Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã hưng đạo, t p cao bằng, tỉnh cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (648.72 KB, 73 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NÔNG THỊ KIỀU TRANG
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HƯNG ĐẠO THÀNH PHỐ CAO BẰNG
TỈNH CAO BẰNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Địa chính môi trường
: Quản lý Tài nguyên
: 2011 - 2015

Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NÔNG THỊ KIỀU TRANG
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HƯNG ĐẠO THÀNH PHỐ CAO BẰNG


TỈNH CAO BẰNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khóa học
Giáo viên hướng dẫn

: Chính quy
: Địa chính môi trường
: K43 – ĐCMT – N01
: Quản lý Tài nguyên
: 2011 - 2015
: TS. Nguyễn Đức Nhuận

Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NÔNG THỊ KIỀU TRANG
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HƯNG ĐẠO THÀNH PHỐ CAO BẰNG
TỈNH CAO BẰNG


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khóa học
Giáo viên hướng dẫn

: Chính quy
: Địa chính môi trường
: K43 – ĐCMT – N01
: Quản lý Tài nguyên
: 2011 - 2015
: TS. Nguyễn Đức Nhuận

Thái Nguyên, năm 2015


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1.Hiện trạng sử dụng đất của xã Hưng Đạo..................................................36
Bảng 4.2.Năng suất, sản lượng một số cây trồng chính ............................................38
Bảng 4.3.Các LUT sản xuất nông nghiệp của xã ......................................................39
Bảng 4.4. Một số đặc điểm của các LUT trồng cây hàng năm .................................40
Bảng 4.5. Hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng chính ..........................................45
Bảng 4.6. Phân cấp hiệu quả kinh tế các LUT sản xuất nông nghiệp .......................46
Bảng 4.7. Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất...............................................46

Bảng 4.8. Hiệu quả kinh tế của LUT cây ăn quả ......................................................49
Bảng 4.9. Hiệu quả xã hội của các LUT ...................................................................50


iii

DANH MUC CÁC HÌNH

Hình 4.1.cánh đồng lúa xóm 4 Nam Phong ..............................................................41
Hình 4.2. Ruộng thuốc lá xóm 1 Ngọc Quyến ..........................................................43


iv

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

RRA

: Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn.

PRA

: Phương pháp đánh giá nông thôn có người dân tham gia.

CN

: Công nghiệp

TCN


: Thủ công nghiệp

UBND

: Ủy ban nhân dân


v

MỤC LỤC
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ...........................................................................................1
1.1. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................2
1.2. Yêu cầu của đề tài .............................................................................................2
1.3. Ý nghĩa của đề tài .............................................................................................3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.........................................................................4
2.1. Đất và vai trò của đất đối với sản xuất nông nghiệp ........................................4
2.1.1. Khái niệm và quá trình hình thành đất .......................................................4
2.1.2. Vai trò và ý nghĩa của đất đai trong sản xuất nông nghiệp ........................4
2.2. Sử dụng đất và những quan điểm sử dụng đất..................................................4
2.2.1. Sử dụng đất và những nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng đất .......................4
2.2.2. quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững...........................................5
2.3. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và việt nam ..........................7
2.3.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới .......................................7
2.3.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam ........................................9
2.4. Đánh giá hiệu quả và tính bền vững trong sử dụng đất nông nghiệp .............10
2.4.1. Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp .................10
2.4.2 Khái niệm về hiệu quả và hiệu quả sử dụng đất........................................10
2.4.3. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới việc sử dụng đất sản xuất nông nghiệp..13
2.4.4. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất ...............................................15
2.5.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn trong đề xuất sử dụng đất ...........................16

2.5.2. Quan điểm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ..........................17
2.5.3. Định hướng sử dụng đất ...........................................................................17
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......19
3.1. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................19
3.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................19
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ......................................................................19
3.4. Nội dung nghiên cứu.......................................................................................19
3.5.1. Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp .......................................................19


vi

3.5.2. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp .........................................................20
3.5.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng của các loại hình sử dụng đất ..20
3.5.4. Phương pháp xác định các đặc tính đất đai ..............................................20
3.5.5. Phương pháp tính hiệu quả các loại hình sử dụng đất..............................20
3.5.6. Phương pháp đánh giá tính bền vững .......................................................21
3.5.7. Phương pháp tính toán phân tích số liệu ..................................................22
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................23
4.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội ...............................................................23
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................23
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .........................................................................27
4.1.3. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của xã Hưng Đạo –
tp.Cao Bằng – tỉnh Cao Bằng .............................................................................34
4.2. Hiện trạng sử dụng đất của xã Hưng Đạo.......................................................35
4.2.1. Tình hình sử dụng đất vào các mục đích ..................................................37
4.2.2. Hiện trạng các cây trồng chính năm 2014 ................................................38
4.3.1. Các loại hình sử dụng đất của xã Hưng Đạo ............................................39
4.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ....................................44
4.4.1. Hiệu quả kinh tế .......................................................................................44

4.4.2. Hiệu quả xã hội.........................................................................................49
4.4.3. Hiệu quả môi trường ................................................................................51
4.5.1. Tiêu chuẩn lựa chọn LUT sử dụng đất bền vững .....................................53
4.5.2. Quan điểm khai thác sử dụng đất .............................................................53
4.5.3. Lựa chọn và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ....................54
4.6. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cho xã Hưng Đạo 55
4.6.1. Giải pháp chung........................................................................................55
4.6.2. Giải pháp cụ thể ........................................................................................58
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................61
5.1. Kết luận ...........................................................................................................61
5.2. Đề nghị ............................................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................63


i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn hết sức quan trọng trong toàn bộ quá trình
học tập, rèn luyện của mỗi sinh viên. Với phương châm “học đi đôi với hành, lý
thuyết gắn liền với thực tiễn”, thực tập tốt nghiệp sẽ giúp cho sinh viên củng cố và
hệ thống hóa lại toàn bộ kiến thức đã học, áp dụng một cách sáng tạo, linh hoạt vào
thực tế nhằm nâng cao năng lực chuyên môn để sau khi ra trường có thể đáp ứng
được nhu cầu của xã hội.
Được sự nhất trí của BGH nhà trường, BCN khoa Quản lí tài nguyên em đã
tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
trên địa bàn xã Hưng Đạo, T.p Cao Bằng, tỉnh Cao bằng”.
Để hoàn thành khóa luận này, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân, em đã
nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn và cơ quan chủ quản. Em xin
bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy cô giáo trong khoa Quản lí tài nguyên và các
thầy cô giáo trong trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Em xin chân thành cảm ơn

UBND xã Hưng Đạo và các hộ nông dân trên địa bàn xã đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận
lợi cho em trong quá trình thu thập thông tin để thực hiện khóa luận này. Đặc biệt em
xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Nguyễn Đức Nhuận đã chỉ bảo và hướng
dẫn em trong quá trình thực hiện.
Do thời gian có hạn, kinh nghiệm và trình độ của bản thân còn hạn chế nên
khóa luận tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận
được những ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn để đề tài của em được hoàn
thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày

tháng

năm 2014

Sinh viên

Nông Thị Kiều Trang


2

độ trung bình so với tỉnh Cao Bằng nói riêng và khu vực đông bắc nói chung. Nền
kinh tế phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp chăn nuôi gia súc, gia cầm. Trong
những năm gần đây, Nhà nước đã có chính sách giao đất, giao rừng cho cộng đồng
dân cư và từng hộ người dân để quản lý đất đai và sử dụng vào hoạt động sản xuất.
Nhưng do trình độ và kinh nghiệm của người dân chỉ sản xuất nông nghiệp theo
truyền thống nên việc sử dụng đất đai chưa có kế hoạch cụ thể dẫn đến hiệu quả mà
các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp mang lại còn thấp, diện tích rừng rất ít, hiệu

quả sản xuất và phòng hộ của rừng chưa cao. Vì vậy, việc điều tra đánh giá một cách
tổng hợp các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sử dụng đất, hiện trạng
và hiệu quả sử dụng đất. Từ đó, định hướng cho người dân trong xã khai thác sử dụng
đất đai hợp lý, bền vững là một trong những vấn đề hết sức cần thiết.
Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn trên, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa
Quản Lý Tài Nguyên - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, em đã tiến hành
thực hiện đề tài : “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa
bàn xã Hưng Đạo,TP.Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng”.
1.1. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá các yếu tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến đất
nông nghiệp.
- Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất.
- Lựa chọn được những loại hình sử dụng đất có hiệu quả cao.
-Đánh giá được hiệu quả sử dụng đất trên địa bàn xã và đề xuất hướng sử dụng
đất có hiệu quả cao phù hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế của xã Hưng Đạo, tp.Cao
Bằng, tỉnh Cao Bằng.
1.2. Yêu cầu của đề tài
- Đề tài nghiên cứu trên cơ sở các thông tin, số liệu, tài liệu điều tra phải trung
thực, chính xác, đảm bảo độ tin cậy và phản ánh đúng thực trạng sử dụng đất sản
xuất nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu
- Việc phân tích, xử lý số liệu phải trên cơ sở khoa học, có định tính và định
lượng bằng các phương pháp nghiên cứu phù hợp;


3

- Đánh giá đúng thực trạng và đề xuất hướng sử dụng đất sản xuất nông
nghiệp phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, định hướng phát triển kinh tế xã hội và chính sách của nhà nước.
- Các đề nghị, kiến nghị phải có tính khả thi.
1.3. Ý nghĩa của đề tài

- Củng cố kiến thức đã được tiếp thu trong nhà trường và những kiến thức
thực tế
- Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập và xử lý thông tin của sinh viên trong
quá trình làm đề tài
- Trên cơ sở đánh giá hiệu quả sử dụng đất của đất sản xuất nông nghiệp từ đó
đề xuất được những giải pháp sử dụng đất đạt hiệu quả cao.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Đất và vai trò của đất đối với sản xuất nông nghiệp
2.1.1. Khái niệm và quá trình hình thành đất
Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí
nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo
vệ, phát triển rừng: Bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi
trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác.
2.1.2. Vai trò và ý nghĩa của đất đai trong sản xuất nông nghiệp
Luật đất đai năm 1993 [5] của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có
ghi: “ Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành
phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư,
xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng. Trải qua nhiều thế
hệ, nhân dân ta đã tốn bao nhiêu công sức, xương máu mới tạo lập,bảo vệ được vốn
đất đai như ngày nay !"
Trong các ngành nông-lâm nghiệp: Đất đai là yếu tố tích cực của quá trình
sản xuất, là điều kiện vật chất - cơ sở không gian, đồng thời là đối tượng lao
động (luôn chịu sự tác động của quá trình sản xuất như cày, bừa, xới xáo....) và
công cụ hay phương tiện lao động ( sử dụng để trồng trọt, chăn nuôi...). Quá
trình sản xuất nông-lâm nghiệp luôn liên quan chặt chẽ với độ phì nhiêu quá trình

sinh học tự nhiên của đất.
2.2. Sử dụng đất và những quan điểm sử dụng đất
2.2.1. Sử dụng đất và những nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng đất
2.2.1.1. Sử dụng đất là gì?
Sử dụng đất là hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ người – đất
trong tổ hợp với các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và môi trường.
2.2.1.2. những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất
-Điều kiện kinh tế tự nhiên


5

-Điều kiện kinh tế xã hội
-Điều kiện về cơ sở vật chất xã hội
2.2.2. quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững
2.2.2.1 khái quát về sử dụng đất bền vững
Sử dụng đất đai bền vững là nhu cầu cấp bách của nhà nước ta cũng như
nhiều nước trên thế giới. Những hiện tượng sa mạc hoá, lũ lụt, diện tích đất trồng
đồi núi trọc ngày càng gia tăng là nguyên nhân của việc sử dụng đất kém bền vững
làm cho môi trường tự nhiên ngày càng bị suy thoái.
Khái niệm bền vững được nhiều nhà khoa học trên thế giới và trong nước nêu
ra hướng vào 3 yêu cầu sau:
- Bền vững về mặt kinh tế : cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, được thị
trường chấp nhận.
- Bền vững về môi trường: loại sử dụng đất phải bảo vệ được đất đai, ngăn
chặn sự thoái hoá đất, bảo vệ được môi trường tự nhiên.
- Bền vững về xã hội: thu hút được lao động, đảm bảo đời sống xã hội
2.2.2.2 Những quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững
Theo FAO [17], nông nghiệp bền vững bao gồm quản lý hiệu quả tài nguyên
cho nông nghiệp ( đất đai, lao động...) để đáp ứng nhu cầu cuộc sống của con người

đồng thời giữ gìn và cải thiện tài nguyên thiên nhiên môi trường và bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên. Hệ thống nông nghiệp bền vững là hệ thống có hiệu quả kinh tế,
đáp ứng cho nhu cầu xã hội về an ninh lương thực, đồng thời giữ gìn và cải thiện tài
nguyên thiên nhiên và chất lượng của môi trường sống cho đời sau.Một hệ thống
nông nghiệp bền vững phải đáp ứng cho nhu cầu ngày càng cao về ăn mặc thích
hợp cho hiệu quả kinh tế, môi trường và xã hội gắn với việc tăng phúc lợi trên đầu
người. Đáp ứng nhu cầu là một phần quan trọng , vì sản lượng nông nghiệp cần
thiết phải được tăng trưởng trong những thập kỷ tới. Phúc lợi cho mọi người vì phúc
lợi của đa số dân trên thế giới đều còn rất thấp.Các quan điểm trên có nhiều cách
biểu thị khác nhau, song về nội dung thường bao gồm 3 thành phần cơ bản :


6

- Bền vững về an ninh lương thực trong thời gian dài trên cơ sở hệ thống nông
nghiệp phù hợp điều kiện sinh thái và không tổn hại môi trường.
- Bền vững về tổ chức quản lý, hệ thống nông nghiệp phù hợp trong mối quan
hệ con người hiện tại và cho cả đời sau .
- Bền vững thể hiện ở tính cộng đồng trong hệ thống nông nghiệp hợp lý. Phát
triển nông nghiệp bền vững chiếm vị trí quan trọng, nhiều khi có tính quyết định
trong sự phát triển chung của xã hội. Điều cơ bản nhất của phát triển nông nghiệp
bền vững là cải thiện chất lượng cuộc sống trong sự tiếp cận đúng đắn về môi
trường để giữ gìn tài nguyên đất đai cho thế hệ sau và điều quan trọng nhất là phải
biết sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai, giữ vững, cải thiện chất lượng môi trường,
có hiệu quả kinh tế, năng suất cao và ổn định, tăng trưởng chất lượng cuộc sống,
bình đẳng các thế hệ và hạn chế rủi ro.
Còn ở Việt Nam một loại hình sử dụng đất được xem là bền vững phải đạt
được 3 yêu cầu sau:
- Bền vững về kinh tế: Cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, được thị trường
chấp nhận.

Hệ thống sử dụng phải có mức năng suất sinh học cao trên mức bình quân
vùng có cùng điều kiện đất đai, nếu không sẽ không cạnh tranh được trong cơ chế
thị trường. Năng suất sinh học bao gồm các sản phẩm chính và phụ phẩm (đối với
cây trồng là gỗ, hạt, củ, quả… và tàn dư để lại).
Về chất lượng, sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn tiêu thụ tại địa phương, trong
nước và xuất khẩu, tùy vào mục tiêu của từng vùng.
Tổng giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích là thước đo quan trọng nhất của
hiệu quả kinh tế đối với một hệ thống sử dụng đất. Tổng giá trị trong một giai đoạn
hay cả chu kỳ phải trên mức bình quân của vùng, nếu dưới mức đó thì nguy cơ
người sản xuất sẽ không có lãi, lãi suất phải lớn hơn lãi suất tiền vay vốn ngân hàng.
- Bền vững về mặt xã hội: Thu hút được lao động, đảm bảo đời sống xã hội
phát triển.


7

Đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của nông hộ là việc được ưu tiên hàng đầu,
nếu họ muốn quan tâm đến lợi ích lâu dài (bảo vệ đất, môi trường…). Sản phẩm thu
được cần thỏa mãn nhu cầu ăn, mặc, ở của người nông dân.
Nội lực và nguồn lực địa phương phải phát huy. Về đất đai, hệ sử dụng đất
phải được tổ chức trên đất mà nông dân có thể hưởng thu lâu dài, đất đã được giao
và rừng đã được khoán với lợi ích các bên cụ thể.
Sử dụng đất sẽ bền vững nếu phù hợp với nền văn hóa dân tộc và tập quán địa
phương, nếu ngược lại sẽ không được cộng đồng ủng hộ.
- Bền vững về môi trường: Các loại hình sử dụng đất phải bảo vệ được độ
màu mỡ của đất, ngăn chặn sự thoái hóa đất và bảo vệ môi trường sinh thái đất
(Nguyễn Ngọc Nông và cs, 2007). [7]
Giữ đất được thể thiện bằng giảm thiểu liều lượng đất mất hàng năm dưới mức
cho phép. Độ phì nhiêu đất tăng dần là yêu cầu bắt buộc đối với quản lý sử dụng
bền vững. Độ che phủ tối thiểu phải đạt ngưỡng an toàn sinh thái (>35%). Đa dạng

sinh học biểu hiện qua thành phầm loài (đa canh bền vững hơn độc canh, cây lâu
năm có khả năng bảo vệ đất tốt hơn cây hàng năm…
=> Ba yêu cầu trên là để xem xét và đánh giá các loại hình sử dụng đất hiện tại.
Thông qua việc xem xét và đánh giá theo các yêu cầu trên để giúp cho việc định
hướng phát triển nông nghiệp ở từng vùng sinh thái.
2.3. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và việt nam
2.3.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới
Đất nông nghiệp là nhân tố vô cùng quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp.
Trên thế giới, mặc dù nền sản xuất nông nghiệp cúa các nước phát triển không
giống nhau nhưng tầm quan trọng đối với đời sống con người thì quốc gia nào cũng
thừa nhận. Hầu hết các nước coi sản xuất nông nghiệp là cơ sở nền tảng của sự phát
triển. Tuy nhiên, khi dân số ngày một tăng nhanh thò nhu cầu lương thực, thực
phẩm là một sức ép rất lớn. Để đảm bảo an ninh lương thực loài người phải tăng
cường các biện pháp khai hoang đất đai. Do đó đã phá vỡ cân bằng sinh thái của
nhiều vùng, đất đai bị khai thác triệt để và không còn thời gian nghỉ, các biện pháp


8

gìn giữ độ phì nhiêu chp đất chưa được coi trọng. Mặt khác cùng với việc phát triển
mạnh mẽ kinh tế - xã hội, công nghệ, khoa học và kỹ thuật, công năng được mở
rộng và có vai trò quan trọng đối với cuộc sống của con người, nhân loại đã có
những bước tiến kỳ diệu làm thay đổi bộ mặt trái đất và mức sống hàng ngày.
Nhưng do chạy theo lợi nhuận tối đa cục bộ khống có chiến lược phát triển chung
nên đã gây ra các hậu quả tiêu cực như : ô nhiễm môi trường, thoái hóa đất. kết quả
là hàng loạt diện tích đất bị thoái hóa trên phạm vi toàn thế giới qua các hình thức bị
mất chất dinh dưỡng và chất hữu cơ, bị xói mòn, bị nhiễm mặn và phá hoại cấu trúc
của tầng đất… người ta ước tính có tới 15% tổng diện tích đất trên trái đất bị thái
hóa, theo P.Buringh [8] toàn bộ đát có khả năng nông nghiệp của thế giới khoảng
3,3 tỷ ha ( chiếm 22% tổng diện tích đất liền) ; khoảng 78% ( xấp xỉ 11,7 tỷ ha)

không dùng vào nông nghiệp.
Đất trồng trọt là đất đang sử ding, cũng có loại đất hiện tại chưa sử dụng
nhưng có khả năng trồng trọt. Đất đang trồng trọt của thế giới có khoảng 1,5 tỷ ha,
như vậy còn 54% đất có khả năng trồng trọt chưa được khai thác.
Đất đai trên thế giới phân bó ở các châu lục không đều. Tuy diện tích đất nông
nghiệp khá cao so với các châu lục khác nhưng Châu Á lại có tỷ lệ diện tích đất
nông nghiệp trên tổng diện tích đất tự nhiêu thấp. Mặt khác Châu Á là nơi tập trung
phần lớn dân số trên thế giới, ở đây có các quốc gia dân số đông nhất nhì thế giới là
Trung Quốc, Ấn Độ, Indonexia. ở Châu Á, đất đồi núi chiếm 35% tổng diện tích.
Tiềm năng đất trồng trọt nhờ nước mưa nói chung là khá lớn khoảng 407 triệu ha,
trong đó xấp xỉ 282 triệu ha đang được trồng trọt và khoảng 100 triệu ha chủ yếu
nằm trong vùng nhiệt đới ẩm của Đông Nam Á. Phần lớn diện tích này là dất dốc và
chua, khoảng 40-60 triệu ha trước đây vốn là đất rừng tự nhiên che phủ nhưng đến
nay do bị khai thác khốc liệt nên rừng đã bị phá và thảm thực vật chuyển thành cây
bụi, cỏ dại.
Đất canh tác của thế giới có hạn và được dự đoán là ngày càng tăng do khai
thác thêm những diện tích đất có khả năng nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu về
lương thực, thực phẩm cho loài người. Tuy nhiên do dân số ngày một tăng nên bình
quân diện tích đất canh tác trên đầu người ngày một giảm.


9

2.3.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam
Tính đến 01/07/2014 [14], Việt Nam có tổng diện tích đất tự nhiên là: 33095,1
nghìn ha.
Trong đó chia ra : + đất đã giao cho các đối tượng sử dụng: 25147,7 nghìn ha.
+ đất đã giao cho các đối tượng quản lý : 7947,4 nghìn ha.
Đất nông nghiệp là: 26280,5 nghìn ha chiếm 79,41% tổng diện tích đất tự nhiên
Đất phi nông nghiệp là: 3740,6 nghìn ha chiếm 11,3% tổng diện tích đất tự nhiên

Đất chưa sử dụng là: 3074,0 nghìn ha chiếm 9,29% tổng diện tích đất tự nhiên
Bảng 2.1. Cơ cấu đất đai theo mục đích sử dụng của Việt Nam
Diện tích
(nghìn ha)

Cơ cấu
(%)

Tổng diện tích tự nhiên

33095,1

100,0

1

Đất nông nghiệp

26280,5

79,41

1.1

Đất sản xuất nông nghiệp

10151,1

38,6


1.1.1

Đất trồng cây hàng năm

6401,3

24,36

1.1.1.1

Đất trồng lúa

4092,8

15,58

1.1.1.2

Đất cỏ dùng vào chăn nuôi

45,5

0,2

1.1.1.3

Đất trồng cây hàng năm khác

2263,0


8,6

1.1.2

Đất trồng cây lâu năm

3749,7

14,27

1.2

Đất lâm nghiệp

15373,1

58,5

1.2.1

Rừng sản xuất

7406,6

28,2

1.2.2

Rừng phòng hộ


5827,3

22,2

1.2.3

Rừng đặc dụng

2139,2

8,1

1.3

Đất nuôi trồng thuỷ sản

712,0

2,7

1.4

Đất làm muối

17,9

0,0

1.5


Đất nông nghiệp khác

26,5

0,1

2

Đất phi nông nghiệp

3740,6

11,3

3

Đất chưa sử dụng

3074,0

9,29

Loại đất

STT

( Nguồn: Tổng cục thống kê)


ii


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1.Hiện trạng sử dụng đất của xã Hưng Đạo..................................................36
Bảng 4.2.Năng suất, sản lượng một số cây trồng chính ............................................38
Bảng 4.3.Các LUT sản xuất nông nghiệp của xã ......................................................39
Bảng 4.4. Một số đặc điểm của các LUT trồng cây hàng năm .................................40
Bảng 4.5. Hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng chính ..........................................45
Bảng 4.6. Phân cấp hiệu quả kinh tế các LUT sản xuất nông nghiệp .......................46
Bảng 4.7. Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất...............................................46
Bảng 4.8. Hiệu quả kinh tế của LUT cây ăn quả ......................................................49
Bảng 4.9. Hiệu quả xã hội của các LUT ...................................................................50


11

Theo trung tâm từ điển ngôn ngữ hiệu quả chính là kết quả cũng như yêu cầu
của việc làm mang lại.
Theo khái niệm trên thì hiệu quả sử dụng đất phải là kết quả của quá trình sử
dụng đất. Trong đó ta quan tâm nhiều tới kết quả hữu ích, một đại lượng vật chất
tạo ra do mục đích của con người, được biểu hiện bằng những chi tiêu cụ thể xác
định. Do tính chất mâu thuẫn giữa nguồn tài nguyên đất đai là hữu hạn với nhu cầu
ngày càng tăng của con người mà ta phải xem xét kết quả sử dụng đất được tạo ra
như thế nào? Chi phí bỏ ra để tạo ra kết quả đó là bao nhiêu? Có đưa lại kết quả hữu
ích hay không? Chính vì thế khi đánh giá hoạt động sản xuất nông nghiệp không chỉ
dừng lại ở đánh giá kết quả mà còn phải đánh gái chất lượng hoạt động sản xuất tạo
ra sản phẩm đó. Đánh giá chất lượng của hoạt động là nội dung đánh giá hiệu quả.
Ngày nay, hiệu quả sử dụng đất phải được xem xét trên 3 mặt : hiệu quả kinh
tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường
*Hiệu quả kinh tế:

Theo Các Mác thì quy luật kinh tế đầu tiên trên cơ sở sản xuất tổng thể là quy
luật tiết kiệm thời gian và phân phối một các có kế hoạch thời gian lao động theo
các ngành sản xuất khác nhau. Theo các nhà khoa học Đức (Stenien, Hanau,
Rusteruyer, Simmerman-1995) [4]: hiệu quả kinh tế là chi tiêu so sánh mức độ tiết
kiệm chi phí trong một đơn vị kết quả hữu ích và mức tăng kết quả hữu ích của hoạt
động sản xuất vật chất trong một thời kỳ, góp phần làm tăng them lợi ích xã hội.
Như vậy hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết
quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả
đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần
giá trị của nguồn lực đầu vào.
Hiệu quả kinh tế phải đạt được 3 vấn đề sau:
+ Một là: Mọi hoạt động sản xuất của con người đều phải tuân theo quy luật
tiết kiệm thời gian.
+ Hai là: Hiệu quả kinh tế phải được xem xét trên quan điểm lý thuyết hệ thống.


12

+ Ba là: Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các
hoạt động kinh tế bằng quá trình tăng cường nguồn lực sẵn có phục vụ cho lợi ích
của con người.
Tóm lại : hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng
các nguồn lực ( nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn) để đật được mục tiêu xác định.
* Hiệu quả xã hội:
Là phạm trù có liên quan mật thiết với hiệu quả kinh tế và thể hiện mục tiêu
hoạt động kinh tế của con người, việc lượng hóa các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả xã
hội còn gặp nhiều khó khan mà chủ yếu phản ánh bằng các chỉ tiêu mang tính định
tính như tạo công ăn việc làm cho lao động, xóa đói giảm nghèo, định canh, định cư,
công bằng xã hội, nâng cao mức sống của toàn dân…
Phản ánh mối tương quan giữa kết quả thu được về mặt xã hội mà sản xuất

mang lại với các chi phí sản xuất xã hội bỏ ra. Loại hiệu quả này đánh giá chủ yếu
về mặt xã hội do hoạt động sản xuất mang lại.
“Hiệu quả về mặt xã hội sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu được xác định bằng
khả năng tạo việc làm trên một diện tích đất nông nghiệp” (Nguyễn Duy Tính,
1995). [13]
Trong sử dụng đất nông nghiệp, hiệu quả về mặt xã họi chủ yếu được xác định
bằng khả năng tạo việc làm trên một diện tích đất nông nghiệp. hiện nay, việc đánh
giá hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp là vấn đề đang được
nhiều nhà khoa học quan tâm.
* Hiệu quả môi trường:
Hiệu quả môi trường là một vấn đề mang tính toàn cầu, ngày nay đang được
chú trọng quan tâm và không thể bỏ qua khi đánh giá hiệu quả. Điều này có ý nghĩa
là mọi hoạt động sản xuất, mọi biện pháp khoa học kỹ thuật, mọi giải pháp về quản
lý… được coi là có hiệu quả khi chúng không gây tổn hại hay có những tác động
xấu đến môi trường đất, môi trường nước và môi trường không khí cũng như không
làm ảnh hưởng xấu đến môi sinh và đa dạng sinh học. Có được điều đó mới đảm
bảo cho một sự phát triển bền vững của mối lãnh thổ, quốc gia cũng như cả cộng
đồng quốc tế.


13

Trong sản xuất nông nghiệp, hiệu quả môi trường là hiệu quả mang tính lâu
dài, vừa đảm bảo lợi ích hiện tại mà không làm ảnh hưởng xấu đến tương lai, nó
gắn chặt với quá trình khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất và môi trường
sinh thái.
Thông thường, hiệu quả kinh tế thường mâu thuẫn với hiệu quả môi trường.
Chính vì vậy khi xem xét cần phải đảm bảo tính cân bằng với phát triển kinh tế, nếu
không thường sẽ bị thiên lệch và có những kết luận không tích cực.
2.4.3. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới việc sử dụng đất sản xuất nông nghiệp

Việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất là hết sức cần
thiết, nó giúp cho việc đưa ra những đánh giá phù hợp với từng loại vùng đất trên cơ
sở đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiêu quả sử dụng đất. Các nhân tố
ảnh hưởng có thể chia ra làm 3 nhóm sau đây:
* Điều kiện tự nhiên:
Bao gồm các yếu tố như đất đai, khí hậu thời tiết, nước, sinh vật… có ảnh
hưởng trực tiếp tới sản xuất nông nghiệp bởi vì đây là cơ sở để sinh vật sinh trưởng,
phát triển và tạo sinh khối. Đánh giá đúng điều kiện tự nhiên là cơ sở xác định cây
trồng vật nuôi phù hợp và định hướng đầu tư thâm canh đúng.
_đặc điểm lý, hóa tính của đất: trong sản xuất nông lâm nghiệp, thành phần cơ
giới, kết cấu đất, hàm lượng các chất hữu cơ và vô cơ trong đất… quyết định đến
chất lượng đất và sử dụng đất. Quỹ đất đai nhiều hay ít, tốt hay xấu, có ảnh hưởng
trực tiếp đến hiệu quả sử dụng đất.
_nguồn nước và chế độ nước: là yếu tố rất cần thiết, nó vừa là điều kiện quan
trọng để cây trồng vận chuyển chất dinh dưỡng vừa là vật chất giúp cho sinh vật
sinh trưởng và phát triển.
_địa hình, độ dốc và thổ nhưỡng: điều kiện địa hình độ dốc và thổ nhưỡng là
yếu tố quyết định lớn đến hiệu quả sản xuất, độ phì đất có ảnh hưởng đến sinh vật
phát triển và năng suất cây trồng vật nuôi.
_vị trí địa lý: vị trí địa lý của từng vùng với sự khác biệt về điều kiện ánh sáng,
nhiệt độ, nguồn nước, gần đường giao thông, khu công nghiệp… sẽ quyết định đến
khả năng và hiệu quả sử dụng đất.


14

_điều kiện khí hậu: các yếu tố khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông
nghiệp và điều kiện sinh hoạt của con người. tổng tích ôn, nhiệt độ bình quân, sự sai
khác nhiệt độ ánh sáng, về thời gian và không gian… trực tiếp ảnh hưởng tới sự
phân bố, sinh trưởng và phát triển của cây trồng, cây rừng và thực vật thủy

sinh,…lượng mưa, bốc hơi có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ nhiệt độ, độ ẩm của
đất, cũng như khả năng đảm bảo cung cấp nước cho sinh trưởng của cây trồng, gia
súc, thủy sản.
*biện pháp kỹ thuật canh tác:
Theo tác giả Đường Hồng Dật (1994) [2] thì biện pháp kỹ thuật canh tác là
những tác động thể hiện sự hiểu biết sâu sắc của con người về đối tượng sản xuất,
về thời tiết, điều kiện môi trường và những dự báo thông minh sắc sảo. lựa chọn các
tác động kỹ thuật, chủng loại và cách sử dụng đầu vào phù hợp với các quy luật tự
nhiên của sinh vật nhằm đạt mục tiêu đề ra.
Theo Franhk Ellis và Douglass C.North ở các nước phát triển khi có tác động
tích cực của kỹ thuật, giống mới, thủy lợi, phân bón tới hiệu quả thì cũng đặt ra yêu
cầu đối với tổ chức sử dụng đất. có nghĩa là ứng dụng công nghệ sản xuất tiến bộ là
một đảm bảo vật chất cho kinh tế công nghiệp tăng trưởng nhanh. Cho đến giữa thế
kỷ XXI, trong nông nghiệp Việt Nam, quy trình kỹ thuật có thể góp phần đến 30%
của năng suất kinh tế. như vậy nhóm các biện pháp kỹ thuật đặc biệt có ý nghĩa
quan trọng trong quá trình khai thác đất theo chiều sâu và nâng cao hiệu quả sử
dụng đất nông nghiệp.
*nhân tố kinh tế - xã hội:
Bao gồm rất nhiều nhân tố như chế độ xã hội, dân số, cơ sở hạ tầng, môi
trường chính sách… các yếu tố này có ý nghĩa quyết định, chủ đạo đối với kết quả
và hiệu quả sử dụng đất.
_cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp. trong cơ sở hạ tầng thì yếu
tố giao thông vận tải là quan trọng nhất, nó góp phần vào việc trao đổi tiêu thụ sản
phẩm cũng như thủy lợi, điện, thông tin liên lạc, dịch vụ, nông nghiệp đều có ảnh
hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng. trong đó thủy lợi là yếu tố không thể thiếu


iii

DANH MUC CÁC HÌNH


Hình 4.1.cánh đồng lúa xóm 4 Nam Phong ..............................................................41
Hình 4.2. Ruộng thuốc lá xóm 1 Ngọc Quyến ..........................................................43


16

đất cho các vùng sinh thái hoặc các vùng lãnh thổ khác nhau là nhằm tạo ra một sức
sản xuất mới, ổn định, bền vững và hợp lý. Vì vậy khi đánh giá đất được nhìn nhận
như là “ một vạt đất xác định về mặt địa lý là một diện tích bề mặt của trái đất với
những thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi có tính chất chu kỳ có thể dự
đoán được của môi trường xung quanh nó như không khí, loại đất, điều kiện địa
chất, thủy văn, động vật, thực vật, những tác động trước đây và hiện nay của con
người, ở chừng mực mà những thuộc tính này có ảnh hưởng đáng kể đến việc sử
dụng vạt đất đó trong hiện tại và tương lai”.
Như vậy, đánh giá đất phải được xem xét trên phạm vi rất rộng bao gồm cả
không gian và thời gian, cần xem xét cả điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội. những
tính chất có thể đo lượng hoặc ước lượng, định lượng được. vấn đề quan trọng là
cần lựa chọn chỉ tiêu đánh giá đất hợp lý, có vai trò tác động trực tiếp và có ý nghĩa
với vùng nghiên cứu.
2.5. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp
2.5.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn trong đề xuất sử dụng đất
- Truyền thống, kinh nghiệm và tập quán sử dụng đất lâu đời của nhân dân
Việt Nam.
- Những số liệu, tài liệu thống kê định kỳ về sử dụng đất (diện tích, năng suất,
sản lượng), sự biến động và xu hướng phát triển.
- Chiến lược phát triển của các ngành: Nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp,
xây dựng, giao thông....
+ Các dự án quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của các vùng và địa phương.
+ Kết quả nghiên cứu tiềm năng đất đai về phân bố, sản lượng, chất lượng và

khả năng sử dụng ở mức độ thích nghi của đất đai.
+ Trình độ phát triển khoa học kỹ thuật phục vụ cho sản xuất đạt hiệu quả kinh
tế cao.
+ Tốc độ gia tăng dân số, dự báo dân số qua các thời kỳ, truyền thống, kinh
nghiệm và tập quán sử dụng đất lâu đời của nhân dân Việt Nam.


17

2.5.2. Quan điểm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
- Sử dụng đất phải gắn liền với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Khai thác sử dụng đất phải dựa trên cơ sở quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng
đất. “Quản lý đất đai thông qua quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất đai vừa đảm
bảo tính thống nhất của quản lý nhà nước về đất đai vừa tạo điều kiện để phát huy
quyền làm chủ của nhân dân trong việc sử dụng đất”. (Bộ ngông nghiệp và phát
triển nông thôn, 1999) [1].
- Khai thác sử dụng đất phải đạt hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường và tiến
tới sự ổn định bền vững lâu dài.
- Khai thác sử dụng đất phải gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
- Khai thác sử dụng đất phải đảm bảo khai thác tối đa lợi thế so sánh, tiềm
năng của từng vùng trên cơ sở kết hợp giữa chuyên môn hóa và đa dạng hóa sản
phẩm và sản xuất hàng hóa.
- Khai thác sử dụng đất phải đảm bảo ưu tiên trước hết cho mục tiêu đảm bảo
an ninh lương thực của các nông hộ và địa phương.
- Khai thác sử dụng đất phải dựa trên cơ sở kinh tế của nông hộ, nông trại phù
hợp với trình độ dân trí, phong tục tập quán nhằm phát huy kiến thức bản địa và nội
lực của địa phương.
- Khai thác sử dụng đất phải phải đảm bảo ổn định về xã hội, an ninh quốc phòng.
2.5.3. Định hướng sử dụng đất

Định hướng sử dụng đất nông nghiệp là xác định phương hướng sử dụng
đất nông nghiệp theo điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế, điều kiện vật chất xã hội,
thị trường…đặc biệt là mục tiêu, chủ trương chính sách của nhà nước nhằm nâng
cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi trường. Nói
cách khác, định hướng sử dụng đất nông nghiệp là việc xác định một cơ cấu sản
xuất nông nghiệp trong đó cơ cấu cây trồng, cơ cấu vật nuôi phù hợp với điều kiện
sinh thái của vùng lãnh thổ. Để xác định được cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp hợp
lý cần phải có nghiên cứu về hệ thống cây trồng, các mối quan hệ giữa cây trồng


×