Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

KẾ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.63 KB, 16 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
--------------✱✱✱----------------

Tiểu luận:

KẾ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC TẠI VIỆT NAM

Giảng viên

: PGS.TS. Mai Thị Hoàng Minh
Phạm Quang Huy

Học viên

: Dương Thị Mai Ly

Lớp

: KTKT ngày - K20

TP.HCM, tháng 11/2012


LỜI MỞ ĐẦU
Về mặt kỹ thuật nghiệp vụ, là kế toán thu, chi NSNN nhưng cấu trúc của hệ thống kế toán
tại cơ quan thu, chi ngân sách và đơn vị sử dụng ngân sách lại không đồng nhất, có những tài
khoản không thiết kế theo bản chất kinh tế mà lại thiết kế theo niên độ ngân sách. Thực tại
trên làm cho thông tin bị chia cắt, không đáp ứng yêu cầu quản lý trong tình hình hiện nay là


Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nền kinh tế thị trường, đòi hỏi các cơ quan quản lý tài
chính ở Trung ương thường xuyên phải được cung cấp các thông tin tổng hợp trên toàn quốc.
Xuất phát từ những đòi hỏi của tiến trình cải cách quản lý hành chính nhà nước, chúng ta
đang thực hiện cải cách quản lý ngân sách nhà nước theo hướng chuyển dần từ quản lý ngân
sách "theo đầu vào" (theo định mức, định biên) sang phương thức quản lý ngân sách theo "kết
quả đầu ra" nhằm trao cho người quản lý quyền tự chủ tài chính gắn với hiệu quả sử dụng
ngân sách. Để đáp ứng yêu cầu của tiến trình cải cách ngân sách, đòi hỏi chế độ kế toán nhà
nước hiện hành phải được cải cách, sửa đổi lại. Chế độ kế toán hiện hành chỉ thuần tuý quan
tâm ghi chép kế toán thu, chi quỹ ngân sách, sử dụng kinh phí ngân sách ở đơn vị thụ hưởng
kinh phí ngân sách, quan tâm đến định mức tiêu chuẩn, chế độ, thủ tục mà không tính đến
hiệu quả hoạt động của tổ chức, không quan tâm đến chi phí đầu ra, các quỹ tài chính, tài sản
nhà nước chưa được phản ánh đầy đủ và kịp thời. Từ lý do đó việc cải cách và ban hành
thống nhất một Hệ thống kế toán NSNN thống nhất thay thế cho các chế độ kế toán hiện hành
là một nội dung tất yếu và rất cần thiết.
Mục đích nghiên cứu của đề tài là dựa vào thực trạng của Hệ thống kế toán NSNN hiện
đang sử dụng đã bộc lộ những bất cập, những khuyết điểm cần phải khắc phục; sự thay đổi về
môi trường pháp lý đặc biệt là Luật Ngân sách Nhỡ nước, Luật Kế toán...Từ đó tiểu luận đề
ra một số ý kiến đóng góp hoàn thiện cho Hệ thống kế toán NSNN nhằm phục công tác quản
lý tài chính, ngân sách mang lại hiệu quả cao nhất.


1

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM

1.1 Lịch sử hình thành kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN từ giai đoạn 1990
đến nay:
Ngày 4/1/1990, Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định 07/HĐBT về việc thành lập hệ thống
KBNN được tổ chức thống nhất từ TW tới quận, huyện và cỏc cấp tương đương.

KBNN tổ chức một hệ thống kế toán và thanh toán riêng trong nội bộ độc lập với kế toán
NSNN, kế toán thuế, kế toán hải quan và kế toán đơn vị hnh chớnh sự nghiệp. Ngay từ ngày
đầu thành lập, trên cơ sở nghiên cứu hệ thống kế toán quản lý quỹ NSNN của NHNN, Bộ
trưởng BTC ký Quyết định số 75 TC/KBNN ngày 02/03/1990 ban hành "Chế độ kế toán
thống nhất tạm thời áp dụng trong hệ thống Kho bạc Nhỡ nước", đáp ứng yêu cầu ghi chép,
phản ánh vỡ cung cấp thông tin về quỹ ngân sách nhỡ nước, đồng thời phục vụ cho công tác
quản lý vỡ điều hành hoạt động nghiệp vụ KBNN.
Ngày 05/04/1995, Chính phủ đó ban hành Nghị định số 25/CP quy định nhiệm vụ, quyền
hạn và tổ chức bộ máy KBNN trực thuộc BTC. Theo điểm thứ 7, điều 2 của Nghị định
KBNN có nhiệm vụ: "Tổ chức kế toán, thống kê và báo cáo quyết toán quỹ NSNN, quỹ dự
trữ tài chính nhà nước, tiền và tài sản tạm thu, tạm giữ". Nhiệm vụ kế toán quỹ ngân sách của
KBNN vẫn giữ nguyên cho đến.
Ngày 20 tháng 03 năm 1996, Quốc hội đã phê chuẩn Luật NSNN và có hiệu lực thi hành
từ ngày 01/01/1997. Kể từ đó, nhiều quy định về phân cấp, lập, chấp hành, quyết toán NSNN
thay đổi. Bộ trưởng BTC đã ra Quyết định số 1276/1998/QĐ-BTC ngày 24/09/1998 ban hành
Chế độ kế KBNN. Đây là bộ chế độ kế toán hoàn chỉnh đầu tiên kể từ khi thành lập hệ thống
KBNN năm 1990, bao gồm cả quy định chung, chế độ chứng từ, chế độ sổ kế toán, chế độ
báo cáo tài chính, hệ thống tài khoản kế toán.
Mặc dù tổ chức hệ thống thống tin kế toán NN có nhiều thay đổi nhưng với sự trợ giúp
của công nghệ thông, các thông tin về quản lý và điều hành ngân sách do hệ thống Kho bạc
cung cấp ngày càng phong phú hơn, đầy đủ hơn, kịp thời hơn.


2

Để đáp ứng yêu cầu đổi mới của Luật NSNN, ngày 18/8/2003 BTC ban hành Quyết định
số 130/2003/QĐ-BTC về Chế độ kế toán NSNN và hoạt động KBNN thay thế Quyết định
1276/1998/QĐ-BTC là một bước quan trọng trong quá trình hợp nhất kế toán NSNN và kế
toán KBNN nhằm thống nhất hạch toán kế toán thu, chi NSNN và các nghiệp vụ tài chính.
Ngày 06/4/2006 BTC ban hành quyết định số 24/2006/QĐBTC về việc ban hành Chế độ

kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN nhằm tiếp tục hoàn thiện một số vấn đề về
quản lý đầu tư XDCB, quản lý và hạch toán trái phiếu, …nhằm tăng cường công tác quản lý
thu, chi NSNN, quản lý nợ, quản lý ngân quỹ, công nợ và tài sản nhà nước càng hiệu quả
hơn.
1.2 Chế độ kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN:
Từ khi Luật NSNN được Quốc Hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/01/2004 thì
KBNN được giao nhiệm vụ tổ chức công tác hạch toán kế toán thu, chi NSNN, các quỹ tài
chính và cung cấp những thống tin cần thiết có liên quan cho chính quyền các cấp từ TW đến
địa phương và đồng thời thực hiện các hoạt động nghiệp vụ KBNN.
Một số nội dung cụ thể như sau:
1.2.1 Chứng từ kế toán
Tổng số khoảng 50 mẫu chứng từ và chia thành 6 loại khác nhau: chứng từ thu
NSNN, chứng từ chi NSNN, chứng từ thanh toán vốn đầu tư, chứng từ thanh toán, chứng từ
về tín dụng nhà nước và các chứng từ khác, được xây dựng và thiết kế rõ ràng, hợp lý, đảm
bảo các yếu tố phù hợp với nội dung kinh tế phát sinh và quy trình chấp hành NSNN và hoạt
động nghiệp vụ KBNN. Và chứng từ chi thu, chi phát sinh ở cấp ngân sách nào thì được lập ở
cấp đó.
1.2.2 Tài khoản kế toán
Trong hệ thống tỡi khoản kế toán chia thành 8 loại (từ loại II đến loại IX), với cấp
tài khoản chia thành 3 cấp (tài khoản cấp I có 2 chữ số, cấp II có 3 chữ số,cấp III có 5 chữ
số), với 45 tài khoản cấp I, 168 tỡi khoản cấp II và trên 300 tài khoản cấp III cho những tài
khoản trong bảng và các tài khoản ngoài bảng.
Cách phân chi tiết cho các tài khoản cấp I, cấp II, cấp III theo một cách riêng biệt,
akhông giống như chế độ kế toán doanh nghiệp và chế độ kế toán hành chính sự nghiệp nên


3

cũng gây khó khăn cho những người làm công tác kế toán, công tác quản lý ngân sách các
cấp.

1.2.3 Sổ kế toán
Theo quyết định số 24/2006/QĐ-BTC ngày 06/4/2006 về việc ban hành Chế độ kế
toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN thì danh mục sổ kế toán tổng số là 37 loại, Sổ chi
tiết tài khoản ghi thu ghi chi, Bảng kê tổng hợp nhận vốn và nguồn vốn (trường hợp chia
tách), Bảng kê tổng hợp nhận vốn và nguồn vốn (trường hợp sáp nhập).
1.2.4 Hệ thống BCTC
Danh mục báo cáo tổng số 89 loại báo cáo khác nhau, gồm 53 biểu BCTC và 36
biểu báo cáo tài chính quản trị. Cụ thể:
+ Báo cáo tài chính: 3 báo cáo tổng hợp thu ngân sách, 30 báo cáo tổng hợp chi
ngân sách, 6 báo cáo chi chương trình mục tiêu, 8 báo cáo chi đầu tư XDCB, 2 báo cáo vay
nợ và 4 báo cáo sử dụng kinh phí.
+ Báo cáo tỡi chính quản trị: 11 báo cáo nghiệp vụ KBNN vỡ 25 báo cáo nhanh.
Hằng ngày, tuần, tháng, quý lập các báo cáo và cuối năm lập quyết toán ngân sách
gửi cho các cơ quản lý, đơn vị cấp trên, cơ quan kiểm toán là công việc cần thiết, bắt buộc đối
với kế toán nhà nước mỗi cấp. Qua đó, giúp cho việc điều tra, nghiên cứu, thống kê số liệu
kinh tế - xã hội phục vụ công tác quản lý tài chính, ngân sách, quản lý vĩ mô của Nhà nước và
chính quyền các cấp.
Nhìn chung, việc xây dựng nhiều báo cáo chi tiết thì dễ theo dõi, ghi chép nhưng
quá nhiều biểu mẫu thì rất khó nhớ, tốn nhiều công sức lao động để lập báo báo, lãng phí
trong khâu in ấn và có những biểu mẫu có thể không sử dụng hoặc bị thừa, thậm chí bị trùng
lắp với nhau.
1.3 Về tổ chức công tác kế toán
- Tại các cơ quan Tài chính:
+ Ở Trung ương: Cơ quan quản lý ngân sách là BTC, Phòng Kế toán nhà nước trực thuộc
Vụ Ngân sách Nhà nước của Bộ thực hiện việc ghi chép, phản ánh tình hình thu, chi của ngân
sách Trung ương và tổng hợp thu, chi ngân sách trên phạm vi cả nước theo định kỳ từ số liệu


4


cung cấp của các Bộ, ngành Trung ương; của các Sở Tài chính và chứng từ của cơ quan
KBNN từ Trung ương gửi đến.
+ Ở các tỉnh, thành phố: Cơ quan quản lý ngân sách là các Sở Tài chính, Tổ kế toán trực
thuộc Phòng Ngân sách thực hiện việc ghi chép, phản ánh tình hình thu, chi ngân sách trên
địa bàn; tình hình thu, chi ngân sách cấp tỉnh, kinh phí ủy quyền ngân sách Trung ương căn
cứ vào số liệu báo cáo của các đơn vị dự toán từ các Sở, Ban, ngành thuộc tỉnh, từ các Phòng
Tài chính các huyện và chứng từ của Kho bạc nhà nước tỉnh cung cấp.
+ Ở các quận, huyện, thị xã: Cơ quan quản lý ngân sách là các Phòng Tài chính, Tổ kế
toán trực thuộc Phòng Tài chính thực hiện việc ghi chép, phản ánh tình hình thu, chi ngân
sách trên địa bàn; tình hình thu, chi ngân sách cấp huyện, kinh phú ủy quyền ngân sách cấp
trên căn cứ vào số liệu báo cáo của các đơn vị dự toán từ các Phòng, Ban thuộc huyện, từ các
xã thuộc huyện và chứng từ của KBNN huyện cung cấp.
+ Ở các xã, phường, thị trấn: Cơ quan quản lý ngân sách là Ban Tài chính xã thực hiện
ghi chép, phản ánh tình hình thu, chi ngân sách phát sinh trên địa bàn xã từ các phòng, ban
thuộc xã và chứng từ của Kho bạc nhỡ nước huyện cung cấp.
Hiện nay, cơ quan tài chính tổng hợp các báo cáo theo yêu cầu căn cứ vào báo cáo thu, chi
do cơ quan Kho bạc, Thuế, Hải quan hoặc của cơ quan Tỡi chính cấp dưới, đơn vị hành chính
sự nghiệp cung cấp. Tuy nhiên, việc tổng hợp từ những nguồn dữ liệu này chưa được quy
định thống nhất, kỹ thuật tổng hợp thông tin chưa đồng bộ nên nội dung, phạm vi và phương
pháp tổng hợp số liệu thu, chi ngân sách giữa các địa phương còn khác nhau.
- Tại các cơ quan Kho bạc Nhà nước:
Công tác kế toán và bộ máy kế toán được tổ chức theo nguyên tắc tập trung, thống nhất dưới
sự chỉ đạo của Tổng giám đốc KBNN, mỗi đơn vị KBNN (KBNN Trung ương, tỉnh, huyện)
là một đơn vị kế toán độc lập. Đơn vị kế toán KBNN cấp dưới chịu sự chỉ đạo kiểm tra về
nghiệp vụ của đơn vị kế toán KBNN cấp trên.
Các đơn vị kế toán phụ thuộc: các điểm giao dịch thuộc một đơn vị kế toán KBNN như: điểm
thu lưu động hoặc cố định; điểm bán và thanh toán trái phiếu, công trái…lưu động hoặc cố
định. Cuối ngày làm việc, kế toán các đơn vị phụ thuộc phải đối chiếu và kiểm tra số liệu phát



5

sinh trong ngày, chuyển toàn bộ chứng từ và tài liệu kế toán về đơn vị kế toán chính để tổ
chức hạch toán.
Các phần hành nghiệp vụ kế toán tại KBNN bao gồm: Kế toán thu NSNN, kế toán chi NSNN,
kế toán vốn bằng tiền, kế toán tài khoản tiền gửi tại KBNN, kế toán thanh toán, kế toán tín
dụng NN, kế toán thanh toán vốn đầu tư XDCB, kế toán các đơn vị dự toán ngân sách và kế
toán các phần hành nghiệp vụ khác theo chức năng, nhiệm vụ của KBNN.


6

Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI
VIỆT NAM
2.1 Ưu điểm
Hệ thống tài khoản kế toán được xây dựng, thiết kế, sắp xếp và bố trí trên những cơ sở từng
cấp ngân sách, các đơn vị sử dụng kinh phí. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu thập,
xử lý và cung cấp thông tin phục vụ công tác lãnh đạo kịp thời, chính xác.
2.2 Nhược điểm
Hiện nay để quản lý vỡ hạch toán thu, chi NSNN, phản ánh các khoản thu, chi của các đơn vị
sử dụng NSNN nhưng lại ban hành quá nhiều chế độ kế toán khác nhau, khoảng 9 chế độ kế
toán đã ban hành. Từ đó, làm cho những người làm công tác kế toán, các nhà quản lý thuộc
lĩnh vực tài chính kế toán và ngân sách, những giảng viên ở các trường tài chính kế toán, cơ
quan kiểm toán…rất khó nhớ, trùng lấp, không thống nhất và làm cho công tác thực hiện đề
ra những quyết sách kém hiệu quả trong thực tế. Trong quá trình thực hiện các chế độ kế toán
trên bộc lộ những hạn chế thể hiện qua chứng từ kế toán, hệ thống tỡi khoản kế toán, sổ kế
toán và các báo cáo tài chính. Cụ thể:
 Chứng từ kế toán
Chứng từ kế toán dùng cho các chế độ kế toán nhà nước tương đối thống nhất nhau,
chỉ có một vài chứng từ dùng riêng đặc thù cho một số lĩnh vực. Tuy nhiên, hiện nay quy

định quá nhiều loại chứng từ không cần thiết phải quy định in mẫu trước như bảng đề nghị
thanh toán, bảng kê chi tiền cho người tham dự hội thảo, tập huấn…chỉ nên quy định một số
chứng cần thiết và bắt buộc.
Ngoài ra, có những chứng từ giống nhau nhưng chỉ chi bằng hình thức tiền mặt hoặc
chuyển khoản nhưng lại quy định in 2 mẫu khác nhau, làm tốn kém kinh phí nhưng không
hiệu quả trong quá trình sử dụng, nên sử dụng chung 01 mẫu chứng từ nhưng ở hình thức chi
để trống khi chi hình thức nào thì ghi hình thức đó sẽ thuận lợi hơn. Cụ thể như: Giấy nộp
tiền vào NSNN bằng tiền mặt và giấy nộp tiền vào NSNN bằng chuyển khoản; Giấy nộp tiền
vào NSNN bằng ngoại tệ tiền mặt và Giấy nộp tiền vào NSNN bằng ngoại tệ chuyển khoản;
Lệnh chi tiền NS xã kiêm lĩnh tiền mặt và Lệnh chi tiền NS xã kiêm lĩnh chuyển khoản, cấp


7

sec bảo chi…Việc tách ra nhiều mẫu chứng từ như vậy rất tốn kém khi in ấn, không lường
được số lượng sử dụng cho từng loại sử dụng dẫn đến lãng phí lớn.
Việc in ấn các chứng từ có nhiều liên phải kê giấy cacbon như hiện nay không thuận tiện khi
sử dụng, một vài biểu mẫu chứng từ như lệnh chi tiền, các biểu mẫu khác buộc phải mua từ
Bộ Tài chính, KBNN in trước nhiều năm lỡ không hợp lý.
 Hệ thống tài khoản kế toán
Cùng là kế toán thu, chi NSNN ban hành quá nhiều hệ thống tài khoản kế toán, cấu
trúc của các hệ thống tài khoản cũng khác nhau. Cụ thể như cấu trúc của hệ thống tài khoản
kế toán tại đơn vị thu, chi ngân sách là hệ thống tài khoản kế toán NSNN và hoạt động nghiệp
vụ KBNN nhưng không đồng nhất với hệ thống tài khoản kế toán ở các đơn vị sử dụng ngân
sách như hệ thống tài khoản kế toán HCSN…Hoặc cùng là tại đơn vị thu, chi ngân sách
nhưng hệ thống tài khoản kế toán nhà nước và hoạt động nghiệp vụ KBNN nhưng lại khác
với hệ thống tài khoản kế toán ngân sách và tài chính xã. Hay cùng là loại hình đơn vị sử
dụng NSNN nhưng hệ thống tài khoản kế toán HCSN có cấu trúc khác với hệ thống tài khoản
kế toán đơn vị chủ đầu tư.
Theo kết cấu nội dung của từng tài khoản là theo nội dung kinh tế để thuận lợi trong

công tác quản lý và lập báo cáo nhưng khi thiết kế thì theo niên độ kế toán như hệ thống tài
khoản kế toán ngân sách nhỡ nước và hoạt động nghiệp vụ KBNN. Đối với việc phân loại tài
khoản, sắp xếp tài khoản, quy định số hiệu tài khoản cấp I, II, III của hệ thống tài khoản kế
toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN cũng khác hoàn toàn với các hệ thống tài khoản
khác.
Việc ban hành nhiều hệ thống tài khoản kế toán khác nhau, nhưng trong từng hệ thống
tài khoản lại chi tiết quá nhiều tài khoản đặc thù ngành nên làm khó khăn cho những người
làm công tác kế toán, các nhà quản lý… rất khó nhớ, dễ nhầm lẫn, trùng lắp thì việc tin học
hoá từng bộ phận sẽ bị rời rạc, không thành hệ thống, thông tin không được tập hợp đầy đủ,
không kịp thời và không đồng bộ.
 Sổ kế toán
Như đã phân tích ở trên, do ban hành nhiều chế độ kế toán khác nhưng từng chế độ kế
toán lại có nhiều loại sổ kế toán khác nhau và được thiết kế mang tính chất đặc thù của ngành


8

mình nên gây không ít khó khăn cho công tác kế toán, xây dựng quá nhiều loại sổ ghi tay và
kể cả dùng trên máy vi tính nhưng thực tế sử dụng hằng ngày chỉ một vài loại sổ. Từ đó,
không thuận lợi cho công tác in ấn, quản lý và lãng phí rất lớn.
Ngoài ra có một vài sổ thiết kế biểu mẫu theo chế độ kế toán lại không giống với
chương trình kế toán quản lý trên máy vi tính; các quy định về sổ trên máy vi tính, khóa sổ kế
toán, sửa sai sổ kế toán, in sổ trên máy vi tính… cũng chưa được hướng dẫn rõ ràng và trong
thực tế vấn đề này chưa được ứng dụng rộng rãi, tính pháp lý chưa cao.
 Báo cáo tài chính
Do quy định quá nhiều loại báo kế toán khác nhau (báo cáo tài chính và báo cáo quản
trị), báo cáo theo nội dung kinh tế, theo mục lục ngân sách, theo từng đơn vị… nhưng thực tế
sử dụng rất ít. Cùng là phản ánh thu, chi ngân sách nhưng biểu mẫu báo cáo của chế độ kế
toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN lại khác với chế độ kế toán ngân sách và tỡi chính
xã; tương tự như chế độ kế toán HCSN có cấu trúc khác với chế độ kế toán đơn vị chủ đầu tư.

Mặc dù, hệ thống báo cáo tài chính tuy đã được xây dựng khá đầy đủ, chi tiết nhưng
chưa có các văn bản hướng dẫn phương pháp tính để thực hiện thống nhất giữa các cơ quan
Thuế, Tài chính, KBNN, Hải quan. Thông tin từ các báo cáo do KBNN cung cấp thì rất nhiều
nhưng mức độ khai thác và sử dụng của các cơ quan thì ít, gây tốn kém công sức lao động và
lãng phí.
Ngoài ra, hệ thống báo cáo, biểu mẫu báo cáo, chỉ tiêu và công thức xác định chỉ tiêu
lập báo cáo còn chưa thực sự chuẩn xác. Số liệu khai thác từ các báo cáo đôi khi còn chưa
đồng nhất, dẫn đến tình trạng báo cáo không được sử dụng do các thông tin trên các báo cáo
không phù hợp với các yêu cầu quản lý thực tế. Mặt khác, số lượng báo cáo hiện nay rất lớn
nhưng quy định truyền và nhận số liệu qua mạng chưa được thực hiện một cách nghiêm túc,
gây lúng túng trong công tác triển khai. Nhìn chung, hệ thống các báo cáo hiện nay chưa thật
sự đáp ứng được yêu cầu quản lý.
 Thực trạng công tác kế toán thu, chi ngân sách
Do nhiều cơ quan cùng thực hiện. Cơ quan Thuế, Hải quan hạch toán số thu do ngành
mình trực tiếp quản lý. KBNN hạch toán số thu, chi quỹ ngân sách phát sinh qua Kho bạc. Cơ
quan Tài chính hạch toán tổng hợp số thu, chi ngân sách từ các nguồn thông tin khác nhau (số


9

liệu lấy từ Kho bạc, Thuế, đơn vị hành chính sự nghiệp, cơ quan Tài chính cấp dưới...). Mỗi
cơ quan có mục đích, phương pháp, đối tượng và nội dung hạch toán, chỉ tiêu báo cáo thu, chi
ngân sách khác nhau...,thêm vào đó là các sai sót nghiệp vụ do việc thao tác kế toán thủ công,
ghi sai nội dung của mục thu, chi tại các cơ quan Thuế, Hải quan, Tài chính...nên dẫn đến số
liệu thu, chi ngân sách hạch toán tại các cơ quan nói trên thường có sai lệch với nhau (chủ
yếu là sai lệch về chi tiết). Vì thế, kế toán thu, chi ngân sách thực hiện chưa tập trung, chưa
thống nhất về tổ chức, phạm vi, nội dung vỡ phương pháp. Việc tổng hợp và thống nhất số
liệu thu, chi ngân sách giữa Kho bạc Nhỡ nước, cơ quan Tài chính, cơ quan Thuế, Hải quan
chưa đáp ứng được yêu cầu báo cáo các cơ quan có thẩm quyền cũng như chưa đáp ứng được
yêu cầu phân tích số liệu phục vụ cho quản lý và điều hành NSNN.



10

Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KẾ TOÁN
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM
3.1 Về phương diện pháp lý
 Luật NSNN sửa đổi yêu cầu chuyển chế độ kế toán nhà nước từ kế toán trên cơ sở tiền
mặt sang kế toán trên cơ sở dồn tích, nên thay đổi thời gian cho quy trình ngân sách trong
Luật NSNN hiện nay sớm hơn, tức là thời gian hướng dẫn lập dự toán có thể bắt đầu từ tháng
2 hoặc tháng 3 để cho các cơ quan thụ hưởng ngân sách, các cơ quan của Quốc hội có thời
gian thảo luận, thẩm tra ngân sách kỷ hơn; đồng thời ngân sách các cấp cũng đỡ dồn ép về
mặt thời gian khi thảo luận, xây dựng dự toán ngân sách. Đồng thời cần phân cấp và mở rộng
quyền hạn cho chính quyền đia phương.
 Hiện nay, theo quy định của Luật NSNN chúng ta xây dựng dự toán bắt đầu từ tháng 6
hằng năm, như vậy thời gian từ tháng 1 đến tháng 6 thì lịch biểu tài chính còn trống trong
những tháng này. Vì vậy, nên thay đổi thời gian cho quy trình ngân sách trong Luật NSNN
hiện nay sớm hơn, tức là thời gian hướng dẫn lập dự toán có thể bắt đầu từ tháng 2 hoặc
tháng 3 để cho các cơ quan thụ hưởng ngân sách, các cơ quan của Quốc hội có thời gian thảo
luận, thẩm tra ngân sách kỹ hơn; đồng thời ngân sách các cấp cũng đỡ dồn ép về mặt thời
gian khi thảo luận, xây dựng dự toán ngân sách.
 Cần phân cấp và mở rộng quyền hạn cho chính quyền đia phương trong việc vay vốn
các thể nhân, pháp nhân và nước ngoài để chi cho các dự án đầu tư hoặc phát hành trái phiếu
địa phương. Chính phủ có thể cho ngân sách địa phương vay từ Quỹ dự trữ tài chính quốc gia
và ngân sách các địa phương có quyền cấp tín dụng cho nhau như ở Hàn Quốc.
 Sửa đổi, bổ sung các văn bản hướng dẫn Luật Kế toán và Luật NSNN:
Cần chuyển quy trình quản lý ngân sách từ phương thức “quản lý theo đầu vào” chuyển
sang phương thức “quản lý theo đầu ra”, tức là ngân sách nhà nước hiện nay Quốc hội thông
qua phân bổ chi tiết theo từng Bộ, ngành, các địa phương đề nghị chuyển sang phương thức
thông qua phân bổ theo từng nhiệm vụ, từng chương trình cụ thể được xác định thuộc nhiệm

vụ của Chính phủ và các địa phương rõ ràng hơn. Cụ thể là mỗi Bộ, ngành có thể chỉ thực
hiện một nhiệm vụ hoặc nhiều nhiệm vụ hoặc một nhiệm vụ có thể có nhiều Bộ, ngành tham
gia, mỗi nhiệm vụ chia thành nhiều chương trình và mỗi chương trình gồm nhiều hoạt động


11

khác nhau với những cân đối giữa kết quả đầu ra với nguồn lực tài chính đầu vào mà hiện nay
Pháp, Thái Lan vỡ Malaysia đang áp dụng.
 Các văn bản hướng dẫn chế độ kế toán mới nên quy định toàn bộ nợ về thuế, phí, lệ
phí và thu khác; mở rộng các đối tượng kế toán nhưng toàn bộ các tài sản công kể cả các công
trình lịch sử, công trình văn hoá, hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật, các công trình kiến
trúc,… đều phải được kiểm kê, quản lý, đánh giá để đưa vào ghi chép kế toán, tức là phạm vi
đối tượng kế toán nhà nước không còn bó hẹp như hiện nay trong các giao dịch thu, chi ngân
sách mà sẽ bao hàm các khoản công nợ, tài sản, các khoản phải thu, phải trả nhằm cung cấp
tình hình tài chính quốc gia trung thực hơn, đầy đủ hơn.
 Chúng ta cần vận dụng cơ chế và hình thức sử dụng kiểm toán để giúp Quốc hội giám
sát ở một số khâu, một số lĩnh vực vỡ đối tượng quan trọng như đầu tư XDCB, sử dụng tiền
vay…; đối với HĐND cấp tỉnh, thành phố chủ động đặt hàng, Kiểm toán nhà nước thực hiện
và báo cáo HĐND thay cho quy trình hiện nay là HĐND chỉ được mời dự họp về kết quả
kiểm toán trước khi công việc của họ kết thúc.
3.2 Về phương diện cải cách hành chính, cải cách phương pháp quản lý ngân sách:
 Theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước hiện hành thì chúng ta đã phân cấp mạnh
về quyền quyết định ngân sách, phân bổ ngân sách và quyết toán ngân sách cho các cấp chính
quyền địa phương, nhưng trong thực tế của quá trình thực hiện thì việc phân cấp ngân sách
chưa thật sự mạnh và còn một số nguồn thu và nhiệm vụ chi do Trung ương hoặc chính
quyền cấp trên nắm giữ, làm cho quá trình điều hành ngân sách của chính quyền cấp dưới
không chủ động được và còn tình trạng cơ chế xin cho khá phổ biến, từ đó dễ xảy ra tình
trạng tiêu cực và không công bằng giữa các địa phương.
Hiện nay, chúng ta đang thực hiện việc phân bổ và quản lý ngân sách theo kết quả đầu vào

một cách quá chi tiết và qua nhiều khâu kiểm soát mà không chú ý đến hiệu quả đầu ra của
công việc, trong thời gian tới cần đổi mới phương pháp phân bổ và quản lý ngân sách theo kết
quả đầu ra. Tức là chúng ta căn cứ vào yêu cầu công việc và kết quả đầu ra để quản lý ngân
sách sẽ mang lại hiệu quả hơn, tạo điều kiện tự chủ động của thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân
sách một cách tiết kiệm.


12

Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện việc khoán biên chế quản lý hành chính và kinh phí cho các đơn
vị, thực hiện xã hội hoá các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá thông tin, thể dục thể thao…tạo
điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế, các đối tượng tham gia để giảm bớt gánh nặng
cho ngân sách.


KẾT LUẬN

Hiện nay, đất nước đang phát triển về nhiều mặt nói chung, trong đó lĩnh vực tài chính ngân sách đã góp phần đáng kể cho sự phát triển đó. Vì vậy, nhu cầu thông tin về tài chính
ngân sách trong nước và kể cả nước ngoài, nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại,
tiến tới quá trình hội nhập kinh tế quốc tế… thì việc xây dựng một hệ thống kế toán nhà nước
thống nhất là một trong những vấn đề cần thiết, cấp bách phải làm để lĩnh vực tài chính ngân
sách đất nước có thể hội nhập vào khu vực và trên thế giới. Từ đó, chúng ta có nhiều điều
kiện thuận lợi thu hút vốn đầu tư, thu hút thị trường vốn, mở rộng thị trường chứng khoán và
phát hành trái phiếu ra nước ngoài, để tạo nguồn lực tổng hợp nhằm phát triển đất nước trong
thời gian tới.
Để quá trình hoàn thiện chế độ kế toán NSNN và hoạt động KBNN, trước hết chúng ta cần
thống nhất những quan điểm, phương hướng và giải pháp hoàn thiện hệ thống kế toán nhà
nước. Đồng thời, trên cơ sở tổng kết thực tiển về những ưu điểm, nhược điểm của hệ thống kế
toán NSNN và hoạt động KBNN hiện hỡnh để đề xuất với các cơ quan chức năng như: Quốc
hội cũng cần phải bổ sung, sửa đổi Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Kế toán; Chính phủ phải

bổ sung, sửa đổi các văn bản hướng dẫn Luật Ngân sách Nhỡ nước, Luật Kế toán, thay đổi hệ
thống mục lục ngân sách… và các văn bản có liên quan.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Bộ Tài chính (10/1996), Giáo trình kế toán ngân sách nhà nước, NXB Tài chính.

2.

Chế độ kế toán ngân sách và hoạt động nghiệp vụ kho bạc Ban hành kèm theo Quyết
định số 130/2003/QĐ-BTC ngày 18/8/2003 của Bộ Tài chính.

3.

Chế độ kế toán ngân sách và hoạt động nghiệp vụ kho bạc Ban hành kèm theo Quyết
định số 94/2005/QĐ-BTC ngày 12/12/2005 của Bộ Tài chính.

4.

Chế độ kế toán ngân sách và hoạt động nghiệp vụ kho bạc Ban hành kèm theo Quyết
định số 120/2008/QĐ-BTC ngày 22/12/2008 của Bộ Tài chính.

5.

Tạp chí kinh tế phát triển (2006), Các nguyên tắc tổ chức trong hệ thống kế toán
ngân sách nhà nước


6.

Lê Thị Thu Thủy (2010), Một số vấn đề pháp lý về phân cấp quản lý Ngân sách Nhà
nước ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học
26.



×