Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

dự báo và đề xuất giải pháp phát triển đến năm 2020 (công ty tnhh công nghiệp thủy sản miền nam)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA CÔNG NGHỆ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

DỰ BÁO VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2020
(CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP THỦY SẢN MIỀN NAM)

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Ths. Phạm Thị Vân

SINH VIÊN THỰC HIỆN

Phùng Thị Mỹ Linh (MSSV: 1111179)
Ngành: Quản lý công nghiệp – Khóa: 37

Tháng 12/2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIÊT NAM

KHOA CÔNG NGHỆ

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Cần Thơ, ngày 04 tháng 08 năm 2014


PHIẾU ĐỀ NGHỊ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN
NĂM HỌC: 2014 -2015

1. Họ và tên sinh viên : Phùng Thị Mỹ Linh
Ngành: Quản lý công nghiệp

MSSV : 1111179
Khóa : 37

2. Tên đề tài : Dự báo và đề xuất giải pháp phát triển đến năm 2020 - Công ty
TNHH Công nghiệp Thủy sản Miền Nam (South Vina)
3. Địa điểm thực hiện: Lô 2.14, KCN Trà Nóc 2, Phường Phước Thới, Quận Ô
Môn, TP Cần Thơ.
4. Họ và tên của cán bộ hướng dẫn:
Thạc sĩ. Phạm Thị Vân – Bộ môn Quản lý công nghiệp, Khoa công nghệ,
Trường Đại học Cần Thơ.
5. Mục tiêu của đề tài
- Khảo sát và đánh giá phương pháp dự báo hiện tại của Công ty
- Thu thập số liệu sản lượng xuất khẩu thủy sản trong những năm gần đây
- Xử lí số liệu và lựa chọn mô hình dự báo hợp lý
- Đề xuất giải pháp phát triển cho Công ty đến năm 2020.
6. Các nội dung chính và giới hạn của đề tài
- Nội dung chính:
Chương 1 : Giới thiệu
Chương 2 : Cơ sở lý thuyết
Chương 3 : Tổng quan về công ty
Chương 4 : Tình hình sản xuất kinh doanh
Chương 5 : Dự báo – phân tích và đề xuất giải pháp
Chương 6 : Kết luận và kiến nghị



- Giới hạn của đề tài: Do thời gian thực hiện đề tài có hạn nên đề tài chỉ dự
báo sản phẩm fillet thịt trắng và dựa trên chiến lược xuất khẩu cá tra của Nhà nước
xây dựng giải pháp cho Công ty đến năm 2020
7. Các yêu cầu hỗ trợ cho việc thực hiện đề tài
8. Kinh phí dự trù cho việc thực hiện đề tài
SINH VIÊN ĐỀ NGHỊ

Phùng Thị Mỹ Linh
Ý KIẾN CỦA CBHD

Ý KIẾN CỦA BỘ MÔN

Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG LVTN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA CÔNG NGHỆ

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BỘ MÔN QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

***

Cần Thơ, ngày 04 tháng 08 năm 2014


NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
1. Cán bộ hướng dẫn: Th.s Phạm Thị Vân
2. Tên đề tài: Dự báo và đề xuất giải pháp phát triển đến năm 2020 - Công ty
TNHH Công nghiệp Thủy sản Miền Nam (SOUTHVINA).
3. Sinh viên thực hiện: Phùng Thị Mỹ Linh

MSSV: 1111179

4. Lớp Quản Lý Công Nghiệp

Khóa: 37

5. Nội dung nhân xét:
a. Nhận xét về hình thức luận văn tốt nghiệp:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
b. Nhận xét về nội dung của luận văn (đề nghị ghi chi tiết và đầy đủ):
 Đánh giá nội dung thực hiện đề tài:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………..
 Những vấn đề còn hạn chế:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
c. Nhận xét đối với từng sinh viên tham gia thực hiện đề tài (ghi rõ từng nội
dụng chính do sinh viên nào chịu trách nhiệm thực hiện nếu có):
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………..............
d. Kết luận, đề nghị và điểm
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Cần Thơ, ngày tháng năm 2014
Cán bộ hướng dẫn


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA CÔNG NGHỆ

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BỘ MÔN QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

***

Cần Thơ, ngày 04 tháng 08 năm 2014

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN
1. Cán bộ chấm phản biện:
2. Tên đề tài: Dự báo và đề xuất giải pháp phát triển đến năm 2020 - Công ty
TNHH Công nghiệp Thủy sản Miền Nam (SOUTHVINA).
3. Sinh viên thực hiện: Phùng Thị Mỹ Linh

MSSV: 1111179


4. Lớp Quản Lý Công Nghiệp

Khóa: 37

5. Nội dung nhân xét:
a. Nhận xét về hình thức luận văn tốt nghiệp:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………...........
b. Nhận xét về nội dung của luận văn (đề nghị ghi chi tiết và đầy đủ):
 Đánh giá nội dung thực hiện đề tài:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………...
 Những vấn đề còn hạn chế:
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………..
..................................................................................................................................
c. Nhận xét đối với từng sinh viên tham gia thực hiện đề tài (ghi rõ từng nội
dụng chính do sinh viên nào chịu trách nhiệm thực hiện nếu có):
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………..........
.................................................................................................................................
d. Kết luận, đề nghị và điểm
………………………………………………………………………………………
………........…………...............................................................................................
..................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày tháng năm 2014
Cán bộ chấm phản biện



NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………



LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý thầy cô trường Đại học
Cần Thơ cũng như quý thầy cô Khoa Công Nghệ và đặc biệt là Bộ môn Quản lý
Công Nghiệp đã tận tình dạy dỗ và truyền đạt những kiến thức cho em trong suốt
những năm trên giảng đường Đại Học. Và đó cũng là hành trang quý báo giúp em
vững bước trên con đường lập nghiệp sau này.
Em xin gửi lời cảm ơn đến cô Phạm Thị Vân đã tận tình hướng dẫn em và
động viên em vượt qua những khó khăn trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Đốc và toàn thể công nhân
viên của Công ty đã tạo điều kiện và tận tình chỉ dạy em trong suốt thời gian thực
tập tại Công ty. Cảm ơn phòng Kỹ Thuật Điện đã giúp em thu thập những tài liệu
hữu ích cho đề tài và phòng Điều Hành đã tạo điều kiện cho em học hỏi, tìm hiểu về
quy trình sản xuất cá tra của Công ty.
Cám ơn gia đình, bạn bè đã bên cạnh động viên, giúp đỡ và ủng hộ em trong
suốt thời gian qua.
Cần Thơ, ngày 04 tháng 12 năm 2014
Sinh viên thực hiện

Phùng Thị Mỹ Linh


TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Ngành thủy sản nước ta đang phát triển mạnh, đặc biệt là ngành cá tra. Hiện
nay, các chính sách hổ trợ, quy hoạch nuôi trồng và chế biến cá tra của Nhà nước
giúp ngành cá tra đã và đang khôi phục dần vị thế của mình trên thị trường quốc tế,
nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong vùng mạnh dạn đầu tư nuôi trồng
và chế biến cá tra. Hiện tại, Công ty South Vina là Công ty chuyên nuôi trồng, chế

biến và xuất khẩu cá tra với quy mô lớn . Vì thế, việc lựa chọn mô hình dự báo
thích hợp và quy hoạch phát triển cho Công ty là rất quan trọng và cần thiết.
Để có được số liệu tính toán, tác giả đã:
-

Thực tập thực tế tại công ty, thu thập, phân tích số liệu và tiến hành dự báo

bằng các phương pháp san bằng số mũ, Holt, Winters.
-

Qua đó, tác giả đã chọn được phương pháp Winters là phương pháp thích

hợp với Công ty.
-

Thu thập các quy định, thông tư của chính phủ, vùng ĐBSCL và Thành phố

Cần Thơ về phát triển ngành chế biến thủy sản đến năm 2020.
-

Dựa vào dự báo các điều kiện phát triển của quốc gia và các căn cứ định

hướng phát triển của Công ty, từ đó đề xuất giải pháp phát triển cho Công ty đến
năm 2020.


Mục lục

MỤC LỤC


PHIẾU ĐỀ NGHỊ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN
NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN
NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
LỜI CẢM ƠN
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
MỤC LỤC .............................................................................................................i
DANH MỤC BẢNG........................................................................................... iv
DANH MỤC HÌNH ..............................................................................................v
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................... vi

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU ........................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề ........................................................................................................1
1.2. Mục tiêu đề tài ..................................................................................................2
1.3. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................3
1.4. Phạm vi và giới hạn ..........................................................................................3
1.5. Các nội dung chính...........................................................................................3

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ......................................................... 4
2.1. Dự báo ..............................................................................................................4
2.1.1. Khái niệm về dự báo .................................................................................4
2.1.2. Phân loại dự báo ........................................................................................4
2.1.3. Vai trò của dự báo .....................................................................................6
2.1.4. Đặc điểm của dự báo .................................................................................6
2.1.5. Các phương pháp dự báo ..........................................................................6
SVTH: Phùng Thị Mỹ Linh

i



Mục lục

2.1.6. Các phương pháp đo sai số trong dự báo ................................................12
2.1.7. Giám sát và kiểm soát dự báo .................................................................14
2.2. Các chính sách của Nhà nước phát triển ngành thủy sản ...............................15

CHƯƠNG III: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY ........................................ 17
3.1. Giới thiệu về Công ty .....................................................................................17
3.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty .............................................17
3.2.1. Quá trình hình thành của Công ty ...........................................................17
3.2.2. Những thành tựu đạt được trong những năm qua ...................................18
3.3. Lĩnh vực hoạt động ........................................................................................19
3.4. Chính sách chất lượng ....................................................................................20
3.5. Định hướng phát triển của Công ty ................................................................21
3.6. Quy trình công nghệ sản xuất.........................................................................22
3.6.1. Tiếp nhận nguyên liệu .............................................................................23
3.6.2. Cắt tiết – Rửa 1 .......................................................................................23
3.6.3. Fillet – Rửa 2 ...........................................................................................23
3.6.4. Lạng da – Chỉnh hình ..............................................................................24
3.6.5. Kiểm tra ký sinh trùng ............................................................................24
3.6.6. Rửa 3 – Phân cở ......................................................................................24
3.6.7. Xử lý phụ gia ...........................................................................................24
3.6.8. Cân – Xếp khuôn .....................................................................................25
3.6.9. Chờ đông .................................................................................................25
3.6.10. Cấp đông – Tách khuôn – Cân – Mạ băng............................................25
3.6.11. Bao gói ..................................................................................................25
3.6.12. Bảo quản thành phẩm ............................................................................26
3.7. Cơ cấu tổ chức của Công ty ...........................................................................26
3.8. Nguồn nhân lực ..............................................................................................29
3.9. Máy móc, thiết bị ...........................................................................................30

3.10. Nguồn nguyên liệu ....................................................................................... 31

SVTH: Phùng Thị Mỹ Linh

ii


Mục lục

CHƯƠNG IV: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH ................... 33
4.1. Hiện trạng công tác dự báo và tình hình hoạt động của Công ty ...................33
4.1.1. Hiện trạng công tác dự báo .....................................................................33
4.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty .........................................34
4.2. Thu thập số liệu cho dự báo ...........................................................................35

CHƯƠNG V ............................................................................................... 37
DỰ BÁO – PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ........................... 37
5.1. Chọn lựa mô hình dự báo ...............................................................................37
5.1.1. Phân tích dữ liệu......................................................................................37
5.1.2. Đề xuất phương pháp dự báo ..................................................................39
5.1.3. Tiến hành dự báo .....................................................................................39
5.2. Dự báo các điều kiện phát triển......................................................................50
5.2.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước ..............................................................50
5.2.2. Dự báo nhu cầu tiêu thụ thủy sản trên thế giới .......................................52
5.2.3. Dự báo nguồn cung cấp thủy sản trong nước .........................................52
5.2.3. Dự báo tiến bộ khoa học công nghệ ........................................................57
5.2.4. Dự báo biến động môi trường .................................................................58
5.2.5. Thời cơ và thách thức đối với xuất khẩu thủy sản nói chung và ngành
xuất khẩu cá tra vùng ĐBSCL nói riêng trong thời kỳ hội nhập ......................59
5.3. Điều kiện phát triển của Công ty ...................................................................61

5.3.1. Thuận lợi .................................................................................................61
5.3.2. Khó khăn .................................................................................................62
5.4. Phân tích điều kiện phát triển bằng ma trận SWOT ......................................63
5.5. Định hướng và đề xuất giải pháp phát triển đến năm 2020 ...........................68
5.5.1. Định hướng phát triển của Công ty .........................................................68
5.5.2. Đề xuất giải pháp phát triển Công ty đến năm 2020...............................69

CHƯƠNG VI: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................ 75
6.1. Kết luận ..........................................................................................................75
6.2. Kiến nghị ........................................................................................................ 75

SVTH: Phùng Thị Mỹ Linh

iii


Danh mục bảng

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Tình hình nhân sự của South Vina năm 2014..........................................30
Bảng 3.2: Máy móc, thiết bị......................................................................................31
Bảng 3.3: Diện tích các vùng nuôi cá tra của Công ty..............................................32
Bảng 4.1: Sản lượng xuất khẩu cá tra đông lạnh năm 2012 – 2013..........................36
Bảng 5.1: Lập công thức tính toán trên Excel của phương pháp san bằng số mũ ...40
Bảng 5.2: Dự báo bằng phương san bằng số.............................................................41
Bảng 5.3: Lập công thức tính trên Excel của phương pháp Holt..............................43
Bảng 5.4: Dự báo bằng phương pháp san bằng số mũ có điều chỉnh xu thế............44
Bảng 5.5: Bảng tính chỉ số mùa................................................................................46
Bảng 5.6: Lập công thức tính trên Excel của phương pháp Winters........................47

Bảng 5.7: Dự báo bằng phương pháp Winters..........................................................48
Bảng 5.8: Kết quả dự báo cho sản lượng tiêu thụ cá tra...........................................49
Bảng 5.9: Dự báo nhu cầu tiêu thụ cá trên thế giới đến năm 2020 (Đvt: 1000
tấn)............................................................................................................................52
Bảng 5.10: Quy hoạch sản lượng thủy sản xuất khẩu Việt Nam đến năm 2020.......54
Bảng 5.11: Dự báo quy hoạch phân bố các khu vực chế biến thủy sản trên toàn
quốc...........................................................................................................................55
Bảng 5.12: Quy hoạch nuôi cá tra vùng ĐBSCL......................................................57
Bảng 5.13: Bảng ma trận SWOT..............................................................................64
Bảng 5.14: Các chiến lược của ma trận SWOT........................................................65

SVTH: Phùng Thị Mỹ Linh

iv


Bảng chữ viết tắt

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐBSH

Đồng bằng sông Hồng

BTB và DHMT


Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Miền Trung

ĐNB

Đông Nam Bộ

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

Bộ NN và PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

BGTVT

Bộ giao thông vận tải

SVTH: Võ Thị Mỹ Linh

vi


Chương I: Giới thiệu

CHƢƠNG I

GIỚI THIỆU

1.1. Đặt vấn đề

Hiện nay, ngành thủy sản Việt Nam đang có những bước phát triển mạnh,
sản lượng nuôi trồng thủy sản và giá trị sản xuất hằng năm đều tăng trưởng. Theo
báo cáo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) kim
ngạch xuất khẩu thủy sản tăng từ 6.7 tỷ USD năm 2012 lên 6.9 tỷ USD năm 2013
và dự báo năm 2014 sẽ đạt khoảng 7 tỷ USD, trong đó xuất khẩu các sản phẩm từ cá
tra luôn chiếm tỷ trọng cao qua các năm. Từ sau vụ kiện giữa các doanh nghiệp Mỹ
và Việt Nam về việc cá basa, cá tra Việt Nam bán phá giá (khởi kiện vào tháng
1/2001 và kết quả vụ kiện vào tháng 1/2003), kể từ đó người tiêu dùng trong và
ngoài nước biết đến loại cá này nhiều hơn. Không chỉ vì giá rẻ hơn nhiều so với các
mặt hàng cá da trơn của các nước khác mà các mặt hàng cá tra còn hấp dẫn người
tiêu dùng trong và ngoài nước nhờ các món ngon được chế biến từ loại cá này.
Nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều yếu tố rủi ro cao, phát triển không bền vững,
chưa tương xứng với tiềm năng, quy hoạch chồng chéo... Chỉ tính riêng địa bàn Cần
Thơ, năm 2012 sau vụ vỡ nợ của Công ty TNHH An Khang thì hàng loạt doanh
nghiệp trên địa bàn cũng lâm vào tình trạng tương tự như Công ty TNHH Xuất nhập
khẩu thủy sản Thiên Mã, Công ty cổ phần thủy sản Bình An,...Theo Sở Công
Thương cũng trên địa bàn Cần Thơ đến nay, có 30 doanh nghiệp chế biến, xuất
khẩu thủy sản; trong đó, hiện có 22 doanh nghiệp là sản xuất có hiệu quả, 2 doanh
nghiệp đang lỗ và còn lại thì đang sản xuất cầm chừng. Để khắc phục vấn đề đó,
mỗi doanh nghiệp phải có những hướng đi đúng, những chiến lược quản lý tốt và
hiệu quả quá trình sản xuất, đáp ứng tốt nhu cầu thị trường và khai thác mọi tiềm
SVTH: Phùng Thị Mỹ Linh

1


Chương I: Giới thiệu
năng, nhằm giảm thiểu chi phí sản xuất, tối đa hóa lợi nhuận, tạo uy tín và chất
lượng sản phẩm trên thị trường quốc tế thì doanh nghiệp mới có thể cạnh tranh và
phát triển.

Có thể nói công tác dự báo là “hạt nhân” trong các kế hoạch hoạt động và
phát triển của mọi mô hình doanh nghiệp. Trong quản lý vật tư, tồn kho hay lập kế
hoạch sản xuất: dự báo nhu cầu cho một sản phẩm giúp ta quản lý nhu cầu vật tư và
thành phẩm, lập kế hoạch cho quá trình sản xuất, …Đối với kinh tế, dự báo cung
cấp thông tin về sự tăng trưởng về kinh tế, nạn thất nghiệp, tỉ lệ lạm phát,… ảnh
hưởng đến sự sống còn của chính phủ và doanh nghiệp cho việc lập kế hoạch cho
tương lai. Trong chính sách tài chính, dự báo cung cấp thông tin về lãi suất, giá sản
phẩm. Nhưng trên thực tế, mỗi doanh nghiệp có một ngành nghề và cách quản lý
khác nhau nên việc lựa chọn một phương pháp dự báo thích hợp nhằm dự báo chính
xác, giảm rủi ro là vấn đề thực sự cần thiết. Công ty South Vina là Công ty chuyên
nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu các loại thủy sản với quy mô lớn. Vì thế, việc lựa
chọn mô hình dự báo thích hợp cho Công ty là rất quan trọng và cần thiết. Hơn nữa,
Công ty cũng cần có sự quy hoạch phát triển dài hạn phù hợp với định hướng phát
triển của quốc gia và của vùng. Do vậy, em chọn đề tài “ Dự báo và đề xuất giải
pháp phát triển đến năm 2020 - Công ty TNHH Công nghiệp Thủy sản Miền
Nam (South Vina)” làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
1.2. Mục tiêu đề tài
-

Khảo sát và đánh giá phương pháp dự báo hiện tại của Công ty

-

Thu thập số liệu sản lượng xuất khẩu thủy sản trong những năm gần đây

-

Xử lí số liệu và lựa chọn mô hình dự báo hợp lý

-


Đề xuất giải pháp phát triển cho Công ty đến năm 2020.

SVTH: Phùng Thị Mỹ Linh

2


Chương I: Giới thiệu
1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Đề tài được thực hiện thông qua việc thực tập thực tế tại công ty để tìm hiểu
tổng quan về tình hình sản xuất, khảo sát công tác dự báo, thu thập số liệu cần thiết
cho đề tài
- Phương pháp dự báo nhu cầu: dựa vào thông tin dữ liệu trong quá khứ, tiến
hành thực hiện nghiên cứu các mô hình nhằm tìm ra mô hình dự báo tối ưu, có sự
chênh lệch thấp nhất giữa số liệu dự báo và thực tế
- Dựa vào số liệu thu thập được tiến hành lựa chọn mô hình dự báo thích hợp
- Thu thập các quy định, thông tư của chính phủ, vùng ĐBSCL và Thành phố Cần
Thơ về phát triển ngành chế biến thủy sản đến năm 2020,
- Dựa vào dự báo các điều kiện phát triển của quốc gia và các căn cứ định hướng
phát triển của Công ty, từ đó đề xuất giải pháp phát triển cho Công ty đến năm
2020.
1.4. Phạm vi và giới hạn
Do thời gian thực hiện đề tài có hạn nên đề tài chỉ dự báo sản phẩm fillet thịt
trắng và dựa trên chiến lược xuất khẩu cá tra của Nhà nước xây dựng giải pháp cho
Công ty đến năm 2020
1.5. Các nội dung chính
Chương I: Giới thiệu
Chương II: Cơ sở lý thuyết
Chương III: Tổng quan về công ty

Chương IV: Tình hình sản xuất kinh doanh
Chương V: Dự báo – phân tích và đề xuất giải pháp
Chương VI: Kết luận và kiến nghị

SVTH: Phùng Thị Mỹ Linh

3


Chương II: Cơ sở lý thuyết

CHƢƠNG II

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1. Dự báo
2.1.1. Khái niệm về dự báo
Dự báo là một khoa học và nghệ thuật tiên đoán các sự việc sẽ xảy ra trong
tương lai, trên cơ sở phân tích khoa học về các dữ liệu đã thu thập được. Khi tiến
hành dự báo cần căn cứ vào việc thu thập, xử lý số liệu trong quá khứ và hiện tại để
xác định xu hướng vận động của các hiện tượng trong tương lai nhờ vào một số mô
hình toán học (Định lượng). Tuy nhiên dự báo cũng có thể là một dự đoán chủ quan
hoặc trực giác về tương lai (Định tính) và để dự báo định tính được chính xác hơn,
người ta cố loại trừ những tính chủ quan của người dự báo.
Dự báo giúp các nhà lãnh đạo ra các quyết định về chính sách, quyết định về
sản phẩm, quy trình công nghệ, quyết định về nguồn lực như máy móc thiết bị cũng
như quyết định về vận hành hệ thống. Dự báo giúp các nhà quản lý hoạch định các
kế hoạch như kế hoạch tài chính, kế hoạch tiếp thị, kế hoạch sản xuất.
2.1.2. Phân loại dự báo
2.1.2.1. Căn cứ vào thời gian dự báo

 Dự báo ngắn hạn: Dự báo có khoảng thời gian rất ngắn, có thể tuần,
tháng...đến đến dưới một năm. Dự báo loại này thường được dùng cho các quyết
định mua sắm, điều độ công việc, phân giao nhiệm vụ, cân đối các mặt trong quản
trị tác nghiệp.

SVTH: Phùng Thị Mỹ Linh

4


Chương II: Cơ sở lý thuyết
 Dự báo trung hạn: Dự báo có khoảng thời gian dự báo thường từ 12 tháng
đến ba năm. Loại dự báo này cần thiết cho việc lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch bán
hàng, dự thảo ngân sách, kế hoạch tiền mặt, huy động các nguồn lực...
 Dự báo dài hạn: Dự báo cho khoảng thời gian từ ba năm trở lên. Loại dự
báo này cần cho việc lập các dự án sản xuất sản phẩm mới, lựa chọn các dây chuyền
công nghệ, thiết bị mới, mở rộng doanh nghiệp...
2.1.2.2. Căn cứ vào nội dung công việc dự báo
 Dự báo kinh tế: Dự báo do các cơ quan nghiên cứu, cơ quan dịch vụ thông
tin, các bộ phận tư vấn kinh tế nhà nước thực hiện. Những chỉ tiêu này có giá trị lớn
trong việc hỗ trợ, tạo tiền đề cho công tác dự báo trung hạn, dài hạn của các doanh
nghiệp.
 Dự báo kỹ thuật công nghệ: Dự báo này đề cập đến mức độ phát triển khoa
học kỹ thuật trong tương lai. Loại này rất quan trọng đối với các ngành có hàm
lượng kỹ thuật cao như năng lượng nguyên tử, tàu vũ trụ, dầu lửa, máy tính, nghiên
cứu không gian, điện tử,... Dự báo kỹ thuật, công nghệ thường do các chuyên gia
trong các lĩnh vực đặc biệt thực hiện.
 Dự báo nhu cầu: Thực chất của dự báo nhu cầu là dự kiến, tiên đoán về
doanh số bán ra của doanh nghiệp, loại dự báo này được các nhà quản trị sản xuất
đặc biệt quan tâm. Dự báo nhu cầu giúp cho các doanh nghiệp xác định được các

loại và số lượng sản phẩm, dịch vụ mà họ cần tạo ra trong tương lai. Thông qua dự
báo nhu cầu các doanh nghiệp sẽ quyết định được quy mô sản xuất, hoạt động của
công ty, là cơ sở để dự kiến về tài chính, tiếp thị, nhân sự.
2.1.2.3. Căn cứ vào mô hình dự báo
 Dự báo định tính: Phương pháp dự báo không sử dụng các mô hình toán
học riêng lẻ mà dựa vào ý kiến của một hay nhiều cá nhân để tiến hành dự báo.
 Dự báo định lƣợng: Khi số liệu thu thập được là có giá trị sử dụng trong
việc lập kế hoạch, hoặc có đầy đủ các số liệu cần thiết thì thông qua các phương
pháp dự báo, các mô hình dự báo đã được nghiên cứu người ta ứng dụng để tính

SVTH: Phùng Thị Mỹ Linh

5


Chương II: Cơ sở lý thuyết
toán ra được các giá trị cụ thể cho các hoạt động trong tương lai thì gọi là dự báo
định lượng.
2.1.3. Vai trò của dự báo
Phương pháp dự báo có thể dự đoán các yếu tố trong tương lai như doanh
thu, chi phí, lợi nhuận, giá cả, … Thực tế đã cho thấy nhiều bài học về dự đoán sai
của các chuyên gia đầu ngành của như của dư luận quần chúng. Thế nhưng lại
không thể không dự báo, thậm chí nó còn là “hạt nhân” trong các kế hoạch hoạt
động và phát triển của mọi mô hình doanh nghiệp. Doanh nghiệp càng lớn thì vai
trò của dự báo càng quan trọng. Người ta thường nhấn mạnh, một phương pháp tiếp
cận hiệu quả đối với dự báo là một phần quan trọng trong hoạch định.
2.1.4. Đặc điểm của dự báo
-

Tính nhân – quả trong quá khứ vẫn được giữ nguyên trong tương lai


-

Các dự báo rất hiếm khi được hoàn hảo, cần phải tính tới sai số cho phép

-

Dự báo cho nhóm đối tượng thường chính xác hơn là dự báo cho từng đối tượng

riêng lẻ
-

Độ chính xác của dự báo giảm khi kéo dài thời gian dự báo.
2.1.5. Các phƣơng pháp dự báo
Các phương pháp dự báo thường chia thành 2 nhóm chính là phương pháp

định tính và phương pháp định lượng.
2.1.5.1. Các phƣơng pháp định tính
Các phương pháp dự báo định tính là các phương pháp dự báo bằng cách phân
tích định tính dựa vào suy đoán, cảm nhận. Các phương pháp này phụ thuộc nhiều
vào trực giác, kinh nghiệm và sự nhạy cảm của nhà quản trị trong quá trình dự báo,
chỉ mang tính phỏng đoán, không định lượng.. Tuy nhiên chúng có ưu điểm là đơn
giản, dễ thực hiện thời gian nghiên cứu dự báo nhanh, chi phí dự báo thấp và kết
quả dự báo trong nhiều trường hợp cũng rất tốt.

SVTH: Phùng Thị Mỹ Linh

6



Chương II: Cơ sở lý thuyết

Sau đây là một số phương pháp dự báo định tính chủ yếu:
 Lấy ý kiến của ban điều hành
Trong phương pháp này, cần lấy ý kiến của các nhà quản trị cao cấp , những
người phụ trách các công việc quan trọng thường hay sử dụng các số liệu thống kê,
chỉ tiêu tổng hợp của doanh nghiệp. Ngoài ra cần lấy thêm ý kiến đánh giá của các
cán bộ điều hành marketing, kỹ thuật, tài chính và sản xuất.
 Lấy ý kiến của những ngƣời bán hàng
Những người bán hàng là người hiểu rõ nhu cầu và thị hiếu của người tiêu
dùng của người tiêu dùng. Họ có thể dự báo được lượng hàng hoá, dịch vụ có thể
bán được trong tương lai tại khu vực mình bán hàng.
Tập hợp ý kiến của nhiều người bán hàng tại nhiều khu vực khác nhau, có
thể dự báo nhu cầu hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp.
 Lấy ý kiến của ngƣời tiêu dùng
Đây là phương pháp lấy ý kiến khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng
của doanh nghiệp. Việc nghiên cứu thường do bộ phận nghiên cứu thị trường thực
hiện bằng nhiều hình thức như tổ chức các cuộc điều tra lấy ý kiến của khách hàng,
phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn qua điện thoại, gửi phiếu điều tra tới gia đình hoặc
cơ sở tiêu dùng.
 Phƣơng pháp Delphi
Phương pháp chuyên gia là phương pháp thu thập và xử lý những đánh giá
dự báo bằng cách tập hợp và hỏi ý kiến các chuyên gia giỏi thuộc một lĩnh vực hẹp
của khoa học - kỹ thuật hoặc sản xuất, dựa trên cơ sở đánh giá tổng kết kinh
nghiệm, khả năng phản ánh tương lai một cách tự nhiên của các chuyên gia giỏi và
xử lý thống kê các câu trả lời một cách khoa học.

SVTH: Phùng Thị Mỹ Linh

7



Chương II: Cơ sở lý thuyết
2.1.5.2. Các phƣơng pháp định lƣợng
Phương pháp định lượng dựa trên cơ sở của toán học và thống kê để dự báo
nhu cầu trong tương lai, bao gồm các mô hình dự báo theo chuỗi thời gian và mô
hình nhân quả.
 Các dữ liệu theo thời gian thƣờng biến động theo các mô hình sau:

Hình 2.1 : Các mô hình dữ liệu theo thời gian
-

Xu hướng: Số liệu tăng (giảm) rõ rệt trong suốt thời gian nghiên cứu.

-

Mùa vụ: Số liệu thay đổi theo kỳ ngắn hạn thường là theo từng mùa.

-

Chu kỳ: Sự biến đổi theo kỳ.

-

Biến đổi không theo quy luật: Theo tình huống bất thường.

-

Biến đổi ngẫu nhiên: Xảy ra tình cờ.


Một số phƣơng pháp định lƣợng thƣờng dùng trong dự báo:
 Mô hình thô (Naive model):
Dự báo cho giai đoạn tới bằng với giá trị thực tế của giai đoạn vừa qua
Công thức tính:

Ft  At 1

Trong đó:
Ft

: Nhu cầu dự báo chu kỳ t

At-1 : Nhu cầu thực tế chu kỳ t-1
SVTH: Phùng Thị Mỹ Linh

8


Chương II: Cơ sở lý thuyết


Ưu điểm: đơn giản



Ứng dụng: quyết định nhanh



Mẫu thích hợp: các nhu cầu ít có sự thay đổi từ chu kỳ này sang chu kỳ khác




Không thích hợp: mẫu có ảnh hưởng mùa, có yếu tố ngẫu nhiên

 Mô hình thô mở rộng (Crude model expansion)
Khi dữ liệu về nhu cầu thực tế có tính xu thế

F t = A t 1 + P (A t 1 − A t 2 )
Trong đó:
Ft Nhu cầu dự báo chu kỳ t
At 1 Nhu cầu thực tế chu kỳ t-1
At 2 Nhu cầu thực tế chu kỳ t-2

P

Tỉ lệ thay đổi giữa hai giai đoạn (tự chọn)

 Trung bình số học (Arithmetic Average)
n

Công thức tính:

A  A2  ...  An
Ft  1

n

A
i 1


i

n

Trong đó:
Ft : Nhu cầu dự báo chu kỳ t
Ai : Nhu cầu thực tế chu kỳ thứ i
n: Số chu kỳ
 Ưu điểm: Đơn giản làm trơn các ảnh hưởng ngẫu nhiên
 Ứng dụng: Quyết định nhanh
 Mẫu thích hợp: Các tình huống ổn định, số liệu ổn định và phân phối một
cách ngẫu nhiên
 Không thích hợp: Mẫu dữ liệu có ảnh hưởng mùa
 Bình quân di động (Moving Average)
n

Công thức tính:
SVTH: Phùng Thị Mỹ Linh

At i
At 1  At 2  ...  At  n 
i 1
Ft 

n
n

9



Chương II: Cơ sở lý thuyết
Trong đó:
Ft : Nhu cầu dự báo chu kỳ t
At-i : Nhu cầu thực tế chu kỳ thứ t-i
n: số chu kỳ sử dụng cho dịch chuyển trung bình
 Ưu điểm: Dung hòa ưu nhược điểm của 2 phương pháp trên
 Ứng dụng: Quyết định nhanh
 Mẫu thích hợp: Thích hợp cho các dự báo theo xu hướng
 Không thích hợp: Mẫu yếu tố ngẫu nhiên, các dự báo có ảnh hưởng bởi các
yếu tố mùa.
 Phƣơng pháp bình quân di động có trọng số (Weighted Moving Average)
Công thức tính:

Ft  w0 At 1  w1 At 2  w2 At 3  ...  wn1 At n
Trong đó:

n 1

wt : trọng số ở từng thời điểm t
 Phƣơng pháp san bằng số mũ đơn
Công thức tính:

w
i 0

i

1


Ft  At 1  (1   ) Ft 1

Trong đó:
Ft: dự báo nhu cần cho giai đoạn t;
Ft-1: dự báo của giai đoạn ngay trước đó;
At-1: nhu cầu thực tế của giai đoạn ngay trước đó;
: hệ số san bằng ( 0 <  < 1) và có thể được chọn theo phương pháp thử
sai.
 Phƣơng pháp san bằng số mũ có điều chỉnh xu thế (Holt)
Chuỗi san bằng số mũ hoặc ước lượng giá trị hiện hành
Ước lượng giá trị

Ft 1  At  (1   )( Ft  Tt )

Ước lượng xu thế

Tt 1   ( Ft 1  Ft )  (1   )Tt

SVTH: Phùng Thị Mỹ Linh

10


Chương II: Cơ sở lý thuyết

H t m  Ft 1  mTt 1

Dự báo cho m giai đoạn tiếp theo
Trong đó:
Ft


Giá trị san bằng mới

α

Hệ số san bằng số mũ (0 < α < 1)

At

Giá trị thực tại thời điểm t

Tt

Ước lượng xu thế



Hệ số san bằng số mũ để ước lượng xu thế (0 <  < 1)

m

Số lượng giai đoạn dự báo trong tương lai

Ht+m Giá trị dự báo cho m giai đoạn tiếp theo
 Phƣơng pháp san bằng số mũ có điều chỉnh xu thế và mùa vụ (Winters)
Chuỗi san bằng số mũ

Ft  

At

 (1   )( Ft 1  Tt 1 )
St  p

Ước lượng tính mùa vụ

St  

At
 (1   ) St  p
Ft

Ước lượng xu thế

Tt   ( Ft  Ft 1 )  (1   )Tt 1

Dự báo cho m giai đoạn tiếp theo

Wt  m  ( Ft  mTt )St  m  p

Trong đó:
Ft

Giá trị san bằng mới;

α

Hệ số san bằng số mũ (0<α <1);

At


Giá trị thực tại thời điểm t;

St

Ước lượng thời vụ;



Hệ số san bằng số mũ để ước lượng mùa vụ (0< <1);

Tt

Ước lượng xu thế;



Hệ số san bằng số mũ để ước lượng xu hướng (0< <1);

m

Số lượng giai đoạn dự báo trong tương lai;

p

Số lượng giai đoạn trong chu kỳ mùa vụ;

Wt+m Giá trị dự báo Winter cho m giai đoạn tiếp theo.

SVTH: Phùng Thị Mỹ Linh


11


Chương II: Cơ sở lý thuyết
 Mô hình phân ly (Decomposition Model)
Dữ liệu theo quý: MAt = (Yt-2 + Yt-1 + Yt + Yt+1)/4
Dữ liệu theo tháng: MAt = (Yt-6 + Yt-5 + …+ Yt + Yt+1 +…Yt+5)/12
Bình quân di động trung tâm: CMAt = (MAt + MAt+1)/2
Yếu tố mùa SF = Yt/CMAt
Chỉ số mùa: SI =  yếu tố mùa cùng tên/n
Doanh thu hiệu chỉnh

Yt’=Yt/SI

Đường hồi quy

F’=  + X

Trong đó:

n

 

X Y
i 1
n

i


X
i 1

X 

i

2
i

 nXY
 nX

  Y’ X

2

n

1
 Xi
n i 1

1
Y’  n

n




i 1

Y’i

n: Số lượng số liệu có được trong quá khứ
X: Thứ tự thời gian (năm) trong dãy số, đánh theo thứ tự tự nhiên từ 1 trở
lên
Y’: Doanh thu hiệu chỉnh
Dự báo cho giai đoạn tiếp theo:

F= F’ x SI

2.1.6. Các phƣơng pháp đo sai số trong dự báo
Để đánh giá kết quả dự báo người ta thường dùng các chỉ số sau:
2.1.6.1. Độ lệch tuyệt đối trung bình (Mean Absolute Deviation)
Đây là một chỉ số đo lường sai số dự báo, dễ tính toán và hay được sử dụng
trong thực tế.

SVTH: Phùng Thị Mỹ Linh

12


×