Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

TÌNH HÌNH THUÊ NHÀ TRỌ CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (595.77 KB, 32 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

TIỂU LUẬN NGUYÊN LÝ THỐNG KÊ
ĐỀ TÀI
TÌNH HÌNH THUÊ NHÀ TRỌ CỦA SINH VIÊN ĐẠI
HỌC NGOẠI THƯƠNG
Hà Nội, 5/2012


Đề tài: Tình hình thuê nhà trọ của sinh viên Đại học Ngoại Thương

MỤC LỤC
PHẦN 1: MỤC ĐÍCH – NỘI DUNG – CƠ SỞ LÝ LUẬN..............................4
I. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.............................................................................................4
II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU.............................................4
1. Đối tượng........................................................................................................................4
2. Phạm vi điều tra.............................................................................................................4
3. Thời gian điều tra...........................................................................................................5
III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU..........................................................................................5
IV. HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ SỬ DỤNG...................................5
V. LỰC LƯỢNG ĐIỀU TRA..............................................................................................5
VI. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRA..............................................................................5
VII. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THỐNG KÊ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG
BÀI.........................................................................................................................................6

PHẦN 2. TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH THỐNG KÊ....................................8
I. TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ CÁC PHIẾU ĐIỀU TRA..........................8
Câu 1: Địa điểm thuê trọ của các sinh viên Ngoại Thương...............................................8
Câu 2. Diện tích phòng trọ của sinh viên Ngoại thương....................................................9
Câu 3. Số người ở cùng phòng trọ với sinh viên Đại học Ngoại thương.........................10


Câu 4: Tiền thuê phòng trọ hàng tháng của sinh viên Ngoại thương..............................12
Câu 5: Số tiền thuê nhà chiếm bao nhiêu phần trăm tổng số tiền chi tiêu một tháng......13
Câu 6: Tiền điện, nước hàng tháng..................................................................................14
Câu 7: Số lần chuyển nhà.................................................................................................16
Câu 8. Đánh giá chất lượng dịch vụ.................................................................................17
Câu 9: Mức độ hài lòng về nhà trọ đang thuê của các sinh viên Ngoại Thương.............19
Câu 10: Các ý kiến đống góp của sinh viên với chủ nhà trọ............................................20
II. XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỒI QUY TƯƠNG QUAN.................................................21
1. Cơ sở lý luận mô hình...................................................................................................21
2. Kết quả mô hình............................................................................................................21
3.Nhận xét.........................................................................................................................22

KẾT LUẬN........................................................................................................23
PHỤ LỤC...........................................................................................................26
Phụ lục 1. Kết quả thống kê...............................................................................................26
Phụ lục 2. Thống kê phụ về số điện và số khối nước hàng tháng sinh viên trọ sử dụng
...............................................................................................................................................31
Phụ lục 3. Bảng kết quả hồi quy chạy bằng chương trình Eviews.................................32

2


Tiểu luận Nguyên lý thống kê

Lớp: TOA301_7

LỜI MỞ ĐẦU
Nhà trọ đã, đang và luôn là vấn đề nóng,thu hút được sự quan tâm của sinh viên tỉnh
ngoài học tập tại Hà Nội nói chung và sinh viên Ngoại Thương nói riêng. Bởi lẽvới sinh viên
tìm được một chỗ trọ phù hợp với nhu cầu của mình luôn là một bài toán khó. Hơn thế nữa,

ông cha ta đã có câu: “an cư lạc nghiệp”.Sinh viênphải có ổn định được chỗ ở thì mới có thể
yên tâm học tập. Cho nên tìm được nhà trọ phù hợp vô cùng quan trọng.
Sau quá trình học tập, tìm hiểu bộ môn “Nguyên Lý thống kê kinh tế”, được sự hướng
dẫn của Giảng viên, Ths. Đặng Thị Huyền Hương, để vận dụng các phương pháp thống kê
đã được học vào nghiên cứu một vấn đề cụ thể trong cuộc sống hàng ngày, từ đó có thể hiểu
sâu hơn nội dung mình đã được học tập, có điều kiện thực hành các kỹ năng sử dụng phần
mềm máy tính, kỹ năng viết báo cáo, cũng như rèn luyện khả năng làm việc theo nhóm.
Nhóm chúng em đã tìm hiểu, quan sát và từ đó chọn ra cho nhóm một đề tài vừa gần gũi với
bản thân, và theo đánh giá chủ quan của nhóm là khá cần thiết để nghiên cứu, đó là “Tình
hình thuê nhà trọ của sinh viên Đại học Ngoại Thương”.
Do cuộc điều tra chỉ được thực hiện trong thời gian ngắn cũng như phạm vi điều tra
không lớn nên có thể sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong có sự góp ý của cô giáo
và các bạn để bài nghiên cứu của chúng em hoàn thiện hơn.
Chúng em xin gửi lời cám ơn đến giảng viên: Ths. Đặng Thị Huyền Hương đã hướng
dẫn nhóm thực hiện bài nghiên cứu; xin cảm ơn các sinh viên Trường Đại học Ngoại Thương
đã nhiệt tình giúp đỡ nhóm hoàn thành đề tài nghiên cứu này.

3


Đề tài: Tình hình thuê nhà trọ của sinh viên Đại học Ngoại Thương

PHẦN 1: MỤC ĐÍCH – NỘI DUNG – CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Tìm hiểu về tình hình thuê nhà trọ của sinh viên Đại học Ngoại Thương, chúng em
muốn điều tra về chất lượng cũng như giá cả dịch vụ của phòng trọ mà sinh viên Ngoại
Thương đang thuê trọ.
Thứ nhất, chúng em muốn khảo sát xem với sinh viên đâu là một nhà trọ lí tưởng.
Thứ hai,đánh giá chất lượng các phòng trọ đã đáp ứng nhu cầu của sinh viên hay chưa?
Thứ ba, đưa ra những góp ý cho các chủ nhà trọ để phục vụ nhu cầu của sinh viên tốt

hơn.
Cuối cùng, qua điều tra mẫu, chúng em muốn đi đến việc rút ra nhận xét chung về tình
hình, thực trạng của nhà trọ sinh viên Ngoại Thương thuê. Qua đó, định hướng các biện pháp
giúp đỡ sinh viên Ngoại Thương tìm được nơi trọ tốt hơn.
II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU.
1. Đối tượng.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sinh viên Đại học Ngoại Thương từ năm nhất đến
năm thứ 4 và đang thuê trọ, không tính đến những sinh viên đang trọ ở ký túc xá.
Có thể nói sinh viên là đối tượng thích hợp cho việc khảo sát về phòng trọ.Mỗi năm lại
có thêm mấy nghìn sinh viên trúng tuyển vào Đại học Ngoại Thương. Trong số đó có không ít
các bạn sinh viên đến từ các tỉnh khác nhau, không phải ai cũng có nhà riêng hoặc người thân
ở Hà Nội, các khu ký túc xá với giá rẻ thì lại quá ít phòng, không đáp ứng được hết nhu cầu.
Bởi thế việc thuê trọ ở các khu trọ bên ngoài trường là rất phổ biến. Hơn thế nữa, chúng em
chọn sinh viên ĐH Ngoại Thương bởi vì sinh viên rất năng động,gần gũi nên dễ dàng để thu
thập thông tin với độ chuẩn xác cao.
2. Phạm vi điều tra.
Để cho kết quả nghiên cứu được chính xác, không quá rộng và vượt quá tầm kiểm soát
nên chúng em đã chọn không gian nghiên cứu trong phạm vi trường Đại học Ngoại Thương.
Mặc dù phạm vi nghiên cứu tuy hẹp nhưng với sự ủng hộ của các bạn sinh viên khi tham gia
bản điều tra với thái độ nhiệt tình, vì thế chúng em hi vọng bài nghiên cứu của mình sẽ phản
ánh một cách khách quan và trung thực nhất về tình hình thuê nhà trọ của sinh viên ĐH Ngoại
Thương hiện nay.

4


Tiểu luận Nguyên lý thống kê

Lớp: TOA301_7


3. Thời gian điều tra.
Chúng em đã tiến hành điều tra từ ngày: 16/4/2012 đến ngày 22/4/2012. Sau đó, chúng
em sắp xếp và tổng hợp lại các số liệu để tính toán, lập bảng, vẽ đồ thị rồi từ đó đưa ra các
nhận xét.
III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Dựa theo mục đích nghiên cứu, đối tượng cũng như không gian và thời gian nghiên cứu,
nhóm chúng em đã lập một bảng gồm 8 câu hỏi khác nhau về phương diện, cách thức,mục
đích với các tiêu chí nhất định. Nội dung nghiên cứu của chúng em tập trung vào ba lĩnh vực
sau :
Thứ nhất, đó là thực trạng chung về tình hình thuê nhà trọ của sinh viên: vị trí phòng
trọ, diện tích phòng trọ, số người ở cùng, giá cả ( tiền phòng, tiền điện, nước)
Thứ hai, đó là nhu cầu thuê nhà trọ của sinh viên: số tiền dành cho thuê nhà trọ chiếm
bao nhiêu % tổng số tiền chi tiêu một tháng, đánh giá của sinh viên về chất lượng, giá cả...
Thứ ba, đó là mức độ hài lòng và những ý kiến đóng góp của sinh viên (về điện nước,
mạng,...) với chủ nhà trọ.
Cuối cùng, thông qua bài điều tra chúng em đưa ra những thông tin khách quan về tình
hình thực tế đồng thời dự doán xu hướng phát triển của vấn đề: thuê nhà trọ của sinh viên ĐH
Ngoại Thương. Từ đó đề xuất biện pháp nhằm nâng cao, cải thiện chất lượng nhà trọ, đáp ứng
tốt hơn nhu cầu của sinh viên Đại học Ngoại Thương.
IV. HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ SỬ DỤNG.
 Hình thức: Thống kê chọn mẫu.
 Phương pháp điều tra: Phỏng vấn gián tiếp thông qua bảng câu hỏi.
V. LỰC LƯỢNG ĐIỀU TRA.
Tất cả các thành viên trong nhóm với sự nhiệt tình, năng động đã hoàn thành việc thu
thập thông tin thành công với 237 phiếu điều tra.
VI. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRA.
Nhóm chúng em tiến hành điều tra với số lượng phiếu điều tra là 237 nhưng sau khi tiến
hành điều tra và tổng hợp kết quả. Chúng em thu được kết quả là :
 210 phiếu điều tra hợp lệ
 27 phiếu điều tra không hợp lệ. Bởi vì do là quên điền tên, trả lời không đúng

nội dung câu hỏi yêu cầu.
Nên kết quả đánh giá của chúng em sẽ đánh giá trên 210 kết quả hợp lệ.

5


Đề tài: Tình hình thuê nhà trọ của sinh viên Đại học Ngoại Thương
VII. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THỐNG KÊ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI
Trong bài điều tra này, chúng em sẽ sử dụng 3 phương pháp phân tích: phương pháp
phân tổ thống kê, phương pháp đồ thị thống kê và phương pháp phân tích hồi quy tương
quan.

Sau đây là phiếu điều tra của nhóm em.

6


Tiểu luận Nguyên lý thống kê

Lớp: TOA301_7

Thông tin cá nhân:
Họ tên: ……………………………………….. Khóa: ……… Chuyên ngành:………….
Giới tính: ………………

Tuổi: ………..

Phiếu khảo sát về phòng trọ sinh viên Ngoại thương đang thuê
1) Bạn đang thuê nhà ở đâu?: ………………………………………………………..
Vị trí (Khoảng cách từ phòng trọ đến trường):

A:<1 km

B: 1-4 km

C: 4-7km

D: 7-10km

E:>10km

2) Diện tích phòng (nhà): ……………………..
3) Giá cả :

Tiền phòng (nhà): …………………………..
Tiền điện: …………………….

Tiền nước: ……………..

4) Số tiền thuê nhà chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng số tiền chi tiêu một tháng:
A: 0-20%

B: 20-40%

C: 40-60%

D: 60-80%

E: 80-100%

5) Số người ở cùng? …………….

6) Số lần đổi phòng trọ từ khi vào trường: ……………………………………
7) Bạn đã cảm thấy hài lòng với phòng trọ hiện tại của mình? có – bình thường–không
Nếu không: xin vui lòng cho biết lý do: (các gợi ý: về giá cả, điện nước, diện tích, an ninh,
khoảng cách với trường, bạn cùng phòng,……............................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
8) Chất lượng dịch vụ:
(4: rất tốt; 3: tốt; 2: trung bình; 1: không tốt; 0: rất kém; không có dịch vụ ghi“không có”)
Tiêu chí
Điểm

Điện

Nước

Khu công trình phụ

Mạng internet

An ninh

Các ý kiến đóng góp với chủ nhà trọ:..........................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................

Xin chân thành cảm ơn các bạn đã hoàn thành bảng câu hỏi này!


7


Đề tài: Tình hình thuê nhà trọ của sinh viên Đại học Ngoại Thương

PHẦN 2. TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH THỐNG KÊ
I. TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ CÁC PHIẾU ĐIỀU TRA
Để quá trình tổng hợp và phân tích dễ dàng hơn, các kết quả thu được từ quá trình điều
tra sẽ được sắp xếp không đúng với trình tự trong phiếu điều tra. Trong phần này, nhóm chỉ
trình bày các kết quả đã được tổng hợp của từng câu hỏi để tránh dài dòng và lan man, phần
chi tiết của kết quả điều tra của từng câu được đính kèm trong phần phụ lục.
Câu 1: Địa điểm thuê trọ của các sinh viên Ngoại Thương
Bảng khoảng cách từ phòng trọ tới trường Đại học Ngoại Thương
Khoảng cách
A: <1 km
B: 1-4 km
C: 4-7 km
D: 7-10 km
E: >10 km
Tổng

Số lượng
95
72
23
16
4
210

Tần suất (%)

45,24
34,29
10,95
7,62
1,9
100

Si
95 (45,24%)
167 (79,53%)
190 (90,48%)
206 (98,1%)
210 (100%)

Đồ thị khoảng cách từ nhà trọ tới trường Ngoại Thương

Nhận xét: Địa điểm trọ của các sinh viên Ngoại Thương phân bố khá rộng và mật độ phân bố
giảm dần khi càng xa trường. Đa số các bạn sinh viên đầu thuê trọ tại địa điểm trọ ngay gần
trường. Cụ thể, 45,24% các bạn sinh viên ở cách trường dưới 1km (Địa điểm chủ yếu mà các
bạn sinh viên trong nhóm này trọ là Phố Chùa Láng). Địa điểm cách trường từ 1-4 km cũng
được nhiều bạn lựa chọn (34,29%), nhóm này thì phân bố khá rộng ở các địa điểm khác nhau
trong quận Cầu Giấy, Thanh Xuân hoặc Đống Đa. Hơn 90 % các sinh viên thuê trọ đều trong
8


Tiểu luận Nguyên lý thống kê

Lớp: TOA301_7

vòng bán kính 7km tính từ trường đại học. Có 3 sinh viên trong tổng số 210 bạn tham gia

khảo sát ở trọ cách trường trên 10 km.
Như vậy, có thể thấy rằng việc đi lại tới trường của các bạn sinh viên cũng là một trở
ngại lớn. Điều đó khiến đa số các sinh viên có xu hướng trọ gần trường học để tiện lợi cho
việc sinh hoạt và học tập hơn.
Câu 2. Diện tích phòng trọ của sinh viên Ngoại thương
Diện tích (m2)
< 10
10 - 15
15 - 20
20 - 25
25 - 30
≥ 30
Tổng

Số lượng
2
33
89
55
19
12
210

Tần suất(%)
0,95
15,71
42,38
26,19
9,05
5,71

100

Si
2
35
124
179
198
210

Biểu đồ về diện tích phòng trọ của các sinh viên

Diện tích trung bình:
n

x=

∑x f
i =1
n

i i

∑ fi

( )

= 19,6905 m 2    (trong đó x i là trị số giữa của từng tổ)

i =1


Mức độ phổ biến: Mode
Tổ chứa M0 là tổ (15-20) với tần suất fi=89

Mo = xM

o

+ hM
min

fM − fM
o

o

o −1

(fM − fM −1 ) + (fM − fM +1 )
o

o

o

= 18,1111

o

Trung vị :


9


Đề tài: Tình hình thuê nhà trọ của sinh viên Đại học Ngoại Thương

∑f
Me = x Me min + h Me

2

i

− SMe −1
fMe

= 18,9326

Vì M 0 < Me < X nên diện tích phòng trọ phân bố lệch phải.
Dựa trên các số liệu thu được, chúng ta có thể nhận thấy, diện tích phòng trọ của sinh
viên Ngoại thương khá đa dạng và có sự chênh lệch nhau khá lớn, dao động trong khoảng từ
10m2 đến 50m2. Trong đó diện tích phổ biến nhất là 18m2 , nằm trong khoảng từ 15 đến 20
m2, chiếm đến 42,38%. Chỉ một số rất ít sinh viên chọn phòng trọ với diện tích dưới 10m 2,
chiếm 0.95%.
Câu 3. Số người ở cùng phòng trọ với sinh viên Đại học Ngoại thương
Số bạn trọ cùng
0
1
2
3

4
5

Số người ở cùng một phòng
1
2
3
4
5
6
Tổng

Số lượng
18
90
75
23
3
1
210

Tỷ lệ (%)
8,57
42,86
35,71
10,95
1,43
0,48
100


Biều đồ về số sinh viên cùng ở một phòng trọ

10


Tiểu luận Ngun lý thống kê

Lớp: TOA301_7

Trung bình số người ở cùng :
0 × 18 + 1× 90 + 2 × 75 + 3 × 23 + 4 × 3 + 5 × 1
X1 =  
= 1,55238 (người)
210
Trung bình số sinh viên ở cùng một phòng :
1× 18 + 2 × 90 + 3 × 75 + 4 × 23 + 5 × 3 + 6 × 1
X2 =  
= X1 + 1 = 2,55238 (người)
210
Diện tích phòng trọ theo đầu người là:
Diện tích phòng trung bình
Diện  tích phòng trọ theo đầu người  =  
số người  trung bình ở một phòng
19,6905
=
= 7,71(m 2 / người)
2,55238
Các sinh viên có xu hướng th trọ cùng nhau để giảm các chi phí về tài chính. 91,43%
số sinh viên trong cuộc điều tra này đều có bạn cùng phòng, chỉ có 8,57 % (18/210 sinh viên)
ở một mình. Trung bình mỗi một phòng trọ đều có hơn 2 người ở cùng.

Diện tích phòng trọ theo đầu người chỉ có 7,71 m 2/người. Con số này là rất nhỏ, như
vậy cho thấy số lượng phòng trọ vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của sinh viên.

11


Đề tài: Tình hình thuê nhà trọ của sinh viên Đại học Ngoại Thương

Câu 4: Tiền thuê phòng trọ hàng tháng của sinh viên Ngoại thương
Mức
1
2
3
4
5
6
7
8

Tiền phòng (VNĐ)
Từ 500.000 - 1.000.000
Từ 1.000.000 - 1.500.000
Từ 1.500.000 - 2.000.000
Từ 2.000.000 - 2.500.000
Từ 2.500.000 - 3.000.000
Từ 3.000.000 - 3.500.000
Từ 3.500.000 - 4.000.000
Từ 4.000.000 - 4.500.000
Tổng


Số lượng
9
33
88
51
18
6
3
2
210

Tỷ lệ (%)
4,286
15,714
41,905
24,286
8,571
2,857
1,428
1,428
100

Chi phí thuê phòng trọ trung bình
750 × 9 + 1250 × 33 + 1750 × 88 + 2250 × 51 + 2750 ×18 + 3250 × 6 + 3750 × 3 + 4250 × 2
X = 
9 + 33 + 88 + 51 + 18 + 6 + 3 + 2
= 1930,95 (nghìn VNÑ)
Tính Mo
- Tổ chứa Mo là tổ (1.500.000 – 2.000.000) với tần số fi = 88
Mo = 1500 + 500 ×


88 − 33
= 1513,51  nghìn 
VNÑ )
(
( 88 − 33) + ( 88 − 51)

Tính phương sai

σ 2x = 376789,2404 ⇒ σ = 613,83
Tiền phòng trung bình tính theo đầu người:

12


Tiểu luận Ngun lý thống kê

Lớp: TOA301_7
tiền  phòng trung bình
số người  ở cùng một phòng trung bình
1930,95
=
= 757,24 (nghìn VNĐ)
2,55

Tiền phòng tính theo đầu người =

Nhận xét:
Dựa trên các số liệu thu được, chúng ta có thể nhận thấy, giá th phòng trọ hàng tháng
của sinh viên Ngoại thương khá đa dạng và có sự chênh lệch nhau khá lớn (với sai số:

σ = 613,83 ), dao động trong khoảng từ 500.000 đến 4.500.000 VNĐ/tháng. Trong đó mức
giá phổ biển nhất là 1.500.000 VNĐ/tháng, nằm trong khoảng từ 1.500.000 VNĐ đến
2.000.000 VNĐ, chiếm đến 41,9%. Mức giá từ 2.000.000VNĐ đến 2.500.000VNĐ cũng
chiếm tỷ lệ khá lớn (24,28%). Chỉ một số rất ít sinh viên chọn phòng trọ với giá cao hơn
3.000.000đ/tháng.
Dựa trên mức sống trung bình hiện nay thì giá th nhà trọ của sinh viện Ngoại thương
cũng khá cao. Chỉ có số ít sinh viên chọn th được phòng trọ giá rẻ dưới 1.000.000 VNĐ,
nhưng con số này khơng đáng kể, chỉ chiếm 4,28% trên tổng số sinh viên được điều tra.
Xu hướng ở chung một phòng để giảm tiền phòng cho mỗi sinh viên là một biện pháp
rất hiệu quả để tiết kiệm tiền bạc. Nếu tính theo tiền phòng trọ trung bình trên đầu người thì
mỗi sinh viên Ngoại Thương trung bình mỗi tháng sẽ chỉ phải bỏ ra khoảng trên 700.000
VNĐ, thấp hơn rất nhiều so với con số 1.930.950 VNĐ.
Câu 5: Số tiền th nhà chiếm bao nhiêu phần trăm tổng số tiền chi tiêu một tháng.
Phương án lựa chọn
A: 0 – 20 %
B: 20 – 40 %
C: 40 – 60 %
D: 60 – 80 %
E: 80 – 100 %
Tổng

Số lượng
14
83
95
15
3
210

Tỉ lệ phần trăm (%)

6.67
39.52
45.24
7.14
1.43
100

13


Đề tài: Tình hình thuê nhà trọ của sinh viên Đại học Ngoại Thương

Biểu đồ tỷ lệ % số tiền thuê nhà trong tổng số tiền chi tiêu hàng tháng:

Trung bình:
10 × 14 + 30 × 83 + 50 × 95 + 70 × 15 + 90 × 3
X = 
= 41, 42%
210
Nhận xét:
Như vậy có trong tổng số bạn được hỏi thì có 6,67% bạn chi 0 – 20% số tiền chi tiêu
trong một tháng cho việc thuê nhà trọ; 39,52% chi 20 – 40% ; 45,24% chi 40 – 60% ; 7,14%
chi 60 – 80% ; còn lại 1,43% chi 80 – 100%.
Số tiền thuê nhà trọ trung bình chiếm 41,42% tổng chi tiêu của một sinh viên trong một
tháng. Như vậy, tiền thuê nhà là một khoản phí lớn nếu so với các khoản phí sinh hoạt phải trả
khác của sinh viên.
Câu 6: Tiền điện, nước hàng tháng
Trong quá trình thống kê về tiền điện, tiền nước mà mỗi sinh viên trọ phải chi trả mỗi
tháng, nhóm đã thu được bộ số liệu với 2 đơn vị khác nhau ở cả 2 tiêu chí là tiền điện (tiền
điện/số – tiền điện/tháng) và tiền nước (tiền nước/m 3 – tiền nước/tháng). Điều này đã gây ra

một số khó khăn trong quá trình tổng hợp và phân tích số liệu.
Để khắc phục hiện tượng này, nhóm đã tiến hành thêm một thống kê phụ đối với những
bạn sinh viên thuê trọ mà tiền điện, nước được tính theo số điện và khối nước để xác định
trung bình một tháng một bạn sinh viên dùng hết bao nhiêu số điện và bao nhiêu m 3 nước. Từ
đó chuyển giá tiền điện, nước tính theo một đơn vị thành số tiền điện, nước mỗi tháng phải
trả. (bảng kết quả của thống kê phụ được đính kèm ở phần phụ lục)
14


Tiểu luận Nguyên lý thống kê

Lớp: TOA301_7

Giá trị trung bình thu được sau điều tra phụ:
• Số điện trung bình dùng 1 tháng: 40 số
• Số khối nước trung bình dùng trong 1 tháng: 11 m3
Sử dụng 2 giá trị này nhân với số tiền phải trả cho mỗi số điện và mỗi m 3 nước, ta sẽ thu
được số tiền điện và nước trung bình mỗi tháng phải trả.
Ta có bảng kết quả
Tiền điện
<50000
50000-100000
100000-150000
150000-200000
200000-250000
≥250000
Tổng

Số lượng
3

8
113
69
9
8
210

Tần suất (%)
1,42%
3,81%
53,81%
32,86%
4,29%
3,81%
100%

Si
3
11
124
193
202
210

Tiền nước
<50000
50000-100000
100000-150000
150000-200000
200000-250000

≥250000
Tổng

Số lượng
41
98
25
33
7
6
210

Tần suất (%)
19,52%
46,67%
11,90%
15,71%
3,33%
2,87%
100%

Si
41
139
164
197
204
210

Đồ thị về tiền điện và tiền nước phải chi trả trung bình một tháng củasinh viên Ngoại

Thương

Tiền điện hàng tháng:
15


Đề tài: Tình hình thuê nhà trọ của sinh viên Đại học Ngoại Thương
25000 × 3 + 75000 × 8 + 125000 × 113 + 175000 × 69 + 225000 × 9 + 275000 × 8
X = 
210
= 148,10
Tính M0
Tổ có chứa Mo là tổ (100 – 150) với tần số là 113
Mo = 100 + 50 ×

113 − 8
= 135,23 nghìn 
VNÑ )
(
( 113 − 8) + ( 113 − 69 )

Tiền nước hàng tháng
25000 × 41 + 75000 × 98 + 125000 × 25 + 175000 × 33 + 225000 × 7 + 275000 × 6
X = 
210
= 97619,05
Tính Mo
Tổ có chứa Mo là tổ (50-100) với tần số là 98
M o = 50 + 50 ×


98 − 41
= 71,92 nghìn 
VNÑ )
(
( 98 − 41) + ( 98 − 25)

Nhận xét:
Tiền điện hàng tháng của sinh viên Ngoại Thương thuê trọ phân bố khá rộng, từ dưới
40.000 VNĐ đến 500.000 VNĐ, nhưng chủ yếu nằm trong khoảng 100.000 – 150.000 VNĐ.
Tiền điện trung bình mà một sinh viên phải trả là 148,10 nghìn VNĐ. Lượng sinh viên phải
trả tiền điện một tháng nhỏ hơn 200.000 VNĐ lên tới 193 sinh viên trong tổng số 210 sinh
viên điều tra. Số sinh viên phải trả tiền điện với giá cao hơn 200.000VNĐ một tháng chỉ là 17
sinh viên.
Tương tự, tiền nước hàng tháng của sinh viên Ngoại Thương thuê trọ cũng phân bố
khá rộng từ 13.000 VNĐ đến 500.000VNĐ, nhưng chủ yếu nằm trong khoảng 50 –
100.000VNĐ, tiền nước trung bình hàng tháng mà một sinh viên phải trả là 97.619,05 VNĐ.
Lượng sinh viên phải trả tiền nước một tháng nhỏ hơn 200.000 VNĐ lên tới 197 sinh viên
trong tổng số 210 sinh viên điều tra. Số sinh viên phải trả tiền nước với giá cao hơn 200.000
một tháng chỉ là 13 sinh viên.
Tiền điện và tiền nước mà một sinh viên thuê trọ phải trả hàng tháng là khá phù hợp
với mức sống và thu nhập của sinh viên hiện nay, tổng tiền điện nước trung bình chỉ bằng
khoảng 13% so với tiền nhà trung bình.
Câu 7: Số lần chuyển nhà
Bảng phân bố số liệu:
Số lần chuyển trọ

0

1


2

3

4

5

6

Tổng

16


Tiểu luận Nguyên lý thống kê

Lớp: TOA301_7

Tần số

76

45

55

23

7


3

1

210

Tần suất

0,362

0,214

0,262

0,110

0,033

0,014

0,005

1

Đồ thị thể hiện mức độ chuyển trọ của sinh viên FTU

Trung bình:
n


X=

∑ x .p
∑ p
i =1 i
n

i

=

i =1 i

0,76 + 1,45 + 2,55 + 3,23 + 4,7 + 5,3 + 6,1
= 1,30
210

Mode: Dễ dàng nhận thấy số sinh viên chưa chuyển trọ lần nào là nhiều nhất (76).
Nhận xét:
Các sinh viên Ngoại Thương trung bình đã chuyển trọ ít nhất 1 lần (trung bình là 1,3
lần).Điều này cho thấy việc lựa chọn một nơi ở thích hợp không hề dễ dàng và khó được ngay
trong lần chọn đầu tiên. Tuy vậy, việc số sinh viên chưa chuyển trọ lần nào chiếm tỉ trọng
nhiều nhất (36,2%) cũng cho thấy khả năng đáp ứng nhu cầu ở của các nhà trọ cho các sinh
viên là tương đối tốt.
Câu 8. Đánh giá chất lượng dịch vụ
Mức độ đánh giá tiêu chí: 4: rất tốt; 3: tốt; 2: trung bình; 1: không tốt; 0: rất kém
Tiêu chí

0


Điện

Nước

Công trình

Mạng

An ninh

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


2

0,95

6

2,86

1

0,48

5

2.38

1

0.48

17


Đề tài: Tình hình thuê nhà trọ của sinh viên Đại học Ngoại Thương
1
10
2
56
3
96

4
46
Tổng
210
Trung bình 2.83

4,76
7
26,67 60
45,71 92
21,91 45
100 210
2.78

3,33 15
28,57 66
43,81 81
21,43 47
100 210
2.75

7,14 20
31,43 66
38,57 92
22,38 27
100 210
2.55

9.52
6

2.86
31.43 41 19.52
43.81 100 47.62
12.86 62 29.52
100 210 100
3.03

Biểu đồ tỷ lệ đánh giá chất lượng dịch vụ phòng trọ

Nhận xét:
Ở tất cả các tiêu chí đều có sinh viên đánh giá rất kém dịch vụ mà họ đang sử dụng
nhưng số lượng này là rất nhỏ (Điện 0,95%, Nước 2,86%, Công trình 0,48%, Mạng 2,38%,
An ninh 0,48%). Số sinh viên đánh giá các dịch vụ họ sử dụng không tốt không cao (chỉ
chiếm từ 2,86% – 9,52% đối với từng tiêu chí cụ thể). Phần lớn sinh viên cho rằng các dịch vụ
tại phòng trọ của họ đang sử dụng là tốt (chiếm số lượng cao nhất ở tất cả các dịch vụ được
đưa ra, cao nhất ở đánh giá cho tiêu chí An ninh chiếm tới 47,62% số phiếu điều tra ). Còn lại
số lượng khá cao sinh viên tạm hài lòng (mức trung bình dao động từ 19,52% – 31,43%) và
rất hài lòng (mức rất tốt, thấp nhất ở dịch vụ mạng 12,86% và cao nhất là An ninh 29,52%).
Điểm trung bình cho từng tiêu chí lần lượt là:
• Điện: 2,83
• Nước: 2,78
• Công trình: 2,75
• Mạng: 2,55

18


Tiểu luận Nguyên lý thống kê

Lớp: TOA301_7


• An ninh: 3,03
Như vậy có thể kêt luận phần lớn sinh viên trong số được điều tra hiện đang được sử
dụng những dịch vụ phù hợp và chất lượng, đặc biệt là An ninh với mức điểm trung bình >3
(trên mức tốt). Thấp nhất là đánh giá về chất lượng mạng với điểm trung bình là 2,55 nhưng
vẫn ở trên mức trung bình. Thông qua chỉ số đánh giá về chất lượng dịch vụ của các sinh viên,
có thể nắm rõ được những tiêu chuẩn cho phòng trọ phù hợp với yêu cầu của sinh viên, mở
rộng việc kinh doanh và để chất lượng phòng trọ ngày càng được hoàn thiện.
Câu 9: Mức độ hài lòng về nhà trọ đang thuê của các sinh viên Ngoại Thương
Mức độ hài lòng

bình thường
không
Tổng

Số lượng
100
98
12
210

Tần suất (%)
47,62%
46,67%
5,71%
100%

Đồ thị về mức độ hài lòng của sinh viên về nhà trọ đang thuê

Nhận xét:

19


Đề tài: Tình hình thuê nhà trọ của sinh viên Đại học Ngoại Thương
Đa số các sinh viên đều hài lòng với chỗ trọ mà mình đang ở, có tới gần một nửa số bạn
sinh viên được hỏi (100 sinh viên – 47,62%) hài lòng. Số bạn cảm thấy còn đôi chút chưa hài
lòng cũng xấp xỉ với số bạn hài lòng (46,67%). Số bạn không hài lòng chỉ chiếm 5,71%,
tương đương với 12 bạn trong tổng số 210 sinh viên tham gia điều tra. Như vậy, có thể thấy
rằng các phòng trọ hiện tại cũng đã đáp ứng khá tốt các dịch vụ cũng như giá cả khiến sinh
viên cảm thấy thỏa mãn với quyết định của mình.
Câu 10: Các ý kiến đống góp của sinh viên với chủ nhà trọ
Bảng tổng hợp số lượng ý kiến
Các ý kiến đóng góp
Giá cả
Nước
Điện
Mạng
An ninh
Chỗ để xe
Khu vệ sinh
Khác
Tổng số ý kiến đưa ra

Số lượng
25
18
15
9
8
4

4
4
87

Tỉ lệ ( %)
28,7
20,7
17,2
10,3
9,2
4,6
4,6
4,6
100

Nhận xét:
Có 87 ý kiến tất cả của các sinh viên Ngoại thương thuê trọ được tham gia khảo sát,
phản ánh những điểm chưa tốt của các dịch vụ tại phòng trọ, cần phải khắc phục. Nhìn vào
bảng số liệu và biểu đồ chúng ta thấy: Phần lớn các ý kiến đóng góp tập trung vào việc giá cả
nhà trọ với 25 ý kiến trong tổng số 87 ý kiến, chiếm 28,7%. Tiếp theo đó là ý kiến về giá và
chất lượng nước với 18 ý kiến, chiếm 20,7%. Thứ ba, là ý kiến về giá tiền điện với 15 ý kiến,

20


Tiểu luận Nguyên lý thống kê

Lớp: TOA301_7

chiếm 17,2%. Cuối cùng là các ý kiến về dịch vụ mạng Internet, an ninh, chỗ để xe, khu vệ

sinh nhà trọ và các ý kiến khác.
Một số ý kiến tiêu biểu:
• Giảm giá phòng
• Hay mất điện, nước, mất mạng
• Không có chỗ để xe
• Vệ sinh sân chung kém
• ……
II. XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỒI QUY TƯƠNG QUAN
Chi phí phòng trọ được các bạn sinh viên quan tâm hàng đầu. Có thể nói chi phí trả tiền
thuê nhà hàng tháng chiếm một tỉ lệ lớn trong chi tiêu của các bạn sinh viên. Vì thế, xác định
được nguyên nhân chính ảnh hưởng tới số tiền mà mỗi tháng sinh viên phải chi trả cho phòng
trọ có ý nghĩa rất quan trọng.
1. Cơ sở lý luận mô hình
Về mặt chủ quan, nhóm cho rằng về các yếu tố ảnh hưởng tới giá thuê phòng trọ, có thể
nhận thấy có hai nhân tố quan trọng nhất đó là diện tích phòng trọ và số người ở cùng phòng
trọ. Có thể dễ nhận thấy thực tế là diện tích phòng trọ càng lớn thì chi phí cho nó sẽ tăng lên
tương ứng. Phòng càng rộng rãi, thoáng mát thì chi phí có thể bị đội lên nhiều lần cùng với
chi phí mua đồ đạc bên trong đó. Hơn nữa, nếu cùng một căn phòng cho thuê, nếu càng nhiều
bạn sinh viên ở chung thì số tiền phòng sẽ được chia đều cho mỗi người, do đó tiền phòng trọ
mà mỗi sinh viên trả mỗi tháng sẽ được giảm đi đáng kể.
Trong thực tế, còn rất nhiều nhân tố cũng có mức ảnh hưởng tới chi phí phòng trọ,
nhưng mang tính ngẫu nhiên hoặc không mang tính đại diện cao. Ví dụ khoảng cách từ khu
trọ tới trường đại học. Dễ thấy rằng việc xem xét gần hay xa so với các trường đại học mang
tính chất tương đối đối với người được điều tra. Vì thế mức đại diện sẽ thấp hơn. Chính vì thế,
nhóm quyết định chọn ra hai nhân tố chính ảnh hưởng tới giá phòng trọ, đó là diện tích và số
người ở cùng.
2. Kết quả mô hình
Nhóm tiến hành hồi quy chi phí phòng trọ tính theo đầu người Y theo số người ở cùng
NUM và diện tích S, thu được mô hình1:
Y = − 351248,9409 × NUM + 26341,58982 × S + 854685, 0255


1

Bảng số liệu chi tiết được đính kèm ở phần phụ lục

21


Đề tài: Tình hình thuê nhà trọ của sinh viên Đại học Ngoại Thương
Hệ số tương quan bội R = 0,7076 = 70,76%, đây là mối tương quan tuyến tính khá chặt
chẽ.
Hệ số hồi quy chuẩn hóa
βS = b S ×

σS
= 0,354862
σY

βNUM = bNUM ×

σNUM
= −0, 749084307
σY

3.Nhận xét
Như vậy diện tích có quan hệ tỉ lệ thuận với giá phòng trọ và số người ở cùng có quan
hệ tỉ lệ nghịch tới giá phòng trọ. Và ảnh hưởng của số người ở cùng đối với giá phòng trọ
hàng tháng lớn hơn ảnh hưởng của diện tích phòng trọ đối với giá phòng trọ hàng tháng.
Trong mô hình, chúng ta có thể thấy, nếu tăng diện tích lên 1 m 2 thì chi phí phòng trọ
trên đầu người chỉ tăng lên khoảng 26.341,6 nghìn, song nếu giảm đi một người ở cùng thì chi

phí phòng trọ trên đầu người sẽ tăng lên tới mức 351.248,9 nghìn đồng. Như vậy mức biến
động giá phòng trọ gây ra bởi số người ở cùng lớn hơn so với mức biến động giá phòng trọ
gây ra bởi diện tích phòng trọ.
Từ hai điều trên có thể thấy rằng, hai tiêu thức nguyên nhân diện tích phòng trọ và số
người ở cùng ảnh hưởng khá lớn tới chi phí phòng trọ hàng tháng của sinh viên. Các bạn sinh
viên muốn giảm chi phí thì có thể chuyển tới nơi có phòng trọ có diện tích nhỏ hơn, hoặc có
cách hiệu quả hơn là mời bạn tới trọ cùng phòng. Điều này sẽ giúp các bạn sinh viên giảm đi
đáng kể chi phí thuê phòng trọ và tập trung nguồn hỗ trợ của cha mẹ vào công việc học tập.

22


Tiểu luận Nguyên lý thống kê

Lớp: TOA301_7

KẾT LUẬN
Là một trường đại học tên tuổi, Đại học Ngoại Thương được nhiều học sinh xuất sắc
của các trường THPT trên cả nước lựa chọn để nộp hồ sơ dự thi tuyển sinh Đại Học. Quy mô
và chất lượng của trường ngày càng tăng. Hiện nay, trường đang đào tạo gần 10.000 sinh
viên. Với một vị trí không thuận lợi, diện tích quá chật hẹp nên lượng sinh viên được ưu tiên
ở trong kí túc xá của trường rất hạn chế, đặc biệt khi phần lớn sinh viên của trường đều từ tỉnh
khác đổ về Hà Nội. Nhà trọ là nhu cầu hết sức cần thiết. Như vậy, khi thuê nhà trọ thì sinh
viên ĐH Ngoại Thương thường quan tâm về những yếu tố nào? Bản điều tra thống kê này có
thể đưa ra những câu trả lời đơn giản nhưng cơ bản nhất cho câu hỏi trên.
Vấn đề đầu tiên mà mỗi sinh viên quan tâm khi tìm thuê trọ đó chính là vị trí nhà trọ (ở
đâu, xa hay gần trường). Kết quả thu được đã chỉ ra rằng đa số các bạn sinh viên đầu thuê trọ
tại địa điểm ngay gần trường, 45,24% các bạn sinh viên ở cách trường dưới 1km, phổ biến
nhất là phố Chùa Láng, quận Đống Đa. Đây là khu vực có nhiều trường đại học nên được coi
là khá đắt đỏ cả về tiền thuê nhà lẫn chí phí sinh hoạt. Tuy nhiên không vì lí do đó mà sinh

viên chọn chỗ trọ xa hơn với giá rẻ hơn, chỉ có 3 sinh viên trong tổng số 210 bạn tham gia
khảo sát ở trọ cách trường trên 10 km.
Nhân tố thứ hai ảnh hưởng đến việc thuê nhà trọ của sinh viên đó chính là diện tích
phòng trọ. Có 91,43% sinh viên có xu hướng thuê trọ cùng nhau (thường là ở từ 2 đến 4
người) để có thể giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống cũng như học tập đồng thời giảm tối đa các
chi phí về tài chính. Chính vì vậy, phần lớn sinh viên thuê nhà trọ có diện tích nằm trong
khoảng từ 15 đến 20 m2, phổ biến nhất là 18m2 chiếm đến 42,38%. Bên cạnh đó, chỉ có 8,57%
(18/210 sinh viên) ở một mình cho nên chỉ có 0,95% sinh viên chọn phòng trọ với diện tích
dưới 10m2.
Cũng qua bản điều tra, ta có thể nhận thấy rằng, sinh viên Ngoại Thương nói riêng và
sinh viên các trường Cao Đẳng, Đại Học nói chung rất chú trọng đến vấn đề giá cả (phòng trọ,
điện, nước). Trước hết về giá cả, theo kết quả điều tra thì mức giá phổ biển nhất mà sinh viên
chi trả cho việc thuê nhà là 1.500.000 VNĐ/tháng, nằm trong khoảng từ 1.500.000 VNĐ đến
2.000.000 VNĐ, chiếm đến 41,9%. Mức giá từ 2.000.000 VNĐ đến 2.500.000 VNĐ cũng
chiếm tỷ lệ khá lớn (24,28%). Chỉ một số rất ít sinh viên chọn phòng trọ với giá cao hơn
3.000.000đ/tháng. Trong bản điều tra chúng ta nhận thấy xu hướng chung của sinh viên là ở
ghép để giảm tiền phòng. Có thể nói đây là một biện pháp rất hiệu quả để tiết kiệm tiền bạc.
Nếu tính theo tiền phòng trọ trung bình trên đầu người thì mỗi sinh viên Ngoại Thương trung
bình sẽ chỉ phải bỏ ra khoảng trên 700.000 VNĐ/tháng hoàn toàn hợp lí với số tiền mà bố mẹ

23


Đề tài: Tình hình thuê nhà trọ của sinh viên Đại học Ngoại Thương
chu cấp cho sinh viên hàng tháng. Theo bản điều tra, số tiền thuê nhà trọ trung bình chiếm
41,42% tổng chi tiêu của một sinh viên trong một tháng. Phần còn lại họ phải chi cho các
khoản khác như tiền học phí, phương tiện đi lại, tiền ăn uống, quần áo, giày dép,…
Còn về vấn đề điện và nước thì dựa vào kết quả điều tra ta thấy rằng: tiền điện và tiền
nước mà một sinh viên thuê trọ phải trả hàng tháng là khá phù hợp với mức sống và thu nhập
của sinh viên hiện nay, tổng tiền điện nước trung bình chỉ bằng khoảng 13% so với tiền nhà

trung bình. Cụ thể, tiền điện trung bình mà một sinh viên phải trả là 148,10 nghìn VNĐ/tháng
còn tiền nước trung bình mà một sinh viên phải trả là 97.619,05 VNĐ/tháng.
Như vậy, trong bối cảnh giá cả tăng chóng mặt hiện nay, giá cả phòng trọ, điện, nước
của chỗ cho thuê trọ là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến việc thuê
nhà trọ của sinh viên. Nhiều sinh viên cũng có cách khác nhau để giảm bớt các chi phí như: ở
ghép đông người một phòng để giảm chi phí tiền nhà, mua bếp than tổ ong để nấu thay vì sử
dụng bếp gas và điện, dùng đèn USB, không sử dụng máy vi tính… Tuy vậy, những cách này
cũng chỉ là các biện pháp tạm thời và tỏ ra không hiệu quả về lâu dài khi mà giá nhà, giá điện
và mọi mặt hàng cứ đua nhau tăng vùn vụt.
Khi tiến hành khảo sát, chúng em có câu hỏi về số lần chuyển trọ của sinh viên và kết
quả thu được hết sức bất ngờ: số sinh viên chưa chuyển trọ lần nào chiếm tỉ trọng nhiều nhất
(36,2%) cũng cho thấy khả năng đáp ứng nhu cầu ở của các nhà trọ cho các sinh viên hiện nay
là tương đối tốt.
Điều này còn được chứng minh thông qua kết quả thu được, khi chúng em đã đưa ra các
tiêu chí: điện, nước, mạng, an ninh để các bạn sinh viên đánh giá chất lượng. Phần lớn sinh
viên cho rằng các dịch vụ tại phòng trọ của họ đang sử dụng là tốt, chiếm số lượng cao nhất ở
tất cả các dịch vụ được đưa ra, cao nhất ở đánh giá cho tiêu chí An ninh chiếm tới 47,62% số
phiếu điều tra. Điểm trung bình của các tiêu chí dao động từ 2,55 (chất lượng mạng) đến
3,03(an ninh). Từ đó, ta có thể khẳng định lại một lần nữa: đa số sinh viên trong số được điều
tra hiện đang được sử dụng những dịch vụ phù hợp và có chất lượng khá tốt.
Kết quả điều tra cũng cho ta thấy được mức độ hài lòng của sinh viên về nhà trọ đang ở
hiện nay. Có tới gần một nửa số bạn sinh viên được hỏi (100 sinh viên tương ứng với 47,62%)
hài lòng với chỗ trọ mình đang ở. Số bạn cảm thấy còn đôi chút chưa hài lòng cũng xấp xỉ với
số bạn hài lòng (46,67%). Chỉ còn lại 12 bạn trong tổng số 210 sinh viên tham gia điều tra,
chiếm 5,71% sinh viên là cảm thấy không hài lòng. Qua đây, chúng ta có thể thấy rằng phòng
trọ hiện nay cũng đã đáp ứng khá tốt các dịch vụ cũng như giá cả khiến sinh viên cảm thấy
thỏa mãn với quyết định của mình.

24



Tiểu luận Nguyên lý thống kê

Lớp: TOA301_7

Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số dịch vụ của nhà trọ mà sinh viên chưa hài lòng. Trong
tổng số 210 sinh viên tham gia khảo sát thì có 87 bạn có ý kiến đóng góp về điểm chưa tốt cần
phải khắc phục như: giảm giá tiền thuê nhà, hay mất điện, nước, mạng, không có chỗ để xe,…
Tóm lại, thông qua bản điều tra thống kê về vấn đề thuê nhà trọ của sinh viên ĐH Ngoại
Thương ta có thể quan sát được tình hình thuê nhà trọ cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định thuê nhà của sinh viên hiện nay. Bên cạnh đó ta cũng dễ dàng biết mức độ hài lòng
về nhà trọ của sinh viên hiện nay là như thế nào. Hầu hết sinh viên đều hài lòng về chất lượng
dịch vụ, giá cả. Cuối cùng, ta còn có thể dự đoán được rằng nhu cầu thuê trọ của sinh viên
Ngoại Thương nói riêng và sinh viên cả nước nói chung vẫn còn ở mức cao trong những năm
tới đây. Vì vậy, kinh doanh trong lĩnh vực cho thuê nhà trọ là vô cùng tiềm năng. Trong tương
lai sẽ có nhiều người xây nhà cho thuê từ nó nảy sinh cạnh tranh. Vì lẽ đó, nhóm đề xuất một
số biện pháp cải thiện, nâng cao chất lượng nhà trọ để phục vụ nhu cầu nhà trọ cho sinh viên:
 Người cho thuê xây dựng những dãy nhà trọ đáp ứng chất lượng dịch vụ tốt, giá cả
hợp lí phù hợp với mức sống của sinh viên. Nhà trọ có thể cho nhiều người thuê và cho thuê
lâu dài vì vậy vẫn đảm bảo về lợi nhuận cho chủ nhà trọ
 Lắng nghe những ý kiến phản hồi hoặc đóng góp của sinh viên thuê trọ để từ đó có
những điều chỉnh, thay đổi phù hợp hơn
 Cần có hợp đồng cho thuê nhà trọ rõ ràng, minh bạch để đảm bảo công bằng cho cả
người đi thuê và cho thuê

25


×