Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

RÈN KĨ NĂNG KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÝ LỚP 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.6 KB, 30 trang )

CHUYÊN ĐỀ
RÈN KĨ NĂNG KHAI THÁC VÀ SỬ
DỤNG KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC
MÔN ĐỊA LÝ LỚP 9

1


MỤC LỤC
Danh mục các bảng……………………………………………………………..2
Các chữ cái viết tắt…...…………………………………………………………3
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………..4
1.Lí do chọn chuyên đề…………………………………………………………4
2.Mục đích nghiên cứu……………………………………………………...…..5
3.Nhiệm vụ nghiên cứu…………………………………………...…………….5
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.................................................................5
5. Phạm vi nghiên cứu..........................................................................................6
6. Phương pháp nghiên cứu……………………………..…………………........6
7. Cấu trúc của chyên đề......................................................................................6
PHẦN II. NỘI DUNG …………………………………………………….........8
I.Tổng quan vấn đề nghiên cứu…………………………………………………7
II.Thực trạng vấn đề nghiên cứu.………………………………………….……9
1.Thuận lợi………………………… ………………………………………….9
2.Khó khăn ……………………...……………………..............……………....9
3. Nguyên nhân của thực trạng……………………….………………………..11
III. Phương pháp khai thác kênh hình trong giảng dạy Địa Lí 9……………….11
1. Đặc điểm kênh hình trong SGK Địa Lí 9- THCS………………………......11
2. Các loại kênh hình trong dạy học Địa Lí 9………………………………….12
3. Xác định việc sử dụng kênh hình trong các khâu dạy học Địa Lí…………..13
4. Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình cụ thể……………...14
IV.Khai thác kênh hình cụ thể trong bài dạy Vùng đồng bằng sông Cửu Long 22


V. Kết quả……………………………………………………………………...25
PHẦN III. KẾT LUẬN……………………………………………………......26
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………….................30

2


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Kết quả điều tra thái độ học tập của học sinh với môn Địa lí
Bảng 2: Kết quả trung bình môn của học sinh

3


CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT:
GV: Giáo viên.
HS: Học sinh.
TBDH: Thiết bị dạy học.
PTDH: Phương tiện dạy học.
SGK: Sách giáo khoa.
SX: Sản xuất
THCS: Trung học cơ sở.
PPDH: Phương pháp dạy học.

4


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ.
1. Lý do chọn chuyên đề
1.1 Cơ sở lý luận

Cũng như các môn học khác trong nhà trường phổ thông môn Địa lí cũng
đang đứng trước những vận hội và thách thức mới. Để phù hợp với đặc trưng
môn học đồng thời thực hiện tốt quá trình đổi mới phương pháp giáo dục theo
hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh thì việc dạy và học Địa lí trong nhà
trường phổ thông muốn đạt hiệu quả cao cần phải có sự kết hợp nhuần nhuyễn
trong việc khai thác hệ thống kênh chữ và kênh hình. Sở dĩ như vậy vì kênh hình
ngoài chức năng đóng vai trò là phương tiện trực quan minh hoạ cho kênh chữ,
nó còn là một nguồn tri thức lớn có khả năng phát huy tính tích cực chủ động,
sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập. Bên cạnh đó, thông qua kênh hình
con đường nhận thức của học sinh được hình thành, giúp cho học sinh tự mình
phát hiện và khắc sâu kiến thức. Sử dụng kênh hình còn giúp cho giáo viên tổ
chức việc dạy và học theo đặc trưng bộ môn nhằm đạt hiệu quả cao.
Trong thời gian gần đây sách giáo khoa Địa lí đã có nhiều thay đổi phù
hợp hơn với nhu cầu đổi mới dạy và học. Trong đó, số lượng kênh hình chiếm tỉ
lệ khá cao với nội dung phong phú: bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, bảng số liệu và
được thể hiện bằng màu sắc có tính khoa học, trực quan cao đảm bảo thuận lợi
cho việc dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh.
Để có thể khai thác được tối đa hệ thống kiến thức của sách giáo khoa việc
hướng dẫn cho học sinh phương pháp khai thác hệ thống kênh hình là một trong
những nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên Địa lí. Vì vậy, tôi chọn chuyên
đề nghiên cứu: “Rèn luyện kĩ năng khai thác và sử dụng kênh hình trong dạy
học Địa lí lớp 9”
1.2. Cơ sở thực tiễn
Hiện nay, cùng với việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa tạo điều
kiện cho học sinh có thể tự học và tự nghiên cứu nhiều hơn thì việc đổi mới
phương pháp cũng đang được các GV chú ý và thực hiện. Một loạt các phương
pháp dạy học “lấy học sinh làm trung tâm” đã và đang được GV sử dụng trong
quá trình dạy học.
Đối với môn Địa lí, việc đổi mới phương pháp dạy học để phát huy tính
tích cực, chủ động tìm tòi kiến thức càng có ý nghĩa quan trọng. Trong thực tế

giảng dạy Địa lí hiện nay có thể thấy việc sử dụng kênh hình ngày càng phổ biến
và đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp kiến thức cho học sinh. Đây là
một phương tiện dạy học tích cực, nó không chỉ có chức năng minh hoạ cho bài
giảng mà còn góp phần cung cấp kiến thức mới hiệu quả, sinh động, hấp dẫn.
Kênh hình còn giúp cho giáo viên thuận lợi và tiết kiệm thời gian trong quá trình
giảng dạy Địa lí.
Tuy nhiên, việc khai thác và sử dụng kênh hình Địa lí vẫn còn nhiều hạn
chế. Lâu nay đại đa số giáo viên Địa lí có sử dụng kênh hình đặc biệt là các
5


phương tiện trực quan song chủ yếu mang tính chất minh hoạ cho kênh chữ.
Ngoài ra một số GV thường ít hoặc không sử dụng đồ dùng trực quan nên chưa
tạo được nhu cầu và hứng thú cho học sinh.
Về phía HS, sau khi được học Địa lí với phương pháp dạy học tích cực đa
số các em hứng thú và thích học môn Địa lí, thái độ học tập của các em thay đổi
theo chiều hướng tích cực. Các em có kĩ năng khai thác kiến thức từ kênh hình
khá hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều học sinh vẫn coi Địa lí là môn phụ cho nên học
tập không nghiêm túc, mang tính chống đối và ít khi duy trì được hứng thú lâu
dài với môn học.
Cơ sở vật chất và phương tiện dạy học Điạ lí ở các trường phổ thông
trong những năm gần đây cũng đã được chú ý đầu tư nhưng vẫn còn thiếu và
chưa đáp ứng được nhu cầu dạy và học. Nhiều GV cũng đã tiến hành xây dựng
các đồ dùng hỗ trợ thêm cho việc giảng dạy (như các mô hình, các tranh ảnh sưu
tầm...).
Như vậy, kĩ năng giảng dạy và hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình
nhìn chung còn nhiều hạn chế. GV đã biết sử dụng kênh hình nhưng không
thường xuyên cho nên dẫn đến HS cũng lúng túng không biết cách tiếp cận để
khai thác kiến thức từ kênh hình.
Để đổi mới PPDH không phải từ bỏ hoàn toàn phương pháp cũ mà cần kết

hợp hài hoà làm sao học sinh có thể lĩnh hội tri thức một cách tốt nhất. Khi khai
thác các kênh hình Địa lí, ngoài chức năng là “nguồn minh hoạ cho kiến thức”
giáo viên cần chú ý đến chức năng là “nguồn tri thức” và “nguồn cung cấp kiến
thức”cho HS. Đồng thời tạo điều kiện để học sinh được làm việc với các phương
tiện trực quan qua đó lĩnh hội được tri thức, rèn luyện thói quen độc lập, sáng
tạo của HS.
2. Mục đích nghiên cứu.
Chuyên đề nghiên cứu những vấn đề liên quan đến việc sử dụng và khai
thác kênh hình trong quá trình dạy học Địa lí ở trường THCS.
GV và HS có những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng
dạy và học tập môn Địa lí. Qua đây HS không chỉ nắm được các tri thức Địa lí
mà còn hình thành các kĩ năng rất cần thiết trong cuộc sống của các em.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Nghiên cứu những cơ sở về “kênh hình địa lí” và việc “rèn luyện kỹ
năng khai thác và sử dụng kênh hình địa lí” cho học sinh.
- Điều tra, tìm hiểu để nắm được thực trạng việc rèn luyện kỹ năng địa lí
của học sinh lớp 9 trường THCS Tuân Chính .
- Đề xuất một số ý kiến về các biện pháp nhằm củng cố, nâng cao kỹ năng
khai thác và sử dụng kênh hình Địa lí cho học sinh lớp 9 trường THCS Tuân
Chính.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.
6


- Đối tượng nghiên cứu:
Kỹ năng khai thác và sử dụng kênh hình môn Địa lí lớp 9.
- Khách thể nghiên cứu:
Học sinh lớp 9A,B - Trường THCS Tuân Chính.
5. Phạm vi nghiên cứu.
- Chuyên đề được xây dựng trong phạm vi môn Địa Lí cấp THCS.

- Một số vấn đề về lí luận và thực tiễn trong việc rèn luyện kĩ năng khai thác
và sử dụng kênh hình cho HS lớp 9.
6. Phương pháp nghiên cứu.
Đối với chuyên đề này tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau :
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết, nghiên cứu các tài liệu liên quan
nhằm xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài.
- Phương pháp quan sát: nhằm tìm hiểu việc rèn luyện kỹ năng khai thác
kênh hình của học sinh trong giờ học.
- Phương pháp điều tra: nhằm đánh giá thực trạng có bao nhiêu học sinh
còn yếu, kém khi thực hành kỹ năng Địa lí.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động:
Thông qua kết quả các bài kiểm tra có thể đánh giá chất lượng và hiệu
quả các bài tập về kỹ năng khai thác kênh hình của học sinh
- Rút kinh nghiệm từ các tiết dạy trên lớp của bản thân và đồng nghiệp.
7. Cấu trúc của chuyên đề:
Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ.
1. Lí do chọn chuyên đề.
2. Mục đích nghiên cứu.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.
5. Phạm vi nghiên cứu.
6. Phương pháp nghiên cứu.
7. Cấu trúc của chuyên đề.
PHẦN II. NỘI DUNG.
I.Tổng quan vấn đề nghiên cứu.
II.Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
1.Thuận lợi.
2.Khó khăn.
3. Nguyên nhân của thực trạng.
III. Phương pháp khai thác kênh hình trong giảng dạy Địa Lí 9.

1. Đặc điểm kênh hình trong SGK Địa Lí 9- THCS.
7


2. Các loại kênh hình trong dạy học Địa Lí 9.
3. Xác định việc sử dụng kênh hình trong các khâu dạy học Địa Lí.
4. Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình cụ thể.
IV.Khai thác kênh hình cụ thể trong bài dạy Vùng đồng bằng sông Cửu Long.
V. Kết quả.
PHẦN III. KẾT LUẬN.
1. Kết luận.
2. Kiến nghị và đề xuất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.

8


PHẦN II: NỘI DUNG
I.Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
Rèn luyện kĩ năng khai thác kênh hình cho học sinh trong dạy học Địa lí
là việc làm quan trọng để thực hiện thành công mục tiêu dạy học. Song song với
việc lựa chọn các PPDH, các hình thức tổ chức dạy học thì việc lựa chọn khai
thác kênh hình và TBDH rất cần được lưu ý. Nó góp phần quyết định sự thành
công của bài giảng và là dấu hiệu của đổi mới PPDH nhằm phát huy tính tích
cực của HS.
Trong quá trình dạy học, phương tiện trực quan và những đồ dùng trực
quan nói chung là một trong những nguồn thông tin cung cấp kiến thức quan
trọng, nó có tác dụng tạo nên hình ảnh giúp cho học sinh nhận thức kiến thức dễ
dàng và bền vững.
Kênh hình là một vật thể hoặc một nhóm các vật thể mà giáo viên sử dụng

trong quá trình dạy học để nâng cao hiệu quả của quá trình này giúp cho học
sinh lĩnh hội được những khái niệm, những định luật...Hình thành ở các em
những kĩ năng, kĩ xảo, thái độ cần thiết. Đồng thời kênh hình còn là phương tiện
kết nối giữa GV và HS trong quá trình thực hiện các hoạt động dạy và học.
Trong quá trình dạy học Địa lí kênh hình có vai trò hết sức quan trọng, nó
không chỉ là phương tiện trực quan và những đồ dùng trực quan mà còn là tri
thức địa lí quan trọng.
Đối với Giáo viên, có thể sử dụng kênh hình trong quá trình dạy học để
điều khiển, hướng dẫn các hoạt động nhận thức của học sinh. Bên cạnh đó kênh
hình cũng là phương tiện để nâng cao nghiệp vụ sư phạm trong thực tiễn bản
thân người GV.
Sử dụng kênh hình trong quá trình dạy học cũng tạo điều kiện để GV áp
dụng các phương pháp tích cực vào giảng dạy. Kênh hình còn giúp cho GV đào
sâu thêm kiến thức, từ đó truyền đạt cho các em HS những kiến thức phù hợp
với xu thế phát triển của thời đại. Đồng thời cũng tạo điều kiện cho GV trình
bày bài giảng một cách đầy đủ, sâu sắc.
Đối với học sinh, kênh hình là phương tiện trực quan, là nguồn tri thức
giúp HS lĩnh hội kiến thức rèn luyện kĩ năng, hứng thú và say mê học tập.
Kênh hình giúp cho học sinh khám phá ra bản chất, quy luật của nhiều sự
vật, hiện tượng Địa lí trừu tượng, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh nắm vững
kiến thức và ghi nhớ bền lâu.
Kênh hình còn góp phần kích thích hứng thú học tập cho HS, tạo ra động cơ
học tập, rèn luyện, cho các em thái độ tích cực đối với tài liệu học tập mới. Bên
cạnh đó nó còn góp phần rèn luyện cho các em tư duy phân tích, tổng hợp phát
hiện ra bản chất của sự vật hiện tượng ẩn sau các hình thức biểu hiện bên ngoài,
kích thích tính tò mò và lòng ham hiểu biết của các em.

9



Thực tế kênh hình trong chương trình Địa lí 9 nói chung và Địa lí vùng kinh
tế nói riêng hết sức đa dạng và phong phú. Nó bao gồm các loại bản đồ, biểu đồ,
lược đồ, tranh ảnh có trong SGK, các PTDH có sẵn trong phòng TBDH… và cả
tư liệu GV thu thập được.
Vấn đề đặt ra là phải có những phương pháp khai thác kênh hình cụ thể, đảm
bảo đúng vai trò và chức năng của kênh hình trong dạy học Địa lí. Từ đó giúp
HS tiếp cận, khai thác kênh hình một cách nhanh nhất, đạt hiệu quả cao nhất.
II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
1. Thuận lợi:
- Được sự chỉ đạo quan tâm sâu sắc của các cấp, ban ngành, đặc biệt là Sở
GD và ĐT, Phòng GD và ĐT, Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn và các
anh chị đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm.
-Trong những năm qua bộ môn Địa lí đã được các cấp, các ngành quan
tâm hơn như tổ chức thi tuyển vào lớp 10 THPT chuyên, thi học sinh giỏi cấp
huyện, tỉnh, thi tốt nghiệp THPT.
- GV có đủ SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, các tài liệu tham khảo...
- Nhà trường đã trang bị máy tính, đèn chiếu phục vụ cho việc giảng dạy.
- Việc truy cập thông tin về chuyên môn của GV cũng có nhiều thuận lợi
nhờ kết nối mạng internet. Bản thân GV luôn có nhu cầu nghiên cứu, tìm tòi cái
mới, cái hay trong bài giảng.
- HS lớp 9 có năng lực quan sát tốt hơn và có tư duy nhạy bén hơn, có
khả năng phân tích, tổng hợp, khái quát hoá tốt hơn nhiều so với HS lớp 6,7,8.
Ngoài ra tính tích cực và độc lập nhận thức của các em tăng lên rõ rệt, các em
không thích chấp nhận một cách đơn giản các yêu cầu của giáo viên, các em sẽ
có biểu hiện thờ ơ hoặc kém hứng thú trong tiết học nếu chỉ nghe giáo viên
giảng bài và ghi chép. Về tính cách các em đều thể hiện cá tính rõ rệt, thích
tranh luận, thích bày tỏ ý kiến của bản thân mình.
Từ những đặc điểm tâm lí trên đòi hỏi trong quá trình dạy học GV phải có
những cải tiến sao cho phù hợp. Lúc này GV có vai trò quan trọng trong việc
kích thích hứng thú học tập của HS bằng việc sử dụng các PPDH tích cực kết

hợp với kênh hình. Khi đó quá trình dạy học không còn là quá trình nhồi nhét
kiến thức mà HS có cơ hội được tự lực khám phá tri thức, được quyền bày tỏ
quan điểm, ý kiến cá nhân.
Chính vì vậy, sử dụng kênh hình vào chương trình dạy học Địa lí lớp 9 –
THCS là một điều kiện tốt để các em tự mình lĩnh hội tri thức mới, rèn luyện kĩ
năng, kĩ xảo.
2. Khó khăn:
Cùng với những thuận lợi như đã nói ở trên, trong công tác giảng dạy Địa
lí tôi còn gặp phải một số khó khăn bất cập. Có lẽ đó không chỉ là khó khăn của
riêng tôi mà còn là chung của các GV Địa lí.
10


Thứ nhất, trong nhận thức chung, chúng ta còn xem nhẹ bộ môn Địa lí, coi
đây là một trong số các “môn phụ”. Từ đó HS chưa thật sự yêu thích và có ý
thức học tập môn học này. Ngay cả phụ huynh cũng không thích hướng cho con
em mình chuyên sâu bộ môn Địa lí, điều đó gây nhiều khó khăn cho GV trong
việc lựa chọn và bồi dưỡng HSG. Sự bùng nổ thông tin, sự phát triển như vũ bão
của khoa học và công nghệ, vì thế mà phần lớn HS và gia đình các em chỉ chú
trọng các môn khoa học tự nhiên, môn Địa lí ít được quan tâm.
Thứ hai là các bộ kênh hình trong TBDH chưa nhiều, tranh ảnh còn thiếu
chưa phục vụ đầy đủ cho bài dạy. Đặc biệt là chưa có tài liệu tham khảo để giải
thích nội dung và hướng dẫn sử dụng các kênh hình Địa lí.
Thứ ba là nhiều GV Địa lí chưa thực sự tâm huyết với nghề hoặc do năng
lực chuyên môn còn hạn chế, nhất là trong việc cập nhật công nghệ thông tin,
ứng dụng vào bài giảng.
Thứ tư là vấn đề đọc lược đồ, bản đồ của đa số HS còn chậm cho nên ảnh
hưởng không nhỏ đến tiến trình của tiết dạy. HS học theo phương pháp thuộc
lòng, ghi nhớ máy móc, chủ yếu là để đối phó với bài kiểm tra của GV mà chưa
có cái nhìn tổng quát, toàn diện về vai trò của bộ môn này.

Từ những khó khăn trên dẫn đến HS không có hứng thú với môn Địa lí
như các môn khoa học thực nghiệm khác. Khó khăn lớn nhất của GV Địa lí là
HS không yêu thích môn học, điều đó gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng bộ
môn. Qua thực tế áp dụng chuyên đề, tôi đã đưa ra một số câu hỏi trắc nghiệm
về thái độ của HS đối với môn Địa lí. Đồng thời yêu cầu các em làm một bài
kiểm tra về kiến thức. Kết quả như sau:
+ Bảng 1:
Kết quả điều tra về thái độ của HS đối với việc học tập bộ môn Địa lí:
Lớp

Tổng số
học sinh

9A
9B

Thích học

Không thích

Bình thường

32

6

18,7%

12


37,5%

14

43,8%

39

11

28,2%

8

20,5%

20

51,3%

+ Bảng 2:
Kết quả xếp loại TB môn năm học 2013- 2014:
Lớp

Tổng số
học sinh

9A

32


0

0%

8

25%

22

68,8
%

2

6.2%

9B

39

6

15,4
%

29

74,3

%

4

10,3
%

0

0%

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

11


Nhìn vào bảng điều tra cho thấy, phần lớn số HS có thái độ bình thường
và không thích học bộ môn Địa lí. Kết quả xếp loại TB môn năm học 20132014 chưa được cao, ở lớp đại trà vẫn còn HS yếu.
3. Nguyên nhân của thực trạng:
Theo tôi nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là:
- Các em chưa thấy được tầm quan trọng của bộ môn, chưa yêu thích môn
học dẫn đến ý thức của các em chưa tốt.
- Do ảnh hưởng của gia đình và xã hội chưa thực sự coi trọng, quan tâm
đến môn Địa lí.

- Các giờ học chưa gây được sự hứng thú cho HS. Các em thấy khó ghi
nhớ các đặc điểm của sự vật, hiện tượng, các số liệu, biểu bảng…
- GV sử dụng PPDH chưa phù hợp với các đối tượng HS.
Tuy còn nhiều khó khăn, song với trách nhiệm của người GV đứng lớp,
tôi luôn luôn mong muốn HS của mình yêu thích môn Địa lí.Từ đó HS sẽ có
hứng thú học tập, tiếp thu bài tốt, đạt kết quả cao. Vì vậy, tôi đã cố gắng nghiên
cứu thực hiện đề tài của mình.
III. Phương pháp khai thác kênh hình trong giảng dạy Địa Lí lớp 9.
1.Đặc điểm kênh hình trong SGK Địa lí 9– THCS
Nếu như trước đây, SGK với khổ nhỏ, chủ yếu là kênh chữ, kênh hình rất
hiếm hoi. Hiện nay, cải cách chương trình và SGK kênh hình đã được chú trọng
hơn, trung bình mỗi bài có 2- 3 kênh hình. Chất lượng của kênh hình cũng được
tăng lên rõ rệt và phù hợp với hệ thống kênh chữ, tạo điều kiện cho GV tiến
hành giảng dạy và hướng dẫn HS khai thác tri thức địa lí thông qua kênh hình.
Nhìn chung các kênh hình được bố trí trên khổ giấy tương đối rộng cho
nên không những đảm bảo tính trực quan, thẩm mĩ mà còn kích thích hứng thú
học tập của học sinh. Dựa vào hệ thống kênh hình được cung cấp, học sinh tri
giác nhanh, phát hiện ra các xu thế chính, các đặc điểm chủ yếu của sự vật hiện
tượng. Ngoài ra một số sơ đồ, biểu đồ còn thể hiện cả mối quan hệ qua lại giữa
các hiện tượng, các quá trình địa lí, các lược đồ trong SGK được khái quát hoá
nhằm nhấn mạnh các kiến thức quan trọng nhất.
Kênh hình được bố trí không những trong các bài học lí thuyết mà còn
được thể hiện trong các bài thực hành nên việc rèn luyện kĩ năng Địa lí với kênh
hình cũng chiếm một vị trí quan trọng. Lúc này việc rèn luyện kĩ năng Địa lí
được chuyển hoá sang việc xây dựng một số loại kênh hình phù hợp với trình độ
nhận thức của học sinh. Ngoài ra, ngay dưới mỗi kênh hình đều có những câu
hỏi đòi hỏi mức độ tư duy của học sinh. Qua hệ thống câu hỏi này khi quan sát
kênh hình học sinh có được những định hướng cụ thể cho việc tự lực tìm ra tri
thức Địa lí.
Như vậy, với những đổi mới về chương trình và sách giáo khoa theo quan

điểm dạy học tích cực tạo ra nhiều tình huống học tập. Kiến thức được trình bày
12


bằng nhiều hình thức khác nhau thông qua kênh hình và kênh chữ. Điều này tạo
nên hứng thú học tập bộ môn, kích thích lòng ham hiểu biết giúp việc dạy và
học trở nên nhẹ nhàng và dễ dàng hơn.
2. Các loại kênh hình trong giảng dạy Địa lí lớp 9
2.1. Bản đồ treo tường.
Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ tương đối chính xác về một khu vực lên một
mặt phẳng. Bản đồ là phương tiện giảng dạy và học tập không thể thiếu được
trong nhà trường phổ thông nhằm phục vụ việc nâng cao chất lượng dạy và học.
Một bản đồ đầy đủ bao giờ cũng có một đề mục, một bản chú giải và một
thước tỉ lệ. Việc hình thành kĩ năng bản đồ cho học sinh phải theo các bước từ
thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp.
2.2. Hệ thống lược đồ
Lược đồ là các loại bản đồ vẽ sơ lược các nội dung chính cần thiết, phục
vụ riêng cho từng bài học. Lược đồ và bản đồ in trong SGK có tác dụng minh
họa cho bài giảng của giáo viên. Học sinh khai thác được những tri thức tiềm ẩn,
làm cho bài học trở nên sinh động, học sinh dễ tiếp thu, khắc sâu được kiến thức
và qua đó hiệu quả của giờ học Địa lí được nâng cao hơn.
Trong quá trình giảng dạy giáo viên nên kết hợp giữa các lược đồ in trong
SGK với các bản đồ, lược đồ treo tường, Alat. Có như vậy thì kiến thức truyền
đạt cho HS mới đầy đủ.
2.3. Các loại biểu đồ, bảng số liệu
* Biểu đồ:
Các biểu đồ được xây dựng trong chương trình SGK Địa lí 9 rất đa dạng.
Mỗi biểu đồ đều được thể hiện bằng các màu sắc có tính trực quan. Trong đó,
tuỳ vào nội dung cụ thể của từng bài mà xây dựng các loại biểu đồ khác nhau
cho phù hợp.

Các loại biểu đồ cơ bản được sử dụng là:
- Biểu đồ hình tròn
- Biểu đồ hình cột
- Biểu đồ đường
- Biểu đồ miền
- Biểu đồ kết hợp
Trong giảng dạy địa lí kinh tế - xã hội các loại biểu đồ có vai trò hết sức
quan trọng, nó là phương tiện trực quan các số liệu thống kê để học sinh khai
thác kiến thức đồng thời là phương tiện để học sinh rèn luyện kĩ năng địa lí.
* Bảng số liệu thống kê
Là các số liệu thống kê riêng biệt được tập hợp thành bảng, trong đó các
số liệu thống kê có mối quan hệ với nhau. Số liệu thống kê giúp cho giáo viên
giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho học sinh, dùng để minh hoạ các nội dung
13


của bài học. Trong SGK Địa lí 9 hầu hết các số liệu thống kê đảm bảo tính khoa
học, mức độ chính xác cao. Điều này tạo thuận lợi cho giáo viên và học sinh
trong quá trình giảng dạy và học tập Địa lí.
2.4. Tranh ảnh Địa lí:
Hiện nay với sự phát triển của khoa hoc kĩ thuật, các loại tranh ảnh phục
vụ cho giảng dạy hết sức phong phú và đa dạng. Tranh ảnh giúp cho giáo viên
dễ dàng minh hoạ các đối tượng địa lí một cách sống động, từ đó giúp cho HS
ghi nhớ sâu sắc và bền lâu hơn. Bất cứ một bức ảnh chụp nào đều có bố cục theo
3 cảnh: chủ đề, tiền cảnh và hậu cảnh. Tối thiểu phải có chủ đề và hậu cảnh mới
thể hiện được không gian 3 chiều của bức ảnh.
Ảnh chụp chủ yếu trong phần Địa lí lớp 9 thể hiện một số hoạt động sản
xuất như hệ thống kênh mương nội đồng đã được kiên cố hóa, thu hoạch bằng
máy ở đồng bằng sông Cửu Long, mô hình kinh tế trang trại nông lâm kết hợp,
chế biến cá tra xuất khẩu, các trung tâm thương mại...

3. Xác định việc sử dụng kênh hình trong các khâu của quá trình dạy học
Địa lí
3.1. Sử dụng kênh hình trong khâu soạn bài
Trong khâu soạn bài để lựa chọn được các kênh hình tốt nhất và phù hợp
với bài giảng cụ thể. Trước hết giáo viên phải dựa vào nội dung kiến thức SGK
để sau đó lựa chọn kênh hình thích hợp phục vụ giảng dạy. Đồng thời qua quá
trình lựa chọn kênh hình giáo viên có thể tiến hành dự kiến các phương pháp
giảng dạy sao cho tối ưu nhất.
Trong quá trình soạn bài giáo viên cũng sẽ thấy được cần bổ sung những
kênh hình nào trong quá trình giảng dạy. Qua đó ngoài những đồ dùng, kênh
hình có sẵn giáo viên có thể xây dựng thêm các kênh hình bổ sung khác nhằm
nâng cao chất lượng dạy và học môn Địa lí.
3.2. Sử dụng kênh hình trong khâu giảng bài mới
Khi tiến hành giảng dạy môn Địa lí trên lớp thì nhiệm vụ trang bị những
kiến thức Địa lí và rèn luyện các kĩ năng địa lí có vai trò hết sức quan trọng. Sử
dụng kênh hình trong quá trình giảng bài mới giúp HS có những biểu tượng
trung thực về các mặt khác nhau của đối tượng Địa lí. Điều này giúp cho việc
nắm khái niệm và kiến thức địa lí cơ bản trở nên vững chắc hơn.
Trong quá trình giảng dạy có sử dụng kênh hình giáo GV đã rèn luyện cho
HS những kĩ năng địa lí cơ bản: kĩ năng làm việc với các loại lược đồ, bản đồ, kĩ
năng vẽ các loại lược đồ, phân tích biểu đồ, bảng số liệu...Từ đó giúp cho HS
hình thành biểu tượng, khái niệm địa lí, biến những kiến thức Địa lí trừu tượng,
khó hiểu thành những kiến thức gần gũi và thực tế với các em.
Để sử dụng kênh hình trong quá trình giảng bài mới có hiệu quả đồng thời
tạo được không khí học tập hứng thú, giáo viên Địa lí cần tuân theo các yêu cầu
sau:
14


- Giáo viên cần có kĩ năng thành thạo hợp lí khi sử dụng từng loại kênh

hình cũng như hiểu các vấn đề được phản ánh trên kênh hình.
- Giáo viên có sự chuẩn bị trước hệ thống câu hỏi có liên quan đến kênh
hình mà mình định sử dụng trong tiết học.
- Giáo viên khích lệ, động viên các em cũng như linh hoạt điều khiển các
hoạt động của lớp học.
- Lựa chọn các PPDH phù hợp để giảng bài khi có sử dụng kênh hình.
3.3. Sử dụng kênh hình để củng cố kiến thức
Để thực hiện khâu này, giáo viên có thể sử dụng chính các phương tiện
trực quan đã giảng dạy kết hợp với hệ thống câu hỏi trắc nghiệm và dạng bài
text ngắn. Giúp HS củng cố bài học và đảm bảo được tính độc lập trọng nhận
thức của HS.
3.4. Sử dụng kênh hình trong khâu đánh giá, kiểm tra
Đánh giá, kiểm tra mức độ lĩnh hội kiến thức địa lí của học sinh dựa vào
kênh hình vừa có tác dụng tái hiện kiến thức cũ, vừa có khả năng củng cố, khắc
sâu tri thức địa lí.
Có thể sử dụng kênh hình đánh giá HS khi:
- Kiểm tra bài cũ.
- Trong khi dạy bài mới.
- Khi ôn tập, kiểm tra.
3.5. Sử dụng trong quá trình tự học của học sinh
Giáo viên chú ý đến khâu này bằng cách giao cho các em các bài tập nhận
thức gắn liền với khai thác kiến thức từ kênh hình, đồng thời sử dụng hiệu quả
các bài thực hành trong chương trình.
Việc hướng dẫn HS sử dụng kênh hình trong quá trình tự học để khai thác
kiến thức sẽ giúp HS dễ nhớ kiến thức, kiến thức sẽ được sâu chuỗi một cách
logic, làm cho tư duy Địa lí phát triển hơn.
4. Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình cụ thể
Kênh hình chứa đựng các thông tin địa lí cho nên học sinh có thể tiến
hành khai thác các kiến thức địa lí thông qua hệ thống kênh hình. Tuy nhiên,
thực tế hiện nay là khả năng khai thác kênh hình của học sinh còn nhiều hạn chế,

chính vì vậy mà trong quá trình giảng dạy giáo viên cần có nhiệm vụ hướng dẫn
học sinh hiểu được quy định chung về kênh hình và phương pháp tiếp cận kênh
hình.
4.1. Phương pháp khai thác tri thức địa lí qua bản đồ, lược đồ
Bản đồ là một phương tiện trực quan, một nguồn tri thức địa lí quan trọng.
Qua bản đồ học sinh có thể nhìn một cách bao quát những khu vực lãnh thổ rộng
lớn, những vùng lãnh thổ xa xôi mà các em chưa bao giờ có điều kiện đặt chân
tới.
15


Về mặt kiến thức, bản đồ có khả năng phản ánh sự phân bố và những mối
quan hệ của các đối tượng địa lí mà không một phương tiện nào khác có thể làm
được. Những kí hiệu, màu sắc, cách biểu hiện trên bản đồ là những nội dung địa
lí đã được mã hoá trở thành thứ ngôn ngữ đặc biệt đó là ngôn ngữ bản đồ.
Về mặt phương pháp, bản đồ được coi là phương tiện trực quan giúp cho
HS khai thác, củng cố kiến thức và phát triển tư duy trong quá trình học Địa lí.
4.1.1. Các biện pháp hình thành kĩ năng sử dụng bản đồ, lược đồ cho HS
Để khai thác các tri thức địa lí trên bản đồ, lược đồ trước hết HS phải nắm
được những kiến thức lí thuyết về bản đồ trên cơ sở đó hình thành kĩ năng làm
việc với bản đồ.
* Hướng dẫn HS hiểu bản đồ, lược đồ
HS hiểu bản đồ có nghĩa là các em có được những kiến thức về bản đồ,
biết bản đồ là cái gì, đặc trưng, tính chất của nó ra sao cũng như chức năng và
cách sử dụng.
Hiểu bản đồ còn bao gồm một số kĩ năng đầu tiên cần phải hình thành cho
HS: kĩ năng về xác định phương hướng, độ cao, độ dốc...
Để HS hiểu được bản đồ giáo viên cần phải tiến hành theo quy trình như sau:
- Xác định mục đích làm việc
- Xác định những kiến thức có liên quan

- Cách tiến hành công việc
- Quy tắc về trình tự tiến hành công việc
- Kiểm tra kết quả khi thực nghiệm
Giáo viên tiến hành làm mẫu sau đó yêu cầu HS nhắc lại trình tự công
việc và ghi vào vở để về nhà thực hiện một bài tương tự mà giáo viên làm mẫu
trên lớp.
* Hướng dẫn HS đọc và vận dụng bản đồ:
Đọc bản đồ là một kĩ năng tương đối khó và phức tạp đối với HS. Để có kĩ
năng này, các em phải vận dụng đồng thời cả những kiến thức về địa lí và cả
những kiến thức về bản đồ. Để đọc được bản đồ học sinh phải nắm được những
công việc sau:
- Nhận biết được các kí hiệu rõ ràng về các sự vật hiện tượng địa lí
- Biết cách làm sáng tỏ tính chất của đối tượng, hiện tượng.
- Có những biểu tượng không gian cần thiết về sự phân bố của các sự vật
hiện tượng địa lí.
- Biết so sánh, phân tích các đối tượng địa lí biểu hiện trên bản đồ
Đọc bản đồ có 3 mức độ:
- Mức 1: HS đọc được vị trí các đối tượng địa lí, có biểu tượng về các đối
tượng thông qua hệ thống ước hiệu ghi trên bản đồ.
16


- Mức 2: Tìm ra được các đặc điểm tương đối rõ ràng của các hiện tượng
địa lí được biểu hiện trên bản đồ.
- Mức 3: HS biết kết hợp kiến thức bản đồ với kiến thức địa lí sâu hơn để
so sánh, phân tích tìm ra mối liên hệ giữa các đối tượng trên bản đồ.
Giúp cho HS có thể đọc và vận dụng trên bản đồ, GV hướng dẫn HS thực
hiện theo qui trình sau:
- Nắm được mục đích làm việc
- Đọc bảng chú giải để biết được các kí hiệu qui ước

- Tái hiện các biểu tượng địa lí dựa vào kí hiệu
- Tìm tên và vị trí của đối tượng trên bản đồ
- Quan sát các đối tượng trên bản đồ, nhận xét đặc điểm tính chất của nó
- Tổng hợp các đối tượng địa lí trong khu vực để tái hiện biểu tượng
chung về khu vực.
- Dựa vào kiến thức đã có trước đây phân tích mối quan hệ giữa các đối
tượng biểu hiện trên bản đồ rồi rút ra kết luận mới.
4.1.2. Phương pháp hướng dẫn HS khai thác tri thức địa lí qua bản đồ, lược
đồ
- Khai thác bản đồ giúp cho HS xác định được chính xác vị trí của các đối
tượng địa lí và ghi nhớ những địa danh quan trọng.
-Để cho HS có thể ghi nhớ dễ dàng các đối tượng Địa lí trên bản đồ GV có
thể sử dụng các biện pháp như:
+ Khi nói đến địa danh GV vừa đọc vừa chỉ nhiều lần một cách rõ ràng
hoặc viết tên địa danh cần nhớ lên bảng
+ GV có thể dán kí hiệu bằng giấy màu lên bản đồ đồng thời so sánh các
đối tượng trên bản đồ với những sự vật hiện tượng cụ thể mà các em thường
thấy để tạo biểu tượng không gian hoặc vạch ra vị trí tương quan giữa vị trí của
đối tượng này với các đối tượng khác.
+ Kết hợp với bản đồ treo tường, vẽ hình lên bảng để HS dễ nhận và cũng
dễ nhớ hơn
+ Tạo điều kiện cho HS thực hành nhiều trên bản đồ trong quá trình học
tập trên lớp cũng như tự học
* Thông qua việc đọc và phân tích bản đồ giúp cho HS tìm ra những thuộc
tính, đặc điểm của các đối tượng địa lí trên bản đồ, lược đồ.
Ví dụ: Khi dạy bài “Sự phát triển và phân bố công nghiệp” dựa vào bản
đồ công nghiệp chung Việt Nam (hoặc lược đồ các trung tâm công nghiệp tiêu
biểu của Việt Nam năm 2002 trong SGK). HS sẽ khai thác được các ngành công
nghiệp chính của nước ta. Ngoài ra HS sẽ thấy được sự phân bố công nghiệp
theo lãnh thổ.


17


Muốn HS nhanh chóng tìm ra đặc điểm, thuộc tính bản chất của các sự vật
hiện tượng địa lí trên bản đồ. GV nên hướng dẫn HS vào việc phân tích bản đồ,
tổ chức du lịch trên bản đồ, lược đồ qua đó các em khái quát hoá, tổng hợp để
tìm ra các đặc điểm cần thiết.
* Thông qua việc đọc, phân tích bản đồ, lược đồ xác lập được mối quan hệ
nhân quả giải thích được những đặc điểm quan trọng đặc biệt là trong đặc điểm
phân bố của các đối tượng địa lí. Đây cũng là yêu cầu cao nhất đối với HS.
Ví dụ: Khi dạy bài “Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông” GV yêu
cầu quan sát bản đồ giao thông Việt Nam. GV không chỉ dừng lại ở việc yêu cầu
HS xác định sự phân bố của các loại hình giao thông vận tải mà yêu cầu HS
hướng vào sự giải thích tại sao có sự phân bố như vậy.Để thuận tiện cho HS
khai thác tri thức từ bản đồ, nhanh chóng tìm ra các mối liên hệ nhân quả các sự
vật hiện tượng địa lí GV có thể yêu cầu HS lập bảng có nêu đặc trưng của đối
tượng địa lí trên cơ sở nghiên cứu đọc bản đồ.
Loại hình giao Ưu điểm
thông vận tải

Nhược điểm

Phân bố

Đường ôtô
Đường sắt
Đường sông
Đường biển
GV khi tiến hành cho HS khai thác tri thức từ bản đồ cần chú ý do bản đồ

được phân thành nhiều loại khác nhau như bản đồ treo tường, lược đồ trong
SGK, bản đồ câm, tập bản đồ thực hành...cho nên đối với mỗi loại bản đồ GV
cần dựa vào nội dung của bản đồ yêu cầu kiến thức cũng như trình độ nhận thức
của HS mà tổ chức việc khai thác tri thức địa lí qua bản đồ cho hợp lí. Như vậy
có thể thấy rằng với việc tổ chức cho HS khai thác tri thức từ bản đồ đã góp
phần hình thành ở HS những kĩ năng bản đồ. Giúp cho các em quen dần với
cách thức tự học, độc lập và chủ động trong việc lĩnh hội tri thức địa lí.
4.2. Phương pháp khai thác tri thức Địa lí qua các loại biểu đồ
Biểu đồ là cấu trúc đồ hoạ dùng để biểu diễn một cách trực quan hóa số
liệu thống kê về quá trình phát triển của một hiện tượng, mối quan hệ về thời
gian và không gian. Ngoài ra biểu đồ còn trình bày số liệu thống kê một cách
khái quát, mĩ thuật sinh động giúp cho người xem dễ hiểu dễ nhớ.
Trong quá trình giảng dạy Địa lí GV có nhiệm vụ hướng dẫn HS có được
những kiến thức cơ bản về biểu đồ và kĩ năng khai thác biểu đồ. Trước hết GV
cần phải xác định được các loại cơ bản:
- Biểu đồ động thái: Thể hiện quá trình phát triển của hiện tượng
- Biểu đồ thể hiện kết cấu của hiện tượng: Thể hiện các bộ phận trong tổng
thể hoặc tỉ trọng của một hay nhiều thành phần so với tổng thể
18


- Biểu đồ so sánh: Dùng để so sánh hiện tượng này với hiện tượng khác
* Phương pháp hướng dẫn HS khai thác tri thức từ biểu đồ
Việc phân loại các loại hình biểu đồ ở trên cho ta thấy mỗi một đối tượng
địa lí lại phù hợp với một loại biểu đồ nhất định. Để sử dụng biểu đồ trong dạy
học đạt kết quả cao thì trước hết GV phải hướng dẫn HS biết cách phân tích các
biểu đồ để tìm ra kiến thức cơ bản.
- Hướng dẫn HS khai thác biểu đồ để hình thành khái niệm địa lí
Chương trình địa lí kinh tế - xã hội nói chung và chương trình địa lí 9 nói
riêng có đề cập đến khá nhiều các khái niệm trừu tượng. Các khái niệm địa lí

kinh tế xã hội là sự phản ánh trong tư duy những sự vật hiện tượng địa lí kinh tế
xã hội đã được trừu tượng hoá và kháí quát hóa dựa vào các dấu hiệu bản chất
sau khi đã tiến hành các thao tác tư duy. Việc sử dụng biểu đồ sẽ là điều kiện
thuận lợi để HS nắm được các dấu hiệu bản chất của khái niệm.
- Hướng dẫn HS khai thác biểu đồ để phân tích mối quan hệ giữa các hiện
tượng địa lí kinh tế xã hội
Trong quá trình dạy học Địa lí việc làm rõ mối quan hệ giữa các ngành
kinh tế, các vùng kinh tế và giữa kinh tế với tự nhiên là một đặc điểm cơ bản của
tư duy địa lí. Trong quá trình khai thác biểu đồ để hiểu bản chất HS phải biết
được mối quan hệ lôgic giữa các sự vật hiện tượng địa lí
- Hướng dẫn HS khai thác biểu đồ để thấy được sự phân bố của các
đối tượng địa lí kinh tế xã hội.
Phương pháp này được sử dụng khi xuất hiện loại hình bản đồ biểu đồ.
Ví dụ: Khi dạy bài 36 Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, GV hướng dẫn
HS tìm hiểu bản đồ kinh tế chung của vùng thông qua đó HS thấy được mức độ
tập trung công nghiệp, các ngành công nghiệp cụ thể cũng như sự phân bố của
chúng và lí giải nguyên nhân tại sao lại có sự phân bố như vậy.
Khi tiến hành hướng dẫn HS khai thác kiến thức địa lí từ biểu đồ GV có
thể sử dụng phối hợp nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau để có thể phát
huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của HS
4.3. Phương pháp khai thác tri thức địa lí qua bảng số liệu thống kê
Các số liệu thống kê nói chung và bảng số liệu thống kê nói riêng có ý
nghĩa nhất định trong việc cung cấp các tri thức địa lí cho HS. Chúng có tác
dụng soi sáng, giải thích được các khái niệm và qui luật địa lí. Mỗi một GV Điạ
lí cần có những kiến thức và kĩ năng sử dụng bảng số liệu thống kê đồng thời
cũng phải có phương pháp để hướng dẫn HS biết cách khai thác các bảng số liệu
thống kê. Từ đó rút ra những tri thức địa lí cần thiết.
Ví dụ: Khi dạy bài 22 Thực hành: “Vẽ và phân tích biểu đồ về mối quan
hệ giữa dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người”
ở Đồng bằng sông Hồng”. Qua bảng số liệu HS sẽ thấy được rằng mặc dù là

vùng trọng điểm về sản xuất lương thực, thực phẩm nhưng do dân số đông cho
19


nên bình quân lương thực ở Đồng bằng sông Hồng thấp và còn thấp hơn mức
trung bình của cả nước.
Như vậy qua bảng số liệu thống kê học sinh nhanh chóng phát hiện mối
quan hệ giữa các đối tượng, hiện tượng địa lí được phản ánh.
Tuy nhiên có một số điểm cần lưu ý, số liệu thống kê chỉ có tác dụng làm
rõ hoặc làm chỗ dựa để nêu bật ý nghĩa của những tri thức Địa lí chứ không phải
là tri thức Địa lí cho nên khi hướng dẫn học sinh khai thác bảng số liệu thống kê
giáo viên cần cho HS tiến hành theo trình tự sau:
- Đọc kĩ bảng số liệu để khái quát hoá nội dung cơ bản của bảng số liệu
thống kê.
- Xem kĩ từng mục tiêu, từng số liệu cụ thể và các đơn vị kèm theo.
- Phân tích các số liệu tổng quát trước khi phân tích các số liệu chi tiết.
- Xác lập mối quan hệ giữa các số liệu, so sánh đối chiếu số liệu theo cột
và theo hàng.
- Rút ra nhận xét.
4.4. Phương pháp khai thác tri thức địa lí qua sơ đồ, lát cắt, tranh ảnh địa
lí.
4.4.1. Hướng dẫn HS khai thác sơ đồ
Sơ đồ thể hiện trực quan hoá nội dung Địa lí, phản ánh được mối quan hệ
nhân quả giữa các hiện tượng địa lí, có thể tóm tắt bài học Địa lí một cách ngắn
gọn. Đồng thời khi áp dụng sơ đồ vào giảng dạy địa lí giáo viên có thể rèn luyện
tổng hợp toàn bộ kiến thức đã được hệ thống hoá qua sơ đồ cho HS.
Với tác dụng như trên trong sách giáo khoa Địa lí 9 đã đưa một số sơ đồ
vào chương trình nhằm nâng cao khả năng nhận thức của HS. Trong quá trình
giảng dạy, GV cũng có thể tự xây dựng các sơ đồ để củng cố bài học hay chứng
minh, giải thích một hiện tượng địa lí nào đó.

Ví dụ: Khi dạy bài 35: “Vùng Đồng bằng sông Cửu Long” khi dạy phần
thế mạnh của vùng, GV cho HS phân tích sơ đồ các tài nguyên thiên nhiên chính
ở Đồng bằng sông Cửu Long và yêu cầu HS quan sát vào lược đồ tự nhiên vùng
Đồng bằng sông Cửu Long và giải thích về sự phân bố đó.
Sử dụng sơ đồ giúp cho các em dễ dàng nhận biết được sự phân loại của
các hiện tượng địa lí. Giáo viên có thể xây dựng sơ đồ trong đó có một số ô còn
bỏ trống sau đó yêu cầu HS nghiên cứu sách giáo khoa và hoàn thành sơ đồ.
Tuy nhiên trong quá trình sử dụng sơ đồ hoá giáo viên cần chú ý đến trình
độ nhận thức của HS do đây là phương pháp đòi hỏi HS có mức độ tư duy và
khả năng khái quát hoá tương đối cao.
4.4.2. Hướng dẫn HS khai thác lát cắt địa hình
Lát cắt địa hình thường được sử dụng đồng thời với bản đồ tự nhiên, phần
lớn trong quá trình dạy học Địa lí GV và HS sử dụng chủ yếu là các lát cắt địa
hình trong SGK.
20


Lát cắt địa hình là sơ đồ địa hình được vẽ theo mặt cắt ngang của địa hình
một lãnh thổ. Hướng dẫn HS khai thác lát cắt địa hình GV có thể tiến hành theo
các bước sau:
- Hướng dẫn các em quan sát lát cắt theo chiều từ tây sang đông hoặc từ
bắc xuống nam theo hướng mặt cắt ngang của địa hình.
- Quan sát các điểm độ cao khác nhau của khu vực để thấy được sự phân
hoá của địa hình lãnh thổ, chú ý đến điểm độ sâu của địa hình.
- Suy luận các điểm độ cao và độ sâu của địa hình có ảnh hưởng gì đến
các điều kiện tự nhiên khác và các hoạt động kinh tế xã hội.
4.4.3. Hướng dẫn HS khai thác tranh ảnh địa lí
Giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác tri thức địa lí từ tranh ảnh theo
trình tự :
- Quan sát bức tranh, nêu nội dung của bức tranh

- Chỉ ra những đặc điểm thuộc tính của các đối tượng địa lí phản ánh trên
bức tranh.
- Nêu lên biểu tượng và khái niệm trên cơ sở những đặc điểm và thuộc
tính đó.
Phân tích tranh ảnh Địa lí theo việc lần lượt giải đáp các câu hỏi sau:
- Ảnh chụp cái gì? (chủ đề)
- Ảnh chụp ở đâu?
- Có những gì trong ảnh? (Bố cục).
- Tại sao các cảnh trong ảnh như vậy? Các sự vật Địa lí có ở đó mà
không có ở chỗ khác? Vấn đề đặt ra cho người dân địa phương là gì?
Tranh ảnh có vai trò ngày càng quan trọng trong quá trình dạy học Địa lí,
tuy nhiên khi đưa tranh ảnh vào khai thác giáo viên cần chú ý đến nội dung của
bức tranh cũng như nội dung của bài học. Đảm bảo khi đưa tranh vào làm cho
tiết học trở nên sinh động và hấp dẫn.
Như vậy ngoài kênh hình trong SGK, các phương tiện thiết bị có trong
phòng TBDH thì GV cần sưu tầm thêm như tranh ảnh liên quan và các đồ dùng
dạy học tự làm. Đồng thời GV Địa lí phải nắm chắc nội dung và nguyên tắc thực
hiện từng kênh hình cụ thể để rèn luyện các kĩ năng cần thiết. Để nâng cao hiệu
quả của việc khai thác kênh hình trong dạy học Địa lí thì trong quá trình sử dụng
kênh hình phải chú ý các yêu cầu sau:
- Tính khoa học:
Các kênh hình được sử dụng trong dạy học Địa lí phải đảm bảo tính khoa
học. Một trong những yêu cầu khoa học đẩu tiên là kênh hình phải đảm bảo tính
chính xác về đối tượng địa lí, các hiện tượng địa lí cần thể hiện trên các kênh
hình phải có sự tương ứng với thực tế. Đặc biệt là đối với bản đồ phải có độ
chính xác về tính khoa học cũng như phương pháp thể hiện.
21


- Tính trực quan:

Đảm bảo tính trực quan là một trong những nguyên tắc quan trọng của
kênh hình. Tính trực quan của kênh hình thể hiện ở khả năng nhận biết nhanh
các đối tượng và hiện tượng địa lí được biểu hiện trên kênh hình của HS.
Hệ thống kênh hình nên sử dụng những màu sắc đẹp, các kí hiệu gần gũi,
các hình ảnh trực quan nhằm kích thích hứng thú học tập của HS.
- Tính sư phạm:
Để đảm bảo được tính sư phạm thì kênh hình được xây dựng phải có sự
nghiên cứu kĩ về nội dung và về phương pháp cũng như đặc điểm tâm lí lứa tuổi
của học sinh. Bản thân học sinh cũng giống như trang giấy trắng, chính quá trình
học tập rèn luyện trong nhà trường phổ thông đã góp phần hình thành nên nhân
cách và phẩm chất của các em. Do vậy, khi lựa chọn, thiết kế kênh hình phục
tính sư phạm còn thể hiện ở sự thống nhất về kí hiệu, phương pháp thể hiện.
- Tính thẩm mĩ:
Kênh hình được sử dụng trong giảng dạy Địa lí phải đảm bảo tính thẩm mĩ
cao, các đường nét, màu sắc...phải hài hoà, cân đối. Tính thẩm mĩ vừa có tác
dụng thu hút học tập của HS vừa có tác dụng giáo dục óc thẩm mĩ cho HS.
Để làm được điều đó GV phải có lòng nhiệt tình say mê bộ môn, được đào
tạo chuyên môn nghiệp vụ vững vàng và luôn có tinh thần trách nhiệm cao trong
công việc giảng dạy.

22


IV- KHAI THÁC KÊNH HÌNH CỤ THỂ TRONG BÀI DẠY VÙNG
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.
A.Mục tiêu:
1- Kiến thức: HS cần nắm được:
- Vị trí địa lí, giới hạn của vùng và những điều kiện tự nhiên thuận lợi. Tài
nguyên đất, khí hậu, nước phong phú, đa dạng là điều kiện để đồng bằng sông
Cửu Long trở thành vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất cả

nước.
- Điều kiện dân cư, xã hội với những đặc điểm như người dân cần cù năng
động, thích ứng linh hoạt với sản xuất hàng hóa, kinh tế thị trường. Đó là những
điều kiện quan trọng để xây dựng vùng đồng bằng sông Cửu Long thành vùng
kinh tế động lực.
- Khái niệm chủ động sống chung với lũ ở đồng bằng sông Cửu Long.
2- Kĩ năng:
Vận dụng thành thạo phương pháp kết hợp kênh chữ với kênh hình để giải thích
vấn đề bức xúc của vùng.
- Xác định vị trí, giới hạn của vùng, đánh giá được ý nghĩa của vùng kinh tế.
3- Thái độ:
Hình thành lòng yêu thích, say mê khoa học và môn Địa lí nói riêng.
B. Thiết bị dạy học: Các kênh hình được sử dụng để khai thác trong bài là:
- Lược đồ tự nhiên vùng đồng bằng sông Cửu Long.( H 35.1)
- Sơ đồ Tài nguyên thiên nhiên để phát triển nông nghiệp ( H 35.2)
- Một số chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội của ĐBSCL( Bảng 35.1)
- Át lát địa lí Việt Nam.
- Các tranh ảnh GV thu thập thêm.
* Nguyên tắc khai thác các kênh hình này: GV coi kênh hình như một kênh
thông tin quan trọng để giúp HS lĩnh hội được những kiến thức quan trọng của
bài.
I. Vị trí địa lí:
Cho HS khai thác lược đồ tự nhiên vùng đồng bằng sông Cửu Long (H 35.1)
- Hãy xác định:
+ Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích là bao nhiêu?
(Diện tích: 39.734 km2).
+ Các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long?
(Gồm các tỉnh: Cần Thơ, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến
Tre,Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu,Cà
Mau).

? Hãy xác định ranh giới và nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng?
- Vị trí địa lí của ĐBSCL: Nằm ở phía Tây vùng Đông Nam Bộ, giáp Đông
Nam Bộ, Cam-pu-chia, vịnh Thái Lan, Biển Đông.
- Ý nghĩa vị trí địa lí của vùng:
+ Với vị trí nằm ở cực Nam đất nước. Khí hậu cận xích đạo, có mùa mưa, mùa
khô rõ rệt. Nhiệt độ cao, lượng mưa lớn là điều kiện tốt để phát triển nông
nghiệp nhất là cây lúa nước.
23


+ Phía Đông Bắc giáp với vùng Đông Nam Bộ, vùng kinh tế phát triển năng
động, nhận được sự hỗ trợ nhiều mặt như công nghiệp chế biến, thị trường tiêu
thụ và xuất khẩu.
+ Phía Bắc giáp với Cam-pu-chia, thuận lợi giao lưu với các nước trong tiểu
vùng sông MêCông.
+ Phía Tây, Nam và Đông Nam giáp biển, thềm lục địa rộng với nguồn dầu khí
lớn đã được thăm dò và khai thác. Nguồn lợi hải sản dồi dào, là điều kiện thuận
lợi để phát triển ngành nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản.
 Vị trí địa lí của vùng tạo điều kiện cho giao lưu trên đất liền và trên biển, cho
hợp tác với các vùng trong nước và các nước trong tiểu vùng sông MêCông.
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
* Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào hình 35.1, hãy cho biết các loại đất chính
ở đồng bằng sông Cửu Long và sự phân bố của chúng?
GV dùng bản đồ tự nhiên H 35.1 để xác định các loại đất chính, nơi phân bố,
việc sử dụng từng loại đất đó.
+ Đất phù sa ngọt: Phân bố dọc ven sông Tiền, sông Hậu là loại đất tốt nhất, có
độ phì cao và tương đối, thích hợp với trồng lúa và nhiều loại cây công nghiệp
hàng năm và cây ăn quả.
+ Vùng đất phèn: Phân bố ở vùng Đồng Tháp Mười và Hà Tiên, vùng trung
tâm bán đảo Cà Mau. Đất có hàm lượng độc tố cao, tính chất cơ lí yếu, nứt nẻ

nhanh. Khi được cải tạo cũng trở thành vùng trồng lúa, cây công nghiệp, hao
quả và nuôi trồng thuỷ sản.
+ Vùng đất ngập mặn: Chiếm diện tích lớn phân bố dọc ven biển. Thích hợp
hơn cả với vùng đất ngập mặn là nuôi trồng thuỷ sản và phát triển rừng ngập
mặn.
Việc cải tạo và sử dụng tự nhiên ở ĐBSCL thực chất là việc cải tạo và sử dụng
hợp lí 3 loại thổ nhưỡng chính là đất phù sa ngọt, đất phèn và đất mặn.
?Nêu ý nghĩa của việc cải tạo đất phèn, đất mặn ở đồng bằng sông Cửu Long?
Diện tích đất phèn, đất mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long chiếm khoảng 2,5
triệu ha. Hai loại đất này có thể sử dụng trong sản xuất nông nghiệp nhưng với
điều kiện phải cải tạo; trước hết phải áp dụng các biện pháp tháo chua, rửa mặn,
xây dựng hệ thống bờ bao, kênh rạch vừa thoát nước vào mùa lũ vừa giữ nước
ngọt vào mùa cạn. Đồng bằng sông Cửu Long cần một lượng phân bón lớn trong
nông nghiệp. Đặc biệt là phân lân để cải tạo đất, đồng thời lựa chọn hệ thống
cây trồng thích hợp với đất phèn, đất mặn của vùng.
Sau đó GV hướng dẫn HS nghiên cứu sơ đồ Tài nguyên thiên nhiên để phát
triển nông nghiệp ở ĐBSCL và hướng dẫn HS thảo luận.
? Dựa vào hình 35.2 nhận xét thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên ở đồng bằng
sông Cửu Long để sản xuất lương thực thực phẩm?
- Tài nguyên thiên nhiên của vùng đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh trong
việc phát triển kinh tế xã hội như:
+ Địa hình thấp và bằng phẳng là điều kiện để mở rộng quy mô SX, cơ giới hoá
SX, dễ canh tác làm thuỷ lợi. Là điều kiện để ĐBSCL trở thành vùng trọng điểm
SX lương thực, thực phẩm.
24


+ Tài nguyên đất: Gần 4 triệu ha đất phù sa gấp khoảng 3 lần Đồng bằng sông
Hồng, trong đó khoảng 1,2 triệu ha đất phù sa ngọt, 2,5 triệu ha đất phèn, đất
mặn thích hợp cho việc phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cây lúa.

+ Tài nguyên rừng: có rừng ngập mặn ven biển chiếm diện rất tích lớn ở bán đảo
Cà Mau, tài nguyên sinh vật phong phú thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi
trồng thủy sản.
+ Tài nguyên khí hậu: Cận xích đạo nóng ẩm quanh năm, lượng mưa dồi dào,
lượng bức xạ lớn cũng thích hợp cho việc phát triển nông nghiệp.
+ Tài nguyên nước:
Sông MêCông và hệ thống kênh rạch chằng chịt, nguồn nước dồi dào cung cấp
nước cho tưới trong nông nghiệp và phục vụ cho sinh hoạt đời sống của nhân
dân. Sông ngòi có hàm lượng phù sa lớn, hàng năm bồi đắp cho đồng bằng và
mở rộng đồng bằng ra phía biển thuận lợi thuận lợi cho SX nông nghiệp.
+ Bờ biển và hải đảo: Biển ấm quanh năm, nhiều ngư trường rộng lớn, tôm cá và
hải sản phong phú, nhiều đảo và quần đảo thuận lợi cho khai thác hải sản.
? Nêu một số khó khăn về mặt tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long?
+ Địa hình trũng, thấp, không có đê bao kiên cố, mùa lũ gây ngập úng trên diện
rộng. Nhiều diện tích đất bị ngập nước, triều cường khiến cho nước biển xâm
nhập sâu vào đất liền.
+ Đất phèn, đất mặn chiếm diện tích lớn.
+ Mùa khô kéo dài gây thiếu nước nghiêm trọng và nạn cháy rừng đe doạ.
? Nạn lũ hàng năm của sông Mê Công gây thiệt hại lớn về người và tài sản cho
người dân ở đồng bằng sông Cửu Long.Tại sao đồng bằng sông Cửu Long lại
chọn giải pháp sống chung với lũ? Nhà nước ta có dự án gì trước lũ lụt hàng
năm này?
* Chủ động sống chung với lũ vì:
Ngoài những thiệt hại lũ gây ra còn có nhiều lợi thế do lũ đem lại như:
+ Lấy nước để tích tụ phù sa.
+ Làm vệ sinh đồng ruộng.
+ Đánh cá, khai thác thuỷ hải sản...
* Nhà nước và nhân dân đồng bằng sông Cửu Long đang đầu tư lớn cho các dự
án thoát nước ra biển miền Tây vào mùa lũ.
- Quay đê bao vùng chống lũ, khai thác các lợi thế do chính lũ hàng năm đem

lại.
- Phương hướng chủ yếu hiện nay là chủ động sống chung với lũ sông Mê Công
bằng cách chuyển dân vùng thấp lên các giồng đất cao theo các trục lộ giao
thông để sống chung với lũ. Xây dựng các tuyến dân cư, khu dân cư vượt lũ, làm
nhà trên bè, trên phao.Việc nuôi cá bè là hình thức nuôi trồng thuỷ sản rất có
hiệu quả, không phụ thuộc nhiều vào mực nước trên sông.
III. Đặc điểm dân cư, xã hội:
Cho HS khai thác thông tin SGK và bảng số liệu 35.1
? Cho biết số dân đồng bằng sông Cửu Long (Năm 2002)
(Năm 2002 dân số 16,7 triệu người. Là vùng đông dân, chỉ đứng sau đồng bằng
sông Hồng.)
25


×