BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
---------o0o---------
Công trình tham dự Cuộc thi
Sinh viên nghiên cứu khoa học
Trường Đại học Ngoại Thương 2012
Tên công trình:
KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
TOÀN CẦU VÀ GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG
Nhóm ngành: Kinh doanh và quản lý 2
Hà Nội, tháng 4 năm 2012
BẢNG KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT
Ý NGHĨA
BĐKH
Biến đổi khí hậu
BĐKHTC
Biến đổi khí hậu toàn cầu
Bộ TN&MT
Bộ Tài nguyên và Môi trường
IPCC
Hội nghị liên chính phủ quốc tế về BĐKH
KH
Khí hậu
KT
Khí tượng
KTTV
Khí tượng Thủy văn
KTXH
Kinh tế xã hội
OECD
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế thế giới
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................. 6
NỘI DUNG ........................................................................................ 10
CHƢƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA
BĐKHTC TỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
.................................................................................................................................... 10
1. Những vấn đề cơ bản về tác động của BĐKHTC ............................................ 10
1.1.
Những khái niệm về BĐKH ..................................................................... 10
1.1.1. Khái niệm hiện tượng khí tượng cực đoan........................................... 10
1.1.2. Khái niệm biến động (dao động) khí hậu ............................................ 11
1.1.3. Khái niệm biến đổi khí hậu toàn cầu ................................................... 12
1.2.
Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu .................................................... 14
1.3.
Tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu ................................................. 15
2. Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ...................... 16
2.1.
Những khái niệm trong hoạt động kinh doanh ...................................... 17
2.2.
Đặc điểm cơ bản của hoạt động kinh doanh ........................................... 18
2.3.
Các lĩnh vực cơ bản của hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp
................................................................................................................... 18
2.3.1. Lĩnh vực sản xuất ................................................................................. 20
2.3.2. Lĩnh vực phân phối ............................................................................. 20
2.3.2.1.
Kênh phân phối ngắn là kênh phân phối không có trung gian
hoặc có một trung gian.............................................................. 21
2.3.2.2.
Kênh phân phối dài là kênh có từ 2 kênh trung gian trở lên..... 23
2.3.3. Lĩnh vực tiêu thụ .................................................................................. 24
3. Nghiên cứu tổng quan mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp Việt Nam với BĐKHTC ........................................................................ 25
3.1.
Tác động chung của BĐKH đến nền kinh tế và các doanh nghiệp ở Việt
Nam ........................................................................................................... 26
3.1.1. Tác động đến ngành nông-lâm-ngư nghiệp ......................................... 28
3.1.2. Tác động đến ngành công nghiệp ........................................................ 30
3.1.3. Tác động đến ngành dịch vụ ................................................................ 30
3.2.
Tác động của các hoạt động kinh doanh ở Việt Nam đến BĐKHTC .... 31
3.2.1. Sự quan tâm của các doanh nghiệp Việt Nam đối với vấn đề BĐKHTC
.............................................................................................................. 31
3.2.2. Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tác động đến môi trường
tự nhiên và khí hậu toàn cầu ................................................................ 32
CHƢƠNG II: KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TOÀN CẦU .................. 35
1. Phƣơng pháp khảo sát ....................................................................................... 35
1.1.
Thiết kế quy trình khảo sát....................................................................... 35
1.2.
Thực hiện khảo sát ................................................................................... 36
1.2.1. Khảo sát sơ bộ..................................................................................... 36
1.2.2. Khảo sát chính thức ............................................................................. 36
1.2.2.1.
Cỡ mẫu ..................................................................................... 36
1.2.2.2.
Phương pháp chọn mẫu và thu mẫu ......................................... 37
1.2.2.3.
Xử lý dữ liệu .............................................................................. 38
1.3.
Các loại thang đo và các câu hỏi sử dụng trong khảo sát chính thức ... 38
1.4.
Tóm tắt ...................................................................................................... 39
2. Kết quả khảo sát và đánh giá ............................................................................ 40
2.1.
Mức độ quan tâm và hiểu biết của doanh nghiệp về BĐKHTC. ............ 41
2.2.
Tác động của BĐKH đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp
................................................................................................................... 46
3. Một số kết luận rút ra từ khảo sát .................................................................... 50
CHƢƠNG III: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
TOÀN CẦU TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
VIỆT NAM ............................................................................................................... 53
1. Kinh nghiệp của một số doanh nghiệp nƣớc ngoài ở Việt Nam thích ứng với
BĐKHTC ............................................................................................................ 53
2. Các kịch bản ứng phó với BĐKH ..................................................................... 56
2.1.
Các kịch bản BĐKH trên thế giới ............................................................ 57
2.2.
Kịch bản BĐKH của Việt Nam ................................................................ 60
2.2.1. Về nhiệt độ ........................................................................................... 61
2.2.2. Về lượng mưa ....................................................................................... 62
2.2.3. Kịch bản về nước biển dâng ................................................................ 63
3. Đề xuất giải pháp ................................................................................................ 65
3.1.
Hoạt động kinh doanh trong ngành nông-lâm-ngư nghiệp ở Việt Nam
................................................................................................................... 72
3.2.
Họat động kinh doanh trong ngành công nghiệp Việt Nam .................. 72
3.3.
Hoạt động kinh doanh trong ngành dịch vụ ........................................... 74
3.4.
Giải pháp ứng phó cho vấn đề BĐKHTC từ các cá nhân và doanh nghiệp
Việt Nam.................................................................................................... 75
KẾT LUẬN..............................................................................................................80
LỜI MỞ ĐẦU
T
rong sự phát triển mạnh mẽ kinh tế xã hội của thời đại công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân
loại trong thế kỷ 21 là sự biến đổi khí hậu toàn cầu (BĐKHTC) đang
và sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống, kinh tế xã hội và
môi trường trên toàn thế giới.
Ngày nay, cùng với sự phát triển không ngừng của đời sống xã hội con
người, một hệ quả đi theo là lượng phát thải vào bầu khí quyển trái đất ngày càng
gia tăng. Với hiệu ứng nhà kính, trái đất ngày càng nóng lên. Kết quả sẽ xảy ra là
BĐKHTC. Vấn đề đặt ra làm thế nào để quản lý và hạn chế các nguồn phát thải một
cách tốt nhất, đạt hiệu quả nhất để bảo vệ một cách bền vững đời sống xã hội con
người trên trái đất. Đứng trước sự phát triển của các hoạt động kinh tế xã hội hiện
nay, việc quan tâm tới ứng phó và thích ứng với BĐKHTC đang là vấn đề cấp thiết.
Trong đó, việc xây dựng chiến lược cho các hoạt động của các doanh nghiệp nhằm
tiến tới mục tiêu phát triển đất nước một cách bền vững có vai trò vô cùng quan
trọng.
Việt Nam với đặc điểm vị trí địa lý đặc biệt và địa hình phức tạp, sẽ là một
trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKHTC. Do vậy, Việt Nam
coi ứng phó với BĐKH là vấn đề có ý nghĩa sống còn. Bởi, hậu quả khi bị tác động
của BĐKHTC là: mực nước biển dâng, ngập lụt, diện tích đất liền thu hẹp, nhiễm
mặn, môi truờng hủy họai, nguồn nước thiếu, thiên tai gia tăng và bất thường, kìm
hãm phát triển nông nghiệp, rủi ro lớn đối với các ngành công nghiệp và các hệ
thống kinh tế - xã hội (KTXH)… Chính vì vậy, việc xây dựng chiến lược ứng phó
và thích ứng với BĐKH là một việc làm hết sức cần thiết, nó phục vụ đắc lực cho
việc phát triển kinh tế xã hội đất nước một cách bền vững.
Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong một nước đóng vai trò
6
không thể thiếu trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia. Ngày
nay, trong hoạt động của chúng, việc chủ động ứng phó và thích ứng với BĐKHTC
đóng vai trò quan trọng trong chiến lược lâu dài của các doanh nghiệp, nhất là trong
điều kiện thiên tai bất thường, nhiều rủi ro và phức tạp của nước ta. Qua thời gian
tìm hiểu hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nước ta, thực tế cho thấy việc
xây dựng chiến lược ứng phó và thích ứng với BĐKHTC ở đây còn rất hạn chế do
nhiều nguyên nhân, như: nhận thức, năng lực, tài chính... Ý thức được tầm quan
trọng của vấn đề này, nhóm tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu là “Khảo
sát hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ở Việt Nam trong điều kiện ứng
phó với biến đổi khí hậu toàn cầu và giải pháp thích ứng”.
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài đi sâu nghiên cứu khả năng tác động của
BĐKHTC tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam, từ đó xây
dựng chiến lược hoạt động kinh doanh trong điều kiện ứng phó và thích ứng với tác
động của BĐKHTC.
Phạm vi nghiên cứu: tác động của BĐKHTC rất đa dạng và phức tạp, do
kiến thức còn giới hạn, bước đầu nhóm tác giả chỉ tập trung vào tìm hiểu đặc trưng
chính của tác động BĐKHTC tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nước
ta.
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn để xây dựng
một chiến lược chung cho các doanh nghiệp trong điều kiện phục vụ yêu cầu cấp
bách ứng phó và thích ứng với BĐKH ở nước ta.
Vì mục tiêu trên, nhiệm vụ của đề tài này là:
- Khảo sát, phân tích thông tin hoạt động của các doanh nghiệp ở nước ta, từ
đó đánh giá thực trạng và khả năng phát triển trong điều kiện thích ứng với
BĐKHTC.
- Nghiên cứu đưa ra đề xuất mô hình hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp trong điều kiện BĐKHTC, xây dựng chiến lược hoạt động thích ứng với
7
BĐKHTC.
Phương pháp nghiên cứu: để thực hiện đề tài này, nhóm tác giả đã sử
dụng các phương pháp sau đây:
* Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
- Tìm hiểu tài liệu về hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nước ta.
- Nghiên cứu các văn bản, tài liệu quốc tế và Việt Nam liên quan tới ứng phó
với BĐKHTC.
* Phương pháp quan sát thực tế: quan sát các kế hoạch hoạt động kinh doanh
của các doanh nghiệp nước ta. Đặc biệt là trong điều kiện ứng phó với BĐKH.
* Phương pháp trao đổi trực tiếp, tham khảo ý kiến hướng dẫn chỉ bảo của
các thày cô.
* Phương pháp phân tích, tổng hợp để từ đó định hướng xây dựng mô hình
và chiến lược hoạt động kinh doanh trong điều kiện thích ứng với BĐKHTC.
Cấu trúc của đề tài: để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ nêu trên, nội dung đề
tài (ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo) gồm có ba chương
sau:
Chương I- Cơ sở khoa học và thực tiễn về tác động của BĐKHTC tới hoạt
động kinh doanh của các doanh nghiệp. Chương này làm nền tảng cho thực hiện đề
tài: trình bày những vấn đề cơ bản về BĐKHTC và tác động của chúng tới hoạt
động KTXH, mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và
BĐKHTC.
Chương II- Khảo sát hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong điều
kiện BĐKHTC. Chương này trình bày kết quả khảo sát nghiên cứu thực tiễn hoạt
động kinh doanh của một số doanh nghiệp nước ta trong điều kiện BĐKHTC, từ đó
rút ra một vài kết luận về khả năng tác động của BĐKHTC tới hoạt động kinh doanh
của các doanh nghiệp, làm cơ sở lí luận đề đưa ra những đề xuất ở chương III.
8
Chương III- Xây dựng mô hình hoạt động và chiến lược hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp VN trong điều kiện thích ứng với BĐKHTC. Chương
này thực hiện ý tưởng và mục tiêu của đề tài. Sau phần trình bày tính cấp bách và cơ
sở đưa ra đề xuất, là phần nội dung chính của chương này: trình bày toàn bộ việc
xây dựng, thiết kế phục vụ mục tiêu ứng phó với BĐKH.
9
NỘI DUNG
CHƢƠNG I
CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA
BĐKHTC TỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP
1. Những vấn đề cơ bản về tác động của BĐKHTC.
1.1.
Những khái niệm về BĐKH.
1.1.1. Khái niệm hiện tượng khí tượng cực đoan.
"Hiện tượng khí tượng cực đoan" là thuật ngữ dùng để chỉ các
sự kiện khí tượng xảy ra như sau:
1- Các hiện tượng thời tiết (bão, tố, mưa lớn, hạn hán, rét đậm,
rét hại…) hoặc các trị số của các yếu tố khí tượng (nhiệt độ, lượng
mưa, gió…) mà ít xảy ra ở một nơi: tần suất xuất hiện rất thấp trong
chuỗi số liệu quan trắc trong nhiều năm từ trước tới nay, hoặc giá trị
của nó chênh lệch rất lớn so trị số trung bình nhiều năm.
2- Khi xuất hiện các hiện tượng khí tượng chưa từng xảy ra ở
một nơi hoặc giá trị của yếu tố đó vượt qua giá trị cực trị (cực đại hay
cực tiểu) trong chuỗi số liệu đã được quan trắc trong nhiều năm (còn
được gọi là những hiện tượng thời tiết dị thường).
Như vậy, hiện tượng khí tượng cực đoan bao gồm hai dạng:
10
- Các hiện tượng cực đoan, bất thường của thời tiết, như: bão,
mưa lớn, rét đậm, hạn hán...
- Các trị số cực đoan của một yếu tố khí hậu nào đó, như: nhiệt
độ quá cao hoặc quá thấp, lượng mưa cực đại...
Các hiện tượng khí tượng cực đoan thường gây ra nhiều tác hại
đến các hoạt động kinh tế xã hội và con người. Thậm chí chúng gây ra
những thảm họa do thiên tai bất thường không thể lường trước được.
Ở nước ta, các hiện tượng thời tiết cực đoan trong mùa đông
phổ biến là rét hại, rét đậm, tuyết rơi ở vùng núi phía bắc Bắc Bộ, mưa
to…; trong mùa hè thường là nắng nóng, hạn hán, mưa lớn, bão, lốc
tố…
1.1.2. Khái niệm biến động (dao động) khí hậu.
Biến động khí hậu là sự dao động (hay biến động) về thời tiết
và trị số các yếu tố khí hậu (như: nhiệt độ, lượng mưa...) hàng năm ở
một nơi so với quy luật khí hậu nhiều năm của nó, như: quá lớn (hay
quá nhiều) hoặc quá nhỏ (hay quá ít) so với trung bình nhiều năm.
Ví dụ: những biểu hiện biến động khí hậu như: mùa đông quá
lạnh, mùa đông quá ấm, hạn hán trong mùa mưa, mùa hè không có bão
hay mùa hè quá nhiều bão, mưa lớn xuất hiện nhiều... Một ví dụ cụ
thể: trên hình 1.1 là đồ thị nền nhiệt độ hàng năm (đường màu đỏ) tại
Hà Nội. Sự dao động khí hậu chính là sự biến động của nền nhiệt độ
hàng năm (đường màu đỏ).
11
Nhiệt độ trung bình hàng năm tại Hanoi (1927-2008)
oC
25.5
25.0
24.5
24.0
23.5
23.0
22.5
22.0
2007
2003
1999
1995
1991
1987
1983
1979
1975
1971
1967
1963
1959
1955
1951
1947
1943
1939
1935
1931
1927
21.5
Năm
Hình 1.1- Đồ thị nền nhiệt độ hàng năm tại Hà Nội từ năm 1927 đến
nay.
1.1.3. Khái niệm biến đổi khí hậu toàn cầu.
BĐKH là sự thay đổi các đặc điểm khí hậu đã tồn tại nhiều năm
qua ở một nơi (kể từ khi có đo đạc số liệu, điều tra của con người đến
nay).
BĐKHTC là sự thay đổi trên phạm vi toàn cầu của khí hậu đã
được duy trì ổn định trong một khoảng thời gian dài nhiều thập kỷ qua
hoặc dài hơn.
Biểu hiện chính của
BĐKHTC là:
1- Sự nóng lên trên phạm vi toàn
cầu (hình 1.2 và hình 1.3).
2- Mực nước biển dâng.
Hình 1.2- Hình
tƣợng mô tả sự
nóng lên toàn cầu
12
Hình 1.3- Chuẩn sai nhiệt độ không khí toàn cầu năm 1884 và
năm 2006
(nguồn: WMO)
* Ghi chú: trên hình 1.3:
- Chuẩn sai: chênh lệch so giá trị trung bình nhiều năm;
- Màu xanh càng xẫm chuẩn sai nhiệt độ càng âm (< 0):
càng lạnh, màu đỏ càng xẫm biểu diễn chuẩn sai nhiệt độ càng dương
(> 0): càng nóng.
Hình 1.3 trình bày cụ thể về sự chênh lệch so với trị số khí hậu
của nhiệt độ năm 1884 và năm 2006 trên phạm vi toàn cầu. Qua hình
này, ta thấy rõ thực tiễn về sự nóng lên của nhiệt độ không khí trái đất
trong những năm gần đây.
13
Như vậy, biến đổi khí hậu khác biến động khí hậu (dao động
KH). Như ví dụ ở hình 1.1, đường màu đen biểu diễn xu thế của nền
nhiệt độ Hà Nội (khác với đường màu đỏ biểu diễn dao động KH) cho
thấy rõ rệt sự tác động của BĐKHTC tới nước ta: xu thế nền nhiệt độ
ngày càng đi lên (nóng lên).
Hệ quả của sự nóng lên toàn cầu là sự tan băng ở hai cực quả
đất (Bắc cực và Nam cực), dẫn tới nước biển các đại dương dâng lên.
Các hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng gia tăng.
Theo thông báo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế
(OECD), TP. Hồ Chí Minh nằm trong danh sách 10 thành phố bị đe
dọa nhiều nhất bởi nước biển dâng do BĐKHTC. Tại Việt Nam, kết
quả thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy trong vòng
50 năm qua, nhiệt độ trung bình hàng năm tăng khoảng 0,7oC, mực
nước biển dâng cao khoảng 20cm; điều đó thể hiện BĐKHTC đã thực
sự tác động tới nước ta.
1.2.
Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu.
Nguyên nhân BĐKH chủ yếu do hoạt động KTXH của con người
gây ra khí phát thải quá mức vào khí quyển (hình 1.4), làm bề dày khí
quyển ngày càng tăng lên, lượng bức xạ từ trái đất phản xạ ra vũ trụ ngày
càng giảm đi và giữ lại trong khí quyển ngày càng lớn, không khí ngày
nóng lên do hiệu ứng nhà kính; đồng thời, một số khí phát thải tác động
phá hủy tầng Ôzôn, phá hủy một lớp khí quan trọng bảo vệ trái đất giữ
cho nhiệt độ ổn định.
Những hoạt động KTXH của con người đã gây ra khí phát thải vào
khí quyển như (hình 1.4):
- Hoạt động công nghiệp: khí thải công nghiệp, hầm mỏ, xây
dựng công trình...
14
- Hoạt động nông, lâm nghiệp: hủy hoại vòng tuần hoàn
Cácbon do phá lớp phủ thực vật bề mặt trái đất (phá rừng), phát thải do sự
tương tác giữa phân bón cây với đất trồng, bức xạ mặt đất vào khí quyển
bị biến đổi...
- Sinh hoạt đời sống của con người: hoạt động giao thông, hoạt
động điều hòa nhiệt độ, khí đốt, quá trình đô thị hóa thu hẹp diện tích cây
trồng, hệ sinh thái mất cân bằng...
Ngoài ra, thêm vào đó là tác động của các hiện tượng cực đoan của
thiên nhiên, như: núi lửa, động đất, sóng thần, cháy rừng tự nhiên (do khô
hạn)...
Hình 1.4- Mô tả hoạt động thiên nhiên và KTXH của con ngƣời gây ra BĐKH
(nguồn: OECD)
1.3.
Tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu.
BĐKHTC sẽ tác động to lớn tới toàn bộ đời sống xã hội con người
và sinh quyển trên trái đất, gây ra nhiều hậu quả không thể lường trước
được. Những tác động chính của BĐKH có thể thấy trước được là:
+ Nhiệt độ toàn cầu tăng, lớp băng vùng cực tan, hậu quả là: hệ sinh
thái ở vùng cực bị tiêu hủy (sinh vật trên vùng cực mất chỗ tồn tại).
15
+ Nhiệt độ toàn cầu tăng, các đới khí hậu thay đổi: vùng nhiệt đới mở
rộng, vùng ôn đới thu hẹp, vùng cực đới mất dần (hình 1.5). Hậu quả là:
thảm thực vật thay đổi, thực vật nhiệt đới mở rộng cùng với sự thu hẹp
của thực vật ôn đới, hoạt động nông lâm ngư nghiệp thay đổi.
Hình 1.5- Các đới khí hậu thay đổi khi trái đất nóng lên
(nguồn: WMO)
+ Nước biển dâng (do dãn nở nhiệt của đại dương và băng tan), dẫn
tới: diện tích các lục địa bị thu hẹp, ngập lụt gia tăng, nhiễm mặn nguồn
nước, ô nhiễm môi trường…
+ Nước biển dâng, nhiễm mặn, hậu quả là: nông nghiệp chịu ảnh
hưởng rủi ro lớn, bất lợi cho cây công nghiệp và hệ thống KTXH.
+ Nhiệt độ toàn cầu tăng, các hiện tượng thời tiết cực đoan gia tăng,
thiên tai rủi ro ngày càng nhiều: bão mạnh, lũ lụt, tố lốc ngày càng ác liệt,
xảy ra bất thường và phức tạp. Hạn hán xảy ra ở nhiều nơi với mức độ
16
nghiêm trọng. Mưa lớn khốc liệt, sạt lở đất gia tăng… không khí lạnh ở
phía bắc ảnh hưởng tới nước ta giảm đi rõ rệt, nhưng lại có cường độ bất
thường (rét đậm, rét hại bất thường và kéo dài).
2. Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
2.1.
Những khái niệm trong hoạt động kinh doanh.
Kinh doanh là phương thức hoạt động kinh tế trong điều kiện tồn
tại nền kinh tế hàng hoá, gồm tổng thể những phương pháp, hình thức và
phương tiện mà chủ thể kinh tế sử dụng để thực hiện các hoạt động kinh
tế của mình (bao gồm quá trình đầu tư, sản xuất, vận tải, thương mại, dịch
vụ...) trên cơ sở vận dụng quy luật giá trị cùng với các quy luật khác,
nhằm đạt mục tiêu vốn sinh lời cao nhất.
Dưới góc độ pháp lý thì kinh doanh được hiểu là "việc thực hiện
liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản
xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm
mục đích sinh lợi" (khoản 2 điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005). Hoạt động
kinh doanh trong một số trường hợp được hiểu như hoạt động thương
mại, khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005 giải thích: Hoạt động thương
mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá,
cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm
mục đích sinh lợi khác.
Vậy, hoạt động kinh doanh là hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa
và dịch vụ giữu các doanh nghiệp với nhau hoặc giữa các doanh nghiệp
với người tiêu dùng cuối cùng với mục đích là thu được lợi nhuận nhằm
mục đích mở rộng sản xuất kinh doanh. Hoạt động kinh doanh được hiểu
là một quá trình liên tục từ nghiên cứu thị trường và tìm cách đáp ứng nhu
cầu đó thông qua việc thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng để đạt được mục
đích kinh doanh của doanh nghiệp.
17
2.2.
Đặc điểm cơ bản của hoạt động kinh doanh.
- Hoạt động kinh doanh luôn chịu sự chi phối của các quy luật kinh
tế, hệ thống chính sách và luật pháp của nhà nước cũng như các yếu tố
môi trường kinh doanh khác.
- Phải nghiên cứu phân tích để xác định được nhu cầu của thị
trường.
- Xây dựng được chiến lược kinh doanh trên cơ sở huy động và sử
dụng hợp lý của nguồn lực của doanh nghiệp.
- Hoạt động kinh doanh thường được thông qua các thể chế kinh
doanh như công ty, tập đoàn, doanh nghiệp tư nhân... nhưng cũng có thể
là hoạt động tự thân của các cá nhân.
2.3.
Các lĩnh vực cơ bản của hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp.
2.3.1. Lĩnh vực sản xuất.
Sản xuất là hoạt động chủ yếu trong các hoạt động kinh tế của
con người. Sản xuất là quá trình sử dụng máy móc,công cụ và lao
động làm ra sản phẩm để sử dụng, hay để trao đổi trong thương mại.
Quyết định sản xuất dựa vào những vấn đề chính sau: sản xuất cái gì?
sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? giá thành sản xuất và làm thế
nào để tối ưu hóa việc sử dụng và khai thác các nguồn lực cần thiết
làm ra sản phẩm?.
Kinh tế chính trị Mác - Lênin bàn về sản xuất từ góc độ của
kinh tế chính trị và thể chế.
Có ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất là sức lao động, đối
tượng lao động và tư liệu lao động
Sức lao động: là tổng hợp thể lực và trí lực của con người được
sử dụng trong quá trình lao động. Sức lao động mới chỉ là khả năng
18
của lao động còn lao động là sự tiêu dùng sức lao động trong thực
hiện.
Đối tượng lao động: là bộ phận của giới tự nhiên mà lao động
của con người tác động vào nhằm biến đổi nó theo mục đích của mình.
Đối tượng lao động có hai loại. Loại thứ nhất có sẵn trong tự nhiên
như các khoáng sản, đất, đá, thủy sản... Các đối tượng lao động loại
này liên quan đến các ngành công nghiệp khai thác. Loại thứ hai đã
qua chế biến nghĩa là đã có sự tác động của lao động trước đó, ví dụ
như thép phôi, sợi dệt, bông... Loại này là đối tượng lao động của các
ngành công nghiệp chế biến.
Tư liệu lao động: là một vật hay các vật làm nhiệm vụ truyền
dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi
đối tượng lao động thành sản phẩm đáp ứng nhu cầu của con người.
Tư liệu lao động lại gồm bộ phận trực tiếp tác động vào đối tượng lao
động theo mục đích của con người, tức là công cụ lao động, như các
máy móc để sản xuất), và bộ phận trực tiếp hay gián tiếp cho quá trình
sản xuất như nhà xưởng, kho, sân bay, đường xá, phương tiện giao
thông. Trong tư liệu lao động, công cụ lao động giữ vai trò quyết định
đến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.
Hai mặt của nền sản xuất gồm: lực lượng sản xuất và quan hệ
sản xuất.
Lực lượng sản xuất gồm người lao động và tư liệu sản xuất,
trong đó con người giữ vai trò quyết định.
Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá
trình sản xuất. Quan hệ sản xuất gồm có: Quan hệ về sở hữu các tư
liệu sản xuất, còn gọi tắt là quan hệ sở hữu. Quan hệ về tổ chức, quản
lý sản xuất còn gọi là quan hệ quản lý. Quan hệ về phân phối sản
19
phẩm, còn gọi tắt là quan hệ phân phối.
Kinh tế học tân cổ điển, hay kinh tế học vi mô, thì lại bàn về
sản xuất với cách tiếp cận của chủ nghĩa cận biên. Sản xuất là việc tạo
ra hàng hóa và dịch vụ có thể trao đổi được trên thị trường để đem lại
cho người sản xuất càng nhiều lợi nhuận càng tốt. Cách tiếp cận này
bàn luận nhiều hơn về các chủ đề như: chi phí sản xuất, tối đa hóa lợi
nhuận, tối thiểu hóa chi phí sản xuất, năng suất lao động cận biên, tỷ lệ
thay thế kỹ thuật cận biên, v.v...
2.3.2. Lĩnh vực phân phối.
Phân phối sản phẩm là một trong bốn yếu tố của marketing hỗn
hợp. Đại diện cho các địa điểm mà một sản phẩm có thể được mua
thường được gọi là các kênh phân phối. Nó có thể bao gồm bất kỳ cửa
hàng vật lý cũng như các cửa hàng ảo trên Internet.
Quyết định kênh phân phối trong kinh doanh là rất quan trọng.
Về mặt lý thuyết, chi phí sử dụng trung gian để đạt được phân phối
rộng hơn được cho là thấp hơn. Thật vậy, hầu hết các nhà sản xuất
hàng tiêu dùng không bao giờ có thể biện minh cho chi phí bán hàng
trực tiếp cho người tiêu dùng của họ, ngoại trừ bằng cách đặt hàng
bằng thư. Nhiều nhà cung cấp dường như cho rằng một khi sản phẩm
của họ đã được bán vào kênh, vào đầu của chuỗi phân phối, công việc
của họ là hoàn tất. Tuy nhiên, chuỗi phân phối đó chỉ là một phần
trách nhiệm của nhà cung cấp, nếu họ có bất kỳ nguyện vọng định
hướng thị trường, công việc của họ thực sự nên được mở rộng để quản
lý tất cả các quá trình liên quan đến chuỗi phân phối, cho đến khi sản
phẩm và dịch vụ đến với người dùng cuối cùng.
Các loại kênh phân phối bao gồm có:
2.3.2.1.
Kênh phân phối ngắn là kênh phân phối không có trung
20
gian hoặc có một trung gian.
Trong đó:
* Kênh không có trung gian là kênh chỉ có người sản xuất và
người sử dụng sau cùng. Người sản xuất bán sản phẩm trực tiếp
cho người sử dụng sau cùng không thông qua trung gian. Bởi vậy:
- Kênh này thường được sử dụng cho các hàng hóa dễ hư, dể
bể, dể mất phẩm chất khi để lâu... hàng nông sản, thực phẩm tươi
sống.
- Sản phẩm chậm lưu chuyển, những hàng hóa của người sản
xuất nhỏ mà họ tự sản xuất, tự bán, hoặc sử dụng ở những thị
trường nhỏ mà ở đó người sản xuất độc quyền bán cho người tiêu
dùng.
- Sản phẩm hiếm, có giá trị cao, sản phẩm có chất lượng đặc
biệt; yêu cầu sử dụng rất phức tạp.
Ưu điểm của kênh này là: đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hóa,
bảo đảm sự giao tiếp chặt chẽ của doanh nghiệp sản xuất trong
kênh phân phối. Người sản xuất thu được lợi nhuận cao do chênh
lệch giữa giá bán ra với chi phí sản xuất cao vì giảm bớt chi phí
trung gian.
Nhược điểm của kênh không có trung gian là:
- Hạn chế trình độ chuyên môn hóa; tổ chức và quản lý kênh
phân phối phức tạp; vốn và nhân lực phân tán; chu chuyển vốn
chậm.
- Loại kênh phân phối này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong các loại
kênh phân phối, và nó chỉ phù hợp với người sản xuất nhỏ, quy mô
thị trường hẹp.
* Kênh có một trung gian: đó là người bán lẻ. Nhà sản xuất
21
phân phối sản phẩm đến người bán lẻ và từ đó người bán lẻ bán
sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng sau cùng. Bởi vậy:
- Trình độ chuyên doanh và quy mô của trung gian cho phép
xác lập quan hệ trao đổi trực tiếp với người sản xuất trên cơ sở tự
đảm nhiệm các chức năng cần thiết khác, như các doanh nghiệp gia
công, lắp ráp, ….
- Doanh nghiệp sản xuất chuyên môn hóa nhưng với quy mô
nhỏ, khả năng tài chính hạn chế không đủ sức cho việc tiêu thụ sản
phẩm.
- Những sản phẩm tiêu thụ hàng ngày, thường xuyên cần có
mặt khắp nơi, đại trạ ...
Ưu điểm của kênh này là:
- Phát huy được những uy thế của loại kênh trực tuyến (kênh
không trung gian), đồng tách chức năng lưu thông khỏi nhà sản
xuất để họ chuyên môn hóa và phát triển năng lực sản xuất của
mình, bảo đảm trình độ xã hội hóa cao và ổn định hơn, hợp lý hơn
trong khuyến thị các hàng hóa được sản xuất.
- Giúp cho doanh nghiệp thâm nhập vào thị trường mới dễ dàng
hơn.
Nhược điểm của kênh có một trung gian là: chưa phát huy triệt
để tính ưu việt của phân công lao động xã hội trình độ cao, hạn chế
trình độ xã hội hóa của lưu thông, hạn chế chất lượng vận động vật
chất của hàng hóa, phân bố dự trữ trong kênh không cân đối và
thiếu hợp lý. Vì vậy loại kênh này chỉ áp dụng có hiệu quả đối với
một số trường hợp nhất định: mặt hàng đơn giản, quãng đường vận
chuyển hàng hóa không đổi, phục vụ cho nhu cầu thường xuyên ổn
định.
22
2.3.2.2.
Kênh phân phối dài là kênh có từ 2 kênh trung gian trở
lên.
Trong đó:
* Kênh có 2 trung gian: là kênh phân phối có 2 trung gian gồm:
người bán buôn và người bán lẻ. Đây là loại kênh phổ biến nhất
trong phân phối hàng hóa, nhất là đối với hàng công nghiệp tiêu
dùng. Kênh này được sử dụng đối với hàng hóa có một số ít người
sản xuất nằm ở một số nơi khác nhau nhưng tiêu dùng ở giới hạn
một ít nơi nào đó, hoặc có một số ít người sản xuất nhưng tiêu
dùng ở nhiều nơi. Người sản xuất có quy mô lớn, lượng hàng được
sản xuất ra vượt quá nhu cầu tiêu dùng ở một địa phương, một
vùng... Trong trường hợp này người sản xuất thường được tổ chức
giao dịch với các trung gian như người bán sỉ, nhà xuất khẩu để
thực hiện việc bán hàng.
Ưu điểm của kênh này ở chỗ có quan hệ mua bán theo từng
khâu nên tổ chức kênh tương đối chặt chẻ. Người sản xuất, người
trung gian, do chuyên môn hóa nên có điều kiện nâng cao năng
suất lao động. Khả năng thỏa mãn nhu cầu thị trường lớn.
Tuy nhiên, Nhược điểm của kênh này là việc điều hành kênh
phân phối sẽ khó khăn nếu các nhà kinh doanh đủ trình độ và kinh
nghiệm. Thời gian lưu thông hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi sử
dụng cuối cùng dài, chi phí của cả kênh phân phối lớn.
* Kênh có nhiều trung gian: có nhiều hơn 2 kênh trở lên, nên
kênh này thường được dùng đối với sản phẩm mới nhưng có những
khó khăn mà loại 2 trung gian giải quyết không tốt; những nhu cầu
mới; được dùng trong những trường hợp mà nhà kinh doanh thiếu
kinh nghiệm, thiếu vốn; các mặt hàng có giá cả thị trường biến
23
động nhiều; được sử dụng nhiều trong buôn bán quốc tế.
Kênh này có ưu nhược điểm giống như kênh có 2 trung gian.
Trong một số trường hợp người ta sử dụng môi giới trong kênh
phân phối này để hàng hóa lưu thông được dễ dàng hơn. Thái độ
khách quan của các nhà kinh doanh là phải sử dụng môi giới ở
những trường hợp cần thiết, xem môi giới là những nhà kinh doanh
và chia lợi nhuận hợp lý cho họ khi tham gia vào các kênh phân
phối.
2.3.3. Lĩnh vực tiêu thụ.
Tiêu thụ là một khái niệm phổ biến về kinh tế, tiêu thụ được
xác định một phần bởi so với sản xuất. Tuy nhiên, định nghĩa chính
xác có thể khác nhau vì các trường phái khác nhau của các nhà kinh tế
xác định sản xuất khá khác nhau. Theo các nhà kinh tế chủ đạo, chỉ có
việc mua cuối cùng của hàng hóa và dịch vụ do cá nhân tạo nên tiêu
thụ, trong khi các loại chi phí đầu tư cố định, đặc biệt, tiêu thụ trung
gian và chi tiêu của chính phủ được đặt trong các chuyên mục riêng
biệt. Nhiều nhà kinh tế khác xác định tiêu thụ rộng hơn rất nhiều, như
là tổng hợp của tất cả các hoạt động kinh tế không đưa đến việc thiết
kế, sản xuất và tiếp thị của hàng hóa và dịch vụ (ví dụ như lựa chọn,
nhận con nuôi, sử dụng, xử lý và tái chế hàng hóa và dịch vụ).
Tiêu thụ sản phẩm là một khâu quan trọng của quá trình hoạt
động sản xuất kinh doanh. Đó chính là quá trình thực hiện giá trị của
sản phẩm, là giai đoạn làm cho sản phẩm ra khỏi quá trình sản xuất
bước vào lưu thông, đưa sản phẩm từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực
tiêu dùng.
Tổ chức tốt và có hiệu quả việc tiêu thụ sản phẩm sẽ có tác
dụng mạnh mẽ đến quá trình sản xuất. Tiêu thụ hết và kịp thời những
24
sản phẩm làm ra là một tín hiệu tốt cho cơ sở sản xuất kinh doanh bổ
sung, điều chỉnh kế hoạch sản xuất cho quá trình tiếp theo. Giá trị sản
phẩm được thực hiện cho phép cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng hợp
lý nguồn vốn sản xuất, tránh ứ động vốn và nhanh chóng thực hiện
quá trình tái sản xuất.
Thực hiện tiêu thụ nhanh chóng và kịp thời sản phẩm làm ra
còn rút ngắn được thời gian lưu kho, lưu thông và chu kỳ sản xuất
kinh doanh sản phẩm. Như vậy, tiêu thụ tốt sản phẩm không được tiêu
thụ là tín hiệu xấu đòi hỏi các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp
phải tìm ra nguyên nhân (về lưu thông hay về sản xuất) để có biện
pháp kịp thời cho phù hợp với yêu cầu của thị trường.
Đối với lĩnh vực tiêu dùng, tiêu thụ tốt sản phẩm sẽ đáp ứng kịp
thời nhu cầu tiêu dùng đồng thời còn có tác dụng điều chỉnh và hướng
dẫn tiêu dùng mới, đặc biệt đối với những sản phẩm mới.
Trong nền kinh tế thị trường, sản xuất phải hướng tới tiêu dùng
và lấy tiêu dùng làm mục tiêu để hoạt động sản xuất kinh doanh. Tiêu
thụ sản phẩm đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong đầu mối này.
Thông qua tiêu thụ sản phẩm mà nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng về
số lượng, mẫu mã, chủng loại mặt hàng. Tiêu thụ sản phẩm là một
hoạt động nằm trong lĩnh vực lưu thông, có nhiệm vụ chuyển tải
những kết quả của lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực tiêu dùng.
Vì vậy, tiêu thụ sản phẩm kịp thời và nhanh chóng là tiền đề
quan trọng thực hiện phân phối sản phẩm và kết thúc quá trình sản
xuất kinh doanh.
3. Nghiên cứu tổng quan mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh của
các doanh nghiệp Việt Nam với BĐKHTC.
25