Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

công tác đối ngoại của đảng bộ thành phố cần thơ (1975 2014)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.75 KB, 12 trang )

CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ CẦN THƠ
(1975 - 2014)
Ths Nguyễn Thị Thanh Vân1
Công tác đối ngoại có vai trò rất quan trọng đối với quốc gia, dân tộc. Đảng
ta luôn xác định thực hiện công tác đối ngoại phải luôn bảo đảm và giữ vững độc
lập thống nhất; đồng thời, phải rất sáng tạo, năng động, linh hoạt trong xử lý các
tình huống, phù hợp với vị trí, điều kiện, hoàn cảnh đất nước. Quán triệt quan điểm
đối ngoại của Đảng, trong gần 40 năm qua (1975-2015), với tinh thần chủ động,
sáng tạo, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, kết hợp sức mạnh trong và
ngoài nước, Đảng bộ thành phố Cần Thơ thực hiện tốt công tác đối ngoại và đạt
nhiều thành tựu quan trọng góp phần đưa thành phố Cần Thơ ngày một phát triển,
xứng tầm đô thị trung tâm trực thuộc Trung ương.
I. Công tác đối ngoại góp phần bảo vệ Tổ quốc và giúp bạn Campuchia
1. Tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam Tổ quốc
Việt Nam - Campuchia có tình nghĩa gắn bó, cùng đoàn kết chiến đấu
chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Ngày 17/4/1975, dưới sự giúp đỡ
của nhân dân Việt Nam, Campuchia đã giành toàn thắng. Ngày 30/4/1975, Việt
Nam kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và tiến hành xây dựng chủ
nghĩa xã hội.
Khi 2 dân tộc vừa kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
thì ở đất nước Campuchia, tập đoàn Pol Pot - Ieng Sarry gây ra họa diệt chủng.
Tháng 5/1975, tập đoàn Pol Pot - Ieng Sarry phát động chiến tranh chống
Việt Nam và ngày 10/5/1975, chúng đổ bộ lên đảo Thổ Chu, giết và bắt đi hàng
trăm dân thường đang sinh sống trên đảo; ngày 30/4/1977, tràn sang biên giới Tổ
quốc ta ở Tịnh Biên, tỉnh An Giang; ngày 14/12/1977, chúng huy động gần hết lực
lượng mở cuộc tiến công quy mô lớn trên toàn tuyến biên giới Tây Nam nước ta…
Sát cánh cùng quân dân 2 tỉnh An Giang, Kiên Giang, quân dân tỉnh Hậu
Giang2 đưa 2 tiểu đoàn Tây Đô và tiểu đoàn Phú Lợi tham gia chiến đấu bảo vệ
biên giới Tổ quốc. Ngày 15/12/1977, Tiểu đoàn Tây Đô và tiểu đoàn Phú Lợi tham
gia các trận đánh như: đánh địch tại Cả Hàng (tỉnh An Giang); ngày 1/1/1978,
Thạch Động - Đá Dựng (huyện Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang); ngày 15/1/1978, đánh


địch trên tuyến Bắc Đai - Cô Dâu - Cô Dơi; 15/3/1978, đánh địch ở Hà Tiên (Kiên
Giang); ngày 14/4/1978, Tiểu đoàn Tây Đô và Tiểu đoàn Phú Lợi tham gia bảo vệ
tuyến biên giới từ Vĩnh Ngươn kinh Vĩnh Tế đến Tây Nam núi Sam (tỉnh An
1

Ban Tuyên giáo Thành ủy thành phố Cần Thơ.
Thực hiện Nghị định số 03/NĐ-76 ngày 24/3/1976 sáp nhập tỉnh Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và thành phố
Cần Thơ lập thành tỉnh mới lấy tên là tỉnh Hậu Giang. Đến tháng 12/1991, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khóa VIII, kỳ họp thứ 10 ra Nghị quyết tách tỉnh Hậu Giang thành hai tỉnh Cần Thơ và
Sóc Trăng. Tháng 11/2003, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 4 ra
Nghị quyết số 22/2003/QH ngày 26/11/2003 của Quốc hội khóa 11 kỳ họp thứ 4 và Nghị định số 05 của
Chính phủ ngày 02/01/2004 tách tỉnh Cần Thơ thành thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương và lập tỉnh
Hậu Giang.
2


Giang)… Những trận chiến đấu này đã ghi dấu chiến công của tiểu đoàn, góp phần
giành thắng lợi chung, làm chủ chiến trường, bảo vệ nhân dân và vùng lãnh thổ
thiêng liêng của Tổ quốc.
2. Giúp bạn tại tỉnh Kompong Chhnang
Sau ngày Campuchia giải phóng (07/01/1979), tỉnh Hậu Giang và tỉnh
Kompong Chhnang kết nghĩa. Tỉnh Kompong Chhnang yêu cầu giúp bạn xây dựng
và phát triển mọi mặt về quân sự, kinh tế, y tế, giáo dục... Do đó, tỉnh Hậu Giang
đã cử nhiều đoàn cán bộ tình nguyện sang giúp bạn.
Về quân sự, với phương châm cán bộ ta làm giúp bạn, tiến đến ta bạn cùng
làm và bạn tự làm, ta giúp nên ta cử cán bộ sát với cấp chỉ huy của bạn ở cấp tỉnh,
huyện, đại đội; thậm chí xuống đến tận các xã giúp bạn từ xây dựng, quản lý, huấn
luyện đến trong thực tiễn hành động chỉ huy bộ đội chiến đấu. Trong chiến đấu,
ngoài cán bộ ta bên cạnh cán bộ bạn thì một mũi quân có lực lượng ta và lực lượng
bạn; tiến đến hợp đồng trong một trận, bạn độc lập đảm trách từ mũi; một chiến

dịch, bạn đảm trách một hướng; sau đó, bạn xây dựng và tổ chức tác chiến trên
một địa bàn không có quân tình nguyện. Qua 10 năm (1979-1989), chiến đấu
chống quân Pol Pot trình độ chỉ huy của cán bộ, trình độ chiến đấu của chiến sĩ của
bạn tiến bộ rõ.
Bên cạnh đó, ta cũng ra sức giúp bạn đẩy mạnh tiến công chính trị, binh
địch vận. Trong phát động quần chúng, phân loại những gia đình có người thân
theo địch, động viên họ kêu gọi chồng, con, em trở về. Kết quả mũi binh vận làm
tan rã 1.1249 tên, nộp hàng trăm súng.
Sau chiến dịch mùa khô 1984 - 1985, bạn chủ trương xây dựng thế phòng
thủ biên giới, ta giúp bạn tổ chức nhiều Tiểu đoàn dân quân đi bảo vệ lực lượng
phục vụ K5. Năm 1986-1987, bạn xây dựng Tiểu đoàn chiến đấu đứng chân bảo vệ
biên giới đảm trách tuyến dài 28km. Trong 2 năm 1986-1987, tỉnh Kompong
Chhnang được Trung ương công nhận là đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ K5
và tặng Huân chương.
Ngoài ra, ta giúp bạn xây dựng phong trào toàn dân đánh địch, xây dựng
Đảng, chính quyền. Riêng đối với lực lượng vũ trang, ta tập trung bố trí đội ngũ
chuyên gia, phái viên để giúp bạn xây dựng lực lượng phát triển nhanh chóng để
đảm đương nhiệm vụ. Sau hơn 9 năm (1979-1988), tỉnh Kompong Chhnang đã xây
dựng: 379 cán bộ từ trung đội đến trung đoàn, bổ sung thêm 2 đồng chí Tỉnh đội
Trưởng, 1 đồng chí Phó Chính trị viên Tỉnh đội, 1 đồng chí Chủ nhiệm Chính trị,
hàng chục cán bộ trợ lý, 1 khung cán bộ Tiểu đoàn, 10.400 thanh niên tham gia
xây dựng lực lượng vũ trang. Song song, ta tập huấn quân sự và trực tiếp huấn
luyện quân sự cho 34.768 lượt người dự; đào tạo 558 cán bộ chuyên môn, nghiệp
vụ (thông tin, y tá), trinh sát, pháo; mở 442 đợt sinh hoạt chính trị ngắn ngày có
64.773 lượt người dự. Tổ chức Đảng trong lực lượng quân sự có: 1 Đảng ủy, 16
Chi bộ, 217 đảng viên (có 26 đảng viên ở xã đội) 46 tổ nòng cốt, 218 nòng cốt
viên, bồi dưỡng 6 lớp đối tượng Đảng cho 270 người, 13 liên chi đoàn, 27 đồng
chí, 761 đoàn viên.
Trong suốt 10 năm (1979-1989), thực hiện Hiệp định hợp tác giữa 2 tỉnh
Kompong Chhnang và tỉnh Hậu Giang về các mặt kinh tế, văn hóa… Tỉnh ủy, Ủy



ban nhân dân tỉnh Hậu Giang cử nhiều đoàn cán bộ lãnh đạo và chuyên viên của
các ngành đến tỉnh Kompong Chhnang để giúp bạn xây dựng quê hương. Tiêu
biểu trong năm 1980, Đoàn cán bộ lãnh đạo, chuyên viên của các ngành: nông
nghiệp, công nghiệp, thủy lợi, xây dựng, thủy sản, y tế, giáo dục, bưu điện, thông
tin văn hóa và trường Đại học Cần Thơ, trong đó có 16 kỹ sư, 3 bác sĩ, 1 dược sĩ,
24 cán bộ lãnh đạo đến tỉnh Kompong Chhnang để giúp tỉnh bạn.
Về nông nghiệp, giúp bạn xây dựng mạng lưới cán bộ từ tỉnh đến xã; giúp
về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi; nghiệp vụ thống kê, kế hoạch hành chính quản
trị…
Về công nghiệp, xây dựng, giao thông, giúp bạn về công tác phân cấp, quản
lý các loại máy móc, dụng cụ chuyên ngành để bảo quản, sửa chữa, sử dụng được
tiết kiệm và hợp lý; bố trí sắp xếp, tổ chức sản xuất theo quy trình công nghiệp
nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và công suất của máy (có nhà máy cơ khí sửa
chữa lớn); giúp bạn quy hoạch phát triển mạng lưới cơ khí nhỏ ở các huyện, tăng
năng lực sửa chữa và sản xuất các loại công cụ sản xuất như: liềm hái, đao, búa,
lưỡi cày, phục vụ sản xuất và tiêu dùng, phục vụ chế biến như đúc chảo làm
đường, đóng xe cho trâu, bò, đóng ghe xuồng phục vụ vận chuyển và giao thông đi
lại…
Về Y tế, góp ý kiến cho bạn thành lập Ty Y tế, ở các huyện thì có Phòng Y
tế; tổ chức đội vệ sinh phòng dịch, ở các huyện thì tổ chức tổ vệ sinh phòng dịch;
tổ chức kho thuốc, trang thiết bị y tế; củng cố các trạm xá huyện có 20 gường
bệnh, có tổ cấp cứu và sơ cứu tốt. Đặc biệt, củng cố và xây dựng Bệnh viện tỉnh có
200 gường bệnh đạt chất lượng, với 4 khoa lâm sàng chính là: Nội, Ngoại, Nhi,
Sản… Ty Y tế tỉnh Hậu Giang cử 2 - 3 bác sĩ, 1 dược sĩ và một số y tá, y sĩ qua
giúp bạn với thời hạn ít nhất là 6 tháng.
Về giáo dục, giúp bạn trang bị văn phòng của Ty giáo dục gồm: máy đánh
chữ, quay ronéo, dụng cụ dạy và học, 10.000 tập vở cho trường Sư phạm, tài liệu
giảng dạy cho 10 khóa học, dụng cụ thể thao 10 khóa, dụng cụ cấp dưỡng 15

khóa, dụng cụ điện micro, Ampli, gường, chiếu, mùng mền, chỗ ở của học viên kể
cả cuốc, xẻng, xe cộ, xưởng mộc; đồng thời, giúp bạn hỗ trợ phục hồi và xây dựng
cho bạn 2 trường: trường Sư phạm, Sư phạm thực hành.
Ngoài ra, tỉnh Hậu Giang còn giúp tỉnh bạn về các mặt: Văn hóa thông tin,
công tác thương binh xã hội, công tác thể dục thể thao…
Sau 10 năm (1979-1989) giúp bạn, quân tình nguyện Việt Nam hoàn thành
nghĩa vụ Quốc tế và rút quân về nước. Ngày 26/9/1989, tại Hội trường Quân y
Đoàn 9902 ở thị xã Kompong Chhnang diễn ra Lễ rút quân về nước của lực lượng
vũ trang và đoàn chuyên gia thống nhất tỉnh Hậu Giang. Đến dự lễ, đại diện tỉnh
Hậu Giang có đồng chí Tô Bửu Giám, Trưởng đoàn và khoảng 20 đồng chí đại
diện các ban, ngành tỉnh; đại diện tỉnh Kompong Chhnang có đồng chí Đốc - na rin, Bí thư Ban Cán sự Đảng, cùng các đồng chí trưởng đầu ngành của tỉnh.
Trong buổi tiễn đưa Tiểu đoàn Tây Đô trở về Tổ quốc, đồng chí Đốc-NaRin, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Kompong Chhnang phát biểu:


“… Nổi bật là Tiểu đoàn Tây Đô hoạt động tìm diệt địch bảo vệ nhân dân
khắp các chiến trường trong địa bàn tỉnh Kompong Chhnang, về việc quan hệ với
chính quyền đoàn thể quần chúng nhân dân nơi tiểu đoàn đóng quân được tốt,
được quần chúng nhân dân tin tưởng, đã tham gia cùng Tiểu đoàn Tây Đô hoạt
động truy quét địch trong và ngoài địa hình.
Chúng tôi đề nghị tuyên dương Tiểu đoàn Tây Đô anh hùng lần thứ ba…”
Với những chiến công và thành tích to lớn giúp bạn Campuchia, Tiểu đoàn
Tây Đô đã được Nhà nước cộng hòa Nhân dân Campuchia tặng thưởng Huân
chương Bảo vệ Tổ quốc hạng nhất.
3. Tại tỉnh Hậu Giang
Năm 1979, hưởng ứng lời kêu gọi của Ban chấp hành Trung ương Đảng và
lệnh tổng động viên của Hội đồng Chính phủ, tỉnh đã dấy lên phong trào bảo vệ Tổ
quốc; đồng thời, hết lòng chi viện cách mạng Campuchia, thành lập và đưa sang
đất bạn 1 trung đoàn, 4 tiểu đoàn công tác và chiến đấu tốt.
Tháng 4/1979, tỉnh Hậu Giang tiếp nhận 10.031 hộ, 43.753 nhân khẩu đồng
bào Campuchia. Tất cả đều bố trí xuống các huyện để sản xuất và ổn định cuộc

sống.
Năm 1979, Ban vận động cứu trợ đồng bào 6 tỉnh phía Bắc và tỉnh
Kompong Chhnang được thành lập ở 118 xã, phường tỉnh Hậu Giang: đợt cứu trợ
từ ngày 7/5 - 20/8/1979, thu được 115 tấn lúa, 46 tấn gạo và nhiều đồ dùng gia
đình; tháng 7/1979, đã chuyển tiếp 200 tấn lúa giống và phương tiện thông tin liên
lạc; đầu tháng 8/1979, chuyển tiếp 200 tấn lúa giúp tỉnh Kompong Chhnang…
Đặc biệt, tháng 12/1979, tỉnh cử nhiều đoàn cán bộ lãnh đạo đi thăm và
nghiên cứu cụ thể tình hình tỉnh kết nghĩa Kompong Chhnang và mời tỉnh bạn
sang thăm. Các hoạt động trên đạt kết quả rất tốt, làm cho 2 bên hiểu nhau sâu hơn,
tăng thêm tình đoàn kết hữu nghị anh em và thấy rõ nghĩa vụ phải cùng nhau đoàn
kết chống các thế lực phản động. Hai bên thỏa thuận một số vấn đề giúp đỡ nhau
về sản xuất và từng bước chăm lo đời sống nhân dân ở tỉnh bạn. Tỉnh chuyển cho
tỉnh bạn 400 tấn giống lúa vụ khô cho bạn và giúp nhiều vật tư, hàng hóa khác…
cũng như tổ chức nhiều đoàn cán bộ của các ngành sang nghiên cứu qui hoạch lâu
dài cơ bản cho bạn.
Ngày 2/12/1979-01/1980, thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương
Đảng, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thường vụ Tỉnh ủy Hậu Giang, Ban Tổ chức
tháng hữu nghị Việt Nam - Campuchia và Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy Hậu Giang đã
tuyên truyền phát động tháng hữu nghị Việt Nam - Campuchia. Trong tháng, Ban
Tổ chức đã mở đợt tuyên truyền, giáo dục sâu rộng từ trong nội bộ ra nhân dân
(đặc biệt chú trọng vùng có đồng bào Campuchia) về ý nghĩa cũng như nội dung
bài viết về vấn đề Campuchia của đồng chí Trường Chinh; tổ chức các hoạt động,
các hình thức thông tin cổ động, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, chủ đề ca
ngợi đất nước Campuchia anh hùng, tình đoàn kết giữa nhân dân Việt Nam và
Campuchia, đặc biệt trong những ngày đoàn đại biểu tỉnh Kompong Chhnang kết
nghĩa đến thăm tỉnh Hậu Giang, đưa các đội chiếu phim, đoàn văn công Khmer đi
phục vụ vùng có đồng bào Khmer (kết hợp kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Quân


đội nhân dân Việt Nam); các xí nghiệp, trường học, công trường, nông trường…

hưởng ứng Lời kêu gọi của Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức ngày lao động xã hội
chủ nghĩa ủng hộ tỉnh kết nghĩa; ngày 8/12/1979, tỉnh tổ chức lễ trọng thể tại thành
phố Cần Thơ, riêng thị xã Sóc Trăng, tổ chức mittinh trọng thể kỷ niệm 1 năm
thành lập Mặt trận dân tộc đoàn kết cứu nước Campuchia, ngày giải phóng
Campuchia và chào mừng đoàn đại biểu tỉnh kết nghĩa Kompong Chhnang đến
thăm.
II. Công tác đối ngoại góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc (1975 2014)
1. Quan hệ xuất nhập khẩu với các nước xã hội chủ nghĩa, mở ra hướng
xuất khẩu với các nước tư bản; xây dựng tình đoàn kết hữu nghị với các nước xã
hội chủ nghĩa (1975 - 1986)
Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ IV tổ chức tại Hà Nội từ ngày 14-20/12/1976 đã xác định nhiệm vụ
Quốc tế và chính sách đối ngoại là “…tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi
để nhanh chóng khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật
cho chủ nghĩa xã hội, củng cố quốc phòng, cùng các nước xã hội chủ nghĩa và lực
lượng tiến bộ trên thế giới, góp phần vào cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân
tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội…”.
Quán triệt nhiệm vụ chung của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV, Đại hội
đại biểu Đảng bộ tỉnh Hậu Giang1 lần thứ I (vòng 2) tổ chức từ ngày 28/3 13/4/1977 đã đề ra nhiệm vụ là: “Nắm vững chuyên chính vô sản, xác lập và phát
huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động; kết hợp chặt chẽ cải tạo xã hội
chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội, tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng,
…tạo nhiều hàng xuất khẩu, làm cơ sở phát triển công nghiệp địa phương; gắn chặt
cải tạo phát triển nông nghiệp với cải tạo và xây dựng một số ngành công nghiệp,
phát triển thủ công nghiệp, thương nghiệp,…; giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã
hội; củng cố quốc phòng…”.
Tỉnh Hậu Giang, trước giải phóng, có thành phố Cần Thơ là nền kinh tế
công, nông, thương nghiệp tư bản tư doanh phát triển rất mạnh mẽ; hàng hóa nhập
khẩu từ các nước tư bản và tiếp nhận hàng viện trợ rất lớn. Sau 2 năm chuyển đổi
nền kinh tế mới theo cơ chế kế hoạch hóa, lượng hàng hóa ngày càng khan hiếm;

thiếu điện, vật tư, nguyên liệu, tiền vốn... Do đó, sản xuất công nghiệp và tiểu thủ
công nghiệp gần như đình đốn, sản xuất không hiệu quả; đời sống người dân gặp
nhiều khó khăn.
Trước tình hình đó, Đảng bộ tỉnh Hậu Giang chủ trương: “Dựa vào thế
mạnh về đất đai, sông biển và khả năng lao động của nhân dân trong tỉnh, chỉ
đạo, đẩy mạnh công tác xuất nhập khẩu, ra sức xây dựng bộ máy làm công tác
xuất nhập khẩu ở mỗi cấp ngày càng vững mạnh… Phấn đấu từ cuối năm 1981
đến năm 1985, hàng xuất khẩu giao nộp cho Trung ương từ 30 đến 35 triệu

1

Nay là thành phố Cần Thơ.


đồng/năm. Hàng xuất khẩu địa phương và xuất ngoài kế hoạch (kể cả du lịch và
cung ứng tàu biển) cố gắng phấn đấu đạt từ 10 - 15 triệu rúp - USD/năm (2).
Với chủ trương đó, ngay từ đầu năm 1981, tỉnh đầu tư phân vùng quy hoạch
và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành xuất nhập khẩu; mời đoàn của Đại
sứ quán Liên Xô đến thăm, giới thiệu các mặt hàng và ký kết quan hệ xuất nhập
khẩu. Song song, tích cực xây dựng Cảng Cần Thơ và nạo vét sông để tàu 3.000
tấn của Liên Xô và tàu 5.500 tấn của ta ra vào cảng nhận hàng. Năm 1981, tỉnh
xuất 2 chuyến tàu lạnh của Liên Xô với gần 1.700 tấn rau quả. Đi đôi với xuất
khẩu, tỉnh đã nhập vật tư, thiết bị, phụ tùng, phân bón phục vụ cho sản xuất và một
số hàng tiêu dùng về phục vụ sản xuất, đời sống nhân dân.
Tháng 8/1981, Trung ương cho phép tỉnh Hậu Giang xuất khẩu trực tiếp
sang 3 nước tư bản; tháng 9/1981, Hậu Giang chính thức xuất hàng nông sản sang
các nước Singapore, Thái Lan và Hồng Kông đổi lấy vải, bột ngọt, vỏ xe các loại...
Nguồn hàng này được bán lại cho cán bộ, công nhân viên Nhà nước và nhân dân
trong tỉnh.
Trong giai đoạn 1976-1985, tỉnh Hậu Giang có quan hệ xuất nhập khẩu chủ

yếu với các nước xã hội chủ nghĩa; đồng thời, mở ra hướng xuất khẩu với các nước
tư bản. Xuất khẩu nhập khẩu mỗi năm đều tăng, trị giá xuất khẩu năm 1976 đạt 5,3
triệu đồng VN, tăng lên 137,26 triệu đồng VN, chủ yếu là các mặt hàng nông sản
xuất khẩu sang thị trường Đông Âu, Liên Xô. Trị giá xuất nhập khẩu 3,7 triệu
Rup+USD năm 1981 tăng lên 9,69 triệu Rup+USD năm 1985, chủ yếu nhập khẩu
tư liệu sản xuất; góp phần giải quyết một phần khó khăn cho tỉnh Hậu Giang.
Ngoài ra, tỉnh Hậu Giang quan tâm xây dựng tình đoàn kết hữu nghị với các
nước xã hội chủ nghĩa. Năm 1979, Hội hữu nghị Việt - Xô tỉnh Hậu Giang được
thành lập do đồng chí Tô Bửu Giám làm Chủ tịch. Năm 1980, đồng chí Ti - tốp,
nhà du hành vũ trụ, anh hùng Liên Xô, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt - Xô đến thăm
tỉnh Hậu Giang. Năm 1987, đồng chí Tô Bửu Giám, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch
Hội hữu nghị Việt - Xô tỉnh Hậu Giang cùng đoàn đại biểu Liên Xô ký kết nghĩa
với Nước Cộng hòa Ukraina thuộc Nước Cộng hòa Liên bang Xô Viết. Ngoài ra,
Hậu Giang đón tiếp 15 đoàn của các Nước Cộng hòa Liên bang Xô Viết đến thăm
và Hậu Giang đã cử cán bộ sang Liên Xô học tập, trao đổi kinh nghiệm.
Cùng với quan hệ hữu nghị với Nước Cộng hòa Liên bang Xô Viết, tỉnh
Hậu Giang, đoàn đại biểu tỉnh Lai Xích, Cộng hòa dân chủ Đức kết nghĩa với
thành phố Hồ Chí Minh; đoàn ca múa Quân đội nhân dân quốc gia Cộng hòa dân
chủ Đức đến thăm và biểu diễn tại thành phố Cần Thơ. Ngoài ra, Hậu Giang đón
tiếp đoàn đại biểu nhân dân cách mạng Lào, đoàn Chữ Thập đỏ Quốc tế đến thăm
thành phố Cần Thơ; Sân vận động Hậu Giang diễn ra trận đấu bóng đá giao hữu
giữa đội bóng đá Tiệp Khắc và Đội Bóng đá thanh niên thành phố Hồ Chí Minh.
2. Hội nhập dần với kinh tế khu vực và thế giới (1986-2004)
Đại hội VI của Đảng đề ra đường lối đổi mới đất nước; đồng thời, mở đầu
đổi mới đường lối và chính sách đối ngoại. Đảng ta nhấn mạnh sự cần thiết phải
đổi mới tư duy đối ngoại: “Nhiệm vụ ổn định và phát triển kinh tế trong chặng
2(3)

Nghị quyết ngày 10/12/1981 của Tỉnh ủy Hậu Giang về công tác xuất nhập khẩu - du lịch và cung ứng
tàu biển nước ngoài trong những năm trước mắt.



đường đầu tiên cũng như sự nghiệp phát triển khoa học - kỹ thuật và công nghiệp
hoá xã hội chủ nghĩa của nước ta tiến hành nhanh hay chậm, điều đó phụ thuộc
một phần quan trọng vào việc mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại...
Trong toàn bộ công tác kinh tế đối ngoại, khâu quan trọng nhất là đẩy mạnh xuất
khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu.”
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, trong 5 chương
trình mục tiêu của Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra có chương trình mục tiêu sản xuất
hàng xuất khẩu (cả sản xuất, nuôi trồng và chế biến).
Trong giai đoạn 1975-1986, tỉnh Hậu Giang xuất nhập khẩu chủ yếu vào thị
trường xã hội chủ nghĩa; thì giai đoạn 1986-2004 hoạt động xuất nhập khẩu phát
triển mạnh đến hầu hết các nước trên thế giới; thu ngoại tệ về cho Hậu Giang để
tích lũy đầu tư xây dựng thành phố. Trị giá xuất khẩu, nhập khẩu liên tục tăng qua
các năm và chủ yếu xuất siêu (xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu).
Năm 1986, kim ngạch xuất khẩu là 4.746 ngàn USD, năm 2000 là 160.369
ngàn USD. Đến năm 2004 là 317.668 ngàn USD; trị giá xuất khẩu năm 2004 tăng
gần 6,7 lần so năm 1986, trong đó, tỷ lệ xuất trực tiếp chiếm trên 89% - 90%, phần
còn lại là xuất ủy thác. Chủ yếu là xuất khẩu hàng nông thủy sản và chế biến từ
nông thủy sản luôn chiếm tỷ lệ cao gần 65% trong tổng giá trị xuất khẩu của thành
phố.
Các doanh nghiệp xuất khẩu của tỉnh đã vươn tới thị trường toàn cầu. Thị
trường Châu Á chiếm tỷ trọng cao nhất, chủ yếu xuất cho các nước khối ASEAN,
Nhật Bản, Trung Quốc và Đài Loan. Riêng thị trường Châu Mỹ, chủ yếu là Canada
(từ năm 1993), thị trường Mỹ (từ 1994) và có xu hướng tăng từ 4,58% năm 1996
lên 17,58% năm 2000. Thị trường Châu Âu nhất là cho các nước trong khối EU
cũng là thị trường xuất khẩu tốt cho các doanh nghiệp Cần Thơ, trong đó chủ yếu
là khối Liên hiệp Anh và các nước Tây Âu. Thị trường này chiếm 13% - 15% mỗi
năm. Các thị trường Châu Phi, Châu Úc và các châu khác là những thị trường mới,
nhiều tiềm năng. Hàng hóa vào thị trường này càng tăng dần. Các mặt hàng xuất

khẩu chủ yếu là: gạo, thủy sản đông lạnh, quần áo may sẵn…
Từ năm 1986, trị giá nhập khẩu là 8,8 triệu USD; năm 1996, nhập khẩu đạt
111 triệu USD; năm 2004, đạt 229,2 triệu USD trong đó tỷ lệ nhập trực tiếp chiếm
trên 98% trong tổng kim ngạch nhập khẩu. Hàng hóa nhập khẩu chủ yếu là tư liệu
phục vụ cho sản xuất.
Song song với xuất và nhập khẩu, nhiều xí nghiệp nước ngoài đầu tư vào
Cần Thơ. Tháng 12/1987, lần đầu tiên tỉnh Hậu Giang đã xét cấp phép 3 dự án
công nghiệp có vốn đầu tư FDI của Công ty Việt Sing - Hồng Kông, các xí nghiệp
liên doanh Meko tại thành phố Cần Thơ, với tổng vốn 3,7 triệu USD.
Từ năm 1990-1995, tỉnh Cần Thơ thành lập Meko đồ hộp, Meko Da, Meko
Gà, Meko May, Meko Mỹ nghệ, Meko Thức ăn gia súc, Meko Thuốc lá, Meko
Lông vũ; riêng năm 1992, có 2/7 xí nghiệp liên doanh Meko sản xuất có hiệu quả.
Năm 1993, Cần Thơ hợp tác xây dựng và lắp đặt thiết bị Nhà máy thuốc lá
Tây Đô (liên doanh với Indonesia), Xí nghiệp may giày vải xuất khẩu liên doanh
với Nam Triều Tiên. Năm 1994, cho thuê 2,1ha đất tại Khu Công nghiệp và Chế


xuất Cần Thơ trong 25 năm với Tập đoàn sản xuất lưới cá và Ngư cụ Dechapanich
(Thái Lan).
Qua các hoạt động như hội chợ triển lãm quốc tế, lễ hội… thu hút rất nhiều
du khách nước ngoài đến Cần Thơ tham quan và hợp tác làm ăn. Tiêu biểu:
Từ ngày 12-23/12/1992, tại Trung tâm Hội chợ triển lãm Cần Thơ, Hội chợ
triển lãm lương thực, thực phẩm Việt Nam lần thứ I (do tỉnh Cần Thơ đăng cai),
trong 139 đơn vị có 12 đơn vị nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài tham
gia.
Từ ngày 11-18/12/1993, tại Trung tâm Hội chợ triển lãm Cần Thơ, Hội chợ
Nông nghiệp Quốc tế Việt Nam, trong 210 đơn vị có 44 công ty của nước ngoài,
10 công ty, xí nghiệp liên doanh nước ngoài tham gia; thu hút 10 đoàn khách nước
ngoài đến tham quan. Đặc biệt, từ ngày 17-26/12/1994, Hội chợ Nông nghiệp
Quốc tế lần thứ II có 100 đơn vị của 15 nước trên thế giới tham gia triển lãm, thu

hút 60 đoàn khách Quốc tế đến hội chợ tham quan.
Trong 2 tháng đầu năm 2003, tỉnh Cần Thơ đã đón tiếp khoảng 53.300 lượt
khách đến tham quan, trong đó có gần 19.750 lượt khách quốc tế; doanh thu hơn
28 tỷ đồng, trong đó, doanh thu phục vụ khách nước ngoài đạt hơn 24,2 tỷ đồng.
Tại thành phố Cần Thơ, từ ngày 2-6/10/2003, lễ hội Liên hoan du lịch Đồng
bằng sông Cửu Long “Mekong Festival 2003” diễn ra với các hoạt động hội chợ,
hội thảo, hoạt động văn hóa - thể thao (giới thiệu văn hóa nghệ thuật truyền thống,
thi đấu các môn thể thao của vùng đồng bằng… thu hút nhiều khách nước ngoài
đến tham quan.
3. Đẩy mạnh hợp tác để phát triển (2004-2014)
Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng chủ trương: “Thực hiện nhất quán đường
lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa
dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, đối tác tin cậy
và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; vì lợi ích quốc gia, dân tộc,
vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghãi giàu mạnh”. Báo cáo Chính trị xác
định: “Nhiệm vụ của công tác đối ngoại là giữ vững môi trường hòa bình, thuận
lợi cho đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ
quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; nâng cao vị thế của đất nước; góp phần
tích cực vào cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội
trên thế giới”.
Khi tỉnh Cần Thơ thành thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương và tỉnh
Hậu Giang; đặc biệt, khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày
17/02/2005 Về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nêu rõ: … “phấn đấu đưa Cần Thơ trở thành
trung tâm giao lưu, cửa ngõ và đầu mối giao lưu, buôn bán, hợp tác với nước ngoài
của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long; thu hút mạnh hơn đầu tư trong và ngoài
nước, tiến tới mở rộng đầu tư của thành phố đến các tỉnh và ra nước ngoài”, đây là
thời kỳ tăng tốc và bước đột phá cho thành phố Cần Thơ phát triển và hội nhập.



Quan hệ Quốc tế được mở rộng, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức
thương mại Thế giới (WTO) (11/01/2007) thị trường không ngừng được mở rộng
và phát triển theo hướng hội nhập sâu vào nền kinh tế Thế giới. Kim ngạch xuất
khẩu tăng nhanh, thu ngoại tệ cho Cần Thơ tích lũy đầu tư xây dựng thành phố.
Thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng, công tác xúc tiến thương mại được
tăng cường, các doanh nghiệp của Cần Thơ có quan hệ xuất nhập khẩu với hơn 97
quốc gia và vùng lãnh thổ (năm 2010). Trong đó, châu Á chiếm trên 50%, nhiều
nhất là các nước ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc và Đài Loan; tiếp đến là thị
trường châu Âu chiếm 10%; thị trường Mỹ khoảng 11%, EU khoảng 10%, châu
Úc 3%, phần còn lại là thị trường châu Mỹ, châu Phi… Về nhập khẩu được Cần
Thơ tích cực đẩy mạnh, nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của thành phố và các tỉnh
vùng đồng bằng sông Cửu Long. Năm 2004 - 2010, kim ngạch nhập khẩu đạt
2.996,2 triệu USD. Hàng hóa nhập khẩu chủ yếu là nhóm hàng máy móc, phụ tùng
và nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ sản xuất; hàng tiêu dung chiếm tỉ trọng không
đáng kể.
Nhiều chương trình, dự án hợp tác quan trọng được triển khai thực hiện góp
phần xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ. Tiêu biểu, trong giai đoạn từ
2007-2012, thành phố Cần Thơ đã tiếp đón 120 tổ chức phi chính phủ nước ngoài
và 24 cá nhân đến làm việc và triển khai thực hiện các chương trình, dự án. Qua
đó, tiếp nhận 102 dự án và 54 phi dự án, với giá trị viện trợ giải ngân trên 12,7
triệu USD, tập trung vào các lĩnh vực: nông nghiệp, y tế, văn hóa, giáo dục - đào
tạo, biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai… Năm 2012,
Thành phố tổ chức hội nghị xúc tiến, vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài
giai đoạn 2012 - 2015, có 21 tổ chức phi chính phủ nước ngoài đến tham dự. Ủy
ban nhân dân thành phố đã phê duyệt danh mục 47 dự án kêu gọi viện trợ giai đoạn
2012-2015. Ngoài ra, Thành phố ký kết các bản ghi nhớ với: thành phố Sán Đầu
(Trung Quốc), Nice (Pháp), Moravian - Silesian (Cộng hòa Séc), Savannakhet Champasak (Lào), tỉnh Battambang (Campuchia); Đại sứ quán Cộng hòa Pháp tại
Hà Nội, Bộ Ngoại giao Đan Mạch, Tập đoàn SIMAYOF, tập đoàn Hill
International Development (Hoa Kỳ), Tập đoàn phát triển Ý - Thái (Thái Lan),

Viện chuyển đổi Môi trường và Xã hội (ISET), tỉnh Jeollanam - do (Hàn Quốc),
Cơ quan đầu tư Brunei…
Qua đó, thành phố đã ký kết triển khai thực hiện nhiều chương trình, dự án
trên địa bàn, như: ký kết với viện ISET, thành lập Văn phòng biến đổi khí hậu; ký
kết với Bộ Ngoại giao Đan Mạch thực hiện dự án “Cấp nước sử dụng năng lượng
tái tạo cho Đồng bằng sông Cửu Long”. Thông qua ký kết giữa Sở Công thương và
Viện KITECH - Hàn Quốc, Ủy ban nhân dân thành phố đang chỉ đạo triển khai
thành lập dự án xây dựng “Vườn ươm công nghệ công nghiệp thành phố Cần
Thơ”. Sở Công thương ký với Tập đoàn EDF, Pháp bản ghi nhớ về sử dụng năng
lượng hiệu quả. Thông qua ký kết, tập đoàn đã hỗ trợ thành phố chương trình
tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về sử dụng năng lượng tiết kiệm,
nghiên cứu xây dựng mô hình tòa nhà tiết kiệm năng lượng cho thành phố; dự án
đầu tư trang thiết bị Bệnh viện Đa khoa thành phố, xin tài trợ từ nguồn vốn ODA
của Chính phủ Pháp. Song song đó, thành phố đã tổ chức đón tiếp 1.657 đoàn
khách quốc tế với tổng số 6.508 lượt người đến từ nhiều quốc gia trên thế giới, với


mục đích thăm và làm việc, chào xã giao, tìm hiểu và thiết lập mối quan hệ hữu
nghị, tìm cơ hội hợp tác đầu tư, thực hiện ký kết hợp tác…
Từ năm 2004-2013, thành phố Cần Thơ có 913 đoàn với 2.442 lượt cán bộ,
công chức, viên chức đi công tác nước ngoài với mục đích: học tập, nghiên cứu
trao đổi kinh nghiệm, dự hội nghị, hội thảo, tập huấn, khảo sát thị trường tìm cơ
hội hợp tác, xúc tiến đầu tư, thương mại và tham quan du lịch. Vào tháng 9/2010,
Giám đốc Sở Ngoại vụ thành phố tham gia tháp tùng Chủ tịch nước tham dự khóa
họp 65 Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc và Hội nghị cấp cao Hoa Kỳ - ASEAN tại
Hoa Kỳ.
Song song đó, thành phố cũng đã tổ chức, triển khai nhiều hoạt động văn
hóa đối ngoại nổi bật trên địa bàn. Tiêu biểu như: sự kiện Năm du lịch quốc gia
(2008), Tuần lễ Mekong - Nhật Bản (2009), hội nghị về Biến đổi khí hậu (2009),
hội nghị Đầu tư và Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long (2010), Triển lãm - Hội

chợ thành tựu 10 năm xây dựng và phát triển Đồng bằng sông Cửu Long (2012);
Gặp gỡ địa phương - ngoại giao đoàn (2012); Hội thảo ASEM về quản lý nước và
lưu vực sông - Cách tiếp cận tăng trưởng xanh tại thành phố Cần Thơ (2013). Các
sự kiện nêu trên có sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ, thu hút hàng trăm nghìn
khách quốc tế đến thăm Thành phố, đồng thời củng cố mối quan hệ với các Đại sứ
quán, Tổng lãnh sự quán của các quốc gia tham gia sự kiện.
Từ năm 2012-2014, thành phố đã tổ chức được nhiều sự kiện chính trị ngoại
giao lớn, như: các hoạt động hữu nghị Việt - Lào (2012), Năm hữu nghị Pháp Việt (2013); tham mưu tổ chức hội nghị xúc tiến vận động viện trợ phi chính phủ
nước ngoài đến năm 2015 …
Công tác thông tin đối ngoại được quan tâm, Thành phố tổ chức nhiều hoạt
động đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thông tin đối ngoại như: chuẩn bị xuất bản
Ấn phẩm Thông tin đối ngoại số đầu tiên của Thành phố với chủ đề “Cần Thơ mở rộng hợp tác và phát triển”. Các nội dung chủ yếu được đăng tải bằng hai thứ
tiếng (Việt - Anh), số lượng 500 cuốn. Ngoài ra, Thành phố tiến hành xây dựng
Công viên Quốc tế tại Cần Thơ để trồng cây lưu niệm với Đại sứ, Tổng lãnh sự các
nước, hình thành nét đẹp văn hóa đặc thù, góp phần xây dựng hình ảnh Thành phố
ngày càng văn minh, hiện đại. Để đẩy mạnh hoạt động thông tin đối ngoại, ngày
19/12/2014, Ủy ban nhân dân thành phố thành lập Ban Chỉ đạo Công tác thông tin
đối ngoại thành phố Cần Thơ.
Hoạt động đối ngoại nhân dân tiếp tục được triển khai trên cơ sở thực hiện
nhất quán đường lối đối ngoại của Đảng, sự quản lý tập trung của Nhà nước; phối
hợp chặt chẽ giữa đối ngoại nhân dân với đối ngoại Đảng và ngoại giao Nhà nước,
tạo thành sức mạnh tổng hợp của mặt trận đối ngoại. Thành phố thường xuyên tổ
chức giao lưu đoàn kết hữu nghị của các hội hữu nghị; tổ chức họp mặt hữu nghị
nhân ngày Quốc khánh các nước; xây dựng góc tuyên truyền tại Liên hiệp các tổ
chức hữu nghị thành phố để trưng bày hình ảnh về đất nước, con người và văn hóa
của nước bạn, thông tin về chính sách thu hút đầu tư, chính sách pháp luật đến
khách nước ngoài và kiều bào đang sinh sống trong và ngoài nước. Thành phố duy
trì tổ chức buổi họp mặt “Tết người nước ngoài” với nội dung phong phú, hấp dẫn.



Đây là dịp để bà con kiều bào sống xa quê hương có điều kiện hiểu thêm về Thành
phố; từ đó có những đóng góp thiết thực vào sự phát triển chung của Cần Thơ.
*
Trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, công tác đối ngoại có vai trò
rất quan trọng trong việc huy động mọi nguồn lực để xây dựng và bảo vệ đất nước;
riêng đối với thành phố Cần Thơ, còn góp phần huy động mọi nguồn lực để xây
dựng thành phố Cần Thơ “… là một trong những địa phương đi đầu trong sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và cơ bản trở thành thành phố công nghiệp
trước năm 2020”. Do đó, trong thời gian tới, để thực hiện tốt hơn nữa công tác đối
ngoại, Đảng bộ thành phố Cần Thơ cần tập trung những vấn đề sau:
- Tiếp tục phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, huy động sức mạnh của cả
hệ thống chính trị, kết hợp sức mạnh trong nước và Quốc tế, thực hiện tốt đường
lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước; nâng cao nhận thức về tầm quan
trọng của công tác đối ngoại trong giai đoạn hiện nay; tổ chức tốt các hoạt động
đối ngoại và quan hệ hợp tác cấp địa phương, ưu tiên mở rộng hợp tác với các
nước bạn láng giềng; tích cực góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Tiếp tục triển khai, quán triệt nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng,
chính quyền địa phương, đơn vị trên địa bàn thành phố về tầm quan trọng của công
tác thông tin đối ngoại, tuyên truyền biển, đảo và phân giới cắm mốc. Đổi mới,
nâng cao chất lượng hiệu quả các hoạt động tuyên truyền; phát huy tối đa hiệu quả
phương tiện thông tin đại chúng. Chú trọng hơn nữa trong việc gắn kết chặt chẽ
thông tin đối ngoại với thông tin đối nội. Chủ động đấu tranh phản bác các quan
điểm sai trái, luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc của các thế lực thù địch; củng cố
lòng tin trong các tầng lớp nhân dân, tạo sự đồng thuận xã hội; góp phần tạo điều
kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, an ninh trật
tự trên địa bàn thành phố; góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ quốc gia,
nâng cao vị thế Việt Nam trên trường Quốc tế.
- Nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước đối với hoạt động đối ngoại nhân
dân, gắn với hoạt động đối ngoại của Thành uỷ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban

nhân dân thành phố; các cơ quan quản lý có chức năng nhiệm vụ liên quan đến các
hoạt động của người Việt Nam ở nước ngoài tại thành phố phải nắm vững và thực
hiện tốt các chủ trương, chế độ chính sách, các quy định của Nhà nước nói chung
và thành phố nói riêng để phục vụ, giúp đỡ, hỗ trợ, tạo điều kiện, môi trường thuận
lợi cho kiều bào trong sinh hoạt, làm ăn; đồng thời phải tích cực nắm bắt tình hình
tình hình thực tế, chủ động kiến nghị, đề xuất các vấn đề một cách xác đáng, kịp
thời, tham mưu giúp lãnh đạo thành phố và Trung ương có các giải pháp mới thiết
thực, hiệu quả hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. 30 năm xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ (1975-2005), Ủy ban nhân
dân thành phố Cần Thơ.
2. Báo cáo tổng kết 10 năm giúp bạn của Đoàn 9902.
3. Sơ thảo Lịch sử Đảng bộ thành phố Cần Thơ (1975-2010), tập IV.


4. Thành tựu 10 năm thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương, Ủy ban nhân dân
thành phố Cần Thơ.



×