Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

CƠ HỘI VÀ ĐE DỌA CỦA XI MĂNG HÀ TIÊN 1 Ở THỊ TRƯỜNG THÀNH PHỐ LONG XUYÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.65 KB, 18 trang )

CƠ HỘI VÀ ĐE DỌA
CỦA XI MĂNG HÀ TIÊN 1 Ở THỊ TRƯỜNG THÀNH
PHỐ LONG XUYÊN
1. Giới thiệu
Môi trường kinh doanh ngày càng biến đổi liên tục. Điều đó
buộc doanh nghiệp phải ứng phó với hiệu quả với cơ hội lẫn đe
dọa do môi trường đem lại, bằng không doanh nghiệp sẽ phải trả
giá đắt do không nắm bắt được cơ hội hay không ứng phó kịp
thời với đe dọa.
Ngày nay cùng với sự phát triển vượt bậc về kinh tế xã hội
ngành sản xuất xi măng đã và đang đóng một vai trò quan trọng
và thiết yếu ,sự ra đời của nhiều nhà máy hoạt động trong lĩnh
vực này càng làm phong phú thêm về sản lượng cũng như chất
lượng xi măng. Theo đó những công nghệ xi măng cũng luôn
được đổi mới từng ngày để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
thị trường. Một trong những nhà máy đã và đang đóng góp một
phần lớn vào công cuộc xây dựng, đó là xi măng Hà Tiên 1.
Ngày 20/8, UBND tỉnh An Giang công bố chính thức quyết
định 474/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận
thành phố Long Xuyên là đô thị loại II trực thuộc tỉnh. Long
1


Xuyên đã đạt được nhiều thành tích: GDP tăng từ 9,3% (năm
1999) lên 13,5% (năm 2008); thu nhập bình quân đầu người từ 7
triệu đồng lên 29 triệu đồng/người/năm; cơ cấu kinh tế có bước
chuyển biến tích cực theo hướng phát triển thương mại dịch vụ công nghiệp – nông nghiệp hiện đại; đô thị được chỉnh trang,
hoàn thiện…1 Điều này cho thấy thị trường Long Xuyên đang có
nhu cầu xây dựng công trình đô thị, nhà ở,… Để khai thác được
thị trường tiềm năng này, các doanh nghiệp sản xuất và kinh
doanh vật liệu xây dựng cần phải nhận diện và đánh giá tác động


của các yếu tố môi trường có thể mang lại lợi ích cho doanh
nghiệp hay mang đến bất lợi cho doanh nghiệp.
Chính vì vậy nội dung phân tích những cơ hội và đe dọa của xi
măng Hà Tiên 1 tại thị trường TP.Long Xuyên sẽ giúp Công ty
CP xi măng Hà Tiên 1 hiểu rỏ hơn về môi trường kinh doanh, từ
đó có những giải pháp sản xuất kinh doanh cũng như chiến lược
Marketing phù hợp nhằm khai thác tốt cơ hội và giảm thiểu ảnh
hưởng của các đe dọa cho công ty.
2. Phân tích môi trường vĩ mô
1

Công Học. 21.08.2009. Long Xuyên là đô thị loại II. Đọc từ ngày 7.4.2011

2


2.1 Yếu tố kinh tế
Năm 2011 dự kiến GDP đầu người khoảng 1.300 USD và
Chính phủ vừa cho biết dự kiến các chỉ tiêu chủ yếu của năm
2011. Trong đó, tăng trưởng GDP năm 2011 dự kiến khoảng 77,5% so với năm 20102. Đây là cơ hội sản xuất và kinh doanh
cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp
ở TP. Long Xuyên nói riêng.
Tuy nhiên, theo ADB, mức lạm phát suốt năm 2011 của Việt
Nam sẽ vẫn duy trì ở mức cao khoảng 13,3% từ thời điểm này
đến khoảng tháng 7, tháng 8. Nguyên nhân là do tác động của
việc điều chỉnh tỷ giá tiền Việt Nam đồng gần đây cùng với việc
tăng giá điện có kiểm soát (tăng 15,3%) và xăng dầu (tăng
khoảng 30%) vào tháng 3. Điều này có nghĩa cho dù thực hiện
thành công Nghị quyết 11, tỷ lệ lạm phát cả năm của Việt Nam
sẽ vẫn tiếp tục tăng và không giảm, ít nhất trong vài tháng tới 3,

ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp khi người dân
thắt chặt chi tiêu. Lạm phát tăng dẫn đến giá thành sản xuất xi
măng tăng 22-30%, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Bên cạnh
2

Kiều Minh. Ngày 03. 10. 2010. Dự kiến GDP đầu người. Đọc từ: Đọc ngày 7.4.2011
3
Thành Tâm. Không ngày tháng. Năm 2011,lạm phát khó xuống một con số.
Đọc ngày 7.4.2011

3


đó, Ngân hàng Nhà nước công bố thông tin hoạt động ngân hàng
tháng 2/2011. Theo đó, lãi suất cho vay VND tháng 2 tăng
khoảng 0,5-1% so với cuối tháng 1, bình quân ở mức
16,23%/năm4. Với tình hình lãi suất tăng như vậy sẽ gây khó
khăn cho các doanh nghiệp hoạt động chủ yếu bằng vốn vay vì
chi phí sử dụng vốn sẽ tăng. Nhưng đây sẽ là cơ hội cho các
doanh nghiệp hoạt động bằng vốn tự có, vì các doanh nghiệp này
có thể cạnh tranh về giá do không chịu tác động của việc tăng
chi phí sử dụng vốn.
Thu nhập bình quân đầu người ở TP. Long Xuyên tăng
(khoảng 41 triệu/năm) nên mức chi tiêu cho sinh hoạt có thể
tăng. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tại
TP.Long Xuyên.
2.2 Yếu tố văn hóa – xã hội
Người dân Việt Nam nói chung và người dân TP. Long
Xuyên nói riêng vẫn còn xu hướng bầy đàn, thể hiện trong hành
vi tiêu dùng. Một khu dân cư thường có xu hướng đua nhau xây

4

Không tác giả. Không ngày tháng. Lãi xuất cho vay VNĐ tăng. Đọc từ
Đọc ngày 7.4.2011

4


dựng, sửa sang nhà cửa. Khi có một vài hộ dân tin tưởng mua
một nhãn hàng nào đó thì hầu hết những người xung quanh cũng
sẽ sử dụng nhãn hàng đó. Vì xi măng là vật liệu rất quan trọng
để xây dựng cơ sở chắc chắn. Biết được tâm lý này, nhà sản xuất
kinh doanh xi măng có thể khai thác cơ hội bằng cách quảng bá
sản phẩm, tăng doanh số bán qua dịch vụ chăm sóc khách hàng
cũ để thu hút khách hàng mới trên cơ sở chất lượng sản phẩm
tốt, chính sách bán hàng hấp dẫn,…
Mặt khác, người dân còn có đặc điểm tiêu dùng theo thói
quen. Đối với sản phẩm xi măng, một sản phẩm quan trọng nhất
trong xây dựng, khi họ đã sử dụng nhãn hiệu nào và tin tưởng
vào chất lượng sản phẩm mang lại thì họ có xu hướng tiếp tục sử
dụng nhãn hàng đó. Đây sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp lâu
năm như Hà Tiên 1 vì đã khẳng định được chất lượng với người
tiêu dùng, nhưng nó sẽ là thách thức đối với các doanh nghiệp đi
sau vì khó có thể thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân.
2.3 Yếu tố chính trị - pháp luật
Việt Nam là quốc gia có nền chính trị ổn định trên thế giới.
Nền chính trị ổn định luôn là cơ hội cho các doanh nghiệp phát
triển. Đối với ngành sản xuất kinh doanh ở TP. Long Xuyên có
5



cơ hội phát triển, khi chính trị ổn định thì các nhà đầu tư yên tâm
xây dựng cơ sở vật chất, người dân an cư lập nghiệp, dẫn đến
mức cầu về xi măng tăng. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp
sản xuất kinh doanh xi măng.
Năm 2010, Bộ xây dựng lập kế hoạch phát triển ngành xi
măng đến năm 2015 với nội dung không cho mở thêm các nhà
máy không đủ tiêu chuẩn sản xuất.5 Xi măng Hà Tiên 1 và xi
măng Cần Thơ là hai sản phẩm được sản xuất bởi hai nhà máy
lớn, chất lượng đảm bảo. Nội dung kế hoạch được thực hiện là
cơ hội cho các doanh nghiệp xi măng lớn như Hà Tiên 1 nhưng
nó sẽ là mối đe dọa cho các doanh nghiệp xi măng nhỏ, có chất
lượng sản phẩm không đảm bảo.
Theo Quyết định 31/2010/QĐ-UBND của tỉnh An Giang,
nhà đầu tư tham gia xây dựng nhà ở thu nhập thấp trên địa bàn
tỉnh sẽ được cung cấp miễn phí các tiến bộ khoa học kỹ thuật về
thi công, xây lắp; miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trong phạm
vi dự án. Đồng thời, nhà đầu tư được áp dụng thuế suất ưu đãi
thuế giá trị gia tăng, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4
năm và giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp trong 5 – 9
5

Không tác giả. Không ngày tháng. Không tựa đề. Báo An Giang. Đọc từ
Đọc ngày 7.4.2010

6


năm tiếp theo, cộng với được áp dụng thuế suất thuế thu nhập
doanh nghiệp 10% trong suốt thời gian hoạt động. Các doanh

nghiệp này còn được vay vốn tín dụng ưu đãi hoặc hỗ trợ lãi
suất; được hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào dự án và
công trình hạ tầng xã hội phù hợp quy hoạch chi tiết 6. Với những
chính sánh hỗ trợ của UBND tỉnh An Giang về thuế, vay vốn tín
dụng, tạo cho cơ hội cho các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh
vực xây dựng khi tham gia xây dựng nhà ở thu nhập thấp trên
địa bàn tỉnh.
2.4 Yếu tố công nghệ
Công nghệ là yếu tố rất quan trọng trong sản xuất xi măng,
công nghệ luôn thay đổi. Ngành sản xuất xi măng sử dụng công
nghệ trong việc tạo ra nhiều sản phẩm với chất lượng khác nhau
và ngày càng nâng cao. Đây sẽ là thách thức cho các doanh
nghiệp nhỏ, không theo kịp sự thay đổi của công nghệ. Nhưng
với hai dây chuyền sản xuất hở và kín thì nhà máy sản xuất xi
măng Hà Tiên 1 cũng như những nhà máy của các công ty lớn sẽ
khai thác cơ hội do công nghệ mới mang lại (chất lượng sản
6

Không tác giả. 27.08.2010. An Giang ưu đãi phát triển nhà ở công nhân, nhà ở thu nhập thấp. Đọc từ
Đọc ngày 7.4.2011

7


phẩm được nâng cao theo nhu cầu ngày càng cao của khách hàng
sẽ giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển).
2.5 Yếu tố nhân khẩu học
An Giang là tỉnh có quy mô dân số đứng đầu các tỉnh Đồng
Bằng Sông Cửu Long và đứng thứ 6 trong cả nước. Long Xuyên
là đô thị loại II, trực thuộc Tỉnh An Giang với dân số năm 2010

khoảng 250.000 người (năm 2006: 230.361 người; năm 2009:
245.149 người) và có xu hướng tăng qua các năm. Dân số tăng
đồng nghĩa với nhu cầu nhà ở sẽ tăng, đây là cơ hội cho các
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xi măng.
Dân số Việt Nam nói chung và dân số thành phố Long
Xuyên nói riêng có cơ cấu dân số trẻ, 2/3 dân số nằm trong độ
tuổi lao động. Đối tượng này sẽ có thu nhập và nhu cầu lập gia
đình. Vì vậy, họ có nhu cầu về nhà ở cao. Đây sẽ là cơ hội cho
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xi măng khai thác nhu cầu
người dân.
2.6 Yếu tố tự nhiên
Nguyên liệu chủ yếu để sản xuất xi măng là đá vôi, đất sét,
quặng sắt,dầu, khí…nhưng đây là nguồn tài nguyên không thể

8


tái tạo được và có nguy cơ cạn kiệt trong tương lai. Khai thác
các tài nguyên này có thể dẫn đến sạt lở đất, lũ quét,…Thứ
trưởng Nguyễn Trần Nam phát biểu tại hội nghị triển lãm công
nghệ sản xuất xi măng lần thứ 22 năm 2010: “Do đó, hiện nay
Việt Nam đang có kế hoạch loại bỏ một số nhà máy xi măng có
công xuất nhỏ, công nghệ lạc hậu và gây ô nhiễm môi trường” 7.
Từ những lý do trên cho thấy các doanh nghiệp muốn phát triển
bền vững thì phải tìm nguồn cung từ quốc gia khác, thay đổi
công nghệ hoặc tìm nguyên liệu thay thế. Đây là mối đe dọa lớn
của ngành sản xuất kinh doanh xi măng.
3. Phân tích môi trường tác nghiệp
3.1 Khách hàng
Khách hàng chủ yếu của xi măng Hà Tiên 1 gồm ba nhóm.

Nhóm thứ nhất là những hộ gia đình có nhu cầu sử dụng vật liệu
để xây dựng; nhóm thứ hai là những tổ chức có nhu cầu xây
dựng trụ sở, cầu, đường,…; nhóm thứ ba là những đại lý mua đi
bán lại. Với những nhóm khách hàng khác nhau thì đặc điểm
tiêu dùng và yêu cầu cũng khác nhau.
Nhóm khách hàng là hộ gia đình:
7

Công Bính. Không ngày tháng. Sẽ loại bỏ dự án xi măng gây ô nhiễm môi trường. Báo An Giang. Đọc từ
. Đọc ngày 7.4.2010

9


Những hộ gia đình sống tại Long Xuyên có nhu cầu xây
nhà và sửa chữa nhỏ. Họ không biết nhiều về xi măng mà chỉ
mua theo lời khuyên của chủ thầu xây dựng, bạn bè, người thân,
láng giềng. Họ thường mua ở những cửa hàng và thường mua
với số lượng không lớn. Vì vậy, đối tượng khách hàng này ít gây
sức ép lên ngành vì mỗi người tiêu dùng thông thường chỉ mua
và sử dụng một lượng nhỏ sản phẩm trong tổng doanh số bán
của doanh nghiệp.
Nhóm khách hàng là những tổ chức:
Những tổ chức có nhu cầu xây dựng trụ sở, nhà kho, cầu,
đường,…Họ yêu cầu xi măng phải chất lượng cao vì những công
trình họ xây dựng thường lớn và cần độ bền cao. Họ thường mua
sản phẩm nổi tiếng lâu năm và mua số lượng lớn. Nên đối tượng
khách hàng này có thể gây sức ép lớn lên ngành.
Nhóm khách hàng là những đại lý:
Đây là đối tượng khách hàng quan trọng nhất của công

ty. Họ chính là cầu nối giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Do đó, khi nhu cầu của người tiêu dùng tăng thì nhu cầu của đại
lý cũng tăng theo. Họ mong muốn nhận được lợi ích lớn từ chính
sách bán hàng cho đại lý. Họ yêu cầu phải cung cấp sản phẩm
10


đúng thời hạn. Nhóm khách hàng này có thể gây sức ép lên
ngành cao nhất. Vì họ mua hàng số lượng lớn. Hơn nữa, họ còn
là cầu nối để đưa sản phẩm của doanh nghiệp đến tay người tiêu
dùng.
3.2 Đối thủ cạnh tranh
Trên địa bàn tp Long Xuyên có nhiều loại xi măng cạnh
tranh với xi măng Hà Tiên 1. Trong đó, xi măng Acifa và xi
măng Tây Đô là hai đối thủ cạnh tranh trực tiếp, ảnh hưởng đến
thị phần của xi măng Hà Tiên 1 tại TP. Long Xuyên. Để biết
được tình hình cạnh tranh cũng như những cơ hội và thách thức
của xi măng Hà Tiên 1 tại TP.Long Xuyên ta cần phân tích
những nhân tố thành công chủ yếu (chất lượng, giá cả, khả năng
đáp ứng khách hàng, tài chính, thương hiệu) của hai doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh hai loại xi măng này.
Xi măng Acifa: Xi măng Acifa là sản phẩm của công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên xây lắp An Giang. Công ty
TNHH MTV Xây Lắp An Giang nằm trên quốc lộ 91, phường
Mỹ Thạnh, thành phố long Xuyên, An Giang. Sản phẩm được
nhiều chính sách hỗ trợ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh so

11



với các loại xi măng khác. Đây là thách thức đối với xi măng Hà
Tiên 1.
Sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn Việt Nam và được
nhận “giải thưởng chất lượng Việt Nam năm 2005 và 2006” của
Bộ khoa học công nghệ, giải “Uy tín chất lượng Việt Nam”,
“Cúp vàng ngày xây dựng Việt Nam”,…Ngoài ra, nhà máy còn
nhận gia công xi măng theo yêu cầu khách hàng 8, phù hợp với
thị hiếu của khách hàng về độ bền trong xây dựng, nhưng giá cả
mềm hơn xi măng Hà Tiên 1. Nhà máy sản xuất tại TP. Long
Xuyên nên sản phẩm dễ dàng đến tay người tiêu dùng. Điều này
thể hiện khả năng đáp ứng khách hàng của xi măng Acifa là rất
tốt, so với xi măng Hà Tiên 1 (hoạt động từ năm 1964) thì xi
măng Acifa xuất hiện sau (hoạt động từ năm 1998) nên thương
hiệu Acifa yếu hơn Hà Tiên 1. Công ty TNHH MTV Xây Lắp
An Giang hoạt động đa lĩnh vực, doanh thu bình quân tăng
15%/năm, được sự hỗ trợ vốn từ Tỉnh và các tổ chức tín dụng,
nhưng so với công ty CP xi măng Hà Tiên 1 thì tài chính công ty
yếu hơn.

8

Không tác giả. Ngày 3. 12. 2010. Nhà máy xi măng An Giang Acifa. SARA. Đọc từ
ngày
7.4.2011

12


Xi măng Tây Đô: là công ty liên doanh Xi măng Hà Tiên 2 –
Cần Thơ là đơn vị đầu tiên cùng lúc áp dụng 5 hệ thống quản lý

theo tiêu chuẩn quốc tế (ISO 9001:2000, ISO/IEC 17025:2005,
ISO 140001:2004, SA 8000, OHSAS 18001) chất lượng sản
phẩm luôn ổn định nên đạt nhiều giải thưởng cao (Chất lượng
Việt Nam năm, Mai Vàng Hội Nhập, Cúp vàng chất lượng sản
phẩm,…)9. Do đó, sản phẩm có khả năng đáp ứng nhu cầu thị
trường cao và sản phẩm được định giá mềm hơn xi măng Hà
Tiên 1. Xi măng Tây Đô có mặt trên thị trường sau (hoạt động
năm 1995) Hà Tiên 1 nên thương hiệu yếu hơn xi măng Hà Tiên
1. Tài chính của công ty cũng yếu hơn công ty CP xi măng Hà
Tiên 1.
Với những yếu tố phân tích như trên có thể nói tại địa bàn
Long Xuyên, các đối thủ cạnh tranh trực tiếp là một thách thức
rất lớn đối với xi măng Hà Tiên 1.
3.3 Đối thủ tiềm ẩn
Lực lượng có thể trở thành đối thủ cạnh tranh của doanh
nghiệp sản xuất xi măng là các nhà máy sản xuất gạch theo dây
chuyền, sản xuất sắt, thép,…Các nhà máy này có thể mở rộng
9

Không tác giả. Không ngày tháng. Giới thiệu. Công ty CP xi măng Tây Đô. Đọc từ
Đọc ngày
7.4.2011

13


sản xuất kinh doanh sang các lĩnh vực xi măng khi họ muốn đa
dạng hóa ngành hàng. Ngoài ra, các đại lý vẫn có thể trở thành
đối thủ cạnh tranh trong tương lai khi họ ngưng bán xi măng Hà
Tiên 1 và chuyển sang phân phối xi măng của doanh nghiệp

khác.
Nhưng nguy cơ xâm nhập ngành sản xuất kinh doanh xi
măng là rất thấp vì những lý do như: Vốn đầu tư lớn, chi phí
chuyển nhà cung cấp cao, dây chuyền sản xuất có tính chuyên
môn hóa cao,…Rào cản xâm nhập ngành cao và rào cản rút lui
cao đã hạn chế nguy cơ đến từ đối thủ tiềm ẩn.
3.4 Nhà cung cấp
Nguyên liệu sản xuất: Nhà cung cấp nguyên vật liệu sản xuất
xi măng cho công ty khá ổn định. Họ là những doanh nghiệp có
uy tín, sản phẩm ổn định và đã hợp tác với công ty lâu dài. Do
vậy, sức ép từ nhà cung cấp nguyên liệu sản xuất là không lớn.
Trường hợp bị ảnh hưởng có thể có là giá cả nguyên vật liệu dao
động do biến động của thị trường chung.
Máy móc-thiết bị: Do máy móc thiết bị là quan trọng với
doanh nghiệp trong ngành, giúp doanh nghiệp tăng năng suất,
chất lượng và khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, các thiết bị-máy
14


móc sản xuất xi măng mang tính đặc thù cao, chi phí chuyển đổi
cao do máy móc thiết bị phức tạp, chuyển đổi phải đào tạo lại
nhân viên. Như vậy, qua các yếu tố vừa nêu thì các nhà cung cấp
này có khả năng gây sức ép lên ngành.
Tài chính: Các doanh nghiệp trong ngành phần lớn có quy
mô vừa và nhỏ, chi phí đầu tư ban đầu cũng như sản xuất là rất
lớn, nên nguồn vốn hoạt động chủ yếu là vốn góp từ cổ đông,
vốn vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. Do vậy, sức ép
từ nguồn vốn là rất lớn.
Nhân lực: Ngành sản xuất xi măng sử dụng cả lao động phổ
thông và lao động có trình độ, chuyên môn cao. Đối với lao động

phổ thông thì công ty có thể dễ dàng huy động tại địa phương.
Nhưng lao động có trình độ, chuyên môn cao thì phải tuyển từ
những tỉnh lân cận. Nhưng với công việc ổn định, chính sách cho
người lao động tốt, thu nhập cao, môi trường làm việc thân
thiện,..đã giúp công ty giữ chân nhân lực cũ và thu hút nhân lực
mới. Do vậy, sức ép từ nhân lực lên ngành là cao, nhưng sức ép
của nhân lực lên công ty là không lớn.
3.5 Sản phẩm thay thế

15


Xi măng là loại sản phẩm xây dựng nhà ở, cầu, đường,...
Một số sản phẩm có công dụng gần giống công dụng của xi
măng là gỗ, nhà tiền chế, cầu sắt.
Hiện nay, tại TP. Long Xuyên có xí nghiệp xây dựng và chế
biến lâm sản, chuyên cung cấp các sản phẩm làm từ gỗ. Tùy theo
loại gỗ mà sản phẩm có mức giá khác nhau, phục vụ đối tượng
khách hàng có thu nhập từ thấp đến cao.
Một sản phẩm thay thế nữa là nhà tiền chế (nhà tháo ráp) với
đủ khung, sườn, vách và trần. sản phẩm làm từ chất liệu thép và
tôn, chống ăn mòn, không cần sơn bảo vệ, lắp dựng nhanh,có thể
dựng ngôi nhà cao đến vài tầng.
Cả hai loại sản phẩm trên đều đem đến thách thức lớn cho
doanh nghiệp khi nguy cơ từ sản phẩm thay thế là rất lớn.
4. Cơ hội và đe dọa của xi măng Hà Tiên 1 ở thị trường
Long Xuyên

Cơ hội


Đe dọa

- Tăng trưởng GDP năm 2011 - Lạm phát tăng dẫn đến giá
dự kiến khoảng 7-7,5% so với thành sản xuất xi măng tăng
năm 2010.
16


- Thu nhập bình quân đầu
người ở TP. Long Xuyên tăng
nên chi tiêu có thể tăng.
- Thói quen tiêu dùng, tâm lý
tiêu dùng bầy đàn nên khách
hàng tin tưởng sản phẩm chất
lượng tốt, thương hiệu lâu năm.
- Chính trị ổn định nên nhà đầu
tư xây dựng nhiều dẫn đến nhu
cầu xi măng tăng
- Bộ lập kế hoạch không cho
mở thêm nhà máy không đủ
tiêu chuẩn sản xuất, sẽ hạn chế
số lượng đối thủ cạnh tranh.
- Chính sách hỗ trợ của UBND
tỉnh An Giang về thuế, vay vốn
tín dụng khi tham gia xây dựng
nhà ở thu nhập thấp trên địa
bàn tỉnh.
- Xu hướng dân số tăng qua các
năm, cơ cấu dân số trẻ nên nhu
cầu xây dựng và sửa chữa nhà

ở cũng tăng.
- Quan hệ tốt với nhà cung cấp
nguyên vật liệu

22-30%.
- Lãi suất cho vay tăng Lãi suất
cho vay tăng, tăng chi phí sử
dụng vốn của doanh nghiệp.
- Nguồn nguyên liệu đầu vào
có nguy cơ cạn kiệt.
- Sức ép từ khách hàng tổ chức
và khách hàng đại lý.
- Sức ép từ nhà cung cấp máy
móc – thiết bị, vốn.
- Nhiều sản phẩm thay thế,
nguy cơ từ sản phẩm thay thế
cao.
- Sức của đối thủ cạnh tranh về
giá.

4. Kết luận:

17


Qua việc phân tích sẽ liệt kê được những cơ hội và đe dọa,
công ty có thể chọn ra những cơ hội và đe dọa chủ yếu, ảnh
hưởng trực tiếp tới việc kinh doanh sản xuất. Từ đây, công ty sẽ
tìm những giải pháp để khai thác các cơ hội, hạn chế ảnh hưởng
của các đe dọa chủ yếu như:

- Công ty có thể tận dụng cơ hội về chính sách hỗ trợ của
UBND tỉnh An Giang về thuế, vay vốn tín dụng khi tham
gia xây dựng nhà ở thu nhập thấp trên địa bàn tỉnh để hạn
chế ảnh hưởng của việc tăng lãi suất cho vay.
- Các biện pháp marketing có thể giúp công ty cạnh tranh tốt
hơn các đối thủ, giảm sức ép từ khách hàng tổ chức và đại
lí,…
- …

18



×