1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
CÔNG TRÌNH THAM GIA XÉT GIẢI
GIẢI THƯỞNG “TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT NAM”
NĂM 2014
Tên công trình:
Kinh nghiệm quản lý tập đoàn kinh tế tư nhân trên Thế giới
và một số gợi ý về mặt chính sách với Việt Nam
Thuộc nhóm ngành khoa học: Xã hội
HÀ NỘI, 2014
1
2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ADB
Ngân hàng phát triển Châu Á
GDP
Tổng sản phẩm nội địa
ICOR
Hệ số sử dụng vốn
IPO
Phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu
ISO
Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế
IT
Công nghệ thông tin
JSC
Công ty cổ phần
M&A
Mua bán và sáp nhập
OECD
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
TĐKT
Tập đoàn kinh tế
TĐKTNN
Tập đoàn kinh tế Nhà nước
TĐKTTN
Tập đoàn kinh tế tư nhân
TVEs
Doanh nghiệp vừa và nhỏ địa phương
WB
Ngân hàng Thế giới
3
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
4
MỤC LỤC
5
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Đề tài “Kinh nghiệm quản lý tập đoàn kinh tế tư nhân trên thế giới và
một số gợi ý về chính sách đối với Việt Nam” sẽ gồm 03 chương:
Trong chương 1, sau khi hệ thống hóa một cách tương đối hoàn chỉnh các
quan niệm bao gồm các định nghĩa, sự hình thành, đặc điểm, các cấu trúc và và các
vấn đề mới phát sinh về mô hình TĐKT, nghiên cứu khẳng định không có một mô
hình tập đoàn tối ưu cho mọi tập đoàn kinh tế khác nhau.
Trong chương II, đề tài sẽ tập trung đi sâu vào việc nghiên cứu thực tiễn đã
được chính phủ Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc áp dụng trong việc quản lý,
xây dựng chính sách đối với các tập đoàn kinh tế tư nhân trọng điểm tại các quốc
gia này. Đối với Nhật Bản và Hàn Quốc, đề tài sẽ nghiên cứu ưu, nhược điểm của
hệ thống chính sách đối với sự hình thành và phát triển của các tập đoàn kinh tế tư
nhân vốn có sự liên kết rất chặt chẽ với chính phủ. Tại Trung Quốc, chương trình
cải cách “zhuada fangxiao” được Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra năm 1997,
nhằm mục tiêu khuyến khích các doanh nghiệp vừa và lớn, bao gồm hỗn hợp cả
tập đoàn kinh tế nhà nước và tập đoàn kinh tế tư nhân, đã có những tác động to lớn
với nền kinh tế quốc gia này. Từ đó, một số bài học kinh nghiệm về vai trò quản lý
của nhà nước đối với các tập đoàn kinh tế tư nhân tại Việt Nam cũng đã được rút
ra.
Trong chương III, phần đầu, thông qua tìm hiểu thực trạng triển khai mô
hình tập đoàn và thực trạng hoạt động tại các tập đoàn kinh tế tư nhân Việt Nam,
nghiên cứu sẽ đưa ra những đánh giá chung nhất về tình hình hoạt động và phát
triển của đối tượng này tại Việt Nam. Nghiên cứu cũng sẽ đánh giá thực trạng quản
lý tập đoàn kinh tế tư nhân về mặt chính sách thông qua việc thu thập và phân tích
hệ thống luật, hướng dẫn và nghị định đối với đối tượng này. Với mục đích đề xuất
đưa ra một số gợi ý về mặt chính sách đối với việc quản lý các tập đoàn kinh tế tư
nhân dựa trên kinh nghiệm của bốn quốc gia trên và dựa trên thực trạng tại Việt
Nam, đề tài chỉ rõ thực trạng còn thiếu sót và thiếu hiệu quả của hệ thống chính
sách quản lý đối với các tập đoàn kinh tế tư nhân tại Việt Nam cũng như chỉ rõ sự
cần thiết trong việc cải cách các chính sách hiện hành và nghiên cứu các chính
sách mới. Sau đó, nội dung chi tiết của các chính sách gợi ý đã được đưa ra cho
Việt Nam. Mặc dù chưa thể kiểm định được độ hiệu quả, chính xác của các chính
6
sách do khó khăn trong việc tìm kiếm số liệu, nghiên cứu cũng đã kiến nghị những
điều kiện cần được tạo ra để thực hiện các chính sách được gợi ý một cách có hiệu
quả tại Việt Nam.
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trải qua hơn hai mươi năm đổi mới và xây dựng nền kinh tế thị trường theo
định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc. Sự
lớn mạnh không ngừng của các thành phần kinh tế, trong đó có lực lượng đông đảo
là các doanh nghiệp tư nhân - lực lượng đóng góp trên 40% tổng GDP đã dẫn đến
một hệ quả tất yếu là khá nhiều doanh nghiệp tư nhân lớn mạnh không ngừng. Sự
phát triển nhanh chóng của khu vực kinh tế tư nhân cả về quy mô và chất lượng đã
khiến không ít doanh nghiệp tích tụ được một lượng vốn, tài sản lớn, hoạt động,
quản lý theo phương thức tiên tiến, đồng thời xây dựng mô hình phát triển có mối
liên hệ với nhau về vốn, kỹ thuật và quản trị, kinh doanh trên nhiều ngành nghề và
không giới hạn phạm vi. Thực tế, đã xuất hiện những tên tuổi lớn trong cộng đồng
doanh nghiệp tư nhân Việt Nam khẳng định được tầm vóc ở phạm vi toàn quốc và
khu vực như: Kinh Đô, Hòa Phát, Đồng Tâm, Hoàng Anh Gia Lai, Sacombank, v.v.
Đây có thể xem là sự phôi thai của việc hình thành những mô hình TĐKTTN tại
Việt Nam. Sự phát triển của các tập đoàn này là tất yếu của quá trình hợp tác phát
triển các loại hình doanh nghiệp trên cơ sở nhu cầu phát triển thị trường và hội
nhập kinh tế quốc tế. Việc hình thành các TĐKTTN cho phép phát huy lợi thế kinh
tế có quy mô lớn, khai thác triệt để thương hiệu, hệ thống dịch vụ đầu vào, đầu ra
và nhiều loại hình dịch vụ. Đây được xem là là quá trình tất yếu trong cơ chế thị
trường và khi nhu cầu về chuyên môn hóa, tích tụ vốn, năng lực quản lý và cạnh
tranh quốc tế lớn đến một mức độ nhất định, mô hình tập đoàn kinh tế sẽ là lựa
chọn tất yếu của những công ty lớn nhằm mục tiêu cao nhất là hoạt động ngày
càng hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, trên thực tế do không có một hệ thống chính sách hướng dẫn, hỗ
trợ hay tập trung ưu tiên cho một nhóm TĐKTTN giàu tiềm năng để các TĐKTTN
này phát triển mạnh mẽ hơn nữa nên nhiều TĐKTTN đã bị mắc bẫy đầu tư theo
phong trào, không xây dựng được giá trị thương hiệu thực sự. Điều này ảnh hưởng
xấu không những ảnh hưởng xấu đến các bản thân TĐKTTN mà còn vừa gây lãng
phí một nguồn lực phát triển hùng hậu, vừa gây hậu quả nghiêm trọng đối với toàn
bộ nền kinh tế Việt Nam. Thêm vào đó, khuôn khổ pháp lý hiện hành cũng đang
thiếu sót một chuẩn mực nhất định nên thời gian vừa qua, trong khi nhiều DN tư
nhân đã xứng đáng được công nhận là Tập đoàn kinh tế dù vẫn phải núp dưới
những tên gọi rất khập khiễng như Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát, Công ty
cổ phần Tập đoàn FPT, v.v. thì cụm từ tập đoàn cũng được không ít doanh nghiệp
tư nhân lạm dụng. Tình trạng loạn mô hình tập đoàn đang có cơ đánh đồng giá trị
mà những doanh nghiệp tư nhân lớn phải dày công xây dựng nhiều năm với những
doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa có tiếng tăm, vị thế, tạo nên sự không công bằng và
thiếu lành mạnh trong môi trường kinh doanh hiện nay. Đây là một kẽ hở pháp lý
rất cần được nhìn nhận và đánh giá nghiêm túc.
Từ những phân tích trên, người nghiên cứu quyết định chọn đề tài: “Kinh
nghiệm quản lý tập đoàn kinh tế tư nhân trên Thế giới và một số gợi ý về
chính sách đối với Việt Nam” cho công trình nghiên cứu của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trên Thế giới, TĐKT đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà kinh tế
học, xã hội học và chính trị học ngay từ đầu thế kỷ XX và tiếp tục trở thành đối
tượng gây ra nhiều tranh cãi cho đến tận ngày nay. Tại Việt Nam, những vấn đề lý
luận về mô hình TĐKT đã được nhiều cơ quan, tổ chức và các học giả triển khai
nghiên cứu bởi nhiều hội thảo và các công trình nghiên cứu khác nhau, trong đó
tiêu biểu là hội thảo “Mô hình tập đoàn kinh tế: Lý luận và thực tiễn” và nghiên
cứu “Mô hình tập đoàn kinh tế Nhà nước Việt Nam đến 2020”.
Nghiên cứu sẽ tiến hành xây dựng một cơ sở lý luận về mô hình TĐKT bằng
việc hệ thống hóa lại các thành tựu đạt được trong các nghiên cứu nói trên và bổ
sung thêm lý giải cho những vấn đề mới được nảy sinh gần đây. Sau đó, nghiên
cứu sẽ phân tích một cách tương đối chi tiết quá trình hình thành và phát triển hệ
thống TĐKTTN tại ba quốc gia là Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Những bài
học rút ra được từ việc nghiên cứu kinh nghiệm của ba quốc gia trên sẽ được vận
dụng trong việc đề xuất một số gợi ý về mặt chính sách và kiến nghị trong việc
quản lý mô hình tập đoàn kinh tế tư nhân tại Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu thuộc chuyên ngành kinh tế quốc tế, tập trung chuyên sâu
vào những vấn đề về hoạt động của mô hình TĐKTTN, quan hệ sở hữu, đầu tư,
mua bán cổ phần trong nội bộ TĐKT và hệ thống chính sách quy định, hỗ trợ hình
thành, phát triển loại hình doanh nghiệp này.
Về không gian, đề tài chủ yếu nghiên cứu về hệ thống TĐKTTN tại Nhật Bản,
Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam.
Về thời gian, giai đoạn nghiên cứu trải dài từ khi các TĐKT đầu tiên ở Nhật
Bản ra đời từ những năm 1920 đến nay, với trọng tâm được xác định tùy thuộc vào
từng quốc gia. Bên cạnh đó, các giai đoạn khác cũng được đề cập đến để hỗ trợ
nghiên cứu các vấn đề được nêu trong đề tài.
4. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài nhằm đưa ra các gợi ý về phương thức hình thành, kinh
nghiệm hoạt động sản xuất kinh doanh cho các TĐKTTN và gợi ý về mặt chính
sách quản lý, hỗ trợ cho Nhà nước đối với đối tượng này tại Việt Nam, thông qua
kinh nghiệm áp dũng thực tiễn từ Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài có kế thừa và sử dụng kết quả nghiên cứu, hội thảo khoa học về TĐKT
trong và ngoài nước làm cơ sở lý luận và tham khảo.
Do phạm vi nghiên cứu chịu ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố tổng hợp, bên trong
và bên ngoài hệ thống tập đoàn kinh tế, phương pháp phân tích được sử dụng chủ
yếu, đồng thời kết hợp thu thập dữ liệu, nghiên cứu tình huống để so sánh, đánh
giá hiệu quả các gợi ý chính sách.
6. Kết quả dự kiến
Dựa trên thực trạng hệ thống TĐKTTN Việt Nam hiện nay, nghiên cứu mong
muốn đạt được một số kết quả như sau:
Xây dựng được cơ sở lý luận và bổ sung một số phân tích mới về mô hình
TĐKT.
Đánh giá thực tiễn xây dựng mô hình TĐKTTN tại một số quốc gia trên thế
giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc.
Đề xuất một số gợi ý về mặt chính sách và kiến nghị cho Nhà nước và các
TĐKTTN trong việc quản lý hệ thống TĐKTTN tại Việt Nam.
7. Kết cấu đề tài
Chương 1: Cơ sở lý luận và các vấn đề mới về mô hình Tập đoàn
kinh tế.
Chương 2: Kinh nghiệm quản lý của một số quốc gia phát triển trên
Thế giới đối với các tập đoàn kinh tế tư nhân trọng điểm.
Chương 3: Một số gợi ý về mặt chính sách đối với việc quản lý tập
đoàn kinh tế tư nhân tại Việt Nam
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC VẤN ĐỀ MỚI VỀ MÔ
HÌNH TẬP ĐOÀN KINH TẾ
Tại Việt Nam, những vấn đề lý luận về mô hình TĐKT đã được nhiều cơ
quan, tổ chức và các học giả triển khai nghiên cứu bởi nhiều hội thảo và các công
trình nghiên cứu khác nhau, trong đó tiêu biểu là hội thảo “Mô hình tập đoàn kinh
tế: Lý luận và thực tiễn” 1 và nghiên cứu “Mô hình tập đoàn kinh tế Nhà nước Việt
Nam đến 2020”2. Công trình dưới đây tổng hợp lại các nội dung quan trọng và bổ
sung cho một số thành tựu đã đạt được trong hai nghiên cứu trên.
1.1. Khái niệm, quan điểm về tập đoàn kinh tế
TĐKT không phải là một khái niệm mới trong lịch sử phát triển kinh tế.
Trên thực tế, các TĐKT đầu tiên đã xuất hiện từ cách đây hơn một thế kỷ cùng với
quá trình tích tụ và tập trung tư bản diễn ra mạnh mẽ ở thời kỳ này. TĐKT đã trở
thành đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà kinh tế học, xã hội học và chính trị học
ngay trong khoảng thời gian này. Bắt đầu từ nửa cuối thế kỷ XIX, dưới sự tác động
trực tiếp của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 ở các nước Hoa Kỳ và Tây Âu
(dẫn đầu là Anh, Đức), các ngành công nghiệp luyện kim, điện khí hóa, vận tải
đường sắt, đường biển v.v… phát triển vũ bão, nền sản xuất hàng hóa trên Thế giới
phát triển chưa từng có trong lịch sử loài người. Cùng với đó, các học thuyết kinh
tế cổ điển của William Petty, Adam Smith, David Ricardo, Thomas Malthus 3 với sự
đề cao tuyệt đối tính tự do và “bàn tay vô hình” của thị trường đang thống trị các
nhà hoạch định chính sách ở phương Tây. Điều này dẫn đến tình trạng các doanh
nghiệp, công ty với năng lực sản xuất, năng suất lao động khác nhau, quy mô và
tốc độ phát triển khác nhau đã tìm mọi cách hoặc chèn ép, thôn tính đối thủ của
1 Hội thảo “Mô hình tập đoàn kinh tế: Lý luận và thực tiễn” do Bộ Tài chính tổ chức tháng 5/2009, Hà Nội
2 “Mô hình Tập đoàn kinh tế Nhà nước Việt Nam đến 2020”, GS.TS Phạm Quang Trung (chủ biên); nhà xuất bản
chính trị quốc gia
3 Các nhà kinh tế - chính trị học thuộc trường phái Kinh tế học cổ điển, phát hiện ra nguyên lý và cổ vũ cho thị
trường tự do tuyệt đối
mình hoặc tự nguyện trở thành các Cartel “chung sống hòa bình” với nhau trên cơ
sở các liên minh hay tổ hợp để cùng “phân chia” thị trường, để từ đó, khai thác
những tiềm năng riêng có của từng công ty, doanh nghiệp trong một “vỏ bọc” vững
chắc hơn bởi một liên minh rộng hơn. Ngay từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã
có nhiều tên gọi, cụm từ để chỉ các tập hợp này, đó là “Cartel”, “Association”,
“Consortium”, “Conglomerate”, … (ở phương Tây), “Zaibatsu” (ở Nhật Bản). Gần
đây, các cụm từ được sử dụng phổ biến là “Chaebol” (tại Hàn Quốc), “Keiretsu”
(tại Nhật Bản), “Jituan Gongsi” (tại Trung Quốc) “Corporation”, “Conglomerate”
(tại Hoa Kỳ), “Business House” (tại Ấn Độ), “Group”, “MNC”, v.v…
Tùy vào lịch sử phát triển kinh tế, các luật định tại quốc gia sở tại mà các tập
đoàn kinh tế ít nhiều có sự khác nhau về phương thức hình thành cũng như cơ cấu
tổ chức, tuy nhiên, tất cả những cụm từ trên đều có chung một tinh thần chủ đạo là
sự liên minh, liên kết, nhóm, thỏa thuận ở các cấp độ khác nhau như phối hợp
chiến lược, góp vốn, phân chia chiếm lĩnh thị trường, cung ứng nguyên liệu – sản
phẩm, có nguyên tắc kiểm soát nội bộ, v.v… không gì khác hơn nhằm phát triển và
bảo vệ các công ty thành viên trong đó, tối đa hóa sức cạnh tranh, tránh khỏi nguy
cơ bị chèn ép, thôn tính trên thương trường. Tất cả những cụm từ đó, khi được
nghiên cứu và dịch sang Tiếng Việt, đều được gọi chung là “tập đoàn”, hoặc “tập
đoàn kinh tế’.
Hiện nay, có rất nhiều quan điểm tiếp cận khác nhau về TĐKT trên Thế giới.
Các quan điểm thường dựa trên truyền thống, nguyên tắc pháp lý và đa số được thể
chế hóa bởi các luật định (như Luật công ty, Luật cạnh tranh, các quy định về thuế,
mua bán sáp nhập v.v…) do Chính phủ ban hành. Trong khuôn khổ này, nghiên
cứu sẽ chỉ ra một số quan điểm phổ biến trên Thế giới hiện nay.
Một số quốc gia như Mỹ, Hà Lan, Vương quốc Anh thì đưa ra khái niệm tập
đoàn dựa trên nguyên tắc các công ty là các pháp nhân độc lập, liên kết với nhau
dựa trên mối lợi ích chung, cùng tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong
một hoặc nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế.
Một số quốc gia như Brazil, Bồ Đào Nha, tiêu biểu là CHLB Đức, lại đưa ra
khái niệm về TĐKT theo cách tiếp cận coi TĐKT là một thực thể thống nhất, một
đơn vị kinh tế4. Ví dụ cụ thể ở CHLB Đức, có hai mô hình kinh tế chủ đạo là
“Gleichordnungkonzernen” là TĐKT đồng cấp (hoặc TĐKT không phụ thuộc) và
“Unterordnungskonzern” là TĐKT theo thứ bậc (hoặc TĐKT phụ thuộc). Mô hình
TĐKT theo thứ bậc thường xuyên được điều chỉnh bởi chính phủ, và được công
nhận là một thực thể thống nhất có địa vị pháp lý. Với hình thức TĐKT đồng cấp,
vị thế bình đẳng giữa các doanh nghiệp thành viên (không có doanh nghiệp chi
phối), và theo quy định của luật pháp Đức, các doanh nghiệp này phải tự ký kết
hợp đồng cùng nhau hình thành một cơ quan lãnh đạo tâp đoàn (dưới dạng một hội
đồng tham vấn hoặc tương tự) để phù hợp với khái niệm TĐKT của Luật.
Tại Nhật Bản, TĐKT được coi là một nhóm các doanh nghiệp độc lập về
mặt pháp lý (tương tự như tại Hoa Kỳ), nhưng nắm giữ cổ phẩn lẫn nhau và thiết
lập mối quan hệ sống còn về vốn, nguồn nhân lực, công nghệ, nguyên liệu đầu vào
và các phương án tiêu thụ sản phẩm. Trong quá khứ, luật pháp Nhật Bản cấm
doanh nghiệp trong tập đoàn được sở hữu vốn tại ngân hàng, tuy nhiên, hiện này,
các doanh nghiệp này được tổ chức quanh một ngân hàng “đồng minh” để phục vụ
lợi ích các bên.
Tại Hàn Quốc, các công ty trong tập đoàn cũng nắm giữ cổ phần, góp vốn
của nhau dưới dạng nhiều công ty con được hình thành xoay quanh một công ty mẹ
có quy mô rất lớn. Chủ sở hữu các công ty con cũng như người đứng đầu tập đoàn
đa số là những người chung huyết thống, vì vậy, TĐKT ở Hàn Quốc mang tính
chất gia đình trị rất lớn.
Tại Trung Quốc, TĐKT tại Trung Quốc cũng được định nghĩa bao gồm công
ty mẹ và các doanh nghiệp thành viên, ở đó, các doanh nghiệp thành viên phải có
quyền và nghĩa vụ pháp nhân độc lập trong khi tập đoàn không có tư cách pháp
nhân. Điểm đặc biệt đó là TĐKT tại Trung Quốc lại được chi phối mạnh mẽ bởi
các yếu tố định lượng bao gồm vốn đăng ký tối thiểu của doanh nghiệp thành viên,
tổng vốn cả tập đoàn, vốn điều lệ, tập đoàn chỉ được công nhận khi công ty mẹ sở
hữu 5 công ty con trở lên v.v…
Mặc dù không có sự nhất quán trong quan điểm về TĐKT giữa các nền kinh
tế hàng đầu, nhưng thực tế phát triển các TĐKT tại các quốc gia trên đã chỉ ra sự
4 CHLB Đức không có nghị định riêng về TĐKT nhưng TĐKT, gọi là “Konzern”, là đối tượng được quy định bởi
Luật tổ chức doanh nghiệp.
không nhất quán này không hề chỉ ra một mô hình hay quy định về TĐKT nào hiệu
quả hơn hay cần phải có một sự thống nhất tuyệt đối về khái niệm TĐKT. Nói cách
khác, không có minh chứng nào thuyết phục rằng quan điểm TĐKT cần rập khuôn
theo một mô hình tối ưu nhất. Các khái niệm về TĐKT có thể khác nhau tùy vào
hoàn cảnh và định hướng chính sách của mỗi quốc gia, tuy nhiên, có thể chỉ ra 2
điểm chung cơ bản mà mọi quan điểm về TĐKT cùng chia sẻ, đó là:
(1) TĐKT là một tổ hợp các doanh nghiệp, bao gồm 3 yếu tố cấu thành công
ty mẹ, công ty con và doanh nghiệp liên kết. Công ty mẹ là hạt nhân của tập đoàn,
là đầu mối liên kết giữa các doanh nghiệp thành viên, doanh nghiệp liên kết với
nhau, nắm quyền kiểm soát, chi phối hoạt động các doanh nghiệp thành viên cũng
như các chính sách, chiến lược phát triển.
(2) Tập đoàn có thể hoạt động trong một ngành, liên kết theo kiểu hàng dọc,
ở đó các thành viên thành viên cung cấp nhiều hơn một sản phẩm, dịch vụ trong
toàn bộ quy trình sản xuất. Hoặc, tập đoàn có thể hoạt động trong nhiều ngành
khác nhau, liên kết với nhau thông qua nắm giữ cổ phần lẫn nhau hoặc bằng các
hình thức khác. Các doanh nghiệp thành viên có quan hệ với nhau về vốn, đầu tư,
tài chính, công nghệ thông tin, đào tạo, nghiên cứu và các mối liên kết khác xuất
phát từ lợi ích của các doanh nghiệp trong tập đoàn.
1.2. Sự hình thành của các tập đoàn kinh tế
1.2.1. Tính tất yếu của sự hình thành các TĐKT
Theo quy luật tích lũy, tích tụ tập trung, quy luật cạnh tranh và tối đa hóa lợi
ích kinh tế, sự ra đời của TĐKT là một sản phẩm tất yếu, mang tích khách quan.
Yếu tố tất yếu, khách quan đó được thể hiện qua các đặc điểm:
- TĐKT ra đời đáp ứng yêu cầu quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình
độ phát triển của lực lượng sản xuất. Với sự phát triển không ngừng của lực lượng
sản xuất trong thời đại ngày nay, quan hệ sản xuất trong các TĐKT là yếu tố khách
quan đáp ứng lại sự phát triển đó. Sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ sản xuất
trong các TĐKT được thể hiện rõ nhất qua hai mặt: (1) Quan hệ sở hữu đối với tư
liệu sản xuất hiệu quả và (2) Quan hệ tổ chức lao động sản xuất hiệu quả. Đây
cũng là hai yếu tố cơ bản được đề cập trong cấp bậc về trình độ quản trị mà các
doanh nghiệp, tập đoàn áp dụng.
- TĐKT ra đời và phát triển đáp ứng yêu cầu quy luật tích tụ và tập trung
vốn nhằm tối đa hóa lợi nhuận. TĐKT có khả năng khắc phục được hạn chế về vốn
của từng công ty riêng lẻ. Trong TĐKT, nguồn vốn được huy động từ tất cả công ty
thành viên và được luân chuyển theo một chiến lược xuyên suốt, tập trung vào các
dự án có hiệu quả nhằm tạo ra lợi ích kinh tế tối đa cho từng công ty thành viên
cũng như cho cả tập đoàn. Việc huy động vốn, đầu tư đan xen lẫn nhau giữa các
công ty thành viên tạo nên sức mạnh liên kết, gắn bó trong tập đoàn, giúp tập đoàn
phát triển.
- TĐKT ra đời và phát triển giúp tăng cường sức mạnh kinh tế thông qua khả
năng cạnh tranh của từng công ty thành viên. Điều này bao gồm hai yếu tố: lợi thế
về quy mô lớn và lợi thế về thương hiệu. Thứ nhất, TĐKT giúp cho việc huy động
được tối đa các nguồn lực vật chất, lao động và vốn trong xã hội vào quá trình sản
xuất, từ đó hình thành nên một nền sản xuất có tính chất công nghiệp hiện đại, quy
mô lớn. Thứ hai, việc hình thành tập đoàn giúp cho việc phát triển thương hiệu
chung cũng như thống nhất phương hướng, chiến lược trong phát triển kinh doanh
để có khả năng đối phó với sự cạnh tranh của các đơn vị kinh tế khác.
- TĐKT ra đời và phát triển phù hợp với xu hướng đầu tư trong thời đại mới,
đó là đầu tư dàn trải chiến lược nhằm phân tán rủi ro. Yếu tố đầu tư đa ngành, dàn
trải chiến lược trong nhiều trường hợp lại có tác dụng ngược, và sẽ được bàn đến ở
phần sau của nghiên cứu.
- TĐKT ra đời và phát triển phù hợp với nhu cầu bức thiết về sở hữu trình độ
khoa học quản lý, trình độ khoa học – công nghệ tiên tiến vào hoạt động sản xuất
kinh doanh ở thời kỳ mới. Nếu như trước đây, các doanh nghiệp có thể thành công
đơn thuần bởi một hoặc số ít sản phẩm vượt trội có vòng đời dài, thì ngày nay, sự
phát triển vũ bão của khoa học – công nghệ khiến các công ty luôn phải thay đổi
trọng tâm từ chú trọng sản phẩm sang chú trọng sở hữu bí quyết công nghệ nhằm
tránh nguy cơ bị bắt chước, sao chép, chèn ép trên thị trường hoặc bị tụt hậu về
mặt công nghệ. Thực tế cho thấy các TĐKT lớn trên Thế giới, dù hoạt động trong
ngành công nghiệp truyền thống hay ngành công nghiệp mới, thì nhu cầu nghiên
cứu và cải tiến về mặt khoa học – công nghệ áp dụng vào hoạt động sản xuất kinh
doanh luôn là nhu cầu bức thiết hàng đầu. Điều này có yếu tố tiên quyết, thậm chí
sống còn đối với năng suất lao động của một doanh nghiệp. Việc cung ứng trang
thiết bị nghiên cứu, ứng dụng khoa học – công nghệ đòi hỏi nhiều thời gian, nguồn
vốn lớn và đội ngũ cán bộ nghiên cứu đông đảo khó có thể thực hiện bởi các công
ty hoạt động một mình. Chính vì vậy, sự ra đời của các TĐKT là điều tất yếu để tạo
ra sự hợp tác trong việc nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào
hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như thực hiện chuyển giao công nghệ phù
hợp với chi phí thấp.
- Đối với khuôn khổ một nền kinh tế quốc dân, sự hình thành và phát triển
TĐKT có vai trò quan trọng, là một trong những giải pháp bảo vệ nền sản xuất
trong nước chống lại sự thâm nhập thị trường của các tập đoàn đa quốc gia của các
nước khác.
1.2.2 Điều kiện dẫn đến sự hình thành TĐKT
TĐKT được hình thành trong những điều kiện, yêu cầu nhất định. Các điều
kiện được chia ra ra làm hai nhóm: điều kiện khách quan và điều kiện chủ quan.
Về điều kiện khách quan, thứ nhất, điều kiện môi trường kinh tế - xã hội bao
gồm trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, trình độ phát triển của các loại thị
trường, đặc biệt là sự phát triển nhanh chóng của thị trường tài chính; xu hướng đa
quốc gia, xu hướng khu vực hóa, xu hướng toàn cầu hóa, xu hướng hội nhập và tự
do hóa thương mại; các điều kiện để hình thành nên tập đoàn. Thứ hai, khi hoạt
động sản xuất kinh doanh đạt đến một trình độ xã hội hóa nhất định, nhu cầu bức
thiết về sở hữu công nghệ và sản xuất quy mô lớn của các công ty lớn sẽ dẫn tới
đòi ỏi khách quan phải lựa chọn mô hình tập đoàn để tăng cường sức mạnh của tất
cả công ty thành viên qua sức mạnh tổng thể của tập đoàn.
Về điều kiện chủ quan, thứ nhất, về phía các nhóm công ty muốn thành lập
tập đoàn, các điều kiện về vốn, số lượng doanh nghiệp (đôi khi theo luật định), thị
phần, năng lực sản xuất, trình độ quản lý trên thực tế, khả năng tích tụ và tập trung
vốn thông qua các mối liên kết và cấu trúc sở hữu, trình độ và mức độ sở hữu bí
quyết khoa học – công nghệ là những tiêu chí quan trọng cần xem xét. Thứ hai, về
phía Chính phủ, các cơ quan quản lý kinh tế chức năng cần xây dựng một hệ thống
pháp luật, môi trường chính trị - xã hội và hệ thống chính sách phù hợp tạo điều
kiện để hình thành tập đoàn. Phương hướng phát triển kinh tế của chính phủ được
chứng minh là có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự hình thành và phát triển của các tập
đoàn. Chẳng hạn như ở Trung Quốc, các TĐKTNN thường có quy mô khổng lồ 5,
vừa là trụ cột, vừa là công cụ điều chỉnh kinh tế vĩ mô của chính phủ Trung Quốc.
Mức độ và cách thức hỗ trợ, can thiệp của chính phủ đối với quá trình hình thành
và phát triển tập đoàn tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế và mục tiêu của chính phủ
trong từng thời kỳ. Kinh nghiệm xây dựng tập đoàn của nhiều quốc gia, đặc biệt là
ở Hàn Quốc và Nhật Bản đã chứng minh sự hỗ trợ tích cực từ phía Nhà nước bằng
các định hướng, ưu tiên đúng đắn, phù hợp sẽ giúp các TĐKT có thể phát triển
“thần kỳ” và không ngừng mở rộng.
1.2.3. Các phương thức hình thành TĐKT
Khác với TĐKTNN thường được hình thành dựa vào quyết định thành lập
của Chính phủ, các TĐKTTN có phương thức hình thành đa dạng hơn.
Thứ nhất, TĐKT hình thành thông qua quá trình phát triển tự thân: ở phương
thức này, khởi đầu thường là một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thành công,
phát triển tuần tự, tự tích tụ tài sản và tập trung vốn, rồi từ đó chi phối các công ty
khác thông qua các hoạt động sáp nhập, thôn tính, mua cổ phần, góp vốn, đầu tư. Ở
giai đoạn phát triển cao trào, nhóm công ty này sẽ thành lập TĐKT dựa trên các
liên kết về vốn, đầu tư đã được hình thành qua thời gian. Trên thực tế, thường thì
ngành mũi nhọn của TĐKT không hẳn sẽ chính xác là ngành kinh doanh ban đầu
của công ty khởi đầu. Đây được cho là phương thức hình thành TĐKT có tính bền
vững cao, bởi ba nguyên nhân. Một là, việc hình thành tập đoàn qua phương thức
phát triển tuần tự cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được
chứng minh là hiệu quả và có tính bền vững cao. Quyết định thành lập TĐKT sau
một quá trình phát triển kinh doanh thành công thể hiện tính khách quan trong điều
kiện hình thành TĐKT đã được phân tích ở mục 1.1.2.2. Hai là, quá trình mua cổ
phần, chi phối các công ty khác được thực hiện qua các quy luật thị trường (doanh
nghiệp mạnh thôn tính doanh nghiệp yếu hơn), do đó, liên kết về vốn trong nội bộ
TĐKT tự thân phát triển thường bền chặt, khó có nguy cơ bị thôn tính lại bởi đối
thủ. Ba là, trải qua quá trình dài cạnh tranh khốc liệt trên thương trường, đội ngũ
lãnh đạo của TĐKT phát triển tự thân thường có năng lực quản lý giỏi, kinh
nghiệm xử lý, đối phó tình huống phong phú. Đây là một yếu tố quan trọng, bởi lẽ,
5 Theo thống kê của tạp chí Forbes, trong năm 2011, có 3 TĐKTNN của Trung Quốc lần lượt hoạt động trong lĩnh
vực khai thác dầu khí, hóa dầu và sản xuất đồ điện gia dụng nằm trong số 10 tập đoàn có tổng doanh thu lớn nhất
trên Thế giới.
các TĐKT được thành lập khi thời cơ chưa chín muồi hoặc do ý muốn chủ quan
thường không có được một đội ngũ lãnh đạo đảm đương được chức năng điều phối
cả 1 TĐKT có quy mô lớn.
Thứ hai, TĐKT hình thành bởi liên kết tự phát, tự nguyện giữa các doanh
nghiệp có chung mối quan tâm. Các doanh nghiệp, thường là hoạt động trong cùng
một ngành công nghiệp hoặc cung ứng các khâu khác nhau trong một quá trình sản
xuất khép kín, trên cơ sở tự nguyện, độc lập liên kết với nhau để trở thành TĐKT
có tiềm lực tài chính, tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường. Trong quá trình
hoạt động, liên minh này tiếp tục sử dụng tiềm lực đó để mở rộng quy mô sản xuất,
đa dạng hóa ngành nghề. Chẳng hạn, tập đoàn IKEA của Thụy Điển chuyên sản
xuất đồ gỗ và nội thất gia dụng, ban đầu là một công ty tư nhân khai thác bán gỗ,
nhận thấy tiềm năng của việc chế biến gỗ thành phẩm so với việc bán gỗ nguyên
liệu, đã liên kết với một số công ty chuyên thiết kế nội thất. Liên minh này hoạt
động song song trên cả hai lĩnh vực kinh doanh, và liên kết với các công ty cùng
ngành lẫn các công ty cung ứng ngành công nghiệp bổ trợ (như gia công, chế tạo
các linh kiện kim loại, chế biến gỗ ván ép). Hiện nay, IKEA là tập đoàn cung cấp
đồ gia dụng, sản phẩm gỗ lớn nhất châu Âu.
Thứ ba, TĐKT hình thành dựa trên quyết định thành lập của chính phủ trên
cơ sở các doanh nghiệp, tổng công ty thuộc sở hữu nhà nước. Đây là phương thức
hình thành nên các TĐKTNN ở các quốc gia như Trung Quốc, Việt Nam. Các
TĐKTNN thường bị cho là thành lập dựa trên mệnh lệnh hành chính chủ quan duy
ý chí, không tuân theo quy luật thị trường, sử dụng nguồn vốn ngân sách nên thiếu
động lực kinh tế thuần túy, dẫn đến việc làm ăn thua sút. Tuy nhiên, nhiều học giả
cho rằng không thể đầy đủ đánh giá vai trò của các TĐKTNN đơn thuần thông qua
hiệu quả kinh tế. Các lập luận này cho rằng TĐKTNN còn thực hiện một số chức
năng chính trị - xã hội quan trọng như là một công cụ ổn định kinh tế vĩ mô, bảo vệ
các nguồn tài nguyên thiên nhiên quốc gia khỏi yếu tố nước ngoài, bảm đảm an
ninh quốc gia bằng việc thực hiện độc quyền tại một số ngành nhạy cảm, chẳng
hạn như khai thác năng lượng và sản xuất điện.
Thứ tư, TĐKT hình thành dưới sự kết hợp của quá trình tự phát và sự tác
động, hỗ trợ của Nhà nước. Đây là phương thức hình thành đã tạo nên những
TĐKT hùng mạnh ở Hàn Quốc như Samsung, Huyndai, LG, v.v. Trong một giai
đoạn nhất định, Chính phủ sẽ lựa chọn những nhóm công ty có tiềm lực mạnh về
tài chính, có vị trí và thị phần lớn trong ngành và có tiềm năng phát triển để thành
lập tập đoàn mũi nhọn để phục vụ cho một hay nhiều mục tiêu, kế hoạch tăng
trưởng kinh tế nào đó. Các chính sách hỗ trợ bao gồm các khoản tín dụng với lãi
suất ưu đãi, đánh thuế sản phẩm nhập khẩu cạnh tranh trong giai đoạn đầu, thậm
chí là tạo độc quyền ngành.
Có thể khẳng định dù theo phương thức nào, việc hình thành TĐKT cần phải
dựa trên nhu cầu về thị trường và lấy mục tiêu nâng cao khả năng sử dụng vốn,
nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động lên hàng đầu. Bên cạnh đó,
trách nhiệm hướng dẫn, quản lý của Nhà nước đối với các TĐKT cần phải được
phân biệt và không nên có sự can thiệp không cần thiết với hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp.
1.3. Đặc điểm của tập đoàn kinh tế
Đặc điểm về TĐKT được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau. Trong
khuôn khổ đề tài, nghiên cứu sẽ tổng hợp 7 đặc điểm của TĐKT, bao gồm đặc
điểm về mặt địa vị pháp lý; về quan hệ sở hữu; về cấu trúc và tổ chức; về quy mô
hoạt động; về đầu tư và quả lý vốn; về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh và về liên
kết trong quá trình sản xuất kinh doanh.
1.3.1. Đặc điểm về địa vị pháp lý
TĐKT không có tư cách pháp nhân độc lập. Quá trình liên kết, hình thành
trong tập đoàn trên cơ sở tự nguyện, hoặc bắt buộc, hoặc bằng các văn bản quy
định hành chính (như trường hợp các TĐKT Nhà nước). Các doanh nghiệp trong
tập đoàn, bao gồm cả công ty mẹ và các công ty thành viên bình đẳng với nhau
trước pháp luật và được đăng ký, thành lập theo quy định pháp luật.
1.3.2. Đặc điểm về quan hệ sở hữu
Quan hệ sở hữu ở TĐKT rất đa dạng. Sở hữu ở TĐKT có thể là một chủ duy
nhất ở công ty mẹ, cũng có thể là nhiều chủ sở hữu (đa sở hữu). Hình thức sở hữu
có thể là sở hữu cổ phần (chẳng hạn như cổ phần của các thành viên theo luật định
tại các nước châu Âu), sở hữu gia đình (tiêu biểu như ở Hàn Quốc hoặc Nhật Bản)
hoặc sở hữu nhà nước (tiêu biểu như ở Trung Quốc, Việt Nam). Với kiểu TĐKT đa
sở hữu, thì công ty mẹ đóng vai trò rõ rệt trên thị trường hơn là công ty mẹ ở sở
hữu một chủ. Ở đó, các công ty mẹ thường được tổ chức dưới hình thức công ty cổ
phần để nâng cao khả năng huy động vốn và tăng năng lực cạnh tranh.
1.3.3. Đặc điểm về cấu trúc và tổ chức
Hầu hết các TĐKT là một tổ hợp của nhiều công ty thành viên. Ở đây, cần
làm rõ có hai kiểu cấu trúc phổ biến ở các TĐKT. Một là, TĐKT một công ty mẹ
làm trung tâm điều phối hoạt động nhiều các công ty con kinh doanh đa ngành
nghề, lĩnh vực để giảm thiểu rủi ro, chi phí và hỗ trợ lẫn nhau giữa các ngành để tối
đa hóa lợi nhuận đầu – cuối (ví dụ như Tập đoàn Hòa Phát sở hữu một công ty con
thứ nhất sản xuất và bán thép, sau đó thép được sử dụng trong công ty con thứ 2
chuyên xây dựng bất động sản, tiếp theo công ty con thứ 3 chuyên kinh doanh nội
thất cung ứng cho các bất động sản được xây dựng, v.v…). Hai là, dưới dạng một
liên minh ngang hàng giữa các công ty riêng lẻ bổ trợ theo hình thức cộng sinh lẫn
nhau trong một ngành công nghiệp (ví dụ như Tập đoàn công nghệ MK chuyên sản
xuất thẻ tại Việt Nam, là liên minh của ba công ty: công ty MKTech chuyên về sản
xuất phôi thẻ, MKSmart chuyên phát triển các phần mềm thông minh trên thẻ,
Vinapay cung ứng các dịch vụ thẻ). Tuy nhiên, ở hình thức thứ 2 thì TĐKT cũng sẽ
có xu hướng xác định một công ty chủ chốt nắm giá trị cốt lõi (core-value) của
ngành.
1.3.4. Đặc điểm về quy mô
Quy mô của TĐKT đang là một phạm trù gây nhiều tranh luận. Nhiều ý kiến
cho rằng không cần thiết và không nên, quy định hoặc đánh giá TĐKT qua quy mô
hoạt động của nó. Những ý kiến này cho rằng sự đa dạng ngành hoặc mối liên kết
kinh tế giữa các doanh nghiệp thành viên trong liên minh là yếu tố quan trọng hơn
để đánh giá TĐKT. Ý kiến khác cho rằng, đã gọi là TĐKT thì TĐKT đó cần thiết
phải đạt được một quy mô và phạm vi hoạt động ở một mức nào đó. Các liên minh
kinh tế đều có xu hướng tự nhận mình là một “Tập đoàn” mà thường không quá
quan tâm đến quy mô thực sự của nó.
Quy mô của TĐKT được thể hiện ở một số chỉ tiêu như tổng số vốn, tài sản
vốn hóa, doanh thu, số quốc gia mà tập đoàn đó có chi nhánh hoặc văn phòng đại
diện, và quan trọng nhất đó là thị phần đối với một hoặc nhiều nhóm sản phẩm chủ
yếu. Trên Thế giới, có rất nhiều TĐKT có quy mô cực lớn và phạm vi hoạt động
rất rộng. Các TĐKT đều có xu hướng phát triển thành tập đoàn đa quốc gia, mở
rộng mạng lưới ra khắp Thế giới. Ví dụ, tập đoàn Nestlé của Thụy Sĩ, chuyên kinh
doanh sản phẩm dinh dưỡng cao cấp, có hơn 30 công ty 100% vốn của công ty mẹ,
17 công ty có trên 51% vốn của công ty mẹ và gần 30 công ty có dưới 50% vốn
công ty mẹ, đa số các công ty đều có hoạt động tại nước ngoài. Tập đoàn Nestlé có
doanh thu khoảng 11.2 tỉ đô la Mỹ (trong năm 2011); có chi nhánh, nhà phân phối
hoặc văn phòng đại diện ở 194 quốc gia; mở 447 nhà máy trên hơn 60 nước và
thuê khoảng 333000 nhân công6.
Các TĐKT ngày càng có xu hướng bành trướng hoặc sáp nhập đa ngành, đa
lĩnh vực. Các chuỗi giá trị được thiết lập trên toàn cầu với sự tham gia của nhiều
quốc gia khác nhau. Các tập đoàn lớn thường có chiến lược linh hoạt trong đầu tư,
sản xuất và phân phối sản phẩm để phù hợp với nhiều vùng địa lý khác nhau. Đây
là một kiểu phân tán rủi ro theo khôn gian địa lý. Quy mô rộng lớn, vượt qua biên
giới của các quốc gia thường được các nhà kinh tế học mô tả là một trong những
yếu tố cấu thành nên sự toàn cầu hóa.
Mặt khác, quy mô cũng như khả năng sản xuất khổng lồ của các TĐKT có
tác động to lớn, và đôi khi mới là thế lực thực sự nắm quyền điều khiển sự phát
triển của nền kinh tế, sự ổn định chính trị - xã hội tại hầu hết các quốc gia trên Thế
giới. Nhà kinh tế học John Perkins (2004)7 sử dụng thuật ngữ tập đoàn trị
(corpotatocracy) 8 để chỉ hiện tượng này. Chẳng hạn, Jefferey Sachs (2011)9 mô tả
Hoa Kỳ là một quốc gia điển hình của chế độ tập đoàn trị, khi mà “những nhóm
siêu tập đoàn kiểm soát toàn bộ hệ thống chính sách”. Quy mô chắc chắn ngày
càng được mở rộng của các TĐKT và ảnh hưởng của nó sẽ là yếu tố được các nhà
hoạch định chính sách nghiên cứu trong thời gian tới.
1.3.5. Đặc điểm về đầu tư, quản lý vốn
Bên cạnh việc các công ty thành viên trong tập đoàn có mối quan hệ về công
nghệ, kỹ thuật, thị trường, thương hiệu, v.v. thì liên kết chủ yếu chính là liên kết
thông qua quan hệ về đầu tư vốn. Các công ty thành viên trong tập đoàn sở hữu
6 Theo số liệu của Fortune Global 500
7 John Perkins; 2004, “Confessions of Economic Hit Man”, Berrett-Koehler
8 Tập đoàn trị là một thuật ngữ có tính tiêu cực, mô tả một hệ thống kinh tế và chính trị bị điều khiển bởi một hoặc
một nhóm các tập đoàn khổng lồ, và phục vụ cho lợi ích của các tập đoàn đó.
9 Jefferey Sachs; 2011, “The Price of Civilization: Reawakening American Virtue and Prosperity”, Random House
vốn lẫn nhau, vốn của công ty này được đầu tư vào công ty khác và ngược lại.
Nguồn vốn được huy động từ công ty thành viên và được tập trung vào những
công ty, dự án có hiệu quả cao. Điều này giúp các công ty liên kết với nhau chặt
chẽ hơn và tối đa hóa được các khoản đầu tư của mình. Tại một số quốc gia, trong
nội bộ tập đoàn thường có một ngân hàng thương mại làm trung gian tài chính giữa
các thành viên, có vai trò phân phối vốn theo yêu cầu các công ty thành viên. Tuy
nhiên, nhiều nhà phân tích kinh tế cho rằng hiện tượng trong nội bộ tập đoàn sở
hữu một hay nhiều ngân hàng này sẽ tạo ra sự lũng đoạn các NHTM bởi các
TĐKT, và theo TS. Lê Tuấn Nghĩa, thì đây chính là nguồn cơn cho “khủng hoảng
hệ thống ngân hàng”10.
Trong mối quan hệ công ty mẹ - công ty con, công ty mẹ đầu tư toàn bộ
hoặc có cổ phần (để xác lập mối quan hệ công ty mẹ - công ty con thì công ty mẹ
cần phải là cổ đông lớn nhất). Sự chi phối của công ty mẹ đối với công ty con phụ
thuộc vào mức độ vốn đầu tư. Tương tự, các công ty con đầu tư tiếp vào các công
ty cháu để hình thành mối quan hệ công ty mẹ - công ty con mới. Chuỗi đầu tư cứ
tiếp tục như vậy và hình thành nên mối quan hệ cơ bản, chủ đạo. Mối liên kết công
ty mẹ - công ty con này được chấm dứt khi công ty mẹ thoái vốn khỏi công ty đủ
để đảm bảo không trở thành cổ đông lớn nhất nữa. Quyền lợi kinh tế của công ty
mẹ được đẩm bảo thông qua chế độ phân chia lợi nhuận theo tỉ lệ góp vốn. Mặc dù
công ty mẹ, công ty con có tư cách pháp nhân và hạch toán độc lập nhưng hầu hết
các công ty mẹ trong tập đoàn sẽ nắm quyền chi phối hoạt động các công ty con về
mặt tài chính và chiến lược phát triển.
Hình 1: Mô hình liên kết đầu tư hoặc sở hữu vốn phổ biến tại các TĐKT
Công ty mẹ/ NHTM trung gian
Công ty con/ Công ty A
Công ty con/ Công ty C
10 TS. Lê Tuấn Nghĩa, Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển kinh doanh; Hội thảo “Những khuyến nghị chính
sách kinh tế và điều hành chính sách tiền tệ 2014 - 2015”, tháng 11/2013, Hà Nội
Công ty con/ Công ty B
Liên kết đầu tư hoặc sở hữu
Bên cạnh việc liên kết vốn theo hình thức công ty mẹ - công ty con hoặc
thông qua một NHTM trung gian, sự liên kết giữa các thành viên trong TĐKT có
thể đơn thuần và liên kết tài chính, nhưng tỉ lệ góp vốn chưa đến mức phụ thuộc
thành công ty mẹ - công ty con. Khi đó, công ty này có thể trở thành cổ đông công
ty kia và vẫn đứng trong cùng một tập đoàn. Thậm chí, một hoặc nhiều doanh
nghiệp thành viên hay cả tập đoàn có thể thu hút các doanh nghiệp độc lập không
có liên kết về vốn, nhưng có quan hệ kinh tế với các công ty trong tập đoàn như gia
công, phân phối thành phẩm, thương hiệu tập đoàn v.v
1.3.6. Đặc điểm về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh
Có thể khẳng định, hầu như các TĐKT đều hoạt động kinh doanh đa ngành,
đa lĩnh vực và xu thế cũng như mục tiêu phát triển của các TĐKT là trở thành các
TĐKT đa ngành, đa lĩnh vực. Tuy nhiên, các tập đoàn thường phát triển khởi
nguồn từ một ngành kinh doanh chính và trong từng giai đoạn đều chọn cho mình
một ngành kinh doanh cốt lõi (core business). Các ngành kinh doanh khác sẽ hoặc
xoay quanh hoặc có liên quan đến ngành chính, nhằm tận dụng tối đa các nguồn
lực và phân tán rủi ro. Yếu tố này sẽ được phân tích cụ thể hơn bằng chính sách
trên thực tế của một số TĐKT lớn trên thế giới tại phần sau. Bên cạnh đó, cũng có
những TĐKT có chiến lược hoạt động kinh doanh trong một ngành tương đối hẹp
nhằm khai thác thế mạnh về chuyên môn, công nghệ và tăng khả năng chi phối thị
trường. Chẳng hạn như trường hợp của Tập đoàn MKSmart tại Việt Nam, chiến
lược của tập đoàn là dồn toàn lực đầu tư, nghiên cứu, mua quyền sở hữu bí quyết
về công nghệ trên thị trường thẻ thông minh. Điều này cho thấy hai xu hướng phát
triển ngành nghề kinh doanh của TĐKT. Một là, phát triển theo hướng đa dạng
hóa, đa ngành nghề nhằm phân tán rủi ro và tăng khả năng chi phối trị trường. Hai
là, phát triển chuyên hóa sâu để khai thác thế mạnh về chuyên môn, bí quyết, tạo
nên uy tín đặc biệt trong ngành.
Hiện nay, do sức ép cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên toàn cầu, các TĐKT
dù đi theo xu hướng nào, cũng đều phải không ngừng mở rộng quy mô và phạm vi
hoạt động. Do đó, xu hướng đa ngành, đa lĩnh vực đang có chiều hướng vượt trội
hơn so với xu hướng chuyên ngành hóa. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng, xu hướng
đa ngành hóa không đảm bảo TĐKT đó phát triển hơn. Ba yếu tố bao gồm (1) Sự
đầu tư ồ ạt thiếu đánh giá về lâu dài cho các ngành kinh doanh khác, mà đa số là
kinh doanh tài chính, bất động sản; (2) sự quản lý yếu kém ở các ngành kinh doanh
mới, (3) thiếu duy trì hoạt động kinh doanh ngành cốt lõi hiệu quả; là các nguyên
nhân chính dẫn đến sự thua lỗ, thậm chí là sụp đổ của các TĐKT. Theo TS. Võ Trí
Thành11 (2013), các TĐKT đa ngành thất bại không phải vì kinh doanh đa ngành,
mà vì năng lực lãnh đạo và sự đầu tư theo phong trào thiếu đánh giá về khả năng
sinh lời. Thêm vào đó, khi TĐKT kinh doanh đa ngành dựa vào quan hệ chính trị
và thiếu một chiến lược xuyên suốt cũng không phải là cơ sở bền vững. Tại Việt
Nam, điển hình trong việc kinh doanh đa ngành dàn trải nhưng thất bại là CTCP
Tập đoàn Mai Linh (MLG) khi vừa đầu tư taxi, rồi lấn sân sang thương mại, bất
động sản và cả giáo dục. Kết quả là lỗ lũy kế đến tháng 6/2013 ở mức 123 tỷ đồng,
vay nợ ngắn và dài hạn tới 1,395 tỷ đồng. Theo Scriven (2013)12, để kinh doanh đa
ngành thành công, TĐKT phải có cơ cấu tài chính vững mạnh, đầu óc phân tích
kinh doanh giỏi, quản trị doanh nghiệp tốt, năng lực lãnh đạo xuất sắc để tạo ra
chiến lược thích hợp xuyên suốt và quan trọng phải có kế hoạch thoái vốn kiên
định.
1.3.7. Đặc điểm về liên kết trong quá trình sản xuất kinh doanh
Các TĐKT đều có xu hướng kết hợp cả liên kết theo chiều ngang (hay còn
gọi là liên kết về tài chính) và liên kết theo chiều dọc (hay còn gọi là liên kết công
nghiệp) trong quá trình sản xuât kinh doanh. Liên kết theo chiều ngang thường bao
gồm 1 NHTM kết hợp với các định chế tài chính làm trung gian giữa các công ty
thành viên. Liên kết theo chiều dọc thường bao gồm các nhà cung cấp đầu mối và
các nhà phân phối thành phẩm gắn kết chặt chẽ với các công ty chế tạo và thương
11 TS. Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế Trung ương; hội nghị đầu tư “Quay về cốt lõi”,
TPHCM, tháng 10/2013
12 Dominic Scriven; tháng 10/2013, hội nghị đầu tư “Quay về cốt lõi”, TPHCM
mại lớn. Chiến lược sản xuất kinh doanh của các tập đoàn đa ngành, đa lĩnh vực
đều được hoạch định với mục tiêu dài hạn là đa dạng sản phẩm và đảm bảo phân
đoạn thị trường linh hoạt. Ví dụ như tập đoàn Samsung (Hàn Quốc) sở hữu hơn 10
công ty con liên hệ mật thiết với nhau sản xuất hàng trăm loại sản phẩm từ thiết bị
phát thanh truyền thông, đồ điện gia dụng, công nghệ hình ảnh và y tế v.v. thậm chí
đến cả động cơ, linh kiện pháo, xe tăng trong quân sự. Các mối liên kết kinh tế
giữa các đơn vị thành viên có vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng tới sức cạnh
tranh và khả năng phát triển của tập đoàn. Nếu như trước đây, các mối liên kết giữa
các thành viên trong tập đoàn còn lỏng lẻo, thì hiện nay, dưới áp lực của quá trình
quốc tế hóa và cạnh tranh gay gắt trên phạm vi rộng, các tập đoàn đã và đang phải
cải tổ cơ cấu và tăng cường kiểm soát nội bộ thông qua các liên kết ràng buộc lẫn
nhau về mặt kinh tế. Vấn đề tái cơ cấu các TĐKT tại Việt Nam sẽ được bàn tới tại
chương sau của nghiên cứu. Thay vì chỉ phụ thuộc đơn thuần vào mặt tài chính,
giờ đây các công ty thành viên có xu hướng tăng cường sự liên kết và thống nhất
về chiến lược xuyên suốt TĐKT.
Như vậy, có thể chỉ ra 4 trọng tâm mà đa số các TĐKT tập trung hướng đến.
Một là, xu hướng tăng cường vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm đảm bảo
sự phối hợp giữa các công ty thành viên. Hai là, phối hợp chiến lược kinh doanh
trên tất cả các chức năng, các mặt và ở mọi phương diện; phối hợp giữa chiến lược
nội địa, chiến lược khu vực hóa với chiến lược toàn cầu hóa. Ba là, phối hợp nhịp
nhàng và có hiệu quả giữa ngành kinh doanh mũi nhọn và chiến lược đa dạng hóa.
Đảm bảo quá trình đa dạng ngành phù hợp với quy mô và năng lực thực sự của tập
đoàn, không bị rơi vào “bẫy” đầu tư theo phong trào và không ngần ngại tái cơ cấu
tập đoàn khi cần. Bốn là, tăng cường vai trò chi phối của công ty tài chính nhằm
linh hoạt hóa khả năng đáp ứng nhu cầu vốn cho các công ty thành viên và tránh
nguy cơ bị thôn tính.
1.4. Các mô hình tập đoàn kinh tế
Đi tìm một mô hình TĐKT tối ưu là một câu hỏi chưa có lời giải đáp. Thực
tế hàng nghìn TĐKTTN thành công trên Thế giới với nhiều mô hình và cách tổ
chức khác nhau là bằng chứng rõ rệt nhất chỉ ra một mô hình tổ chức được coi là
phù hợp khi nó phải gắn với hoàn cảnh cụ thể của từng TĐKT. Chúng ta chỉ có thể
chỉ ra điểm chung của các TĐKT khi xây dựng mô hình của mình đó là: (1) Mô
hình này phải phụ thuộc vào mục tiêu và định hướng chiến chung của tập đoàn, (2)