Tải bản đầy đủ (.docx) (81 trang)

Bàn về ngưỡng nợ công tối ưu đối với tăng trưởng kinh tế ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (588.59 KB, 81 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
CÔNG TRÌNH THAM GIA XÉT GIẢI
GIẢI THƯỞNG “TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT NAM”
NĂM 2015

Tên công trình:

BÀN VỀ NGƯỠNG NỢ CÔNG TỐI ƯU
ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM

Thuộc nhóm ngành khoa học: KD3

HÀ NỘI, 2015


2

MỤC LỤC


3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ADB

Ngân hàng Phát triển Châu Á

CPI

Chỉ số giá tiêu dùng


DNNN

Doanh nghiệp Nhà nước

EU

Liên minh Châu Âu

EUR

Đồng Euro

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

GSO

Tổng cục Thống kê

HNX

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội

IMF


Quỹ Tiền tệ Quốc tế

JPY

Đồng Yên Nhật

LIBOR

Lãi suất liên ngân hàng London

MoF

Bộ Tài chính

NSNN

Ngân sách Nhà nước

ODA

Hỗ trợ phát triển chính thức

OECD

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

S&P

Tổ chức xếp hạng tín dụng Standard & Poor’s


UNDP

Chương trình Phát triển Liên hợp quốc

USD

Đô la Mỹ

VND

Đồng Việt Nam

WB

Ngân hàng Thế giới


4


5

MỞ ĐẦU


Tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài
Nợ công là một trong những nhân tố tạo ra động lực tăng trưởng kinh tế
cho một quốc gia, tuy nhiên, khi nợ công tăng cao thì nó có thể được xem
như một mối nguy tiềm ẩn với nền kinh tế quốc gia đó. Vì lẽ đó, ngưỡng nợ
an toàn và mối quan hệ giữa nợ công với tăng trưởng kinh tế đã được nhiều

nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu.
Cụ thể, hầu hết các nghiên cứu này đều cho thấy, ở mức thấp, nợ công
sẽ không đe dọa, thậm chí còn tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế;
nhưng khi tỷ lệ nợ công/GDP vượt qua một ngưỡng nhất định, việc tiếp tục
gia tăng quy mô nợ công sẽ kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên,
kết quả ước lượng cho ngưỡng nợ này rất khác nhau đối với các mẫu
nghiên cứu khác nhau. Với mẫu nghiên cứu có quy mô lớn bao gồm cả các
quốc gia phát triển và đang phát triển, ngưỡng nợ công chung được ước
lượng là 90% GDP-như trong Reinhart và Rogoff (2010), hay 77% GDPnhư trong Caner và cộng sự (2010). Còn xét riêng với các nước đang phát
triển, ngưỡng nợ được ước lượng là 64% GDP (Caner và cộng sự, 2010);
trong khi đó, theo Phạm Thế Anh và cộng sự (2014), con số này dao động
trong khoảng từ 12-57% GDP. Bên cạnh đó, các nghiên cứu cho các khu
vực cụ thể cho kết quả ngưỡng nợ là 85% GDP đối với các nước thuộc
nhóm OECD (Cecchetti và cộng sự, 2011), và 55-56% GDP đối với các
nước thuộc khu vực Ca-ri-bê (Greenidge và cộng sự, 2012).
Tại Việt Nam, quy mô nợ công hiện đang có xu hướng ngày càng tăng
nhanh, đặc biệt là từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới năm
2008. Trong khi đó, nền kinh tế vẫn đang ở trong giai đoạn tăng trưởng
chậm chạp, với tốc độ tăng trưởng thấp hơn đáng kể so với những năm
trước 2008. Tuy nhiên, việc tỉ lệ nợ công/GDP liên tục tăng tốc dường như
vẫn chưa đủ để cảnh báo các nhà chức trách, khi người dân luôn được trấn


6

an rằng “nợ công vẫn trong giới hạn”, và đặc biệt đáng chú ý là ngưỡng nợ
an toàn luôn được tịnh tiến lên mà không được giải trình thỏa đáng. Như
vậy, mức nợ công như thế nào là an toàn đang là một câu hỏi lớn, thu hút
rất nhiều sự quan tâm của giới chuyên môn và dư luận.
Mặc dù vậy, cho đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu nào đề xuất một

ngưỡng nợ công tối ưu cụ thể cho Việt Nam.


Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Trong thời gian qua, cả thế giới đã chứng kiến sự lao dốc về kinh tế của
một số quốc gia, điển hình là Hy Lạp và Ác-hen-ti-na, mà nguyên nhân
chính là do nợ công quá cao. Cụ thể, theo công bố của Cơ quan Thống kê
thuộc Liên minh châu Âu (Eurostat), tỷ lệ nợ của chính phủ Hy Lạp năm
2010 là 148,3% GDP. Từ đó, Hy Lạp đã trở thành quốc gia đầu tiên tuyên
bố vỡ nợ trong hệ thống Liên minh châu Âu EU. Cho đến năm 2013, tỷ lệ
nợ công của nước này vẫn chiếm tới 175,1% GDP và không hề có dấu hiệu
suy giảm. Tuy nhiên, sự vỡ nợ của Hy Lạp không phải là sự kiện xảy ra lần
đầu tiên trên thế giới. Trước đó, vào năm 2001, Ác-hen-ti-na đã buộc phải
tuyên bố lâm vào tình trạng vỡ nợ khi tỷ lệ nợ nước ngoài/GDP là 54,1%.
Sự vỡ nợ gần đây nhất của nước này cũng được xem như một hệ quả của
cuộc vỡ nợ 13 năm trước. Như vậy, có thể thấy, tỉ lệ nợ công/GDP cao luôn
là một trong những nguy cơ đe dọa tính bền vững của tăng trưởng kinh tế.
Câu hỏi được đặt ra ở đây là: Tỷ lệ nợ như thế nào là hợp lý?
Trở lại Việt Nam, nợ công đang là một trong số những vấn đề nóng hổi
nhất trên các diễn đàn kinh tế hiện nay. Với một nước như Việt Nam, vay
nợ có thể coi như một điều tất yếu do tỷ lệ tích lũy nói chung của các nước
đang phát triển là thấp. Tuy nhiên, nếu chúng ta “lạm dụng” việc vay nợ thì
sự bền vững của tăng trưởng kinh tế trong tương lai sẽ bị đe dọa.
Theo thống kê của Bộ Tài chính, tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam
những năm gần đây đều trên 50% và có xu hướng tăng. Cụ thể, vào năm


7

2010, tỷ lệ này là 51,7%, đến năm 2013 là 54,1% và theo Phiên họp thường

kỳ của Chính phủ kỳ họp tháng 10 năm 2014, nợ công của Việt Nam đã lên
tới con số 60,3% GDP. Tỷ lệ nợ công trên đây mặc dù vẫn chưa vượt qua
ngưỡng an toàn nợ công 65% GDP do Quốc hội đề ra, tuy nhiên, với chiều
hướng gia tăng quy mô nợ công như hiện tại, thì việc vượt qua ngưỡng này
chỉ còn là vấn đề thời gian.
Hơn nữa, cách hạch toán nợ công của Việt Nam hiện nay còn chưa phù
hợp với thông lệ quốc tế. Nếu tính theo cách tính thông dụng của thế giới,
tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam có thể đã vượt qua khá xa ngưỡng an toàn
nợ công hiện tại. Vì vậy, Việt Nam cần có một cách tính cập nhật hơn để có
thể so sánh và đánh giá chính xác mức độ trầm trọng của nợ công.
Thêm vào đó, chúng ta cũng cần xem xét lại con số 65% trên đây. Theo
khuyến nghị của WB, nợ công dưới 50% GDP được xem như là an toàn.
Trước đây, chúng ta cũng sử dụng con số này, tuy nhiên sau đó nó đã được
tăng lên mức 65% như hiện nay mà không được giải trình thỏa đáng. Vấn
đề được đặt ra ở đây là: Con số 65% này có phải là một con số hợp lý hay
không? Nếu “Có” thì tại sao và nếu “Không” thì bao nhiêu là hợp lý?
Trên cơ sở đó, đề tài “Bàn về ngưỡng nợ công tối ưu đối với tăng
trưởng kinh tế ở Việt Nam” đã được chúng tôi lựa chọn để nghiên cứu.


Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Đề xuất ngưỡng nợ công tối ưu cho tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.
Các mục tiêu cụ thể:
i/ Nhận diện xu hướng biến động và tính bền vững của nợ công Việt
Nam thông qua việc đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến nợ
công Việt Nam giai đoạn 2001 – 2013.


8


ii/ Đánh giá ảnh hưởng của nợ công và xác định hiệu ứng ngưỡng của
nợ công tới tăng trưởng kinh tế đối với các quốc gia mới nổi và đang phát
triển trên toàn thế giới giai đoạn 2001 – 2013.
iii/ Phân tích xu hướng biến động của nợ công và các chính sách quản
lý nợ tại một số quốc gia có nhiều nét tương đồng với Việt Nam.


Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Đề tài tổng hợp, phân tích, khái quát hóa lí luận và những nghiên cứu
liên quan để xác định khung lý thuyết cho đề tài.
Phương pháp thu thập dữ liệu
Sau khi đã xác định các chỉ tiêu, biến số cần phân tích và chọn ra mẫu
nghiên cứu phù hợp, nhóm nghiên cứu đã tiến hành thu thập dữ liệu từ các
nguồn chính thống và có tính xác thực cao. Cụ thể là:
Với các số liệu liên quan tới thâm hụt ngân sách và nợ công tại Việt
Nam, đề tài chủ yếu sử dụng các số liệu trên trang web của Bộ Tài chính,
các Bản tin nợ công 1 – 3 và Bản tin Nợ nước ngoài 1 – 7. Ngoài ra, đối
với các số liệu khác, nhóm nghiên cứu tổng hợp từ các nguồn như Niên
giám thống kê hàng năm, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), Ngân
hàng phát triển châu Á (ADB), và một số nguồn chính thống khác.
Với đối tượng nghiên cứu là nhóm các nước mới nổi và đang phát triển
trên toàn thế giới, đặc biệt là bốn nước được tập trung nghiên cứu, số liệu
chủ yếu được tổng hợp từ IMF Country Report và cơ sở dữ liệu của IMF.
Một vài dữ liệu khác được trích từ nguồn số liệu của WB.
Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu sau khi đã tổng hợp được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel.



9

Phương pháp phân tích số liệu
Đề tài kết hợp sử dụng cả phương pháp định tính lẫn định lượng trong
quá trình phân tích. Một số phương pháp phân tích định tính bao gồm:
-

Phương pháp đối chiếu, so sánh: Từ bộ số liệu thu thập được, đề tài tiến
hành so sánh thực trạng, xu hướng biến động và tính bền vững của nợ công

-

giữa Việt Nam với các quốc gia được lựa chọn để đánh giá cụ thể.
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Đề tài tổng kết kinh nghiệm xử lý nợ
công tại bốn quốc gia có nhiều nét tương đồng với Việt Nam.
Bên cạnh đó, đề tài cũng áp dụng một số phương pháp định lượng sau:

-

Phương pháp thống kê mô tả: Số liệu đã thu thập sẽ được mô tả theo các
đặc trưng khác nhau nhằm đánh giá một cách tổng quát đối tượng nghiên

-

cứu.
Phương pháp phân tích mô hình hồi quy dữ liệu mảng: Đề tài sử dụng phần
mềm Eviews 8 để ước lượng mô hình đánh giá ảnh hưởng của nợ công và
xác định hiệu ứng ngưỡng của nợ công tới tăng trưởng kinh tế với các quốc
gia mới nổi và đang phát triển giai đoạn 2001 – 2013. Thêm vào đó, mô
hình cũng cho phép xem xét ảnh hưởng của các biến số kinh tế vĩ mô như

độ mở của nền kinh tế, tỷ lệ lạm phát, tổng đầu tư, chi tiêu chính phủ và

GDP bình quân đầu người tại các ngưỡng nợ công xác định.
• Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng nợ công, mối quan hệ giữa nợ
công với tăng trưởng kinh tế và ngưỡng nợ công tối ưu đối với tăng trưởng
kinh tế.
Phạm vi nghiên cứu
-

Giới hạn nội dung nghiên cứu: Ngưỡng nợ công tối ưu đối với tăng
trưởng kinh tế tại Việt Nam.


10
-

Giới hạn về thời gian: Dựa trên các dữ liệu về nợ công và tăng
trưởng kinh tế của Việt Nam và thế giới giai đoạn 2001–2013.

-

Địa bàn nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu thực trạng nợ công tại Việt
Nam và các nước mới nổi và đang phát triển trên toàn thế giới, trong đó tập
trung phân tích kinh nghiệm của 04 quốc gia có nhiều đặc điểm tương đồng
với Việt Nam.


11


NỘI DUNG
1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Ở mức vừa phải, nợ công sẽ có tác động tích cực làm cải thiện phúc lợi
xã hội và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, nợ quá nhiều sẽ làm suy
yếu khả năng của chính phủ trong việc cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho
người dân của mình [Cecchetti và cộng sự, 2011].
Trải qua các giai đoạn khác nhau trong lịch sử phát triển kinh tế, vấn đề
nợ công đã được nhiều nhà khoa học ở trong và ngoài nước quan tâm
nghiên cứu. Đặc biệt, trong suốt giai đoạn khủng hoảng kinh tế vừa qua, nợ
công đã tăng lên hết sức nhanh chóng và được dự báo là sẽ còn tiếp tục gia
tăng thêm nữa. Sự gia tăng này đã làm dấy lên những mối lo ngại là nợ
công liệu có đang bắt đầu chạm tới mức mà sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới tăng
trưởng kinh tế hay không? Một ngưỡng như vậy đối với nợ công có thực sự
tồn tại? Và khi vượt ra khỏi ngưỡng này thì tác động của nợ công tới tăng
trưởng sẽ nghiêm trọng đến như thế nào? Khá nhiều nghiên cứu xoay
quanh vấn đề về ngưỡng an toàn nợ công và mối quan hệ giữa nợ công với
tăng trưởng kinh tế đã được ra đời trong thời gian gần đây nhằm tìm kiếm
lời giải cho các câu hỏi này.
Dưới đây là những phân tích khái quát về một số kết quả nghiên cứu
nổi bật đã được công bố. Đáng chú ý, các kết quả ước lượng về ngưỡng nợ
công cho thấy những sự khác biệt đáng kể giữa các khu vực, quốc gia, vùng
lãnh thổ và giữa các quy mô nghiên cứu khác nhau. Cụ thể:
Thứ nhất, nghiên cứu được tiến hành trên diện rộng với tựa đề
“Finding the Tipping Point–When Sovereign Debt Turns Bad”, công bố
tháng 7 năm 2010 của 3 chuyên gia của WB là Mehmet Caner, Thomas
Grennes và Fritzi Koehler-Geib là một trong những nghiên cứu điển hình.
Đây là nghiên cứu được thực hiện dựa trên bộ số liệu theo năm của 101
nước phát triển và đang phát triển trong giai đoạn trải dài từ năm 1980 đến



12

năm 2008. Các ước lượng đã đưa ra ngưỡng nợ công/GDP chung cho tất cả
các quốc gia là 77%. Nếu nợ công vượt quá ngưỡng này, mỗi phần trăm
tăng thêm của nợ sẽ làm giảm đi 0,017% của tăng trưởng thực tế hàng năm.
Tác động này thậm chí còn trầm trọng hơn khi được xem xét riêng ở các
nước đang phát triển, với ngưỡng nợ là 64% GDP. Ở các quốc gia này, mỗi
điểm phần trăm vượt ngưỡng trên sẽ làm giảm tới 0,02% tăng trưởng kinh
tế. Như vậy, tác động tích lũy đối với GDP thực tế có thể rất lớn. Đặc biệt,
các ước lượng kiểm soát các biến quan trọng có thể tác động đến tăng
trưởng, chẳng hạn như mức GDP bình quân đầu người.
Thứ hai, nghiên cứu với tựa đề “The real effects of debt”, sử dụng bộ
số liệu về nợ của chính phủ, nợ của các doanh nghiệp, tổ chức phi tài chính
và nợ của các hộ gia đình trong 18 quốc gia thuộc tổ chức OECD từ năm
1980 đến 2010, được Stephen G. Cecchetti, M. S. Mohanty và Fabrizio
Zampolli công bố tháng 9 năm 2011, cũng ủng hộ quan điểm cho rằng, khi
vượt quá một mức nhất định, nợ công sẽ có tác động xấu tới tăng trưởng.
Đối với nợ của chính phủ, ngưỡng an toàn này vào khoảng 85% GDP.
Tương tự như vậy, khi nợ của các doanh nghiệp tổ chức tăng vượt quá 90%
GDP, nó cũng sẽ cản trở tốc độ tăng trưởng kinh tế. Và đối với nợ của các
hộ gia đình, con số này là vào khoảng 85% GDP.
Thứ ba, nghiên cứu “Threshold effects of Sovereign Debt: Evidence
from the Caribbean” cho các nền kinh tế thuộc vùng Ca-ri-bê của nhóm
tác giả Kevin Greenidge, Roland Craigwell, Chrystol Thomas và Lisa
Drakes, công bố tháng 6 năm 2012 đã chứng minh rằng, ngưỡng nợ
công/GDP tại khu vực này là từ 55-56%. Hơn nữa, tác động của nợ công
đối với tăng trưởng bắt đầu thay đổi ngay khi chạm tới ngưỡng này. Cụ thể,
tại mức nợ dưới 30% GDP, sự gia tăng tỉ lệ nợ/GDP sẽ làm tăng tốc độ tăng

trưởng kinh tế. Tuy nhiên, khi nợ tăng vượt quá 30% GDP, tác động này lên
tăng trưởng kinh tế nhanh chóng giảm đi, và khi đạt tới 55-56% GDP thì


13

tác động của nó đối với tăng trưởng đổi chiều từ tích cực sang thành tiêu
cực. Vì vậy, vượt quá ngưỡng này, nợ công trở thành một gánh nặng và gây
cản trở đối với tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, liệu mối tương quan ngược chiều này có được duy trì hay
không khi nợ công tiếp tục tăng cao và vượt lên rất xa so với ngưỡng nợ đã
được ước lượng? Nghiên cứu của Alexandru Minea và Antoine Parent
tháng 2 năm 2012, “Is High Public Debt Always Harmful to Economic
Growth?”, sử dụng các kĩ thuật phân tích kinh tế lượng tiên tiến nhất hiện
nay, đã chứng tỏ rằng khi tỉ lệ nợ công/GDP vượt quá một ngưỡng được
ước lượng nội sinh là vào khoảng 115% thì mối quan hệ nghịch giữa nợ
công và tăng trưởng sẽ đổi chiều: nợ công tăng lên không còn làm suy giảm
tăng trưởng, các nước có mức nợ công trên 115% sẽ có tăng trưởng kinh tế
trung bình cao hơn và đặc biệt là tốc độ này khác biệt không đáng kể so với
nhóm các nước có mức nợ công từ 60-90%. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng
kinh tế tất nhiên sẽ không tăng lên mãi khi tỉ lệ nợ công tăng lên. Điều này
hàm ý rằng, cần xem xét, phân tích thêm cơ chế và các thông số khác trước
khi đưa ra các khuyến nghị chính sách liên quan tới tác động của chính
sách tài khóa tới tăng trưởng ở các quốc gia có tỉ lệ nợ cao như vậy.
Bên cạnh đó, độ chính xác của việc ước lượng ngưỡng nợ phụ thuộc rất
lớn vào các dữ liệu sử dụng trong quá trình nghiên cứu và quá trình xử lý,
phân tích các dữ liệu đó. Minh chứng điển hình là nghiên cứu nổi tiếng vào
năm 2010 của hai giáo sư trường đại học Harvard là Carmen Reinhart và
Kenneth Rogoff về nợ công, “Growth in a Time of Debt”. Nghiên cứu này
đã kết luận rằng, trong khi mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng là

tương đối yếu ở các mức nợ bình thường, thì “khi tỉ lệ nợ công/GDP của
một quốc gia vượt quá 90%, GDP của quốc gia đó sẽ giảm 0,1% và ngược
lại, nếu tỉ lệ này dưới 90% thì tăng trưởng GDP bình quân đạt khoảng 3%4%”, và khẳng định điều này đúng với mọi quốc gia dù ở trình độ phát


14

triển nào đi chăng nữa. Kết quả dựa trên số liệu của 44 quốc gia trong giai
đoạn khoảng 200 năm, bao gồm tổng cộng trên 3700 quan sát. Bên cạnh
đó, dựa trên số liệu về nợ nước ngoài kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính
2007-2008, Reinhart và Rogoff cũng đã phân tích và chỉ ra rằng, đối với
các quốc gia đang phát triển, khi nợ nước ngoài chạm mức 60% GDP, tăng
trưởng kinh tế sẽ bắt đầu suy giảm 2%, và nếu như vượt quá 90% GDP,
mức tăng trưởng sẽ giảm đi tới một nửa.
Tuy nhiên, các tính toán của hai giáo sư trường đại học Harvard đã
hoàn toàn sai lầm. Năm 2013, Thomas Herndon - một nghiên cứu sinh tiến
sĩ thuộc Trường Đại học Massachusetts đã phát hiện ra lỗi sai nghiêm trọng
trong dữ liệu khi nhập vào Excel để tính toán của hai vị giáo sư trên. Hơn
nữa, một vài dữ liệu của một số quốc gia như New Zealand, Canada và
Australia cũng đã bị loại trừ khỏi tính toán mà không có lí do giải thích
chính đáng.
Thêm vào đó, sử dụng bộ số liệu nguyên gốc của Reinhart-Rogoff do
Herndon cung cấp, với các kiểm định kinh tế lượng chính thống, nghiên
cứu “The 90% public debt threshold: The rise and fall of a stylised fact”
của Balázs Egert vào tháng 6 năm 2013 đã cho thấy mối tương quan không
thực sự rõ nét giữa nợ công và tăng trưởng. Nếu xem xét một cách thận
trọng, kết quả nghiên cứu cho thấy mối tương quan ngược chiều giữa nợ
công và tăng trưởng này có thể đã bắt đầu xuất hiện tại mức nợ chỉ là 20%
GDP. Ngưỡng nợ có thể tồn tại nhưng ngưỡng này là bao nhiêu thì rất khó
xác định chắc chắn. Với nợ chính phủ nói chung, theo số liệu từ năm 19602009, tỉ lệ nợ/GDP bắt đầu xuất hiện mối tương quan nghịch này là vào

khoảng 50%. Hơn nữa, các ước lượng cho từng quốc gia cụ thể đã cho thấy
những khác biệt rất lớn. Đối với một số nước trong đó có Mỹ, chiều âm của
mối quan hệ phi tuyến giữa nợ công và tăng trưởng được phát hiện khi tỷ lệ
nợ công/GDP đạt khoảng 30% trở lên. Đối với các nước khác, ngưỡng này


15

rất khó xác định hoặc thậm chí không xuất hiện mối quan hệ phi tuyến nào.
Sự bất định này có thể do ngưỡng nợ thay đổi theo thời gian trong các quốc
gia và còn phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế của chúng mà không được
xem xét tới trong ước lượng.
Đứng trước những chỉ trích, hai giáo sư trường Harvard đã đính chính
lại nghiên cứu nhưng giữ nguyên kết luận về ngưỡng nợ công 90% GDP.
Tuy nhiên, tranh luận vẫn chưa dừng lại khi IMF công bố báo cáo mới
phủ định hoàn toàn sự tồn tại của ngưỡng an toàn của nợ công. Đây là
nghiên cứu của ba chuyên gia của IMF là Andrea Pescatori, Damiano
Sandri và John Simon, với tiêu đề: "Debt and Growth: Is There a Magic
Threshold?" (Tạm dịch: "Nợ và tăng trưởng: Liệu có tồn tại một ngưỡng
thần diệu?"). Và nó đã phủ định hoàn toàn kết quả trên của Reinhart và
Rogoff. Các tác giả đã tiến hành nghiên cứu trên tổng số mẫu là các chỉ số
kinh tế của 34 quốc gia trong suốt gần một thế kỉ. Ba chuyên gia nghiên
cứu của IMF khẳng định:"Chúng tôi không tìm thấy bằng chứng nào về
một ngưỡng nợ (công) đặc biệt mà vượt qua ngưỡng đó, triển vọng tăng
trưởng trong trung hạn bị tổn hại một cách đáng kể." Một kết luận quan
trọng khác cũng được đưa ra đó là: "Các quốc gia có nợ công cao nhưng
sau đó giảm xuống cũng có tốc độ tăng trưởng tương tự như các quốc gia
có nợ công thấp hơn".
Mặc dù vậy, các tác giả cũng đồng tình với quan điểm rằng mức nợ
công cao khiến cho GDP bất ổn định hơn, chủ yếu do nguyên nhân đến từ

áp lực của thị trường và các biện pháp thắt lưng buộc bụng được đưa ra
nhằm cố gắng phục hồi nền tài chính công.
Tại Việt Nam, các chuyên gia kinh tế cũng đã có một số nghiên cứu về
ngưỡng nợ công và mối quan hệ giữa nợ công với tăng trưởng kinh tế. Điển
hình trong số đó là nghiên cứu “Hiệu ứng ngưỡng của nợ công và hàm ý
chính sách cho Việt Nam” của tác giả Phạm Thế Anh và cộng sự, công bố


16

năm 2014. Bằng việc sử dụng mẫu dữ liệu mảng bao gồm 78 quốc gia mới
nổi và đang phát triển trong giai đoạn 2001-2011, nghiên cứu này đã chỉ ra
rằng ngưỡng nợ công là khác nhau giữa các quốc gia, dao động từ 12-57%
GDP. Cụ thể hơn, nợ công sẽ có tác động tích cực đối với tăng trưởng kinh
tế khi nó ở dưới ngưỡng 33% GDP, tuy nhiên tác động tích cực này chỉ có
ý nghĩa thống kê khi nợ công thấp hơn 12% GDP. Sau ngưỡng 33%, đóng
góp biên của nợ công đối với tăng trưởng kinh tế là nhỏ hơn không, tuy
nhiên tác động tiêu cực chỉ có ý nghĩa thống kê khi nợ công vượt ngưỡng
57% GDP.
Bên cạnh đó, tại hội thảo “Nợ công - kinh nghiệm quốc tế và những
bài học cho Việt Nam” do Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội tổ
chức tại Hà Nội ngày 15/9/2010, các chuyên gia của UNDP, IMF và WB đã
chia sẻ kinh nghiệm và đưa ra những quan điểm rất có giá trị dựa trên các
nghiên cứu về tình hình cụ thể của Việt Nam. Theo TS. Benedict Bingham,
đại diện thường trú của IMF tại Việt Nam, để xác định được ngưỡng nợ
công, chúng ta cần phải xem các nước có nền kinh tế tương tự có ngưỡng
nợ như thế nào, và quan trọng hơn là phải hiểu được phạm vi, quy mô và
chất lượng nợ thực chất ra sao, nợ bao nhiêu phần trăm thì sẽ có thể thúc
đẩy tăng trưởng ngắn hạn, dài hạn… Điều này đòi hỏi thông tin phải phong
phú, chi tiết và đặc biệt là chính xác hơn nữa. Bà Keiko Kubota, Kinh tế

trưởng WB tại Việt Nam cho rằng, Quốc hội cần cung cấp khuôn khổ pháp
lý, xác định rõ các mục tiêu quản lý nợ, đặt ra ngưỡng cho các khoản nợ và
thâm hụt.
Tuy nhiên, các nghiên cứu, báo cáo hiện tại mới chỉ dừng lại ở gợi ý
chính sách mà chưa đề xuất được một ngưỡng nợ công tối ưu cho tăng
trưởng kinh tế của Việt Nam.


17

2. THỰC TRẠNG NỢ CÔNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001–2013
2.1.

Khái niệm nợ công của Việt Nam
Hiện nay, còn tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về nợ công tùy theo
quan điểm và các đặc điểm kinh tế - chính trị - xã hội của các quốc gia
khác nhau. Song, khái niệm được thừa nhận, sử dụng phổ biến và có tính
bao quát nhất hiện nay là khái niệm do WB và IMF đưa ra.
Theo WB, nợ công là nghĩa vụ nợ của bốn nhóm chủ thể, bao gồm (1)
Chính phủ và các Bộ, ban, ngành Trung ương, (2) các cấp chính quyền địa
phương, (3) Ngân hàng Trung ương, và (4) các tổ chức độc lập mà Chính
phủ sở hữu trên 50% vốn hoặc việc quyết lập ngân sách phải được sự phê
duyệt của Chính phủ hoặc Chính phủ là người chịu trách nhiệm trả nợ
trong trường hợp tổ chức đó vỡ nợ.
Trong khi đó, theo IMF, nợ công bao gồm nợ của khu vực tài chính
công và khu vực phi tài chính công. Trong đó, khu vực tài chính công bao
gồm các tổ chức tiền tệ (Ngân hàng trung ương, các tổ chức tín dụng Nhà
nước) và các tổ chức phi tiền tệ (các tổ chức tín dụng không cho vay mà chỉ
có chức năng hỗ trợ phát triển); còn khu vực phi tài chính công là các tổ
chức như chính phủ, tỉnh, thành phố, các tổ chức chính quyền địa phương

và các doanh nghiệp phi tài chính Nhà nước.
Tuy nhiên, đối với Việt Nam, khái niệm nợ công có phạm vi hẹp hơn.
Cụ thể là, theo Luật quản lý nợ công số 29/2009/QH12, “Nợ công bao gồm
nợ chính phủ, nợ chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương”. Nợ
công của Việt Nam hình thành từ ba nguồn chính: (1) tích lũy thâm hụt
ngân sách hàng năm, (2) các khoản chi tiêu công cho các công trình/ dự án
được để ngoại bảng hạch toán NSNN, và (3) nợ của các DNNN được
Chính phủ bảo lãnh.
Như vậy, có nhiều khoản không được tính trong thành phần của nợ
công, như nợ của các DNNN không được Chính phủ bảo lãnh và nợ của


18

ngân hàng trung ương. Do đó, nếu tính cả những khoản nợ không theo quy
định pháp luật, nhưng thật sự Chính phủ vẫn đang chịu trách nhiệm chi trả,
thì nợ công thực tế có thể đã vượt rất xa ngưỡng an toàn (65%) đã đặt ra.
Điều này khiến cho việc đánh giá và quản lý rủi ro nợ công của Việt Nam
2.2.

gặp khó khăn.
Cơ cấu nợ công của Việt Nam
Tính đến hết năm 2013, tổng nợ công Việt Nam chiếm 54,2% GDP,
trong đó nợ Chính phủ chiếm 42,3% GDP, nợ được Chính phủ bảo lãnh
chiếm 11,1% GDP và nợ của chính quyền địa phương chiếm 0,8% GDP.
Mặt khác, nếu phân chia tổng nợ công theo nợ trong nước và nợ nước
ngoài, thì nợ công trong nước chiếm 27,2% GDP và nợ công nước ngoài
chiếm 27,0% GDP (xem Hình 2.1).
Hình 2.1. Cấu trúc nợ của Việt Nam (% GDP) tính đến cuối năm 2013
Nợ nước ngoài

37,3%
Nợ công
nước ngoài
27,0%
Nợ Chính
phủ 21,7%

Tổng nợ công 54,2%

Nợ nước ngoài không
được Chính phủ bảo lãnh
10,3%
Nợ được Chính
phủ bảo lãnh 5,3%

Nợ Chính
phủ 21,4%

Nợ trong và ngoài nước
khác của DNNN

Nợ công
trong nước
27,2%

Nợ trong hệ thống
ngân hàng

Nợ được Chính
phủ bảo lãnh 5,8%


Tư nhân và
hộ gia đình

Nợ ngân hàng của
DNNN

Nợ của DNNN
Nguồn: Tổng hợp và tính toán của nhóm nghiên cứu từ Bản tin nợ công số 3, MoF.

Có thể thấy, các chỉ tiêu về nợ công Việt Nam đều nằm trong giới hạn
an toàn theo thông lệ quốc tế và trong giới hạn cho phép của Quốc hội-đó


19

là nợ công không quá 65% GDP, nợ Chính phủ không quá 50% GDP và nợ
nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP [Quốc hội, 2013].
Xét về cơ cấu nợ Chính phủ, tỷ trọng nợ nước ngoài giảm từ 59,7%
năm 2010 xuống còn 50,3% năm 2013, cho thấy Việt Nam đang từng bước
giảm dần sự phụ thuộc vào nợ nước ngoài. Trong khi đó, tỷ trọng vay trong
nước tăng lên, chủ yếu qua phát hành trái phiếu Chính phủ ngắn hạn. Điều
này thể hiện sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường trái phiếu trong nước.
Tuy nhiên, lượng trái phiếu này có kỳ hạn ngắn, lãi suất cao, ví dụ như với
năm 2013, kỳ hạn phát hành trái phiếu là 3,4 năm, lãi suất bình quân
7,96%/năm, dẫn đến nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ tăng nhanh
trong ngắn hạn. Trong khi đó, về cơ cấu nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ
trong nước có xu hướng giảm, từ 60,3% năm 2010 xuống còn 52,4% năm
2013, trong khi nợ nước ngoài có xu hướng tăng lên, từ 39,7% năm 2010
tăng lên 47,6% năm 2013 [Bộ Tài chính, 2014].

Tuy nhiên, rủi ro tiềm tàng lớn nhất đối với nợ công của Việt Nam có lẽ
không nằm ở những khoản nợ được ghi nhận trên sổ sách. Những khoản nợ
xấu của khu vực DNNN mà có thể sẽ phải dùng ngân sách để trả mới là
mầm mống đe dọa tính bền vững của nợ công. Bên cạnh nợ của các
DNNN, nợ của các chính quyền địa phương trong xây dựng cơ bản cũng
đang nổi lên như một vấn đề nhức nhối đối với việc quản lý tính bền vững
của nợ công trong thời gian gần đây [Phạm Thế Anh, 2013].
2.3. Các chỉ tiêu đánh giá về an toàn nợ công của Việt Nam
2.3.1. Khả năng thanh toán nợ
Khả năng thanh toán phản ánh năng lực trả nợ và được đo lường dựa
vào quy mô của khoản nợ theo GDP, giá trị xuất khẩu hay tổng thu ngân
sách của chính phủ. Trong đó, GDP phản ánh nguồn lực tổng thể của nền
kinh tế, trong khi xuất khẩu cung cấp thông tin về lượng ngoại tệ có thể
dùng để trả nợ, và thu ngân sách phản ánh khả năng của chính phủ trong


20

việc tạo ra nguồn lực tài chính. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu của Việt Nam
phụ thuộc nhiều vào các nguồn nguyên vật liệu và máy móc nhập khẩu, do
vậy, việc sử dụng tổng giá trị xuất khẩu làm thước đo phản ánh năng lực trả
nợ nước ngoài có thể sẽ cung cấp những thông tin kém chính xác.
Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán nợ công của
Việt Nam giai đoạn 2004-2013 (%)
Năm

200

200


4

5

2006

Nợ công/GDP
Nợ công nước

29,

27,

ngoài/GDP

9

8

26,7

Nợ công/Thu

2007

2008

2009

2010


2011

2012

2013

33,8

36,2

41,9

56,3

54,9

50,8

54,2

28,2

25,1

29,3

31,1

34,2


36,4

37,0

142,8

127,0

135,0

143,5

143,4

156,3

232,6

41,2

35,0

47,4

43,6

38,8

38,6


34,3

NSNN
Nợ công nước
ngoài/Xuất khẩu

45,

40,7

2

Nguồn: Tổng hợp và tính toán của nhóm nghiên cứu từ nguồn số liệu của MoF và GSO.

Các số liệu trong Bảng 2.1 cho thấy xu hướng giảm đi khá nhanh của
khả năng thanh toán nợ của Việt Nam trong những năm gần đây (xem thêm
chi tiết tại Phụ lục 1). Cụ thể, cho đến hết năm 2013, tỉ lệ nợ công/GDP và
nợ công nước ngoài/GDP của Việt Nam đã lần lượt đạt mức 54,2%, và
37,0%. Những con số này có thể chưa vượt ngưỡng an toàn [Quốc hội,
2013] nhưng nó cũng phát đi những cảnh báo về việc cần thiết phải thay
đổi kế hoạch chi tiêu ngân sách nhằm giảm tốc độ tăng nhanh của nợ công
trong những năm tới.
Đối với tỉ lệ nợ công/GDP, chỉ trong vòng 5 năm từ năm 2008 đến năm
2013, tỉ lệ này đã tăng khoảng 18 điểm phần trăm, từ 36,2% lên đến 54,2%.
Tới cuối năm 2014, nợ công ước tính đã lên tới 60,3% GDP, và ước tính tỉ
lệ nợ công/GDP sẽ đạt 64,0% vào năm 2015. Với tốc độ tăng khoảng
20,7% mỗi năm như trong giai đoạn 2011–2014, thước đo nợ công này
không sớm thì muộn sẽ phá vỡ mức trần 65% mà Quốc hội đặt ra.



21

Tương tự như vậy, từ năm 2008 đến năm 2013, tỉ lệ nợ công nước
ngoài/GDP đã tăng khoảng 12 điểm phần trăm, từ 25,1% đến 37,0%. So
với nợ công trong nước thì nợ công nước ngoài của Việt Nam có rủi ro lãi
suất khá thấp. Tuy nhiên, việc trở thành nước có mức thu nhập trung bình
cùng với việc nền kinh tế đang bộc lộ những rủi ro ngày càng rõ nét sẽ
khiến cho Việt Nam khó có thể thu hút được những khoản nợ với lãi suất
thấp trong thời gian tới. Bên cạnh đó, các khoản nợ nước ngoài còn tiềm ẩn
đầy rủi ro về tỉ giá. Sự mất giá của đồng nội tệ sẽ khiến cho gánh nặng nợ
nước ngoài tính theo nội tệ tăng lên.
Chỉ tiêu nợ công/thu ngân sách phản ánh khả năng thanh toán của chính
phủ đối với nợ công và nó đặc biệt quan trọng đối với các quốc gia có
thống kê GDP kém tin cậy như Việt Nam. Có thể thấy, tỷ lệ nợ công/tổng
thu NSNN đã liên tục tăng với tốc độ rất đáng lo ngại trong những năm gần
đây, đạt 156,3% trong năm 2012, và ước tính lên tới 232,6% trong năm
2013. Trong khi thu ngân sách được dự báo là sẽ tăng chậm, khả năng cao
là tỷ lệ này sẽ còn tiếp tục tăng cao hơn nữa trong những năm tới. Xu
hướng này rõ ràng đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới an toàn tài chính và
Việt Nam cần phải có những định hướng điều chỉnh kịp thời.
2.3.2. Khả năng thanh khoản
Khả năng thanh khoản phản ánh khả năng trả nợ nhanh của Việt Nam
đối với các khoản nợ nước ngoài, và thường được đo bằng tỉ lệ nợ ngắn hạn
và nghĩa vụ trả nợ/dự trữ ngoại hối (Trong đó, nghĩa vụ nợ bao gồm chi trả
nợ gốc và lãi hàng năm, phản ánh nguồn lực phải bỏ ra hàng năm để thực
hiện nghĩa vụ vay nợ).
Hiện nay, phần lớn nợ nước ngoài của Việt Nam là nợ dài hạn và có lãi
suất ưu đãi, cùng với đó, dự trữ ngoại hối lại tăng mạnh trong thời gian gần
đây, vì vậy, khả năng thanh khoản nợ nước ngoài của Việt Nam được đánh

giá là khá an toàn. Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài/dự trữ ngoại hối hàng năm


22

tương đối khả quan, chỉ vào khoảng 20%, thấp hơn khá nhiều so với
ngưỡng an toàn được khuyến cáo. Tuy nhiên, thâm thủng thương mại kéo
dài đang là nguy cơ làm thâm thủng dự trữ ngoại hối và đe dọa đến an toàn
nợ nước ngoài ngắn hạn của Việt Nam trong dài hạn. Hơn nữa, Việt Nam sẽ
dần bị giảm đi các khoản vay ưu đãi với kì hạn dài do đã được xếp vào
nhóm nước có thu nhập trung bình thấp từ năm 2009. Đáng chú ý là, tỉ lệ
nợ nước ngoài ngắn hạn/dự trữ ngoại hối của Việt Nam hai năm sau đó–
năm 2010 và 2011–đã lần lượt đạt tới mức 53,5% và 70,9%, vượt qua
ngưỡng 50% đặt ra trong Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc
gia giai đoạn 2011–2020 và tầm nhìn 2030 (xem Bảng 2.2).
Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh khoản nợ công của
Việt Nam giai đoạn 2004-2012 (%)
Năm

2004

2005

2006

2007

2008

2009


2010

2011

2012

Nợ nước ngoài ngắn

29,8

27,9

17,9

19,5

17,7

30,9

53,8

70,9

37,9

10,3

9,9


6,8

5,2

5,7

8,6

14,2

29,1

20,9

4,9

4,1

3,7

3,6

3,5

5,1

3,7

hạn/dự trữ ngoại hối

Nghĩa vụ trả nợ nước
ngoài/dự trữ ngoại hối
Nghĩa vụ nợ công
nước ngoài/thu
NSNN
Nguồn: Tổng hợp và tính toán của nhóm nghiên cứu từ nguồn số liệu của MoF, GSO và ADB.

Tuy vậy, nếu xét theo các chỉ số phản ánh nghĩa vụ nợ nước ngoài, dù
rơi vào nhóm môi trường chính sách nào đi chăng nữa thì nghĩa vụ nợ nước
ngoài của Việt Nam vẫn còn ở dưới xa các ngưỡng cảnh báo của IMF và
WB. Do đó, có thể nói, rủi ro nợ công của Việt Nam chủ yếu đến từ phần
nợ trong nước. Đặc biệt, nợ trong nước thường có kì hạn ngắn nên nó có
thể làm nảy sinh những rủi ro đi liền với nhu cầu đảo nợ hàng năm. Nghĩa
vụ nợ trong nước lớn cộng với thâm hụt ngân sách có thể sẽ gây sức ép tiêu
cực đối với kế hoạch phát hành trái phiếu chính phủ, chính sách tiền tệ, và
lạm phát trong thời gian tới (xem chi tiết trong Phụ lục 1).


23

2.3.3. Hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam
Hệ số tín nhiệm quốc gia là chỉ số phản ánh khả năng và sự sẵn sàng
hoàn trả đúng hạn tiền gốc và lãi trong tương lai đối với danh mục nợ của
một quốc gia. Đây là chỉ số cơ bản được các nhà đầu tư xem xét như là một
yếu tố để xác định mức độ rủi ro và khả năng sinh lời khi quyết định đầu tư
vào quốc gia đó. Hiện nay, ba tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế danh
tiếng nhất là Moody’s, Standard & Poor’s (S&P) và Fitch Ratings. Các tổ
chức xếp hạng tín nhiệm này đóng vai trò quan trọng đối với nhà phát hành
và nhà đầu tư, bởi đây là thông tin quan trọng giúp các nhà đầu tư tiếp cận
thị trường trái phiếu toàn cầu và thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Sau

đây, chúng tôi sẽ phân tích đánh giá của ba tổ chức trên đối với Việt Nam
giai đoạn 2001-2013 (xem chi tiết tại Phụ lục 1).
Nhìn chung, từ năm 2001 đến 2007, Moody’s và S&P đều có xu hướng
đánh giá tích cực đối với mức độ an toàn nợ công của Việt Nam. Những
đánh giá này được đưa ra trên cơ sở những tiến bộ mà Việt Nam đã đạt
được trong cải cách luật pháp nhằm hỗ trợ tiến trình tự do hoá thương mại.
Bên cạnh đó, sự thành công trong chính sách phát triển hướng ngoại, cũng
như sự ổn định tài khóa của Chính phủ đã thúc đẩy dòng vốn FDI đổ vào
ngày càng nhiều, giúp đảm bảo cho khả năng trả nợ dài hạn của quốc gia.
Tuy nhiên, các động thái của Moody’s và S&P trong suốt giai đoạn
2007-2012 lại cho thấy xu hướng hạ bậc liên tục đối với hai tiêu chí trên,
thể hiện những rủi ro khủng hoảng nợ tăng dần mà Việt Nam đang phải đối
mặt. Đây là giai đoạn xảy ra nhiều biến động bất lợi như suy thoái kinh tế
thế giới năm 2009 hay khủng hoảng nợ công châu Âu năm 2010,… Những
nhân tố tiêu cực này đều ảnh hưởng xấu tới Việt Nam do Việt Nam đang
tích cực hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.
Sau một thời gian dài liên tục bị suy giảm mức tín nhiệm, năm 2014
đánh dấu một bước ngoặt khi 2 tổ chức xếp hạng tín nhiệm là Moody’s và


24

Fitch đều nâng xếp hạng của Việt Nam. Lý do là Việt Nam đã duy trì được
ổn định kinh tế vĩ mô và cải thiện cán cân thanh toán. Những đánh giá tích
cực này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam tiếp tục thu hút các nguồn
vốn đầu tư nước ngoài trong thời gian sắp tới.
2.4.

Những yếu tố tác động đến nợ công ở Việt Nam
Có nhiều yếu tố tác động đến nợ công, trong đó quan trọng là: (1) thâm

hụt NSNN hay thâm hụt cán cân tài khóa, (2) tăng trưởng kinh tế, (3) lãi
suất thực trong nước và lãi suất ngoại tệ (ảnh hưởng tới các khoản vay
nước ngoài) và (4) tỷ giá.

2.4.1. Thực trạng thâm hụt ngân sách nhà nước

Thâm hụt ngân sách, theo cách tính của Việt Nam, được xác định bằng
chênh lệch giữa tổng thu và tổng chi ngân sách trung ương và địa phương
trong một năm của Chính phủ. Trong những năm qua, tình hình thâm hụt
ngân sách kéo dài chính là một trong số những nguyên nhân gây nên tình
trạng nợ công gia tăng liên tục tại Việt Nam.
2.4.1.1. Nguồn thu ngân sách
Thu NSNN bao gồm toàn bộ các nguồn thu vào NSNN từ các đơn vị
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, từ dân cư trong nước và các nguồn thu từ
ngoài nước, bao gồm các khoản: Thu từ thuế, phí, lệ phí, thu từ hoạt động
kinh tế của Nhà nước, các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân, thu
viện trợ của nước ngoài và các khoản thu khác [Niên giám thống kê]. Thu
NSNN có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự ổn định kinh tế, an ninh
quốc phòng và điều tiết quản lý vĩ mô của toàn bộ nền kinh tế.
Số liệu trong Hình 2.2 cho thấy, tổng thu NSNN/GDP của Việt Nam
biến động không đều qua các năm, khi tăng từ 24,8% năm 2004 lên 39,24%
GDP năm 2010, nhưng sau đó lại giảm xuống chỉ còn 22,93% GDP vào
cuối năm 2013.


25

Hình 2.2. Tổng thu NSNN của Việt Nam giai đoạn 2003–2013 (% GDP)

Nguồn: Tổng hợp và tính toán của nhóm nghiên cứu từ nguồn số liệu của MoF.


Bên cạnh đó, phần lớn nguồn thu NSNN của nước ta đến từ dầu thô và
từ hoạt động xuất nhập khẩu, chiếm tới khoảng 32% tổng thu NSNN. Đây
đều là các khoản thu không bền vững, chịu sự tác động lớn từ các yếu tố
bên ngoài như tỷ giá và từ nguồn tài nguyên thiên nhiên đang có nguy cơ
cạn kiệt dần theo thời gian. Thêm vào đó, thu từ viện trợ không hoàn lại
trong những năm gần đây có xu hướng giảm dần, từ 0,6% GDP năm 2010
xuống 0,11% GDP năm 2013 do Việt Nam đã thoát khỏi nhóm các nước có
mức thu nhập thấp lên nhóm nước có mức thu nhập trung bình thấp (xem
chi tiết tại Phụ lục 2).
2.4.1.2. Chi ngân sách
Chi NSNN gồm toàn bộ các khoản chi từ NSNN cho các doanh nghiệp,
cơ quan, đơn vị, tổ chức, dân cư trong nước và ngoài nước, bao gồm các
khoản: Chi đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh,
bảo đảm hoạt động của bộ máy Nhà nước, chi trả nợ của Nhà nước, chi
viện trợ nước ngoài, các khoản chi khác [Niên giám thống kê]. Các khoản
chi ngân sách đều nhằm mục đích phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế
- xã hội của đất nước.
Song, chi ngân sách quá nhiều khiến thu không đủ để trang trải là
nguyên nhân chủ yếu buộc Chính phủ phải tiến hành vay nợ để bù đắp cho
các khoản thâm hụt ngân sách, kéo theo tình trạng ngày một gia tăng của
nợ công. Dựa trên những phân tích thực nghiệm, các nhà kinh tế nhìn
chung đã thống nhất rằng quy mô chi tiêu công tối ưu đối với các nền kinh
tế đang phát triển nằm trong khoảng từ 15 - 20% GDP. Trong khi đó, vào
những năm gần đây, quy mô chi tiêu ngân sách, gồm chi đầu tư và chi


×