Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Đánh giá khả năng sản xuất của đàn lợn nái ngoại nuôi tại trại lợn nái xã Tân Thành, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (747.84 KB, 115 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––––

NGUYỄN THỊ HIỀN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG,
NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG CỦA MỘT SỐ GIỐNG
LÚA LAI TẠI HUYỆN PHÚ BÌNH
TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

THÁI NGUYÊN - 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
––––––––––––––––––––

NGUYỄN THỊ HIỀN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG,
NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG CỦA MỘT SỐ GIỐNG
LÚA LAI TẠI HUYỆN PHÚ BÌNH
TỈNH THÁI NGUYÊN
Ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 62.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG


Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN ĐỨC THẠNH

THÁI NGUYÊN - 2015


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ bất cứ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Học viên

Nguyễn Thị Hiền


ii
LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình học tập và nghiên cứu đề tài, tôi đã hoàn thành bản luận
văn nghiên cứu khoa học. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng tới các
thầy giáo, cô giáo trong Phòng quản lý đào tạo; Khoa Nông học, Trường Đại
học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi tiến hành
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Nguyễn Đức Thạnh
đã luôn quan tâm giúp đỡ nhiệt tình, trách nhiệm và công tâm trong suốt quá
trình tôi tiến hành nghiên cứu đề tài và hoàn thành luận văn.
Do còn hạn chế về trình độ lý luận và kinh nghiệm thực tế nên
không tránh khỏi thiếu sót, tôi rất mong được sự giúp đỡ, góp ý kiến bổ
sung của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để đề tài của tôi được

hoàn thiện hơn.
Nhân dịp này, tôi xin trân trọng gửi tới các thầy giáo, cô giáo, bạn bè,
đồng nghiệp, gia đình sự biết ơn sâu sắc và xin gửi lời chúc tốt đẹp nhất.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2015
Học viên

Nguyễn Thị Hiền


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục đích của đề tài ....................................................................................... 3
3. Yêu cầu của đề tài ......................................................................................... 3
4. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................... 4
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU................................. 5
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 5
1.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa trong và ngoài nước ....................... 8
1.2.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa trên thế giới ............................. 8
1.2.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa ở trong nước .......................... 14
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 24

2.1. Đối tượng, nội dung và địa điểm nghiên cứu........................................... 24
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 24
2.1.2. Nội dung nghiên cứu ......................................................................... 24
2.1.3. Thời gian, địa điểm tiến hành nghiên cứu ......................................... 25
2.2. Bố trí thí nghiệm ...................................................................................... 25
2.3. Các chỉ tiêu theo dõi................................................................................. 26
2.3.1. Các giai đoạn sinh trưởng .................................................................. 26


iv

2.3.2. Thời gian sinh trưởng ........................................................................ 27
2.3.3. Chất lượng mạ.................................................................................... 27
2.3.4. Khả năng đẻ nhánh ............................................................................ 28
2.3.5. Chiều cao cây ..................................................................................... 28
2.3.6. Các chỉ tiêu sinh lý ............................................................................ 28
2.3.7. Khả năng chống chịu sâu bệnh hại .................................................... 28
2.3.8. Khả năng chống đổ và khả năng chịu lạnh ........................................ 30
2.3.9. Đặc điểm hình thái ............................................................................. 30
2.3.10. Đặc điểm nông học (Theo QCVN 01-55) [14]................................ 31
2.3.11. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất .................................. 32
2.3.12. Đánh giá chất lượng các giống lúa .................................................. 33
2.4. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 33
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 34
3.1. Chất lượng mạ của các giống lúa thí nghiệm........................................... 34
3.2. Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống lúa............................. 35
3.3. Khả năng đẻ nhánh của các giống lúa ...................................................... 38
3.3.1. Động thái đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm ......................... 38
3.3.2. Khả năng đẻ nhánh của giống thí nghiệm ...................................... 42
3.4. Chiều cao của các giống lúa thí nghiệm qua các thời kỳ sinh trưởng ..... 45

3.5. Một số chỉ tiêu sinh lý của các giống lúa thí nghiệm .............................. 49
3.5.1. Chỉ số diện tích lá của các giống lúa thí nghiệm ........................... 49
3.5.2. Khả năng tích lũy chất khô của các giống lúa thí nghiệm ............. 51
3.5.3. Khả năng chống chịu của các giống lúa......................................... 54
3.6. Một số đặc điểm hình thái của các giống lúa ........................................... 58
3.7. Một số đặc điểm nông học của các giống lúa thí nghiệm ........................ 59
3.8. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất lúa ..................................... 60
3.9. Chỉ tiêu chất lượng gạo ............................................................................ 65


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ bất cứ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Học viên

Nguyễn Thị Hiền


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CIAT

:

Trung tâm Quốc tế nông nghiệp nhiệt đới


CSTH

:

Chỉ số thu hoạch

FAO

:

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

IFPRI

:

Viện nghiên cứu chính sách lương thực Quốc tế

KL

:

Khối lượng

NHHM

:

Nhánh hữu hiệu vụ mùa


NHHX

:

Nhánh hữu hiệu vụ xuân

NSLTM

:

Năng suất lý thuyết vụ mùa

NSLTX

:

Năng suất lý thuyết vụ xuân

NSSVH

:

Năng suất sinh vật học

NSTB

:

Năng suất tinh bột


NSTL

:

Năng suất thân lá

NSTTM

:

Năng suất thực thu vụ mùa

NSTTX

:

Năng suất thực thu vụ xuân

NTDM

:

Nhánh tối đa vụ mùa

NTDX

:

Nhánh tối đa vụ xuân


TLCK

:

Tỷ lệ chất khô

TLTB

:

Tỷ lệ tinh bột


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa trên thế giới trong 10 năm
gần đây ............................................................................................. 9
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất lúa gạo của 10 nước đứng đầu thế giới
năm 2012 (về diện tích) ................................................................... 10
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất lúa của Việt Nam từ năm 2000-2014 .............. 16
Bảng 3.1. Chất lượng mạ của các giống lúa thí nghiệm ................................. 34
Bảng 3.2.Thời gian sinh trưởng của các giống lúa thí nghiệm ....................... 36
Bảng 3.3. Động thái đẻ nhánh của các giống lúa (số nhánh) .......................... 39
Bảng 3.4. Khả năng đẻ nhánh của giống thí nghiệm ...................................... 43
Bảng 3.5. Động thái tăng trưởng chiều cao của các giống lúa thí nghiệm ..... 47
Bảng 3.6. Chỉ số diện tích lá của các giống lúa thí nghiệm ............................ 50
Bảng 3.7. Khả năng tích lũy chất khô của các giống lúa ................................ 52

Bảng 3.8. Khả năng chống chịu sâu, bệnh hại của các giống lúa thí nghiệm ....... 55
Bảng 3.9. Khả năng chống chịu của các giống lúa thí nghiệm ....................... 57
Bảng 3.10. Đặc điểm hình thái của các giống lúa thí nghiệm ........................ 58
Bảng 3.11. Đặc điểm nông học của các giống thí nghiệm.............................. 59
Bảng 3.12. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất lúa ......................... 61
Bảng 3.13. Chất lượng gạo của các giống lúa tham gia thí nghiệm ............... 65
Bảng 3.14. Chất lượng cơm của các giống lúa thí nghiệm ............................. 66


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Động thái đẻ nhánh của các giống lúa trong vụ mùa.................................40
Hình 3.2. Động thái đẻ nhánh của các giống lúa trong vụ xuân ................................42
Hình 3.3. Khả năng đẻ nhánh của các giống lúa qua 2 vụ.........................................45
Hình 3.4. Động thái chiều cao cây của các giống lúa thí nghiệm .............................48
Hình 3.5. Chỉ số diện tích lá của các giống lúa qua các thời kỳ ................................51
Hình 3.6. Khả năng tích lũy chất khô của các giống lúa qua các thời kỳ..................54
Hình 3.7. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống lúa ....................64


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây lúa (Oryza sativa L.) là cây lương thực quan trọng nhất của nước ta
và nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước châu Á. Châu Á là nơi sản
xuất và cũng là nơi tiêu thụ đến 90% sản lượng gạo trên thế giới. Ở những
nước sử dụng lúa gạo làm lương thực chính việc phát triển cây lúa được coi là
chiến lược quan trọng trong nền sản xuất nông nghiệp. Lúa gạo cũng là cây

lương thực chính góp phần vào đảm bảo an ninh lương thực trên toàn thế giới.
Về công tác chọn tạo giống, nước ta trong những năm gần đây đã thu
được nhiều thành tích đáng kể. Trong thời gian qua các giống mới đã được
nghiên cứu và ứng dụng phục vụ cho nhu cầu đa dạng của sản xuất. Từ sử
dụng các giống nhập nội đến giống lúa lai đều nhằm mục đích tạo ra giống
mới có năng suất cao, sinh trưởng tốt và phù hợp với điều kiện sản xuất.
Huyện Phú Bình có diện tích đất tự nhiên 25.171,49 ha, trong đó diện
tích đất sản xuất nông nghiệp là 14.108,31 ha; đất lâm nghiệp 6.202,78 ha; đất
nuôi trồng thuỷ sản 464,32 ha, dân số trên 140.000 người. Hàng năm diện tích
đất 2 vụ ở huyện thường được trồng 2 vụ lúa nước vào vụ xuân và vụ mùa.
Việc khai thác và sử dụng đất 2 vụ trong vụ xuân và vụ mùa hiện nay ở huyện
Phú Bình đang được thúc đẩy theo hướng chuyển dịch cơ cấu sản xuất, nhằm
nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế góp phần không nhỏ trong
công cuộc xoá đói giảm nghèo của huyện, giải quyết vấn đề lương thực nhất là
gạo có chất lượng cho người dân tại địa phương và các vùng lân cận.
Ngoài ra, khai thác đất 2 vụ gieo trồng bằng các giống lúa triển vọng
cũng góp phần làm thay đổi tập quán, phương thức sản xuất tự cung, tự cấp,
chuyển sang sản xuất hàng hoá của một bộ phận nông dân nông thôn. Đó là
những mặt tích cực mà việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất, nhất là chuyển dịch


2

cơ cấu giống lúa trong nông nghiệp đem lại cho nông dân. Trong những năm
gần đây song song với việc nhập nội các giống lúa lai, việc nghiên cứu và sản
xuất giống lúa lai trong nước được đẩy mạnh. Nhiều giống lúa lai sản xuất
trong nước đã cho năng suất cao, chất lượng tốt góp phần đa dạng bộ giống
lúa trong cơ cấu sản xuất.
Phú Bình được biết đến là một trong những huyện trọng điểm về sản
xuất nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên, sản lượng lương thực có hạt hàng

năm đứng đầu các huyện thành, sản lượng bình quân 72.000 - 75.000 tấn/năm
chiếm gần 20% tổng sản lượng lương thực toàn tỉnh. Số lượng tổng đàn gia
súc gia cầm cũng đứng đầu trong 9 huyện thành, sản lượng thịt hơi xuất
chuồng hàng năm chiếm từ 20-25% tổng sản lượng toàn tỉnh.
Những năm gần đây tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa trên địa
bàn huyện đã diễn ra nhanh chóng. Cùng với đó diện tích đất sản xuất nông
nghiệp (trong đó có diện tích đất lúa) cũng bị giảm đáng kể do chuyển đổi
mục đích sang xây dựng công nghiệp và các mục đích khác. Do vậy để đảm
bảo an ninh lương thực của địa phương thì giải pháp tối ưu là tăng năng suất
và hiệu quả sử dụng đất thông qua việc đưa các giống lúa lai có tiềm năng
năng suất cao vào sản xuất để tăng sản lượng lúa.
Là huyện có điều kiện đất đai, vị trí địa lý tương đối thuận lợi cho sản
xuất nông nghiệp của huyện Phú Bình có nhiều khả năng phát triển nhất là
ngành trồng trọt và chăn nuôi. Tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện là
14.108,31 ha chiếm 56% diện tích đất tự nhiên, đây là điều kiện thuận lợi để
phát triển sản xuất cây lương thực, trong đó cây lúa là chủ yếu. Bước vào thời
kỳ đổi mới, chủ trương chỉ đạo chủ yếu của huyện là “Tập trung chỉ đạo
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn bằng việc áp dụng các
tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nhằm đảm bảo an ninh lương
thực trên địa bàn”. Trên cơ sở định hướng đó, các nhiệm vụ trọng tâm, các


3

giải pháp mũi nhọn được xác định và tập trung thực hiện. Hệ thống thủy lợi
không ngừng được đầu tư xây dựng, sửa sữa để phục vụ tưới tiêu kịp thời cho
sản xuất lúa và hoa màu. Các giống lúa mới năng suất cao, chất lượng gạo
ngon được đưa vào sản xuất để dần thay thế các giống lúa cũ đã bị thoái hóa
đã giảm về năng suất và chất lượng, trọng điểm là đưa các giống lúa lai vào
sản xuất. Theo thống kê của huyện, những năm gần đây tỷ lệ diện tích sản

xuất lúa lai của huyện đã tăng lên đáng kể chiếm khoảng 30 - 40% tổng diện
tích lúa. Để lựa chọn giống lúa lai phù hợp với điều kiện sinh thái tại huyện
và cho hiệu quả kinh tế cho sản xuất lúa chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
“Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, năng suất, chất lượng của một số giống
lúa lai tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên”
2. Mục đích của đề tài
Xác định được một đến hai giống lúa lai có năng suất, chất lượng và
hiệu quả kinh tế cao phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ở địa
phương, góp phần tăng giá trị sản xuất lúa và đáp ứng được một phần nhu
cầu của người tiêu dùng.
3. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá khả năng sinh trưởng của một số giống lúa lai thí nghiệm
trong vụ Mùa 2014 và vụ Xuân 2015
- Đánh giá một số khả năng chống chịu của các giống lúa có triển vọng
trong vụ Mùa 2014 và vụ Xuân 2015.
- Đánh giá một số đặc điểm hình thái, nông học của các giống thí nghiệm.
- Đánh giá khả năng cho năng suất và chất lượng các giống lúa thí
nghiệm trong vụ Mùa 2014 và vụ Xuân 2015.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của các giống lúa lai so với giống gieo cấy đại trà
tại địa phương.


4

4. Ý nghĩa của đề tài
* Ý nghĩa khoa học:
- Nghiên cứu xác định được thời gian sinh trưởng, phát triển, năng
suất của các giống lúa lai thí nghiệm là cơ sở cho việc chuyển dịch cơ cấu
giống cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá.
* Ý nghĩa thực tiễn:

- Lựa chọn được giống lúa lai có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh
tế cao, khuyến cáo nhân rộng mô hình với qui mô hợp lý.
- Góp phần định hướng cho nông dân chuyển từ sản xuất tự cung tự
cấp sang sản xuất hàng hoá.
- Đa dạng hoá thêm bộ giống lúa lai năng suất cao, chất lượng tốt
tại địa phương.


5

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Giống là một trong những tư liệu sản xuất quan trọng trong nông
nghiệp và là yếu tố giới hạn tăng năng suất trong sản xuất, từ xa xưa với kinh
nghiệm sản xuất thực tiễn được tích lũy từ nhiều thế hệ, cha ông ta đã khẳng
định vai trò quan trọng của giống qua các câu ca dao tục ngữ để truyền lại cho
đời sau: “Tốt giống, tốt má, tốt mạ, tốt lúa”, hay “cố công không bằng tốt
giống” đó là những câu nói mà cha ông ta đã đúc rút để khẳng định vai trò
quan trọng của giống cây trồng trong sản xuất nông nghiệp. Trong ngành trồng
trọt nói chung thì giống cây trồng chính là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao
hiệu quả kinh tế, năng suất, góp phần làm giảm chi phí sản xuất, tăng sản lượng
và chất lượng sản phẩm.
Giống cây trồng là khâu rất quan trọng trong trồng trọt. Đặc tính của
giống, yếu tố môi trường và kỹ thuật canh tác quyết định đến năng suất. Kiểu
gen tốt chỉ được biểu hiện trong một phạm vi nhất định của môi trường. Các
giống khác nhau được so sánh qua các môi trường khác nhau thì biểu hiện
năng suất khác nhau. Vì vậy, tính ổn định và thích nghi của giống với môi
trường thường được sử dụng để đánh giá giống.
Giống cây trồng nói chung và giống lúa nói riêng đặc biệt là giống lúa

lai chưa bao giờ đáp ứng đủ cho nhu cầu sản xuất. Công tác nghiên cứu về
giống được tiến hành ở hầu hết các nước trên thế giới. Viện nghiên cứu lúa
quốc tế (IRRI) đã có các chương trình nghiên cứu lâu dài về lúa như các vấn
đề về chọn tạo giống, nhằm đưa ra những giống có đặc trưng chính như: thời
gian sinh trưởng, khả năng chống chịu sâu, bệnh hại, chất lượng gạo, tính mẫn
cảm với quang chu kỳ thích hợp nhất với những vùng trồng lúa khác


ii
LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình học tập và nghiên cứu đề tài, tôi đã hoàn thành bản luận
văn nghiên cứu khoa học. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng tới các
thầy giáo, cô giáo trong Phòng quản lý đào tạo; Khoa Nông học, Trường Đại
học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi tiến hành
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Nguyễn Đức Thạnh
đã luôn quan tâm giúp đỡ nhiệt tình, trách nhiệm và công tâm trong suốt quá
trình tôi tiến hành nghiên cứu đề tài và hoàn thành luận văn.
Do còn hạn chế về trình độ lý luận và kinh nghiệm thực tế nên
không tránh khỏi thiếu sót, tôi rất mong được sự giúp đỡ, góp ý kiến bổ
sung của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để đề tài của tôi được
hoàn thiện hơn.
Nhân dịp này, tôi xin trân trọng gửi tới các thầy giáo, cô giáo, bạn bè,
đồng nghiệp, gia đình sự biết ơn sâu sắc và xin gửi lời chúc tốt đẹp nhất.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2015
Học viên

Nguyễn Thị Hiền



7

Mỗi vùng, mỗi điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng cần có giống
cây trồng tốt và điều kiện canh tác phù hợp. Vì vậy một trong những biện
pháp kinh tế kỹ thuật nhằm tận dụng các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội là
bố trí cơ cấu cây trồng cho phù hợp với một vùng hay một đơn vị sản suất
nông nghiệp. Trong việc xác định giống cây trồng hợp lý đạt hiệu quả kinh tế
cao, đất đai là một trong những căn cứ quan trọng sau điều kiện khí hậu, cho
nên cần phải nắm vững được mối quan hệ giữa giống cây trồng với đặc điểm đất
đai thì mới xác định được cơ cấu cây trồng hợp lý, đạt hiệu quả kinh tế cao
(Nguyễn Thị Lẫm, 2003) [9].
Việc xác định đưa giống lúa lai vào sản xuất ở mỗi vùng, mỗi khu vực
sản xuất nhằm bảo đảm tính hợp lý, phù hợp của từng giống lúa đó với điều
kiện cụ thể của nơi sản xuất, thì ngoài việc giải quyết các mối liên hệ giữa
giống lúa lai với điều kiện đất đai, tập quán canh tác, còn phải quan tâm tới
phương thức sản xuất ở vùng, khu vực đó.
Trong lịch sử phát triển lâu đời của sản xuất nông nghiệp, các giống lúa
được con người tạo ra, được chọn tạo sau có ưu việt hơn giống trước đó và
được thay thế cho nhau. Có những giống mới đưa vào sản xuất nhưng do môi
trường sản xuất không thích hợp nên phải nhường chỗ cho các giống khác.
Hiện nay các giống lúa này tồn tại xen kẽ nhau và thích hợp với từng điều
kiện của mỗi địa phương.
Ngày nay, với sự nghiên cứu của các nhà khoa học, nhiều biện pháp
canh tác mới được đưa vào áp dụng trong sản xuất nông nghiệp đã nâng cao
hiệu quả, năng suất, chất lượng các sản phẩm nông nghiệp cho nông dân
nhằm phát huy tối đa phẩm chất hạt giống nên vấn đề cải tiến nâng cao chất
lượng giống ngày càng trở nên quan trọng hơn.
Trong thực tế sản xuất thì mỗi giống lúa đều có ưu, nhược điểm song
sự chuyển dịch cơ cấu giống lúa lai như thế nào để giải quyết được nhu cầu



8

cấp bách của người sản xuất mà vẫn có lợi về mặt tài chính, đem lại hiệu quả
kinh tế cao và phù hợp với đặc điểm của vùng sản xuất, của một không gian, thời
gian nhất định và được người dân chấp nhận và mở rộng.
Cơ cấu các giống lúa lai hiện nay đang được gieo trồng thường được
chọn lựa trên lợi ích lớn nhất cho đa số người dân, nó phải được bố trí hợp lý,
phù hợp với tập quán của địa phương, mà vẫn đảm bảo an toàn hệ sinh thái
trong vùng.
1.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa trong và ngoài nước
1.2.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa trên thế giới
1.2.1.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới
Cây lúa có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới, có khả năng thích nghi rộng
nên có thể trồng ở nhiều vùng khí hậu khác nhau và được trồng ở nhiều nơi
trên thế giới. Hiện nay trên thế giới có trên 100 nước trồng lúa ở hầu hết các
châu lục, với tổng diện tích thu hoạch là 165,163 triệu ha (Faostat, 2015) [6].
Tuy nhiên sản xuất lúa gạo vẫn tập trung chủ yếu ở các nước châu Á nơi
chiếm tới 90% diện tích gieo trồng và sản lượng [6]. Trong đó Ấn Độ là nước
có diện tích thu hoạch lúa lớn nhất (43,94 triệu ha), tiếp đến là Trung Quốc
(30,31 triệu ha) (Faostat, 2015) [6]. Diện tích trồng lúa trên thế giới đã gia
tăng rõ rệt qua các năm. Năm 1961 có 115.365.135 ha, năm 1970 là
132.873.227 ha, năm 1980 có 144.412.384 ha, năm 1990 có 146.960.085 ha,
năm 2000 là 153.063.634, năm 2010 có 161.195.005 ha và đến năm 2013 đã
đạt được 165.163.423 ha. Như vậy trong vòng 53 năm, diện tích trồng lúa trên
thế giới đã tăng 49.798.000 ha. Tăng bình 938.000 ha mỗi năm [6]. Diện tích
trồng lúa tập trung ở châu Á (khoảng 90%), đồng thời châu Á cũng là nơi tiêu
thụ khoảng 90% sản lượng gạo thế giới. Riêng 8 nước là Trung Quốc, Ấn Độ,
Thái Lan, Indônêsia, Bangladesh, Việt Nam, Mianma, Nhật Bản chiếm 85%
sản lượng lúa của thế giới [6]. Hiện nay, các nước có diện tích lúa lớn nhất



9

theo thứ tự là Ấn Độ 43,94 triệu ha, Trung Quốc 30,31 triệu ha, Indonesia
13,83 triệu, Thai Land 12,37 triệu ha, Việt Nam đứng hàng thứ 7 là 7,9 triệu
ha tiếp đến là Mianma, Cambodia, Pakistan...
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa trên thế giới trong 10 năm
gần đây
Năm
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013

Diện tích (ha)
Năng suất (tạ/ha)
150.652.867
4,035
155.133.038
4,090
155.782.304
4,115
155.998.669

4,214
158.955.388
4,309
158.308.310
4,339
161.649.405
4,350
163.626.363
4,431
163.199.090
4,410
165.163.423
4,485
Nguồn Faostat 2015[6].

Sản lượng (tạ)
607.910.422
634.506.815
641.079.748
657.413.530
685.013.374
686.970.049
703.154.016
724.959.981
719.738.273
740.902.273

Năng suất lúa bình quân trên thế giới cũng tăng đều trong vòng 53 năm
từ 1961 đến nay, đặc biệt là từ sau cuộc cách mạng xanh của thế giới vào
những năm 1965 - 1970, với sự ra đời của các giống lúa thấp cây, ngắn ngày,

không cảm quang, mà tiêu biểu là giống lúa IR5, IR8. Các giống lúa này có
yêu cầu kỹ thuật cao hơn, tạo điều kiện cho các nước phát triển tăng nhanh
sản lượng lúa bằng con đường tăng năng suất nhờ có điều kiện phát triển hệ
thống thủy lợi hoàn chỉnh và đầu tư phân bón, kỹ thuật cao. Kết quả diện tích
năng suất, sản lượng lúa trên thế giới trong 10 năm gần đây được trình bày ở
bảng 1.1.
Kết quả bảng 1.1 cho thấy, trong 10 năm gần đây diện tích lúa thế giới
tăng 14,53 triệu ha, trung bình tăng 1,45 triệu ha/năm, những năm tăng nhanh
là 2005 tăng 4,48 triệu ha, năm 2008 tăng 2,95 triệu ha, năm 2011 và 2013
đều tăng 2 triệu ha so với năm trước. Về năng suất tăng đều qua các năm, qua


10

10 năm năng suất đã tăng từ 4.035 kg năm 2004 lên 4.485 kg, tăng 450 kg/ha.
Như vậy trung bình mỗi năm năng suất lúa thế giới tăng 45 kg/ha. Do diện
tích và năng suất tăng dần nên sản lượng lúa cũng tăng dần qua các năm.
Trong 10 năm sản lượng lúa đã tăng từ 607 triệu tấn năm 2004 tăng lên 740
triệu tấn năm 2013, tăng 133 triệu tấn trong vòng 10 năm.
Theo thống kê của Viện Nghiên cứu lúa quốc tế, cho đến nay lúa vẫn là
cây lương thực được con người sử dụng làm lương thực nhiều nhất (IRRI,
1997) [29]. Chính vì vậy, tổng sản lượng lúa trong vòng 53 năm qua đã tăng
lên gấp hơn 3,4 lần từ 215 triệu tấn năm 1961 lên tới 740 triệu tấn năm
2013…(Faostat, 2015) [6].
Nhiều nước ở châu Á có diện tích trồng lúa lớn, có kỹ thuật thâm canh
tiên tiến và có kinh nghiệm dân gian phong phú. Có đến 85% sản lượng lúa trên
thế giới phụ thuộc vào các nước châu Á, đó là: Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia,
Bangladesh, Việt Nam, Thái Lan, Myanmar, Philippines và Brazil …(Faostat,
2015) [6].
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất lúa gạo của 10 nước đứng đầu thế giới

năm 2012 (về diện tích)
Tên nước
Thế giới
Idian
China
Indonesia
Thailand
Bangladesh
Myanmar
VietNam
Philippines
Cambodia
Pakistan

Diện tích
Năng suất
(1000 ha)
(tạ/ha)
163.463
43,94
42.500
35,90
30.29
67,42
13.44
51,36
12.60
30,00
11.800
29,23

8.15 0
40,49
7.753
56,31
4.689
38,44
3.100
30,00
2.700
34,81
(Nguồn: FAO STAT 2015) [6]

Sản lượng
( triệu tấn)
718,345
152,600
204,285
69,045
37,800
34,200
33,000
43,661
18,032
9,300
9,400


11

Ấn Độ là một nước có diện tích trồng lúa đứng đầu thế giới, năm 2013

đạt 439,4 triệu ha. Đồng thời Ấn Độ cũng là nước đi đầu trong cuộc “cách
mạng xanh” về đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhất là giống mới vào sản
xuất, làm tăng năng suất và sản lượng lúa gạo của Ấn Độ. Năm 2013 đạt sản
lượng 159,2 triệu tấn (Faostat, 2015) [6].
Trung Quốc là quốc gia đông dân nhất thế giới, là một nước thiếu đói
lương thực trầm trọng trong thập niên 60, 70 của thế kỷ trước, vì vậy công tác
nghiên cứu, lai tạo, chọn tạo và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhất
là giống lúa mới vào sản xuất được đặc biệt chú trọng. Trong lịch sử phát
triển lúa lai trên thế giới, Trung Quốc là nước đầu tiên sử dụng thành công ưu
thế lai của lúa vào sản xuất. Về chiến lược phát triển lúa lai của Trung Quốc
trong thế kỷ XXI là phát triển lúa lai hai dòng và đẩy mạnh nghiên cứu lúa lai
một dòng, lúa lai siêu cao sản nhằm nâng cao năng suất, sản lượng lúa gạo
của đất nước (Nguyễn Công Tạn, 2002) [17].
Thái Lan là nước xuất khẩu lúa gạo đứng hàng đầu thế giới. Với những
ưu đãi của thiên nhiên, Thái Lan có vùng châu thổ trồng lúa phì nhiêu, mặc dù
năng suất và sản lượng lúa gạo của Thái Lan không cao song họ chú trọng
đến việc chọn tạo giống có chất lượng gạo cao. Các đặc điểm nổi bật của các
giống lúa mà các nhà khoa học tập trung nghiên cứu và lai tạo đó là hạt gạo
dài và trong, ít dập gãy khi xay sát, có hương thơm, coi trọng chất lượng hơn
là năng suất, điều này cho thấy giá lúa gạo xuất khẩu của Thái Lan bao giờ
cũng cao hơn của Việt Nam. Năm 2013 diện tích trồng lúa của Thái Lan là
12,373 triệu ha và đạt sản lượng 36,06 triệu tấn (Faostat, 2015) [6].
Indonesia là nước có diện tích trồng lúa khá lớn trong top 10 nước
đứng đầu thế giới. Đây cũng là nước có nhiều giống lúa chất lượng cao, cơm
dẻo, có mùi thơm, hầu hết các giống lúa ở Indonesia có nguồn gốc bản địa
hoặc được lai tạo ở các cơ sở nghiên cứu. Gần đây Indonesia nhận định có


12


khả năng đối mặt với khủng hoảng lương thực trong mười năm tới nên đã
khởi động chương trình “hồi sinh ngành nông nghiệp”. Hiện nay, diện tích
trồng lúa của Indonesia đạt 13,83 triệu ha và sản lượng đạt 71,279 triệu tấn
(faostat, 2015) [6].
1.2.1.2. Tình hình nghiên cứu lúa trên thế giới
Vào đầu những năm 1960, Viện nghiên cứu lúa gạo Quốc tế (IRRI) đã
được thành lập ở Philippines (Rice Almanac, 1997) [29]. Viện này đã tập
trung vào lĩnh vực nghiên cứu lai tạo và đưa ra sản xuất nhiều giống lúa các
loại, tiêu biểu như các dòng IR, Jasmin. Đặc biệt vào thập niên 80 giống IR8
được trồng phổ biến ở Việt Nam đã đưa năng suất lúa tăng lên đáng kể. “Cuộc
cách mạng xanh” từ giữa thập niên 60 đã có ảnh hưởng tích cực đến sản
lượng lúa của châu Á. Nhiều tiến bộ kỹ thuật đã được tạo ra để nâng cao năng
suất và sản lượng lúa gạo.
Các nhà nghiên cứu của Viện lúa Quốc tế (IRRI) nhận thức rằng các
giống lúa mới thấp cây, lá đứng, tiềm năng năng suất cao cũng chỉ có thể giải
quyết vấn đề lương thực trong phạm vi hạn chế. Hiện nay IRRI đang tập trung
vào nghiên cứu chọn tạo ra các giống lúa cao sản (siêu lúa) có thể đạt 13
tấn/ha/vụ. Trên cơ sở một số giống lúa chất lượng cao IRRI đang tập trung
vào nghiên cứu, chọn tạo các giống lúa có chất lượng cao (giàu vitamin, giàu
protein, có mùi thơm, cơm dẻo…) vừa để giải quyết vấn đề an ninh lương
thực, vừa đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng
(IRRI, 1997) [29].
Lúa là cây tự thụ phấn, việc nghiên cứu và khai thác ưu thế giống lai
trên cây lúa được Viên Long Bình (Yuan Longping), nhà khoa học Trung
Quốc, được xem là cha đẻ của lúa lai, nghiên cứu và áp dụng thành công trên
diện rộng đầu tiên trên thế giới (Nguyễn Thị Trâm, 2002) [29].


iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục đích của đề tài ....................................................................................... 3
3. Yêu cầu của đề tài ......................................................................................... 3
4. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................... 4
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU................................. 5
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 5
1.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa trong và ngoài nước ....................... 8
1.2.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa trên thế giới ............................. 8
1.2.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa ở trong nước .......................... 14
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 24
2.1. Đối tượng, nội dung và địa điểm nghiên cứu........................................... 24
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 24
2.1.2. Nội dung nghiên cứu ......................................................................... 24
2.1.3. Thời gian, địa điểm tiến hành nghiên cứu ......................................... 25
2.2. Bố trí thí nghiệm ...................................................................................... 25
2.3. Các chỉ tiêu theo dõi................................................................................. 26
2.3.1. Các giai đoạn sinh trưởng .................................................................. 26


14


tốt hơn lúa thuần Shi Ms (1986) [37]. Thời gian sinh trưởng của đa số con lai dài
hơn bố mẹ (Lin S.C, Yuan Long Ping,1980) [31].
Ưu thế lai đối với các yếu tố cấu thành năng suất: Đánh giá ưu thế lai ở
các tổ hợp khác nhau người ta đều thấy con lai có năng suất cao hơn bố mẹ từ
20-70%. Đa số các tổ hợp lai đều có ưu thế về số bông/khóm, khối lượng
trung bình của bông, tỷ lệ hạt, khối lượng 1000 hạt. Do lúa lai đẻ sớm các
bông to đều hạt nhiều và nặng (Virmani S.S Aquino, 1980) [38].
1.2.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa ở trong nước
1.2.2.1. Tình hình sản xuất lúa ở trong nước
Việt Nam là cái nôi của nền văn minh lúa nước, hạt gạo gắn liền với
quá trình phát triển của dân tộc. Cây lúa ngày càng khẳng định được vị thế
của mình trong sự phát triển của đất nước và việc sản xuất lúa gạo cho đến
nay vẫn là nền kinh tế chủ yếu, là niềm tự hào của đất nước.Cây lúa - một
hình ảnh rất đỗi quen thuộc, dung dị, hiền hòa đã gắn bó với người dân Việt
Nam bao đời nay. Cánh đồng xanh ngát trải dài mênh mông đến tận chân trời,
lấp lánh cánh cò trong nắng vàng, từ lâu đã trở thành một biểu tượng của thôn
quê Việt Nam và rộng hơn nữa là đất nước, con người Việt Nam. Không phải
ngẫu nhiên mà cây lúa lại chiếm vị trí quan trọng như vậy. Bởi vì hạt lúa
mang đến cho chúng ta sự no đủ và hình ảnh người nông dân miệt mài bên
thửa ruộng đã trở thành nét đẹp trong đời sống tinh thần của người Việt - nét
đẹp của sự cần cù, chân chất, hiền lương. Và cũng từ lâu, cây lúa cũng trở
thành tên gọi cho một nền văn minh - nền văn minh lúa nước.
Người Việt Nam luôn tự hào về nền văn minh lúa nước của mình. Với
điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, Việt Nam được coi là cái nôi hình
thành cây lúa nước. Từ xa xưa, cây lúa đã trở thành cây lương thực chủ yếu,
có ý nghĩa quan trọng trong đời sống của người dân Việt Nam (Bùi Huy Đáp,
1999) [5]. Cùng với địa hình trải dài trên 11 vĩ độ bắc bán cầu, từ Bắc vào


15


Nam đã hình thành những đồng bằng châu thổ trồng lúa phì nhiêu đó là Đồng
bằng châu thổ sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, không những cung
cấp đủ lương thực trong nước, mà hàng năm còn xuất khẩu hàng triệu tấn gạo
sang các nước.
Quá trình khai hoang phục hoá cùng với việc thâm canh tăng vụ đã đưa
tổng diện tích lúa thu hoạch của nước ta từ 4,74 triệu ha năm 1961 tăng lên
7,67 triệu ha năm 2000 và tiếp tục tăng cho đến nay (Bùi Huy Đáp, 2002) [4].
Cùng thời gian đó, năng suất và sản lượng lúa cũng tăng lên rõ rệt nhờ vào
công cuộc cải cách giống lúa và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về
phân bón, tưới tiêu, phòng trừ sâu bệnh một cách hợp lý, đồng bộ. Tính từ
năm 1961 đến năm 2005, năng suất lúa của nước ta tăng lên 2,8 lần. Giai đoạn
tăng cao nhất là từ thập kỷ 80 đến nay. Điều này gắn liền với các tiến bộ mới
trong thâm canh tăng năng suất lúa được ứng dụng rộng rãi trong thời gian
này. Quan trọng hơn là việc chuyển đổi cơ chế quản lý đất đai, từ cơ chế hợp
tác sang tư nhân hoá, lấy hộ gia đình là đơn vị kinh tế tự chủ đã khuyến khích
người dân đầu tư thâm canh sản xuất lúa. Sản lượng lúa của Việt Nam cũng vì
thế tăng liên tục từ gần 9,0 triệu tấn năm 1961 lên 35,83 triệu tấn năm 2005
và đến 2015 đã đạt trên 44 triệu tấn. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của
khoa học kỹ thuật, cây lúa đang có những biến đổi để thích ứng với nhu cầu
thực tế. Chính vì vậy, cần phải bảo tồn và phát triển, làm phong phú thêm
nguồn gen thực vật quý giá này. Từ năm 1985, Nhà nước đã có những chương
trình lớn về quỹ gen, hàng năm đầu tư từ 3 - 4 tỷ đồng cho chương trình Quỹ
gen cây trồng, vật nuôi và vi sinh; trong đó, đặc biệt coi trọng việc nghiên cứu
về quỹ gen cây lúa. Chương trình quốc gia này đã tạo thành một mạng lưới
duy trì và bảo tồn các nguồn gen quý, đồng thời song song tiến hành các hoạt
động nghiên cứu, lai tạo nhiều giống mới. Cho đến nay, có gần 30 giống lúa
được công nhận là giống quốc gia, có những giống lúa thịnh hành từ những



×