Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

Các biện pháp quản lý đối với hàng hóa nhập khẩu từ trung quốc qua biên giới đường bộ của hải quan việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 95 trang )

MỤC LỤC
mỤC LỤC........................................................................................................................................................................................ 1
DANH MỤC BẢNG BIỂU.......................................................................................................................................................... 5
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................................................................................ 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU TỪ TRUNG QUỐC QUA BIÊN
GIỚI ĐƯỜNG BỘ........................................................................................................................................................................ 4
1.1. Giới thiệu chung về hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc qua biên giới đường bộ........................4
1.1.1. Các khái niệm chung:......................................................................................................................................... 4
1.1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc vào thị trường Việt
Nam qua biên giới đường bộ:.................................................................................................................................... 6
1.1.2.1. Điều kiện tự nhiên:..................................................................................................................................... 6
1.1.2.2. Cơ sở hạ tầng:............................................................................................................................................. 7
1.1.2.3. Hợp tác kinh tế Việt Trung:.................................................................................................................... 9
1.1.2.4: Chính sách biên mậu của Trung Quốc và Việt Nam: ................................................................11
1.1.2.5. Thói quen, truyền thống giao thương của cư dân biên giới..................................................11
1.1.3. Đặc điểm của hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc qua biên giới đường bộ..........................12
1.2. Các chính sách quản lý hàng hóa nhập khẩu qua biên giới đường bộ của Việt Nam..................14
1.2.1. Chính sách mặt hàng được nhập khẩu dưới hình thức mua, bán, trao đổi của cư dân biên
giới: .................................................................................................................................................................................... 14
1.2.2.Chính sách liên quan đến tuyến đường xuất nhập khẩu hàng hóa:.............................................15
1.2.3.Chính sách thuế đối với hàng hóa nhập khẩu.......................................................................................15
1.2.4. Chính sách về quản lý ngoại hối:................................................................................................................ 16
1.3. Cơ sở lý luận về công tác quản lý hàng hóa nhập khẩu qua biên giới đường bộ của Hải quan
Việt Nam................................................................................................................................................................................ 16
1.3.1. Chức năng nhiệm vụ của hải quan trong quản lý hàng hóa nhập khẩu hàng hóa bằng
đường bộ.......................................................................................................................................................................... 16
1.3.1.1.Đảm bảo sự tuân thủ pháp luật trong hoạt động quản lý nhà nước về hải quan.........16
1.3.1.2. Tạo sự thông thoáng cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, phương tiện và hành
khách xuất nhập cảnh............................................................................................................................................ 17
1.3.1.3.Thu đúng, thu đủ thuế và các khoản thu khác..............................................................................17
1.3.1.4.Thực hiện cam kết quốc tế về hải quan...........................................................................................18


1.3.1.5. Công tác phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới..........19

Các biện pháp quản lý hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc qua biên giới đường bộ của Hải quan VN


1.3.1.6. Kiểm tra sau thông quan và thanh tra thuế. ...............................................................................20
1.3.2. Vai trò của Hải quan Việt Nam trong công tác quản lý hàng hóa nhập khẩu từ Trung
Quốc qua biên giới đường bộ:................................................................................................................................. 21
CHƯƠNG 2:................................................................................................................................................................................ 23
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HÀNG HÓA ....................................................................................................... 23
NHẬP KHẨU TỪ TRUNG QUỐC QUA BIÊN GIỚI ĐƯỜNG BỘ CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM........................23
2.1. Khái quát tình hình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc qua biên giới đường bộ những năm
gần đây................................................................................................................................................................................... 23
2.1.1. Thực trạng nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc:..............................................................................23
2.1.1.1. Kim ngạch nhập khẩu:........................................................................................................................... 23
2.1.1.2. Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc................................................................................24
2.1.2. Tình hình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc qua biên giới đường bộ..................................26
Bảng 2.4: Kim ngạch nhập khẩu tại biên giới tỉnh Quảng Ninh..........................................................28
2.1.3. Thực trạng buôn lậu, gian lận thương mại khi nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc qua
biên giới đường bộ....................................................................................................................................................... 31
2.2.2.1. Triển khai HQĐT trong quản lí hàng nhập khẩu. .....................................................................42
2.2.2.2. Công tác phân loại, xác định xuất xứ hàng hóa. ........................................................................48
2.2.2.3. Công tác kiểm tra, giám sát hàng hóa khi thông quan............................................................53
2.2.2.4. Công tác kiểm tra sau thông quan....................................................................................................54
2.2.2.5. Công tác kiểm tra thu thuế:................................................................................................................. 57
2.3. Đánh giá hoạt động quản lí hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc qua biên giới đường bộ của
Việt Nam................................................................................................................................................................................ 58
2.3.1. Thành tựu............................................................................................................................................................ 58
2.3.1.1. Tăng thu ngân sách Nhà nước........................................................................................................... 58
2.3.1.2. Phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại.............................................................................64

2.3.1.3. Tạo điều kiện thúc đẩy hàng hóa thương mại đường bộ.......................................................71
2.3.2. Về hạn chế và nguyên nhân......................................................................................................................... 74
CHƯƠNG 3:................................................................................................................................................................................ 79
GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ HÀNG HÓA NHẬP KHẨU TỪ TRUNG QUỐC QUA
BIÊN GIỚI ĐƯỜNG BỘ CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM................................................................................................... 79
3.1. Định hướng chiến lược nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra giám sát hàng hóa XNK trong
thời gian tới......................................................................................................................................................................... 79

Các biện pháp quản lý hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc qua biên giới đường bộ của Hải quan VN


3.2. Các nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hàng hóa nhập khẩu Trung Quốc qua biên
giới đường bộ...................................................................................................................................................................... 79
3.3. Một số kiến nghị, giải pháp nhằm ngăn chặn hiệu quả nạn buôn lậu và gian lận thương mại.
................................................................................................................................................................................................... 86
5. GS. TS Đặng Đình Đào, ThS. Đặng Thị Thúy Hồng, Quan hệ thương mại ASEAN - Trung Quốc:
Cơ hội và thách thức đối với sự phát triển thương mại Việt Nam..........................................................90

Các biện pháp quản lý hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc qua biên giới đường bộ của Hải quan VN


DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Anh

Nghĩa tiếng Việt

ASEAN


The Association of Southeast
Asian Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á

AFTA

ASEAN Free Trade Area

Khu vực Mậu dịch Tự do
ASEAN

ACFTA

China Free Trade Area

Khu Mậu dịch Tự
do ASEAN - Trung Quốc

APEC

Asia-Pacific Economic
Cooperation

Diễn đàn hợp tác Kinh tế Châu
Á- Thái Bình Dương

ASEM


Asia-Europe Meeting

Diễn đàn hợp tác Á–Âu

CEPT

Common Effective Preferential
Tariff

Hiệp định về chương trình ưu
đãi thuế quan có hiệu lực
chung

GATT

General Agreement on Tariffs
and Trade

Hiệp định chung về Thuế quan
và Thương mại

C/O

Certificate of Origin

Xuất xứ hàng hóa

HS

Harmonized System


Hệ thống hài hòa mô tả và mã
hóa hàng hóa

HQĐT

e-customs

Hải quan điện tử

GLTM

Gian lận thương mại

KTSTQ

Kiểm tra sau thông quan

TMBG

Boder trade

Thương mại biên giới

TRIPS

Trade-Related Aspects of
Intellectual Property Rights

Hiệp định về các khía cạnh

liên quan tới thương mại của
quyền sở hữu trí tuệ.

XNK

Export and import

Xuất nhập khẩu

WTO

World Trade Organization

Tổ chức thương mại thế giới

WCO

World Customs Organization

Tổ chức Hải quan thế giới

Các biện pháp quản lý hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc qua biên giới đường bộ của Hải quan VN


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Biểu đồ
1.1
2.1
2.2
2.3

2.4
2.5
1.1
1.2
1.3
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6
2.7
2.8

Bản đồ các tỉnh biên giới Việt Nam giáp Trung Quốc
Nguồn gốc nhập khẩu hàng hóa giai đoạn 2005-2012.
Cơ cấu nhập khẩu từ Trung Quốc
Kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc tại biên giới Lào Cai
Tỷ lệ vi phạm theo tuyến đường (2005-2012)
Số doanh nghiệp thực hiện tờ khai HQĐT cho đến hết 2012
Bảng
Các cặp cửa khẩu sau đã mở trên vùng biên giới Việt Nam - Trung
Quốc
Các cặp cửa khẩu sẽ được mở thêm khi có đủ điều kiện cửa khẩu
quốc tế và cửa khẩu quốc gia
Bảng thống kê tình hình thu thuế xuất nhập khẩu
giai đoạn 2005 – 2012
Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
Một số mặt hàng chủ yếu từ Trung Quốc năm 2011-2012
Kim ngạch trao đổi hàng hóa qua biên giới Việt Nam với Trung

Quốc, Lào và Campuchia
Kim ngạch nhập khẩu tại biên giới Quảng Ninh
Các địa bàn cửa khẩu trọng điểm về buôn lậu và GLTM (2005-2012)
Thu ngân sách của các tỉnh biên giới phía Bắc (2005-2012)
Số vụ gian lận, vận chuyển trái phép hàng hóa ở các Cục (2012)
Thống kê tình hình áp dụng HQĐT ở Lạng Sơn.

Các biện pháp quản lý hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc qua biên giới đường bộ của Hải quan VN

Trang
5
23
25
30
32
44
8
9
18
24
25
27
28
33
58
66
73


~1~


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu.
Bước vào thế kỷ XXI, quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước Việt
Nam- Trung Quốc có sự thay đổi mạnh mẽ. Kim ngạch thương mại song
phương tăng với tốc độ nhanh, đưa Trung Quốc từ chỗ là bạn hàng thương mại
lớn thứ năm, thứ sáu của Việt Nam trong những những năm 90 của thế kỷ XX
trở thành bạn hàng lớn nhất của Việt Nam từ những năm 2007 đến nay và liên
tục vượt các chỉ tiêu đặt ra. Nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc ngày càng
tăng, điển hình là sự phát triển của các hoạt động nhập khẩu hàng hóa tại các
tỉnh biên giới đường bộ Việt Trung những năm gần đây. Tuy nhiên, vấn đề nổi
cộm lên ở đây là hiện tượng nhập lậu hàng kém chất lượng , không rõ nguồn
gốc như nông sản, hoa quả, gà lậu, sữa, các sản phẩm từ sữa…từ Trung Quốc
qua các tỉnh biên giới phía Bắc diễn ra mạnh mẽ. Trước thực tế nhập hoa quả
Trung Quốc , từ ngày 10/8 đến 10/9/2012, các cơ quan chức năng đã tiến hành
kiểm tra và phát hiện ra loại hoa quả nhập khẩu từ Trung Quốc như mận, lựu,
nho... có chứa dư lượng carbendazim, chứa hoạt chất tubeconazole,
difenoconazole… Điều đáng nói, chất hóa học ở các loại hoa quả từ Trung Quốc
đều vượt mức cho phép từ 1,5 đến 5 lần. Thêm nữa, hiện tượng những xe chở
gia cầm nhập lậu từ Trung Quốc mang theo biết bao mầm bệnh từ dịch H5N1 và
gần đây là dịch H7N9, hàng nghìn gà vịt lậu vẫn tuồn từ TQ về Việt Nam. Vụ
việc nghiêm trọng không kém là “Sữa Trung Quốc” dấy lên làn sóng lo ngại
trong người tiêu dùng khi tổng cục Kiểm tra chất lượng Trung Quốc phát hiện
chất gây ung thư aflatoxin M1 của hãng sữa Mengniu (Mông Ngưu) vượt quá
140% so với tiêu chuẩn cho phép. Cũng là một ví dụ điển hình về hàng dệt may
xuất sứ Trung Quốc, vụ việc về chiêc áo ngực Trung Quốc gây xôn xao dư luận,
kết quả kiểm tra độc lập của Viện Hóa học trên 2 mẫu áo ngực Trung Quốc nhãn
hiệu Mengnaeroi cho thấy ngoài chất nhựa Polystyrene và dung dịch dầu
khoáng, còn có thành phần polycyclic aromantic hydrocarbon (PAH) - hợp chất
có thể gây ung thư cho người sử dụng. …Những mặt hàng kém chất lượng như

vậy xâm nhập vào thị trường Việt Nam làm ảnh hưởng tới tiêu dùng cũng như
sức khỏe người dân…
Mặt khác, do địa hình biên giới Việt Trung thường phức tạp, các hình
thức mua bán, giao dịch diễn ra rất đa dạng nên hoạt động thương mại hàng hóa
trên khu vực biên giới này thường khó quản lý và kiểm soát. Các hành vi buôn
Các biện pháp quản lý hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc qua biên giới đường bộ của Hải quan VN


~2~

lậu và gian lận thương mại thường xuất hiện nhiều làm ảnh hưởng đến hiệu quả
kinh doanh toàn tuyến, ảnh hưởng đến việc chấp hành chính sách của Đảng và
Nhà nước. Nổi bật lên, gần đây, Cục Hải quan Đồng Nai vừa phát hiện một DN
FDI đang thực hiện việc thay các nhãn mác hàng hóa ghi xuất xứ Trung Quốc
bằng xuất xứ VN. Sự việc này tiếp tục gióng lên hồi chuông cảnh báo tình trạng
lợi dụng xuất xứ hàng hóa của VN. Hành vi vi phạm tuy không mới nhưng ngày
một gia tăng và tính chất ngày một tinh vi, phức tạp.
Do đó, vấn đề quản lý hàng nhập từ Trung Quốc của hải quan đường bộ
đang là việc cấp thiết và cần được quan tâm hơn cả. Ngoài ra, việc Hải quan
Việt Nam quản lý tốt hàng hóa xuất nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ tạo điều kiện
phát triển quan hệ thương mại biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc tác động
tới sự phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội khu vực phía Bắc, nó làm tăng ngân
sách nhà nước trên địa bàn các tỉnh biên giới, tạo điều kiện cho các cặp cửa khẩu
địa phương cải thiện tình hình kinh tế xã hội cơ bản, thúc đẩy sự ra đời của một
số trung tâm kinh tế quan trọng, đời sống các tỉnh biên giới Việt Trung được cải
thiên rõ rệt và góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.
Từ những vấn đề thực tế trên, đề tài “Các biện pháp quản lý đối với hàng
hóa nhập khẩu từ Trung Quốc qua biên giới đường bộ của Hải quan Việt Nam”
được lựa chọn làm đề tài nghiên cứu khoa học.
2. Tình hình nghiên cứu.

Ở Việt Nam, từ trước đến nay có các công trình nghiên cứu liên quan
công tác quản lý hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc:
1. “Các khu kinh tế cửa khẩu biên giới Việt- Trung và tác động của nó tới
sự phát triển hàng hóa ở Việt Nam” của Phạm Văn Linh- Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia, Hà Nội năm 2001.
2. “Nghiên cứu về tình hình buôn bán biên giới ở vùng Tây Bắc, Việt
Nam” của PGS.TS Đỗ Tiến Sâm và Th.S Hà Thị Hồng Vân, viện Khoa học Xã
hội, Hà Nội năm 2007.
3.”Quan hệ kinh tế- Thương mại cửa khẩu biên giới Việt-Trung với việc
phát triển kinh tế hàng hóa ở các tỉnh vùng núi phía Bắc” do PTS. Phạm Văn
Linh chủ biên- Nhà xuất bản Thống kê năm 1999.
4. “ Đổi mới tổ chức quản lý các hoạt động xuất nhập khẩu và mua bán,
trao đổi hàng hóa ở khu vực biên giới của các tỉnh biên giới phía Bắc từ thực
tiễn Lạng Sơn”, đề tài cấp bộ của Lương Đăng Ninh, Lạng Sơn năm 2000.
Tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu
một cách đầy đủ có hệ thống cả về lý luận và thực tiễn công tác quản lý hàng
hóa nhập khẩu từ Trung Quốc qua biên giới đường bộ của Hải quan Việt Nam.
3. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu.
Các biện pháp quản lý hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc qua biên giới đường bộ của Hải quan VN


~3~

3.1. Mục tiêu nghiên cứu.
Phân tích làm rõ thực trạng công tác quản lý hoạt động nhập khẩu hàng
hóa qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc trên cơ sở đó đưa ra những giải
pháp để hoàn thiện công tác quản lý hàng hóa nhập khẩu qua từ Trung Quốc qua
các tỉnh biên giới này.
3.2. Nhiệm vụ của nghiên cứu.
- Khái quát thực trạng công tác quản lý hải quan đối với hàng nhập khẩu

từ Trung Quốc qua biên giới đường bộ.
- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện tổ chức và quản trị công tác quản lý
hải quan đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc qua biên giới đường bộ.
3. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn, phân tích với
tổng hợp; phương pháp thống kê so sánh để nghiên cứu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: công tác quản lý đối với hàng hóa nhập khẩu từ
Trung Quốc của Hải quan Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: Bài nghiên cứu khoa học tập trung vào phân tích
đánh giá tình hình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc, công tác quản lý hàng hóa
nhập khẩu từ Trung Quốc tại các cửa khẩu đường bộ trong giai đoạn 2007- 2012,
từ đó đưa ra những nhóm giải pháp cụ thể nhằm nâng cao tính hiệu quả của công
tác quản lý hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trong giai đoạn tiếp theo.
5. Kết cấu của đề tài.
Chương 1. Tổng quan về công tác quản lý đối với hàng hóa nhập khẩu từ
Trung Quốc qua biên giới đường bộ.
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý hải quan đối với hàng hóa nhập
khẩu từ Trung Quốc qua biên giới đường đường bộ.
Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao công tác kiểm tra hàng nhập khẩu từ Trung
Quốc.

Các biện pháp quản lý hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc qua biên giới đường bộ của Hải quan VN


~4~

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA
NHẬP KHẨU TỪ TRUNG QUỐC QUA BIÊN GIỚI ĐƯỜNG BỘ

1.1. Giới thiệu chung về hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc qua biên giới
đường bộ.
1.1.1. Các khái niệm chung:
Căn cứ Luật Hải Quan số 29/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001và
Luật Hải quan số 42/2005/QH11 được Quốc hội thông qua ngày 14 tháng 6
năm 2005 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan:
- Hàng hóa nhập khẩu bao gồm tất cả các động sản có mã số và tên gọi
theo quy định của pháp luật được nhập khẩu hoặc lưu giữ trong địa bàn hoạt
động hải quan của một nước.
Thương mại hàng hoá qua biên giới trên bộ là hoạt động mua bán, trao
đổi hàng hoá của các doanh nghiệp và cư dân được tiến hành trực tiếp tại khu
vực biên giới đường bộ. Đây là hình thức kinh tế mậu dịch được diễn ra tại khu
vực biên giới đường bộ của các nước láng giềng, là hình thái mở đầu của mậu
dịch quốc tế và là bộ phận quan trọng trong hoạt động kinh tế đối ngoại của mỗi
nước. Thương mại hàng hoá qua biên giới trên bộ giữa hai nước không chỉ đơn
thuần là hoạt động buôn bán hàng hoá qua các cửa khẩu biên giới mà nó có
phạm vi rộng hơn, bao trùm các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá được diễn
ra ở dọc khu vực biên giới hai nước.
Căn cứ theo Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua
bán hàng hoá quốc tế và các đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá
với nước ngoài, Quyết định 254/2006/QĐ-TTg và Quyết định 139/2009/QĐ-TTg
của Thủ tướng Chính phủ về quản lý hoạt động TMBG với các nước có chung
biên giới:
-Hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới (sau
đây gọi tắt là thương mại biên giới) quy định tại Quyết định này gồm:
1. Hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá của cư dân biên giới;
2. Buôn bán tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong Khu kinh tế cửa
khẩu;
3. Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá qua biên giới theo các phương

thức không theo thông lệ buôn bán quốc tế đã được thoả thuận trong các Hiệp

Các biện pháp quản lý hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc qua biên giới đường bộ của Hải quan VN


~5~

định thương mại song phương giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các
nước có chung biên giới.

Mua bán, trao đổi hàng hóa của dân cư biên giới.
Theo quy định tại Quyết định 254/2006/QĐ-TTg và Quyết định
139/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về quản lý hoạt động TMBG với
các nước có chung biên giới, chỉ công dân có hộ khẩu thường trú tại các xã,
phường, thị trấn có một phần địa giới hành chính trùng hợp với biên giới quốc
gia trên đất liền (khu vực biên giới) của Việt Nam mới được qua lại các cửa
khẩu quốc tế, cửa khẩu chính, cửa khẩu phụ, lối mở biên giới và đường mòn do
Chính phủ và các tỉnh biên giới thỏa thuận mở để mua bán, trao đổi hàng hóa.
Cư dân biên giới chỉ được nhập khẩu vào Việt Nam những mặt hàng được
qui định tại Thông tư số 10/2010/TT-BCT ngày 29 tháng 3 năm 2010. Theo
Thông tư này, cư dân biên giới chỉ được nhập khẩu 35 nhóm mặt hàng, chủ yếu
là những sản phẩm, hàng hóa phục vụ đời sống, sản xuất hàng ngày. Cư dân
biên giới nhập khẩu các mặt hàng qui định tại Thông tư số 10 được miễn thuế
NK và các loại thuế khác (nếu có) với giá trị hàng hóa không quá 2 triệu
đồng/người/ngày/lượt. Phần vượt định mức phải nộp các loại thuế theo qui định.

Xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới:
Chủ thể được xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới được quy đinh tại
Quyết định 254/2006/QĐ-TTg và Quyết định 139/2009/QĐ-TTg bao gồm
thương nhân Việt Nam và hộ kinh doanh thuộc các tỉnh tiếp giáp với biên giới

được thành lập đăng ký theo quy định tại Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29
tháng 08 năm 2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh.
Cửa khẩu xuất nhập khẩu hàng hoá qua biên giới bao gồm:
1. Cửa khẩu quốc tế được mở cho người, phương tiện, hàng hoá của Việt
Nam, nước có chung biên giới và nước thứ ba xuất nhập qua biên giới quốc gia.
2. Cửa khẩu chính được mở cho người, phương tiện, hàng hoá của Việt
Nam và nước có chung biên giới xuất, nhập qua biên giới quốc gia.
3. Cửa khẩu và các điểm thông quan khác thuộc Khu kinh tế cửa khẩu do
Chính phủ Việt Nam cho phép thành lập.
4. Cửa khẩu phụ được mở cho người, phương tiện, hàng hoá của Việt
Nam và nước có chung biên giới ở khu vực biên giới, vùng biên giới qua lại biên
giới quốc gia.

Chợ biên giới, chợ của khẩu và chợ trong khu kinh tế cửa khẩu:

Các biện pháp quản lý hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc qua biên giới đường bộ của Hải quan VN


~6~

Căn cứ theo Quyết định số 22/2008/QĐ-BTC ngày 31 tháng 7 năm 2008
của Bộ Công Thương ban hành quy chế chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong
khu kinh tế cửa khẩu:
Thương nhân Việt Nam và thương nhân các nước có chung biên giới phải
có đủ điệu kiện theo qui định mới được phép kinh doanh tại chợ biên giới, chợ
cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu. Hàng hóa xuất nhập khẩu tại các khu
vực này phải tuân thủ các qui định hiện hành về xuất khẩu, nhập khẩu, các thủ
tục hải quan theo qui định của pháp luật. Thương nhân kinh doanh trong chợ
phải chấp hành nghiêm chỉnh các qui định về chính sách thuế hiện hành của Việt
Nam.

1.1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
vào thị trường Việt Nam qua biên giới đường bộ:
1.1.2.1. Điều kiện tự nhiên:
Trung Quốc nằm ở phía Bắc Việt Nam. Biên giới đất liền Việt Nam –
Trung Quốc dài 1449,566 km, trong đó có 383,914km đi theo các sông, suối
biên giới. Bảy tỉnh Việt Nam có địa giới hành chính trùng với đường biên giới là
Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh.
Hai tỉnh Trung Quốc có địa giới hành chính trùng với đường biên giới là
Vân Nam và Quảng Tây.
Quảng Tây là tỉnh miền núi phía Nam của Trung Quốc, tiếp giáp với 3
tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng của Việt Nam với chiều dài biên giới là
1020 km. Đây là tỉnh có 7 huyện (thị) có biên giới đất liền với Việt Nam.
Vân Nam là tỉnh phía Tây Nam Trung Quốc, giáp với các tỉnh Hà Giang,
Lào Cai, Lai Châu của Việt Nam. Với diện tích gần 38 ngàn Km 2, Vân Nam có
tiềm năng về khai thác và chế biến khoáng sản như: Kim loại mầu các loại,
thiếc, chì,…Ngoài ra, với khí hậu khá tốt trong cả bốn mùa, Vân Nam còn có
tiềm năng về phát triển du lịch và các dịch vụ du lịch.
Từ nhiều năm nay, Vân Nam là nơi các doanh nghiệp từ các tỉnh của
Trung Quốc có thể buôn bán, trao đổi các loại hàng hóa với Việt Nam qua 16
cửa khẩu biên giới (4 cửa khẩu cấp nhà nước và 12 cửa khẩu phụ) và thông qua
đó để thúc đẩy mở cửa các tuyến đường trên toàn tuyến. Cũng thông qua hoạt
động xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới đường bộ với Việt Nam, Vân Nam
được Chính phủ Trung Quốc coi như một cửa ngõ quan trọng để các tỉnh Tây
Nam Trung Quốc mở cửa kinh tế, đẩy mạnh xuất nhập khẩu hàng hóa với các
nước Asean cũng như các nước khác trên thế giới.
Các biện pháp quản lý hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc qua biên giới đường bộ của Hải quan VN


~7~


Hình 1.1: Bản đồ các tỉnh biên giới Việt Nam giáp Trung Quốc

Nguồn Biên giới lãnh thổ Việt Nam.
:
Với các yếu tố tự nhiên thuận lợi đó, các tỉnh thuộc khu vực thị trường
biên giới trên bộ Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điều kiện thuận lợi để phát
triển mua bán và phát triển các hoạt động kinh tế- xã hội khác.
1.1.2.2. Cơ sở hạ tầng:
Trong nhiều năm gần đây, hạ tầng cơ sở dịch vụ biên giới Việt- Trung
ngày càng được đầu tư phát triển như: hệ thống đường sá, bến bãi, hệ thống
thông tin liên lạc, các dịch vụ cơ sở như: thủ tục khai báo đăng ký hải quan điện
tử, dịch vụ cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) tại chỗ, dịch vụ thanh
toán… cùng với việc hàng chục cặp cửa khẩu quốc tế, quốc gia và địa phương
đã mở và nâng cao điều kiện thuận lợi để giao lưu kinh tế- thương mại, văn hóaxã hội qua biên giới Việt Trung. Hơn nữa, nhiều khu kinh tế cửa khẩu đã được
thành lập, trở thành trung tâm kinh tế- thương mại của vùng biên.
Kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ vào năm 1991, việc giao lưu
và trao đổi hàng hóa của hai nước qua tuyến biên giới này ngày càng được tăng
cường. Thể theo các quy định của Hiệp định về cửa khẩu và Quy chế quản lý
cửa khẩu ký ngày 18 tháng 9 năm 2009, hệ thống cửa khẩu trên tuyến biên giới
đất liền Việt Nam và Trung Quốc đã bao gồm số lượng cửa khẩu được 2 bên
chính thức công nhận là có 9 cặp cửa khẩu (5 cửa khẩu quốc tế và 4 cửa khẩu
song phương) và 13 cặp cửa khẩu sẽ được mở thêm khi có đủ điều kiện cửa
khẩu quốc tế và cửa khẩu quốc gia (cửa khẩu song phương). Ngoài các cửa khẩu
nói trên, hai nước cũng mở các đường qua lại tạm thời cho cư dân biên giới.
Bảng 1.1: Các cặp cửa khẩu sau đã mở trên vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc
Các biện pháp quản lý hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc qua biên giới đường bộ của Hải quan VN


~8~


Tỉnh
Tên cửa khẩu Việt Nam Tên cửa khẩu Trung Quốc
Lai Châu
Ma Lù Thàng
Kim Thủy Hà
Lào Cai
Lào Cai (đường bộ)
Hà Khẩu (đường bộ)
Lào Cai
Lào Cai (đường sắt)
Hà Khẩu (đường sắt)
Hà Giang
Thanh Thủy
Thiên Bảo
Cao Bằng
Trà Lĩnh
Long Bang
Cao Bằng
Tà Lùng
Thủy Khẩu
Lạng Sơn
Đồng Đăng (đường sắt)
Bằng Tường (đường sắt)
Lạng Sơn
Hữu Nghị
Hữu Nghị Quan
Quảng Ninh
Móng Cái
Đông Hưng
Nguồn: Hiệp định về cửa khẩu và cơ chế quản lý cửa khẩu trên đất liền

Việt Nam Trung Quốc năm 2009.
Ngày 7/6/2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ban hành
Quyết định số 685/QĐ-TTg về việc mở cửa khẩu quốc tế đường bộ số II (Kim
Thành) thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Lào Cai (Việt Nam) – Hà Khẩu (Trung
Quốc).

Các biện pháp quản lý hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc qua biên giới đường bộ của Hải quan VN


~9~

Bảng 1.2: Các cặp cửa khẩu sẽ được mở thêm khi có đủ điều kiện cửa
khẩu quốc tế và cửa khẩu quốc gia
Tỉnh
Tên cửa khẩu Việt Nam Tên cửa khẩu Trung Quốc
Điện Biên
A Pa Chải
Long Phú
Lai Châu
U Ma Tu Khoàng
Bình Hà
Lào Cai
Mường Khương
Kiều Đầu
Hà Giang
Xín Mần
Đô Long
Hà Giang
Phó Bảng
Đổng Cán

Hà Giang
Săm Pun
Điền Bồng
Cao Bằng
Sóc Giang
Bình Mãng
Cao Bằng
Pò Peo
Nhạc Vu
Cao Bằng
Lý Vạn
Thạc Long
Cao Bằng
Hạ Lang
Khoa Giáp
Lạng Sơn
Bình Nghi
Bình Nhi Quan
Lạng Sơn
Chi Ma
Ái Điểm
Quảng Ninh
Hoành Mô
Động Trung
Nguồn: Hiệp định về cửa khẩu và cơ chế quản lý cửa khẩu trên đất liền
Việt Nam Trung Quốc năm 2009
Mặc dù vậy, nhìn chung cơ sở vật chất kỹ thuật thương mại còn lạc hậu:
- Khu vực biên giới trên đường bộ của Việt Nam và Trung Quốc chủ yếu
là các tỉnh miền núi và miền núi cao. Các huyện, xã biên giới trên bộ với Trung
Quốc là các huyện, xã vùng sâu, vùng xa, vùng kém phát triển về nhiều mặt của

Việt Nam.
- Do cấu tạo địa hình, các đặc điểm của lối sống du canh du cư và khả
năng đầu tư có hạn của nhà nước, khu vực địa phương và dân cư thuộc khu vực
biên giới trên bộ có cơ sở hạ tầng tương đối thấp. Các công trình cơ bản như
trung tâm thương mại, kho ngoại quan… đều thiếu và yếu; hệ thống giao thông,
thông tin liên lạc, dịch vụ thanh toán tiền còn đơn điệu, không theo kịp yêu cầu
của doanh nghiệp trong việc đổi tiền, gửi tiền, chuyển khoản, thanh toán qua
ngân hàng. Trong khi đó, phần lớn các tỉnh biên giới đều nghèo, nếu không
được giải quyết sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng giao thương cũng như tốc độ
tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước.
Dù còn nhiều khó khăn nhưng các doanh nghiệp các tỉnh biên giới đường
bộ của cả phía Việt Nam và Trung Quốc vẫn đang tiếp tục đẩy mạnh giao lưu
kinh tế trao đổi hàng hóa và sản phẩm để đáp ứng nhu cầu về mọi mặt của đời
sống dân cư và giải quyết các vấn đề cấp bách về kinh tế của cả nước.
1.1.2.3. Hợp tác kinh tế Việt Trung:

Các biện pháp quản lý hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc qua biên giới đường bộ của Hải quan VN


~ 10 ~

Từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ và mở cửa biên giới (1991), đặc
biệt từ khi Trung Quốc gia nhập WTO và cùng xây dựng ACFTA, quan hệ kinh
tế - thương mại Việt - Trung đã có những bước tiến mạnh mẽ. Cho đến nay, Việt
Nam và Trung Quốc đã ký kết với nhau hơn 20 văn bản thỏa thuận tạo hành
lang pháp lý cơ bản cho quan hệ thương mại hai nước phát triển trong đó có hiệp
định mua bán tại vùng biên giới. Các hiệp định này được ký kết, cùng với các
cặp cửa khẩu được khai thông trên tuyến biên giới Việt - Trung đã tạo cơ sở
pháp lý và điều kiện thuận lợi cho các ngành, các địa phương biên giới, doanh
nghiệp hai nước tiến hành hợp tác kinh tế và trao đổi hàng hóa, mở ra một thời

kỳ mới cho quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc. Cùng với đó, trong
giai đoạn 2006-2012, Chính phủ và các bộ, ngành cũng ban hành kịp thời một số
cơ chế, chính sách phù hợp với tình hình phát triển thương mại biên giới, tạo
điều kiện cho việc xuất nhập khẩu (XNK) hàng hóa, thúc đẩy kinh tế mỗi nước.
Hiệp định đa phương Asean- Trung Quốc: Quan hệ thương mại Việt
Nam- Trung Quốc hình thành trên cơ sở khung pháp lý quốc tế là khuôn khổ
Khu vực mậu dịch tự do Asean- Trung Quốc (ACFTA) được điều chỉnh bởi
Hiệp định Khung về hợp tác Kinh tế toàn diện Asean- Trung Quốc (gọi tắt là
hiệp định Khung), Hiệp định Thương mại Hàng hóa Asean- Trung Quốc được
ký kết vào ngày 24/11/2004 tại Lào và Biên bản ghi nhớ giữa Việt Nam- Trung
Quốc ký kết vào ngày 1/7/2005 tại Trung Quốc. Theo đó việc cắt giảm và tự do
thuế quan của Việt Nam trong ACFTA được đi vào thực hiện. Từ ngày 1-12004, Việt Nam và Trung Quốc bắt đầu thực hiện cắt giảm thuế xuất nhập khẩu
theo "Chương trình thu hoạch sớm" (EH) được ký kết giữa ASEAN và Trung
Quốc nhằm sớm đi đến hình thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung
Quốc. Và điều này đã tạo ra những lợi thế pháp lý thuận lợi cho phát triển
thương mại Việt Nam- Trung Quốc nói chung và phát triển mua bán tại vùng
biên giới Việt Trung nói riêng.
Hiệp định song phương Việt Nam- Trung Quốc: Việt Nam và Trung Quốc
đã ký hơn 20 văn bản thoả thuận, trong đó có các Hiệp định tạo hành lang pháp
lý cơ bản cho quan hệ thương mại hai nước như: Hiệp định Thương mại, Hiệp
định Mua bán vùng biên giới, Hiệp định về Thành lập Uỷ ban hợp tác Kinh tế và
Thương mại, Hiệp định Hợp tác kinh tế, Hiệp định Thanh toán, các Hiệp định về
Giao thông đường sắt, đường bộ, đường hàng không.
Là nước láng giềng gắn liền với Trung Quốc, Việt Nam có vị thế kinh tế,
địa chính trị quan trọng; là cầu nối Đông Bắc Á với Đông Nam Á mà các nước
Các biện pháp quản lý hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc qua biên giới đường bộ của Hải quan VN


~ 11 ~


lớn muốn chiếm lĩnh, khống chế hoặc giành giật ảnh hưởng tối đa vì lợi ích của
họ. Trong 10 năm quan hệ vừa qua, Trung Quốc đã cùng Việt Nam xây dựng
quan hệ hợp tác hữu nghị toàn diện với “phương châm 16 chữ” và “tinh thần 4
tốt”, đã cùng xác định xong biên giới đường bộ và trong Vịnh Bắc Bộ để ổn
định hợp tác phát triển kinh tế.
1.1.2.4: Chính sách biên mậu của Trung Quốc và Việt Nam:
* Chính sách biên mậu của Trung Quốc:
Trung Quốc có chính sách về giao lưu kinh tế qua biên giới với các nước
làng giềng nói chung (trong đó có Việt Nam) một cách nhất quán, trên nguyên
tắc "Tự sản xuất, tự tìm thị trường và tự cân đối", họ coi biên mậu là một quốc
sách quan trọng để phát triển kinh tế vùng biên giới, nâng cao mức sống cư dân
biên giới, nhằm ổn định biên giới quốc gia. Trung Quốc coi biên mậu là một
trong những biện pháp quan trọng để góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu
toàn cầu của Trung Quốc là cố gắng thực hiện 4 hiện đại hoá để vươn lên thành
một cường quốc có ảnh hưởng lớn đối với đời sống chính trị - kinh tế thế giới
trong thế kỷ 21. Do vậy Nhà nước Trung Quốc đã có chính sách hỗ trợ và giành
ưu đãi đặc biệt về mọi mặt nhất là giao quyền quản lý rộng rãi cho địa phương.
Trung Quốc đề ra nhiều chính sách cụ thể để khuyến khích và thúc đẩy
buôn bán biên giới Việt Trung:
- Hàng hoá cư dân biên giới nhập khẩu qua chợ biên giới được miễn thuế
nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng tới 3000 NDT mỗi ngày.
- Ðối với các doanh nghiệp mậu dịch tiểu ngạch biên giới được miễn 50%
thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng.
- Trung ương uỷ quyền rộng rãi cho Chính quyền tỉnh khu tự trị biên giới
để điều hành và quyết định các chính sách và biện pháp nhằm thúc đẩy buôn bán
biên giới.
Trong hiệp định tạm thời cũng như hiệp định thương mại Việt Trung đều
quy định các hình thức mậu dịch phải tuân thủ pháp luật về xuất nhập khẩu của
mỗi nước.
* Chính sách biên mậu của Việt Nam:

Để tạo điều kiện mở rộng thông thương hai chiều Việt Nam – Trung
Quốc, Việt Nam cũng đưa ra những quy định khá thuận lợi trong các chính sách
về thuế, về thủ tục XNK/xuất nhập cảnh, về các quy định liên quan đến quản lý
ngoại hối, quản lý thương mại, đặc biệt là hoạt động thương mại của cư dân biên
giới 2 nước.
Các quy định này sẽ được trình bày cụ thể hơn trong phần 1.2.
1.1.2.5. Thói quen, truyền thống giao thương của cư dân biên giới
Các biện pháp quản lý hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc qua biên giới đường bộ của Hải quan VN


~ 12 ~

Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng Châu Á. Với đường biên
giới dài, dân cư hai nước sống dọc biên giới khá đông. Từ bao đời nay, dân cư
biên giới Việt Trung có mối quan hệ rất mật thiết vì họ có hoàn cảnh kinh tế- xã
hội và tự nhiên tương tự nhau, có văn hóa, ngôn ngữ, tập quán tiêu dùng gần
giống nhau.
Mặc dù người tiêu dùng trên thị trường khu vực biên giới hai nước chịu
sự tác động của các chính sách kinh tế- xã hội (nhất là chính sách phát triển
thương mại và chính sách mậu dịch tự do) của hai nước là khác nhau, song trên
thực tế là mối quan hệ giao lưu đã gắn bó từ lâu đời với phương châm hỗ trợ lẫn
nhau để cùng tồn tại.
Do sự khác biệt về chính sách phát triển kinh tế- xã hội (nhất là chính
sách phát triển thương mại và chính sách mậu dịch biên giới) giữa Việt Nam và
Trung Quốc nên hoạt động thương mại hàng hóa trên thị trường khu vực biên
giới trên đường bộ vừa có tính đa dạng, vừa có tính đặc thù. Chính sự đa dạng
luôn đi cùng tính đặc thù nên thương mại hàng hóa trên thị trường khu vực biên
giới Việt Trung cũng tồn tại và phát triển dưới các hình thức trao đổi khá phong
phú. Đây là cơ sở để cho các địa phương, các tỉnh có biên giới đường bộ Việt
Nam Trung Quốc có khả năng phát triển kinh tế theo hương vừa hợp tác, vừa bổ

sung cùng phát triển.
1.1.3. Đặc điểm của hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc qua biên giới đường bộ.
 Tỷ trọng nhập khẩu tiểu ngạch cao.
- Xuất nhập khẩu tiểu ngạch, hay còn gọi cách khác là mậu dịch tiểu
ngạch hoặc thương mại tiểu ngạch, là một hình thức thương mại quốc tế hợp
pháp được tiến hành giữa nhân dân hai nước sinh sống ở các địa phương hai bên
biên giới mà kim ngạch của mỗi giao dịch hàng hóa hữu hình có giá trị nhỏ theo
quy định của pháp luật. Buôn bán tiểu ngạch giữa Việt Nam và Trung Quốc là
hoạt động buôn bán giữa dân cư Việt Nam với dân cư Trung Quốc sống ở các
xã, phường sát đường biên có giá trị mỗi giao dịch không quá 2 triệu đồng/
người /ngày theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Chính tiêu chí về giá trị nhỏ (tiểu ngạch) đã khiến cho hình thức thương
mại này có tên như vậy.
- Hàng hóa nhập khẩu tiểu ngạch còn có các đặc trưng như: thường (song
không nhất thiết) thanh toán bằng tiền mặt không cần hợp đồng mua bán. Buôn
bán tiểu ngạch tạo thuận lợi cho doanh nghiệp giảm được thuế, tiết kiệm một số
chi phí bao bì, chất lượng hàng hoá không đòi hỏi cao, thậm chí tránh được kiểm
Các biện pháp quản lý hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc qua biên giới đường bộ của Hải quan VN


~ 13 ~

dịch về an toàn vệ sinh. Việc xác định đâu là nhập khẩu tiểu ngạch không dựa
vào hình thức vận chuyển hàng hóa qua biên giới. Nhập khẩu tiểu ngạch vẫn
phải chịu thuế đánh vào giá trị giao dịch, gọi là thuế nhập khẩu tiểu ngạch. Hàng
hóa khi đi qua biên giới vẫn phải chịu sự kiểm tra của các cơ quan thuế quan,
kiểm dịch, biên giới, xuất nhập cảnh, v.v…
- Tuy nhiên, buôn bán tiểu ngạch có nhiều điểm yếu, điểm yếu nhất là bị
động, không ổn định. Yếu tố không chắc chắn trong buôn bán tiểu ngạch khiến
thương mại Việt - Trung rủi ro cao và cũng tác động vào các hợp đồng thương

mại chính ngạch trong nước.
 Tư liệu sản xuất có kim ngạch nhập khẩu lớn:
Việt Nam nhập siêu qua biên mậu chủ yếu là rau quả, thực phẩm, hàng
tiêu dùng. Mặc dù vậy, đây không phải là nguyên nhân chính làm nhập siêu
tăng, tạo áp lực lên lạm phát. Bởi đứng về mặt giá trị, nhập khẩu rau quả, hàng
tiêu dùng thường có giá trị nhỏ, có tổng kim ngạch không cao; trong khi đó, các
thiết bị máy móc và vật tư, tư liệu sản xuất lại chiếm kim ngạch rất lớn trong cơ
cấu hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.
Theo số liệu của tổng cục Hải quan, trong giai đoạn 2005-2012, đối với
các nhóm hàng nhập khẩu từ Trung Quốc thì nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng
cụ, phụ tùng đạt 4,47 tỷ USD; nguyên vật liệu dệt may, da giày đạt 0,67 tỷ USD,
sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 1,68 tỷ USD trên tổng số 10,4 tỷ tổng kim
ngạch nhập khẩu. Nhìn chung, kim ngạch của hàng tư liệu sản xuất chiếm
khoảng trên 90% tổng kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc.

Dễ bị lợi dụng để buôn lậu.
Do địa hình biên giới Việt Trung thường phức tạp, các hình thức mua bán,
giao dịch diễn ra rất đa dạng nên hoạt động thương mại hàng hóa trên khu vực
biên giới này thường khó quản lý và kiểm soát. Các hành vi buôn lậu và gian lận
thương mại thường xuất hiện làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh toàn
tuyến, ảnh hưởng đến việc chấp hành chính sách của Đảng và Nhà nước.
Cụ thể, tại khu vực cửa khẩu, lợi dụng chính sách miễn thuế hàng hoá đối
với cư dân biên giới của Chính phủ, việc vận chuyển hàng hoá qua cửa khẩu
buôn lậu, trốn thuế diễn ra phổ biến. Đối với hàng hoá có thuế suất cao các đối
tượng thường khai báo trị giá thấp hơn trị giá thực tế của hàng hoá để trốn thuế
hoặc khai báo sai mã số hàng hoá để hưởng thuế suất thấp hoặc gian lận về số,
trọng lượng hàng hoá khi làm thủ tục hải quan. Điều này đã làm ảnh hưởng đến
hoạt động thương mại biên giới trong nhiều năm gần đây.

Các biện pháp quản lý hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc qua biên giới đường bộ của Hải quan VN



~ 14 ~

1.2. Các chính sách quản lý hàng hóa nhập khẩu qua biên giới đường bộ
của Việt Nam.
Việt Nam đã xây dựng được những cơ sở pháp lý cho hoạt động thương
mại biên giới, trong đó bao gồm chính sách thương mại biên giới với Trung
Quốc. Ngày 07/11/2006 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
254/2006/QĐ-TTg về việc quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước
có chung biên giới thay thế cho Quyết định số 252/2003/QĐ-TTg.
Ngày 31/01/2008, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông Vận
tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Y tế và Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam ban hành Thông tư Liên tịch số 01/2008/TTLT-BCT-BTC- BGTVTBNN&PTNT-BYT-NHNN hướng dẫn thực hiện Quyết định số 254/2006/QĐTTg ngày 07 tháng 11 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý hoạt động
thương mại biên giới với các nước có chung biên giới. Sau 3 năm triển khai thực
hiện, ngày 23/12/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
139/2009/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số
254/2006/QĐ-TTg ngày 07 tháng 11 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về
quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới.
1.2.1. Chính sách mặt hàng được nhập khẩu dưới hình thức mua, bán, trao
đổi của cư dân biên giới:
Cho đến nay, Việt Nam chưa ban hành chính sách mặt hàng cụ thể trong
hoạt động thương mại biên giới. Theo quy định về hàng hoá thương mại biên
giới hiện hành thì “Hàng hóa mua, bán, trao đổi, xuất khẩu, nhập khẩu theo hình
thức thương mại biên giới được thực hiện theo những quy định tại Nghị định số
12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động
đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài”.
Căn cứ Quyết định số 139/2009/QĐ-TTg ngày 23 tháng 12 năm 2009 của
Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số

254/2006/QĐ-TTg ngày 07 tháng 11 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về
quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới, Bộ
Công Thương đã ban hành Thông tư số 10/2010/TT-BCT ngày 29 tháng 3 năm
2010 quy định Danh mục hàng hoá được sản xuất từ nước có chung biên giới
nhập khẩu dưới hình thức mua, bán, trao đổi hàng hoá cư dân biên giới thời kỳ
2010-2012. Như vậy, từ ngày 01 tháng 6 năm 2010, cư dân biên giới chỉ được
Các biện pháp quản lý hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc qua biên giới đường bộ của Hải quan VN


~ 15 ~

phép nhập khẩu dưới hình thức mua, bán, trao đổi những mặt hàng theo danh
mục đã quy định. Tuy nhiên, việc quy định danh mục hàng hóa và định mức
miễn thuế trên thực tế một mặt đáp ứng nhu cầu của cư dân biên giới nhưng một
mặt cũng là một khe hở cho hoạt động gian lận thương mại, thu gom hàng hóa
miễn thuế bất hợp pháp, làm lợi cho các “đầu nậu” buôn bán hàng lậu thay vì
phục vụ mục đích dân sinh của cư dân biên giới.
1.2.2.Chính sách liên quan đến tuyến đường xuất nhập khẩu hàng hóa:
Theo quy định hiện hành, hàng hóa xuất nhập khẩu có thể được làm thủ
tục tại các loại cửa khẩu như cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính, cửa khẩu phụ,
lối mở. Việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu chính, quốc tế
được thực hiện theo quy định thông thường đối với thương mại hàng hóa quốc
tế. Về nhập khẩu hàng hoá qua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới, thực hiện chỉ
đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã ban hành thông tư số
13/2009/TT-BCT ngày 03 tháng 6 năm 2009 quy định xuất nhập khẩu hàng hoá
qua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới nằm ngoài các Khu kinh tế cửa khẩu.
Theo quy định của Thông tư này, hàng hoá được khuyến khích xuất khẩu đi qua
các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới; hàng nhập khẩu chỉ là nguyên, nhiên vật
liệu, vật tư cần thiết phục vụ sản xuất trong nước theo danh mục ban hành kèm
theo Thông tư và phải do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh biên giới quyết định

mới được đi qua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới nằm ngoài các khu Kinh tế
cửa khẩu.
1.2.3.Chính sách thuế đối với hàng hóa nhập khẩu
Căn cứ Quyết định số 139/2009/QĐ-TTg ngày 23 tháng 12 năm 2009 của
Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số
254/2006/QĐ-TTg ngày 07 tháng 11 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về
quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới:
1. Hàng hoá thương mại biên giới phải được nộp thuế và các lệ phí khác
theo quy định của pháp luật Việt Nam và được hưởng các ưu đãi về thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu hàng hoá qua biên giới theo các thoả thuận song phương
giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước
có chung biên giới.
2. Riêng hàng hóa nhập khẩu vào nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam dưới hình thức mua, bán, trao đổi hàng hóa cư dân biên giới được sản xuất
từ nước có chung biên giới (phù hợp Danh mục hàng hóa do Bộ trưởng Bộ Công
Các biện pháp quản lý hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc qua biên giới đường bộ của Hải quan VN


~ 16 ~

Thương công bố trong từng thời kỳ sau khi đã bàn thống nhất với các Bộ, ngành,
cơ quan liên quan) được miễn thuế nhập khẩu và các loại thuế khác (nếu có) với
giá trị không quá 2.000.000 (hai triệu) đồng/1 người/1 ngày/1 lượt
1.2.4. Chính sách về quản lý ngoại hối:
Căn cứ theo Thông tư liên tịch số: 01/2008/TTLT-BCT-BTC-BGTVTBNN&PTNT-BYT-NHNN ngày 31tháng1 năm 2008 hướng dẫn thực hiện quyết
định số 254/2006/QĐ-TTg ngày 07 tháng 11 năm 2006 của Thủ tướng Chính
phủ về quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới:
Thanh toán trong mua bán, trao đổi hàng hoá của cư dân biên giới, thanh
toán trong mua bán hàng hoá tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh
tế cửa khẩu được thực hiện bằng đồng Việt Nam (VNĐ), đồng tiền của nước có

chung biên giới. Trường hợp thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi, chỉ
được thực hiện với những đối tượng thu ngoại tệ theo quy định của Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam.
Thanh toán xuất nhập khẩu hàng hoá qua biên giới theo các phương thức
không theo thông lệ quốc tế được thực hiện bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi,
đồng Việt Nam hoặc đồng tiền của nước có chung biên giới.
Phương thức thanh toán bằng tiền mặt hoặc không dùng tiền mặt do các
bên mua bán thoả thuận phù hợp với quy định về quản lý ngoại hối của Việt
Nam và các nước có chung biên giới.
Việc mang tiền đồng Việt Nam và tiền mặt của nước có chung biên giới
qua cửa khẩu biên giới để thực hiện thanh toán theo các nội dung quy định tại
điểm a, khoản 4 nói trên phải tuân thủ các quy định hiện hành của Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam về mang ngoại tệ tiền mặt và đồng Việt Nam bằng tiền mặt
khi xuất nhập cảnh.
Các bên mua bán, trao đổi, xuất nhập khẩu hàng hoá qua biên giới được
lựa chọn các hình thức thanh toán phù hợp với các quy định hiện hành của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam.
1.3. Cơ sở lý luận về công tác quản lý hàng hóa nhập khẩu qua biên giới
đường bộ của Hải quan Việt Nam.
1.3.1. Chức năng nhiệm vụ của hải quan trong quản lý hàng hóa nhập khẩu
hàng hóa bằng đường bộ.
1.3.1.1.Đảm bảo sự tuân thủ pháp luật trong hoạt động quản lý nhà nước về hải
quan.

Các biện pháp quản lý hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc qua biên giới đường bộ của Hải quan VN


~ 17 ~

Trong quá trình hoạt động, hải quan Việt Nam phải thực hiện theo các văn

bản quy phạm pháp luật khác nhau trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Hải quan
cần phải theo dõi, nắm sát tình hình thực hiện Luật hải quan và các văn bản
hướng dẫn thực hiện để có đề xuất kiến nghị sửa đổi bổ sung các quy định phù
hợp với yêu cầu quản lý mới và các cam kết quốc tế và thương mại, hải quan.
Kịp thời thông tin, tuyên truyền những văn bản pháp luật về hải quan, những chế
độ, chính sách có liên quan đến xuất nhập khẩu, hải quan đến các đối tượng có
liên quan để nâng cao tính tuân thủ tự nguyện của họ. Đào tạo nâng cao trình độ
cho cán bộ công chức hải quan trong việc xây dựng văn bản có chất lượng cũng
như đảm bảo tính hiệu quả của văn bản.
1.3.1.2. Tạo sự thông thoáng cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, phương
tiện và hành khách xuất nhập cảnh.
Ngành hải quan phải cải tiến quá trình thủ tục hướng tới đơn giản hóa,
thông thoáng, tạo thuận lợi, chuyển biến căn bản trong hoạt động quản lý nhà
nước về hải quan. Xóa bỏ các thủ tục, chế độ thiếu đồng bộ, chồng chéo, phức
tạp, rườm rà gây ra sự cản trở cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và hành
khách xuất cảnh, nhập cảnh. Cần phải có tiêu chuẩn hóa, hài hòa và đơn giản
hóa các quay trình nghiệp vụ hải quan theo tiêu chuẩn quốc tế và phù hợp với
đặc thù Việt Nam như việc rà soát các quy trình thủ tục để xác định các khâu
cần tự động hóa, đơn giản hóa hồ sơ thủ tục hải quan áp ứng yêu cầu trao đổi dữ
liệu điện tử, thống nhất các chuẩn mực quốc tế, các quy tắc của WTO, các
khuyến nghị của WCO, các nguyên tắc của APEC, ASEAN về thuận lợi thương
mại.
1.3.1.3.Thu đúng, thu đủ thuế và các khoản thu khác.
Công tác quản lý thuế có một vị trí quan trọng trong quá trình thực hiện
các quy định của Nhà nước về thuế xuất nhập khẩu. Mục tiêu của chính sách
thuế xuất nhập khẩu đưa ra không nằm ngoài những mục tiêu về ngân sách và
tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế vĩ mô phát triển.
Thuế đánh vào hàng hóa bao gồm: Thuế xuất khẩu; thuế nhập khẩu, thuế
tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, phụ thu và lệ phí hải quan (thu khác).
Căn cứ theo Quyết định số 02/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 01 năm 2010

quy định chức năng, nhiêm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải
quan trực thuộc Bộ Tài Chính, Tổng cục Hải quan thực hiện nhiệm vụ, quyền

Các biện pháp quản lý hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc qua biên giới đường bộ của Hải quan VN


~ 18 ~

hạn: Dự toán thu thuế xuất nhập khẩu hàng năm theo quy định của Luật Ngân
sách Nhà nước.
Trong giai đoạn 2005-2012, ngành hải quan nỗ lực trong công tác thu thuế
để chỉ tiêu thu ngân sách, góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách
của Bộ Tài chính.
Bảng 1.3: Bảng thống kê tình hình thu thuế xuất nhập khẩu giai đoạn
2005 – 2012
Năm

Số thu nộp NSNN
(tỷ đồng)

2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012

38114

42825
60381
90922
105664
130100
138700
153900

chỉ tiêu (%)

So với cùng kỳ
năm trước (%)

120,00
109,17
118,29
112,36
73,43
140,99
101,72
150,58
118,7
116,21
92,6
123,13
99,6
106,61
79,8
110,96
Nguồn: Tổng cục Hải quan.

Nhìn chung nguồn thu thuế xuất nhập khẩu tăng qua các năm với tốc độ
tăng thu bình quân hàng năm 15%. Đây là một nỗ lực rất lớn của ngành hải
quan trong bối cảnh chúng ta đang thực hiện cắt giảm thuế quan theo các cam
kết quốc tế (như cắt giảm thuế theo lộ trình thực hiện CEPT trong ASEAN, các
hiệp định song phương và gia nhập WTO). Đặc biệt, đây là giai đoạn đầu thực
hiện xác định trị giá hải quan theo các nguyên tắc của Hiệp định trị giá GATT,
tình trạng trốn thuế, gian lận qua giá còn khá phổ biến, nhưng ngành đã tập
trung chỉ đạo và đưa ra nhiều giải pháp nhằm đảm bảo nhiệm vụ thu thuế đồng
thời chống thất thu qua gian lận trị giá.
1.3.1.4.Thực hiện cam kết quốc tế về hải quan.
Hải quan Việt Nam coi trọng việc phát triển quan hệ hợp tác với các nước
trên thế giới cũng như các nước trong khu vực với mục tiêu hoà bình và phát triển,
thúc đẩy quan hệ đa dạng với Hải quan các nước phát triển và các Tổ chức Hải
quan Quốc tế nhằm tạo môi trường thuận lợi cho hợp tác, thương mại, đầu tư, xuất
nhập khẩu và tăng cường hiệu quả công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại,
góp phần đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
Để thúc đẩy tạo thuận lợi thương mại và bảo đảm an ninh an toàn Quốc
gia, Hải quan Việt Nam đã tham gia tích cực vào các hoạt động hợp tác trong
khuôn khổ ASEAN, APEC, ASEM, WCO,.v.v…; tham gia Công ước KYOTO
Các biện pháp quản lý hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc qua biên giới đường bộ của Hải quan VN


~ 19 ~

về Đơn giản hoá và Hài hoà hoá Thủ tục Hải quan (Năm 1997), Công ước Hài
hoà Mô tả và Mã hoá Hàng hoá (Công ước HS) (Năm 1998). Từ năm 2000 đến
nay, Hải quan ViệtNam đã và đang tiến hành các bước chuẩn bị cần thiết để
tham gia Công ước KYOTO Sửa đổi.
Trong khuôn khổ Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương
APEC, Hải quan Việt Nam hợp tác chặt chẽ với các Cơ quan hữu quan xây dựng

chương trình Hành động Quốc gia, xúc tiến xây dựng các nội dung trong
Chương trình Hành động Tập thể, thực hiện đầy đủ các nội dung cam kết tại tiểu
ban Thủ tục Hải quan SCCP APEC.
Hải quan Việt nam tham gia tích cực các hoạt động hợp tác giữa các nước
ASEAN, xây dựng Chương trình Cắt giảm Thuế quan có hiệu lực chung CEPT,
Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) và đàm phán xây dựng danh mục
biểu thuế Hài hoà ASEAN.
Để tiếp tục đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế thương mại, Hải quan
Việt Nam đang tích cực phối hợp thực hiện Hiệp định về Quyền Sở hữu Trí tuệ
TRIPS.
Trong quá trình hội nhập một cách toàn diện vào nền kinh tế khu vực và
Thế giới, Hải quan Việt Nam có nghĩa vụ phải thực hiện đầy đủ các cam kết
trong khuôn khổ khu vực tự do thương mại ASEAN (AFTA), tiến tới bãi bỏ
hoàn toàn hàng rào thuế quan trong ASEAN, diễn đàn kinh tế Châu Á Thái Bình
Dương APEC, cũng như trong ASEM.
Để đạt được những mục tiêu quan trọng này, Hải quan Việt Nam luôn duy
trì việc mở rộng quan hệ hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau với các nước trên Thế giới
cũng như các nước trong khu vực, và tiếp tục tham gia tích cực vào các hoạt
động của các tổ chức Quốc tế trong các lĩnh vực có liên quan đến Hải quan.
1.3.1.5. Công tác phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua
biên giới.
Công tác phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên
giới là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành hải quan trong việc
quản lý hàng hóa xuất nhâp khẩu. Tổ chức đã thực hiện có chiều sâu công tác
phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới theo các
Quyết định 65/2004/QĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2004 về quy chế hoạt động
của lực lượng hải quan chuyên trách phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái
phép hàng hóa qua biên giới, triển khai các quyết định số 187/2005/QĐ-TTg
Quyết định 187/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt "Đề
Các biện pháp quản lý hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc qua biên giới đường bộ của Hải quan VN



~ 20 ~

án tổng thể kiểm soát ma tuý qua biên giới đến năm 2010" và Quyết định
330/2006/QĐ-TTg. Thực tế, 9.317 là số vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng
hóa qua biên giới đã bị các lực lượng Hải quan phối hợp cùng các đơn vị Bộ đội
Biên phòng phát hiện và xử lý giai đoạn 2005-2012. Bên cạnh đó, 262 vụ buôn
bán, vận chuyển các chất ma tuý cũng đã được 2 lực lượng phối hợp bắt giữ và
xử lý.
Ngoài ra, việc lợi dụng chính sách ân huệ thuế trong sản xuất mà các
doanh nghiệp nhập khẩu đã thực hiện gian lận thương mại. Theo quy định của
Luật thuế Xuất nhập khẩu và Luật Quản lý thuế, hàng hóa nhập khẩu để gia
công được miễn thuế, hàng tạm nhập tái xuất và hàng hóa là nguyên liệu vật tư
phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu có thể được kéo dài thời gian nộp thuế tới
275 ngày kể từ ngày mở tờ khai hải quan. Hàng hóa tạm nhập tái xuất có thể
được kéo dài thời gian nộp thuế tới 15 ngày kể từ ngày hết hạn tạm nhập tái
xuất. Trong thời gian được miễn thuế hoặc được ân hạn thời gian nộp thuế, các
doanh nghiệp FDI đã tranh thủ nhập số lượng lớn hàng hóa, sau đó, tự ngừng
hoạt động, chủ DN bỏ về nước. Hậu quả là cơ quan hải quan không thể thu hồi
được khoản nợ thuế bị treo lại của các đối tượng này. Điều 15 Luật Thuế XK,
Thuế NK và Điều 18 Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 6/12/2010 của Bộ
Tài chính quy định về thời hạn nộp thuế, chính sách ân hạn thuế nhằm khuyến
khích DN chấp hành tốt pháp luật, ưu đãi khuyến khích đầu tư.Tuy nhiên, một
số trường hợp DN lợi dụng để chây ỳ dẫn đến tình trạng nợ thuế quá hạn, phải
cưỡng chế, cơ quan hải quan khó có khả năng thu hồi nợ đọng.
1.3.1.6. Kiểm tra sau thông quan và thanh tra thuế.
Căn cứ Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29 tháng 06 năm
2001;Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan số 42/2005/QH11
ngày 14 tháng 06 năm 2005;

Kiểm tra sau thông quan là hoạt động nghiệp vụ do cơ quan chuyên trách
của ngành Hải quan thực hiện nhằm thẩm định tính chính xác, trung thực của
việc khai hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan
và đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của người khai hải quan làm cơ sở xem
xét mức độ ưu tiên trong việc làm thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan
và xử lý vi phạm (nếu có).
Mục tiêu hàng đầu của hoạt động KTSTQ là giúp cho doanh nghiêp tuân
thủ, chấp hành tốt pháp luật thông qua việc kịp thời phát hiện các sai sót trong
Các biện pháp quản lý hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc qua biên giới đường bộ của Hải quan VN


×