Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Đánh giá tính độc lập của NHTW và một số hàm ý chính sách với việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.86 KB, 11 trang )

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI.
Trong nền kinh tế quốc gia, NHTW giữ vai trò trọng yếu trong bộ máy quản lý điều
hành vĩ mô, bởi NHTW nắm trong tay một loạt những công cụ quản lý vĩ mô, đặc biệt là
các công cụ của chính sách tiền tệ. NHTW với thẩm quyền của mình trong việc thiết lập
và thực thi chính sách tiền tệ có sức ảnh hưởng lớn đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Tính độc lập có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ của
NHTW. Trên thế giới tính độc lập của NHTW đã được các nước nghiên cứu rộng rãi và
đưa ra những kết luận quan trọng, tuy nhiên, ở Việt Nam hiện vẫn chưa có nhiều nghiên
cứu chính thống về vấn đề này. Với những lý do trên, nhóm nghiên cứu quyết định lựa
chọn đề tài: “ Đánh giá tính độc lập của NHTW và một số hàm ý chính sách với Việt
Nam”. Từ đó, nhóm nghiên cứu đi sâu về tính độc lập của NHNN Việt Nam, đo lường và
đánh giá mức độ độc lập của NHNN Việt Nam trong hiện tại và đưa ra những gợi ý chính
sách trong thời gian tới. Bài nghiên cứu sẽ tập trung vào 3 mục tiêu chính: Tìm hiểu về
tính độc lập của NHTW; tiến hành đo lường tính độc lập của NHNN Việt Nam; đưa ra
các gợi ý chính sách trong trường hợp của Việt Nam.
Với mục tiêu trên, nhóm sử dụng phương pháp định tính dựa trên lý thuyết của các
nghiên cứu trước đây trên thế giới. Trên cơ sở các dữ liệu thu thập được, nhóm nghiên
cứu tiến hành đánh giá sự độc lập của NHNN Việt Nam, qua đó, đưa ra các gợi ý chính
sách để nâng cao mức độ độc lập của NHNN Việt Nam.
Để làm rõ các nội dung của bài nghiên cứu, nhóm sẽ chia bài làm 4 phần chính:
Chương I: Giới thiệu chung về đề tài.
Chương II: Cơ sở lý thuyết về tính độc lập của NHTW.
Chương III: Đo lường và tính độc lập của NHNN Việt Nam .
Chương IV: Kết quả và một số nhận xét.
Chương V: Kết luận và một số gợi ý chính sách.

1


CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÍNH ĐỘC LẬP CỦA NGÂN HÀNG
TRUNG ƯƠNG.


1. Tổng quan về NHTW.
NHTW là ngân hàng phát hành tiền của một quốc gia, là cơ quan quản lý và kiểm
soát lĩnh vực tiền tệ ngân hàng trong phạm vi toàn quốc. Xét cụ thể NHTW có 4 chức
năng chính đó là phát hành tiền và điều tiết lượng tiền cung ứng; ngân hàng của các ngân
hàng; ngân hàng của Chính phủ; quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng.
Tuy nhiên khi nghiên cứu về NHTW, chúng ta thường chú ý tới chính sách tiền tệ
(hoạt động cơ bản và chủ yếu nhất) với 6 mục tiêu cụ thể: Ổn định giá cả;tỷ lệ thất
nghiệp; tăng trưởng kinh tế; ổn định lãi suất;ổn định thị trường tài chính.Việc thực hiện
các mục tiêu của chính sách tiền tệ là công việc không đơn giản, NHTW thường phải sử
dụng hợp lý các công cụ như chính sách chiết khấu; nghiệp vụ thị trường mở; dự trữ
bắt buộc; hạn mức tín dụng; lãi suất; tỷ giá hối đoái.
2 . Cơ sở lý thuyết về tính độc lập của NHTW.
2.1. Các lý luận cơ bản về tính độc lập NHTW.
Tính độc lập của NHTW (CBI) là một khái niệm đa chiều, mang tính trừu tượng. Từ
trước đến nay có rất nhiều lý thuyết của nhiều tác giả, nhà nghiên cứu về vấn đề này
nhưng vẫn chưa có một định nghĩa chính xác, toàn diện về CBI.
Grilli, Mascindaro và Tabellini (1991) xây dựng một tiêu chuẩn về sự độc lập của
NHTW. Theo các tác giả này thì CBI phản ánh qua 2 phương diện : độc lập chính trị và
độc lập về kinh tế. Độc lập chính trị biểu hiện là khả năng của các NHTW để chọn mục
tiêu chính sách của mình mà không ảnh hưởng từ Chính phủ. Độc lập kinh tế được định
nghĩa là khả năng sử dụng các công cụ của CSTT không hạn chế.
Nghiên cứu của Debelle và Fischer (1994) tập trung vào “độc lập mục tiêu” (tự do
trong thiết lập các mục tiêu) và “độc lập công cụ” (tự do lựa chọn các công cụ phù hợp).

2


Cukierman (1992) đã phát triển mô hình mà các NHTW độc lập bắt nguồn từ việc
cân bằng các yếu tố giữa các lợi ích liên quan đến tính độc lập của NHTW và các chi phí
biến động phát sinh từ một chính sách ổn định dưới mức tối ưu.

Trong khi đó, nghiên cứu của Đặng Hữu Mẫn (2007) xem xét tính độc lập của
NHTW trên 3 khía cạnh: độc lập về nhân sự, cơ cấu tổ chức và quản lý, độc lập về chính
Như vậy có thể thấy các nghiên cứu tập trung vào 2 phương diện chính của CBI đó là
độc lập về mục tiêu và về công cụ của NHTW. Thực tế, NHTW các nước trên thế giới
hiện nay đều có sự độc lập nhất định trong hoạt động ở 3 lĩnh vực: Điều hành CSTT,
giám sát các tổ chức tín dụng và quản trị điều hành nội bộ, tuy nhiên, mức độ độc lập là
không giống nhau.
2.2. Các chỉ số đo lường tính độc lập của NHTW.
4 cấp độ độc lập của IMF:
Mức độ cao nhất là “Độc lập trong việc thiết lập mục tiêu”
Mức độ độc lập thứ 2 là “Độc lập trong việc xây dựng chỉ tiêu hoạt động”
Mức độ độc lập thứ 3 là “Độc lập trong việc lựa chọn công cụ điều hành”
Mức độ độc lập thấp nhất là “Mức độ độc lập bị hạn chế thậm chí không có”
Nội dung của các cấp độ còn mang tính khái quát cao, chung chung dẫn đến đo lường
không cụ thể, chi tiết, độ chính xác không cao.
Bade & Parkin (1988)
Năm 1988, Bade & Parkin đã đưa ra chỉ số đầu tiên để đo lường sự độc lập của
NHTW, mô hình bao gồm 2 phần chính: độc lập về chính trị và độc lập về kinh tế. Để
tính toán mức độ độc lập của NHTW, Bade & Parkin xem xét một số tiêu chí như NHTW
là cơ quan tiền tệ cao nhất? NHTW có khả năng nắm quyền trong việc quyết định lương
và các khoản chi trả khác cho nhân viên?....
Năm 1991, Grill, Masciandaro & Tabellini phát triển 1 chỉ số để đo sự độc lập của
NHTW, được chia thành 2 phương diện: Tự chủ về chính trị được đo lường theo 8 chỉ
tiêu và Tự chủ về kinh tế đo lường sự tự chủ trong hoạt động của NHTW trên 7 khía cạnh.

3


GMT là chỉ số được Grill, Masciandaro & Tabellini phát triển từ nghiên cứu của
Bade & Parkin . Chỉ số này vẫn còn chưa đầy đủ, mang tính chủ quan với những quốc gia

luật pháp về NHTW chưa hoàn thiện.
Cukierman (1992).
Một chỉ số khác đo lường tính độc lập của NHTW được Cukierman xây dựng năm
1992 – chỉ số LVAU. Chỉ số này gồm 16 chỉ tiêu được chia thành 4 nhóm: Thống đốc
NHTW;Hình thành chính sách;Mục tiêu của NHTW;Hạn chế đối với việc NHTW cho
Chính phủ vay. Các chỉ tiêu này khá chi tiết giúp cho việc đánh giá, cho điểm dễ dàng
hơn. Tuy nhiên, trên tất cả, thang đo này vẫn chưa xem xét đến tác động của tính độc lập.
F. Dumiter (2007).
Năm 2007, Florin Dumiter đề xuất một phương pháp mới đo lường mức độ độc lập
của NHTW. Chỉ số này là tổng các giá trị bằng số của 38 chỉ tiêu về sự độc lập của
NHTW cả trong luật pháp và thực tế: 9 thuộc tính cho sự độc lập chính trị và luật pháp,
15 thuộc tính cho sự quàn lý và điều hành CSTT, 14 thuộc tính cho sự minh bạch và trách
nhiệm giải trình. Các thuộc tính này nhận giá trị trong khoảng từ 0 đến 10 và được tổng
hợp lại để tính điểm số của từng nhóm. Đây là chỉ số đo lường có trọng số với giá trị từ 0
– 10, các thuộc tính có trọng số bằng nhau. Điểm của mỗi nhóm là trung bình cộng điểm
của các thuộc tính trong nhóm. Điểm số cho sự độc lập của NHTW được tính bằng trung
bình cộng điểm số của sự độc lập chính trị và luật pháp, sự quàn lý và điều hành CSTT và
sự minh bạch và trách nhiệm giải trình của NHTW.
Ra đời sau các thang đo khác, khắc phục được đa phần khuyết điểm của các phương
pháp trước. Chỉ số này xem xét tính độc lập của NHTW một cách toàn diện hơn, cả trên
phương diện thực tế và trong luật pháp – điều mà các nghiên cứu trước đây chưa làm
được.
Đối với Việt Nam là một nước đang phát triển, trình độ phát triển chưa cao, việc xây
dựng hệ thống luật pháp chưa được chặt chẽ, đôi chỗ còn tạo ra kẽ hở dẫn đến các sai
phạm. Bên cạnh đó tinh thần tự giác thực hiện theo pháp luật của người dân còn chưa
cao, bộ phận giám sát xử lý hoạt động chưa hiệu quả, điều này dẫn đến mức độ độc lập
thực tế chưa cao. Vì vậy yêu cầu đặt ra khi xem xét mức độ độc lập của NHTW tại Việt

4



Nam là phải xem xét một cách toàn diện, kết hợp xem xét trên cả hai phương diện thực tế
và luật pháp. Và chỉ số Dumiter hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu trên của Việt Nam.

5


CHƯƠNG III: ĐO LƯỜNG SỰ ĐỘC LẬP CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM.
1. Mô hình đo lường.
Để đo lường sự độc lập của NHNN Việt Nam, nhóm nghiên cứu đã sử dụng mô hình
của Dumiter (2007) bởi những ưu điểm vượt trội của nó so với các mô hình khác. Để mô
hình này phù hợp với thực tế của Việt Nam hơn, nhóm nghiên cứu có đề xuất bổ sung
một số chỉ tiêu sau vào thang đo:
- NHTW có công bố mức độ sai sót trong dự báo không:
Công tác dự báo là vô cùng quan trọng bởi lẽ nó cung cấp các thông tin cần thiết
nhằm phát hiện và bố trí sử dụng các nguồn lực trong tương lai một cách có căn cứ thực
tế. Với những thông tin mà dự báo đưa ra cho phép NHTW có những quyết định đúng
đắn về việc xác định mục tiêu, lựa chọn công cụ, chính sách sao cho phù hợp, đạt hiệu
quả cao. Việc dự báo không hoàn toàn đơn gián, có thể có những sai sót nhầm lẫn. Vậy
liệu khi xuất hiện những sai sót trong dự báo thì NHTW có trách nhiệm giải trình hay
không. Đây cũng chính là một trong những tiêu chí thể hiện trách nhiệm giải trình của
NHTW là thấp hay cao.
- Các mục tiêu của NHTW có được định lượng hay không:
NHTW có nhiều mục tiêu hoạt động khác nhau. Những mục tiêu được lượng hóa
giúp cho NHTW dễ dàng kiểm soát quá trình thực hiện, đưa ra các chính sách để điều
chỉnh một cách có định hướng. Hơn nữa việc lượng hóa cũng giúp làm rõ ràng hơn việc
iair trình của NHTW với Quốc Hội, Chính Phủ. Do vậy có thể thấy việc lượng hóa các
mục tiêu của NHTW có phản ánh mức độ độc lập của NHTW.
2. Đo lường sự độc lập của NHNN Việt Nam.

Theo mô hình đo lường mức độ độc lập của NHTW của Dumiter (2007) nhóm
nghiên cứu chia các chỉ tiêu thành ba nhóm: sự độc lập chính trị và luật pháp của NHTW,
sự quản lý và điều hành chính sách tiền tệ của NHTW và sự minh bạch và trách nhiệm
giải trình của NHTW. Căn cứ vào Luật NHNN Việt Nam và nghiên cứu thực tế, nhóm đã
tiến hành chấm điểm từng chỉ tiêu trong tổng số 40 của ba nhóm chỉ tiêu đo lường sự độc

6


lập của NHNN Việt Nam.Trên cơ sở đó, nhóm tiến hành tổng hợp kết quả lấy giá trị bình
quân để phản ánh mức độ độc lập của NHNN Việt Nam. Qua kết quả thu được, nhóm
nghiên cứu nhận thấy mức độ độc lập của NHNN Việt Nam là yếu.

7


CHƯƠNG IV: TÁC ĐỘNG SỰ ĐỘC LẬP CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM ĐẾN CÁC BIẾN SỐ KINH TẾ VĨ MÔ.
Sau khi đã đo lường và đánh giá được mức độ độc lập của NHNN Việt Nam, nhóm
nghiên cứu sẽ tiếp tục trình bày tác động của mức độc lập hiện tại của NHNN Việt Nam
đến các yếu tố lạm phát, thâm hụt ngân sách, tăng trưởng kinh tế và cuối cùng là lãi suất
thực và thất nghiệp.
Đầu tiên là tác động đến lạm phát. Một nhận định được hầu hết các nghiên cứu nước
ngoài và Việt Nam tìm ra và ủng hộ đó là mối tương quan nghịch biến giữa mức độ độc
lập của NHTW và mức lạm phát – tức là lạm phát có xu hướng thấp ở các nước có mức
độ độc lập của NHTW cao. Thực tế Việt Nam cho thấy sự cải cách của Luật NHNN liên
quan đến sự thay đổi mức độ độc lập của nó có tác động đáng kể đến mức lạm phát trong
nước. Để giữ cho lạm phát thấp thì việc gia tăng mức độ độc lập cho NHNN Việt Nam là
một biện pháp khả thi và quan trọng.
Đối với thâm hụt ngân sách, tác động của mức độc lập của NHTW có hướng ngược

chiều. Theo đó, mức độ độc lập của NHTW càng cao thì thâm hụt ngân sách càng giảm.
Thâm hụt ngân sách là một vấn đề nan giải, việc nâng cao mức độ độc lập cho NHNN
Việt Nam là một biện pháp có tác động tích cực đến giảm thâm hụt ngân sách.
Tăng trưởng kinh tế và mức độ độc lập của NHTW tuy không có mối quan hệ có ý
nghĩa về mặt thống kê nhưng giữa chúng vẫn tồn tại một mối quan hệ chặt chẽ một cách
gián tiếp thông qua các yếu tố lạm phát và thâm hụt ngân sách. Một đất nước có tỷ lệ lạm
phát thấp và cán ngân sách cân bằng sẽ tạo điều kiện cho việc phân bổ nguồn lực hiệu
quả hơn, góp phần tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, một NHNN có tính độc lập cao sẽ làm
giảm lạm phát, cân bằng ngân sách tạo điều kiện tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định.
Giữa mức độ độc lập của NHTW và tình trạng thất nghiệp, lãi suất thực của nền kinh
tế không có mối quan hệ có ý nghĩa thông kê nào. Tuy nhiên, để có thể tăng tính độc lập
cho NHTW, việc đảm bảo tính độc lập trong việc xác lập lãi suất mục tiêu và đảm bảo
lãi suất mục tiêu này được hình thành trên cơ sở thị trường là một yêu cầu tối thiểu.

8


Bên cạnh đó, với mức độ độc lập cao, đất nước có điều kiện phát triển kinh tế nhanh,
bền vững, góp phần giảm tình trạng thất nghiệp.

9


CHƯƠNG V:KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH SÁCH.

Từ những phân tích ở trên có thể thấy trên cả phương diện pháp lý lẫn thực tế, tính
độc lập của NHNN Việt Nam vẫn còn rất hạn chế. Bên cạnh đó, mức độ độc lập của
NHNN có ảnh hưởng đáng kể đến các yếu tố kinh tế quan trọng như: tỷ lệ lạm phát, thâm
hụt ngân sách, tăng trưởng kinh tế, tình trạng thất nghiệp và lãi suất thực.. Mức độ độc
lập thấp và sự can thiệp hành chính từ Chính phủ làm giảm hiệu quả hoạt động của

NHNN, tạo ra những hệ lụy quan trọng với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của Việt
Nam, đặc biệt là trong việc thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát và ổn đinh thị trường
tiền tệ và hệ thống tài chính. Nâng cao tính độc lập của NHNN là một trong những điều
kiện quan trọng để tạo tiền để căn bản trong hiệu quả hoạt động của NHNN. Để nâng cao
tính độc lập của NHNN Việt Nam, nhóm đã đưa ra một số kiến nghị giải pháp.
5.1. Trong ngắn hạn:
- Xác định rõ mục tiêu hoạt động của NHNN.
- Đảm bảo sự tự chủ và tính thị trường trong việc xác lập lãi suất mục tiêu.
- Đảm bảo vai trò của Quốc hội trong việc quyết định và giám sát việc thực hiện
CSTT quốc gia.
- Kiểm soát chặt chẽ quan hệ của NHNN với Ngân sách Nhà nước.
- NHNN phải được độc lập trong việc quyết định thực hiện chính sách và lựa chọn
công cụ thực hiện mục tiêu.
- Nâng cao trách nhiệm giải trình của NHNN.
- Trao cho NHNN quyền chủ động quyết định về tài chính và độc lập tương đối về
mặt nhân sự (bổ nhiệm và miễn nhiệm).
- Tách bạch chức năng điều hành và quản trị.
5.2. Trong dài hạn:
- Thực hiện “Chính sách lạm phát mục tiêu”.
- Tăng cường tính độc lập về mặt tổ chức nhân sự của NHNN.

10


11



×