Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

TÌM HIỂU CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM RAU XANH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (840.03 KB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
HỌC PHẦN: MARKETING CĂN BẢN (N06)
LỚP: K44B QTKD THƯƠNG MẠI

----------

ĐỀ TÀI
TÌM HIỂU CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM RAU XANH
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ

Giáo viên hướng dẫn:
Phan Thị Thanh Thủy
Nhóm 11:

Huế, 03/2012


Mục Lục

I. Giới thiệu chung
Thừa Thiên Huế là một vùng đất chịu thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai
và khí hậu khắc nghiệt. Trong những năm trở lại đây, cùng với sự đa dạng hoá về hệ thống
đất canh tác đang diễn ra ở cả nước, người nông dân trồng lúa ở Huế cũng đang dần chuyển
đổi thế độc canh cây lúa sang trồng một số loại cây rau màu ngắn ngày nhằm tạo ưu thế cạnh
tranh và nâng cao năng suất cho sản phẩm nông nghiệp và cải thiện đời sống kinh tế hộ gia
đình (lợi nhuận từ trồng rau thường cao hơn lúa 2 - 4 lần). Tuy nhiên, ngành sản xuất rau ở
Huế chỉ mới nhắm đến phục vụ thị trường tại thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên Huế là chủ
yếu.
Song song với sự tăng trưởng sản lượng rau, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến
chất lượng và an toàn thực phẩm. Hàng ngày trên phương tiện thông tin đại chúng cho thấy
nhiều trường hợp ngộ độc xảy ra do ăn rau có chứa dư lượng độc chất cao.


Vậy, làm thế nào để phát triển có hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng sản phẩm rau
xanh trên địa bàn thành phố Huế?
Để có câu trả lời cho vấn đề trên, chúng ta cần:
- Tìm hiểu về thành phố Huế và sản xuất rau ở Huế.
- Tìm hiểu chuỗi cung ứng rau hiện tại ở Huế
- Phân tích những điểm mạnh và yếu, cơ hội và thách thức của chuỗi cung ứng rau ở Huế.
- Đưa ra giải pháp quản lý chuỗi cung ứng rau ở Huế.
Thông qua đề tài: “Tìm hiểu chuỗi cung ứng sản phẩm rau xanh trên địa bàn thành
phố Huế”, chúng ta sẽ làm rõ những vấn đề trên.
II. Cơ sở lý thuyết
1. Khái niệm “chuỗi cung ứng”


-

“Chuỗi cung ứng (Supply chain) bao gồm tất cả các doanh nghiệp tham gia, một cách trực
tiếp hay gián tiếp, trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng, thể hiện sự dịch chuyển nguyên
vật liệu xuyên suốt quá trình từ nhà cung cấp ban đầu đến khách hàng cuối cùng”.

Như vậy, chuỗi cung ứng bao gồm tất cả những vấn đề liên quan trực tiếp hay gián tiếp
nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Đó là sự theo dõi hàng hóa thông qua việc thống kê
và điều khiển từ khâu cung cấp hàng hóa, bổ sung nguyên vật liệu, đến khâu bán lẻ, hay nói
cách khác là điều hành và quản lý sự lưu thông hàng hóa. Do đó, chuỗi cung ứng không chỉ
bao gồm nhà sản xuất, nhà cung cấp mà còn liên quan đến nhà vận chuyển, nhà kho, nhà bán
lẻ, và khách hàng.

Một số khái niệm liên quan:


Khách hàng: là bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào mua và sử dụng sản phẩm.




Nhà sản xuất: là các tổ chức sản xuất ra sản phẩm, bao gồm những công ty sản xuất nguyên
vật liệu và sản xuất thành phẩm.



Nhà phân phối: là những công ty tồn trữ hàng với số lượng lớn từ nhà sản xuất và phân phối
sản phẩm đến khách hàng.



Nhà bán lẻ: tồn trữ sản phẩm và bán cho khách hàng với số lượng nhỏ hơn.



Nhà cung cấp dịch vụ: là những tổ chức cung cấp dịch vụ cho nhà sản xuất, nhà phân phối,
nhà bán lẻ và khách hàng.
2. Cấu trúc của chuỗi cung ứng

Bức tranh đơn giản nhất của chuỗi cung ứng là khi chỉ có một sản phẩm dịch chuyển qua


một loạt các tổ chức, và mỗi tổ chức tạo thêm một phần giá trị cho sản phẩm. Lấy một tổ
chức nào đó trong chuỗi làm qui chiếu, nếu xét đến các hoạt động trước nó - dịch chuyển
nguyên vật liệu đến - được gọi là ngược dòng; những tổ chức phía sau doanh nghiệp- dịch
chuyển vật liệu ra ngoài - được gọi là xuôi dòng.
Các hoạt động ngược dòng được dành cho các các nhà cung cấp. Một nhà cung cấp dịch
chuyển nguyên vật liệu trực tiếp đến nhà sản xuất là nhà cung cấp cấp một; nhà cung cấp đảm

nhiệm việc dịch chuyển nguyên vật liệu cho nhà cung cấp cấp một được gọi là nhà cung ứng
cấp hai, cứ ngược dòng như vậy sẽ đến nhà cung cấp cấp ba rồi đến tận cùng sẽ là nhà cung
cấp gốc.
Khách hàng cũng được phân chia thành từng cấp.
Xét quá trình cung cấp xuôi dòng, khách hàng nhận sản phẩm một cách trực tiếp từ nhà
sản xuất là khách hàng cấp một, khách hàng nhận sản phẩm từ khách hàng cấp một chính là
khách hàng cấp hai, tương tự chúng ta sẽ có khách hàng cấp ba và tận cùng của dòng dịch
chuyển này sẽ đến khách hàng cuối cùng.
3. Tầm quan trọng của chuỗi cung ứng
Cách đây hàng trăm năm, Napoleon, là một bậc thầy về chiến lược và rất tài năng, đã
nhấn mạnh rằng “Chiến tranh dựa trên cái bao tử”. Napoleon hiểu rất rõ tầm quan trọng về
những gì mà ngày nay chúng ta gọi là một chuỗi cung ứng hiệu quả. Nếu những chiến binh bị
đói thì đoàn quân không thể hành quân đánh trận được.
Hơn thế, cũng có một câu nói khác cho rằng “những nhà không chuyên luôn nói về chiến
lược; các nhà chuyên nghiệp luôn nói về hậu cần”.
Do đó, việc quản lý chuỗi cung ứng tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh
hiệu quả và tạo được nhiều lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp trên thị trường. Việc
kiểm soát được rủi ro trong chuỗi cung ứng sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí và
việc lưu thông hàng hóa sẽ diễn ra nhanh theo đúng kế hoạch.
Chuỗi cung ứng tồn tại nhằm vượt qua những khoảng trống phát sinh khi nhà cung cấp
cách xa khách hàng. Chúng cho phép thực hiện hoạt động sản xuất ở mức hiệu quả nhất hoặc chỉ thực hiện chức năng sản xuất - ở những địa điểm cách xa khách hàng hoặc nguồn
cung ứng nguyên liệu. Ví dụ cà phê được trồng ở Nam Mỹ, nhưng khách hàng chính lại ở
Châu Âu và Bắc Mỹ.

Chuỗi cung ứng cũng có thể giúp cho việc vận chuyển số lượng nhiều trở nên đơn giản
hơn. Giả sử bốn nhà máy cung cấp sản phẩm trực tiếp đến tám khách hàng (như minh họa ở
hình trên). Công tác hậu cần phải tổ chức 32 tuyến phân phối khác nhau, nhưng nếu nhà máy


sử dụng một nhà bán sỉ trung tâm, số lượng tuyến đường vận chuyển được cắt giảm xuống

còn 12. Tóm lại, lợi ích của chuỗi cung ứng được thiết kế tốt:
• Khỏa lấp một cách hữu hiệu khoảng trống giữa nguồn cung với nhu cầu cuối cùng
• Nhà sản xuất bố trí cơ sở sản xuất tại vị trí tốt nhất, bất kể đến vị trí của khách hàng
• Thông qua việc tập trung hoạt động sản xuất ở một cơ sở lớn, nhà sản xuất hưởng lợi từ
tính kinh tế nhờ quy mô.
• Nhà sản xuất không cần lưu trữ số lượng lớn sản phẩm hoàn thành, các thành tố ở gần
khách hàng sẽ thực hiện việc lưu trữ này.
• Nhà bán sỉ đặt các đơn hàng lớn, và nhà sản xuất chiết khấu giá cho nhà bán sỉ làm cho
chi phi đơn vị giảm
• Nhà bán sỉ giữ nhiều loại sản phẩm tồn kho từ nhiều nhà sản xuất, cung cấp đa dạng sự
lựa chọn cho khách hàng bán lẻ
• Nhà bán sỉ ở gần nhà bán lẻ vì thế thời gian giao hàng ngắn
• Nhà bán lẻ lưu trữ tồn kho thấp khi nhà bán sỉ cung cấp hàng một cách tin cậy.
• Nhà bán lẻ kinh doanh ít hàng hóa với quy mô hoạt động nhỏ nên phục vụ khách hàng
một cách nhanh chóng hơn
• Tổ chức có thể phát triển chuyên môn trong một loại hoạt động hoặc chức năng kinh
doanh cụ thể.

III. Tổng quan về thành phố Huế và sản xuất rau
1. Tổng quan về thành phố Huế


Huế nằm ở dải đất hẹp của miền Trung Việt Nam và là thành phố tỉnh lỵ của Thừa Thiên Huế. Nằm tựa lưng vào dãy núi Trường Sơn, khu vực thành phố Huế là đồng bằng thuộc
vùng hạ lưu sông Hương và sông Bồ, có độ cao trung bình khoảng 3 - 4 m so với mực nước
biển và thường bị ngập lụt khi đầu nguồn của sông Hương (trên Dãy trường Sơn) xảy ra mưa
vừa và lớn.



Huế có sự ngoại lệ về khí hậu so với vùng Bắc Bộ và Nam Bộ, vì nơi đây khí hậu khắc nghiệt

và có sự khác nhau giữa các miền và khu vực. Vùng duyên hải và đồng bằng có hai mùa rõ
rệt: mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8, trời nóng và oi bức, có lúc lên tới 39,9ºC. Từ tháng 8
đến tháng 1 là mùa mưa và hay xảy ra bão lụt, nhiệt độ trung bình 19,7ºC, cũng có khi hạ
xuống còn 8,8ºC, trời rét kéo dài. Vào mùa này có những đợt mưa suốt ngày, kéo dài cả tuần
lễ.
Vùng núi mưa nhiều, khí hậu mát mẻ, nhiệt độ dao động từ 9ºC đến 29ºC.


2. Tình hình sản xuất rau
Rau là loại thực phẩm rất cần thiết trong đời sống hàng ngày và không thể thay thế
được, vì rau có vị trí quan trọng đối với sức khoẻ con người. Nó là loại cây trồng cho hiệu
quả kinh tế cao, giá trị sản xuất của rau gấp 2 - 3 lần so với cây lúa. Bên cạnh đó, rau còn có
chu kỳ sinh trưởng ngắn, có thể gieo trồng nhiều vụ trong một năm.
+ Tình hình chung:
Tính đến tháng 12/2011, toàn tỉnh có diện tích sản xuất rau trên 3300 ha, song phân bố
không đều, manh mún, nhỏ lẻ mang tính thời vụ, tự cung tự cấp. Chỉ có một số vùng trồng
tập trung, chuyên canh chủ yếu ở thành phố Huế và một số xã vùng ven như Quảng Thành,
Quảng Thọ - huyện Quảng Điền; Hương An, Hương Xuân, Hương Chữ -huyện Hương Trà;
Phú Mậu - huyện Phú Vang,...
Các loại rau trồng chủ yếu là hành, ngò, cải, xà lách, rau diếp cá, rau muống, rau thơm,



Huyện Quảng Điền: Quảng Thành, Quảng Thọ là vựa rau chính của huyện Quảng Điền, với
sản lượng cung cấp hàng năm cho thị trường hơn 4000 tấn rau xanh các loại. Trong đó,
HTXNN Kim Thành là đơn vị cung cấp chủ yếu các loại rau xanh thông dụng cho thị trường
các huyện và thành phố Huế, với mức bình quân khoảng 2 tấn/ngày, đem lại thu nhập 150200 triệu đồng/ha/năm. Đáng chú ý là có Làng rau Thành Trung, xã Quảng Thành chuyên
trồng rau sạch, là một làng rau sản xuất rau với diện tích rất lớn.
Sản xuất hơn 1,5 triệu tấn rau xanh mỗi năm, xã Quảng Thành (huyện Quảng Điền) là
vùng chuyên canh rau thương phẩm lớn nhất tỉnh



Người dân Thành Trung bên luống xà lách xanh tốt.

Người dân Thành Trung thu hoạch rau


Huyện Hương Trà: xã Hương An và Hương Chữ là 2 xã trồng rau chính của huyện
Về qui mô diện tích trồng rau của các hộ hầu hết đều nhỏ, chủ yếu là tận dụng đất trồng
lạc của vụ hè thu sang trồng rau, chỉ có một số ít vùng do đưa được nước tưới vào nên trồng
chuyên rau, tuy nhiên diện tích này chiếm rất nhỏ.
Bảng 2. Qui mô trồng rau của các hộ


Diện tích
(m2)

Xã Hương An
Tỷ lệ
Số hộ
(%)
10
33

÷ 250 – 500
÷
12
>500,<=1000
÷ >1000
8

(Nguồn: Điều tra 60 hộ, năm 2009)

Xã Hương Chữ
Số hộ

(%)

9

30

40

13

43

27

8

27

Qua 60 hộ điều tra chỉ có 16 hộ có diện tích trồng rau >= 2000 và < 2500 m2 chiếm
27%, trong khi đó có đến 25 hộ có diện tích > 500 m2 chiếm 40 - 43% và có 19 hộ có diện
tích dưới 500 m2 chiếm 30 - 33%. Có nhiều nguyên nhân, tuy nhiên nguyên nhân quan trọng
nhất đó là việc chưa chủ động được nước tưới vào mùa khô, mà rau lại là cây cần nước và
nguyên nhân khác là do chính quyền và người dân chưa quy hoạch vùng rau tập trung và
chưa định hướng sản xuất rau xanh theo hướng hàng hóa.



Huyện Phú Vang: Là một địa phương có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp

Vụ Đông Xuân năm 2011 - 2012, bà con nông dân trên địa bàn huyện Phú Vang đã gieo
trồng hơn 2790 ha rau, củ, quả các loại trong đợt Tết Nguyên đán, chủ yếu tập trung nhiều ở
các xã như Vinh Xuân, Vinh Thanh, phú Dương , Phú Mậu , Phú Mỹ …bà con đã thu hoạch
các diện tích đã gieo trồng trước tết để bán phục vụ người dân trong dịp tết, đến nay tranh
thủ thời tiết rất thuận lợi bà con nông dân trên địa bàn tiếp tục triển khai sản xuất, đa dạng
hoá các loại rau, củ, quả đáp ứng nhu cầu của thị trường.Bên cạnh đó, người dân còn tăng
cường thâm canh xen vụ, đảm bảo cung cấp liên tục nhu cầu sử dụng rau xanh cho người
tiêu dùng.

+ Tình hình sản xuất rau an toàn:
Năm 2009, thông qua một số các đề tài, dự án, chương trình của Trung tâm Khuyến
Nông Lâm Ngư, của trường Đại học Nông Lâm Huế, và một số tổ chức khác, một số mô
hình sản xuất rau an toàn đã được triển khai tại các địa phương như: HTX Hương Long - TP
Huế ( 0,5ha), HTX Kim Thành - Quảng Thành (1,1 ha), HTX Hương Chữ -Hương Trà (1
ha),…


Từ năm 2009 đến nay, các dự án được ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh Thừa
Thiên Huế đầu tư hỗ trợ như dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng các sản phẩm công nghệ
sinh học để tổ chức sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP tại huyện Quảng Điền, tỉnh
Thừa Thiên Huế” do Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quảng Điền chủ trì
thực hiện với diện tích 3,4 ha; 6 loại rau: cải xanh, xà lách, cải cúc, rau thơm, rau má và
mướp đắng, được thực hiện tại 2 xã Quảng Thành và Quảng Thọ; dự án “Hỗ trợ phát triển
rau an toàn” do truờng Đại học Nông Lâm Huế chủ trì với quy mô diện tích là 2,4208 ha
thực hiện tại các HTX Hương Long và Hương An. Đến nay đã cho một số kết quả khả quan.
Tính đến nay đã có 5 đơn vị được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa
Thiên Huế cấp giấy đủ điều kiện sản xuất kinh doanh rau quả an toàn, cụ thể như sau:


Đơn vị
HTX Kim Thành, xã Quảng Thành,
huyện Quảng Điền
HTX Quảng Thọ 2, xã Quảng Thọ,
huyện Quảng Điền
HTX Hương An, xã Hương An,
huyện Hương Trà
HTX Hương Chữ, xã Hương Chữ,
huyện Hương Trà
HTX Hương Long, TP Huế
Tổng cộng

DT (ha)

Chủng loại rau quả

1,6

Cải xanh, Cải cúc,
Xà lách, Rau thơm

1,8

Rau má, Mướp đắng

0,9893
1,075
1,4315


Rau cải, hành lá, xà
lách, kiệu, rau thơm
Xà lách, hành hoa,
kiệu, dền đỏ, rau
thơm...
Rau cải, hành lá, xà
lách, kiệu, nưa, paro

Số QĐ-ngày
577/ QĐ-NNPTNT
ngày 11/8/2010
576/ QĐ-NNPTNT
ngày 11/8/2010
737/ QĐ-NNPTNT
ngày 7/10/2010
05/ QĐ-NNPTNT
ngày 06/01/2010
768/QĐ-NNPTNT
ngày 03/12/2010

6,8958 ha

(Nguồn Sở NN &PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế)

IV. Chuỗi cung ứng rau hiện tại tại thành phố Huế
Thành phố Huế là một thị trường tiêu thụ rau lớn với hệ thống các chợ, siêu thị lớn; bên
cạnh đó Huế là một thành phố du lịch nên nhu cầu về rau xanh mà đặc biệt là rau an toàn là
rất lớn.



Chợ lẻ
Chợ đầu mối

Nông dân

Hợp tác xã Thương lái

Siêu thị

Người tiêu dùng

Cty, Cửa Hàng cung ứng rau quả hoặc chế biến
Khách sạn, nhà hàng

con đường phân phối chính

Sơ đồ chuỗi cung ứng rau tại thành phố Huế
Đặc điểm chung:
Trong chuỗi giá trị rau ở Huế, nông dân là đối tượng có lượng phân phối rau cho hầu h ết
các đối tượng khác trong chuỗi cung ứng, đóng một vai trò hết sức quan trọng. Một số hộ
nông dân tham gia vào Hợp tác xã trồng rau an toàn của địa phương, còn phần lớn nông dân
đều tự trồng rau và bán ra bên ngoài. Khi bán cho thương lái nông dân chủ yếu bán sỉ vì
những đặc điểm tiện lợi của loại hình này so với việc bán lẻ.
Thương lái mua rau ở Huế chủ yếu có qui mô vừa và nhỏ, đa số là thương lái đem bán
sản phẩm tại địa phương và tới các tỉnh lân cận
So với các sản phẩm rau quả khác, chuỗi cung ứng rau ở thành phố Huế tương đối chặt
chẽ. Các đối tượng giữa các khâu có mối quan hệ hữu cơ với nhau, trong đó vai trò của
thương lái – hợp tác xã là chủ lực.
Người nông dân ở những những vùng chuyên canh rau của nắm khá vững yêu cầu, quy
định về trồng rau an toàn. Tuy nhiên, để thực hiện nghiêm ngặt các quy định này, họ phải

thực sự an tâm về đầu ra vì chi phí cho rau an toàn cao, đầu tư nhiều (nhà lưới, phân bón v.v.)
lại ít có nơi thu mua, cũng như chưa có các cửa hàng chuyên biệt bán rau an toàn để tiêu thụ
được sản phẩm (như tại TP. Hồ Chí Minh) hoặc xuất khẩu số lượng lớn (như Đà Lạt) khiến
rau an toàn vẫn còn được sản xuất với sản lượng thấp, chủ yếu phục vụ các siêu thị trên địa
bàn khu vực (Big C, Coopmart, Thuận Thành) hoặc cửa hàng do ngành nông nghiệp địa
phương tổ chức.
Hiện nay các hộ nông dân Huế đang trồng nhiều các loại rau ăn lá, rau gia vị (rau thơm,
ngò rí, cải bẹ xanh, xà lách, rau muống,…) trên những khu đất dành riêng và các loại rau ăn
trái (dưa hấu, dưa leo, khổ qua, bí đỏ, bí đao, cà chua, cà phổi, ớt, đậu đũa,…) luân canh với
cây lúa (2 lúa 1 rau). Mỗi năm, các hộ nông dân trồng trung bình luân phiên trên cùng diện
tích từ 2 đến 5 loại rau (mùa vụ), mỗi loại cách nhau khoảng 1 tháng (rau lá), có khi 2 - 3
tháng (rau củ, quả). Mùa vụ trồng rau chính là Đông Xuân (tháng 11 đến tháng 2), bất lợi


nhất là tháng Thu Đông (tháng 9 - 11) mưa dầm, có khi bão lũ càn quét, mất trắng. Lợi nhuận
đạt trung bình từ 20 - 30 triệu đồng/1 ha/vụ.
Sau đây sẽ là chi tiết các thành phần tham gia chuỗi cung ứng rau xanh thành phố
Huế:
1. Hộ nông dân:

Chợ đầu mối

Chợ lẻ

Nông dân

Hợp tác xã/ thương lái

Cty, Cửa hàng cung ứng rau quả hoặc chế biến


Sơ đồ: Nông dân và các mối quan hệ trực tiếp
Thông thường, mỗi nông dân trồng một chủng loại rau phổ biến từ 200 m 2 đến 1,000 m2
và xen kẽ các loại rau giữa các vụ nên sản lượng mỗi loại không lớn quá tránh tình trạng tồn
đọng.
Ban đầu là sự phụ thuộc vào người mua (thương lái – hợp tác xã) và tự phát theo kinh
nghiệm trồng trọt, sự hướng dẫn của Trung tâm khuyến nông. Sau đó, nhờ tác động của sự
hợp tác, trao đổi trực tiếp giữa các nông dân với nhau tìm ra nhu cầu của khách hàng khác
nhau để quyết định chủng loại trồng trọt.
Các loại rau an toàn mà người nông dân sản xuất chiếm phần lớn là rau ngắn ngày vì các
loại rau này dễ trồng, thời gian canh tác ngắn, lợi nhuận khá cao và được người tiêu dùng ưa
chuộng.
Đối với các loại rau trồng quanh năm, nhất là rau ăn lá ngắn ngày như rau dền, rau
muống v.v., một năm có thể trồng tới 8 vụ, năng suất có thể đạt 2 - 3 kg/ m2 .
Một vụ, nông dân trồng xen kẽ các loại rau khác nhau khiến cho lợi nhuận thu được từ
rau không nhỏ, trung bình 30 triệu/ ha/vụ.
Còn đối với các loại rau ăn củ, ăn lá dài ngày như cải bắp, cải thảo, cải bông, đậu bắp, cà
chua…thì ít vụ trong năm hơn và năng suất, sản lượng, lợi nhuận thu được trong năm cũng
thấp hơn rau ngắn ngày. Một số vùng do đặc điểm đất đai hay thói quen, người nông dân chỉ
trồng rau trong nửa năm, nửa năm còn lại, trồng lúa hoặc để hoang. Tuy nhiên số này khá ít
vì không chuyên.
Khác với người nông dân sản xuất rau bình thuờng, nông dân sản xuất rau an toàn phải
tuân thủ theo một qui trình khá chặt chẽ từ lúc trồng trọt cho đến lúc thu hoạch.




Quy trình trồng: Mỗi loại rau có qui trình trồng không giống nhau về cách thức, chăm sóc,
thời gian thu hoạch v.v… nhưng một quy trình chung nhất như sau:




Quy trình thu hoạch: Mỗi một loại rau cũng có qui trình thu hoạch riêng phụ thuộc rất
nhiều vào phương thức tiêu thụ (bán kg hay bán mão), và người tiêu thụ (nông dân hay
thương lái), nhưng khá đơn giản.
Hái nhổ  Sơ chế Phân loại  Đóng gói  Tồn trữ/Bảo quản
• Tiêu thụ: Hình thức bán mão chiếm phổ biến trong phương thức giao dịch của
nông dân Huế. Người nông dân bán rau thường đến nhà thương lái thông báo số
lượng rau có thể thu hoạch ngày hôm đó. Nếu thương lái đồng ý thì người nông
dân thu hoạch sẵn xếp vào các bội hoặc túi ni lông. Đây là hình thức được nông dân
ưa chuộng vì lượng sản phẩm bán ra thường được tiêu thụ hết bất kể chất lượng sản
phẩm đồng đều hay không
• Khách hàng và giao dịch: Khách hàng chính của nông dân là thương lái, chủ yếu là
thương lái quen lâu năm, chuyên nghiệp, có uy tín “thoả thuận giá cả”. Bên cạnh đó,
nông dân cũng có bán cho các thương lái lạ, nhưng thường yêu cầu đặt cọc
trước. Điểm mà nông dân không hài lòng nhất về thương lái là hay bị ép giá khi giá
thị trường biến động, ngay cả khi đã được thoả thuận trước (bằng miệng). Một
lượng nhỏ sản phẩm rau được nông dân bán cho các đại lý để bán lẻ ở địa phương
hoặc nông dân tự bán lẻ rau ở chợ cho người tiêu dùng nhưng giá bán không được
cao.



Ngoài ra còn có Hợp tác xã của địa phương bao tiêu rau an toàn cho nông dân, chủ yếu
bán rau cho siêu thị (Big C, Coopmart,…). Do số lượng đặt hàng của siêu thị ít, trong khi
hộ nông dân trồng nhiều, dẫn đến nhiều khi cung vượt quá cầu. Do vậy, một lượng lớn
rau an toàn này nông dân phải tiêu thụ lẻ bên ngoài với giá thấp hơn.
Thương hiệu, nhãn hiệu: Đến nay chưa có nhãn hiệu sản phẩm rau của người nông dân,
Hợp tác xã ở Huế bán cho siêu thị, vẫn mang nhãn hàng của siêu thị. Đây cũng là khó khăn
đối với những hộ nông dân trồng rau. Họ rất mong muốn có chứng nhận nhãn hiệu riêng
cho mình để có thể kiểm soát giá cả sản phẩm, quảng bá rộng rãi hơn và được người tiêu

dùng tin tưởng hơn.
2. Hợp tác xã/ Thương lái


Chợ đầu mối
Siêu thị
Nông dân

Hợp tác xã
Thương lái
Khách sạn, nhà hàng

Cty, Cöûa haøng cung ứng rau quả hoặc chế biến






-

Sơ đồ: Thương lái và các mối quan hệ trực tiếp
Đặc điểm chung:
Đây là khâu quan trọng nhất trong chuỗi cung ứng sản phẩm rau xanh thành phố Huế, do
các hợp tác xã tại địa phương cũng đồng thời giữ luôn vai trò thương lái.
Các thương lái thường có địa điểm sơ chế, dán bao bì, có xe tải vận chuyển, có nơi giao
dịch riêng, cùng với một lực lượng nhân công đông đảo.
Các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế: HTX Kim Thành (xã Quảng Thành,
huyện Quảng Điền), HTX Quảng Thọ 2 (xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền), HTX Hương
An (xã Hương An, huyện Hương Trà), HTX Hương Chữ (xã Hương Chữ, huyện Hương Trà),

HTX Hương Long (TP Huế).
Quy mô hoạt động:
Nhìn chung quy mô hoạt động của các hợp tác xã rau an toàn là nhỏ do chỉ hoạt động
trong khu vực của mình. Các hợp tác xã tiêu thụ bình quân 15 – 20 tấn/tháng.
Phương thức thu mua:
Thương lái thường thu mua từ nông dân trên cùng khu vực (mua quanh năm). Theo đơn
đặt hàng của nơi tiêu thụ, họ hợp đồng lại với người sản xuất bằng cam kết đặt hàng (ràng
buộc bằng tín chấp, sổ theo dõi, không cần thủ tục) về chủng loại, số lượng; riêng giá cả phụ
thuộc vào biến động của thị trường. Sau đó thu mua và cung ứng cho các đơn vị đặt hàng.
Hợp tác xã thì thu mua tại điểm sơ chế của mình. Nông dân tự mang đến và hàng đã tự
sơ chế.
• Khách hàng
Khách hàng của Hợp tác xã thường là các siêu thị, các bếp ăn tập thể, nhà trẻ, bệnh viện,
trường học.... Lựơng khách hàng ít do tính chủ động tiếp thị thấp. Hầu hết do giới thiệu và
khách hàng tự tìm tới.
Khách hàng của thương lái rất đa dạng, từ người bán lẻ ở chợ đến các nhà bán buôn ở chợ
đầu mối, đến các nhà hàng, khách sạn. Tuy nhiên, các thương lái ở Huế chủ yếu tập trung thu
mua và cung cấp rau cho các chợ đầu mối, trong đó lớn nhất là chợ đầu mối Phú Hậu (chợ
Bãi Dâu)
+ Chợ đầu mối Phú Hậu (hay còn được gọi là chợ Bãi Dâu) nằm cách trung tâm TP Huế
chừng 5km. Đây là một trong những chợ đầu mối về rau củ lớn nhất tại Huế. Phần lớn các
mặt hàng được bày bán tại đây đều do những người lái buôn chuyên thu gom rau củ quả tại
các địa phương trong địa bàn tỉnh rồi mang về đây bán sỉ, phân phối cho các chợ nhỏ trong
thành phố. Cũng có nhiều người là nông dân, đem chính sản phẩm mà mình trồng lên bán
trực tiếp, không thông qua trung gian.
Làng rau Thành Trung, xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền là nguồn cung cấp phần lớn
rau xanh cho chợ này.


3. Người bán lẻ / siêu thị

- Đặc điểm chung:
+ Người bán lẻ buôn bán quanh năm, thường thu mua những sản phẩm từ công ty, nông
dân hay thương lái. Rất nhiều những người bán lẻ tự sản xuất và tự tiêu thụ sản phẩm của
mình (nông dân).Thông thường họ tập trung tại chợ hoặc các cửa hàng. Tại thành phố Huế,
người bán lẻ chủ yếu tập trung bán một lượng lớn rau xanh tại các chợ lớn như Chợ Đông Ba,
chợ Tây Lộc, chợ An Cựu, chợ Bến Ngự,…
Ngoài ra các siêu thị trong thành phố cũng là những nhà bán lẻ hiện đại. Hiện nay, các
siêu thị trên địa bàn thành phố Huế gồm có 3 siêu thị, đó là siêu thị Thuận Thành,Trường
Tiền Plaza(siêu thị Coop mart), Phong Phú Plaza(Big C).


Người bán lẻ tại chợ, cửa hàng: thông thường quy mô nhỏ, kinh doanh bao gồm
nhiều chủng loại rau quả, gồm cả rau an toàn và rau bình thường (không an toàn), trong đó
rau bình thường chiếm một số lượng lớn.



Người bán lẻ là các siêu thị: Nhìn chung lượng rau xanh được bày bán tại các siêu
thị nhiều hơn so với các điểm bán lẻ khác. Một số siêu thị như Coopmart, Big C, Thuận
Thành do nằm trong cả một hệ thống nên lượng rau có thể thu mua trực tiếp của HTX hoặc
doanh nghiệp rau an toàn Hóa Châu hoặc nhập hàng từ trung tâm thu mua chính của siêu thị
ở nơi khác (Coopmart, Big C).
Sau khi thu mua, các siêu thị sẽ tiến hành sơ chế  đóng gói  dán nhãn chứng thực 
tồn trữ, bảo quản. Tuy nhiên, lượng rau mà các siêu thị thu mua chủ yếu là rau an toàn từ các
Hợp tác xã có uy tín.
-

Khách hàng

Khách hàng của người bán lẻ/siêu thị là người tiêu dùng. Ngoài ra một số lượng lớn cấp

cho các khách sạn, nhà hàng, căng tin, các nhà trẻ....cùng mục đích phục vụ cho người tiêu
dùng cuối cùng.
Do các khách hàng khác nhau nên yêu cầu sơ chế, quy cách đóng gói sản phẩm cũng
khác nhau. Nhìn chung khi giao hàng cho các đơn vị như nhà trẻ, căng tin, nhà hàng rau đều
phải được sơ chế sẵn, sạch sẽ.
-

Phương thức giao dịch và hợp đồng

Phương thức giao dịch phổ biến giữa người bán lẻ với nông dân thông qua hợp đồng
miệng.
Đối với các siêu thị, khi thu mua rau thì ký kết hợp đồng với nơi cung ứng.
Khi giao dịch với các khách hàng lớn người bán lẻ cũng có kí hợp đồng. Ví dụ khi giao
dịch với nhà trẻ, công ty.
4. Người tiêu dùng (end-users)
+ Quan niệm và thái độ của người tiêu dùng đối với rau an toàn và không an toàn
Nhìn chung, nhận thức của người tiêu dùng về rau an toàn còn hạn chế, chủ yếu thông
qua ‘cảm nhận’ từ hình thức..
Bảng 12: Nhận thức của người tiêu dùng về rau an toàn và không an toàn
Khái niệm
Đặc điểm
Lí do


Rau không an
toàn

Trông xanh mượt, bóng láng

Xịt thuốc nhiều nên tươi tốt


Có mùi hắc

Dư lượng thuốc trừ sâu trên lá nên có
mùi hắc

Trông sạch sẽ, tươi, nhưng không
xanh mướt
Rau an toàn

Không xịt nhiều thuốc

Không có mùi hắc
Được bó, hoặc đóng gói gọn gàng

Đã được sắp xếp, kiểm tra trước khi bán

Không có sâu

Có nhà lưới bảo vệ, được tỉa bỏ kĩ lưỡng.

Như vậy, theo kết quả trên đây, nguồn gốc, nhãn hàng chưa được người tiêu dùng đưa ra
như là 1 tiêu chuẩn ‘tiên quyết’ về rau an toàn. Sự phân biệt giữa rau an toàn và không an
toàn vẫn chưa hoàn toàn được rõ ràng, chỉ dựa trên cảm nhận là chính.
+ Thói quen mua và tiêu thụ
Người tiêu dùng thường mua rau để dùng hàng ngày. Trung bình mỗi lần người tiêu
dùng mua không nhiều: 0.5 đến 2 kg (cho một hộ gia đình)
Người thường xuyên dùng rau sạch không nhiều, chủ yếu thông qua các kênh siêu thị,
cửa hàng rau trên đường, do sự bất tiện và giá các loại rau an toàn thường không rẻ.
Đa số người tiêu dùng mua rau ở chợ nên họ không quan tâm đến xuất xứ hoặc nhãn hiệu

của sản phẩm. Tại đây, họ thường xuyên mua rau của một người bán quen và tin tưởng vào
chất lượng của người bán này. Theo họ, chất lượng sản phẩm được đánh giá là đạt nếu dùng
không bị ngộ độc hoặc xảy ra bất cứ triệu chứng gì bất thường. Một số người tiêu dùng mua
rau ở chợ cho biết người bán rau ở chợ cũng có phân loại hàng khi bán theo rau loại 1, loại 2
(Rau không dập, tươi, đều bó được coi là loại 1, loại 2 là rau kém chất lượng hơn).Nhìn
chung, người tiêu dùng khá hài lòng đối với nơi mà họ thường xuyên mua rau hiện tại. Các lí
do chính của sự hài lòng này là do người bán vui vẻ, nhiệt tình, giá cả hợp lí, và rau tươi.
+ Những yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định mua rau:
-

Gần nhà (tiện lợi)

-

Người bán quen, vui vẻ, đáng tin cậy

-

Sản phẩm đảm bảo chất lượng (tươi, xanh, trông ngon)

-

Giá rẻ
V. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của chuỗi cung ứng hiện tại
a. Điểm mạnh và điểm yếu
Vấn đề
Vật tư
sản xuất
rau


Điểm mạnh
- Có nhiều công ty giống, đa
dạng và phong phú chủng
loại rau thích nghi đất đai
thời tiết của từng vùng
- Thuốc bảo vệ thực vật đa
dạng, phong phú.
- Nhiều loại thuốc và phân
bón sinh học ra đời, đáp ứng

Điểm yếu
- Ý thức người dân chưa cao, nhiều người vẫn còn
chọn mua giống trôi nổi bên ngoài hoặc tự để
giống từ giống lai (F1)
- Cũng do thị trường có nhiều thuốc bảo vệ thực
vật với xuất xứ khác nhau, các hãng thuốc tiếp thị
tràn lan, không kiểm soát, gây khó khăn cho nông
dân trong việc chọn sản phẩm để mua trong khi
người dân vẫn ham sản phẩm giá rẻ, thiếu quan


yêu cầu sản xuất rau sạch

Đất đai,
khí hậu

- Khí hậu Huế nóng ẩm với
hai mùa rõ rệt, là điều kiện
phù hợp phát triển rau nhiệt
đới

- Các chính sách quy hoạch
trồng trọt rau của thành phố
Huế đang tạo một bước phát
triển mới trong tương lai

Có thể tạo ra sản phẩm rau
chất lượng cao trong điều
kiện canh tác tự nhiên ngoài
đồng
Chất
lượng sản
phẩm

- Mô hình hợp tác xã được tổ
chức khá tốt với các điểm sơ
chế tập trung, vận chuyển xe
tải, nên đã giúp giảm bớt một
Quy trình phần hao hụt sau thu hoạch
sau thu
hoạch

Giá cả

- Một số loại rau quả giá đạt
cao, tăng lợi nhuận và giá trị
cho rau nói chung
- Giá mua vào của các siêu
thị về rau quả an toàn cao
hơn bên ngoài


tâm đến tác hại cho mình và người tiêu dùng.
Ngoài ra, trong quá trình trồng trọt, 1 số sâu bệnh
khó phòng trị cũng dẫn đến sản phẩm có chất
lượng kém, không an toàn
- Khí hậu xứ Huế vô cũng khắc nghiệt với mùa hè
nắng nóng kéo dài, thiếu nước tưới cho rau, mùa
đông giá rét kéo dài; bão lũ thường xuyên xảy ra
gây thiệt hại nghiêm trọng cho người dân trồng
rau. Có khi thời tiết thất thường làm người dân trễ
vụ rau dịp lễ, tết.
- Tốc độ phát triển đô thị ở Huế trong vài năm gần
đây ít nhiều ảnh hưởng đến quỹ đất, giá đất nông
nghiệp và môi trường trồng trọt
- Các chương trình quy hoạch và phát triển cho rau
vẫn còn ít
- Sản xuất rau đến nay vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ,
thiếu tính tập trung nên khó quản lý và kiểm soát
số lượng, sản lượng cũng như chất lượng
- Tập quán, thói quen canh tác và sử dụng nhiều
thuốc bảo vệ thực vật để rau sinh trưởng tốt, thu
được lợi nhuận cao vẫn còn tồn tại, đặc biệt, trong
những dịp lễ, tết.
- Rau an toàn chưa được chứng nhận chất lượng
sản phẩm, nên không có thương hiệu. Đến nay ở
Huế chỉ có thương hiệu rau sạch Hóa Châu. Đây là
điểm yếu cho việc lưu thông hàng hoá vào các
chuỗi siêu thị lớn, nhất là xuất khẩu.
- Ngoại trừ một số doanh nghiệp rau sạch, siêu thị
có địa điểm sơ chế, tồn trữ, bảo quản riêng, hầu
như các thành phần tham gia trong chuỗi cung ứng

chưa có hoặc nếu có thì các cơ sở vật chất cho các
điểm sơ chế, đóng gói, bảo quản vẫn còn chật hẹp,
vệ sinh kém
- Phương tiện vận chuyển và cách đóng gói lạc hậu
khiến hao hụt qua từng khâu trong chuỗi cung ứng
vẫn còn cao
- Thiếu nguồn nhân lực quản lý có trình độ, có
kinh nghiệm
- Giá cả thị trường không ổn định, đặc biệt vào
mùa mưa lũ, từ phía các nhà thu mua, gây xáo
động thị trường
- Hợp tác xã rau an toàn hoạt động chưa hiệu quả,
chưa đảm bảo hết đầu ra cho sản phẩm, nên một
lượng rau phải bán ra chợ lẻ với mức giá ngang
với rau thường, gây thiệt thòi cho nông dân
- Mặt khác, sự không phân biệt rõ ràng về rau an
toàn và giá tương ứng trên thị trường khiến người
tiêu dùng hoang mang vì bất kỳ rau nào được dán
nhãn “an toàn” thì lập tức được giá tăng hơn 2050% mà không biết thực sự có an toàn hay không


Quan hệ
trong
chuỗi
cung ứng

- Xây dựng được mô hình
liên kết giữa người nông dân,
hợp tác xã, tổ sản xuất, các
doanh nghiệp tiêu thụ, các cơ

quan chức năng.
Các quan hệ này đang bắt
đầu được xây dựng trên nền
tảng pháp lý, có sự ràng buộc
bằng tín chấp, sổ theo dõi
(HTX, nông dân), giữa Hợp
tác xã – doanh nghiệp đã có
hợp đồng giấy.
- Có vai trò các cơ quan tổ
chức liên quan (Sở Nông
nghiệp và Phát triển Nông
thôn, Sở Thương mại, Đại
học Nông lâm…)

- Nhà nước vẫn tập trung hỗ trợ nông dân là chính,
thông qua khuyến nông: tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ
kinh phí làm điểm trình diễn… Các chính sách ưu
tiên kích thích các mấu chốt khác trong chuỗi còn
ít và chưa đủ mạnh
- Thiếu sự liên kết của các khâu trong chuỗi, đặc
biệt là “người tiêu dùng” - mấu chốt quan trọng,
quyết định chất lượng sản phẩm được chấp nhận còn mờ nhạt
- Còn thiếu sự tham gia tích cực của các cơ quan
đài báo trong việc tuyên truyền dùng rau sạch và
quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu và giúp
đỡ thông tin phản hồi tới các thành viện trong
chuỗi cung ứng
- Việc quan tâm, hỗ trợ, kiểm soát còn chưa đồng
bộ và chặt chẽ, nhất là trong công tác chứng nhận
vùng rau an toàn.

- Hỗ trợ vốn còn hạn chế.

b. Cơ hội và thách thức
Các vấn đề
cốt lõi

Nhu cầu thị
trường

Sản phẩm/
Cạnh tranh

Cơ hội

Thách thức

- Nhu cầu thị trường về rau an toàn ngày càng
tăng về số lượng và chất lượng (nhà hàng,
khách sạn, siêu thị,…)
- Huế là một thành phố du lịch, hàng năm thu
hút hàng ngàn khách du lịch; cũng là thành
phố tập trung một số lượng rất lớn sinh viên
học tập trong các trường trung cấp, cao đẳng,
đại học và sự ra đời của các siêu thị lớn, các
chợ lớn là cơ hội lớn cho thị trường rau tại
đây.
- Nhu cầu về chất lượng sản phẩm cao đi đôi
với giá cao hơn ngày càng được nhiều người
tiêu dùng chấp nhận => cơ hội tăng lợi nhuận
cho các thành phần trong chuỗi cung ứng nếu

đảm bảo chất lượng sản phẩm.
- Sản phẩm rau của nông dân dễ dàng vận
chuyển đến TP. Huế hoặc các tỉnh lân cận.
- Sản phẩm rau không bị cạnh tranh gay gắt
- Nhờ có sự nghiên cứu của các viện, sự hỗ
trợ của các ban ngành có liên quan, rau an
toàn là sản phẩm tiềm năng có cơ hội mở rộng
diện tích, đa dạng về chủng loại và tăng năng
suất hơn nữa

- Khi nhu cầu tiêu thụ rau tăng
cao thì yêu cầu về số lượng,
chất lượng, sự cải tiến về năng
suất cây trồng ổn định, nâng
cao chất lượng rau cũng ngày
một tăng cao.
- Với qui mô và trình độ sản
xuất hiện nay, rau an toàn Huế
vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu
tiêu thụ nội địa, chưa nói tới
xuất khẩu.

- Một số sản phẩm rau (cà chua,
cải bắp, cải bông, xà lách..) của
Huế bị canh tranh với rau Đà
Lạt vì năng suất, chất lượng
kém và hiệu quả kinh tế thấp


VI. Giải pháp, đề xuất

Để tăng khả năng cạnh tranh của rau xanh Huế cũng như nâng cao hiệu quả của chuỗi
cung ứng rau xanh trên địa bàn thành phô Huế, giải pháp cần thiết trước tiên là phải áp dụng
qui trình nông nghiệp an toàn (Good Agriculture Practices: GAP) trong sản xuất rau.
Các giải pháp cụ thể:
- Số lượng lớn
NHU CẦU THỊ TRƯỜNG - Giá bán cạnh tranh
Tác nhân trong
chuỗi cung ứng
I. Yếu tố đầu vào

KHÓ KHĂN CHÍNH

- Không chủ động giống
- Giá giống cao
1. Giống
- Quản lý chất lượng giống,
cây con chưa tốt
- Lạm dụng phân bón, thuốc
2. Phân bón và trừ sâu hoá học
thuốc BVTV
- Phân, thuốc vi sinh giá cao
3. Vốn

Thiếu vốn

- Chất lượng cao, vệ sinh an toàn thực phẩm

NGUYÊN NHÂN

GIẢI PHÁP


- Nhập khẩu
- Tăng cường công tác quản
- Quản lý nhà nước chưa lý nguồn giống, hoá chất
triệt để
nông nghiệp
- Thiếu quan tâm, đầu tư - Tăng cường nghiên cứu
nghiên cứu giống, chế phẩmgiống, chế phẩm vi sinh
vi sinh
- Trồng theo hợp đồng
- Đầu tư trước cho nông dân
Nâng cao trình độ cho
CBKN chuyên trách về rau
Tăng cường huấn luyên về
thông tin thị trường

Không đáp ứng kịp thời
Thiếu cán bộ khuyến nông
4. Khuyến nông
chuyên rau
Thụ động, ít tiếp cận thông Thiếu hiểu biết vai trò
5. Thông tin
tin thị trường
thông tin
II. Nông dân
- Nhỏ, manh mún
- Sản xuất tự phát
Cải thiện qui mô sản xuất:
- Khó khăn: Vận chuyển, tưới - Không thể đầu tư hệ thống - Quy hoạch vùng nguyên
1. Qui mô sản

tiêu
thuỷ lợi
liệu: đầu tư thuỷ lợi, giao
xuất
- Năng suất & chất lượng
- đầu tư cao
thông, điện
không ổn định
- Nông dân liên kết sản xuất


- Hầu hết lao động thủ công - kỹ thuật canh tác lạc hậu
- Thiếu rau trong mùa nghịch - Thiếu đầu tư công nghệ
2. Kỹ thuật canh - Thiếu áp dụng công nghệ sinh học
sinh học
- Lạm dụng phân bón lá,
tác
- Năng suất, chất lượng
chất kích thích
không thoả mãn thị trường

- Cải thiện kỹ thuật canh tác:
ứng dụng công nghệ cao,
công nghệ sinh học
- Thay đổi suy nghĩ, cách
làm của người sản xuất

VII. Kết luận
Chuỗi cung ứng sản phẩm rau xanh trên địa bàn thành phố Huế có đầy tiềm năng để phát
triển. Tuy nhiên, với điều kiện khí hậu nơi đây cũng như nhiều điều kiện khách quan, chủ

quan khác, chuỗi cung ứng sản phẩm rau xanh trên địa bàn thành phố Huế dường như vẫn
chưa phát huy hết toàn bộ năng lực tiền ẩn của nó. Để có thể phát huy tối đa hiệu quả của
chuỗi cung ứng, trước hết cần sự phối hợp ngày càng chặt chẽ hơn nữa các khâu trong chuỗi
cung ứng. Tuy nhiên, với xu thế hiện nay, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm luôn là vấn đề
được đặt lên hàng đầu đối với người tiêu dùng, vì thế, phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm
rau xanh trên địa bàn thành phố Huế theo hướng GAP (Good Agriculture Practices - qui
trình nông nghiệp an toàn), nghĩa là phải áp dụng qui trình nông nghiệp an toàn trong sản
xuất rau ở Huế. Theo đó, mọi thành viên tham gia trong chuỗi sản xuất và cung ứng rau đều
có trách nhiệm của họ đối với chất lượng sản phẩm. Đây là giải pháp cạnh tranh cao nhất
giúp việc truy nguyên nguồn gốc của rau dễ dàng. Từ đó phát huy tối đa hiệu quả của chuỗi
cung ứng sản phẩm rau xanh trên địa bàn thành phố Huế.



×