Tải bản đầy đủ (.pptx) (30 trang)

Các yêu cầu về kỹ thuật và vệ sinh môi trường giao thông, thoát nước bẩn, vệ sinh môi trường và chuẩn bị kỹ thuật.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (628.77 KB, 30 trang )

Nhóm 9

1)

Nguyễn Văn Mạnh

2)

Võ Tá Hiệp

3)

Phương Hoàng Linh

4)

Phạm Văn Trai


Câu hỏi:
Các yêu cầu về kỹ thuật và vệ sinh môi trường giao thông, thoát nước bẩn, vệ sinh môi trường và chuẩn bị kỹ thuật.


Các yêu cầu về kỹ thuật và vệ sinh môi trường

I.
II.

Giao thông
Thoát nước bẩn


III. Vệ sinh môi trường
IV. Chuẩn bị kỹ thuật


Giao thông

a) Hệ thống đường trong nghĩa trang ( TCVN-2007 : tiêu chuẩn thiết kế nghĩa trang đô thị )
- Đường chính trong nghĩa trang: Thông thường chủ yếu dành cho phương tiện cơ giới cho nên sự lưu thông cần được nhanh chóng, an toàn và thuận tiện-bề rộng đường phải
đảm bảo tối thiểu 2 làn xe 7 m. Tuỳ theo quy mô nghĩa trang 2 bên đường có thể có hè, dải cây xanh. Mặt đường xe chạy là đá răm thấm nhập hoặc bê tông xi măng. Hè
được lát gạch.

- Đường nhánh: Các tuyến đường nhánh trong nghĩa trang chủ yếu dành cho người đi bộ, được xây dựng giữa các lô mộ. Bề rộng mặt cắt ngang tối thiểu là 3,5m. Mặt đường
nên làm bằng bê tông, gạch hoặc đá.

- Đường nội bộ: Được xây dựng giữa hai hàng mộ rộng từ 0,8m đến 1 m và giữa 2 mộ liên tiếp cùng hàng khoảng 0,6m. Loại đường này nên được lát gạch.

- Nghĩa trang hung táng và chôn cất một lần: tối đa 70% diện tích đất dùng để chôn cất; tối thiểu 30% diện tích đất cho công trình giao thông và các công trình phụ trợ.


Giao thông

- Nghĩa trang cát táng: tối đa 50% diện tích đất dùng để chôn cất; tối thiểu 50% diện tích đất cho công trình giao thông và các công trình phụ trợ.

b) Sân bãi đỗ xe
Tuỳ theo quy mô nghĩa trang mà quy mô của sân, bãi đỗ xe được tính toán cho phù hợp. Việc bố trí phải thuận lợi và có liên hệ thuận tiện với cổng chính đồng thời cũng góp
phần giảm thiểu ùn tắc giao thông tại khu vực ra, vào nghĩa trang.

c) Quảng trường
Một quảng trường nhỏ nên được bố trí trước kỳ đài, khu tưởng niệm hay khu vực thờ cúng chung của nghĩa trang. Quảng trường cũng có thể là điểm cuối của đường chính.
Trong không gian quảng trường cần có cây xanh, tiểu cảnh kiến trúc, tượng đài, ghế đá… Quảng trường có quy mô tương ứng với quy mô nghĩa trang.



Giao thông

Đường trong nghĩa trang


Giao thông

Quảng trường nghĩa trang


Giao thông

d) Quy định khoảng cách ATVMT của nghĩa trang: (QCXDVN 01: 2008/BXD )
Khoảng cách ATVMT nhỏ nhất từ nghĩa trang đến đường bao khu dân cư, trường học, bệnh viện, công sở...được quy định như sau:

- Vùng đồng bằng:
+ Khoảng cách ATVMT tối thiểu của nghĩa trang hung táng là 1.500m khi chưa có hệ thống thu gom và xử lý nước thải từ mộ hung táng, và 500m khi có hệ thống thu gom và
xử lý nước thải từ mộ hung táng;
+ Khoảng cách ATVMT tối thiểu của nghĩa trang cát táng: 100m.

- Vùng trung du, miền núi :
+ Khoảng cách ATVMT tối thiểu của nghĩa trang hung táng là 2.000m khi chưa có hệ thống thu gom và xử lý nước thải từ mộ hung táng, và 500m khi có hệ thống thu gom
và xử lý nước thải từ mộ hung táng;
+ Khoảng cách ATVMT tối thiểu của nghĩa trang cát táng: 100m.


Giao thông


- Đối với nghĩa trang chôn cất một lần, khoảng cách ATVMT tối thiểu 500m.

- Khoảng cách ATVMT tối thiểu từ nghĩa trang hung táng đến công trình khai thác nước sinh hoạt tập trung là 2.500m.

- Khoảng cách ATVMT tối thiểu từ nghĩa trang đến mép nước gần nhất của mặt nước (sông, hồ, biển) không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt:
+ Đối với nghĩa trang hung táng: 300m;
+ Đối với nghĩa trang cát táng: 100m.

- Khoảng cách ATVMT tối thiểu từ nghĩa trang hung táng tới đường giao thông vành đai đô thị, đường sắt là 200m và phải có cây xanh bao quanh nghĩa trang.

- Khoảng cách ATVMT nhỏ nhất từ công trình hỏa táng xây dựng mới đến khu dân cư, công trình công cộng và dân dụng gần nhất: 500m.


Giao thông

-

Khoảng cách ATVMT nhỏ nhất từ công trình hỏa táng xây dựng mới đến khu dân cư, công trình công cộng và dân dụng gần nhất: 500m.

-

Trong vùng ATVMT của nghĩa trang được thực hiện các hoạt động canh tác nông, lâm nghiệp, được xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật như giao thông, thủy lợi, tuyến
và trạm điện, hệ thống thoát nước, truyền tải xăng dầu...;


Giao thông

Nghĩa trang vi phạm quy chuẩn tại phường Quán Hoa, Cầu Giấy



Thoát nước bẩn

a)

Loại hình nước thải từ nghĩa trang đô thị: ( TCVN-2007 : tiêu chuẩn thiết kế nghĩa trang đô thị )
+ Nước rỉ ngầm từ các huyệt mộ;
+ Nước thải từ nhà WC.
+ Nước thải khi có mưa rửa trôi bề mặt phủ trong nghĩa trang mang theo đất, cát và một số chất bẩn khác

b) Nước thải từ nghĩa trang thải ra phải được thu gom riêng xử lý đạt tiêu chuẩn TCVN 7382:2004 (Tiêu chuẩn này quy định giá trị giới hạn của các thông số và
nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải bệnh viện trước khi thải ra môi trường

c) Quy hoạch xây dựng hệ thống thoát nước thải nghĩa trang đô thị cần đảm bảo yêu cầu sau: (QCXDVN 01: 2008/BXD )
- Xác định được chỉ tiêu nước thải nghĩa trang đô thị;
- Dự báo tổng lượng nước thải nghĩa trang;


Thoát nước bẩn

- Lựa chọn và quy hoạch mạng lưới thoát nước thải (trạm bơm, trạm xử lý nước thải);
- Đề xuất công nghệ xử lý nước thải;
- Xác định vị trí và dự báo nhu cầu đất xây dựng các công trình đầu mối (xử lý nước thải )

d) Giải pháp : ( TCVN-2007 : tiêu chuẩn thiết kế nghĩa trang đô thị )
Xây dựng trạm làm sạch nước thải. Xử lý nước thải đạt tiêu chuẩnViệt Nam TCVN: 5945 – 2005 (giới hạn B);tiếp tục xử lý qua hồ sinh học trước khi xả ra ngoài khu vực
nghĩa trang. ( TCVN :5945-2005 giới hạn B là mức độ cho phép của các chỉ số xả vào vực nước khác nhau như dùng cho giao thông thủy, tưới tiêu, tắm....


Thoát nước bẩn


Nghĩa trang gần ao hồ


Vệ sinh môi trường
a) Qui hoạch xử lý chất thải rắn và chất thải khí ( TCVN-2007 : tiêu chuẩn thiết kế nghĩa trang đô thị )

- Xử lý chất thải rắn: Tại các nơi dịch vụ và thăm viếng, cần tổ chức đặt thùng chứa rác. Hàng ngày có phương tiện thu gom đưa về nơi xử lý.

- Xử lý chất thải khí (đối với các nghĩa trang hậu hoả táng): nên chọn vị trí đài hoá thân hoàn vũ (lò hoả táng) có khoảng cách xa nhất đối với khu vực cách ly gần
nhất; và cuối hướng gió.

b) Vệ sinh trong mai táng, hỏa táng (số: 02/2009/TT-BYT )
- Thi hài, hài cốt khi mai táng phải được mai táng trong các nghĩa trang theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 35/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Thủ
tướng Chính phủ về xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang.


Vệ sinh môi trường

-

Trường hợp mai táng người chết do mắc các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A và một số bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B (trong danh mục các bệnh truyền nhiễm bắt buộc
phải cách ly theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế) hoặc thi hài đã bị thối rữa phải xử lý như sau:

+

Trước khi đặt quan tài xuống huyệt, phải phun dung dịch hoá chất diệt khuẩn thuộc danh mục các hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia
dụng và y tế đã được đăng ký lưu hành như dung dịch Cloramin B nồng độ 5% hoặc rắc một lớp vôi bột xung quanh thành huyệt và đáy huyệt.

+


Trước khi lấp đất, phải phun dung dịch hoá chất diệt khuẩn thuộc danh mục các hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế đã được
đăng ký lưu hành như dung dịch Cloramin B nồng độ 5% hoặc rắc một lớp vôi bột ở xung quanh và trên mặt quan tài.


Vệ sinh môi trường

-

Trường hợp mai táng người chết trong khi ngập lụt phải chọn nghĩa trang hoặc nơi gò đất cao không có nguy cơ ngập nước để mai táng.

- Trường hợp có người chết với số lượng lớn mà không có điều kiện mai táng theo mộ riêng biệt, có thể tiến hành mai táng theo các mộ tập thể nhưng phải đảm bảo các yêu
cầu sau:
+ Chỉ được tiến hành mai táng các thi hài trong mộ tập thể tại các nghĩa trang hoặc những vị trí đáp ứng được các quy định trong quy chuẩn kỹ thuật về quy hoạch xây dựng
nghĩa trang do Bộ Xây dựng ban hành;
+ Chỉ được tiến hành mai táng các thi hài trong mộ tập thể tại các nghĩa trang hoặc những vị trí đáp ứng được các quy định trong quy chuẩn kỹ thuật về quy hoạch xây dựng
nghĩa trang do Bộ Xây dựng ban hành;
+ Khoảng cách giữa 2 thi hài liền nhau trong mộ tập thể tối thiểu là 50 cm;


Vệ sinh môi trường

+ Nếu sắp xếp các thi hài theo nhiều tầng thì khoảng cách giữa các tầng là 50 cm và phải bố trí các thi hài xen kẽ giữa tầng trên và tầng dưới. Tầng thi hài trên cùng cách mặt
đất tối thiểu là 100 cm, đáy huyệt mộ cách mực nước ngầm tối thiểu là 120 cm hoặc 150 cm đối với vùng đất cát;
+ Phải có hệ thống thông khí, hệ thống thu gom và xử lý nước rỉ thoát ra từ mộ tập thể.

c) Vệ sinh đối với người tham gia hoạt động mai táng, hỏa táng
-

Người trực tiếp tham gia khâm liệm, quàn ướp, mai táng, hỏa táng người chết do mắc các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A và một số bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B
(trong danh mục các bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải cách ly theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế) hoặc thi hài đã bị thối rữa phải:


+ Sử dụng các trang bị bảo hộ cá nhân như mũ, kính mắt, khẩu trang, quần áo, ủng, găng tay trong suốt quá trình thực hiện công việc;


Vệ sinh môi trường
+ Khử khuẩn tay bằng dung dịch Cloramin B 2% hoặc bằng các hoá chất diệt khuẩn thuộc danh mục các hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong
lĩnh vực gia dụng và y tế đã được đăng ký lưu hành và thực hiện các hoạt động vệ sinh cá nhân khác sau khi công việc kết thúc.
+

Người làm nghề mai táng, hỏa táng, cải táng chuyên nghiệp phải được khám sức khoẻ định kỳ ít nhất 6 tháng 1 lần.

+ Người trực tiếp cải táng phải sử dụng trang bị bảo hộ cá nhân như khẩu trang, găng tay trong suốt quá trình thực hiện công việc.
+ Người trực tiếp tham gia khâm liệm, quàn ướp, mai táng, hỏa táng người chết do các nguyên nhân thông thường: Khuyến khích sử dụng các trang bị bảo hộ cá
nhân như khẩu trang, găng tay trong suốt quá trình thực hiện côngviệc. Sau khi công việc kết thúc phải rửa tay bằng xà phòng hoặc khử khuẩn tay bằng Cloramin
B nồng độ 2% hoặc bằng các hoá chất diệt khuẩn thuộc danh mục các hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế đã được
đăng ký lưu hành.


Vệ sinh môi trường

d) Vệ sinh dụng cụ, phương tiện, trang thiết bị phục vụ hoạt động mai táng, hỏa táng
- Trường hợp mai táng, hoả táng người chết do các nguyên nhân thông thường, các dụng cụ, trang thiết bị phục vụ hoạt động mai táng phải được vệ sinhsạch sẽ sau khi công
việc đã hoàn thành.

-

Trường hợp mai táng, hoả táng người chết do mắc các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A và một số bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B (trong danh mục các bệnh truyền nhiễm
bắt buộc phải cách ly theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế) hoặc thi hài đã bị thối rữa, các dụng cụ, phương tiện, trang thiết bị phục vụ hoạt động mai táng, hoả táng phải
được xử lý bằng các loại hoá chất diệt khuẩn thuộc danh mục các hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế đã được đăng ký lưu
hành hoặc tiêu huỷ sau khi công việc đã hoàn thành. Nếu dùng Cloramin B để xử lý thì tiến hành như sau: Lau, rửa toàn bộ bề mặt của các dụng cụ, phương tiện, trang thiết

bị cần xử lý bằng dung dịch Cloramin B nồng độ 5% và duy trì thời gian tiếp xúc của hoá chất với các dụng cụ, trang thiết bị tối thiểu là 30 phút.


Vệ sinh môi trường

e)

Vệ sinh nhà tang lễ
- Nhà tang lễ phải bảo đảm các yêu cầu về vệ sinh như sau:
+ Phải tách biệt với khu dân cư xung quanh và có tường ngăn bao quanh. Trường hợp nhà tang lễ đồng thời là nhà xác của bệnh viện thì vị trí của nhà tang lễ phải được bố trí
tách biệt với các khoa, phòng khác của bệnh viện.
+ Phải có các phòng riêng biệt để thực hiện việc tổ chức tang lễ và quàn ướp thi hài.
+ Phòng quàn ướp thi hài phải bảo đảm không để các côn trùng, súc vật xâm nhập.
+ Nền nhà và đường đi phải được láng xi măng hoặc lát gạch men hoặc bằng các vật liệu khác bảo đảm không thấm nước và dễ làm sạch.
+ Phải có hệ thống chiếu sáng, cấp nước, thoát nước và thông gió đảm bảo vệ sinh.
+ Phải có khu vực vệ sinh.


Vệ sinh môi trường
f) Vệ sinh nghĩa trang
- Lựa chọn địa điểm và quy hoạch xây dựng nghĩa trang:
+ Việc lựa chọn vị trí và quy hoạch xây dựng nghĩa trang phải tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật về quy hoạch xây dựng nghĩa trang do Bộ Xây dựng ban hành.

- Cấp, thoát nước và xử lý chất thải:
+ Nước sử dụng cho các hoạt động vệ sinh cá nhân, vệ sinh dụng cụ, phương tiện, trang thiết bị phục vụ hoạt động mai táng tại nghĩa trang phải bảo đảm tiêu chuẩn
vệ sinh;
+ Nước thải từ nghĩa trang thải ra phải được thu gom riêng xử lý đạt tiêu chuẩn TCVN 7382:2004;
+ Rác thải phát sinh trong hoạt động mai táng cần được tập trung tại khu riêng và được xử lý bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường;
+ Các chất thải có liên quan trực tiếp đến người chết do mắc các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A và một số bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B (trong danh mục các
bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải cách ly theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế)



Vệ sinh môi trường
- Sử dụng đất sau khi di dời nghĩa trang:
+ Mặt bằng nghĩa trang (kể cả khu vực vành đai bảo vệ của nghĩa trang) sau khi đã di dời hết các mộ, trong thời gian tối thiểu 10 năm không được sử dụng vào các
mục đích sau:



Khai thác nước ngầm phục vụ mục đích sinh hoạt, ăn uống và chế biến thực phẩm;



Xây dựng các công trình công cộng như: Khu du lịch, khu vui chơi giải trí, nhà trẻ, trường học, nhà điều dưỡng;
+ Trường hợp cần thiết phải sử dụng trước 10 năm thì phải tiến hành đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường và có phương án xử lý vệ sinh môi trường phù hợp với
mức độ ô nhiễm.

- Ghi chép, lưu trữ sổ sách:
Nghĩa trang phải có hồ sơ sổ sách ghi chép các thông tin: họ tên, địa chỉ, nguyên nhân chết, thời gian mai táng; họ tên thân nhân của thi hài. Phải có sơ đồ mô tả
các khu vực của nghĩa trang. Hồ sơ sổ sách phải được đơn vị quản lý nghĩa trang ghi chép cập nhật thường xuyên và lưu trữ theo các quy định của pháp luật về
lưu trữ quốc gia.


Vệ sinh môi trường
g) Vệ sinh nhà hỏa táng
- Lựa chọn vị trí và quy hoạch xây dựng nhà hoả táng:
Việc lựa chọn vị trí và quy hoạch xây dựng nhà hỏa táng phải tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật về quy hoạch xây dựng nghĩa trang do Bộ Xây dựng ban hành.

- Công nghệ hoả táng:
Công nghệ sử dụng để hoả táng phải bảo đảm xử lý các chất thải (khí thải, nước thải, chất thải rắn) đạt Tiêu chuẩn TCVN 5937:2005, TCVN 5938:2005 về chất

lượng không khí xung quanh và nồng độ cho phép của một số chất độc hại và Tiêu chuẩn TCVN 6560:1999 về khí thải lò đốt chất thải rắn y tế trước khi thải vào
môi trường tiếp nhận.

- Yêu cầu về vệ sinh chung:
+ Trường hợp người chết do mắc các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A và một số bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B (trong danh mục các bệnh truyền nhiễm bắt buộc
phải cách ly theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế) hoặc thi hài đã bị thối rữa chuyển đến để hoả táng thì ngay sau khi đưa thi hài vào lò hoả táng,


Vệ sinh môi trường

phải tiến hành khử trùng các phòng tiếp nhận, lưu giữ thi hài tạm thời, các dụng cụ trang thiết bị có liên quan đến vận chuyển thi hài bằng các hoá chất diệt khuẩn thuộc danh
mục các hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng.
+ Nhà hoả táng và các khu vực xung quanh, các dụng cụ, trang thiết bị có liên quan đến vận chuyển thi hài, hài cốt cần được vệ sinh sạch sẽ sau các ca làm việc;

- Thời gian lưu xác tại nhà hoả táng:
+ Trường hợp người chết do nguyên nhân thông thường.



Không quá 6 giờ đối với nhà hoả táng không có phòng lạnh bảo quản thi hài.



Không quá 24 giờ đối với nhà hoả táng có phòng lạnh bảo quản thi hài.

+ Trường hợp người chết do mắc các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A và một số bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B (trong danh mục các bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải cách
ly theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế) hoặc thi hài đã bị thối rữa phải tiến hành hoả táng trong vòng 3 giờ kể từ khi thi hài được chuyển đến nhà hỏa táng.



×