Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục đạo đức học sinh ở Trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (354.87 KB, 23 trang )

Kinh nghiệm “Giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục đạo đức học sinh ở Trường THCS”

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong một hệ thống tổ chức của các trường THCS, đơn vị được thành lập để
giảng dạy và quản lý học sinh là lớp học. Thực tế cho thấy đặc điểm mỗi lớp học
khác nhau về chất của nó, cho nên việc đòi hỏi người cầm lái điều khiển một con
thuyền ra khơi. Cũng chính như một lớp học người Giáo viên chủ nhiệm không
những là người lái đò, mà là người cha, người mẹ thứ hai, người chỉ huy quản lý
học sinh trong lớp học tập, lao động, giáo dục nhân cách đạo đức sống của các em.
Bên cạnh ấy là những hoạt động quan tâm của các tổ chức, đoàn thể,liên đội, chi
đoàn, hội Cha mẹ học sinh (CMHS) cũng được phối hợp chặt chẽ,kịp thời cũng
nhờ thông qua vai trò và trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm.
Đối với giáo dục phổ thông, người giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò quan
trọng trong việc dạy học và giáo dục học sinh, mặt khác GVCN còn là cầu nối giữa
tập thể học sinh với các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường, có thể nói vai trò
xã hội của người giáo viên chủ nhiệm trở nên lớn hơn nhiều so với chức năng của
người giảng dạy bộ môn.
Thế nhưng trong thực tế cho thấy những quan niệm suy nghĩ sai lầm trong
quá trình làm công tác giáo dục, có những sự việc thực tế đau lòng trong nền giáo
dục nước nhà, có những phương pháp giáo dục học sinh thô bạo, lỗi thời mà nó lại
rơi rớt đối với người làm công tác chủ nhiệm như: giáo viên chủ nhiệm nóng nảy,
áp đặt ,võ đoán đã sai, đuổi học nhiều học sinh mới vi phạm lần đầu, bắt học trò hít
đất trước tập thể lớp, dùng những lời lẽ xúc phạm học sinh, bắt học sinh chép phạt
100 lần bài viết mà học sinh bị điểm kém…Bên cạnh những giáo viên chủ nhiệm
ấy thì có cả những giáo viên chủ nhiệm lớp thường xuyên mặc cho số phận, không
quan tâm đến lớp, thiếu quản lý, không có trách nhiệm với lớp như: không sinh
hoạt 15 phút đầu giờ, không nhắc nhở những trường hợp vi phạm,xử lí qua loa vì
ngại va chạm với phụ huynh … làm cho học vi phạm không thể điều chỉnh hành
vi,sửa chữa sai phạm và các học sinh khác trong tập thể ấy có sự bất mãn hoặc xem
thường việc tuân thủ nội qui nhà trường làm cho tập thể lớp không có vị trí thi đua


cao. Cho nên không giáo dục được học sinh theo chiều hướng tích cực sẽ dẫn đến
Trang 1


Kinh nghiệm “Giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục đạo đức học sinh ở Trường THCS”

các em không phân biệt đúng sai từ đó có những kỹ năng và hành vi ứng xử sai
lệch, đặc biệt trong bối cảnh xu thế xã hội phát triển như hiện nay. Vì vậy đòi hỏi
vai trò của người giáo viên chủ nhiệm vô cùng quan trọng trong việc giáo dục đạo
đức học sinh,hướng dẫn các em hoàn thiện nhân cách của người công dân trong xã
hội mới.
Trước một số việc như thế vì vậy tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Một
số kinh nghiệm trong việc thể hiện vai trò của giáo viên chủ nhiệm THCS đối với
việc giáo dục đạo đức học sinh”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Với thực trạng hiện nay của GVCN lớp trong công tác giáo dục học sinh để
đề ra một phương pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh, góp
phần cho các em có cách nhìn nhận đúng và tự hoàn thiện nhân cách sống của
mình khi đang ngồi trên ghế nhà trường cũng như ra ngoài xã hội.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu quá trình chủ nhiệm lớp.
Do thời gian nghiên cứu có hạn nên tôi đã vận dụng ở lớp 8A3 trường THCS Thị
trấn Tuy phước năm học 2014 – 2015.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu qua thực tế việc giáo dục học sinh đối với giáo viên chủ nhiệm lớp
trong thời gian qua như thế nào.
- Đưa ra một số phương pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh
trong bối cảnh sự phát triển kinh tế - xã hội, nhiều công nghệ kinh doanh chỉ chú ý
đến lợi nhuận cũng như trò chơi Internet thu hút học sinh.
- Đúc kết một số bài học học kinh nghiệm qua việc trải nghiệm từ thực tế đem lại.

5. Phương pháp nghiên cứu
- Trò chuyện với học sinh, phối họp với phụ huynh học sinh và giáo viên bộ môn.
- Quan sát và theo dõi quá trình sinh hoạt tập thể.
- Tham khảo kinh nghiệm của giáo viên chủ nhiệm lâu năm.
- Thu thập thông tin trên các báo cũng như trên Internet.
Trang 2


Kinh nghiệm “Giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục đạo đức học sinh ở Trường THCS”

6. Nội dung của đề tài
Nghiên cứu về kinh nghiệm giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo viên chủ
nhiệm trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS.

B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở pháp lý
Thực tế cho thấy công tác chủ nhiệm không phải là việc đơn giản, có thể tạo
ra đầy đủ những phẩm chất đạo đức cho học sinh. Vì vậy khi nghiên cứu đề tài này
tôi phải dựa vào thực tế việc chủ nhiệm ở trên lớp để nắm rõ đặc điểm, tâm sinh lý
học sinh, về tố chất, tính cách của các em thông qua kết quả hơn 1 năm học.
2. Cơ sở lý luận
Như chúng ta biết để quản lý lớp học, nhà trường cử ra một trong những
giáo viên đang giảng dạy làm chủ nhiệm lớp. GVCN được hiệu trưởng lựa chọn từ
những giáo viên có kinh nghiệm giáo dục, có uy tín với học sinh, được hội đồng
nhà trường nhất trí phân công chủ nhiệm để thực hiện mục tiêu giảng dạy và giáo
dục học sinh trong môi trường thân thiện và tích cực. Như vậy, khi nói đến GVCN
là đề cập đến vị trí, vai trò, chức năng của người làm công tác chủ nhiệm. Nhưng
muốn có được công tác chủ nhiệm tốt người giáo viên phải biết làm gì để tạo nên
uy tín của mình trước học sinh. Bởi vì giữa người giáo viên chủ nhiệm và học sinh

có sợi dây liên kết vô cùng chặt chẽ, nhiều lúc nó là sợi dây vô hình, nhưng ngược
lại nhiều lúc nó lại là sợi dây hữu hình. Nếu người chủ nhiệm phát huy được vai
trò, uy tín, nhân cách sống cho học sinh để đem đến một tập thể vững mạnh cũng
như một người thầy, người cô được các em coi là người cha, người mẹ thứ hai của
mình.
Vì vậy việc phát huy vai trò của người giáo viên chủ nhiệm không phải là
đơn giản mà đòi hỏi tự tận đáy lóng của người lái đò phải vững chãi, dù có bão tố
phong ba nhưng tư chất của người giáo viên chủ nhiệm vẫn kiên định chịu thương,
chịu khó đến một ngày nào đó những đứa con thân yêu tinh thần sẽ đem đến cho
mỗi chúng ta nhiều điều hay mà ở đó, người giáo viên chủ nhiệm sẽ tự kiêu hãnh
Trang 3


Kinh nghiệm “Giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục đạo đức học sinh ở Trường THCS”

lòng mình vì sự nghiệp xây dựng, hoàn thiện nhân cách đạo đức của con người mà
Bác Hồ đã từng nói:
“Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người”
3. Cơ sở thực tiễn:
- Về thuận lợi:
Học sinh trong lớp tôi chủ nhiệm tuy rằng học lực của các em yếu, nhưng thái độ
đạo đức của các em tương đối ổn định. Bên cạnh ấy luôn có sự quan tâm của nhà
trường, giữa GVCN phụ huynh học sinh luôn có sự phối hợp chặt chẽ.
Ngoài ra tài liệu cho tôi nghiên cứu và viết về đề tài này rất trên thông tin.
- Về khó khăn.
Trong những thuận lợi thì hiện tồn tại một số khó khăn nhất định. Học sinh yếu,
tâm sinh lý học sinh thực sự chưa ổn định, công tác chủ nhiệm đôi lúc chưa được
quan tâm đúng mức ảnh hưởng rất lớn đến đề tài nghiên cứu.
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1 - Khái quát phạm vi
Khi nghiên cứu đề tài này tôi chỉ nghiên cứu trong phạm vi học sinh của
trường THCS TT Tuy Phước về công tác chủ nhiệm học sinh lớp 8A3 năm học
2014-2015.
2 - Thực trạng đề tài nghiên cứu.
Trong những năm gần đây sự phát triển kinh tế- Xã hội đã mang lại không ít
những thuận lợi cho công tác chủ nhiệm trong nhà trường. Cơ sở vật chất trang
thiết bị giáo dục của nhà trường ngày một đầy đủ hơn đảm bảo cho việc dạy và
học. Bên cạnh đó sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, đặc biệt là
công nghệ thông tin đã hỗ trợ cho giáo viên và phụ huynh trong việc liên lạc, trao
đổi, nắm bắt nhanh những thông tin cần thiết trong phối hợp giáo dục, đồng thời hỗ
trợ tích cực cho hoạt động dạy của giáo viên trong những giờ lên lớp, trong những
hoạt động tập thể khiến học sinh hứng thú hơn, sự kết hợp giữa, Đội, Đoàn, các tổ
chức trong và ngoài nhà trường. Qua công tác nghiên cứu đề tài này ở khối chủ
Trang 4


Kinh nghiệm “Giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục đạo đức học sinh ở Trường THCS”

nhiệm lớp 8A3, qua thời gian thực hiện việc chủ nhiệm các em có sự tiến bộ nhiều
về văn hóa, giáo dục, kết quả học kỳ I, đầu học kỳ II có sự thay đổi theo chiều
hướng đi lên về học lực, kết quả thi đua cao đánh giá được chất lượng giáo dục chủ
nhiệm ở trên lớp.
Một phần nữa các em ý thức được trách nhiệm nghĩa vụ do giáo viên chủ
nhiệm thường xuyên quan tâm, giúp đỡ động viên các em trong những lúc các em
khó khăn.
Nhưng bên cạnh ấy công tác chủ nhiệm không gặp ít khó khăn thách thức
trong thời đại công nghệ và kinh tế thị trường hiện nay nó đem đến nhiều lợi ích,
nhưng không kém nhiều tiêu cực tác hại như: học sinh đua đòi, chưng diện, xin
điểu, đặt biệt là game online. Chính những vấn đề này ảnh hưởng không ít đến việc

học tập, việc hoàn thành nhân cách, đạo đức của học sinh và gây ra nhiều khó khăn
cho giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục học sinh.
Vì vậy vai trò của người chủ nhiệm đòi hỏi phải có biện pháp để làm tốt
công tác chủ nhiệm của mình.
3 - Nguyên nhân của thực trạng
Do thực tế hiện nay công tác chủ nhiệm chủ yếu là kim nhiệm, thực tế hiện
nay chưa có một khóa đào tạo chính thức nào cho giáo viên chủ nhiệm. Chính vì
vậy không nhiều giáo viên chủ nhiệm thực sự có năng lực, làm chủ yếu bằng kinh
nghiệm của bản thân, cộng với trao đổi học hỏi trong nhà trường. Bên cạnh đó
muốn làm tốt công tác chủ nhiệm đòi hỏi người giáo viên phải có một khóa tìm
hiểu về tâm sinh lý học sinh nhưng điều này chúng ta cũng không có. Ngoài ra số
tiết dành cho GVCN còn quá ít, chưa tương xứng công sức giáo viên đầu tư vào
công tác chủ nhiệm, dẫn đến nhiều giáo viên chưa hăng say với công tác chủ
nhiệm. Nội dung chương trình giảng dạy ôn nặng nề, kiến thức thuần túy, số tiết
giành cho giáo dục công dân còn ít trong khi thực tế Xã hội có nhiều trường hợp
học sinh vi phạm nhiều về đạo đức. Hơn nữa ở lứa tuổi tâm sinh lý của các em
đang phát triển mạnh, các em ngày càng có nhiều nhu cầu hiểu biết, tìm tòi, đua
đòi, thích sự khẳng định mình. Trong khi kiến thức về Xã hội, gia đình, sự hiểu
biết về pháp luật còn hạn chế, nên chiều hướng học sinh hư, lười học, bỏ giờ, vi
Trang 5


Kinh nghiệm “Giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục đạo đức học sinh ở Trường THCS”

phạm đạo đức ngày càng nhiều. Tuy nhiên cũng phải nhìn nhận những thiếu sót về
phía đội ngũ giáo viên chủ nhiệm. Một bộ phận giáo viên chưa nhiệt tình, một
phần do công việc giảng dạy chiếm nhiều thời gian, hiệu quả công tác chủ nhiệm
ít nhiều cũng bị ảnh hưởng. Một số thiếu sót khác là nhiều giáo viên chủ nhiệm
tiến hành công việc của mình theo cảm tính, chưa có phương pháp chủ nhiệm sáng
tạo thích hợp. Có người quá ngiêm khắc, có người qua dễ dãi. Tất cả những vấn đề

trên đều ảnh hưởng đến công tác chủ nhiệm.
Chương III. BIỆN PHÁP GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
NÀY
1 - Cơ sở đề xuất các giải pháp
Việc làm tốt công tác tổ chức lớp học, ngoài việc thực hiện đầy đủ, có chất
lượng cao chức năng, nhiệm vụ của công tác chủ nhiệm, giáo viên chủ nhiệm còn
phải có “Nghệ thuật giáo dục”, nhất là trong cách ứng xử với học sinh mới có thể
giáo dục các em theo chiều hướng tích cực. Nhưng thực tế cho thấy giữa GVCN và
học sinh chưa thực sự đạt hiệu quả cao, các em chưa ý thức tốt các nội quy, quy
chế của nhà trường, chưa có ý thức tự giác điều chỉnh hành vi của mình. Hơn nữa
có GVCN giáo dục học sinh một cách giáo điều, máy móc, chỉ muốn học sinh làm
theo suy nghĩ của mình mà không biết các em đang cần gì.
Xuất phát từ việc chủ nhiệm lớp tốt hơn, đưa học sinh vào một quy tắc nề
nếp chung, thành tích thi đua lớp cao cũng như tạo được một sức mạnh tinh thần
tập thể tốt, tạo một môi trường lành mạnh, thân thiện giữa GV và học sinh để học
sinh hiểu đúng vai trò nhiệm vụ của mình thì đòi hỏi giữa GVCN và học sinh có sự
kết hợp hài hòa với nhau. Đặc biệt GVCN phải tạo được ấn tượng, một tấm gương
sáng, phải là người lãnh xướng, tuyên phong về mọi mặt, biết chia sẻ, thấu hiểu,
nắm được tâm sinh lý của các em để có một phương pháp chủ nhiệm tốt. Có như
vậy thì kết quả chủ nhiệm mới đem lại hiệu quả cao cũng như đã góp phần vì lợi
ích trồng người.

Trang 6


Kinh nghiệm “Giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục đạo đức học sinh ở Trường THCS”

2. Các giải pháp thực hiện.
2.1 Giáo viên phải biết xây dựng kế hoạch chủ nhiệm
Giáo viên chủ nhiệm có nội dung công tác phong phú, đa dạng phức tạp,

toàn diện liên quan đến tất cả các mặt hoạt động của học sinh trong lớp. Vì vậy
phải xây dựng kế hoạch từ ban đầu. Trong kế hoạch phải xác định rõ ràng mục
đích, chỉ tiêu phấn đấu, các biện pháp chính. Đặc biệt chú trọng chiến lược phối
hợp giữa các lực lượng giáo dục để đạt mục đích đề ra, kế hoạch phải phát huy
được mặt mạnh, khắc phục được hạn chế của lớp.
2.2 Tìm hiểu, nắm vững đối tượng giáo dục.
Nhà giáo dục Nga K.D UsinKi đã từng nói. Muốn giáo dục con người về
mọi mặt thì phải hiểu con người về mọi mặt. Vì vậy người giáo viên chủ nhiệm
muốn thực hiện tốt vai trò trước hết phỉa tìm hiểu về tâm sinh lý, cũng như tâm tư
tình cảm của các em học sinh. Kể cả người giáo viên hiểu rõ nắm được hoàn cảnh
gia đình của học sinh mình, cũng như chất lượng đầu vào, trình độ khả năng thích
nghi với môi trường cũng như chất lượng đầu vào, trình độ khả năng thích nghi với
môi trường mới.
* Biện pháp:
- Tìm hiểu học sinh thông qua sơ yếu lý lịch, đây là tài liệu đáng tin cậy.
- Quan sát hành vi của học sinh trong tập thể để tìm ra cá tính riêng của từng em,
nếu thấy vi phạm kịp thời chấn chỉnh.
- Thông qua việc thử nghiệm học sinh trong việc tham gia các hoạt động tập thể
xem thử các em có nhiệt tình không, có ý thức tập thể cao không? Để từ đó nắm
bắt rõ học sinh của mình như thế nào để có thể phân công nhiệm vụ hoặc là điểm
lưu ý nhấn mạnh của giáo viên chủ nhiệm.
2.3 Lựa chọn ban cán sự lớp.
Muốn lựa chọn tốt cán bộ lớp để quản lý lớp đi lên trước hết cần xem xét
học bạ để nắm bắt được học lực cũng như hạnh kiểm của học sinh. Bởi vì ban cán
sự lớp phải là những học sinh có ý thức tổ chức kỷ luật cao, có thái độ học tập tốt
sẽ là nền tảng để vận động lớp làm theo. Nhưng chỉ dựa vào học bạ không thì chưa
đủ mà phải cần căn cứ vào sự tín nhiệm của tập thể lớp qua việc bình bầu dân chủ
trong năm học.
Trang 7



Kinh nghiệm “Giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục đạo đức học sinh ở Trường THCS”

Bên cạnh ấy giáo viên phải biết phân công nhiệm vụ cho cán sự lớp ví dụ
như: nhiệm vụ của lớp trưởng là người điều hành, quản lý toàn bộ các hoạt động
của lớp và từng thành viên trong lớp như: theo dõi đôn đốc lớp thức hiện tốt nội
qui qui chế nhà trường , tổ chức động viên giúp đỡ học sinh gặp khó khăn trong
học tập, đời sống chịu sự điều hành của giáo viên chủ nhiệm, chịu trách nhiệm sinh
hoạt lớp kịp thời phản ánh lên giáo viên chủ nhiệm.
Ngoài ra còn phân công nhiệm vụ rõ ràng cho Chi đội trưởng, lớp phó học
tập và cán sự bộ môn để các em thấy được trách nhiệm mà mình cần phải thực
hiện. Ở đây giáo viên chủ nhiệm cũng nên có sợi dây buộc chặt trách nhiệm của
các em, quy định nếu các em làm tốt thì sẽ như thế nào và thực hiện không tốt thì
chịu trách nhiệm trước tập thể lớp và giáo viên chủ nhiệm.
2.4 Giáo dục học sinh tích cực tự giác, thực hiện nội quy trường
lớp.
Đây là vấn đề khá vất vả, khó khăn, tính tự giác nó phụ thuộc vào ý thức của
mỗi người, nhưng không phải ai cũng thực hiện được đặt biệt là lứa tuổi học sinh
THCS rất hiếu động các em hay tự ý làm theo ý muốn của mình nếu như giáo viên
chủ nhiệm không quan tâm, bám sát theo dõi. Vì vậy để thực hiện tốt việc này đòi
hỏi giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên đến lớp vào đầu buổi học sinh hoạt 15
phút đầu giờ đây là khoảng thời gian giáo viên chủ nhiệm có thể đôn đốc nhắc nhở,
quán triết được học sinh cũng như các em có thói quen sinh hoạt đầu giờ. Ngược
lại nếu như ngày hôm qua đó giáo viên chủ nhiệm không lên lớp được thì bằng mọi
cách phải liên hệ Ban cán sự lớp nhắc nhở, phổ biến nội dung sinh hoạt và qua đây
nắm bắt được tình hình của lớp khi có giáo viên chủ nhiệm cùng sinh hoạt cũng
như không có để từ đó đưa ra biện pháp điều chỉnh hợp lý cho đối tượng lớp của
mình. Đây là việc làm nhìn vào tuy đơn giản, nhưng thực sự nó đem lại hiệu quả
rất lớn cho các em có tính tự giác thì chắc chắn mọi việc sau này đều đơn giản, vị
trí thi đua của lớp sẽ cao mà các em học sinh trong lớp sẽ thấy được người giáo

viên có trách nhiệm với lớp, đây cũng là yếu tố quan trọng tránh sự ỷ y của các em
vì giáo viên chủ nhiệm không quan tâm đến lớp thường xuyên.
Một khi giáo viên chủ nhiệm làm được điều này thì sẽ phát huy được ý thức
tập thể và sẽ tập cho ban cán sự lớp biết cách tự quản khi không có giáo viên chủ
Trang 8


Kinh nghiệm “Giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục đạo đức học sinh ở Trường THCS”

nhiệm khoán trắng giao phó hết cho lớp tạo cho các em có suy nghĩ không đúng về
người giáo viên chủ nhiệm của mình lúc bấy giờ nó lại phản tác dụng đi theo chiều
hướng tiêu cực làm cho lớp nhếu nháo, lộn xộn mà về sau giáo viên chủ nhiệm
khó có thể điều tiết lớp tốt được nữa.
2.5 Nên lập hồ sơ lớp học phải được niêm yết suốt trong sổ đầu bài.
Sơ đồ lớp cũng thể hiện được tính nghiêm túc của lớp học, sự tôn trọng ý
thức tổ chức kỷ luật của giáo viên chủ nhiệm với lớp. Sơ đồ lớp có vị trí vai tro
quan trọng rất lớn cho lớp và giáo viên bộ môn tránh sự lộn xộn, thay đổi vị trí liên
tục, giáo viên dễ quản lý lớp và giáo viên bộ môn tránh sự lộn xộn, thay đổi vị trí
liên tục, giáo viên dễ quản lý lớp. Nhưng khi phân chia chỗ ngoài GVCN cũng cần
lưu ý phải căn cứ vào đạo đức, học lực của học sinh nếu như những em yếu kém cá
biệt mặt yếu, thấp phải cho các em ngồi bàn đầu. Vì đã là học sinh yếu kém cá biệt
mà chúng ta lại đưa các em ra phía sau ngồi thì phản tác đụng, bởi vì các em đã
hiếu động phải ngồi gần vị trí giáo viên dễ quan sát, nhắc nhở kịp thời. và lớp
trưởng nên cho ngồi ở vị trí cuối lớp đễ dễ quan sát và nắm bắt tình hình lớp dễ
dàng hơn.
2.6 Giáo dục học sinh thông qua các hoạt động phong trào của Đội
thiếu niên tiền phong :
Như ta thấy dường như có nhiều nơi, có nhiều giáo viên chủ nhiệm chưa thật
sự nắm bắt và nhiệt tình trong quá trình kêu gọi tinh thần tham gia tập thể của học
sinh, cũng như giáo viên chủ nhiệm rất ủng hộ, quan tâm sâu sắc đến phong trào

tập thể, những trường hợp này thường đưa thi đua lớp đi lên khơi dậy tinh thần sẵn
sàng, ý thức trách nhiệm tốt. Bên cạnh ấy có nhiều trường hợp học sinh muốn làm
gì thì làm có tham gia hay không thì không quan trọng đối với giáo viên chủ
nhiệm. Tuy rằng việc này đơn giản nhưng nó có vai trò rất lớn đối với lớp, với
người cầm lái. Trong những năm chủ nhiệm lớp bản thân tôi luôn hướng dẫn và
quan tâm đến hoạt động tập thể, đôi khi người giáo viên chủ nhiệm là người xông
vào cuộc để học sinh mình thấy được tấm gương để học hỏi. Ví dụ như đội phát
động xới đất trồng cỏ hoặc lao động vệ sinh… nếu như lúc này giáo viên chủ
nhiệm cùng hòa mình vào các em, cùng chung tay chắn chắn hiệu quả công việc rất
cao bởi vì ở phía trước các em có một con người biết sống vì mọi người, vì việc
Trang 9


Kinh nghiệm “Giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục đạo đức học sinh ở Trường THCS”

chung mà người đó lại là giáo viên chủ nhiệm. Tôi nghĩ đơn giản hãy biết sống,
biết lắng nghe, chia sẻ, biết vận động quan tâm mà trước hết là những hoạt động
của tập thể thì mới có thể xóa đi những lối sống chủ nghĩa cá nhân ngày nay của
học sinh hướng các em biết tham gia hoạt động tốt để khuyến khích học sinh hứng
thú.
2.7 Cần phải thực hiện nghiêm túc giờ sinh hoạt cuối tuần của lớp:
Việc tổ chức một tiết sinh hoạt lớp nghiêm túc, có khoa học không phải là
một việc quá khó khăn của một giáo viên chủ nhiệm. Cuộc sống con người có
những lúc thăng trầm, có lúc vui nhưng ngược lại cũng có lúc buồn. Nếu như giữa
người với người cứ đối xử với nhau một cách máy móc, cứng nhắc sẽ không đem
lại hiệu quả gì mà ngược lại nó lại phản tác dụng cũng giống giáo viên chủ nhiệm
với học sinh của mình. Đa số trong tiết sinh hoạt lớp dường như giáo viên chủ
nhiệm hay chỉ trích những việc làm sai trái của học sinh, hết kiểm điểm này rồi đến
kiểm điểm khác, đôi khi giờ sinh hoạt lại trở thành áp lực nặng nề của các em
khiến các em cảm thấy mệt mỏi và chán nản với cách xử lý của giáo viên chủ

nhiệm, cho nên trong giờ sinh hoạt giáo viên chủ nhiệm nên biến giờ thành những
cuộc hội thảo, thảo luận vui đầy ý nghĩa với những chủ đề phù hợp với lứa tuổi học
sinh nhưng mang tính thời sự, cần thiết cho các em như: ước mơ của các em như
thế nào? Làm thế nào để sống ý nghĩa, sống đẹp mỗi ngày… để các em trao đổi với
nhau. Hoặc kể cả những lời phê bình gay gắt bằng một ví dụ minh họa hay một vài
câu chuyện có liên quan để các em tự suy ngẫm, ví dụ như để nhắc các em đi học
đầy đủ, nghỉ học phải viết giấy xin phép ta kể cho các em nghe nhiều chuyện
chẳng hạn như chuyện Bác Hồ khi trở thành một Chủ tịch nước, một lần đi công
tác nước ngoài, Bác đã viết xin giấy phép nghỉ kỳ họp Quốc hội…Đây là câu
chuyện cảm động và đầy thán phục dường như sau đó lớp tôi giảm đáng kể những
trường hợp viết giấy xin phép giả, nghỉ học vô tổ chức. Ngoài ra khi sinh hoạt lớp
bản thân tôi luôn cởi mở với học sinh, có những lúc kết quả cuối tuần làm tôi rất
thất vọng, tôi phê bình lớp để các em nắm được hạn chế của mình để khắc phục,
nhưng sau đó tôi liền thân thiện, nhẹ nhàng với các em để các em thấy được tuy
rằng bản thân mình sai nhưng cô chủ nhiệm vẫn bao dung rộng lượng cho mình cơ
Trang 10


Kinh nghiệm “Giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục đạo đức học sinh ở Trường THCS”

hội, cô vừa là cô nhưng cũng vừa là người thân thiết có thể giúp các em tự điều
chỉnh mình. Thông qua tiết sinh hoạt tôi thường xuyên tâm sự, tìm hiểu tâm tư
nguyện vọng các em như thế nào về các môn học, khó khăn nào là cản trở lớn nhất
của các em, tôi luôn tạo cảm giác yên tâm cho học sinh để các em thấy tin tưởng.
Thực hiện những quy định nhà trường và giáo viên chủ nhiệm. Ngược lại tránh
những trường hợp giáo viên chủ nhiệm chỉ viết chỉ trích những mặt hạn chế mà
không thấy mặt tốt của các em những cách cư xử như thể này vô tình giáo viên chủ
nhiệm đã tạo một bức tường ngăn cách lớn giữa giáo viên chủ nhiệm và tập thể lớp
và chắc chắn vị trí thi đua của lớp khó có thể có thi đua cao.
2.8 Giáo viên chủ nhiệm phải thể hiện vai trò của mình là tấm

gương sáng cho học sinh noi theo :
Trong thực tế giáo viên chủ nhiệm là cán bộ quản lý lớp cho nên người dạy
giỏi và người chủ nhiệm giỏi khác nhau. Ở đây ta thấy một điều vai trò giáo viên
chủ nhiệm rất quan trọng trong quá trình tổ chức dẫn dắt học sinh. Trong lớp học
giáo viên chủ nhiệm là người để các em noi theo, các hành động, cách cư xử của
giáo viên ảnh hưởng rất lớn về quan niệm của học sinh và phụ huynh. Theo tôi
chúng ta muốn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo trước hết phải chú ý đến
tác phong, cách ăn mặc khi lên lớp, trong quá trình giảng bài phải nhiệt tình say mê
hứng thú thì mới tạo và truyền sang cho các em sự thích thú học tập. Giáo viên chủ
nhiệm cũng nên tránh những lời nói miệt thị học sinh như “đồ dốt” hoặc “ngu quá
ngu” như thế giáo viên đã làm mất đi hình ảnh đẹp đẽ của mình. Ngoài ra giáo viên
còn phải biết tôn trọng các em thể hiện qua lời nói, lới nói đi đôi với việc làm. Bên
cạnh ấy giáo viên chủ nhiệm cần phải biết lắng nghe, phải nói những lời hay ý đẹp.
2.9 Giáo viên Chủ nhiệm thể hiện vai trò của mình trong việc kết
hợp nhà trường - gia đình và xã hội.
Chúng ta biết rằng đạo đức, phẩm chất nhân cách của con người được hình
thành và phát triển trong các môi trường, gia đình, nhà trường và xã hội. Lúc sơ
sinh gia đình đóng vai trò chủ động tác động, tuổi mầm non là gia đình và nhà
trường góp phần quyết định. Khi tuổi càng lớn vai trò của gia đình, nhà trường và
xã hội có sự chuyển hóa cho nhau. Vì vậy muốn giáo dục tốt 1 con người, 1 học
sinh phải kết hợp chặt chẽ với gia đình.
Trang 11


Kinh nghiệm “Giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục đạo đức học sinh ở Trường THCS”

Nhà trường, gia đình và xã hội có vai trò giáo dục khác nhau với sự hình
thành và phát triển phẩm chất đạo đức, lối sống của học sinh. Trong mối hệ đó thì
nhà trường được coi là trung tâm, chủ động định hướng trong việc phối hợp với gia
đình và xã hội. Nhà trường là môi trường giáo dục toàn diện nhất, hiệu quả nhất,

hội tụ đủ những yếu tố cần thiết để có thể huy động sức mạnh giáo dục từ phía gia
đình và xã hội.
Hiện nay tồn tại một thực trạng là các tệ nạn xã hội đang len lỏi xâm nhập
vào nhà trường học không ngừng ảnh hưởng đến đạo đức và lối sống của học sinh.
Thực tiễn cuộc sống, nhất là cuộc sống xã hội đang có các nhân tố của kinh tế thị
trường tác động đến nhà trường. Xã hội ô nhiễm, luồng văn hóa ngoại lai, đồi trụy,
bạo lực đang tác động mạnh mẽ đến tuổi trẻ. Có những trường hợp lôi kéo dẫn đến
học sinh phải bỏ học, có những học sinh mang biệt danh là cá biệt, những học sinh
này ít nhiều đều ảnh hưởng đến giáo viên chủ nhiệm, vị trí thi đua của lớp. Mọi
vấn đề trong lớp dường như giáo viên chủ nhiệm thường là người đứng ra giải
quyết mọi chuyện do học sinh gây ra, nhưng chỉ ở mức độ nhắc nhở, khuyên bảo
còn đối với học sinh cá biệt phải răng đe, xử phạt đôi khi cả việc hù dọa, nhưng
hầu hết hậu quả chỉ mang tính tức thời, rồi đâu lại vào đó, học sinh vẫn như cũ vì
giáo viên không hiểu được nguyên nhân xuất phát từ tâm sinh lý với lứa tuổi hiếu
động.
Cũng có giáo viên chủ nhiệm thường xuyên mời phụ huynh, hoặc kể cả đến
nhà riêng với mong muốn gia đình kết hợp cùng nhà trường để giáo dục cho các
em tốt hơn, có phụ huynh thì quan tâm phối hợp tốt với nhà trường, có những phụ
huynh thì bất lực trước đứa con của mình.
Với những trường hợp học sinh thường được gọi là học sinh cá biệt, ám chỉ
học sinh khó giáo dục, hư hỏng, quậy phá, đánh lộn, trộm cắp,…hoặc kể cả không
chép bài, làm bài. Học sinh cá biệt đa số là các con em có khiếm khuyết về tâm lý,
tăng động có những hành động bất thường nhưng là giáo viên chủ nhiệm chúng ta
phải tìm hiểu nguyên nhân vì sao lại như thế bởi vì không phải tự nhiên mà trẻ lại
như thế và giáo viên chủ nhiệm đừng vội vã gắn cho trẻ là cá biệt mà nhìn trẻ bằng
một ánh mắt không thiện cảm. Có rất nhiều lý do trẻ trở thành cá biệt. Chẳng hạn
Trang 12


Kinh nghiệm “Giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục đạo đức học sinh ở Trường THCS”


như : những vết thương do người lớn đem lại, gia đình khó khăn, một số em bị
bệnh về tâm lý và một số trẻ ham chơi, học kém chán nãn không muốn học trở nên
nghịc phá, bỏ học….Trước những trường hợp như thế này thì giáo viên chủ nhiệm
cần phải làm gì.
Mọi học sinh “cá biệt” tuy rằng có những lúc ngỗ nghịch nhưng các em điều
là những con người có mặt tốt và mặt hạn chế, nếu trẻ đã hư hỏng vì lý do nào đó
mà chúng ta cứ phát lờ, không quan tâm đôi khi tạo khoảng cách thì trẻ càng ngỗ
ngược hơn. Vì vậy trong tâm lý học luôn khuyên giáo viên chủ nhiệm kể cả bậc
cha mẹ phải đối xử với nhau như con người với nhau. Đặc biệt là giáo viên chủ
nhiệm là nơi mà các em có thể gởi trọn niềm tin, rất muốn giáo viên chủ nhiệm
quan tâm chia sẽ, trước hết chúng ta hãy thương yêu học sinh, cố gắng để giúp trẻ
vượt qua những biến cố, những vấn đề xảy ra trong quá trình sống và nó trở thành
vết thương tâm lý khó phai mờ trong tâm hồn học sinh. Giáo viên chủ nhiệm cần
có nề nếp kỉ cương học sinh tự nhận thức, tự điều chỉnh mình trong những nội quy,
quy chế mà các em có quyền đóng gớp một cách dân chủ, tuân theo tập thể và cống
hiến cho tập thể đây chính là một trong những chuẩn mực, điều kiện giáo dục học
sinh.
Tổ chức vận động gia đình, các đoàn thể xã hội cùng phối hợp để có thể giáo
dục các em. Bởi vì đây là sự liên kết quan trọng để giáo dục trẻ. Trong lớp tôi chủ
nhiệm lớp 8A3, có hai trường hợp phải nói là cá biệt các em thường xuyên bỏ học,
chơi game, thế chấp xe đạp nhiều lần, có lần cả hai cùng rủ nhau trốn học đi chơi,
uống rượu cả hai ngày liền . Nói chung gia đình rất có điều kiện nhưng điều bất lực
trước con mình, bản thân là giáo viên chủ nhiệm của hai em tôi quyết tâm bằng
mọi cách phải lôi kéo các em tiếp tục học và trở thành một em học sinh ngoan,
muốn làm việc này trước hết bản thân tôi thường xuyên tâm sự nói chuyện riêng
với hai em trên cơ sở là những người thân nhau, để nắm bắt thông tin xem thử các
em có mong ước, suy nghĩ như thế nào, sau đó tôi lại tiếp tục tìm hiểu thêm về bạn
mà các em đã từng học chung và tìm hiểu hoàn cảnh gia đình. Tôi rất thường
xuyên liên hệ và đến nhà các em để cùng chia sẽ tìm hiểu thêm về thông tin hai

em. Nhưng đều đáng nói ở đây trường hợp của hai em tôi ít khi nào dùng những lời
Trang 13


Kinh nghiệm “Giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục đạo đức học sinh ở Trường THCS”

nặng nề để nói trước lớp, tôi hay nói những lời lẽ tình cảm, tế nhị, tỏ ra quan tâm,
khen chê đúng mực. Kể cả hai em từng lấy cắp máy tính và tiền các bạn trong lớp,
những việc lấy cắp máy tính và các em bị lấy nhận lại nhưng không biết ai đã lấy
tiền và máy tính của mình. Chỉ có giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh mới biết, bởi
vì tôi muốn cho các em cơ hội sữa đổi và tôi biết các em không phải là người xấu,
mà nguyên nhân dẫn đến những hành động sai trái đó là do xã hội bên ngoài đã lôi
kéo các em, các cư xử của tôi trong hai trường hợp trên đem lại hiểu quả rất lớn mà
tôi cảm thấy rất hạnh phúc bởi mình đã tạo điều kiện và giúp các em hiểu được giá
trị cuộc sống đích thực nên làm gì, điều mà tôi vui hơn nữa là kết quả cuối năm
học một trong hai em trở thành một học sinh khá.
Vì vậy theo tôi ngoài việc kết hợp gia đình nhà trường và xã hội ra, một vấn
đề rất quan trọng mà chúng ta có thể giải quyết ổn thỏa với những học sinh hơi cá
biệt trong lớp đó chính là giáo dục bằng tâm lý. Tôi nghĩ điều này ít giáo viên chủ
nhiệm chúng ta nghĩ đến, có những lúc chúng ta chỉ biết trách các em, phê phán
một cách quá đáng trước tập thể thì không bao giờ trẻ có sự tiến bộ được. Vì vậy
muốn giáo dục học sinh cá biệt đều quan trọng là phải tạo được mối quan hệ gần
gũi, cảm thông giữa thầy và trò, tạo được sự nhẹ nhàng thỏa mái khi các em đến
lớp. Muốn vậy giáo viên chủ nhiệm không chỉ đứng ở cương vị người thầy mà phải
biết lắng nghe các em nói, nhập vai tìm hiểu tâm tư của các em, tạo cho các em
cảm giác được chia sẻ, thông cảm giúp đỡ có người hiểu mình, có sự tôn trọng ở
đó tôi nghĩ chắn chắc các em sẽ sữa chữa, khuyết điểm phấn đấu vươn lên. Khi
giáo viên chủ nhiệm chỉ biết nói những lời lên lớp với giọng điệu miệt thị, coi
thường và kể cả những lời xúc phạm nhân phẩm đến trẻ coi trẻ như đồ vô dụng
mỗi tiết sinh hoạt lớp là gọi trẻ đó đứng lên dùng không biết bao nhiêu lời chỉ triết.

Tôi biết được có một số học sinh hiện tôi đang dạy, cũng hơi bướng bỉnh các em
tâm sự “ thầy” của em không phải là người thầy mà em tôn trọng mà em cảm thấy
chán nản mệt mỏi khi đến lớp, bởi vì thầy hay dùng những lời lẽ xem thường đôi
khi có cả hành động vi phạm tư cách nhà giáo… mà hành vi của người thầy này
thường lặp đi lặp lại nhiều lần, ở đây chúng ta thấy được không phải cứ dùng lời
xúc phạm, xử lý nặng nhất, hoặc đưa các em ra trước tập thể để phê bình là các em
Trang 14


Kinh nghiệm “Giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục đạo đức học sinh ở Trường THCS”

lo sợ, mà nếu có sợ đi chăng nữa thì các em sợ ảnh hưởng tới học tập, nhưng sâu
thẩm các em không sợ giáo viên chủ nhiệm của mình.
Hơn nữa trong một lớp bao giờ cũng có em hoàn cảnh khá giả, có những em vô
cùng khó khăn, có những em gia đình không hạnh phúc chúng ta phải nắm bắt tâm
lý những trường hợp này, đùng nên khi trẻ này vi phạm chúng ta chỉ biết la các em
vi phạm mà không tìm hiểu nguyên nhân, vô tình giáo viên chủ nhiệm tạo cho trẻ
mất đi niềm tin về phía trước. Ngoài ra để tạo không khí cởi mở trong tập thể lớp
và cũng để giúp cho mình hiểu học sinh hơn, tôi thường dành thời gian trong tiết
sinh hoạt lớp để trò chuyện, thảo luận chia sẻ những khó khăn trong học tập của
các em, tôi luôn cố gắng tạo niềm tin cho trẻ tổ chức những buổi sinh hoạt liên
hoan trong các dịp lễ để trẻ đoàn kết, gần gũi với nhau hơn. Nhưng khi tổ chức các
buổi liên hoan, dã ngoại tôi đều hỏi ý kiến của phụ huynh học sinh để tránh ảnh
hưởng những việc bất ngờ xảy ra.
3. Kết quả
Sau khi thực hiện những biện pháp tôi với lớp 8A3 đến cuối học kỳ I và
đầu học kỳ II năm học 2014-2015 lớp đạt được kết quả đáng khả quan.
Việc nề nếp của các em dần ổn định, các em có tinh thần trách nhiệm cao, có
những lúc giáo viên chủ nhiệm không đến lớp nhưng các em vẫn tự quản lý tốt và
mọi vấn đề hoạt động cấp trên lớp cũng tự làm nhanh chóng, nó đã ảnh hưởng rất

lớn đến kết quả thi đua của lớp. Trẻ đã có thói quen duy trì hình thức sinh hoạt 15
phút đầu giờ với nhiều chủ để khác nhau mà đầu tuần giáo viên chủ nhiệm đã
thông báo đưa kế hoạch cụ thể cho các ban cán sự lớp.
Điều quan trọng nữa là học sinh mà đã được bố trí theo sơ đồ lớp các em
không dám tự ý đổi chỗ, những học sinh yếu kém ngồi bàn đều được thầy cô bộ
môn quan tâm các em có sự tiến bộ vượt bậc, nó giúp cho trẻ bỏ đi thói quen thụ
động, ỷ lại, dựa dẫm, trong thi cử giảm bớt đi sự không nghiêm túc. Sự phối hợp
giữa giáo viên chủ nhiệm và gia đình, nhà trường, xã hội đã đem lại hiệu quả cao
trong công tác giáo dục đạo đức cho các em, học sinh cá biệt không còn tồn tại,
nguy cơ bỏ học cũng không. Ví dụ : 2 học sinh, em Trần Lê Ngọc Thanh và em
Nguyễn Trọng Đức không còn ham chơi và bỏ học nữa.
Trang 15


Kinh nghiệm “Giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục đạo đức học sinh ở Trường THCS”

Trong học kỳ I của năm học này lớp 8A3 đạt được những thành tích như
sau:
- Giải ba Bông hoa điểm 9, điểm 10
- Giải nhất Vở sạch chữ đẹp
- Giải Khuyến khích Thi Nghiên cứu khoa học trong học sinh
- Kết quả xếp loại :Chi đội mạnh
Đặc biệt nữa là ở đầu năm học kỳ I môn Tiếng Anh lớp 8A3 xếp loại yếu rất nhiều,
nhưng tôi đã xin ý kiến chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường phối hợp với Cô
Nguyễn Thị Hoàng Oanh giáo viên môn phụ đạo môn Tiếng Anh cho lớp những
kiến thức căn bản của môn Tiếng Anh và theo dõi qua đầu học kỳ II các em đã có
sự tiến bộ hơn thông qua các bài kiểm tra định kỳ và khảo sát chất lượng giữa học
kỳ II .

C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận
Như chúng ta biết để làm tốt công tác chủ nhiệm không phải là việc đơn
giản vì đây là việc giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách của các em và tôi thấy
rằng giáo dục học sinh thành công hay thất bại nó còn phụ thuộc vào những yếu tố
khác. Chúng ta không nên áp dụng rập khuôn máy móc bất kỳ một phương pháp
giáo dục tiên tiến nào bởi lẻ sản phẩm đây chính là con người. Tuy nhiên điều cơ
bản nhất là giáo viên chủ nhiệm phải tạo được uy tín với học sinh và đồng nghiệp
về năng lực chuyên môn và tư cách đạo đức, tác phong trong công việc có năng lực
thực sự chủ đạo, dám nghĩ, dám làm đi trước, xứng đáng là con chim đầu đàng là
yếu tố lớn lao, tạo nên sự thành công hay thất bại ở mỗi học sinh, lớp học.
Bên cạnh chỉ có thể trở thành giáo viên chủ nhiệm tốt khi thực sự là một tấm
gương mẫu mực, trong sáng trong cuộc sống, giải quyết tốt các mối quan hệ
không chỉ đối với học sinh chủ nhiệm mà còn với gia đình với mọi người nơi cư
trú. Có thể thấy mọi cử chỉ, cách ăn mặc, nói năng, đi đứng, cách đối xử với mọi
người khi có mặt học sinh và không có mặt học sinh đều ảnh hưởng đến nhân cách
Trang 16


Kinh nghiệm “Giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục đạo đức học sinh ở Trường THCS”

giáo viên chủ nhiệm đối với học sinh. Cho nên có những trường hợp có một số
giáo viên chủ nhiệm chưa nhìn nhận đúng vấn đề này là một nguyên nhân tạo nên
sự xem thường , không tôn trọng của học sinh đối với giáo viên chủ nhiệm. Đặc
biệt trong bối cảnh xu thế quốc tế hóa có nhiều biến động nếu giáo viên chủ nhiệm
nắm chặt tay lái sẽ hướng được học sinh của mình đi cho đúng hướng, tránh đi
những hành vi sai trái, vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức, xem thường đạo lý làm
ảnh hưởng rất lớn đến xã hội và môi trường sư phạm.
Nói tóm lại người giáo viên chủ nhiệm phải là người mẫu mực thực sự là
tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Nhưng để thu hút được học sinh và giáo
dục được các em đòi hỏi mọi giáo viên chủ nhiệm phải có tấm lòng, sự nhiệt tình,

trách nhiệm và kể cả tình thương học trò đôi khi xem các em như là con, là em, là
cháu của mình để giáo dục. Ngược lại nếu chúng ta làm việc mà không có cái tâm
của người thầy thì không bao giờ làm tốt vai trò của giáo viên chủ nhiệm và khó
hình thành, định hình nhân cách cho học sinh. Vậy chữ Tâm có được trong mọi
người nói chung và mọi người thầy (cô) nói riêng chắc chắn sẽ gặt hái được nhiều
thành công. Tuy rằng công tác chủ nhiệm không phải là việc ngày một ngày hai là
làm được, nó là cả một quá trình gian nan vất vả đầy khó khăn với những học sinh
mà gia đình không quan tâm, không chịu phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, nhưng
tôi nghĩ ai yêu nghề, yêu trẻ hết lòng vì trẻ, luôn cho trẻ có cơ hội để sữa sai, quan
tâm, động viên, giúp đỡ, tránh đi những lời nói thiếu sự tôn trọng có vẻ khinh miệt
trẻ thì việc chủ nhiệm sẽ thành công.
2. Kiến nghị
Qua thực tế nghiên cứu đề tài này tôi thấy rằng mọi giáo viên chủ nhiệm
cũng như giáo viên bộ môn, chúng ta cùng nhau giáo dục đạo đức cho các em,
cùng nhau tăng cường kiểm tra sĩ số trên lớp, giải quyết nghiêm, hợp lý những
trường hợp vi phạm, tránh làm qua loa, lời nói phải đi đôi với việc làm đừng tạo
nên sự xem thường của trẻ với giáo viên, nói nhưng không làm và thường xuyên
mất chữ tín với học sinh.
Ngoài ra các cấp lãnh đạo quan tâm sâu sắc động viên kịp thời, chấn chỉnh
lại những giáo viên chủ nhiệm có thái độ, hành vi đạo đức không tốt, chưa thật sự
Trang 17


Kinh nghiệm “Giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục đạo đức học sinh ở Trường THCS”

nhiệt tình trong công tác chủ nhiệm, không quan tâm đến lớp nhưng khi học sinh
có lỗi vi phạm thì không tiết lời chỉ trách trẻ. Bên cạnh đó cũng nên xem xét xếp
loại thi đua nghiêm túc, công bằng cho giáo viên chủ nhiệm, đối với giáo viên chủ
nhiệm có tâm nhưng lại chủ nhiệm những lớp học sinh quá yếu và giáo viên chủ
nhiệm với lớp có nhiều học sinh khá giỏi. Có như thế thì phân công chủ nhiệm lớp

mọi giáo viên sẽ thấy được trách nhiệm của mình.
Trên đây là một vài ý kiến, kinh nghiệm của tôi trong quá trình làm công tác
chủ nhiệm tôi muốn viết ra để cùng quý thầy cô chia sẻ với những trăn trở cùng tôi.
Tôi nghĩ rằng con người không ai hoàn hảo cũng như bài viết của tôi rất mong
nhận được sự gớp ý quý báu của Hội đồng xét duyệt sáng kiến kinh nghiệm cùng
các đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Tuy Phước, ngày 10 tháng 03 năm 2015
Người viết

Nguyễn Thị Thu Nhi

Trang 18


Kinh nghiệm “Giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục đạo đức học sinh ở Trường THCS”

ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT NHÀ TRƯỜNG
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Trang 19


Kinh nghiệm “Giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục đạo đức học sinh ở Trường THCS”

ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT PHÒNG GIÁO DỤC TUY
PHƯỚC
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

Trang 20


Kinh nghiệm “Giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục đạo đức học sinh ở Trường THCS”

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tâm lý học đại cương – Hà Nội 1995
2. Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục – Hà Nội 1996
3. Wedsite : http//www.edu.net.vn


Trang 21


Kinh nghiệm “Giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục đạo đức học sinh ở Trường THCS”

MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................................2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................................2
6. Nội dung của đề tài..............................................................................................................3

B. NỘI DUNG..........................................................................................................3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU..........................3
1. Cơ sở pháp lý.......................................................................................................................3
2. Cơ sở lý luận........................................................................................................................3
3. Cơ sở thực tiễn:....................................................................................................................4
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU...................................................4
1 - Khái quát phạm vi..............................................................................................................4
2 - Thực trạng đề tài nghiên cứu..............................................................................................4
3 - Nguyên nhân của thực trạng ..............................................................................................5
Chương III. BIỆN PHÁP GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NÀY.................6
1 - Cơ sở đề xuất các giải pháp................................................................................................6
2. Các giải pháp thực hiện.......................................................................................................7
3. Kết quả.....................................................................................................................15

C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..........................................................................16
1. Kết luận .............................................................................................................................16

2. Kiến nghị............................................................................................................................17
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT NHÀ TRƯỜNG...............................................19
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT PHÒNG GIÁO DỤC TUY PHƯỚC...............20
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................21


PHÒNG GD&ĐT TUY PHƯỚC
TRƯỜNG THCS TT TRẤN TUY PHƯỚC
----    ----

KINH NGHIỆM
Đề tài:

KINH NGHIỆM GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM
TRONG VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH Ở
TRƯỜNG THCS

Người thực hiện : Nguyễn

Thị Thu Nhi

TuyPhước, tháng 03 năm 2015



×