Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Lịch sử và văn hóa Ấn Độ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (386.7 KB, 61 trang )

Bài tập điều kiện
Chinh

Nguyễn Duy

MỞ ĐẦU
Ấn Độ là một trong những trung tâm văn minh cổ xưa nhất của loài người
và đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ cho đến trước khi người Anh đặt nền
thống trị của họ trên vai những cư dân của bán đảo rộng lớn ở Nam Á này. Ấn
Độ mang trong lòng nó những giá trị văn minh vừa chúi lói lại vừa huyền bí,
vừa rất mềm dẻo, uyển chuyển lại vừa có sức sống mạnh mẽ, lan tỏa và thu
phục cả những cư dân xa xôi đến đây.
Khái niệm Văn minh Ấn Độ được hiểu ở đây không chỉ là nền văn minh
tồn tại trên lãnh thổ Cộng hòa Ấn Độ hiện đại, quốc gia lớn nhất trên bán đảo
Ấn Độ, mà trên toàn bộ bán đảo Ấn Độ, hay có thế gọi là một “Thế giới Ấn
Độ”. Tất nhiên không gian văn minh giới hạn trên lãnh thổ bán đảo Ấn Độ chứ
không phải mở rộng ra cả vùng ảnh hưởng lớn nhất của văn minh Ấn Độ là
khu vực Đông Nam Á.
Ảnh hưởng của Văn minh Ấn Độ với phương Đông nói riêng và thế giới
nói chung đã bắt đầu từ khi nó mới ra đời nhưng chỉ được bắt đầu coi trọng
đúng mức từ cuối thế kỷ XIX. Qua gần 2 thế kỷ nghiên cứu, diện mạo của một
trong những trung tâm văn minh rực rỡ ở phương Đông thời Cổ - Trung đại
được dựng lên với những thành tựu huy hoàng và đặc trưng riêng biệt của nó.
Khó có thể khái quát hết mọi mặt của Văn minh Ấn Độ, một nền văn
minh rực rỡ và vĩ đại trong quá khứ bởi tính chất đồ sộ, phong phú và sâu sắc
của nền văn minh này. Ở đây tiểu luận hướng đến việc trình bày những điều
kiện hình thành và phát triển của nó, khái lược những thành tựu chính của nó
và từ đó rút ra một vài đặc điểm nổi bật nhất.
Lịch sử và văn hóa Ấn Độ có một sức hấp dẫn, cuốn hút mạnh mẽ với các
nhà nghiên cứu và những ai ham thích khám phá. Bởi vì nó vẫn còn nhiều điều
“Huyền bớ”, cần “Phỏt hiện” để phác họa nên một bức tranh hoàn chỉnh trờn



Líp: Cao học K18 - Lịch sử
Nội

1

Trường ĐHSP Hà


Bài tập điều kiện
Chinh

Nguyễn Duy

vựng đất mênh mông này. Những giá trị của văn minh Ấn Độ được thừa nhận
rộng rãi trên thế giới và nhiều thành tựu trong đó là di sản văn hoá thế giới.

NỘI DUNG
I. ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NỀN VĂN
MINH ẤN ĐỘ
1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1. 1. Vị trí địa lý
Khái niệm Ấn Độ dùng ở đây không phải là khái niệm địa – chính trị hiện
đại, tức là nước Cộng hòa Ấn Độ ngày nay, mà là khái niệm địa – lịch sử, văn
hóa. Do đó Nền Văn minh Ấn Độ cổ xưa trải rộng trên toàn bộ bán đảo Ấn Độ,
bao gồm lãnh thổ các quốc gia ngày nay là: Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh,
Butan, Nepan với tổng diện tích vào khoảng 4 triệu km2.
Vị trí địa lý của Ấn Độ có những điểm rất độc đáo. Nằm ở phía Nam châu
Á, bán đảo Ấn Độ gần như hình tam giác, được coi là một “Tiểu lục địa” do sự
rộng lớn và tính chất khép kín, riêng biệt của nó. Dãy núi Himalaya hùng vĩ,

được gọi là “núc nhà của thế giới” án ngữ ở phía Đông Bắc ngăn cách Ấn Độ
với thế giới bên ngoài. Chỉ có phía Tây Bắc có những đèo tương đối thấp là
con đường bộ duy nhất giau lưu với bên ngoài dù rất khó. Chính qua những
con đường này mà người Ba Tư, người Hy Lạp, người Mông Cổ, người Thổ đi
qua để vào Ấn Độ, cũng như các thương nhân, nhà truyền giáo Ấn Độ đi ra
bên ngoài. Bao quanh ba mặt Đông, Tõy và Nam Ấn Độ là Ấn Độ Dương. Tuy
nhiên vào thời Cổ đại, việc giao lưu bằng đường biển rất khó khăn.
Vị trí địa lý ấy của Ấn Độ đó tạo cho Ấn Độ tính chất tách biệt khỏi phần
còn lại của thế giới, tạo ra một thế giới riêng, “thế giới Ấn Độ”. Mặt khác
không vì thế mà Ấn Độ không giao lưu với bên ngoài. Theo thời gian, những
yếu tố văn hóa từ bên ngoài cũng xâm nhập vào nơi đây, và văn minh Ấn Độ
tỏa phát ra bên ngoài, chủ yếu là sang khu vực Đông Nam Á.
1.2. Điều kiện tự nhiên
Líp: Cao học K18 - Lịch sử
Nội

2

Trường ĐHSP Hà


Bài tập điều kiện
Chinh

Nguyễn Duy

Thiên nhiên Ấn Độ vô cùng phong phú đa dạng, mang trong lòng nó
những mặt trái ngược nhau, ảnh hưởng sâu sắc tới nền văn minh của cư dân.
Bán đảo Ấn Độ gần như bị cắt đôi bởi dãy núi Vindya, tạo ra 2 miền Nam Bắc
rõ rệt, thậm chí 2 miền Đông Tây cũng có những điểm khác nhau lớn.

Nửa phía Bắc là hai đồng bằng rộng lớn do sông Ấn (Indus) và sông Hằng
(Ganga) tạo nên. Đõy chính là cái nôi của nền văn minh Ấn Độ, đồng thời
cũng là khu vực văn minh phát triển rực rỡ nhất, không chỉ của Ấn Độ mà còn
của cả thế giới thời Cổ đại.
Đồng bằng sông Ấn ngày nay nằm ở lãnh thổ Pakistan. Sông Ấn bắt nguồn
từ dãy núi Himalaya và đổ ra vịnh Ả Rập. Lưu vực sông Ấn là nơi khởi phát của
nền văn minh Ấn Độ, nền văn minh Harappa – Mohenjo-Daro nổi tiếng. Cư dân
bản địa cổ xưa gọi đó là sông Sindu, người láng giềng Ba Tư phát âm chệch
thành Hindhu nên gọi tên nước là xứ Hindu – Hindustan, ban đầu là để gọi miền
Bắc Ấn Độ, rồi thành tên cả bán đảo. Người Hy Lạp gọi tên sông là Indus và tên
nước là India, trở thành tên quốc tế của Ấn Độ. Tuy nhiên chính người Ấn Độ
lại gọi nước mình là Bharat, theo tên một ông vua huyền thoại.
Trong khi đó đồng bằng sông Hằng nằm ở khu vực Đông Bắc Ấn Độ
ngày nay và hiện nay vẫn là vùng tập trung đông đúc của cư dân Ấn Độ. Sông
Hằng (Ganga) là con sông quan trọng nhất của tiểu lục địa Ấn Độ. Sông Hằng
dài 2.510 km bắt nguồn từ dãy Himalaya của Bắc Trung bộ Ấn Độ, chảy theo
hướng Đông Nam qua Bangladesh và vào vịnh Bengal. Tên của sông được đặt
theo tên vị nữ thần Hindu Ganga. Sông Hằng có lưu vực rộng 907.000 km²,
một trong những khu vực phì nhiều và có mật độ dân cao nhất thế giới.
Sông Hằng được tạo thành bởi hai con sông đầu nguồn là sông Bhagirathi
và sông Alaknanda ở dãy núi Himalaya của bang Uttaranchal thuộc Ấn Độ.
Nguồn nước thường được mọi người thừa nhận là Bhagirathi, một con sông bắt
nguồn từ một động băng tại độ cao 4.000 m và là con sông nhỏ hơn trong hai
chi lưu của sông Hằng. Sông Alaknanda bắt nguồn từ khu vực nằm dưới đỉnh
Nanda Devi (7.817 m) gần biên giới Tây Tạng (…). Sông Hằng đã có nhiều
Líp: Cao học K18 - Lịch sử
Nội

3


Trường ĐHSP Hà


Bài tập điều kiện
Chinh

Nguyễn Duy

nhánh sông tạo thành một mạng lưới đường thủy cũng như tạo ra một trong
những đồng bằng châu thổ rộng lớn và phì nhiêu nhất thế giới. Dòng chính của
sông Hằng tiếp tục chảy theo hướng Nam (…) trước khi đổ vào Vịnh Bengal.
Tại Vịnh Bengal, cửa sông Meghna có bề rộng 30 km. Lưu lượng nước hàng
năm của sông Hằng chỉ xếp sau sông Amazon (châu Mỹ) và sông Congo (châu
Phi). Do sông Hằng mang theo trong mình lượng phù sa lớn nờn vựng đồng
bằng châu thổ do nó tạo ra tiếp tục mở rộng về phía vịnh Bengal1.
Sông Hằng có một vị trí đặc biệt trong lịch sử nền văn minh Ấn Độ. Sự
phì nhiêu của đồng bằng sông Hằng là điều kiện đặc biệt quan trọng cho cư
dân Ấn Độ xây dựng nên nền văn minh rực rỡ nhất của mình – nền văn minh
sông Hằng. Dấu ấn của nó đậm nét trong các thành tựu văn minh, đặc biệt đây
là dòng sông thiêng trong tôn giáo lớn nhất – Hinđu giáo. Đối với tín đồ tôn
giáo này – chiếm phần lớn dân cư Ấn Độ, được tắm trong dòng nước sông
Hằng để tẩy rửa mọi uế tạp cuộc đời là hạnh phúc thiêng liêng. Các nghi lễ tôn
giáo quan trọng nhất của người Hinđu giáo cũng được tiến hành bên bờ sông
Hằng. Đó được xem là dòng Sông Mẹ trong tâm thức người Ấn Độ.
Hai miền đồng bằng trù phú tạo nên bởi sông Hằng và sông Ấn đã là
những điều kiện vô cùng thuận lợi cho sự phát triển nền văn minh. Cũng giống
như sông Nile ở Ai Cập, sông Euphrat và Tigre ở Lưỡng Hà, Hoàng Hà và
Trường Giang ở Trung Quốc, lưu vực của hai dòng sông này rất màu mỡ và là
nơi khởi nguồn của nền văn minh. Với lương phù sa phong phú và lượng mưa
dồi dào, ở đây cư dân có thể canh tác dễ dàng bằng công cụ đồng từ rất sớm.

Và nền văn minh vì thế cũng ra đời sớm.
Nửa phía Nam là vùng cao nguyên Đờcan, với núi cao rừng rậm chiếm
phần lớn diện tích lãnh thổ, ít thuận lợi, có hai dãy nỳi Gỏt Đụng và Gỏt Tõy
chạy dọc hai bên bờ biển, tạo thành hai đồng bằng duyên hải kéo dài, thuận lợi
cho cuộc sống con người.

1

www.vi.wikipedia/An-do/song-hang

Líp: Cao học K18 - Lịch sử
Nội

4

Trường ĐHSP Hà


Bài tập điều kiện
Chinh

Nguyễn Duy

Sự chia cắt về địa hình tạo cho Ấn Độ một khí hậu cực kỳ phong phú, đa
dạng. Vựng chõn nỳi Himalaya có khí hậu lạnh, với tuyết rơi và các ngọn núi
phủ băng vĩnh cửu, “Mặc dầu vậy, vai trò của Himalaya giữ cho Ấn Độ đằng
sau nó được nhiều thế kỷ bình yên, chậm rãi xây dựng nền văn hóa riêng biệt
của mình, vẫn hết sức là rõ ràng, chắc chắn” 2. Sự hùng vĩ của Himalaya phải
chăng tạo cho con người Ấn Độ có những suy tư về các vị thần bất tử và ý
nghĩa của cuộc sống con người như người Hy Lạp suy tư về đỉnh Olempơ?

Miền đồng bằng sông Ấn khụ núng và chịu ảnh hưởng của sa mạc Thar với cát
bay dữ dội. Phải chăng đó là nguyên nhân chôn vùi nền văn minh thung lũng
sông Ấn, nền văn minh đầu tiên của người Ấn Độ? Miền Đồng bằng sông
Hằng rộng lớn, có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, phú sa màu mỡ, rất
thuận lợi cho sự phát triển của nền nông nghiệp nhiệt đới như khu vực Đông
Nam Á.
Như vậy bán đảo Ấn Độ chứa đựng những yếu tố trái ngược nhau, có
tuyết rơi giá lạnh, có sa mạc nóng cháy, có núi cao rừng rậm và lại có những
đồng bằng rộng lớn, màu mỡ: “Thật là một thiên nhiên, vừa đóng kín lại vừa
gợi mở, vừa là một tiểu lục địa thống nhất, cách biệt với bên ngoài, vừa chia
cắt và khác nhau bên trong, vừa hùng vĩ và vừa cực kỳ đa dạng.” 3 Nhà Ấn Độ
học người Anh là Max Muller đã nhận xét rằng Ấn Độ “được trời phú cho
nhiều nhất về của cải, sức mạnh và vẻ đẹp thiên nhiên – trên một số điểm có
thể coi là thiên đường trên mặt đất”4.
2. Dân cư – nguồn gốc nhân chủng:
Nguồn gốc nhân chủng của Ấn Độ rất phức tạp và vẫn còn nhiều điều bí
ấn với khoa học và vẫn chưa có được câu trả lời dứt khoát. Điều đó tạo nên
tính chất đa dạng trong thành phần dân cư Ấn Độ.

2

Lương Duy Thứ (chủ biên), Phan Nhật Chiêu, Phan Thu Hiền, Đại cươnglịch sử văn hóa Phương Đông,
NXB Giáo dục, Hà Nội, 1997, trang 129.
3
Lương Ninh (cb), Đinh Ngọc Bảo, Đặng Quang Minh, Nguyễn Gia Phu, Nghiêm Đình Vỳ, Lịch sử thế giới
Cổ đại, tái bản lần thứ 7, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2003, trang 84.
4
Jawaharlal Nehru, Phát hiện Ấn Độ, tập 1, NXB Văn học, Hà Nội, 1990, trang 137.

Líp: Cao học K18 - Lịch sử

Nội

5

Trường ĐHSP Hà


Bài tập điều kiện
Chinh

Nguyễn Duy

Bộ phận xuất hiện sớm nhất trên lãnh thổ Ấn Độ là những người da đen
Negroid, đến nay còn rất ít và nói một thứ tiếng gọi là Munda. Tiếp sau đó là
người Dravida, là một nhánh của chủng tộc Australoid. Ngày nay cả hai nhóm
này đều sống ở miền Nam. Các bằng chứng khảo cổ học đã cho thấy vào buổi
đầu thời đại văn minh họ đã sống ở lưu vực sông Ấn. Có thể chính họ là những
người xây dựng nên nền văn minh sông Ấn, nền văn minh đầu tiên ở Ấn Độ.
Tuy nhiên, “Về nguồn gốc chủng tộc Đraviđa, đến ngày nay khoa học chưa có
câu trả lời dứt khoỏt”5.
Thành phần cư dân đông đảo nhất trên bán đảo Ấn Độ là người Aryan,
một nhánh của chủng tộc Indo – Europe. Họ đã thiên di vào Ấn Độ từ vùng
Địa Trung Hải vào khoảng giữa thiên niên kỷ thứ II TCN, chiếm cứ lãnh thổ
Ấn Độ và xây dựng nên nền văn minh sông Hằng rực rỡ. Trong ngữ hệ Ấn –
Âu, “Aryan” có nghĩa là quý phái, và người Aryan gọi những cư dân khác là
Dara, ban đầu nghĩa là kẻ thù, về sau khi họ đã chinh phục được Ấn Độ thì từ
đó chuyển nghĩa thành nô lệ.
Tiếp sau đú cỏc tộc người Hy Lạp, Ba Tư, Hung Nô, Mông Cổ… cũng
xâm nhập vào Ấn Độ. Các tộc người dần hòa trộn vào nhau, do đó khiến cho
việc tách bạch các tộc người trở nên khó khăn, tạo thành một cộng đồng cư dân

phức tạp, song vẫn có những nét chung mang đậm dấu ấn Ấn Độ.
Ngôn ngữ Ấn Độ rất đa dạng, phong phú, với khoảng 1500 đến 2000 ngôn
ngữ khác nhau mà ngày nay được công nhận là 14 ngôn ngữ bản địa chính
thức, với tiếng Anh và tiếng Hindu là tiếng phổ thông.
Sự phức tạp về vấn đề nhân chủng đó có ảnh hưởng nhiều tới tiến trình
phát triển của văn minh Ấn Độ thời Cổ - Trung đại. Hai bộ phận cư dân chính
của Ấn Độ thời Cổ - Trung đại là người Dravida và người Aryan chính là chủ
nhân của hai nền Văn minh sông Ấn và Văn minh sông Hằng nổi tiếng. Mặt
khác, sự xâm nhập của các tộc người như Hy Lạp, Ba Tư, Ả Rập, Mông Cổ
khiến cho nền văn minh Ấn Độ thêm tính chất phong phú, nhiều màu sắc hơn.
5

Chiêm Tế, Lịch sử thế giới Cổ đại, tập 1, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2000, trang 197.

Líp: Cao học K18 - Lịch sử
Nội

6

Trường ĐHSP Hà


Bài tập điều kiện
Chinh

Nguyễn Duy

3. Giao lưu văn hóa:
Mặc dù Ấn Độ tương đối tách biệt với thế giới bên ngoài nhưng vẫn có
những con đường cho sự du nhập giá trị văn hóa và bản thân nền văn minh Ấn

Độ vừa hấp thụ, vừa tỏa phát ra xung quanh.
Qua những con đường bộ duy nhất ở phía Tây Bắc, qua những chuyến
tiếp xúc đường biển hiếm hoi, người Ấn Độ đã giao lưu với các tộc người
khác. Tuy nhiên từ ban đầu, sự tiếp xúc này không có ý nghĩa nhiều đối với sự
hình thành của nền văn minh Ấn Độ. Điều đó chỉ quan trọng ở chỗ sau này
trong quá trình phát triển của nền văn minh Ấn Độ, những yêu tố du nhập từ
bên ngoài đã được “Ấn Độ húa” và góp phần làm phong phú và rực rỡ hơn nền
văn minh vĩ đại này.
Những ảnh hưởng đó chủ yếu qua đường bộ, từ hoạt động trao đổi, buôn
bán tới các hoạt động truyền giáo, du lịch…Người Hy Lạp, người Ả Rập rồi
người Mông Cổ đã lần lượt đến Ấn Độ. Nhưng có những bằng chứng rõ ràng
khẳng định rằng người Ấn Độ đã tiếp thu những thành tựu từ nền văn minh Ai
Cập và Lưỡng Hà, những nền văn minh ra đời sớm nhất thế giới. Chẳng hạn có
những sản phẩm thủ công được tìm thấy ở thành phố cổ Harappa mô phỏng
như ở Lưỡng Hà6.
J.Nehru đó trớch lời nhà khảo cổ John Marshall, người phát hiện ra di chỉ
khảo cổ Harappa và Mohenjo – Daro rằng: “Nền Văn minh thung lũng Indus
có quan hệ và buôn bán với những nền văn minh chị em của nó: Ba Tư,
Mesopatamia, và Ai Cập, vượt xa chúng trên một vài phương diện”7.
Ngoài ra còn những dấu tích khác về mặt nhân chủng học chứng tỏ sự
giống nhau giữa cư dân thung lũng sông Ấn và miền Nam cao nguyên Đờcan
với cư dân Địa Trung Hải và khu vực Lưỡng Hà. Điều đó chứng tỏ đó cú sự
giao lưu của những nền văn minh này và Văn minh thung lũng sông Ấn đó cú
giao lưu, tiếp thu các giá trị văn minh từ bên ngoài.
6
7

Lương Ninh (cb), Lịch sử thế giới Cổ đại, sđd, trang 88.
Jawaharlal Nehru, Phát hiện Ấn Độ, tập 1, sđd, trang 105.


Líp: Cao học K18 - Lịch sử
Nội

7

Trường ĐHSP Hà


Bài tập điều kiện
Chinh

Nguyễn Duy

Tóm lại, những điều kiện trên đây đã tạo cho cư dân Ấn Độ những điều
kiện khá thuận lợi xây dựng nên những nền văn minh rực rỡ của mình từ rất
sớm. Những điều kiện này đồng thời cũng quy định nhiều đặc trưng và hướng
phát triển của các thành tựu văn minh.
II. KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ NỀN VĂN MINH ẤN ĐỘ
1. Nền văn minh thung lũng sông Ấn (từ đầu thiên niên kỷ III đến
giữa thiên niên kỷ II TCN):
Nền Văn minh thung lũng sông Ấn là nền văn minh đầu tiên trong lịch sử
Ấn Độ. Trước khi phát hiện ra hai di chỉ khảo cổ Harappa và Mohenjo – Daro
người ta vẫn chưa biết gì về nền văn minh này. Chúng được tình cờ phát hiện ở
2 địa điểm cách xa nhau (Harappa ở Tây Punjap, thượng lưu sông Indus;
Mohenjo – Daro ở vùng Sind, bắc hạ lưu sông Indus). Sau đó các cuộc khai
quật liên tiếp được tiến hành và đã thu thập được rất nhiều hiện vật, trên cơ sở
đú đó phác họa nền một trong những nền văn minh sớm và rực rỡ trong lịch sử
loài người.
Lúc này cư dân lưu vực sông Ấn đã sử dụng công cụ kim loại để canh tác
và xây dựng. Tuy nhiên chưa thấy có dấu hiệu của đồ sắt.

Các dấu tích lâu đời nhất về hoạt động của con người trên lãnh thổ ngày
nay của Pakistan bắt nguồn từ thời kỳ Đồ đá cũ có độ tuổi vào khoảng 500.000
năm. Vào khoảng 8.000 năm TCN việc chuyển đổi từ săn bắn và hái lượm
sang trồng trọt và chăn nuôi đã hoàn tất tại đây, kèm theo đó là việc định cư.
Nền văn minh sông Ấn phát triển từ nền văn hóa nông nghiệp lâu đời này, một
nền văn hóa nông nghiệp cũng xuất hiện trờn cỏc đồi của vùng Belutschistan
trong Pakistan ngày nay.
2. Nền văn minh thung lũng sông Hằng – Thời đại Veda:
Ở vào khoảng thời gian nửa đầu thiên niên kỷ thứ II TCN, một nhánh của
dòng họ Aryan rộng lớn, thường được gọi là người Indo – Aryan, di cư đến Ấn
Độ. Họ đem theo cùng với họ là tiếng Phạn và một tôn giáo dựa trên nghi lễ
hiến tế các vị thần tượng trưng cho các thế lực của thiên nhiên như Indra, thần
Líp: Cao học K18 - Lịch sử
Nội

8

Trường ĐHSP Hà


Bài tập điều kiện
Chinh

Nguyễn Duy

mưa và sấm, thần Agni (lừa) và Varuma, chúa tể của các sông biển và mùa
màng. Những bài ngợi ca vị thần ấy được tập hợp lại thành bốn tập Kinh Veda.
Lâu đời nhất là tập Rigveda (1.500-1.200 Tr. C.N.). Tiếp sau đó là các tập
Samaveda, Atarvaveda và Yagivaveda được sáng tác vào đầu thiên niên kỷ I
TCN. Bốn tập kinh điển này đã phản ánh khá rõ nét các mặt của lịch sử thời kỳ

này. Vì thế nền văn minh sông Hằng còn được gọi là nền văn minh Veda.
Người Aryan lúc đó mới ở trong tình trạng tan rã của chế độ công xã
nguyên thủy, thấp kém hơn trình độ cư dân văn minh Harappa – MohenjoDaro. Tuy nhiên đây cũng chính là thời kỳ nền Văn minh thung lũng sông Ấn
lụi tàn. Người Indo – Aryan đã chinh phục hầu khắp miền Bắc Ấn Độ và đã
xây dựng nên nền Văn minh sông Hằng, hay còn gọi là nền Văn minh Veda
theo tên gọi của Kinh Veda. Rõ ràng, theo các nhà nghiên cứu, quá trình thiên
di của người Aryan cũng chính là quá trình chinh phục các cư dân bản địa. Dấu
ấn của việc đó phản ánh không chỉ trong kinh Veda mà còn trong 2 bộ sử thi vĩ
đại Mahabharata và Ramayana “Thuật lại nhiều cuộc xung đột đổ máu đã xảy
ra giữa thổ dân và kẻ đến xâm lược” 8. Họ đã dồn đuổi người Dravida ra khỏi
lưu vực sông Ấn. Những bộ phận bị chinh phục còn ở lại thì bị biến thành
những người như nô lệ, dần trở thành đẳng cấp Sudra trong chế độ đẳng cấp
Varna.
Nền văn minh sông Hằng phát triển phồn thịnh. Với đặc trưng rõ nét của một
nền văn minh nông nghiệp lúa nước như các nền văn minh Phương Đông khác.
Về kinh tế, người Aryan chuyển từ đời sống chăn nuôi du mục sang đời
sống nông nghiệp định cư, trồng trọt đã đẩy chăn nuôi xuống hàng thứ yếu. Đó
là nhờ việc những kẻ đi chinh phục đã tiếp thu kỹ thuật canh tác của cư dân
Draviada vốn ở trình độ phát triển cao hơn họ, đồng thời chinh phục lưu vực
sông Hằng màu mỡ hơn hẳn đồng bằng sông Ấn.

8

Chiêm Tế, Lịch sử thế giới Cổ đại, sđd, trang 203.

Líp: Cao học K18 - Lịch sử
Nội

9


Trường ĐHSP Hà


Bài tập điều kiện
Chinh

Nguyễn Duy

Về tổ chức xã hội, xã hội người Dravida phân chia theo chế độ đẳng cấp
Varna một cách rất chặt chẽ, trong đó duy trì sự thống trị với cư dân bản địa bị
chinh phục.
Tôn giáo chính của Ấn Độ, đạo Bàlamụn, sau này biến đổi dần trở
thành Hinđu giáo dần được hình thành về các mặt kinh điển, giỏo lớ và tổ
chức của nó.
3. Văn minh Ấn Độ từ thế kỷ VI TCN đên thế kỷ XII:
Tiếp sau thời đại Veda, nền văn minh Ấn Độ tiếp tục phát triển mạnh mẽ
đạt tới trình độ cao. Ban đầu lãnh thổ của Ấn Độ bị chia cắt từ thế kỷ VI TCN
cho đến thế kỷ IV TCN với nhiều tiểu quốc thường xuyên gây chiến với nhau.
Đây là thời kỳ xuất hiện 2 bộ sử thi vĩ đại: Mahabharata và Ramayana. Cho
nên giai đoạn này còn được gọi là thời kỳ sử thi.
Sau cuộc chinh phục bị thất bại của Alexandre Makedonia, ảnh hưởng của
văn minh Hy Lạp và các nước Cận Đông tràn vào Ấn Độ. Đúng giai đoạn này,
Sandra Gupta, vua của một tiểu quốc miền Tây Bắc đứng lên lãnh đạo phong
trào giải phóng và thống nhất miền Bắc Ấn Độ vào năm 321 TCN, hình thành
nên vương triều Maurya. Đến thời kỳ trị vì của Asoka, các mặt trong nền văn
minh Ấn Độ phát triển đến đỉnh cao thời Cổ đại, đạo Phật được tôn làm quốc
giáo, lấn át đạo Bàlamụn.
Tuy nhiên sau thời kỳ Asoka, Ấn Độ rơi vào tình trạng phân liệt và chia
cắt, tạo điều kiện cho ngoại xâm vào chiếm một số vùng ở miền Bắc Ấn Độ.
Tiểu quốc phát triển nhất giai đoạn này là Sandra đó cú những sự hưng thịnh

về kinh tế, kiến trúc đô thị và giao lưu buôn bán với nước ngoài, nhất là Đế chế
Roma.
Vương triều Gupta hình thành vào thế kỷ IV TCN một lần nữa lại thống
nhất Ấn Độ và kéo dài tới thế kỷ VI. Lãnh thổ của nó bao gồm miền Bắc,
Trung và một số vùng miền Nam, cùng đảo Srilanka ở Ấn Độ Dương. Vào thời
kỳ này nghệ thuật Phật giáo có nhiều biểu hiện phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên
thời kỳ đó không kéo dài, vương triều Gupta suy yếu rồi sụp đổ vào cuối thế
Líp: Cao học K18 - Lịch sử
Nội

10

Trường ĐHSP Hà


Bài tập điều kiện
Chinh

Nguyễn Duy

kỷ VI. Đầu thế kỷ VII, một lần nữa Ấn Độ lại được thống nhất dưới vương
triều Hacsa. Tuy nhiên sau khi vua Hacsa chết, Ấn Độ lại bị chia cắt.
Từ thế kỷ VII đến thế kỷ XII, Ấn Độ rơi vào tình trạng chia cắt kéo dài và
bị ngoại tộc xâm lược: người Ả Rập, người Thổ Nhĩ Kỳ. Chính thời gian này
đạo Hồi xâm nhập vào Ấn Độ và dần chiếm địa vị quan trọng, chỉ đứng sau
đạo Hinđu.
4. Văn minh Ấn Độ từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XIX:
Vào đầu thế kỷ XIII, các tiểu quốc Hồi giáo Ấn Độ dần được thống nhất
lại dưới sự trị vì của Vương triều Hồi giáo đóng đô tại Dehli. Vương triều này
tồn tại từ năm 1206 tới năm 1526. Tuy nhiên nó dần bị Ấn Độ hóa. Đõy cũng

là thời kỳ nền văn minh Ấn Độ tiếp tục phát triển mạnh và có những thành tựu
to lớn.
Vào cuối triều đại Dehli, lợi dụng sự suy yếu của các Xuntan Hồi giáo,
một nhánh của người Mông Cổ đã tràn vào Ấn Độ, thống nhất phần lớn lãnh
thổ dưới sự cai trị của Vương triều Hồi giáo Mogol. Người Mông Cổ đã nhanh
chóng Ấn Độ hóa, nhanh và mạnh mẽ hơn người Hồi giáo trước đó. Đến mức
cho đến khi người châu Âu xâm nhập Ấn Độ, đã gần như không còn sự phân
biệt giữa người Ấn Độ và kẻ thống trị Mông Cổ nữa. Dấu ấn văn minh của thời
kỳ này chính là những thành tựu kiến trúc mang đậm phong cách Ấn Độ Mogol mà lăng Taj Mahal là một ví dụ điển hình, một viên ngọc tuyệt đẹp
trong lịch sử kiến trúc Ấn Độ.
Triều đại Mogol là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Ấn Độ,
cũng là giai đoạn cuối cùng trong lịch sử văn minh Ấn Độ Cổ - Trung đại. Vào
thế kỷ XVIII, XIX, vương triều Mogol suy yếu, các nước thực dân chõu õu,
chủ yếu là Anh đã xâm nhập và đặt ách thống trị lên toàn bộ bán đảo Ấn Độ
năm 1849 và năm 1957, vương triều Mogol bị phế bỏ hoàn toàn.
III. NHỮNG THÀNH TỰU CHÍNH CỦA NỀN VĂN MINH ẤN ĐỘ
CỔ - TRUNG ĐẠI
1. Chữ viết
Líp: Cao học K18 - Lịch sử
Nội

11

Trường ĐHSP Hà


Bài tập điều kiện
Chinh

Nguyễn Duy


1.1. Chữ viết nền văn minh sông Ấn
Thời đại Harappa – Mohenjo-Daro, ở miền Bắc Ấn đã xuất hiện một loại
chữ cổ mà ngày nay người ta còn lưu giữ được khoảng 3000 con dấu có khắc
những kí hiệu đồ hoạ.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng chữ viết sông Ấn, hoàn toàn không có
quan hệ với các chữ viết đã biết, cho đến nay vẫn chưa được dịch mã một cách
chắc chắn. Cỏc dũng chữ khắc đặc trưng thường không dài quá 4 hay 5 ký
hiệu. Dòng chữ khắc dài nhất được tìm thấy bao gồm 26 ký hiệu.
Một vài học giả nghi ngờ rằng chữ viết sông Ấn không phải là một hệ
thống chữ viết mà là một phương tiện hỗ trợ cho thương mại thời bấy giờ.
Tiếng nói của nền văn hóa sông Ấn cũng không được biết đến; một phỏng
đoán cho rằng tiếng nói này là tiền thân của các thứ tiếng Dravidia trong miền
Nam Ấn Độ ngày nay. Thế nhưng từ đấy không thể tự động suy đoán là những
người tạo nên nền văn hóa sông Ấn giống như những người nói tiếng Dravidia
ngày nay vì tiếng nói, trái với một lượng dân cư lớn, có thể dịch chuyển rất
nhanh.
1.2. Chữ Phạn (Sanscrit)
Thế kỉ VII TCN, ở đây đã xuất hiện chữ Brami, ngày nay còn khoảng 30
bảng đá có khắc loại chữ này. Thời kỳ Asoka, chữ khắc trên văn bia hầu hết là
thứ chữ này.
Trên cơ sở chữ Brami, thế kỉ V TCN ở Ấn Độ lại xuất hiện chữ Sanscrit
(chữ Phạn), dùng để ghi lại tiếng Phạn. Đõy là cơ sở của nhiều loại chữ viết ở
Ấn Độ và Đông Nam Á sau này, như chữ Thái, chữ Khmer, chữ Mã Lai…Điều
đó cho thấy vai trò rất quan trọng của chữ Sanscrit, sánh ngang chữ Hy Lạp và
chữ Latinh ở châu Âu, chữ Hán của Trung Quốc hay chữ tượng hình Ai Cập và
chữ hỡnh nờm của người Lưỡng Hà.
Tiếng Phạn là một ngôn ngữ tế lễ của các tôn giáo như Hinđu giáo, Phật
giáo và Đạo Jain. Nó có một vị trí quan trọng trong văn hóa Ấn Độ và các văn
hóa vùng Đông Nam Á tương tự như vị trí của tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp

Líp: Cao học K18 - Lịch sử
Nội

12

Trường ĐHSP Hà


Bài tập điều kiện
Chinh

Nguyễn Duy

trong châu Âu Trung Cổ. Ngày nay nó là một trong nhiều ngôn ngữ chính thức
của Ấn Độ, mặc dù tiếng Hindi và các thứ tiếng địa phương khác ngày càng
được dùng phổ biến.
Chữ Phạn không được dùng phổ biến trong giới bình dân mà là thứ chữ
viết bác học, rất khó học và đọc, chủ yếu được dùng để ghi chép kinh điển.
Thậm chí các kinh điển của Phật giáo cũng được dịch ra chữ Phạn. Sau này
nhiều thứ chữ viết khác ở Ấn Độ và Đông Nam Á được sáng tạo từ nguyên bản
chữ Phạn.
Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, tiếng Phạn và chữ Phạn là một thứ
ngôn ngữ “rất đẹp” trong hệ ngôn ngữ Ấn – Âu.
2. Văn học nghệ thuật
2.1. Văn học
Nền văn học cổ Ấn Độ là một trong những nền văn học rất phát triển vào
thời Cổ Trung đại, sánh ngang với những trung tâm văn minh rực rỡ nhất trong
lịch sử loài người. Đó là một nền văn học đồ sộ về quy mô, đầy tính chất triết
lí cao siêu và phong phú về thể loại, về ngôn ngữ. Ở đây chỉ nêu ra một vài
thành tự nổi bật nhất của nền văn học vĩ đại này.

2.1.1. Kinh Veda:
Kinh Veda vừa là một bộ kinh cầu nguyện đồ sộ với 19.562 câu thơ, vừa
là một tác phẩm văn học có giá trị. Nó được hình thành trong suốt thời gian
người Aryan vào chinh phục Ấn Độ và xây dựng nên nền văn minh của mình.
Ngôn ngữ được sử dụng để truyền tụng và biên tập, viết nên là tiếng Phạn.
Cấu trúc của kinh Veda bao gồm 4 tập: Rigveda; Sama Veda; Yajua veda
và Atacva Veda. Tập Rig Veda được sáng tác vào khoảng Thiên niên kỷ II
TCN, dài 1028 bài thơ và là tập quan trọng nhất.
Nội dung của các tập kinh Veda chủ yếu là dành để ca ngợi thần linh và
chiến công của người Aryan chinh phục Ấn Độ. Mặt khác nó cón phản ánh các
mặt của đời sống Ấn Độ Cổ đại như chế độ đẳng cấp Varna, quân sự và cả tình
yêu. Chẳng hạn, tập Rig Veda ca ngợi thần sét Indra :
Líp: Cao học K18 - Lịch sử
Nội

13

Trường ĐHSP Hà


Bài tập điều kiện
Chinh

Nguyễn Duy

Tôi muốn ca ngợi sự tích anh hùng của thần Indra
Những chiến công của vị thần Thiên Lôi ấy,
Ngài đó chộm con ác long cho nước mưa tuôn chảy,
Và mở toang các hang động trên non cao9.
Trong Atacva Veda cũng có những bài thơ tỏ tình:

Như gió lay ngọn cỏ,
Anh lay chuyển lòng em,
Rồi em sẽ yêu anh,
Và không rời anh nữa10.
Ngoài ra kế tiếp đạo Bàlamụn cũn cú những tác phẩm khác như Bramana
(Phạn thư), Araniaca (rừng rậm), Upanisad (Nghĩa sõu)…Tuy nhiờn chỳng
không có nhiều giá trị văn học bằng bộ Veda mà chủ yếu mang tính chất giải
thích triết lí trong kinh Veda.
2.1.2. Sử thi:
Thành tựu văn chương nổi bật nhất của văn minh Ấn Độ chính là hai bộ
sử thi đồ sộ thuộc hàng lớn nhất thế giới là Mahabharata và Ramayana.
Mahabharata là một tác phẩm sử thi bằng tiếng Phạn vĩ đại nhất của Ấn
Độ cổ đại. Mahabharata bao gồm hơn 74.000 câu thơ đôi và những đoạn văn
xuôi dài, tổng cộng khoảng 1,8 triệu từ, và là cuốn thiên sử thi dài nhất trên thế
giới, gấp bảy lần tổng số câu thơ của hai bộ sử thi Hy Lạp cổ đại là Iliad và
Odyssey cộng lại. Tác phẩm này được coi là "Đại Bách khoa toàn thư" về văn
hóa truyền thống, về các truyền thuyết và về các thể chế chính trị - xã hội của
Ấn Độ cổ xưa. Nó là tấm gương phản chiếu toàn bộ đời sống con người Ấn Độ
truyền thống
Cuốn sử thi này cũng chiếm vị trí quan trọng trong triết học và tôn giáo tại
Ấn Độ, do nó cũn chứa Bhagavad Gita, một kinh văn quan trọng hàng đầu của
Hinđu giáo (đạo Hindu) dài chừng 700 câu thơ.
9

Vũ Dương Ninh (chủ biên), Nguyễn Quốc Hùng, Nguyễn Gia Phu, Đinh Ngọc Bảo, Lịch sử văn minh thế
giới, tái bản lần thứ tám, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006, trang 74.
10
Vũ Dương Ninh (chủ biên), Lịch sử văn minh thế giới, sđd, trang 74.

Líp: Cao học K18 - Lịch sử

Nội

14

Trường ĐHSP Hà


Bài tập điều kiện
Chinh

Nguyễn Duy

Cái tên Mahabharata có thể được dịch thành: Bharath Vĩ đại, mang nghĩa
là Ấn Độ vĩ đại hay còn được hiểu là "Câu chuyện vĩ đại về triều vua Bharath".
Theo dân gian, cuốn Mahabharata được coi là tác phẩm của Vyasa. Với độ
dài đáng kinh ngạc, những nghiên cứu ngữ văn về cuốn sử thi có một lịch sử
dài làm sáng tỏ những đầu mối về sự phát triển và những lớp ngữ nghĩa. Tuy
còn nhiều tranh cãi, cuốn sử thi được ước đoán ra đời trong khoảng 8 đến 9 thế
kỷ. Theo Bách khoa toàn thư Việt Nam thì Mahabharata ra đời khoảng thế kỷ
V TCN và được sửa chữa dần, hoàn thiện khoảng thế kỷ V SCN11.
Nội dung cơ bản của bộ sử thi Mahabharata nói về cuộc chiến tranh khốc
liệt giữa hai dòng họ Kaurava và Pandava, cả hai đều là dòng dõi vua Bharata
vào khoảng thế kỷ XI TCN đến thế kỷ X TCN. Do đó tên Mahabharata có
nghĩa là "Các truyện vĩ đại của triều đại nhà Bharata".
Bên cạnh nội dung chính, chỉ chiếm chừng 1/4 độ dài tác phẩm, bộ sử thi
này còn có rất nhiều sự tích thần linh, những truyện ngụ ngôn về muông thú,
những cuộc phiêu lưu và những câu chuyện tình thú vị, hấp dẫn li kì (như
chuyện nàng Savitri cãi lại Diêm vương để được lấy anh chàng đốn củi...).
Nhưng trong tác phẩm Mahabharata, các giáo sĩ Hinđu giáo đã đưa vào những
giáo lý triết học tự biện siêu hình về pháp (dharma), nghiệp (karma), về sự giải

thoát (moksha), những ẩn dụ triết học, châm ngôn xử thế...
Sử thi gồm 18 phần, gọi là 18 parva:
1.

Adi

2.

Sabha

3.

Vana

4.

Vitara

5.

Udyoga

6.

Brishma

7.

Drona


8.

Karna

11

/>param=1491aWQ9MTc4NTMmZ3JvdXBpZD0yNSZraW5kPSZrZXl3b3JkPQ==&page=13

Líp: Cao học K18 - Lịch sử
Nội

15

Trường ĐHSP Hà


Bài tập điều kiện
Chinh
9.

Nguyễn Duy

Shalya

10. Sauptika
11. Stri
12. Shanti
13. Anushasana
14. Ashvamedhika
15. Ashramavasika

16. Mausala
17. Mahaprasthanika
18. Svargarohana
Bộ sử thi Mahabharata đã trở thành nguồn cảm hứng cho các thi nhân,
nghệ sĩ sáng tác những tác phẩm văn, thơ, nhạc, họa và những công trình kiến
trúc, điêu khắc trong nền văn học - nghệ thuật Ấn Độ và những nước chịu ảnh
hưởng của nền văn học - nghệ thuật này.
Tục ngữ Ấn Độ cú cõu: "Cái gì không tìm thấy ở trong Mahabharata thì
cũng không thể tìm thấy được ở Ấn Độ"
Ramayana là một sử thi cổ đại viết dưới dạng trường ca tiếng Sanskrit và
là một phần quan trọng của bộ kinh Hinđu giáo. Đây là bộ sử thi bằng tiếng
Phạn nổi tiếng thứ hai của Ấn Độ cổ đại. Người ta cho rằng tác giả của
Ramayana là nhà thơ Vanmiki.
Tên gọi Ramayana là một từ ghép tatpurusha của Rāma và ayana "đi đến,
tiến đến", được dịch ra là "những cuộc du hành của Rama". Ramayana bao
gồm 24.000 câu trong bảy tập và kể về câu chuyện của một hoàng tử, Rama
của xứ Ayodhya, vợ là Sita bị bắt đi bởi vua quỷ vua xứ Lanka, Ravana. Trong
dạng hiện tại của nó, Vanmiki Ramayana có niên đại có thể từ thế kỷ V TCN
đến thế kỷ I TCN, hay là khoảng cùng thời với những bản đầu tiên của sử thi
Mahabharata.

Líp: Cao học K18 - Lịch sử
Nội

16

Trường ĐHSP Hà


Bài tập điều kiện

Chinh

Nguyễn Duy

Ramayana được cho là sáng tác bởi Vanmiki và được viết bằng văn vần
và ra đời sau bộ Mahabharata nhưng lại kể về chuyện xảy ra trước thời đại của
Mahabharata.
Sử thi này gồm 24.000 câu thơ đôi, tức 48.000 dòng thơ, chưa bằng 1/4
khối lượng dòng thơ của bộ Mahabharata nhưng bố cục chặt chẽ hơn. Chủ đề
của tác phẩm là câu chuyện tình duyên giữa hoàng tử Rama và người vợ chung
thủy Sita.
Xưa kia ở vương quốc Kosala có ông vua già yếu tên là Dasaratha, có bốn
người con trai do ba bà vợ sinh ra. Con cả Rama hơn hẳn các em về tài đức.
Vua có ý định nhường ngôi cho chàng, nhưng vì bị trói buộc bởi lời hứa với bà
vợ thứ hai Kaikeyi xinh đẹp cho nên đã đày Rama vào rừng và trao ngôi lại
cho Bharata, con của Kaikeyi.
Rama đem vợ là Sita cùng em trai Laksmana vào rừng sống ẩn, luyện tập
võ nghệ. Quỉ vương Ravana ở đảo Lanka lập mưu cướp nàng Sita đem về làm
vợ. Hắn dụ dỗ và ép buộc nàng nhưng nàng đã kịch liệt chống cự.
Mất Sita, Rama đau buồn, tìm cách cứu nàng. Cuối cùng nhờ sự giúp đỡ
của tướng khỉ Hanuman, anh em Rama đã tiêu diệt quỉ vương Ravana và cứu
nàng Sita.
Sau chiến thắng vẻ vang đó, Rama nghi ngờ tiết hạnh của Sita, nổi cơn
ghen dữ dội, không muốn nhận lại nàng làm vợ. Để Rama tin ở lòng chung
thủy của mình, Sita đã bước vào lửa. Thần lửa Agni biết được nàng trong sạch,
đã cứu nàng. Thấy vậy Rama vô cùng sung sướng, dang tay đón nàng. Hai
người đưa nhau trở về kinh đô trong cảnh chào đón nồng nhiệt của dân chúng.
Ramayana ngợi ca chiến công và đề cao đạo đức của hoàng tử Rama, ca
ngợi mối tình chung thuỷ của nàng Sita, đồng thời phản ánh sự phát triển của
xã hội người Aryan. Tuy là một tác phẩm ca ngợi đẳng cấp quý tộc vũ sĩ

nhưng đã khắc họa được những gương mặt có tâm hồn trong sáng. Rama là
nhân vật lí tưởng kiểu mẫu của đạo Hinđu, của đẳng cấp vương công quý tộc
đồng thời là khát vọng của nhân dân về một vị minh quân, một anh hùng tài ba,
Líp: Cao học K18 - Lịch sử
Nội

17

Trường ĐHSP Hà


Bài tập điều kiện
Chinh

Nguyễn Duy

đức độ, đem lại hạnh phúc cho xã hội. Sita thánh thiện, là mẫu người phụ nữ
Ấn Độ cổ đại, một người vợ tiết hạnh, một người con gái nhân hậu, quả quyết,
hi sinh quên mình. Tướng khỉ Hanuman có trái tim nóng bỏng nhiệt tình, là
hoỏ thõn của lực lượng quần chúng nhân dân làm hậu thuẫn cho những anh
hùng chiến đấu cho tự do và công lý, giải phóng bảo vệ đất nước.Tác phẩm
cũng đã nêu bật được khát vọng chiến thắng cỏi ỏc, đem lại nguồn an ủi cho
quần chúng nhân dân bị áp bức, do đó được nhân dân rất ưa chuộng. Vì thế,
những câu chuyện và những nhân vật trong Ramayana đã được nhiều văn nghệ
sĩ khắc họa trong thơ ca và trong các công trình mỹ thuật - điêu khắc ở Ấn Độ
và các nước Đông Nam Á.
Đặc điểm nổi bật khiến Ramayana sống mãi trong lòng người đọc là sức
gợi cảm của nó, với sự kết hợp của yếu tố tưởng tượng kì ảo và việc phản ánh
hiện thực khách quan, nét hoang đường kì ảo và việc miêu tả tính cách con
người trần tục, những cảnh oai hùng và những cảnh bi tráng.

Ramayana đã song hành cùng lịch sử dân tộc Ấn Độ dẫu qua nhiều sự gọt
giũa của các thi sĩ vô danh, qua nhiều lời kể của các nghệ nhân dân gian, song
vẫn là tiếng ca bất hủ về lòng hướng thiện, tư tưởng yêu hòa bình, đề cao sự
công bình bác ái; với những triết lí mang tầm nhân loại có giá trị cho muôn
đời: lẽ hài hòa, bổn phận, khát vọng, đúng như Vanmiki đã nói: “chừng nào
sông chưa cạn, đá chưa mũn thỡ anh hùng ca Ramayana còn. Thơ và kịch làm
say mê lòng người và giải thoát họ ra khỏi vòng tội lỗi”.
2.1.3. Các tác phẩm của Kalidasa:
Kalidasa là nhà thơ và nhà soạn kịch lớn nhất thời Gupta, sống vào
khoảng thế kỷ thứ V. Tác phẩm lớn nhất của ông là vở kịch Sơkuntơla. Vở
kịch này phỏng theo một câu chuyện dân gian chép trong sử thi Mahabharata,
nhưng đã được tác giả cải biên và thêm nhiều tình tiết khác nữa.
Nội dung vở kịch là miêu tả cuộc tình duyên đầy éo le, trắc trở của nàng
Sơkuntơla và vua Đusyanta. Chuyện kể rằng nhà vua trẻ tuổi Đusyanta đi săn
đã gặp nàng Sơkuntơla xinh đẹp tại một khu vườn và hai người yêu nhau say
Líp: Cao học K18 - Lịch sử
Nội

18

Trường ĐHSP Hà


Bài tập điều kiện
Chinh

Nguyễn Duy

đắm, tự do kết hôn theo nghi lễ không lệ thuộc bố mẹ. Rồi chàng phải về cung,
để Sơkuntơla ở lại với một lời hứa và một chiếc nhẫn để làm tin. Thẫn thờ vì

buồn nhớ, Sơkuntơla tiếp đón một vị đạo sĩ tới nhà không chu đáo. Tức giận,
vị đạo sĩ này đã niệm chú nguyền rủa rằng nàng sẽ bị người yêu quên lãng trừ
phi có một vật làm tin phục hối trí nhớ. Và Đusyanta đó lóng quyờn nàng nên
khi nàng về kinh đô với cái thai trong bụng thì nhà vua không nhận nang vì
nàng đã đánh rơi chiếc nhẫn khi qua sông. Quá đau buồn nàng đã kêu gọi mẹ
là tiên nữ Menaka đưa mình về trời. Sau này một người đánh cá nhặt được
chiếc nhẫn và dâng vua nên nhà vua nhớ ra. Song chàng không tìm được nàng.
Mãi về sau khi nhà vua mang quân lính lên trời dẹp yêu quái và thắng lợi mới
được thần linh ban cho người vợ của mình. Và hai vợ chồng đã sinh ra Bharat,
thủy tổ của người Ấn Độ theo truyền thuyết.
Tuy là nhà soạn kịch của cung đình nhưng tác phẩm này của Kalidasa đã
nói lên tiếng nói tự do, khát vọng hạnh phúc và chống lại những lễ giáo khắt
khe và chừng nào đó có tính chất phê phán chế độ đẳng cấp Varna.
Qua hàng ngàn năm, Kalidasa và vở kịch bất hủ của ông vẫn là niềm tự
hào của nhân dân Ấn Độ, nguồn cảm hứng đề tài của nhiều ngành nghệ thuật
khác nhau như kịch, điện ảnh, họa, nhạc, …Đú là viên ngọc sáng không chỉ ở
Ấn Độ mà cũn trờn phạm vi nền văn học thế giới. Kaliadasa được xếp vào
hàng ngũ các đại văn hào thế giới.
Kalidasa cũn cú một tác phẩm nữa cũng được xếp vào hàng các kiệt tác
của văn chương thế giới, đó là bài thơ “Sứ mõy”. Với độ dài 500 câu thơ, đó là
một bản trường ca trữ tình tuyệt đẹp, mang màu sắc bi ca. Nội dung bài thơ kể
về Yaksha (Tiểu thần), đình thần của vị thiên vương Kubera (Vị thần của sự
giàu có) bị đày xuống phương Nam, mòn mỏi, nhớ mong người vợ trẻ nơi quê
nà. Tới mựa giú, vị thần này thường ngước lên trời xanh, trông theo đám mây
bay về phương Bắc tới chõn nỳi Himalaya – quê hương mình, nơi có người vợ
hiền đang chờ mong. Yaksha đã nhờ áng mây bay làm sứ giả chuyển tới cho
nàng bức thư tình yêu, kể về những nhớ nhung thầm kín, những nỗi sầu muộn
Líp: Cao học K18 - Lịch sử
Nội


19

Trường ĐHSP Hà


Bài tập điều kiện
Chinh

Nguyễn Duy

cách xa, lòng nhớ quê hương và những lời nhắn nhủ người vợ yêu dấu. Hành
trình của đám mây sứ giả trải qua nhiều miền đất của Ấn Độ, vì thế nhiều cảnh
thiên nhiên tuyệt đẹp và kỳ thú hiện lên trong thơ. Mặt khác những tình cảm
thương nhớ thật da diết:
“Anh thấy đôi mắt em trong mắt con hươu nhỏ
Đôi cánh tay nơi nhánh nho mềm
Nét mặt em sáng trong trên vầng trăng tỏ
Đôi mày cong dịu dàng trong sóng nước dòng sông
Và mái tóc óng ả, trờn mỡnh loài chim công
Ôi! Anh phát ghen! Nhưng toàn thể hình em
trọn vẹn, ngọt ngào và sống động
Nơi này, anh chẳng biết tỡm đõu
Khi anh vẽ hình em trờn đỏ
Anh quỳ dưới chân em, nước mắt bỗng tuôn trào
Màn sương lệ cũng ngăn anh nhìn ngắm
Người anh yêu! Định mệnh phũ phàng sao!”12
Nghệ thuật thơ đạt tới trình độ điêu luyện. Đặc biệt sự miêu tả tinh tế cảm
xúc của con người và cảnh thiên nhiên kỳ vĩ mãi làm say mê nhiều thế hệ đời
sau.
Chỉ riêng vở kịch Sơkuntơla và bài thơ Sứ mây đã mang lại cho Kalidasa

vinh quang bất diệt trên văn đàn Ấn Độ và thế giới, tới mức sau này nhiều tác
phẩm có xu hương mô phỏng nghệ thuật của chúng.
2.2. Nghệ thuật: Kiến trúc – Điêu khắc – Hội họa – Sân khấu
2.2.1. Kiến trúc – điêu khắc
Kiến trúc và điêu khắc chính là thành tựu nổi bật nhất trong nền nghệ
thuật Ấn Độ Cổ - Trung đại. Kiến trúc thường mang dấu ấn tôn giáo và điêu
khắc cũng vậy. Chúng gắn bó với nhau thành một chỉnh thể khó mà tách biệt.
12

Lưu Đức Trung, Phan Thu Hiền, Hợp tuyển văn học Ấn Độ, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2000, trang 235 – 236.

Líp: Cao học K18 - Lịch sử
Nội

20

Trường ĐHSP Hà


Bài tập điều kiện
Chinh

Nguyễn Duy

Kiến trúc đô thị là một dấu ấn đặc biệt quan trọng của nền văn minh
sông Ấn. Các thành phố thời kỳ này hầu hết đã bị chôn vùi trong đất cát, chỉ
nhờ có việc khảo cổ qua nhiều năm ròng người ta mới có những nét phác họa
tương đối đầy đủ về kiểu kiến trúc đô thị của cư dân sông Ấn. Rõ ràng Văn
minh sông Ấn là một nền văn minh mang rất nhiều dấu ấn đô thị ở trình độ
phát triển khá cao so với các nền văn minh phương Đông cùng thời.

Cho đến nay, thành phố lớn nhất được tìm thấy trong thung lũng sông Ấn
là Mohenjo Daro, đồi của người chết, nằm trong tỉnh Sindh của Pakistan ngày
nay, ngay cạnh sông Ấn. Cùng với những di chỉ khảo cổ quan trọng khác như
Kot Diji, Lothal và Harappa, đặc điểm của Mohenjo Daro là chất lượng cao
đồng nhất trong xây dựng thành phố, đặc biệt là trong hệ thống cung cấp nước
và hệ thống nước thải. Các thành phố được xây dựng tương tự như một bàn cờ,
giống thành phố New York ngày nay, chứng minh cho những hiểu biết tiến bộ
trong khoa vệ sinh và quy hoạch đô thị cũng như cho một chính phủ làm việc
có hiệu quả.
Mohenjo – Daro là thành phố được khảo sát tốt nhất của văn hóa sông Ấn.
Trong các thập niên 1920 và 1930, cơ quan khảo cổ Anh đã tổ chức khai quật
rộng khắp tại đây và đào lộ thiên nhiều phần lớn của thành phố đã hoàn toàn bị
chôn vùi trong bùn lầy của sông Ấn 4.500 năm trước đó. Thành phố được xây
dựng trên một nền nhân tạo làm bằng gạch đất sét và bằng đất, hẳn là để bảo vệ
chống lụt. Cạnh một vùng nằm cao hơn, rộng 200 m và dài 400 m, được xem
là thành lũy, là một vùng được coi như là khu dân cư, nơi có nhiều nhà dân.
Giữa 2 khu vực này là một khoảng trống rộng 200 m. Các con đường chính có
nhiều ngang 10 m chạy xuyên qua thành phố theo hướng Bắc – Nam và đường
nhỏ thẳng góc với đường lớn theo hướng Đông – Tây , từ đó hình thành các
khu nhà cho người dân thành phố. Trong khu thành lũy mà mục đích vẫn chưa
rừ cú một bể nước được làm bằng một loại gạch đặc biệt nung từ đất sét, được
khám phá trong năm 1925, có độ lớn vào khoảng 7 m x 12 m và có thể đi lên
qua 2 cầu thang. Bể nước được bao bọc bởi một lối đi, có một giếng nước cung
Líp: Cao học K18 - Lịch sử
Nội

21

Trường ĐHSP Hà



Bài tập điều kiện
Chinh

Nguyễn Duy

cấp riêng trong một phòng cạnh đó. Người ta vẫn chưa rõ đây là một bể nước
để tắm rửa trong nghi lễ hay là một bể bơi công cộng. Cũng trên nền này là
một căn nhà lớn làm từ gạch nung được xem như là kho trữ ngũ cốc mặc dầu
chức năng này chưa được chứng minh.
Kiến trúc – điêu khắc Phật giáo:
Kiến trúc Phật giáo là kiểu kiến trúc tôn giáo ra đời sớm nhất trong lịch sử
Ấn Độ, bắt đầu từ thời vương triều Maurya. Nó gồm cỏc thỏp (Stupa), trụ đá
và chùa chiền.
Stupa là cỏc thỏp thờ các di vật của Đức Phật, vừa là thỏp, vựa là mộ
táng, nơi đặt xá lị (di cốt) Phật. Đó là một tòa tháp độc đáo, nổi bật nhất và còn
tồn tại đến ngày nay là Stupa Sanchi, xây dựng dưới triều vua Asoka, một ông
vua rất sùng tín đạo Phật. Ban đầu Stupa được xây bằng gạch, rồi dần dần
được ốp đá cho rộng ra. Nó cao 15 m, đường kính lên tới 35 m, bao gồm 3 bộ
phận chính là một bán cầu, trờn cú một vọng lâu và một gàng rào bao quanh.
Trờn cỏc cột và các cổng đá, người nghệ sĩ dân gian chạm khắc nổi nhiều
chỏm muông, thú vật, nhưng nhiều nhất là hình ảnh Đức Phật và bánh xe
chuyển phỏp luõn, cỏc tín đồ sùng đạo gầy gò, khổ hạnh. Stupa Sanchi trở
thành một phong cách nghệ thuật Ấn Độ trong nghệ thuật kiến trúc cổ điển Ấn
Độ.
Chùa thờ Phật thường có hai loại: chùa nổi và chùa hang.
Loại hình chùa nổi chịu ảnh hưởng của nghệ thuật kiến trúc Hy Lạp và Ba
Tư. Điều đó cũng thật dễ hiểu khi mà cỏc chựa được bắt đầu xây dựng vào thời
kỳ Hy Lạp hóa, nền văn hóa Hy Lạp tỏa phát ảnh hưởng ra xung quanh, trước
hết là vùng Cận Đông, rồi lan tỏa tới tận Ấn Độ.

Chùa hang ở Ấn Độ rất độc đáo, được xây dựng bằng cách đục vào lòng
núi thành hang và được tạc đừe thành tượng Phật, cột chống đỡ. Hoàn toàn
không có việc đưa các vật liệu bên ngoài để xây dựng chùa. Nổi tiếng nhất là
chùa hang Ajanta.
Líp: Cao học K18 - Lịch sử
Nội

22

Trường ĐHSP Hà


Bài tập điều kiện
Chinh

Nguyễn Duy

Đây là dãy chựa được đục vào vỏch nỳi, cú tới 29 gian chựa, cỏc gian
chùa thường hình vuông và nhiều gian mỗi cạnh tới 20m. Trờn vỏch hang có
những bức tượng Phật và nhiều bích hoạ rất đẹp.
Kiến trúc – điêu khắc Hinđu giáo:
Các công trình kiến trúc Hinđu giáo được xây dựng nhiều nơi trên đất Ấn
Độ và được xây dựng nhiều vào khoảng thế kỉ VII - XI.
Nhiều tháp Hinđu được tạc bằng đá nguyên khối theo tinh thần của thời
Ajanta và đều tuân theo những nguyên tắc chuẩn của kiến trúc Hinđu giỏo.
Trờn tổng thể, cỏc thỏp Hinđu đều bao gồm: Tháp cổng (Gopura); Tiền sảnh
(Mandapam); Đại sảnh (Mahamandapam); Tháp thờ (Sikhara hay Vimana).
Tháp mang phong cách miền Bắc thường là bình đồ nhiều múi, trong khi
phong cách phương Nam lại là tháp hình hộp, bình đồ vuông.
Các đền đài xây dựng là để thờ ba vị thần chính của đạo Hinđu: Thần

Sáng tạo Brahma; Thần hủy diệt và Thần Bảo tồn Vishnu. Trong đó đền thờ
thần là phổ biến nhất dù trong Hinđu giáo, thần Sáng tạo Brahma mới là vị
thần tối cao, được xây dựng nhiều vào khoảng thế kỉ VII - XI.
Tiêu biểu cho các công trình Hinđu giáo là cụm đền tháp Khajuraho ở
Trung Ấn, gồm tất cả 85 đền xen giữa những hồ nước và những cánh đồng.
Kiến trúc – điêu khắc Hồi giáo:
Những công trình kiến trúc Hồi giáo nổi bật ở Ấn Độ là tháp Mina, được
xây dựng vào khoảng thế kỉ XIII và lăng Taj Mahan là công trình là một công
trình kiến trúc nổi tiếng thế giới, theo phong cách Hồi giáo điển hình với
những mái tròn Tuyệt đẹpđẹp. Tầm vóc đồ sộ và vẻ đẹp rực rỡ của nó xứng
đáng là “Viờn ngọc” trong nền nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ.
Lăng Taj Mahal nằm tại thành phố Agra, Ấn Độ. Hoàng đế Shah Jahan
(lên ngôi năm 1627 đã ra lệnh xõy nó cho người vợ yêu dấu của mình là
Mumtaz Mahal.Công việc xây dựng bắt đầu năm 1632 và hoàn thành năm
1648. Đã có nhiều kiến trúc sư và thợ thủ công tham gia xây dựng công trình
này nhưng Ustad Ahmad Lahauri được coi là kiến trúc sư chính. Sau khi hoàn
Líp: Cao học K18 - Lịch sử
Nội

23

Trường ĐHSP Hà


Bài tập điều kiện
Chinh

Nguyễn Duy

tất, ông ra lệnh chặt hết tay của những người thợ xây để không bao giờ họ còn

có thể xõy nờn một ngôi đền đẹp như thế này nữa.
Phong cách: Taj Mahal là hình mẫu tuyệt vời nhất của Kiến trúc Mogol,
một phong cách tổng hợp các yếu tố của các phong cách kiến trúc Ba Tư, Thổ
Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Hồi giáo...
Lịch sử: Shah Jahan, vị hoàng đế của Đế quốc Mụgụn trong giai đoạn cực
thịnh của nó, nắm trong tay nhiều nguyền tài nguyên to lớn. Năm 1631 người vợ
thứ hai của ông đã qua đời. Shah Jahan không thể khuây khoả trước mất mát đó.
Quá buồn đau, Shah Jahan hạ lệnh xây dựng nên Taj Mahal làn nơi chôn cất
người vợ yêu dấu, ngay gần cung điện của mình để được gần gũi mãi mãi.
Vật liệu: chủ yếu được xây dựng bằng đá cẩm thạch trắng và tường bao
thì bằng đá cẩm thạch đỏ, với những viên ngọc, đá quý trang trí nội thất.
Cấu trúc:
- Khuôn viên: Lăng mộ nằm trọn trong một khu vườn lớn kích thước 320
m ì 300 m, vườn có những đường đi đắp cao chia mỗi phần của nó thành 16
bồn hoa hay luống hoa thấp. Một bể nước bằng đá cẩm thạch cao ở trung tâm
vườn, khoảng giữa mộ và cổng chính, và một bể phản chiếu gióng theo trục
bắc – nam phản chiếu hình ảnh Taj Mahal. Mọi nơi trong vườn đều được bố trí
những đường đi với các hàng cây và vòi phun nước.
- Tường bao quanh: Taj Mahal được bao quanh bởi một bức tường đá sa
thạch đỏ. Mặt quay ra con sông không có tường bao. Bên ngoài bức tường là
nhiều công trình phụ trợ khác, gồm cả lăng mộ của những người vợ khác của
Shah Jahan, và một ngôi mộ lớn cho người hầu thân cận của Mumtaz.
- Cổng chính: được xây chủ yếu bằng đá cẩm thạch. Cổng mái vòm của
nó phản ánh hình ảnh cổng mái vòm của ngôi mộ, và trờn cỏc vũm cung của
nó được trang trí bằng những nét chữ viết. Cổng được trang trí hoa lá theo kiểu
phù điêu đắp nổi thấp khảm. Những vòm trần và những bức tường được trang
trí các hình học phức tạp, như những hình được tìm thấy tại các công trình xây
bằng đá sa thạch khác trong phức hợp.
Líp: Cao học K18 - Lịch sử
Nội


24

Trường ĐHSP Hà


Bài tập điều kiện
Chinh

Nguyễn Duy

- Lăng mộ: Điểm nhấn của Taj Mahal là lăng mộ đá cẩm thạch trắng, một
tòa nhà lớn với một ô cửa hình vòm, trên đỉnh là một vòm lớn.
Lăng mộ đứng trên một bệ hình vuông. Phũng chớnh là nơi đặt bia kỷ
niệm Shah Jahan và Mumtaz (mộ ở dưới một cấp).
Nền dài khoảng 55 mét mỗi cạnh. Vũm đá cẩm thạch trên mộ là điểm
đáng chú ý nhất. Nó cao bằng với nền tòa nhà khoảng 35m. Chiều cao của nó
nổi bật nhờ được đặt trên một cấu trúc hình trụ cao khoảng 7 mét
Tại mỗi góc của mặt nền lăng mộ là các ngọn tháp theo kiểu giáo đường
Hồi giáo: bốn ngọn tháp lớn cao hơn 40m. Trên đỉnh mỗi ngọn tháp là ban
công cao nhất Mỗi ngọn tháp đều được xây hơi nghiêng ra phía ngoài của mặt
nền, để cho khi thỏp cú bị sụp đổ (một sự cố thường xảy ra đối với những công
trỡnh tháp cao)
- Nội thất: Nội thất lăng Taj Mahal đã vượt ra khỏi những yếu tố trang trí
truyền thống. Có thể nhận xét không hề cường điệu, lăng mộ đúng là một món
trang sức. Những chi tiết trang trí ở đây được chạm khắc chạm khắc. Vật liệu
trang trí trên bề mặt không phải là cẩm thạch hay ngọc bích mà là đá quý hay
đỏ bỏn quý.
Nó được được liệt vào danh sách các Di sản văn hoá Thế giới của
UNESCO năm 1983 và được miêu tả là một "kiệt tác được cả thế giới chiêm

ngưỡng trong số các di sản thế giới”
Pháo đài đỏ của Agra nằm cách Taj Mahal 2,5 km về phía tây bắc. Pháo
đài này có thể xem như hoàng thành và cũng là một trong những công trình
kiến trúc vĩ đại của Ấn Độ thời trị vì của vương triều Mogol.
Akbar Đại đế của vương triều Moụl dời đô của đế quốc mình từ Delhi đến
Agra. Nhờ sự dời đô này mà Agra đã trở nên thịnh vượng. Akbar cho xây pháo
đài bằng đá cát đỏ và cẩm thạch trắng làm trang trí.
Nhưng phải đến thời kỳ trị vì của cháu Akbar là Shah Jahan thì khu vực
này mới có hình dạng như ngày nay. Shah Jahan xây đền Taj Mahal cho vợ.
Không giống như ông của mình, Shah Jahan thớch xõy bằng đá cẩm thạch, dát
Líp: Cao học K18 - Lịch sử
Nội

25

Trường ĐHSP Hà


×