Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CHUNG Ở TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI XÃ QUẢNG HỢP HUYỆN QUẢNG XƯƠNG TỈNH THANH HÓA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (380.4 KB, 73 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Khoa công tác xã hội

LỜI MỞ ĐẦU
Thực hiện đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đưa đất nước ta phát
triển theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa. Với mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh,
xã hội công bằng, dân chủ văn minh”, thì việc thực hiện tốt chính sách xã hội có
ý nghĩa rất quan trọng. Thực hiện tốt chính sách xã hội là điều kiện để ổn định
xã hội và là cơ sở tiền đề thúc đẩy tăng trưởng xã hội.
Trong những năm qua, cùng với việc chăm lo phát triển kinh tế. Đảng và
Nhà nước ta luôn luôn quan tâm tới việc thực hiện tốt các chính sách xã hội. Đặc
biệt là chính sách ưu đãi xã hội. Đảng và Nhà nước ta chủ trương lấy việc phát
triển con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội. Đặt
con người vào vị trí trung tâm, khơi dậy mọi tiềm năng của cá nhân và của cả
cộng đồng. Kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội. Coi
phát triển kinh tế là cơ sở là tiền đề thực hiện các chính sách xã hội. Thực hiện
tốt chính sách xã hội làm cơ sở cho việc tăng trưởng kinh tế bền vững.
Để trang bị cho bản thân những kiến thức về lĩnh vực công tác xã hội.
Nhằm thực hiện cho học tập và công tác sau này. Được sự giới thiệu của nhà
trường Đại học Lao Động - Xã Hội và sự đồng ý của cơ quan. Em đã về Trung
tâm Bảo trợ Xã hội xã Quảng Hợp huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa thực
tập với thời gian là 18 tuần (từ 7/11/2011 đến 25/3/2012). Trong thời gian thực
tập tại trung tâm, được sự quan tâm giúp đỡ của các bác, các cô, các chú, Em đã
đi sâu vào tìm hiểu về tình hình hoạt động trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng
điều trị và phục hồi chức năng cho người tâm thần tại trung tâm. Do trình độ,
kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm còn có hạn nên báo cáo thực tập tốt
nghiệp khó tránh khỏi sơ xuất và thiếu xót. Kính mong thầy cô đóng góp ý kiến
để bài báo cáo hoàn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của : Trung tâm Bảo trợ
Xã hội xã Quảng Hợp huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa, Khoa Công tác xã


hội trường Đại học Lao động Xã hội đặc biệt là sự hướng dẫn của hai giảng
Lớp Đ4CT3

1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Khoa công tác xã hội

viên: Th.s Nguyễn Trung Hải và Th.s Nguyễn Minh Tuấn đã giúp em hoàn
thành bản báo cáo tốt nghiệp này. Do còn nhiều hạn chế trong kiến thức và thực
tế nên bài báo cáo còn nhiều thiếu sót kính mong thầy cô xem xét và thông cảm.
Em xin chân thành cảm ơn !
Sinh viên
Trần Thị Phương Thảo

Lớp Đ4CT3

2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Khoa công tác xã hội

NỘI DUNG
PHẦN I :KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CHUNG Ở TRUNG TÂM
BẢO TRỢ XÃ HỘI XÃ QUẢNG HỢP HUYỆN QUẢNG
XƯƠNG TỈNH THANH HÓA.

1. Đặc điểm tình hình tại Trung tâm Bảo trợ xã hội xã Quảng Hợp,
huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa
1.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của Trung tâm Bảo trợ xã
hội xã Quảng Hợp huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa.
- Tên đơn vị: TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI TỈNH THANH HÓA.
- Địa điểm trụ sở: Xã Quảng Hợp, huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa.
- Quá trình thành lập:
Trung tâm Bảo trợ xã hội là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Lao
động TBXH Thanh Hóa. Trung tâm Bảo trợ xã hội Thanh Hóa ngày nay có tiền
thân là Khu cứu tế xã hội. Năm 1984 tháp nhập trường trẻ em câm điếc ở Quảng
Thành huyện Quảng Xương vào Trung tâm Bảo trợ xã hội Thanh Hóa. Đến năm
1995 thấp nhập Khu điều dưỡng người tâm thần Vĩnh Lộc vào Trung tâm với
nhiệm vụ chính trị được giao thời kỳ này là: Tiếp nhận- quản lý- điều trị- nuôi
dưỡng và phục hồi chức năng cho các đối tượng chính sách xã hội bao gồm: Bố,
mẹ , vợ, con liệt sĩ đơn thân, cán bộ hưu trí, mất sức lao động không có gia đình
riêng, người mù lòa, câm điếc, trẻ em tàn tật nhiễm chất độc Dioxin, người già
cô đơn không tự lập được cuộc sống, người lang thang cơ nhỡ và người tâm thần
mãn tính.
Tháng 12 năm 2007 Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa có quyết định
chuyển số đối tượng xã hội về Trung tâm Bảo trợ xã hội số II ( Quảng Thọ,
Quảng Xương, Thanh Hóa ) đồng thời giao bổ sung nhiệm vụ cho Trung tâm:
Tiếp nhận, điều trị, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, người
nhiễm HIV có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, không nơi nương tựa trong toàn

Lớp Đ4CT3

3


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Khoa công tác xã hội

tỉnh. Do chưa có cơ sở vật chất đảm bảo cho công tác nuôi dưỡng quản lý nên
Trung tâm chưa tiếp nhận đối tượng trẻ em mồ côi, người nhiễm HIV.
Hiện nay, đối với Trung tâm ngoài việc thực hiện nhiệm vụ chính trị
thường xuyên, Trung tâm cũng đã tiến hành các đại hội kiện toàn các cấp của
Đảng và đoàn thể; đồng thời đơn vị cũng đã chuẩn bị các điều kiện cần thiết để
ra mắt khoa Phục hồi chức năng và dạy nghề theo quyết định của Giám đốc Sở
và thành lập chi bộ lâm thời của khoa này theo sự chuẩn y của Thường vụ
Huyện ủy Quảng Xương. Tình hình tiếp nhận đối tượng cũng có nhiều biến
động và thay đổi. Song bằng sự sáng tạo, năng động và quyết tâm, dưới sự lãnh
đạo của BCH Đảng ủy, Ban lãnh đạo đơn vị và sự nổ lực cố gắng, đoàn kết, nhất
trí của toàn thể cán bộ nhân viên, trong những năm qua Trung tâm đã đạt được
những kết quả trên các lĩnh vực công tác được giao.
1.2. Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến hoạt động An sinh
xã hội
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
Trung tâm Bảo trợ xã hội thuộc Sở Lao động - TBXH Thanh hóa, Trung
tâm đứng chân trên địa bàn 2 xã Quảng hợp và Quảng Ninh, huyện Quảng
Xương, tỉnh Thanh Hóa; cách TP Thanh Hoá 17 km về phía Nam, là một trong
những Trung tâm có quy mô lớn trong cả nước (Trung tâm hạng I theo QĐ số
2631/QĐ-UBND ngày 31/8/2007 của Chủ tịch UBND Tỉnh).
Đơn vị có tổng diện tích đất tự nhiên là: 49.814,6m2 được chia thành 2
khu:
Khu A: 35.058m2 dùng vào việc nuôi dưỡng, quản lý đối tượng và trụ sở
làm việc của cơ quan.
Khu B: 14.776m2 là khu ở của CBVC và đất ruộng, đất ao dùng cho việc
PHCN lao động cho các đối tượng.
Tổng diện tích xây dựng đến năm 2009 là: 7.328m2.

Theo quy định tại Điều 11 của Nghị định 68/2008/NĐ-CP của Chính phủ;
Diện tích đất của Trung tâm Bảo trợ xã hội Thanh Hóa đảm bảo theo quy định
Lớp Đ4CT3

4


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Khoa công tác xã hội

nhưng tổng diện tích phòng ở của đối tượng hiện nay là 1.843,6m 2, với diện tích
hiện có chỉ đảm bảo phòng ở cho khoảng 330 đối tượng (theo tiêu chuẩn
6m2/ĐT) trong khi đó đối tượng thường xuyên có mặt tại đơn vị gần 400 đối
tượng, gây quá tải về chỗ ở. Còn lại khoảng 150 đối tượng được đơn vị luân
phiên cho về gia đình theo đề nghị và cam kết của gia đình.
1.2.2. Điều kiện kinh tế
Hàng năm các chỉ tiêu kinh tế- văn hóa xã hội luôn được hoàn thành tốt
theo niệm vụ được giao.
Trung tâm Bảo trợ xã hội là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Lao
động TBXH Thanh Hóa nên các chế độ chính sách đều do nhà nước chi trả nên
nguồn ngân sách cho hoạt động của trung tâm luôn được đảm bảo.
1.2.3. Đặc điểm văn hoá xã hội
- Về văn hoá:
Trung tâm luôn quan tâm, chia sẻ và hỗ trợ đối tượng thể hiện tình cảm,
suy nghĩ, ý tưởng và sự sáng tạo; họ có cơ hội tham gia vào các hoạt động tôn
giáo và xã hội và tôn trọng quyền tự do về tôn giáo, tín ngưỡng trong khuôn khổ
pháp luật Việt Nam; Có quyền lựa chọn tôn giáo mà không bị phân biệt đối xử,
không bị ép buộc theo một tôn giáo.
Đối tượng được tham gia vào các hoạt động thể thao, vui chơi, giải trí phù

hợp với lứa tuổi; Được tạo điều kiện để làm quen, kết bạn với những người sống
xung quanh, gặp gỡ với gia đình hoặc những người thân, bạn bố.
Vào các năm chẵn kỷ niệm ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2, Trung tâm có
tổ chức hội thi văn nghệ cho đối tượng nuôi dưỡng tập trung.
- Về xã hội:
Mạng lưới cơ sở y tế được đầu tư cả về cơ sở vật chất và cơ cấu cán bộ
như: trang bị những thiết bị y tế hiện đại, khám chữa bệnh cho những đối tượng
chính sách xã hội ngày càng được mở rộng. Nói chung Trung tâm đã và đang
ngày càng phát triển về cả kinh tế- văn hóa và xã hội.

Lớp Đ4CT3

5


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Khoa công tác xã hội

1.3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm Bảo trợ xã hội
Thanh Hóa.
1.3.1. Chức năng
Quản lý, điều trị, nuôi dưỡng và Phục hồi chức năng cho các đối tượng là
Người tâm thần mãn tính, trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, và người bị nhiễm
HIV có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.Tuy nhiên nay đơn vị chỉ quản lý, điều trị,
nuôi dữơng và Phục hồi chức năng cho các đối tượng là Người tâm thần mãn
tính còn việc quản lý đối tượng trẻ em bị bỏ rơi, mồ côi và người bị nhiễm HIV
có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn chưa có cơ sở vật chất để thực hiện.
1.3.2. Nhiệm vụ:
Tổ chức và tiếp nhận và nuôi dưỡng hơn 500 đối tượng là người bị bệnh

tâm thần mãn tính có hoàn cảnh khó khăn không nơi nương tựag tại các xã,
huyện, thị trấn thuộc tỉnh Thanh Hóa.
Chăm sóc và nuôi dưỡng các bệnh nhân theo mô hình tập trung,
Chăm sóc sức khoẻ cho các đối tượng.
Phối kết hợp chặt chẽ giữa trung tâm với địa phương, thân nhân và các
đoàn thể xã hội để chăm sóc, nuôi dưỡng bệnh nhân về mọi mặt khi ở Trung
tâm.
Tổ chức tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả, đúng đối tượng nguồn viện trợ
của các tổ chức từ thiện trong và ngoài nước.
Ngoài chức năng, nhiệm vụ chung trên, Trung tâm còn phân chia các
nhiệm vụ cho các phòng ban.
Đứng đầu Trung tâm là giám đốc Lê Xuân Lập là người có quyền quyết
định cao nhất trong Trung tâm, trực tiếp chỉ đạo các phòng ban đồng thời là
người đưa ra các quyết định đúng đắn, là người có năng lực, lòng nhiệt tình
trong công việc đã đưa Trung tâm phát triển không ngừng. Dưới giám đốc có 3
phó giám đốc. Thứ nhất là phó giám đốc khiêm Phó bí thư Đảng ủy Đỗ Hồng
Lớp Đ4CT3

6


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Khoa công tác xã hội

Cầu chuyên trách quản lý hai khoa Dinh dưỡng và khoa PHCD & DN, bác là
người có chuyên môn cao trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ của
đối tượng và bác còn giúp việc đắc lực cho giám đốc. Thứ hai là phó giám đốc
khiêm chủ tịch hội Cựu chiến binh bác Nguyễn Văn Duyến phụ trách khoa 2
(Tâm thần nữ) và Khoa 3 (Tâm thần Nam). Cuối cùng là phó giám đốc khiêm

chủ tịch công đoàn Nguyễn Ngọc Tuy phụ trách khoa 4 (Tâm thần nam) và khoa
1 (Tâm thần nam).
* Phòng tổ chức hành chính: Là phòng chịu sự quản lý của Ban giám đốc,
có nhiệm vụ:
- Quản lý biên chế, lao động tiền lương, quản lý hồ sơ cán bộ.
- Tham mưu cho Ban giám đốc trong công tác thi đua khen thưởng và thực
hiện các chế độ chính sách cán bộ.
- Tổ chức hướng dẫn việc tuyên truyền phổ biến các chủ trương chính sách
của Đảng và Nhà nước. Động viên cán bộ công nhân viên và đối tượng nuôi
dưỡng chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, nội
quy kỷ luật của trung tâm.
- Quản lý hồ sơ đối tượng, báo cáo thống kê đối tượng hàng quý. Quản lý
đăng ký, cắt hộ khẩu của đối tượng sống trong trung tâm.
- Kiểm tra tình hình đời sống của đối tượng trước khi vào trung tâm. Làm
thủ tục vào trung tâm của đối tượng.
- Quản lý toàn bộ cơ sở vật chất của đơn vị, quản lý tài sản được giao của
phòng.
- Quản lý con dấu của Trung tâm, quản lý công văn, lưu trữ hồ sơ, tài liệu,
viết giấy giới thiệu.
- Thực hiện kiểm kê tài sản của đơn vị hàng năm đúng quy định.
- Bảo vệ cơ quan, giữ gìn an ninh chính trị- trật tự an toàn xã hội trong và
ngoài đơn vị.
Lớp Đ4CT3

7


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Khoa công tác xã hội


- Tổ chức thực hiện và duy trì nội quy làm việc, trật tự vệ sinh khu hành chính.
- Cung cấp phương tiện, điều kiện làm việc cho cán bộ công nhân viên, đáp
ứng các nhu cầu về nuôi dưỡng, giáo dục đối tượng theo chế độ chính sách và
điều kiện của đơn vị.
- Xây dựng kế hoạch kinh phí của phòng. Tổng hợp và xây dựng kế hoạch
kinh phí của đơn vị hàng năm, hàng quý.
- Quản lý các nguồn kinh phí, đảm bảo thu - chi theo đúng Luật ngân sách
và chế độ hiện hành của nhà nước.
- Tổng hợp báo cáo hàng quý, năm.
- Xếp lịch trực quản lý đơn vị, quản lý đối tượng trong ngày nghỉ, lễ, tết,
quản lý đối tượng ngoài giờ.
- Mở rộng quan hệ đối ngoại để xin thêm nguồn viện trợ cho đối tượng.
* Phòng y vụ - trạm y tế có nhiệm vụ:
- Quản lý sức khoẻ đối tượng và cán bộ, nhân viên. Phòng chống dịch
bệnh, bảo vệ môi trường sống của toàn đơn vị.
- Khám và điều trị các bệnh thông thường, chăm sóc đối tượng khi ốm đau
tại trung tâm, nằm viện…
- Giải quyết cấp cứu khi cán bộ nhân viên bị ốm đau đột xuất trong giờ
hành chính.
- Tiếp nhận nuôi dưỡng đối tượng. Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp
với lứa tuổi theo khả năng tài chính được cấp.
- Quản lý bữa ăn hàng ngày của đối tượng về số lượng và chất lượng. Hàng
tháng thanh quyết toán kịp thời chế độ ăn của đối tượng.
- Chăm lo cho đối tượng trong những ngày lễ, tết của dân tộc theo chế độ.

Lớp Đ4CT3

8



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Khoa công tác xã hội

- Phối hợp với phòng tổ chức hành chính mua sắm cấp phát kịp thời các
trang bị cho đối tượng tổ chức quanr lý vui chơi giải trí trong những dịp lễ, tết,
nghỉ hè hàng năm.
- Tuyên truyền giữ gìn vệ sinh và bảo vệ tài sản của cá nhân, của gia đình,
của Trung tâm và nơi công cộng. Tổ chức cho đối tượng chăm sóc vườn hoa,
cây cảnh vệ sinh môi trường.
- Tổ chức tăng gia chăn nuôi, trồng trọt của khu trung tâm để cải thiện đời
sống cho đối tượng.
- Quản lý giờ ăn, ngủ, lao động, vui chơi, học tập của đối tượng.
- Xây dựng kế hoạch kinh phí của phòng hàng năm và hàng quý.
- Quản lý và sử dụng tốt tài sản được giao của phòng.
- Mở rộng mối quan hệ để xin viện trợ cho đối tượng.
-Phối hợp với các phòng khi thực hiện nhiệm vụ. Thực hiện nhiệm vụ đột
xuất khi Ban Giám đốc yêu cầu.
* Các khoa chức năng có nhiệm vụ trực tiếp quản lý, điều trị, chăm sóc,
phục hồi chức năng cho bệnh nhân.
Có thể nói hệ thống tổ chức quản lý bộ máy của TTBTXH tỉnh Thanh Hóa
được phân công rõ ràng được tổ chức theo các ngành giúp cho việc quản lý được
dễ dàng.
Với chức năng, nhiệm vụ trên, lực lượng cán bộ nhân viên của Trung tâm
được sắp xếp phù hợp với các hoạt động của Trung tâm. Việc quy định chức
năng, nhiệm vụ này đã mang đến tính chất chuyên môn hoá cán bộ nhân viên tạo
điều kiện nâng cao chất lượng phục vụ đối tượng.
1.3.2. Hệ thống tổ chức bộ máy.
Trung tâm luôn luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đạt kết quả tốt. Với sự

nhiệt tình của các cán bộ đã đưa Trung tâm nghèo nàn thành một trung tâm với
cơ sở hạ tầng khá vững chắc. Để có được thành quả đó là sự đoàn kết nhất trí từ
Lớp Đ4CT3

9


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Khoa công tác xã hội

ban giám đốc đến các thành viên trong trung tâm. Cuộc sống của đối tượng và
cán bộ trung tâm được cải thiện rõ rệt bằng sự tham gia tăng gia sản xuất. Trong
những năm qua, các đối tượng ở trung tâm đã nuôi lợn, nuôi bò, nuôi cá, cấy lúa,
trồng rau màu các loại đến nay mô hình đã đi vào hoạt động có hiệu quả, chủ
động được nguồn thực phẩm là rau xanh và thịt lợn, cung cấp cho bếp tập đoàn
gần 8 tấn thịt lợn hơi, 1.150kg cá, 14.370kg rau xanh, rau sạch với giá thấp hơn
giá thị trường góp nâng cao chất lượng bữa ăn cho đối tượng nuôi dưỡng tại
Trung tâm, thu hoạch được 5.000kg lúa phục vụ cho bữa ăn của đối tượng và
cán bộ công nhân viên. Có được như vậy là do hệ thống tổ chức bộ máy được
xếp theo ngành dọc từ trên xuống dưới. Đứng đầu là giám đốc, bên dưới là ba
phó giám đốc, dưới là trưởng phòng, các trưởng khoa và nhân viên.
- Tổ chức bộ máy của Trung tâm gồm :
+ Ban Giám đốc gồm có 04 đồng chí - Giám đốc
- 3 Phó giám đốc
1. Phòng TC- HC
2. Trạm Y tế - y vụ
3. Khoa Dinh dưỡng
4. Khoa I ( quản lý, điều trị đối tượng tâm thần mắc bệnh truyền nhiễm)
5. Khoa II ( quản lý, điều trị, PHCN đối tượng tâm thần Nữ)

6. Khoa III ( quản lý, điều trị PHCN, đối tượng tâm thần Nam)
7. Khoa IV ( quản lý, điều trị,PHCN đối tượng tâm thần Nam)
8. Khoa PHCN - DN ( quản lý, điều trị, PHCN đối tượng tâm thần Nam)
+ Tổ chức Chính trị, đoàn thể gồm: 1 Đảng bộ gồm 7 Chi bộ trực thuộc có
trên 50 Đảng viên, tổ chức Công đoàn gồm 119 đoàn viên, Chi đoàn Thanh
niên có trên 32 đoàn viên, Hội Phụ nữ trên 63 hội viên, Hội cựu chiến binh gồm
29 hội viên. Đơn vị thành lập câu lạc bộ thể dục thể thao để tham gia hoạt động
thể thao của ngành LĐTB và XH và chính quyền nơi đứng chân, thường xuyên
duy trì các phong trào hoạt động thể dục thể thao trong đơn vị.

Lớp Đ4CT3

10


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Khoa công tác xã hội

- Cơ cấu tổ chức bộ máy của Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Thanh Hóa.
Sơ đồ : Hệ thống tổ chức bộ máy của Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnhThanh
Hóa
Giám đốc –
Bí thư Đảng
ủy

Phó giám đốc
- Phó bí thư
Đảng ủy


Phòn
tổ
chức
hành
chính

Y vụ
trạm
y tế

Khoa
Dinh
dưỡn
g

Phó giám đốc
– Chủ tịch Hội
Cựu chiến
binh

Khoa
PHC
D&
DN

Khoa
2
(Tâm
thần
nữ)


Khoa
3
(Tâm
thần
nam)

Phó giám
đốc – Chủ
tịch Công
Đoàn

Khoa
4
(Tâm
thần
nam)

Khoa
1
(Tâm
thần
nam)

( Nguồn TT BTXH Thanh Hóa tháng 3 năm 2011 )
1.4. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và lao động
Đội ngũ CBCNV rất trẻ nhưng với tấm lòng kính già, yêu trẻ, thông cảm
những mảnh đời bất hạnh của các bệnh nhân ở trung tâm không quản nhọc nhằn,
chăm lo cho các bệnh nhân như chăm lo cho chính người thân của mình.
Hiện nay trung tâm 121 CBCNV (nam: 55; nữ 66 người). Trong 121

người (có 71 cán bộ chuyên môn Y tế, trong đó 4 Đ/c là Bác sỹ chuyên khoa I;
27 Đ/c là y sỹ, dược sỹ và điều dưỡng viên; 38 Đ/c là y tá số còn lại ở các
chuyên ngành khác). Có 10 người có kỹ năng tư vấn chăm sóc, trên 20 người
Lớp Đ4CT3

11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Khoa công tác xã hội

được tập huấn vè công tác xã hội hầu hết họ có kiến thức về tâm lý học và xã hội
học, kiến thức chăm sóc người tàn tật theo chương trình hợp tác của Bộ
LĐTBXH với tổ chức Caritas- Đức.
Trong đó: -

Cán bộ trong chỉ tiêu biên chế:

59 người.

- Hợp đồng lao động có quỹ lương:

40 người.

- Hợp đồng lao động chưa có quỹ lương: 22 người.
Cán bộ quản lý:

04 người.


Cán bộ nhân viên chăm sóc trực tiếp:

83 người.

Cán bộ nhân viên làm công tác dinh dưỡng:

17 người.

Cán bộ nhân viên gián tiếp:

17 người.

Các cán bộ chăm sóc trực tiếp là những người trực tiếp giúp đỡ tận tình
đối tượng, chăm sóc từng bữa ăn, giấc ngủ, khám chữa bệnh hàng ngày và theo
dõi chữa trị cho các đối tượng kịp thời khi có bệnh tật xảy ra. Cán bộ công nhân
viên trong trung tâm đã không quản gian nan vất vả, khó khăn tận tâm chăm sóc,
nuôi dưỡng cho các đối tượng, chăm sóc các đối tượng từ bón cơm, chén nước,
tắm rửa, giặt giũ quần áo chăn màn.
* Chia theo trình độ chuyên môn được đào tạo:

Bảng số liệu:
CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CBCC VÀ LĐHĐ NĂM 2011
T

Chia ra

T

1
2

3
4
5
6
7

TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN

TC
Tổng số
Ban Giám đốc
4
Phòng TC – HC 14
Y vụ – Trạm y tế 11
Khoa
Dinh
19
dưỡng
Khoa 1
10
Khoa 2
12
Khoa 3
14

Lớp Đ4CT3

Đại

Cao


Trung

học

đẵng

cấp

4
4
2

3

2

5

0
0
3
12

Sơ cấp

LĐPT

2
5


4
4

1

8

4

4
5
5

6
7
6


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
8 Khoa 4
9 Khoa 5
10 Khoa PHCN
DN
Tổng cộng

-

Khoa công tác xã hội


12
12

1
3

1
1

3
4

7
4

13

0

1

6

6

121

19

11

42
48
1
( Nguồn TT BTXH Thanh Hóa năm 2011 )

Như vậy tại trung tâm, chia theo trình độ chuyên môn được đào tạo thì:
- Đại học và sau đại học:

19 người = 15,4 %.

- Cao đẳng:

11 người = 9%.

- Trung học chuyên nghiệp:

42 người = 34%.

- Sơ cấp:

48 người = 40%.

- Chưa qua đào tạo:

1 người = 1,6%.

Nhận xét:
TTBTXH Thanh Hóa kể từ khi thành lập đến nay trung tâm đã thu được
nhiều thành quả rất đáng khích lệ. Để có được điều này chúng ta không thể
không nhắc tới đội ngũ cán bộ công nhân viên đã ngày đêm vất vả đưa trung tâm

phát triển vững chắc. TTBTXH Thanh Hóa với đội ngũ cán bộ lành nghề,
chuyên môn tốt. Đội ngũ cán bộ có thâm niên công tác cao nên có nhiều kinh
nghiệm trong công việc quản lý và chăm sóc đối tượng. Bên cạnh đó trung tâm
còn được bổ sung những cán bộ lãnh đạo có bằng cấp, được đào tạo sâu rộng về
chuyên môn tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý trung tâm.
TTBTXH Thanh Hóa với một đội ngũ trẻ khoẻ, nhiệt tình sẽ đem lại hiệu
quả rất cao cho trung tâm, phấn đấu cho trung tâm giàu mạnh và đời sống sức
khoẻ cho các bệnh nhân sẽ được đáp ứng đầy đủ. Để trung tâm duy trì và hoạt
động ngày càng hiệu quả thì cơ sở vật chất kỹ thuật là nguồn chủ yếu cho mọi
hoạt động.
1.5. Cơ sở vật chất, kỹ thuật
1.5.1 Điều kiện làm việc
Cơ sở vật chất của trung tâm được xây dựng vào những năm 1993-1995
do Bộ Lao động TBXH đầu tư, từ đó đến nay được UBND tỉnh bố trí ngân sách
Lớp Đ4CT3

13


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Khoa công tác xã hội

xây dựng thêm, vừa qua được UBND tỉnh đầu tư sửa chửa nâng cấp thông qua 2
dự án: dự án cải tạo, sửa chữa nâng cấp Trung tâm và dự án xử lý nước sinh
hoạt với tổng mức đầu tư gần 11 tỷ đồng. Hiện còn hệ thống xử lý nước thải
đang được tiếp tục hoàn thiện, dự kiến hoàn thành vào tháng 10/2009. Tuy
nhiên, so với định mức quy định tại Nghị định 68/NĐ-CP thì còn thiếu diện tích
phòng ở nếu như quy mô được giao nuôi dưỡng hơn500 đối tượng.
Diện tích tự nhiên của đơn vị: 49.814,6m 2; tổng diện tích xây dựng:

7.328m2. Có 130 phòng ở của BN với diện tích phòng ở gần 2.000m 2 bố trí
thành 5 khoa riêng biệt; diện tích mỗi phòng khoảng 19,2m 2 được bố trí 4
giường ngủ. Các phòng ở được xây dựng kiên cố, mái đổ bê tông và chống nóng
bằng mái tôn.
Ngoài diện tích gần 2000m2 đã nói trên còn có 6 dãy nhà khoảng 1.000m2;
trong đó có 2 dãy nhà mái bằng (trước đây đơn vị sử dụng để nuôi dưõng đối
tượng người già cô đơn), nhưng vừa qua 101 đối tượng là người già đã chuyển
đến cơ sở bảo trợ số 2, những dãy nhà này đã xuống cấp, không thích hợp với
việc quản lý người tâm thần, nếu để quản lý nuôi dưỡng người tâm thần cần phải
quy hoạch lại.
Nhà cửa được quy hoạch một cách hợp lý giữa các khu nhà dành cho cán
bộ công nhân viên và dãy nhà dành cho các đối tượng.
Trong trung tâm những mảnh đất nhỏ cũng được thiết kế thành khu vườn
để tận dụng trồng các loại cây: cây hoa, cây cảnh, giàn bầu, giàn su su, cây
thuốc nam, cây chuối…
Ngoài ra trung tâm còn trang bị các tài sản để phục vụ nhân viên trong quá
trình làm việc: máy vi tính, máy in, điện thoại liên lạc, vô tuyến, máy xay sát,
máy làm đậu, tủ lạnh cũng để phục vụ luôn cho đối tượng. Đặc biệt là khu sân
chơi quần vợt, bóng bàn cho cán bộ và các đối tượng được bố trí hợp lý vừa tạo
thuận lợi cho sinh hoạt, vui chơi giải trí vừa tạo cảnh quan hài hoà với những
mảnh đất xung quanh các khu nhà trung tâm ddã trồng rau và một số cây ăn quả
Lớp Đ4CT3

14


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Khoa công tác xã hội


khác vừa để tăng gia sản xuất cải thiện đời sống vừa tạo ra môi trường trong
sạch. Ngoài trồng rau, trung tâm còn nuôi gà, lợn, chớ để đảm bảo bữa ăn trưa
cho nhân viên và đối tượng.
1.5.2. Trang thiết bị phục vụ hoạt động an sinh xã hội
Theo tuổi tác và mức độ bệnh tật, các đối tượng được xắp xếp sinh hoạt
tại từng khu phòng phù hợp.
Các khoa đều có bố trí văn phòng làm việc, phòng trực, kho quản lý đồ
dùng sinh hoạt và trang cấp của đối tượng, khu vực nhà tắm và vệ sinh, hệ thống
nước sạch đảm bảo đầy đủ cho việc sinh hoạt của đối tượng.
Nhà bếp có tổng diện tích trên 400m2được chia thành các khu vực riêng:
khu vực rửa thực phẩm, khu vực chế biến thực phẩm, khu vực nấu, kho chứa
lương thực, chất đốt. Hệ thống cấp nước sạch và thoát nước đầy đủ, có thùng
thu gom rác thải hợp vệ sinh.
Mỗi khoa đều bố trí Phòng ăn ngay tại khoa cho các đối tượng, được
trang bị đầy đủ bàn ghế, quạt máy và đèn chiếu sáng đảm bảo cho tất cả đối
tượng có thể cùng ăn một lúc. Tổng diện tích các phòng ăn trên 320m2
Khu vực giải trí: Cơ sở có sân chơi dành cho đối tượng tại các khoa như:
vườn hoa, cây cảnh, sân chơi thể thao với tổng diện tích 9000m2.
Khu vực phục hồi chức năng được chia thành 02 loại: trong nhà và ngoài
trời.
+ Khu vực trong nhà có diện tích trên 300m 2 để đối tượng sinh hoạt văn
hoá văn nghệ, xem ti vi, hát karaoke, tập thể dục và tham gia lao động.
+ Khu vực ngoài trời trên 10.000m 2 bao gồm ao nuôi cá, ruộng trồng lúa,
trồng rau để những đối tượng có khả năng tham gia lao động cải thiện bữa ăn.
Nhìn chung cở sở vật chất trang thiết bị cho công tác phục hồi chức năng
còn thiếu rất nhiều, chưa đáp ứng được nhu cầu PHCN của đối tượng.
Cơ sở đã trang bị 02 máy giặt công nghiệp để giặt quần áo chăn màm cho
đối tượng, thiết bị y tế phục vụ cho việc khám và điều trị cho đối tượng.

Lớp Đ4CT3


15


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Khoa công tác xã hội

Ngoài những cơ sở phục vụ trực tiếp đối tượng đơn vị còn có các phòng
họp, phòng giao ban chuyên môn, 2 ô tô (1 xe 15 chỗ để đưa đón cán bộ đi công
tác, 1 xe bán tải đưa đối tượng đi viện hoặc khi đối tượng qua đời về quê mai
táng).
1.6. Các chế độ chính sách đối với cán bộ, công nhân viên
Trung tâm Bảo trợ xã hội là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Lao
động TBXH Thanh Hóa nên các chế độ chính sách đều do nhà nước chi trả.
Tiền lương và bảo hiểm xã hội của cán bộ, nhân viên trung tâm thực hiện
theo quy định hiện hành do ngân sách nhà nước chi trả thông qua sở chủ quản
(Sở LĐTB- XH). Cán bộ nhân viên được quản lý rất nghiêm ngặt theo nội quy
của cơ quan.
Lương của cán bộ công chức được thanh toán vào ngày 28 hàng tháng
bằng nguồn ngân sách của nhà nước
Ngoài các khoản chi trả theo quy định của nhà nước thì trung tâm còn có
các chính sách đãi ngộ riêng cụ thể như sau.
Hàng năm các cán bộ trong trung tâm đều được đi thăm quan nghỉ mát 2
ngày trong năm với kinh phí là 1.200.000 (đ/người) khoản tiền này được trích
ngân sách quỹ thưởng của trung tâm.
Vào các ngày sinh nhật mỗi cán bộ được tặng 1 phần quà tương đương
với trị giá 200.000 (đ/người)
Con em cán bộ chính sách trong trung tâm khi đi học nếu có nhu cầu về
trung tâm làm việc thì luôn được ưu tiên trong quá trình xét duyệt

Tất cả các ưu đãi trên nhằm động viên, khích lệ tinh thần làm việc của các
cán bộ trong trung tâm được tốt hơn.
1.7. Các cơ quan tài trợ, đối tác trong quá trình thực hiện An sinh xã hội
và công tác xã hội.

Lớp Đ4CT3

16


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Khoa công tác xã hội

Trung tâm Bảo trợ xã hội là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Lao
động TBXH Thanh Hóa nên nguồn chi tiêu chủ yếu là do ngân sách nhà nước
cấp kinh phí hoạt động.
Ngoài ngân sách nhà nước cấp thì hàng năm trung tâm đã kêu gọi địa
phương cũng như các doanh nghiệp đóng góp vào các quỹ ở trung tâm cụ thể
các doanh nghiệp, công ty đóng trên địa bàn nên ủng hộ ít nhất 200.000đ để xây
dựng quỹ cho trung tâm.
2. Thuận lợi và khó khăn
2.1 Thuận Lợi
- TTBTXH Thanh Hóa nằm ở xã Quảng Hợp huyện quảng Xương tỉnh
Thanh Hóa là một nơi có vị trí rất thuận lợi cho việc đi lại và thu thập các thông
tin. Trung tâm nằm ở nơi thoáng mát, yên tĩnh, khí hậu trong lành.
- Được sự quan tâm của các cấp Đảng uỷ, ban giám đốc Sở, phòng nghiệp
vụ, chi uỷ, chi bộ và Ban giám đốc cùng toàn thể cán bộ công nhân viên của
Trung tâm đã đoàn kết thống nhất, phấn đấu hoàn thành kế hoạch được giao.
- Đội ngũ cán bộ trẻ, khoẻ, nhiệt tình, hăng say công việc.

- Số lượng đối tượng tương đối ổn định, ít biến động tạo thuận lợi cho công
tác phục vụ.
- Giữa lãnh đạo và nhân viên cùng các bộ phận đều có sự thống nhất và
đoàn kết cao.
- Tất cả các cán bộ đều có trình độ văn hoá cao nên có ý thức trách nhiệm
trong công việc.
- Bộ máy cán bộ công chức ổn định từ đó đã tạo đà phát triển tốt cho nhiệm
vụ chính trị của trung tâm.
- Trung tâm thường quan hệ tốt với địa phương về an ninh trật tự xã hội và
giao lưu văn hoá nhất là với các trường ở địa phương cho các cháu theo học để
giúp các cháu hoà nhập cộng đồng.
Lớp Đ4CT3

17


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Khoa công tác xã hội

2.2 Khó khăn
- Cơ sở vật chất chưa đầy đủ, có nhiều công trình hạng mục xây dựng đã
lâu nay bị xuống cấp và thiếu đồng bộ.
- Đối tượng tiếp nhận vào trung tâm đa dạng, phức tạp về bệnh lý, giới tính
và tuổi tác, hầu hết các gia đình đối tượng có hoàn cảnh khó khăn thuộc hộ
nghèo nên phó mặc cho trung tâm kể cả lúc lâm bệnh nặng, lúc chết và mai tang.
- Trình độ chuyên môn còn yếu, thiếu nhiều nhất là chuyên khoa tâm thần.
- Đa số cán bộ công nhân viên chức có mức lương thấp nên đời sống gặp
nhiều khó khăn.
- Một số anh chị em là cán bộ công nhân viên phải đi làm xa mà việc tạo

chỗ ăn ở cho cán bộ tại Trung tâm là vấn đề khó khăn.

Lớp Đ4CT3

18


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Khoa công tác xã hội

PHẦN II. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH, KẾT QUẢ THỰC HIỆN ƯU
ĐÃI XÃ HỘI Ở TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI THANH HÓA.
1. Quy mô cơ cấu đối tượng thuộc Trung tâm BTXH Thanh Hóa.
Hiện đơn vị đang quản lý, điều trị nuôi dưỡng và PHCN cho 544 đối
tượng là người tâm thần mãn tính (361 nam, 183 nữ) được phân loại và quản lý
tại 5 khoa.
Đối với bệnh nhân tâm thần đang được quản lý chăm sóc tại Trung tâm
đều là người tâm thần mãn tính, đã được bệnh viện chuyên khoa tâm thần của
Tỉnh chữa trị nhiều lần không khỏi, nên việc điều trị tại đây chủ yếu là điều trị
duy trì. Hàng ngày nhân viên y tế cho đối tượng uống thuốc hướng thần vào sau
bữa ăn tối, ngoài bệnh tâm thần mãn tính nhiều đối tượng còn mắc các bệnh nội
khoa như viêm gan, bệnh về đường hô hấp, hen, bệnh về đường tiêu hoá, bệnh
ngoài da, bệnh tim mạch, cao huyết áp...các khoa lập bệnh án – Trạm y tế duyệt
cấp thuốc điều trị (Trạm y tế của trung tâm có 3 bác sỹ, được các cơ quan chức
năng cho phép thực hiện việc khám chữa bệnh ban đầu cho người có thẻ bảo
hiểm y tế).
Bệnh nhân mắc bệnh lao được ở riêng và điều trị chăm sóc theo phác đồ
của bệnh viện Lao và bệnh phổi Thanh Hoá. Những người mắc bệnh nặng vượt
quá khả năng điều trị của khoa được chuyển đến Trạm y tế để các bác sỹ hội

chẩn, ra phác đồ và y lệnh điều trị nội khoa hoặc thực hiện các tiểu phẩu thuật,
nếu bệnh nặng vượt quá khả năng chuyên môn và điều kiện trang thiết bị y tế
chuyên dùng của đơn vị được chuyển lên bệnh viện tuyến trên.
Cùng với việc điều trị bằng thuốc hướng thần để duy trì và thuốc bổ nâng
đỡ cơ thể, các khoa phân loại sức khoẻ, khả năng phục hồi để hướng dẫn cho
đối tượng tham gia lao động PHCN. Gắn công tác PHCN lao động với việc làm
ra một số lương thực thực phẩm góp phần cải thiện chất lượng bữa ăn hàng ngày
cho chính họ

như: nuôi lợn, chăn nuôi bò, nuôi cá, cấy lúa, trồng rau

xanh...Ngoài ra nhân viên còn hướng dẫn cho bệnh nhân chăm sóc cây cảnh
ttrong khuôn viên cơ quan, vệ sinh môi trường tạo cảnh quan thoáng mát, tổ
Lớp Đ4CT3

19


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Khoa công tác xã hội

chức tập luyện thể dục thể thao, xem ti vi, nghe và hát theo băng hình,.. làm cho
tinh thần họ vui vẻ, bớt mặc cảm về bệnh tật.
Tuy nhiên, việc quản lý, chăm sóc người tâm thần là một công việc khó
khăn phức tạp, đôi khi họ có những biểu hiện bất thường như: đập phá, đánh
nhau gây thương tích, quần áo được trang bị mới không mặc đem vứt xuống
cống, giành giật khi ăn, nhiều đối tượng không tự lo được vệ sinh cá nhân,...
Bảng số 2: Bảng số lượng bệnh nhân tại TTBTXH tỉnh Thanh Hóa.
Khoa 1 Khoa 2 Khoa 3 Khoa 4 Khoa 5


Tổng

Tổng số

43

177

162

132

30

cộng
544

Nội trú
Ngoại trú

35
8

93
84

92
70


90
42

28
02

338
206

03

02

09

09

0

23

0

14

07

23

07


51

3

16

49

13

94

01

0

01

0

2

Số đối tượng là sinh
viên, giáo viên
Số đối tượng tượng
là công nhân viên
Số đối tượng là bộ

đội, có tham gia 13

quân đội
Số đối tượng là
thanh

niên

xung 0

phong
Số đối tượng xã hội

27

157
130
50
10
374
( Nguồn TTBTXH tỉnh Thanh Hóa năm 2011 )

Nhìn chung số lượng đối tượng ở trung tâm khá đông so với điều khiện
tiếp nhận. Tại trung tâm số đối tượng xã hội chiếm số lượng đông nhất (374
bệnh nhân), đứng thứ hai là nhóm đối tượng là bộ đội có tham gia quân đội.
2. Quy trình tiếp nhận, xác nhận, xét duyệt, giải quyết chế độ và quản
lý hồ sơ đối tượng
Quy trình tiếp nhận và chăm sốc đối tượng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội
Thanh Hoá gồm các bước sau:
Lớp Đ4CT3

20



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Khoa công tác xã hội

1. Tiếp nhận đối tượng theo Quyết định của Giám đốc Sở LĐTBXH,
phòng TC-HC phối hợp Y vụ trạm y tế tiếp nhận hồ sơ, bệnh án của đối tượng,
sàng lọc và phân loại đối tượng để bố trí vào khoa quản lý điều trị.
2. Y vụ trạm y tế phối hợp khoa quản lý theo dõi đối tượng để đánh giá về
tâm sinh lý, tình trạng sức khoẻ và các nhu cầu của đối tượng, lập kế hoạch và
thực hiện chăm sóc.
3. Trong quá trình điều trị theo dõi diễn biến về sức khoẻ , phân tích và
đánh giá sự tiến triển của đối tượng; giám sát, đánh giá các hoạt động chăm sóc
và điều chỉnh kế hoạch điều trị chăm sóc nếu cần thiết.
4. Lập kế hoạch dừng chăm sóc và tỏi hoà nhập cộng đồng cho các đối
tượng đó được điều trị ổn định về sức khoẻ.
Tại trung tâm công tác xác nhận, xét duyệt và quản lý hồ sơ bệnh nhân là
một trong những nội dung công việc thực hiện chế độ chính sách do Nhà nước
quy định. Nó có ý nghĩa rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của
đối tượng hưởng ưu đãi và đến sự công bằng, khách quan trong việc thực hiện
chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước, xét duyệt và quản lý hồ sơ các đối
tượng chính sách tốt và nghiêm túc là cơ sở pháp lý để thực hiện các chế độ
chính sách ưu đãi xã hội. Hồ sơ là văn bản pháp lý để giải quyết những thắc
mắc, khiếu nại của đối tượng.
* Về tiếp nhận đối tượng.
TTBTXH tỉnh Thanh Hóa tổ chức tiếp nhận đối tượng khi có quyết định
của cơ quan quản lý trực tiếp. Đối tượng được vào trung tâm phải có đơn xin
vào trung tâm của bản thân hoặc thân nhân của đối tượng và xác nhận của chính
quyền địa phương.

Các đối tượng phải có đủ hồ sơ tiếp nhận làm theo mẫu do Bộ Lao động thương binh và xã hội quy định.
Có giấy xác nhận của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền về y tế, tình
trạng sức khoẻ.
Lớp Đ4CT3

21


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Khoa công tác xã hội

Trường hợp khẩn cấp phải có biên bản giao nhận của tổ chức, cá nhân đưa
đối tượng đến trung tâm BTXH.
* Quản lý đối tượng
TTBTXH tỉnh Thanh Hóa phải tiến hành lập hồ sơ của từng đối tượng và
có trách nhiệm quản lý đối tượng trong suốt quá trình sống tại trung tâm.
Hồ sơ cá nhân đối tượng bao gồm:
- Đơn xin vào trung tâm của bản thân hoặc thân nhân đối tượng có xác
nhận của chính quyền địa phương.
- Sơ yếu lý lịch
- Hồ sơ bệnh án
- Quyết định làm theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và xã hội quy định.
TTBTXH tỉnh Thanh Hóa quản lý đối tượng theo chức năng. Bộ phận y tế
trực tiếp quản lý đối tượng về sức khoẻ, nếp sống sinh hoạt. Các bác sĩ, y sỹ, y
tá tại các khoa trực tiếp quản lý và chăm sóc các bệnh nhân. Bộ phận tổ chức
hành chính quản lý đối tượng qua hồ sơ, qua quy định, quy chế của trung tâm.
Cụ thể:
Ngoài ra các đối tượng còn phải thực hiện đúng nội quy của trung tâm:
- Các đối tượng được về thăm gia đình theo quy định của Trung tâm.

Trường hợp đột xuất xin về thăm gia đình phải có đơn của thân nhân và được sự
đồng ý của giám đốc trung tâm.
- Đối tượng không được tự ý ra ngoài khi chưa được phép của cán bộ nhân
viên.
- Mọi người cần có ý thức, tình cảm thương yêu giúp đỡ lẫn nhau.
- Mọi người phải có ý thức tự giác giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh phòng ở,
giữ môi trường xanh, sạch, đẹp trong gia đình, trong trung tâm và nơi công
cộng.
Lớp Đ4CT3

22


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Khoa công tác xã hội

- Mọi đối tượng phải có ý thức giữ gìn và bảo vệ tài sản của trung tâm, giữ
gìn các thiết bị chơi: xích đu, cầu trượt, bập bênh… để sử dụng lâu dài.
- Phải có ý thức tiết kiệm: điện, nước, đồ dùng học tập, đồ dùng sinh
hoạt…
- Mọi đối tượng phải tự giác thực hiện đúng nội quy của Trung tâm đã đề
ra. Nếu không thực hiện đúng những nội quy trên sẽ bị xử phạt tuỳ theo mức độ
nặng, nhẹ.
* Hoà nhập xã hội
Hoà nhập xã hội là mục tiêu quan trọng trong công tác xã hội. Các hoạt
động hỗ trợ, giúp đỡ của các cán bộ công nhân viên trong trung tâm suy cho
cùng đều hướng tới mục đích giúp các thành viên khi gặp các tình huống khó
khăn trong cuộc sống vươn lên khắc phục mọi trở ngại, phát huy những tiềm
năng vốn có để có thêm tham gia đầy đủ và bình đẳng vào mọi hoạt động xã hội.

* Về công tác quản lý hồ sơ.
Hiện nay các loại giấy tờ liên quan tới đối tượng là rất nhiều cho nên việc
thống nhất các biểu mẫu, tiêu thức ghi chép gặp nhiều khó khăn.
Bên cạnh đó còn có giấy tờ để lâu ngày nên hiện nay bị mối mọt, rách nát,
mờ thông tin khó đọc và việc sắp xếp còn lộn xộn chưa hợp lý đúng quy định
nên công việc rút hồ sơ của đối tượng gặp nhiều khó khăn.
3. Tình hình thực hiện chính sách ưu đãi xã hội do nhà nước quy định
đối với bệnh nhân tâm thần mãn tính tại trung tâm.
3.1 Việc thực hiện chính sách ưu đãi xã hôi theo quy định Nhà Nước.
Các quy định thường xuyên như việc chăm lo thực hiện chính sách chăm
sóc đời sống bệnh nhân tâm thần mãn tính luôn được Đảng, Nhà nước và nhân
dân ta tôn trọng và đặt lên hàng đầu trong hệ thống chính sách xã hội.
Công tác chi trả các khoản trợ cấp, phụ cấp cho bệnh nhân luôn được thực
hiện tôt, đúng quy định, đúng kỳ, đủ số, không để xảy ra nhầm lẫn, tiêu cực
trong công tác chi trả.
Lớp Đ4CT3

23


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Khoa công tác xã hội

Hiện nay theo định mức cán bộ, nhân viên tại điều 13 NĐ 68/2008/NĐ CP ngày 30/5/2008 đơn vị đã xây dựng phương án theo định mức này báo cáo Sở
LĐ-TBXH để trình UBND tỉnh, theo đó tổng số lao động cần có là 152 người.
Căn cứ điều 13. Định mức cán bộ, nhân viên trong các cơ sở Bảo trợ xã
hội theo Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ quy định:
1. d - Người tâm thần.
- Người tâm thần nặng (kích động, sa sút giai đoạn cuối) 1 nhân viên phục

vụ 2 đối tượng.
- Người tâm thần đã thuyên giảm: 1 nhân viên chăm sóc 3 đến 4 đối tượng
- Người tâm thần đã phục hồi: 1 nhân viên chăm sóc 8 đến 10 đối tượng.
2. Cán bộ, nhân viên làm công tác dinh dưỡng bao gồm tiếp phẩm, nấu
ăn: 1 nhân viên phục vụ 20 đối tượng.
3. a - 01 kỹ thuật viên hướng dẫn phục hồi chức năng cho 5 đối tượng với
cơ sở bảo trợ xã hội có nhiệm vụ phục hồi chức năng cho đối tượng.
4. Cán bộ, nhân viên gián tiếp: Tối đa không quá 20% tổng số cán bộ
công nhân viên cơ sở bảo trợ.
Nhu cầu lao động của đơn vị tính theo mức tối thiểu của Nghị định 68/CP là:
PHÂN LOẠI ĐỐI TƯỢNG
S Ố CÁN BỘ
THUYÊN GIẢM ĐÃ PHỤC HỒIPHCN-DN
ĐỐI TƯỢNG
NHÂN VIÊN
TỔNG SỐ ĐỐI TƯỢNG 548
16
230
242
60
KHOA I
62
2
32
24
4
12
KHOA II
175
7

80
78
10
26
KHOA III
156
5
76
66
9
23
KHOA IV
128
2
42
74
10
16
KHOA PHCN-DN
27
0
0
0
27
13
- NHÂN VIÊN DINH DƯỠNG
MỘT NHÂN VIÊN PHỤC VỤ 20 ĐỐI TƯỢNG
27
- NHÂN VIÊN GIÁN TIẾP TỐI ĐA KHÔNG QUÁ 20% TỔNG SỐ CÁN BỘ
24

TỔNG SỐ CBVC
152
NỘI DUNG

TỔNG SỐ

NẶNG

3.2 Việc thực hiện chính sách ưu đãi xã hôi theo quy định địa phương
Ngoài các quy định đo nhà nước quy định thì địa phương cũng có các quy
định khác về y tế, cải thiện nhà ở. Người bị bệnh tâm thần mãn tính với những
yêu cầu đa dạng, vì vậy khó có một chương trình, một hình thức chăm sóc nào
đáp ứng hết được. Cùng vơi các chương trình chăm sóc bệnh nhân, trung tâm
Lớp Đ4CT3

24


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Khoa công tác xã hội

còn đưa ra một số hình thức, giải pháp khác nhằm huy động sức mạnh của cộng
đồng để chăm sóc tốt hơn các đối tượng chính sách đó.
4. Các mô hình chăm sóc và trợ giúp đối tượng.
4.1. Quản lý và điều trị.
Hàng năm đơn vị tiếp nhận đối tượng mới theo quyết định của Giám đốc
Sở từ 45 - 60 người và giảm từ 20 - 25 người (gồm: chết, chuyển về nuôi dưỡng
tại gia đình, bàn giao về Trung tâm điều dưỡng người có công). Ngoài ra Trung
tâm còn tiếp nhận và bàn giao nhiều đợt ĐT lang thang do UBND thành phố

Thanh Hoá và các Trung tâm BTXH trong cả nước bàn giao.
Hiện nay đơn vị đang thực hiện chế độ làm việc 24/24h và cả 7/7 ngày
trong tuần để quản lý, điều trị, nuôi dưỡng và phục hồi chức năng cho 544người
tâm thần mãn tính;
Hàng ngày tổ chức điều trị duy trì cho trên 400 lượt BN là người tâm
thần, điều trị các bệnh nhân tâm thần lên cơn kích động; Mỗi năm điều trị hơn
2.500 lượt bệnh nhân mắc các bệnh khác như: bệnh viêm gan, cảm cúm, viêm
họng, hen, dạ dày, đại tràng, bệnh ngoài da, bệnh tim mạch, cao huyết áp, bệnh
về đường hô hấp, tiêu hoá, bệnh lao... Tổ chức khám BHYT tại đơn vị cho
CBVC và đối tượng có thẻ BHYT không phải chuyển tuyến bệnh viện khám
mỗi khi mắc bệnh, vừa giảm chi phí đi lại và thời gian cho người bệnh vừa góp
phần giảm tải khám điều trị tại tuyến trên.
Công tác quản lý, điều trị, chăm sóc bệnh nhân luôn thể hiện sự tận tình
chăm sóc của cán bộ, nhân viên và ý thức trách nhiệm khắc phục sự quá tải do
số lượng bệnh nhân ngày càng tăng, bệnh lý đa dạng và phức tạp.
4.2. Công tác phục hồi chức năng.
Cùng với việc quản lý, điều trị bằng thuốc hướng thần và thuốc nâng đỡ cơ
thể cho người bệnh tâm thần mãn tính đơn vị đã thường xuyên phân loại khoẻ và
mức độ PHCN của đối tượng để tổ chức hướng dẫn cho họ PHCN lao động, lý
liệu pháp, trí thể mỹ, PHCN bằng máy tập đa năng, đọc báo, xem ti vi, chăm sóc
Lớp Đ4CT3

25


×