Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

hoạt động phân loại rác sinh hoạt tại nguồn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.12 MB, 104 trang )

`BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐẠI HỌC KTCN TP.HCM ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC
****
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
KHOA: MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC
BỘ MÔN: MÔI TRƯỜNG
HỌ VÀ TÊN: LÊ HOÀNG HẢI MSSV: 103108061
NGÀNH: MÔI TRƯỜNG LỚP: 03MT1
1. Đầu đề Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu đề xuất hoạt động phân loại rác sinh hoạt tại
nguồn ở 2 chợ và thò trấn Phú Bài, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.
2. Nhiệm vụ (yêu cầu về nội dung và số liệu ban đầu):
– Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt
– Khảo sát hiện trạng và thói quen nhận thức của người dân ở khu vực nghiên cứu về
chất thải rắn sinh hoạt
– Lập phiếu điều tra, thu mẫu rác thải thống kê và xử lí số liệu
– Đề xuất mô hình phân loại rác sinh hoạt tại nguồn và các giải pháp cho việc áp
dụng mô hình .
3. Ngày giao Đồ án tốt nghiệp: 01/10/2007
4. Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 25/12/2007
5. Họ tên người hướng dẫn: Phần hướng dẫn
Th.S. LÊ THỊ VU LAN Toàn phần
Nội dung và yêu cầu LVTN đã thông qua Bộ môn
Ngày …. tháng …. năm 2006
CHỦ NHIỆM BỘ MÔN NGƯỜI HƯỚNG DẪN CHÍNH
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)


PHẦN DÀNH CHO KHOA, BỘ MÔN:
Người duyệt (chấm sơ bộ):.................................................
Đơn vò:................................................................................
Ngày bảo vệ:.................................................


Điểm tổng kết:..............................................
Nơi lưu trữ Đồ án tốt nghiệp:........................
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
  
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
GVHD
LỜI CẢM ƠN
Luận văn tốt nghiệp với đề tài: ” nghiên cứu đề xuất hoạt động phân loại rác sinh
hoạt tại nguồn ở 2 chợ và thò trấn Phú Bài, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên
Huế “ đã được thực hiện và hoàn thành đúng thời gian quy đònh. Để đạt được kết
quả này, ngoài những nỗ lực bản thân, em đã nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ
tận tình của những người có liên quan trong lónh vực của đề tài. Qua đây cho phép
em gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc đến :

Cô giáo, Thạc sỹ Lê thò vu Lan đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian
thực hiện đề tài.
Q thầy, cô giáo hiện đang công tác và giảng dạy tại khoa Môi Trường – Công
nghệ sinh học, Trường Đại học kỹ thuật công nghệ TP HCM đã tận tâm dạy bảo
trong suốt quá trình học tập.
Các cơ quan ,đơn vò :
• Phòng Môi Trường – sở Tài Nguyên và Môi Trường Thừa Thiên Huế
• Uỷ ban nhân dân thò trấn Phú Bài
• Ban quản lí tại 2 chợ
• Đội vệ sinh Môi Trường thò trấn Phú Bài
Đã cung cấp những số liệu và tài liệu liên quan đến đề tài .
Người dân và các tiểu thương ở chợ đã nhiệt tình cung cấp thông tin cần thiết
phục vụ đề tài .
Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, em đã nhận sự động viên, giúp đỡ và tạo
điều kiện tốt nhất từ phía gia đình và bạn bè .
Một lần nữa em xin chân thành cám ơn .
SVTH : Lê Hoàng Hải
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề.................................................................................................1
1.2 Mục tiêu của đề tài nghiên cứu.................................................................2
1.3 Nội dung của đề tài...................................................................................3
1.4 Đối tượng nghiên cứu................................................................................3
1.5 Đòa điểm nghiên cứu.................................................................................3
1.6 Phương pháp nghiên cứu..........................................................................4
1.6.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu...................................................4
1.6.2. Phương pháp điều tra xã hội học.................................................................5
1.6.3. Phương pháp chun gia..............................................................................5
1.6.4. Phương pháp quan sát...................................................................................5
1.6.5. Phương pháp nghiên cứu ngồi thực địa......................................................5

1.6.6. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu........................................................6
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
2.1 khái niệm về chất thải rắn sinh hoạt ........................................................7
2.2 nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt .............................................7
2.3. Thành phần chất thải rắn.........................................................................8
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thành phần chất thải rắn sinh hoạt................10
2.5. Tính chất chất thải rắn sinh hoạt..............................................................13
2.6. Phân loại chất thải rắn.............................................................................15
2.6.1. Phân loại theo tính chất.........................................................................15
2.6.2. Phân loại theo vò trí hình thành.............................................................17
2.6.3. Phân loại theo nguồn phát sinh.............................................................17
2.6.4. Phân loại theo mức độ nguy hại............................................................18
2.7. Tác động của chất thải rắn sinh hoạt .......................................................19
2.7.1 Tác động đến sức khoẻ con người ........................................................19
2.7.2 Tác động đến cảnh quan đô thò ............................................................20
2.7.3 Tác động đến môi trường .....................................................................20
2.7.3.1 Tác động đến môi trường đất.............................................................20
2.7.3.2 Tác động đến môi trường nước ...........................................................21
2.7.3.3 Tác động đến môi trường không khí ..................................................21
CHƯƠNG 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TT
HUẾ
3.1 Điều kiện tự nhiên....................................................................................24
3.1.1 vò trí đòa lí...............................................................................................24
3.1.2. Đòa hình.................................................................................................25
3.1.3. Thời tiết khí hậu....................................................................................25
3.1.4. Thủy văn...............................................................................................27
3.2 Điều kiện kinh tế xã hội............................................................................28
3.2.1 Xã hội ....................................................................................................28
3.2.1.1 Dân số.................................................................................................28
3.2.1.2 Giáo dục..............................................................................................28

3.2.1.3 Y tế......................................................................................................29
3.2.1.4 Xây dựng cơ bản .................................................................................29
3.2.2 Kinh tế ...................................................................................................30
3.2.2.1 Công nghiệp........................................................................................30
3.2.2.2. Nông lâm ngư nghiệp.........................................................................31
CHƯƠNG 4 : TỔNG QUAN VỀ PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN
4.1 khái niệm phân loại rác tại nguồn.............................................................33
4.2 Tình hình phân loại rác tại nguồn trên thế giới.........................................33
4.3 Tình hình phân loại rác tại nguồn ở Việt Nam.........................................36
4.4 Dự án phân loại rác tại nguồn ở phường 12,Q 5.......................................40
4.5 Dự án phân loại rác tại nguồn ở phường 8,Q 6.........................................43
4.6 Những lợi ích khi thực hiện phân loại rác tại nguồn.................................46
4.7 Những khó khăn khi phân loại rác tại nguồn............................................48
CHƯƠNG 5 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
5.1 Đặc điểm rác thải ở khu vực nghiên cứu................................................... 50
5.1.1 Nguồn phát sinh.....................................................................................50
5.1.1.1Thò trấn Phú Bài...................................................................................50
5.1.1.2. Chợ Phú Bài và chợ Mai....................................................................51
5.1.2 Khối lượng và thành phần rác thải.........................................................53
5.1.2.1 Khối lượng rác thải..............................................................................53
5.1.2.2 Thành phần rác thải ............................................................................54
5.2 Hiện trạng hệ thống lưu trữ,thu gom và vận chuyển rác thải ở khu vực nghiên
cứu...................................................................................................................57
5.2.1 Dụng cụ lưu trữ.......................................................................................57
5.2.2 Hiện trạng hệ thống thu gom và vận chuyển.........................................61
5.2.3 Hiện trạng xử lí......................................................................................63
5.3 Nhận thức của người dân về rác thải và phân loại rác tại nguồn..............67
5.4 Đề xuất mô hình phân loại và các giải pháp cho việc áp dụng mô hình. .72
5.4.1 Những cơ sở cho việc đề xuất mô hình..................................................72
5.4.1.1 cơ sở lí luận ........................................................................................72

5.4.1.2 cơ sở thực tiễn .....................................................................................72
5.4.2 Đề xuất mô hình.....................................................................................75
5.4.3 Những giải pháp cho việc áp dụng mô hình ..........................................78
5.4.4. Đề xuất quy trình, thu gom, vận chuyển chất thải rắn..........................81
5.4.4.1. Tồn trữ và phân loại...........................................................................81
5.4.4.2. Thu gom..............................................................................................82
5.4.4.3. Vận chuyển........................................................................................83
CHƯƠNG 6 : KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
6.1 kết luận .....................................................................................................84
6.2 kiến nghò ...................................................................................................85
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Nguồn phát sinh CTR sinh hoạt.
Bảng 2: Thành phần CTR đô thò phân theo nguồn gốc phát sinh.
Bảng 3: Thành phần CTR đô thò theo tính chất vật lý.
Bảng 4: Sự thay đổi thành phần theo mùa đặc trưng của CTR sinh hoạt.
Bảng 5: Thành phần khí sin ra từ bãi rác.
Bảng 6: Nhiệt độ trung bình của các tháng trong năm 2003.
Bảng 7: Các chỉ số về giáo dục.
Bảng 8: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của tỉnh TT.Huế.
Bảng 9: Các nguồn phát sinh rác thải ở TT Phú Bài.
Bảng 10: Các loại rác thải được phát sinh.
Bảng 11: Một số quầy hàng chính ở 2 chợ.
Bảng 12: Bảng điều tra khối lượng rác thải trên 120 hộ.
Bảng 13: Thành phần rác thải ở thò trấn Phú Bài.
Bảng 14: Thành phần rác thải ở 2 chợ.
Bảng 15: Các loại dụng cụ được sử dụng phổ biến trong các hộ gia đình.
Bảng 16: Lòch trình thu gom của các tổ khu phố.
Bảng 17: Khối lượng rác thải được chôn lấp tại bãi số 1 từ năm 1999 đến 2005.
Bảng 18: Kết quả tiếp nhận rác, xử lý và chôn lấp.

Bảng 19: Kết quả tìm hiểu nhận thức của người dân về PLRTN.
Bảng 20: Những loại rác thải có giá trò được tách riêng.
Bảng 21: Khối lượng rác thải phát sinh ở thành phố Huế.
Bảng 22: Dự báo khối lượng CTR của đô thò Huế đến năm 2010.
Bảng 23: Thành phần rác thải của thành phố Huế.
DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Một số hình ảnh về hoạt động PLRTN ở HongKong.
Hình 2: Hoạt động PLRTN của người dân ở phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn
Kiếm, Hà Nội.
Hình 3: Bản đồ hành chánh huyện Hương Thủy.
Hình 4: Tỷ lệ % rác thải ở thò trấn Phú Bài.
Hình 5: Tỷ lệ % rác thải ở khu vực 2 chợ.
Hình 6: So sánh tỷ lệ % thành phần rác thải ở thò trấn Phú Bài và 2 chợ.
Hình 7: Tỷ lệ các loại dụng cụ chứa rác ở các hộ gia đình ở thò trấn Phú Bài.
Hình 8: Mô hình thu gom rác thải của đội vệ sinh thò trấn Phú Bài.
Hình 9: Tỷ lệ các loại rác thải được tách riêng trong các hộ gia đình.
Hình 10: Mô hình PLRTN ở khu vực nghiên cứu.
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
PLRSHTN : phân loại rác sinh hoạt tại nguồn.
TW : trung ương .
PE : polyetylen.
TNHHNN : Trách nhiệm hữu hạn nhà nước
TÓM TẮT
Nhằm nghiên cứu đề xuất hoạt động phân loại rác sinh hoạt tại nguồn ở thò trấn
Phú Bài và hai chợ, đề tài đã tiến hành khảo sát hiện trạng rác thải và điều tra
nhận thức của người dân trên đòa bàn nghiên cứu về rác thải và phân loại rác tại
nguồn. Qua đó tiến tới xây dựng mô hình phân loại rác tại nguồn và các giải
pháp cho việc áp dụng mô hình ở khu vực nghiên cứu .
Nghiên cứu đề xuất hoạt động phân loại rác sinh hoạt tại nguồn ở 2 chợ và thò
trấn Phú Bài – Huyện Hương Thủy – Tỉnh Thừa Thiên - Huế

Chương
1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Chất thải rắn được đònh nghóa là toàn bộ các loại vật chất được con người loại
bỏ trong các hoạt động kinh tế – xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản
xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng….)
Hiện nay cùng với sự gia tăng dân số và quá trình đô thò hoá ngày càng nhanh,
chất thải rắn được phát sinh ngày càng nhiều và đa dạng về thành phần, chủng
loại. Vì vậy, thu gom và xử lí chất thải rắn đã trở thành một vấn đề lớn trên thế
giới, đặc biệt là các nước đang phát triển. Trong khi đó, chi phí đầu tư cho công
tác quản lí chất thải rắn ở nhiều nơi vẫn còn thấp, hệ thống thu gom chưa hợp lí
dẫn đến chưa đáp ứng được nhu cầu thu gom và xử lí lượng rác thải phát sinh ở
các đô thò .
Phân loại rác tại nguồn là công việc hết sức cần thiết ở các đô thò. Thông qua
phân loại rác tại nguồn góp phần làm tăng tỷ lệ chất thải cho mục đích tái sinh,
từ đó hạn chế việc khai thác tài nguyên sơ khai và giảm khối lượng rác thải cần
phải chôn lấp. Ngoài ra, giúp tiết kiệm q đất, kéo dài thời gian hoạt động của
các bãi chôn lấp và giảm phát sinh những vấn đề ô nhiễm môi trường từ bãi chôn
lấp như khí nhà kính, nước rỉ rác và góp phần nâng cao nhận thức bảo vệ môi
trường cho cộng đồng dân cư .
1
Nghiên cứu đề xuất hoạt động phân loại rác sinh hoạt tại nguồn ở 2 chợ và thò
trấn Phú Bài – Huyện Hương Thủy – Tỉnh Thừa Thiên - Huế
Nhằm thực hiện tốt việc thu gom và xử lí chất thải rắn ở Việt Nam, một trong
những mục tiêu trong chiến lược quốc gia về quản lí chất thải rắn là tổ chức thực
hiện phân loại rác tại nguồn với tỉ lệ gia tăng qua từng giai đoạn: tối thiểu là 90%
năm 2010 và đảm bảo 95% năm 2020. Tuy nhiên cho đến nay công việc này mới
chỉ triển khai thí điểm ở một số nơi như Thành Phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà
Nẵng.

Thò trấn Phú Bài với vai trò là cửa ngõ phía Nam của thành phố Huế, có cụm
cảng hàng không miền trung, có khu công nghiệp trọng điểm của tỉnh và mục
tiêu trở thành thò xã vào năm 2015 đã được xác đònh. Phú Bài chiếm vò thế quan
trọng trong sự phát triển nền kinh tế của tỉnh, cho nên công tác quản lí chất thải
rắn đang là mối quan tâm lớn của các cấp, các ngành hữu quan ở thò trấn Phú Bài
và huyện Hương Thuỷ là đơn vò chủ quản. Vì vậy Phú Bài cần thiết phải có một
kế hoạch hành động lâu dài trong đó phân loại rác tại nguồn là công việc cần
được triển khai sớm, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có một chương trình nào
nghiên cứu nhằm tiến tới phân loại rác tại nguồn ở thò trấn Phú Bài. Thực tế này
đã thúc đẩy tôi thực hiện đề tài :
“ Nghiên cứu đề xuất hoạt động phân loại rác sinh hoạt tại nguồn ở 2 chợ và Thò
trấn Phú Bài, huyện Hương Thuỷ, tỉnh TT Huế”.
1.2. Mục tiêu của đề tài :
- Tìm hiểu hiện trạng chất thải rắn ở khu vực nghiên cứu (khối lượng, thành phần
chất thải rắn).
-Nghiên cứu điều tra thói quen và nhận thức của người dân về công tác quản lí
chất thải rắn.
- Đề xuất mô hình phân loại rác tại nguồn và các giải pháp thực hiện mô hình.
1.3Nội dung của đề tài
o Nghiên cứu hiện trạng về thành phần, khối lượng rác thải ở khu vực nghiên
cứu.
2
Nghiên cứu đề xuất hoạt động phân loại rác sinh hoạt tại nguồn ở 2 chợ và thò
trấn Phú Bài – Huyện Hương Thủy – Tỉnh Thừa Thiên - Huế
o Nghiên cứu về hiện trạng hệ thống lưu trữ, thu gom và vận chuyển rác thải
ở khu vực nghiên cứu.
o Đề xuất mô hình phân loại và các giải pháp cho việc áp dụng mô hình.
1.4 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là rác thải sinh hoạt phát sinh từ các nguồn
sau:

 Hộ gia đình
 Trường học
 Cơ quan – văn phòng
 Dòch vụ kinh doanh
 Trung tâm Y tế
 Quầy hàng cố đònh trong chợ
 Cụm cảng hàng không
 Doanh trại bộ đội
1.5.Đòa điểm nghiên cứu :
Để thực hiện đề tài này chúng tôi lấy toàn bộ 9 khu phố của thò trấn và 2 chợ
(chợ Mai và chợ Phú Bài).
Thò trấn Phú Bài là một trong hai thò trấn được lãnh đạo tỉnh quan tâm xây dựng
trở thành thò xã vào năm 2015 với diện tích 1570 ha, dân số 13.193 người (năm
2007), với 60% dân cư là cán bộ, công nhân, viên chức. Thò trấn có 2638 hộ được
chia ra 9 khu phố và 99 tổ dân phố. Trên đòa bàn của thò trấn có 8 trục đường
chính và 51 trục đường nhánh, 10 trường học, 5 trường mẫu giáo, 6 nhà hàng, 3
đơn vò quân đội, 65 cơ quan văn phòng và rất nhiều các cơ sở dòch vụ kinh doanh.
Việc lựa chọn thò trấn Phú Bài làm đòa điểm nghiên cứu xuất phát từ sự đa dạng
về thành phần dân cư, trình độ nhận thức, mức sống và thói quen sinh hoạt của
người dân. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu và áp dụng mô hình
phân loại rác tại nguồn, qua đó chúng ta có thể rút ra những bài học kinh nghiệm
để tiến hành sâu hơn.
Chợ Mai và chợ Phú Bài nằm trên trục đường quốc lộ 1A, được thành lập cách
đây 50 năm, qua nhiều lần sửa đổi và gần đây nhất vào năm 2003 và giữ cho đến
3
Nghiên cứu đề xuất hoạt động phân loại rác sinh hoạt tại nguồn ở 2 chợ và thò
trấn Phú Bài – Huyện Hương Thủy – Tỉnh Thừa Thiên - Huế
bây giờ. Với diện tích 3660 m
2
và hơn 400 lô hàng, 2 chợ trên là nơi tập trung

mua bán, qua lại của người dân thò trấn cũng như người dân của các xã lân cận.
Hai chợ được lựa chọn làm điểm nghiên cứu vì chợ là nơi phát sinh một lượng lớn
chất thải hữu cơ và chưa được quan tâm nhiều trong các chương trình phân loại
rác tại nguồn. Nếu được phân loại tại nguồn tốt, đây sẽ là nguồn nguyên liệu tốt
cho dây chuyền sản xuất phân vi sinh chất lượng cao.
1.6 Phương pháp nghiên cứu :
Đề tài được thực hiện bằng việc sử dụng những phương pháp sau:
 Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu
 Phương pháp điều tra xã hội học
 Phương pháp chuyên gia
 Phương pháp thống kê và xử lí số liệu
 Phương pháp quan sát
 Phương pháp nghiên cứu ngoài thực đòa
1.6.1 Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu
Để thực hiện đề tài chúng tôi đã thu thập thông tin qua sách báo, tài liệu
nhằm mục đích tìm chọn những khái niệm và tư tưởng làm cơ sở lí luận của đề
tài, hình thành giả thuyết khoa học, dự đoán những thuộc tính của đối tượng
nghiên cứu, xây dựng những mô hình lí thuyết hoặc thực tiễn ban đầu.
Nguồn tài liệu nghiên cứu được tham khảo trong đề tài rất đa dạng bao gồm :
giáo trình, Báo cáo khoa học, Số liệu thống kê, văn kiện đường lối, chính sách
của Đảng và Nhà nước, thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng.
1.6.2 Phương pháp điều tra xã hội học
Nhằm đánh giá nhận thức và điều tra khối lượng rác trong dân cư, chúng
tôi đã xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn và điều tra trên 120 hộ (xem phụ lục).
Đối tượng được phỏng vấn là những người dân thuộc nhiều thành phần dân cư
khác nhau như cán bộ, nhân viên, công nhân, viên chức, lao động, buôn bán,…
4
Nghiên cứu đề xuất hoạt động phân loại rác sinh hoạt tại nguồn ở 2 chợ và thò
trấn Phú Bài – Huyện Hương Thủy – Tỉnh Thừa Thiên - Huế
1.6.3 Phương pháp chuyên gia

Chúng tôi đã tranh thủ ý kiến của những người có kinh nghiệm trong nghiên cứu
khoa học nói chung và phân loại rác tại nguồn ở các sở, phòng… về những nội
dung của đề tài.
1.6.4 Phương pháp quan sát
Chúng tôi đã quan sát và ghi lại thói quen hàng ngày của người dân về lưu trữ và
thải bỏ rác củng như ý thức của người dân của họ về vấn đề vệ sinh môi trường.
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã quan sát nắm bắt cách thức thu gom, vận chuyển
rác thải của đội vệ sinh tại điểm nghiên cứu nhằm bổ sung cho việc đề xuất cũng
như áp dụng mô hình phân loại rác sau này.
1.6.5 Phương pháp nghiên cứu ngoài thực đòa
Trong quá trình điều tra xã hội học, chúng tôi đã tiến hành thu mẫu rác, sau đó
xử lí mẫu, ghi nhận kết quả và xử lí số liệu
a/ Thu mẫu rác thải
Để xác đònh khối lượng và thành phần rác thải của các hộ gia đình, chúng tôi
đã đưa các túi nylon để họ bỏ vào. Mẫu rác thải được thu được ở các khu dân cư
khác nhau.
b/ Xử lí mẫu rác
*Dụng cụ
 Kẹp rác, cân đồng hồ 15 kg, túi nylon chứa rác
 Xô nhựa 25 lit, thùng chứa rác.
*Xác đònh khối lượng riêng
 Cân xô nhựa 25lit
 Cho mẫu rác thải thu được vào xô cho đến đầy; nhấc lên 25-30 cm và thả
xuống 3-4 lần; tiếp tục cho rác vào và thực hiện nhấc thả; đến khi thùng
rác đầy thì dừng lại
 Cân tổng khối lượng xô và rác
5
Nghiên cứu đề xuất hoạt động phân loại rác sinh hoạt tại nguồn ở 2 chợ và thò
trấn Phú Bài – Huyện Hương Thủy – Tỉnh Thừa Thiên - Huế
 Lấy tổng khối lượng trừ đi cho khố lượng xô ban đầu sẽ thu được khối

lượng rác
 Tính khối lượng rác bằng công thức:
D=M/V(kg/m
3
)
Trong đó : D là khối lượng riêng của rác thải
M là khối lượng rác thải
V là thể tích xô chứa
*Xác đònh thành phần rác thải
 Từ khối lượng rác đã được cân ở trên, chúng tôi tiến hành nhặt riêng các
thành phần khác nhau gồm : rác hữu cơ (thức ăn thừa và hư hỏng, sản
phẩm sơ chế), rác tái chế và tái sử dụng (giấy, nylon, kim loại…) và các
loại khác
 Cân khối lượng mỗi loại và tính phần %
1.6.6 Phương pháp thống kê và xử lí số liệu
Từ những số liệu ghi nhận được ở các lần xử lí mẫu rác thải và các kết quả
phỏng vấn chúng tôi tiến hành thống kê và xử lí số liệu bằng các phần mềm như
Word, Excel,… Kết quả của quá trình này là các bảng số liệu được trình bày trong
luận văn
6
Nghiên cứu đề xuất hoạt động phân loại rác sinh hoạt tại nguồn ở 2 chợ và thò
trấn Phú Bài – Huyện Hương Thủy – Tỉnh Thừa Thiên - Huế
Chương
2
TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
2.1 Khái niệm về chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt là chất thải rắn phát sinh từ hộ gia đình, chung cư,
khu công cộng, công sở, trường học, bệnh viện, khu thương mại, chợ và chất thải
rắn từ hoạt động sinh hoạt của con người trong các khu công nghiệp.
2.2 Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt

Chất thải rắn sinh hoạt được phát thải từ nhiều nguồn khác nhau từ sinh hoạt
hằng ngày của người dân, từ các tụ điểm buôn bán, cơ quan, trường học và các
viện nghiên cứu.
Bảng 1: Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
Nguồn gốc phát sinh Thành phần chủ yếu
Rác từ sinh hoạt của dân cư, khách
vãng lai
Rau, củ, quả hỏng, thức ăn thừa, giấy,
carton, nhựa, vải, nilon, rác vườn, gỗ,
đồ điện tử, thủy tinh, lon đồ hộp, mốp
xốp và các chất độc hại (bột giặt, chất
tẩy), thuốc diệt côn trùng, nước xòt
phòng).
Rác từ các chợ, tụ điểm buôn bán, nhà
hàng, khách sạn, khu vui chơi, giải trí,
khu văn hóa
Rau, củ, quả hỏng, thức ăn thừa, ruột
và đầu của tôm, cá, giấy, carton, nilon,
nhựa.
7
Nghiên cứu đề xuất hoạt động phân loại rác sinh hoạt tại nguồn ở 2 chợ và thò
trấn Phú Bài – Huyện Hương Thủy – Tỉnh Thừa Thiên - Huế
Rác thải từ viện nghiên cứu, cơ quan,
trường học
Thực phẩm thừa, bao bì, giấy, đồ dùng
văn phòng, dụng cụ học tập, nhựa, hóa
chất phòng thí nghiệm.
Rác thải từ các công trình xây dựng,
cải tạo và nâng cấp
Gỗ, sắt, thép, bêtông, thạch cao, sành

sứ, gạch, bụi, xà bần.
Rác thải từ các dòch vụ công cộng (vệ
sinh đường phố, vỉa hè, công viên)
Giấy, nilon, rác quét đường, cành cây,
lá cây, xác động vật chết, phân súc vật.
2.3 Thành phần chất thải rắn:
Thành phần của chất thải rắn đô thò được xác đònh ở Bảng 2 và Bảng 3.
Giá trò thành phần trong chất thải rắn đô thò thay đổi theo vò trí, theo mùa, theo
điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác. Sự thay đổi khối lượng chất thải rắn theo
mùa đặc trưng ở Bắc Mỹ được trình bày ở bảng 4. Thành phần rác đóng vai trò
quan trọng nhất trong việc quản lý rác thải.
Bảng 2 : Thành phần chất thải rắn đô thò phân theo nguồn gốc phát sinh
Nguồn phát thải % trọng lượng
Dao động Trung bình
Nhà ở và thương mại, trừ các chất thải đặc
biệt và nguy hiểm
50 - 75 62
Chất thải đặc biệt( dầu , lốp xe, thiết bò điện,
bình điện)
3 - 12 5
Chất thải nguy hại 0,1 - 1,0 0,1
Cơ quan 3 – 5 3,4
Xây dựng và phá dỡ 8 – 20 14
Các dòch vụ đô thò
Làm sạch đường phố 2 – 5 3,8
Cây xanh và phong cảnh 2 – 5 3,0
Công viên và các khu vực tiêu khiển 1,5 – 3 2,0
Lưu vực đánh bắt 0,5 – 1,2 0,7
Bùn đặc từ nhà máy xử lý 3 – 8 6,0
Tổng cộng 100

(Nguồn: George Tchobanoglous, et al , Mc Graw- Hill Inc, 1993)
8
Nghiên cứu đề xuất hoạt động phân loại rác sinh hoạt tại nguồn ở 2 chợ và thò
trấn Phú Bài – Huyện Hương Thủy – Tỉnh Thừa Thiên - Huế
Bảng 3: Thành phần chất thải rắn đô thò theo tính chất vật lý
Thành phần % trọng lượng
Khoảng giá trò Trung bình
Chất thải thực phẩm 6 – 25 15
Giấy 25 – 45 40
Bìa cứng 3 – 15 4
Chất dẻo 2 – 8 3
Vải vụn 0 – 4 2
Cao su 0 – 2 0,5
Da vụn 0 – 2 0,5
Rác làm vườn 0 – 20 12
Gỗ 1 – 4 2
Thủy tinh 4 – 16 8
Can hộp 2 – 8 6
Kim loại không thép 0 – 1 1
Kim loại thép 1 – 4 2
Bụi , tro , gạch 0 – 10 4
Tổng cộng 100
(Nguồn: Nhóm Trần Hiều Nhuệ, Quản Lý Chất Thải Rắn, Hà Nội 2001)
9
Nghiên cứu đề xuất hoạt động phân loại rác sinh hoạt tại nguồn ở 2 chợ và thò
trấn Phú Bài – Huyện Hương Thủy – Tỉnh Thừa Thiên - Huế
Bảng 4 : Sự thay đổi thành phần theo mùa đặc trưng của CTRSH
Chất thải % khối lượng % thay đổi
Mùa mưa Mùa khô Giảm Tăng
Chất thải thực phẩm 11,1 13,5 21,6

Giấy 45,2 40,0 11,5
Nhựa dẻo 9,1 8,2 9,9
Chất hữu cơ khác 4,0 4,6 15,0
Chất thải vườn 18,7 24,0 28,3
Thủy tinh 3,5 2,5 28,6
Kim loại 4,1 3,1 24,4
Chất trơ và chất thải khác 4,3 4,1 4,7
Tổng cộng 100 100
(Nguồn: George Tchobanoglous, et al , Mc Graw- Hill Inc, 1993)
2.4 . Các yếu tố ảnh hưởng đến thành phần chất thải rắn sinh hoạt
Tuỳ theo mức sống của từng hộ dân cũng như hoàn cảnh của mỗi hộ dân mà
thành phần rác sinh hoạt khác nhau. Thành phần rác sinh hoạt phụ thuộc cơ bản
vào các yếu tốâ sau:
- Sản xuất và phân phối thực phẩm và hàng hoá tiêu dùng;
- Đặc điểm nguồn phát sinh;
- Vò trí đòa lý;
- Ý thức của người dân;
1) Sản xuất và phân phối thực phẩm, hàng hoá tiêu dùng
Ở cấp độ tổng thể, thành phần rác sinh hoạt phụ thuộc trước hết vào việc sản
xuất và phân phối thực phẩm, hàng hoá tiêu dùng. Ví dụ như nếu thò trường chỉ
cung cấp toàn rau sạch (tức rau đã được nhặt sạch, loại bỏ các thành phần không
sử dụng được và được rửa sạch, cho vào túi nylon – thường thấy ở các siêu thò),
khi đó chắc chắn trong thành phần rác sinh hoạt sẽ có ít rất ít rau quả thừa; ngược
lại thò trường chỉ cung cấp toàn rau thô, thành phần rác sinh hoạt khi đó chắc chắn
sẽ có nhiều thành phần rau quả thừa.
10
Nghiên cứu đề xuất hoạt động phân loại rác sinh hoạt tại nguồn ở 2 chợ và thò
trấn Phú Bài – Huyện Hương Thủy – Tỉnh Thừa Thiên - Huế
Tương tự như vậy, đối với việc sản xuất và phân phối hàng hoá tiêu dùng, cách
thức thiết kế mẫu mã hàng hoá của nhà sản xuất sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến

thành phần rác sinh hoạt. Ví dụ như nếu sữa tươi được phân phối trên thò trường ở
dạng bao bì giấy, khi đó trong thành phần rác thải sinh hoạt sẽ có nhiều bao bì
giấy hơn, còn nếu như sữa tươi được phân phối trên thò trường ở dạng bao bì nhựa
thì trong thành phần rác thải sinh hoạt sẽ nhiều nhựa hơn. Nói chung, việc quyết
đònh lựa chọn vật liệu bao bì đồ hộp thực phẩm của nhà sản xuất sẽ có ảnh hưởng
đến thành phần rác thải sinh hoạt.
Bên cạnh đó đặc điểm bán hàng cũng góp phần rất lớn bao túi nylon trong rác
thải sinh hoạt. Hầu như mọi món hàng mua từ chợ đều được đựng trong các túi
nylon.
Một người đi chợ bình thường có khi mang về nhà mỗi ngày 5- 10 túi nylon là
chuyện bình thường, sau đó tất nhiên là chúng sẽ trở thành rác thải. Ở nhiều nước
hiện nay, túi nylon không còn được cung cấp miễn phí nữa, vì vậy người dân
thường rất hạn chế sử dụng túi nylon khi đi mua hàng và nhờ đó thành phần nylon
trong rác thải sinh hoạt rất ít.
2) Đặc điểm nguồn phát sinh
Đặc điểm nguồn phát sinh có ảnh hưởng đáng kể đến thành phần rác sinh hoạt.
Những nguồn phát sinh là hộ dân sẽ có thành phần rác khác so với những hộ dân
kết hợp thêm kinh doanh.
• Đối với những hộ dân không có sản xuất mua bán kinh doanh và có mức
thu nhập thấp, thường thì thành phần chất thải rắn không nhiều và lượng
phế liệu trong rác rất ít vì đa số họ đã tự phân loại để bán ve chai.
• Đối với những hộ dân có mức thu nhập cao thì thành phần chất thải rắn đa
dạng hơn, đặc biệt là lượng chất thải rắn hữu cơ, giấy, phế liệu đồ hộp và
thuỷ tinh thải ra nhiều.
11
Nghiên cứu đề xuất hoạt động phân loại rác sinh hoạt tại nguồn ở 2 chợ và thò
trấn Phú Bài – Huyện Hương Thủy – Tỉnh Thừa Thiên - Huế
• Đối với những gia đình là công nhân viên chức, công nhân làm theo ca
hoặc mua bán thời gian sinh hoạt tại nhà ít hơn nửa đây phần lớn là những
hộ gia đình ít người nên lượng phát sinh và thành phần phế liệu không

nhiều.
• Đối với những hộ có kết hợp thêm kinh doanh thì thành phần chất thải rắn
phụ thuộc vào loại hình kinh doanh đó. Trên đòa bàn thò trấn Phú Bài, đa số
hộ dân sống dọc theo trục đường quốc lộ thường tận dụng mặt tiền nhà để
kinh doanh và lượng các hộ kinh doanh hàng ăn uống chiếm tỷ lệ nhiều
nhất. Vì vậy thành phần rác thải chủ yếu là thực phẩm và nhựa, chai thuỷ
tinh, giấy,…
3) Vò trí đòa lý
Thành phần rác sinh hoạt cũng phụ thuộc vào vò trí đòa lý. Những hộ dân sống ở
khu vực thò trấn có thành phần rác sinh hoạt khác so với những hộ sống ở khu vực
rìa thò trấn giáp với các xã Thuỷ Tân, Thuỷ Phù,..
Nguyên nhân chủ yếu cũng do điều kiện kinh tế và hoàn cảnh sống, những hộ
dân sống ở trung tâm thò trấn phần lớn là cán bộ công nhân viên chức nên về thu
nhập kinh tế cao hơn so với các hộ nằm ở khu vực ven thò trấn do đó trong thành
phần rác thải có sự đa dạng hơn về thành phần chủng loại.
Những hộ sống ở khu vực vùng ven thò trấn đa số là những hộ có thu nhập thấp
hoặc là những hộ chuyên về nông nghiệp (trồng rau, trồng hoa màu,..) nhu cầu
hưởng thụ không cao nên thành phần rác chủ yếu làthực phẩm, gỗ, xà bần,….
4) Ý thức của người dân
Ý thức của người dân hay thái độ của cộng đồng có ảnh hưởng nhất đònh đến
thành phần rác thải ra. Cụ thể là ý thức tiết kiệm trong ăn uống sinh hoạt hàng
ngày và tái sử dụng các thành phần chất thải có khả năng sử dụng lại.
Ý thức còn tuỳ thuộc vào trình độ văn hoá của người dân, bên cạnh đó còn tuỳ
thuộc vào sự đồng tình ủng hộ, tinh thần tham gia của người dân.
12
Nghiên cứu đề xuất hoạt động phân loại rác sinh hoạt tại nguồn ở 2 chợ và thò
trấn Phú Bài – Huyện Hương Thủy – Tỉnh Thừa Thiên - Huế
2.5. Tính chất chất thải rắn sinh hoạt
Tính chất của chất thải rắn cũng có ý nghóa trong việc thực thi chương trình
phân loại rác sinh hoạt tại nguồn. Nó ảnh hưởng đến việc ra quyết đònh về các

trang thiết bò, phương tiện phù hợp để lưu chứa và vận chuyển chất thải, cũng như
về công nghệ tái chế, xử lí rác sinh hoạt sau khi phân loại.
Tính chất của chất thải rắn sinh hoạt bao gồm :
 Tính chất vật lí: trọng lượng riêng, độ ẩm, độ xốp, kích thướt, cấp phối hạt.
Trong chương trình phân loại rác tại nguồn, thông số quan trọng nhất chính
là trọng lượng riêng và độ ẩm của rác thải để tính toán dung tích, số lượng
trang thiết bò lưu chứa .
 Tính chất hoá học: các dữ liệu về thành phần cấu tạo nên chất thải rắn có
ý nghóa quan trọng trong việc lựa chọn công nghệ xử lí chất thải. Tuy nhiên
đối với việc thực hiện chương trình phân loại rác tại nguồn, tính chất hoá
học của rác sinh hoạt không quan trọng vì chương trình phân loại rác sinh
hoạt tại nguồn chỉ yêu cầu thực hiện phân loại rác sinh hoạt ra làm hai loại
là rác thực phẩm và thành phần còn lại .
 Tính chất sinh học : tính chất sinh học quan trọng nhất đối với rác sinh
hoạt là sự tạo ra mùi hôi và phát sinh ruồi. Hai yếu tố này quyết đònh thời
gian lưu chứa, cách thức lưu chứa và cách thức vận chuyển rác thích hợp.
Ngoài ra, tính chất sinh học quan trọng khác của rác sinh hoạt còn là khả
năng phân huỷ sinh học của các thành phần hữu cơ trong rác thải. Điều này
ảnh hưởng đến việc lựa chọn công nghệ thích hợp để xử lí các thành phần
hữu cơ dễ phân huỷ sau khi phân loại tại nguồn .
Dưới đây là một số tính chất quan trọng của rác sinh hoạt có ảnh hưởng trực tiếp
đến chương trình phân loại rác tại nguồn :
1)Trọng lượng riêng :
13
Nghiên cứu đề xuất hoạt động phân loại rác sinh hoạt tại nguồn ở 2 chợ và thò
trấn Phú Bài – Huyện Hương Thủy – Tỉnh Thừa Thiên - Huế
Trọng lượng riêng (kg/m
3
) là một đại lượng rất quan trọng trong việc tính toán
nhu cầu đầu tư trang thiết bò và phương tiện để lưu chứa và vận chuyển rác thải .

Trọng lượng riêng của chất thải rắn sinh hoạt thay đổi rõ rệt theo vò trí đòa lí theo
mùa trong năm. Trọng lượng riêng của rác chưa phân loại được lấy ra từ các xe
ép rác thường vào khoảng 300 kg/m
3
(nguồn : số liệu quan trắc chất thải rắn đô
thò của trạm quan trắc và phân tích môi trường vùng III- viện Môi trường và Tài
nguyên ). Căn cứ vào mục đích phân loại rác sinh hoạt tại nguồn, có thể đánh giá
trọng lượng riêng của rác sinh hoạt theo 2 nhóm chát thải tương ứng với yêu cầu
phân loại ở giai đoạn đầu như sau :
 Trọng lượng riêng của rác thực phẩm (thành phần hữu cơ dễ phân hủy) :
Mức độ biến động không lớn, thay đổi phụ thuộc chủ yếu vào độ ẩm của
rác (thay đổi theo mùa).
 Trọng lượng riêng của chất thải còn lại (thành phần vô cơ và hữu cơ tro ):
trọng lượng riêng thay đổi rất lớn và phụ thuộc nhiều vào đặc điểm của
nguồn thải .
Ngoài ra, khi thực hiện phân loại t nguồn, tỷ lệ thành phần và khối lượng rác bò
biến đổi sẽ làm trọng lượng riêng của rác bò biến đổi theo. Trong đó, trọng lượng
riêng của nhóm chất thải rắn còn lại bò tác động rất lớn.
2)Độ ẩm :
Độ ẩm của rác sinh hoạt thường ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương tiện lưu
chứa và vận chuyển chất thải, đến công nghệ xử lí chất thải. Rác sinh hoạt thường
có độ ẩm khá cao (30,77-38,1%), chủ yếu là rác thực phẩm ướt, do vậy các
phương tiện lưu chứa, thu gom và vận chuyển rác thải phải đảm bảo tránh rò rỉ,
rơi vãi nước rỉ rác gây ô nhiễm môi trường. Độ ẩm của rác nói chung là không
thuận tiện cho việc xử lí bằng phương pháp đốt nhưng tương đối thuận lợi cho
việc ủ rác làm phân (tất nhiên là phải phun thêm nước để duy trì độ ẩm mức tối
ưu 50-60%).
14

×