Tải bản đầy đủ (.docx) (80 trang)

Nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ cánbộ chủ chốt hệ thống chính trị cơ sở vùngđồng bào Chăm Ninh Thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (397.96 KB, 80 trang )

LUẬN VĂN:
Nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán
bộ chủ chốt hệ thống chính trị cơ sở vùng
đồng bào Chăm Ninh Thuận


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã thu được những thành
tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn mới đòi hỏi phải
có một đội ngũ cán bộ mới thích ứng với nó, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt,
trong đó cán bộ lãnh đạo chủ chốt của hệ thống chính trị cơ sở có tầm quan trọng đặc
biệt.
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin đã nhận thức rõ tầm quan trọng của
công tác cán bộ đối với sự nghiệp cách mạng của giai cấp vô sản. Lênin khẳng định:
“Trong lịch sử, chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu nó không
tạo ra được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiên phong
có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào” [11, tr.473].
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trò của công tác cán bộ. Theo
người "cán bộ là cái gốc của mọi công việc", "công việc thành công hay thất bại là do
cán bộ tốt hay kém" [10, tr.478-492].
Thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, trải qua các thời kỳ
cách mạng, Đảng ta đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ lãnh đạo, nhất là cán bộ chủ
chốt của hệ thống chính trị các cấp trung thành với Tổ quốc, với lý tưởng, có phẩm chất,
năng lực thực tiễn và bản lĩnh chính trị vững vàng, gắn bó máu thịt với nhân dân, đáp
ứng được nhiệm vụ lịch sử đặt ra góp phần to lớn vào những thắng lợi của sự nghiệp
cách mạng nước ta.
Trong sự nghiệp đổi mới, Đảng ta chủ trương tiếp tục xây dựng, củng cố đội ngũ
cán bộ lãnh đạo chủ chốt, trong đó có đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở để hoàn thành
nhiệm vụ nặng nề và quan trọng mà sự nghiệp cách mạng đang đặt ra. Nghị quyết Hội


nghị Trung ương 5 (khóa IX) Đảng Cộng sản Việt Nam đã đánh giá: "Trong thời gian
qua, hệ thống chính trị ở cơ sở hiện nay còn nhiều yếu kém, bất cập trong công tác lãnh
đạo, quản lý, tổ chức thực hiện và vận động quần chúng... Đội ngũ cán bộ cơ sở ít được
đào tạo, bồi dưỡng; chính sách đối với cán bộ cơ sở còn chắp vá" [5, tr.166]. Vì vậy,


nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở trở thành nhiệm vụ mang
tính cấp bách và có tầm quan trọng đặc biệt.
Ninh Thuận là tỉnh cực nam Trung bộ nằm ở vị trí ngã ba quốc lộ 27 và 1A nối
liền các thành phố Nha Trang, Phan Thiết, Đà Lạt, có bờ biển dài l05km, có đường sắt
Thống nhất đi qua; thuộc khu vực kinh tế miền Đông Nam bộ. Là một tỉnh còn nhiều
khó khăn, có người Chăm sinh sống nhiều nhất nước với 62.646 người (chiếm trên 50%
số người Chăm trong cả nước).
Dân tộc Chăm là dân tộc hình thành và phát triển lâu đời. Trong lịch sử nền văn
hoá Chăm đã có thời kỳ phát triển rực rỡ. Đến thế kỷ XVIII dân tộc Chăm trở thành một
bộ phận trong đại gia đình dân tộc Việt Nam, đoàn kết cùng các dân tộc anh em trong
các cuộc chiến tranh giữ nước và dựng nước.
Trong những năm vừa qua, cùng với cả nước thực hiện công cuộc đổi mới của
Đảng, vùng đồng bào Chăm Ninh Thuận đã có những bước phát triển đáng kể về kinh
tế, chính trị, văn hoá - xã hội. Đời sống vật chất tinh thần của nhân dân không ngừng
được nâng lên... Tuy nhiên, bên cạnh những mặt được, vùng đồng bào Chăm sinh sống
ở Ninh Thuận vẫn còn nhiều vấn đề đang đặt ra đòi hỏi cần được khắc phục, giải quyết.
Trước hết, về cơ bản vùng đồng bào Chăm Ninh Thuận còn nghèo hơn so với
nhiều khu vực khác, kết cấu hạ tầng chậm phát triển, sản xuất chủ yếu là trồng trọt, chăn
nuôi nhỏ lẻ, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân còn hạn chế.
Là một dân tộc thiểu số có những đặc thù và lịch sử văn hoá, có những vấn đề phức tạp
trong quan hệ nội bộ dân tộc và quan hệ với dân tộc khác, có mối quan hệ với nước ngoài về
dân tộc, tôn giáo, có ảnh hưởng, tác động chi phối nhiều mặt đời sống kinh tế chính trị, xã hội
của vùng đồng bào Chăm. Trong âm mưu chống phá cách mạng nước ta, lợi dụng vấn đề dân
tộc thì dân tộc Chăm là một trong những mục tiêu trọng điểm của các thế lực thù địch. Thời

gian gần đây đã có những xung đột cục bộ, gây hằn thù dân tộc, gây mất ổn định ở địa
phương...
Đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở vùng đồng bào Chăm hiện nay bên cạnh những
thành tích đã đạt được vẫn còn nhiều lúng túng, chưa tổ chức nhân dân phát huy khai
thác những tiềm năng thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội, chưa tuyên truyền vận
động nhân dân phát huy được những giá trị tiên tiến của văn hoá dân tộc và đấu tranh


chống những tư tưởng lạc hậu, lệch lạc phản động, xây dựng đời sống văn hoá mới...
Công tác cán bộ còn nhiều hạn chế chưa tập hợp được đại đa số những cá nhân ưu tú
của cộng đồng dân tộc Chăm tham gia, thiếu quy hoạch mang tính chiến lược. Hệ thống
chính trị ở cơ sở vùng đồng bào Chăm hoạt động còn lúng túng, kém hiệu quả...
Thực tiễn cho thấy, do đặc thù về văn hoá, tín ngưỡng, tôn giáo và phong tục, tập
quán cùng với những tác động về điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị và xã hội, đòi hỏi
công tác tổ chức quản lý, lãnh đạo chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào
Chăm cũng mang tính đặc thù. Vì vậy, xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt của hệ thống
chính trị cơ sở vùng đồng bào Chăm Ninh Thuận đáp ứng được nhiệm vụ trong giai
đoạn mới nổi lên như một đòi hỏi khách quan mang tính cấp thiết, trong giai đoạn hiện
nay.
Với những lý do đó, tác giả lựa chọn vấn đề "Nâng cao năng lực lãnh đạo của
đội ngũ cán bộ chủ chốt hệ thống chính trị cơ sở vùng đồng bào Chăm Ninh Thuận"
làm đề tài luận văn thạc sĩ Chính trị học.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Công tác cán bộ nói chung và năng lực cán bộ lãnh đạo nói riêng đã được nhiều
học giả quan tâm. Đã có nhiều công trình trong và ngoài nước về vấn đề này được công
bố:
Chẳng hạn: "Mác - Ăngghen - Lênin - Stalin về vấn đề cán bộ" (Sự thật, Hà Nội,
1974); "Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ" (PGS.TS Bùi Đình
Phong, Nxb Lao động, Hà Nội, 2002); “Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng
đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” (Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001) của PGS.TS Nguyễn Phú Trọng (chủ biên); "Cơ cấu
và tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong hệ thông chính trị đổi mới” (KX.05.11,
Hà Nội, 1994 - chủ nhiệm Trần Xuân Sầm); "Mẫu hình và con đường hình thành cán bộ
lãnh đạo chính trị chủ chốt cơ sở" (chủ nhiệm GS.TS Đỗ Nguyên Phương); "Xây dựng
các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đào tạo vùng Chăm Nam Trung bộ"
(Ban Khoa giáo Trung ương); "Nghiên cứu, xây dựng các giải pháp tư tưởng góp phần
giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào Chăm ở Nam Trung


bộ" (Đề tài KHBĐ 2004-36, Ban Tư tưởng văn hoá Trung ương, 2006 chủ nhiệm
Trương Minh Tuấn)...
Một số luận án thạc sĩ bảo vệ tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh như:
"Nâng cao năng lực cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã vùng đồng bằng Bắc bộ ở nước ta
hiện nay" của Mai Đức Ngọc, 2002; "Nâng cao năng lực tổ chức thực tiễn của đội ngũ
cán bộ chủ chốt cấp cơ sở" của Phan Văn Hai, 1997; "Xây đựng đội ngũ cán bộ trong
hệ thống chính trị cấp xã Ở đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn hiện nay” của Nguyễn
Minh Châu, 2003; "Luật tục Chăm và sự vận dụng trong quản lý nhà nước của chính
quyền cấp xã ở Ninh Thuận" của Trương Tiến Hưng, 2004; "Tư tưởng Hồ Chí Minh về
công tác cán bộ với việc nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp
cơ sở ở Thanh Hoá hiện nay" của Bùi Khắc Hằng, 2004... Ngoài ra còn nhiều bài báo
của nhiều nhà nghiên cứu đăng trên các báo, tạp chí khoa học về vấn đề cán bộ và nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị.
Qua phân tích kết quả nghiên cứu của các công trình trên cho thấy, chưa có công
trình nào nghiên cứu vấn đề "Nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ chủ
chốt hệ thống chính trị cơ sở vùng đồng bào Chăm Ninh Thuận" một cách toàn diện,
sâu sắc, hệ thống dưới góc độ Chính trị học. Vì vậy, trên cơ sở kế thừa có chọn lọc kết
quả nghiên cứu đã được công bố, cùng với những tìm tòi, điều tra, nghiên cứu, tôi hy
vọng làm cho vấn đề này được trình bày một cách có hệ thống, sáng rõ hơn.
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích của luận văn

Luận văn có mục đích làm sáng rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao năng lực
cho cán bộ chủ chết của hệ thống chính trị cơ sở vùng đồng bào Chăm Ninh Thuận. Từ
đó đề xuất phương hướng và giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt của hệ thống
chính trị cơ sở vùng đồng bào Chăm có đủ năng lực đáp ứng được nhiệm vụ trong giai
đoạn cách mạng mới.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
- Làm rõ cơ sở khoa học về lý luận và thực tiễn về công tác cán bộ và việc nâng
cao năng lực cho đội ngũ cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị cơ sở vùng đồng bào
Chăm trong thời kỳ mới.


- Khảo sát điều tra đầy đủ, có hệ thống về thực trạng năng lực, hiệu quả lãnh đạo
quản lý của đội ngũ cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị cơ sở vùng đồng bào Chăm
Ninh Thuận.
Xác định phương hướng và đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng
lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị cơ sở vùng đồng bào
Chăm Ninh Thuận.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Về mặt lý luận:
Luận văn nghiên cứu vấn đề năng lực của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của hệ
thống chính trị cấp cơ sở vùng đồng bào Chăm Ninh Thuận dưới góc độ Chính trị học.
Trên cơ sở quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và
công tác cán bộ luận văn đi sâu làm rõ vai trò, vị trí của đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở,
khái niệm, yếu tố cấu thành năng lực cán bộ lãnh đạo chủ chốt của hệ thống chính trị cơ
sở để trên cơ sở đó xây dựng phương hướng, giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán
bộ lãnh đạo chủ chốt của hệ thống chính trị cơ sở vùng đồng bào Chăm Ninh Thuận.
- Về mặt thực tiễn:
Do điều kiện về quy mô, thời gian của luận văn và khả năng có hạn nên đề tài chỉ
tập trung nghiên cứu năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của hệ
thống chính trị cơ sở vùng, đồng bào Chăm Ninh Thuận gồm Bí thư, Phó Bí thư Đảng

uỷ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp cơ sở (cấp xã)
gồm 12 xã, thị trấn tập trung trong đồng bào Chăm sống ở Ninh Thuận.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp phân tích và tổng
hợp, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp so sánh, quy nạp... để giải quyết
những nhiệm vụ mà đề tài đã đặt ra.
6. Đóng góp của luận văn
Qua kết quả nghiên cứu, dưới góc độ Chính trị học, đề tài góp phần phác thảo bức
tranh khái quát về thực trạng và những vấn đề đang đặt ra đối với yêu cầu nâng cao
năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của hệ thống chính trị cơ sở
vùng đồng bào Chăm Ninh Thuận.


- Trên cơ sở những căn cứ lý luận thực tiễn khoa học đề tài góp phần đề ra giải
pháp giúp cho các cấp địa phương tham khảo trong việc xây dựng chiến lược cán bộ
lãnh đạo chủ chốt cơ sở trong giai đoạn mới.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo cho Trường chính trị tỉnh
Ninh Thuận trong xây dựng chương trình nội dung đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ
nói chung, cán bộ lãnh đạo chủ chốt của hệ thống chính trị cơ sở vùng đồng bào Chăm
Ninh Thuận nói riêng trong quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương, 9 tiết.
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO
VÀ YÊU CẦU NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
CHỦ CHỐT CƠ SỞ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ

1.1. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ
MINH VÀ ĐẢNG TA VỀ CÁN BỘ VÀ CÁN BỘ CHỦ CHỐT Ở CƠ SỞ

1.1.1 Khái niệm về cán bộ và cán bộ chủ chốt ở cơ sở
- Cán bộ: Xung quanh khái niệm cán bộ cho đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác
nhau. “ Ở nước ta, theo cách hiểu thông thường cán bộ được coi là tất cả những người
thoát ly, làm việc trong bộ máy chính quyền, Đảng, đoàn thể, quân đội. Trong quan
niệm hành chính cán bộ được coi như những người có mức lương từ cán sự (cũ) trở lên,
để phân biệt với nhân viên có mức lương thấp hơn cán sự một” [18, tr.16]. Chủ tịch Hồ
Chí Minh cũng đã nói và khái niệm cán bộ. Trong tác phẩm sửa đổi lối làm việc, Người
viết: “Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, Chính phủ giải thích cho dân
chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cho Đảng, cho
chính phủ rõ, để đặt chính sách cho đúng” [10, tr.269].
Như vậy theo quan niệm chung nhất, “cán bộ là khái niệm chỉ những người có chức
vụ, vai trò và cương vị trong một tổ chức, có tác động, ảnh hưởng đến hoạt động của tổ


chức và các quan hệ trong lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, điều hành, góp phần định hướng sự
phát triển của tổ chức” [18, tr.18].
- Cán bộ lãnh đạo: Theo nghĩa rộng “bao gồm những ai giữ chức vụ và trách
nhiệm cao trong một tổ chức, có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của tổ chức, của bộ máy,
có vai trò tham gia định hướng, điều khiển hoạt động của cả bộ máy” [18, tr.33].
Theo Lênin, cán bộ lãnh đạo là “người đại diện tiên tiến có khả năng tổ chức và
lãnh đạo phong trào” [11, tr.473].
Ở nước ta khái niệm cán bộ lãnh đạo còn gắn liền với khái niệm cán bộ quản lý,
đó là những người có chức vụ và trách nhiệm điều hành, đứng đầu trong các cơ quan, tổ
chức, sự nghiệp….giám đốc, hiệu trưởng, viện trưởng... Nội hàm khái niệm cán bộ lãnh
đạo, cán bộ quản lý có những điểm giống nhau vì đều là những chủ thể ra quyết định
điều khiển hoạt động của một tổ chức do vậy vừa thực hiện chức năng lãnh đạo vừa
thực hiện chức năng quản lý. Tuy nhiên, khái nhiệm lãnh đạo và quản lý không hoàn
toàn đồng nhất với nhau. Hoạt động lãnh đạo chủ yếu là định hướng khách thể thông
qua hệ thống cơ chế, đường lối, chủ trương, chính sách …Còn hoạt động quản lý mang
tính điều khiển, vận hành thông qua những thiết chế có tính pháp lệnh được qui định từ

trước.
- Cán bộ lãnh đạo chủ chốt: "Đó là những người đứng đầu quan trọng nhất, có
chức vụ cao nhất trong một tập thể, có quyền ra những quyết định và chủ trương, có trách
nhiệm và quyền điều hành một tập thể, một đơn vị, một tổ chức, để thực hiện những nhiệm
vụ của tập thể hoặc tổ chức ấy, thậm chí có thể chi phối, dẫn dắt toàn bộ hoạt động của một
tổ chức nhất định [18, tr.33].
- Cán bộ chủ chốt cơ sở (cấp xã)
Chính quyền cấp cơ sở (cấp xã) là cấp cuối cùng trong hệ thống hành chính. Là
bộ máy lãnh đạo quản lý gần dân nhất, sát dân nhất, hệ thống chính trị cơ sở là nền tảng
của hệ thống chính trị, là nơi trực tiếp thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính
sách pháp luật của Nhà nước.
Từ khái niệm cán bộ chủ chốt có thể hiểu cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị
cơ sở là những người đứng đầu giữ vị trí quyết định trong các cơ quan Đảng, chính
quyền, đoàn thể trong hệ thống chính trị cơ sở.


Theo đó, đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở được đề tài tiến hành khảo sát điều tra bao
gồm: Bí thư Đảng ủy (hoặc Chi bộ), Chủ tịch UBND, Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch
UBND, Phó Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBMTTQVN, Chủ tịch Hội Phụ nữ, Bí thư
ĐTNCSHCM, Chủ tịch Hội CCB, Chủ tịch Hội nông dân cấp cơ sở.
1.1.2. Vai trò vị trí và tiêu chuẩn cơ bản của cán bộ chủ chốt cơ sở
- Vai trò của người cán bộ lãnh đạo:
Lênin khẳng định: “Trong lịch sử chưa hề có một giai cấp nào dành được quyền
thống trị nếu nó không tạo ra được trong hàng ngũ của mình, những lãnh tụ chính trị,
những đại biểu tiền phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào” [11, tr.473].
Thấm nhuần quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin, Bác Hồ của chúng ta đặc biệt
quan tâm đến vấn đề cán bộ. Người viết “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”; “công
việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” và Người khẳng định: “Huấn
luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”. Không có đội ngũ cán bộ tốt thì dù có đường
lối, chủ trương, chính sách đúng, sự nghiệp nghiệp cách mạng khó mà thành công.

Người nói: “Khi đã có chính sách đúng thì sự thành công hoặc thất bại của chính sách
đó là do nơi cách tổ chức công việc, nơi lựa chọn cán bộ và nơi kiểm tra”. Nếu ba điều
ấy sơ sài thì chính sách đúng mấy cũng vô ích [10, tr.520]. Người cho rằng, vai trò của
người cán bộ như “chiếc cầu nối” giữa Đảng, chính phủ, với nhân dân. Cán bộ là người
đem chính sách của Đảng, Nhà nước vào quần chúng để tuyên truyền, giáo dục vận
động quần chúng thực hiện có hiệu quả mọi chủ trương, đường lối, chính sách c ủa
Đảng và nhà nước. Điều này lại càng đúng đối với đội ngũ cán bộ cơ sở.
- Những tiêu chuẩn cơ bản của cán bộ chủ chốt.
Sự nghiệp cách mạng nước ta do Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của
giai cấp công nhân Việt Nam lãnh đạo, Đảng đại diện cho lợi ích của giai cấp công
nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam. Vì vậy đội ngũ cán bộ chủ chốt nói
chung phải có những tiêu chuẩn cơ bản như sau:
+ Thứ nhất: Người cán bộ chủ chốt phải có tri thức và văn hoá chính trị, có khả
năng lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng Tổ quốc xã hội
chủ nghĩa giàu mạnh. Lênin đã chỉ ra rằng: Đảng của giai cấp công nhân là trí tuệ,
lương tâm và thời đại. Hồ Chí Minh cũng khẳng định: “Đảng ta là đạo đức, là văn


minh” vì vậy, người cán bộ của Đảng phải biết làm giàu trí tuệ của mình bằng kho tàng
tri thức nhân loại đã tạo ra.
+ Thứ hai: Người cán bộ chủ chốt phải đặt lợi ích của giai cấp, của dân tộc của
nhân loại lên trên lợi ích cá nhân.
+ Thứ ba: Cán bộ chủ chốt phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, trên cơ sở lập
trường của giai cấp công nhân tuyệt đối trung thành với lý tưởng cách mạng, với chủ
nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Kiên định con đường độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội. Có năng lực dự báo và định hướng sự phát triển, tổng kết thực tiễn,
tham gia xây dựng đường lối, chính sách, pháp luật; thuyết phục và tổ chức nhân dân
thực hiện nhiệm vụ cách mạng. Có ý thức và khả năng đấu tranh bảo vệ quan điểm,
đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
+ Thứ tư: Người cán bộ chủ chốt phải có tinh thần yêu nước sâu sắc, tận tụy

phục vụ nhân dân, kiên định mục tiêu, lý tưởng của Đảng, cần kiệm liêm chính, chí
công vô tư, không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, có ý thức tổ
chức kỷ luật, trung thực không cơ hội gắn bó mật thiết với nhân dân và được nhân dân
tín nhiệm.
+ Thứ năm: Người cán bộ chủ chốt phải có kinh nghiệm và nghệ thuật trong hoạt
động chính trị, linh hoạt nhạy bén, giải quyết kịp thời đúng đắn những tình huống phức
tạp xảy ra.
Như vậy, với vai trò vô cùng quan trọng và trách nhiệm nặng nề người cán bộ
lãnh đạo chủ chốt có những tiêu chuẩn cần phải có. Để luôn xứng đáng là người tiêu
biểu, đại diện và lãnh đạo nhân dân, được nhân dân tín nhiệm, tin cậy và uỷ thác. Người
cán bộ lãnh đạo phải không ngừng rèn luyện tu dưỡng mọi mặt, thống nhất giữa đức và
tài thực hiện được mục tiêu to lớn là đưa sự nghiệp cách mạng đến thắng lợi cuối cùng.
Trên cơ sở những quan điểm chung, cán bộ chủ chốt cấp cơ sở thể hiện những
đặc trưng cơ bản sau:
+ Là người được giao đảm đương các nhiệm vụ quan trọng để lãnh đạo, điều
hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, chịu trách nhiệm trước tập thể và cấp trên về nhiệm
vụ được phân công.


+ Là người có trách nhiệm tiếp nhận các chủ trương chính sách và sự lãnh đạo từ
cấp trên.
+ Là người giữ vị trí quan trọng trong việc cụ thể hoá đường lối, chính sách của
Đảng, chính quyền cấp trên vào điều kiện ở cơ sở, chủ trì việc hoạch định chiến lược
mục tiêu, phương hướng, đề ra chủ trương, chính sách động viên, tổ chức nhân dân thực
hiện những nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ổn định đời sống nhân dân trên địa bàn
xã.
+ Có thẩm quyền giải quyết các mối quan hệ chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh
quốc phòng trong phạm vi toàn xã, có khả năng tổ chức công việc và là trung tâm đoàn
kết của tổ chức.
Như vậy, cán bộ lãnh đạo chủ chốt cơ sở là những người đứng đầu quan trọng

nhất trong hệ thống chính trị cơ sở có ảnh hưởng quyết định đến việc chấp hành chủ
trương, đường lối, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước thông qua
việc lãnh đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội trên
địa bàn cấp xã mà mình phụ trách.
1.2. NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NĂNG
LỰC LÃNH ĐẠO CỦA CÁN BỘ CHỦ CHỐT Ở CƠ SỞ
1.2.1. Năng lực lãnh đạo
Theo từ điển tiếng Việt, năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan sẳn có để thực
hiện một hoạt động nào đó. Theo nhà Tâm lý học người Nga Cơvaliốp: Năng lực là một
tập hợp hoặc tổng hợp những thuộc tính cá nhân con người đáp ứng những nhu cầu của
hoạt động và bảo đảm cho hoạt động có kết quả cao..
Như vậy, nói đến năng lực là nói đến khả năng đạt được kết quả hoạt động nào
đó. Năng lực không phải là những thuộc tính cá nhân riêng lẽ mà là một tổ hợp các
thuộc tính cá nhân đáp ứng yêu cầu cao của hoạt động. Các thuộc thuộc tính ấy có quan
hệ tác động lẫn nhau, thống nhất với nhau trong một chỉnh thể.
Mỗi con người có thể tích hợp nhiều năng lực tiềm ẩn, những năng lực đó được
bộc lộ ra hay không tùy thuộc vào những điều kiện chủ quan hay khách quan. Đối với
những người có tài năng đặc biệt và thiên tài, năng lực của họ được phát triển và bộc lộ
mạnh mẽ khiến họ đạt đến đỉnh cao ở nhiều lĩnh vực khác nhau.


Năng lực vừa mang tính bẩm sinh có sẳn vừa là kết quả của quá trình học tập, rèn
luyện, hoạt động thực tiễn của con người. Theo Hồ Chí Minh Năng lực con người
không phải hoàn toàn do tự nhiên mà có, mà một phần lớn do công tác, do luyện tập mà
có. Vì thế, năng lực không chỉ là tư chất bẩm sinh thuần tuý vốn có của con người, mà
là kết quả của sự phối hợp những tư chất bẩm sinh vốn có với sự rèn luyện, tu dưỡng,
học tập thông qua hoạt động thực tiễn của con người.
Người cán bộ lãnh đạo nói chung, cán bộ lãnh đạo chủ chốt nói riêng dù ở cấp
nào cũng phải có năng lực nhất định.Trong đó, năng lực tư duy lý luận và năng lực tổ
chức thực tiễn là hai nhân tố quan trọng nhất. Hai yếu tố này có quan hệ chặt chẽ với

nhau, không tách rời nhau, cái này hỗ trợ cái kia phát triển. Không có năng lực tư duy lý
luận thì không có khả năng khái quát, sáng tạo và vận dụng đúng đắn linh hoạt các qui
luật khách quan. Ngược lại không có năng lực thực tiễn thì sa vào bệnh giáo điều, chủ
quan duy ý chí, quan liêu, mệnh lệnh xa rời thực tiễn, thoát ly cuộc sống đầy sôi động
đang cuộn chảy.
Cấp cơ sở là cấp trực tiếp, cấp cuối cùng triển khai, tổ chức, vận động nhân dân
thực thi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đòi hỏi đội
ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của hệ thống chính trị phải có năng lực toàn diện, nhất định
trên nhiều lĩnh vực mới đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao. Ngoài ra cán bộ lãnh
đạo chủ chốt cơ sở còn phải có năng lực sáng tạo, tính quyết đoán và khả năng làm việc với
con người.
Từ những phân tích như trên có thể hiểu, năng lực cán bộ lãnh đạo chủ chốt cơ
sở là tổng hợp khả năng lãnh đạo, quản lý điều hành hoạt động của hệ thống chính trị cơ
sở với chất lượng và hiệu quả cao.
1.2.2. Những yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ chủ
chốt hệ thống chính trị cơ sở
1.2.2.1. Năng lực tư duy lý luận
Là tổng thể tri thức trí tuệ, phương pháp luận của chủ thể đáp ứng yêu cầu phát
triển, nhận thức nhanh nhạy, đúng đắn về những vấn đề thực tiễn ở cấp độ lý luận, giúp
cho cán bộ chủ chốt cơ sở có những phản ứng sắc bén, khả năng vận dụng sáng tạo linh


hoạt lý luận vào thực tiễn nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động lãnh đạo, quản lý cơ sở.
Nó được biểu hiện cụ thể:
Thứ nhất, đó là khả năng tiếp thu lý luận, đường lối, chủ trương của Đảng, chính
sách pháp luật của Nhà nước một cách đúng đắn, khả năng phát hiện những mâu thuẫn,
những vấn đề mới, khả năng tổng kết thực tiễn và khả năng vận dụng sáng tạo lý luận,
đường lối, chủ trương, chính sách để xây dựng chương trình, kế hoach công tác, kế hạch
phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với thực tiễn ở cơ sở.
Thứ hai, năng lực tư duy lý luận mang tính khái quát, là khả năng liên kết tri thức

các lĩnh vực, các ngành nghề, các bộ phận phong phú đa dạng thành một chỉnh thể ở
mức độ khái quát cao. Đồng thời phân định được tính đặc thù, tính riêng biệt của các
loại lĩnh vực, bộ phận để khi lãnh đạo, chỉ đạo vừa mang tính lịch sử cụ thể vừa mang
tính khái quát tổng hợp.
Thứ ba, năng lực hiện thực hoá tri thức đó là khả năng biến những tri thức đã
lĩnh hội được thành các chủ trương, chương trình, kế hoạch hành động làm biến đổi hiện
thực trực tiếp. Nó thực hiện khả năng vận dụng lý luận vào thực tiễn, liên hệ lý luận với
thực tiễn, vận dụng cái chung một cách đúng đắn vào từng tình huống cụ thể. Đó cũng
là khả năng tổng hợp để có cái nhìn hệ thống, nắm được cái chủ yếu, cái bản chất của sự
vật hiện tượng trong sự vận động của chúng, trên cơ sở đó đưa ra những quyết định
đúng đắn phù hợp với thực tiễn cơ sở.
Như vậy, năng lực tư duy lý luận của cán bộ chủ chốt cơ sở có giá trị định hướng
đúng đắn hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của đội ngũ này. Cơ sở của năng
lực tư duy lý luận là tri thức lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kho
tàng tri thức của nhân loại, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và sự trải
nghiệm thực tiễn địa phương cơ sở trong phong trào cách mạng.
1.2.2.2. Năng lực tổ chức thực tiễn
Là năng lực tổ chức vận hành bộ máy hệ thống chính trị cơ sở có nhiệm vụ xác
định hoạt động nhịp nhàng cân đối có trật tự, có hiệu lực, hiệu quả nhằm hiện thực hoá
những mục tiêu đề ra. Biểu hiện cụ thể của năng lực tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán
bộ chủ chốt cơ sở như sau:


Một là, có khả năng thu nhập và xử lý thông tin liên quan đến mọi mặt của đời
sống xã hội: Chính trị, kinh tế, văn hoá, an ninh quốc phòng… ở cơ sở một cách nhanh
chóng và có hiệu quả cụ thể, thiết thực. Công tác lãnh đạo quản lý là biểu hiện mối quan
hệ giữa chủ thể lãnh đạo quản lý và khách thể bị lãnh đạo, quản lý. Mối quan hệ này
được phản ánh qua thông tin hai chiều giữa chủ thể và khách thể. Thiếu thông tin hoặc
xử lý thông tin không kịp thời, chính xác người lãnh đạo quản lý dễ rơi vào tình trạng
quan liêu, độc đoán, chuyên quyền xa rời thực tiễn.

Đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở gắn liền với cơ sở, họ vừa phải tổ chức thực hiện
các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên, vừa phải bám sát cơ sở, nắm chắc tình hình cơ sở để
triển khai thực hiện nhiệm vụ kế hoạch đúng đắn phù hợp với thực tiễn cơ sở. Vì vậy,
thu thập xử lý thông tin đầy đủ trước hết phải nắm vững chủ truơng, chính sách của
Đảng, Nhà nước, chỉ thị Nghị quyết của cấp trên. Đồng thời phải xây dựng phương
pháp làm việc khách quan, khoa học hình thành mạng lưới cung cấp thông tin xác thực
từ cơ sở kết hợp với việc đi sâu, đi sát cơ sở nắm vững những diễn biến hoạt động kinh
tế - xã hội, an ninh-quốc phòng…từ cơ sở, từ nhân dân. Sau khi có đầy đủ thông tin
người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cơ sở lại phải có khả năng tổng hợp, khái quát, phân
tích để rút được những đặc điểm nguyên nhân đề ra được những giải pháp, quyết định
đúng đắn giải quyết có hiệu quả những nhiệm vụ đặt ra.
Hai là, khả năng tổ chức bộ máy, phối hợp các lực lượng các bộ phận cá nhân
thực hiện nhiệm vụ đặt ra ở cơ sở.
Cán bộ chủ chốt ở cơ sở phải có tư duy tổ chức phối hợp các bộ phận trên cơ sở
phát hiện ra những điểm mạnh, điểm yếu của đội ngũ cán bộ dưới quyền để bố trí phù
hợp với năng lực, sở trường. Phải là trung tâm đoàn kết, thu hút cán bộ cấp dưới và
nhân dân tạo nên sức mạnh tổng hợp nhằm thực hiện những nhiệm vụ đang đặt ra.
Ba là, làm tốt công tác kiểm tra, giám sát để duy trì, điều chỉnh việc thực hiện
các quyết định quản lý. Phát hiện kịp thời những vấn đề mới nảy sinh để giải quyết tìm
ra những lệch lạc sai sót để sửa chữa, điều chỉnh các vấn đề thực tế đặt ra để các quyết
định có hiệu lực, hiệu quả có ý nghĩa rất quan trọng. Lênin chỉ rõ: “Khi mục tiêu và
nhiệm vụ đã được xác định, quyết định được thông qua, bộ máy con người đã được sắp


xếp thì trọng tâm của sự lãnh đạo, quản lý phải chuyển sang lĩnh vực kiểm tra và gắn
với kiểm tra là đôn đốc, uốn nắn, tổ chức thực hiện đến cùng quyết định” [11, tr.248].
Công tác kiểm tra giám sát làm tăng hiệu quả các quyết định quản lý, đảm bảo
cho việc hoàn thành nhiệm vụ một cách triệt để, tránh được các căn bệnh vốn có như
qua loa, đại khái, hạn chế các tiêu cực có thể nảy sinh trong quá trình thực hiện nhiệm
vụ.

Năng lực này còn thể hiện ở khả năng đánh giá hiệu quả việc thực hiện các quyết
định và khả năng đúc rút kinh nghiệm thực tiễn kịp thời vận dụng nó vào cuộc sống.
1.2.2.3 Năng lực sáng tạo và tính quyết đoán
Năng lực sáng tạo là khả năng vận dụng tri thức lý luận và khoa học vào thực
tiễn không rập khuôn máy móc, tìm ra những con đường mới những phương pháp mới,
giải quyết những vấn đề mà thực tiễn đặt ra phù hợp với đòi hỏi khách quan. Với tư duy
năng động người cán bộ chủ chốt cơ sở phải nắm bắt được sự vận động biến đổi không
ngừng ở cơ sở trên quan điểm khách quan, toàn diện, lịch sử, cụ thể và phát triển để đưa ra
những quyết sách đúng.
Bên cạnh đó phải tìm ra cái mới, phân tích được nguyên nhân phát sinh, xu
hướng vận động của các vấn đề đặt ra ở cơ sở để có những giải pháp phù hợp. Thực tiễn
hết sức phong phú, vì vậy người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cơ sở phải có khả năng phân
loại hệ thống hoá vấn đề, xác định được trọng tâm, mâu thuẫn cơ bản để có phương án
giải quyết sát đúng, ra những quyết định nhanh nhạy phát huy được nguồn lực, tiềm
năng của cơ sở, địa phương để ổn định chính trị xã hội, phát triển kinh tế. Đi cùng với
tính sáng tạo là tính quyết đoán, đó là khả năng nắm bắt được vấn đề, ra những quyết
định quả quyết, dứt khoát, không do dự, không rụt rè, đùn đẩy, thoái thác trách nhiệm.
Trên cơ sở nắm vững cơ sở khoa học của vấn đề, nắm vững phương pháp luận trong
giải quyết vấn đề, tính quyết đoán tăng thêm hiệu lực, hiệu quả quản lý, tạo được niềm
tin cho người thực hiện, bảo đảm sự thống nhất, nhất quán trong việc ra quyết định lãnh
đạo, chỉ đạo. Nó là sản phẩm của tính kiên quyết, tính chủ động, tư duy sáng tạo, sự
thận trọng và niềm tin khoa học. Tính quyết đoán khác hẳn với bệnh hách dịch, cửa
quyền, quan liêu, mệnh lệnh, liều lĩnh và phiêu lưu.


Tính quyết đoán thể hiện trước hết ở khả năng phán đoán chính xác tình hình,
đưa ra được quyết định chỉ đạo ngay lập tức, chính xác trong những tình huống bất ngờ
mà không đòi hỏi thời gian chờ đợi để phân tích dự kiện hoặc chưa có đủ dự kiện cần
thiết để phân tích. Quyết định này có được do sự nhạy cảm của trực giác, khả năng phán
đoán, phân tích, tổng hợp nhanh nhạy trên cơ sở tri thức phong phú đã được tích lũy. Cơ

sở là nơi diễn ra mọi hoạt động của đời sống xã hội, nơi tổ chức và thực thi đường lối
chính sách của Đảng và Nhà nước, nơi hàng ngày, hàng giờ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cơ
sở gắn bó, gần gủi mật thiết với nhân dân. Vì vậy, những vấn đề xảy ra cũng hết sức
phong phú, phức tạp, nhạy cảm đòi hỏi người cán bộ lãnh đạo chủ chốtt cơ sở phải giải
quyết kịp thời, đúng đắn những vấn đề thực tiễn đặt ra. Nếu không giải quyết kịp thời sẽ
không đạt được hiệu quả công tác lãnh đạo quản lý; mất thời cơ, lúng túng, bị đọng,
công việc dồn ép, làm chậm, phát triển kinh tế - xã hội, kìm hãm, cản trở…Nếu quyết
định sai, võ đoán, chậm trễ sẽ gây mất lòng tin, có thể là ngòi nỗ bùng phát xung đột
hoặc tăng thêm bùng phát xung đột gây mất ổn định trật tự xã hội. Nếu không quyết
đoán, trông chờ ỷ lại cấp trên, dựa dẫm vào tập thể thì hiệu quả công tác kém. Vì thế
người cán bộ lãnh đạo chủ chốt phải không ngừng học tập, rèn luyện để có tri thức nhận
biết được sự vận động của thực tiễn, hiểu và nắm vững công việc mình phụ trách có
phương pháp luận khoa học rèn luyện tính quyết đoán để có khả năng ra quyết định một
cách dứt khoát và dám chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
1.2.2.4. Năng lực làm việc với con người
Môi trường hoạt động của cán bộ lãnh đạo chủ chốt cơ sở luôn gắn liền với con
người. Công tác lãnh đạo quản lý của họ là sự tác động đến con người bằng nhiều
phương thức khác nhau. Vì thế khả năng giao tiếp vừa thể hiện năng lực lãnh đạo vừa là
một nghệ thuật để nâng cao năng lực lãnh đạo. Phần lớn thời gian làm việc của cán bộ
lãnh đạo chủ chốt cơ sở là giao tiếp với cấp trên (để nhận chỉ đạo) với cấp dưới để triển
khai công việc và đặc biệt là với nhân dân. Chất lượng công tác phụ thuộc rất nhiều vào
khả năng giao tiếp, làm việc với con người.
Năng lực làm việc với con người là khả năng nắm bắt được tâm lý tư tưởng của
đối tượng thông qua giao tiếp để chuyển được chủ trương chính sách của Đảng và Nhà
nước vào cuộc sống thông qua con người. Người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cơ sở phải


xây dựng được các mối quan hệ, phải thu hút mọi người tham gia vào công việc chung
xuất phát từ lợi ích chung. Có thái độ điềm tĩnh, cư xử nhã nhặn, lịch sự, tế nhị, khiêm
tốn với nhân dân, tôn trọng hiểu rõ tâm tư tình cảm lợi ích của nhân dân, thông cảm

lắng nghe ý kiến nhân dân. Biết tự phê bình và phê bình phát huy sáng kiến nhân dân,
nghiêm khắc với những tiêu cực. Do vậy, cán bộ lãnh đạo chủ chốt cơ sở phải có khả
năng đoàn kết, phát huy sức mạnh của đội ngũ cán bộ cơ sở trong hệ thống chính trị,
sức mạnh của toàn dân và phát huy quyền làm chủ của nhân dân để thực hiện nhiệm vụ
chính trị của địa phương cơ sở.
1.3. NHỮNG ĐÒI HỎI KHÁCH QUAN VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC CỦA
CÁN BỘ CHỦ CHỐT CƠ SỞ VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ NÓI
CHUNG
Đơn vị cơ sở (cấp xã) là nơi đại bộ phận nhân dân sinh sống. Vì thế, hệ thống
chính trị cơ sở có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tổ chức và vận động nhân dân
thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng
cường khối đại đoàn kết dân tộc, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động nhằm
huy động mọi nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội.
Trong những năm qua hệ thống chính trị cơ sở vùng dân tộc thiểu số đã có những
thay đổi đáng ghi nhận, hoạt động tổ chức cơ sở Đảng đã xác định rõ hơn vai trò lãnh
đạo trên các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội củng cố và giữ vững an ninh quốc
phòng, xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể, thể hiện rõ vai trò hạt nhân lãnh đạo
trong hệ thống chính trị cơ sở. Cấp uỷ nhiều địa phương đã lãnh đạo nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội như thu ngân sách nhà nước, tạo điều kiện cho nhân dân đầu tư phát
triển sản xuất, kinh doanh, thực hiện bê tông hoá đường giao thông nông thôn. Lãnh đạo
thực hiện các chương trình y tế, giáo dục, các chính sách xã hội, quốc phòng, an ninh
được củng cố, tăng cường. Giữ vững phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc,
dân chủ cơ sở được phát huy, công tác xây dựng Đảng được chú trọng, làm tốt công tác
giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ đảng viên, thường xuyên kiện toàn củng cố các
chi bộ trực thuộc.
Bộ máy chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể được củng cố, chất lượng hoạt
động từng bước được nâng cao. Quản lý và điều hành của chính quyền cơ sở trên các


lĩnh vực đạt nhiều kết quả khá. Phương thức và nội dung hoạt động của Mặt trận và các

đoàn thể có nhiều chuyển biến tích cực, thu hút được thành viên, hội viên, đoàn viên
tham gia vào các phong trào cách mạng, góp phần quan trọng trong việc thực hiện
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương đồng thời tích cực tham gia xây dựng
Đảng.
Tuy nhiên, thực tiễn ở các vùng dân tộc thiểu số ở nước ta đang đặt ra những vấn
đề bức xúc đòi hỏi phải nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ CBCC cơ sở.
Trước hết, vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam thường có vị trí địa lý, có điều kiện
tự nhiên khó khăn, khắc nghiệt. Do đó, kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, văn hoá, xã hội giáo
dục, y tế kém phát triển, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Thực hiện phát triển
kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, phát triển mạnh văn
hoá giáo dục y tế, nâng cao dân trí... là một yêu cầu, một nhiệm vụ mang tính cấp bách.
Do những khó khăn chủ quan, khách quan, đội ngũ CBCCCS vùng dân tộc thiểu
số thường chắp vá không ổn định, trình độ văn hoá học vấn thấp, chưa được đào tạo cơ
bản... Do vậy, năng lực lãnh đạo hạn chế, không tổ chức, lãnh đạo tốt hệ thống chính trị,
quần chúng nhân dân phát triển kinh tế - xã hội, vận dụng chủ trương chính sách của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn địa phương còn yếu. Số nhiều
có tư tưởng trông chờ, ỷ lại, tự ty thiếu chủ động, sáng tạo trong lãnh đạo quản lý.
Bên cạnh đó, vùng đồng bào thiểu số thường là những vùng có vị trí địa chính trị,
địa kinh tế chiến lược có ảnh hưởng lớn đến an ninh quốc gia. Cùng với tính đặc thù về
dân tộc, tôn giáo nên các vùng dân tộc thiểu số trở thành những mục tiêu trọng điểm của
các thế lực thù địch, phản động lợi dụng chống phá cách mạng Việt Nam.
Với những nhân tố khách quan như vậy, nâng cao năng lực lãnh đạo cho đội ngũ
CBCCCS vùng dân tộc thiểu số nói chung vùng đồng bào dân tộc Chăm ở Ninh Thuận
là một tất yếu mang tính cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Yêu cầu và nhiệm vụ cơ bản
trong nâng cao năng lực lãnh đạo của CBCCCS vùng đồng bào Chăm ở Ninh Thuận
hiện nay là nâng cao năng lực nhận thức đường lối, quan điểm của Đảng, chủ trương,
chính sách, pháp luật của Nhà nước, năng lực tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương
đó và năng lực làm việc với con người, đặc biệt là khả năng vận động các chức sắc tôn



giáo và quần chúng các tôn giáo vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông
thôn mới văn minh hiện đại ở địa phương.


Chương 2
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT
CƠ SỞ VÙNG ĐỒNG BÀO CHĂM NINH THUẬN

2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, CHÍNH TRỊ VÀ VĂN HÓA XÃ
HỘI ĐỒNG BÀO CHĂM NINH THUẬN
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên vùng người Chăm sinh sống ở Ninh Thuận
Ninh Thuận là một tỉnh cực Nam Trung Bộ với khí hậu khắc nghiệt, khô nóng,
nhiều nắng, ít mưa với cấu tạo địa hình có cả 3 vùng liền kề là núi - đồng bằng - ven
biển.
Khu vực cư trú của đồng bào Chăm ở Ninh Thuận trong vùng nhiệt đới gió mùa,
với mùa khô và mùa mưa rõ rệt. Mùa mưa trùng với mùa gió Đông Nam (gió nồm), kéo
dài từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm, thời gian còn lại trong năm là mùa khô với nhiều
đợt gió mùa Đông Bắc (gió bấc) lạnh và khô. Nhiệt độ bình quân khoảng 270C, lượng
mưa đạt 900-1000mm/năm, số giờ nắng 2600-2700 giờ trong năm và độ ẩm tương đối
trung bình 77-78%.
Địa hình vùng đồng bào Chăm ở Ninh Thuận sinh sống bị bao bọc bởi những
đoạn cuối của dãy Trường Sơn dọc xuống phía Đông Nam với các nhánh núi có độ cao
từ 400-1500m, toả xuống phía biển bao bọc và chia cắt cả ba mặt vùng đồng bằng của
tỉnh. Hệ thống núi đá trọc đó vừa tạo thành những bức bình phong che chắn không cho
cả gió mùa Đông Bắc lẫn gió Tây Nam xâm nhập vào đồng bằng nhỏ hẹp, vừa hội tụ
một lượng nhiệt lớn làm cho vùng đồng bằng đã nóng lại càng nóng.
Đặc điểm chung của thổ nhưỡng vùng đồng bào Chăm ở Ninh Thuận sinh sống là
đất đai bị xâm thực và bào mòn khiến độ màu mỡ giảm sút, diện tích canh tác có nguy
cơ bị thu hẹp.
Khí hậu khô hạn, địa hình dốc với núi đá trọc, lưu vực nhỏ hẹp nên chỉ có một con

sông chảy qua Ninh Thuận là sông Dinh. Song sông chỉ có nước vào mùa mưa và do độ
dốc cao nên nước sông nhanh chóng đổ ra biển vào mùa mưa và khô cạn vào mùa khô.
Thảm thực vật ở đây chủ yếu là đất trống cây bụi và rừng thưa thứ sinh. Các khu rừng bị


khai thác bừa bãi nên hầu như đã cạn kiệt cùng với nạn cháy rừng hàng năm nên thảm
thực vật nơi đây đã nghèo lại càng nghèo hơn.
Tuy nhiên, vùng đồng bào Chăm sinh sống ở Ninh Thuận vẫn có ảnh hưởng của
khí hậu biển, giúp điều hòa khí hậu, giảm sự chênh lệch về nhiệt độ và luân chuyển
những khối không khí trong các tiểu khu vực. Vì thế, khí hậu vùng này vẫn không bị
"lục địa" hóa.
Nhìn chung, điều kiện tự nhiên vùng đồng bào Chăm sinh sống ở Ninh Thuận là
khá khắc nghiệt cho đời sống con người. Đó là vùng đất cằn cỗi, khô hạn, nóng bức,
thiếu nước, thảm thực vật và động vật nghèo về chủng loại, ít về số lượng và đã làm hạn
chế rất nhiều đến việc canh tác và các hoạt động kinh tế của đồng bào Chăm.
Đặc điểm của điều kiện tự nhiên đó đã tác động rất lớn đến đời sống vật chất, tinh
thần của đồng bào Chăm. Về vật chất đồng bào Chăm đã sớm biết và rất giỏi về kỹ
thuật thủy lợi với nhiều công trình thủy lợi lớn, tương truyền được xây dựng từ thế kỷ
13 do vua Poklong - Girai xây dựng như đập Nha Trinh, đập Lâm Cấm, mương dẫn
nước Ông Dàu, mương Cái (mương Chăm) cho tới nay vẫn còn sử dụng. Về tinh thần,
đồng bào Chăm rất tôn thờ thần nước, thần mưa, thần đập... với các lễ hội như lễ tạ
thủy, cúng nguồn nước, mương nước.
2.1.2. Điều kiện kinh tế của người Chăm ở Ninh Thuận
Kinh tế truyền thống của đông bào Chăm bao gồm cả nghề nông, nghề biển và
khai thác rừng. Hình thái kinh tế đó đã giúp cho đời sống của đồng bào Chăm phát triển
khá phồn thịnh.
Đồng bào Chăm đã có nền nông nghiệp phát triển khá sớm với kỹ thuật đắp đập
lấy nước để trồng lúa nước như các đập Nha Trinh, Lâm Cấm và hệ thống kênh mương
dẫn nước như đã trình bày ở trên. Không những thế, đồng bào Chăm còn có kỹ thuật
canh tác ruộng nước khá cao, sử dụng nhiều giống lúa ngắn ngày mà cho năng suất cao

phù hợp với từng loại ruộng. Bên cạnh nghề trồng lúa nước, đồng bào Chăm còn biết
làm rẫy, làm vườn giỏi với nhiều loại cây màu, cây ăn trái và các loại cây công nghiệp
như cây mía, cây bông vải, cây thuốc lá... Ngành chăn nuôi cũng phát triển với việc
chăn nuôi đại gia súc, gia cầm như trâu bò lấy sức kéo, dê, heo, gà, vịt lấy thịt...


Nghề gốm của đồng bào Chăm ở Ninh Thuận nói riêng và ở cả cộng đồng đồng
bào Chăm nói chung là một nghề khá phát triển, có lịch sử ra đời từ thời văn hóa đồ
gốm Sa Huỳnh cách đây trên 4000 năm. ở Ninh Thuận ngày nay chỉ còn tồn tại một
làng gốm duy nhất là làng gốm Bầu Trúc với 95% số hộ người Chăm trong làng làm
gốm. Kỹ thuật làm gốm vẫn hoàn toàn bằng phương pháp thủ công truyền thống, không
có bàn xoay mà khi nặn đồ vật, người thợ đi vòng quanh bàn nặn để tạo nên những sản
phẩm nổi tiếng như lu, chậu, đồ đựng cúng tế với những nét hoa văn khá tinh tế. Gốm
Bầu Trúc được nung lộ thiên, nhiên liệu là củi và rơm song vẫn cho ra lò những sản
phẩm đẹp với những màu sắc khác nhau tùy vào độ "chín" của sản phẩm như "chín đỏ",
"chín xám", "chín xanh", "chín vàng"...
Nghề dệt của đồng bào Chăm ở Ninh Thuận cũng khá phát triển và cách đây không
lâu đã là nguồn cung cấp vải chính cho các tầng lớp đồng bào Chăm và các dân tộc khác
trong vùng. Ngày nay nghề dệt thổ cẩm vẫn còn lưu truyền và phát triển tại làng Chăm
Mỹ Nghiệp với hơn 95% gia đình người Chăm làm nghề dệt. Nghề dệt thổ cẩm tại làng
Chăm Mỹ Nghiệp hiện nay đã trở nên rất tinh xảo với nhiều hoa văn trang trí đẹp, nhiều
màu sắc tới độ tinh tế rất được ưa chuộng cả trong và ngoài nước.
Ngoài ra, đồng bào Chăm ở Ninh Thuận còn khai thác rừng lấy gỗ và các sản vật
khác trong rừng mang đi xa bán như trầm hương và các loại dược liệu quý hiếm, các
loại cỏ cây làm thuốc nhuộm... rất được ưa thích trên thị trường. Với nghề đi biển,
người Chăm vốn là các thủy thủ can trường song cho tới nay nghề đi biển cũng như một
số nghề khác như nghề luyện kim, nghề đóng thuyền của đồng bào Chăm ở Ninh Thuận
đã bị mai một hầu như không còn nữa mà chỉ còn trong truyền thuyết.
2.1.3. Điều kiện chính trị, xã hội, văn hóa của người Chăm ở Ninh Thuận
+ Về điều kiện chính trị: Là dân tộc đã hình thành và phát triển từ lâu đời, trong

lịch sử, dân tộc Chăm đã đoàn kết với dân tộc Việt chống giặc ngoại xâm, lật đổ tập
đoàn phong kiến. Vào cuối thế kỷ 18, trở thành một bộ phận trong đại gia đình các dân
tộc Việt Nam. Dân tộc Chăm đã đoàn kết cùng các dân tộc anh em đóng góp nhiều sức
người, sức của trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ góp
phần vào sự nghiệp giải phóng dân tộc thống nhất đất nước. Nhiều cơ sở cách mạng đã
hình thành và phát triển trong các thôn xóm của đồng bào Chăm ở Ninh Thuận như thôn


Hậu Sanh (xã Phước Hữu), thôn Như Bình (xã Phước Thái), thôn Vĩnh Thuận (thị trấn
Phước Dân). Nhiều gương sáng tiêu biểu như anh hùng liệt sĩ Đổng Dậu, liệt sĩ Phú
Như Lập, Tài Đại Thông, Từ Hận...
Hiện nay, cộng đồng người Chăm ở Ninh Thuận với truyền thống đoàn kết, đức
tính cần cù, sáng tạo đang sát cánh cùng với các dân tộc anh em hưởng ứng tích cực
công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo mà trọng tâm
trước mắt là thực hiện thành công công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) nông
nghiệp, nông thôn; xây dựng nông thôn mới; giữ gìn và phát huy truyền thống bản sắc
văn hóa dân tộc tốt đẹp, dần xóa bỏ các tập tục lạc hậu, xây dựng các làng Chăm ngày
càng có đời sống dân chủ, văn minh và hạnh phúc. Trong quá trình đó đã xuất hiện
nhiều gương lao động giỏi, nhiều cán bộ, đảng viên là người Chăm đã trưởng thành và
đang giữ nhiều cương vị trong tổ chức Đảng và bộ máy nhà nước từ cấp Trung ương tới
cấp cơ sở.
+ Về điều kiện văn hoá: Dân tộc Chăm là một dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Mã
lai - Đa đảo, có hệ thống chữ viết từ rất sớm theo bộ vần Sanscrit nên đã lưu giữ được
kho tàng văn hóa khá đậm nét của mình.
Nền văn hóa của người Chăm ở Ninh Thuận đã trải qua những thời kỳ phát triển
rực rỡ với nhiều loại hình nghệ thuật độc đáo. Đó là những truyền thuyết, truyện cổ tích,
các bài gia huấn ca, những truyện thơ trong đó chứa đựng giá trị văn hóa mang đậm tính
nhân văn với khát vọng vươn lên của dân tộc mà lồng trong đó là cả hệ thống những
điều cấm kỵ, những lời răn dạy điều hay lẽ phải và dễ đi vào lòng người. Sức lan tỏa
văn học nghệ thuật dân gian của đồng bào Chăm thực lớn và đã có nhiều ảnh hưởng tới

dân ca nhạc cổ của các dân tộc khác như trống cơm, ca hò Huế... Đó là những vũ điệu
dân gian cổ truyền và nghệ thuật tạo hình trên đá, gỗ, gốm; trên các bức phù điêu gắn
liền với các công trình kiến trúc với những hình tượng rất giàu sức sống và còn lưu
truyền cho tới ngày nay đã thu hút biết bao các nhà nghiên cứu, các khách du lịch cả
trong và ngoài nước. Đó là nghệ thuật kiến trúc hình khối vuông, tròn bằng gạch đỏ của
những tòa lâu đài, tòa cổ miếu, tòa đền đài cao tầng được xây dựng trên những vùng
đồi, núi đất giữa đồng bằng như tháp Poklong-Girai, tháp Hòa Lai, đền Porome... mà kỹ


thuật xây dựng, kỹ thuật gắn kết gạch đã một thời gian dài làm đau đầu các nhà khoa
học.
+ Về tín ngưỡng của đồng bào Chăm: Tín ngưỡng của đồng bào Chăm rất phong
phú và đa dạng, đã trở thành bộ phận cấu thành của nền văn hóa Chăm, tồn tại dưới
nhiều hình thức khác nhau. Đó là hình thức tín ngưỡng sơ khai nguyên thủy với tục thờ
núi, thờ các loài cây, thờ biển trong các dòng họ Chăm; hình thức tín ngưỡng liên quan
tới sản xuất nông nghiệp với các lễ cúng thần lúa, lễ xuống cày, lễ đắp đập khai
mương...; hình thức tín ngưỡng liên quan tới vòng đời người với hệ thống các tục lệ về
các lễ trong đám cưới, đám tang, lễ nhập Kút, nhập Ghôr và các hình thức tín ngưỡng
liên quan tới thờ cúng tổ tiên. Bên cạnh các lễ nghi tín ngưỡng đó, đồng bào Chăm còn
thờ các vị thần núi, thần sông, thần sấm sét... Tất cả những lễ nghi tín ngưỡng đó tuy
một số nội dung không còn phù hợp với cuộc sống song từ lâu nó đã là một bộ phận đời
sống tâm linh và trở thành hạt nhân cơ bản hình thành nên diện mạo tôn giáo của đồng
bào Chăm.
+ Về tôn giáo của đồng bào Chăm: Trải qua hàng chục thế kỷ tồn tại và phát triển,
cộng đồng người Chăm ở Ninh Thuận đã chịu sự tác động sâu đậm và toàn diện của Bà
la môn giáo. Nhưng Bà la môn giáo khi du nhập vào cộng đồng người Chăm không còn
giữ được những đặc điểm nguyên thủy mà đã được "Chăm hóa" cho phù hợp với điều
kiện tự nhiên và nhu cầu tín ngưỡng của đồng bào Chăm. Đồng bào Chăm ở Ninh
Thuận theo đạo Bà la môn thờ đa thần mà chủ yếu là thờ giáo chủ Bramaha và thần
Siva. Về sau họ tôn thờ các vị anh hùng văn hóa dân tộc mình như Poklong-Girai là một

ví dụ. Đồng bào Chăm theo đạo Bà la môn ở Ninh Thuận có khoảng. 36.899 người
chiếm khoảng 58,9%. Sống ở 15 làng (Paley), tôn thờ 3 đền, tháp là đền Ponưgar, tháp
Poklong-Girai và tháp Po Rome. Về phong tục: trong ăn uống, họ kiêng thịt bò, khi chết
thì hỏa táng. Ăn tết Katê hàng năm vào tháng 7 Chăm lịch (khoảng tháng 9 âm lịch).
Phật giáo cũng đã từng du nhập vào cộng đồng người Chăm ở Ninh Thuận từ thế
kỷ II - III sau Công nguyên. Song Phật giáo với triết lý khổ hạnh cao siêu đã không đáp
ứng được nhu cầu đời sống tâm linh cũng như đời sống vật chất của cộng đồng người
Chăm nói chung và đồng bào Chăm Ninh Thuận nói riêng nên nó dần suy yếu, nhường
chỗ cho Bà la môn giáo đã có từ trước và Hồi giáo ở những giai đoạn sau này.


Hồi giáo được truyền bá vào xã hội người Chăm khoảng từ thế kỷ XIII-XV. Giống
như Bà la môn giáo, khi du nhập vào xã hội người Chăm, Hồi giáo cũng bị biến đổi và
phân hoá thành hai nhóm: nhóm đồng bào Chăm theo Hồi giáo giữ được những yếu tố
của Hồi giáo chính thống gọi là Hồi giáo Islam (còn gọi là Hồi giáo mới). Người Chăm
theo Hồi giáo Islam có khoảng 2.513 người chiếm 4,01%.
Nhóm người Chăm theo Hồi giáo đã tiếp thu tín ngưỡng của Chăm Bà la môn giáo
tạo ra một nét riêng khác hẳn Hồi giáo chính thống gọi là Hồi giáo cũ (còn gọi là Chăm
Bà ni để phân biệt với Chăm Bà la môn). Người Chăm Bà ni ở Ninh Thuận hiện nay có
khoảng 23.354 người chiếm khoảng 37,09%. Hồi giáo ở Ninh Thuận thờ thánh Allah,
bên cạnh đó họ còn thờ các vị thần của đồng bào Chăm Bà la môn, trở thành một nét
đặc sắc riêng của người Chăm Hồi giáo. Về phong tục, trong ăn uống người Chăm theo
Hồi giáo kiêng thịt lợn, khi chết thì địa táng, ăn tết vào tháng Ramadam.
Trong xã hội đồng bào Chăm ở Ninh Thuận, tôn giáo đã đóng vai trò quan trọng và
đã chi phối hầu hết các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trong cộng đồng. Tôn
giáo đã trở thành tiêu chuẩn phân biệt các nhóm đồng bào Chăm, quy định các sinh hoạt
tinh thần của họ và cũng chính tôn giáo là nguồn gốc phân hóa xã hội người Chăm
thành các đẳng cấp theo chế độ đẳng cấp Bà la môn. Chế độ đẳng cấp đó đã ảnh hưởng
đến Hồi giáo người Chăm làm xuất hiện tầng lớp tu sĩ Hồi giáo Chăm và đây là hiện
tượng độc đáo của Hồi giáo Chăm mà chúng ta không thể thấy ở đâu trên thế giới.

"Tầng lớp tu sĩ đã trở thành tầng lớp lãnh đạo, tầng lớp trí thức trong xã hội dân tộc
Chăm và họ đã giành được những đặc quyền đặc lợi bởi địa vị xã hội của mình. Họ rất
được mọi người trong xã hội kính trọng vì họ có nhiệm vụ và khả năng giao tiếp với thế
giới thần linh" [16, tr.289]. Sự phân biệt đẳng cấp còn thể hiện dưới các hình thức tang
lễ trong nhóm Chăm Bà la môn. Đó là sự phân biệt dòng chôn, dòng thiêu và dòng tu sĩ.
Dòng tu sĩ là dòng cao quý nhất, dòng thiêu còn phân ra thành dòng thiêu hai thầy và
dòng thiêu bốn thầy (tức hai thầy hay bốn thầy làm nghi thức tang lễ). Dòng chôn là
dòng thấp kém nhất, khi chết không được thiêu và không được nhập Kút (nghĩa địa của
dòng họ).
Vì theo hai hệ thống tôn giáo khác nhau, trong lịch sử cũng có những xung đột,
tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau song cộng đồng người Chăm ở Ninh Thuận đã biết vận


×