Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Nghiên cứu đề xuất giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về hải quan trong phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại từ hoạt động nhập khẩu hàng hóa của việt nam hiện nay (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.69 KB, 19 trang )

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

1

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
a - Lý luận
Trong xu thế hiện nay của Thế giới khi mà việc “mở cửa” và “hội nhập” là
một điều tất yếu, bên cạnh việc du nhập những yếu tố thuộc lĩnh vực văn hóa
thì điều quan trọng hơn đó là sự gia tăng mạnh mẽ các dòng lưu chuyển hàng
hóa, dịch vụ, vốn, công nghệ… giữa các quốc gia với nhau và sự tăng lên
không ngừng của những lượt du khách và các phương tiện xuất nhập cảnh.
b - Thực tiễn
Những năm qua ngành Hải Quan đã có những biện pháp không ngững cải
cách, hiện đại hóa, phát triển nhằm nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ trong
việc duy trì hoạt động cho ngành nói chung và đẩy mạnh đấu tranh phòng,
chống buôn lậu, gian lận thương mại nói riêng.
Do đó đề tài nghiên cứu được đưa ra nhằm góp phần nào làm rõ hơn
những hành vi, cách thức phạm pháp trong hoạt động buôn lậu, gian lận thương
mại để có thể đề xuất một số giải pháp mang tính chiến lược giúp giảm thiểu số
lương các hoạt động phạm pháp góp phần cho các hoạt động thương mại qua
biên giới diễn ra chuẩn mực, được trong sạch, đúng nghĩa. Đề tài mà chúng em
đưa ra đó là “Nghiên cứu đề xuất giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về Hải
quan trong phòng chống gian lận thương mại từ hoạt động nhập khẩu hàng hóa
của Việt Nam”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nhằm tìm ra những giải pháp nâng cao hiệu quả phòng chống buôn lậu và
gian lận thương mại của ngành trong thời gian tới.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hoạt động phòng chống gian lận thương mại của


ngành Hải quan.
4. Phạm vi nghiên cứu
a - Không gian

GVHD: ThS. NGUYỄN QUANG HUY


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

2

Những chính sách, giải pháp của ngành Hải quan và những kết quả, hạn
chế trong hoạt động phòng chống gian lận thương mại của ngành Hải quan Việt
Nam.
Kinh nghiệm phòng chống gian lận thương mại của một số nước.
b - Thời gian
Từ sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) năm
2007 cho đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng, duy
vật lịch sử, các quan điểm, chính sách, pháp luật của nhà nước về các vấn đề có
liên quan, phân tích sự việc trong sự biến động gắn với điều kiện lịch sử cụ thể.
Ngoài ra, các phương pháp chuyên ngành được sử dụng trong quá trình nghiên
cứu như thống kê, phân tích, tổng hợp, diễn giải, tiếp cận hệ thống… để làm rõ
nội dung nghiên cứu.
NỘI DUNG
CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
HẢI QUAN TRONG PHÒNG CHỐNG BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN
THƯƠNG MẠI TỪ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ
I. Cơ sở lý luận về buôn lậu và gian lận thương mại

1.1. Khái niệm
Buôn lậu là hành vi buôn bán trái phép qua biên giới hàng hóa, tiền Việt
Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý hoặc vật phẩm thuộc di tích lịch sử văn
hóa.
Gian lận: Gian lận được coi là hành vi của con người cụ thể có lời nói, cử
chỉ, hành động không đúng với bản chất của sự vật hiện tượng nhằm mục đích
đánh lừa người khác.
Khác với gian lận thương mại nói chung, gian lận thương mại trong lĩnh
vực Hải quan là những hành vi gian lận nhằm trốn tránh việc kiểm soát của cơ
quan Hải quan để trốn thuế xuất nhập khẩu.
1.2. Biểu hiện
Lẩn tránh nhiệm nộp thuế hải quan, phí, các khoản thu khác bắt buộc đối
với việc di chuyển hàng hóa thương mại

GVHD: ThS. NGUYỄN QUANG HUY


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

3

Nhận và có ý định nhận việc hoàn trả trợ cấp hoặc phụ cấp cho hàng hoá
không thuộc đối tượng đó
Đạt được hoặc cố ý đạt được lợi thế thương mại bất hợp pháp gây hại cho
các nguyên tắc và tập tục, cạnh tranh thương mại chân chính.
1.3. Sự cần thiết phải tăng cường quản lý nhà nước về hải quan trong
phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại từ hoạt động nhập khẩu
Sự Cần thiết tăng cường quản lý Nhà nước trong hoạt động phòng chống
gian lận thương mại từ hoạt động nhập khẩu để có thể răn đe các đối tượng
không gây ra những hành vi gian lận thương mại trong nhập khẩu để đảm bảo

tính công bằng, minh bạch và duy trì sự ổn định, thịnh vượng của nước nhà,
cũng như tô điểm thêm cho các nước bạn thấy một Việt Nam trong sạch và
nghiêm minh.
II. Ảnh hưởng của buôn lậu và gian lận thương mại
Trong những năm qua buôn lậu và hoạt động gian lận thương mại ở Việt
Nam có chiều hướng gia tăng và gây thiệt hại hàng tỷ đồng cho các doanh
nghiệp làm ăn chân chính. Không chỉ vậy buôn lậu và gian lận thương mại còn
gây thất thu lớn ngân sách nhà nước, tác động xấu đến tình hình an ninh, trật tự
xã hội và sức khỏe người dân.
• Hậu quả đối với nền kinh tế
• Hậu quả về mặt văn hoá - xã hội
• Hậu quả đối với an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội
• Ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý kinh tế - xã hội
III. Phân loại gian lận thương mại
Theo tài liệu số 36 623 ngày 28/5/1995 của Hội nghị Quốc tế lần thứ V về
chống gian lận thương mại do WCO họp tại Brussels (Bỉ) đã khẳng định gian
lận thương mại tồn tại dưới 16 hình thức.
Ngoài ra, gian lận thương mại còn biểu hiện trong việc chuyển tải hàng
hóa. Đó là việc thông qua một nước thứ 3 để che dấu nguồn gốc thực sự của
hàng hóa nhằm che mắt Hải quan nước nhập khẩu.
Cách phân loại trên thể hiện cái nhìn khoa học và là kết quả nghiên cứu
các vấn đề thực tiễn trong nhiều năm của hoạt động thương mại quốc tế ở nhiều
nước trên thế giới. Nó mang những nét chung cuả tình hình gian lận thương mại
Thế giới, trong đó có Việt Nam. Tình hình thực tế ở nước ta thời gian qua cũng
cho thấy các thủ đoạn gian lận thương mại trong hoạt động thương mại quốc tế
GVHD: ThS. NGUYỄN QUANG HUY


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


4

cũng chính là các hình thức mà tổ chức Hải quan Thế giới đã xác định như đã
nêu trên.
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG BUÔN
LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI HẢI QUAN TRONG THỜI GIAN
VỪA QUA
I. Hoạt động nhập khẩu hàng hoá Việt Nam
1.1. Tình hình nhập khẩu của Việt Nam sau khi gia nhập Tổ chức
Thương mại thế giới (WTO)
Sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên Tổ chức Thương mại
thế giới (WTO) vào ngày 11/01/2007 đánh dấu một mốc phát triển trong lĩnh
vực ngoại thương của Việt Nam. Đến nay, sau khi gia nhập WTO, năng lực sản
xuất và kinh doanh của các ngành hàng đã tăng lên rõ rệt. Kim ngạch xuất nhập
khẩu ngày càng tăng. Về cơ cấu hàng nhập khẩu, có thể thấy, việc gia nhập
WTO có tác động làm tăng nhập khẩu tất cả các mặt hàng từ sản phẩm nông
nghiệp đến sản phẩm công nghiệp, tuy tác động đối với mỗi ngành hàng mạnh
yếu khác nhau.
1.2. Cơ cấu thị trường và hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam
1.2.1. Cơ cấu thị trường
Kim ngạch xuất, nhập khẩu của Việt Nam sang châu Á cao nhất. Sau Châu
Á Việt Nam có kim ngạch xuất, nhập sang Châu Âu và Châu Mỹ lớn thứ 2 và
thứ 3. Trong năm 2013, Việt Nam có trao đổi hàng hóa với gần 240 quốc gia và
vùng lãnh thổ. Số thị trường đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD của xuất khẩu tăng từ
25 thị trường năm 2012 lên 27 thị trường năm 2013 và nhập khẩu tăng từ 13 lên
17 thị trường.
Thị trường các nước ASEAN: Các mặt hàng chính nhập khẩu từ thị trường
này là máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện; xăng dầu các loại; máy móc
thiết bị dụng cụ & phụ tùng; chất dẻo nguyên liệu…
Thị trường Trung Quốc: Đây là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam

với tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu lên tới 50,21 tỷ USD. Việt Nam cần tiếp
tục hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chất lượng, hàng rào kỹ thuật với nhóm hàng
nhập khẩu như máy móc, rau củ... để đảm bảo chất lượng hàng nhập khẩu, ngăn
chặn mặt hàng không đáp ứng yêu cầu chất lượng và vệ sinh an toàn thực
phẩm.
Nhật Bản luôn là thị trường thương mại quan trọng của Việt Nam. Tính
đến hết tháng 11/2013, tổng kim ngạch hai chiều giữa Việt Nam và Nhật Bản

GVHD: ThS. NGUYỄN QUANG HUY


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

5

xếp thứ 4 trong tất cả các thị trường mà Việt Nam xuất khẩu, nhập khẩu hàng
hóa.
Thị trường Hàn Quốc: Trong năm qua, thương mại hai chiều Việt Nam Hàn Quốc đạt tốc độ tăng trưởng mạnh nhất trong số các đối tác thương mại
chính của Việt Nam. Nhóm hàng chính Việt Nam nhập khẩu từ Hàn Quốc là
máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện, máy móc thiết bị dụng cụ & phụ
tùng, điện thoại các loại & linh kiện, vải các loại.
Thị trường Hoa Kỳ: Nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ Hoa Kỳ trong
năm 2013 đạt 5,23 tỷ USD, tăng 8,3% so với năm trước. Trong năm qua, có 13
nhóm hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ đạt trị giá trên 100 triệu USD với tổng trị giá
hơn 4 tỷ USD.
Thị trường EU: Nhập khẩu hàng hóa từ các nước EU trong năm qua có trị
giá là 9,45 tỷ USD, tăng 7,5% so với năm 2012.
1.2.2. Cơ cấu hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam
Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng là nhóm hàng nhập khẩu nhiều
nhất của Việt Nam trong nhiều năm qua và tiếp tục thuộc top đầu trong năm

2013. Đứng thứ hai về kim ngạch nhập khẩu là nhóm hàng máy tính, sản phẩm
điện tử và linh kiện. Đối với mặt hàng xăng dầu các loại, đây là mặt hàng có tỷ
lệ nhập khẩu lớn chiếm khoảng 70% lượng xăng dầu cả nước đứng thứ ba. Dệt
may đứng thứ tư là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong nhiều năm
qua. Dù kim ngạch xuất khẩu dệt may luôn đứng đầu trong các mặt hàng xuất
khẩu nhưng nguyên liệu đầu vào của mặt hàng này là vải vẫn đang phải nhập
khẩu với lượng lớn. Mặt hàng nhập khẩu nhiều thứ 5 là sắt thép các loại. Đáng
chú ý, nếu trong năm 2009, mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện còn chưa
được ghi nhận trong biểu nhập khẩu thì đến 2012, mặt hàng này đã đứng thứ 6
về kim ngạch nhập khẩu với hơn 5 tỷ USD.
Một số mặt hàng nhập khẩu chính khác của Việt Nam như chất dẻo
nguyên liệu, nguyên phụ liệu dệt may, da giày; hoá chất; thức ăn gia súc và
nguyên liệu; phân bón; linh kiện, phụ tùng ô tô… Các mặt hàng này nhập khẩu
vào Việt Nam chủ yếu là từ các thị trường: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,
Đài Loan, Nga ...
II. Tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại từ khi Việt Nam gia
nhập WTO
2.1. Diễn biến tình trạng buôn lậu
2.1.1. Trên tuyến biên giới đường bộ

GVHD: ThS. NGUYỄN QUANG HUY


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

6

Lợi dụng chính sách ưu đãi của nhà nước cho phép cư dân ở khu vực biên
giới mua, bán, trao đổi hàng hóa miễn thuế nhập khẩu với định mức quy định.
Các đối tượng buôn lậu đã tìm mọi cách thu gom hàng của cư dân hoặc thuê cư

dân vận chuyển qua cửa khẩu để buôn bán trốn thuế.
Lợi dụng đời sống khó khăn của cư dân biên giới các chủ đầu nậu đã thuê
người dân và cửu vạn vận chuyển hàng lậu về Việt Nam. Lợi dụng việc đưa
hàng miễn thuế vào các khu kinh tế cửa khẩu, khu bảo thuế để chuyển hàng
nhập lậu, các đối tượng kinh doanh bao gồm thương nhân trong nước và thương
nhân nước ngoài đã mang hàng với thuế suất bằng 0% qua cửa khẩu quốc tế,
cửa khẩu quốc gia đưa vào bán tại các khu kinh tế cửa khẩu, khu bảo thuế, chợ
biên giới.
2.1.1.1. Tuyến biên giới phía Bắc (Việt Nam - Trung Quốc)
Hàng nhập lậu chủ yếu là mặt hàng như vải may mặc; bánh kẹo; giầy dép;
bát sứ; phân bón gia súc, gia cầm và các sản phẩm từ gia súc, gia cầm; lá thuốc
lá đã sấy khô chưa tách cọng; đồ chơi trẻ em cấm lưu thông, pháo, mũ bảo
hiểm, rau quả, thực phẩm... Hàng lậu được thu gom ngoài địa bàn kiểm soát hải
quan, xé lẻ và tổ chức cho đội ngũ cửu vạn hoặc thuê cư dân biên giới vận
chuyển qua biên giới vào ban đêm, đồng thời thuê đầu gấu, nghiện hút áp tải
bảo vệ, sau đó tập kết và tiếp tục được vận chuyển sâu vào nội địa bằng đường
bộ và đường sắt để tiêu thụ.
2.1.1.2. Tuyến biên giới miền Trung (Việt Nam - Lào)
Do đặc thù về địa hình nên các đối tượng buôn lậu thường vận chuyển
hàng hóa vào Việt nam thông qua những đường dây bí mật hoặc xé lẻ và thuê
cửu vạn gùi cõng hàng hóa qua đường rừng để trốn tránh các trạm kiểm soát
của các lực lượng chức năng hoặc gia cố hàng hóa trên các phương tiện chở
khách, chở hàng hóa cồng kềnh, khó kiểm tra như gỗ, than... hoặc thuê đồng
bào dân tộc ít người dùng xe thô sơ kéo qua cửa khẩu.
2.1.1.3. Tuyến biên giới Tây Nam (Việt Nam – Campuchia)
Phương thức, thủ đoạn phổ biến: Lợi dụng đêm tối, những giờ cao điểm
đưa hàng qua biên giới, nhanh chóng cất giấu vào các nhà dân ở ven biên giới,
bến xe, các khu thương mại, chợ... sau đó tìm cách đưa hàng vào nội địa tiêu
thụ. Các đối tượng được trang bị máy thông tin, liên lạc, để theo dõi lực lượng
chức năng và điều hành buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới.

Đối tượng “đầu nậu” không trực tiếp tham gia việc vận chuyển hàng lậu mà
thường khoán gọn cho người làm thuê, người vận chuyển, gắn trách nhiệm của
họ bằng cách đặt cọc số tiền tương ứng với trị giá số hàng mới cho vận chuyển.
Vì vậy, khi bị bắt giữ thì một số đối tượng chống trả quyết liệt hoặc hô hoán
kích động người dân để cướp lại hàng.

GVHD: ThS. NGUYỄN QUANG HUY


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

7

2.1.2. Tuyến biển và cảng biển
Về tình hình buôn lậu trên biển: Các đầu nậu sử dụng các loại tàu thuyền
lớn vận chuyển hàng lậu từ nước ngoài về ngoài khơi. Sau đó liên hệ với các
thuyền nhỏ, thuyền đánh cá, lợi dụng đêm tối, thời tiết xấu để sang mạn, vận
chuyển vào các bãi ngang, cửa sông. Bên cạnh đó các đầu nậu còn tổ chức
mạng lưới do thám để theo dõi hoạt động của các lực lượng chống buôn lậu
trên biển (Hải quan, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển), các thiết bị thông tin
hàng hải hiện đại khác để thông báo cho các tổ chức đường dây buôn lậu biết
về sự di chuyển, hoạt động của các lực lượng chức năng. Chúng tìm mọi cách
lôi kéo, mua chuộc một số phần tử thoái hoá, biến chất trong các lực lượng
chống buôn lậu để tiếp tay cho các hoạt động buôn lậu... Gần đây, các đầu nậu
còn cho hoán cải tàu để giả dạng tàu đánh cá hoặc các loại tàu chuyên dùng
khác để che mắt các cơ quan chức năng.
Tại các cảng biển: Các đối tượng buôn lậu đã thông đồng làm giả hợp
đồng thương mại, khai báo giá trị thấp so với thực tế, nhằm áp mã sai đối với
những mặt hàng nhạy cảm để được hưởng mức thuế suất thấp. Một số doanh
nghiệp tạo dựng hồ sơ, chứng từ giả, khai báo sai trị giá hàng nhập khẩu để trốn

thuế. Các phương thức, thủ đoạn điển hình như: khai sai về tên hàng, chủng
loại, số lượng, chất lượng, xuất xứ hàng hoá; gian lận giá, chính sách mặt hàng;
nhập khẩu hàng thừa so với khai báo, không khai báo…
2.1.3. Tuyến hàng không và bưu điện
Tổng cục Hải quan cũng cho biết trên tuyến hàng không, thủ đoạn của các
đối tượng buôn lậu thường gặp là giấu hàng hóa trong người, trong hành lý,
không khai báo khi xuất, nhập cảnh, tách hóa đơn, lợi dụng định mức miễn
thuế, hàng quà biếu, quà tặng để vận chuyển trái phép hàng lậu. Trên tuyến bưu
điện, một số đối tượng sử dụng thủ đoạn chia nhỏ số lượng hàng hóa, gửi về
nhiều địa chỉ khác nhau nhưng thực chất chỉ có một người nhận. Hàng lậu qua
tuyến hàng không và bưu điện chủ yếu là hàng gọn nhẹ, giá trị kinh tế cao, dễ
cất giấu, như máy ảnh, đồng hồ đeo tay, kim loại quý, đá quý, ngoại tệ, ma túy
và ma túy tổng hợp, thuốc chữa bệnh...
2.2. Tình hình gian lận thương mại
Các hành vi gian lận thương mại trong 10 năm qua có chiều hướng gia
tăng, với các thủ đoạn tinh vi phức tạp nhằm trốn lậu thuế. Các hình thức gian
lận phổ biến là: quay vòng hóa đơn chứng từ, mua bán hóa đơn để hợp thức hóa
hàng nhập lậu; làm giả giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) đối với hàng hóa xuất,
nhập khẩu; gian lận trong cân, đong, đo, đếm hàng hóa; lập ra nhiều công ty
“ma” trên thực tế không hoạt động mà xin hóa đơn do Bộ Tài chính phát hành
để mua - bán kiếm lời hoặc làm nhiều hợp đồng mua - bán giả để lừa đảo vay
vốn ngân hàng nhằm trục lợi... Sau đây là một số hình thức gian lận cụ thể mà

GVHD: ThS. NGUYỄN QUANG HUY


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

8


Hải Quan Việt Nam đã và đang phải đối mặt: Lợi dụng chính sách thuế hiện
hành của Nhà nước; gian lận thông qua việc khai thấp trị giá hàng hoá; gian lận
về xuất xứ hàng hoá (C/O); gian lận thông qua lợi dụng hàng hoá gửi kho ngoại
quan; gian lận thương mại trong lĩnh vực liên doanh đầu tư; gian lận thương
mại qua lợi dụng kinh doanh hàng chuyển khẩu, hàng tạm nhập - tái xuất.
III. Công tác phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại của nước
ta hiện nay
3.1. Chính sách của chính phủ trong công tác phòng chống buôn lậu
và gian lận thương mại
Để phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại chính phủ đã có nhiều
chính sách như ban hành các nghị định, quyết định, công văn, công điện, chỉ thị
để tăng cường công tác chống buôn lậu, tăng cường trách nhiệm của công chức
trong thực thi các qui trình nghiệp vụ hải quan, tăng cường công tác thanh tra,
kiểm tra, quản lý cán bộ, phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong thực thi công
vụ. Ngoài ra tăng cường các biện pháp đấu tranh với thủ đoạn buôn lậu gian lận
thương mại lợi dụng thủ tục hải quan điện tử, lợi dụng kinh doanh tạm nhập-tái
xuất, lợi dụng chính sách hoàn thuế GTGT... Xác lập chuyên án đấu tranh trọng
điểm vào các hiện tượng nổi cộm đối tượng có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng.
Xử lý nghiêm theo qui định của pháp lập, nâng cao tính răn đe, phòng ngừa.
3.2. Công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong Hải quan
Cải cách hiện đại hóa là yêu cầu đòi hỏi cấp bách đặt ra cho ngành Hải
quan trong xu thế phát triển chung hiện nay. Vì thế tổng cục Hải quan đã và
đang tiến hành xây dựng và triển khai chiến lược quản lý nguồn nhân lực như
tăng cường năng lực của các bộ phận chịu trách nhiệm về nguồn nhân lực, sử
dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong quản lý nguồn nhân lực, đã có
nhiều văn bản chỉ đạo với những giải pháp mang tính đồng bộ.
Hiện nay Việt nam đang bước đầu thực hiện hệ thống thông quan tự động
VNACCS/VCIS thì công tác hàng đầu cần thực hiện vẫn phải là tổ chức tốt
công tác đào tạo nguồn nhân lực. Bên cạnh đó tổ chức nhiều lớp đào tạo CBCC.
Ngoài ra Tổng cục Hải quan còn liên kết với học viện cảnh sát nhân dân

(CSND) để mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ điều tra tội phạm cho lực lượng Kiểm
soát Hải quan.
3.3. Công tác nâng cao trang thiết bị kỹ thuật trong Hải quan
Qua từng thời kì, nhất là từ sau khi hội nhập, ngành Hải Quan Việt Nam đã
và đang không ngững nỗ lực để nâng cao về chất lượng trang thiết bị của mình,
ngoài việc giám sát chặt chẽ đảm bảo sự an toàn về của cải cho khách hàng thì
thứ yếu hơn đó là để phục vụ trong công tác phòng chống gian lận thương mại,

GVHD: ThS. NGUYỄN QUANG HUY


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

9

cụ thể của hoạt động nhập khẩu. Về công nghệ thông tin, ngành hải quan đã có
một hạ tầng công nghệ thông tin thống nhất và đồng bộ. Trong việc làm thủ tục
hải quan, khai báo từ xa qua mạng đã được áp dụng tại hầu hết các Cục Hải
quan tỉnh, thành phố và cho hầu hết các loại hình xuất nhập khẩu. Ngành hải
quan đã triển khai đồng bộ việc áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro trong kiểm tra
hải quan.
3.4. Quan hệ hợp tác của Hải quan Việt Nam với Hải quan các nước
trong phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại
3.4.1. Hợp tác đa phương
Để thúc đẩy tạo thuận lợi thương mại và đảm bảo an ninh an toàn quốc gia,
Hải quan Việt Nam đã tích cực tham gia vào các hoạt động hợp tác hải quan
trong các khuôn khổ các tổ chức quốc tế hoặc liên quan đến Hải quan như Tổ
chức Hải quan thế giới (WCO), Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Hiệp hội
các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái
Bình Dương (APEC), Diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM)…

3.4.2. Hợp tác song phương
Hải quan Việt Nam rất chú trọng đến việc tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt
động hợp tác này thông qua việc đàm phán, ký kết các văn kiện hợp tác song
phương. Các thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ Lào về quản
lý hải quan đối với hàng hóa và phương tiện vận tải quá cảnh, phối hợp chống
buôn lậu (2002)... Thỏa thuận giữa Tổng cục Hải quan Việt Nam với Tổng cục
Hải quan Lào về phối hợp chống thất thu thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
giữa hai nước (2006). Các thỏa thuận hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau trong lĩnh vực
hải quan giữa Tổng cục Hải quan Việt Nam và Hải quan các nước: New
Zealand (2010), Austrilia (2010)... Các bản ghi nhớ về hợp tác phòng chống
buôn lậu và vi phạm Hải quan biên giới giữa Tổng cục Hải quan Việt Nam và
cục Ngân khố và Hải quan Hoàng gia - Liên hiệp Vương Quốc Anh và Bắc Ailen (2007), Hải quan Chilê (2009), cơ quan Hải quan Liên Bang...
3.5. Hạn chế và nguyên nhân của công tác phòng chống
3.5.1. Hạn chế của công tác phòng chống
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động phòng chống buôn lậu và
gian lận thương mại của ngành Hải quan còn bộc lộ một số hạn chế. Công tác
hoạch định, xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch dài hạn của ngành Hải
quan về phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại còn chưa đồng bộ giữa
các lực lượng nghiệp vụ trong ngành. Có những lĩnh vực thì chồng chéo, nhiều
lực lượng cùng tiến hành làm, có những lĩnh vực chưa được quan tâm đúng
mức hoặc bị bỏ sót. Điển hình là những hạn chế về nhận thức và tổ chức thực

GVHD: ThS. NGUYỄN QUANG HUY


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

10

hiện hoạt động phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại; về công tác cán bộ;

về công tác thu thập, xử lý thông tin. Ngoài ra các điều kiện về trang thiết bị, cơ
sở vật chất hạ tầng nói chung và phục vụ công tác phòng, chống buôn lậu, gian
lận thương mại nói riêng còn nhiều hạn chế.
3.5.2. Nguyên nhân của hạn chế
Nguyên nhân khách quan: Hệ thống Luật pháp, các chế độ chính sách quản
lý kinh tế của nước ta đang trong quá trình hoàn thiện do vậy còn nhiều bất cập,
sơ hở, thiếu đồng bộ. Hành lang pháp lý phục vụ công tác trao đổi, chia sẻ
thông tin nghiệp vụ giữa ngành Hải quan với các Bộ, Ngành chưa hoàn thiện.
Ngoài ra chất lượng hàng hóa sản xuất trong nước còn hạn chế chưa đủ sức
cạnh tranh với hàng ngoại trên thị trường quốc tế. Do đặc thù về địa lý của các
tuyến biên giới, đặc biệt là tuyến biên giới đường bộ và tuyến biên giới biển đa
dạng, phức tạp.
Nguyên nhân chủ quan: Trong một thời gian dài, một bộ phận cán bộ lãnh
đạo các cấp, các ngành chưa nhận thức một cách đầy đủ về công tác chống
buôn lậu, gian lận thương mại. Sự phân định trách nhiệm trong công tác chống
buôn lậu tại từng địa bàn, từng khu vực giữa lực lượng chống buôn lậu của Cục
Điều tra chống buôn lậu với lực lượng chống buôn lậu của Hải quan địa
phương chưa được rõ ràng. Chức năng tham mưu, hướng dẫn của Tổng cục Hải
quan (Cục Điều tra chống buôn lậu) đối với Hải quan địa phương chưa thể hiện
rõ nét.
CHƯƠNG III - GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG
CHỐNG BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN HIỆN NAY
I. Định hướng phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại của chính
phủ
Bộ Tài chính đã chỉ đạo Tổng cục Hải quan xây dựng “Đề án nâng cao
năng lực cho lực lượng Hải quan chuyên trách chống buôn lậu đến năm 2020”
tập trung vào một số nội dung quan trọng như: Tập trung hoàn thiện cơ sở pháp
lí cho công tác chống buôn lậu theo hướng nâng cao thẩm quyền, phạm vi trách
nhiệm và đảm bảo tính đồng bộ với hệ thống các qui định trong lĩnh vực quản lí
nhà nước về hải quan, đấu tranh phòng, chống tội phạm…

Theo chiến lược phát triển Hải quan năm 2020, sẽ triển khai thống nhất
đồng bộ toàn ngành các biện pháp nghiệp vụ cơ bản: tiến hành thường xuyên
công tác điều tra nghiên cứu nắm bắt tình hình, cung cấp thông tin phục vụ
quản ký rủi ro và áp dụng các biện pháp nghiệp vụ cần thiết phát hiện kịp thời
các hành vi phạm pháp luật hải quan. Xây dựng mạng lưới và hệ thống theo
dõi, nắm bắt tình hình, quản lý địa bàn có trọng điểm, tăng cường phối hợp, đấu

GVHD: ThS. NGUYỄN QUANG HUY


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

11

tranh ngăn chặn các hành vi buôn bán, vận chuyển ma túy, vũ khí và các vi
phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ...
II. Kinh nghiệm phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại của
một số nước
2.1. Trung Quốc
Lực lượng tình báo hải quan Trung Quốc được thiết lập thống nhất từ
trung ương đến địa phương có nhiệm vụ chủ yếu là thu thập, phân tích và tạo ra
các sản phẩm thông tin tình báo phục vụ công tác quản lý hải quan nói chung
và công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại nói riêng.
Kinh nghiệm quản lý rủi ro của Hải quan Trung Quốc; Cơ cấu tổ chức và
cơ chế hoạt động; Quy trình của quản lý rủi ro, Công tác quản lý rủi ro của Hải
quan Trung Quốc được thực hiện theo hệ thống khép kín, gồm các bước: thu
thập thông tin rủi ro - phân tích rủi ro - kiểm soát rủi ro - đánh giá rủi ro - quyết
định xử lý nghiệp vụ. Hải quan Trung Quốc quản lý trọng điểm trước hết theo
đối tượng doanh nghiệp. Biện pháp phòng chống gian lận thuế nhập khẩu thông
qua tạm nhập, tái xuất của Hải quan Trung Quốc

2.2. Hàn Quốc
Từ năm 1996, Hải quan Hàn Quốc đã đưa vào sử dụng Hệ thống kiểm tra
sau thông quan để góp phần đẩy nhanh các thủ tục thông quan hàng hóa trong
điều kiện ngày càng gia tăng về lưu lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Kinh nghiệm của Hải quan Hàn Quốc về điều tra hành vi chuyển vốn trái
phép: Khi cơn bão khủng hoảng tài chính châu Á tràn qua Hàn Quốc năm 1999,
Hải quan Hàn Quốc (KCS) đã bắt đầu chú ý tới những hành vi gian lận thương
mại thông qua các hệ thống chuyển vốn bất hợp pháp (IFT) và tiến hành điều
tra các luồng tiền trong giao dịch thương mại. Do đó, kinh nghiệm của KCS
cho thấy việc điều tra của cơ quan Hải quan cần có sự phối hợp của hệ thống
các ngân hàng và cảnh sát, thuế để có thể triệt tiêu những hành vi gian lận này.
2.3. Singapore
Từ năm 1989, Singapore đã đưa vào thực hiện TradeNet để đơn giản hoá
các thủ tục XNK. TradeNet thay thế các quy trình bằng giấy tờ trước đây và là
phương tiện để thực hiện cơ chế “Một cửa” trong thông quan và giải phóng
hàng. Lợi ích của tradeNet: Với việc sử dụng TradeNet, chứng từ có thể được
chuyển và thông qua bằng phương tiện điện tử 24h/ngày, để phê duyệt một đơn
xin cấp phép chỉ phải thực hiên trung bình 10 phút. Cùng với việc xoá bỏ khối
lượng lớn công việc giấy tờ, hệ thống tự động hoá giúp giảm bớt chi phí kinh
doanh cho doanh nghiệp. Ngoài ra, lợi ích mà hệ thống mang lại còn là sự kiểm

GVHD: ThS. NGUYỄN QUANG HUY


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

12

soát hải quan hiệu quả hơn, tăng cường quản lý rủi ro, thực hiện thống nhất hệ
thống pháp luật hải quan và tổn hợp nhanh các con số thông kê thương mại.

Ngoài ra để phòng chống gian lận thuế nhập khẩu thông qua tạm nhập, tái
xuất Hải quan Singapore đã áp dụng biện pháp bảo lãnh của ngân hàng tương
đương nghĩa vụ thuế phải nộp.
III. Giải pháp phòng chống
3.1. Giải pháp về kinh tế - xã hội
Nhà nước cần hoàn thiện, đồng bộ cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận
lợi hơn nữa cho các thành phần kinh tế, cá nhân kinh doanh làm giàu chính
đáng.
tăng cường vai trò và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tập đoàn kinh
tế, các tổng công ty nhà nước.
Tiếp tục ưu tiên xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực biên
giới, hải đảo, ven biển, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Tập trung đào tạo nghề cho người lao động và giải quyết tốt chính sách giải quyết
việc làm.
3.2. Giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật
• Hoàn thiện pháp luật hải quan
Sửa đổi quy định về địa bàn hoạt động hải quan: Theo luật điều 6 thì địa
bàn hoạt động của Hải quan bị bó hẹp,trong khi hoạt động của tội phạm ngày
càng rộng.
Bổ sung quy định của Luật hải quan về việc lực lượng Hải quan chuyên
trách phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
• Hoàn thiện pháp luật hình sự
Việc định lượng giá trị hàng hóa, tiền tệ phạm pháp là 100 triệu đồng hoặc
trốn thuế từ 50 triệu đồng trở lên (theo Điều 161 Bộ luật hình sự) bị coi là tội
phạm không phù hợp với thực tiễn hiện nay.
Việc phân biệt hành vi vi phạm hành chính hay vi phạm hình sự đối với
các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và hành vi
trốn thuế đang có nhiều quan điểm và cách xử lý khác nhau .Vì vậy, kiến nghị
các cơ quan chức năng cần hướng dẫn cụ thể Điều 153, Điều 254 Bộ luật hình
sự.


GVHD: ThS. NGUYỄN QUANG HUY


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

13

• Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự quy định thẩm quyền điều tra của
Hải quan
Bộ luật tố tụng hình sự cần bổ sung quy định cho cơ quan Hải quan có
quyền bắt người, tạm giữ người để kịp thời ngăn chặn người phạm tội bỏ ra
nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động điều tra sau này.
Hiện nay Bộ luật tố tụng hình sự, Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự cho
phép các đơn vị thuộc ngành hải quan thực hiện điều tra đối với vụ án buôn lậu.
3.3. Triển khai thực hiện công tác thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ
Hải quan có hiệu quả
Rà soát, nghiên cứu toàn bộ công tác thu thập thông tin của toàn ngành Hải
quan. Cần nghiên cứu xây dựng các cơ sở dữ liệu thông tin bổ sung cho hệ
thống cơ sở dữ liệu lấy từ hoạt động thông quan của ngành. Đẩy mạnh triển
khai các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan để hỗ trợ cho công tác thu
thập thông tin. Cần sớm ban hành các văn bản pháp lý dưới hình thức thông tư
liên tịch giữa Bộ Tài chính và các Bộ, Ngành có liên quan.
3.4. Giải pháp về tăng cường quản lý chống vi phạm lợi dụng hải quan
điện tử
Nhằm tăng cường quản lý chống vi phạm lợi dụng HQĐT ngày
11/02/2014 Bộ Tài chính đã có công văn số 1767/BTC-TCHQ gửi Cục trưởng
Cục Hải quan các tỉnh, thành phố, trong đó hướng dẫn một số nội dung về việc
khai và nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu và thủ tục hải quan đối
với hàng hóa xuất khẩu thuộc đối tượng được miễn kiểm tra thực tế theo quy

định của pháp luật khi chuyển cửa khẩu.
Khi tiếp nhận hàng hóa xuất khẩu chuyển cửa khẩu miễn kiểm tra hàng
hóa thực tế chuyển đến, Chi cục Hải quan thực hiện việc đối chiếu số hiệu
container, số hiệu phương tiện vận tải với các nội dung trong hồ sơ hải quan,
Biên bản bàn giao hàng hóa (nếu có) do Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu
chuyển đến và thực hiện giám sát hàng hóa cho đến khi xuất hết theo đúng quy
định.
3.5. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực
Ngành Hải quan thống nhất ban hành bản mô tả chức danh công việc trong
tất cả các lĩnh vực chuyên môn của ngành. Công tác đào tạo và đào tạo lại.
- Xây dựng chế độ công tác chuyên trách, chuyên sâu dựa trên chế độ luân
chuyển hợp lý.

GVHD: ThS. NGUYỄN QUANG HUY


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

14

- Cần có cơ chế chính sách khen thưởng, chính sách tiền lương thoả đáng
đối với cán bộ công chức làm nhiệm vụ chống buôn lậu và gian lận thương mại.
3.6. Tăng cường hợp tác quốc tế trong hoạt động phòng chống
Thực hiện tốt việc hợp tác với Hải quan các nước, vùng lãnh thổ trên cơ sở
các thỏa thuận hợp tác song phương đã ký kết và phát huy vai trò đầu mối của
Hải quan Việt nam tại Văn phòng tình báo khu vực Châu Á - Thái Bình Dương
(RILO A/P).
Chủ động kết nối với Hải quan các nước, vùng lãnh thổ khác để xúc tiến
và nâng tầm mối quan hệ thông qua việc ký kết và thực hiện có hiệu quả các
bản ghi nhớ chung; thỏa thuận phối hợp, hợp tác...

3.7. Tăng cường trang bị cơ sở vật chất, phương tiện hỗ trợ
Hình thành các địa điểm kiểm tra hải quan tập trung, đầu tư trang thiết bị
các phương tiện kiểm tra, kiểm soát hiện đại, giảm thiểu đến mức thấp nhất
việc kiểm tra thủ công đối với hàng hóa, hành lý xuất, nhập khẩu, phương tiện
vận tại xuất nhập.
Trang bị các phương tiện có tính cơ động cao phù hợp với tuyến địa bàn
đường bộ do đặc thù địa hình phức tạp, đi lại khó khăn như: ô tô đặc chủng, xe
máy phân khối lớn, các phương tiện liên lạc, kỹ thuật chuyên dùng...
Trang bị hệ thống camera, máy soi (hành lý, cơ thể), máy ngửi, chó nghiệp
vụ... và một số thiết bị khác phù hợp với địa bàn tuyến hàng không, bưu điện.
Bổ sung đầy đủ vũ khí và công cụ để hỗ trợ cho công tác đấu tranh chống buôn
lậu như: áo giáp - mũ chống đạn, dùi cui điện, roi điện....
3.8. Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền pháp luật cho quần
chúng nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp
Tăng cường và làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, quy
định, quy trình thủ tục với những hình thức, biện pháp và nội dung phù hợp để
quần chúng nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp.
Nắm và hiểu rõ các quan điểm chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước; nắm vững mục tiêu nhiệm vụ, biện pháp chống buôn lậu và gian lận
thương mại từ đó có trách nhiệm trong việc thực hiện nghĩa vụ đối với đất
nước.
Tích cực cộng tác, hợp tác với cơ quan Hải quan trong việc góp phần xây
dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của chính
doanh nghiệp mình, góp phần xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh.

GVHD: ThS. NGUYỄN QUANG HUY


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


15

IV. Kiến nghị đưa ra giải pháp
4.1. Kết quả đạt được trong thời gian qua
Công tác phối hợp tổ chức hướng dẫn, thông tin tuyên truyền chủ trương,
chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước.
Công tác chống buôn lậu và buôn bán hàng cấm.
Công tác chống sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng và
chống dịch
Công tác kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong chính sách giá, gian lận
thương mại và các hành vi vi phạm khác.
4.2. Kiến nghị
Theo đó, trong năm 2014, lực lượng chống buôn lậu Hải quan tập trung
vào các nhiệm vụ trọng tâm sau:
- Một là, nâng cao hiệu quả công tác tham mưu chỉ đạo.
- Hai là, nắm vững diễn biến tình hình tại các địa bàn thông qua việc thực
hiện tốt các biện pháp nghiệp vụ cơ bản theo Quyết định số 65/2004/QĐ-TTg
ngày 19/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ.
- Ba là, tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 21/TW, ngày 26/3/2008 của Bộ Chính
trị về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý
trong tình hình mới.
- Bốn là, chỉ đạo lực lượng chống buôn lậu.
- Năm là, xây dựng lực lượng kiểm soát hải quan trong sạch, vững mạnh
- Sáu là, ngăn chặn gian lận trong thực hiện TTHQĐT.
KẾT LUẬN
Buôn lậu và gian lận thương mại là một hiện tượng kinh tế - xã hội, tồn tại
ở tất cả các nền kinh tế với trình độ phát triển khác nhau trên thế giới, trong đó
có nước ta. Hiện nay, nước ta đang trong quá trình hội nhập sâu rộng vào nền
kinh tế thế giới, nhất là từ khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì
tình hình gian lận thương mại ngày càng gia tăng về quy mô với nhiều phương

thức, thủ đoạn phức tạp, tinh vi và có xu hướng lợi dụng những sơ hở, bất cập
của hệ thống pháp luật, chính sách thương mại và những tồn tại, yếu kém chưa
theo kịp với tiến trình cải cách của các cơ quan quản lý nhà nước nói chung và

GVHD: ThS. NGUYỄN QUANG HUY


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

16

của ngành Hải quan nói riêng. Ngoài ra sự xuất hiện các hình thức bảo hộ mới
như hàng rào kỹ thuật, vấn đề môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm... cũng đã
làm xuất hiện các hình thức gian lận mới, tinh vi hơn. Vì vậy công tác phòng,
chống buôn lậu, gian lận thương mại ngày càng trở nên cấp bách hơn đối với
mỗi quốc gia. Ngoài chủ trương, cách thức, biện pháp để thực hiện có hiệu quả
trong phạm vi mỗi quốc gia thì xu hướng hợp tác quốc tế để phối hợp đấu tranh
chống buôn lậu, gian lận thương mại cũng trở nên phổ biến và đa dạng hơn với
các hình thức song phương và đa phương.
Nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đề xuất giải pháp tăng cường quản lý nhà
nước về Hải quan trong phòng chống gian lận thương mại từ hoạt động nhập
khẩu hàng hóa của Việt Nam hiện nay”, luận văn đã hoàn thành những mục tiêu
trong nghiên cứu và có một số đóng góp để đề tài hoàn thiện hơn.
DANH SÁCH CỤC HẢI QUAN TỈNH, LIÊN TỈNH, THÀNH PHỐ
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT…………………………………………..1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài......................................................................................1

a - Lý luận.....................................................................................................1
b - Thực tiễn……………………………………………………………….1
2. Mục đích nghiên cứu…………………………………………………………1
3.
Đối
tượng
cứu…………………………………………………….......1

nghiên

4. Phạm vi nghiên cứu………………………………………………………….1
5. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………..2
NỘI DUNG
CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HẢI
QUAN TRONG PHÒNG CHỐNG BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG
MẠI TỪ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ………………………2

GVHD: ThS. NGUYỄN QUANG HUY


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

17

I. Cơ sở lý luận về buôn lậu và gian lận thương mại………………………..2
1.1. Khái niệm…………………….……………………………………….2
1.2. Biểu hiện………………………………………………………………2
1.3 Sự cần thiết phải tăng cường quản lý nhà nước về hải quan trong phòng
chống buôn lậu và gian lận thương mại từ hoạt động nhập khẩu………………2
II. Ảnh hưởng của buôn lậu và gian lận thương mại…………………...…...3

III. Phân loại gian lận thương mại…………………………………………...3
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG BUÔN LẬU
VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI HẢI QUAN TRONG THỜI GIAN VỪA
QUA…………………………………………………………………………….3
I. Hoạt động nhập khẩu hàng hoá Việt Nam………………………………...3
1.1. Tình hình nhập khẩu của Việt Nam sau khi gia nhập Tổ chức Thương
mại thế giới (WTO)……………………………………………………………..4
1.2. Cơ cấu thị trường và hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam……………..4
1.2.1. Cơ cấu thị trường………………………………………………4
1.2.2. Cơ cấu hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam…………………….5
II. Tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại từ khi Việt Nam gia nhập
WTO……………………………………………………………………………5
2.1. Diễn biến tình trạng buôn lậu…………………………………………5
2.1.1. Trên tuyến biên giới đường bộ………………………………...5
2.1.1.1. Tuyến biên giới phía Bắc (Việt Nam - Trung Quốc)….....6
2.1.1.2. Tuyến biên giới miền Trung (Việt Nam - Lào)…………..6
2.1.1.3. Tuyến biên giới Tây Nam (Việt Nam - Campuchia)……..6
2.1.2. Tuyến biển và cảng biển…………………………………….....6
2.1.3. Tuyến hàng không và bưu điện………………………………..7
2.2. Tình hình gian lận thương mại………………………………………..7

GVHD: ThS. NGUYỄN QUANG HUY


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

18

III. Công tác phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại của nước ta
hiện nay…...........................................................................................................7

3.1. Chính sách của chính phủ trong công tác phòng chống buôn lậu và
gian lận thương mại……………………………………………………………..7
3.2. Công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong Hải quan………....8
3.3. Công tác nâng cao trang thiết bị kỹ thuật trong Hải quan………….....8
3.4. Quan hệ hợp tác của Hải quan Việt Nam với Hải quan các nước trong
phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại…………………………………8
3.4.1. Hợp tác đa phương…………………………………………......8
3.4.2. Hợp tác song phương…………………………………………..9
3.5. Hạn chế và nguyên nhân của công tác phòng chống……………….....9
3.5.1. Hạn chế của công tác phòng chống……………………………9
3.5.2. Nguyên nhân của hạn chế……………………………………...9
CHƯƠNG III - GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG
CHỐNG BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN HIỆN NAY…………………...…...10
I. Định hướng phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại của chính
phủ…………………………………………………………………………….10
II. Kinh nghiệm phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại của một số
nước…………………………………………………………………………...10
2.1. Trung Quốc…………………………………………………………..10
2.2. Hàn Quốc…………………………………………………………….11
2.3. Singapore…………………………………………………………….11
III. Giải pháp phòng chống…………….……………………………………11
3.1. Giải pháp về kinh tế - xã hội………………………………………...11
3.2. Giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật…………………………….12
3.3. Triển khai thực hiện công tác thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ Hải
quan có hiệu quả ………………………………………………………………12

GVHD: ThS. NGUYỄN QUANG HUY


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


19

3.4. Giải pháp về tăng cường quản lý chống vi phạm lợi dụng hải quan
điện tử………………………………………………………………………….13
3.5. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực………………………………..13
3.6. Tăng cường hợp tác quốc tế trong hoạt động phòng chống…………13
3.7. Tăng cường trang bị cơ sở vật chất, phương tiện hỗ trợ…………….13
3.8. Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền pháp luật cho quần chúng
nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp…………………………………………14
IV. Kiến nghị đưa ra giải pháp……………………………………………...14
4.1. Kết quả đạt được trong thời gian qua………………………………..14
4.2. Kiến nghị…………………………………………………………….14
KẾT LUẬN…………………………………………………………………...15
DANH SÁCH CỤC HẢI QUAN TỈNH, LIÊN TỈNH, THÀNH PHỐ……15
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ………………………………………15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………16
MỤC LỤC…………………………………………………………………….16

GVHD: ThS. NGUYỄN QUANG HUY



×