ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
PHAN THỊ TỐ HOA
QUY HOẠCH CÁN BỘ LÃNH ĐẠO DIỆN
BAN THƢỜNG VỤ TỈNH ỦY QUẢN LÝ TỈNH HÀ TĨNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
HÀ NỘI – 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
PHAN THỊ TỐ HOA
QUY HOẠCH CÁN BỘ LÃNH ĐẠO DIỆN
BAN THƢỜNG VỤ TỈNH ỦY QUẢN LÝ TỈNH HÀ TĨNH
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thanh
HÀ NỘI - 2014
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC
QUY HOẠCH CÁN BỘ LÃNH ĐẠO DIỆN BAN THƢỜNG VỤ TỈNH ỦY
QUẢN LÝ ....................................................................................................... 10
1.1 Cán bộ và công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo diện ban thƣờng vụ tỉnh ủy
quản lý ............................................................................................................. 10
1.1.1. Khái niệm, vị trí, vai trò của cán bộ và công tác cán bộ ....................... 10
1.1.2. Quan điểm, ý nghĩa tầm quan trọng của công tác quy hoạch cán bộ.......... 17
1.2. Nội dung và phƣơng pháp quy hoạch cán bộ lãnh đạo diện ban thƣờng vụ
tỉnh ủy quản lý ................................................................................................. 23
1.2.1. Nội dung quy hoạch .............................................................................. 23
1.2.2. Phƣơng pháp quy hoạch ........................................................................ 27
1.3 Tiêu chí đánh giá công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo diện ban thƣờng vụ
tỉnh ủy quản lý ................................................................................................ 29
1.3.1.Đánh giá về việc ban hành Quy định về tiêu chuẩn, chức danh quy
hoạch ............................................................................................................... 29
1.3.2. Đánh giá về thực hiện quy trình quy hoạch cán bộ............................... 29
1.3.3. Đánh giá về công tác quản lý và thực hiện quy hoạch.......................... 30
1.4 Kinh nghiệm công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo diện ban thƣờng vụ tỉnh
ủy quản lý ở một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng............................ 31
1.4.1. Tình hình công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo ở một số tỉnh, thành
(Nghệ An, Quảng Trị). .................................................................................... 31
1.4.2. Bài học kinh nghiệm ............................................................................. 41
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUY HOẠCH CÁN BỘ LÃNH
ĐẠO DIỆN BAN THƢỜNG VỤ TỈNH ỦY QUẢN LÝ TỈNH HÀ TĨNH TỪ
NĂM 2005 – NAY .......................................................................................... 43
2.1.Tổng quan tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh ảnh hƣởng đến công tác
quy hoạch cán bộ lãnh đạo .............................................................................. 43
2.1.1 Tình hình kinh tế .................................................................................... 44
2.1.2 Tình hình văn hóa - xã hội của tỉnh ....................................................... 50
2.2.Thực trạng tình hình công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo diện Ban
Thƣờng vụ tỉnh ủy quản lý tại tỉnh Hà Tĩnh từ năm 2005 – nay .................... 53
2.2.1. Xây dựng Quy định về tiêu chuẩn cán bộ diện Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy
quản lý ............................................................................................................. 53
2.2.2. Quy trình xây dựng quy hoạch cán bộ ở tỉnh Hà Tĩnh ......................... 71
2.2.3. Quản lý và thực hiện quy hoạch............................................................ 78
2.2.4. Kết quả của công tác quy hoạch tỉnh Hà Tĩnh từ năm 2005 – nay ........... 84
2.3 Đánh giá chung ......................................................................................... 88
2.3.2. Tồn tại, hạn chế ..................................................................................... 91
2.3.3. Nguyên nhân ......................................................................................... 94
Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU HOÀN
THIỆN CÔNG TÁC QUY HOẠCH CÁN BỘ LÃNH ĐẠO DIỆN BAN
THƢỜNG VỤ TỈNH ỦY QUẢN LÝ TỈNH HÀ TĨNH TRONG THỜI GIAN
ĐẾN 2015 TẦM NHÌN 2020.......................................................................... 97
3.1. Mục tiêu, phƣơng hƣớng .......................................................................... 97
3.1.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội trong thời gian sắp tới ................................... 97
3.1.2. Mục tiêu, phƣơng hƣớng hoàn thiện công tác quy hoạch cán bộ của tỉnh
trong thời gian sắp tới ................................................................................... 100
3.2. Một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo diện
Ban Thƣờng vụ tỉnh ủy quản lý tỉnh Hà Tĩnh đến 2015, tầm nhìn 2020 .......... 103
3.2.1. Nâng cao nhận thức và thống nhất về nhận thức trong công tác quy
hoạch ............................................................................................................. 103
3.2.2. Xây dựng, thực hiện tốt quy trình quy hoạch cán bộ lãnh đạo; Thƣờng
xuyên rà soát đánh giá xác định nguồn quy hoạch cán bộ ............................ 105
3.2.3. Xây dựng tiêu chuẩn gắn với chức danh ........................................... 107
3.2.4. Kết hợp chặt chẽ công tác quản lý, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi
dƣỡng và luân chuyển, bố trí, sử dụng cán bộ theo quy hoạch ..................... 107
3.2.5. Lãnh đạo chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị các cấp
tham gia xây dựng và giám sát thực hiện quy hoạch cán bộ ........................ 112
3.3 Kiến nghị ................................................................................................. 113
KẾT LUẬN ................................................................................................... 117
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 118
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với
vận mệnh của Đảng, của đất nƣớc và chế độ, là khâu then chốt trong công tác
xây dựng Đảng. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc đòi hỏi
Đảng, nhà nƣớc ta phải xây dựng đƣợc đội ngũ cán bộ ngang tầm, góp phần
thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lƣợc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa.
Để đạt đƣợc mục tiêu đó, Đảng, Nhà nƣớc luôn coi trọng thực hiện
thống nhất đồng bộ các khâu trong công tác cán bộ, đặc biệt là khâu quy
hoạch cán bộ. Trong quy trình công tác cán bộ của Đảng, công tác quy hoạch
cán bộ lãnh đạo, quản lý có vị trí cực kỳ quan trọng, nhƣ Nghị quyết Hội nghị
lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ƣơng, khoá VIII nhấn mạnh: "Quy hoạch
cán bộ là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, bảo đảm cho công tác
cán bộ đi vào nền nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước
mắt và lâu dài". Nghị quyết số 42-NQ/TW, ngày 30-11-2004 của Bộ Chính
trị về quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nƣớc cũng khẳng định rõ: “Mục đích của công tác quy hoạch
cán bộ là nhằm tạo sự chủ động, có tầm nhìn chiến lƣợc trong công tác cán
bộ; khắc phục tình trạng hẫng hụt trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý; bảo
đảm tính kế thừa, phát triển, sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế
hệ cán bộ; giữ vững đoàn kết nội bộ và sự ổn định chính trị”.
Quán triệt, vận dụng các nghị quyết của Đảng về công tác quy hoạch
cán bộ, trƣớc tình hình thực tiễn và yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ chính trị
của tỉnh, Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã xác định đƣợc tầm quan trọng
của công tác quy hoạch cán bộ và luôn có sự quan tâm đặc biệt, nhất là đối
tƣợng cán bộ lãnh đạo diện Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy quản lý.
1
Trong nhiều năm qua, tại tỉnh Hà Tĩnh, công tác quy hoạch cán bộ đã
đƣợc chú trọng và đạt đƣợc những kết quả nhất định. Về cơ bản đã đáp ứng
đƣợc nhu cầu về cán bộ. Quy hoạch cán bộ nhìn chung đã đƣợc thực hiện theo
nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan và công khai; kết quả quy hoạch
cán bộ đã thể hiện phƣơng châm “động” và “mở”, một chức danh đã quy
hoạch nhiều ngƣời và một ngƣời quy hoạch vào nhiều chức danh; có rà soát,
đƣa ra khỏi quy hoạch những ngƣời không còn đủ tiêu chuẩn, bổ sung vào
quy hoạch những nhân tố mới. Trên cơ sở quy hoạch cán bộ đã chủ động xây
dựng kế hoạch đào tạo, bố trí, điều động, luân chuyển cán bộ, chuẩn bị đội
ngũ cán bộ kế cận; từng bƣớc thực hiện việc bổ nhiệm, giới thiệu nhân sự để
bầu cử theo quy hoạch, khắc phục dần tình trạng quy hoạch cán bộ mang tính
hình thức. Nhìn chung, công tác quy hoạch cán bộ đã có kết quả bƣớc đầu, có
sự kế thừa, đồng thời có bƣớc phát triển, tạo nguồn cán bộ, góp phần khắc
phục dần tình trạng bị động, lúng túng trong công tác cán bộ.
Sau khi có Nghị quyết số 42-NQ/TW, Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy đã chủ
trƣơng tiếp tục rà soát quy hoạch cán bộ giai đoạn 2005 - 2010, triển khai
thực hiện quy hoạch cán bộ giai đoạn 2010 - 2015 và những năm tiếp theo.
Ban Tổ chức Tỉnh ủy đã có các văn bản hƣớng dẫn triển khai thực hiện. Kết
quả rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ các cấp đã tạo điều kiện để đào tạo, bồi
dƣỡng, luân chuyển và bổ sung thay thế cán bộ kịp thời khi có yêu cầu đặt ra.
Về quy hoạch cán bộ giai đoạn 2010 - 2015, ở cấp tỉnh đã báo cáo và đƣợc
Trung ƣơng xác nhận đối với 4 chức danh: Bí thƣ, Phó Bí thƣ Tỉnh ủy, Chủ
tịch HĐND, Chủ tịch UBND tỉnh; Ở cấp huyện và tƣơng đƣơng, Ban Tổ chức
Tỉnh ủy thẩm định, báo cáo Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy xác nhận quy hoạch các
chức danh: Bí thƣ, phó bí thƣ cấp ủy, ủy viên ban thƣờng vụ cấp ủy, chủ tịch,
phó chủ tịch HĐND, chủ tịch, phó chủ tịch UBND cấp huyện; Ở các sở, ban,
ngành, đoàn thể đã đƣợc Ban Tổ chức Tỉnh ủy thẩm định, báo cáo Ban
2
Thƣờng vụ Tỉnh ủy quy hoạch các chức danh giám đốc, phó giám đốc sở và
tƣơng đƣơng.
Quy hoạch cán bộ giai đoạn 2010 - 2015 đã đƣợc rà soát, bổ sung năm
2007 là căn cứ để các huyện, thành, thị ủy, đảng ủy trực thuộc, các sở ban,
ngành, đoàn thể cấp tỉnh từng bƣớc thực hiện quy hoạch, nhiều cán bộ đã
đƣợc đề bạt, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển lên công tác ở tỉnh, các bộ,
ngành Trung ƣơng hoặc bổ sung, tăng cƣờng xuống các huyện, cơ sở và đƣợc
cử đi đào tạo, bồi dƣỡng theo chức danh quy hoạch. Ngày 21/10/2008, Ban
Tổ chức Trung ƣơng ban hành Hƣớng dẫn số 22-HD/BTCTW về thực hiện
Nghị quyết số 42-NQ/TW, Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy ban hành văn bản số 987CV/TU ngày 08/4/2009 chỉ đạo các cấp ủy đảng, lãnh đạo các địa phƣơng,
đơn vị tiếp tục việc rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ giai đoạn 2010 - 2015
trƣớc khi chuẩn bị nhân sự đại hội Đảng các cấp và bầu cử Quốc Hội khoá
XIII, HĐND, UBND nhiệm kỳ 2011 - 2016 .
Mặc dù đã chú trọng, tuy nhiên, công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo còn
tiếp tục bộc lộ một số hạn chế, yếu kém nhƣ việc xây dựng và thực hiện quy
hoạch cán bộ chƣa căn cứ chủ yếu vào đánh giá cán bộ, chƣa xuất phát từ yêu
cầu nhiệm vụ và năng lực thực tiễn của cán bộ, chƣa gắn quy hoạch với đào
tạo, bố trí, sử dụng cán bộ. Chất lƣợng quy hoạch cán bộ chƣa cao, chƣa đồng
đều, chƣa có tầm nhìn xa, chƣa bảo đảm cơ cấu 3 độ tuổi. Cơ cấu cán bộ trong
quy hoạch chƣa cân đối, ít cán bộ trẻ, cán bộ nữ; trình độ, ngành nghề đào tạo
của cán bộ chƣa phù hợp, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ. Nhìn tổng
thể, quy hoạch cán bộ thời gian qua còn tình trạng khép kín, chƣa có quy
hoạch tổng thể cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo toàn tỉnh. Thẩm quyền quyết định
quy hoạch cán bộ chƣa đƣợc quy định rõ; vai trò quyết định công tác quy
hoạch cán bộ của tập thể Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy chƣa đƣợc phát huy đầy đủ;
tính thiết thực, khả thi của quy hoạch cán bộ còn thấp, chất lƣợng quy hoạch
cán bộ nhìn chung chƣa đạt yêu cầu đề ra.
3
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh khóa XVII nhiệm
kỳ 2010 - 2015 với mục tiêu “Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức
chiến đấu của Đảng bộ, phát huy truyền thống và sức mạnh đại đoàn kết
toàn dân, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, xây dựng Hà Tĩnh trở
thành tỉnh có công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ phát triển”. Trƣớc yêu
cầu mới của nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, với nhiều nhiệm vụ
trọng đại, nhiều chƣơng trình dự án lớn đang đƣợc triển khai, công tác cán bộ
nói chung, trong đó khâu quy hoạch cán bộ lãnh đạo ở Hà Tĩnh tiếp tục đƣợc
chú trọng ở một mức độ cao hơn.
Xuất phát từ tình hình và những lý do nêu trên, trƣớc thực trạng của
công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo diện Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy quản lý
đang đặt ra nhiều vấn đề cho thấy, nếu công tác quy hoạch tiếp tục chỉ dừng
lại mà không có bƣớc chuyển mới thì công tác cán bộ nói chung sẽ khó nâng
cao chất lƣợng, sẽ không chuẩn bị tốt cho đội ngũ kế cận nhằm đáp ứng
những mục tiêu kinh tế - xã hội đang đặt ra cho tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian
tới. Vì vậy, cần phải có những giải pháp toàn diện, tổng thể nhằm thay đổi về
quan điểm, nhận thức và hành động thực sự đem lại hiệu quả cho công tác
quy hoạch cán bộ nói riêng, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ ở tỉnh Hà Tĩnh
nói chung có tính cấp thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn.
Nhằm đánh giá đúng thực trạng công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo
diện Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy quản lý tỉnh Hà Tĩnh, đề ra các giải pháp phù
hợp, kịp thời hoàn thiện công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh
trong thời gian tới nên tôi chọn đề tài “Công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo
diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý tỉnh Hà Tĩnh”
2. Tình hình nghiên cứu
Công tác quy hoạch cán bộ là một trong những nội dung quan trọng
trong công tác cán bộ mà Đảng và Nhà nƣớc ta cũng nhƣ các cấp ủy chính
4
quyền, các tổ chức chính trị - xã hội đang hết sức quan tâm. Vì vậy, đây là
một nội dung đã đƣợc nhiều lần đƣa vào các Văn kiện chính thức của Đảng,
đã có các văn bản của Đảng nhƣ nghị quyết, chỉ thị, hƣớng dẫn về vấn đề này.
Nội dung này cũng đã đƣợc nhiều nhà lãnh đạo, nhà khoa học, nhà hoạt động
thực tiễn quan tâm xem xét, phân tích trên các ấn phẩm báo chí và các tạp chí
khoa học, nhƣ:
- Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức trƣớc hết là ngƣời đứng đầu của
đồng chí Chu Văn Rỵ, Tạp chí Cộng sản số 5,1997
- Xây dựng và thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ trong thời kỳ
mới”của Tô Huy Rứa, Tạp chí Cộng sản, số 3 (tháng 2/1999).
- Quan niệm khoa học về quy hoạch cán bộ lịch sử vấn đề và quá trình tiếp
cận của Phó Giáo sƣ Lê Văn Lý, Tạp trí Thông tin lý luận, tháng 6/1999.
- Công tác quy hoạch cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị - một số giải pháp
chủ yếu của Tiến sĩ Ngô Kim Ngân, Tạp chí Lịch sử Đảng số 6, năm 2002
- Quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nƣớc của Phó Giáo sƣ, Tiến sỹ Trần Đình Hoan, tạp chí Cộng
sản , số 33 năm 2003
Đề tài “Công tác quy hoạch cán bộ tại Quận 1 – Thành phố Hồ Chí
Minh trong giai đoạn hiện nay" luận văn tốt nghiệp Cao cấp lý luận chính trị
(2005) của tác giả Nguyễn Thị Thanh – Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.
Đề tài đã tập trung nghiên cứu khá đầy đủ cơ sở lý luận và thực tiễn về
công tác quy hoạch cán bộ cấp quận, huyện; thực trạng công tác quy hoạch
cán bộ lãnh đạo, quản lý Quận 1 – Thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài đã đề ra
một số giải pháp khá phù hợp đối với công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo,
quản lý nói chung và công tác quy hoạch đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý tại
Quận 1. Tuy nhiên, một số khái niệm nêu trong đề tài chƣa đảm bảo tính
chính xác cao. Một số giải pháp còn chung chung, chƣa sát với thực trạng,
5
hạn chế của công tác quy hoạch cán bộ tại Quận 1. Phần kiến nghị chƣa nêu
đƣợc những đề xuất mang tính tổng thể của công tác quy hoạch tại Quận 1, đề
xuất quá cụ thể về một số công việc, đối tƣợng quy hoạch. Phần lý luận, đề tài
này cần phải nghiên cứu đƣa ra chính xác hơn về các khái niệm của cán bộ và
công tác cán bộ. Các giải pháp phải sát hơn với thực trạng, những tồn tại đang
gặp phải của công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý tại Quận 1 – Thành
phố Hồ Chí Minh.
- Đề tài: “Tăng cường công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp
quận, huyện diện Ban Thường vụ Thành uỷ Hà Nội quản lý” đề án nâng
ngạch (2007) của tác giả Đặng Đình Phú Viện Xây dựng Đảng – Học viện
Chính trị, hành chính quốc gia Hồ Chí Minh...
Đề án đã luận giải làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn công tác quy
hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp quận, huyện diện Ban Thƣờng vụ Thành uỷ
Hà Nội quản lý; đánh giá đúng thực trạng tiến bộ và những vấn đề còn tồn
đọng, chỉ rõ nguyên nhân và đƣa ra những giải pháp cụ thể, có tính khả thi, góp
phần tăng cƣờng công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp quận, huyện
diện Ban Thƣờng vụ Thành uỷ quản lý đạt hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, đề án
mới chỉ nghiên cứu công tác quy hoạch đến đối tƣợng là cán bộ lãnh đạo quản
lý cấp quận, huyện mà chƣa nghiên cứu đầy đủ việc quy hoạch tất cả đối tƣợng
diện Ban Thƣờng vụ Thành ủy quản lý (gồm cả cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp
thành phố).
Tóm lại các đề tài nghiên cứu, những công trình, bài viết mới chỉ đề cập
vấn đề quy hoạch cán bộ riêng của một số địa phƣơng, đơn vị, còn gặp
phải một số hạn chế, đối tƣợng quy hoạch hẹp, vì vậy cần phải tiếp tục đƣợc
phát triển, hoàn thiện để đảm bảo cả về lý luận, thực tiễn và yêu cầu trong tình
hình mới.
6
Cho đến nay chƣa có tác giả nào công bố đề tài về quy hoạch cán bộ lãnh đạo
diện Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh quản lý trong giai đoạn hiện nay.
Luận văn này sẽ kế thừa, tiếp thu một cách có chọn lọc các công trình n
ghiên cứu của các nhà khoa học, các tác giả có liên quan về công tác quy
hoạch cán bộ, để tập trung nghiên cứu sâu vấn đề trên, góp phần làm tốt công
tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo diện Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy quản lý của tỉnh
Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
* Mục đích: Nguyên cứu thực trạng về công tác quy hoạch cán bộ lãnh
đạo tỉnh Hà Tĩnh, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn
thiện công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo diện Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy quản lý
tại tỉnh Hà Tĩnh
* Nhiệm vụ:
- Khái quát các quan điểm lý luận cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin, Tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh, của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác cán bộ và
công tác quy hoạch cán bộ.
- Nghiên cứu kinh nghiệm quy hoạch cán bộ của một số địa phƣơng và
rút ra bài học kinh nghiệm cho tỉnh Hà Tĩnh.
- Nêu đặc điểm, tỉnh hình kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Tĩnh tác động
đến công tác cán bộ và quy hoạch cán bộ.
- Làm rõ công tác lãnh đạo của tỉnh Hà Tĩnh về công tác cán bộ và quy
hoạch cán bộ. Nêu thực trạng công tác quy hoạch cán bộ và một số vấn đề rút ra.
- Đề xuất một số giải pháp về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo diện
Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy quản lý.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu về công tác
quy hoạch cán bộ lãnh đạo diện Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy quản lý tại tỉnh Hà
7
Tĩnh theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ gồm các chức danh: Bí thƣ,
Phó Bí thƣ Tỉnh ủy, Chủ tịch Phó Chủ tịch HĐND, UBND tỉnh; trƣởng,
phó các sở, ban ngành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội tỉnh; Bí thƣ, Phó bí thƣ, Ủy viên Ban Thƣờng vụ các huyện, thành,
thị ủy; Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND, UBND các huyện, thành phố, thị xã.
* Phạm vi nghiên cứu:
Công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo diện ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy Hà
Tĩnh quản lý từ năm 2005 đến nay
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn đƣợc nghiên cứu dựa trên phƣơng pháp luận của Chủ nghĩa
Mác Lênin, Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng Cộng sản
Việt Nam, chủ trƣơng của Đảng bộ Hà Tĩnh về công tác cán bộ và quy hoạch
cán bộ.
Đề tài sử dụng phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp các phƣơng pháp cụ thể nhƣ: Phƣơng pháp
thống kê, phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh, coi trọng tổng kết thực tiễn.
6. Những đóng góp mới của đề tài
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quy hoạch cán bộ
tại Tỉnh Hà Tĩnh.
- Phân tích những kết quả đạt đƣợc, tồn tại, hạn chế trong công tác quy
hoạch cán bộ lãnh đạo diện Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy quản lý tại tỉnh Hà Tĩnh.
- Góp phần cung cấp thêm những luận cứ khoa học, làm rõ các quan
điểm, nguyên tắc, phƣơng châm, quy trình thực hiện công tác quy hoạch cán
bộ. Đề xuất những giải pháp chủ yếu có tính khả thi nhằm nâng cao chất
lƣợng công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo diện Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy quản
lý. Những giải pháp và đề xuất của Đề tài có ý nghĩa thực tiễn đóng góp cho
công tác quy hoạch cán bộ nói chung và công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo
diện Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy quản lý của tỉnh Hà Tĩnh nói riêng.
8
7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn có 03 chƣơng
Chương 1: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác quy hoạch
cán bộ lãnh đạo diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý.
Chương 2: Thực trạng công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo diện
Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý tỉnh Hà Tĩnh từ năm 2005 đến nay.
Chương 3: Phương hướng và một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện
công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý
tại tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian đến 2015, tầm nhìn 2020 .
9
Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC
QUY HOẠCH CÁN BỘ LÃNH ĐẠO DIỆN BAN THƢỜNG VỤ TỈNH
ỦY QUẢN LÝ
1.1. CÁN BỘ VÀ CÔNG TÁC QUY HOẠCH CÁN BỘ LÃNH
ĐẠO DIỆN BAN THƢỜNG VỤ TỈNH ỦY QUAN LÝ
1.1.1. Khái niệm, vị trí, vai trò của cán bộ và công tác cán bộ
1.1.1.1. Khái niệm cán bộ
Luật Cán bộ, công chức đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13 tháng 11 năm
2008. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2010. Khoản 1
Điều 4 của Luật Cán bộ, công chức quy định về cán bộ:
“ Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ
chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng cộng sản Việt
Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội ở trung ương, ở
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở
quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện),
trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”.
1.1.1.2. Vị trí, vai trò của cán bộ và công tác cán bộ
Cán bộ và vị trí, vai trò của cán bộ là vấn đề luôn đƣợc các nhà kinh điển,
Chủ nghĩa Mác Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đặc biệt quan tâm.
Ngay từ những ngày đầu hình thành thế giới quan vô sản, C.Mác đã
nói: “Muốn thực hiện tƣ tƣởng thì cần có những con ngƣời sử dụng lực lƣợng
thực tiễn” [7, tr.181].
Đến sau này, Lênin cũng khẳng định: “Trong lịch sử, chƣa có một giai
cấp nào giành đƣợc quyền thống trị, nếu nó không đào tạo ra đƣợc trong hàng
10
ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiền phong có đủ khả
năng tổ chức và lãnh đạo phong trào” [18, tr. 473]. vận dụng quan điểm đó
vào tình hình thực tế nƣớc Nga lúc bấy giờ, Lênin cho rằng, muốn lật đổ chế
độ Nga hoàng giành chính quyền, phải có đội ngũ cán bộ “lấy hoạt động cách
mạng làm chuyên nghiệp”.
Nhƣ vậy, C. Mác và Lênin đánh giá rất cao vai trò của cán bộ, đã chỉ
cho giai cấp vô sản thấy rằng muốn thực hiện đƣợc mục tiêu, lý tƣởng của
mình thì chính Đảng của giai cấp vô sản phải có trong tay những con ngƣời
biết “sử dụng lực lƣợng thực tiễn”. Chỉ khi tạo ra đƣợc một đội ngũ cán bộ,
Đảng mới có thể phát động và lãnh đạo đƣợc phong tào đấu tranh rộng rãi
của quần chúng giành thắng lợi. Nhân tố con ngƣời, vị trí, vai trò quan trọng
của cán bộ đƣợc quy định một cách khách quan.
Kế thừa và phát triển tƣ tƣởng của Chủ nghĩa Mác – Lênin, trong suốt
cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi “cán
bộ là cái gốc của mọi công việc” [13, tr.269], “muôn việc thành công hoặc
thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém” [13, tr.240]. “cán bộ là cái dây chuyền
của bộ máy. Nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dù
chạy, toàn bộ máy cũng bị tê liệt. Cán bộ là những ngƣời đem chính sách của
Chính phủ, của Đoàn thể thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ dở thì chính
sách hay cũng không thể thực hiện đƣợc”[13. tr. 54]. Những quan điểm lý
luận trên luôn phù hợp thực tiễn. Mọi chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của
Đảng và Chính phủ đều do cán bộ nghiên cứu, đề xuất, đồng thời cũng do cán
bộ tổ chức hƣớng dẫn nhân dân thực hiện. Do đó, đƣờng lối chính sách của
Đảng đúng hay sai, tổ chức thực hiện thành công hay không đều phụ thuộc
vào cán bộ.
Đảng ta, từ khi thành lập đến nay, luôn xác định đƣợc vai trò vị trí của
cán bộ và công tác cán bộ. Vì vậy, Đảng rất coi trọng và luôn đề cao vai trò,
11
vị trí của đội ngũ cán bộ, là nhân tố có vai trò rất lớn quyết định tiến trình
phát triển của cách mạng.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII và Hội nghị Trung ƣơng 3 –
Khóa VII khẳng định: “cán bộ và công tác cán bộ có ý nghĩa cực kỳ quan
trọng, có vai trò lớn thúc đầy hoặc kìm hãm tiến trình cách mạng”
Do đó, trong phân cấp quản lý cán bộ Đảng đã luôn kiên trì khẳng định
và thực hiện nguyên tắc: Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý
đội ngũ cán bộ, đồng thời phát huy trách nhiệm của các tổ chức thành viên
trong hệ thống chính trị.
- Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 3 (khóa 7) đã nhấn mạnh: “Cần làm
tốt việc phát hiện, lựa chọn, rèn luyện, đào tạo, bồi dƣỡng xây dựng đội ngũ
cán bộ lãnh đạo...”, và chỉ ra: “Vấn đề cán bộ vẫn là khâu then chốt có ý nghĩa
quyết định toàn bộ sự nghiệp cách mạng”
- Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 3 (Khóa VIII), một lần nữa khẳng
định và nhấn mạnh đến đội ngũ cán bộ các cấp: “Cán bộ là nhân tố quyết định
sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nƣớc và
chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng”. Tại Hội nghị, Ban
chấp hành Trung ƣơng Đảng bàn sâu và toàn diện vấn đề cán bộ và có Nghị
quyết chuyên đề về công tác cán bộ, có ý nghĩa cho cả thời kỳ Đảng ta thực
hiện sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc.
- Văn kiện Đại hội IX tiếp tục nhấn mạnh và cụ thể hơn: “Sau khi có
đƣờng lối đúng, phẩm chất và năng lực của cán bộ là vấn đề có ý nghĩa quyết
định, không những quyết định việc tổ chức thực hiện thành công mà còn
quyết định cả mối quan hệ gắn bó giữa Đảng với nhân dân”, đồng thời còn
nêu nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực và
“hoàn thiện chế độ công vụ, quy chế cán bộ, coi trọng cả năng lực và đạo
12
đức”, “quan tâm cán bộ lãnh đạo, quản lý, trƣớc hết là cán bộ chủ chốt trong
hệ thống chính trị...”
Trong các khâu của công tác cán bộ, công tác quy hoạch đã đƣợc Đảng
ta quan tâm và đề cập sâu sắc ở một số văn bản gồm: Hƣớng dẫn số 11HDTC/TW ngày 06/11/1997 về công tác quy hoạch cán bộ, Nghị quyết số 42NQ/TW của Bộ Chính trị, ra ngày 30/11/2004 về công tác quy hoạch cán bộ
lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nƣớc. Trong đó Trung
ƣơng nhấn mạnh nội dung Nghị quyết Trung ƣơng 3 (Khóa 8), đó là: Quy
hoạch cán bộ là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, bảo đảm cho
công tác cán bộ đi vào nề nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ
trƣớc mắt và lâu dài”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Có cán bộ tốt, việc gì cũng xong.
Muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém. Đó là một
chân lý nhất định”. Ngƣời giải thích rõ: “Cán bộ là ngƣời đem chính sách của
Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành, đồng thời
đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ để đặt
chính sách cho đúng”[13, tr.11], từ đây Ngƣời đã kết luận: “Cán bộ là cái gốc
của mọi công việc...huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”[13, tr.12].
Vì vậy, công tác cán bộ cần phải đƣợc chú trọng hàng đầu. Trong cả cuộc đời
hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm, bồi dƣỡng cán
bộ. Ngƣời khẳng định: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi Đảng viên và
cán bộ phải xứng đáng là ngƣời lãnh đạo, là ngƣời đầy tớ thật trung thành của
nhân dân”[13, tr.13].
Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú ý tới những đặc điểm lịch sử, văn hóa
dân tộc và đặc điểm của cách mạng Việt Nam kết hợp với những giá trị tốt
đẹp của nhân loại và của Chủ nghĩa Mác – Lênin trong xây dựng, rèn luyện
đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý. Hồ Chí Minh đòi hỏi ngƣời cán bộ lãnh đạo
13
quản lý phải là những con ngƣời có cả chất lƣợng về phẩm chất và năng lực.
Tức là phải coi trọng tu dƣỡng, rèn luyện.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, tài và đức là hai mặt tồn tại, vừa là điều
kiện, tiền đề của nhau, thâm nhập, tác động lẫn nhau trong một chỉnh thể
thống nhất. Ngƣời cho rằng: “Lãnh đạo khéo tài nhỏ hóa tài to. Lãnh đạo
không khéo, tài to cũng hóa ra tài nhỏ”[13,tr.18]
Trên cơ sở những quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, tƣ tƣởng Hồ
Chí Minh, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn coi công tác cán
bộ là một trong những vấn đề đặc biệt quan trọng. Vấn đề cán bộ và công tác
cán bộ đã đƣợc đề cập đến trong nhiều văn kiện quan trọng của Đảng. Trong
giai đoạn cách mạng hiện nay, Đảng ta nhiều lần xác định: "phát triển kinh tế
là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt. Trong xây dựng
Đảng thì công tác cán bộ là một lĩnh vực quan trọng nhất, là khâu then chốt
của vấn đề then chốt” [11, tr.8].
Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng minh những luận điểm của
C.Mác, V.I. Lênin, của Hồ Chí Minh và của Đảng ta về vai trò của đội ngũ
cán bộ là hoàn toàn đúng đắn.
Trong đội ngũ cán bộ, quản lý nói chung thì cán bộ lãnh đạo thuộc diện
Ban thƣờng vụ Tỉnh uỷ quản lý là những ngƣời đứng đầu, cấp phó của ngƣời
đứng đầu một ngành, một địa phƣơng, một đơn vị trong hệ thống chính trị ở
tỉnh và cấp huyện, có vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp cách mạng,
xây dựng, bảo vệ đất nƣớc nói chung và sự phát triển của tỉnh nói riêng, vai
trò đó thể hiện ở những điểm chủ yếu sau:
Một là, cán bộ lãnh đạo diện Ban Thƣờng vụ Tỉnh uỷ quản lý là lực
lƣợng đi đầu, nòng cốt trong việc tổ chức nghiên cứu, quán triệt, cụ thể hoá
đƣờng lối, chủ trƣơng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nƣớc, thông qua quá trình hoạch định, xây dựng các nghị quyết, quyết
14
định, kế hoạch, chƣơng trình hành động, chính sách cụ thể trên tất cả các lĩnh
vực của đời sống xã hội ở địa phƣơng, đơn vị. Do những chủ trƣơng, chính
sách của Đảng và Nhà nƣớc, phần lớn là ở tầm vĩ mô, mang tính bao quát, đòi
hỏi phải quán triệt sâu sắc, vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt, phù hợp với
điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng địa phƣơng, đơn vị thì mới đi vào cuộc
sống, đem lại hiệu quả thiết thực.
Cán bộ lãnh đạo diện Ban Thƣờng vụ Tỉnh uỷ quản lý còn thể hiện vai
trò to lớn có tính quyết định của mình trong việc tổ chức thực hiện thắng lợi
đƣờng lối, chủ trƣơng của TW Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc
cũng nhƣ các nghị quyết, quyết định, kế hoạch, đề án, chƣơng trình hành động
của tỉnh. Vì họ là những ngƣời lãnh đạo, trung tâm định hƣớng, điều khiển
toàn bộ hoạt động của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh; các cơ quan, sở, ban,
ngành, đoàn thể tỉnh; cấp uỷ, HĐND, UBND các huyện, thành phố, đảng uỷ
trực thuộc Tỉnh uỷ. Thông qua quá trình chỉ đạo hoạt động thực tiễn họ tổng
kết đƣợc những kinh nghiệm, bài học, góp phần bổ sung, hoàn thiện các chủ
trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc.
Vai trò này xuất phát từ mối quan hệ giữa cán bộ với đƣờng lối, chính
sách và từ vị trí của đội ngũ cán bộ này trong hệ thống chính trị.
Hai là, Cán bộ lãnh đạo diện BTV Tỉnh uỷ quản lý đóng vai trò nòng
cốt trong việc xây dựng hệ thống chính trị của tỉnh vững mạnh. Họ là ngƣời
đứng đầu các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị ở cấp tỉnh và cấp
huyện, chịu trách nhiệm chính trong việc tuyên truyền, tổ chức, hƣớng dẫn,
kiểm tra các hoạt động của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh, chỉ đạo
xây dựng và củng cố, kiện toàn hệ thống tổ chức, bộ máy; xây dựng đội ngũ
đảng viên, đoàn viên, hội viên; tuyển chọn, đào tạo, bồi dƣỡng, bố trí sắp xếp
đội ngũ cán bộ và đề ra các chủ trƣơng, giải pháp nhằm không ngừng đổi mới,
15
nâng cao chất lƣợng hoạt động của cơ quan, tổ chức mình, đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ trong từng thời kỳ.
Ba là, cán bộ lãnh đạo diện BTV Tỉnh uỷ quản lý có vai trò quan trọng
trong việc xây dựng và giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, trong đội
ngũ cán bộ công chức, viên chức và nhân dân trong tỉnh. Đội ngũ cán bộ này
nếu có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức; trình độ, năng lực tốt, đồng đều thì
cấp uỷ, HĐND, UBND tỉnh, huyện, thành phố, bộ máy lãnh đạo của các cơ
quan, sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh sẽ mạnh, quy tụ đƣợc đội ngũ cán bộ đảng
viên, nội bộ đoàn kết. Nhƣng nếu thoái hoá về phẩm chất, trình độ, năng lực
không tƣơng xứng với yêu cầu nhiệm vụ thì sẽ có kết quả ngƣợc lại và các
quyết định thƣờng sẽ thiếu tính hiệu lực và hiệu quả, thậm chí gây mất đoàn
kết và ảnh hƣởng hiệu quả hoạt động của tổ chức. Do đó, trong giai đoạn
cách mạng hiện nay, đòi hỏi cán bộ lãnh đạo diện BTV Tỉnh uỷ quản lý phải
có đủ phẩm chất, trình độ, năng lực ngang tầm nhiệm vụ mới; phải là tấm
gƣơng trong học tập, công tác và sinh hoạt để những ngƣời dƣới quyền và
quần chúng nhân dân noi theo, là trung tâm đoàn kết, tập hợp mọi nguồn
nhân lực, trí lực, vật lực ở địa phƣơng, phát huy sức mạnh tập thể, động viên
mọi ngƣời ra sức thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của tỉnh.
Bốn là, cán bộ lãnh đạo diện BTV Tỉnh uỷ quản lý là những ngƣời có
vai trò quan trọng nhất trong việc quan tâm chăm lo, bảo vệ lợi ích chính đáng
về tinh thần và vật chất của cán bộ đảng viên và mọi ngƣời dân, phát huy dân
chủ trong Đảng, động viên và phát huy tinh thần làm chủ của nhân dân tích
cực tham gia các phong trào hoạt động, nhằm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,
phát triển kinh tế - xã hội ở địa phƣơng.
Năm là, cán bộ lãnh đạo diện BTV Tỉnh uỷ quản lý còn là nguồn bổ
sung cán bộ cho các cơ quan, bộ, ban, ngành, đoàn thể TW. Bởi vì hầu hết cán
bộ trong đó đã trƣởng thành từ các phong trào cách mạng ở địa phƣơng, đƣợc
16
đào tạo cơ bản về các mặt, thƣờng xuyên rèn luyện, tu dƣỡng phẩm chất đạo
đức, trải qua quá trình công tác ở địa phƣơng đã tích luỹ đƣợc nhiều kinh
nghiệm thực tiễn, nhiều ngƣời có độ tuổi còn trẻ, có nhiều triển vọng, có thể
đảm đƣơng đƣợc chức vụ cao hơn.
1.1.2. Quan điểm, ý nghĩa tầm quan trọng của công tác quy hoạch
cán bộ
1.1.2.1. Quan điểm, nhận thức về công tác quy hoạch cán bộ
Các quan điểm nhận thức về công tác quy hoạch cơ bản đƣợc đề cập tại
Hƣớng dẫn số 22-HD/BTCTW ngày 21/10/2008 và Hƣớng dẫn số 15HD/BTCTW ngày 05/11/2012 của Ban Tổ chức Trung ƣơng thay thế Hƣớng
dẫn số 22-HD/BTCTW về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý theo
tinh thần Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 30/11/2004 của Bộ Chính trị (khóa
IX) về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, các quan điểm, nhận thức về công tác quy
hoạch đƣợc xác định nhƣ sau:
Quan điểm
Công tác quy hoạch cán bộ phải xuất phát từ những quan điểm cơ bản
của Đảng ta về công tác cán bộ:
- Lấy việc phục vụ nhiệm vụ chính trị trong từng thời kỳ cách mạng để
xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, phải thông qua thực tiễn của sự
nghiệp đổi mới, phong trào thi đua yêu nƣớc của quần chúng nhân dân để
phát hiện những ngƣời có phẩm chất và năng lực, nhất là năng lực chỉ đạo
thực tiễn tốt, làm việc năng động, sáng tạo, có hiệu quả, cũng nhƣ các nhân tố
mới có nhiều triển vọng phát triển để đƣa vào quy hoạch cán bộ lãnh đạo,
quản lý.
- Có quan điểm giai cấp công nhân trong công tác quy hoạch cán bộ:
chú ý phát hiện, bồi dƣỡng cán bộ trƣởng thành từ thực tế công nghiệp hoá,
17
hiện đại hoá; chủ động và sớm phát hiện cán bộ có triển vọng, các tài năng trẻ
nhằm sớm đƣa vào quy hoạch dự nguồn cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý
để có kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng nhân tài cho đất nƣớc; quan tâm tạo nguồn
để tăng tỷ lệ cán bộ lãnh đạo, quản lý trẻ, xuất thân từ công nhân, nông dân,
con em các gia đình có công với cách mạng, cán bộ dân tộc thiểu số, cán bộ
nữ, không phân biệt đảng viên hay quần chúng ngoài Đảng.
Nhận thức về công tác quy hoạch
- Quy hoạch cán bộ là kế hoạch tổng thể, dài hạn về tạo nguồn và xây
dựng đội ngũ cán bộ một cách chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ
trƣớc mắt và lâu dài.
- Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý là công tác phát hiện sớm nguồn
cán bộ trẻ có đức, có tài, có triển vọng về khả năng lãnh đạo, quản lý, đƣa vào
quy hoạch để có kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng, tạo nguồn các chức danh lãnh
đạo, quản lý, đáp ứng nhiệm vụ chính trị trƣớc mắt và lâu dài của từng địa
phƣơng, cơ quan, đơn vị và của đất nƣớc. Với vai trò quan trọng nhƣ vậy,
công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo luôn đƣợc coi là khâu quan trọng, then
chốt nhằm tạo sự chủ động, khoa học trong công tác cán bộ.
- Đề án quy hoạch cán bộ là kế hoạch tổng thể, dài hạn về đội ngũ cán
bộ có triển vọng đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, quản lý và kế hoạch đào
tạo, bồi dƣỡng, luân chuyển, bố trí, sử dụng số cán bộ đó theo quy hoạch.
- Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý phải xuất phát từ yêu cầu nhiệm
vụ chính trị và thực tế đội ngũ cán bộ; phải gắn với các khâu khác trong công
tác cán bộ, bảo đảm sự liên thông quy hoạch của cả đội ngũ cán bộ trong hệ
thống chính trị.
- Để quy hoạch cán bộ sát với thực tiễn và có tính khả thi, phải căn cứ
vào yêu cầu nhiệm vụ chính trị của từng thời kỳ để xác định tiêu chuẩn, cơ
cấu đội ngũ cán bộ trong quy hoạch (trình độ, ngành nghề, lĩnh vực công tác,
18
độ tuổi, nam, nữ, dân tộc...); phải nắm chắc đội ngũ cán bộ hiện có, dự báo
đƣợc nhu cầu cán bộ trƣớc mắt và lâu dài, trên cơ sở đó mới tiến hành lựa
chọn, giới thiệu cán bộ vào quy hoạch, đồng thời xây dựng kế hoạch đào tạo
bồi dƣỡng, luân chuyển, bố trí, sử dụng cán bộ theo quy hoạch.
- Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý phải đƣợc xây dựng trên cơ sở
quy hoạch cấp ủy đảng các cấp, lấy quy hoạch cấp dƣới làm cơ sở cho quy
hoạch ở cấp trên, bảo đảm sự liên thông, gắn kết giữa quy hoạch của các địa
phƣơng, ban, bộ, ngành với nhau; giữa quy hoạch cán bộ lãnh đạo các ban,
bộ, ngành, địa phƣơng với quy hoạch Ban Chấp hành Trung ƣơng, Bộ Chính
trị, Ban Bí thƣ và các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nƣớc, đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của mỗi địa phƣơng, ban, bộ, ngành, cơ quan,
đơn vị và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
1.1.2.2. Ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác quy hoạch cán bộ
Bàn về vai trò quan trọng của công tác quy hoạch cán bộ, Lênin cho
rằng Đảng cầm quyền có hai vấn đề hệ trọng: một là, đƣờng lối chính trị; hai
là, vấn đề cán bộ, trong đó: “Nghiên cứu con ngƣời, tìm những cán bộ có bản
lĩnh hiện nay đó là then chốt; nếu không thế thì tất cả mọi mệnh lệnh và quyết
định sẽ chỉ là mớ giấy lộn”[18, tr.499]
Đồng thời, theo ông, việc tìm cho ra những ngƣời có triển vọng để đào
tạo, bồi dƣỡng nhằm có đƣợc một đội ngũ cán bộ đông đảo về số lƣợng, bảo
đảm chất lƣợng, đó cũng còn là cách để nói tới quyền lãnh đạo “Ngƣời cộng
sản lãnh đạo chỉ có một cách duy nhất để chứng minh quyền lãnh đạo của
mình, đó là tìm cho mình đƣợc nhiều, càng ngày càng nhiều những ngƣời phụ
tá..., biết giúp đỡ họ làm việc, biết đề bạt họ, biết giới thiệu và chú ý đến kinh
nghiệm của họ”[18, tr.407]
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng luôn coi công tác lựa chọn, đào tạo, bồi
dƣỡng cán bộ là công việc gốc của Đảng nhằm tạo ra một đội ngũ cán bộ đủ
19
mạnh gánh vác tốt nhiệm vụ. Ngƣời chỉ rõ: “Khi đã có chính sách đúng, thì sự
thành công hoặc thất bại của chính sách đó là do cách tổ chức công việc, nơi
lựa chọn cán bộ là do nơi kiểm tra. Nếu ba điều ấy sơ sài thì chính sách mấy
cũng vô ích” [13, tr.520]
Theo Ngƣời, cán bộ luôn gắn với tổ chức. Chất lƣợng cán bộ là tổ hợp
kết quả của tất cả các khâu: quy hoạch, đào tạo, huấn luyện, bồi dƣỡng, đánh
giá, sử dụng, đề bạt, cất nhắc, kiểm tra, giám sát, phê bình...và sự nỗ lực phấn
đấu của từng ngƣời. Nếu một trong các khâu đó bị xem nhẹ, làm không đến
nơi sẽ khiến cho chất lƣợng cán bộ kém đi rất nhiều.
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của công tác quy hoạch cán bộ, Đảng
ta đã luôn quan tâm đến công tác quy hoạch cán bộ. Báo cáo tổng kết công tác
xây dựng Đảng và sửa đổi Điều lệ Đảng tại Đại hội IV đã chỉ rõ: " Xây dựng
và chỉ đạo thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ là một biên pháp đặc biệt
trọng yếu, có tính chất quyết định để tăng cƣờng công tác cán bộ về mọi mặt"
[9, tr. 169].
Đảng đã ra nhiều chỉ thị nhƣ Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 26/6/1978 của
Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa IV, trong đó xác định: "Khẩn trƣơng
đẩy mạnh việc xây dựng quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý", "tích cực quy
hoạch, đào tạo cán bộ dự bị ở các cấp", "cán bộ chủ trì phải điều hành thực
hiện quy hoạch chung về công tác cán bộ đồng thời trực tiếp bồi dƣỡng ngƣời
kế cận thay mình. Trong một năm ít nhất phải có một lần kiểm điểm việc thực
hiện quy hoạch của cấp mình và kiểm tra việc thực hiện quy hoạch của cấp
dƣới để kịp thời bổ sung điều chỉnh" [9, tr. 44]. Tổng kết các Nghị quyết của
Trung ƣơng về công tác tổ chức và cán bộ, Hội nghị Trung ƣơng 6 - Khóa IX
đề ra nhiệm vụ. "Tăng cƣờng công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Đặc biệt quan tâm đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý trẻ có thành tích xuất sắc,
những cán bộ xuất thân công nhân, con em công nông, gia đình có công với
20