Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

ảnh hưởng văn hóa ấn độ trung hoa đến văn hóa việt nam thời cổ trung đại trên lĩnh vực chính trị xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (338.93 KB, 43 trang )

MỞ ĐẦU
Mỗi quốc gia dân tộc đều có những đặc trưng văn hóa riêng. Nó là những thành tựu
phản sáng quá trình sáng tạo của dân tộc đó và chính là đóng góp của dân tộc đó vào nền
văn hóa chung của nhân loại. Nó đã in đậm vào lịch sử và nhờ có những nét văn hóa
riêng biệt, các dân tộc, các quốc gia mới có thể đứng trong rừng cây văn hóa các dân tộc
trên thế giới.
Nền văn hóa của mỗi dân tộc đều có một vị trí và ảnh hưởng nhất định trong sự phát
triển chung của nền văn hóa thể giới. Các quốc gia cổ đại phương Đông (Ai Cập, Lưỡng
Hà, Ấn Độ và Trung Quốc) là những cái nôi của văn minh nhân loại. Tại nơi đây, nền
văn minh của các dân tộc tỏa sáng, lan truyền và hội nhập với nhau, tạo nên đỉnh cao của
văn minh thế giới cổ đại. Cũng từ đó, những nền văn hóa cổ đại phương Đông đã có ảnh
hưởng rất lớn đến sự phát sinh, phát triển của các nền văn minh trên thế giới nhất là các
nền văn hóa Hy Lạp, La Mã, Nhật Bản, Triều Tiên vá các quốc gia Đông Nam Á thời kì
cổ đại. Việt Nam cũng là một quốc gia nằm trong số đó, ảnh hưởng rất lớn bởi văn hóa
Ấn Độ và Trung Hoa.
Việt Nam, với điều kiện địa lí, tư nhiên vô cùng thuận lợi đã có điều kiện thuận lợi
để chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Ấn Độ, Trung Hoa không chỉ về mặt nghệ thuật, kinh tế,
văn hóa, chữ viết mà còn cả trên chính trị - xã hội. Để hiểu rõ hơn ảnh hưởng văn hóa
Ấn Độ, Trung Hoa đến Việt Nam mà trọng tâm là trên lĩnh vực chính trị, xã hội, chúng
ta cùng nghiên cứu với đề tài: “Ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ, Trung Hoa đến văn hóa
Việt Nam thời kì cổ trung đại trên lĩnh vực chính trị, xã hội”.


NỘI DUNG
1.MỘT SỐ THUẬT NGỮ, KHÁI NIỆM
 Văn hóa

Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần, bao gồm trình độ sản xuất,
khoa học, văn hóa, nghệ thuật, đạo đức, tập quán,…mà loài người, dân tộc tạo ra nhằm
phục vụ nhu cầu của mình trong quá trình phát triển lịch sử. [Nguồn: Phan Ngọc Liên
(Chủ biên), Thuật ngữ lịch sử dùng trong nhà trường, NXB Giáo Dục Việt Nam].


 Văn hóa bản địa

Văn hóa bản địa là những giá trị do chính dân tộc đó tạo ra, giữ gìn trong quá trình
hình thành và phát triển. [Nguồn: /> Thể chế chính trị

Thể chế chính trị là loại hình chế độ, cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước mà mỗi quốc
gia lựa chọn để quyết định xây dựng những quy định, luật lệ cho một chế độ xã hội mà
chính phủ nước đó sử dụng để quản lý xã hội.
[Nguồn: /> Đồng hóa

Chính sách của bọn thống trị nước ngoài nhằm làm mất các đặc điểm truyền thống
của một dân tộc, một tộc người, bắt dân tộc đó sinh hoạt theo kiểu cách của nước đô hộ,
để cho chúng dễ bề cai trị. Ngoài sự đồng hóa cưỡng bức còn có sự đồng hóa tự nhiên
do sự hòa nhập lâu ngày của nhiều tộc người trong một quốc gia. [Nguồn: Phan Ngọc
Liên (Chủ biên), Thuật ngữ lịch sử dùng trong nhà trường, NXB Giáo Dục Việt Nam].
 Mô hình Mandala


Khái niệm được O. W. Wolters đưa ra lần đầu tiên năm 1982. Hệ thống mandala có
thể coi là thể chế liên bang, nhưng quyền lực của địa phương quan trọng hơn chính phủ
trung ương, tương tự như chế độ phong kiến châu Âu thời Trung Cổ mà các quốc gia tồn
tại thông qua các quan hệ chúa tể và chư hầu. So sánh với hệ thống phong kiến châu Âu,
hệ thống Mandala trao quyền lực nhiều hơn.
[Nguồn: /> Chế độ quân chủ huyên chế

Chế độ quân chủ chuyên chế là chế độ chính trị của nhà nước phong kiến thời kì
trung đại ở Tây Âu và phương Đông nhằm tập trung quyền lực tối cao và không hạn chế
vào tay nhà vua, không bị pháp luật ràng buộc. Công cụ chính là bộ máy quan liêu, tòa
án, nhà tù, quân đội và cảnh sát. [Nguồn: Phan Ngọc Liên (Chủ biên), Thuật ngữ lịch sử
dùng trong nhà trường, NXB Giáo Dục Việt Nam].

 Ấn Độ hóa

“Ảnh hưởng của những tư tưởng tôn giáo của đạo Hindu và đạo Phật, quan niệm của
Ấn Độ về vương quyền, việc dùng chữ Phạn như một ngôn ngữ chính thức và trong lễ
thức, cũng như những truyền thống nghệ thuật Ấn Độ được đem tới các dân tộc vùng
Đông

Nam

Á”.

[nguồn:

/>
khao/2010/07/3A9219D0/ ]
2.KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI TRUNG QUỐC, ẤN ĐỘ
THỜI CỔ TRUNG ĐẠI
2.1.Ấn Độ
2.1.1.Ấn Độ thời cổ đại
 Tình hình chính trị

Vào khoảng 1500 TCN, một số bộ lạc thuộc chủng tộc Arian (người da trắng nói
ngôn ngữ Ấn – Âu) từ vùng thảo nguyên Trung Á đã di cư vào Ấn Độ. Khi vào Ấn Độ,


người Arian đang sống ở giai đoạn cuối của chế độ công xã nguyên thủy, sinh sống bằng
nghề chăn nuôi du mục, ở trình độ sinh hoạt kinh tế thấp hơn người Dravia nhưng vì
người Dravia đang ở thời kì văn minh suy tàn cho nên không thể chống chọi nổi những
cuộc tấn công của các bộ lạc du mục hiếu chiến, hung hãn Arian. Từ đây, lịch sử Ấn Độ
bắt đầu bước vào thời kì Vêda (1500 – 600 TCN).

Vào cuối thể kỉ VI TCN ở Ấn Độ có nhiều quốc gia nhỏ của người Arian. Những
cuộc chiến tranh thôn tính lẫn nhau giữa các nước này không ngừng xảy ra, trong đó hai
nước Magadha và Kosala trở thành mạnh nhất. Đến thế kỉ V TCN trải qua những cuộc
đấu tranh lâu dài và gay go. Magadha đã chinh phục được Kosala và các nước xung
quanh, trở thành một nước lớn mạnh ở vùng đông bắc Ấn Độ. Còn ở miền tây bắc, các
nước nhỏ vẫn ở tình trạng phân tán và luôn luôn xung đột với nhau, tạo điều kiện cho kẻ
thù bên ngoài đến xâm lược Ấn Độ.
Năm 518 TCN, vua Ba Tư Darius I đã cho quân đội xâm lược vùng lưu vực sông
Indus của Ấn Độ và sáp nhập vào lãnh thổ của đế quốc Ba Tư. Sự thống trị của Ba Tư ở
tây bắc Ấn Độ kéo dài gần hai thế kỉ, cho tới khi đế quốc Ba Tư sụp đổ (327 TCN) bởi
quân đội Hy Lạp – Macedonia do Alexander Đại đế chỉ huy đã kéo vào xâm chiếm miền
tây bắc Ấn Độ. Khi cuộc đấu tranh của nhân dân do một quý tộc của vương quốc
Magadha là Chandragupta lãnh đạo. Chandragupta đã sáng lập ra vương triều Maurya
(321 -184 TCN), đế quốc thống nhất đầu tiên toàn miền bắc Ấn Độ.
Về chính trị, đứng đầu nhà nước là vua với quyền lực rất lớn và được thần thánh
hóa (vua là một bộ phận của cơ thể các thần tạo nên). Dưới vua là một bộ máy quan lại
từ trung ương đến địa phương. Bộ máy triều đình được tổ chức bao gồm một hai Thượng
thư. Quan chức cao cấp nhất là Đại Tư tế (Tể tướng). Tiếp đó là được phân phụ trách
một số ngành, thông qua các cơ sở địa phương phụ trách nội Sở một ngành chẳng hạn
như đo lường, thương mại,… Nhà nước cũng đặt các phẩm trật quan chức, quy định
chức năng, lương bổng một cách rõ ràng.
Về hành chính, toàn bộ lãnh thổ chia làm một đặc khu kinh đô và 4 tỉnh mỗi nơi do
một hoàng thân đứng đầu. Dưới tỉnh có huyện và làng. Làng và việc quản trị hầu như
không biến đổi gì qua hàng thế kỉ. Kết cấu xã hội cũng có những biến đổi phức tạp.
Tầng lớp tăng lữ không mấy thay đổi vị trí, chức năng và thành phần nhưng không còn


địa vị kinh tế như trước. Các quan chức và các nhà buôn giàu, có thợ thủ công làm các
nghề nghiệp thông thường và nông dân. Cuối cùng là tầng lớp nô lệ (dasa) chủ yếu làm
các công việc hầu hạ, dasa ở Ấn Độ cũng chỉ phát triển một cách hạn chế và mang tính

chất gia trưởng như nhiều nước phương Đông khác. Người nông dân công xã sống trong
các công xã nông thôn vẫn là lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội.
 Tình hình xã hội
Chế độ đẳng cấp Varna là một chế độ xã hội dựa trên sự phân biệt về chủng tộc,
dòng họ, về nghề nghiệp và tôn giáo. Chế độ đẳng cấp Varna hình thành trog quá trình
người Arian chinh phục và thống trị người Dravida. Theo chế độ đẳng cấp Varna thì
-

chia xã hội ra bốn đẳng cấp:
Đẳng cấp thứ nhất: Bàlamôn gồm những giáo sĩ phụ trách việc nghiên cứu, giảng kinh

-

Veda và lo việc tế tự.
Đẳng cấp thứ hai là quý tộc, vũ sĩ (Kshatrya) gồm quý tộc, vương công, vũ sĩ có nhiệm
vụ đọc kinh Veda, cai trị dân chúng hay luyện tập quân sự để bảo vệ lãnh thổ và tiến

-

hành các cuộc chiến tranh xâm lược.
Đẳng cấp thứ ba là đẳng cấp bình dân (Vaisya) gồm nông dân, thợ thủ công, thương
nhân có nhiệm vụ sản xuất, cung cấp mọi thứ cho hai đẳng cấp trên, ngoài ra còn nộp

-

thuế, lao dịch,…
Đẳng cấp cuối cùng là Sudra bao gồm đại bộ phần người da sẫm Dravida, phải làm
những công việc phục dịch, hầu hạ và những công việc mà người Arian cho là “bẩn
thỉu” như nghề đồ tể, chôn cất người chết,…
Tuy giữa các đẳng cấp có sự phân biệt nhưng ranh giới sâu sắc nhất trong thời kì

đầu là giữa ba đẳng cấp trên với Sudra, hay nói cách khác là giữa cộng đồng người
Arian với người bản địa Dravida. Trong đó, đẳng cấp Bàlamôn là quan trọng nhất,
không thể xâm phạm được.
Tóm lại, mọi mâu thuẫn hay phân biệt trong xã hội đều bắt nguồn từ chế độ đẳng
cấp Varna.
2.1.2.Ấn Độ thời trung đại
Ấn Độ thời trung đại bao gồm 2 giai đoạn chính đó là phong kiến dân tộc cầm
quyền (thế kỉ IV-XII) và chính quyền phong kiến ngoại bang (Arad, thế kỉ XIII – XV và
Turks – Mông Cổ, thế kỉ XVI – XIX).


Ở Ấn Độ, mặt dù tình hình chính trị có nhiều biến đổi từ phong kiến dân tộc đến
phong kiến ngoại bang, đất nước nhiều lần bị chia rẽ, các công quốc độc lập tồn tại riêng
lẽ trong nhiều thời kì khác nhau… nhưng đời sống kinh tế và xã hội ít thay đổi (công xã
nông thôn, chế độ đẳng cấp… luôn tồn tại).
 Tình hình chính trị

Sau khi vương quốc Maurya sụp đổ vào khoảng thế kỉ II TCN, Ấn Độ bị chia cắt
thành nhiều tiểu quốc độc lập, trong đó có một số tiểu quốc hình thành do sự chiếm đóng
của ngoại bang. Giữa các vương quốc này thường xuyên xung đột với nhau. Mãi đến
đầu thế kỉ IV, miền Bắc Ấn Độ mới được thống nhất lại dưới một vương triều hùng
mạnh – vương triều Gupta.
Vương triều Gupta (thế kỉ IV – VI) được coi là vương triều mở đầu lịch sử trung
đại Ấn Độ. Người sáng lập ra vương triều đó là Chandragupta I dưới thời của ông lãnh
thổ của vương triều đã được mở rộng hầu hết các lưu vực sông Hằng. Đến thời con trai
của ông là Samudragupta trị vì, lãnh thổ của vương triều Gupta tiếp tục được mở rộng.
Thời kì cầm quyền của ông được gọi là thời kì “vàng kim” trong lịch sử trung đại Ấn
Độ. Thế nhưng, thời kì thịnh vượng của vương triều Gupta không được lâu dài. Từ giữa
thế kỉ V, Ấn Độ đứng trước sự đe dọa của người Huns Hephthalites (hay còn gọi là
Hung trắng). Đến cuối thế kỉ V đầu thế kỉ VI, miền Bắc Ấn Độ thuộc sự thống trị của

người Hun Hephthalites.
Vào đầu thế kỉ VII, ở miền Bắc Ấn Độ, một nhà vua của vương quốc Vardhana
(kinh đô là Kanauj) thuộc dòng dõi Gupta đã dần dần mở rộng lãnh thổ và khôi phục lại
sự thống nhất ở miền Bắc Ấn Độ, lập nên vương triều Harsha. Vương quốc do Harsha
cai trị trên thực tế chỉ là một liên bang phong kiến tạm thời dưới một tôn chủ có năng lực
và uy quyền.
Sự thống nhất miền Bắc Ấn Độ lại không giữ được bởi từ thế kỉ VII đến thế kỉ X,
miền Bắc Ấn Độ bị phân chia thành các quốc gia độc lập lớn, nhỏ khác nhau và đó là cơ
hội thuận lợi cho sự xâm chiếm của người Afghans và người Turks theo Hồi giáo vào
cuối thể kỉ X.
Trong khi vương triều Gupta và Harsha cai trị ở miền Bắc Ấn Độ, thì ở cao nguyên
Dekkan có vương quốc Chalukya và ở miền Nam Ấn Độ, người Tamil (hay Tamul,


thuộc chủng tộc Dravida) bắt đầu xây dựng quốc gia của họ, trong đó nổi lên hai vương
quốc: Pallava (Tây Nam Dekkan) và Chola.
Nhìn chung, từ thế kỉ VII trở về sau thì Ấn Độ thường xuyên bị chia cắt và nằm
dưới các triều đại phong kiến ngoại tộc thống trị.
 Tình hình xã hội
Quan hệ kiểu phong kiến đã được xác lập ở thời Gupta. Các vua Gupta tự xưng là
“Đại vương” (Maharaja) nắm lấy quyền sở hữu ruộng đất tối cao trong toàn vương quốc.
Vua phân cấp ruộng đất và các làng xã sống trên ruộng đất đó cho các tiểu vương hay
vương công và cho các đền thờ Balamon hay chùa Phật giáo.
Dưới thời Gupta, ngoài bốn đẳng cấp đã có từ thời cổ đại vẫn tiếp tục được duy trì,
có một tầng lớp mới xuất hiện – thân binh gọi là radput, là những người suốt đời phục vụ
cho quân đội và được hưởng một khoản ruộng đất quy định và một số nông dân bị gắn
vào ruộng đất đó.
Lịch sử xã hội phong kiến Ấn Độ có một đặc điểm rất rõ rệt là chính quyền trung
ương luôn luôn tan rã, khôi phục rồi lại tan rã, các triều đại không ngừng có những thay
đổi nhưng công xã nông thôn thì vẫn tồn tại một cách lâu dài và bền vững.

Sang thời trung đại, chế độ đẳng cấp Varna dần dần chuyển sang chế độ đẳng cấp
Casta. Casta (hay Gia – ti) là khái niệm chỉ những nhóm người làm cùng một nghề, có
địa vị xã hội, có tín ngưỡng, tập quán giống nhau. Chế độ Casta ra đời vào khoảng
những năm đầu công nguyên và ngày càng được củng cố, phát triển.
2.2.Trung Quốc
2.2.1.Trung Quốc thời cổ đại
 Nhà Hạ (khoảng thế kỉ XXI – XVI TCN)
Thời nhà Hạ được xác lập bởi Hạ Vũ. Thời Vũ, mặc dù có sự phân hóa giai cấp
diễn ra mạnh mẽ, uy quyền của thủ lĩnh liên minh bộ lạc đã lớn nhưng Vũ cũng chỉ là
thủ lĩnh của thời kì dân chủ quân sự trong xã hội quý tộc. Nhưng đến thời Khải, con của
Vũ thì tình hình khác hẳn.
Được sự ủng hộ của quý tộc thân cận, Khải trở thành một ông vua có quyền rất lớn,
thống trị toàn thể nhân dân, bọn quý tộc cũng phải triều bái, phải phục tùng dưới uy
quyền của Khải.
Để bảo vệ quyền lợi của vua và quyền lợi của quý tộc, những tổ chức bạo lực như
quan lại, hình phạt, quân đội, nhà tù được thiết lập. Bộ máy quan lại bấy giờ còn rất đơn


giản, chỉ mới có một số chức quan quản lí một số ngành kinh tế như Mục chính (quản lí
việc chăn nuôi), Xa chính (quản lí xe),… Những chức quan này đều do bọn quy tộc bộ
lạc đảm nhiệm.
Như vậy, bắt đầu từ Khải, một bộ máy nhà nước dùng để duy trì sự thống trị của
giai cấp này đối với giai cấp khác đã ra đời. Nhà nước đầu tiên đó do bộ lạc Hạ lập nên
gọi là nhà Hạ.
Do bộ máy nhà nước chưa ổn định nên con cái nhà vua và các quý tộc thị tộc
thường nổi loạn tranh cướp ngôi vua. Đến thời con của Khải là Thái Khang đã bị Hậu
Nghệ là thủ lĩnh bộ lạc Đông Di cướp ngôi vua. Về sau, Hậu Nghệ chỉ vui thú hưởng
lạc, mải mê săn bắn, không quan tâm đến việc triều sính, nên bị một tướng tá thân cận là
Hàn Trạc giết và cướp ngôi. Hàn Trạc chỉ lo truy lùng dòng dõi nhà Hạ, nên bị nhân dân
phản đối. Nhân đó, một người dòng dõi nhà Hạ là Hạ Thiếu Khang đã liên hiệp với lực

lượng của nhiều bộ lạc khác, giành được ngôi vua, khôi phục lại nhà Hạ.
Nhà Hạ, trong thời thịnh trị từng phát triển về phía đông, từ thời Đế Dân Giáp trở
đi, nhà Hạ bắt đầu suy yếu, nhân tình hình chính trị bất ổn, một lực lượng mới trỗi dậy là
Thương đã tấn công và tiêu diệt nhà Hạ.
 Nhà Thương (khoảng thế kỉ XVI – XI TCN)

Khi bộ lạc Hạ chuẩn bị chuyển sang xã hội có giai cấp thì bộ lạc Thương mới bắt
đầu bước vào giai đoạn tan rã của công xã nguyên thủy.
Cuối thời Hạ, bộ lạc Thương dần dần lớn mạnh và không ngừng phát triển thế lực
lên phía trung lưu Hoàng Hà, trở thành đối thủ nguy hiểm của nhà Hạ. Lợi dụng tình
hình chính trị rối ren của nhà Hạ, thủ lĩnh bộ lạc Thương đã lật đổ nhà Hạ, lập nên nhà
Thương. Trong mười đời vua đầu của nhà Thương, tình hình chính trị chưa ổn định (vua
thì ham vui, hưởng lạc, quý tộc thì xa xỉ tham ô) và vì nạn lũ ở Hoàng Hà thường xuyên
xảy ra, triều đình phải dời đô đến năm lần. Đến thế kỉ XIV TCN, vua Thương là Bàn
Canh cho dời đô đến đất Ân (thuộc tỉnh Hà Nam ngày nay). Từ đó cho đến khi nhà
Thương diệt vong (chỉ vua cuối cùng là Trụ đóng ở Triều Ca) đều lấy Ân làm kinh đô
nên nhà Thương còn được gọi là nhà Ân (hay Ân Thương).


Về mặt xã hội, sự phân hóa giai cấp, phân hóa giàu nghèo trong xã hội Ân Thương
khá rõ rệt. Nô lệ ở thời nhà Thương khá đông.
 Nhà Tây Chu (từ thế kỉ XI – VIII TCN)

Sau khi diệt xong nhà Ân, Chu Vũ Vương lập ra nhà Chu, đóng đô ở Hạo Kinh,
lịch sử gọi là Tây Chu. Tuy nhiên, thế lực nhà Thương lúc này còn rất mạnh, chưa thể
trực tiếp thống trị hoặc nô dịch trực tiếp họ được, nên Chu Vũ Vương đã phong cho con
của vua Trụ là Vũ Canh làm chư hầu để tiếp tục cai trị người Ân và phái ba người em
của mình đi giám sát gọi là “tam giám”.
Hai năm sau, Chu Vũ Vương mất thì nhà Tây Chu xảy ra việc tranh giành ngôi giữa
con của Chu Vũ Vương còn nhỏ và các người chú của mình đang giữ chức “tam giám”.

Chu Công Đán (em của Vũ Vương) vừa củng cố ngôi của Thành Vương vừa trấn áp các
đối thủ. Trên cơ sở đó, bên cạnh việc phân phong đất đai cho những người cùng họ, lập
nên một hệ thống các nước chư hầu, tương truyền “trước sau đã phân phong 71 nước”,
thì Chu Công còn xác định địa vị chính trị và quyền thừa kế tài sản của con đích trưởng
đối với cha, gọi là “chế độ tông pháp”. Với “chế độ tông pháp”, việc truyền ngôi phải
theo nguyên tắc đích tử, tức là con trưởng của hoàng hậu – chỉ người đó mới được làm
thiên tử hoặc vương, còn những người khác thì lãnh những tước nhỏ hơn, thái ấp cũng
nhỏ hơn, hoặc làm chư hầu, hoặc làm khanh, đại phu.
Người thống trị cao nhất trong bộ máy nhà nước là vua. Giúp việc trực tiếp cho vua
là Tam công gồm: Thái sư, thái phó và thái bảo. Cơ cấu bộ máy nhà nước ở trung ương
gồm có Lục Khanh, bên cạnh đó còn có Thái sử liêu. Ở các nước chư hầu cũng lập bộ
máy chính quyền tương tự như ở trung ương. Các nước này có tính độc lập cao nhưng
chúng có thể coi như là những chính quyền ở địa phương lúc bấy giờ.
Thời Tây Chu trong xã hội có ba giai cấp: quí tộc, nông dân và nô lệ. Để thi hành
chuyên chính đối với các giai cấp bị thống trị, nhà Chu rất chú ý đến hình pháp, hình
phạt gồm 5 loại, gọi là “ngũ hình”: thích chữ vào mặt, cắt mũi, chặt chân, thiến và chém
đầu.


 Thời Xuân Thu – Chiến Quốc (722 – 221 TCN)

Trong thời Xuân Thu – Chiến Quốc, địa vị nhà Chu ngày càng sa sút do cha con
tranh ngôi vua, do đó, vua Chu danh nghĩa vẫn là vua chung cả nước nhưng thực tế thì
không thể điều khiển được các nước chư hầu. Trong khi đó thể lực của các nước chư hầu
ngày càng cao, các nước chư hầu thường xuyên xung đột với nhau, tranh cướp đất đai và
dân cư của nhau, sau tiến tới các nước chư hầu lớn bắt các nước chư hầu nhỏ triều cống
và đặt ra chế độ “bá chủ chư hầu”.
Đến thời nhà Tần, với sự lớn mạnh của mình, chỉ trong vòng 10 năm, nhà Tần đã
lần lượt đánh bại các nước: Hàn (230 TCN), Triệu (228 TCN), Ngụy (225TCN), Sở (223
TCN), Yên (222 TCN) và Tề (221 TCN), thống nhất lãnh thổ Trung Quốc, chấm dứt

tình trạng hỗn chiến lâu dài thời Xuân Thu - Chiến Quốc, lập ra nhà Tần, mở đầu cho
chế độ phong kiến ở nước này. Việc nhà Tần thống nhất Trung Quốc là một việc phù
hợp với nguyện vọng của nhân dân, phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội lúc bấy
giờ.

2.2.2.Trung Quốc thời trung đại
Trung Quốc thời kì trung đại là thời gian chế độ phong kiến ra đời và phát triển.
Chế độ phong kiến tồn tại lâu dài, từ năm 211 TCN đến 1840 (hơn 20 thế kỉ). Con
đường phát triển của chế độ phong kiến Trung Quốc phức tạp, triều đại phong kiến Hán
tộc xen lẫn triều đại phong kiến ngoại tộc, thời kì thống nhất xen kẽ thời kì phân liệt, cát
cứ, nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra.
Trong các triều đại phong kiến Trung Quốc, có những triều đại phát triển mạnh như
Tây Hán (202TCN – 24), Đông Hán (25 – 220), Tùy (581 – 618), Đường (618 - 907),
Minh (1368 – 1644). Các triều đại Tần, Hán, Đường, Minh có vị trí quan trọng trên con
đường phát triển của chế độ phong kiến Trung Quốc.
 Tình hình chính trị
Ở Trung Quốc, nhà nước được tổ chức theo thể chế quân chủ chuyên chế.
Tần Thủy Hoàng là vua đầu tiên khởi đầu việc khởi đầu việc xây dựng bộ máy
chính quyền phong kiến tập trung. Vua Tần tự xưng là Hoàng đế, tự coi mình là đấng tối


cao, vua của các vua. Hoàng đế có quyền hành tuyệt đối, quyết định mọi vấn đề về kinh
tế, chính trị quân sự, văn hóa. Dưới Hoàng đế có bộ máy quan lại được tổ chức chặt chẽ
từ trung ương xuống các địa phương.
Bộ máy chính quyền trung ương gọi là triều đình gồm tam công và cửu khanh.
Tam công có Thừa tướng, Thái úy và Ngự sử đại phu. Dưới tam công là cửu khanh gồm
9 viên phụ trách các công việc khác nhau như quản lí cung môn, trông coi hình pháp, đối
ngoại sự vụ,…
Hoàng đế còn có một lực lượng quân sự lớn để duy trì trật tự xã hội, trấn áp các
cuộc nổi dậy trong nước, tiến hành chiến tranh xâm lược bên ngoài.

Ở địa phương , Hoàng đế chia cả nước thành các quận, huyện, đặt các chức quan
Thái thú (ở quận) và Huyện lĩnh (ở huyện). Các quan phải hoàn toàn chấp hành mệnh
lệnh của Hoàng đế và luật pháp của nhà nước.
Đến thời Hán, buổi đầu bộ máy nhà nước đại thể vẫn theo chế độ thời Tần, nhưng
chủ trương tập trung quyền lực vào trung ương chưa rõ rệt. Đến thời Hán Vũ Đế (140 –
87TCN) chế độ trung ương tậm quyền mới được cũng cố. Ngoài ra, ông đã sử dụng tư
tưởng Nho học làm chỗ dựa cho nền thống trị của mình và cũng từ đó, tư tưởng Nho
giáo trở thành công cụ tinh thần bảo vệ chế độ phong kiến suốt 2000 năm.
Đến thời Tùy, cơ cấu trụ cột của chính quyền trung ương gồm Tam tỉnh và Lục bộ.
Tam tỉnh gồm Thượng thư tỉnh, Trung thư tỉnh và Môn hạ tỉnh, đứng đầu là Tể tướng.
Lục bộ gồm Thống hạt sứ, bộ Binh, bộ Lễ, bộ Công, bộ Hộ, bộ Hình, đứng đầu là
Thượng thư. Dưới mỗi bộ còn có bốn ty do Lang trung đứng đầu.
Vào giai đoạn phát triển cao của chế độ phong kiến, nhà Đường tiếp tục tăng cường
bộ máy cai trị, Hoàng đế có uy quyền vô biên. Hoàng đế cử những hoàng thân quốc
thích và những người thân tín cai quản các địa phương.
Đến triều đại nhà Minh nhằm chấm dứt tình trạng hỗn chiến và mưu phản, Hoàng
Đế bãi bỏ các chức Thừa tướng, Thái sứ trước đây thay mặt vua trong coi mọi công việc
chính trị, quân sự và thay thế vào đó là các quan Thượng thư phụ trách các bộ. Như vậy,
chính quyền hoàn toàn tập trung trong tay Hoàng đế, Hoàng đế trực tiếp nắm quân đội.


Thời Thanh, về chính thể tuy vẫn là nhà nước quân chủ chuyên chế nhưng mức độ
tập quyền và chuyên chế vẫn cao hơn bất cứ triều đại phong kiến Trung Quốc nào trước
đó. Điều đó thể hiện ở chỗ mọi việc đều do Hoàng đế quyết định do đó Hoàng đế nhà
Thanh ngày càng xa rời với quần chúng nhân dân và ngày càng trở nên quan liêu.
Ở địa phương, Hoàng đế trực tiếp bổ nhiệm quan lại các tỉnh.Những tỉnh trực thuộc
có đặt Tổng đốc và Tuần phủ nắm quân chính địa phương, chịu sự điều khiển của trung
ương.
 Tình hình xã hội


Do đặc điểm của chế độ ruộng đất và nền kinh tế, cơ cấu giai cấp của Trung Quốc
thời phong kiến tương đối phức tạp, trong đó bao gồm các giai cấp và tầng lớp sau:
-

Giai cấp địa chủ gồm địa chủ quan lại và địa chủ bình dân. Ngoài ra còn có địa chủ nhà

-

chùa. Đây là những giai cấp có vai trò quan trọng về kinh tế và chính trị.
Giai cấp nông dân phân loại thành 2 loại đó là nông dân tự canh và nông dân lĩnh canh.
Tầng lớp công thương: thợ thủ công, thương nhân.
Tầng lớp nô lệ hay còn gọi là nô tì đến thời trung đại vẫn còn khá đông. Họ chủ yếu là
những người phạm tội, tù binh hay những người quá nghèo khó phải bán bản thân hoặc
vợ con.
Có thể thấy rằng, mọi đặc quyền, đặc lợi đều thuộc về giai cấp địa chủ. Họ là
những người trong triều đình, là vua, quan lại, quý tộc. Còn các giai cấp, tầng lớp khác
họ chiếm số đông trong xã hội nhưng họ không có quyền lực kinh tế, tiềm năng về chính
trị. Bên cạnh đó, các giai cấp, tầng lớp này họ phải đóng nhiều thứ thế, bị bóc lột nặng
nề, đời sống vô cùng khổ cực. Do đó, nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra liên tục
để chống lại các chính sách của nhà nước, sự áp bức, bóc lột nặng nề.
3. CƠ SỞ, ĐIỀU KIỆN ĐỂ VIỆT NAM CHỊU ẢNH HƯỞNG VĂN HÓA ẤN
ĐỘ, TRUNG HOA TRÊN LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI
3.1.Văn hóa bản địa


Lớp văn hóa bản địa được tạo nên chủ yếu trong hai giai đoạn: giai đoạn văn hóa
thời tiền sử và giai đoạn văn hóa Văn Lang – Âu Lạc. Đây là thời kỳ hình thành nền tảng
- cơ tầng văn hoá Việt Nam, được tính từ khi người nguyên thủy biết dùng đá để chế tác
công cụ cách ngày nay vài chục vạn năm cho đến thời đại Hùng Vương dựng nước - thời
đại làm nên hai thành tựu lớn lao có ý nghĩa lịch sử. Đó là sự hình thành của nền văn

minh sông Hồng và sự ra đời của hình thái nhà nước sơ khai: nhà nước Văn Lang của
các vua Hùng và tiếp đó là nước Âu Lạc của An Dương Vương.
Văn hóa Việt Nam thời tiền sử là thời kỳ trước khi xuất hiện nền văn minh cổ đại,
tức là trước khi hình thành nhà nước - quốc gia (từ thiên niên kỉ thứ nhất TCN - cuối
thời đại đá mới), trên đất nước Việt Nam đã có một quá trình phát triển văn hoá lâu
dài. Trong thời kỳ tiền sử ấy đã dần dần hình thành một cơ tầng văn hoá chung cho tất cả
cư dân ở vùng Đông Nam Á. Đó là nền văn hoá lấy nghề nông làm phương thức hoạt
động, thích nghi với điều kiện tự nhiên thuộc khu vực châu Á gió mùa. Nền văn hoá có
đặc trưng là một phức thể văn hoá lúa nước với ba yếu tố: văn hoá núi, văn hoá đồng
bằng và văn hoá biển. Trong đó, yếu tố đồng bằng tuy có sau nhưng đóng vai trò chủ
đạo.
Tiến trình văn hoá Việt Nam thời tiền sử và sơ sử là tiến trình hình thành nên
những nền tảng của văn hoá Việt Nam, hình thành cốt lõi của người Việt cổ, là phác
thảo khởi nguyên về một nền văn hoá quốc gia dân tộc đa tộc người về sau. Nền tảng
văn hoá đó là văn hoá bản địa - nội sinh, nằm trong cơ tầng văn hoá chung của khu vực
văn hoá Đông Nam Á thời bấy giờ, nó khác với hai nền văn hoá - văn minh Trung Quốc
và Ấn Độ ở châu Á. Đỉnh cao của giai đoạn hình thành những nền tảng văn hoá nội sinh
Việt Nam là văn hoá Đông Sơn, văn hoá Sa Huỳnh và văn hoá Đồng Nai, cũng là ba
đỉnh cao của văn hoá Đông Nam Á, miền đông bán đảo Đông Dương. Ba trung tâm văn
hoá đó phát triển theo thế chân vạc, nhưng luôn có mối quan hệ qua lại với nhau, đồng
thời phát triển, giao lưu với nhiều văn hoá khác ở khu vực. Đồng thời, ba trung tâm văn
hoá ấy đều sẽ phát triển thành ba nền văn minh lớn ở Đông Nam Á, ứng với ba quốc gia
cổ đại là Văn Lang - Âu Lạc, Chăm Pa và Phù Nam.


Văn Lang – Âu Lạc
(Nguồn: />
Không gian văn hóa Đại Việt, Chăm pa, Phù Nam
(Nguồn: /> Quốc gia Văn Lang – Âu Lạc



Sự phát triển của công cụ lao động bằng đồng thời kì văn hóa Đông Sơn đã thúc
đẩy nền nông nghiệp lúa nước của người Việt cổ phát triển. Nhờ thế, nhu cầu mở rộng
đất đai canh tác và định cư rất được các bộ lạc quan tâm. Bước chân của họ đã tiến dần
về phía hạ lưu các con sông lớn như sông Hồng, sông Mã, sông Cà Lồ. Văn hóa của
người Việt cổ bắt đầu lan tỏa xuống đồng bằng từ đây.
Quốc gia cổ đại Văn Lang ra đời dựa trên nhiều nguyên nhân khác nhau như sự
chuyển biến xã hội (công xã thị tộc chuyển thành công xã nông thôn), yêu cầu cấp bách
phải tổ chức đắp đê quan trọng nhất chính là chiến tranh. Nhiều bộ lạc trong nhóm Bách
Việt mạnh lên rõ rệt từ cuộc cách mạng về công cụ lao động và vũ khí.
Hùng Vương và bộ lạc của mình – Lạc Việt – đã đóng vai trò hạt nhân của quốc
gia sơ khai. Quốc gia Văn Lang tồn tại từ khoảng thế kỉ thứ VII, VI đến thế kỉ thứ III
TCN. Về địa giới, phía bắc có thể gồm một phần hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây
của Trung Quốc hiện nay; phía đông giáp biển Đông; phía nam giáp nước Lâm Ấp (hay
Chiêm Thành); phía tây giáp Lục Chiếu (gồm sáu nước Chiếu, ở phía Tây Bắc nước ta).
Buổi đầu khai sinh, quốc gia Văn Lang không tránh khỏi sự phân chia quyền lực
sâu sắc, vai trò của thủ lĩnh các bộ lạc vẫn được coi trọng. Sự hợp nhất chỉ mang tính
thuần thục vì lợi ích chung. Cho nên, 15 bộ lạc được tổ chức thành 15 bộ, đứng đầu là
Lạc tướng (trước là tù trưởng), với hình thức thế tập quyền lực theo huyết thống. Dưới
bộ có các công xã nông thôn tự chủ (tên gọi là Kẻ, Chiềng, Chạ), đứng đầu công xã là
Bồ chính – có tuổi cáo, uy tín lớn. Hùng Vương thống lĩnh các bộ, tổ chức điều hành các
hoạt động của quốc gia như: chiến tranh, ngoại giao, thủy lợi. Giúp việc cho vua có các
Lạc hầu, Lạc tướng.
 Vương quốc Chăm pa

Vương quốc Chăm pa là một quốc gia độc lập, tồn tại liên tục qua các thời kì từ
năm 192 đến năm 1832 qua các tên gọi là Lâm Ấp, Hoàn Vương, Chiêm Thành và cuối
cùng là Panduranga – Chăm pa trên phần đất này thuộc miền Trung Việt Nam. Cương
vực của Chăm pa lúc mở rộng nhất trải dài từ dãy núi Hoành Sơn ở phía bắc cho đến



Bình Thuận ở phía Nam và từ biển Đông cho đến tận miền núi phía Tây của nước Lào
ngày nay.
Vương quốc Chăm pa không phải là một quốc gia có thể chế chính trị “trung ương
tập quyền” mà là một dạng nhà nước liên bang gồm tộc người Chăm theo đạo Bàlamôn,
Phật giáo và Hồi giáo chiếm đa số và một số tộc người nhỏ hơn ở vùng Tây nguyên điển
hình. Có những nguồn tài liệu cho biết Chăm pa có thể được kết hợp từ bốn tiểu quốc là
Amaravati, Vijaya, Kauthara và Panduranga. Mỗi tiểu quốc đều có thể chế chính trị theo
hình thức tự trị và quyền ly khai khỏi liên bang để xây dựng quốc gia riêng độc lập.
Vương quốc Chăm pa đã trải qua nhiều triều đại với nhiều lần dời đô từ Bắc vào Nam và
ngược lại.
 Quốc gia Phù Nam
Phù Nam là tên một quốc gia cổ trong lịch sử Việt Nam, xuất hiện khoảng đầu
Công nguyên, ở khu vực hạ lưu và châu thổ sông Mê Kông. Theo nhiều thư tịch cổ
Trung Quốc, thì trong thời kì hưng thịnh, vương quốc này về phía đông, đã kiểm soát cả
vùng đất phía Nam Trung Bộ (Việt Nam), về phía tây đến thung lung sông Mê Nam
(Thái Lan), về phía nam đến phần phía bắc bắn đảo Malaxia. Quốc gia này tồn tại cho
đến khoảng nữa thế kỉ VII (sau năm 627) thì bị sáp nhập vào lãnh thổ của Chân Lạp.
Mãi đến thế kỉ XVII – XVIII, phần lãnh thổ xưa kia được coi là trung tâm của Phù Nam,
tách khỏi Chân Lạp để trở thành một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam, tức Nam Bộ ngày
nay.
Trên cơ sở một nền kinh tế đa dạng và phát triển, xã hội Phù Nam đã có sự phân
hóa giàu nghèo. Có tài liệu khảo cổ học đều cho thấy Phù Nam là một xã hội giàu có.
Tuy nhiên, giàu đến mức nào, tất cả đều giàu hay có người giàu, người nghèo thì chưa
có những cứ liệu rõ ràng. Những ngôi mộ và các đồ tùy táng chôn theo cũng không cho
phép ta đoán được vì người Phù Nam chủ yếu sử dụng điểu táng và hỏa táng.
Trong xã hội có các tầng lớp khác nhau, như quý tộc, bình dân (nhân dân lao
động), tầng lớp nô tỳ (từ nguồn tù binh).
 Chính nền văn hóa bản địa là cơ sở, là cội nguồn, nòng cốt để Việt Nam tiếp nhận và
tiếp biến văn hóa Trung Hoa hay Ấn Độ cũng như văn hóa của các nước khác trong khu

vực và trên thế giới. Văn hóa Việt Nam có tiếp thu, tiếp nhận nhưng vẫn giữ được những
nét truyền thống, giữ được cái gì gọi là bản sắc văn hóa dân tộc.


Trên cơ sở một nền văn hóa bản địa vững chắc kết tinh bản lĩnh, cá tính, lối sống và
truyền thống của người Việt cổ với ý thức hệ cốt lõi là ý thức độc lập, tự chủ và tinh
thần yêu quý, gắn bó với quê hương, đất nước, tổ tông mà các thời kì Văn Lang – Âu
Lạc xây dựng nên, bởi vậy, dù cho các triều đại phương Bắc ra sức đồng hóa dân tộc hóa
ta, nhằm thủ tiêu nền văn hóa cổ truyền của dân tộc, nhưng kết cục, trước cuộc đấu tranh
mãnh liệt của nhân dân ta, nền văn hóa đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc vẫn giữ được vị
trí chủ thể và tác dụng Việt hóa những yếu tố văn hóa ngoại nhập.
3.2.Cơ sở để văn hóa Ấn Độ, Trung Hoa ảnh hưởng vào Việt Nam
3.2.1.Điều kiện để văn hóa Ấn Độ truyền bá vào Việt Nam
Tuy không có vị trí thuận lợi về điều kiện địa lý là nằm tiếp giáp nhau như Trung
Quốc với Việt Nam nhưng Ấn Độ vẫn có những điều kiện để truyền bá văn hóa vào
nước ta. Khi mà ngành hàng hải phát triển thì sự cách trở về mặt biển không còn là vấn
đề lo ngại mà đã trở thành điều kiện thuận lợi để văn hóa Ấn Độ vào nước ta. Theo tư
liệu ngành Khảo cổ học đã chứng tỏ được mối quan hệ này có từ rất sớm đặc biệt là qua
các hiện vật được phát hiện ở Óc Eo và các địa điểm khác ở đồng bằng sông Cửu Long.
Mặt khác, do Ấn Độ có tính ôn hòa nên nó phù hợp với tính cách của người Việt,
nó trở thành điều kiện thuận lợi thứ hai khi văn hóa Ấn Độ được du nhập vào Việt Nam,
làm cho người Việt Nam dễ dàng tiếp nhận hơn.
3.2.2. Điều kiện để văn hóa Trung Hoa truyền bá vào Việt Nam
Việt Nam và Trung Quốc là hai nước liền kề nhau về mặt địa lí, gần gủi tương
đồng với nhau về văn hóa. Trong các thời kì lịch sử đã sớm có sự tiếp xúc và giao lưu
với nhau, Trung Quốc và Việt Nam là hai nước láng giềng gần gũi, núi liền núi, sông
liền sông, có quan hệ lịch sử lâu đời và khẳng khít. Trong quá trình giao lưu lâu dài giữa
hai nước, sử sách của hai nước đã ghi chép lại rất nhiều tư liệu về đất nước bạn của
mình. Đặc biệt là do mối quan hệ mật thiết giữa hai bên, hai nước đã thường xuyên trao
đổi sứ thần và luôn liên hệ với nhau. Các sứ thần đó trong quá trình đảm nhiệm sứ mệnh

ngoại giao của mình thường ghi lại những điều tai nghe, mắt thấy về mọi mặt ở nước
bạn trong thời gian đi sứ.
Nước Việt Nam từ khi tự chủ (938), một chế độ mới ra đời đã chấm dứt thời kỳ
quận huyện (hay còn gọi là thời kì Bắc thuộc) của Việt Nam, dù hai bên thiết lập mối


quan hệ nước to và nước nhỏ, nhưng vẫn giao lưu với tư cách cơ bản bình đẳng lẫn
nhau. Trong thời gian 1000 năm Bắc thuộc này, dưới sự cai trị và đồng hóa của dân tộc
Hán, các viên cai trị đã đem nguyên vẹn thể chế chính trị của người Hán sang thiết lập ở
nước ta. Do đó, nước ta đã chịu ảnh hưởng rất nhiều và sâu đậm văn hóa Trung Hoa trên
lĩnh vực chính trị, xã hội.
3.2.3.Các con đường để văn hóa Ấn Độ, Trung Hoa ảnh hưởng đến văn hóa
Việt Nam trên lĩnh vực chính trị, xã hội
 Ấn Độ
Con đường văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng đến văn hóa Việt Nam là con đường hòa
bình: thương mại, truyền đạo hay di dân.
- Thời kỳ đầu trước khi người Ấn Độ di cư vào Ấn Độ thì cư dân ở khu vực Đông
Nam Á trong đó có Chăm pa, Phù Nam còn đang sống trong thời kỳ mông muội, thời kỳ
nông nghiệp Đông Nam Á rất phát triển nên dẫn tới xu hướng tập quyền là phổ biến.
Biết được điều này, cư dân Đông Nam Á đã hợp nhau hình thành những liên minh bộ lạc
– tiền đề cơ bản cho sự thành lập của quốc gia thống nhất. Nhưng do trình độ nhận thức
còn hạn chế nên họ chưa biết chọn hình thức nào làm hình thức chính cho quốc gia mới
sắp thành lập của mình; trong lúc họ đang chưa tìm thấy thiết chế nhà nước phù hợp thì
người Ấn Độ đã đến, mang theo một thiết chế nhà nước vốn còn rất xa lạ với người bản
xứ - thiết chế Mandala.
- Người Ấn Độ biết đến Chăm pa, Phù Nam bởi những nguồn nguyên liệu như:
trầm hương, vàng,… Và khi mà những tàu buôn cập bến ở đây để mua hàng hóa thì họ
phải ở lại đây một năm để chờ gió Đông Nam mới trở về. Do đó, trong một năm chờ đợi
đó, họ sinh sống tại đây và họ khi đến đây cũng mang theo những phong tục, tập quán,
văn hóa và cả tôn giáo. Đó là lí do xã hội Chăm pa chịu ảnh hưởng rất lớn bởi văn hóa

Ấn Độ.
- Mặt khác, có một thời gian các ông vua cai trị ở đây là người Ấn, do đó thể chế
chính trị, bộ máy chính quyền ảnh hưởng rất lớn bởi văn hóa Chăm pa.
 Trung Quốc
Khác với Ấn Độ, văn hóa Trung Hoa được truyền vào Việt Nam bằng con đường
chiến tranh. Điều đó không thể phủ nhận bởi nước ta trải qua 1000 năm Bắc thuộc, đó


cũng là điều kiện thuận lợi cho văn hóa Trung Hoa ảnh hưởng một cách đậm nét và rộng
rãi hơn.
Tuy nhiên chúng ta cũng thấy được, trên lĩnh vực chính trị, xã hội thì người Việt
Nam tiếp nhận văn hóa Trung Hoa bằng phương thức tự nguyện là chính. Cũng dễ hiểu
được bởi trong 1000 năm Bắc thuộc nhưng dù các triều đại phong kiến phương bắc có
sử dụng những chính sách gì thì các chính sách đó chỉ ảnh hưởng ở các tầng lớp trên.
Sau 1000 năm Bắc thuộc, các triều đại phong kiến Việt Nam mới học hỏi, tiếp thu và
chọn lọc những yếu tố văn hóa phù hợp với nước ta.
4.ẢNH HƯỞNG VĂN HÓA ẤN ĐỘ, TRUNG HOA THỜI CỔ TRUNG ĐẠI
ĐẾN VĂN HÓA VIỆT NAM TRÊN LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI
4.1. Ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ đến văn hóa Việt Nam trên lĩnh vực chính trị,
xã hội
4.1.1.Chính trị
Khi đánh giá ảnh hưởng của Ấn Độ đối với khu vực Đông Nam Á, G.Xodes đã
viết: “ảnh hưởng của một nền văn minh Ấn chủ yếu là sự bành trướng của một nền văn
hóa có tổ chức, dựa trên quan điểm Ấn về vương quyền…”. Người Ấn Độ không hề tiến
hành một cuộc xâm lăng nào, không hề thôn tính tên tuổi của một quốc gia hay một kinh
thành nào ở Đông Nam Á, nhưng các quốc gia chịu ảnh hưởng Ấn Độ trong khu vực
Đông Nam Á lại lấy khuôn mẫu tổ chức chính trị và thiết lập vương quyền theo mô hình
Ấn Độ. Thoạt nhìn dường như đây là một nghịch lí. Có thể thấy ở hiện tượng hơi đặc
biệt này hai nguyên nhân: một là, các quốc gia mới hình thành ở Đông Nam Á cần có
một mẫu hình phù hợp để thiết lập vương quyền; hai là, thế mạnh ghi chép thành văn

bản về mọi phương diện của Ấn Độ cổ đại, từ nghệ thuật, trò chơi đến pháp luật và
chính trị. Chính thông qua những văn bản do người Ấn đem sử dụng những ghi chép
của các quốc vương Đông Nam Á đã học được và đem sử dụng những ghi chép của các
văn bản đó vào tổ chức quốc gia của mình. Hơn thế nữa, khi đã tự nguyện tiếp thu thì
bao giờ sự tiếp thu đó cũng đến nơi đến chốn và triệt để. Vương quốc Chăm pa và


vương quốc Phù Nam không nằm ngoài quỹ đạo chung của cả khu vực Đông Nam Á.
[5, tr337]
 Chăm pa
 Thể chế chính trị

Các học giả hiện đại quan niệm thể chế chính trị và hành chính của vương quốc
Chăm Pa theo hai thuyết đối lập nhau. Mặc dù các học giả đều thống nhất việc vương
quốc Chăm Pa bị chia nhỏ thành bốn địa khu (Panduranga, Kauthara, Amaravati,
Vijaya) chạy từ Nam lên Bắc dọc theo bờ biển Việt Nam ngày nay và được thống nhất
bởi ngôn ngữ, văn hóa và di sản chung. Tuy nhiên, các học giả không thống nhất việc
các địa khu này có cùng thuộc một thực thể chính trị đơn nhất, hay là các địa khu này
hoàn toàn độc lập với nhau như là các tiểu quốc. Nhiều tác giả quan niệm Chăm pa là
một liên bang bao gồm nhiều tiểu quốc, tuy có chính quyền trung ương thống nhất
nhưng các tiểu vương hoàn toàn tự quyết cai trị tiểu quốc của mình. Một thực tế là
không phải lúc nào các tài liệu lịch sử cũng phong phú đối với mỗi địa khu ở tất cả các
giai đoạn. Ví dụ, vào thế kỷ thứ 10, tài liệu về Indrapura rất phong phú trong khi ở thế
kỷ thứ XII lại rất giàu tài liệu về Vijaya; còn sau thế kỷ thứ 15, tài liệu về Panduranga
rất phong phú. Một số học giả xem việc biến động của các tài liệu lịch sử trên là phản
ánh việc di dời của thủ đô Chăm Pa và quan niệm Chăm Pa nếu không phải là một thể
chế chính trị đơn nhất thì cũng là một liên bang các tiểu quốc và việc tài liệu phong phú
chính minh chứng cho điều này là thủ đô của Chăm Pa. Các học giả nhận thấy, thế kỷ
thứ X tài liệu về Indrapura rất phong phú, có lẽ xuất phát từ lý do đây là thủ đô của
Chăm Pa. Các học giả khác không nhất trí như vậy và cho rằng Chăm Pa chưa bao giờ là

một quốc gia thống nhất và không cho rằng việc giàu cứ liệu ở một giai đoạn lịch sử là
cơ sở để cho rằng đó là thủ đô của quốc gia thống nhất. Điều đó dẫn một số nhà nghiên
cứu nghĩ đến một thiết chế lỏng lẻo, không phải là vương quốc mà là thiết chế kiểu
Mandala theo thuyết của W.Wolters, và theo A.Reid chẳng hạn thì Chăm pa là một điển
hình của thiết chế Mandala này.


Tóm lại, thể chế nhà nước Chăm pa là quân chủ chuyên chế, xây dựng nhà nước
theo mô hình Mandala vua có toàn quyền đối với đất nước và cư dân, thường dùng
vương hiệu Ấn: Varman. Giúp vua trị nước có hai tôn quan (Đại thần): Senapati (Tây na
bà đế) phụ trách dân sự và Tapatica (Tát bà địa ca) phụ trách quân sự.
 Bộ máy nhà nước của Chăm pa:

Các vua Chăm pa thường được gọi là đại vương (maharaja) hay đại vương tối cao
hay vua tối cao. Vua đứng đầu nhà nước và giải quyết mọi việc từ sản xuất theo dõi các
hình phạt. Uy quyền của vua rất lớn. Dưới vua là các kế vương hay hoàng thân. Qua các
bia kí chúng ta biết thêm về một số quan chức trong triều đình Chăm pa: tổng tư lệnh,
thượng thư, và một số nhân vật giữ chức vụ khác nhau, một số nhân vật có tên là Po
khun Piilih Rajadvara được vua Bhadravarman phong hàm Akaladhipati và là người giữ
hương hỏa cho vua Indravarman II; một người khác tên là Praleyesvara Dharmaraja có
chức vị là tiểu vương. Cũng các bia kí, đôi chỗ, nói tới một vài tổ chức hành chính của
Chăm pa, như đô thị, quận,…
Từ những tư liệu dẫn trên đây, chúng ta thấy rõ một điều là Chăm pa đã mô phỏng
một cách khá trung thành những quy tắc tổ chức hành chính của Ấn Độ như chia đất
nước thành các quận, huyện, làng mạc, đô thị, như việc sử dụng một loạt những chức
quan phụ trách các công việc khác nhau như: thượng thư, tư lệnh quân đội, quan tư
pháp, tiểu vương, lãnh chúa, quan phụ trách hương hỏa của vua,… Hơn thế nữa, tên gọi
các chức quan hay các đơn vị hành chính đều có nguồn gốc từ các thuật ngữ Ấn Độ như:
đại vương (maharaja), tư lệnh (agrasenapati), đại tướng (maha senapati), thượng thư
(amatya), đô thị (pura hay nagara),…



Vua và quy định truyền ngôi vị của vua
Theo những tài liệu mà bia kí cung cấp, chúng ta biết chắc rằng các vua chúa Chăm
pa không chỉ đã biết tới mà còn rất thông hiểu các trước tác về chính trị luật pháp, đạo
pháp của Ấn Độ cổ đại, như: Luận về chính trị, Luận về đạo pháp, Luật Manu. Ví dụ,
bia Mỹ Sơn ca ngợi vua Jaya Indravarman IV là người hiểu mọi điều trong


Dharmasastra và theo con đường của Manu (nhân vật huyền thoại được coi là đã viết
luật Manu). Còn hoàng thân Pan khi lên ngôi vua đã được tán tụng bằng một loạt những
ngôn ngữ lấy từ Arthasastra.
Theo những quan niệm truyền thống của người Ấn Độ, vua chính là hiện thân của
thần trên mặt đất. Mỗi khi làm lễ đăng quang, vị thầy tế chính thường hướng tới các vị
thần linh, đọc những lời như sau: “Người lên ngôi hôm nay có một uy quyền hùng
mạnh, từ hôm nay trở đi, người đó chính thức trở thành thần; vậy các thần hãy bảo vệ
ông ta.” Như vậy là ở Ấn Độ, vua thường được gắn với gắn với một nguồn gốc thần linh
nào đó. Tác giả của bộ sách Arthasatra cũng cho rằng vua có nguồn gốc thần thánh, là
người thực thi chức năng của thần Indra (chúa tể của các thần linh) và của thần Yama
(Diêm Vương) trên mặt đất, và mọi sự không kính trọng đối với vua đều bị trừng phạt
không chỉ bằng uy của thần linh. Nguồn gốc thần linh của vua được nhấn mạnh trong
Luật Manu bằng những lời ca.
Như vậy, theo những quy định truyền thống của Ấn Độ, vua không chỉ là hiện thân
của thần linh mà còn là người bảo vệ thần linh và giữ gìn trật tự đất nước theo những
“luật thiêng”. Cũng theo quan niệm của Ấn Độ , vua không phải là người tạo ra luật lệ,
mà luật lệ là “thiêng liêng” đối với mọi người. Thậm chí, nếu vua phạm luật một cách
trắng trợn sẽ bị thần dân sụp đổ, hay nói như sử thi Mahabharata, “vị vua như thế không
còn là vua nữa, mà ông ta phải bị giết chết như giết một con chó điên”. Trong những
trường hợp như vậy thì đẳng cấp Balamon và triều thần sẽ là lực lượng lật đổ vua.
Ngay những bia kí đầu tiên của Chăm pa mà chúng ta được biết (trước thế kỉ VII),

vua Chăm pa đã được đồng nhất với vị thần quốc gia: Vua Bliadravarman I được đồng
hóa với Siva dưới tên gọi Bhadresvara và được thờ ở Mĩ Sơn. Đầu thế kỉ VIII,
Sambhuvarman khôi phục lại ngôi đền thờ Bhadresvara đã bị cháy và đổi tên là
Sambhubhadresvara (tên vua nhập vào cùng thần Siva). Bia kí còn nói,
Sambhubhadresvara có thể “đem lại hạnh phúc cho đất nước Chăm pa”. Vua Chăm pa
thời Hoàn Vương tên là Prathivindravarman được bia kí ca ngợi “giống như thần Indra


của các thần trên trái đất”. Các vua sau đó của vương triều Hoàn Vương cũng ví mình
với các thần, ví dụ: Indravarman I tụ so sánh mình với Vikrama (một hóa thân của
Visnu) “nâng quả đất lên bằng hai cánh tay” hay với Narayama (một hóa thân khác của
Visnu) “nằm trên con rắn và nâng thế giới lên bốn cánh tay”. Các vua triều đại Đồng
Dương (hay Indrapura) cố chứng minh dòng dõi của mình thuộc thời huyền thoại xa xưa
của các thần linh. Vua Harivarman IV, sau khi khôi phục lại đất nước vào cuối thế kỉ XI,
đã cho dựng bia ca ngợi và so sánh mình với Krisna, Kama, Indra, Brahma và Siva. Vào
giữa thế kỉ XII, ở Chăm pa nổi bật lên một vị vua tài ba – Jaya Harivarman I – mà bia kí
nói ông là “hình thức có thể thấy được của thần Visnu”. Rồi các vị vua nổi tiếng cuối
cùng của Chăm pa như Pô Klaung Garai, Pô Rômê… đều được thờ phụng trong các tháp
sau khi chết dưới hình thức vị thần Siva.
Cũng như ở Ấn Độ, đã có trường hợp phế vua xảy ở Chăm pa. Vua Jaya
Indravarman bị phế vì còn trẻ và không biết điều tốt xấu để cai trị quốc gia. Sau khi phế
vua, triều đình đã lập lên làm vua một người “có tất cả các dấu hiệu của một Mahatatja
(đại vương)”.
Theo quan niệm về chính trị của Ấn Độ, đất nước không thể thiếu vua, hay nói một
cách văn chương như Mahabhararta, “việc đầu tiên của con người là chọn vua, sau đó
mới chọn vợ và sau cùng mới là tích lũy tài sản. Vì rằng thế giới mà không có vua thì
điều gì sẽ xảy ra với vợ và tài sản”. Chính vì thế mà các trước tác về chính trị và luật
pháp của Ấn Độ nói rất rõ và cụ thể về chức năng của một ông vua.
Các vua Chăm cũng như vua Ấn Độ là những người nhiệt thành với tôn giáo. Bia kí
cho biết, hầu như tất cả các vua Chăm đều hào phóng trong việc hiến đất đai, tiền của và

nô lệ cho việc đền miếu của các tôn giáo khác nhau. Bia Đồng Dương (mặt B) là cả một
bảng thống kê các cơ sở tôn giáo do vua Jaya Simhavarman dựng lên, như Haromedevi,
Indraporamesvara,… Tấm bia Ròn (Quảng Bình) của vua Indravarman II thống kê
những lãnh địa mà vua dâng cúng cho một tu viện Phật giáo.


Mặc dù, về nguyên tắc, ngôi vua được truyền theo huyết thống thường là cho con cả,
nhưng “luật pháp thiêng liêng” cũng như các văn bản khác của Ấn Độ không cho phép
những hoàng tử yếu đuối, bệnh tật nối ngôi. Theo Thánh luật: về nguyên tắc ngôi vua
được truyền cho con cả. Nhưng nếu người con ấy không đủ phẩm chất thì không được
truyền ngôi, thậm chí là con duy nhất. Vua chết mà không có con nối dõi thì triều thần
phải họp để chọn vua”. [6, tr170]. Cho nên, vì tuân theo những quy định của “thánh
luật” Ấn Độ, nên nhiều khi việc truyền ngôi trong triều đình Chăm diễn ra hoặc không
theo dòng họ, hoặc do triều đình cử. Điều đó diễn ra trong tất cả các thời kì của lịch sử
Chăm pa. Ngay từ thế kỉ III, vua hậu duệ cuối cùng của Khu Liên không có con trai nên
cháu ngoại là Phạm Hùng (270-280) nối ngôi. Hay việc vua Chế Bồng Nga lên ngôi vào
cuối thế kỉ XIV rồi mất ngôi về tay vị tướng tên là La Khải cũng là sự kế vị không theo
dòng họ,…
Nếu tổng hợp tất cả các nguồn tư liệu hiện có, chúng ta ít nhiều có thể hình dung ra
bộ máy chính trị và hành chính của Chăm pa thời cổ. Toàn bộ đất nước được chia làm ba
(có khi làm bốn) quận lớn: Amaravati ở phía bắc, Vijaya ở giữa, Panduranga ở phía nam
(có khi có Kauthara ở tỉnh Khánh Hòa hiện nay – tách ra thành khu vực thứ tư lấy
Yanpunagara – Nha Trang hiện nay làm thủ phủ). Theo các sử liệu Trung Quốc, Chăm
pa được chia làm 38 châu lớn, nhỏ, phía nam là châu Thi – Bị, phía bắc là châu Ô Lý,
phía tây là châu Thượng Nguyên, có hơn 100 thôn lạc, mỗi thôn lạc có từ 300-500, có
khi tới 700 hộ. Cũng đặt trấn, huyện. Vua thường dùng anh em làm phó vương hay thứ
vương. Có tám quan lớn chia nhau trông coi mọi việc ở đông, tây, nam, bắc. Quân đội
cũng khá đông, có cấm quân vệ (bảo vệ vua), kỵ binh, tượng binh và thủy binh. Một số
tài liệu khác của Trung Quốc ghi chép khá tỉ mỉ về bộ máy quan lại của Chăm pa như
Tùy thư, Tấn Đường: Tôn quan, gồm hai người là Tây-na-bà-đề và Tát-bà-địa-ca. 2)

Thuộc quan, có ba bậc: Luân đa tinh, Ca-luân-trí-đế và Ất-tha-già-lan; 3) Ngoại quan,
gồm hai cấp bậc là Phất la và Khả luân; ngoài ra còn có chức ba-man-địa, đứng đầu tất
cả các quan.
 Luật pháp


Chăm pa chưa có luật pháp thành văn. Ai bị tội nhẹ thì đánh bằng gậy từ 50 – 100
gậy. Tội nặng thì treo lên cây, lấy gậy nhọn đâm vào cổ hay vào đầu. Tội nặng hơn nữa
thì cho voi giày hay quật chết, cũng có khi bắt tự tử mà chết. Sách Tân Đường
thư phần Liệt truyện có viết: “Không đặt hình pháp, người có tội thì cho voi giày hay
quật chết hoặc là đưa ra mũi Bất Lao cho tự tử mà chết”
Sách Thuỷ phiên chí cũng viết về phần nước Chiêm Thành cũng nói tới một số quy
định về luật pháp khá chi tiết: “Nam nữ phạm tội thông gian đều bị giết, ăn trộm cũng
có những hình phạt như chặt ngón tay, ngón chân. Lúc chiến trận, cử 5 người họp thành
1 giáp, nếu bỏ chạy thì người cùng giáp đều chịu tội chết”. Có thể thấy đây là những
quy định bất thành văn, có tính chất như luật tục hay tập quán pháp. Trên thực tế từ các
nguồn sử liệu chưa có căn cứ để khẳng định nhà nước Chămpa luật pháp thành văn và
thể chế.
 Phù Nam

Cũng như các vùng đất khác của Việt Nam, đất Nam bộ từ sớm đã có người sinh
sống. Sự tồn tại của hàng loạt nền văn hóa Đông và Tây Nam Bộ được phát hiện trong
thời gian qua đã chứng tỏ điều đó. Phần lớn cư dân ở đây có nguồn gốc Anhdonedi quen
thuộc của vùng Nam Á. Trong số những nền văn hóa này nổi lên nền văn hóa Óc Eo ở
các vùng thuộc An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp,… ngày nay. Trên cơ sở một trình độ
văn hóa phát triển và sự tiếp xúc với một số cư dân từ Ấn Độ sang, vào thế kỉ I, ở đây đã
hình thành một quốc gia của người bản địa với tên gọi Phù Nam (từ gốc là Ba Phnom
tức người đi săn).



Thể chế chính trị
Sau mấy thế kỉ tồn tại, Phù Nam trở thành một quốc gia hùng mạnh, khống chế
nhiều tiểu quốc xung quanh. Nhà nước theo thể chế quân chủ chuyên chế. Vua có quyền
hành tuyệt đối và cũng dùng vương hiệu Ấn: Varman, kinh đố đóng ở Srethapura. Vua
tự xưng là hoàng đế vũ trụ, gọi là Parvatabhupala. Ở đây, vương quyền được kết hợp
chặt chẽ với thần quyền. Đạo Bàlamôn được sử dụng làm công cụ để hữu hiệu hóa uy


×