Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN một số giải pháp thực hiện để quản lý tài chính và có kinh phí để mua sắm tài sản côngtrong điều kiện hết sức khó khăn về ngân sách tại trường DTNT tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.89 KB, 20 trang )

Một số giải pháp thực hiện để quản lý tài chính và có kinh phí để mua sắm
tài sản cơngtrong điều kiện hết sức khó khăn về ngân sách tại trường
DTNT tỉnh Hịa Bình
PHẦN THỨ NHẤT
ĐẶT VẤN ĐỀ
Giáo dục là quốc sách hàng đầu là nền tảng để phát triển cơng nghiệp
hố, hiện đại hố. Hiện nay giáo dục trung học phổ thông ngày càng được
Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm.
Đất nước ta đang đổi mới từng ngày hoà cùng với sự phát triển chung
của thế giới, của nền kinh tế tri thức và thơng tin thì giáo dục đào tạo luôn
được coi là yếu tố quyết định thành công của công cuộc đổi mới. Sau hơn 20
năm đổi mới kinh tế nước ta đã có những chuyển biến mạnh mẽ và thu được
những thành tựu đáng kế trên mợi mặt của đời sống xã hội, cải thiện đời sống
vật chất cho người dân, rút ngắn sự cách biệt và từng bước hội nhập nề kinh tế
thế giới.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng và có sự ưu
tiên thích đáng cho giáo dục nói chung và giáo dục Trung học nói riêng. Tuy
nhiên, trong điều kiện ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, nhu cầu lại lớn và
không ngừng tăng lên cùng với nhu cầu về phát triển giáo dục Trung học. Vì
vậy, Nhà nước ta đang giao quyền tự chủ về tài chính cho các đơn vị sự
nghiệp giáo dục cơng lập để tạo điều kiện ngày một nâng cao chất lượng giáo
dục, để cung cấp cho xã hội những con người có tri thức khoa học.
Xuất phát từ sự cần thiết khách quan của việc hoàn thiện cơ chế tự chủ
tài chính tại các đơn vị sự nghiệp nói chung và các đơn vị giáo dục trung học
nói riêng, trong quá trình làm kế tốn tại Trường Phổ thơng Dân tộc Nội trú
tỉnh Hồ Bình, tơi đã mạnh dạn nghiên cứu " Một số giải pháp thực hiện để
quản lý tài chính và có kinh phí để mua sắm tài sản cơngtrong điều kiện hết
sức khó khăn về ngân sách tại trường DTNT tỉnh Hịa Bình".
1



Nội dung đề tài gồm ba phần:
I- Đạt vấn đề: Sự cần thiết phải thực hiện để quản lý tài chính và có kinh phí
để mua sắm tài sản cơng trong điều kiện hết sức khó khăn về ngân sách tại
trường DTNT tỉnh Hịa Bình.
II- Nội dung: Đánh giá tình hình thực hiện để quản lý tài chính và có kinh phí
để mua sắm tài sản trong điều kiện hết sức khó khăn về ngân sách tại trường
DTNT tỉnh Hịa Bình.
III- Bài học kinh nghiệm từ cơng tác quản lý tài chính trong mua sắm tài
sản cơng tại trường DTNT tỉnh Hịa Bình.
* Mục đích nghiên cứu:
Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài chính nhằm cho các nhiệm
vụ chính trị của đơn vị sự nghiệp cơng lập do ngân sách nhà nước đảm bảo
tồn bộ kinh phí hoạt động trong cơng cuộc đổi mới cơng nghiệp hố, hiện đại
hoá đất nước.
* Đối tượng nghiên cứu:
Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về quản lý tài chính và mua sắm tài
sản đối với đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước đảm bảo tồn
bộ kinh phí hoạt động.
* Phạm vi nghiên cứu: Trong Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Hồ
Bình.
* Thời gian nghiên cứu: Năm học 2012-2013.

2


PHẦN THỨ 2
NỘI DUNG
I- Cơ sở lý luận:
Ngày nay sự phát triển của khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại hình
thành nên kinh tế tri thức ,hình thành xã hội thông tin. Sự phát triển của khoa

học kỹ thuật như vũ bão tạo ra viễn cảnh của thế kỷ XXI thế kỷ của tin học
,khoa học công nghệ về sinh học làm cho sự sống kéo dài ,chậm quá trình lão
hố ,tạo sự sống mới. Thế kỷ XXI là thế kỷ của vật liệu mới, ới những ưu
điểm của nó có những tính chất lý tưởng. Sử dụng nguồn năng lượng an tồn
hơn, à thế kỷ khai thác khơng gian biển ,trái đất và các hành tinh khác. ri thức
là linh hồn của chìa khố của nền kinh tế tri thức.
Đứng trước bối cảnh và viễn cảnh của sự phát triển của thế giới thập
niên của đầu thế kỷ XXI Sự phát triển đó khơng chỉ tác động đến sự phát triển
kinh tế xã hội nước ta ,còn tác động trực tiếp đến Giáo dục & Đào tạo. Thực
trạng Giáo dục & Đào tạo qua hơn 20 năm đổi mới do Đảng khởi xướng và
lãnh đạo là những yếu kém, những thành tựu, những thời cơ và thách thức đan
xen nhau đòi hỏi Giáo dục & Đào tạo phải có những giải pháp thích hợp mới
đáp ứng u cầu về cơng nghiệp hố hiện đại hố để chủ động hội nhập trong
xu thế tồn cầu hố hiện nay .
Cùng với các địa phương trong cả nước, trong nhiều năm qua, sở Giáo
dục và Đào tạo đã triển khai triển khai và chỉ đạo cơng tác quản lý tài chính
nói chung, mua sắm tài sản nói riêng đã góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục toàn diện, thực hiện mục tiêu ‘Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào
tạo nhân tài ’’ cho địa phương góp phần thực hiện mục tiêu Kinh tế xã hội của
tỉnh, thúc đẩy phong trào Giáo dục & Đào tạo phát triển mạnh mẽ và ổn định.
II. Cơ sở thực tiễn:
3


Để đảm bảo nhà trường tiếp tục hoạt động một cách bình thường trong
một hồn cảnh như đã trình bày ở trên.
1. Khái quát chung về trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Hồ Bình:
Trường Phổ thơng Dân tộc Nội trú tỉnh Hồ Bình có diện tích:
56.000m2.
Quy mơ trường lớp:

Trường có: 19 lớp gồm 10 lớp chất lượng cao và 9 lớp công lập.
Tổng số học sinh: 585 em gồm: 285 em học các lớp công lập, 300 em
học các lớp chất lượng cao.
Tổng chỉ tiêu học bổng: 585 em.
Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp: 100%.
Tỷ lệ thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng: 85%.
Tổng số biên chế : 96 người
- Giáo viên: 50 người.
- Quản lý: 03 người.
- Nhân viên phục vụ: 43 người.
Về bộ máy:
- Số tổ chun mơn: 03 (Tổ Tốn lý hố, Tổ Văn sử địa và tổ Sinh ngữ giáo dục công dân - thể dục - quốc phòng)
- Số tổ chức năng: 03 (Tổ Văn phòng - Giáo vụ, Tổ Quản lý nội trú và
Tổ Quản trị đời sống).
Sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo ở Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú
tỉnh Hồ Bình ln được quan tâm, giữ thế ổn định và từng bước phát triển.
Quán triệt Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng; Nghị
quyết tỉnh Đảng bộ lần thứ XV và Nghị quyết Đảng bộ lần thứ XVI nhiệm kỳ
2010-2015, trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Hồ Bình đã đạt được
những thành tích đáng khích lệ. Trong kỳ thi học sinh giỏi năm học 2011-

4


2012 có 01 học sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia và 99 học sinh đạt giải học
sinh giỏi cấp tỉnh.
2. Tiến hành kiểm tra tình hình và hoạt động tài chính của Nhà trường.
2.1. Kiểm tra chứng từ chi hàng tháng hàng quý của nhà trường
Nhằm mục đích nắm được thực tế tình hình tài chính của nhà trường
Hiệu trưởng cùng kế toán rà sát việc chi tiêu có biện pháp lên kế hoạch .

Trên cơ sở phân loại như trên, kế toán lập kế hoạch để bố trí nguồn chi
trả dựa trên kế hoạch ngân sách được giao.
2.2. Kiểm tra các nguồn thu của nhà trường:
Bằng các báo cáo và qua sổ sách, Hiệu trưởng cùng với kế toán, thủ quỹ
nhà trường rà soát các khoản thu .
Từ kết quả kiểm tra trên, Hiệu trưởng và kế toán chuẩn bị kế hoạch điều
chỉnh lại việc thu và sử dụng các loại quỹ trên sao cho đúng quy định và đúng
mục đích của từng loại quỹ.
2.3. Kiểm tra quy trình cấp phát, chi trả tại nhà trường:
Đây là công việc hàng ngày không chỉ riêng của bộ phận tài vụ mà là
cơng việc có liên quan tới nhiều bộ phận trong nhà trường. Nếu như trong
khâu lập dự tốn, dự trù có thể xảy ra thất thốt ngân sách do dự tốn lập
khơng đúng giá mặt bằng thì khâu cấp phát chi trả, nếu không làm tốt công tác
tư tưởng cũng như quản lý sẽ dẫn tới những tiêu cực như gây khó khăn, nhũng
nhiễu, địi chi phần trăm cho người được thanh tốn v.v. Qua việc tìm hiểu ở
nhiều bộ phận, kế toán thấy hiện tượng tiêu cực xảy ra tại khâu cấp phát chi
trả về cơ bản là khơng có song do chưa có sự rõ ràng về trách nhiệm giữa một
số cá nhân trong một vài bộ phận nên đã dẫn tới sự hiểu lầm, gây dư luận
không hay.
3. Một số giải pháp:

5


Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao, căn cứ vào nhiệm
vụ phân công tại Quy chế làm việc của Ban giám hiệu được thông qua đầu
năm kế toán bắt đầu thực hiện những việc sau:
3.1. Làm tốt công tác tư tưởng đối với cán bộ giáo viên công nhân
viên và học sinh để mọi thành viên trong nhà trường nắm được tình hình
tài chính, điều kiện, hồn cảnh mới của cơng tác tài chính, từ đó thực

hành tiết kiệm, đoàn kết cùng nhau thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
- Có những khó khăn đó một phần do người làm cơng tác quản lý tài
chính chưa thật chặt chẽ, chuẩn xác song phần lớn là do nhu cầu của nhà
trường trước hoàn cảnh mới, điều kiện mới.
- Cần phải có những chuyển đổi cho phù hợp với cơ chế tài chính mới.
Sự chuyển đổi đó địi hỏi mỗi thành viên của nhà trường, mỗi Toorchuyeen
môn và tổ chức năng thay đổi cách nghĩ, cách làm về cơng tác sử dụng kinh
phí, sử dụng trang thiết bị, nguyên vật liệu, cơ sở vật chất, nhân lực và thời
gian.
Tất cả nhằm mục tiêu: Tiết kiệm tới mức tối đa song vẫn đảm bảo
chất lượng giáo dục, đảm bảo các hoạt động của nhà trường diễn ra bình
thường.
- Sẽ thực hiện công khai, dân chủ theo quy chế hoạt động dân chủ trong
nhà trường và Quy chế chi tiêu nội bộ. Nhà trường sẽ công khai mọi nguồn
thu và tình hình hoạt động chi trước tồn cơ quan.
- Sẽ chấn chỉnh lại việc sử dụng một số nguồn - quỹ, thực hiện tiết kiệm
chi trong tất cả mọi hoạt động của nhà trường. Kiên quyết xử lý những trường
hợp cố tình gây lãng phí, nhũng nhiễu trong việc cấp phát, chi trả.
Nhìn chung, qua việc cơng khai tình hình tài chính và trình bày kế
hoạch cơng tác tài chính, đa phần cán bộ giáo viên công nhân viên đều hiểu,
thơng cảm với điều kiện tài chính hiện tại của nhà trường, thể hiện tinh thần

6


ủng hộ tích cực với kế hoạch - giải pháp do Hiệu trưởng đề ra. Đây chính là cơ
sở rất quan trọng để tơi có thể tiến hành những cơng việc tiếp theo.
3.2. Thực hiện việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ:
Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ với mục đích:
+ Tạo quyền chủ động trong việc quản lý và chi tiêu tài chính cho thủ

trưởng đơn vị.
+ Tạo quyền chủ động cho cán bộ, viên chức trong đơn vị hoàn thành
nhiệm vụ được giao.
+ Là căn cứ để quản lý, thanh toán các khoản chi tiêu trong đơn vị; thực
hiện kiểm soát của KBNN; cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan tài chính và các
cơ quan thanh tra, kiểm toán theo quy định.
+ Sử dụng tài sản đúng mục đích, có hiệu quả.
+ Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
+ Cơng bằng trong đơn vị; Khuyến khích tăng thu, tiết kiệm chi, thu hút
và giữ được những người có năng lực trong đơn vị.
Nguyên tắc xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ:
+ Không được vượt quá chế độ chi hiện hành do cơ quan có thẩm quyền
quy định;
+ Phải phù hợp với hoạt động đặc thù của đơn vị;
+ Phải đảm bảo cho cơ quan và cán bộ, cơng chức hồn thành nhiệm vụ
được giao;
+ Phải đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người lao động;
+ Mọi việc chi tiêu phải đảm bảo có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp;
+ Phải được thảo luận rộng rãi, dân chủ, công khai trong cơ quan;
+ Phải có ý kiến tham gia của tổ chức cơng đoàn đơn vị bằng văn bản;
Căn cứ để xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ:
+ Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tài chính hiện hành của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền quy định;
7


+ Căn cứ vào tình hình thực hiện qua các năm về chi tiêu và sử dụng tài
sản tại đơn vị;
+ Căn cứ vào chương trình, kế hoạch các nhiệm vụ được giao trong
năm;

+ Dự toán chi ngân sách được giao thực hiện chế độ tự chủ;
Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế quản lý sử dụng tài sản công do thủ
trưởng cơ quan thực hiện chế độ tự chủ ban hành sau khi có ý kiến tham gia
của tổ chức cơng đồn cơ quan và được cơng khai trong toàn cơ quan, phải
gửi đến Kho bạc nhà nước nơi cơ quan mở tài khoản giao dịch để kiểm soát
chi theo quy định, cơ quan quản lý cấp trên để theo dõi giám sát.
Nội dung xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ:
Việc xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế quản lý tài sản công
tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực:
+ Cử cán bộ đi cơng tác trong nước, chế độ thanh tốn tiền cơng tác phí,
tiền th chỗ nghỉ, khốn thanh tốn cơng tác phí cho những trường hợp
thường xun đi cơng tác;
+ Quản lý, phân bổ kinh phí, sử dụng văn phịng phẩm cho các bộ phận
của đơn vị.
+ Quản lý, sử dụng và phân bổ kinh phí thanh tốn tiền cước điện thoại
công vụ tại cơ quan cho từng đầu máy điện thoại hoặc từng bộ phận trong đơn
vị; tiêu chuẩn, định mức sử dụng, thanh tốn cước phí điện thoại cơng vụ tại
nhà riêng và điện thoại di động đối với cán bộ lãnh đạo trong cơ quan.
+ Quản lý, sử dụng và phân bổ kinh phí sử dụng ơ tơ, xăng dầu theo
định mức km.
+ Quản lý và sử dụng điện thắp sáng.
+ Về trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức.
Khi xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế quản lý sử dụng tài sản
công, đơn vị thực hiện chế độ tự chủ phải căn cứ vào chế độ, tiêu chuẩn, định
8


mức chi hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Mức chi,
chế độ chi, tiêu chuẩn định mức trong Quy chế chi tiêu nội bộ không được
vượt quá chế độ, định mức, tiêu chuẩn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền

ban hành.
Khen thưởng và xử lý vi phạm quản lý tài chính, tài sản cơng:
Phạm vi và đối tượng áp dụng:
+ Các cá nhân, tổ chức có hành vi cố ý hoặc vơ ý vi phạm các quy định
của Quy chế chi tiêu nội bộ ban hành.
+ Vi phạm về chi vượt mức khoán, tiêu chuẩn và định mức quy định:
+ Vi phạm về quản lý tài sản công.
Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong sử dụng tài chính, tài sản
cơng:
Các cá nhân, tổ chức nào có hành vi cố ý hoặc vơ ý vi phạm các quy
định của Quy chế chi tiêu nội bộ ban hành phải chịu trách nhiệm trước pháp
luật.
Hành vi vi phạm, hình thức phạt và mức xử phạt:
- Vi phạm về chi vượt mức khoán, tiêu chuẩn và định mức quy định:
Khơng thanh tốn số chi vượt định mức.
- Vi phạm về quản lý tài sản công: Người quản lý và sử dụng tài sản
công làm hỏng ( do cố ý ) hoặc mất mát tài sản thì phải bồi thường 2 lần giá trị
tài sản.
- Những bộ phận và cá nhân sử dụng tài sản, kinh phí chi thường xuyên
tiết kiệm và có hiệu quả, cuối năm học sẽ được cộng điểm trong xét thi đua
khen thưởng.
3.3. Thực hiện một số biện pháp chấn chỉnh hoạt động tài chính:
Tuy khơng phải tất cả mọi người đều ủng hộ hai quyết định trên song
muốn tạo sự chuyển đổi trong cách nghĩ, cách làm về cơng tác tài chính, hai
việc trên không thể không làm được .
9


Việc thứ hai, để đảm bảo những quyền lợi chính đáng cho cán bộ giáo
viên cơng nhân viên, từ đó động viên cán bộ giáo viên cơng nhân viên tích

cực hoàn thành nhiệm vụ được giao, Hiệu trưởng cùng kế toán và bộ phận tài
vụ phối hợp với Ban Giám hiệu bàn cách tìm nguồn để chi trả .
Tính tốn kỹ lưỡng kế hoạch chi các khoản trong kế hoạch ngân sách
giao năm 2011. Được sự ủng hộ sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Hồ Bình
Để cơng tác tài chính dần đi vào nề nếp, sau khi tranh thủ ý kiến của các
đồng chí trong tập thể Đảng uỷ và Ban giám hiệu, kế toán đã tham mưu cho
Hiệu trưởng đã định ra Quy định về việc lập dự tốn và quy trình thanh tốn
kinh phí cho tất cả mọi hoạt động của nhà trường.
Quy định này được phổ biến tới các Tổ chuyên môn và các tổ chức năng.
Tổ chun mơn và tổ chức năng lấy đó làm cơ sở xây dựng kế hoạch tài chính
và lập dự tốn hoạt động của tổ chun mơn . Nội dung của quy định trên đã
tạo nên thói quen cân nhắc, thận trọng, sát hợp và tiết kiệm khi xây dựng kế
hoạch tài chính hoặc lập dự tốn chi của cán bộ giáo viên công nhân viên.
3.4. Thực hiện điều chỉnh các hoạt động khác của nhà trường nhằm
giảm sức ép về tài chính.
Về mặt tổ chức:
Do dư thừa giáo viên nên để giảm sức ép về chi trả lương, nhà trường
quyết định chỉ tiếp nhận thêm giáo viên những bộ mơn cịn thiếu. Số giáo viên
dư sẽ kiêm nhiệm thêm những công việc khác và được giảm dần hàng năm
bằng việc điều chuyển hoặc nghỉ chế độ. Đối với công nhân viên, căn cứ vào
khối lượng công tác được giao và nhân lực hiện có, và trình độ chuyển mơn
đào tạo để xắp xếp hợp lý cho từng cán bộ, công nhân viên.
Về mặt chuyên môn :
Công tác chuyên môn là xương sống của mọi hoạt động trong nhà
trường. Do vậy, mọi hoạt động liên quan đến công tác chuyên mơn đều được
ưu tiên hàng đầu về kinh phí.
10


Đối với khối giáo viên trực tiếp giảng dạy, căn cứ vào các quy định về

chỉ tiêu công tác, chương trình giảng dạy của ngành, Hiệu trưởng đã cùng với
Phó Hiệu trưởng phụ trách chun mơn chỉ đạo rà sốt lại việc phân công
nhiệm vụ cho giáo viên từng bộ mơn, từng khối lớp. Trên cơ sở đó, bố trí phân
công hợp lý, bổ sung thêm nhiệm vụ cho giáo viên. Căn cứ vào sự chỉ đạo của
ngành, dựa trên những quy định tài chính hiện hành, sau khi làm tốt cơng tác
tư tưởng cho khối giáo viên. Ngồi việc mỗi năm tiết kiệm chi gần 200 triệu
đã dành vào mua sắm trang thiết bị văn phòng..
Về mặt mua sắm sửa chữa :
Đối với một trường lớn như trường DTNT tỉnh Hịa BÌnh việc mua sắm
trang thiết bị văn phịng, sửa chữa nhỏ chống xuống cấp các cơng trình là việc
thường xuyên phải tiến hành. Trong điều kiện kinh phí hạn hẹp, Ban giám
hiệu đã thống nhất: Phải tận dụng triệt để những trang thiết bị hiện có và chỉ
mua sắm những thứ tối cần thiết phục vụ làm việc và cho việc giảng dạy - học
tập và sinh, hoạt của học sinh. Việc sửa chữa các cơng trình cũng dựa trên nhu
cầu và hoàn cảnh thực tại để phục vụ trực tiếp và có hiệu quả cao các hoạt
động của nhà trường.
4. Kết quả:
Có kết quả việc điều chỉnh hoạt động tài chính và các hoạt động khác
của nhà trường như sau:
Trước hết, việc điều chỉnh hoạt động tài chính và các hoạt động khác
của nhà trường có liên quan tới tài chính đã tiết kiệm cho nhà nước những
khoản tiền không nhỏ mà vẫn đảm bảo đầy đủ mọi chế độ chính sách cho cán
bộ, giáo viên, cơng nhân viên và học sinh, đảm bảo chất lượng giáo dục - đào
tạo của nhà trường.
So với năm 2009, Năm 2010 Nhà trường đã tiết kiệm kinh phí chi
thường xuyên mua sắm một số trang thiết bị dạy học gồm 03 máy chiếu, 07
máy tính sách và 01 ti vi phục vụ cho các phịng học bộ mơn kinh phí mua
11



sắm gần 200 triệu đồng. Cũng năm 2010 được Sở Giáo dục và Đào tạo quan
tâm cấp kinh phí chi không thường xuyên để mua sắm thiết bị làm việc cho
nhà làm việc giáo viên với kinh phí 400 triệu đồng sau khi xây nhà làm việc.
Năm 2011 sau khi có Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 về những
giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm
an sinh xã hội. Cuối năm sau khi có cơng văn số 1829/UBND-TCTN của Ủy
ban nhân dân tỉnh cho phép của UBND tỉnh mua sắm tài sản phục vụ cho công
tác chuyên môn. Nhà trường đã tiết kiêm chi thường xuyên mua sắm được 11
chiếc máy tính để bàn phục vụ cho phịng máy tính với số kinh phí là:
99.200.000đồng.
Năm 2012 nhà trường đã tiết kiệm chi thường xuyên trang bị được 01
phòng học tin học hiện đại với kinh phí là: 396.219.000đồng.
Việc mua sắm nhà trường đã tiết kiệm ngân sách năm 2011, 2012 được
tiến hành mua vào cuối năm và xác định rõ cần thiết mua gì, cái gì cần mua
trước cần thiết cho công việc. Hiệu trường lập kế hoạch mua thông qua Đảng
ủy, hội đồng. Trong quá trình mua sắm Nhà trường luôn thực hiện theo Luật
đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội; Luật số
38/2009/QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội về sử đổi, bổ sung một số điều
liên quan của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản; Nghị định số
85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành
luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng; Thông tư số
68/2012/TT-BTC ngày 26/4/2012 quy định việc đấu thầu để mua sắm tài sản
nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính
trị , tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - nghề nghiệp, tổ chức xã hội,
tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
Tài sản mua về được nghiệm thu, kiểm tra chất lượng, số lượng xem có
đúng chủng loại trong hợp đồng khơng mới nghiệm thu và cho thanh tốn.

12



Nhà trường tiến hành mua sắm theo quy trình thống nhất đúng quy định tài
chính.
Tồn bộ tài sản của nhà trường đã được theo dõi ở sổ tài sản và sổ theo
dõi tài sản tại nơi sử dụng. Đối với quản lý tài sản nhà trường đã đề ra quy
định sử dụng và giao trách nhiệm quản lý cho từng bộ phận .
Trong quản lý và sử dụng tài sản công nhà trường đã thực hiện theo luật
số 09/2008/QH12 ngày 03/6/2008; Quyết định số 59/2007/QĐ-TTg ngày
07/5/2007 về việc ban hành quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý,
sử dụng phương tiện đi lại trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập,
công ty nhà nước; Quyết định số 170/2006/QĐ-TTg ngày 18/7/2006 về việc
ban hành Quy định tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm
việc của cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức nhà nước.
- Quyết định số 32/2008/QĐ-BTC ngày 29/5/2008 về việc ban hành chế
độ quản lý và tính hao mòn tài sản cố định trong các cơ quan nhà nước, đơn vị
sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước.
- Quyết định số 115/2008/QĐ-TTg ngày 27/8/2008 của Thủ tướng
Chính phủ quy định về việc ban hành Quy định về công khai quản lý, sử dụng
tài sản nhà nước tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ
chức được giao quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
Toàn bộ tài sản được đánh ký hiệu của tài sản chuyển và giao nhận về
các phòng ban nhà trường để sử dụng, bảo quản được ký nhận đầy đủ .
Quan trọng hơn, từ những việc làm trên, những kết quả trên, nhà trường
đã có một cơ sở về vật chất trang thiết bị văn phịng cơng sở tương đối tốt, cho
các Tổ chun mơn, tổ chức năng và phịng họp, cảnh quan sư phạm nhà
trường được thay đổi. Sau khi đã được Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hoà cấp
kinh phí khơng thường xun sửa chữa nhà ba tầng lớp học, xây mới nhà làm
việc giáo viên nhà trường đã có đủ phịng họp, phịng học để tiến hành học
một ca .
13



Điều đó đã tạo nên sự chuyển biến về mặt tâm lý trong khối cán bộ giáo
viên công nhân viên. Đa phần các thành viên trong cơ quan phấn khởi, tin
tưởng vì được tơn trọng, được đối xử cơng bằng trong việc thực thi cơng vụ,
được đảm bảo thanh tốn đúng, đủ, kịp thời mọi chế độ chính sách mà họ có
quyền được hưởng. Mặt khác, từ việc buộc phải thực hiện các quy định đã
hình thành ý thức tiết kiệm khi sử dụng vật tư, trang thiết bị. Điều này là cơ sở
rất quan trọng để nhà trường có thể hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được
giao trong hồn cảnh, điều kiện ,tài chính buộc phải tn theo cơ chế mới.

14


PHẦN 3
BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ CÔNG TÁC
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG MUA SẮM TÀI SẢN CƠNG
TẠI TRƯỜNG DTNT TỈNH HỊA BÌNH
Trong các trường học muốn có chất lượng hiệu quả đào tạo bền vững
phải có mơi trường dạy học tốt và có đủ nguồn tài chính. Q trình làm cơng
tác quản lý mua sắm. Trong đó có cơng tác quản lý tài chính - Mua sắm tài sản
cơng trong hồn cảnh mới tại Trường DTNT tỉnh Hồ Bình đã giúp kế toán
rút ra được một số bài học kinh nghiệm sau:
1. Muốn công tác quản lý hoạt động của trường DTNT tỉnh Hịa Bình
nói chung và quản lý tài chính nói riêng đạt hiệu quả, điều quan trọng nhất
phải được sự quan tâm, ủng hộ của các cơ quan cấp trên nhất là Sở chủ quản
và sự đồng thuận nhất trí cao của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh
trong nhà trường.
2. Muốn quản lý tài chính tốt trước hết thể hiện nhà trường có nguồn
ngân sách dồi dào và biết hướng nguồn ngân sách này vào các mục tiêu nâng

cao chất lượng dạy và học là động lực thúc đẩy mục tiêu đào tạo.
3. Trong quá trình hoạt động, kế tốn phải làm tốt cơng tác tham mưu
cho Hiệu trưởng quản lý và điều hành công tác tài chính, kế tốn ln phải
bám vào các văn bản mang tính chất pháp quy hiện hành. Thực hiện đúng
hướng dẫn của Nhà nước, của ngành về việc xây dựng kế hoạch - dự toán thu,
chi trả đúng theo quy định hiện hành một cách kịp thời là vấn đề có tính chất
quyết định sự thành bại của cơng tác này.
4. Dựa vào Quy chế dân chủ, Quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, cần
có sự ủng hộ của chi uỷ, Ban giám hiệu, và các tổ chức đoàn thể, để hoạch
định kế hoạch; định kỳ thực hiện báo cáo tài chính cơng khai nhằm phát huy
15


quyền làm chủ của mọi thành viên trong cơ quan, tạo khơng khí đồn kết cùng
nhau hồn thành nhiệm vụ.
5. Kế toán tham mưu cho Hiệu trưởng - người làm cơng tác quản lý tài
chính - ln phải nhạy bén, tìm tịi, học hỏi, đi sâu ,đi sát với hoạt động giảng
dạy - học tập - sinh hoạt - đời sống của cán bộ, giáo viên, công nhân viên và
học sinh; quyết đoán, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm về quyết
định của mình.
6. Hiệu trưởng, kế tốn là người làm cơng tác quản lý tài chính phải là
người gương mẫu thực hiện mọi quy định, quy chế có liên quan, thực hành tiết
kiệm trong cơng tác và trong đời sống, vận động mọi thành viên khác trong cơ
quan cùng thực hiện.
7. trong quá trình mua sắm tài sản công phải được sự đồng ý cơ quan
cấp trên phê duyệt mới được mua sắm thực hiện theo đúng qui định tài chính .
Trong q trình làm cơng tác kế tốn và quản lý tài sản cơng của trường
DTNT tỉnh Hịa Bình tơi hiểu rất rõ giá trị của cơng tác quản lý tài chính. Tơi
nhận thấy dù ở bất kỳ cương vị công tác nào tôi sẽ không ngừng rèn luyện tu
dưỡng phẩm chất đạo đức và nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, học

hỏi bạn bè đồng nghiệp và những người lớn tuổi đoàn kết, giúp đỡ, thăm hỏi
chia sẻ với những người xung quanh không những ở đơn vị cơng tác mà cịn
cả các đơn vị bạn, để học hỏi kinh nghiệm nhằm góp phần nhỏ bé của mình
vào cơng tác quản lý tài chính ở trường DTNT tỉnh Hịa Bình. Trong các giải
pháp tơi thấy rằng đây là bài học kinh nghiệm từ công tác quản lý tài chính
mua sắm tại trường DTNT tỉnh Hịa Bình, tuy nhiên tơi nhận thấy phải học hỏi
thêm nữa để nâng cao hiệu quả công tác, rất mong được các đồng nghiệp đóng
góp ý kiến để có giải pháp làm việc ngày càng tốt hơn .
Hịa Bình,ngày 15 tháng 5 năm 2013
Người viết

16


Hong Th Sõm
Đánh giá của hội đồng khoa học nhà trờng
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
....................................................................................................................................
........................................................................................................................................
......................................................................................................................................

Đánh giá của hội đồng khoa học Sở giáo dục và đào tạo
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
...................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................

........................................................................................................................................
..................................................................................................................................

MC LC
17


NỘI DUNG
PHẦN THỨ NHẤT : ĐẶT VẤN ĐỀ
PHẦN THỨ HAI 2 : NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận
II . Cơ sở thực tiễn
1- Khái quát chung vè trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Hịa Bình.
2- Tiến hành kiểm tra tình hình và hoạt động tài chính của nhà trường.
2.1- Kiểm tra chứng từ chi hàng tháng hàng quý của nhà trường.
2.2- Kiểm tra các nguồn thu của nhà trường
2.3- Kiểm tra quy tình cấp phát, chi trả tại nhà trường
3- Một số giải pháp
3.1- Làm tốt công tác tư tưởng đối với cán bộ giáo viên công nhân viên và

Trang
1

3
3
3
4
5
5
5

5
5
6

học sinh để mọi thành viên trong nhà trường nắm được tình hình tài chính,
điều kiện, hồn cảnh mới của cơng tác tài chính, từ đó thực hành tiết kiệm,
đoàn kết cùng nhau thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
3.2- Thực hiện việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ.
3.3- Thực hiện một số biện pháp chấn chỉnh hoạt động tài chính.
3.4- Thực hiện điều chỉnh các hoạt động khác của nhà trường nhằm giảm
sức ép về tài chính
4- Kết quả
PHÀN THỨ BA : BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ CƠNG
TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG MUA SẮM TÀI SẢN CÔNG

6
9
10
11
15

TẠI TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH HỊA
BÌNH.

Danh mục tham khảo
1- Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy
định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ
máy, biên chế về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
2- Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính
hướng dẫn thực hiện Nghị định số số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của


18


Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ,
tổ chức bộ máy, biên chế về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
3- Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính quy
định chế độ cơng tác phí, chế độ chi tổ chức Hội nghị đối với các cơ quan nhà
nước và đơn vị sự nghiệp công lập;
4- Công văn số 120/UBND-TCTN ngày 26/01/2011 của Uỷ ban nhân
dân tỉnh Hồ Bình về việc hướng dẫn chế độ chi tiêu đón tiếp khách, chi tiêu
tổ chức hội nghị, hội thảo;
5- Công văn số 121/UBND-TCTN ngày 26/01/2011 của Uỷ ban nhân
dân tỉnh Hồ Bình về việc hướng dẫn chế độ cơng tác phí, chế độ tổ chức các
cuộc hội nghị;
6- Thơng tư số 109/2009/BTC-BGD-ĐT ngày 29/5/2009 hướng dẫn
một số chế độ tài chính đối với học sinh các trường Phổ thơng dân tộc nội trú
và các trường dự bị đại học dân tộc;
7- Thơng tư ssó 59/2008/TT-BGD-ĐT ngày 31/10/2008 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp giáo dục ở các trường
chuyên biệt công lập;
8- Thông tư liên tịch số 50/2008/TTLT-BGD ĐT-BNV-BTC ngày
9/9/2008 hướng dẫn chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các
cơ sở giáo dục công lập;
9- Báo cáo kết quả thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài
chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của trường Phổ
thơng Dân tộc Nội trú tỉnh Hồ Bình qua các năm 2009, 2010, 2011;
10- Báo cáo tóm tắt của Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ ngày 30/3/2012 đã
tổng kết tình hình thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của
Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ,

tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nhiệp công lập.

19


20



×