Tải bản đầy đủ (.docx) (91 trang)

Các nhân tố tác động đến hiệu quả huy động vốn dài hạn trong doanh nghiệp kinh doanh bất động sản niêm yết việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (614.08 KB, 91 trang )

1

MỤC LỤC


2

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
BĐS
CCV
CPƯĐ
CR
CTCP
DN
DNBĐS
DNKDBĐS
KDBĐS
LNST
LP
LS
MH
NDH
NHNN
NHTM
NNH
NV
P/B
Std.Dev
TN
TSDN
TSNH


TTBĐS
TV
VCSH
VDH

Bất động sản
Cơ cấu vốn
Cổ phiếu ưu đãi
Hệ số thanh toán hiện thời
Công ty cổ phần
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp bất động sản
Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản
Kinh doanh bất động sản
Lợi nhuận sau thuế
Lạm phát
lãi suất
Mô hình
Nợ dài hạn
Ngân hàng nhà nước
Ngân hàng thương mại
Nợ ngắn hạn
Nguồn vốn
Giá trị thị trường trên giá trị sổ sách
Độ lệch chuẩn
Tổng nợ
Tài sản dài hạn
Tài sản ngắn hạn
Thị trường bất động sản
Tổng nguồn vốn

Vốn chủ sở hữu
Vốn dài hạn

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1
Bảng 4.1
Bảng 4.2
Bảng 4.3

Danh sách các biến có trong mô hình
Các chỉ số liên quan tới vốn dài hạn ngành BĐS. (Đơn vị:%)
Thống kê mô tả biến CCV
Thống kê mô tả biến CR

Trang
52
58
61
62


3

Bảng 4.4
Bảng 4.5
Bảng 4.6
Bảng 4.7
Bảng 4.8
Bảng 4.9
Bảng 4.10

Bảng 4.11
Bảng 4.12
Bảng 4.13
Bảng 4.14
Bảng 4.15
Bảng 4.16
Bảng 4.17
Bảng 4.18
Bảng 4.19
Bảng 4.20
Bảng 4.21

Thống kê mô tả biến P/B
Thống kê mô tả biến Lnsize
Thống kê mô tả biến GDP
Thống kê mô tả biến LP
Thống kê mô tả biến LS_1t
Thống kê mô tả biến Ls_6t
Thống kê mô tả biến Ls_12t
Kết quả chạy mô hình đầy đủ các biến theo Pooled regression
model
Hausman Test với hàm đầy đủ biến.
Kết quả hồi quy theo RANDOM EFFECT MODEL
Ma trận độ tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình
Các cặp biến có độ tương quan cao
Hausman Test mô hình hiệu chỉnh
Hồi quy mô hình đã hiệu chỉnh bằng Random Effect Model
Ước lượng khoảng tin cậy.
Kết quả hồi quy MH3
Kết quả hồi quy mô hình 4.

Bảng biến thiên hàm hồi quy mẫu MH4.

Bảng 4.22 Kết quả hồi quy LNST/VDH theo LP
Bảng 4.23 Hồi quy LNST/VDH theo LS_1t.
Bảng 4.24 Hồi quy LNST/VDH theo LS_6t

62
63
63
64
65
66
67
69
70
71
73
73
75
75
76
81
81
82
83
84
84

DANH MỤC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ
4.1
Biểu đồ
4.2
Biều đồ
4.3
Biểu đồ
4.4
Biểu đồ
4.5

Các chỉ số liên quan đến VDH xét trên quy mô cả ngành BĐS

Trang
60

Tốc độ tăng trưởng GDP qua các năm giai đoạn 2008-2014.

64

Lạm phát qua các năm trong giai đoạn 2008-2016

65

Lãi suất tiền gửi 1 tháng quan các năm giai đoạn 2008-2014

66

Lãi suất tiền gửi 6 tháng qua các năm trong giai đoạn 20082014.


67


4

Biểu đồ
4.6
Biểu đồ
4.7

Lãi suất tiền gửi 12 tháng qua các năm trong giai đoạn 20082014
Tăng trưởng tổng tài sản trung bình của các DNKDBĐS giai
đoạn 2008-2014

68
79


5

LỜI NÓI ĐẦU
Như chúng ta đã biết, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì điều
quan trọng nhất là phải biết cách huy động và sử dụng vốn một cách hiệu quả.
Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản (BĐS) là doanh nghiệp hoạt động trong một
ngành nghề đặc thù, trong đó doanh nghiệp cần một nguồn vốn ban đầu rất lớn,
thời gian đầu tư kéo dài, các dự án cần một thời gian nhất định để tạo doanh thu, do
đó nhu cầu về vốn dài hạn của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản là rất cao.
Hiểu được các nhân tố tác động đến hiệu quả huy động vốn dài hạn sẽ giúp cho các
nhà quản trị doanh nghiệp lựa chọn các phương án huy động vốn dài hạn phù hợp,
từ đó mà sự hiểu biết về vấn đề này có thể trở thành tiêu thức đánh giá khả năng

quản trị, tầm nhìn của nhà quản trị doanh nghiệp. Vì lẽ đó, việc nghiên cứu về các
nhân tố tác động đến hiệu quả huy động vốn dài hạn trong doanh nghiệp là một vấn
đề cần thiết phải nghiên cứu kỹ lưỡng bằng phương pháp nghiên cứu định lượng để
giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp có một cái nhìn thực tế, đáng tin cậy nhằm
vận dụng vào thực tiễn quản trị trong hoạt động huy động và sử dụng vốn.
Thị trường BĐS Việt Nam chính thức được hình thành từ năm 1993, sau khi
luật đất đai cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Có thể khẳng định một
điều rằng, kinh tế BĐS là một thành phần kinh tế chiếm tỷ trọng lớn trong GDP,
nắm khối lượng tài sản lớn, có vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc
dân. Trong giai đoạn hiện nay, sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta đang có
nhiều nút thắt tăng trưởng, trong đó nút thắt “thị trường bất động sản trì trệ” có thể
xem như là nút thắt “gốc” và tác động tiêu cực đa dạng nhất. Nút thắt này không
chỉ làm tổn hại đến vai trò, vị thế của ngành, đẩy hàng loạt doanh nghiệp bất động
sản vào nguy cơ phá sản, ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của hàng vạn lao
động trong ngành; mà nó còn ngăn cản việc nền kinh tế nước ta trở thành nền kinh
tế thị trường vận hành thông suốt và đầy đủ. Nó còn là nguyên nhân cơ bản làm nợ


6

xấu trong hệ thống ngân hàng thương mại gia tăng nhanh chóng và không ngừng
bởi sự mất giá và khó phát mãi khối tài sản thế chấp bằng bất động sản. Bên cạnh
đó, nó còn tạo ra tâm lý thận trọng trong giới tín dụng, khiến các doanh nghiệp khó
khăn hơn trong việc tìm vật đảm bảo để vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh,
đồng thời làm cho vấn nạn vốn huy động bị ứ động trong các ngân hàng thương
mại thêm trầm trọng. Ngoài ra, nó còn gây ra nhiều tác động xấu đối với các doanh
nghiệp và các ngành sản xuất liên quan như sản xuất và cung cấp vật liệu xây dựng,
đồ nội thất… Chính vì vậy, trong vài năm gần đây, hàng loạt chuyên gia, hàng loạt
đề tài đã đi sâu vào lĩnh vực này, hòng tìm kiếm từng bước tháo gỡ nút thắt này,
nhằm đưa thị trường bất động sản quay trở lại quỹ đạo phát triển, theo hướng thúc

đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Để rồi cuối cùng, hầu hết các ý kiến đều cho
rằng: vấn đề nan giải nhất chung quy dồn về là giải pháp vốn, mà nhất là vốn dài
hạn cho thị trường bất động sản. Vì lẽ đó, gói hỗ trợ 30.000 tỷ được triển khai, ngân
hàng Xây dựng được thành lập, đâu đó nhiều người tâm huyết đang đề nghị triển
khai gói hỗ trợ liên kết 4 nhà (nhà băng, nhà sản xuất vật liệu xây dựng, nhà xây
dựng, nhà phân phối) 50.000 tỷ… với khâu trọng tâm là tăng vốn cho các doanh
nghiệp bất động sản. Song trong thực tế, việc tập hợp được nguồn vốn đó, cũng
như việc làm sao sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất để dung hòa quyền lợi
giữa nhà cung cấp vốn, với các nhà sản xuất, xây dựng, với lợi ích của người tiêu
dùng (mua nhà) và lợi ích quốc gia – lại là một thách thức không hề nhỏ.
Vậy đâu là các tác nhân cơ bản chi phối tiến trình huy động và sử dụng vốn
dài hạn tại các doanh nghiệp bất động sản? Các nhân tố đó hiện tại đang tác động
mạnh, yếu như thế nào? Cần có các điều chỉnh ra sao để có thể mang lại hiệu quả
toàn cục, lâu dài cho nền kinh tế mà các chủ thể khác nhau, có liên quan có thể
chấp nhận được?... Trăn trở với các vấn đề đó, kết hợp với việc hiện nay, các vấn
đề mang tính lý thuyết có liên quan vẫn chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ và
toàn diện, từ đó gây nhiều khó khăn cho các nhà hoạch định chính sách cũng như


7

các nhà quản lý tài chính doanh nghiệp; thêm nữa, nhận thấy rằng, các doanh
nghiệp kinh doanh BĐS niêm yết là các doanh nghiệp lớn và là loại hình doanh
nghiệp có khả năng tiếp cận tốt nhất với các kênh huy động vốn trên thị trường tài
chính nên tập thể chúng em đã chọn và đăng ký thực hiện đề tài “Các nhân tố ảnh
hưởng đến hiệu quả huy động vốn dài hạn trong doanh nghiệp kinh doanh BĐS
niêm yết Việt Nam”, nhằm đóng góp một chút công sức vào việc gỡ dần một nút
thắt bức xúc, vì sự phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước.



8

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu
1.

Tính cấp thiết của đề tài.
Tại Việt Nam, thị trường BĐS Việt Nam chính thức được hình thành từ năm

1993, sau khi luật đất đai cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Có thể
khẳng định một điều rằng, kinh tế BĐS là một thành phần kinh tế chiếm tỷ trọng
lớn trong GDP, nắm khối lượng tài sản lớn, và có vai trò đặc biệt quan trọng trong
nền kinh tế quốc dân khi sự phát triển của nó kéo theo sự phát triển của thị trường
lao động, thị trường vật liệu xây dựng, thị trường tài chính. Tuy nhiên, kể từ khi
khủng hoảng tài chính, kinh tế năm 2008 nổ ra, thị trường BĐS thế giới cũng như
Việt Nam lao dốc trầm trọng, thị trường ảm đạm, hàng hóa BĐS giao dịch trì trệ,
điều này dẫn tới hàng loạt hệ lụy cho nền kinh tế như làm gia tăng thất nghiệp, thị
trường vật liệu xây dựng ảm đạm, nợ xấu trong hệ thống ngân hàng tăng cao, khả
năng phát mại tài sản đảm bảo bằng BĐS thấp, gia tăng tính thận trọng cho nhà đầu
tư, dẫn tới nguồn vốn trong nền kinh tế lưu thông chậm chạp, cản trở nền kinh tế
Việt Nam trở thành nền kinh tế thị trường vận động thông suốt. Nhận thấy vai trò
to lớn của thị trường này, các nhà làm chính sách đã nghiên cứu để tìm ra cách để
gỡ nút thắt cho thị trường, và kết luận là vấn đề quan trọng nhất là khai thông
nguồn vốn cho thị trường, mà chủ thể năng động nhất cần được khai thông nguồn
vốn là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, bởi lẽ, đầu tư kinh doanh bất động
sản cần một nguồn vốn ban đầu lớn, thời gian đầu tư dài, các dự án luôn cần một
thời gian dài để tạo nên doanh thu và thu nhập, trong khi hầu hết các doanh nghiệp
có khả năng tài chính yếu và phải đầu tư dàn trải.
Trong tờ trình của bộ xây dựng gửi lên thủ tướng chính phủ vào tháng 6 năm
2014 đề nghị phê duyệt chiến lược phát triển thị trường BĐS thì có mười nguyên
nhân khiến thị trường này yếu kém, trong đó nguyên nhân quan trọng được đề cập

là quy mô và độ ổn định của nguồn vốn cho thị trường. Trên thực tế, quy mô vốn,


9

đặc biệt là vốn dài hạn của doanh nghiệp kinh doanh BĐS hiện nay quá nhỏ so với
nhu cầu đầu tư. Bởi vậy mà gói 30.000 tỷ VNĐ ra đời, và gói hỗ trợ liên kết 4 nhà
(nhà băng, nhà sản xuất vật liệu xây dựng, nhà xây dựng, nhà phân phối) 50.000
tỷ… với khâu trọng tâm là tăng vốn cho các doanh nghiệp bất động sản đã được đề
xuất. Như vậy, rõ ràng hiệu quả huy động vốn có dài hạn có vai trò rất quan trọng
trong quá trình phát triển của doanh nghiệp kinh doanh BĐS và thị trường BĐS,
vậy có những nhân tố nào tác động đến hiệu quả huy động vốn dài hạn của doanh
nghiệp kinh doanh BĐS, nhận thức được điều này, chúng ta sẽ có một cách nhìn
khoa học hơn trong việc xây dựng các phương án nâng cao hiệu quả huy động vốn
của doanh nghiệp kinh doanh BĐS.
Tuy nhiên, vấn đề quan trọng này lại bị thờ ơ khi mà trên thế giới cũng như ở
Việt Nam gần như không có công trình nào nghiên cứu toàn diện về vấn đề này.
Các nghiên cứu trong và ngoài nước chủ yếu nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp, hay hiệu quả huy động vốn của ngân hàng; nhưng suy cho cùng, quá
trình huy động và sử dụng vốn trong một doanh nghiệp là hai quá trình liên tiếp và
có mối quan hệ chặt chẽ và cùng có mục tiêu tối đa hóa lợi ích cho sở hữu, do đó
những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động cũng có thể ảnh hưởng đến hiệu
quả hoạt động và ngược lại. Bởi vậy, dưới đây chúng tôi sẽ đề cập đến các nghiên
cứu đi trước đã nghiên cứu về các nhân tố tác động đến hiệu quả huy động cũng
như sử dụng vốn của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp kinh doanh BĐS nói
riêng.
Trên thế giới đã có nhều công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, trong đó có cuốn “Corporate performance
contributions to Management science” của tác giả Julia Koralun-Bereznicka năm
2013, trong nghiên cứu này, tác giả nhận thấy nếu theo dõi theo các chỉ tiêu của

Kaiser thì có tận 8 nhân tố tác động, sau đó tác giả đã loại bỏ các nhân tố cho rằng


10

không quan trọng để kết luận có 5 nhân tố tác động mạnh mẽ đến hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp.
Hai tác giả Nan Weinee và Thomas a Mahoney (1981) thì có ba nhóm nhân tố
tác động lên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, đó là các nhân tố về môi trường
kinh tế, nhóm nhân tố thuộc doanh nghiệp gồm quy mô, công nghệ, và nhóm nhân
tố về điều hành gồm chiến lược, cơ cấu vốn,... Nghiên cứu này đã chỉ ra yếu tố môi
trường, quy mô, công nghệ, cơ cấu vốn tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp.
Iulia Loka đã nghiên cứu trên 13 công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng
khoán New York để phân tích các nhân tố xác định đến hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp, trong đó nghiên cứu tác động của EVA( giá trị kinh tế gia tăng) và
MVA( giá trị thị trường gia tăng ) lên các chỉ tiêu tài chính như ROCE, EPS….
Ở Việt Nam, Thạc sĩ Phùng Mai Lan đã nghiên cứu trên mẫu số liệu gồm
1225 doanh nghiệp sản xuất trên cả nước nhờ mô hình dữ liệu bảng, và rút ra kết
luận rằng chất lượng lao động, quy mô tài sản, hình thức sở hữu, quản lý tốt, GDP
cao đều có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong khi tỷ
trong nợ trong tổng nguồn vốn lại tác động ngược chiều.
Trở lại vấn đề về doanh nghiệp kinh doanh BĐS, ở nước ngoại có rất ít công
trình nghiên cứu về hiệu quả hoạt động hay hiệu quả huy động vốn dài hạn trong
doanh nghiệp kinh doanh BĐS. Tại Việt Nam, có công trình nghiên cứu trong luận
văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Đình Toản năm 2010 với đề tài : Nâng cao hiệu quả
huy động vốn trong tạo công ty cổ phần AZ, và đề tài “ Huy động vốn cho doanh
nghiệp kinh doanh BĐS ở Việt Nam năm 2009 ( nghiên cứu trường hợp công ty cổ
phần kinh doanh phát triển nhà và đô thị Hà Nội ). Luận văn của ông Nguyễn Đình
Toản đã nêu ra được các nhân tố chủ yếu tác động đến hiệu quả huy động vốn và

những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của doanh nghiệp. Tuy nhiên cả hai


11

đề tài này chỉ nghiên cứu hiệu quả huy động vốn nói chung mà chưa chỉ ra hiệu quả
huy động vốn dài hạn-nguồn vốn có vai trò quyết định trong doanh nghiệp kinh
doanh BĐS, chỉ mới nghiên cứu tại một doanh nghiệp kinh doanh BĐS cụ thể mà
chưa nghiên cứu cho toàn ngành BĐS, hơn nữa, hai đề tài này mang tính chất định
tính cao hơn, chưa áp dụng triệt để phương pháp nghiên cứu định lượng, do vậy mà
chưa kết luận được tác động của các nhân tố có tác động với mức độ như thế nào
đối với hiệu quả huy động vốn.
Đối với nghiên cứu về hiệu quả huy động vốn, các nghiên trong và ngoài nước
đều chủ yếu hướng tới đối tượng là các ngân hàng thương mại mà không phải là
doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác.
Như vậy, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, nếu nghiên cứu về
hiệu quả huy động vốn thì gần như chỉ nghiên cứu trong ngân hàng thương mại,
nếu nghiên cứu trong doanh nghiệp thì chỉ mới nghiên cứu về hiệu quả hoạt động
nói chung mà không quan tâm đến hiệu quả huy động vốn, và đặc biệt là vốn dài
hạn. Nghiên cứu trong nước về hiệu quả huy động vốn của doanh nghiệp kinh
doanh BĐS thì mới chỉ nghiên cứu trong một doanh nghiệp cụ thể và không nghiên
cứu riêng hiệu quả huy động vốn dài hạn và các nghiên cứu này chưa kết luận được
mức độ tác động của các nhân tố tới hiệu quả huy động vốn dài hạn trong doanh
nghiệp kinh doanh BĐS.
Bởi sự cần thiết của đề tài nghiên cứu trong thời điểm hiện tại, kết hợp với
việc các vấn đề lý thuyết vẫn chưa được nghiên cứu đúng tầm, chúng tôi quyết định
thực hiện nghiên cứu đề tài: “Các nhân tố tác động đến hiệu quả huy động vốn
dài hạn trong doanh nghiệp kinh doanh bất động sản niêm yết Việt Nam”.
2.


Mục đích nghiên cứu.


12

Đề tài có mục đích tổng quát là tìm ra được các nhân tố tác động đến hiệu quả
huy động vốn dài hạn của doanh nghiệp kinh doanh BĐS. Có được cơ sở để có thể
đưa ra những kiến nghị cho nhà quản trị doanh nghiệp kinh doanh BĐS.
Mục tiêu cụ thể: Tìm hiểu được các nhân tố tác động cùng chiều, các nhân tố
tác động ngược chiều và mức độ tác động của từng nhân tố đó đến hiệu quả huy
động vốn dài hạn của doanh nghiệp kinh doanh BĐS.
Câu hỏi nghiên cứu.

3.

Đề tài nghiên cứu này phải trả lời được các câu hỏi sau:

4.

-

Đâu là các nhân tố tác động đến hiệu quả huy động vốn dài hạn trong doanh

-

nghiệp kinh doanh BĐS?
Mức độ tác động của các nhân tố này như thế nào?
Cần có sự điều chỉnh ra sao đối với các nhân tố để nâng cao hiệu quả huy
động vốn trong doanh nghiệp kinh doanh BĐS?
Phạm vi nghiên cứu.

Về không gian: Trong bài nghiên cứu này chúng tôi nghiên cứu trên 53 doanh

nghiệp kinh doanh BĐS (không bao gồm các công ty môi giới, công ty dịch vụ tư
vấn bất động sản) niêm yết trên hai sàn HOSE và HNX.
Về thời gian: giai đoạn nghiên cứu là từ năm 2008 đến năm 2014.
5.

Phương pháp nghiên cứu.
Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, qua cách tiếp

cận dữ liệu mảng có sự lựa chọn giữa mô hình Fixed Effect Model ( FEM ) và mô
hình Random Effect Model ( REM ).
6.

Kết cấu đề tài.
Bài nghiên cứu có kết cấu gồm 5 chương:

Chương I: Tổng Quan nghiên cứu.


13

Chương II: Cơ sở lý thuyết.
Chương III: Phương pháp nghiên cứu.
Chương IV: Kết quả nghiên cứu
Chương V: Kết luận.


14


CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ HUY
ĐỘNG VỐN DÀI HẠN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BẤT ĐỘNG SẢN

2.1. Tổng quan về vốn dài hạn và hiệu quả huy động vốn dài hạn
2.1.1. Khái quát về vốn dài hạn
2.1.1.1. Khái niệm
Vốn kinh doanh, đặc biệt là vốn kinh doanh dài hạn luôn là một yếu tố quan
trọng hàng đầu trong việc hình thành, hoạt động và phát triển của mỗi doanh
nghiệp. Qua nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới, có rất nhiều khái niệm
về vốn được hình thành, ban đầu được gọi là tư bản.
Theo quan điểm của Anne Robert Jacques Turgot, nhà kinh tế học người Pháp
thì “Tư bản không chỉ là tiền tệ, mà còn là giá trị tiền tệ được tích lũy lại”, Sau đó
David Ricardo đã phát triển khái niệm tư bản, ông coi tư bản là vật nhất định (tư
liệu sản xuất, vật phẩm tiêu dùng), không phải là các quan hệ xã hội.
Theo D.Ricardo “Tư bản cố định là là bộ phận tư bản ứng trước để mua công
cụ lao động, phương tiện lao động, bộ phận này có sự hao mòn dần khi chuyển giá
trị vào sản phẩm và không làm tăng giá trị hàng hoá”; “Tư bản lưu động là bộ phận
ứng ra để thuê nhân công”.
Kế thừa các quan điểm trước đó, trong tác phẩm Bộ Tư Bản (1867) Karl Marx
đã phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến. Và hiểu theo quan
điểm của Marx, Vốn chúng ta tìm hiểu ở đây là “tư bản bất biến, là bộ phận tư bản
biến thành tư liệu sản xuất mà giá trị được bảo toàn và chuyển vào sản phẩm, tức là
không thay đổi về lượng giá trị của nó”, tư bản này được nhà sản xuất bỏ vào trong
quá trình sản xuất nhằm thu lại lượng giá trị thặng dư tăng thêm. Hay hiểu theo ý
khái quát của Marx rằng “Tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư”.


15

Trong cuốn Kinh Tế Học của David Begg thì ông lại cho rằng: Vốn được phân

chia theo hai hình thái là vốn hiện vật và vốn tài chính”. Trong đó: “Vốn hiện vật:
Là dự trữ các hàng hoá đã sản xuất mà sử dụng để sản xuất ra các hàng hoá khác.” ;
“Vốn tài chính: Là tiền và tài sản trên giấy của doanh nghiệp.”
Trước sự phát triển của nền kinh tế, Paul A.Samuelson, một đại diện tiêu biểu
của học thuyết kinh tế hiện đại cho rằng: “Đất đai và lao động là các yếu tố ban đầu
sơ khai, còn vốn và hàng hoá vốn là yếu tố kết quả của quá trình sản xuất. Vốn bao
gồm các loại hàng hoá lâu bền được sản xuất ra và được sử dụng như các đầu vào
hữu ích trong quá trình sản xuất sau đó”.
Như vậy, từ các quan điểm về vốn như trên, chúng tôi có thể đưa ra một khái
niệm về vốn như sau:
Vốn là đại diện cho giá trị của toàn bộ các khoản ứng ra ban đầu và vào
các quá trình sản xuất kinh doanh tiếp theo để hình thành nên tài sản của
doanh nghiệp.
Theo cách phân loại vốn theo thời gian sử dụng, vốn của một doanh nghiệp
được chia ra làm vốn ngắn hạn và vốn dài hạn. Trong đó:
Vốn dài hạn là vốn có mà doanh nghiệp có quyền nắm giữ và sư dụng
trong một khoảng thời gian dài (thường trên 1 năm). Bao gồm: vốn chủ sở
hữu, nợ tín dụng ngân hàng, phát hành trái phiếu kỳ hạn lớn hơn một năm,
các khoản phải trả có kỳ hạn hơn 1 năm khác.
2.1.1.2. Đặc điểm
Đối với các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, vốn dài hạn chiếm phần
lớn trong số tổng nguồn vốn và nguồn vốn này có các đặc điểm chính sau:
(1)

Thời gian hoàn vốn dài


16

Vốn dài hạn được sử dụng đầu tư vào các dự án có tính chất dài hạn như xây

dựng, đổi mới khoa học, công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh,…, đây là các
lĩnh vực đòi hỏi số hời hạn hoàn vốn dài.
(2)

Đứng trên góc độ doanh nghiệp, vốn dài hạn có độ rủi ro kinh doanh
thấp hơn và an toàn hơn trong việc sử dụng so với vốn ngắn hạn

Việc sử dụng vốn dài hạn giúp các doanh nghiệp tránh khỏi các rủi ro do sự
biến động về lãi suất... bởi lẽ lãi suất ngắn hạn sẽ biến động nhiều hơn so với lãi
suất dài hạn
Việc sử dụng vốn dài hạn sẽ làm giảm rủi ro vỡ nợ cho doanh nghiệp : có thể
thấy rằng việc sử dụng vốn ngắn hạn đòi hỏi doanh nghiệp phải có nghĩa vụ thanh
toán lãi vay và hoàn trả vốn gốc trong một khoản thời gian ngắn, nếu tình hình kinh
doanh của doanh nghiệp đang khó khăn thì doanh nghiệp dễ rơi vào tình trạng mất
khả năng thanh toán. Khi mà các tài sản dài hạn thường có giá trị rất lớn thì việc sử
dụng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn là hết sức nguy hiểm đối với
doanh nghiệp.
(3)

Khó xác định được hiệu quả trong thời gian ngắn.

Do việc sử dụng vốn dài dạn để đầu tư trong dài hạn nên trước mắt không thể
thu được nhiều khoản lợi. Hơn nữa do một số dự án được đầu tư không thể định
lượng được trực tiếp và chính xác lợi ích mà nó tạo ra nên không thể xác định được
ngay hiệu quả khi sử dụng mà cần đánh giá hiệu quả vốn đầu tư dài hạn phát triển
kinh tế trên góc độ hiệu quả kinh tế - xã hội tổng hợp dài hạn.
2.1.1.3. Phân loại
Theo đặc điểm và tính chất sở hữu vốn, các loại vốn dài hạn trong doanh
nghiệp bao gồm:



17

Vốn chủ sở hữu: Gồm Vốn góp từ các nguồn vốn trực tiếp từ các chủ sở hữu, lợi
nhuận giữ lại và vốn do hoạt động phát hành cổ phiếu của doanh nghiệp mang lại
Nợ dài hạn: Vốn nợ tín dụng Ngân hàng, Vốn huy động từ việc phát hành trái
phiếu và Các khoản phải trả có kỳ hạn trên 1 năm khác.
2.1.2 Các phương thức huy động vốn dài hạn cơ bản
2.1.2.1. Các phương thức huy động nợ dài hạn
Vốn vay dài hạn là khoản vốn đầu tư ngoài vốn pháp định được hình thành từ
nguồn đi vay dài hạn, đi chiếm dụng của các tổ chức, đơn vị cá nhân và sau một
thời gian nhất định, doanh nghiệp phải hoàn trả cho nguời cho vay cả lãi và gốc. Có
nhiều hình thức vay dài hạn:
+ Vay dài hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng
+ Vay thông qua phát hành trái phiếu, thuê tài chính...
Ta thấy phần lớn vốn tự có của doanh nghiệp không thể đáp ứng hết nhu cầu
về vốn nên doanh nghiệp thường vay vốn dưới nhiều hình thức khác nhau. Việc
vay vốn một mặt giải quyết nhu cầu về vốn đảm bảo sự ổn định và sản xuất kinh
doanh được liên tục. Mặt khác, đó là phương pháp sử dụng hiệu quả các nguồn tài
chính trong nền kinh tế .
Đối với các doanh nghiệp nói chung và đặc biệt với tính chất đặc thù của các
doanh nghiệp BĐS thì nợ dài hạn là một nguồn vốn quan trọng, đảm bảo nguồn tài
chính quy mô lớn cho các doanh nghiệp thực hiện các dự án đầu tư.
2.1.2.1.1. Vay dài hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng
Tín dụng ngân hàng là hình thức huy động vốn thông qua một thỏa ước tín
dụng dưới dạng hợp đồng giữa người vay (chủ thể huy động vốn) và ngân hàng


18


thương mại (chủ thể cung cấp vốn), theo đó, người vay có nghĩa vụ phải thanh toán
khoản lợi tức tiền vay và hoàn trả tiền gốc vay theo một lịch trình đã định.
Tín dụng ngân hàng là phương thức huy động vốn phong phú về hình thức, đa
dạng về thời hạn, tạo cho doanh nghiệp có nhiều cơ hội lựa chọn được cách thức
huy động vốn phù hợp. Nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng thương mại vẫn là nguồn
vốn quan trọng hàng đầu trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Không một
doanh nghiệp nào không vay vốn ngân hàng hoặc không sử dụng tín dụng thương
mại nếu doanh nghiệp đó muốn tồn tại vững chắc trên thị trường. Đặc biệt, với đặc
thù về hàng hóa của mình thì nguồn vốn tín dụng ngân hàng là hết sức quan trọng
đối với các Doanh nghiệp BĐS. Thực tế cho thấy Nguồn vốn đầu tư cho TTBĐS có
tới 80% đến từ tín dụng ngân hàng.
Ưu điểm của tín dụng ngân hàng là tạo ra khoản tiết kiệm thuế; Phát huy tác
dụng của đòn bẩy tài chính; Chịu chi phí vốn thấp hơn so với việc huy động và sử
dụng vốn chủ sở hữu. Doanh nghiệp có khả năng huy động được một lượng vốn
lớn với kỳ hạn đa dạng và có nhiều dịch vụ tiện ích đi kèm (dịch vụ tư vấn tài
chính, dịch vụ thanh toán qua tài khoản…).
Nhược điểm của tín dụng ngân hàng là làm tăng tỷ số nợ, tăng rủi ro tài chính;
Gia tăng áp lực lên các hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Hơn nữa phải thỏa
mãn được các điều kiện bảo đảm tiền vay khắt khe của ngân hàng như việc ngân
hàng thường yêu cầu doanh nghiệp phải bảo đảm tiền vay, phổ biến nhất là tài sản
thế chấp. Việc yêu cầu người vay có tài sản thế chấp trong nhiều trường hợp đã làm
cho bên đi vay không thể đáp ứng được các điều kiện vay, đây chính là một trong
những rào cản lớn nhất cản trở các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân
hàng.
Tín dụng trung dài hạn có thể cho vay dưới hình thức cho vay theo món, cho
vay theo dự án, ngoài ra có thể dưới dạng đồng tài trợ, cho vay hợp vốn đối với các


19


dự án quy mô vốn lớn và thời hạn hoàn vốn dài. Đối với doanh nghiệp BĐS, các
khoản tín dụng thường là vay theo dự án do tính chất đầu tư của doanh nghiệp
KDBĐS là đầu tư theo dự án.
2.1.2.1.2. Phát hành trái phiếu
Trái phiếu doanh nghiệp là chứng chỉ vay vốn do doanh nghiệp phát hành,
thể hiện nghĩa vụ và sự cam kết của doanh nghiệp trong việc thanh toán số lợi tức
và tiền vay vào những thời hạn xác định cho người nắm giữ trái phiếu. Thông qua
việc phát hành trái phiếu, doanh nghiệp có thể thực hiện vay vốn trung hạn và dài
hạn thông qua thị trường vốn với một khối lượng lớn.
Trái phiếu có một số đặc trưng: có kỳ hạn xác định, Chủ sở hữu trái phiếu
không có quyền tham gia quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp phát hành, thường có lợi tức cố định, không phụ thuộc kết quả kinh doanh
của doanh nghiệp phát hành, Lợi tức trái phiếu được trừ khi xác định thu nhập chịu
thuế của doanh nghiệp
Doanh nghiệp phát hành Trái phiếu cần lưu ý các đặc trưng trên sao cho phù
hợp với nhu cầu vốn và khả năng tài chính của doanh nghiệp. Đối với các doanh
nghiệp kinh doanh BĐS trong phạm vi nghiên cứu là các doanh nghiệp niêm yết,
tức là phải có hình thức tổ chức là công ty cổ phần, loại hình doanh nghiệp này
được phép phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Để phát hành trái phiếu đem lại hiệu
quả thì doanh nghiệp cần phải cân nhắc các loại trái phiếu phát hành như có thả nổi
lãi suất hay cố định, có tài sản đảm bảo hay không có tài sản đảm bảo. Ngoài ra
doanh nghiệp muốn huy động được nguồn vốn từ Trái phiếu thì cần cân nhắc mức
giá, kỳ hạn, lãi suất hấp dẫn và nâng cao độ uy tín của doanh nghiệp trên thị
trường.


20

Ưu điểm của phương thức huy động vốn bằng phát hành trái phiếu tương tự
như vốn vay ngân hàng. Hơn nữa, nguồn vốn này gần như không chịu kiểm soát

của trái chủ trong quá trình sử dụng vốn.
Nhược điểm của huy động vốn bằng phát hành trái phiếu là phải đáp ứng
được các điều kiện phát hành theo quy định của Nhà nước thì mới có thể huy động
vốn theo phương thức này. Hơn nữa sẽ phát sinh nhiều chi phí như in ấn, quảng
cáo, bảo lãnh đấu thầu,... Đây là hình thức huy động rất khó, chỉ những doanh
nghiệp có quy mô lớn, có tình hình kinh doanh tốt và có uy tín mới có thể thực
hiện, điển hình như VinGroup, Hoàng Anh Gia Lai.
2.1.2.1.3. Thuê tài chính
Thuê tài chính là phương thức huy động nợ trung và dài hạn, đồng thời,
cùng với thuê hoạt động (thuê vận hành), tạo thành hai phương thức thuê tài sản
chủ yếu của doanh nghiệp.
Thuê tài chính tạo ra khoản tiết kiệm thuế lớn. Doanh nghiệp là đơn vị tiến
hành trích khấu hao tài sản thuê, và tính thẳng vào chi phí sản xuất kinh doanh
trong kỳ của mình, đồng thời lãi tiền thuê tài chính được tính vào chi phí tài chính.
Ngoài ra doanh nghiệp còn tránh được các thủ tục rườm rà của quy trình mua sắm
tài sản, đồng thời có thể tận dụng được các dịch vụ chuyên môn cao của công ty
cho thuê tài chính và giải quyết được những vấn đề về công nghệ. Phương thức này
tương đối khả thi và dễ dàng trong trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn về ngân
quỹ, không có tiền để mua tài sản, chưa có nhiều uy tín với ngân hàng, hoặc không
có vốn đối ứng trong các hợp đồng vay để mua tài sản. Đây chính là ưu thế rất lớn
của thuê tài chính so với tín dụng thông thường.
2.1.2.1.4. Phương thức khác
Vốn tín dụng ưu đãi thuộc nguồn vốn Ngân sách của Nhà nước: dùng để
cho vay thực hiện các dự án, mục tiêu, chương trình do Chính phủ quy định đã ghi


21

trong kế hoạch nhà nước, bao gồm: Các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh
tế, các cơ sở sản xuất tạo việc làm có khả năng thu hồi vốn; các dự án đầu tư trọng

điểm của Nhà nước trong từng thời kỳ; một số dự án khác của các ngành có khả
năng thu hồi vốn được ghi trong kế hoạch Nhà nước.
Đây là một trong những nguồn vốn dài hạn lớn, có mức lãi suất ưu đãi, thời
hạn sử dụng dài; tùy vào từng thời kì theo kế hoạch có thể doanh nghiệp sẽ nằm
trong đối tượng được hưởng vay nguồn vốn này, đây sẽ là cơ hội để doanh nghiệp
phát triển đầu tư, mở rộng sản xuất, kinh doanh.
Nguồn vốn trả trước của Khách hàng: Doanh nghiệp kinh doanh BĐS có
thể nhận được khoản trả trước có kỳ hạn hơn một năm của khách hàng cho các sản
phẩm là công trình đang được thi công, sắp hoàn thành, hay thậm chí là mới chỉ là
dự án trên giấy.
Trên đây là các phương thức huy động vốn dài hạn của doanh nghiệp nói
chung, mỗi phương thức đều có những ưu và nhược điểm riêng của nó và mỗi
doanh nghiệp, căn cứ vào các yếu tố khác nhau, đặc biệt là cơ cấu vốn mục tiêu để
có thể lựa chọn những phương thức huy động phù hợp, đáp ứng nhu cầu vốn với
cho phí thấp nhất và độ rủi ro có thể chấp nhận được.
2.1.2.2. Các phương thức huy động vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu là số vốn của các chủ sở hữu đầu tư vào doanh nghiệp. Số vốn này
bao gồm vốn góp ban đầu khi doanh nghiệp mới thành lập và số vốn bổ sung thêm
hay giảm bớt đi trong quá trình hoạt động kinh doanh.
2.1.2.2.1. Giữ lại lợi nhuận
Lợi nhuận không chia hay lợi nhuận giữ lại (Retained Earnings) là phần lợi
nhuận sau thuế được doanh nghiệp sử dụng để tái đầu tư, mở rộng hoạt động sản


22

xuất - kinh doanh trong kỳ tới, thay vì được dùng để chi trả cho các chủ sở hữu
(thành viên góp vốn, cổ đông…).
Ngoài việc trực tiếp giữ lại lợi nhuận, riêng với công ty cổ phần, việc giữ lại
lợi nhuận còn có thể được tiến hành thông qua việc trả cổ tức bằng cổ phiếu.

Ưu điểm của phương thức này là an toàn, không thời hạn, tăng hệ số vốn chủ
sở hữu, tăng mức độ độc lập, tự chủ về mặt tài chính, tăng uy tín và khả năng vay
nợ của doanh nghiệp. Không làm thay đổi số lượng và cơ cấu các chủ sở hữu, bảo
vệ quyền lợi của các chủ sở hữu hiện hữu của doanh nghiệp. Việc huy động được
thực hiện cực kỳ dễ dàng, nhanh chóng (gần như là ngay lập tức). Chi phí huy động
rẻ hơn huy động bằng cách phát hành cổ phiếu.
Tuy nhiên nguồn vốn này với quy mô nhỏ, khó đáp ứng được nhu cầu vốn của
doanh nghiệp, chỉ có các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả mới có thể tận dụng
được nguồn vốn này. Hơn nữa chi phí vốn còn cao và không tạo ra khoản tiết kiệm
thuế, không tận dụng được tác dụng khuếch đại thu nhập chủ sở hữu của đòn bẩy
tài chính.
2.1.2.2.2. Phát hành cổ phiếu
Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người
sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành.
Chỉ có công ty cổ phần mới được phép huy động vốn thông qua phương thức
phát hành cổ phiếu. Đối với công ty cổ phần, cổ phiếu là phương tiện để hình thành
vốn chủ sở hữu ban đầu và cũng là phương tiện để huy động tăng thêm vốn chủ sở
hữu.
Phát hành cổ phiếu thường:


23

Cổ phiếu thường là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu trong công ty và cho
phép người sở hữu nó được hưởng các quyền lợi thông thường trong công ty cổ
phần.
Cổ phiếu thường đem lại cho các cổ đông thường (Người sở hữu cổ phiếu
thường của công ty cổ phần) các quyền như: quyền yêu cầu về thu nhập, quyền
quản lý và kiểm soát, yêu cầu đối với tài sản của doanh nghiệp, chuyển nhượng
quyền sở hữu.

Phát hành cổ phiếu thường có khả năng huy động được lượng vốn rất lớn và
Công ty hoàn toàn nắm quyền chủ động trong quá trình huy động vốn (Thời gian,
quy mô, cách thức phát hành...). Cổ phiếu thường không có thời gian đáo hạn hoàn
trả vốn gốc; Cổ tức chi trả cho cổ đông phụ thuộc vào kết quả kinh doanh và chính
sách cổ tức của doanh nghiệp, doanh nghiệp không phải chịu áp lực trả nợ.
Tuy nhiên phương thức huy động vốn này có chi phí vốn cao. Bên cạnh việc
được hưởng các quyền lợi, cổ đông thường cũng phải gánh chịu những rủi ro mà
Công ty gặp phải tương ứng với phần vốn góp và chịu trách nhiệm đối với các
khoản nợ trong giới hạn phần vốn góp của mình vào công ty. Việc phát hành bổ
sung cổ phiếu mới có thể dẫn tới hiệu ứng làm loãng quyền kiểm soát và phần trăm
cổ phần nắm giữ của các cổ đông hiện tại.
Phát hành cổ phiếu ưu đãi
CPUĐ là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu
đối với một phần vốn cổ phần ưu đãi của tổ chức phát hành và đồng thời nó cho
phép người nắm giữ loại cổ phiếu này được hưởng một số quyền lợi ưu đãi hơn so
với cổ đông thường, ví dụ như ưu đãi về việc trả cổ tức (chủ sở hữu cổ phiếu
thường được nhận cổ tức trước các cổ đông thường), ưu đãi về biểu quyết, ưu đãi


24

về hoàn lại hay một số ưu đãi được ghi trong điều lệ của mỗi tổ chức phát hành quy
định riêng.
Cổ phiếu ưu đãi có nhiều loại, tuy nhiên loại cổ phiếu ưu đãi thường được các
công ty ở nhiều nước sử dụng là loại cổ phiếu ưu đãi cổ tức. Loại cổ phiếu ưu đãi
này có những đặc trưng chủ yếu sau: Được quyền ưu tiên về cổ tức và thanh toán
khi thanh lý công ty. Chủ sở hữu CPUĐ được hưởng một khoản lợi tức cố định,
được xác định trước không phụ thuộc vào kết quả hoạt động của công ty. Mặt khác,
cổ đông ưu đãi được nhận cổ tức trước cổ đông thường. Ngoài ra, khi công ty bị
giải thể hay thanh lý thì cổ đông ưu đãi được ưu tiên thanh toán giá trị cổ phiếu của

họ trước các cổ đông thường; Khi công ty gặp khó khăn trong kinh doanh, thì có
thể hoãn trả cổ tức cho cổ đông ưu đãi. Số cổ tức đó được tích luỹ lại và chuyển
sang kỳ tiếp theo; Cổ đông ưu đãi thường không có quyền bỏ phiếu bầu hội đồng
quản trị và quyết định các vấn đề quan trọng trong quản lý công ty.
2.1.3. Hiệu quả huy động vốn dài hạn
2.1.3.1. Khái niệm
Theo quan điểm của Nhà kinh tế học người Anh Adam Smith, thì : “Hiệu quả
là kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế, là doanh thu tiêu thụ hàng hoá ” 1 .
Với quan điểm này, Adam Smith đã đánh đồng hiệu quả và kết quả mà thật ra giữa
chúng có sự khác nhau. Theo đây thì nếu một kết quả của các mức chi phí khác
nhau thì có cùng một hiệu quả như nhau. Như vậy, Ông mới chỉ quan tâm đến đầu
ra chứ chưa quan tâm đến việc sử dụng có hiệu quả các yếu tố đầu vào.
Theo quan điểm của Nhà kinh tế học Manfred Kuhn: " Tính hiệu quả được
xác định bằng cách lấy kết quả tính theo đơn vị giá trị chia cho chi phí kinh
doanh”2. Nếu như Adam Smith cho rằng hiệu quả được đo bằng kết quả thì
1 Khoa Thương mại- ĐHKTQD: Kinh tế thương mại dịch vụ- NXB Thống kê 1998
2 Manfred Kuhn: Từ điển kinh tế, Hamburg 1990


25

Manfred Kuhn cho rằng hiệu quả được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và
chi phí bỏ ra để đạt được kết quả ấy. Nếu như Adam Smith mới chỉ quan tâm đến
kết quả tạo ra thì Manfred Kuhn coi hiệu quả là trình độ sử dụng các yếu tố đầu
vào, gắn kết quả với chi phí tạo ra kết quả đó. Tuy nhiên, quan điểm này chưa biểu
hiện được tương quan về lượng và chất giữa kết quả và chi phí, chưa phản ánh mức
độ chặt chẽ của mối liên hệ này.
Cũng quan niệm về hiệu quả, Whole cho rằng: “Hiệu quả là mối quan hệ tỷ lệ
giữa tỷ lệ sản lượng tính theo đơn vị hiện vật (cái, chiếc, kilôgam, …) và lượng các
nhân tố đầu vào (giờ lao động, ngày lao động, đơn vị thiết bị, nguyên vật liệu, …),

được gọi là hiệu quả có tính chất kỹ thuật”1.
Theo quan điểm của Doring thì: “Hiệu quả là mối quan hệ giữa tỷ lệ chi phí
kinh doanh khác chi ra trong điều kiện thuận lợi nhất và chi phí kinh doanh thực tế
phải chi ra, được gọi là hiệu quả xét về mặt giá trị”4.
Cả 2 quan điểm của Whole và Doring đều chỉ mới đề cập đến 2 khía cạnh của
hiệu quả, đó là năng suất và chi phí.
Các quan điểm về hiệu quả ở Việt Nam xuất hiện trong các giáo trình kinh tế,
các bài nghiên cứu đều thống nhất rằng:
Hiệu quả chính là một phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các yếu tố đầu
vào để đạt được mục tiêu đề ra, phản ánh mối quan hệ giữ kết quả đạt được và
chi phí phải bỏ ra.
Vậy hiệu quả huy động vốn dài hạn là gì, chúng ta có thể hiểu đó là khả năng
đáp ứng cao nhất nhu cầu vốn cho hoạt động cho doanh nghiệp thể hiện thông qua
sự đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu đầu tư vốn. Ngoài ra, cần xem xét đến chất
lượng các nguồn vốn huy động, thể hiện qua cơ cấu vốn hợp lý, an toàn và chi phí
vốn thấp, đảm bảo khả năng sinh lời.
1,4 Whole: Nhập môn kinh tế xí nghiệp đại cương, Muchen 1990


×