kinh tế cá thể với 18.000 cơ
sở và 36.650 lao động phát triển ở khắp thị xã, thị trấn, thị tứ và các vùng nông

15



thôn, chiếm tới 87% giá trị sản xuất ngoài quốc doanh, làm ra mấy trăm loại hàng
hóa phục vụ nhu cầu tiêu dung xã hội [14, tr.201].
 Thủ công nghiệp
– Phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp là trách nhiệm của toàn dân
dưới sự hỗ trợ và quản lý của nhà nước; phải huy động mọi nguồn lực để đảm bảo
phát triển bền vững và ổn định;
– Quy hoạch phát triển tiểu thủ công nghiệp gắn liền với quy hoạch phát
triển kinh tế xã hội của địa phương, đặt trong mối quan hệ tương hỗ với quy hoạch
phát triển các ngành, quy hoạch đô thị, kết hợp hài hòa nhiều loại hình kinh tế với
công nghệ, thiết bị thích hợp, kết hợp hiện đại với truyền thống, thiết bị tiên tiến với
tay nghề thủ công, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm;
– Kết hợp hài hòa với phát triển sản xuất nông nghiệp trên cơ sở khai thác
hiệu quả nguồn lao động, tài nguyên đất, nguyên liệu sẵn có tại địa phương, gắn liền
với du lịch làng nghề…nhằm không ngừng nâng cao mức sống của cư dân nông
thôn, giảm dần sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị;
– Phát triển các sản phẩm thủ công mỹ nghệ có lợi thế cạnh tranh, phục vụ
nhu cầu trong nước và xuất khẩu, giúp khu vực nông thôn phá được thế thuần nông,
hướng tới các ngành có năng suất và thu nhập cao hơn;
– Bảo tồn, phát huy được những nét văn hóa truyền thống của địa phương,
của dân tộc và bảo vệ môi trường.
Mục tiêu phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nhằm
xóa đói, giảm nghèo cho các vùng sâu, vùng xa; tạo thêm việc làm và thu nhập cho
người dân nông thôn; tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn; hướng
tới phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và an sinh xã hội; giảm dần sự cách biệt
giữa nông thôn và thành thị, góp phần thực hiện mục tiêu được xác định tại Đại hội
Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XV: Phấn đấu đến năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh
công nghiệp; trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 và trở
thành thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỷ XXI.


16


1.1.3. Điều kiện xã hội
* Dân số
Theo kết quả điều tra dân số ngày 01 – 04- 2009,tỉnh Vĩnh Phúc có
1.000.838 người. Trong đố có 629.000 người trong độ tuổi lao động, chiếm 62,85%
dân số, đây chủ yếu là lao động trẻ, có kiến thức văn hóa phổ thông trở lên, có thể
đào tạo nhanh thành công nhân kỹ thuật [4, tr.4].
*Dân tộc
Trên địa bàn Vĩnh Phúc dân tộc kinh chiếm đa số khoảng 96,5%. Ngoài ra
tỉnh còn có 30 dân tộc thiểu số gồm: Tày, Thái,Hoa, khơme, Mường, Nùng,
H’Mông, Dao, Ngái, Sán Dìu, Hà Nhì, La Chỉ, Phù Lá, Lô Lô, Pú Péo, Ê Đê, Xu
Năng, Chăm, Gia Rai, Bru, Vân Kiều, Thổ, Giay, Cơ Ho, M’Nông, Ba Na,…đến
tỉnh định cư từ sớm và nhiều người hơn cả [34, tr.99].
Ngày nay, tỉnh Vĩnh Phúc có hơn 20 trường đại học, cao đẳng, trung học
chuyên nghiệp, trường dạy nghề của trung ương và địa phương, quy mô đào tạo hơn
20.000 học sinh, hàng năm có hơn 10.00 học sinh tố nghiệp. Đây là nguồn nhân lực trẻ
có kiến thức văn hóa, kỹ thuật, đủ đáp ứng nhu cầu về lao động của tỉnh trong mọi
thành phần kinh tế, nhất là công nghiệp và dịch vụ.
1.2. TÌNH HÌNH KINH TẾ CÔNG NGHIỆP VĨNH PHÚC TRƯỚC NĂM
1997
1.1.1. Về ưu điểm
Trong kháng chiến chống Pháp, ở những vùng tự do chính quyền và ngành
công thương tỉnh đã động viên các người có tay nghề, có vốn mở lò, xưởng phát
triển tiểu thủ công nghiệp vừa để đáp ứng nhu cầu một phần hàng hóa tiêu dung cho
nhân dân, vừa để đấu tranh kinh tế với địch. Trong năm 1951, toàn tỉnh đã mở
được: 1 lò đúc nồi đồng, 1 lò thuộc da, 2 lò nồi đất, 1 lò than, 3 xưởng đúc mũi cày,
2 xưởng ép dầu thảo mộc, 5 nhà dệt chiếu… các lò các xưởng kể trên đã sản xuát

được 14.505 chiếc mũi cầy, 6211 bìa da thuộc… Nghề phụ gia đình phát triển nhất
là nghề đan thúng, mủng, rổ rá, quang vì các mặt hàng này được sản xuất nhiều vào

17


các chợ vùng địch hậu [14, tr.192].
Sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Bắc năm 1954, các chủ, thợ lò, xưởng
hồi cư về cơ sở cũ, hàn gắn vết thương chiến tranh, tổ chức lại sản xuất. Ngay từ
cuối năm 1955, ngành công thương tỉnh đã nghiên cứu nắm bắt tình hình và đã vượt
qua nhiều khó khăn để hướng họ đi dần vào làm ăn có kế hoạch theo sự lãnh đạo
của Nhà nước. Năm 1956, trên địa bàn toàn tỉnh đã khôi phục được 19 lò gạch, 2 lò
ngói, 5 lò đúc mũi cày, 9 xưởng đúc cày bừa, 141 lò rèn, 10 cang chĩnh… sản xuất
được 581.450 viên gạch, 167.500 viên ngói, 66.606 mũi cày, 2.202 cày bừa…[14,
tr.192].
Năm 1957, toàn tỉnh đã hoàn thành về cơ bản cuộc cải cách ruộng đất và bắt
đầu tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công thương tư bản tư doanh. Về thủ
công nghiệp và công nghiệp, một số ngành nghề ( rèn, đúc mũi cày, …) tổ chức vào
tập đoàn hay tổ sản xuất. Nhìn chung, tình hình tiểu thủ công nghiệp và thủ công
nghiệp trong 3 năm khôi phục và phát triển kinh tế ( 1955 – 1957) có bước chuyển biến
tích cực: tận dụng được khả năng phát triển các mặt hàng để phục vụ sản xuất nông
nghiệp, phục vụ đời sống và xuất khẩu.
Trong 3 năm phát triển kinh tế (1958 – 1960) các mặt công tác của tỉnh đều
đạt được kết quả tốt: đực biệt là về hợp tác hóa nông nghiệp, về cải thiện đời sống nhân
dân nên đã thúc đẩy công nghiệp và thủ công nghiệp phát triển theo.
“Trên cơ sở phát triển tương đối khá, công nghiệp địa phương năm 1960 đạt
giá trị tổng sản lượng 444.273 triệu đồng, so với năm 1959 tăng 219%, đã góp một
phần cung cấp các nông cụ cải tiến phục vụ cơ quan và nhân dân” [14, Tr.194].
Trong năm 1961 – 1965 nhu cầu của hợp tác hóa nông nghiệp về công cụ cải
tiến, máy móc, phương tiện vận tải; nhu cầu kiến thiết cơ bản của cơ quan và nhân

dân; nhu cầu tiêu dung của toàn xã hội đòi hỏi công nghiệp địa phương và thủ công
nghiệp phỉa đáp ứng ngày càng nhiều.
Xưởng nông cụ đổi gọi lại là xí nghiệp Cơ khí Vĩnh Yên được củng cố và
tăng cường cán bộ, công nhân kỹ thuật, máy móc trang thiết bị. Cuối năm 1959,
tổng số cán bộ công nhân viên có 141 người; đến cuối năm 1965, lên 217 người,

18


trong đó có 96 công nhân sản xuất. Năm 1963, được trang bị them 1 trạm biến thế
200KW, 2 máy tiện chính xác, 1 máy mài, 1 máy khoan gạng nặng…
Căn cứ vào vùng nguyên liệu mía đường ven bãi Yên Lạc, Yên Lãng, năm
1961 tỉnh cho xây dựng nhà máy đường Quyết Tiến với 100 công nhân và lao động,
bắt đầu sản xuất vào ngày toàn quốc kháng chiến 19 – 12 – 1961. Cả năm 1962 sản
xuất được 155.344 kg đường.
Trong năm 1961 này thì ty công nghiệp còn được cấp vốn xây dựng một xí
nghiệp sản xuất bột sắn khoai, công suất 300 tấn/năm ở Liễn Sơn ( Lập Thạch); 1
xưởng khai thác cao lanh và 1 lò bát ở Định Trung ( Tam Dương); 1 xí nghiệp sản
xuất men giống vi sinh vật để cung cấp cho các huyện về làm phân vi sinh. Ngoài
các xí nghiệp kể trên, trong tỉnh còn có 28 xí nghiệp quốc doanh do các ngành khác
quản lý như: gạch ngói vôi, cát sỏi, khai thác, xẻ gỗ, chế biến gỗ, may mặc, xe
đạp,in, dược phẩm, xay xát gạo; bánh kẹo, rượu, nước mắm, mổ lợn và làm đậu
phụ.
“ Đến năm 1965, tỉnh tách 3 xí nghiệp gỗ giao cho Ty công nghiệp quản lý;
xí nghiệp gỗ Đại Phúc (71 công nhân), xí nghiệp gỗ Bạch Hạc (128 công nhân và
lao động), xí nghiệp mộc Cầu Oai ( 114 công nhân và lao động)” [15, Tr.194195]. Tính đến ngày 31 – 12 – 1965 khối công nghiệp quốc doanh toàn tỉnh có 28 xí
nghiệp và 15 tổ sản xuất thuộc các ngành hàng: điện, cơ khí, gỗ, chế biến nông sản,
vật liệu kiến thiết, sửa chữa vô tuyến điện, ô tô, xe đạp, may đo, dược phẩm….. [14,
tr.195].
Về thủ công nghiệp, tỉnh đã hướng dẫn và chỉ đạo thành lập ban vận động

HTX thủ công để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và sự giúp đỡ của Nhà nước
đối với thủ công nghiệp, đẩy mạnh phát triển thủ công nghiệp trên cơ sở hợp tác hóa
và cải tiến kỹ thuật. Kết thúc kế hoạch 5 năm từ 1961 – 1965 , đến ngày 31 – 8 –
1964, toàn tỉnh có 42 HTX thủ công nghiệp với 2174 xã viên, gồm 17 HTX với 614
xã viên ngành chế biến kim loại; 2 HTX với 178 xã viên ngành vật liệu xây dựng; 4
HTX với 614 xã viên ngành tre, gỗ, nứa lá: 2 HTX với 206 xã viên ngành thủy tinh,
sành sứ; 13 HTX với 151 xã viên ngành thực phẩm; 1HTX khuy trai xuất khẩu với

19


×