Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Khảo sát sự tiếp nhận văn học pháp trên nam phong tạp chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (959.9 KB, 97 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­

Bùi Hoàng Yến

KHẢO SÁT SỰ TIẾP NHẬN VĂN HỌC PHÁP TRÊN
NAM PHONG TẠP CHÍ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn Học Việt Nam

Hà Nội-2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
*******

Bùi Hoàng Yến

KHẢO SÁT SỰ TIẾP NHẬN VĂN HỌC PHÁP TRÊN
NAM PHONG TẠP CHÍ

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Văn Học Việt Nam
Mã số: 60 22 30

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Trần Ngọc Vương

Hà Nội-2015



Lời Tri ân
Luận văn này là kết quả quá trình học tập, nghiên cứu suốt ba năm
trong chương trình đào tạo Thạc sĩ, dưới tay truyền dạy, hướng dẫn nhiệt
tình, nghiêm túc và khoa học của tập thể thầy cô là các Giáo sư, Phó giáo
sư, Tiến sỹ đáng kính của trường Đại học khoa học xã hội và Nhân văn Hà
Nội. Vì thế, trước tiên tôi xin kính gửi đến quý thầy cô lời tri ân sâu sắc về
những tri thức và tình cảm mà các thầy cô đã dành cho tôi trong thời gian
qua!
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đến người thầy ­ Giáo sư –
Tiến sỹ Trần Ngọc Vương, một nhà giáo mẫu mực trong nhân cách, tận
tâm trong giảng dạy và nghiêm túc, khách quan trong khoa học, người đã
tận tình hướng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành luận văn này!
Nhân đây, tôi cũng xin gửi đến gia đình, bạn bè và những đồng
nghiệp thân thiết của tôi – những người đã động viên, giúp đỡ, tạo mọi
điều kiện tốt nhất cho tôi, trong thời gian học tập và thực hiện công trình
khoa học đầu tiên của mình – lời cảm ơn chân thành, thắm thiết!
Hà Nội ngày 09 tháng 02 năm 2015
Bùi Hoàng Yến


MỤC LỤC

A - MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1
1. Lý do chọ đề tài. ................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu – Ý nghĩa thực tiễn của luận văn. ................. 4
2.1. Mục đích nghiên cứu: ..................................................................... 4
2.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn. ..................................................... 5
3. Lịch sử vấn đề. ................................................................................... 6
3.1. Trước cách mạng tháng tám. ......................................................... 6

3.2. Sau cách mạng tháng Tám. ............................................................ 7
3.3. Từ năm 1975 đến nay. .................................................................... 9
4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu. ....................................... 10
B. NỘI DUNG......................................................................................... 12
1. Chương 1. Nam Phong tạp chí với những bước thăng trầm của lịch
sử Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. ........................................................... 12
1.1. Thực dân Pháp – Sự chuyển đổi chính sách xâm lược. .............. 12
1.2. Sự thay đổi của đội ngũ trí thức Việt Nam khi thực dân Pháp
xâm lược............................................................................................... 13
1.3. Công cuộc đổi thay chuyển mình của nền văn học. .................... 15
Chương II. NAM PHONG TẠP CHÍ CÙNG VỚI SỰ TIẾP NHẬN
VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY ................................................................... 26
2.1. Nam Phong ra đời và tiến triển..................................................... 26
2.1.1. Bối cảnh báo chí Việt Nam trước khi Nam Phong tạp chí ra đời. ... 26
2.1.2. Nam Phong tạp chí. ................................................................... 32
2.2. Quá trình phát triển của Văn học Việt Nam qua sự tiếp nhận văn
học Pháp. ............................................................................................. 35
2.2.1. Sự đóng góp các tác phẩm, công trình dịch thuật của các diễn
giả tiêu biểu trên Nam Phong. ............................................................ 35
2.2.2. Văn học có những thay đổi mới. ............................................... 41


CHƯƠNG 3. CÁC TÁC GIẢ ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC TRUYỀN BÁ
VĂN HÓA, VĂN HỌC PHÁP – CHÂU ÂU TRÊN NAM PHONG. ... 68
3.1. Chủ nhiệm kiêm chủ bút Phạm Quỳnh (1892 - 1945). ............... 68
3.2. Các tác giả đóng góp trên Nam Phong. ........................................ 74
3.2.1. Nguyễn Bá Trác (1881 – 1845) – Lối văn ‘ám chỉ” và “hàm
súc”....................................................................................................... 75
3.2.2. Nguyễn Hữu Tiến (1875 – 1941) – Nhà biên khảo, dịch thuật tài
năng. ..................................................................................................... 77

3.2.3. Nguyễn Trọng Thuật (1993 – 1940). ......................................... 81
3.2.4. Nguyễn Bá Học (1858 – 1921). ................................................... 82
KẾT LUẬN ............................................................................................. 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 90


A - MỞ ĐẦU
1. Lý do chọ đề tài.
Văn hóa Việt Nam nói chung và Văn học học Việt Nam nói riêng,
trong tiến trình lịch sử của mình đã có những cuộc tiếp xúc, ảnh hưởng lớn,
hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp với văn hóa, văn học nước ngoài. Trong quá
trình tiếp xúc ấy, văn hóa ­ văn học Việt Nam đã tiếp nhận, chắt lọc tinh
hoa của nhân loại để tự làm phong phú bản sắc văn hóa riêng của dân tộc.
Để diễn tả những cuộc gặp gỡ kỳ lạ mà cũng hứng thú giữa các nền
văn hóa khác nhau, ở nhiều nước trên thế giới, các học giả thường sử dụng
khái niệm acculturation. Trong tiếng Việt, có người dịch thuật ngữ đó là
thụ ứng, hấp thụ, gần đây hơn thấy một số khái niệm hỗn dung, tiếp biến,
đan xen, giao thoa..v.v…Tuy nhiên thì trong Bách khoa toàn thư Mỹ định
nghĩa acculturation “là hiện tượng xảy ra khi những nhóm người có văn
hóa khác nhau, gây nên sự biến đổi trong dạng thức hóa ban đầu của một
hay cả hai bên” (Dẫn theo Hà Văn Tấn, tạp chí Nghiên cứu nghệ thuật 4 ­
1981). Đối chiếu với một định nghĩa nghiêm chỉnh như thế, người ta thấy
cuộc tiếp xúc giữa văn hóa Việt Nam với văn hóa phương Tây, trước tiên
là văn hóa Pháp trong một vài thế kỷ gần đây, nhất là cuối thế kỷ XIX đầu
thế kỷ XX, đáng được coi là một hành động acculturation điển hình. Trong
phạm vi luận văn này, sở dĩ không dùng những giao thoa, đan xen, mà chỉ
dùng một chữ khá phổ biến là chữ tiếp nhận. Bởi lẽ, rõ ràng là trong quá
trình tiếp xúc mà chúng ta đang quan sát, sự biến đổi chủ yếu xảy ra ở một
bên (phía Việt Nam), hơn là cả hai bên (cả phía Pháp). Hơn thế nữa, phải
nhìn nhận đó là một sự biến đổi quá lớn, biến đổi hẳn trong dạng thức. Sau

khi tiếp xúc, văn hóa Việt Nam như nhào nặn lại, làm lại hoàn toàn, điều
đó là đương nhiên, theo các nhà lịch sử văn hóa thì hòa nhập vừa là đặc
trưng, là tính nội tại, vừa là điều kiện sống còn của văn hóa. Lịch sử của
mỗi nền văn hóa không chỉ là sự phát triển tự thân của nó, mà còn là lịch
sử của mối quan hệ giữa nó với các nền văn hóa khác. Riêng ở Việt Nam
1


lịch sử đã hai lần biết tới một sự cấy ghép văn hóa ngoại lai như vậy,
nhưng cả hai lần văn hóa Việt Nam đều không mất đi, không bị đồng hóa,
trong khi cải biến vẫn giữ được sắc thái riêng của mình.
Từ cuộc tiếp xúc với văn hóa Trung Hoa, chúng ta vẫn có những thời
kỳ phát triển độc đáo, như văn hóa Lý – Trần, văn hóa cuối Lê đầu
Nguyễn, bằng chứng cho thấy sau khi làm một cuộc thay máu hoàn toàn
dưới ảnh hưởng của văn hóa, văn học Pháp, nền văn chương Việt Nam nửa
đầu thế kỷ có được những đứa con bụ bẫm như nền tiểu thuyết hiện đại,
phong trào thơ mới.v.v..Quả thật là những bước đầu Âu hóa đã xảy ra với
muôn vàn lúng túng, và những điều ấy cũng đúng với công cuộc biến đổi
trong văn hóa tinh thần, sự biến đổi xảy ra gián tiếp chậm chạp, có khi
người này cấy trồng, người kia gặt hái.
Nghiên cứu văn học Việt Nam giai đoạn giao thời, chúng tôi nhận ra
một điều, bất kỳ cuốn sách nào, bài viết nào khi đề cập đến văn học giai
đoạn này đều nói đến Nam Phong tạp chí, có những bài nghiên cứu đã
khẳng định vai trò của Nam Phong trong quá trình phát triển của nền văn
học mới. Và cũng theo sự tìm hiểu của chúng tôi, Phạm Quỳnh và một số
tác giả tân tiến khác được coi là những nhân vật tiêu biểu của quá trình tiếp
nhận văn hóa vừa nói ở trên, ít ra là ở giai đoạn đầu của sự tiếp nhận ấy.
Người ta chỉ nghĩ đến Phạm Quỳnh như một trong những người có cơ sở
Tây học vững chắc, song sự thực trong cái môi trường văn hóa Hán Việt
rộng lớn lúc ấy. Hán học đã thấm vào ông, cả hai nền văn hoa Đông – Tây

kết hợp ở ông khá nhuần nhị. Tiếp nối sự nghiệp của những Trương Vĩnh
Ký, Huỳnh Tịnh Của, những thành tựu của giai đoạn văn hóa tiền chiến, là
khá rực rỡ, được gợi mở từ nhiều năm trước khi những người như Nguyễn
Văn Vĩnh, Phan Kế Bính, Tản Đà...đều xây nền đắp móng cho nền văn học
mới. Tuy có nhiều ý kiến không tích cực đối với Phạm Quỳnh, nhưng khi
lần giở lại Nam Phong, chúng tôi yên tâm khi tìm hiểu những đóng góp

2


của Phạm Quỳnh trong sự tiếp nhận văn hóa phương Tây và góp phần hình
thành nền văn hóa, văn học mới của dân tộc trong thời hiện đại.
Chúng tôi chọn Nam Phong tạp chí nhưng không phải bàn mọi điều
về Nam Phong mà chỉ chọn một đối tượng nghiên cứu chuyên ngành hẹp,
là khảo sự tiếp nhận của văn học Pháp trên tạp chí. Xét trong lịch sử báo
chí thì Nam Phong không phải là tờ tạp chí ra đời đầu tiên, nhưng nó lại có
vai trò nhiều mặt trong đời sống tinh thần của xã hội Việt Nam trong vài
chục năm đầu thế kỷ XX. Xét về qui mô, dung lượng, mức độ sâu rộng
của kiến thức phản ánh thì không có tạp chí nào đầu thế kỷ XX có thể so
sánh với nó. Tuy lượng thông tin và qui mô rộng vậy nhưng Nam Phong
vẫn dành phần trang trọng nhất, lưu ý nhất cho văn học như : Du kí, du
hành, tiểu thuyết, tản văn, truyện ngắn, thơ ca, lý luận phê bình.v.v.Với
lịch sử văn học Việt Nam giao thời, dù muốn dù không Nam Phong đã để
lại những dấu ấn đáng kể . Trong Nam Phong số 1, năm 1917, Phạm
Quỳnh đã nói đến chủ trương văn hóa của ông “Cái mục đích của bản báo
là muốn gây lấy một nền văn học mới để thay vào cái nho học cũ, cùng đề
xướng lên một cái tư trào mới hợp với thời thế cùng trình độ dân ta. Cái
tính cách của sự học vấn mới cùng cái trào mới ấy là tổ thuật cái học vấn
tư tưởng của Thái Tây, nhất là của nước đại Pháp, mà không quên cái
quốc túy trong nước”. Trong bài viết “Bới tìm kho tư liệu của báo Nam

Phong” của Nhân Nghĩa viết năm 1941 đã từng thừa nhận “Trong suốt 18
năm trời, từ 1917 đến 1934, với 210 tập báo dày dặn đã chứng minh điều
Thiếu Sơn đã nói về báo Nam Phong “Có nhiều người không biết đọc văn
Tây, văn Tàu, chỉ nhờ Nam Phong vun đúc cũng có được cái tri thức phổ
thông tạm đủ sinh hoạt ở đời”. Trong hơn 17 năm, Nam Phong đã giới
thiệu 49 truyện và chùm truyện ngắn dịch từ nước ngoài, trong đó có 25
truyện và chùm truyện ngắn Trung Hoa và 24 truyện ngắn phương Tây,
trong đó có 22 truyện ngắn của Pháp. Truyện ngắn nước ngoài trên tạp chí
Nam Phong, có đóng góp nhất định trong việc giới thiệu văn học phương
3


Tây, văn học Trung Quốc và rèn luyện câu văn Quốc ngữ ở buổi đầu hình
thành nền văn học mới. Nam Phong thực sự trở thành vườn ươm cho quá
trình hiện đại hóa nền văn học nước nhà. Ý thức được vai trò to lớn của
Nam Phong, càng thôi thúc chúng tôi lựa chọn đề tài “ Khảo sát sự tiếp
nhận văn học Pháp trên Nam Phong tạp chí” làm đối tượng nghiên cứu
khoa học để thực hiện luận văn.
2. Mục đích nghiên cứu – Ý nghĩa thực tiễn của luận văn.
2.1. Mục đích nghiên cứu:
Năm 1975, sau cuộc đại thắng mùa Xuân, dân tộc Việt Nam, cách
mạng Việt Nam bước sang thời kỳ mới. Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam
lần thứ VI – 1986 nêu vấn đề đổi mới toàn diện đất nước, đưa đất nước
nhanh chóng hội nhập vào khu vực và thế giới. Trong không khí ấy, các
nhà nghiên cứu được khích lệ nhìn vào sự thật để đánh giá đúng chân giá
trị của các vấn đề thực tiễn phức tạp, tư duy và hành động theo quy luật
của khách quan. Trên tinh thần đổi mới ấy, văn học Việt Nam đầu thế kỷ
XX đã được nghiên cứu, nhìn nhận và đánh giá một cách thỏa đáng. Và
cũng xuất phát từ tinh thần ấy mà Nam Phong tạp chí cũng được các nhà
nghiên cứu quan tâm mặc dù xưa nay tạp chí này được coi là công cụ của

thực dân Pháp nhằm tuyên truyền phục vụ cho cuộc xâm lăng của chúng,
Phạm Quỳnh chủ nhiệm tờ báo được gọi là “bồi bút tay sai” và Nam Phong
tạp chí là tờ báo “nô dịch”.
Mặc dù vậy khi tìm hiểu chúng tôi vẫn nhận thấy trong việc đánh giá
về Nam Phong tạp chí cả trước và sau Cách mạng tháng Tám, các nhà
nghiên cứu vẫn có những điểm gặp gỡ nhau: “Trong lịch sử văn học hiện
đại, người ta sẽ không thể nào quên được tạp chí Nam Phong. Vì nếu ai
đọc toàn bộ tạp chí này cũng phải thừa nhận là rất đầy đủ, có thể giúp cho
người học giả một phần to tát trong việc soạn một bộ bách khoa toàn thư
bằng quốc văn”[31­119]. Sau này Lại Văn Hùng trong cuốn Truyện ngắn
Nam Phong (tuyển) có nhận xét: “Nam Phong tạp chí là một tờ báo tuy do
4


Pháp chủ trương nhưng về khách quan vẫn có những đóng góp đáng ghi
nhận vào sự chuyển hướng của văn hóa, văn học Việt Nam trong ba mươi
năm đầu thế kỷ”. Và hiện nay, các nhận định của các nhà nghiên cứu đều
nhất trí với nhận xét trên.
Viết luận văn này, mục đích của chúng tôi là muốn khảo một cách
khách quan về vai trò của trí thức Việt Nam trong quá trình tiếp nhận văn
hóa phương Tây đầu thế kỷ XX. Cụ thể là các tác phẩm, học giả đăng tải
trên Nam Phong tạp chí trong 17 năm tồn tại. Tạp chí đã xây dựng được
một đội ngũ sáng tác văn học mới cho thế hệ 1913 – 1932 và cả thế hệ sau,
mở ra một giai đoạn mới cho văn học, tạo đà cho văn học thời kỳ sau đổi
mới phát triển đạt nhiều thành tựu giá trị.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn.
Xem xét và đánh giá Nam Phong tạp chí trong tiến trình phát triển,
đổi mới văn học đầu thế kỷ XX, cần phải đặt nó trong tiến trình phát triển
báo chí giai đoạn này chúng ta mới thấy được sự đóng góp của Nam Phong
cho văn học Việt Nam.

Các tài liệu nghiên cứu cho thấy, Nam Phong so với các tạp chí mang
tính văn học cùng thời thì có “văn hoạt động học” nổi bật hơn cả, chính vì
vậy tạp chí đã trở thành tư liệu không thể thiếu khi tìm hiểu và nghiên cứu
văn học Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX.
Mặc dù chỉ quan tâm đến phương diện học thuật và văn học trên Nam
Phong tạp chí, song chúng tôi cũng cố gắng ý thức một cách thật rành
mạch về tính chất hai mặt của tạp chí. Mục đích chính của Nam Phong tạp
chí là phục vụ cho âm ưu xâm lược bằng văn hóa, văn học của thực dân
Pháp, muốn “Pháp hóa” tinh thần người Việt Nam để dễ bề cai trị trong
tình trạng cuộc “chiến tranh võ trang” đã hoàn thành. Thực tế cho thấy rất
nhiều nhà nghiên cứu ở các thời điểm khác nhau đã chỉ ra, Nam Phong
thực tế có tác động hai mặt. Chính sách xâm lược văn hóa không thể như
súng đạn, bắn là trúng đích, hoặc đạn nổ là mục tiêu gục ngã, bởi vậy mặt
5


thứ hai như C.Marx nói “Công cụ lịch sử không tự giác” của Nam Phong
biến nó thành tạp chí vừa phục vụ cho chủ nghĩa thực dân vừa muốn
“tranh thủ”, “lèo lái” ngòi bút hướng tới một thứ “chủ nghĩa yêu nước xấu
hổ” và “vụng trộm”. Chính chức năng thứ hai này đã tạo ra những sản
phẩm giá trị cho giai đoạn văn học đầu thế kỷ. Tuy vậy đóng góp này chỉ
được xem xét trên tinh thần “phát sinh” của “công cụ lịch sử” chứ không
hoàn toàn thuộc về chủ đích của Nam Phong tạp chí.
3. Lịch sử vấn đề.
3.1. Trước cách mạng tháng tám.
Trong cuốn “Phê bình và cảo luận” ra đời năm 1933, Thiếu Sơn nhận
xét: “Có nhiều người, không được biết văn Tây, văn Tàu nhờ Nam Phong
mà cũng có được các tri thức phổ thông tạm đủ cho sinh hoạt ở đời, có
nhiều ông đồ Nho chỉ coi Nam Phong mà cũng biết được đại khái văn
chương học thuật của Tây phương, có nhiều ông đồ Tây coi Nam Phong

mà cũng hiểu đôi cái tinh thần văn hóa Á Đông”. Trong cuốn “Việt Nam
văn hóa sử cương” (1938) đánh giá về Phạm Quỳnh, Đào Duy Anh viết:
“Về phương diện văn học thì Nam Phong tạp chí theo một tôn chỉ với Đông
Dương tạp chí, dùng Việt ngữ để truyền đạt học thuật cổ kim và du nhập tư
tưởng Đông Tây, chứng rằng Việt ngữ không những chỉ thích dụng về các
lối văn chương suông mà có thể dùng viết văn về sử học, triết học và khoa
học nữa”. Trong cuốn Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh, Hoài Chân
(1942) trong phần mở đầu Một thời đại trong thi ca, Hoài Thanh viết:
“Những tư tưởng phương Tây đầy rẫy trên Đông Dương tạp chí, trên Nam
Phong tạp chí, và từ hai cơ quan ấy thấm dần vào các hạng người có
học…Họ yêu vô cùng thứ tiếng trong mấy mươi thế kỷ đã chia sẻ vui buồn
với cha ông. Họ dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt. Tiếng
Việt là tấm lụa đã hứng vong hồn những thế hệ đã qua. Đến lượt họ, họ
cũng muốn mượn tấm hồn bạch chung để gửi nỗi băn khoăn riêng…Chưa

6


bao giờ như bây giờ họ hiểu câu nói can đảm của ông chủ báo Nam
Phong: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn”[4-52].
Trong các nghiên cứu viết về Nam Phong thời kỳ này, có lẽ cuốn Nhà
văn hiện đại (1942) của Vũ Ngọc Phan giành nhiều tâm lực và thời gian
nhất. Trong hai tập sách với tổng số 1179 trang giới thiệu 79 nhà văn tiêu
biểu tham gia sáng tác từ cuối thế kỷ XIX đến đầu những năm 1940 của
thế kỷ XX bằng chữ quốc ngữ có 7 tác giả của Nam Phong tạp chí : Phạm
Quỳnh (Thượng Chi); Nguyễn Bá Học; Nguyễn Hữu Tiến (Đông Châu);
Nguyễn Trọng Thuật (Đồ Nam Tử); Lâm Tấn Phác (Đông Hồ); Tương Phố
(Đỗ Thị Đàm); Phạm Duy Tốn với 101 trang sách. Vũ Ngọc Phan coi tạp
chí Nam Phong là “bách khoa toàn thư” và các nhà văn trên tạp chí thuộc
“các nhà văn lớp đầu” thời kỳ mới có chữ quốc ngữ.

Trong cuốn Việt Nam văn học sử yếu, Dương Quảng Hàm cũng đã có
cảm nhận khá sắc sảo về các bước chuyển biến của văn học Việt Nam từ
trung đại chuyển sang hiện đại cũng như vai trò của Nam Phong, ông đã
giới thiệu các phần mà tạp chí trình bày và đánh giá “Đã có công dịch
thuật các học thuyết của Thái Tây và luyện cho tiếng Nam có thể đạt được
các ý tưởng mới”
3.2. Sau cách mạng tháng Tám.
Năm 1949, trong cuốn Việt Nam văn học sử (trích yếu), tác giả
Nghiêm Toản đã đánh giá cao công lao của Nam Phong tạp chí và Đông
Dương tạp chí trong việc chuẩn hóa chữ quốc ngữ, đưa việc sử dụng chữ
quốc ngữ vào các lĩnh vực khoa học, văn học, triết học.v.v.v.
… “Ảnh hưởng của Nam Phong rất lớn, không những gâp dựng cho
tiếng ta cho đủ chữ phô bày hết mọi tính tình, ý niệm lại phổ thông hóa
những điểu đại cương thiết yếu trong các học thuật Đông, Tây, mới, cũ và
những điểm chính trong văn hóa cổ học như nghi lễ, phong tục, văn
chương…” [35­247].

7


Tử khoảng 1954 – 1975 các học giả, nhà nghiên cứu văn học, cả hai
miền Nam Bắc đều có những công trình nghiên cứu về Nam Phong tạp chí:
Ở miền Nam có Thanh Lãng với cuốn: Biểu nhất lãm văn học cận đại
(1682 – 1945) tập I (1958); Bảng lược đồ văn học Việt Nam (1976). Ở cả
hai cuốn sách này, Thanh Lãng đã đánh giá khá cao Nam Phong tạp chí
trong tiến tình văn học Việt Nam. Nếu ở cuốn thứ nhất ông đánh giá chung
về Phạm Quỳnh “là một tập sự của thế hệ văn học 1862 – 1913 để biến
thành một tay chỉ đạo trong thế hệ văn học 1913 – 1930 rồi biến ra một
bóng bù nhìn trong thế hệ văn học 1930 – 1945” thì ở cuốn thứ hai ông đã
giới thiệu khá tỉ mỉ đến từng tiểu loại văn học cùng một số bỉnh bút của tạp

chí.
Trong Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, Phạm Thế Ngũ (1961)
đã nêu vấn đề bước đầu của văn quốc ngữ. Ông đánh giá Nam Phong tạp
chí và Đông Dương tạp chí mặc dù còn vướng nhiều về quá khứ song cũng
đã có cố gắng trong việc dung hòa Âu Á.
Nguyễn Văn Trung trong một chuyên luận giành riêng cho đề tài này
là cuốn Chủ đích Nam Phong (1975) đã nêu vấn đề Nam Phong tạp chí cả
về văn học và chính trị, ông đã tố cáo tính chất lừa bịp và mê hoặc của các
chính sách thực dân qua Nam Phong – một công sụ tuyên truyền của thực
dân; Về văn học ông cũng khách quan đánh giá một số đóng góp của tạp
chí này. Ngoài ra còn một số cuốn như: Mục lục phân tích Nam Phong
1917 – 1934 của Nguyễn Khắc Xuyên (1986) đã cung cấp danh mục các
bài viết trên Nam Phong trong suốt 17 năm, chia hai phần mục lục chuyên
ngành và mục lục tên tác giả. Cuốn Lịch sử báo chí Việt Nam từ khởi thủy
đến 1945 của Huỳnh Văn Tòng (tái bản 1992) giành khá nhiều trang giới
thiệu Nam Phong tạp chí nêu các vấn đề về chính trị và văn học, cả phê
phán Nam Phong và nêu những đóng góp của tạp chí.
Ở miền Bắc giai đoạn 1945 – 1975 có một số công trình nghiên cứu
có đề cập trực tiếp tới Nam Phong tạp chí tiêu biểu như: Đại cương về văn
8


học sử Việt Nam của Nguyễn Khánh Toàn (1954); Sơ thảo lịch sử văn học
của nhóm Văn sử địa (gồm các tác giả Vũ Ngọc Phan, Nguyễn Đổng chi,
Hồng Phong, Văn Tân), Nhà xuất bản Văn – Sử ­ Địa, 1957; Lược thảo
lịch sử văn học của nhóm Lê Quý Đôn biên soạn, Nhà xuất bản xây dựng
1957; Giáo trình văn học Việt Nam của trường Đại học sư phạm Hà Nội
(1963). Nhìn chung các công trình nghiên cứu này đều có chung quan
điểm: “Phạm Quỳnh là tên tay sai đắc lực của đế quốc Pháp trên lãnh vực
văn học, một tên Việt gian lợi hại chống cách mạng” [41 – 137]; “Đông

Dương tạp chí và Nam Phong tạp chí tuyệt nhiên không có công lao gì đối
với văn học dân tộc cả” [49 – 109].
3.3. Từ năm 1975 đến nay.
Các công trình nghiên cứu về Nam Phong tạp chí có hai xu hướng:
Xu hướng thứ nhất thể hiện qua các cuốn giáo trình văn học Việt Nam
được in lại hoặc mới in trong đó các tác giả vẫn giữ quan điểm đánh giá
Nam Phong tạp chí về phương diện chính trị là tạp chí “tay sai bồi bút liêm
sỉ…” hoặc coi việc “xây đắp nền quốc văn” như là thực hiện “chủ nghĩa ái
quốc bằng quốc ngữ”.
Xu hướng thứ hai đó là một số đánh giá có xu hướng đổi mới như tác
giả Nguyễn Lộc cho rằng “Phạm Quỳnh là người đã kiên trì đề ra việc sử
dụng chữ quốc ngữ và làm phong phú nó…Ông cũng là người kiên trì góp
phần xây dựng nền văn học dân tộc, thúc đẩy nó phát triển theo chiều
hướng hiện đại của thế giới” [46 – 193].
Giáo sư Nguyễn Đình Chú trong công trình: “Tác giả Việt Nam” tập I,
Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội 1990 cũng có những đánh giá khách quan
hơn về Nam Phong tạp chí: “…Nói cho công bằng thì “văn nghiệp” của
Phạm Quỳnh, ngoài phần độc tố gây hại ra, không phải không có những
điều có tác dụng khách quan đáng kể, góp phần vào công cuộc hiện đại
hóa văn hóa, văn học Việt Nam trong thời cận đại này” [5­173].

9


Tìm hiểu về Nam Phong tạp chí có nghiên cứu của con gái Thượng
chi Phạm Quỳnh là bà Phạm Thị Ngoạn (1993), Nguyên tác Pháp văn đã
đăng trong tập kỷ yếu đệ nhị và đệ tam cá nguyệt 1973 của Hội nghiên cứu
các vấn đề Đông Dương. Công trình này nhằm giới thiệu bảng mục lịch
phân tích của tạp chí Nam Phong và mô tả một vài nét chính diện mạo của
những nhân vật đã từng tích cực góp phần vào nếp sống của tạp chí, xét về

mọi phương diện xã hội , chính trị hay văn chương. Đồng thời xác định vai
trò của Nam Phong từ năm 1917 đến 1934, và giải thích tại sao Nam
Phong có thể coi như biểu hiện cho một thời đại trong lịch sử Việt Nam.
Qua sơ lược trình bày các công trình nghiên cứu văn học bàn về Nam
Phong tạp chí, chúng tôi nhận thấy, các vấn đề nêu trong các công trình tuy
ở mức độ nông, sâu, rộng hẹp khác nhau, tinh thần khen ngợi hoặc phê
phán hoặc chống Nam Phong tạp chí thì vẫn có một thực tế không thể phủ
nhận đó là:
Người ta không thể nghi ngờ rằng Nam Phong đã đánh dấu một thời
đại, cũng như nó đã hoàn tất một sứ mệnh thuần túy đối với lịch sử ngôn
ngữ của dân tộc. Trong những lĩnh vực khác, Nam Phong đã lưu lại những
nét chính yếu về nếp sinh hoạt phức tạp, nếp sống dồi dào về văn chương
thời kỳ đó.
4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu.
Vận dụng quy luật khách quan của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử, nhìn nhận đánh giá sự vật, sự việc con người
theo quá trình phát triển và phủ định đồng thời kết hợp với quan điểm lịch
sử đó là các nguyên tắc mà chúng tôi thực hiện khi tìm hiểu và khảo sát
Nam phong tạp chí, một tờ báo xưa nay được coi là phức tạp.
Quan điểm của chúng tôi là: Khảo sát sự tiếp nhận văn học Pháp
trên Nam Phong tạp chí, nhằm chỉ ra cụ thể đóng góp quan trọng của nó
đối với tiến trình phát triển văn học mới. Tìm hiểu thêm về quan hệ giao

10


lưu Đông ­ Tây, về vai trò của tri thức Việt Nam trong quá trình tiếp nhận
văn hóa, văn học phương Tây đầu thế kỷ XX.
Khảo sát sự tiếp nhận văn học Pháp trên Nam Phong, chúng tôi xác
định tính chất của luận văn là nghiên cứu văn học sử. Vì là vấn đề nghiên

cứu văn học sử nên trong quá trình nghiên cứu chúng tôi buộc phải tìm
hiểu các yếu tố liên quan đến tạp chí như: Bối cảnh lịch sử xã hội, văn hóa,
tinh thần, tư tưởng, ảnh hưởng của lịch sử, chính trị đến quá trình phát
triển của văn học nước nhà trên Nam Phong tạp chí.
Để làm tốt công việc trên chúng tôi sử dụng các phương pháp: So
sánh, phân tích tổng hợp, phương pháp liên ngành. Đây là những phương
pháp tích cực giúp chúng tôi khảo sát và đánh giá toàn bộ sự tiếp nhận văn
học phương Tây cụ thể là văn học Pháp đối với văn học nước nhà và làm
nổi bật cũng như thành tựu bước đầu đổi mới của nó.

11


B. NỘI DUNG
1. Chương 1
Nam Phong tạp chí với những bước thăng trầm của lịch sử Việt
Nam nửa đầu thế kỷ XX.
1.1. Thực dân Pháp – Sự chuyển đổi chính sách xâm lược.
Cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp trong cuộc xâm lược
Việt Nam đã biến đất nước Việt Nam từ một dân tộc thuộc vùng Đông
Nam Á trở thành một bộ phận của thế giới trong tình thế hoàn toàn mất
quyền tự chủ. Bằng kinh nghiệm đi xâm lược các nước thuộc địa ở châu
Phi, thực dân Pháp đem kinh nghiệm ấy để đồng hóa dân tộc Việt Nam
(bằng mọi hình thức) nhằm cắt đứt mọi quan hệ của người Việt Nam với
truyền thống quá khứ, để họ quên đi nỗi nhục vong quốc nô, an phận với
cuộc sống hiện tại. Chính sách “đồng hóa” về văn hóa của Pháp ở Việt
Nam đã không thực hiện được như đối với nhiều nước thuộc địa ở châu
Phi.
Đầu thế kỷ XX, bạo lực quân sự của thực dân Pháp ở Việt Nam đã
hoàn thành nhiệm vụ, người Việt Nam đã bị đánh bại. Nhưng tuy bị đánh

bại song Việt Nam là một dân tộc không cam chịu. Có vô số biểu hiện bức
xúc trong đời sống tinh thần. Vũ khí theo nghĩa đen đã bị tước bỏ, kể cả
việc thực dân Pháp cho sục sạo để thu nhặt hết các đồ dùng bằng sắt có khả
năng giúp vào việc tái tạo vũ khí. Nhưng còn phải tiến hành một cuộc
chinh phục tinh thần: phải thống trị về văn hóa. Ở cấp độ này thực dân
Pháp đã tỏ ra không thành công dễ như quân sự. Sự đổ vỡ của tư tưởng
trực trị, đồng hóa buộc Pháp phải hướng tới “chính sách hợp tác”. Nhưng
“hợp tác” có nghĩa là làm sao vẫn phải bảo đảm sự “hướng dẫn”, phục vụ
ý đồ của chủ nghĩa thực dân. Nam Phong tạp chí thay cho Đông Dương tạp
chí đã ‘lỗi thời”. Với tư cách là công cụ văn hóa thực hiện sách lược “lỗ
thoát hơi cần thiết” của Pháp ở Việt Nam đã trở thành nơi tập hợp các nho
sĩ, văn sĩ Việt Nam để ở đó họ hoạt động văn hóa, văn học tùy theo mục
12


đích, khả năng riêng của từng người. Ngoài chức năng “công cụ xâm lược,
khai hóa” của thực dân Pháp, Nam Phong cũng có chức năng “công cụ
không tự giác” mà chính nó không làm sao kiểm soát được. Từ chức năng
này làm thay đổi bộ mặt văn học Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX. Tạo
một không khí sáng tác văn học theo quan điểm thẩm mỹ và lý luận hiện
đại, phong trào nghiên cứu, khảo cứu, dịch thuật đưa nền văn học dân tộc
từ qui mô vùng hội nhập với văn học thế giới theo xu thế hiện đại, mở ra
“một thời đại mới” cho thi ca, văn học.
1.2. Sự thay đổi của đội ngũ trí thức Việt Nam khi thực dân Pháp
xâm lược.
Chuyển chính sách xâm lược từ “đồng hóa” sang “hợp tác” là cả một
bài toán mà thực dân Pháp đã tính rất chu đáo. “Hợp tác” nhưng làm sao
vẫn phải bảo đảm sự “hướng dẫn” của chính phủ bảo hộ, Đông Dương tạp
chí lúc này đã “lỗi mốt” bởi cách phát ngôn của ông chủ tờ báo quá “hỗn
xược” và Nam Phong tạp chí thay thế cho nó để thực hiện vai trò “hướng

dẫn” tiếp tục. Trước sự thay đổi về chính sách xâm lược của thực dân
Pháp, giới trí thức Việt Nam, sau thất bại của phong trào Cần Vương rồi
của phong trào Duy Tân, phân hóa rất mạnh mẽ và có tâm lí rất phức tạp.
Ngoài số ít các nhà yêu nước giám đối mặt với kẻ thù như Phan Bội Châu,
Phan Châu Trinh còn lại đa phần là giới trí thức không giám “trực diện”
đấu tranh với kẻ thù. Họ chỉ muốn ‘yêu nước an toàn” bằng hình thức hoạt
động văn hóa để bóng gió gửi gắm tâm sự hoặc gìn giữ những tài sản tinh
thần mà ông cha để lại. Đấu tranh bạo lực là điểu mà phần lớn trí thức đều
không muốn, họ do dự, một mặt muốn giữ gìn sao cho cuộc sống được
bình yên, mặt khác cũng đau đớn trước tình trạng vong quốc nô của dân
tộc, tóm lại họ muốn “yêu nước ôn hòa”. Trong tình trạng chưa xuất hiện
khả năng đấu tranh vũ trang, chưa có lực lượng chính trị mới về chất (phải
sau 1925), nên mọi “ngọn cờ” đều chỉ nhân danh dân tộc nói chung và mức
độ phải là “ôn hòa”, “mềm dẻo” (lực lượng của giai cấp tư sản lẫn giai cấp
13


vô sản đều chưa có sức mạnh đáng kể). Trong tình hình này Nam Phong
tạp chí ra đời thật đúng lúc, nó lại đánh đúng vào tâm trạng phức tạp của
đa số giới trí thức Việt Nam.
Khi các nhà văn sĩ tài danh như Nguyễn Bá Học, Nguyễn Văn Tố,
Phạm Duy Tốn, Nguyễn Tường Tam, Trần Trọng Kim, Tương Phố, Đỗ
Thị Đàm, Đông Hồ Lâm Tấn Phác…đã tập hợp đông đủ nơi Nam Phong
tạp chí cũng là lúc lối sống, lối làm việc, nghiên cứu, học tập của phương
Tây đã du nhập vào Việt Nam làm thay đổi hẳn cách làm việc, cách tư duy,
cách sinh hoạt ở các đô thị lớn. Lối làm việc, nghiên cứu và tư duy Tây Âu
thể hiện rõ nét làm thay đổi hẳn tư duy do dự, ngại triết lý, tránh xa lý luận
của người Việt Nam trước đây. Đặc biệt sự đổi thay tư duy của lớp trí thức
tân học lẫn cựu học được thể hiện rất rõ.
Khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, đội ngũ trí thức là lớp nhà

Nho nguyên hợp, đồng nhất hóa tư tưởng từ trên xuống dưới theo một
khuôn mẫu gần như công thức của “nhà Nho hành đạo”, họ chỉ chăm lo rèn
“Tâm, Chí, Đạo”, không có ai có hứng thú đi vào những vấn đề tư tưởng
triết học, thậm chí họ “không có hứng thú tìm hiểu, tiếp nhận”. Trong tình
trạng tư duy lý luận không phát triển, những vấn đề nhận thức, loogic,
phương pháp không được bàn bạc, đội ngũ nhà Nho đa phần hướng thượng
gắn bó với cung đình, số ít gắn bó với làng xã thường bị động, họ không có
sự liên kết mà cô độc, không có sức mạnh xã hội. Từ đặc điểm ý thức hệ trì
trệ ấy làm cho xã hội Việt Nam thời phong kiến không có trí thức chuyên
ngành, không có đội ngũ trí thức về triết học, khoa học, kỹ thuật để cách
tân đổi mới đất nước. Tóm lại lớp trí thức nhà Nho dưới chế độ xã hội
phong kiến bảo thủ đa phần là thụ động, họ không có nhu cầu “tư duy lô
gic”, “tư duy khoa học” khám phá và sáng tạo. Đặc tính này dẫn đến tình
trạng trì trệ, kém phát triển về mọi mặt trong xã hội.
Thực dân Pháp đến xâm lược Việt Nam đã làm thay đổi nếp sinh hoạt
nếp suy nghĩ của người Việt Nam theo chiều hướng cả tích cực lẫn tiêu
14


cực. Việc “hiện đại hóa”, “chuyên nghiệp hóa” đội ngũ trí thức Việt Nam,
sự phân công lao động nội tại của tầng lớp trí thức đã xảy ra, xuất hiện loại
trí thức mà trước đây chưa từng có, như ký giả, văn sĩ chuyên nghiệp, các
nhà khoa học, nhà kỹ thuật, doanh nhân trí thức như Bạch Thái Bưởi,
những nhà tư tưởng cách mạng chuyên nghiệp như Phan Bội Châu, Phan
Châu Trinh, thậm chí ngay trong nội bộ giới văn nghệ sĩ cũng có sự phân
công khác trước như: nhà văn, nhà thơ, diễn viên, họa sĩ, nhạc sỹ, trước
đây các yếu tố này thường tồn tại trong một người: nhà nho tri thức. Sự
thay đổi này làm cho văn đàn Việt Nam thật phong phú và đa dạng về đội
ngũ sáng tác, phong cách sáng tác nghiên cứu, dịch thuật, khảo cứu. Lúc
này các văn sĩ nói riêng, giới trí thức nói chung đã tích cực chủ động và có

nhu cầu học hỏi, tìm hiểu kể cả những vấn đề về học thuật tư tưởng, những
vấn đề mang tính lý thuyết. Họ không chỉ quan tâm đến văn học, mà còn
tập trung nghiên cứu triết học, mỹ học, kinh tế học, sử học. Nghĩa là
nghiên cứu theo chuyên ngành và định hướng chuyên nghiệp hóa theo
chiều sâu và đặc biệt quan tâm đến lý luận sáng tác cảm thụ văn học hiện
đại. “phong cách trí thức mới này” cộng với “tâm lý phức tạp” trên kia đều
được Nam Phong tạp chí đáp ứng ở mức độ tương đối nhất, họ có thể
“bằng lòng” với Nam Phong tạp chí trong giai đoạn hiện tại này. Sẽ có lúc
cả lực lượng tư sản, cả lực lượng vô sản đều “không bằng lòng” với Nam
Phong tạp chí, nhưng đó là điều xảy ra chủ yếu sau 1930. Trong khoảng
“tranh tối tranh sáng này” Nam Phong tạp chí là nơi các trí thức tạm thời
vừa lòng để “hoạt động văn hóa, văn học” đồng thời cũng là nơi mà những
người sáng lập ra nó tạm thời “tập hợp” đội ngũ trí thức để thực hiện mục
đích “khai thác văn hóa” của mình. Một lớp trí thức như vậy đã tập trung
đông đảo trên Nam Phong tạp chí.
1.3. Công cuộc đổi thay chuyển mình của nền văn học.
Trước khi bị người Pháp xâm lược và đô hộ thì Việt Nam đã là một
quốc gia có nền văn học phát triển với bản sắc độc đáo gắn với bề dày
15


hàng ngàn năm văn hiến của lịch sử dân tộc.
Văn học viết Việt Nam chính thức ra đời từ thế kỷ X cùng với nền
độc lập, tự chủ của dân tộc và từ đó trở thành một bộ phận quan trọng,
không thể thiếu của nền văn hóa dân tộc. Trong tiến trình ngót mười thế
kỷ xây dựng và phát triển, văn học viết Việt Nam, một mặt chủ động
tiếp thu một cách có chọn lọc những yếu tố ngoại lai, mặt khác kế thừa
những thành quả của văn hóa, văn học dân gian dân tộc, đã đạt được nhiều
thành tựu rực rỡ, kết tinh trong sáng tác của những tên tuổi lớn như
Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Đình Chiểu,

Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương,…
Tuy đã đạt được những thành tựu lớn về nhiều phương diện, nhưng
cho đến cuối thế kỷ XIX, nhìn chung văn học viết Việt Nam vẫn như một
dòng sông nhỏ hiền hòa, êm trôi giữa đôi bờ của vùng đất văn hóa Trung
đại phương đông, phong kiến, cổ truyền, chở nặng trong mình những hạt
phù sa của tư tưởng văn hóa ấy và vẫn còn quẩn quanh trong vùng châu
thổ già cỗi này mà chưa vươn mình ra biển lớn của văn học thế giới; nó
vẫn nằm trong quĩ đạo của văn hóa – văn học khu vực Đông Á, mà Trung
Hoa là nền văn hóa – văn học hạt nhân. Nói một cách cụ thể, đó vẫn là
một nền văn học chịu ảnh hưởng và sự chi phối sâu sắc của văn học và
văn hóa phương Đông, mà chủ yếu là của Trung Hoa, về nhiều phương
diện:
Tư tưởng học thuật, quan niệm văn học, hệ thống thi pháp, thể loại,
ngôn ngữ, chữ viết,…Chính sự chi phối và ảnh hưởng ấy mà trên đại thể,
văn học Việt Nam thời Trung đại có những đặc điểm nổi bật sau đây:
Về phương diện nội dung tư tưởng, văn học Trung đại Việt Nam
chịu ảnh hưởng sâu sắc các hệ tư tưởng Phật giáo, Lão giáo, và đặc biệt là
Nho giáo.
Yêu nước trong văn học Trung đại Việt Nam luôn gắn liền với tư
tưởng trung quân, ở những thời đoạn giai cấp phong kiến có vai trò tích
16


cực xứng đáng đại diện cho bản lĩnh và quyền lợi dân tộc đã đành, đến khi
chế độ phong kiến suy thoái, giai cấp phong kiến đã trắng trợn bộc lộ sự
phản động, quay lưng lại với dân tộc, thì trong sáng tác của các nhà nho,
tư tưởng ấy vẫn ngự trị, dù cho các tác giả có giả tưởng chuyển hướng
lý tưởng vào một vị minh quân nào đi chăng nữa. Thế kỷ XV, Nguyễn
Trãi khăng khăng giữ tấm lòng “Trung lẫn hiếu, mài chẳng khuyết
nhuộm chẳng đen”. Đến cuối thế kỷ XIX, Nguyễn Đình Chiểu vẫn viết

Lục Vân Tiên với tuyên ngôn:
“Trai thời trung hiếu làm đầu
Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình”
(Lục Vân Tiên)
Ngay cả khi triều đình Tự Đức quay lưng lại với dân chúng, nhẫn tâm
bán rẻ Nam Kỳ cho thực dân Pháp thì trong sáng tác của nhà thơ được
xem là lá cờ đầu của dòng văn học yêu nước chống thực dân Pháp vào
cuối thế kỷ XIX vẫn thấy xuất hiện những dòng thơ, những câu văn cảm
động đến tuyệt vọng về tư tưởng trung quân:
“Sống thờ vua, thác cũng thờ vua, lời dụ dạy đã rành rành, một
chữ ấm đủ đền công đó”(Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc).
Hay:
“Bao giờ thánh đế ân soi thấu
Một trận mưa nhuần rửa núi sông”(Xúc cảnh).
Nhân đạo cũng là một nội dung lớn của văn học Trung đại Việt
Nam. Đó là tình cảm tự nhiên, thiết tha trân trọng những giá trị nhân sinh,
chân thành xúc cảm trước sự vui buồn của con người, căm phẫn những
thế lực gian tà chà đạp quyền lợi nhân dân và tổ quốc. Những tình
cảm đó tùy hoàn cảnh lịch sử – xã hội và tùy vào từng tác giả mà có
sắc thái khác nhau ở mỗi tác phẩm nhưng, hoặc nhạt hoặc đậm, có chịu
ảnh hưởng tư tưởng từ bi bác ái của Phật giáo hoặc là tư tưởng nhân nghĩa
của Nho giáo.
17


Về phương diện hình thức, văn học viết Trung đại Việt Nam là một
nền văn học song ngữ, một bộ phận viết bằng chữ Hán và một bộ phận
viết bằng chữ Nôm. Buổi đầu xây dựng nền văn học viết nước nhà, do
chưa có văn tự riêng nên cha ông ta lâm thời buộc phải vay mượn chữ
Hán để sáng tác. Bộ phận văn học chữ Hán vì vậy ra đời trước. Đã vay

mượn chữ Hán thì buộc phải vay mượn luôn cả hệ thống kinh nghiệm
văn học do các thế hệ thi văn nhân Trung Hoa đúc rút qua thực tiễn
hàng ngàn năm sáng tác, bao gồm từ quan niệm văn học, loại thể, cho
đến thủ pháp nghệ thuật và nguồn thi văn liệu,… Tuy vay mượn văn tự và
thi pháp Trung Hoa nhưng suốt trong quá trình sáng tác, mỗi một tác giả
đều luôn có ý thức Việt hóa sáng tác của mình để tác phẩm là của dân
tộc. Đến thế kỷ XIII, chữ Nôm bắt đầu được sử dụng để sáng tác và
dưới thời Trần căn bản chỉ mới ở mức độ ứng dụng kinh nghiệm đúc
rút được từ sáng tác văn thơ chữ Hán vào sáng tác thơ văn chữ Nôm. Sau
nhiều thế kỷ bền bỉ nỗ lực, đến thế kỷ XVIII, XIX các tác giả mới có điều
kiện vận dụng một cách trực tiếp và rộng rãi kinh nghiệm văn học dân
gian dân tộc vào sáng tác văn học chữ Nôm, đưa văn học tiếng Việt phát
triển đạt được nhiều thành tựu rực rỡ.
Một đặc điểm quan trọng nữa về mặt hình thức của văn học Việt
Nam Trung đại đó là tính quy phạm khá rõ rệt. Tính quy phạm thể hiện
trước hết ở quan điểm nghệ thuật coi trọng mục đích giáo huấn của văn
chương, xem văn chương là công cụ chuyển tải đạo lý, là phương
tiện phục vụ cho việc “sửa sang việc đời”. Quan niệm “Văn dĩ tải đạo”
(Văn để chở đạo) và “Thi ngôn chí” (Thơ nói chí) có địa vị thống soái,
chi phối quá trình văn học từ sáng tác đến tiếp nhận. Chúng ta dễ dàng
nhận thấy quan niệm ấy được phát biểu công khai qua sáng tác của nhiều
tác giả:
“Đao bút phải dùng tài đã vẹn,
Chỉ thư nấy chép việc càng chuyên. Vệ Nam mãi mãi ra tay thước,
18


Điện Bắc đà đà yên phận tiên.”
(Nguyễn Trãi) “Học theo ngòi bút chí công,
Trong thơ cho ngụ tấm lòng Xuân Thu.”

(Nguyễn Đình Chiểu) “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm,
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà.”
(Nguyễn Đình Chiểu)
Cái gốc của văn chương là đạo lý:
“Văn và đạo tuy có tên khác nhau nhưng nội dung của nó thì bắt
nguồn từ đạo” (Nguyễn Văn Siêu).
“Văn của thánh nhân là để chở đạo, văn của văn nhân là để luận
đạo. Cho nên bàn về văn của thánh nhân – như sự trong sáng, tinh tế
của Chu dịch, sự thông thoát chí lý của Thượng thư, sự uyển chuyển
trung hậu của Kinh thi, sự cung kính trang nghiêm của Kinh lễ, sự khen
chê có cân nhắc của sách Xuân Thu – văn đến năm kinh là tột đỉnh…”
(Nguyễn Tư Giản).
Về quy mô và phạm vi kết tinh, văn học trung đại có phạm vi kết tinh
ở văn vần hơn là văn xuôi; quy mô kết tinh vừa và nhỏ. Quy mô nghệ
thuật này sẽ thiên về bút pháp chấm phá, điểm nhãn, gợi hơn là tả. Các
tác giả văn học thời kỳ này thường hướng về cái đẹp trong quá khứ, thiên
về cái đẹp xinh xắn, thanh cao, tao nhã . Do vậy, trong sáng tác của mình,
họ luôn thể hiện kiểu tư duy nghệ thuật giàu khả năng nắm bắt cái bản
chất, cái tinh túy, cái thần của sự vật, của tâm trạng con người hơn cái vẻ
bề ngoài của sự vật.
Văn học Việt Nam cho đến đầu thế kỷ XX mới thực sự bước vào thời
kỳ hiện đại hóa để hình thành nên một nền văn học mới. Đó là một nền
văn học phát triển trong xu hướng tiếp cận cùng văn học thế giới với
những nét đặc thù. Nói như Phạm Thế Ngũ trong Việt Nam Văn học sử
giản ước tân biên, đó là “hầu như tân tạo trong một giai đoạn lịch sử

19


mới”, khác hẳn với văn học trung đại cả về nội dung tư tưởng lẫn hình thức

thể loại.
Ở phương diện nội dung, nếu như văn học trung đại chịu ảnh hưởng
và chi phối chủ yếu bởi tư tưởng, học thuật Trung Hoa; luân lý, đạo đức
Khổng Mạnh, thì sang thế thế kỷ XX, văn học hiện đại chủ yếu chịu ảnh
hưởng của tư tưởng, học thuật phương Tây với những lý thuyết về dân chủ,
về ý thức cá nhân,… Do vậy, tuy vẫn tiếp thu và kế thừa những truyền
thống lớn của văn học dân tộc đó là yêu nước và nhân đạo, nhưng văn
học hiện đại đã phát huy lên một bước mới: tinh thần dân chủ.
Về nội dung yêu nước, văn học hiện đại không còn bị ràng buộc bởi
cái vòng kim cô của tư tưởng trung quân như trong văn học trung đại
nữa mà đã thực sự giải phóng với sự biểu hiện phong phú trên tinh thần
dân chủ. Các tác giả là những nhà cách mạng theo xu hướng tư sản,
chẳng hạn như Phan Bội Châu, ngay từ đầu thế kỷ đã quan niệm: “Dân là
dân nước, nước là nước dân”. Các tác giả thuộc bộ phận văn học cách
mạng vô sản thì gắn chủ nghĩa yêu nước với lý tưởng xã hội chủ nghĩa.
Với bộ phận văn học hợp pháp, do nhiều lý do khách quan, tinh thần yêu
nước được thể hiện một cách kín đáo hơn nhưng cũng không kém sâu sắc
và cảm động qua tình yêu đối với những đường nét, dáng vẻ đáng yêu của
con người và cảnh vật của đất nước; cái đẹp của văn hóa dân tộc và đặc
biệt là đối với ngôn ngữ dân tộc. Ở khía cạnh này, Nguyễn Văn Vĩnh,
Phạm Quỳnh là những là những gương mặt tiêu biểu.
Tinh thần dân chủ cũng đem đến cho nội dung nhân đạo của văn học
hiện đại những biểu hiện mới mẻ. Đối tượng chủ yếu của văn học hiện
đại là những con người bình thường trong xã hội. Chủ nghĩa nhân đạo
trong văn học hiện đại còn gắn liền với sự thức tỉnh về ý thức cá nhân
của người cầm bút. Do vậy mà trong nhiều tác phẩm văn học thời kỳ
này, ta thấy sự thể hiện khá sâu sắc khát vọng sống, sự đề cao tài
năng, phẩm giá của mỗi con người; sự đấu tranh không khoan nhượng
20



×